Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra sôi động như hiện nay, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO như một bước tiến dài trong quá trình phát triển, tác động trực tiếp đến nền kinh tế thế giới và trong nước. Thế giới đón chào Việt Nam như một nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, một thị trường được đánh giá là tiềm năng và tương đối ổn định. Việt Nam cũng từ đó mà nhận được nhiều nhân tố từ bên ngoài tác động vào như vốn, kỹ thuật và phương thức kinh doanh. Cái được và cái mất chưa thể bàn tính hết, nhưng vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh, hoạt động của họ đã được mở hơn nhờ bước tiến này của Việt Nam, đặc biệt là ngành xây dựng.
Hiện nay, nhiều công ty xây dựng nước ngoài đã vào Việt Nam khiến cho thị trường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết và mang tính cạnh tranh rõ nét, công tác đấu thầu trong xây dựng vì thế mà chịu nhiều tác động. Để vẫn giữ được thị phần của mình các nhà thầu trong nước phải nỗ lực hết mình trong hoạt động kinh doanh nhất là trong công tác tham gia đấu thầu.
Công ty CP đầu tư và xây lắp 5 là một doanh nghiệp cũng đang trong quá trình quá trình cạnh tranh này, hoạt động đấu thầu của công ty có nhiều nét nổi bật và có tác động lớn đến sự thành công của công ty. Vì vậy, trong chuyên đề này, em xin lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5 ” làm nội dung báo cáo thực tập của mình.
Chuyên đề gồm có:
Chương I: Thực trạng công tác đấu thầu tại công ty CP đầu tư và xây lắp 5
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty CP đầu tư và xây lắp 5.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, bộ môn Kinh tế đầu tư, trường ĐH kinh tế quốc dân và các cán bộ trong Công ty CP đầu tư và xây lắp số 5, đặc biệt là phòng Kế hoạch dự thầu đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP 5.
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5 có tên gọi trước đây là công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, thành viên của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trụ sở chính của công ty tại:
Địa chỉ : Số 6 Nguyễn Công Trứ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04.9713083 - 04.8210890; Fax: 04.8211286
Công ty được thành lập ngày 04/03/1993 theo Quyết định số 171/NN-TCCB/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá ngày 05/12/2005 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 3388/QĐ/BNN-ĐMDN thành lập Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Lắp 5. Như vậy, từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, đến nay công ty đã được chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới theo hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Với hướng đi mới này, công ty thêm phần độc lập và tự chủ trong kinh doanh, tạo đà phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp.
Tên công ty sau khi đã cổ phần hoá:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt :
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP 5
Tế giao dịch quốc tế : Investment & Construction joint-stock Company 5
Tên viết tắt : C.C.5
Trụ sở chính : Số 6 Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, HN
Điện thoại : 04.9173083 - 04.8210890
Fax : 04.8211286
Từ khi thành lập cho đến nay công ty không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Đặc biệt là mở thêm ngày càng nhiều các chi nhánh của công ty trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khác ở mọi nơi trong cả nước có thể giao dịch và đặt mối quan hệ vơi công ty một cách dễ dàng.
Cụ thể hơn công ty có các chi nhánh sau :
+ Chi nhánh Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Hải Phòng
+ Chi nhánh Yên Bái
+ Chi nhánh Thái Nguyên
+ Chi nhánh Huế
+ Chi nhánh Quảng Ngãi
+ Chi nhánh Bình Dương
+ Chi nhánh Quảng Trị
+ Trung tâm tư vấn xây dựng 5
+ Trung tâm XNK máy móc thiết bị
+ Trung tâm điện lạnh.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 có đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư và xây lắp. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 106287 ngày 20/04/2005 mà mới đây nhất là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0103009237 ngày 07 tháng 07 năm 2006 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm những lĩnh vực sau:
+ Xây dựng công trình Công nghiệp
+ Xây dựng công trình dân dụng và trang trí nội thất
+ Sản xuất vật liệu xây dựng
+ Kinh doanh bất động sản; kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng
+ Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi
+ Tư vấn về xây dựng
+ Kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng điện lạnh và đồ gia dụng, phương tiện vận tải và thiết bị xây dựng, vật tư xây dựng.
+ Xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35 KV
+ Xây dựng hệ thống các công trình cấp thoát nước
+ Xây dựng đường bộ
+ Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của cổng ty:
1.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Công ty tổ chức Bộ máy quản lý theo mô hình “trực tuyến chức năng” gồm:
* Bộ máy quản lý điều hành: Hội đồng Quản trị: 3 thành viên; Ban Kiểm soát:
3 thành viên; Ban điều hành: Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.
* Các đơn vị trực thuộc
- Các đơn vị trực thuộc (8 chi nhánh, 3 trung tâm và các đội sản xuất)
- Phòng ban (có 4 phòng): Phòng Tài chính kế toán; Phòng Tổ chức - hành chính; Phòng kế hoạch dự thầu; Phòng kinh tế kỹ thuật;
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty CP đầu tư và xây lắp 5
Chñ tÞch H§QT kiªm Tæng gi¸m ®èc
Ban kiÓm s¸t
Phã
tæng gi¸m ®èc
Phã
tæng gi¸m ®èc
phã
tæng gi¸m ®èc
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
C¸c
chi nh¸nh
phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng kÕ ho¹ch dù
thÇu
phßng kinh tÕ
kü thuËt
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.
Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
- Quyền bầu hoặc bãi nhiễm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
- Quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Quyền quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
- Nhiệm vụ thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty.
Hội đồng quản trị:Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu. Trong đó có các chức vụ sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị; Uỷ viên thường trực và các Uỷ viên. Tất cả các thành viên trong hội đồng quản trị công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thành viên HĐQT được quy định tại điều 18 của điều lệ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT
- HĐQT là cơ quan quản lý của cty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
- HĐQT không chịu trách nhiệm toàn diện từ khi ký nhận, bàn giao và công ty bắt đầu hoạt động
- Phê chuẩn các phương án về tài sản, tài chính, về cổ phần cổ phiếu (việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu..)
- Trường hợp Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc thì việc lấy xác nhận của Cổ đông được thực hiện bằng văn bản. Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận, ý kiến phản hồi (bằng văn bản) từ các nhóm cổ đông không tán thành (nếu có) ở mức dưới 49% Cổ đông có quyền biểu quyết thì việc bổ nhiệm có hiệu lực từ khi HĐ quyết định.
- Quyết định mức lương và các lợi ích khác của Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Phê duyệt mọi Quy chế hoạt động của công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Được cung cấp báo cáo tài chính hàng tháng do phòng TCKT thực hiện. Hàng quý phòng KHĐT nộp báo cáo tổng hợp toàn diện mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ trong công ty cho thành viên HĐQT theo chế độ bảo mật, tối thiểu trước 3 ngày của phiên họp định kỳ.
Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra, các thành viên Ban kiểm soát là những người thay mặt cho Cổ đông hoạt động theo chức năng, quyền hạn quy định tại Điều 35 của Điều lệ tổ chức hoạt động cty để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
Hoạt động của Ban kiểm soát độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Tổng giám đốc; Hoạt động phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước, Điều lệ của công ty.
Nhiệm vụ của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty có các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện chế độ, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, các Quy định, các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT trong nội bộ công ty.
+ Thực hiện các chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của công ty.
+ Thực hiện nghĩa vụ thu, nộp Ngân sách Nhà nước, việc vay trả các khoản nợ và các khoản phải thu khác.
+ Việc lập và sử dụng các quỹ trong công ty.
+ Chấp hành chế độ Tài chính kế toán và thống kê theo chế độ hiện hành.
+ Trình Đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra quyết toán tài chính năm
+ Báo cáo với Đại hội cổ đông:
+Về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ, lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
+Về những sự kiện tài chính bất thường, những ưu, khuyết điểm trong quản lý tài chính, quản lý kinh tế của HĐQT và Tổng giám đốc.
+ Ban kiểm soát tập hợp các thắc mắc, kiến nghị của Cổ đông, nếu Ban kiểm soát không giải quyết được thì yêu cầu HĐQT giải quyết.
+ Định kỳ hàng năm và sáu tháng thông báo tình hình, kết quả kiểm soát cho HĐQT, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị với Đại hội cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra với nhiệm kỳ không quá 5 năm.
Quyền và nhiệm vụ của Tổng giám đốc
- Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Lập kế hoạch trình Hội đồng quản trị thông qua về các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, buộc thôi việc, lương bổng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ quản lý và người lao động.
Phó Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị thông qua đề xuất của Tổng giám đốc.
