Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI .................................. LƯƠNG SỸ ƯỚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ðỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG HỘ BỊ THU HỒI ðẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHU CƠNG NGHIỆP TẠI THỊ Xà SƠNG CƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế nơng nghiệp Mã số: 60 31 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN HÀ NỘI 2009 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…

pdf106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
….. ………………………i LỜI CAM ðOAN Tơi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tơi xin cam đoan các số liệu, thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Lương Sỹ Ước Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đĩng gĩp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hồn thành luận văn này. Trước tiên tơi xin chân thành cảm ơn cơ giáo, TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Bộ mơn Phát triển nơng thơn, khoa kinh tế và phát triển nơng thơn trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành luận văn này. Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Bộ mơn phát triển nơng thơn, các thầy cơ giáo trong khoa kinh tế, khoa kế tốn, khoa sau đại học trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo tơi trong suốt thời gian học tập và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Sơng Cơng, ban quản lý các khu cơng nghiệp Thái Nguyên, cán bộ và nhân dân các xã mà tơi đến tác nghiệp đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này. Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn đơn vị nơi tơi cơng tác, gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ và động viên cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình tơi làm đề tài. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lương Sỹ Ước Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng biểu vii Danh mục hộp thoại viii PHẦN 1: MỞ ðẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. ðối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.2.1. Phạm vi thời gian 2 1.3.2.2. Phạm vi khơng gian 2 1.3.2.3. Phạm vi nội dung 3 1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1 Một số lý luận chung về phát triển khu cơng nghiệp 4 2.1.1. Khái niệm về khu cơng nghiệp 4 2.1.2. Vai trị của khu cơng nghiệp 5 2.1.3. ðặc điểm của khu cơng nghiệp 7 2.1.4. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển khu cơng nghiệp 8 2.1.5 Cơ sở để xây dựng khu cơng nghiệp 10 2.2 Khái niệm, đặc trưng của kinh tế hộ 11 2.2.1. Khái niệm nơng hộ 11 2.2.2 ðặc trưng của kinh tế nơng hộ .11 2.3 Vấn đề ruộng đất và nơng dân trong nền kinh tế thị trường 13 2.4 Ảnh hưởng của việc phát triển khu cơng nghiệp đến nơng hộ 16 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iv Khung khái niệm sinh kế phát triển bền vững 20 2.5. Thực trạng phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam 21 2.5.1. Tình hình cho thuê đất và thu hút đầu tư 21 2.5.2. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đất khu cơng nghiệp 22 2.5.3. Về đất quy hoạch phát triển khu cơng nghiệp, khu chế xuất .23 2.5.4. Về sử dụng đất nơng nghiệp và an ninh lương thực trong quy hoạch phát triển khu cơng nghiệp 24 2.5.5. Một số khĩ khăn, hạn chế 26 2.6 Kinh nghiệm giải quyết việc làm và các vấn đề của kinh tế nơng hộ trong quá trình phát triển khu cơng nghiệp của một số nước trên thế giới 27 2.6.1. Trung Quốc 26 2.6.2 Nhật Bản 29 2.6.3. ðài Loan 29 2.7. Các cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan 31 PHẦN 3: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1 ðặc điểm của thị xã Sơng Cơng 33 3.1.1 ðặc điểm tự nhiên 33 3.1.2 ðặc điểm kinh tế-xã hội 37 3.1.2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của thị xã Sơng Cơng 38 3.1.2.2 Một số chỉ tiêu xã hội của thị xã Sơng Cơng .39 3.2 Phương pháp nghiên cứu 43 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 43 3.2.2 Thu nhập số liệu 43 3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp .43 3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 43 3.2.3 Phân tích số liệu 44 3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 46 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 4.1 Khái quát về quá trình phát triển khu cơng nghiệp và sự chuyển dịch cơ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………v cấu kinh tế tại thị xã Sơng Cơng 47 4.1.1 Khái quát về quá trình phát triển KCN tại thị xã Sơng Cơng 47 4.1.2 ðánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Sơng Cơng trong những năm qua 50 4.2 Thực trạng kinh tế nơng hộ dưới tác động của quá trình phát triển KCN 54 4.2.1 Thực trạng chung 54 4.2.2 Một số đặc điểm của nơng hộ bị thu hồi đất của quá trình phát triển khu cơng nghiệp 56 4.2.3 Thực trạng kinh tế nơng hộ 58 4.2.3.1 Cách sử dụng tiền đền bù 58 4.2.3.2 Biến động thu nhập của các hộ dân trước và sau khi thu hồi đất 60 4.2.3.3 Sự thay đổi việc làm của người dân 64 4.2.3.4 Các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực 68 4.2.3.5 Vai trị của của chính quyền và các tổ chức xã hội tác động đến nơng hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu cơng nghiệp 70 4.2.4 Các ứng xử của hộ và các vấn đề khĩ khăn 72 4.3 Một số giải pháp ổn định và phát triển kinh tế nơng hộ trong quá trình phát triển khu cơng nghiệp 77 4.3.1 Giải pháp chung 77 4.3.2 Giải pháp cho từng nhĩm hộ 80 4.3.2.1 ðối với nhĩm 1 80 4.3.2.2 ðối với nhĩm 2 81 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83 5.1 Kết luận 83 5.2 Khuyến nghị 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Các chữ viết tắt BQ Bình quân BQDT Bình quân diện tích CC Cơ cấu CNH Cơng nghiệp hĩa CNH-HðH Cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa CT-TW Chỉ thị Trung Ương DT Diện tích ðVT ðơn vị tính GDP Tổng thu nhập quốc dân KCN Khu cơng nghiệp Lð Lao động Nð-CP Nghị định Chính phủ NN Nơng nghiệp NNDV Nơng nghiệp dịch vụ PRA Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn cĩ sự tham gia của người dân Qð-TTg Quyết định thủ tướng SL Số lượng SS So sánh SXKD Sản xuất kinh doanh TN Thuần nơng TNBQ Thu nhập bình quân TW5 Trung Ương 5 VLTX Việc làm thường xuyên Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vii DANH MỤC BẢNG BIỂU 3.1 Cơ cấu sử dụng đất đai của thị xã qua các năm 34 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của thị xã Sơng Cơng 39 3.3 Thực trạng về nhân khẩu, lao động của thị xã 40 3.4 Một số chỉ tiêu về giáo dục, văn hĩa và y tế của thị xã 43 4.1 Thực trạng phát triển các khu cơng nghiệp giai đoạn 2002-2008 48 4.2: Gĩc chuyển dịch và tỷ trọng cơ cấu kinh tế thị xã Sơng Cơng 50 4.3 Một số chỉ tiêu chung của nơng hộ trên địa bàn thị xã 54 4.4a Một số đặc điểm của nơng hộ 57 4.4b Một số đặc điểm của nơng hộ 57 4.5 Biến động về thu nhập của các hộ nơng dân bị thu hồi đất sản xuất 62 4.6 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ 63 4.7 Sự thay đổi việc làm của người nơng dân bị thu hồi đất 66 4.8 Tỷ lệ thời gian làm việc của các thành viên trong hộ trước và sau khi bị thu hồi đất 67 4.9 ðánh giá của nơng hộ về ảnh hưởng của quá trình cơng nghiệp hĩa 68 4.10 ðánh giá của nơng hộ về mức độ mua bán hàng hĩa 69 4.11 Phân tích SWOT khi nơng hộ chịu ảnh hưởng của quá trình cơng nghiệp hĩa 70 4.12 Thực trạng hỗ trợ giải quyết ổn định đời sống từ các cấp chính quyền và doanh nghiệp 71 4.13 Những khĩ khăn của hộ trong quá trình cơng nghiệp hĩa 73 4.14 Mơ hình logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho các hoạt động kinh tế 75 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………viii DANH MỤC BIỂU ðỒ 4.1 Tăng trưởng kinh tế thị xã Sơng Cơng 51 4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã 52 4.3 Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đề bù cho chi tiêu theo tiêu chí 60 DANH MỤC HỘP THOẠI 4.1 Cơ hội việc làm 55 4.2 Sử dụng tiền đền bù 59 4.4 Thay đổi việc làm 67 4.5 Lý do khơng làm việc trong nhà máy thu hồi đất 75 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1 PHẦN 1 MỞ ðẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa là quá trình tất yếu của các quốc gia. Tất cả các quốc gia muốn phát triển đều phải trải qua quá trình này. Nĩ như một điều kiện để quốc gia đĩ phát triển kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất của xã hội và là tiền đề để thực hiện các chiến lược, mục tiêu phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Việt Nam là một nước nơng nghiệp, cĩ nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm nay. Trải qua nhiều năm đấu tranh với giặc ngoại xâm và nội xâm với một nền nơng nghiệp lạc hậu và kém phát triển đã làm cho kinh tế nước ta kiệt quệ và được xếp vào danh sách những nước nghèo và kém phát triển trên thế giới. ðể khơi phục, ổn định và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh thì con đường nhanh nhất với nước ta đĩ là thực hiện việc phát triển cơng nghiệp mà khởi đầu của nĩ là xây dựng các khu cơng nghiệp. Do lợi ích phát triển của cơng nghiệp là rất lớn, nên trong lịch sử phát triển của nhân loại từ trước đến nay, chưa cĩ một quốc gia phát triển nào mà khơng trải qua giai đoạn CNH-HðH, chuyển nền kinh tế chủ yếu từ nơng nghiệp lên cơng nghiệp và hiện đại hĩa các ngành sản xuất cũng như dịch vụ. ðể phát triển cơng nghiệp, một trong những điều kiện quan trọng nhất là phải chuyển đổi một phần diện tích đất nơng nghiệp sang cơng nghiệp để cĩ mặt bằng xây dựng. Việc phát triển các KCN diễn ra tạo ra giá trị sản xuất lớn hơn và làm cho bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi cả về mặt lượng và chất. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì quá trình này cịn để lại những vấn đề tiêu cực như giải quyết việc ổn định cuộc sống, việc làm cho một bộ phận người lao động, giải quyết các vấn đề ơ nhiễm mơi trường, giải quyết các vấn đề thuần phong mỹ tục, các vấn đề về văn hĩa - xã hội…Khơng Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………2 nằm ngồi sự phát triển chung của cả nước, thị xã Sơng Cơng tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây quá trình xây dựng KCN cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ và nhanh chĩng, cĩ thể coi đây là điểm cho sự phát triển của quá trình phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vấn đề ổn định và phát triển kinh tế cho đối tượng nơng hộ bị thu hồi đất cho xây dựng KCN luơn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc, chính vì vậy chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nơng hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu cơng nghiệp tại thị xã Sơng Cơng, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu các ảnh hưởng của quá trình phát triển KCN đến việc ổn định và phát triển kinh tế nơng hộ bị thu hồi đất. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Gĩp phần hệ thống hĩa các vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế nơng hộ trong quá trình phát triển các khu cơng nghiệp. - ðánh giá, phân tích thực trạng kinh tế nơng hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu cơng nghiệp - Phân tích ứng xử và các vấn đề khĩ khăn của nơng hộ dưới tác động của quá trình phát triển KCN. - ðề xuất các giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế của nơng hộ bị thu hồi đất cho phát triển KCN. 1.3 Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. ðối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề trong phát triển kinh tế nơng hộ dưới ảnh hưởng của quá trình phát triển các khu cơng nghiệp. Trong đĩ tập trung vào các nơng hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu cơng nghiệp. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2009. Số liệu thức cấp được thu thập trong giai đoạn 2002-2008. Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2008. 1.3.2.2. Phạm vi khơng gian ðề tài được tiến hành điều tra nghiên cứu trên địa bàn thị xã Sơng Cơng, nghiên cứu điểm tại xã Tân Quang nơi cĩ diện tích đất xây dựng khu cơng nghiệp lớn nhất. 1.3.2.3. Phạm vi nội dung Ảnh hưởng của quá trình phát triển KCN đến phát triển kinh tế của các nơng hộ từ đĩ đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế cho từng nhĩm hộ chịu ảnh hưởng. 1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Gĩp phần hệ thống hĩa lý luận và các thơng tin thực tiễn về kinh tế hộ, về tác động của quá trình phát triển KCN đến đời sống nơng hộ và các giải pháp ổn định, phát triển. - Cung cấp hệ thống số liệu cho địa phương về thực trạng ảnh hưởng của các hộ bị mất đất sản xuất trên địa bàn. Các ứng xử của nơng hộ, cách sử dụng tiền đền bù của các nhĩm hộ. Giúp địa phương nhận dạng được các vấn đề hiện đang nảy sinh trong các nơng hộ bị ảnh hưởng của quá trình phát triển KCN. - Giúp địa phương cĩ các chính sách và giải pháp ổn định kinh tế cho nơng hộ, đặc biệt là các hộ nghèo thiếu kinh nghiệm và khả năng thích ứng kém, các hộ bị mất nhiều đất sản xuất và đang gặp các vấn đề khĩ khăn Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Một số lý luận chung về phát triển khu cơng nghiệp 2.1.1. Khái niệm về khu cơng nghiệp Hình thức tổ chức sản xuất cơng nghiệp theo hướng tập trung chuyên mơn hĩa theo lãnh thổ cĩ xu hướng phát triển ngày càng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta là cụm cơng nghiệp, khu cơng nghiệp tập trung, khu cơng nghiệp kỹ thuật cao và khu chế xuất. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp theo hướng tập trung chuyên mơn hĩa đĩ cĩ nét đặc trưng tổng quát chung là mật độ tập trung khá cao một số doanh nghiệp và các hoạt động phục vụ trên một khu vực cĩ khơng gian giới hạn. Song, giữa chúng cĩ những nét đặc thù riêng về quy mơ và ranh giới địa lý, về tính chất sản xuất của các doanh nghiệp, về tổ chức quản lý. + Theo Nghị định số 192/CP ngày 25.12.1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là các khu vực cơng nghiệp tập trung, khơng cĩ dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất. + Như vậy, khu cơng nghiệp là một khu vực sản xuất cơng nghiệp tập trung trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Một khu cơng nghiệp cĩ thể gồm các cụm cơng nghiệp hoặc nhiều cụm cơng nghiệp + Cụm cơng nghiệp được phân bổ trên phạm vi lãnh thổ khơng lớn. Các cơ sở thuộc cụm cơng nghiệp cĩ thể là đơn vị cùng ngành hoặc khác ngành nhưng cĩ mối liên hệ sản xuất với nhau hoặc sử dụng chung một kết cấu hạ tầng. + Khu cơng nghiệp kỹ thuật cao tập trung những doanh nghiệp cơng nghiệp thuộc những ngành sản xuất cĩ hàm lượng khoa học cơng nghệ cao và Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………5 những cơ sở nghiên cứu khoa học, cơng nghệ nhờ đĩ quan hệ giữa nghiên cứu và ứng dụng triển khai tổ chức cĩ hiệu quả, loại hình khu cơng nghiệp này cũng được coi là hạt nhân cho sự phát triển khoa học và cơng nghệ của đất nước. 2.1.2 Vai trị của khu cơng nghiệp Trong thời kỳ CNH-HðH việc xây dựng các khu, cụm cơng nghiệp là cần thiết và được nhà nước khuyến khích. Từ năm 1994 các KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngồi và đặc biệt khuyến khích các DN nhỏ và vừa gia nhập các khu vực cơng nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các cụm CN so với phát triển cơng nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý mơi trường mặt khác cung cấp các dịch vụ thuận lợi. Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống vừa khơng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh khu dân cư làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trên gĩc độ hiệu quả kinh tế thì khu cơng nghiệp trở thành động lực của vùng kinh tế. Khơng cĩ khu cơng nghiệp thì khơng cĩ vùng kinh tế trọng điểm theo ý nghĩa kinh tế thị trường. Sự tách rời khu cơng nghiệp với vùng kinh tế theo địa phương là khơng phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường, là sai lầm về thể chế quản lý Nhà nước. Trong khi ở nước ta hơn 60% diện tích đất trong khu cơng nghiệp cịn bỏ hoang thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khơng cĩ mặt bằng đủ cho sản xuất kinh doanh. Báo chí cho biết ngay ở các địa phương giá đất rẻ mà tiền thuê đất trong khu cơng nghiệp đã chiếm 30% tổng vốn của doanh nghiệp, do hoạt động của đơn vị chuyên trách xây Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………6 dựng cơ sở hạ tầng kém hiệu quả, chi phí cao. ðĩ là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp lảng tránh khu cơng nghiệp [26]. Khu cơng nghiệp là nơi kết hợp sức cạnh tranh của doanh nghiệp với sức cạnh tranh kinh tế vĩ mơ. Ngày nay, vị thế của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế cũng như của đất nước đều được quyết định bởi sức cạnh tranh trên thị trường. ðối với các nước đang phát triển như nước ta, tiến hành CNH- HðH trong điều kiện kinh tế thị trường thế giới đã phát triển cao thì thách thức lớn nhất trước mắt và lâu dài là vấn đề sức cạnh tranh. Thách thức ấy ngày càng trở nên lớn hơn theo tiến trình hội nhập, nhất là ở giai đoạn kinh tế tri thức và tồn cầu hĩa nền kinh tế thế giới như hiện nay. ðể giải bài tốn sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập chỉ cĩ con đường kết hợp nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế vĩ mơ đồng thời với nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khu cơng nghiệp là mơ hình kết hợp như thế một cách cĩ hiệu quả. Chính ở các khu cơng nghiệp chứ khơng phải ở đâu khác, lợi thế so sánh của đất nước cĩ thể trực tiếp chuyển thành lợi thế cạnh tranh và nâng cao uy tín chính trị của Nhà nước. Khu cơng nghiệp cịn là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hiện đại hĩa đất nước. Chính việc các lao động trong nước được thu hút vào làm việc trong các KCN sẽ cĩ được năng lực và tác phong làm việc chuyên nghiệp, thậm chí cĩ cả các cấp quản lý bậc cao cũng được hình thành từ đây. Tuy vậy, số lượng lao động trực tiếp và quản lý trong các khu cơng nghiệp chưa đạt được chất lượng và cơ cấu phù hợp. Thực tế này, một mặt do các KCN chưa tạo được các điều kiện cần thiết cho người lao động chỗ ăn ở đi lại và nhất là tiền lương cịn quá thấp (mức thu nhập bình quân của người lao động ở đây khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/tháng, kéo dài trong nhiều năm và tính cả tiền tăng ca). Mặt khác, cơng tác đào tạo của nước ta cịn kém về tay nghề và cơ cấu chưa phù hợp với KCN. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………7 2.1.3. ðặc điểm của khu cơng nghiệp Khu cơng nghiệp thể hiện những đặc trưng chung nhất của tổ chức sản xuất cơng nghiệp trên vùng lãnh thổ. Khu cơng nghiệp là khái niệm phổ biến nhất ở nhiều nước. Trên gĩc độ khác nhau của sự phân bố, khu cơng nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: + Xét về quy mơ: Do điều kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên cĩ những khu cơng nghiệp phát triển gắn với những thành phố hàng triệu dân hoặc hàng chục vạn dân. Bên cạnh đĩ cĩ khu cơng nghiệp chỉ bao gồm một số doanh nghiệp quy mơ vừa và nhỏ gắn với các thị trấn, thị xã vài vạn dân. + Xét về vị trí địa lý: Khu cơng nghiệp được phân bố trong một tỉnh, một vùng, trên lãnh thổ liên tỉnh, liên vùng. + Xét về trình độ phát triển: Nếu xét trong mỗi thời điểm nhất định nào đĩ cĩ thể thấy khu cơng nghiệp đã được xây dựng tương đối hồn chỉnh, cĩ khu cơng nghiệp cần đầu tư xây dựng bổ xung, cĩ khu cơng nghiệp đang xây dựng. Trong tiến trình phát triển, việc phân loại khu cơng nghiệp theo cách này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Về mặt pháp lý: + ðầu tư vào KCN bao gồm các thành phần kinh tế Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngồi. Những bộ phận tham gia trong khu cơng nghiệp sẽ phải hoạt động theo luật tương ứng, người nước ngồi theo luật đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp nhà nước,… + Việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp cĩ thể gồm nhiều đối tượng tham gia: cơng ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh với nước ngồi, cơng ty 100% vốn nước ngồi. Vấn đề tổ chức điều hành hoạt động của khu cơng nghiệp là ban quản lý các khu cơng nghiệp. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………8 Mục tiêu phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam là tranh thủ tiếp nhận cơng nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến của thế giới, giải quyết việc làm cho người lao động trên cơ sở đảm bảo thu nhập tương xứng với mức hao phí lao động trong tương quan với giá cả sức lao động của thị trường thế giới [16] 2.1.4. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KCN Thực chất của việc thu hồi một phần diện tích đất để chuyển sang phát triển cơng nghiệp là phân bố lại nguồn lực đất đai của xã hội theo hướng hiệu quả. Do là nguồn lực tự nhiên nên diện tích đất sử dụng cho sản xuất và đời sống của một quốc gia cĩ tính cố định. Nhưng nhu cầu về đất lại ngày một tăng, nên tình trạng khan hiếm về đất là khơng thể tránh khỏi. Khan hiếm nguồn đất càng trở thành vấn đề lớn đối với nước ta khi bình quân đất tự nhiên vào loại thấp so với nhiều nước trên thế giới, chỉ khoảng 0,4 ha/người cịn đất nơng nghiệp chỉ cĩ 0,1 ha/người [26]. Muốn tăng thêm phần diện tích đất cho phát triển cơng nghiệp thì phải giảm nguồn đất sử dụng vào các mục đích khác, về mặt kinh tế tức là khơng thể hy sinh sản xuất một lượng hàng hĩa ở các ngành khác để đánh đổi lấy sự tăng trưởng cao hơn của ngành sản xuất cơng nghiệp. ðĩ chính là lựa chọn mà xã hội phải đặt ra. Một nền kinh tế cĩ hiệu quả tức là khơng bị lãng phí, là cách thức phân bổ nguồn lực sao cho đạt được kết quả tối ưu. Thế nhưng một trong những điều kiện quan trọng nhất để xây dựng KCN là phải chuyển đổi đất từ sản xuất nơng nghiệp sang. ðối với những nước đất đai được thừa nhận là của dân, việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các chủ sở hữu thuộc các ngành kinh tế chủ yếu được thực hiện thơng qua quan hệ mua bán do cơ chế thị trường và quan hệ cung-cầu điều tiết, nhà nước chỉ hỗ trợ việc chuyển đổi đạt được mục tiêu nhà nước đã lựa chọn. ðối với nước ta, do đất đai thuộc sở hữu tồn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nên nhà nước cĩ quyền giao đất cho các tổ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………9 chức, cá nhân sử dụng và cĩ quyền thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng. Về thực chất, đất nơng nghiệp là đất Nhà nước giao cho nơng dân nhằm đưa vào phát triển sản xuất nơng nghiệp. Theo pháp luật, người nơng dân khơng chỉ cĩ quyền cĩ đất sản xuất, mà cịn cĩ các quyền trong sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất khi được Nhà nước giao. Việc Nhà nước thu hồi một phần diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang phát triển CN và xây dựng các kết cấu hạ tầng khác trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HðH là cần thiết và đây là lẽ đương nhiên của người đại diện chủ sở hữu đất. ðây khơng phải là việc làm tùy tiện, mà nĩ được xuất phát từ yêu cầu CNH-HðH đất nước vì lợi ích cơng cộng, lợi ích quốc gia. Khơng những thế, nĩ cịn do chính yêu cầu phát triển ngành nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn. Bởi lẽ sự phát triển CN khơng chỉ tạo cơ hội việc làm mới mà nĩ cịn tạo nhiều cơ hội phát triển cho các đối tượng khác nhau và đây cũng là nội hàm của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Bên cạnh đĩ nĩ cũng tạo ra sức mua của các sản phẩm được sản xuất từ nơng nghiệp. Cịn những sản phẩm được sản xuất ra từ CN sẽ là những yếu tố sản xuất và hàng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nơng thơn. Nhờ phát triển CN mà người nơng dân cĩ điều kiện tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm và mua sắm hàng hĩa, cung cấp các nguyên vật liệu cho CN và lương thực, thực phẩm cho những người làm CN. Theo tính tốn, năm 2004 1 ha đất nơng nghiệp chỉ sử dụng khoảng 3-5 lao động, làm ra giá trị khoảng 22,5 triệu đồng/năm. Nhưng, nếu chuyển 1 ha đất ấy sang xây dựng khu cơng nghiệp cĩ thể thu hút 50-100 lao động và hơn nữa (tùy quy mơ doanh nghiệp) và làm ra giá trị từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng/năm, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp cao gấp nhiều lần làm nơng nghiệp. Tuy nhiên, việc thu hồi đất nơng nghiệp cũng đang xuất Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………10 hiện những vấn đề phức tạp, dẫn đến những gay cấn, “điểm nĩng” về mặt xã hội phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động, trước hết là cho nơng dân nơng thơn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp cho CNH-HðH [1]. 2.1.5 Cơ sở để xây dựng khu cơng nghiệp ðể xây dựng khu cơng nghiệp hợp lý cho từng vùng, từng lãnh thổ phải dựa trên các nguyên tắc sau đây: - Cĩ khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng thuận lợi về giao thơng vận tải, cung cấp điện nước và thải nước. Xử lý mơi trường đảm bảo cĩ hiệu quả và phát triển bền vững lâu dài, cĩ đủ dư địa để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ khoa học và cơng nghệ của nền văn minh cơng nghiệp và hậu cơng nghiệp. - Cĩ khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận lợi, hoặc tốt hơn là trực tiếp với nguồn nguyên liệu. ðơi khi do cự ly và yêu cầu bảo quản nguyên liệu, quy mơ xí nghiệp cơng nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả. - Cĩ nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp. - Cĩ khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả nội tiêu và ngoại tiêu. - Tiết kiệm tối đa đất nơng nghiệp đặc biệt là trồng trọt trong việc sử dụng đất để xây dựng khu cơng nghiệp. - Chú ý kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phịng trong những điều kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn. Theo các chuyên gia đến từ Nhật Bản, chìa khĩa cho sự thành cơng của các khu cơng nghiệp là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý [12] Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………11 2.2 Khái niệm, đặc trưng của kinh tế hộ 2.2.1. Khái niệm nơng hộ Khi tiến hành nghiên cứu mơ hình kinh tế nơng hộ nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra quan điểm riêng của mình về nơng hộ và kinh tế nơng hộ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Từ đĩ xây dựng các đề án để nghiên cứu, phát triển kinh tế nơng hộ. Theo Elis (1988) nơng hộ được định nghĩa như sau: - Hộ nơng dân là các hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hồn chỉnh chưa cao. Hộ nơng dân là một đơn vị kinh tế cơ bản, tiến hành sản xuất kinh doanh đựa trên các nguồn lực sẵn cĩ của gia đình nhằm tạo ra thu nhập theo nhiều hình thức khác nhau, chịu sự tác động của quy luật khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển. 2.2.2 ðặc trưng của kinh tế nơng hộ Kinh tế nơng hộ cĩ một số đặc trưng chủ yếu sau: + Nơng hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. + Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hồn tồn đến sản xuất hàng hĩa hồn tồn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nơng dân với thị trường. + Ngồi hoạt động nơng nghiệp các nơng hộ cịn tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp với mức độ khác nhau làm khĩ giới hạn thế nào là một nơng hộ + Phương thức tổ chức sản xuất của nơng hộ mang tính kế thừa truyền thống gia đình và khơng đồng đều giữa các hộ với nhau. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………12 + Nơng hộ ngồi việc tham gia vào quá trình tái sản xuất vật chất cịn tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản xuất. + Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong hộ đều cĩ quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn cĩ cũng như những tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cĩ ngân quỹ nên các thành viên trong hộ đều ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp cơng việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý cho từng người, từng việc tạo nên việc thống nhất cao trong tổ chức sản xuất của hộ. + Sự gắn bĩ giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. Trong nơng hộ, mọi thành viên thường gắn bĩ chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Hơn nữa kinh tế hộ lại tổ chức ở quy mơ nhỏ, người quản lý điều hành sản xuất đồng thời cũng là người tham gia lao động sản xuất. Cho nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất rất cao. + Kinh tế nơng hộ cĩ khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ cĩ quy mơ nhỏ nên bao giờ cũng thích nghi nhanh hơn so với các hình thức sản xuất khác cĩ quy mơ lớn hơn, thí dụ như các xí nghiệp sản xuất … do vậy mà cĩ thể mở rộng sản xuất khi cĩ điều kiện thuận lợi và thu hẹp sản xuất khi gặp các điều kiện bất lợi. + Cĩ sự gắn bĩ chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Trong quan hệ kinh tế hộ mọi người gắn bĩ với nhau khơng chỉ trên cơ sở cùng huyết thống mà cịn trên cơ sở kinh tế nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực xây dựng và phát triển kinh tế hộ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa kết quả sản xuất và lợi ích của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế của hộ. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………13 Kinh tế nơng hộ là đơn vị sản xuất cĩ quy mơ nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất với quy._. mơ nhỏ khơng đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế nơng hộ vẫn cĩ khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nơng nghiệp cĩ quy mơ lớn. ðặc biệt, kinh tế nơng hộ là hình thức kinh tế hợp nhất với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng và vật nuơi. Thực tế phát triển sản xuất nơng nghiệp trên thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ: Kinh tế nơng hộ cĩ quy mơ nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình gắn bĩ với vật nuơi và cây trồng là đơn vị sản xuất cĩ hiệu quả. “Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trị của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nĩ khơng những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà cịn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hĩa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chĩng hiện nay, phải nhận rõ những khĩ khăn để cĩ thêm những chính sách cĩ tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển” [14] 2.3 Vấn đề ruộng đất và nơng dân trong nền kinh tế thị trường ðất đai là điều kiện đầu tiên kiên quyết cho mọi hoạt động của con người, đặc biệt ruộng đất nĩ gắn liền với nơng dân. Giải quyết vấn đề ruộng đất, tức là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nơng nghiệp, trong đĩ chủ yếu là mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Trong nơng nghiệp, đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt và khơng thể thay thế vì nĩ vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. ðất đai là đối tượng lao động trong nơng nghiệp vì nĩ chịu tác động của con người để cĩ mơi trường tốt cho sinh vật phát triển. ðất đai là tư liệu lao động vì nĩ phát huy tác động như một cơng cụ lao động. Con người dùng đất đai để Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………14 trồng cấy và chăn nuơi, vì vậy khơng cĩ đất thì khơng cĩ sản xuất nơng nghiệp [25]. Luật đất đai năm 1993, luật đất đai năm 1998, luật đất đai năm 2003 và nhiều chỉ thị về đất đai như chỉ thị 100 CT-TW ngày 31/10/1981 về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhĩm người lao động trong HTX nơng nghiệp; Chỉ thị 33 CT-TW ngày 28/03/1988 về việc thi hành luật đất đai; Chỉ thị 47 CT-TW ngày 31/08/1988 về giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất; Nghị quyết TW5 khĩa III ngày 10/06/1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển nơng thơn đã mang lại quyền lợi về ruộng đất gắn liền với quyền sử dụng và quyền sở hữu đất cho nơng dân. ðiều đĩ giúp cho người nơng dân yên tâm sản xuất. Những văn bản luật và dưới luật đã gắn người nơng dân với đất đai vì thế sản xuất nơng nghiệp ngày càng phát triển [16] Ngày nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế, vận động theo nền kinh tế thị trường thì nhiều khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp mới ra đời và phát triển. ðây là một xu hướng phát triển tất yếu nảy sinh các vấn đề như đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nơng dân ngày càng ít ruộng đất để sản xuất sẽ dẫn tời thời gian nhàn rỗi trong dân tăng lên, dư thừa lao động trong nơng thơn ngày một nhiều, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người lao động nơng nghiệp