Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng: LỜI MỞ ĐẦU Trước xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng sẽ là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống kinh tế thế giới. Những mắt xích này kết nối với nhau tạo ra hiệu quả chung trong quá trình phát triển chính nhờ con đường ngoại thương. Có thể nói ngoại thương đã, đang và sẽ trở thành lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiề... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mối quan hệ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,… với nhiều nước trên thế giới. Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, không ngừng mở rộng và phân công lao động hợp tác quốc tế ở trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến, khắc phục những yếu kém lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tạo sức mạnh cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cũng như thông qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng ta có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế và tạo uy tín trong kinh doanh, phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Thực tế cho thấy thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, bước đầu góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế nước ta và vị thế mới trên trường quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Mà một trong số đó là những bất cập trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, làm chậm quá trình xuất khẩu, giảm uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng, em nhận thấy trong công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng”. Mục đích của chuyên đề là đưa ra một số giải pháp giúp cho công ty có thể hoàn thiện và đẩy nhanh quy trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Chuyên đề có kết cấu gồm 3 phần như sau : Chương I : Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu và tình hình xuất khẩu gỗ trên thế giới và ở Việt Nam. Chương II : Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng trong thời gian qua Chương III : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng. CHƯƠNG I : QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1.Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ 1.1.1. Các bước trong quy trình thực hiện xuất khẩu gỗ 1.1.1.1. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C Thanh toán bằng L/C là một bước rất cần thiết đối với nhà xuất khẩu vì nó đảm bảo khả năng thu hồi lại vốn sau khi hợp đồng được thực hiện. Người ta sẽ dựa vào hợp đồng mua bán và bản thân L/C để kiểm tra L/C. L/C sau khi được viết ra sẽ độc lập với hợp đồng và ngân hàng lúc đó chỉ chịu trách nhiệm về hình thức mà không chịu về bản chất của L/C. Bên xuất khẩu sẽ có trách nhiệm kiểm tra tất cả nội dung của L/C như : ngân hàng mở L/C, tên người mở L/C, ngày mở L/C, trị giá L/C ,tất cả các chi tiết này đều phải đảm bảo chính xác. Trong trường hợp L/C không phù hợp với nội dung hợp đồng, người bán sẽ thông báo cho người mua biết , lúc này người mua sẽ phải làm đơn để xin sửa L/C. Người bán sẽ phải kiểm tra lại L/C một lần nữa sau khi nhận được L/C đã sửa chữa. Bên bán sẽ không giao hàng cho người mua trong trường hợp L/C không phù hợp với hợp đồng nhằm đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu. 1.1.1.2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và các chứng từ liên quan Hiện nay Nhà nước đã ban hành cơ chế khuyến khích xuất khẩu, do đó các doanh nghiệp không cần phải đi xin giấy phép xuất khẩu cho từng hợp đồng như trước nữa. Điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp rất nhiều. Khâu chuẩn bị giao hàng là một giai đoạn quan trọng vì nó là cơ sở để thực hiện các khâu tiếp theo. Sau khi đã kiểm tra L/C , các doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị hàng để xuất khẩu. Bên xuất khẩu sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng và L/C để chuẩn bị hàng hóa theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận. Bao gồm 3 giai đoạn sau : * Tập trung thu gom hàng xuất khẩu Việc sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay còn phân tán , chưa tập trung , do đó để thực hiện được các cam kết trong hợp đồng xuất khẩu thì chủ hàng phải chuẩn bị hàng theo đúng số lượng, đúng tên hàng, đảm bảo phù hợp về chất lượng và phải giao đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Vì vậy việc chuẩn bị và thu gom hàng xuất khẩu đòi hỏi nhiều cố gắng từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thu gom hàng xuất khẩu từ những nguồn hàng khác nhau, bao gồm : - Nguồn hàng do doanh nhiệp tự sản xuất. - Nguồn hàng doanh nghiệp thu mua từ các đại lý hay thu mua trực tiếp từ các doanh nghiệp khác. - Nguồn hàng doanh nghiệp nhận xuất khẩu ủy thác từ một doanh nghiệp khác. - Nguồn hàng do doanh nghiệp đặt ở một doanh nghiệp khác thực hiện gia công. Trong các trường hợp kể trên, trừ trường hợp nguồn hàng do doanh