Quyền và nhiệm vụ của phó Tổng giám đốc
- Nhiệm vụ của phó Tổng giám đốc là giúp việc cho Tổng giám đốc, gồm 3 phó Tổng, trong đó có một phó Tổng giúp việc hành chính quản trị , một phó Tổng giúp việc kỹ thuật giải pháp thi công và một phó Tổng phụ trách về an toàn lao động.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách hành chính quản trị: phối hợp với phòng hành chính nhằm giải quyết các thủ tục liên quan đến việc tiến hành thi công công trình, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo thời gian hoàn thành và bàn giao công trình.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật giải pháp thi công: phối hợp với phòng kỹ thuật phân tích đưa ra những giải pháp thi công công trình một cách an toàn, theo thiết kế công trình.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách an toàn lao động: giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động, các vấn đề lương thưởng khác.
Các đơn vị trực thuộc: Có nhiệm vụ thực hiện thi công các công trình công ty giao, các đơn vị thực hiện theo mô hình khoán gọn, mỗi đội được công ty giao cho nhiệm vụ thi công với số tiền theo dự toán của công ty, đồng thời đề ra thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình.
Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính của công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5 có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác văn phòng, duy trì chế độ quy định và xây dựng đơn vị, phụ trách công tác hậu cần toàn công ty.
Phòng kế hoạch đầu tư: Phòng kế hoạch đầu tư có vai trò giúp giám đốc Công ty giải quyết các thủ tục đầu tư các loại dự án; khảo sát; báo cáo và tổ chức khai thác các dự án phát triển mới; Nghiên cứu thị trường bất động sản từng địa phương, nắm vững nhu cầu về xây dựng để đề xuất việc tham gia dự án theo từng quy mô thích hợp để vừa thực hiện kinh doanh có hiệu quả, vừa đạt được nhiệm vụ chính trị của Công ty.
Phòng kế toán tài chính:Phòng kế toán tài chính của công ty có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh lãi lỗ của công ty, theo dõi luồng tiền vào ra trong công ty, tổng hợp số liệu từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên sổ sách kế toán, tổng hợp lên báo cáo tài chính cho toàn công ty. Đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế của công ty với nhà nước. Ngoài ra phòng kế toán tài chính còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chính xác, kịp thời cho ban lãnh đạo của công ty và các đối tượng sử dụng thông tin khác, để từ đó ban lãnh đạo ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể và tình hình tài chính của công ty.
Trên đây là những nội dung giới thiệu sơ lược về mô hình tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5. Các phòng ban và bộ phận khác trong công ty tuy hoạt động độc lập nhưng luôn có sự gắn kết giúp đỡ nhau để tiến hành công việc vì mục tiêu hiệu quả và thành công của công ty .
2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY:
2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh:
Ngay từ khi còn là đơn vị thành viên của Tổng công ty nông nghiệp và phát triển nông thôn, công ty CP đầu tư và xây lắp 5 (trước đây là công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5) luôn là doanh nghiệp đi đầu, được xếp hạng I trong lĩnh vực xây dựng, có phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước, có lực lượng cán bộ kỹ thuật cao, đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề đã qua đào tạo, cùng với trang thiết bị, máy móc thi công chuyên dụng hiện đại.Với chức năng thi công các công trình xây dựng nông nghiệp nông thôn, các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công ty luôn tạo uy tín với khách hàng từ chính kinh nghiệm làm việc và chất lượng của các công trình.
Bảng 1: Bảng tóm tắt kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng của công ty
TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC
SỐ NĂM KINH NGHIỆM
1- Xây dựng dân dụng
21
2- Xây dựng chuyên dụng
2.1- Các công trình công nghiệp
15
2.2- Các công trình giao thông
15
2.3- Các công trình thuỷ lợi (đê, kè, cống, đập ....)
20
2.4- Kinh doanh vật tư xây dựng, trang trí nội thất
14
Nguồn: Hồ sơ pháp nhân công ty
Trong những năm qua, công ty đã nhận thầu, trúng thầu và hoàn thành bàn giao nhiều công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật cao, giá thành hợp lý. Chất lượng từ các công trình do công ty xây dựng đồng nghĩa với sự gia tăng doanh thu hàng năm, điều này được cụ thể trong bảng tóm tắt năng lực tài chính của công ty như sau:
Bảng 2: Bảng tóm tắt năng lực tài chính
Đơn vị tính: đồng
DANH MỤC
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
1- Tổng tài sản
71.902.465.642
84.809.842.446
106.853.767.103
2- Tổng nợ phải trả
64.667.615.808
77.576.334.065
94.161.991.520
3- Vốn lưu động
5.911.576.458
6.500.000.000
10.073.000.000
4- Doanh thu
70.640.755.153
72.374.079.077
105.061.226.267
5- Lợi nhuận trước thuế
471.662.580
965.058.432
3.393.978.900
6- Lợi nhuận sau thuế
339.597.058
883.795.748
3.393.978.900
Nguồn: Hồ sơ pháp nhân công ty.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã ký kết nhiều hợp đồng xây lắp giao thông, thuỷ lợi với giá trị hợp đồng lên tới hàng trăm tỷ đồng và yêu cầu kỹ thuật cao. Trong năm 2006 công ty đã đảm nhận một số công trình lớn đem lại doanh thu đáng kể cho công ty như: Công trình nhà Nghiệp vụ TS ngoại tuyến Công An Thường tín - Hà Tây (2.014.246.000 đồng), Siêu thị Nam Định (2.700.000.000 đồng), công trình trường mầm non Tuổi Hoa - Ba Đình (3.488.822.000 đồng), Trường học Thái Nguyên (5.222.687.283 đồng), Công trình kè Hồng Hà (1.676.819.100 đồng), Trung tâm Giống Mía – Công ty Đường Hiệp Hòa (2.661.370.001 đồng), Công trình trại giam Kiên Giang (3.384.304.000 đồng), Công trình nhà làm việc Công ty bò Lâm Đồng - gói 2 (1.700.000.000 đồng)...( số liệu 6 tháng đầu năm 2006)
Năm 2007 cũng lại đánh dấu một sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với hàng loạt các gói thầu lớn và có địa bàn trải rộng khắp cả nước như: Công trình đường Yên Hải - Quảng Ninh (7.6 tỷ đồng), công trình kênh Hồ Núi Cốc Thái nguyên (3.2 tỷ đồng), công trình Siêu thị Nam Định (5.8 tỷ đồng), công trình cục thuế Lai Châu (6.8 tỷ đồng), công trình Trường tiểu học Cổ nhuế B - Từ Liêm (4.4 tỷ đồng), công trình cụm trường học Phú thọ (20 tỷ đồng), công trình sành sứ thủy tinh Vũng tàu (7.1 tỷ đồng), công trình Trạm bơm Ba Giọt - Đồng Nai (9.5 tỷ đồng)... (số liệu năm 2007).
Phát huy tiếp thế mạnh trong xây dựng công trình, năm 2008 công ty tiếp tục tham gia và trúng thầu nhiều gói thầu quan trọng, tạo điều kiện cho việc ổn định doanh thu của công ty và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Tuy công ty luôn là doanh nghiệp đi đầu và được đánh giá cao trong hoạt động xây dựng công trình, nhưng do xuất phát từ doanh nghiệp nhà nước nên trong hoạt động của công ty trong một giai đoạn dài còn khá thụ động và mang tính bao cấp. Từ khi có quyết định chuyển sang loại hình doanh nghiệp cổ phần, công ty đã chủ động hơn trong kinh doanh, thực sự phát triển những tiềm năng thế mạnh của mình. Điều này thấy rõ trong việc chủ động đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị cho thi công công trình, đó không chỉ là sự lớn mạnh về kinh tế mà còn thể hiện một tư duy làm ăn trong kinh doanh rất hiệu quả của ban lãnh đạo công ty. Các bảng tổng kết máy móc thiết bị sau sẽ cho ta thấy rõ nhận định này.