nơng thơn. ðây là vấn đề cần phải cĩ giải pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời. ðể đáp ứng sự thay đổi và điều chỉnh theo hướng an sinh xã hội, thời gian gần đây Chính phủ đã ban hành một số nghị định về các vấn đề liên quan đến thu hồi và bồi thường đất sản xuất nơng nghiệp của nơng dân như sau: + Thơng tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 02/08/2006 về sửa đổi bổ sung cho Thơng tư số 116/2004/TT-BTC, cụ thể là sửa đổi, bổ sung một số điều khoản: điểm 3 mục 3 phần I về chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; điểm 3.1 mục 3 phần II về giá đất để tính bồi thường, chi phí đầu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………15 tư vào đất cịn lại; mục 2 phần IV về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; mục 3 và mục 4 phần VII về mức chi cho cơng tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư: “Khơng quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án” [2] + Thơng tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Mơi trường ngày 31/01/2008 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/Nð-CP: hướng dẫn về hỗ trợ đối với đất nơng nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn, đất ao xen kẽ với đất ở trong khu dân cư; hướng dẫn kinh phí chuẩn bị hồ sơ ðịa chính cho khu đất bị thu hồi bao gồm kinh phí do nhà đầu tư trả sẽ được quyết tốn vào vốn đầu tư của dự án, kinh phí do Nhà nước trả sẽ được quyết tốn vào nguồn kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan Tài nguyên – Mơi trường hoặc Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất; hướng dẫn lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc lập thêm “Hội đồng thẩm định” khi cần thiết. + Nghị định số 69/2009/Nð-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư về cơ bản được tĩm tắt như sau: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất cĩ cùng mục đích sử dụng; nếu khơng cĩ đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Xác định giá đất sát với giá thị trường tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp khơng được bồi thường bằng đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo 1 trong các hình thức: - Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 – 5 lần giá đất nơng nghiệp đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi; Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………16 - Hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp. Trường hợp người được hỗ trợ cĩ nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khĩa học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề [4] Như vậy các nơng hộ trên địa bàn thị xã Sơng Cơng mà tác giả điều tra để phục vụ cho phân tích trong đề tài thì vẫn áp dụng các Nghị định trước Nghị định số 69/2009/Nð-CP ngày 13/08/2009. 2.4 Ảnh hưởng của việc phát triển khu cơng nghiệp đến nơng hộ Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và mơi trường trong giai đoạn 2000- 2004, số diện tích đất nơng nghiệp cả nước đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là gần 157 nghìn ha, trong đĩ xây dựng các khu cơng nghiệp, khu chế xuất là gần 22 nghìn ha, xây dựng cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ gần 35 nghìn ha, xây dựng kết cấu hạ tầng đơ thị gần 100 nghìn ha. Theo báo cáo của của 14 tỉnh, thành phố ta cĩ số diện tích đất bị thu hồi và số người bị mất việc làm như sau, theo bảng dưới đây [20]: như vậy trong giai đoạn 2001-2005, tại 14 tỉnh thành phố cĩ tốc độ CNH nhanh, tổng diện tích đất nơng nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp là 20.631,4 ha, dự kiến giai đoạn 2006-2010 tiếp tục chuyển đổi 29.425 ha. Những địa phương cĩ diện tích thu hồi lớn là Hà Nội, Hải Phịng, Hà Tây, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Cần Thơ, như vậy cũng qua đây ta thấy cứ thu hồi 1 ha đất nơng nghiệp thì cĩ 13 lao động trước đây làm nơng nghiệp phải chuyển sang làm việc khác, trong đĩ cĩ một số người chưa tìm được việc làm mới. Nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HðH chính là việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất từ nơng nghiệp sang xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, và xây dựng đơ thị tăng nhanh, điều này dẫn Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………17 đến một bộ phận khơng nhỏ lao động trong nơng nghiệp rơi vào tình trạng khơng cĩ việc làm trong khi Nhà nước chưa cĩ chính sách đồng bộ để giải quyết việc làm cho số lao động nĩi trên. Do đĩ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lạm phát là 3 vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường đã và đang thể hiện rõ ở nước ta. Ba chỉ số này phản ánh một cách khái quát nhất, tồn diện nhất thực trạng nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Diện tích đất thu hồi (ha) Số lao động mất việc làm (người) STT Tỉnh, thành phố 2001-2005 Dự kiến 2006-2010 2001-2005 Dự kiến 2006-2010 1 Hà Nội 5.208 10.000 104.000 100.000 2 Hải Phịng 2.121 2.550 17.600 18.500 3 Hà Tây 2.287 2.667 52.838 49.512 4 Hải Dương 1.300 1.500 12.000 14.500 5 Nam ðịnh 400 500 8.000 1.000 6 Thái Bình 631 1.131 17.045 28.283 7 Ninh Bình 500 700 2.500 3.500 8 Lào Cai 599 451 6.875 2.175 9 Vĩnh Phúc 1.200 1.000 8.000 7.000 10 Bắc Ninh 3.087 4.150 7.500 9.000 11 ðà Nẵng 858,4 377 20.000 10.000 12 Phú Yên 1.057 1.386 3.351 4.505 13 ðồng Tháp 500 1.000 5.000 8.500 14 Cần Thơ 1.013 1.513 1.000 1.600 Cộng 20.361,4 29.425 265.709 258.075 Nguồn: Bộ tài nguyên và mơi trường Hiện nay thất nghiệp, thiếu việc làm đã và đang là mối quan tâm của Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………18 Chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế và mọi người trên thế giới. Giải quyết việc làm cho người lao động đang trở thành vấn đề tồn cầu, là một thách thức lớn của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đĩ cĩ Việt Nam. Ở Việt Nam, thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ là bài tốn khĩ trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế trên con đường CNH, HðH đất nước. Theo số liệu báo cáo của các sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các tỉnh, trong năm 2007 diện tích đất nơng nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng là 4.419ha. Dự kiến thời kỳ 2006-2010 vùng ðơng Bắc sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 24.615ha. Do tốc độ đơ thị hĩa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển cơng nghiệp và đơ thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nơng nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu cơng nghiệp, khu đơ thị mới và các cơng trình kết cấu kỹ thuật... Việc chuyển mục đích đối với đất nơng nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất cĩ 1,5 lao động mất việc làm. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2003 đến 2006 đã cĩ gần 90.000 lao động mất việc làm. Tính đến hết năm 2007, Hà Nội cĩ khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã cĩ nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng, tuy nhiên việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa cĩ hiệu quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vịng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074m2; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ trong đĩ cĩ 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự tốn chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………19 tiền bồi thường, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ khơng chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Cĩ gia đình trở nên giầu cĩ sau khi nhận tiền bồi thường (cĩ cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khĩ khăn do thất nghiệp. Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều cĩ cuộc sống ổn định vì họ cĩ đất sản xuất cĩ tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đĩ được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nơng dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của hộ bị thay đổi hồn tồn. Mặc dù nơng dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để cĩ thể ổn định được cuộc sống. Trong những năm vừa qua cùng với quá trình phát triển KCN, hiện đại hĩa đất nước thì một diện tích lớn đất nơng nghiệp ở các vùng nơng thơn đã được chuyển sang đất cơng nghiệp và đơ thị. Người dân khơng cịn đất canh tác buộc phải chuyển đổi sang các ngành sản xuất khác, trong số đĩ cĩ ngành chăn nuơi, đặc biệt là nuơi các loại gia súc, gia cầm như: lợn, gà, trâu, bị...Mặt khác, do tác động của nền kinh tế hàng hĩa nhiều thành phần nên hình thức chăn nuơi nhỏ lẻ hộ gia đình dần bị xĩa bỏ và chuyển dần sang hình thức chăn nuơi theo quy mơ lớn hơn. Chính việc gia tăng số lượng vật nuơi một cách đột ngột cùng với cơ sở hạ tầng chuồng trại khơng đảm bảo, trình độ quản lý của người dân thấp, cộng với ý thức bảo vệ mơi trường của người dân khơng cao dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nguồn nước do nước thải, phân thải ra từ hoạt động chăn nuơi ở nhiều vùng nơng thơn nước ta. Ở các tỉnh miền Trung, theo kết quả khảo sát tại 5 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh Thuận) cho thấy việc nuơi tơm trên cát phát triển khá nhanh. Năm 1999, nuơi tơm trên cát được bắt đầu từ một hộ gia đình ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với diện tích 0,5ha. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………20 ðến năm 2002, diện tích nuơi tơm đã lên tới 300ha/14.000ha bãi cĩ khả năng phát triển. Tính trung bình tổng khối lượng nước cung cấp cho 1ha nuơi tơm trong 1 vụ khoảng 54.600m3, trong đĩ cĩ từ 30-50% là nước ngọt, mà phần lớn là nguồn nước cấp chủ yếu khai thác từ nước ngầm. Việc nuơi tơm trên cát khơng chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây ơ nhiễm nguồn nước mặt từ nguồn nước thải của các ao nuơi mà cịn cĩ khả năng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm để cung cấp cho các ao nuơi một cách tùy tiện cĩ thể làm hạ mực nước và làm ơ nhiễm mặt nước ngầm trong khu vực. Kết luận: quá trình phát triển KCN tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế cho các nơng hộ nhưng bên cạnh đĩ nĩ cũng là một thách thức lớn mà người nơng dân phải đối mặt từ gĩc độ kinh tế đến tình cảm, nếu như biết tận dụng và sử dụng tốt các nguồn lực đĩ thì sẽ tạo đà bứt phá cho kinh tế nơng hộ nhưng nếu khơng nĩ lại là rào cản cho quá trình phát triển và tích lũy kinh tế của hộ. Chúng ta cĩ thể hiểu rõ hơn về các tác động của quá trình phát triển KCN đến nơng hộ qua khung sinh kế phát triển bền vững sau [8]: Khung khái niệm sinh kế phát triển bền vững Khả năng phục hồi sau sốc Thiết lập trạng thái cân bằng mới Thu hồi đất là một cú sốc lớn - Làm giảm đột ngột nguồn lực sinh kế chính: đất đai - Hộ nơng dân khơng cịn sử dụng cá kỹ năng sản xuất vốn cĩ - Nhận số tiền đền bù lớn Cơ sở nguồn lực của hộ Các lựa chọn của hộ - Các hoạt động tạo thu nhập - Xây dựng năng lực - Các lựa chọn khác được xem như quá trình điều chỉnh và thích ứng sau sốc Các tài sản (N, H,P,F,S) Cơ hội Kết quả đầu ra - Cuộc sống của hộ ra sao? - Năng lực của hộ cĩ được cải thiện? Các chính sách và xu hướng kinh tế vĩ mơ Rủi ro và các rào cản khác Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………21 2.5. Thực trạng phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam Tính đến cuối tháng 9/2008, cả nước đã cĩ 194 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 46.600 ha, trong đĩ diện tích đất CN cĩ thể cho thuê đạt gần 30.700 ha, chiếm trên 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện cĩ 110 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 26.400 ha, 80 KCN cịn lại đang trong giai đoạn đền bù, giải phĩng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN phân bố ở 56 tỉnh, thành phố trên cả nước; tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm khoảng 65% tổng diện tích các KCN cả nước [31] 2.5.1. Tình hình cho thuê đất và thu hút đầu tư Tính đến cuối tháng 9/2008, các KCN cả nước đã thu hút được trên 3.300 dự án cĩ vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư trên 39,2 tỷ USD và 3.100 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 185 nghìn tỷ đồng. Riêng lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN, cĩ 32 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.800 triệu USD và 162 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 62.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn FDI thu hút được là: 41 tỷ USD; tổng vốn trong nước thu hút được gần 250 nghìn tỷ đồng. KCN đĩng gĩp đáng kể vào kết quả thu hút đầu tư cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngồi. Tính bình quân 1 ha đất CN đã cho thuê thì vốn đầu tư bình quân đạt khoảng 3,8 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy đất CN khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước, tỷ lệ lấp đầy đất CN tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cơ bản của các vùng từ 50%-60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì thường ở mức 65%-75%. Một số vùng phát triển KCN từ lâu như ðơng Nam Bộ, đồng bằng sơng Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long cĩ tỷ lệ lấp đầy đất CN của các KCN đã vận hành cao (ðơng Nam Bộ (cả Long An): 73%; đồng bằng sơng Hồng: 73%; đồng bằng sơng Cửu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………22 Long: 89%). Số lượng các KCN đi vào vận hành đạt khoảng 6-12 KCN mỗi năm. Việc các KCN nhanh chĩng đi vào vận hành và thu hút đầu tư đã tạo điều kiện khai thác triệt để hơn quỹ đất CN trong các KCN. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện đến cuối tháng 9/2008 của các KCN đã thành lập và đang hoạt động đạt trên 600 triệu USD và 17.000 tỷ đồng, đạt khoảng 58% so với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đăng ký. Bên cạnh đĩ, các KCN mới thành lập đều đang khẩn trương triển khai đền bù, giải phĩng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. ðặc biệt là, những năm gần đây đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngồi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN (từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, ðài Loan…). Các KCN do nhà đầu tư nước ngồi làm chủ đầu tư được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khá khẩn trương, đồng bộ [31] 2.5.2. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đất khu cơng nghiệp Khoảng 70% số dự án được cấp phép đầu tư vào KCN (4.500 dự án) đã xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất kinh doanh; 20% số dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. Tỷ lệ dự án chưa triển khai thấp chiếm 10% do trong quá trình cho thuê đất và cấp phép, chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước đã cĩ sự cân nhắc về năng lực, khả năng triển khai của dự án. Giá trị sản xuất CN tính trên 1 ha đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu USD/1 ha/1 năm; lớn hơn nhiều so với giá trị sản xuất nơng nghiệp bình quân (giá trị sản xuất nơng nghiệp năm 2007 đạt gần 240 nghìn tỷ đồng và diện tích đất nơng nghiệp của cả nước khoảng 25 triệu ha, tính sơ bộ thì giá trị sản xuất nơng nghiệp bình quân 1 ha 1 năm khoảng 600 USD/ha/năm; tính riêng giá lúa bình quân thì đạt khoảng 900 USD/ha/năm). Các KCN đĩng gĩp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, hàng năm đạt tỷ trọng khoảng 20%. Tính bình quân 1 ha đất CN đã Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………23 cho thuê tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 700.000 USD/ha. Giá trị này cao hơn giá trị xuất khẩu gạo tính trung bình cho 1 ha (khoảng 320 USD/ha). Hiện nay, các KCN đã tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động làm việc trực tiếp trong KCN, bình quân 1 ha đất CN đã cho thuê thu hút được trên 70 lao động trực tiếp, nếu tính theo diện tích đất CN của các dự án thực tế đã đi vào hoạt động thì số lượng lao động bình quân sẽ cịn cao hơn (một số dự án mới cấp phép đầu tư) ; trong khi đĩ 1 ha đất nơng nghiệp chỉ thu hút được khoảng 10-12 lao động [31] 2.5.3. Về đất quy hoạch phát triển khu cơng nghiệp, khu chế xuất Hiện nay, diện tích đất KCN đã cĩ thành lập gần 46.600 ha, diện tích chưa cĩ thành lập là trên 43.000 ha. Tổng diện tích đất KCN đã thành lập và dự kiến thành lập mới và mở rộng theo quy hoạch đến năm 2015 là gần 90.000 ha. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 là của các địa phương, tổng diện tích đất dành cho phát triển KCN đến 2010 trên 142.000 ha. Như vậy, tổng diện tích đất KCN đã thành lập và quy hoạch đến năm 2015 mới đạt hơn 63% so với tổng diện tích đất KCN theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Kết quả kiểm tra cơng tác quy hoạch phát triển KCN ở các địa phương trên cả nước cho thấy việc xây dựng quy hoạch KCN của các địa phương nhìn chung đều phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương theo từng thời kỳ được phê duyệt. Nhìn chung, việc thành lập KCN phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KCN trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. Chỉ cĩ một số ít KCN đã quy hoạch nhưng chưa triển khai được vì đền bù, giải phĩng mặt bằng [31] Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………24 2.5.4. Về sử dụng đất nơng nghiệp và an ninh lương thực trong quy hoạch phát triển khu cơng nghiệp Thực tế ở một số địa phương, đặc biệt là vùng đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long cĩ sử dụng đất nơng nghiệp, đất trồng lúa nước trong phát triển KCN. ðây là vấn đề khĩ tránh khỏi khi thực hiện CNH, HðH. Theo thống kê sơ bộ, diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi trong các KCN đã thành lập khoảng trên 10.000 ha, chiếm trên 20% tổng diện tích đất tự nhiên của KCN. Diện tích đất trồng lúa trong các KCN quy hoạch phát triển đến năm 2015 ước tính từ 8000-10.000 ha. Tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 – 20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trên cả nước theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (trên 3700 nghìn ha). Mặt khác, các địa phương phát triển nhiều KCN thời gian qua như ở ðơng Nam Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long thì diện tích đất trồng lúa so với diện tích đất tự nhiên của KCN chiếm tỷ lệ 7-8%, thấp hơn so với tỷ lệ này ở vùng đồng bằng sơng Hồng và một số tỉnh miền Bắc. Việc phát triển KCN đã cĩ những tác động tích cực đến nơng dân, nơng nghiệp và nơng thơn, gĩp phần hiện đại hĩa hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thơn; thu hút nhiều lao động ở nơng thơn; tăng thu nhập, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động khu vực nơng thơn … Qua đĩ, KCN đã gĩp phần cải thiện đời sống của người dân khu vực nơng thơn. Bên cạnh đĩ, các địa phương cịn sử dụng đất nơng nghiệp cho các cơng trình như đường giao thơng, phát triển đơ thị, khu dân cư, các khu kinh doanh tập trung khác. Việc sử dụng đất trồng lúa vào mục đích phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế… đã được địa phương cân nhắc kỹ khi lập quy hoạch. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………25 Các địa phương chủ yếu sử dụng đất trồng lúa cĩ năng suất thấp, 1 vụ và khơng ổn định để phát triển KCN, đa số các KCN ở miền Trung và miền Nam nếu cĩ sử dụng đất lúa thì đều là đất cĩ năng suất thấp hơn nhiều so với năng suất lúa trung bình trên cả nước. Chỉ cĩ một số tỉnh ở đồng bằng sơng Hồng như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam sử dụng đất lúa cĩ năng suất cao hơn năng suất trung bình để phát triển KCN. Tuy nhiên, đối với các địa phương này thì việc sử dụng một phần diện tích đất nơng nghiệp để phát triển KCN là thực sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ tăng giá trị sản xuất CN, tạo động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng cơng nghiệp hĩa và đảm bảo an ninh lương thực. Qua báo cáo của các địa phương cho thấy việc phát triển các cụm CN ở các địa phương thực sự là vấn đề phức tạp và cấp bách hiện nay cần phải giải quyết. Theo thống kê của Bộ Cơng Thương, các địa phương đã thành lập khoảng 650 cụm CN trong đĩ cĩ những cụm CN quy mơ lớn hàng trăm ha, với tổng diện tích trên 30.000 ha. ða số các cụm CN rất khĩ khăn trong thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng yếu kém, khơng đồng bộ, mơi trường chưa được xử lý tập trung…. Vì vậy, việc đánh giá một cách tồn diện về hiệu quả hoạt động của các cụm CN này, đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, là nhiệm vụ cấp bách cần tập trung trong thời gian tới. Thời gian qua, khơng ít người đã khơng phân biệt được đâu là KCN, đâu là cụm CN (hoặc cố tình nhầm lẫn), sử dụng một số khái niệm như KCN nhỏ và vừa, KCN của địa phương thay cho khái niệm Cụm CN… Do vậy, đã cĩ những nhận định, đánh giá, phản ánh khơng đúng về việc phát triển KCN. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cơng văn số 2031/VPCP-CN ngày 31/3/2008 về khơng phát triển KCN trên đất nơng nghiệp cĩ năng suất ổn định và Quyết định số 391/Qð-TTg ngày 18/4/2008, Bộ Kế hoạch và ðầu tư cũng đã cĩ văn bản hướng dẫn các địa phương trong Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………26 xây dựng quy hoạch phát triển KCN; tổ chức thẩm định các đề án quy hoạch phát triển KCN của địa phương; rà sốt, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch KCN trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ việc bảo đảm khơng xây dựng KCN trên đất lúa cĩ năng suất ổn định và bảo đảm an ninh lượng thực, đồng thời tổ chức các đồn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch KCN, trong đĩ cĩ vấn đề sử dụng đất phát triển KCN ở các địa phương [31] 2.5.5. Một số khĩ khăn, hạn chế trong quá trình phát triển các KCN Một số KCN triển khai khơng đúng tiến độ nên diện tích đất sử dụng cho dự án chưa được khai thác. Số dự án đầu tư vào KCN đi vào sản xuất kinh doanh tuy chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên các dự án chưa thực sự triển khai đầu tư hết các hạng mục theo dự án được duyệt nên tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký của dự án cịn thấp (khoảng 40%). Cơng tác đền bù giải phĩng mặt bằng ở một số KCN cịn khĩ khăn, ảnh hưởng tới tốc độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và làm chậm tiến độ khai thác quỹ đất KCN. Việc chi trả tiền đền bù giải phĩng mặt bằng nhìn chung đều được triển khai theo quy định, song các cơng việc sau đền bù như chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo, tái định cư, ổn định đời sống lâu dài cho người dân, đặc biệt là người nơng dân ở một số KCN cịn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các địa phương cịn gặp nhiều khĩ khăn trong việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng KCN nên đã cĩ một số KCN do chủ đầu tư kém năng lực huy động vốn, kinh nghiệm xây dựng hạ tầng, hoặc chưa thực sự tập trung hồn thành hạ tầng KCN và chỉ đăng ký đầu tư với mục đích giữ đất. Tình trạng này cĩ ảnh hưởng tới tốc độ triển khai hạ tầng KCN cũng như chất lượng xây dựng quy hoạch KCN ở các địa phương. Ở một số địa phương, quy hoạch phát triển KCN chưa hài hịa với quy hoạch phát triển cụm CN [31] Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………27 2.6 Kinh nghiệm giải quyết việc làm và các vấn đề của kinh tế nơng hộ trong quá trình phát triển khu cơng nghiệp của một số nước trên thế giới 2.6.1. Trung Quốc Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ cơng hữu, gồm sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể. ðất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước, đất ở khu vực nơng thơn và đất nơng nghiệp thuộc sở hữu tập thể nơng dân lao động. Theo quy định của Luật ðất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước dược giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất khơng thu tiền sử dụng đất (cấp đất), giao đất cĩ thu tiền sử dụng đất (xuất nhượng đất) và cho thuê đất. ðất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho các cơ quan nhà nước, phục vụ mục đích cơng cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phịng, an ninh. ðất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức xuất nhượng hoặc cho thuê đất. Trung Quốc là một nước đơng dân nhất trên thế giới với trên 1,3 tỷ người nhưng gần 70% dân số ở khu vực nơng thơn. Hàng năm Trung Quốc cĩ đến 10 triệu lao động đến độ tuổi tham gia lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở nên gay gắt. Trước địi hỏi cấp bách thực tế, ngay từ năm 1978 sau khi cải cách mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nơng bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành” thơng qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ cơng nghiệp Hưng Trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân cơng lại lao động ở nơng thơn, rút ngắn khoảng cách nơng thơn và thành thị. Coi việc phát triển cơng nghiệp nơng thơn là con đường giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người dân. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………28 Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc cĩ tới 19 triệu xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động nơng thơn, tạo ra tổng giá trị sản lượng 1.162 tỷ NDT chiếm 1/4 GDP của cả nước. Nhờ phát triển cơng nghiệp nơng thơn mà tỷ trọng lao động nơng nghiệp đã giảm từ 70% năm 1978 xuống 50% năm 1991. Bình quân trong 10 năm từ năm 1980 đến 1990 mỗi năm các xí nghiệp Hưng Trấn của Trung Quốc thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nơng nghiệp. Từ thực tiễn phát triển cơng nghiệp nơng thơn, giải quyết việc làm ở nơng thơn Trung Quốc cĩ thể rút ra bài học kinh nghiệm: - Trung Quốc đã thực hiện chính sách đa dạng hĩa và chuyên mơn hĩa sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, khuyến khích nơng dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất nơng nghiệp và mở mang các hoạt động phi nơng nghiệp. ðây là nhân tố quan trọng nhất tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thu hút lao động và các hoạt động phi nơng nghiệp khác ở nơng thơn. - Nhà nước tăng giá thu mua nơng sản một cách hợp lý, giảm giá cánh kéo giữa hàng nơng nghiệp và hàng cơng nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất, đa dạng hĩa theo hướng sản xuất những sản phẩm cĩ giá trị kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu thị trường, điều đĩ tác động đến thu nhập trong khu vực nơng thơn. - Tạo mơi trường thuận lợi để cơng nghiệp phát triển vào giai đoạn đầu của quá trình CNH-HðH nơng thơn, nhà nước thực hiện bảo hộ sản xuất ._.ng việc bồi thường giải phĩng mặt bằng cũng như các vấn đề quản lý, giáo dục cán bộ, cơng nhân sống gần trong khu vực của doanh nghiệp. Các cấp chính quyền cần nhắc nhở, giám sát việc thực hiện đảm bảo mơi trường của các doanh nghiệp, tránh việc gây ra ơ nhiễm mơi trường rồi mới xử lý, Vedan là một bài học điển hình. Tăng cường cơng tác thơng tin tuyên truyền, giáo dục, cơng tác cán bộ và tăng cường vai trị của chính quyền các cấp trong việc tạo việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất. Cần làm cho người dân hiểu rõ sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc thu hồi đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội để họ hưởng ứng tích cực chủ trương của ðảng và Nhà nước Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi để nơng hộ tự chuyển đổi ngành nghề trước khi chuyển đổi sử dụng đất nơng nghiệp nhằm ổn định cuộc sống nơng hộ. Nên thành lập các quỹ dạy nghề cho người lao động, các nhĩm tương trợ kinh doanh, các nhĩm tài chính vi mơ giúp nơng hộ sử dụng tiền của mình hợp lý hơn. Các cơ quan chính quyền đồn thể ở địa phương cần tổ chức các lớp đào tạo nơng dân về kỹ năng làm việc, kỹ năng ứng phĩ với rủi ro và tìm việc làm ngay tại địa phương. Qua phân tích ta thấy số nơng hộ tiếp cận và được vay vốn từ các nguồn ưu đãi là khá thấp, do đĩ chính quyền cần tạo điều kiện để họ tiếp cận với các nguồn vốn này, đồng thời hướng họ vào cách làm cĩ hiệu quả và đồng vốn thực sự sinh lời. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………80 * ðối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần thực hiện đẩy đủ các cam kết của mình với chính quyền địa phương và với nơng dân bị thu hồi đất. Cần cĩ các chính sách phù hợp nhằm ổn định và phát triển kinh tế của nơng hộ, khơng chỉ đền bù bằng tiền rồi bỏ mặc nơng dân mà cĩ thể trả họ một phần tiền, phần cịn lại đĩng gĩp vào cơng ty như thế họ sẽ cĩ trách nhiệm với số tiền của mình hơn. Các doanh nghiệp cĩ thể kết hợ với các trường chuyên nghiệp đĩng trên địa bàn và chính quyền địa phương để mở các lớp đào tạo nghề cho nơng dân, như thế vừa tạo được nguồn lao động cho chính bản thân doanh nghiệp và tạo cho nơng dân cĩ cơ hội làm việc ổn định và chuyên nghiệp hơn tại các doanh nghiệp. * ðối với nơng hộ nhận được tiền đền bù - Dùng một phần nhỏ để đầu tư, sửa sang, mua sắm vật dụng, tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống. Tăng thêm một phần đầu tư cho học hành của con cái và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc học hành của con cái mình. - Tồn bộ số tiền cịn lại gửi ngân hàng (nếu khơng cĩ khả năng kinh doanh chắc chắn cho lợi nhuận), khơng nên dùng vào đầu tư bất động sản. Cĩ thể dùng phần lãi để nâng cao mức sống. Tìm ngay việc làm ổn định (chấp nhận mức thu nhập khơng cao) để tránh trường hợp “nhàn cư vi bất thiện”. Khi con cái trưởng thành cũng tìm việc hoặc hướng dẫn tìm việc ngay, tránh để ở nhà quá lâu - Qua phân tích trên ta thấy nữ giới của cả hai nhĩm thường cĩ xu hướng cất giữ tiền mà ít quan tâm đến đầu tư cho phát triển kinh tế, đây là một lợi thế nhưng bên cạnh đĩ cũng là một nguy cơ mà các cấp chính quyền cần quan tâm kẻo dễ bị dụ dỗ vào các trị lừa đảo như các trị chơi đầu tư tài chính mà thời gian vừa qua nổi lên rất nhiều vụ cùng với người tham gia là nơng dân nguyên nhân là trình độ hiểu biết hạn chế. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………81 4.3.2 Giải pháp cho từng nhĩm hộ 4.3.2.1. ðối với nhĩm 1 ðây là nhĩm hộ mất hồn tồn đất sản xuất hoặc cịn nhưng khơng nhiều, điều mà các nơng hộ phải làm ngay là chuyển đổi nghề nghiệp và sử dụng tiền đền bù một cách an tồn và hiệu quả, bởi vì họ sở hữu một số tiền khá lớn. Nhà nước phải giúp các hộ thuộc nhĩm này ổn định nhà ở và cuộc sống, đồng thời tư vấn hướng nghiệp cho hộ, chính quyền địa phương cần quan tâm tránh để họ sa đà vào các tệ nạn xã hội như lơ đề, bài bạc và đặc biệt là chơi hụi. Những hộ cịn diện tích đất thì nên tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp bên cạnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ, đặc điểm của khu vực bị thu hồi đất là bên cạnh diện tích đất canh tác hai vụ thì cĩ cả diện tích trồng cấy các loại rau quả rất tốt, hộ cĩ thể trồng rau cung cấp cho khu cơng nghiệp hoặc trồng các loại hoa và cây cảnh. Một dịch vụ khơng thể thiếu tại các khu cơng nghiệp tập trung đĩ là cho thuê nhà trọ, các hộ cần tính tốn và cân nhắc để xây dựng nhà cho thuê thu lợi tránh lãng phí, đồng thời giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực. Nhĩm 1 cũng là nhĩm cĩ số thành viên trong gia đình ít hơn, độ tuổi trung bình trẻ hơn, cĩ khoản tiền đền bù và hỗ trợ là lớn hơn do vậy quan tâm đến nhĩm này trong các hoạt động đầu tư để hướng dẫn và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động đầu tư lành mạnh và sinh lời chắc chắn. Cĩ được khoản tiền hỗ trợ, nếu đầu tư làm kinh tế tại địa phương khơng mang tính khả thi cao thì các lao động dư thừa thuộc nhĩm này cĩ thể dùng số tiền đĩ tìm đến các cơng ty xuất khẩu lao động tin cậy để tìm cách làm việc tại nước ngồi theo con đường xuất khẩu lao động, như vậy giá trị kinh tế mang lại sẽ cao hơn và lao động cũng học hỏi được tác phong làm việc tốt hơn từ nước ngồi. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………82 4.3.2.2 ðối với nhĩm 2 Các hộ thuộc nhĩm này cĩ nhiều đất sản xuất nơng nghiệp hơn so với nhĩm 1 nên bên cạnh việc tiếp tục sản xuất nơng nghiệp thì cần tham gia các hoạt động đầu tư sinh lời chắc chắn thí dụ mở cửa hàng ăn, xây nhà trọ, phát triển dịch vụ,.. tránh bỏ đất để đi làm các cơng việc khác gây lãng phí tài nguyên cho bản thân và nhà nước. ðịa phương cần cĩ chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp với nhĩm này, bên cạnh đĩ thì tư vấn nên phát triển ngành nghề phù hợp, trồng cây gì, nuơi con gì sao cho hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tại địa phương cũng như các địa phương lân cận. Qua phân tích ở trên chúng ta thấy nhĩm 2 cĩ thu nhập từ ngành nghề cao hơn nhĩm 1 nên cần quan tâm nhĩm này để phát triển các ngành nghề phù hợp như mây tre đan xuất khẩu, làm nghề mộc, … ðể các lao động thuộc nhĩm này vừa canh tác trên diện tích đất cịn lại nhưng cũng vừa phát triển ngành nghề của mình khi mà các đối tượng lao động của nhĩm 1 đã đi chuyên sâu vào các ngành nghề khác mà bỏ ngành nghề trước kia họ làm kiêm. Như vậy một phần việc làm của nhĩm 1 đã chuyển sang nhĩm 2 và nhĩm 2 sẽ là đối tượng kế thừa cái đĩ một cách hiệu quả. Nhĩm 2 cĩ ít tiền đền bù hơn nhưng cĩ nguồn lực về lao động và đất đai nhiều hơn nhĩm 1. Qua phân tích ta thấy nếu được vay vốn thì các hộ sẽ phát triển tốt hơn, do vậy các hộ thuộc nhĩm 2 cần quan tâm tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và đề nghị các cấp chính quyền cũng như đồn thể quan tâm giúp đỡ trong việc sử dụng vốn này sao cho hiệu quả nhất cĩ thể được để từ đĩ tạo sự phát triển cân bằng giữa các nhĩm hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển KCN, thực vậy vì nhĩm 1 sẽ chuyên tâm vào khu vực dịch vụ và làm cơng ăn lương nhiều hơn cịn nhĩm 2 sẽ chuyên tâm vào các ngành nghề mang tính chất hộ kiêm nhiều hơn. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………83 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Việc xây dựng và phát triển KCN Sơng Cơng là một chủ trương đúng đắn của ðảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Sau khi cĩ quyết định thành lập KCN Sơng Cơng tính đến hết năm 2008 diện tích đất nơng nghiệp của thị xã đã giảm 126 ha, việc thu hồi đất đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo hướng tích cực. ðây sẽ là địn bẩy cho phát triển kinh tế của địa phương và các vùng phụ cận, đặc biệt là đối tượng nơng hộ mà lâu nay họ chủ yếu trơng vào thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ, nhưng bên cạnh đĩ thì các đối tượng này cũng dễ bị tổn thương nhất trên tất cả các phương diện vì họ đã quen với sản xuất nơng nghiệp truyền thống từ lâu đời. Quá trình phát triển KCN trên địa bàn thị xã Sơng Cơng mà tác giả nghiên cứu mới chỉ là bước đầu xây dựng KCN để thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp của các nhà máy, chứ chưa thực sự là quá trình phát triển KCN diễn ra trên tồn diện trên các lĩnh vực và các khu vực kinh tế, xã hội. Do thời gian phát triển các dự án kéo dài nên ảnh hưởng đến chính sách đền bù và giải phĩng mặt bằng tại địa phương, từ đĩ gây nên ảnh hưởng chưa tốt đến tâm lý người dân, gây nên mất ổn định của một bộ phận người dân bị thu hồi đất. Thêm vào đĩ việc sử dụng tiền đền bù của các hộ bị thu hồi đất chưa thực sư hiệu quả, gây nên lãng phí nguồn lực về tài chính, kéo theo đĩ là một số tệ nạn xã hội. Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nơng hộ bị thu hồi đất chưa cĩ được tiếng nĩi chung, các doanh nghiệp vẫn làm việc theo cách bán chuyên Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………84 nghiệp trong khi chính quyền địa phương khơng sát sao điều đĩ dẫn đến những khĩ khăn trong việc tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế và tâm lý của nơng hộ. Quá trình phát triển KCN tạo ra cho nơng hộ nhiều cơ hội hơn nhưng bên cạnh đĩ họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Các hộ bị thu hồi đất cĩ xu hướng tăng thu nhập từ các hoạt động phi nơng nghiệp và giảm thu nhập từ các hoạt động nơng nghiệp đây cũng là lý do dẫn đến ruộng đất chưa được khai thác và sử dụng hết, từ đĩ làm cho giá trị sản xuất của ngành nơng nghiệp giảm theo và ảnh hưởng đến anh ninh lương thực. ðể chuyển dịch lao động nơng nghiệp vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn thị xã thì cần phải cĩ một chiến lược dài hạn, ngay từ khi cĩ quy hoạch các KCN thì nên phát triển các hình thức đào tạo nghề, đẩy mạnh cơng tác hướng nghiệp cho nơng dân. Cụ thể hơn nữa là quan tâm đến hình thức đào tạo tại chỗ trong các doanh nghiệp trên địa bàn, đào tạo gắn với địa chỉ, như thế thì nguồn lực về lao động mới được phát huy và tăng hiệu quả kinh tế của các tác nhân 5.2 Khuyến nghị ðể giải bài tốn kinh tế xã hội trong quá trình phát triển KCN cần phải cĩ kế hoạch, chính sách tạo ra mối quan hệ tốt giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các hộ gia đình, dựa trên kết quả phân tích trên tơi xin đưa ra một số kiến nghị sau: * ðối với Chính phủ và các cấp chính quyền ở địa phương - Cần cĩ chiến lược cơng nghiệp hĩa cụ thể, phù hợp, tránh lấy đất sản xuất tại các khu vực đang cho năng suất tốt. Trước khi các dự án diễn ra cần tổ chức bàn bạc thảo luận lấy ý kiến của người dân trong khu vực cùng tìm ra phương án giải quyết cho phù hợp và cĩ hiệu quả đặc biệt là việc làm của người lao động khi mất đất. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………85 - Khi cĩ kế hoạch lấy đất tại khu vực nào cho xây dựng khu cơng nghiệp cần bàn bạc thảo luận với nhân dân để tìm ra các phương án giải quyết phù hợp và đặc biệt là các vấn đề như việc làm, sinh hoạt của nơng hộ sau mất đất. - Khuyến khích thành lập các tổ nhĩm giúp nhau làm giàu, các hoạt động tương trợ kinh doanh nhỏ. ðặc biệt cần quan tâm tư vấn cách sử dụng tiền đền bù và tiếp cận các nguồn vốn. - Hỗ trợ thỏa đáng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân theo năng lực và đặc điểm của địa phương. Mở rộng các chương trình khuyến nơng, khuyến cơng, khuyến ngư giúp nhân dân cĩ tư duy mới áp dụng vào cuộc sống. - Mở rộng các chương trình khuyến nơng, khuyến cơng nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân nĩi chung và người nơng dân mất đất nĩi riêng, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. * ðối với các doanh nghiệp trên địa bàn Các doanh nghiệp trên địa bàn cần thực hiện lời hứa với dân trước khi thu hồi đất và ưu tiên các đối tượng bị mất đất, đồng thời cung cấp thơng tin minh bạch về nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng lao động của mình. Lao động địa phương là một nguồn lực tiềm năng do vậy doanh nghiệp cần trân trọng các đối tượng này. * ðối với nơng hộ - Cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ứng phĩ với các rủi ro về các nguồn lực của mình và chủ động chuyển đổi nghề nghiệp; ổn định gia đình, chú tâm vào các hoạt động phát triển kinh tế và tạo điều kiện học hành cho con cháu. - Nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hĩa ở nơi mình sinh sống, đặc biệt quan tâm đến ơ nhiễm mơi trường, cần tập trung sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An, Như Hải (2008), “Thu hồi đất nơng nghiệp cho phát triển cơng nghiệp và đơ thị: Quan điểm và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, số tháng 8-2008, tr.49-54. 2. Bộ Tài chính, thơng tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều Thơng tư 116/2004/TT-BTC,2006 3. Chính Phủ, Nghị định số 197/2004/Nð-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng (2004) 4. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/Nð-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, 2009. 5. Chu, Văn Cấp; Trần, Bình Trọng; Phan, Thanh Phố; Mai, Hữu Trự; Nguyễn, Văn Chiển; Phạm, Văn Dũng; Vũ, Hồng Tiến 2005, Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Chu, Viết Luân 2005, “Thái Nguyên: thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. ðỗ, Kim Chung (1999), “Cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp và nơng thơn ở các vùng kinh tế-lãnh thổ Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số 253, tr.41-51. 8. ðỗ, Thị Nâng; Nguyễn, Văn Ga (2008), “Nghiên cứu sinh kế của hộ nơng dân sau thu hồi đất nơng nghiệp tại thơn Thọ ða xã Kim Nỗ, huyện ðơng Anh, Hà Nội”, Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, số 5, tr.10- 15. 9. Dominique, Haughton; Jonathan, Haughton; Sarah, Bales; Trương, Thị Kim Chuyên; Nguyễn, Nguyệt Nga; Hồng, Văn Kình 1999, Hộ gia Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………87 đình Việt Nam qua phân tích định lượng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Lâm, Thanh Bình (2008), “Tình hình thu hồi đất nơng nghiệp để xây dựng các khu cơng nghiệp và một số vấn đề tâm lý-xã hội nảy sinh”, Tạp chí tâm lý học, số 7(112), tr.26-30. 11. Lê, Cao ðồn (2004), “Một số vấn đề tiếp cận trong nghiên cứu về cơng nghiệp hĩa”, Nghiên cứu kinh tế, số 318, tháng 11, tr. 21-34. 12. Lê, Du Phong (2006), “ðời sống và việc làm của người cĩ đất bị thu hồi để xây dựng các khu cơng nghiệp”, Tạp chí khu cơng nghiệp Việt Nam, số tháng 7, tr.33-35. 13. Lê, Thu Hoa (2007), “Phát triển các khu cơng nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội và vấn đề việc làm cho các lao động cĩ đất bị thu hồi”, Nghiên cứu kinh tế, số 352, tr.23-29. 14. Lê, Xuân ðình (2008), “Bức tranh kinh tế hộ nơng dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản, số 786, tr.50-55. 15. Lưu, Song Hà (2008), “Tâm trạng của người nơng dân bị thu hồi đất để xây dựng khu cơng nghiệp lien quan đến việc làm”, Tạp chí tâm lý học, số 12(117), tr.19-25. 16. Mai, Thị Huyền (2006), “Giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn trong quá trình phát triển khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, ðại học Nơng nghiệp 1. 17. Nguyễn, Bá Long; Nguyễn, Thị Hảo; Cao, ðại Nghĩa; Nguyễn, ðức Sỹ (2007), “Giải quyết việc làm cho người dân cĩ đất bị thu hồi tại cụm cơng nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, kỳ I, số tháng 5. 18. Nguyễn, Hữu Dũng (2005), “ðơ thị hĩa, cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa với việc đảm bảo điều kiện sống và việc làm của người lao động”, Lý Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………88 luận chính trị, số tháng 11, tr.75-88. 19. Nguyễn, Hữu Dũng (2005), “ðơ thị hĩa, cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động”, Tạp chí Lý luận chính trị, số tháng 11-2005, tr.75-88. 20. Nguyễn, Phúc Thọ; Trần, Tất Nhật (2007), “Lao động và việc làm của nơng dân bị thu hồi đất sản xuất tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn, kỳ I, số tháng 5. 21. Nguyễn, Thị Cành 2004, Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản ðại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Nguyễn, Thường Lạng (2007), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 120, tháng 6, tr. 6-10. 23. Nguyễn, Trọng ðắc; Nguyễn, Thị Minh Thu, Nguyễn, Viết ðăng (2005), “Sinh kế của hộ nơng dân sau khi mất đất sản xuất nơng nghiệp do xây dựng khu cơng nghiệp ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số, tr.38-41. 24. Nguyễn, Trung Sơn (2008), “Giải quyết việc làm cho người cĩ đất bị thu hồi ở Trung quốc và bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu đơng bắc Á, số 2(84), tr.50-54. 25. Phạm, Vân ðình; ðỗ, Kim Chung (1997), Kinh tế nơng nghiệp, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội. 26. Trần, Ngọc Hiên (2005), “Cơ sở lý luận phát triển mơ hình khu cơng nghiệp trong quá trình phát triển KCN, hiện đại hĩa ở nước ta”, Tạp chí thơng tin Khoa học xã hội, số 02, tr.12-16. 