Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Hợp tác xã nông nghiệp An Giang

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Hợp tác xã nông nghiệp An Giang: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Hợp tác xã nông nghiệp An Giang

pdf67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Hợp tác xã nông nghiệp An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MUÏC LUÏC Trang MÔÛ ÑAÀU..................................................................................................................1 1. TÍNH CAÁP THIEÁT CUÛA ÑEÀ TAØI: ...........................................................................1 2. MUÏC ÑÍCH NGHIEÂN CÖÙU ...................................................................................1 3. ÑOÁI TÖÔÏNG, PHAÏM VI NGHIEÂN CÖÙU ..................................................................2 4. YÙ NGHÓA KHOA HOÏC VAØ THÖÏC TIEÃN..................................................................2 5. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU .............................................................................2 6. NHÖÕNG ÑOÙNG GOÙP CUÛA ÑEÀ TAØI ........................................................................2 7. NHÖÕNG ÑIEÅM MÔÙI CUÛA ÑEÀ TAØI ........................................................................3 8. KEÁT CAÁU CUÛA LUAÄN AÙN ...................................................................................3 CHÖÔNG 1 TOÅNG QUAN LYÙ LUAÄN VEÀ LÔÏI THEÁ CAÏNH TRANH .............4 1.1 TOÅNG QUAN VEÀ LÔÏI THEÁ CAÏNH TRANH...............................................4 1.1.1 Lyù thuyeát veà lôïi theá caïnh tranh .............................................................4 1.1.1.1 Lyù thuyeát veà lôïi theá tuyeät ñoái (Adam Smith) .................................4 1.1.1.2 Lyù thuyeát veà lôïi theá töông ñoái (David Ricardo) .............................4 1.1.1.3 Lyù thuyeát veà söï doài daøo caùc nhaân toá saûn xuaát (Heckscher - Ohlin) ....................................................................................................................5 1.1.2 Moâ hình vieân kim cöông cuûa Michael Porter veà lôïi theá caïnh tranh......5 1.1.2.1 Ñieàu kieän veà nhaân toá ......................................................................6 .1.2.2 Ñieàu kieän veà caàu...............................................................................7 1.1.2.3 Caùc ngaønh hoã trôï vaø lieân quan........................................................8 1.1.2.4 Chieán löôïc, caáu truùc vaø caïnh tranh.................................................9 1.1.2.5 Vai troø cuûa Chính phuû ...................................................................10 1.2 TOÅNG QUAN VEÀ HTX NN........................................................................11 1.2.1 Lyù thuyeát chung veà HTX NN ..............................................................11 1.2.1.1 Khaùi nieäm veà HTX NN.................................................................11 1.2.1.2 Tính taát yeáu khaùch quan cuûa vieäc hình thaønh HTX NN An Giang ..................................................................................................................11 1.2.1.3 Quan ñieåm nhaän thöùc veà HTX NN trong giai ñoaïn hieän nay .......13 1.2.2 Kinh nghieäm phaùt trieån HTX cuûa moät soá nöôùc treân theá giôùi ..............13 1.2.2.1 Thaùi Lan........................................................................................13 1.2.2.2 Nhaät Baûn .......................................................................................14 1.2.2.3 Vaän duïng kinh nghieäm phaùt trieån HTX NN vaøo An Giang..........16 1.3 MOÂ HÌNH VAØ TRÌNH TÖÏ NGHIEÂN CÖÙU.................................................17 2 Chöông 2: PHAÂN TÍCH THÖÏC TRAÏNG CAÙC NHAÂN TOÁ SAÛN XUAÁT VAØ KINH DOANH CUÛA HTX NN AN GIANG TRONG THÔØI GIAN QUA ......18 2.1 TOÅNG QUAN VEÀ HTX NN AN GIANG ...................................................18 2.1.1 Quaù trình hình thaønh vaø phaùt trieån HTX kieåu môùi ôû An Giang...........18 2.1.1.1 Giai ñoaïn tröôùc khi Luaät HTX (chöa söûa ñoåi) ra ñôøi....................18 2.1.1.2 Söï ra ñôøi vaø phaùt trieån cuûa HTX kieåu môùi ñeán naêm 2004 ...........19 2.1.1.3 Ñaëc tröng cuûa HTX NN kieåu môùi vaø HTX NN kieåu cuõ ...............20 2.1.2 Tình hình saûn xuaát vaø kinh doanh cuûa HTX NN An Giang.................21 2.2 THÖÏC TRAÏNG LÔÏI THEÁ CAÏNH TRANH CUÛA HTX NN AN GIANG....24 2.2.1 Thöïc traïng veà lôïi theá caïnh tranh cuûa HTX NN An Giang...................24 2.2.1.1 Ñieàu kieän veà nhaân toá ....................................................................24 2.2.1.2 Ñieàu kieän veà caàu...........................................................................29 2.2.1.3 Caùc ngaønh hoã trôï vaø lieân quan......................................................31 2.2.1.4 Caáu truùc, chieán löôïc vaø caïnh tranh...............................................34 2.2.1.5 Vai troø cuûa chính phuû....................................................................37 2.2.2 Phaân tích maët maïnh, maët yeáu, cô hoäi vaø nguy cô cuûa HTX NN An Giang ............................................................................................................38 2.2.2.1 Ñieåm maïnh (S)..............................................................................39 2.2.2.2 Ñieåm yeáu (W) ...............................................................................39 2.2.2.3 Cô hoäi (O) .....................................................................................40 2.2.2.4 Nguy cô (T) ...................................................................................40 2.2.2.5 Ma traän SWOT..............................................................................41 Chöông 3: MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP NHAÈM NAÂNG CAO LÔÏI THEÁ CAÏNH TRANH CHO HTX NN AN GIANG..................................................................44 3.1 MUÏC TIEÂU PHAÙT TRIEÅN KTHT VAØ HTX NN ÑEÁN NAÊM 2010 CUÛA AN GIANG..............................................................................................................44 3.2 GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO LÔÏI THEÁ CAÏNH TRANH CHO HTX NN AN GIANG..............................................................................................................45 3.2.1 Nhoùm giaûi phaùp veà phaùt trieån saûn xuaát ..............................................45 3.2.1.1 Hoaøn thieän heä thoáng toå chöùc saûn xuaát trong HTX NN .................45 3.2.1.2 Quy hoaïch vuøng nguyeân lieäu chaát löôïng cao vaø taêng cöôøng quaûn lyù chaát löôïng noâng saûn..............................................................................46 3.2.1.3 Cuûng coá quan heä boán nhaø .............................................................46 3.2.2 Nhoùm giaûi phaùp veà thò tröôøng .............................................................48 3.2.2.1 Cuûng coá thò tröôøng noäi ñòa ............................................................48 3 3.2.2.2 Cuûng coá vaø phaùt trieån thò tröôøng xuaát khaåu..................................49 3.2.2.3 Hoaøn thieän coâng taùc nghieân cöùu vaø döï baùo thò tröôøng .................49 3.2.2.4 Xaây döïng vaø phaùt trieån thöông hieäu noâng saûn .............................50 3.2.2.5 Toå chöùc lieân keát hôïp taùc theo chuoåi