Bảng 3: Tổng hợp thiết bị đầu tư tính đến năm 2002
Số TT
Tên thiết bị
Số lượng
Đặc tính kỹ thuật
Nước sản xuất
1
Máy xúc gầu ngược, công suất 0.6 -0.8m3/gầu
06
Gầu 0,6 – 0,8m3
Nhật, Hàn
2
Máy ủi 50 DHP công suất 110 CV
05
110CV
Nhật, Hàn
3
Lu rung 10-15 tấn
03
10 tấn
Nhật, Hàn
4
Lu tĩnh
02
6 tấn
Nhật, Hàn
5
Máy san gạn
01
110CV
Nhật, Hàn
6
Xe tải loại 10-15T
06
6-10 tấn
Nhật, Hàn
7
Xe tải chuyên dụng vận chuyển máy xúc đào 11 tấn
02
11 tấn
Nhật, Hàn
8
Máy bơm nước (điện, diesel)
02
240m3/h
Việt Nam, Hàn Quốc
9
Máy trộn bê tông 500L
03
10m3/h
Nhật
Tổng
30
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002
Bảng 4: Máy móc thiết bị đầu tư tính đến cuối năm 2007
TT
Tên máy móc thiết bị
Công suất
Nơi sản xuất
Số lượng
1
Máy trộn bê tông 250L
5m3/h
Pháp
4
2
Máy trộn BT cưỡng bức 200L
4m3/h
Việt Nam
2
3
Máy bơm bê tông
45m3/h
Đức
1
4
Máy trộn vữa 100L
2,5m3h
Việt Nam
4
5
Máy ép cọc thuỷ lực
25 tấn
Việt Nam
2
6
Cần trục bánh xích
63 tấn
Nga
1
7
Cẩu ô tô
16-30 T
Nhật
2
8
Cẩu bánh lốp
12 tấn
Korea
1
9
Vận thăng điện
500kg
Trung Quốc
3
10
Đầm bê tông Diezel
F25-60
Nhật
10
11
Đầm bê tông điện
F25-30
Nhật
8
12
Đầm dùi
Nhật + TQ
10
13
Đàm bàn
Nhật + TQ
5
14
Máy phát điện
15kw/h
Nhật
2
15
Máy uốn thép
Nhật
2
16
Máy ủi 14C
140 CV
Ytalia
2
17
Máy ủi
Nhật
6
18
Máy đào thuỷ lực
1m3
Ytalia
2
19
Máy xúc, đào
0,7m3
Nhật
6
20
Máy đào bánh xích
1,2m3
Korea
2
21
Trạm trộn bê tông BM 500
60m3
Đức
1
22
Cạp xích
12m3
Ytalia
1
23
Đầm lu
9.000kg
Nhật
1
24
Lu bánh lốp
Đức
1
25
Máy lu rung
6 tấn
Đức
1
26
Mảy rải bê tông Asrphalt vệt 6m
20-25T/h
Nhật
1
27
Máy sáng cạp
60 tấn
Mỹ
1
28
Đầm chân dê
9.000kg
Nhật
2
29
Đầm cóc đất
Nhật
12
30
Ô tô tải
5 tấn
Đức
12
31
Xe tải Huyndai
10 tấn
Korea
8
32
Sơmirơmoóc
Korea
1
33
Xe ben
5 tấn
Đức
6
34
Xe ben tự đổ
9 tấn
Thuỵ Điển
3
35
Kích thuỷ lực
5T-20T
Nga
2
36
Pa Lăng xích
5T-15T
Nhật
2
37
Tời máy
5T-10T
Korea
2
38
Máy cắt BT
Nhật
2
39
Máy cắt plát ma A70
Nhật
2
40
Máy bơm các loại
Korea
8
41
Máy bơm thuỷ lực
Nhật
2
42
Máy hàn 8 mỏ 32A/1 đầu ra
Nga
2
43
Máy hàn điện 220V
Việt Nam
6
44
Máy tời cáp
15 tấn
Korea
2
45
Máy kéo
100 CV
Nhật
3
Tổng
159
Nguồn báo cáo tài chính năm 2007
Như vậy, so với số máy móc thiết bị của năm 2002 thì đến năm 2007 công ty đã đầu tư gấp hơn 5 lần số máy móc thiết bị vốn có. Đối với một công ty vừa mới tiến hành cổ phần hóa còn rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong quá trình hoạt động thì điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng của công ty. Từ đây, công ty có thể tham gia và đáp ứng nhiều gói thầu xây dựng với yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng cao hơn trước.
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ở một số lĩnh vực chủ chốt:
2.2.1 Công trình dân dụng và công nghiệp:
Có thể nói rằng đây chính là một trong những lĩnh vực hoạt động chính và cũng là thế mạnh của công ty. Số lượng các công trình xây dựng dân dụng luôn đạt tỷ lệ cao nhất (> 7 công trình/ năm) và mang lại cho công ty hàng trăm tỷ đồng. Các loại công trình do công ty xây dựng khá đa dạng từ trường học cho đến bệnh viện, trụ sở làm việc của cán bộ hay các trung tâm thương mại lớn. Không những thế, địa bàn tiến hành xây dựng cũng trải khắp cả nước từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng v.v…Tại Hà Nội có thể kể đến các cụm công trình lớn như: Khách sạn Nhật Tiên tại 44 Hàng Bún với giá trị lên tới 22.532.772.000 VNĐ, cụm các công trình trường THCS của TP Hà Nội có giá trị hơn 42 tỷ đồng v.v…Công trình xây dựng khối nhà giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm 7 tầng tại TP Vinh có giá trị trên 60 tỷ đồng, hay công trình khách sạn Victoria tại Cần Thơ cũng có giá trị 48.500.000.000 VNĐ v.v…
Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều công ty xây dựng trong nước và các tập đoàn xây dựng lớn của nước ngoài cùng tham gia hoạt động khiến cho hoạt động xây dựng trở nên rất sôi động và cũng tạo ra tính cạnh tranh gay gắt. Là một doanh nghiệp kinh doanh độc lập, công ty cũng tích cực tham gia các dự án đấu thầu lớn như dự án xây dựng trung tâm thương mại Cầu Diễn hay tham gia xây dựng khu chung cư cao cấp tại Mỹ Đình, Trung Yên. Với những công trình xây dựng này, công ty vừa tăng được doanh thu vừa giữ vững được tên tuổi của một công ty xây dựng hàng đầu trên một thành phố phát triển sôi động như Hà Nội.
Không chỉ dừng lại ở những thành phố lớn, công ty còn tham gia xây dựng các công trình tại những vùng sâu vùng xa, những nơi có địa bàn khó khăn nhưng nhu cầu về các công trình dân dụng lại tương đối cao. Có thể kể đến các công trình như: Nhà thi đấu đa năng-trung tâm văn hóa thể thao tại thị trấn Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cụm công trình tiểu học dành cho người dân tộc theo nguồn vốn ODA tại các tỉnh Lai Châu, Quảng Trị, Thái Nguyên với tổng giá trị 35.620.000.000 đồng do công ty KATO của Nhật Bản làm chủ đầu tư. Có thể thấy rằng, với đặc thù là những vùng sâu vùng xa, việc thi công các công trình xây dựng tại các địa phương này tương đối khó khăn. Việc vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu và huy động nhân công không mấy thuận lợi và trong nhiều công trình công ty không thu được lợi nhuận như tính toán ban đầu. Nhưng phía công ty vẫn chủ động tham gia đấu thầu thi công vì điều đó mang một ý nghĩa xã hội lớn lao, thực sự vì hoạt động đầu tư phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện nay, công ty đang cùng với các đối tác tham gia xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương sau khi dự án xây dựng trung tâm siêu thị Marko được hoàn tất. Đây là hướng đi mới và cũng là thử thách lớn cho phía công ty và chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một KCN có quy mô với cơ sở hạ tầng tốt, tạo điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động.
Bảng 5: Danh mục công trình dân dụng và công nghiệp:
TT
Tên công trìnhvà địa điểm
Địa điểm xây dựng
Tên cơ quan ký hợp đồng
1
Cụm các công trình trường cao đẳng sư phạm Quảng trị
Trị trấn Đông Hà
Sở Giáo dục và đào tạo Quảng trị
2
Cụm công trình trường trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế
Các huyện
Ban điều hành dự án tỉnh Thừ Thiên Huế
3
Cải tạo Nhà làm việc Ngân hàng NN & PTNT huyện Phú Lộc - TT Huế
Huyện Phú lộc
Ngân hàng NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
4
Xây dựng Nhà làm việc Ngân hàng NN & PTNT huyện Quảng Điền - TT
Huyện Quảng Điền
Ngân hàng NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
5
Cụm công trình Nhà thể chất đa năng - Các Trường Trung học cơ sở TP. Hà Nội
Hà Nội
Ban QLXD các Quận
6
Cụm các công trình tiểu học
Nhiều tỉnh
Công ty KANTO Nhật Bản
7
Trụ sở làm việc của công an tỉnh Lào cai và công an huyện Sapa
Lào cai
Ban QLDA công an tỉnh Lào cai
8
Mở rộng phân xưởng sản xuất kem 300lít/giờ - Công ty Thuỷ Tạ
Hà Nội
Công ty Thủy Tạ - Sở Thương mại Hà Nội
9
Nhà thi đấu đa năng - trung tâm văn hoá thể thao - thị trấn Trảng Bom - huyện Thống nhất - tỉnh Đồng Nai
Thị trấn Trảng bom
Ban QLDA huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai
10
Cụm các công trình Học viện kỹ thuật mật mã
Hà Nội
Học viện kỹ thuật mật mã
11
Khách sạn Nhật Tiên - 44 Hàng Bún
Hà Nội
DNTN Thương mại Hiến Bình
12
Xây dựng trụ sở làm việc Đội thuế số 3 Vĩnh Quang - Chi cục thuế huyện Vĩnh Linh, kết hợp một số phòng nghỉ thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng trị
Vĩnh Linh
Cục thuế tỉnh Quảng Trị
13
Công trình lưu học sinh Lào
Huế
Đại Học Huế
14
Cụm các công trình trường học -Hà nội
Hà Nội
Ban QLDA các quận huyện
15
Cụm các công trình thuộc Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nhà nước
TP. HCM
Ngân hàng công thương và ngân hàng Nhà nước TP. HCM
16
Nhà máy nước đá viên tinh khiết Hưng Yên
Hưng yên
Công ty Thủy Tạ - Sở Thương mại Hà Nội
17
Công trình Khác sạn Victoria - Cần thơ
Cần Thơ
LD Công ty du lịch Cần thơ - Pháp
18
Trung tâm siêu thị Marko
Hải dương
Công ty TNHH Phương Anh
19
Cụm công trình khách sạn Hoàng Gia
Quảng Ninh
C.ty liên doanh Hoàng Gia Đài Loan - Quảng Ninh
20
Cụm các nhà máy xản suất công nghiệp.
