Lời nói đầu
Muốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, chủ yếu phải dựa vào nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao năng suất lao động là vấn đề luôn được quan tâm từ trước tới nay.
Trước đây, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động để đánh giá chất lượng của các cơ sở kinh tế quốc dân. Nhưng, từ khi đổỉ mới cơ chế kế hoạch hoá, chỉ tiêu năng suất lao động ít được chú ý đến, tình hình này làm cho những nghiên cứu tính to
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại Công ty cơ khí chính xác số 1 Thanh Xuân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án của các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành cơ khí nói riêng cũng như toàn nền kinh tế nói chung có phần bị sao nhãng. Vài năm gần đây nhu cầu đánh giá, xác định hiện trạng của sự phát triển chung nền kinh tế cũng như trong ngành cơ khí nước ta trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế mở rộng, thì các chỉ tiêu năng suất lao động trong ngành cơ khí đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện hơn.
Với tinh thần đó sau quá trình thực tập tại công ty cơ khí chính xác số I, em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội’’.
Do quá trình thực tập có hạn, bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế mong thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty thông cảm và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Nội dung của chuyên đề gồm những phần sau:
Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động.
Phần II: Phân tích năng suất lao động tại công ty CKCXI.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty.
Phần I
Những lý luận cơ bản về năng suất lao động
I. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động.
1. Khái niệm năng suất lao động.
Theo Các Mác thì năng suất lao động là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích’’(1). Năng suất lao động thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động phản ánh hiệu quả sử dụng lao động sống tron(1). C. Mác. Tư bản quyển 1. T1. NXB Sự thật. Hà nội, 1960 - trang 26
g quá trình sản xuất và được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian lao động hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Quan niệm truyền thống về năng suất chủ yếu là hướng vào đầu vào, tập trung hướng vào các yếu tố đầu vào như lao động, vốn trong đó lao động sống là yếu tố trung tâm. Vì vậy, ở nhiều nước, nhiều khi người ta đồng nhất năng suất với năng suất lao động.
Theo Uỷ ban năng suất thuộc hội đồng năng suất Châu Âu thì “năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng, con người hôm nay có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa, nó đòi hỏi những cố gắng phi thường không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người”(2).
Đây là một khái niệm trừu tượng, nhấn mạnh đến mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất với các đặc trưng : năng suất được hiểu rộng hơn, như là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội. Quan niệm này đòi hỏi mối quan hệ lợi ích người lao động-doanh nghiệp-người tiêu dùng. Tác động tổng hợp cuả năng suất lao động là hoàn thiện chất lượng cuộc sống con người. Lợi ích từ năng suất được phân chia tốt hơn cho chủ sở hữu, người lao động và khách hàng.
2. Tăng năng suất lao động.
Tăng năng suất lao động “sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất của lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động(2). Tạp chí Năng suất lao động
ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn’’(3).
II. Phân loại năng suất
Việc phân loại năng suất phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có hai cách phân loại chủ yếu sau:
1. Căn cứ vào tính chất, năng suất chia thành ba loại: tổng năng suất, năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất bộ phận.
a. Tổng năng suất.
Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của tất cả các yếu tố sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh trạng thái tổng quát về năng suất mà không đi sâu phân tích đóng góp của từng yếu tố riêng và được tính theo công thức sau:
Pt =Qt/ (L+C+R+Q)
Trong đó:
Pt là tổng năng suất.
Qt là tổng đầu ra.
L là nhân tố lao động.
C là nhân tố đầu vào.
R là nguyên liệu thô.
Q là những hàng hóa và những dịch vụ khác.
b. Năng suất bộ phận
Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá sự đóng góp của từng nhân tố riêng biệt.
Năng suất bộ phận = đầu ra (gộp hoặc ròng)/(một nhân tố).
Có hai loại năng suất bộ phận quan trọng nhất là năng suất lao động và năng suất vốn.
c. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Đây là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp các yếu tố đầu vào. Về bản chất, TFP là năng suất được tạo nên do tác động của các nhân tố vô hình (thay đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng lao động, cải tiến quản lý và cải tiến tổ chức…) thông qua sự biến đổi của các nhân tố hữu hình (đặc biệt là lao động và vốn). Đó là kết qủa sản xuất tạo ra thêm ngoài phần đóng góp của các yếu tố sản xuất được sử dụng.
Theo quan điểm phát triển, TFP phản ánh hiệu suất đích thực của nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển khi đạt được tổng mức đầu ra lớn hơn tổng mức đầu vào. Song nếu mức lớn hơn đó chỉ dựa vào đơn thuần vào sự gia tăng của các yếu tố đầu vào thì nền kinh tế đó tuy phát triển song chưa có hiệu suất. Do vậy, một nền kinh tế phát triển có hiệu suất khi tổng mức tăng của đầu ra lớn hơn rất nhiều so với tổng các phần tăng của các yếu tố đầu vào.
2. Căn cứ vào phạm vi
a. Năng suất lao động cá biệt.
Năng suất lao động cá biệt phản ánh hiệu quả của lao động sống, và thường đo bằng khối lượng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động cá biệt ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống và hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công lao động theo năng suất cá biệt hoặc theo mức độ thực hiện của từng cá nhân.
b. Năng suất của doanh nghiệp.
Năng suất của doanh nghiệp là tỷ số giữa tổng đầu ra của doanh nghiệp với tổng đầu vào có điều chỉnh hệ số lạm phát trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, cạnh tranh scủa doanh nghiệp phụ thuộc vào chi phí và chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Chi phí thấp với chất lượng cao của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra tạo ra sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
c. Năng suất quốc gia.
Năng suất quốc gia phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một lao động ở một nước cụ thể. Năng suất quốc gia tạo ra sức mạnh kinh tế của một đất nước và là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn sống. Năng suất quốc gia là chỉ số của nền kinh tế quốc dân nói chung và chỉ số để so sánh giữa các nước.
III. Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan.
1. Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả kính tế
Hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Hiệu quả là phạm trù rộng bao trùm mọi vấn đề. Hiệu quả của các hoạt động kinh tế cuả doanh nghiệp không chỉ phản ánh thông qua các chỉ tiêu tài chính mà bao gồm cả các kết quả xã hội mà nó mang lại. Hiện nay, theo khái niệm của các nước, khái niệm năng suất rộng hơn và sẽ bao trùm cả hiệu quả. Năng suất được hiểu hai mặt là hiệu quả và tính hiệu quả. Hiệu quả là nói về mức độ sử dụng các nguồn lực và tính hiệu quả của chi phí hay hiệu qủa của việc khai thác, huy động sử dụng các nguồn lực đầu vào, nó gắn với lợi nhuận hơn. Tính hiệu qủa chủ yếu đề cập đến mặt chất của đầu ra như tính hữu ích, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ bảo đảm các yêu cầu về xã hội.
Đối với các doanh nghiệp, tăng năng suất là phạm trù rộng hơn hiệu quả, bao gồm đồng thời việc hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng và nguồn lực để tăng lợi nhuận lẫn việc mở rộng số lượng và chủng loại hàng hoá, nâng cao không ngừng chất lượng và dịch vụ của hàng hoá nhằm tăng thoả mãn của hàng hoá đối với người tiêu dùng và cả xã hội. Nâng cao năng suất cần thiết phải bảo đảm sử dụng nhiều lao động hơn với chất lượng lao động cao hơn.
2. Mối quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh.
Quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh là mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại lẫn nhau.
Trong mối quan hệ năng suất và cạnh tranh thì năng suất là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững. Năng suất có tác động mạnh tới khả năng cạnh tranh do:
Tài sản cạnh tranh kết hợp với quá trình cạnh tranh tạo ra khả năng cạnh tranh.
Trước kia, người ta coi khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào lợi thế so sánh về tài nguyên và nhân lực. Điều này không thể giải thích được tại sao những nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả năng cạnh tranh lại cao. Vì vậy khả năng cạnh tranh cần tạo ra từ năng lực quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực.