saûn xuaát kinh doanh ............51 3.2.3 Nhoùm giaûi phaùp veà coâng ngheä ...........................................................53 3.2.4 Nhoùm giaûi phaùp veà taøi chính ..............................................................54 3.2.5 Nhoùm giaûi phaùp veà nhaân löïc ..............................................................55 3.2.5.1 Ñaøo taïo nguoàn nhaân löïc ñòa phöông .............................................55 3.2.5.2 Taän duïng vaø phaùt huy tính coäng ñoàng noâng thoân .........................56 KEÁT LUAÄN VAØ KIEÁN NGHÒ..............................................................................57 1. KIEÁN NGHÒ VÔÙI UBND TÆNH AN GIANG:................................................57 2. KEÁT LUAÄN...................................................................................................60 TAØI LIEÄU THAM KHAÛO PHUÏ LUÏC 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sự quan tâm sâu sắc của chính phủ để phát triển nền kinh tế nông nghiệp đã làm cho mô hình HTX kiểu mới và kinh tế trang trại ở cả nước nói chung và An Giang nói riêng phát triển một cách mạnh mẽ. Mục đích cho sự ra đời của HTX kiểu mới và kinh tế trang trại là để phát huy triệt để nguồn lực kinh tế từ nông nghiệp cũng như dịch vụ nông nghiệp. Sự ra đời của HTX kiểu mới ở An Giang đã mang lại những giá trị lợi ích kinh tế to lớn từ việc giải quyết nguồn lao động dư thừa của địa phương đến việc phát huy và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất góp phần tăng trưởng cho Tỉnh An Giang và cả nước. Trong những năm qua, tuy An Giang đạt được những thành quả to lớn từ sản phẩm nông nghiệp nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ như giá cả còn thấp, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh kém… Nguyên nhân chủ yếu là do chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu, tiềm năng và lợi thế của địa phương, dẫn đến các HTX được hình thành ồ ạt mà chưa có sự quy hoạch một cách đồng bộ nên tạo ra nhiều trở ngại làm giảm lợi thế cạnh tranh cho các HTX. Từ thực tế trên, luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX NN AN Giang” là thật sự cần thiết cho việc tìm ra giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các HTX NN An Giang, góp phần tăng trưởng nền kinh tế nông nghiệp trong cả nước và cả ở An Giang. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu vào việc phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố của HTX NN An Giang trong mô hình viên kim cương của Porter. Từ đó đưa ra những tồn tại, những hạn chế làm giảm lợi thế cạnh tranh của HTX, cũng như làm sáng tỏ lý thuyết về lợi thế cạnh tranh trong mô hình viên kim cương của Porter. Cuối cùng là rút ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của HTX, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX NN ở An Giang. 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài của các HTX NN An Giang, nhằm phát hiện những tiềm lực sản xuất và những thiếu sót cần khắc phục của các HTX, nhưng chỉ tập trung nghiên cứu các đối tác, đối tượng có liên quan đến mô hình viên kim cương của Michael Porter. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài vận dụng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter, nhất là nghiên cứu mô hình viên kim cương để làm nổi bật lên các nhân tố của lợi thế cạnh tranh. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng của các nhân tố nhằm tìm ra các hạn chế để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng có kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo mô hình viên kim cương của Michael Porter nhằm cụ thể hoá các khái niệm trừu tượng để vận dụng vào thực tế nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp khảo sát thực tế, phân tích thống kê về định lượng và định tính, thu thập ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích SWOT kết hợp với các số liệu thống kê của Tỉnh qua các thời kỳ phát triển, từ đó làm cơ sở để tính toán, tổng hợp, đánh giá lợi thế cạnh tranh cho HTX NN An Giang. 6. Những đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: tính toán, cung cấp các số liệu và thông tin cần thiết về lợi thế cạnh tranh của HTX NN An Giang. Đánh giá đúng thực trạng của HTX, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại, góp phần tạo ra những giải pháp giúp cho HTX NN An Giang phát triển ổn định và bền vững. - Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế Tỉnh: Góp phần hỗ trợ hoạch định chính sách của Tỉnh về phát triển HTX NN ở An Giang. Tăng tính cạnh tranh, tăng thu nhập cho các xã viên và làm tăng GDP cho cả nước. 6 7. Những điểm mới của đề tài - Làm giàu thêm lý luận về lợi thế cạnh tranh. Đó là lý luận về mô hình viên kim cương của Michael Porter. - Đề tài vận dụng sáng tạo mô hình viên kim cương vào thực tiễn ngành nghề nông nghiệp, nhất là mô hình viên kim cương là một lĩnh vực hoàn toàn mới trong nghiên cứu ứng dụng vào các hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang. - Đưa ra các phân tích đầy mới mẻ về thực trạng các nhân tố sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp An Giang. - Đề xuất một hệ thống các nhóm giải pháp có thể vận dụng hoặc làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh cho các hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung. 8. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm có 3 chương sau: - Chương 1: Tổng quan lý luận về lợi thế cạnh tranh - Chương 2: Phân tích thực trạng các nhân tố sản xuất và kinh doanh của HTX NN An Giang trong thời gian qua - Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX NN An Giang 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 1.1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 1.1.1.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (Adam Smith) Theo Adam Smith các quốc gia sẽ có lợi khi tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi sản phẩm cho nhau. Khi tiến hành phân công lao động giữa các quốc gia thì phải dựa trên lợi thế tuyệt đối của quốc gia mình, tức là các quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hao phí cá biệt thấp hơn hao phí trung bình của thế giới. Nhờ vào xuất khẩu, quốc gia đó sẽ nhập những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối, tức hao phí cá biệt của quốc gia mình cao hơn hao phí trung bình của thế giới. Như vậy, lợi thế tuyệt đối của một quốc gia về một mặt hàng nào đó được đo lường bằng năng suất lao động và chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó so với quốc gia còn lại. Tuy nhiên, lý luận này có hạn chế là nếu như quốc gia nào không có lợi thế tuyệt đối thì không thể trao đổi trên thế giới. 1.1.1.2 Lý thuyết về lợi thế tương đối (David Ricardo) Để khắc phục những hạn chế về lý luận lợi thế tuyệt đối của A.Smith, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) trong thương mại quốc tế. Theo ông, nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng so với quốc gia còn lại thì vẫn tồn tại cơ sở mậu dịch quốc tế. Cả hai quốc gia có thể tìm được lợi thế so sánh qua sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất ngay cả khi hiệu quả kinh tế ở hai mặt hàng của họ đều thấp hơn trước. Để giải thích một cách rõ ràng về lợi thế tương đối của một quốc gia, ông dùng đến khái niệm về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá được đo bằng số lượng hàng hoá còn lại mà chúng ta phải hi sinh để sử dụng nguồn lực sản xuất ra mặt hàng mà mình đang xem