Hưng Yên
Công ty KanTo - Nhật Bản
21
Trường Dạy nghề Lê Thị Riêng
Quận 9 - TP Hồ Chí Minh
Trường Trung cấp dạy nghề Lê Thị Riêng
22
Cục Thuế tỉnh Lai Châu
Tỉnh Lai Châu
Cục Thuế tỉnh Lai Châu
23
Chi cục Thuế quận 3
TP. HCM
Chi cục Thuế quận 3
24
Siêu thị Thiên Nam
Hải Dương
Công ty Thiên Nam
Nguồn: Hồ sơ pháp nhân công ty
2.2.2 Các công trình giao thông:
Tuy công ty tham gia các công trình giao thông không nhiều và chưa thực sự có các công trình lớn nhưng với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên khắp cả nước thì hàng loạt các con đường, tuyến phố cũng được sửa sang và xây dựng mới. Trên địa bàn TP Hà Nội, công ty tham gia xây dựng một số tuyến đường giao thông mới tại khu vực quận Cầu Giấy. Những đoạn đường này tuy ngắn và có kinh phí đầu tư không lớn nhưng phù hợp với quy hoạch của đô thị nhất là khi có nhiều chung cư cao tầng mới xây dựng trên địa bàn này. Ngoài ra, công ty còn xây dựng nhiều tuyến đường tại các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Cao Bằng, Quảng Ninh v.v…đặc biệt là tuyến đường xuyên thị xã Lai Châu nối liền khu mỏ đá mà công ty đã tiến hành góp vốn đầu tư cùng công ty TNHH Trung Kiên. Tuyến đường mới này vừa phục vụ nhu cầu giao thông cho người dân vừa tạo một điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác, sản xuất, tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng từ mỏ đá của công ty.
Bảng 6: Danh mục các công trình giao thông:
TT
Tên công trình
Giá trị
Địa điểm thực hiện
Đơn vị ký hợp đồng
1
ĐĐường giao thông Hương lộ 33 q quận 9 - TP. HCM
47.000.000
Hồ Chí Minh
BQL ĐTXD Quận 8
2
Đường Châu ổ, Trà Bồng - Quán Lát Đá chát - tỉnh Quảng Ngãi
50.500.000
Quảng Ngãi
Ban QLDA cơ sở hạ tầng nông thôn Quảng Ngãi
3
Đường giao thông Lai châu
2.602.000
Lai châu
Ban QLDA cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Lai Châu
4
Cụm công trình cầu tỉnh Đồng Nai
37.100.000
Đồng Nai
Ban QLDA giao thông vận tải Đồng nai
5
Nâng cấp sửa chữa đường Tịnh Phong - Trà Bồng
42.768.000
Quảng Ngãi
Ban QLDA cơ sở hạ tầng nông thôn Quảng Ngãi
6
Cầu Hòn Đất - Kiên giang
34.200.000
Huyện
Hòn Đất
Ban QLDA hạ tầng nông thôn Kiên giang
7
Cầu Tây yên - An biên - Kiên giang
41.185.000
Huyện An biên
Ban QLDA hạ tầng nông thôn Kiên giang
8
Đường giao thông trên đảo Vĩnh Thực - đoạn Vĩnh Trung - Cửa đài - Quảng Ninh
27.861.000
Quảng Ninh
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh
9
Cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn liên xã Phù Ngọc - Đào ngạn - Xuân hòa, huyện hà Quảng - tỉnh Cao Bằng
9.991.000
Cao bằng
Ban QLDA cơ sở hạ tầng nông thôn Cao Bằng
10
Cụm công trình đường giao thông Quận Cầu giấy
26.500.000
Hà Nội
Ban QLDA quận Cầu giấy - Hà nội
11
Đường vào trung tâm văn hóa quận 8
32.560.000
Hồ Chí Minh
Ban QLDA đầu t xây dựng Q.8 - TP. HCM
12
Đường bê tông huyện Vân đồn tỉnh Quang Ninh
20.500.000
Quảng Ninh
Ban QLDA huyện Vân Đồn
13
Đường giao thông La hiên - Vũ Chấn
12.900.000
Thái nguyên
Ban QLDA GTNT Thái nguyên
Nguồn:Hồ sơ pháp nhân công ty
2.2.3 Các công trình thủy lợi
Cùng với xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, việc xây dựng các công trình thủy lợi đã và đang là thế mạnh và là hướng tập trung hoạt động chính của công ty. Hàng loạt các dự án xây dựng và cải tạo đê, kè, xây dựng trạm bơm do công ty tiến hành tại khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Hà Nội là thủ đô lớn của cả nước đang trong quá trình đổi mới, cùng với hàng loạt các tuyến phố, con đường mới mở đã khiến cho bộ mặt thủ đô trở nên văn minh hiện đại và ngày càng sôi động hơn. Người dân thủ đô tự hào về những con đường cũ như Tràng Tiền – Hàng Khay, đường Thanh Niên rợp bóng mát hay đường Nguyễn Du ngạt ngào hoa sữa. Nhưng Hà Nội ngày hôm nay đã đẹp hơn và có không gian hơn bởi sự góp mặt của những công viên xanh, những mặt hồ thơ mộng. Vào những buổi chiều hè, được dạo bước trên những bờ hồ xanh trong và ngồi nghỉ trên những ghế đá ven hồ mới thấy được cái thi vị và bình yên của thủ đô nghìn năm văn hiến. Chúng ta đã không còn thấy những lòng hồ nước đen ngòm giữa thủ đô như trước kia nữa mà thay vào đó là những khuôn viên hồ rất đẹp như hồ Thành Công, hồ Thiền Quang hay hồ Thanh Nhàn. Đây là thành công và cũng là niềm tự hào của công ty CP đầu tư và xây lắp 5 khi là đơn vị đứng ra thi công nạo vét và cải tạo mới các lòng hồ này. Công việc nạo vét và cải tạo lòng hồ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra phải là những đơn vị có kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong ngành mới có thể tiến hành được thuận lợi. Vốn đã có thế mạnh trong lĩnh vực này, từ việc làm mới một lòng hồ, công ty đã được Ban QLDA công trình giao thông công chính Hà Nội tin tưởng giao cho xử lý hàng loạt các tuyến hồ khác như: cải tạo và nạo vét hồ Giảng Võ, hồ Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2A, Thanh Nhàn 2B, hồ Thiền Quang, hồ Thành Công.
Ngoài ra công ty cũng tham gia xử lý rất nhiều sự cố đê kè và xây dựng các công trình thủy lợi khác phục vụ cho nhu cầu hoạt động của nhân dân. Chúng ta hãy tham khảo bảng tổng hợp sau đây để thấy rõ ho._.ạt động nổi bật của công ty trong lĩnh vực này:
Bảng 7: Danh mục các công trình thủy lợi
TT
Tên công trình
Giá trị thực hiện
Địa điểm thực hiện
Đơn vị ký hợp đồng
1
Phục hồi và nâng cấp 5 tuyến kênh cấp II - Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên
19.700.000
Thái nguyên
Ban QLDA cơ sở hạ tầng nông thôn Thái Nguyên
2
Kiên cố hoàn thiện kênh B6-2 Thạch Nham
26.200.000
Quảng Ngãi
Ban QLDA cơ sở hạ tầng nông thôn Quảng Ngãi
3
Xây lắp 3 công trình thủy lợi và 1 công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Quảng Lâm - huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao bằng
18.395.000
Cao bằng
Ban QLDA phát triển nông thôn Cao Bằng
4
Dự án cấp nước sạch tỉnh Thái nguyên (chương trình ODA)
12.800.000
Thái nguyên
Tập đoàn HAZAMA - Nhật bản
5
Xây lắp 2 công trình thủy lợi và 6 công trình cấp
nước sinh hoạt tại 4 xã - huyện Na rì - Bắc kạn.