Do giữa năng suất và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại nên khả năng cạnh tranh cũng có tác động ngược trở lại. Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả, nhờ đó chuyển thành năng suất cao hơn, chi phí lao động trên một đơn vị GDP giảm xuống trong khi sản phẩm vẫn đạt hoặc vượt mức đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Khả năng cạnh tranh tăng lên phụ thuộc vào cả hai yếu tố giảm chi phí và tăng mức thỏa mãn nhu cầu. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh khả năng cạnh tranh là chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoặc trong giá trị gia tăng.
Việc tăng khả năng cạnh tranh lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và trình độ tay nghề người lao động được nâng cao, tăng khả năng đầu tư vào mở rộng sản xuất. Nhờ đó lại tạo điều kiện cho tăng năng suất và nó lại tiếp tục làm tăng khả năng cạnh tranh. Đây là mối quan hệ trong trạng thái phát triển không ngừng.
3. Mối quan hệ giữa năng suất với tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng năng suất và tăng việc làm. Thực tế cho thấy, nếu không có khả năng tổ chức phát triển tốt, tăng năng suất không dẫn đến giảm việc làm. Hầu hết các nước có trình độ năng suất cao lại là những nước giải quyết tốt vấn đề việc làm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng năng suất và việc làm như sau:
GDP = (GDP/Việc làm)*Việc làm.
Do GDP/Việc làm = Năng suất lao động
Vì vậy GDP= Năng suất lao động*Việc làm
Từ đó, ta cũng có thể biểu hiện tăng trưởng kinh tế qua công thức sau:
Tăng trưởng kinh tế = tăng năng suất lao động + tăng việc làm
Trên phạm vi quốc gia, sự thay đổi năng suất không chỉ phản ánh sự thay đổi đầu ra trên một lao động trong từng khu vực kinh tế mà còn thể hiện sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng từ tái phân bố lao động từ những khu vực có năng suất thấp đến các khu vực có năng suất cao.
Trong doanh nghiệp, sự thay đổi phản ánh trong: thay đổi sản phẩm, lao động, thị phần.
4. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương.
Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương là một chỉ số rất cơ bản và là thước đo hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, tốc độ tăng năng suất lao động của doanh nghiệp phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Bởi vì:
a. Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện thông qua tổng mức chi phí lao động bình quân cho một đơn vị sản phẩm (ULC). Nâng cao năng suất lao động sẽ cho phép giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
ULC = tổng chi phí lao động/tổng sản phẩm
Chia cả tử và mẫu cho số lao động bình quân ta có:
ULC = (tổng chi phí lao động/lao động)/ (tổng sản phẩm/lao động)
= Mức tiền lương bình quân/năng suất lao động
Từ đó ta có:
Tốc độ tăng mức chi phí lao động/sản phẩm = (tốc độ tăng tiền lương)
– (tốc độ tăng năng suất lao động)
Để tăng tính cạnh tranh, thì (tốc độ tăng chi phí lao động/sản phẩm) < 0 hay ta có:
Tốc độ tăng năng suất lao động > tốc độ tăng tiền lương
b. Năng suất lao động chỉ là một bộ phận của tổng năng suất chung.
Một mặt, tăng năng suất lao động có phần đóng góp của người lao động như nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao kiến thức, tổ chức kỷ luật, sáng tạo…Tuy nhiên, năng suất lao động cá nhân và xã hội còn tăng lên do các nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…). Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân.
c. Do yêu cầu của tích luỹ.
Yêu cầu tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động còn thể hiện mối quan hệ lớn nhất trong xã hội. Đó là quan hệ giữa đầu tư và tiêu dùng. Chúng ta biết rằng, phát triển kinh tế dựa trên hai yếu tố là tăng số thời gian làm việc và tăng năng suất lao động thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này đòi hỏi sản phẩm làm ra không phải đem toàn bộ dùng để nâng cao tiền lương thực tế mà còn phải tích lũy càng cao thì tốc độ tăng năng suất lao động càng cao.
Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như nội bộ doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì cần duy trì tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Nhưng mối quan hệ giữa tốc độ tăng (Dt) năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân bao nhiêu là hợp lý, lại còn phụ thuộc vào một số điều kiện kinh tế và chính sách tiền lương của từng thời kỳ, từng ngành và doanh nghiệp cụ thể và được xác định bằng công thức sau đây.
Dt = (Itl-1)/ (Iw – 1)
Trong đó : Dt : là số % tiền lương bình quân tăng lên khi 1% năng suất lao động tăng lên.
ITl : Là chỉ số tiền lương giữa 2 thời kỳ TH/KH hoặc KH/BC.
IW : là chỉ số năng suất giữa 2 thời kỳ TH/KH hoặc KH/BC.
IV. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động.
Có nhiều loại chỉ tiêu tính năng suất lao động. Lựa chọn chỉ tiêu nào phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Có ba loại chỉ tiêu chủ yếu sau: năng suất lao động tính bằng hiện vật; năng suất lao động tính bằng giá trị; năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.
1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật.
Là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động cuả một công nhân hoặc một công nhân viên.
Công thức tính: W = Q/ T
Trong đó:
W là mức năng suất lao động một công nhân hay một công nhân viên.
Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật.
T là tổng số công nhân hoặc công nhân viên.
Ưu điểm cuả chỉ tiêu này là biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả, có thể so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm như: chỉ có thể sử dụng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chỉ tiêu này không dùng để tính cho sản phẩm dở dang được.
2. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị.
Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định)của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân (hoặc một công nhân viên).
Công thức tính:
W =Q/T
Trong đó:
W là mức năng suất lao động của công nhân (hay một công nhân viên) tính bằng tuổi.
Q là tổng sản lượng tính bằng tiền.
T là tổng số công nhân (hoặc công nhân viên).
Chỉ tiêu này có ưu điểm là có thể dùng tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật. Chỉ tiêu này được áp dụng cho các cấp doanh nghiệp và quốc gia, có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các ngành với nhau.
Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm như không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ, chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp phân xưởng. Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức năng suất lao động của doanh nghiệp. Dùng chỉ tiêu này trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc thay đổi ít vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động.
3. Chỉ tiêu tính năng năng suất lao động bằng thời gian lao động.
Chỉ tiêu này dùng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện năng suất lao động.
Công thức tính là:
L=T/Q
Trong đó L là lượng lao động của sản phẩm (tính theo đơn vị thời gian).
T là thời gian lao động đã hao phí.
Q là số lượng sản phẩm.
Thời gian lao động đã hao phí được tính bằng cách tính thời gian hao phí của các bước công việc, các chi tiết của sản phẩm và được phân chia thành: lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động chung(Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx),lượng lao động đầy đủ (Lđđ)và được biểu hiện theo công thức sau:
Lch = Lcn + Lpv
Lsx = Lch + Lqvs
Lđđ = Lsx + Lql
Lđđ = Lcn + Lpv + Lpvs + Lql
Trong đó, Lpv là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ, Lqvs là lượng lao động phục vụ quá trình sản xuất, Lql là lượng lao động quản lý sản xuất bao gồm lượng thời gian lao động hao phí của cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng, tạp vụ, chữa cháy, bảo vệ.
Chỉ tiêu này có ưu điểm là thể hiện một cách rõ ràng thời gian lao động hao phí của từng bước công việc cũng như từng chi tiết sản phẩm.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là công việc thống kê để xác định thời gian hao phí cho từng bước công việc, từng chi tiết sản phẩm là rất khó. Chỉ tiêu này không dùng để tính cho năng suất lao động của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Ngoài ba loại chỉ tiêu chủ yếu trên, còn có một số loại chỉ tiêu tính năng suất lao động khác. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của nó chưa rộng. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và thực tế từng doanh nghiệp.
V. Những nhân tố tác động tới năng suất lao động.
Có những cách phân loại khác nhau về các yếu tố tác động tới năng suất lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động có thể được chia thành ba nhóm sau: các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người; các yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất; các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho các náy móc cũ.