xét. Do đó, một quốc gia có lợi 8 thế tương đối về một mặt hàng nào đó khi chi phí cơ hội để sản xuất ra nó thấp hơn so với quốc gia còn lại, lúc đó quốc gia có lợi thế sẽ chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét đơn lẻ hai yếu tố có lợi thế so sánh, ví dụ như xem xét hai yếu tố sản xuất và công nghệ giống nhau, tức tỷ lệ sử dụng vốn và lao động giống nhau ở hai nước thì thật sự chưa đủ, vì trong thực tế thì các yếu tố này rất đa dạng và không giống nhau, nên đây cũng là hạn chế của mô hình. 1.1.1.3 Lý thuyết về sự dồi dào các nhân tố sản xuất (Heckscher - Ohlin) Đây là lý thuyết do hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển mang tên Eli Heckscher và Bertil Ohlin. Lý thuyết này cho rằng, trong nền kinh tế thế giới các sản phẩm sản xuất ra được chia thành hai loại: sản phẩm thâm dụng về lao động và sản phẩm thâm dụng về vốn. Đồng thời các quốc gia cũng chia thành hai nhóm tương ứng, đó là các quốc gia dồi dào về lao động, và các quốc gia dồi dào về vốn. Đối với các quốc gia dồi dào về vốn thì sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất những mặt hàng thâm dụng về vốn, tương tự các quốc gia dồi dào về lao động thì sẽ có chi phí nhân công thấp. Do đó, có xu hướng dẫn đến giá phí thấp và sẽ có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất. Theo Heckscher – Ohlin, các quốc gia có lợi thế cạnh tranh khác nhau là do sự khan hiếm tương đối của các yếu tố sản xuất khác nhau từ sự khác nhau của cơ cấu nguồn lực sẵn có và các giai đoạn phát triển khác nhau. Từ đó, cho thấy rằng trong một nền kinh tế, việc sử dụng lợi thế cạnh tranh là quá trình lựa chọn cơ cấu ngành phù hợp. Sự kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất khác nhau sẽ tạo thành các hàng hoá khác nhau, vì thế mỗi quốc gia nên chọn cho mình một cơ cấu ngành hàng phù hợp với nguồn lực sẵn có của mình. 1.1.2 Mô hình viên kim cương của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh Trong tác phẩm lợi thế cạnh tranh quốc gia, Porter vận dụng cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “viên kim cương”. Ông cho rằng không có quốc gia nào có lợi 9 thế cạnh tranh ở tất cả các ngành hay hầu hết các ngành. Mỗi quốc gia chỉ có thể thành công ở những ngành nhất định có lợi thế cạnh tranh bền vững khi tham gia vào thương trường kinh doanh quốc tế. Các yếu tố quyết định của mô hình bao gồm: điều kiện về các nhân tố; điều kiện về cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan; chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của DN. Ngoài ra, còn có hai biến bổ sung là vai trò của nhà nước và các yếu tố thời cơ. Hình 1.1: Mô hình viên kim cương của Michael Porter Chính phuû Chieán löôïc coâng ty, caáu truùc vaø söï caïnh tranh Ñieàu kieän nhu caàu Ñieàu kieän nhaân toá Caùc ngaønh coâng nghieäp hoã trôï vaø lieân quan 1.1.2.1 Điều kiện về nhân tố Theo lý thuyết kinh tế cổ điển thì các nhân tố sản xuất (lao động, đất đai, tài nguyên, vốn, cơ sở hạ tầng) quyết định sản xuất và kinh doanh của một quốc gia. Đây là những nhân tố mà một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi. Các DN có thể có được lợi thế cạnh tranh khi họ sử dụng các nhân tố đầu vào có chi phí thấp, chất lượng cao và có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, theo Michael Porter, không hẳn các nhân tố này mang lại lợi thế cạnh tranh nếu như chúng không được phân bổ hợp lý và hiệu quả, đặc biệt là đối với những ngành mà tăng năng suất không phải do yếu tố tự nhiên ban tặng mà do con người sáng tạo ra quyết 10 định. Nói cách khác, sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hoá đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Có bốn loại nhân tố sản xuất: nhân tố cơ bản, tiên tiến, phổ biến và chuyên ngành. Các nhân tố cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên, đất đai, khí hậu, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính. Các nhân tố tiên tiến bao gồm hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, kỹ sư, lao động có tay nghề và trình độ cao. Các nhân tố phổ biến là nhân tố sử dụng chung cho tất cả các ngành như hệ thống đường cao tốc, vốn tín dụng, lao động có trình độ trung học. Còn nhân tố chuyên ngành chỉ phù hợp với một số ít ngành hoặc thậm chí chỉ có một ngành như cơ sở hạ tầng có những tính chất đặc thù, tri thức của một chuyên ngành cụ thể, kỹ năng cụ thể. Như vậy, theo Porter, để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì phụ thuộc nhiều vào việc sở hữu các yếu tố cải tiến và chuyên ngành. Bởi vì theo thời gian, những nhân tố hôm nay là nhân tố chuyên dùng hay tiên tiến thì ngày mai có thể là nhân tố phổ biến và cơ bản, do đó lợi thế cạnh tranh sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tạo ra các nhân tố đầu vào. 1.1.2.2 Điều kiện về cầu Cạnh tranh quốc tế không làm giảm tầm quan trọng của nhu cầu nội địa. Khi thị trường cho một sản phẩm đặc biệt ở địa phương lớn hơn nước ngoài thì các DN trong nước sẽ dành nhiều quan tâm đối với sản phẩm đó hơn các DN nước ngoài, dẫn đến lợi thế cạnh tranh khi các DN bắt đầu xuất khẩu sản phẩm. Bản chất của nhu cầu trong nước xác định cách thức DN nhận thức, lý giải và phản ứng trước nhu cầu của người mua. Người mua có đòi hỏi càng cao sẽ càng tạo cho DN áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao đó về chất lượng, về kỹ thuật và dịch vụ; hoặc tạo sức ép chuyển sang đáp ứng đoạn nhu cầu mới, cao cấp hơn và do đó nâng cao lợi thế cạnh tranh. Và nếu như nhu cầu trong nước lan toả sang các nước khác thì DN không chỉ được lợi từ sản phẩm mới mà còn được lợi từ việc tiếp cận các khách hàng có nhu cầu cao đó. 11 Mặt khác, mức độ cạnh tranh trong nước có vai trò quan trọng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi thế cạnh tranh thông qua quy mô thị trường. Nếu số lượng người mua ít sẽ tạo ra lợi thế tĩnh nhưng có thể làm giảm lợi thế động, ngược lại số lượng người mua nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và tăng sức ép cạnh tranh giữa họ, nhờ đó mở rộng thông tin thị trường và thúc đẩy DN cải tiến kỹ thuật. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích các DN áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn. Trong khi nhu cầu bão hoà nhanh cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN trong nước. Nó sẽ làm cho các DN phải tiếp tục đổi mới, cải tiến, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường mức độ cạnh tranh trong nước. Thông qua đó những DN yếu kém sẽ bị đào thải và giữ lại những DN mạnh hơn và đổi mới hơn. 1.1.2.3 Các ngành hỗ trợ và liên quan Một yếu tố quyết định khác của lợi thế cạnh tranh là có hay không sự tồn tại của các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Các ngành công nghiệp hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động SXKD của DN. Trong khi đó, các ngành sản xuất liên quan là những ngành mà DN có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động SXKD hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ, việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ. Nhìn chung, một quốc gia có nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan có lợi thế cạnh tranh thì sẽ tạo cho DN lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh của các ngành cung ứng và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các DN như cung cấp trong thời gian ngắn với chi phí thấp; duy trì quan hệ hợp tác lâu dài. Thông qua nhà cung ứng giúp DN nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để đáp ứng công nghệ mới, ngược lại DN nhận cung ứng tạo cơ hội tác động tới những nỗ lực về kỹ thuật cho nhà cung ứng và là nơi kiểm chứng ý kiến đề xuất cải tiến hoặc trao đổi, nghiên cứu và phát triển để cùng tìm ra những giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn. 12 Hơn nữa, ngành cung ứng là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ DN này đến DN khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế. 1.1.2.4 Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh Khía cạnh văn hoá và điều kiện địa phương ảnh hưởng tới chiến lược, cấu trúc và cách thức quản lý của DN, dù rằng DN đó điều hành theo kiểu phân cấp hay theo kiểu gia đình. Không có một chiến lược toàn cầu chung hay một học thuyết quản lý cho mọi hình thức nhưng có sự khác nhau về ý tưởng quản trị. Chiến lược cũng như cấu trúc và cách thức quản lý phải tương thích với những khía cạnh văn hoá nói trên mà quốc gia đó ưa chuộng. Lợi thế cạnh tranh thường là kết quả của việc kết hợp tốt các yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, mô hình cạnh tranh trong nước có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành công trên thị trường quốc tế. Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức như trình độ học vấn, sức mạnh động cơ cá nhân, mục tiêu của nhà quản lý, các công cụ ra quyết định, quan hệ khách hàng, thái độ với hoạt động quốc tế, quan hệ giữa người lao động với bộ máy quản lý… tạo ra lợi thế hay bất lợi cho DN. Mục tiêu của DN bị tác động chủ yếu bởi cấu trúc sở hữu, động cơ của chủ sở hữu và chủ nợ, bản chất cơ cấu quản lý công ty, các khuyến khích tạo thành động cơ của người quản lý cấp cao. Vấn đề quan trọng là người quản lý và người lao động có động cơ phát triển kỹ năng của mình cũng như nỗ lực để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Các nhân tố quan trọng xác định ứng xử của cá nhân là hệ thống lương, thưởng; quan hệ giữa các cấp hữu quan; tăng cường đầu tư kỹ năng một cách thường xuyên, hiểu biết tốt hơn về ngành nghề kinh doanh, trao đổi ý tưởng giữa các bộ phận… Cạnh tranh trong nước có tác động mạnh hơn cạnh tranh quốc tế trong những trường hợp cải tiến và đổi mới là nhân tố cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh trong nước tạo ra những ích lợi như: sự thành công của một DN tạo sức ép phải cải tiến đối với đối thủ cạnh tranh hiện tại và thu hút sự tham gia của đối thủ mới; hay là tạo ra sức ép cạnh tranh không chỉ vì lý do lợi ích kinh tế mà còn vì lý do cá nhân 13 và danh dự; hoặc tạo sức ép bán hàng ra thị trường nước ngoài khi qui mô kinh tế hiệu quả. Mặt khác cạnh tranh trong nước cũng tạo ra sức ép làm thay đổi cách thức cải tiến lợi thế cạnh tranh như: phát huy lợi thế dựa vào tính chất độc đáo của sản phẩm và hàm lượng công nghệ cao hơn là lợi thế dựa vào tài nguyên và chi phí lao động thấp. Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước sẽ khắc phục một số bất lợi khi thiếu sức ép cạnh tranh buộc chính phủ phải đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ như trợ cấp, bảo hộ sản xuất hoặc ưu đãi đối với một DN nào đó, làm giảm tính năng động của các DN. 1.1.2.5 Vai trò của Chính phủ Chính phủ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh quốc gia. Có hai quan điểm cơ bản: quan điểm thứ nhất cho rằng, chính phủ được xem như “người bạn”, hỗ trợ một cách trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh bằng chính sách và luật pháp . Quan điểm thứ hai thì cho rằng nên để thị trường tự do cạnh tranh theo sự chi phối của “bàn tay vô hình” mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo Porter, cả hai quan điểm trên là không đúng. Vai trò ảnh hưởng của chính phủ như “một chất xúc tác và nhà thách thức”. Nó có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia thông qua 4 nhóm nhân tố trong mô hình của viên kim cương. Các tác động của chính phủ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, do đó có thể thúc đẩy hoặc gây bất lợi cho lợi thế cạnh tranh. Tóm lại, lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hoá cao độ. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các DN của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ. 14 1.2 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 1.2.1 Lý luận chung về HTX NN 1.2.1.1 Khái niệm về HTX NN - Định nghĩa HTX: Theo Điều 1 Luật HTX sửa đổi (26/11/2003): “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo định nghĩa của Liên minh HTX quốc tế (ICA) được thực hiện năm 1995: “HTX là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Định nghĩa này còn được hiểu như sau: “HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”. - Định nghĩa HTX NN: Theo Nghị định 43/CP của Chính phủ (29.4.1997) về việc ban hành Điều lệ mẫu HTX NN thì: “HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. 1.2.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc hình thành HTX NN ở An Giang. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá, toàn bộ các tư liệu sản xuất cơ bản như trâu, bò, xe, máy móc cũng như ruộng đất được tập thế hoá thành tài sản 15 của HTX. Hoạt động của HTX phải tuân thủ các quyết định từ cấp trên đưa xuống. Do đó, trong giai đoạn này các HTX không phát huy được hiệu quả và tiềm lực kinh tế của mình. Từ khi kinh tế thị trường hình thành và phát triển, các quan hệ sản xuất đều chịu sự chi phối của thị trường và bị ràng buộc bởi thị trường. Cùng lúc đó, Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ chính trị (05/04/1988) đã ra đời và khẳng định vai trò của xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Quyết định này đã tạo ra một sự chuyển biến tích cực phát huy được tiềm lực kinh tế ở trong dân. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan hệ thị trường buộc các nông dân phải cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất… Khi phát triển đến mức độ nào đó, kinh tế tư nhân sẽ dần dần chuyển hoá thành các loại hình kinh doanh phù hợp, và HTX là một trong những mô hình mang tính tất yếu khách quan nhằm chia sẻ những giá trị lợi ích của các đơn vị kinh tế tư nhân trong một khu vực nhất định. Sự ra đời của HTX NN thể hiện ở 2 khía cạnh: - HTX ra đời nhằm làm dịch vụ cho xã viên, nhưng không lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng của mình, mà HTX coi sự phát triển có hiệu quả của kinh tế hộ gia đình xã viên, người lao động làm mục tiêu cao nhất. Do đó đã huy động được nội lực trong nhân dân cùng đóng góp sức người, sức của, góp phần giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Tuy đặt mục tiêu cao nhất là chăm lo cho xã viên nhưng không vì thế mà HTX quên đi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trên cơ sở hoạt động có lời, sau khi đã trừ đi lợi tức cổ phần cho các xã viên, phần trích quỹ còn lại HTX dùng để tham gia xây dựng cộng đồng, và tham gia phúc lợi xã hội. Như vậy, xét về mặt kinh tế và lợi ích cộng đồng, An Giang là một tỉnh có nền nông nghiệp mạnh, do đó việc thành lập các HTX NN trong giai đoạn này là thật sự cần thiết để tập trung sức mạnh hướng tới công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn An Giang. 