nghiệp tự sản xuất, các trường hợp khác doanh nghiệp sẽ phải kí các hợp đồng kinh tế như: hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng ủy thác, hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng hàng đổi hàng… * Đóng gói hàng hóa Trong quá trình buôn bán quốc tế hàng hóa đều phải được đóng gói bao bì để thuận tiện trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Người ta sẽ căn cứ vào những quy định trong hợp đồng và L/C , để tiến hành việc đóng gói hàng hóa. Ngoài ra còn phải căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, phương tiện dùng để vận chuyển hàng hóa, điều kiện khí hậu ở nơi sản xuất và nơi hàng hóa sẽ đến, cũng như các tác động bên ngoài trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đóng gói hàng hóa ngoài tác dụng bảo quản hàng nó còn có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng và quảng cáo. Bao bì dùng để đóng gói phải đảm bảo các điều kiện như : - Hàng hóa phải được an toàn. - Giảm chi phí sản xuất bao bì. - Phải có tính thẩm mỹ. Các nguyên tắc sau thường được áp dụng để đóng gói hàng hóa ở các doanh nghiệp : - Hàng hóa thường sẽ được đóng gói tại nơi sản xuất nếu biết rõ các đặc tính, nơi đi và nơi đến của hàng hóa, trong quá trình vận chuyển hàng sẽ không bị thay đổi. - Phần kí mã hiệu ghi trên bao bì hàng hóa sẽ để lại sau khi đóng gói hoàn chỉnh nếu không biết nơi đi và nơi đến của hàng. - Phải tái chế lại hàng hóa tại các cảng nếu trên đường vận chuyển hàng bị biến đổi. * Kẻ kí mã hiệu Kí mã hiệu là những kí hiệu bằng số, bằng chữ hay hình vẽ ghi trên bao bì để cung cấp các thông tin về quá trình bốc dỡ, bảo quản và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Mục đích của khâu này là đảm bảo thuận lợi đồng thời tránh sự nhầm lẫn trong quá trình giao nhận hàng hóa. Kí mã hiệu trên bao bì hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu như: - Nội dung ghi kí mã hiệu phải chính xác. - Các kí mã hiệu sử dụng phải theo tiêu chuẩn quốc tế, đơn giản, dễ đọc , dễ hiểu. - Kí mã hiệu phải được đặt ở nơi dễ đọc trên bao bì hàng hóa. - Phải đảm bảo việc kẻ kí mã hiệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa. 1.1.1.3. Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Người xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa trước khí giao về số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì… Công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là khâu rất quan trọng vì nó giúp phân định rõ trách nhiệm của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu cũng như người tiêu dùng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu. Từ đó có thể đảm bảo uy tín của nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, cũng như duy trì tốt mối quan hệ buôn bán trong thương mại quốc tế. 1.1.1.4. Thuê phương tiện vận tải. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, dựa vào đặc tính , kich thước , trọng lượng của hàng hóa, các bên sẽ tiến hành việc thuê phương tiện vận tải. Việc thuê phương tiện này phải căn cứ vào điều kiện giao hàng ghi trong hợp đồng là FOB, CIF, DES, DEQ, hay DDP… Việc căn cứ vào trọng lượng của hàng hóa để thuê phương tiện vận tải phù hợp là rất quan trọng. vì nó giúp cho các bên có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó phải dựa vào đặc điểm của hàng hóa để xác định sẽ vận chuyển bằng phương tiện gì. Hàng rời hay hàng đóng trong container, hàng hóa đặc biệt hay thông dụng, vận chuyển trên chuyến đặc biệt hay bình thường, vận chuyển một chiều hay hai chiều, chở hàng liên tục hay chở hàng theo chuyến, thuê phương tiện vận chuyển đường biển, đượng bộ , đường sắt hay đường hàng không… 1.1.1.5. Mua bảo hiểm cho hàng hóa Trong thương mại quốc tế, thông thường hàng hóa sẽ được vận chuyển đi xa trong những điều kiện khác nhau. Vì vậy hàng hóa dễ gặp phải những rủi ro không mong muốn như mất mát, hư hỏng, do đó để giảm bớt thiệt hại khi các rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế thường mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Bảo hiểm là hợp đồng cam kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm , trong đó người bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại về hàng hóa do những rủi ro đã được thảo thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm sẽ phải trả chi phí bảo hiểm cho người bảo hiểm. Các loại hợp đông bảo hiểm gồm có: - Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) - Hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy) Hiện nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính như sau: - Bảo hiểm mọi rủi ro (A) - Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (B) - Bảo hiểm không bồi thường tổn thất riêng (C). 