Cùng với quá trình phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động ngày một được nâng cao, các nguyên vật liệu mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi và hữu ích hơn ngày một xuất hiện nhiều thay thế cho các nguyên vật liệu cũ đã kéo theo sự gia tăng năng suất lao động xã hội ngày một cao, khoảng cách giữa năng suất lao động trước kia và ngày nay càng một xa hơn.
Con người và quản lý con người tác động rất lớn đến năng suất lao động. Để đạt năng suất tối đa cần tạo ra môi trường tốt nhất cho phối hợp giữa quản lý, lao động và yếu tố công nghệ. Mối quan hệ đó bản thân nó là kết quả của năng suất. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới trong đó luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của lực lượng lao động tao ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản suất, đặc biệt là con người.
Cũng như quản lý, lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động tới năng suất lao động. Năng suất của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nêú không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng.
Trong một doanh nghiệp, khi xét đến các nhân tố tác động tới năng suất lao động thì người ta thường đề cập đến các nhân tố như:
+ Biến động về mức và tốc độ năng suất lao động qua một số năm.
+ Kết cấu công nhân viên ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp như thế nào.
+ Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động được thực hiện như thế nào (bao gồm khả năng giảm lượng lao động năm thực hiện so với kế hoạch và khả năng giảm lượng lao động hao phí cho một triệu đồng giá trị sản lượng).
+ Khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động (bao gồm việc sử dụng quỹ thời gian lao động ngày, tháng và năm).
+ Phân tích quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương bình quân qua một số năm.
Ngoài ra, người ta có thể dùng một số nhân tố khác để phân tích về năng suất lao động của doanh nghiệp. Việc phân tích những nhân tố nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Sự ảnh hưởng của yếu tố này tới năng suất lao động là một khách quan. Điều kiện thiên nhiên của mỗi quốc gia khác nhau rất khác nhau và tác động đến năng suất lao động cũng không giống nhau. Điều kiện đó tạo ra những thuận lợi và khó khăn riêng và con người cần phát huy lợi thế và hạn chế sự ảnh hưởng không có lợi của tự nhiên. Điều kiện khí hậu nóng lạnh khác nhau đã tạo ra những sản phẩm khác nhau với giá trị không giống nhau. Nếu như đất đai ảnh hưởng đến nông nghiệp rất lớn, tạo ra năng suất và chủng loại cây trồng khác nhau thì sự giàu có về tài nguyên khoáng sản và địa hình thuận lợi đã tạo điều kiện rất tốt cho công nghiệp khai khoáng với giá thành rẻ hơn và năng suất khai thác cao hơn.
Con người đã khai thác những nguồn năng tiềm tàng của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống với hiệu quả khai thác và sử dụng ngày càng cao. Và việc hạn chế những tác hại của tự nhiên cũng đã được tiến hành từ khi xuất hiện loài người. Tuy nhiên, con người vẫn chưa ngăn ngừa hoàn toàn được sự tác hại của tự nhiên đối với sản xuất, cũng như chưa thể khai thác hết tiềm năng của tự nhiên. Vì vậy, sự tác động của tự nhiên tới năng suất lao động vẫn tồn tại một cách khách quan.
Phần II
Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội
I. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cơ khí chính xác số I có trụ sở chính ở số 275 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại liên lạc: 8584387 và 8581694
Tổng diện tích mặt bằng nhà máy là 21750 m2. Trong đó, diện tích văn phòng và cửa hàng là 5950 m2, diện tích kho và nhà xưởng là 15800 m2.
Công ty cơ khí chính xác số I là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty máy động lực, máy nông nghiệp thuộc bộ công nghiệp, có tư cách pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo quyết định của Nhà nước.
Trên cơ sở nhà máy cơ khí điện ảnh sát nhập với phân xưởng thuỷ lực của nhà máy công cụ số I. Công ty cơ khí chính xác được mang tên thành lập theo quyết định số 1091- CL/CB ngày 04/12/1978 của bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim.
Các giai đoạn phát triển của công ty:
Từ năm 1962-1978, công ty chuyên sản xuất máy chiếu phim, sản xuất phụ tùng máy chiếu.
Từ năm 1979-1995, công ty chuyên sản xuất quạt điện, sản xuất tủ hồ sơ, tủ văn phòng, sản xuất két bạc, sản xuất phụ tùng, linh kiện xe máy.
* Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty:
Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, nguyên liệu, nhân lực phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Từ năm 1979 đến nay, công ty đã có nhiều sản phẩm đa dạng:
Các loại quạt như: quạt bàn, quạt cây, quạt treo tường, quạt hút công nghiệp.
Sản xuất động cơ, phụ tùng cơ khí, các sản phẩm ngành điện nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu cho công ty.
Sản xuất bơm thuỷ lực, bơm nước, các phụ kiện lắp đặt ngành nước.
Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận tải đường bộ và kinh doanh xe máy.
Các sản phẩm khác như: nhựa, bao bì, bàn nâng hạ xe máy…. giúp cho công ty chủ động sản xuất kinh doanh ngay cả khi thị trường có biến động.
Công ty tổ chức lại hệ thống kinh doanh tiêu thụ sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của xu hướng của thời đại mới: mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới phương pháp kinh doanh đưa hàng đến tận các đại lý, các hộ tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sau bán hàng. Đẩy mạnh công tác thị trường, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm kinh tế kỹ thuật.
1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và những thuận lợi khó khăn.
1.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 1996-2001.
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn độc lập tự hạch toán. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, do có sự thay đổi nên công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự quyết tâm, đồng sức đồng lòng của các cán bộ và lao động trong công ty. Nhờ vậy, công ty đã dần vượt qua những khó khăn bước đầu. Kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây được đánh giá qua một số chỉ tiêu chủ yếu trong biểu dưới đây:
Kết qủa sản xuất kinh doanh qua các năm 1996-2001
Biểu số 1
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
18300
14000
16600
19700
20800
23000
2. Tổng doanh thu
Triệu đồng
14600
11030
14200
15200
17000
20000
3. Tổng số CNV, trong đó:
Người
580
498
462
402
430
450
a. Lao động quản lý, CM, KT
Người
178
170
125
90
90
94
b. Công nhân sản xuất
Người
402
328
337
312
340
356
4. Tổng quỹ tiền lương
Người
2100
2100
2200
2300
2400
2600
5. Nộp ngân sách
Triệu đồng
231
435
649
856
1133
1300
6. Lợi nhuận
Triệu đồng
-1352
-814
-152
3
30
100
7. NSLĐ bình quân (7=1/3, 7=2/3)
Triệu đồng
25,17
22,14
30,73
37,81
39,53
44,44
8. NSLĐ bình quân 1 công nhân sản xuất (8=1/3b, hoặc 2/3b)
Triệu đồng
36,32
33,62
42,14
48,72
50
56,18
9.Tiền lương bình quân (9=4/3)
Triệu đồng
3,62
4,22
4,76
5,72
5,58
5,77
Nguồn: báo cáo tài chính cuối năm của công ty
Từ bảng trên ta thấy: nhìn chung giá trị tổng sản lượng tăng đều qua các năm. Giá trị tổng sản lượng năm 2001 tăng tuyệt đối so với năm 1996 là 4700 triệu đồng, tăng tương đối là 25,68%. Giá trị tổng sản lượng năm 2001 tăng tuyệt đối so với năm 2000 là 2200 triệu đồng, tăng tương đối là 10,58%. Tổng doanh thu năm 2001 tăng tuyệt đối so với năm 1996 là 5400 triệu đồng, tăng tương đối là 36,99%. Tổng doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng tuyệt đối là 3000 triệu đồng, tăng tương đối là 17,65%.