16 1.2.1.3 Quan điểm nhận thức về HTX NN trong giai đoạn hiện nay Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong._. các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế HTX, được khẳng định cùng với nền kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi với sự phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, HTX là bộ phận nòng cốt của kinh tế hợp tác”. Từ quan điểm nêu trên có thể rút ra các đặc điểm sau: - Cần nhận thức rõ KTHT là yêu cầu và xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, HTX hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và phát triển cộng đồng, nên phải trải qua quá trình tích cực tác động, tạo ra các yếu tố về con người, điều kiện hợp tác cần thiết và tích luỹ đầu tư để phát triển vững chắc. - Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu hội nhập, bên cạnh củng cố và phát triển HTX NN, cần đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân với nhiều hình thức đa dạng nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển HTX NN ngày càng ổn định và bền vững. 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển HTX của một số nước trên thế giới 1.2.2.1 Thái Lan Thái Lan là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, có diện tích canh tác 19.620.000 ha gấp 2.62 lần Việt Nam. Trong khi đó, dân số của Thái Lan chỉ có 58,6 triệu dân, bình quân đất canh tác trên đầu người gấp 4 lần Việt Nam. Cách đây 25 năm, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng hiện nay Thái Lan lại là một nước phát triển trong khu vực. Sự phát triển vượt bậc đó nhờ vào chính sách đổi mới của chính phủ Thái Lan: (1) coi trọng nông nghiệp nông thôn là xương sống của đất nước; (2) thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (3) đẩy mạnh công 17 nghiệp chế biến bảo quản nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm; và (4) đưa ra nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo. HTX NN ở Thái Lan được hình thành từ năm 1916 với chức năng ban đầu là cung cấp dịch vụ tín dụng hỗ trợ vốn với lãi suất thấp để giúp đỡ nông dân trang trải được món nợ đối với những người cho vay nặng lãi. Từ khi ra đời cho đến nay các loại hình HTX phát triển không ngừng, đầu năm 1990 cả nước có 3009 HTX với 3169 triệu xã viên, đến nay có hơn 6000 HTX, với hơn 8,8 triệu xã viên. Các HTX NN ở Thái Lan có vai trò to lớn trong liên kết tín dụng và tiếp thị cho sản xuất gạo, như nâng giá gạo, dùng thóc gạo để hoàn trả vốn vay sản xuất, dự trữ; phát triển nền nông nghiệp sử dụng phân bón hữu cơ; phân phối phân bón cho nông dân, thu mua nông sản của xã viên, cung ứng vật tu, máy móc nông nghiệp, giống và các loại hình dịch vụ nông nghiệp khác cho xã viên… Hệ thống tổ chức HTX NN ở Thái Lan được chia làm 3 cấp: (1) HTX cấp cơ sở, được xây dựng trên cơ sở hợp nhất các HTX tín dụng qui mô nhỏ để hình thành nên HTX tín dụng cấp Huyện hay HTX lưu thông nông sản. (2) Liên hiệp các HTX NN cấp tỉnh, được tổ chức trên cơ sở từ 3 HTX trở lên nhằm hỗ trợ hoạt động của các HTX cơ sở, tập trung vào công tác chế biến lúa gạo là chủ yếu. (3) Liên đoàn HTX NN quốc gia, thành lập trên cơ sở các liên hiệp HTX NN tỉnh với nhiệm vụ nhập vật tư phân phối cho các HTX trong nước và tổ chức tiêu thụ nông sản thông qua thị trường trong nước và xuất khẩu. Như vậy, các HTX NN ở Thái Lan đã tận dụng được lợi thế cạnh tranh thông qua các chính sách tác động của chính phủ đến kinh tế nông nghiệp, các điều kiện về nhân tố sản xuất; nhu cầu trong nội bộ của các HTX; các công nghiệp hỗ trợ và liên quan thông qua hệ thống 3 cấp của HTX. 1.2.2.2 Nhật Bản Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng năm 1947 Chính phủ Nhật đã ban hành Luật HTX trong ngành nông nghiệp. Các HTX phải hoạt động trên cơ sở tự nguyện và dân chủ. Có thể nói các tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Mãi đến năm 1962 18 Luật HTX NN mới được sửa đổi phù hợp với Luật định hướng nông nghiệp. Năm 1967 Nhật bản thông qua chính sách cơ bản về hợp tác hoá để phát triển nông nghiệp, phong trào hợp tác hoá toàn quốc liên kết thành một mạng lưới thống nhất trong các tổ hợp nông nghiệp hợp tác. Đến năm 1993 Luật HTX NN đã được sửa đổi 24 lần và lần thứ 25 được chỉnh sửa năm 1999. Mạng lưới HTX NN được tập hợp thành hệ thống HTX NN quốc gia với hai loại hình: HTX tổng hợp và HTX chuyên ngành. HTX NN tổng hợp: có chức năng phục vụ đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, đời sống cho nông dân xã viên. HTX NN chuyên ngành nhằm thực hiện các dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị chuyên dùng cho xã viên theo ngành như thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, vật tư… và đảm nhận thu mua và tiêu thụ các sản phẩm chuyên ngành của các hộ nông dân xã viên. HTX NN Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: các HTX NN cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. (1) Các tổ chức HTX cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm những thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác. HTX NN cơ sở có 2 loại: HTX NN đa chức năng và HTX NN đơn chức năng. HTX NN đa chức năng có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày; Cho vay và đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm... HTX NN đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sửa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất... (2) Các tổ chức HTX cấp tỉnh: Các HTX NN được điều hành, quản lý thông qua các liên đoàn, các hiệp hội HTX NN tỉnh và các liên minh HTX NN tỉnh. (3) Các liên đoàn HTX cấp tỉnh điều phối các hoạt động của các HTX trong phạm vi, quyền hạn của mình, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tiếp thị cho các HTX thành viên. Các liên hiệp HTX tỉnh chỉ đạo các vấn đề về tổ chức, quản lý, giáo dục, nghiên cứu cũng như đưa các kiến nghị lên các cơ quan của Chính phủ. Các liên minh HTX NN tỉnh có nhiệm vụ giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động của các HTX NN liên kết. 19 Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hoá nông nghiệp, coi HTX NN là một trong những hình thức phục vụ xã hội hoá tốt nhất và yêu cầu các cấp, ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất…, tuy nhiên, vẫn không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX . Tóm lại, các HTX NN Nhật Bản đã phát huy tốt các điều kiện trong mô hình viên kim cương của Porter. Từ bản thân của các HTX đến sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan, và của chính phủ đều có một sự phối hợp hết sức linh hoạt đã giúp cho các HTX phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình. 1.2.2.3 Vận dụng kinh nghiệm phát triển HTX NN vào An Giang Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển HTX ở các nước, kết hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Việc thành lập HTX phải dựa trên cơ sở tự nguyện, dần dần hình thành từ những nhu cầu thực sự hợp tác của kinh tế hộ, của người lao động... Không nên chạy theo số lượng, hoặc vì nôn nóng phát triển như các nước mà thành lập các HTX một cách ồ ạt dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Nên hiểu rằng việc phát triển HTX NN là cả một quá trình, từ quá trình nhận thức quan điểm mới về HTX đến quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. - Trong cơ chế thị trường, các HTX NN nên nhận thức rằng họ là những thực thể kinh tế tồn tại và hoạt động kinh doanh với tính cách là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân. Do đó, các HTX NN phải có mối quan hệ trao đổi với các chủ thể kinh tế khác để đáp ứng nhu cầu về các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của HTX thông qua môi trường kinh tế thị trường. Như vậy, đối với mỗi HTX NN, để có thể tồn tại và phát triển được, HTX phải