13.250.000
Bắc kạn
Ban QLDA phát triển nông thôn Bắc kạn
6
Sử lý khẩn cấp kè Tứ liên - Tây hồ
14.250.000
Hà Nội
Ban QLDA quận Tây Hồ
7
Cụm các công trình kè Hà nội
19.652.000
Hà Nội
Ban QLDA đê kè Hà nội
8
Sử lý khẩn cấp kè Hồng Hà - Hà tây
14.500.000
Hà Nội
Ban QLDA đê kè Hà tây
9
Đê, kè huyện Cát Hải - Hải phòng
39.995.000
Hải phòng
Ban QLDA các công trình NN&PTNT Hải phòng
10
Cải tạo và nạo vét hồ Giảng Võ, Thanh Nhàn 1, Thanh nhàn 2A, Thanh nhàn 2B thuộc dự án thoát nước Hà nội giai đoạn 1
21.074.316
Hà Nội
Ban QLDA công trình giao thông công chính Hà nội
11
Cải tạo, nạo vét hồ Thiền Quang và Thành Công
30.129.000
Hà Nội
Ban QLDA công trình giao thông công chính Hà nội
12
Cụm công trình thủy lợi Yên Bình
13.012.000
Yên Bái
Ban QLDA công trình thủy lợi Yên bái
13
Trạm bơm cống Tân Chi - Bắc ninh
12.800.000
Bắc Ninh
Ban QLDA 401 - Bộ NN&PTNT
14
Công trình ngăn đê lấn biển khu đô thị mới tỉnh Kiên giang
12.780.000
Kiên giang
Ban QLDA sở NN&PTNT Kiên giang
Nguồn: Hồ sơ pháp nhân công ty
Như vậy, thông quá quá trình tìm hiểu sơ bộ về hoạt động của công ty CP đầu tư và xây lắp 5 chúng ta có thể đưa ra một số nhận định ban đầu như sau:
Trước hết, đây là một doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc lâu năm và uy tín trong ngành xây dựng tại thủ đô. Những thành công mà doanh nghiệp đạt được là rất đáng kể, sự phát triển của công ty đang ngày càng vững chắc nhất là sau khi tiến hành cổ phần hóa. Có được những kết quả trên là do công ty đã có chiến lược kinh doanh hiệu quả, sản phẩm và hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng hóa. Ngoài việc đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm vốn đã là thế mạnh của mình, công ty còn mở rộng thêm các ngành nghề mới như sản xuất vật liệu xây dựng để tự chủ hơn về nguồn nguyên liệu đồng thời tiến hành kinh doanh, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, v.v…
Sau đó phải kể đến việc công ty có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn khá đồng đều và tâm huyết với nghề. Trong quá trình phát triển, công ty đã luôn quan tâm chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao chất lượng cho cán bộ công nhân trong công ty. Nhìn vào mô hình tổ chức công ty và chất lượng lao động, các đối tác tham gia kinh doanh luôn tin tưởng vào sự thành công của công ty và đây cũng chính là mục tiêu chính mà công ty luôn đặt ra trong quá trình hoạt động của mình.
Bảng 8: Bảng năng lực cán bộ công ty:
TT
Họ và tên
Chức danh
Trình độ
Năm công tác
1
Nguyễn Văn Hội
Chủ tịch HĐQTkiêm Giám đốc
Kỹ sư xây dựng
24 năm
2
Phạm Quang Hiển
Phó Giám đốc
Kỹ sư xây dựng
23 năm
3
Nguyễn Hùng Viện
Phó Giám đốc
Kỹ sư xây dựng
26 năm
4
Trần Xuân Huy
Phó Giám đốc
Kỹ sư xây dựng
30 năm
5
Chu Trường Nghĩa
Trưởng phòng
Tài Chính Kế toán
Cử nhân kinh tế
10 năm
Bảng 9: Năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật
TT
Chức danh
ngành nghề
đào tạo
Số lượng
Thâm niêncông tác
Đã làm các công trình cấp, quy mô
1
Kỹ sư xây dựng
22
8-28
Nhà cao tầng, khách sạn, trường học, các công trình kiên cố vĩnh cửu
2
Kỹ sư thuỷ lợi
20
7-25
Đã từng tham gia xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, Hồ Chứa Vực tràn - Quảng Bình, các công trình đê đập, nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ của chương trình hợp tác với Thuỵ Điển các tỉnh phía Bắc. Các công trình thuỷ lợi thuộc dự án phát triển nông thôn các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn; Các công trình thuộc dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1
3
Kỹ sư giao thông
10
6-20
Có kinh nghiệm xây dựng: Đường giao thông Hương lộ 33 - Quận 9 - Tp. Hồ Chí Minh, đường giao thông Phạm Thế Hiển - Pastơ - Tp. Hồ Chí Minh, đường giao thông nông thôn Tỉnh Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Lai Châu, Quảng Ninh ..v..v...
4
Kỹ sư xe, máy
5
7-22
Có kinh nghiệm sửa chữa quản lý xe, máy thi công
5
Cử nhân kinh tế
5
8-20
Quản lý và hạch toán công ty
6
Kỹ sư điện
3
8-25
Lắp đặt điện nước có kinh nghiệm
7
Kiến trúc sư
10
5 - 20
Đã tham gia thiết kế các công trình loại vừa và nhỏ
8
Kỹ sư khác
2
8-23
Đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao
9
Trung cấp thuỷ lợi
7
8 - 12
Đã từng tham gia thi công nhiều công trình thủy lợi
10
Trung cấp xây dựng
4
5 - 7
Giám sát kỹ thuật các công trình
11
Trung cấp kế toán
4
5 - 7
Hạch toán kế toán ở công ty và các công trình
12
Trung cấp lao động tiền lương
3
8 - 12
Quản lý ở công ty về LĐTL và chính sách chế độ
Nguồn: Hồ sơ pháp nhân công ty.
Trong những phần tiếp theo sau đây, em sẽ trình bày kỹ hơn về công tác đấu thầu và những vấn đề đặt ra từ nội dung này thông qua quá trình tìm hiểu và thực tế tại công ty.
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY:
3.1 Lý thuyết về đấu thầu:
Đấu thầu là gì?
“Đấu thầu” là một thuật ngữ chỉ cách thức mua sắm (hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các quy định do người quản lý nguồn vốn sử dụng cho các việc mua sắm này đề ra. Tại Việt Nam, thuật ngữ này được sử dụng ở rất nhiều tài liệu khác nhau và do đó cũng không hoàn toàn giống nhau về mặt ngôn ngữ, chúng ta đều thừa nhận những định nghĩa này tại các tài liệu như từ điển Bách khoa Việt Nam, từ điển Tiếng Việt, từ điển kinh tế học hiện đại,v.v…
Nhưng nhìn chung, khi tìm hiểu về đấu thầu trong hoạt động thực tiễn người ta vẫn thường căn cứ vào khái niệm đấu thầu trong Luật đấu thầu Việt Nam. Theo đó, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Căn cứ vào định nghĩa này, thạc sĩ Đinh Đào Ánh Thủy, giáo viên bộ môn Kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã đưa ra cách phân tích khái niệm rất cụ thể và đưa đến cho người nghiên cứu một cách nhìn đơn giản nhưng lại tổng quan và toàn diện. Qua đó, việc nhận biết một gói thầu hay một quá trình tham gia đấu thầu trở nên hết sức đơn giản, cụ thể là:
Đề thi :Hồ sơ mời thầu- sơ yêu cầu
Giám khảo : Bên mời thầu-người mua
Thí sinh : Các nhà thầu-người bán-người cung cấp
Bài thi : Hồ sơ dự thầu- bản chào hàng-để xuất dự thầu
Thời gian làm bài : Thời gian chuẩn bị Hồ sơ dự thầu
Thời điểm cuối cùng nộp bài: Thời điểm đóng thầu
Chấm điểm : Xét thầu-chấm thầu
Thông báo kết quả :Thông báo tên nhà thầu hoặc những nhà thầu
trúng thầu.
3.2 Hoạt động đấu thầu của công ty:
3.2.1 Quy trình tham gia đấu thầu
Trong cơ cấu quản lý của công ty, phòng kế hoạch dự thầu chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động đấu thầu của công ty. Trưởng phòng kế hoạch dự thầu có trách nhiệm bố trí nhân sự, lập các tổ nhóm để thực hiện công việc ngay từ khi tiếp nhận thông tin dự thầu cho đến khi trúng thầu và ký kết hợp đồng thực hiện công trình với đối tác. Với 3 bộ phận chính là: Nhóm các vấn đề thủ tục pháp nhân; nhóm xây dựng các biện pháp thi công của công trình và Nhóm xây dựng dự toán công trình.
Công ty CP đầu tư và xây lắp 5 có đặc điểm là một doanh nghiệp chuyên tiến hành xây dựng và cải tạo công trình dân dụng, công nghiệp và thủy lợi, do đó công ty thường xuyên tham gia các hoạt động đấu thầu. Công việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu đòi hỏi chất lượng cao vì đây là tài liệu quan trọng để đảm bảo khả năng thắng thầu của công ty. Cơ sở của việc xây dựng các hồ sơ dự thầu vẫn là việc luôn tuân theo các quy định của pháp luật về đấu thầu, sự hướng dẫn của các chủ đầu tư và những kinh nghiệm của công ty trong từng gói thầu.