Giá trị tổng sản lượng và doanh thu đều tăng dần qua các năm và tốc độ tăng khá cao, trung bình từ 10% trở lên, mặc dù số lượng lao động giảm dần qua các năm. Năm 2000 giảm 130 lao động so với năm 1996, tổng số cán bộ công nhân viên năm 1999 giảm so với năm 1996 là 78 người. Lý do công ty mở rộng sản xuất mua những máy móc hiện đại thay thế những máy móc cũ kỹ lạc hậu, khấu hao tàu sản thì lớn, tống nguyên vật liệu, tốn điện. Với sự đầu tư đó, công ty vừa tăng doanh thu giá trị tổng sản lượng, vừa tiết kiệm được chi phí để sản xuất sản phẩm. Nhưng từ năm 2000, tăng lên 28 lao động so với năm 1999, năm 2001 tăng 20 lao động so với năm 2000 do công ty tuyển thêm những lao động có tay nghề, trình độ cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ sản xuất của công ty.
Giá trị tổng sản lượng và tổng doanh thu tăng qua các năm qua nhưng lợi nhuận của công ty thu được ở mức thấp, thậm chí trong ba năm 1996-1998, công ty còn làm ăn thua lỗ. Nhất là năm 1996, công ty bị thua lỗ cao nhất là 1352 triệu đồng. Nhưng từ năm 1999-2000, lợi nhuận của công ty đã có chiều hướng tăng lên khá nhanh. Năm 1999, lợi nhuận của công ty là 3 triệu đồng, đến năm 2001 tăng hơn 10 lần. Nguyên nhân là do năm 1996-1997, công ty chưa kịp thời đổi mới nên sản phẩm không cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập từ Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng từ năm 1999-2001, công ty đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả do sản phẩm đã được đổi mới, cải tiến cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập và dần lấy lại được uy tính của công ty.
Năng suất lao động bình quân một công nhân viên năm 2001 so với năm 1996 tăng tuyệt đối là 19,27 triệu đồng, tăng tương đối là 76,55%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng tuyệt đối là 4,91 triệu đồng, tăng tương đối là 12,42%. Chứng tỏ rằng quá trình đầu tư đổi mới, áp dụng khoa học, kỹ thuật của công ty rất hiệu quả, năng suất lao động bình quân tăng rất cao, nhất là năm 2001 so với năm 1999 tăng 100,72%.
Về tiền lương bình quân một công nhân viên năm 2001 so với năm 1996, tăng tuyệt đối là 2,15 triệu đồng, tăng tương đối là 59,39%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng tuyệt đối là 0,19 triệu đồng, tăng tương đối là 3,4%. Tiền lương bình quân của một lao động tăng dần qua các năm, đời sống của người lao động được cải thiện.
Tốc độ tăng tiền lương bình quân định gốc năm (2001 so với năm 1996) tăng một lượng tuyệt đối là 2,15 triệu đồng, tăng tương đối là 59,39% nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động định gốc với số tuyệt đối là 19,27 triệu đồng, số tương đối là 76,55%. Cụ thể là 59,39%<76,55%. Như vậy, công ty đã đảm bảo tốt nguyên tắc trả lương, tức là tốc độ tăng tiền lương bình quân định gốc nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân.
Ngoài thu nhập từ sản xuất kinh doanh, công ty còn có thêm nguồn thu nhập khác từ: cho thuê phân xưởng, toà nhà cho thuê. Công ty còn có thêm nguồn vốn và tăng thu nhập cho người lao động: năm 2000 là 500 triệu đồng, năm 2001 là 700 triệu đồng nên đời sống của người lao động cũng được cải thiện. Năm 2000, thu nhập bình quân của một lao động là 6,74 triệu đồng, năm 2001, thu nhập bình quân của một lao động là 7,33 triệu đồng.
Như vậy, công ty đã có những hoạt động với những tín hiệu đáng mừng nhưng chưa thật rõ ràng, vững chắc. Trong những năm tới cần sự cố gắng nhiều hơn nữa của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Phải đồng sức đồng lòng đưa công ty phát triển phù hợp với tiến trình toàn cầu hoá.
1.2.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty.
* Thuận lợi:
Công ty là một đơn vị vừa quản lý vừa sản xuất kinh doanh nên một nửa sản lượng được ổn định bằng vốn giao dế hoạch. Còn lại công ty sản xuất theo đơn đặt hàng.
Sản phẩm làm ra công ty phải chịu trách nhiệm bán hàng, tự hạch toán chín._.h điều này tạo ra sự độc lập của công ty.
Công ty có bề dày hơn 30 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển trên một địa bàn ổn định là khu vực nội thành. Nằm trong trung tâm khu vực kinh tế, thuận lợi trong việc phân phối các mặt hàng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh doanh.
Công ty được sự quan tâm của các cấp các ngành chủ quản.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, công ty còn gặp nhiều khó khăn như:
Về vấn đề vốn sản xuất thì công ty vẫn thiếu, phải đi vay thêm ở bên ngoài.
Các sản phẩm của công ty mang tính chất thời vụ, công ty cần mở rộng các sản phẩm hơn nữa.
Máy móc thiết bị phần lớn là rất cũ, sử dụng từ lâu, muốn đổi mới lại gặp khó khăn về vốn.
Trình độ văn hoá của công nhân nói chung là chưa cao.
2. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng đến năng suất lao động.
2.1. Đặc điểm về quá trình công nghệ.
Hiện nay, công ty có bảy phân xưởng chính: Phân xưởng cơ khí II, phân xưởng cơ khí I, phân xưởng gò dập, phân xưởng động cơ, phân xưởng sơn tĩnh điện, phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ điện.
Công ty chuyển sang sản xuất kinh doanh hàng hoá trong điều kiện cơ sở vật chất chưa được đầu tư thiết bị đổi mới. Hầu hết thiết bị đã xuống cấp, công nghệ trở nên lạc hậu, năng suất lao động kém, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống của người lao động gặp không ít khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lao động.
2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức.
Công ty có cơ cấu tổ chức theo chức năng mà giám đốc là người điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm cho từng phòng ban. Trưởng phòng ban có kế hoạch cụ thể xuống từng phân xưởng, từ đó chi tiết đến từng người lao động.
Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty: quan hệ giữa các phòng ban và đơn vị trong công ty là mối quan hệ ngang bằng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ và giám đốc trong công ty. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình các phòng ban chủ động giải quyết công việc mỗi khi được giám đốc giao. Giữa các phòng ban có sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, cung cấp số liệu, hồ sơ liên quan đến các mặt hoạt động của công ty. Những nhiệm vụ giám đốc giao có liên quan đến các phòng ban đề có sự trao đổi, bàn bạc.
Cơ cấu tổ chức của công ty: bảng trang bên.
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban: là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập. Công ty quản lý theo một cấp, đứng đầu là giám đốc công ty và hai phó giám đốc.
- Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao cấp nhất của công ty, có quyền quyết định mọi quá trình hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm chung,phụ trách chung, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc do bộ trưởng bộ công nghiệp bổ nhiệm.
- Phó giám đốc kỹ thuật: giúp giám đốc trong công tác sản xuất, kỹ thuật, chỉ đạo và điều hành các phân xưởng bộ phận sản xuất và các sản phẩm bảo đảm đúng quy cách và chất lượng.
- Phó giám đốc hành chính: giúp giám đốc trong hoạt động kinh doanh như khâu tiêu thụ sản phẩm và chăm la đời sống cán bộ công nhân viên.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương: có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động trong công ty. Lên kế hoạch về số lượng lao động cần thiết trong công ty, trình độ tay nghề của lao động trong công ty. Thực hiện chấm công hàng
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Px cơ điện
Px lắp ráp
Px sơn tĩnh điện
Px động cơ
Px gò
Px cơ khí I
Giám đốc
Phó giám đốc hành chính
Phó giám đốc kĩ thuật
phòngbảo vệ
phòngtổng hợp
phòngtài chính
phòng tổ chức
phòngkinh doanh
phòngkỹ thuật
phòngquản trị
Kho thành phẩm
Kho bán thành phẩm
Px cơ khí II
Ghi chú: đ Quan hệ trực tiếp
ô Quan hệ phối hợp
tháng để trả lương cho công nhân và chế độ chính sách của Nhà nước về lao động tiền lương.
- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cung ứng vật tư sản xuất, công tác quản lý hệ thống kho bán thành phẩm nội bộ và mua ngoài.
- Phòng kỹ thuật: thiết kế và chế tạo sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, huấn luyện nông cao tay nghề công nhân.
- Phòng kinh doanh: tạo lập thị trường tiêu thụ, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, quản lý hệ thống kho thành phẩm và tổ chức hệ thống bán buôn bán lẻ.
- Phòng kế toán tài chính: quản lý tài sản của công ty. Tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất, sử dụng tài chính doanh nghiệp đúng chế độ. Thống kê sản xuất kinh doanh, báo cáo theo quy định của công ty và Nhà nước, phân tích hoạt động kinh tế giảm giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển của công ty.
- Văn phòng giám đốc: chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng sơ bản, chống nóng, chống giột, chống ngập, y tế, khám chữa bệnh chăm lo sức khoẻ công nhân viên, công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, tổ chức ăn giữa ca, công tác văn phòng, công tác văn thư.
- Phòng bảo vệ: bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự trong công ty, phòng ngừa kẻ xấu phá hoại. Bảo vệ chính trị nội bộ, phòng chống cháy nổ, các tệ nạn xã hội và các công tác quốc phòng.
2.3 Đặc điểm nhân lực.
Năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên công ty là 458 người. Trong đó, có 362 người là công nhân sản xuất trực tiếp, còn lại 96 người là cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật. Công nhân sản xuất trong công ty 100% là công nhân kỹ thuật được đào tạo nghề cơ bản, ra trường hầu hết đạt bậc 3/7.
Phần lớn lao động trong công ty nằm trong độ tuổi 38-45. Đây là độ tuổi cũng không còn trẻ, về mặt sức khỏe, ở độ tuổi này cũng không phải là ở độ tuổi sung sức, nhưng về kinh nghiệm là một yếu tố rất đáng quý phù hợp với công việc sản xuất của công ty như lắp quạt, ép nhựa.
Việc sử dụng lao động trong công ty cũng khá đa dạng, vào mùa hè, công ty rất bận rộn vì vào mùa hè, nhu cầu về sản phẩm quạt rất lớn. Vào những tháng trái vụ, công việc của người lao động thường bị thiếu. Nên khi có nhiều đơn đặt hàng cần hoàn thành gấp để bảo đảm thời gian giao hàng công ty tiến hành sử dụng lao động thuê ngoài, tuy không phải đảm bảo các chính sách, chế độ đối với công nhân sản xuất trong biên chế của công ty nhưng cũng không thể bỏ qua việc quan tâm đến vấn đề an toàn và sức khỏe của họ.
Lao động trong công ty biến đổi rất nhanh chóng. Do tính chất thời vụ, công việc đột xuất, do yêu cầu đảm bảo tiến độ của đơn đặt hàng có khi cần một lực lượng lao động rất đông bao gồm nhiều ngành nghề nhưng có khi lại rất ít lao động được sử dụng. Trong công ty, có những lao động có trong danh sách nhưng vẫn không có việc làm do không đáp ứng được yêu cầu công việc sản xuất do đó công ty vẫn phải thuê thêm lao động ngoài.
Số lao động của công ty một phần thuộc biên chế trong công ty, một phần thuê ngoài. Số lao động thuê ngoài này đều được ký hợp đồng lao động từ một đến hai năm.
Số cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật của công ty gồm 96 người bao gồm cán bộ quản lý hành chính, cán bộ quản lý kỹ thuật, đội ngũ này đề có trình đọ trung cấp trở lên, và qua các năm, những cán bộ này được đào tạo thêm, bổ trợ những kiến thức nên trình độ của những người này đều được nâng lên. Do đó, quá trình họat động của bộ máy được thông suốt từ trên xuống dưới. Hơn nữa, đại đa số cán bộ quản lý trong công ty là những người đã trải qua những năm kinh nghiệm thực tiễn.
Đội ngũ cán bộ thuộc khâu kỹ thuật, công nghệ đa phần là những cán bộ đã qua đào tạo và trải qua nhiều năm kinh nghiệm nên kiến thức về kỹ thuật và thực tiến của họ khá sâu rộng. Đội ngũ quản đốc phân xưởng và đội ngũ quản lý kinh tế có kiến thức đảm bảo tốt các khâu tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế giúp cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
II. Phân tích năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I qua các năm 1997-2001.
1. Phân tích sự biến động của mức và tốc độ tăng năng suất lao động.
a. Phân tích mức và tốc độ tăng năng suất lao động tính theo tổng giá trị sản lượng.
Qua bảng số liệu 2 (trang bên) ta thấy, nhìn chung năng suất lao động bình quân một công nhân viên và năng suất lao động một công nhân sản xuất đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, sự gia tăng năng suất lao động nói chung không đều và chưa ổn định. Năng suất lao động ở một vài năm thậm chí còn giảm so với năm trước.
Năm 2001 so với năm 2000, năng suất lao động tăng một lượng tuyệt đối là 2,74 triệu đồng (tăng tương đối là 5,7%) đối với một công nhân viên và tăng một lượng tuyệt đối là 3,44 triệu đồng (tăng tương đối là 5,6%) đối với một công nhân sản xuất. Năm 1999 so với năm 1998 năng suất lao động tăng một lượng tuyệt đối là 13,07 triệu đồng (tăng tương đối là 36,4%) đối với một công nhân viên và tăng tuyệt đối là 13,88 triệu đồng (tăng tương đối là 28,2%) đối với một công nhân sản xuất. Năm 1998 so với 1997 tăng tuyệt đối là 7,82 triệu đồng đối với một công nhân viên (tăng tương đối là 27,8%) và tăng tuyệt đối là 6,58 triệu đồng đối với một công nhân sản xuất (tăng tương đối là 15,4%).
Nhận biết được tính chất khốc liệt của cạnh tranh, trước thực tế sản xuất kinh hoanh của công ty trong những năm 1999-2000, công ty đã tiến hành đổi mới cung cánh sản xuất kinh doanh, hoàn thiện bộ máy quản lý. Đó là:
Bảng2:
Mức năng suất lao động tính theo giá trị sản lượng
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
mức
mức
98/97
mức
99/98
mức
2000/1999
mức
2001/2000
Tổng giá trị sản lượng
tr đồng
14000
16600
1,186
19700
1.187
20800
1.056
23000
1.106
Tổng số công nhân viên
người
498
462
0.928
402
0.87
430
1.07
450
1.047
Tổng số công nhân sản xuất
người
328
337
1.027
312
0.926
340
1.09
356
1.047
W bình quân một công nhân viên
tr đồng
28.11
35.93
1.278
49
1.364
48.37
0.987
51.1
1.057
W bình quân một công nhân sản xuất
tr đồng
42.68
49.26
1.154
63.14
1.282
61.17
0.969
64.6
1.056
Nguồn: tự thu thập
Tổ chức sản xuất, sắp xếp bố trí lại các đơn vị sản xuất, sáp nhập các phòng, hình thành các nhành sản xuất mới theo hướng đa dạng mặt hàng, tổ chức lại các dây chuyền công nghệ, dây chuyền lắp ráp quạt điện, hợp tác sản xuất liên doanh với các đơn vị, các doanh nghiệp ở ngoài công ty để phối hợp sản xuất, tổ chức tiếp nhận các chi tiết, phụ tùng quạt điện ở khu vực miền nam, chủ yếu là thành phố HCM.
Từng bước đầu tư mới thiết bị, xây dựng phương án đầu tư sản xuất quạt điện. Hiện đại hóa khâu sản xuất quạt điện như mua sắm hệ thống cuốn dây tự động, máy lồng dây tự động, hệ thống tẩm sấy…dự án đầu tư giai đoạn 1 gồm ba dây chuyền sơn tĩnh điện, ép nhựa, sản xuất động cơ đã đưa vào hoạt động. Công ty đã chế tạo được quạt điện có chất lượng cao, cạnh tranh được quạt điện tại thị trường khu vực Châu á.
