LỜI MỞ ĐẦU
Đấu thầu là một hoạt động hết sức cơ bản và quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay, ở thị trường xây dựng Việt Nam, hoạt động đấu thầu đang diễn ra rất sôi nổi, nhất là sau khi Quy chế đấu thầu ra đời. Nhiều công ty thông qua hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ được khả năng của mình và phát triển vượt bậc. Nhiều công ty khác lại gặp rất khó khăn khi tham gia vào hoạt động đấu thầu.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu hoạt động của Công ty C
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ phần Xây dựng Bắc Ninh, em nhận thấy hoạt động đấu thầu trong mấy năm gần đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Các công trình thắng thầu đóng góp rất nhiều vào doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty. Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu của công ty đã được coi là có hiệu quả hay chưa thì còn phải xem xét, phân tích nhiều yếu tố. Nhận thấy đây là một vấn đề hay, có tính cập nhật nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm ba phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh
Phần 2: Thực trạng về hoạt động đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh
Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh
Trong thời gian thực tập, tìm hiểu về hoạt động của công ty, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, TS. Trần Việt Lâm và các cô chú, anh chị nhân viên của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh. Sự chỉ bảo tận tình đó đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH
1. Thông tin chung và lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
1.1. Thông tin chung về Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh được thành lập vào ngày 03 tháng 02 năm 2005 theo giấy chứng nhận số 21.03.000092 ngày 03 tháng 02 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp.
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH.
Tên Công ty viết bằng tiếng Anh: Bac Ninh Construction Joint Stock Company (viết tắt là: Bac Ninh BCJC).
Địa chỉ trụ sở chính: Km số 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh.
Số điện thoại: 0241.823572
Số Telex (Fax): 0241.823574
Số tài khoản: 43210 00 0000293 tại ngân hàng đầu tư phát triển Bắc Ninh
Vốn điều lệ Công ty: 3.242.700.000 đồng (ba tỷ, hai trăm bốn hai triệu, bảy trăm nghìn đồng).
Ngoài ra Công ty còn có 3 chi nhánh tại các tỉnh khác, đó là:
* Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tại Bắc Giang
Địa chỉ: số nhà 376 đường Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ thị xã Bắc Giang
Số điện thoại: 0240.850779 – 0913.260102 – 0913.259535
* Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tại Lạng Sơn
Số nhà 20 ngõ 4 đường Nhị Thanh thị xã Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn.
Số điện thoại: 025.871014 – 0913.259275
* Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tại Điện Biên
Số nhà 238 phố 02 phường Thanh Bình thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Số điện thoại di động: 0912.393858
* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa chuyển sang, có chức năng: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện cao hạ thế và các công trình hạ tầng đô thị, kinh doanh bất động sản.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh là công ty Xây dựng Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 (do tỉnh Hà Bắc tách ra thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh). Trước nhu cầu cấp bách của việc xây dựng một tỉnh mới, đặc biệt Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng, nằm trong tam giác kinh tế: Quảng Ninh – Hà Nội – Hải Phòng, là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định số 248/UB ngày 03 tháng 12 năm 1997 thành lập Công ty Xây dựng Bắc Ninh, đây là doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, là loại hình doanh nghiệp Nhà nước địa phương.
Công ty Xây dựng Bắc Ninh hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 112035 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 22 tháng 12 năm 1997 với vốn điều lệ là: 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng).
Theo xu thế chung của thị trường và do các chính sách về kinh tế của Nhà nước, nên đến ngày 03 tháng 02 năm 2005 Công ty Xây dựng Bắc Ninh đã chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo giấy chứng nhận số 21.03.000092 ngày 03 tháng 02 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp. Công ty tiến hành cổ phần hóa theo nghị định số 64/2002/NĐ – CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho tới nay Công ty đã xây dựng được nhiều công trình trọng điểm quan trọng của tỉnh cũng như các huyện trong tỉnh và một số công trình cho các tỉnh bạn. Không những vậy, trong các năm qua, Công ty đã chứng tỏ được khả năng phát triển nhanh chóng của mình trên rất nhiều phương diện. Điển hình như:
* Về con người: vào ngày đầu mới thành lập Công ty chỉ có 10 người, thì cho đến nay Công ty đã có tới hơn 200 người với đủ các loại trình độ từ công nhân kỹ thuật đến trình độ đại học. Cũng từ chỗ chỉ có 10 người ngày mới thành lập, hiện nay Công ty đã có 14 đội sản xuất kinh doanh và 3 chi nhánh tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Điện Biên.
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Sau khi thành lập, Công ty phải đi thuê nhà dân để làm việc. Nhưng chỉ sau đó tám tháng, với sự nỗ lực của tất cả các thành viên, Công ty đã xây dựng được cho mình một trụ sở khang trang để hoạt động. Hiện nay, Công ty đã có hơn 1000m2 nhà cấp II, 500m2 nhà cấp IV và hệ thống điện nước, sân vườn trị giá hơn 2 tỷ đồng. Từ khi thành lập, Công ty được Nhà nước cấp vốn 900 triệu đồng vốn lưu động để hoạt động, đến nay vốn điều lệ của Công ty là 3.242.700.000 nghìn đồng.