1.1.1.6. Giao hàng cho người vận chuyển Trong kinh doanh thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức vận tải với những quy trình giao nhận hàng hóa khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được vận chuyển theo đường biển, do đó vận tải đường biển đóng một vai trò rất quan trọng . Các bước doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm : - Lập bảng kê hàng hóa chuyên chở (cargo list) cho người vận tải. - Làm việc với cơ quan điều độ cảng để biết các kế hoạch giao hàng - Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng. - Bốc hàng lên tàu - Lấy biên lai thuyền phó sau khi đã giao nhận hàng xong. - Sử dụng biên lại thuyền phó để lấy vận đơn đường biển. Phải đảm bảo lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển nhượng được. Vận đơn đường biển sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển. Thông báo các thông tin cần thiết về việc vận chuyển hàng cho người mua nắm rõ. 1.1.1.7. Lập bộ chứng từ thanh toán. Trong hoạt động thương mại, thanh toán là một phần quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của quá trình này đối với nhà nhập khẩu là sau khi đã thanh toán tiền hàng sẽ chắc chắn nhận được hàng theo yêu cầu trong hợp đồng, còn đối với nhà xuất khẩu là khi gia hàng sẽ đảm bảo chắc chắn nhận được tiền hàng. Quá trình thanh toán diễn ra dưới nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào việc các bên lựa chọn hình thức nào để thanh toán. Điều này sẽ được quy định rõ trong nội dung của hợp đồng. Các phương thức thanh toán quốc tế thường gặp như: thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thanh toán bằng thư tín dụng hoặc thanh toán bằng phương thức nhờ thu. * Thanh toán bằng thư tín dụng Nếu nội dung của hợp đồng quy định việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì trước khi đến thời hạn giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu phải thường xuyên nhắc người mua mở thư tín dụng (L/C) đúng thời hạn. Người xuất khẩu sau khi nhận được L/C phải kiểm tra kĩ về nội dung của L/C. Đối với công tác lập bộ chứng từ thanh toán thì yêu cầu đặt ra là phải chính xác, nhanh chóng, phù hợp về cả hình thức và nội dung với yêu cầu của L/C. * Thanh toán bằng phương thức nhờ thu Nếu nội dung của hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán sẽ thực hiện bằng phương pháp nhờ thu thì sau khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tiến hành lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác việc đòi tiền. Yêu cầu đối với bộ chứng từ này là phải nhanh chóng, chính xác, phù hợp với nội dung của hợp đồng. * Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền Khi hợp đồng xuất khẩu hàng hóa quy định thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền , thì đến kì hạn giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận, người xuất khẩu sẽ phải yêu cầu người nhập khẩu làm thủ tục thanh toán tại ngân hàng. Sau khi ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu biết đã thực hiện quá trình thanh toán, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu. Đồng thời người nhập khẩu sẽ hoàn thành bộ chứng từ thanh toán phù hợp và xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán tiền hàng. * Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền Nếu trong hợp đồng xuất khẩu, các bên nhất trí thanh toán bằng phương thức chuyển tiền thì sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu sẽ lập một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của hợp đồng và gửi cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán đến ngân hàng, sau đó ngân hàng sẽ gửi giấy báo đến cho doanh nghiệp xuất khẩu. 1.1.1.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, việc các tranh chấp, khiếu nại có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do đó các bên phải tiến hành thương lượng để đạt được có thể đi đến một sự thống nhất về lợi ích, thỏa mãn nhu cầu của nhau. Bên cạnh đó thông qua khiếu nại, các vấn đề tranh chấp được giải quyết sẽ đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, không làm ảnh hưởng đến uy tín của nhau cũng như tiết kiệm được những chi phí không mong muốn. Các trường hợp khiếu nại thường hay gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu: - Người mua khiếu nại người bán - Người bán khiếu nại người mua - Người bán hoặc người mua khiếu nại người vận tải hàng và bảo hiểm. Tùy theo mức độ và nội dung khiếu nại mà người mua và người bán có thể tự giải quyết với nhau một cách hợp lý, nếu không tự giải quyết được có thể căn cứ vào các quy định trong hợp đồng để đưa đơn khiếu nại lên trọng tài kinh tế hoặc tòa án. Quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu sử dụng một số chứng từ cơ bản như sau : - Chứng từ hàng hóa - Chứng từ vận tải - Chứng từ bảo hiểm - Chứng từ kho hàng - Chứng từ hải quan 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của doanh nghiệp gỗ 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ Nhóm các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm gỗ nói riêng. Các yếu tố này được biểu hiện như nền văn hóa của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như