Tự đầu tư đổi mới thiết bị, từng bước trang bị máy cắt tôn, máy hàn C02, máy gập, máy cắt dây tia lửa điện làm khuôn gá để phục vụ chế tạo sản phẩm cơ khí theo hướng đa dạng hóa như bàn nâng hạ xe máy, giá vận chuyển xe máy, tủ đồ nghề…
Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới phương pháp tiêu thụ, đưa hàng đến tận các đại lý, các hộ tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sau bán hàng.
Đẩy mạnh công tác thị trường, thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tham gia hội trợ triển lãm , tham gia các hoạt động xã hội nhằm tăng sự hiểu biết của mọi người về công ty.
Tổ chức lại quản trị khâu tập thể theo hướng xóa bao cấp, tổ chức lại phương pháp phục vụ ăn giữa ca, dịch vụ bảo dưỡng, trông xe, thuê nhà…
Nhờ những đổi mới trên mà năng suất lao động đã tăng lên trong những năm tiếp theo. Giá trị tổng sản lượng tăng lên qua các năm trong khi số lượng công nhân viên được tinh giảm.
Như vậy, năng suất lao động có xu hướng tăng lên qua các năm (cao nhất là năm 1999 so với năm 1998) nhưng có năm thì năng suất lao động lại giảm (năm 2000 so với năm 1999). Điều đó cho thấy có sự bất ổn định trong sự gia tăng năng suất lao động của công ty.
b. Phân tích mức và tốc độ năng suất lao động tính theo tổng doanh thu.
Nhìn chung, qua bảng số liệu 3 ta thấy sau cuộc khủng hoảng vào những năm 95-97, sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, năng suất lao động không ngừng tăng lên qua những năm 98-2001, tốc độ tăng năng suất lao động liên hoàn những năm 1998-2001 bình quân trên 10%.
Cao nhất là năm 98, năng suất lao động tăng so với năm 1997 một lượng tuyệt đối là 8,59 triệu đồng (tương đối là 38,8%) đối với công nhân viên và tăng 8.25 triệu đồng (tương đối là 25.3%) đối với công nhân sản xuất.
Thấp nhất là năm 2000 so với năm 1999, năng suất lao động tăng tuyệt đối là 1.72 triệu đồng (tương đối là 4.5%) đối công nhân viên và tăng 1.28 triệu đồng (tương đối là 2.6%) đối với công nhân viên sản xuất.
Có được kết quả trên là do cuộc khủng hoảng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 95 – 97, công ty đã tiến hành cải cách, đổi mới, đổi mới lại sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và từng bước giảm chi phí sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nhập ngoại, nhất là quạt điện từ Thái Lan và Trung Quốc nhập vào nước ta. Lượng quạt (sản phẩm chủ yếu của công ty) vì thế được sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh thu ngày càng tăng trong khi số lượng công nhân viên lại giảm và được thay thế bằng những người có trình độ có trình độ tay nghề cao hơn vì vậy năng suất lao động ngày càng được nâng cao trong những năm qua.
Mức và tốc độ tăng năng suất lao động theo doanh thu được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3
Năng suất lao động theo tổng doanh thu
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Mức
Mức
98/97
Mức
99/98
Mức
2000/99
mức
2001/2000
Tổng doanh thu
tr đồng
11030
14200
1.287
15200
1.070
17000
1.118
20000
1.176
Tổng số CNV
Người
498
462
0.928
402
0.870
430
1.070
450
1.046
Tổng số CNSX
Người
328
337
1.027
312
0.926
340
1.090
356
1.047
W bình quân một CNV
tr đồng
22.14
30.73
1.388
37.81
1.230
39.53
1.045
44.44
1.124
W bình quân một CNSX
tr đồng
33.62
42.14
1.253
48.72
1.156
50.00
1.026
56.18
1.124
Nguồn: tự thu thậ
2. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu công nhân viên đến năng suất lao động.
Nhìn vào bảng 4 và 5 ta thấy, năng suất lao động công nhân viên biến động theo hướng tăng giảm cùng với sự tăng và giảm của năng suất lao động công nhân sản xuất và công nhân chính. Trong khi sự tăng giảm của số lượng công nhân viên không phải lúc nào cũng dẫn đến sự giảm hay tăng của năng suất lao động. Nói cách khác, không phải lúc nào số lượng công nhân viên giảm thì năng suất lao động tăng và ngược lại.
Sự biến động của công nhân sản xuất và công nhân viên là cùng chiều. Khi số lượng công nhân viên tăng thì số lượng công nhân sản xuất cũng tăng và ngược lại. Trong khi sự biến động của số lượng của công nhân chính lại không như vậy. Có những năm (năm 1999) khi số lượng công nhân sản xuất và công nhân viên giảm thì số lượng công nhân chính lại tăng.
Trong những năm 1998, 1999, 2001, năng suất lao động đều tăng liên hoàn với tốc độ khá cao (năm 1998, 1999 tốc độ tăng là 27.8% và 36.4% đối với công nhân viên). Riêng trong năm 2000 năng suất lao động giảm so với năm 1999 nhưng so với năm 1998 thì năng suất lao động vẫn tăng. Năng suất lao động của công nhân viên năm 2000 so với năm 1999 giảm 1.3%, năng suất lao động theo công nhân sản xuất năm 2000 so với năm1999 giảm 3.1% và năng suất lao động theo công nhân chính giảm 2.8%.
Nhìn chung, tốc độ tăng năng suất lao động của công nhân viên cao hơn tốc độ năng suất lao động của công nhân sản xuất và năng suất lao động của công nhân chính. Năm 1998, năng suất lao động liên hoàn công nhân viên tăng 27.8% (số lượng công nhân viên giảm 7,2%), năng suất lao động công nhân sản xuất tăng 15.4% (số lượng công nhân sản xuất tăng 2,7%), năng suất lao động của công nhân chính tăng 24.9% (số lượng công nhân chính tăng 2,4%). Năng suất lao động theo công nhân viên năm này tăng lên là do sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có sự tổ chức phục vụ sản xuất tốt hơn và tổ
Bảng 4:
Cơ cấu lao động công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
%
98/97
Số lượng
%
99/98
Số lượng
%
2000/99
Số lượng
%
2001/2000
1.Tổng CNV
Người
498
100
462
100
0.928
402
100
0.870
430
100
1.070
450
100
1.047
2.CNSX
Người
328
66
337
73
1.027
312
78
0.926
340
79
1.090
356
79
1.047
- CNC
Người
289
88
296
88
1.024
283
91
0.956
307
90
1.085
328
92
1.068
- CNP
Người
39
12
41
12
1.051
29
9
0.707
33
10
1.138
28
8
1.848
3.Quản lý, CM,KT
Người
170
34
125
27
0.735
90
22
0.72
90
21
0.756
94
21
1.044
Nguồn tự thu thập
Bảng 5:
Năng suất lao động công nhân viên theo giá trị sản lượng
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Mức
Mức
98/97
Mức
99/98
Mức
2000/1999
Mức
2001/2000
Wcnv
tr đồng
28.11
35.93
1.278
49
1.364
48.37
0.987
51.11
1.057
Wcnsx
tr đồng
42.68
49.26
1.154
63.14
1.282
61.17
0.969
64.61
1.056
Wcnc
tr đồng
47.78
59.71
1.249
69.61
1.166
67.75
0.972
70.12
1.035
Nguồn: tự thu thập
chức sản xuất tốt hơn, tức là số lượng công nhân phục vụ giảm và giảm số lượng công nhân sản xuất cũng như số lượng công nhân chính nhưng giá trị sản lượng lại tăng vì vậy năng suất lao động tăng lên.