Một quy trình đấu thầu của công ty thường gồm các bước như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Thông tin về các dự án tiến hành đấu thầu được công ty tiếp nhận thông qua nhiều hình thức như: báo đấu thầu, các phương tiện truyền thông, các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh …Và với uy tín lâu năm trong nghề, công ty luôn có được những thông tin chính xác về những dự án quan trọng và có giá trị kinh tế xã hội lớn. Nhiều dự án đấu thầu được thực hiện theo hợp đồng trực tiếp khi bên mời thầu trực tiếp gửi thư mời cho công ty để thực hiện những gói thầu tương tự gói thầu mà công ty thực hiện trước đó chưa lâu, VD như: Dự án xây lắp 3 công trình thuỷ lợi và công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Quảng lâm tỉnh Cao Bằng; Dự án xây dựng công trình thuỷ lợi Mương Luông tỉnh Cao Bằng do BQLDA phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng ký kết cùng công ty. Cũng do điều kiện và khả năng luôn đáp ứng được các yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra mà công ty luôn được đặt trong danh sách của các nhà thầu tham gia cạnh tranh hạn chế. Việc thu thập thông tin dự thầu thuận lợi là một điều kiện rất quan trọng để công ty tiến hành phân tích thông tin và tham gia dự thầu theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư.
Bước 2: Mua Hồ sơ dự thầu và phân tích thông tin
Kế hoạch đấu thầu mà chủ đầu tư đưa ra luôn được nhóm công tác tại phòng Kế hoạch dự thầu của công ty xem xét và phân tích cụ thể trên cơ sở xem xét năng lực của công ty và có kế hoạch tham gia đấu thầu một cách có hiệu quả. Phòng KHDT cử cán bộ đến đơn vị mời thầu mua hồ sơ dự thầu ngay sau khi có thông báo. Đây được coi là tài liệu quan trọng để các cán bộ trong phòng nghiên cứu, phân tích và xây dựng hồ sơ dự thầu. Các nội dung sau đây được công ty đặc biệt chú trọng trong phân tích hồ sơ mời thầu:
Nhận diện gói thầu: Việc nhận diện gói thầu giúp công ty xác định được năng lực tham gia của phía công ty trong công tác đấu thầu. Các gói thầu được chú trọng nghiên cứu là: Gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp và gói thầu mua sắm hàng hoá.
Xác định năng lực của đơn vị khi tham gia đấu thầu: Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết cho việc xây dựng hồ sơ dự thầu. Một cán bộ trong phòng sẽ trực tiếp xem xét và lập các hồ sơ chứng minh năng lực pháp nhân của đơn vị khi tham gia dự thầu. Ngoài những yêu cầu của pháp luật, của đơn vị khi tham gia đấu thầu như số vốn, thời gian hoạt động, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Cán bộ phụ trách phần công việc này sẽ có trách nhiệm nghiên cứu kỹ những đặc điểm đặc thù của chủ đầu tư và tính chất của công trình, từ đó đưa ra các thông tin cần thiết của công ty, trong nhiều hồ sơ dự thầu thành tích công tác, các danh hiệu khen thưởng cấp bộ và ngành trao tặng công ty chính là điều kiện quan trọng giúp công ty chiếm được cảm tình và niềm tin từ phía chủ đầu tư.
Xác định nhân sự tham gia: Trưởng phòng KHDT sẽ có trách nhiệm cử cán bộ đảm nhận việc xây dựng và thực hiện dự án tham gia đấu thầu, thường là một nhóm 3 - 5 nhân viên có trình độ đại học và kỹ sư với kinh nghiệm làm việc lâu năm, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư và đã từng đảm nhận các dự án tương tự mà công ty đã thực hiện.
Trên cơ sở yêu cầu của nhà thầu, cán bộ trong phòng sẽ có trách nhiệm phân tích và xây dựng biện pháp thi công cho công trình đấu thầu. Đối chiếu với năng lực hiện tại của công ty, số máy móc thiết bị đơn vị hiện có, số lượng nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu thi công của công trình, những cán bộ phụ trách sẽ đưa ra nhận định về tính khả thi và khả năng thành công trong việc xây dựng hồ sơ thầu đối với dự án.
Một bộ phận phân tích dự toán sẽ có nhiệm vụ bóc tách các số liệu mà bên chủ thầu đưa ra dựa trên bảng tiên lượng dự thầu. Trên cơ sở đó tính ra được chi phí hợp lý cho công trình, đồng thời làm cơ sở để đưa ra giá thầu của dự án. Việc phân tích này đòi hỏi nhiều thời gian và cán bộ có năng lực tiến hành vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và khả năng trúng thầu của đơn vị. Hiện nay trong công ty có 3 nhân viên chuyên thực hiện các dự toán cho công trình, với kinh nghiệm làm việc trên 10 năm trong lĩnh vực này.
Các yêu cầu về thời gian thực hiện, hạn nộp hồ sơ cũng luôn được đưa ra xem xét một cách cẩn trọng trong quá trình phân tích hồ sơ mời thầu.
Một trong những yêu cầu không thể thiếu của việc phân tích mà công ty tiến hành là nghiên cứu đánh giá đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu. Trong một dự án được đấu thầu, có rất nhiều đơn vị sẽ tham gia. Tuy không biết rõ được đơn vị nào sẽ trúng thầu, nhưng bằng kinh nghiệm làm việc của mình, các cán bộ trong phòng sẽ đánh giá được khả năng tham gia của các đơn vị cạnh tranh, sơ bộ đánh giá được năng lực của đơn vị bạn. Nhận thức rõ điểm mạnh điểm yếu của công ty mình so với các đơn vị khác khi tham gia đấu thầu.
Bước 3: Lập hồ sơ dự thầu
Sau khi đã tiến hành phân tích từng nội dung, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, nhóm cán bộ được phụ trách dự án đấu thầu sẽ xây dựng hồ sơ dự thầu dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng KHĐT. Hồ sơ dự thầu thường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp công việc của 3 bộ phận đã được phân công thực hiện. Thông thường, một hồ sơ dự thầu mà công ty tham gia đấu thầu gồm các nội dung sau:
Giấy uỷ quyền
Thư giảm giá
Đơn dự thầu
Đảm bảo dự thầu
Thông tin về nhà thầu
Báo cáo năng lực tài chính
Hồ sơ kinh nghiệm làm việc của công ty
Bảng thống kê các công trình đã và đang thực hiện
Bảng kê máy móc thiết bị thi công và những vật tư chính sẽ được huy động để thi công công trình
Bảng kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra
Bố trí nhân sự thi công công trình
Bảng đơn giá chi tiết
Bảng tổng hợp giá dự thầu
Sơ đồ tổ chức hiện trường
Nội dung lập hồ sơ dự thầu này sẽ còn được đề cập trong ví dụ cụ thể ở phần sau để làm minh chứng cho hoạt động đấu thầu của công ty cũng như lấy đó là cơ sở để phân tích những hạn chế mà công ty gặp phải trong công tác đấu thầu.
Bước 4: Trình duyệt và nộp HSDT
Sau khi các bộ phận liên quan hoàn thành phần việc, HSDT sẽ được trình duyệt lên giám đốc. Sau khi được duyệt HSDT sẽ được nộp cho chủ đầu tư đúng hạn. Công ty sẽ cử cán bộ tham gia buổi mở thầu, và hoàn tất các thủ tục cần thiết khác.
Bước 5: Ký kết hợp đồng
Sau khi trúng thầu, công ty sẽ tiến hành thỏa thuận về ngày giờ, địa điểm và các nội dung tiến hành kí kết trong hợp đồng. Việc ký kết vừa nhằm xác định mối quan hệ giữa công ty với chủ đầu tư, đồng thời công ty bắt tay vào việc chuẩn bị cho xây dựng công trình cả về vật chất và con người.
Bước 6: Hậu đấu thầu
Trong giai đoạn này, công ty hoàn toàn tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các công trình theo đúng thiết kế và các thỏa thuận đã có giữa các bên. Mọi thay đổi về kết cấu và thiết kế của công trình đều được thỏa thuận và có sự chấp nhận của bên chủ đầu tư. Ngay sau khi công trình được hoàn thiện, công ty tiến hành nghiệm thu công trình với bên đối tác và thanh toán các khoản chi phí còn lại giữa hai bên.