tập quán, thói quen, phong tục, truyền thống, lễ nghi, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp…Các yếu tố này hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành của doanh nghiệp. Chúng tạo nên cho từng doanh nghiệp bản sắc và tinh thần đặc trưng riêng. Các nhân tố sau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ: * Chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan chặt chẽ đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gỗ. Do đó các doanh nghiệp phải tuân theo các chính sách pháp luật này ở hiện tại đồng thời xây dựng các kế hoạch phù hợp trong tương lai. Ngành đồ gỗ ở Việt Nam hiện nay nhập khẩu đến 80% nguồn gỗ từ nước ngoài, mặc dù các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang bán tại thị trường của 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.Với tỉ trọng nhập khẩu cao như thế, sản xuất khó có thể tính đến tỉ suất lợi nhuận cao , chứu chưa nói đến tính bền vững. Từ đầu thập niên 1990 , Chính phủ có chủ trương “Đóng cửa rừng”. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan nhằm phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến, lưu thông , tín dụng, xuất nhập khẩu…Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Theo biểu thuế hiện hành, gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là từ 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng có thuế suất là 0%. Các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%). Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Việc khuyến khích hoạt động được thể hiện ở các chính sách liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu gỗ, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ tận dụng những chính sách khuyến khích của Nhà nước để có được những ưu đãi, những điều kiên thuận lợi cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ. * Trình độ phát triển cơ sở vật chất của đất nước: Những nhân tố này là những nhân tố về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu như : hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin lien lạc…Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu là các cơ sở sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ công nghiệp thường đầu tư vào các trang thiết bị, dây truyền hiện đại, tuy nhiên đa số các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam là từ các doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ với cơ sở vật chất lạc hậu. * Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp. Ban giám đốc là những người đứng đầu doanh nghiệp, là bộ phận đầu não của doanh nghiệp. Ban giám đốc là người định hướng phát triển cho doanh nghiệp, đặt ra các mục tiêu, chiến lược, chỉ đạo , đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã vạch ra.. Hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trình độ quản lý, năng lực làm việc của ban giám đốc. * Trình độ đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp do đây là những người trực tiếp tham gia vào thực hiện các công việc trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo thống kê hiện có 170.000 cán bộ công nhân tham gia trực tiếp vào chế biến gỗ xuất khẩu nhưng cả nước lại chỉ có 5 trường dạy nghể có liên quan tới gỗ. Trong đó có 4 trường chuyên đào tạo công nhân trồng rừng, khai thác gỗ từ rừng. Do đó công nhân chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay gần như chỉ được đào tạo ngay chính trong nhà máy của mình chứ không có trường đào tạo ban đầu. * Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Đây là yếu tố rất quan trọng, nó là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện ở khả năng huy động vốn và quy mô của doanh nghiệp. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ * Tỷ giá hối đoái hiện hành: tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia, hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nếu tỷ giá hối đoái cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh về giá do nó gián tiếp hạ giá thành sản phẩm so với nước ngoài, từ đó có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn và trực tiếp từ những biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá tăng sẽ thúc đẩy quá trình nhập khẩu, còn nếu tỷ giá biến động giảm sẽ thúc đẩy quá trình nhập khẩu. * Khả năng sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu của đất nước: Khả năng này đảm bảo nguồn hàng cho doanh nghiệp, các mặt hàng sẽ được sản xuất với các tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại… có đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài hay không, vì vậy nó quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Một đất nước có nền kinh tế phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, có khả năng sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, tính thẩm mỹ cao , giá cả lại phải chăng sẽ có những thuận lợi rất lớn , tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu của mình. Ngược lại nếu khả năng sản xuất trong nước yếu kém, các sản phẩm làm ra đơn điệu, kém chất lượng thì các doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc canh tranh trên thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Năm 2003, xuất khẩu sản phẩm gỗ ở nước ta đạt 560 triệu USD , tăng 36.59 % so với năm trước. Năm 2004 bất ngờ tăng vọt lên gấp đôi với 1,12 tỉ USD. Năm 2005 tiếp tục tăng vượt bậc đạt 1,6 tỉ USD, tăng trên 41%. Năm 2006, kim ngạch từ mặt hàng này đạt trên 1,9 tỉ USD. Việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thay đổi đã làm gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng này. Năm 2006, đồ gỗ nội thất trong nhà chiếm phần lớn tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ. Ngoài ra các mặt hàng khác như ghế gỗ, sản phẩm ngoài trời, đồ nội thất văn phòng, dăm gỗ … cũng tăng mạnh về lượng xuất khẩu. * Mức cạnh tranh của các doanh nghiệp : Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế do đó số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này là rất lớn. Công nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt Nam đang ở độ tuổi sung sức, thị trường nhiều tiềm năng nên số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, bao gồm nhiều loại hình.Cụ thể, có 1500 – 1800 cơ sở mộc nhỏ với năng lực chế biến từ 15 – 200 m3 gỗ /năm /cơ sở, và 1200 doanh nghiệp với năng lực chế biến 2 triệu m3 gỗ /năm /doanh nghiệp, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân. Trong số các nhà sản xuất nói trên, có tới 450 dơn vị tham gia xuất khẩu và đặt mục tiêu đạt doanh số 3 tỷ USD vào năm 2010. * Tình hình phát triển của thị trường xuất khẩu gỗ: được thể hiện ở sức phát triển của sản phẩm quốc nội, thu nhập của người dân, tình hình lam phát, lãi suất. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu. Tháng 11 năm 2007 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 217,87 triệu USD, tăng 0,47% so với tháng 10 năm 2007, tăng 30,8% so với tháng 11 năm 2006. Cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,365 tỷ USD tăng 122,3% so với năm 2006. * Tình hình chính trị và hợp tác quốc tế : hiện nay nước ta phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu gỗ từ nước ngoài, do đó Chính phủ đã kí kết với chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thảo thuận về cung cấp gỗ nguyên liệu dài hạn cho Việt Nam. Công nghiệp đồ gỗ của Việt Nam còn có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với mức độ gia tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2006, có khoảng 420 nhà đầu tư sản xuất nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam với khoảng 330 triệu USD được thực hiện. Các nhà đầu tư đến chủ yếu từ châu Á, đặc biệt từ Đài Loan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch và Pháp. * Đặc điểm về sự thay đổi về văn hóa, xã hội của thi trường xuất nhập khẩu có tác động lớn đến các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp của các doanh nghiệp đối tác và nhu cầu của khách hàng. * Chính sách thương mại của quốc gia có sự tham gia của doanh nghiệp: mỗi quốc gia có những chính sách thương mại riêng của mình, các chính sách này sẽ tạo thuận lợi hoặc gây ra những cản trở đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải biêt thích nghi để có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp của mình. * Mức độ cạnh tranh quốc tế : khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp, tổ chức, các công ty quốc tế tham gia cùng một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Những yếu tố kể trên có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp với chiều hướng, thời gian và những mức độ khác nhau. Để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả đồng thời tránh được những rủi ro ngoài mong muốn, doanh nghiệp cần nắm bắt được những thay đổi của các yếu tố đó để xây dựng chiến lược kinh doanh và các giải pháp kịp thời. 1.3. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới 1.3.1.1. Tổng quan thị trường gỗ thế giới Gỗ là mặt hàng nguyên liệu có quy mô buôn bán lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau dầu lửa và than đá. Có khoảng 12000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới. Sản phẩm gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những năm gần đây, nhu cầu về gỗ trên thế giới rất lớn do thương mại đồ gỗ nội thất thế giới và nhu cầu xây dựng tăng nhanh. Năm nước sản xuất với sản lượng lớn nhất thế giới trong những năm gần đây là Brazil, Indonexia, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan. Brazil là nước sản xuất gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng gỗ năm 2005 là 133.272.000 m3, đứng thứ hai là Malaysia với sản lượng 33.410.000 m3, tiếp theo là Inddooneexxia, Ấn Độ và Thái Lan. Mỹ, Trung Quốc , Nhật Bản, Phần Lan, Anh là những nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới. Mỹ là nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu năm 2005 là 54.285.000 m3, Trung Quốc nhập khẩu nhiều thứ hai với kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 33.511.000 m3, tiếp theo là Nhật Bản, Phần Lan, và Anh với kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 26.897.000 m3, 13.621.000 m3, và 10.799.000 m3. Bảng 1 : Kim ngạch nhập khẩu gỗ của một số nước năm 2005 Đơn vị : M3 Kim ngạch nhập khẩu gỗ năm 2005 Mỹ 54.285.000 Trung Quốc 33.511.000 Nhật Bản 26.897.000 Phấn Lan 13.621.000 Anh 10.799.000 Nguồn: Báo Thương Mại Malaysia, Indonexia, Brazil, Papua New Guinea và Ghana là những nước xuất khẩu gỗ lớn nhất trên thế giới trong những năm gần đây. Năm 2005, Malaysia là nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng 6.014.000 m3, tiếp theo là các nước Brazil, Papua New Guinea và Ghana. 1.3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới. Năm 2005, trị giá của lượng đồ gỗ nội thất trên thế giới đạt khoảng 267 tỷ USD,tăng 6,8% so với năm 2005 (259 tỷ USD), trong đó nhóm các nước công nghiệp phát triển ( Mỹ ,Italia, Đức, Nhật Bản, Canada, Anh và Pháp) chiếm 55% tổng giá trị đồ gỗ nội thất toàn thế giới và nhóm các nước đang phát triển chiếm 45% , riêng Trung Quốc đã chiếm 14% giá trị này. Những nước sản xuất đồ gỗ nội thất lớn trên thế giới bao gồm Mỹ (54,4 tỷ USD), Trung Quốc (37,9 tỷ USD), Italia (23,7 tỷ USD), Đức (18,9 tỷ USD), Nhật Bản (12,4 tỷ USD), Canada (11,7 tỷ USD), Anh (10,1 tỷ USD) và Pháp ( 9,2 tỷ USD). Bảng 2: Giá trị sản lượng đồ gỗ nội thất của các nước năm 2005 Đơn vị : tỷ USD Giá trị lượng đồ gỗ nội thất các nước năm 2005 Mỹ 54,4 Trung Quốc 37,9 Italia 23,7 Đức 18,9 Nhật Bản 12,4 Canada 11,7 Anh 10,1 Pháp 9,2 Nguồn : Báo Thương Mại Trao đổi thương mại đồ gỗ nội thất diễn ra chủ yếu ở 60 quốc gia, trong đó những nước nhập khẩu đồ gỗ nội thất chủ yếu trên thế giới là Mỹ (23,8 tỷ USD), Đức (8,3 tỷ USD), Anh (6,7 tỷ USD), Pháp (5,9 tỷ USD) và Nhật Bản (3,7 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới là 83,9 tỷ USD. Bảng 3 : Giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của mốt số nước năm 2005 Đơn vị : tỷ USD Giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của mốt số nước năm 2005 Mỹ 23,8 Đức 8,3 Anh 6,7 Pháp 5,9 Nhật Bản 3,7 Nguồn : Báo Thương Mại Mỹ là nước nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất trên thế giới, chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới. Chỉ tính riêng năm nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản) chiếm tới 52,49% tổng kim ngạch, phần còn lại của thế giới chỉ chiếm 47,51%. Nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD năm 2005, chiếm gần 17% trong tổng kim ngạch thế giới. Theo sau là Italia với kim ngạch xuất khẩu là 10,1 tỷ USD , Đức là 6,5 tỷ USD, Ba Lan 5,3 tỷ USD,Canada 4,4 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới là 82 tỷ USD. Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất một số nước năm 2005 Đơn vị : tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất một số nước năm 2005 Trung Quốc 13,5 Italia 10,1 Đức 6,5 Ba Lan 5,3 Canada 4,4 Nguồn : Báo Thương Mại Theo thống kê của CSIL Milano’s World Furniture outlook 2006/2007, kết quả của việc mở cửa thị trường đồ gỗ nội thất trong 10 năm qua là do thương mại quốc tế về sản phẩm nội thất có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả tốc độ sản xuất. Năm 2006 và 2007 GDP của thế giới được tiếp tục tăng trưởng nhanh, do đó thương mại quốc tế về đồ gỗ nội thất cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. 1.3.2. Diễn biến thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam Theo hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), xuất khẩu đồ gỗ hiện xếp thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và đạt mức tăng trưởng trung bình 50% /năm. Từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia, có kim ngạch xuất khẩu cao, tập trung chủ yếu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… Kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ tăng từ 115,46 triệu USD năm 2003 lên 900 triệu USD năm 2006, EU từ 160 triệu USD năm 2004 lên 500 triệu USD năm 2006, Nhật Bản: từ 137,9 triệu USD năm 2003 lên 286,8 triệu USD năm 2006. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2006 tính riêng trong tháng 1 năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 224 triệu USD, tăng 31,8% so với tháng 1 năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ hai tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 404 triệu USD, tăng 42,3% so với cùng kí năn 2006. Với tốc độ tăng trưởng của thị trường đồ gỗ nội thất thế giới, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trên 20%, đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2007. Trong tháng 10 năm 2007, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước đạt 190 triệu USD, tăng 4,3% so ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20174.doc