Năm 1999 số lượng công nhân phụ giảm 12 người so với năm 1998 (giảm tương đối là 29.3%). Mức độ phục vụ của công nhân phụ từ khoảng 7 công nhân chính trên 1 công nhân phụ năm 1997, 1998 thì đến năm 1999 tăng lên gần 10 công nhân chính trên 1 công nhân phụ. Kết cấu công nhân phụ năm 1997 , 1998 là 12% trong công nhân sản xuất thì đến năm 1999 giảm xuống còn 9% trong công nhân sản xuất. Kết cấu công nhân chính tăng từ 88% trong tổng số lượng công nhân sản xuất trong những năm 1997, 1998 thì đến năm 1999 tăng lên 91%. Điều đó dẫn đến năng suất lao động theo công nhân viên năm 1999 so với năm 1998 tăng 35.93 triệu đồng lên 49 triệu đồng (tăng tương đối là 36.4%). Năng suất lao động theo công nhân sản xuất tăng từ 49.26 triệu đồng năm 1998 lên 63.14 triệu đồng năm 1999 (tăng tương đối là 28.2%). Năng suất lao động theo công nhân chính tăng từ 59.71 triệu đồng năm 1998 lên 69.61 triệu đồng năm 1999 (tăng tương đối là 16.6%). Sự gia tăng năng suất lao động năm 1999 còn có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý . Với số lượng cán bộ quản lý ngày càng được biên chế chặt chẽ hơn, đúng với năng lực, sở trường của từng người nên đã được tinh giảm ngày càng chặt chẽ dẫn tới số lượng công nhân viên giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng vì vậy năng suất lao động theo công nhân viên vẫn tăng. Số lượng lao động quản lý năm 1999 còn 90 người (chiếm 22% trong công nhân viên) giảm 35 người so với năm 1998 (giảm tương đối là 28%). Năm 1999 so với năm 1997, lao động quản lý giảm từ 170 người xuống còn 90 người. Trong năm 1997, tỷ trọng lao động quản lý trong công nhân viên là 34% thì đến năm 1998 giảm xuống còn 27% và còn 22% năm 1999 .
Năm 2000 năng suất lao động giảm trong khi số lượng công nhân viên tăng, số lượng công nhân sản xuất, công nhân chính, công nhân phụ do vậy cũng tăng theo. Nhưng số lượng lao động quản lý vẫn tiếp tục giảm.
Năm 2000, số lượng công nhân viên tăng lên 28 người so với năm 1999. Trong khi, số lượng lao động quản lý không thay đổi dẫn tới tỷ lệ lao động quản lý giảm từ 22% tổng công nhân viên năm 1999 xuống còn 21% năm 2000. Số lượng công nhân sản xuất tăng từ 312 người năm 1999 lên năm 340 năm 2000 (tăng 9%), tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng số công nhân viên tăng lên từ 78% năm 1999 lên 79% năm 2000 và số lượng công nhân chính tăng lên 24 người (tăng 8.5%). Trong khi đó, tỷ lệ công nhân chính trên công nhân sản xuất lại giảm từ 91% năm 1999 xuống còn 90% năm 2000. Chính vì vậy, làm cho tỷ lệ công nhân phụ trên công nhân sản xuất tăng lên từ 9% năm 1999 lên 10% năm 2000. Mức độ phục vụ của công nhân phụ giảm từ khoảng 10 công nhân chính trên 1 công nhân phụ xuống còn khoảng 9 công nhân chính trên 1 công nhân phụ. Những thay đổi trên đã góp phần làm cho năng suất lao động chung năm 2000 giảm xuống so với năm 1999 (giảm tuyệt đối từ 49 triệu đồng năm 1999 xuống còn 48.37 triệu đồng năm 2000 – tương ứng với 1.3%) tuy sự giảm năng suất lao động năm 2000 so với năm 1999 là không lớn nhưng nó cũng chỉ ra rằng sự biến động năng suất lao động tại công ty trong những năm này còn thiều yếu tố ổn định.
Sự giảm năng suất lao động năm 2000 chỉ là tạm thời. Sang năm 2001, năng suất lao động lại có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ năng suất lao động năm 2000 chưa cao, nhưng nó cũng đã đưa doanh nghiệp từ chỗ giảm năng suất lao động lên tăng năng suất lao động và mức năng suất lao động này lơn hơn năng suất lao động năm 1999.
Nhìn chung, kết cấu công nhân sản xuất trên quản lý vẫn không đổi so với năm 2000 nhưng tỷ trọng công nhân sản xuất trong công nhân viên lại tăng lên từ 90% năm 2000 tới 92% năm 2001 và tỷ trọng công nhân phụ trên công nhân sản xuất vì thế đã giảm từ 10% năm 2000 xuống còn 8% năm 2001. Điều này đã làm tăng khả năng phục vụ của công nhân phụ cho công nhân chính trong quá trình sản xuất. Năm 2001, tỷ lệ công nhân chính trên công nhân phụ khoảng 1/12. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2000 khoảng 1/9 sự thay đổi kết cấu công nhân viên trong năm 2001 đã góp phần đưa năng suất lao động của công ty tăng lên. Đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty vì thế cũng được cải thiện.
Từ phân tích trên ta thấy công ty đang có sự thay đổi kết cấu công nhân viên ngày càng phù hợp hơn. Tỷ trọng công nhân sản xuất trên công nhân viên ngày càng tăng và tỷ trọng lao động quản lý, chuyên môn kỹ thuật ngày càng giảm. Tỷ trọng công nhân chính trong công nhân sản xuất ngày càng tăng và tỷ trọng công nhân phụ thì ngày càng giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này trong những năm gần đây diễn ra chậm hơn những năm về trước.
Như vậy, qua sự phân tích kết cấu công nhân viên trong 5 năm trên thì mối quan hệ giữa năng suất lao động và kết cấu công nhân viên đặc biệt công nhân chính trên công nhân phụ và lao động quản lý trên công nhân viên đã phần nào bộc lộ. Phải nói rằng, sự thay đổi kết cấu công nhân viên sẽ dẫn đến sự thay đổi không nhỏ của năng suất lao động. Tuy nhiên sự thay đổi của năng suất lao động còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nữa mà sẽ được trình bày một số yếu tố cơ bản ở phần sau.
3. Phân tích khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động.
a. Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm qua các năm 1997-2001.
Qua bảng số liệu 6.1, 6.2 trang bên ta thấy, tổng số giờ làm việc ở kỳ thực hiện trong những năm 1998, 1999 đều nhỏ hơn số giờ làm việc theo kế hoạch. Trong hai năm 1997, 2000 thì tổng số giờ thực hiện trong năm đều lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Riêng năm 2001 thì lượng thời gian làm việc theo kế hoạch và thực hiện gần như không có sự khác biệt.
Trong khi đó, chỉ riêng năm 1997 là giá trị sản lượng thực hiện nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra (nhỏ hơn 3000 triệu đồng). Do mặt hàng chủ yếu của công ty trong những năm nằy là quạt điện nhưng tại thời điểm này, quạt của công ty không cạnh tranh được với các loại quạt nhập từ Thái Lan và Trung Quốc vào nước ta nên sản xuất không tiêu thu được. Vì vậy, công ty đã giảm
Bảng 6.1
Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động
Chỉ tiêu
Đv
1997
1998
1999
2000
2001
KH
TH
TH/KH
KH
TH
TH/KH
KH
TH
TH/KH
KH
TH
TH/KH
KH
TH
TH/KH
Tổng giá trị sản lượng
Triệu đồng
17000
14000
0.823
16000
16600
1.0375
19000
19700
1.037
20000
20800
1.04
22500
23000
1.022
Công nhân sản xuất
Người
340
328
..
345
337
..
310
312
..
330
340
..
370
356
..
Số ngày làm việc trong năm
Ngày
230
220
..
220
230
..
245
256
..
240
255
..
250
260
..
Số giờ làm việc trong ngày
Giờ
7.5
7
..
7.5
7
..
7.5
7
..
7
7
..
7
7
..