Sơ đồ 2: Quy trình đấu thầu của công ty
Thu thập thông tin
Mua HSDT và phân tích thông tin
Lập hồ sơ dự thầu
Trình duyệt và nộp HSDT
Ký kết hợp đồng
Hậu đấu thầu
3.2.2 Công tác lập Hồ sơ dự thầu cho một gói thầu cụ thể:
Như đã giới thiệu ở trên, quy trình đấu thầu của công ty bao gồm 6 bước cụ thể từ khâu tiếp nhận thông tin đến khi kết thúc và vấn đề hậu đấu thầu. Tuy nhiên, xét trong cả quá trình thì công tác lập hồ sơ dự thầu là quan trọng hơn cả, nó quyết định đến khả năng trúng thầu của công ty đối với các dự án tham gia. Qua quá trình thực tập tìm hiểu tại công ty, em xin đưa ra đây một dự án đấu thầu mà công ty đã tham gia để làm cơ sở cho việc phân tích, đó là Hồ sơ dự thầu thuộc “Dự án xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ trường đại học ngoại ngữ Huế - giảng đường số 3”
Hồ sơ dự thầu này là một tập tài liệu gồm 3 phần như sau:
Phần I: Nội dung về hành chính pháp lý
Đơn dự thầu
Bảo lãnh dự thầu
Kê khai tóm tắt về hoạt động của nhà thầu
Thông tin chung
Kê khai năng lực tài chính của nhà thầu
Danh mục các hợp đồng tương tự đã thực hiện
Danh mục các hợp đồng tương tự đang thực hiện
Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường.
Danh sách công nhân tham gia công trình
Sơ đồ tổ chức thi công tại hiện trường.
Bảng kê máy móc, thiết bị thi công
Bảng kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra
Danh mục vật tư chủ yếu sử dụng cho công trình
Phần II: Các nội dung về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và biện pháp thi công
Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công
Bảng tiến độ thực hiện hợp đồng, biểu đồ nhân lực
Bản vẽ thuyết minh biện pháp thi công
Phần III: Các nội dung về giá dự thầu
Thuyết minh cơ sở tính giá dự thầu;
Bảng tính giá dự thầu các hạng mục ;
Bảng phân tích đơn giá chi tiết
a) Phần I:
Đây là phần chủ yếu giới thiệu công ty, với các nội dung như: tên đơn vị, trụ sở, ngành nghề hoạt động, số vốn, thành phần lãnh đạo công ty, các công trình công ty đã thực hiện, số liệu tài chính trong 3 năm liên tiếp, các thành tích đạt được, bằng khen và các danh hiệu khác v.v... Những thông tin này là yêu cầu bắt buộc của HSDT để chứng minh công ty có đủ năng lực pháp lý khi tham gia gói thầu.
* Đơn dự thầu: Đơn dự thầu là yêu cầu bắt buộc cần phải có trong HSDT, trong đơn này công ty đặc biệt lưu ý phần đưa ra giá dự thầu, biện pháp bảo đảm và thời hạn có hiệu lực của bộ hồ sơ dự thầu. Đơn dự thầu thường được xếp đầu tiên trong bộ hồ sơ nhưng lại được xây dựng sau cùng, khi đã hoàn tất các giai đoạn phân tích, bóc tách hồ sơ mời thầu và tính toán giá thành. Nội dung trong đơn đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của chủ đầu tư, một mức giá hợp lý và đi kèm với đó là bản tính toán chi tiết và trong khoảng thời gian cho phép sẽ được tính thành điểm đánh giá và tổng hợp điểm này sẽ quyết định khả năng thắng thầu của công ty.
Với dự án đấu thầu nêu trên thì đơn dự thầu sẽ có nội dung cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN DỰ THẦU
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Kính gửi: ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số 01/2008 mà chúng tôi đã nhận được ngày 30/5/2008. Chúng tôi, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5, cam kết thực hiện gói thầu Xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ trường đại học ngoại ngữ Huế - giảng đường số 3 theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là: 10.500.000.000VNĐ (mười tỉ, năm trăm triệu đồng Việt Nam) cùng với biểu giá chi tiết kèm theo.
Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tương đương với 10% giá trị hợp đồng theo quy định của HSMT và cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng.
Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian 60 ngày, kể từ 8 giờ ngày 16 tháng 06 năm 2008./.
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN VĂN HỘI
* Danh mục các hợp đồng tương tự đang thực hiện: Danh mục này được đưa ra với mục đích công ty muốn giới thiệu với chủ đầu tư chuyên môn cũng như kinh nghiệm của mình khi tham gia gói thầu. Đồng thời để chủ đầu tư có thể tham khảo và đối chiếu với thực tế hoạt động của công ty. Trong dự án đấu thầu này, thông tin về hợp đồng tương tự đang thực hiện như sau:
Bảng 10:Danh mục các Hợp đồng tương tự đang thực hiện
TT
Tên hợp đồng
Tên chủ đầu tư
Giá trị HĐ
Giá trị phần công việc chưa hoàn thành
Thời hạn hợp đồng
Khởi công
Hoàn thành
1
Hợp đồng121/HĐXL –TTN LTR
Trường trung cấp nghề Lê Thị Riêng: Xây dựng nhà lớp học 5 tầng và khối Hội trường
Trường trung cấp nghề Lê Thị Riêng
15.030.000.000
30%
17/10/2007
17/9/2008
Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ- ĐH Huế
*Các nội dung khác: Các nội dung khác mà trong bộ HSDT này giới thiệu ở phần I là việc bố trí lực lượng thi công tại công trường bao gồm nhân lực và nguyên vật liệu. Đối với công trình xây dựng này thì đội ngũ nhân lực được bố trí như sau:
Bộ máy nhân sự Ban chỉ huy công trường :
Ban chỉ huy công trường gồm chỉ huy trưởng, các kỹ sư phụ trách bộ phận quản lý công trường. Đây là bộ phận trực tiếp tổ chức quản lý điều hành thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn và phù hợp với các quy định của Nhà nước. Do vậy yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức, kinh nghiệm nghề nghiệp của các cán bộ này cần đạt yêu cầu cao có đủ năng lực điều hành công việc. Ban chỉ huy công trình có đủ thẩm quyền, quyết định công việc liên quan để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng, đạt tiến độ chất lượng. Giữa Ban chỉ huy công trường và ban Giám đốc luôn có sự trao đổi thông tin kịp thời.
Các tổ sản xuất :
Do tính chất công trình và tính chất của các công việc khác nhau vì vậy mỗi công việc đều do các tổ, đội chuyên môn hóa thi công. Đội trưởng, người chỉ huy thi công trực tiếp tại công trình là kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm thi công. Tổ trưởng là những công nhân có trình độ tay nghề cao, có trách nhiệm với công việc. Ngoài danh sách các tổ công nhân chính, những công việc phổ thông có thể huy động lao động địa phương. Trên toàn công trường được bố trí thành các tổ chuyên như sau :
Bảng 11: Bảng phân bố tổ thi công tại công trường:
T
T
TÊN TỔ
SỐ
TỔ
SỐ
CÔNG NHÂN
1
Tổ nề, bê tông, vệ sinh công nghiệp
02
70
2
Tổ sắt, thợ hàn, cơ khí
01
12
3
Tổ mộc, ván khuôn
02
15
4
Tổ bảo vệ, điện, nước, vận hành máy phục vụ thi công
01
07
5
Tổ điện, nước
01
10
6
Tổ bả sơn
01
10
Bảng 12: Bảng bố trí năng lực cán bộ thi công tham gia công trình
T
T
NGÀNH NGHỀ
PHÂN
LOẠI
TRÌNH ĐỘ
TAY NGHỀ
SỐ
LƯỢNG
1
Tổ nề, bê tông, vệ sinh công nghiệp
Công nhân
Bậc 3
20
-
Bậc 4
20
-
Bậc 5
15
Bậc 6
10
-
Bậc 7
5
2
Tổ sắt, thợ hàn, cơ khí
-
Bậc 3
04
-
Bậc 4
02
-
Bậc 5+6
06
3
Tổ mộc, ván khuôn
-
Bậc 3
03
-
Bậc 4
04
-
Bậc 5
06
-
Bậc 6
02
4
Tổ bảo vệ, điện, nước, vận hành máy phục vụ thi công
Điện,nước
-
Bậc5
01
Lái xe
-
Bậc 5
01
-
Bậc 6
01
Trắc đạc
-
Bậc 5
01
-
Bậc 6
01
Bảo vệ công trường
-
02
5
Tổ điện, nước
-
Bậc 4
02
-
Bậc 5
02
Bậc 6
03
Bậc 7
01
6
Tổ bả sơn
-
Bậc 4
03
-
Bậc 5
02
-
Bậc 6
04
-
Bậc 7
01
Nguồn HSDT công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ - ĐH Huế
Nhiệm vụ cụ thể của các tổ, đội :
Tổ nề ,bê tông, vệ sinh công nghiệp: Đảm nhiệm toàn bộ việc: dọn sửa hố
móng, khuân vác, dọn vệ sinh công trường, đổ bê tông vào các kết cấu cột, dầm, sàn bằng bê tông đổ tại chỗ, xây, trát,... của các hạng mục.
Tổ sắt : Sản xuất, lắp dựng cốt thép cột, dầm, sàn và các chi tiết khác.
Tổ mộc, cốp pha : Lắp dựng cốp pha cột dầm sàn và các chi tiết khác, tháo, dỡ ván khuôn.
Tổ điện, nước : Gia công, lắp đặt điện, nước trong ngoài nhà, thu lôi
chống sét.