thực hiện tốt các chức năng quản trị. Trước hết, là chức năng quản trị sản xuất và các yếu tố của sản xuất như quản lý đất đai, lao động, tiền vốn, kế hoạch sản xuất,… nhằm đảm bảo cho HTX tồn tại và hoạt động được. Sau nữa là chức năng quản trị việc kết nối mọi hoạt động của HTX 20 với thị trường. Giảm thiểu tối đa sự ỷ lại từ các cấp chính quyền. Nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ về mặt pháp lý đối với các HTX, chứ không phải là đơn vị chủ quản mọi công việc của HTX. - Để có thể phát huy tốt hiệu quả hoạt động của HTX cũng như việc mở rộng đầu tư và phát triển, Nhà nước nên hình thành hệ thống 3 cấp trong HTX : (1) HTX cấp cơ sở: nhằm thực hiện chức năng sản xuất và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. (2) HTX cấp tỉnh: thực hiện việc chuyển giao khoa học công nghệ mới và kỹ thuật sản xuất đến các HTX cơ sở. (3)Liên hiệp HTX cấp tỉnh: hỗ trợ thông tin về đầu vào và đầu ra cho các HTX, cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm và tiếp thị cho các HTX cơ sở. Tổ chức nghiên cứu và kiến nghị với chính phủ những thay đổi của chính sách nhằm phù hợp với tình hình mới. 1.3 MÔ HÌNH VÀ TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU (xem phụ lục 1) 21 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA HTX NN AN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 TỔNG QUAN VỀ HTX NN AN GIANG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTX kiểu mới ở An Giang. 2.1.1.1 Giai đoạn trước khi Luật HTX (chưa sửa đổi) ra đời. Năm 1976, hình thức sơ khai của HTX tồn tại dưới dạng Tổ Liên Kết sản xuất, dần dần phát triển lên thành Tập Đoàn sản xuất rồi đến HTX. Đến cuối năm 1980, An Giang có 347 Tập đoàn sản xuất, 6 HTX, 1693 Tổ đoàn kết sản xuất và 69 Tập đoàn cơ giới. Ngày 30/4/1985 An Giang công bố hoàn thành cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp với gần 80% ruộng đất nông nghiệp được tập thể hoá. Toàn tỉnh có 2.607 Tập đoàn sản xuất, 7 HTX, tập thể hoá 93% diện tích canh tác trong đó gần 100% diện tích lúa, còn 132 Liên tập đoàn sản xuất gồm 560 tập đoàn viên. Mãi đến năm 1988, vai trò của hộ gia đình đã được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ. Quyết định này đã tạo động lực thúc đẩy tốc độ phát triển của kinh tế hàng hoá và dịch vụ. Trên cơ sở đó, từ năm 1988 – 1989, tỉnh đã thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ dân và có chủ trương chuyển đổi các ban quản lý tập đoàn sản xuất, HTX qua làm dịch vụ phục vụ xã viên, tập đoàn viên. Đứng trước những thách thức vô cùng mới mẻ, hầu hết các HTX NN cũ trước đó cũng như các tập đoàn sản xuất đã không thích ứng được với nhưng thay đổi lớn nên dần dần tan rã và giải tán. Tuy nhiên, khi kinh tế hộ phát triển, sản xuất ra nhiều hàng hoá, nhu cầu hợp tác sản xuất và cung ứng dịch vụ để giảm giá thành sản xuất cho hộ nông dân được đặt ra ngày càng bức bách, với chỉ thị 25/CT.UB (27/11/1991) của UBND tỉnh An Giang về xây dựng các hình thức tổ chức nông dân liên kết đã có 11 tổ nông dân liên kết sản xuất lần đầu tiên ra đời. Đến năm 1993, toàn tỉnh đã có 3.748 tổ nông dân liên kết sản xuất đa dạng theo ngành nghề với 113.668 hộ tổ viên và 108.297 ha 22 đất sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1996, đã có 4.704 tổ nông dân liên kết sản xuất với 124.986 hộ và 122.598 ha đất. Nhu cầu hợp tác sản xuất ngày càng tăng cả quy mô lẫn phương thức hoạt động, đòi hỏi phải có một điều kiện hoạt động thích ứng với tình hình mới. Do đó từ sau năm 1996 khi Luật HTX ban hành An Giang đã bắt đầu thí điểm chuyển đổi tổ nông dân liên kết sản xuất thành HTX kiểu mới tương ứng. 2.1.1.2 Sự ra đời và phát triển của HTX kiểu mới đến năm 2004 Nghị Quyết 10 của Bộ Chính Trị và Luật Đất Đai ra đời đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển độc lập. Đây là cơ sở cho mô hình HTX kiểu mới ra đời. Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ và chính quyền An Giang đã đề ra những chủ trương và chính sách điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Dù vậy, đến khi Luật HTX ra đời, cùng với chỉ thị 68/CT-TW và Nghị định 15, Nghị định 16/CP của Chính Phủ thì việc chuyển đổi HTX và đặc biệt là HTX NN mới chuyển biến nhanh chóng và thuận lợi. Như vậy, kể từ khi thực hiện Luật HTX năm 1996, đến tháng 08/2001, toàn tỉnh An Giang đã thành lập 91 HTX; trong đó có 86 HTX NN và 05 HTX thuỷ sản. Sau khi có đề án phát triển HTX 2001-2005 của UBND tỉnh, đến cuối năm 2004, toàn tỉnh thành lập thêm 50 HTX; giảm 29 HTX do sát nhập và giải thể, nâng tổng số lên 112 HTX NN, trong đó có 06 HTX thuỷ sản. Bảng 2.1: Số lượng HTX NN An Giang qua các năm Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng HTX 7 61 78 86 102 107 114 106 (Nguồn: Liên Minh HTX An Giang) Qua bảng số liệu trên cho thấy, bình quân mỗi năm ở An Giang tăng từ 15 đến 16 HTX, nhất là những năm 1997 đến năm 1999, tốc độ tăng rất cao khoảng 9 đến 10 lần. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến năm 2003, tốc độ phát triển HTX tăng 23 tương đối chậm, đặc biệt năm 2004 đã có dấu hiệu giảm xuống. Đây là do tác động của chính quyền An Giang trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX NN và trang trại trong toàn tỉnh. Hình 2.1: Đồ thị biểu diễn tốc độ phát triển của HTX qua các năm 7 61 78 86 102 107 114 106 0 20 40 60 80 100 120 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Soá HTX Nhìn chung, qua quá trình củng cố, số lượng HTX tuy có giảm, nhưng qui mô không giảm và tăng vốn. Số HTX thành lập sau này có qui mô ngày càng lớn thể hiện xu hướng phát triển tích cực của HTX. 2.1.1.3 Đặc trưng của HTX NN kiểu mới và HTX NN kiểu cũ Đặc trưng của HTX NN kiểu mới và HTX NN kiểu cũ được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, sau đây là một vài khía cạnh cơ bản: Bảng 2.2: So sánh HTX NN kiểu mới và HTX NN kiểu cũ 24 HTX NN kiểu cũ HTX NN kiểu mới Thành viên tham gia HTX - Chỉ gồm các thể nhân - Thủ tiêu tính tự chủ SXKD của các thành viên - Xã viên trở thành người lao động làm thuê cho HTX - Gồm cả thể nhân và pháp nhân, những người có ít vốn hay nhiều tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động theo luật định - Thành viên tự chủ trong SXKD, HTX thực hiện những gì mà thành viên riêng lẻ không làm được hoặc làm không hiệu quả nhằm hỗ trợ cho các thành viên phát triển - Xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ Quan hệ sở hữu - Dựa trên cơ sở tập thể hoá quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất của các nông hộ. - Sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân không được phân định rõ ràng - Dựa trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh của mỗi nông hộ. Xã viên góp vốn, góp sức theo luật định mà không phải bị tập thể hoá quyền sở hữu và tư liệu sản xuất. - Sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân được phân định rõ ràng theo tỷ lệ góp vốn Cơ chế quản lý đối với HTX - HTX bị ràng buộc bởi cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. - Không chịu trách nhiệm về kết quả SXKD, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm phân phối và cấp phát. - Nhà nước can thiệp trực tiếp vào HTX thông qua các chỉ đạo từ trên xuống - Đơn vị kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật. - Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ, liên doanh, liên kết - Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào HTX, mà chỉ đóng vai trò kích thích HTX phát triển bằng chính sách và pháp luật Mô hình HTX - Kém linh hoạt, đơn lẻ về hình thức, thu hẹp về phạm vi và không cần phải tìm hiểu về đặc trưng của vùng, ngành. - Chậm phát triển, tốc độ tăng trưởng thấp, xã viên khó vươn lên trong cuộc sống - Linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành. - Phát triển nhanh, mở rộng nhiều loại hình sản xuất, xã viên có cơ hội vươn lên và hình thành DN riêng của mình 25 2.1.