Tổng số giờ làm việc trong năm
Giờ
58.6500
505120
0.861
569250
542570
0.953
569625
559104
0.981
554400
606900
1.095
647500
647920
1.0006
Số giờ sx/1 triệu đồng giá trị SX
Giờ
34.5
36.08
1.046
35.58
32.68
0.918
29.98
28.38
0.947
27.72
29.18
1.053
28.78
28.17
0.979
Năng suất lao động theo giờ
1000đ/giờ
28.985
27.716
0.956
28.106
30.600
1.089
33.355
35.235
1.056
36.075
34.272
0.950
34.749
35.498
1.022
Nguồn: tự thu thập
Bảng 6.2
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
TH/KH
TH/KH
TH/KH
TH/KH
TH/KH
Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối
Tăng (+), giảm (-) tương đối
Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối
Tăng (+), giảm (-) tương đối
Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối
Tăng (+), giảm (-) tương đối
Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối
Tăng (+), giảm (-) tương đối
Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối
Tăng (+), giảm (-) tương đối
Số giờ Sx ra 1 triệu đồng giá trị sản lượng (t)
Giờ
1.58
4.6%
-2.9
-8.2%
-1.6
-5.3%
1.46
5.3%
-0.61
-2.1%
NSLĐ theo giờ (Wgiờ)
1000đ/giờ
-1.269
-4.4%
2.494
8.9%
1.88
5.6%
-1.803
-5%
0.749
2.2%
Nguồn: tự thu thập
lượng quạt sản xuất từ 60000 chiếc từ năm 1996 xuống 44000 chiếc năm 1997 (năm 1995, sản xuất 120000 chiếc đến năm 1996 giảm xuống 60000 chiếc).
Trong những năm tiếp theo từ năm 1998 – 2001, giá trị sản lượng thực hiện đều vượt kế hoạch, mức vượt lớn nhất là năm 2000 (vượt 800 triệu đồng) và mức vượt nhỏ nhất là năm 2001 (vượt 500 triệu đồng).
Từ thực tế trên, số giờ cần thiết để sản xuất 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng năm 1997 theo kế hoạch nhỏ hơn so với thực tế thực hiện. Theo kế hoạch thì số giờ cần thiết là 34.5 giờ nhưng quá trình thực hiện là 36.08 giờ tăng 1.58 giờ so với kế hoạch đề ra (tăng 4.58% so với kế hoạch). Như vậy, năng suất lao động theo giờ năm 1997 so với kế hoạch là giảm 4.4% giảm tương đối là 1.269 triệu đồng trên giờ sản xuất.
Trong hai năm tiếp theo (năm 1998 và năm 1999) số giờ cần thiết để sản xuất ra 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng đều giảm. năm 1998, giảm mạnh hơn năm 1999. Năm 1998 số giờ cần thiết giảm tuyệt đối là 2.9 giờ trên 1 triệu giá trị sản lượng (giảm tương đối là 8.2%). Năm 1999, số giờ cần thiết để sản xuất 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng thời gian tương đối là 1.6 giờ trên 1 triệu giá trị sản lượng (giảm tương đối là 5.3%). Có được kết quả này là do trong những năm khủng hoảng sản xuất kinh doanh nhất là những năm 1995, 1996, công ty đã tìm ra phương hướng khắc phục bằng cách mua sắm một số dây chuyền, máy móc hiện đại hơn để đưa vào sản xuất. Quá trình sản xuất được tổ chức chặt chẽ hơn vì vậy thời gian sản xuất có 1 khối lượng sản phẩm ngày càng giảm, đến năm 1998 đã phát huy mạnh tác dụng của nó.
Nhờ có thời gian giảm mà năng suất lao động theo giờ năm 1998, 1999 tăng lên rất nhanh. Tốc độ tăng cũng như tăng lượng tuyệt đối của thời gian năm 1998 luôn cao hơn năm 1999. chính vì vậy năng suất lao động theo giờ năm 1998 cao hơn năm 1999. nhưng nhìn chung tốc độ tăng năng suất lao động theo giờ luôn luôn lớn hơn tốc độ giảm của thời gian. Năng suất lao động năm 1998 so với kế hoạch tăng tuyệt đối là 2.494 nghìn đồng (tăng tương đối là 8.9%). Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ giảm của thời gian là 0.7%. năng suất lao động năm 1999 so với kế hoạch tăng tuyệt đối là 1.88 nghìn đồng trên giờ (tăng tương đối là 5,6%). Tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ giảm t là 0,3%).
Tuy trong hai năm 1998,1999, năng suất lao động tăng nhanh hơn so với kế hoạch đề ra. Nhưng đến năm 2000, năng suất lao động lại giảm so với kế hoạch đề ra. Hao phí thời gian nhiều hơn so với kế hoạch nhưng giá trị sản xuất cũng tăng lên (tăng 800 triệu đồng so với kế hoạch). Năm 2000, t thực hiện so với kế hoạch tăng tuyệt đối là 1,46 giờ (tăng tương đối là 5,3%). Sự tăng lên của t dẫn tới sự giảm năng suất lao động thực hiện so với kế hoạch. Năng suất lao động năm 2000 giảm so với kế hoạch một lượng tuyệt đối là 1,803 ngàn đồng/giờ (giảm tương đối là 5%). Tốc độ giảm năng suất lao động năm 2000 nhỏ hơn tốc độ tăng của t (nhỏ hơn 0,3%). Tuy năng suất lao động giảm nhưng giá trị sản lượng vẫn tăng. Sự gia tăng giá trị sản lượng này không phải do sự tăng năng suất lao động mà do số lượng công nhân sản xuất và số ngày làm việc trong năm tăng lên.
Năm 2000, dây chuyền ép nhựa đi vào hoạt động vì vậy cần nhiều công nhân sản xuất hơn. Nhưng sản xuất tuy được mở rộng hơn mà năng suất lao động lại có xu hướng giảm là một điều ngoài mong muốn của công ty. Vì vậy, công ty đã điều chỉnh, chỉnh đốn lại sản xuất kinh doanh, thay những công nhân có trình độ tay nghề chưa cao bằng những lao động có tay nghề cao hơn, phù hợp với năng lực, chuyên môn của họ. Sự giảm năng suất lao động thực hiện năm 2000 so với kế hoạch một phần là do người lao động chưa quen với công việc mới (công việc ép nhựa) nên mức độ thành thạo công việc chưa cao, hơn nữa, một số công nhân được chuyển từ vị trí khác sang vị trí của công việc ép nhựa nên chưa đúng với chuyên môn của họ. Những yếu tố trên đã dẫn tới năng suất lao động theo giờ năm 2000 giảm so với kế hoạch đặt ra.
Sau một năm đi vào sản xuất với những dây chuyền công nghệ hiện đại hơn, người lao động đã quen với công việc và đúc rút cho mình được nhưng kinh nghiệm trong sản xuất. Vì vậy, năng suất lao động theo giờ năm 2001 đã tăng lên so với kế hoạch đặt ra. Lượng thời gian cần thiết (t) giảm tuyệt đối so với kế hoạch một lượng 0,61 giờ (giảm tương đối là 2,1%). Sự giảm của t dẫn tới năng suất lao động theo giờ năm 2001 tăng so với kế hoạch một lương tuyệt đối là 0,749 ngàn đồng/giờ (tăng tương đối là 2,2%). Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ giảm của t (cao hơn 0,1%). Tuy năng suất lao động năm 2001 tăng so với kế hoạch nhưng tốc độ tăng cũng như tăng tuyệt đối vẫn chưa cao. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp kích thích sản xuất nhiều hơn nữa.
Nhìn chung, giá trị sản xuất đều tăng so với kế hoạch và qua quá trình thực hiện, giá trị sản lượng cũng tăng lên không ngừng. Tổng số giờ công sản xuất thường nhỏ hơn so với kế hoạch (trừ năm 2000). Chính vì vậy, t trong những năm 1998,1999,2001 luôn luôn giảm so với kế hoạch dẫn đến năng suất lao động theo giờ những năm này tăng nhanh.
Tuy vậy, năng suất lao động theo giờ và t biến động rất nhanh và không có sự ổn định (năm 1997, 2000 thì t lại tăng so với kế hoạch), dẫn tới năng suất lao động theo giờ giảm so với kế hoạch.
Tốc độ tăng năng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28440.doc