Tổ bảo vệ, điện, nước thi công và vận hành máy :
Đảm bảo việc bảo vệ 24/24 toàn bộ trong phạm vi công trường; Phục vụ điện nước thi công cho toàn bộ công trình; Vận hành các loại máy thi công đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn lao động.
Tổ bả sơn: Bả và sơn toàn bộ các hạng mục của công trường, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ, mỹ thuật.
Ngoài ra, phần cam kết về việc sử dụng các loại máy móc, vật tư cùng với chất lượng và hiệu quả sử dụng của chúng là một phần không thể thiếu trong bộ HSDT.
Bảng 13: Danh mục máy móc chủ yếu đưa vào công trình
Số TT
Loại thiết bị thi công
Công suất
Nước
sản xuất
Năm
sản xuất
Số giờ đã hoạt động
Số lượng
1
Máy đầm bàn
1KW
Hàn Quốc
2000
<4.000 giờ
3
2
Máy đầm cóc Mikasa
5CV
Nhật
2003
<4.000 giờ
2
3
Máy đầm dùi
1,5KW
Trung Quốc, Việt Nam
2004
<4.000 giờ
10
4
Máy ủi
110cv
Nhật
2000
<5.000 giờ
1
5
Máy đào
PC200
Hàn Quốc
2002
<5.000 giờ
2
6
Xe téc chở nước
5m3
Hàn Quốc
2000
<5.000 giờ
1
7
Máy bơm nước
5; 10; CV
Nhật
2002
<4.000 giờ
4
8
Máy trộn bê tông
500lít
Việt Nam
2003
<5.000 giờ
4
9
Máy trộn bê tông
250 lít
Việt Nam
2003
<5.000 giờ
3
10
Máy cắt sắt
-
Trung Quốc
2002
<4.000 giờ
5
11
Máy uốn thép
-
Việt Nam
2002
<5.000 giờ
2
12
Máy cưa tay
-
Trung Quốc
2002
<4.000 giờ
3
13
ô tô vận chuyển
5-10T
Hàn Quốc
2000
<5.000 giờ
3
14
Máy khoan BT cầm tay
1,5KW
Nhật
2000
<4.000 giờ
5
15
Máy hàn
23KW
Việt Nam
2001
<4.000 giờ
4
16
Xe cút kít
0,07m3
Trung Quốc
2005
< 4 công trình
20
17
Máy trắc đạc
Sokkia
Nhật
2002
<4.000 giờ
1
18
Máy thủy chuẩn
Sokkia
Nhật
2002
<4.000 giờ
1
19
Giáo tiệp
-
Việt Nam
-
< 5 công trình
700 bộ
20
Cốp pha tôn + chân kích
-
Việt Nam
-
< 5 công trình
700 bộ
21
Vận thăng
-
Việt Nam
-
< 5 công trình
2
22
Máy phát điện
10 KVA
Nhật
2002
<4.000 giờ
2
Nguồn: HSDT công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ - ĐH Huế
b) Phần II:
Trong phần II này chủ yếu là các nội dung liên quan đến kỹ thuật và việc thi công cho công trình. Một nhóm các kỹ sư và đội ngũ nhân viên có trình độ sẽ đảm nhận nội dung này. Bản thuyết minh biện pháp thi công chiếm rất nhiều thời gian và độ khó thể hiện trong việc chi tiết hóa công việc. Mỗi công trình có những đặc trưng và kỹ thuật khác nhau và người kỹ sư xây dựng phải thể hiện được điều đó một cách dễ hiểu nhất trong từng bản thuyết minh đối với nhà thầu.
* Thuyết minh biện pháp thi công: Tại gói thầu này, biện pháp thi công được thuyết minh cụ thể theo từng hạng mục công việc. Do có sự hạn chế của bài viết nên em không thể trình bày chi tiết các công việc đã có trong hồ sơ, vì vậy xin liệt kê ra đây các đề mục có trong phần thuyết minh biện pháp thi công để làm cơ sở lý luận cho các nội dung tiếp theo:
Công tác trắc đạt
Biện pháp thi công tổng thể:
Công tác đào móng
Công tác thi công móng
Thi công cột
Thi công dằm, giằng, sàn
Biện pháp thi công cầu thang
Công tác xây
Công tác cửa
Công tác trát, láng
Công tác lát sàn, ốp tường, bậc thang, bậc cấp, bả sơn
Công tác lắp dựng xà gồ, lợp mái
Công tác điện nước, chống sét
Hè rãnh, bồn hoa, bể ngầm, bể tự hoại và các công tác khác.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Dọn dẹp, vệ sinh và bàn giao.
* Thuyết minh về quản lý chất lượng công trình:
Phần này trình bày cụ thể về các tiêu chuẩn và cách thức quản lý chất lượng công trình mà công ty sẽ tiến hành. Đối với từng hạng mục đều áp dụng những tiêu chuẩn quản lý riêng. Trong dự án này, các tiêu chuẩn sau được công ty áp dụng cho việc quản lý công trình
Bảng 14: Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng các công trình.
T
T
TÊN TIÊU CHUẨN
MÃ SỐ, NĂM
BAN HÀNH
1
Tổ chức thi công
TCVN 4055 - 85
2
Nghiệm thu các công trình xây dựng
TCVN 4091 - 85
3
Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD - Nguyên tắc cơ bản
TCVN 5637 - 91
4
Hoàn thiện mặt bằng XD - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4516 - 88
5
Công tác hoàn thiện trong XD - Quy phạm TC và nghiệm thu
TCVN 5671 - 92
6
Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4447 - 87
7
Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1770 - 86
8
Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong XD - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1771 - 87
9
Xi măng Pooclang
TCVN 2682 - 92
10
Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4506 - 87
11
Kết cấu gạch, đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4085 - 85
12
Kết cấu BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4453 - 95
13
Kết cấu BTCT lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4452 - 87
14
Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4314 - 86
15
Thép cốt bê tông cán móng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4209 - 86
16
HT cấp thoát nước trong nhà và CT - Quy phạm NT và TC
TCVN 4519 - 88
17
Bê tông kiểm tra đánh giá độ bền - Quy định chung
TCVN 5440 - 91
18
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
TCVN 5308 - 91
19
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động - Quy định cơ bản
TCVN 2287 - 78
20
Kết cấu BT và BTCT - Điều kiện KT để thi công và nghiệm thu
TCVN 5724 - 93
21
Phương pháp thí nghiệm hiện trường
20 TCVN 88 - 82
22
Thi công và nghiệm thu thiết kế nền móng công trình
TCN 21 - 86
23
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 2737 - 95
24
Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép
TCVN 5574 - 91
25
Tiêu chuẩn bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
TCVN 506 - 87
26
Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 68 -135:1995
27
Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 68 -141:1995
28
Tiêu chuẩn xi măng
TCVN 4403 - 85
TCVN 4316 - 86
TCVN 2682 - 92
29
Tiêu chuẩn thép cán nóng
TCVN 1650 - 75
TCVN 1657 - 75
30
Cốt thép cho bê tông
TCVN 8874- 86
31
Xi măng phương pháp lấy mẫu và thử mẫu
TCVN 4487- 89
32
Giàn giáo xây dựng
20TCN 166 - 89
33
Cốt liệu dùng cho bê tông thoả mãn các yêu cầu
TCVN 1770 - 86
34
Lấy mẫu dưỡng hộ và thí nghiệm bê tông
TCVN 3105 - 79
35
Cốt thép cho kết cấu bê tông
TCVN 5574 - 91
36
Uốn thép cho kết cấu bê tông
TCVN 8874 - 91
37
Hàn cốt thép
TCVN 5724 - 93
38
Phương pháp thử mới nối hàn đối đầu
20 TCN 71 - 77
39
Bảo dưỡng bê tông
TCVN 5592 - 91
Nguồn: HSDT công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ - ĐH Huế
* Tiến độ thực hiện công trình: Trên cơ sở dự tính thời gian xây dựng công trình là 420 ngày, cán bộ trong công ty đã xây dựng chi tiết bảng tiến độ thi công công trình theo phương pháp biểu đồ Găng. Đây là nội dung quan trọng tạo điều kiện cho việc theo dõi từng hạng mục công việc và thời gian tiến hành, đảm bảo đúng thời hạn đã cam kết với chủ đầu tư.
c) Phần III:
Phần này tập trung chủ yếu vào việc tính giá dự thầu, nội dung này cũng quan trọng như khi đưa ra các đề xuất kỹ thuật cho công trình vì trong công tác chấm thầu giá dự thầu thường chiếm 30% tổng điểm hoặc là một trong các tiêu chí chính để đưa ra chấm thầu. Trên cơ sở bảng vẽ kỹ thuật và bảng tiên lượng, giá dự thầu sẽ được đưa ra.
Trong HSDT này, công ty đã bóc tách rất kỹ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư và trước khi tiến hành tính toán để đưa ra giá dự thầu, công ty đã đề xuất thêm nội dung như sau:
BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG THIẾU
SO VỚI BẢNG TIÊN LƯỢNG MỜI THẦU
Kính gửi: ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của Đại học Huế về việc thi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24959.doc