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh của HTX NN An Giang Trong những năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp ở An Giang tương đối phát triển. Năm 2004 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt được 3 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2003. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 là 260 triệu USD, bằng 26% GDP của tỉnh, tăng 2,06% so với năm 2003. Trong đó tỷ trọng xuất khẩu gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh chiếm 36%, đứng sau thuỷ sản là 48%. Còn lại là các mặt hàng khác như may mặc, rau quả đông lạnh, mì ăn liền…Qua đó cho thấy thuỷ sản và gạo là hai mặt hàng chủ lực trong tỉnh. Hình 2.2: Sản lượng lúa của An Giang giai đoạn 1990-2004 2113 1470 1515 1738 1817 1926 2169 2178 2038 2220 2364 2349 2594 2686 3000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 10 00 ta án (Nguồn: Niên Giám thống kê An Giang) Như vậy, bình quân hàng năm sản lượng lúa ở An Giang tăng lên từ 100 tấn đến 200 tấn. Điều đó cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, mà tác nhân của sự tăng lên đó chính là sự ra đời và phát triển của các HTX NN kiểu mới ở An Giang. Thật vậy, từ năm 2001 thực hiện chủ trương xây dựng mô hình 4 nhà “Nhà nông (gồm nông dân, các chủ trang trại, mà đại diện là HTX), nhà DN, nhà khoa học, nhà nước” đã hình thành mối liên kết kinh tế giữa kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác (chủ yếu là DNNN), giải quyết tốt các vấn đề sản xuất, chế biến, 26 tiêu thụ sản phẩm thể hiện qua các hợp đồng ký kết bao tiêu lúa chất lượng cao. Mặt khác, nó cũng làm giảm giá thành sản xuất từ việc giảm chi phí trung gian trong kênh phân phối sản phẩm từ HTX đến người tiêu dùng cuối cùng. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, sự quan tâm của chính phủ đối với nông dân được thể hiện rất rõ nét, mà nhất là vấn đề về bao tiêu và trợ giá cho nông dân khi gặp thiên tai bị mất mùa hay giá cả thị trường sụt giảm, mục đích của chính phủ là để quân bình thu nhập giữa những người lao động nông thôn và thành thị sao cho không có sự chênh lệnh lớn giữa lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp. Điều này cũng góp phần khuyến khích nông nghiệp phát triển và tránh được sự di cư từ nông thôn đến thành thị để lao động vì mục đích thu nhập cao. Do đó, sự quan tâm của chính quyền An Giang đối với HTX trong những năm qua là bước khởi đầu trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn góp phần làm tăng thu nhập người dân ngang bằng với lao động ở thành thị. Tuy nhiên, khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thì sự quan tâm của chính quyền An Giang đối với HTX đã thể hiện sự quyết tâm lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà, tất nhiên sẽ không cầu toàn trong mọi mặt của HTX, mà bên cạnh đó HTX cũng cần phải tự phấn đấu sản xuất và tìm đầu ra sản phẩm cho mình. * Hiệu quả hoạt động Theo báo cáo tài chính năm 2004 của 91 HTX, hiệu quả hoạt động đạt được như sau: - Có 82 HTX hoạt động SXKD có lãi, với tổng doanh thu 22,9 tỷ đồng, chi phí kinh doanh 15,8 tỷ đồng, thực lãi là 7 tỷ đồng (bình quân 86 triệu đồng/HTX) - Số HTX hoạt động bị lỗ là 07, với khoản lỗ gần 356 triệu đồng Nhìn chung, các HTX hoạt động tương đối có hiệu quả, nhưng còn nhiều HTX chưa thực hiện sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo qui định, nên chưa phản ánh đầy đủ tình hình tài chính trong HTX. 27 * Thị trường tiêu thụ Thị trường xuất khẩu của riêng tỉnh An Giang có gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 36 nước so với năm 2000, tăng 40 nước so với năm 1996. Thị trường được mở rộng là nhờ tăng cường công tác xúc tiến thương mại, các DN năng động tìm kiếm, mở rộng thị trường. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo châu lục năm 2004 thì Châu Á chiếm 60% (trong đó Nhật Bản 1,14%, Asean 45%), Châu Âu chiếm 14%, Châu Mỹ chiếm 19% (trong đó Mỹ 15,7%), còn lại là Châu Úc và Châu Phi. Riêng về nông sản là 45 quốc gia, trong đó xuất khẩu gạo là 31 quốc gia, gồm Châu Á: 12 nước (Philippines, Malaysia, Singapore, Iraq, Indonesia,…); Châu Phi 9 nước (Senegen, Kenia, Tandania, Nigieara,…); Châu Úc và Châu Mỹ 5 nước (Úc, Guam, Papua Niu Gi Nê, Palau, Canada); Châu Âu 5 nước (Anh, Áo, Ba Lan, Sovakia, Ucraina). Hình 2.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo An Giang năm 2004 39% 16% 29% 16% Chaâu AÙ Chaâu Aâu Chaâu Phi Chaâu Myõ vaø Chaâu Uùc Như vậy, trong những năm gần đây, giá trị sản phẩm gạo xuất khẩu tương đối tăng ở các châu lục, nhiều nhất là Châu Á (39%). Điều này đã nói lên sự đóng góp tích cực của HTX NN An Giang cho sự phát triển nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế cả tỉnh nói chung. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu tương đối nhiều nhưng thị trường chính yếu thì chưa ổn định, chưa tập trung và còn phân tán, hơn nữa việc xuất khẩu phần lớn ở dạng thô chưa tạo ra giá trị xuất khẩu cao dẫn đến hiệu quả cạnh tranh thấp. 28 2.2 THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HTX NN AN GIANG 2.2.1 Thực trạng về lợi thế cạnh tranh của HTX NN An Giang 2.2.1.1 Điều kiện về nhân tố - Nguồn nhân lực của HTX: qua khảo sát cho thấy trình độ cán bộ quản lý HTX còn rất hạn chế. BCN HTX thường là những người nông dân sản xuất giỏi hoặc những người có uy tín và kinh nghiệm trong sản xuất được bầu lên để giữ các chức danh chủ chốt của HTX như Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, kiểm soát. Tổng số cán bộ quản lý của 106 HTX là 952 người (bình quân mỗi HTX có: BQT 3 người, BKS 3 người, 01 kế toán và 01 thủ quỹ), trong đó cấp I chiếm 11,29%, cấp II 49,2%, cấp III chiếm 39,5%, còn lại 1,3% có trình độ Trung cấp, Đại học. Riêng chủ nhiệm HTX có trình độ cấp III chỉ chiếm 46,15%, có 03 người có trình độ trung cấp và đại học, còn lại là cấp I và cấp II. Như vậy cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý của HTX có trình độ văn hoá tương đối thấp, phần lớn lại là những người lớn tuổi và chưa qua đào tạo một cách có hệ thống, nên chưa đáp ứng được phần nào những thách thức mà thực tế đã đặt ra. Dù vậy, nhưng các HTX đều nhận thức được năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, khả năng sáng tạo, kỹ năng lao động, ý chí vươn lên và tinh thần đoàn kết là thật sự quan trọng và cần thiết đối với sự thành công của HTX. Tuy nhiên giữa các HTX có sự khác biệt nhau một cách đáng kể về năng lực quản lý, trình độ chuyên, và khả năng sáng tạo; trong khi đó hầu như rất ít HTX có sự khác biệt về tinh thần đoàn kết nội bộ và ý chí vươn lên trong sản xuất. Tóm lại, bên cạnh những HTX hoạt động tốt, có hiệu quả thì còn nhiều HTX yếu kém về quản lý, tổ chức, nhân sự, lúng túng trong điều hành tác nghiệp, ngại khó khi mở rộng thêm dịch vụ, chưa thích ứng với cơ chế thị trường mà trọng trách chính là BCN của HTX. - Nguồn tài nguyên, giống, đất đai, khí hậu: Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sản lượng và chất lượng của nông sản. Ở các nước phát triển như Nhật Bản thì