27. Trần, Văn Chử 1998, Giáo trình kinh tế học phát triển, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 28. Ủy ban nhân dân thị xã Sơng Cơng (2008). “Báo cáo kết quả thực hiện Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………89 nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2008; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009”, tr.1-10. 29. Võ, Văn Kiệt (2004), “Người nghèo cần chính sách”, Lao động số 83 ngày 12/04/2008. Cập nhật: 8:43 AM, 12/04/2008 30. Vũ, Tuấn Anh (2007), “Phát triển khu cơng nghiệp,khu chế xuất những vấn đề đặt ra”, www.na.gov.vn, 15/03/2007 10:01:42 AM) 31. DN=2047&lang=vn, ðánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình phát triển KCN, Thứ bảy, 04/04/2009, 09:48 GMT+7 32. DN=1966, Khu cơng nghiệp sơng cơng I tỉnh thái nguyên- địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư, Thứ hai, 20/10/2008, 15:03 GMT+7 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………90 Phụ lục kết quả chạy mơ hình Phụ lục 1: Kết quả chạy Mơ hình Logistic --> LOGIT;Lhs=LUACHON;Rhs=ONE,TUOI,GIOITINH,NHANKHAU,GIAODUC,DTCONLAI,QDDT ,CHXD,TIENDENB,THUNHAP,CHIMUATH,GINGNHNG;Margin$ Normal exit from iterations. Exit status=0. +---------------------------------------------+ | Multinomial Logit Model | | Maximum Likelihood Estimates | | Dependent variable LUACHON | | Weighting variable ONE | | Number of observations 99 | | Iterations completed 5 | | Log likelihood function -55.11985 | | Restricted log likelihood -68.37389 | | Chi-squared 26.50807 | | Degrees of freedom 11 | | Significance level .5449356E-02 | +---------------------------------------------+ +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ |Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] | Mean of X| +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ Characteristics in numerator of Prob[Y = 1] Constant .6829716915 2.1233970 .322 .7477 TUOI .2627802347E-01 .34060408E-01 .772 .4404 45.747475 GIOITINH 1.249817965 .64103605 1.950 .0512 .70707071 NHANKHAU -.3560360943 .27476743 -1.296 .1951 4.6969697 GIAODUC -.4484060596E-01 .11229399 -.399 .6897 7.7373737 DTCONLAI -.1061244015E-03 .35402365E-03 -.300 .7644 660.92323 QDDT -1.835596009 .53066971 -3.459 .0005 .55555556 CHXD -.9369678243E-02 .45542302E-02 -2.057 .0397 69.484848 TIENDENB .1147397989E-01 .42875413E-02 2.676 .0074 117.20520 THUNHAP .6227615474E-01 .35442835E-01 1.757 .0789 22.296980 CHIMUATH -.2012544844 .95402722E-01 -2.110 .0349 10.207273 GINGNHNG .9874112751 .58201389 1.697 .0898 .54545455 +-------------------------------------------+ | Partial derivatives of probabilities with | | respect to the vector of characteristics. | | They are computed at the means of the Xs. | | Observations used for means are All Obs. | +-------------------------------------------+ +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ |Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] | Mean of X| +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ Marginal effects on Prob[Y = 1] Constant .1685747194 .52324895 .322 .7473 TUOI .6486082055E-02 .84100985E-02 .771 .4406 45.747475 GIOITINH .3084867430 .15800836 1.952 .0509 .70707071 NHANKHAU -.8787872971E-01 .67616252E-01 -1.300 .1937 4.6969697 GIAODUC -.1106779777E-01 .27695735E-01 -.400 .6894 7.7373737 DTCONLAI -.2619419138E-04 .87351840E-04 -.300 .7643 660.92323 QDDT -.4530716073 .13002909 -3.484 .0005 .55555556 CHXD -.2312674010E-02 .11194229E-02 -2.066 .0388 69.484848 TIENDENB .2832068977E-02 .10532346E-02 2.689 .0072 117.20520 THUNHAP .1537133301E-01 .87293218E-02 1.761 .0783 22.296980 CHIMUATH -.4967470636E-01 .23530211E-01 -2.111 .0348 10.207273 GINGNHNG .2437181228 .14328964 1.701 .0890 .54545455 +----------------------------------------+ | Fit Measures for Binomial Choice Model | | Logit model for variable LUACHON | +----------------------------------------+ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………91 | Proportions P0= .464646 P1= .535354 | | N = 99 N0= 46 N1= 53 | | LogL = -55.11985 LogL0 = -68.3739 | +----------------------------------------+ | Efron | McFadden | Ben./Lerman | | .26648 | .19385 | .62902 | | Cramer | Veall/Zim. | Rsqrd_ML | | .25432 | .36411 | .23491 | +----------------------------------------+ | Information Akaike I.C. Schwartz I.C. | | Criteria 1.35596 165.38115 | +----------------------------------------+ Frequencies of actual & predicted outcomes Predicted outcome has maximum probability. Predicted ------ ---------- + ----- Actual 0 1 | Total ------ ---------- + ----- 0 33 13 | 46 1 14 39 | 53 ------ ---------- + ----- Total 47 52 | 99 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………92 Phụ lục 2: Kết quả chạy Logarit các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ --> REGRESS;Lhs=CHITIEU;Rhs=ONE,TUOI,GIOITINH,NHANKHAU,DTCONLAI,GINGNHNG ,THUNHAP$ +-----------------------------------------------------------------------+ | Ordinary least squares regression Weighting variable = none | | Dep. var. = CHITIEU Mean= 2.620617246 , S.D.= .4210156047 | | Model size: Observations = 99, Parameters = 7, Deg.Fr.= 92 | | Residuals: Sum of squares= 4.810920324 , Std.Dev.= .22868 | | Fit: R-squared= .723047, Adjusted R-squared = .70499 | | Model test: F[ 6, 92] = 40.03, Prob value = .00000 | | Diagnostic: Log-L = 9.2245, Restricted(b=0) Log-L = -54.3289 | | LogAmemiyaPrCrt.= -2.883, Akaike Info. Crt.= -.045 | | Autocorrel: Durbin-Watson Statistic = 1.88821, Rho = .05589 | +-----------------------------------------------------------------------+ +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ |Variable | Coefficient | Standard Error |t-ratio |P[|T|>t] | Mean of X| +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ Constant 1.701503550 .10910550 15.595 .0000 TUOI .8375568347E-03 .28395854E-02 .295 .7687 45.747475 GIOITINH .8256219682E-01 .58937839E-01 1.401 .1646 .70707071 NHANKHAU .9439646634E-02 .23762466E-01 .397 .6921 4.6969697 DTCONLAI -.8594716991E-04 .32116626E-04 -2.676 .0088 660.92323 GINGNHNG .1155073556 .52271800E-01 2.210 .0296 .54545455 THUNHAP .3461827645E-01 .26596724E-02 13.016 .0000 22.296980 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………93 Phụ lục 3: Kết quả Kiểm tra tính độc lập của các biến ước lượng mơ hình TUOI GIOITINH NHANKHAU GIAODUC DTCONLAI QDDT CHXD TIENDENBU THUNHAP CHITIEU GUINGANHANG TUOI 1 GIOITINH -0,3834944 1 NHANKHAU 0,65722316 -0,10549 1 GIAODUC -0,6756703 0,291426 - 0,58963708 1 DTCONLAI 0,06338838 0,048243 0,41859257 -0,172303 1 QDDT 0,12854696 - 0,107054 0,23115681 -0,103434 0,21484646 1 CHXD 0,07524633 0,044504 0,18043293 -0,187688 -0,1789125 - 0,11382 1 TIENDENBU 0,40605277 - 0,093536 0,44848643 -0,241173 0,12453039 0,31286 -0,013 1 THUNHAP 0,38169084 - 0,103102 0,4071989 -0,209532 0,01662624 0,14723 0,045 0,81325502 1 CHITIEU 0,25054492 0,022603 0,31726994 -0,272038 -0,0780937 - 0,04604 0,4658 0,18833246 0,164538 1 GUINGANHANG 0,44956718 - 0,034635 0,50763682 -0,137001 0,09725844 0,19547 -3E-05 0,69666954 0,805452 0,03335 1 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………94 PHIẾU ðIỀU TRA KINH TẾ NƠNG HỘ (Phiếu điều tra chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, khơng nhằm vào mục đích nào khác) I. Thơng tin về hộ: 1. Họ và tên chủ hộ:……………………………Giới tính (nam: 1; nữ: 0): ….. 2. ðịa chỉ:……………………………………………………………………… 3. Số năm đi học của chủ hộ…………………………………………………… 4. Số nhân khẩu……………; Số lao động chính…………..; Số trẻ em………. II. Thơng tin về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ: 1. Diện tích đất nơng nghiệp trước khi bị thu hồi:…………………………m2 Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi:……………………………………m2 2. Số tiền hộ được đền bù và hỗ trợ:………………………………………..tr.đ Cách hộ sử dụng tiền đền bù: Chỉ tiêu Số tiền (tr.đ) 1. Xây, sửa nhà (để ở, khơng cho thuê) 2. Mua xe máy, vật dụng gia đình (để dùng) 3. Gửi ngân hàng 4. Nuơi con đi học 5. ðầu tư cho học nghề 6. Mua đất, xây nhà cho thuê 7. Cho vay 8. Trả nợ 9. ðầu tư làm dịch vụ 10. Chữa bệnh 11. Chia cho các con 12. Dùng để đi chơi 13. Khác (ghi rõ mục đích) 3. Xin Ơng(bà) cho biết khi nhận được khoản tiền đền bù thì Ơng(bà) sẽ cân nhắc sử dụng thế nào? Coi đĩ là một nguồn lực để đầu tư cho phát triển kinh tế hay sẽ ưu tiên vào việc mua sắm các đồ dùng sinh hoạt và cho con cái học hành, sắm sửa và nêu lý do: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………95 III. Thơng tin về hoạt động kinh tế của gia đình 1. Thu nhập của hộ trước khi thu hồi đất STT Nguồn thu ðơn vị tính ðơn giá Thành tiền (tr.đ) 1 Thu từ nơng nghiệp - Thĩc - Ngơ - Khoai - Sắn - Rau - Lợn - Gà -Trâu, bị 2 Thu từ phi nơng nghiệp - Buơn bán nhỏ - Làm cơng ăn lương - Ngành nghề - Từ nguồn khác Tổng thu 2. Thu nhập của hộ sau khi thu hồi đất STT Nguồn thu ðơn vị tính ðơn giá Thành tiền (tr.đ) 1 Thu từ nơng nghiệp - Thĩc - Ngơ - Khoai - Sắn - Rau - Lợn - Gà -Trâu, bị 2 Thu từ phi nơng nghiệp - Buơn bán nhỏ - Làm cơng ăn lương - Ngành nghề - Từ nguồn khác Tổng thu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………96 3. Chi tiêu của hộ cho sinh hoạt: STT Khoản chi ðơn vị tính Thành tiền (tr.đ) 1 Chi mua thực phẩm 2 Chi mua đồ dùng 3 Chi đi học 4 Chi mua thuốc, chữa bệnh 5 Chi hiếu hỷ 6 Chi khác Tổng chi IV. Xin Ơng (bà) cho đánh giá về các vấn đề liên quan đến thu hồi đất và việc xây dựng các khu cơng nghiệp: 1. Ảnh hưởng của các khu cơng nghiệp: - Tích cực:…………………..Xin cho biết lý do………………………………. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… - Tiêu cực:……………………..Xin cho biết lý do…………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………97 2. Ơng(bà) cảm thấy từ khi xây dựng khu cơng nghiệp thì việc tiêu thụ và mua sắm hàng hĩa của Ơng(bà) thế nào? - Thuận lợi:…………Bình thường………………….Khơng quan tâm………. 3. Ơng(bà) hãy nêu những khĩ khăn mà mình đang gặp phải trong quá trình xây dựng các khu cơng nghiệp: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. 4. Ơng(bà) hãy cho biết sự thay đổi việc làm của mình và các thành viên trong gia đình sau khi bị thu hồi đất và mức độ nhanh chĩng cĩ việc làm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Tìm được ngay: …….Sau 1 tháng……..Từ 1 đến 3 tháng……..Từ 3 tháng đến 1 năm……….. Sau 1 năm………… V. Kiến nghị về hỗ trợ tạo việc làm và ổn định đời sống Tiêu chí 1. Hỗ trợ bằng tiền 2. ðào tạo nghề 3.Cho vay vốn ưu đãi 4. Ưu tiên thu hút vào các doanh nghiệp tại địa bàn 5. Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất 6. Tư vấn về việc làm 7. Ưu tiên khác… Ngày….tháng…..năm….. Cán bộ điều tra Chủ hộ/người trả lời ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2538.pdf
Tài liệu liên quan