HTX sẽ cung cấp giống, hỗ 29 trợ kỹ thuật và thu gom sản phẩm cho xã viên, ngược lại xã viên phải canh tác đúng theo quy hoạch vùng nguyên liệu do HTX đề xuất nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm trong kế hoạch kinh doanh của HTX. Trong khi đó rất ít HTX NN ở An Giang thực hiện thành công kế hoạch SXKD của mình, chỉ có khoảng 15,6% HTX làm tốt việc cung ứng giống trực tiếp cho xã viên theo quy hoạch, còn lại hơn 50% HTX chỉ làm nhiệm vụ tư vấn về giống phần còn lại do xã viên tự chọn từ vụ trước để lại hoặc mua trực tiếp từ trung tâm hỗ trợ nông dân, và trung tâm lai tạo giống trong tỉnh. Vì vậy, do xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nên dẫn đến chất lượng nông sản kém và không đồng bộ làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Bù lại, điều kiện tự nhiên ở An Giang tương đối thuận lợi cho việc sản xuất và lai tạo giống có chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu. Hơn 90% HTX cho rằng thời tiết và khí hậu ở An Giang là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khoảng 85% HTX có đất đai tốt và nguồn nước phong phú, số còn lại nằm trong điều kiện địa hình khó khăn như ở vùng cao hay ở vùng chưa có đê bao khép kín. Tuy nhiên, hầu hết các HTX đều nằm trong vùng đê bao khép kín, nên có thể chủ động được mùa vụ và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Hơn nữa, các HTX đều nằm ở địa thế thuận lợi, 95% HTX nằm ở trục lộ giao thông chính và nằm gần sông lớn, rất dễ dàng trong việc giao thương với các đơn vị kinh tế khác. Đây là lợi thế lớn nhất mà ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng có được. Mặt khác, 85% HTX tận dụng được đều kiện tự nhiên ưu đãi để làm giảm giá thành sản xuất đến mức thấp nhất. Cụ thể là HTX NN Bình Thành-Châu Phú sản xuất lúa với giá thành từ 650 – 700 đồng/kg, trong khi giá bán tại thời điểm là khoảng 2100 – 2200 đồng/kg. Biểu đồ sau đây biểu diễn mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên ở An Giang theo đánh giá của HTX. 30 Hình 2.4: Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên An Giang 85% 15% 85% 15% 90% 10% 95% 5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Ñaát ñai Nguoàn nöôùc Thôøi tieát Vò trí HTX thuaân lôïi khoâng thuaän lôïi - Nguồn tri thức: Nguồn tri thức có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển HTX. Khoảng 10% HTX có khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên khoảng 5% cho rằng họ có thể tiếp cận công nghệ mới khi được qua đào tạo. Còn lại 85% HTX không có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, công nghệ mới vì cho rằng trình độ văn hoá của họ thấp, khó có thể học hỏi và sử dụng được thành thạo những công nghệ đó. Hiện nay ở An Giang có 3 HTX được chính phủ Áo tài trợ 3 nhà máy xay xát hiện đại với công suất cao. Đã có 2 nhà máy đi vào hoạt động với hiệu quả tương đối tốt, vì cả hai chủ nhiệm HTX đều có trình độ Đại học. Mặt khác, trong sản xuất việc lập ra một phương án SXKD tốt có ý nghĩa quan trọng giúp HTX định hướng được mục tiêu và kế hoạch trong tương lai. Có 55% HTX cho rằng họ không khó khăn trong việc lập một phương án SXKD, còn Lại 45% HTX không lập được hoặc lập được thì ít khả thi. Điều này cho thấy, không ít các HTX sản xuất theo thói quen, cứ đến việc thì làm, gặp tình huống thì giải quyết hoặc nhờ chính quyền can thiệp. Điều đó làm trở ngại cho việc phát triển đồng đều giữa các HTX NN ở An Giang. Chẳng những thế, việc tiếp cận công nghệ thông tin, tin học đối với HTX là điều không dễ dàng, chỉ có khoảng 35% HTX có thể sử dụng và tiếp cận công nghệ thông tin, cụ thể là các phần mềm kế toán trên máy vi tính, truy cập internet,…, tuy nhiên con số này còn quá thấp chưa phản ánh lên được khả năng vận dụng tri thức vào sản xuất của các HTX NN ở An Giang. Chính vì vậy, việc vận dụng và phân tích các thông tin thị trường vẫn còn hạn chế, chỉ có 30% HTX có thể tiếp cận thông tin thị trường và sử dụng nó một cách hiệu 31 quả vào SXKD của HTX. Còn lại 70% HTX gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thị trường như các HTX khác. Nhưng cho dù HTX có sử dụng thông tin thị trường hiệu quả hay không hiệu quả thì họ chỉ dừng lại ở những tin tức mang tính chất thời sự chủ yếu là thông tin về giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp, chứ thật sự chưa có HTX nào nắm bắt được thông tin về khách hàng tiêu dùng cuối cùng của họ là ai, hành vi tiêu dùng như thế nào, văn hoá, và tâm lý của họ ra sao. Do thông tin bất đối xứng đó làm trở ngại trong việc am hiểu khách hàng dẫn đến HTX khó có khả năng vận dụng tri thức vào sản xuất một cách hiệu quả. Thậm chí ngay cả việc ký kết một hợp đồng kinh tế giữa HTX và một đơn vị kinh tế khác cũng là một vấn đề khó khăn. Hơn 75% HTX không thể lập và ký kết một hợp đồng kinh tế, 25% HTX có khả năng lập và ký kết hợp đồng kinh tế nhưng cũng gặp khó khăn trong việc đề ra các điều khoản thi hành, vì vậy các HTX thường bị ép giá khi các DN bắt chẹt các điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Do đó có thể nói khả năng vận dụng tri thức vào HTX là còn hạn chế và chưa được phát huy. - Nguồn tài chính: Nhìn chung, các HTX đều thiếu vốn hoạt động, chỉ có khoảng 25% HTX có nguồn tài chính mạnh thậm chí rất mạnh, còn lại 75% HTX có nguồn vốn từ trung bình đến rất yếu. Các HTX huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, khoảng 50% HTX không khó khăn trong việc huy động vốn, còn lại là rất khó khăn khi phải huy động nguồn vốn để mở rộng SXKD. Thực tế, ngay từ khi thành lập vốn góp cổ đông là rất quan trọng cho việc xây dựng và phát triển của HTX. Hiện nay các HTX đều sử dụng nguồn vốn từ vốn góp cổ đông và vốn tích luỹ, con số này chiếm tỷ lệ 89,6% trong tổng vốn hoạt động của HTX, trong đó vốn góp cổ đông chiếm 58,6%, vốn tích luỹ chiếm 31%; còn lại là vốn vay ngân hàng hay vay từ các tổ chức khác. - Hình 2.5: Cơ cấu vốn của HTX NN An Giang 32 58.6% 31.0% 6.9% 3.4% 100.0%89.7% 96.6% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Voán goùp coå ñoâng Voán tích luyõ Vay ngaân haøng Vay toå chöùc khaùc Như vậy khả năng huy động nguồn vốn từ nội lực của HTX là khá cao (89,6%), trong khi vay ngân hàng chỉ chiếm 6,9%, một tỷ lệ tương đối thấp. Nguyên nhân chính là do HTX không có khả năng vay từ tín dụng ngân hàng, vì nhiều lý do, cơ bản nhất là khi vay phải thế chấp hay cầm cố bất động sản, mà bất động sản thì nằm rời rạc ở trong tay của xã viên và không phải chủ quyền của HTX; thứ hai là HTX không lập được một phương án kinh doanh khả thi hoặc có lập được thì cũng gặp khó khăn trong khâu thẩm định để giải quyết cho vay, vì vậy việc huy động từ nội lực của HTX là hiệu quả hơn hết trong các hình thức huy động vốn. - Cơ sở hạ tầng: qua khảo sát ý kiến đánh giá của HTX về cơ sở hạ tầng ở An Giang cho thấy, 90% HTX đồng ý rằng An Giang có lợi thế về du lịch, nên giao thông đường thuỷ và đường bộ tương đối phát triển. Vận tải đường thuỷ có Cảng Mỹ Thới nằm trên sông Hậu thông ra biển Đông, đường bộ có quốc lộ 91 nối liền từ TP Cần Thơ đến biên giới Campuchia rất tiện lợi cho việc thông thương giữa hai nước. Ngoài ra hạ tầng viễn thông như bưu điện, điện thoại, internet… cũng ngày càng phát triển và mở rộng từ thành thị đến nông thôn tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận công nghệ thông tin và giao thương với nhau một cách thuận lợi. Qua sự phân tích trên chúng tô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1489.pdf