* Về công tác quản lý: Công ty Xây dựng Bắc Ninh đã ngày càng hoàn thiện hơn các công tác về quản lý như: ban hành nội quy, quy chế làm việc của Công ty; quy chế làm việc giữa Đảng, Chính quyền và đoàn thể; quy chế dân chủ ở Công ty; quy chế quản lý tài chính; quy chế khoán việc; quy chế quản lý các đội;… Công ty đã thực hiện tốt tất cả các chính sách , pháp luật của Nhà nước trong sản xuất kinh doanh, nhất là các chính sách về xây dựng cơ bản. Công ty đã thực hiện nghiêm túc chế độ giá trong xây dựng, thi công đạt chất lượng tương đối tốt, đảm bảo tiến độ, tạo được thương hiệu tốt trên thị trường xây dựng trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Cùng với sự phát triển của công ty thì tổ chức Đảng trong Công ty cũng ngày càng lớn mạnh. Nếu như ngày thành lập Công ty chỉ có 5 Đảng viên thì đến nay số Đảng viên đã là 37 đồng chí. Năm 2002 chi bộ của Công ty được Thị ủy Bắc Ninh quyết định thành lập Đảng bộ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đảng bộ luôn luôn là lực lượng nòng cốt của Công ty, thực hiện tốt các sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, còn có các tổ chức đoàn thể quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên… hoạt động nhịp nhàng, sôi nổi, hỗ trợ tích cực cho chính quyền, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh là công ty cổ phần, là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa chuyển sang với loại hình sản xuất kinh doanh xây dựng có nhiều đặc thù khác biệt. Ngành, nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Xây lắp công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Xây lắp công trình điện (trạm biến áp và đường dây<= 110 KV), xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm, khu công nghiệp, chế tạo gia công cơ khí, sản xuất lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư phòng chống lụt bão, kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng, điện, xây lắp các công trình cấp thoát nước, xây dựng cảng sông, cảng biển, dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng nhà ở; môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, quyết định phương án đầu tư, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. Ở công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh thì chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn chức Giám đốc Công ty.
Ban giám đốc của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh gồm có bốn thành viên là: Giám đốc và ba phó giám đốc.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1
ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 2
ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 3
ĐỘI THỦY LỢI SỐ 1
ĐỘI THỦY LỢI SỐ 2
ĐỘI XÂY LẮP SỐ 7
ĐỘI XÂY LẮP SỐ 8
ĐỘI XÂY LẮP SỐ 9
ĐỘI XÂY LẮP SỐ 10
ĐỘI XÂY LẮP SỐ 11
ĐỘI XÂY LẮP SỐ 12
ĐỘI XÂY LẮP ĐIỆN
ĐỘI GIAO THÔNG
ĐỘI THỦY LỢI SỐ 3
ĐỘI TC CƠ GIỚI
Đường chức năng
Đường trực tuyến
* Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty
Trong Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, Chủ tịch hội đồng quản trị là người kiêm luôn chức Giám đốc Công ty. Đây là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước các cổ đông về mọi hoạt động của Công ty như: Sản xuất và hiệu quả kinh doanh, đối nội, đối ngoại, đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên ở trong Công ty. Giám đốc cũng cần căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của Nhà nước, tình hình thị trường xây dựng để lập nên các chiến lược dài hạn, các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc là người trực tiếp quản lý các phòng ban, Giám đốc có thể ủy quyền các nhiệm vụ trên cho các phó giám đốc khi cần thiết.
* Phó giám đốc
Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh hiện nay có 3 Phó giám đốc. Các Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công và ủy quyền. Những công việc mà Phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền thì Phó giám đốc không được ủy quyền cho người thứ ba.
Phó giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh về một lĩnh vực hoạt động nhất định và có toàn quyền điều hành về kỹ thuật, tiến độ, an toàn. Phó giám đốc cũng là người trực tiếp quản lý các công tác hành chính, công tác ở phòng kế hoạch – kỹ thuật và chỉ đạo các phòng chức năng khác phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà mình phụ trách.
* Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tổ chức – Hành chính có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thực hiện công tác cố vấn về công tác nhân sự, tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, bồi dưỡng, đào tạo nhân sự cho Công ty.
Phòng Tổ chức – Hành chính cũng cần phải nắm vững và vận dụng Bộ luật lao động vào hoàn cảnh thực tế của Công ty, điển hình như các vấn đề: chế độ tiền lương, các nội dung lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
Ngoài ra, phòng Tổ chức – Hành chính còn có nhiệm vụ thực hiện các công tác hành chính văn phòng như: Văn thư, lưu trữ, tiếp khách, tiệc tùng, hội họp, công tác bảo vệ, đời sống y tế, vệ sinh cơ quan.
* Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính các tháng, quý, năm; thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước; luôn nắm rõ tình hình tài chính hiện thời của Công ty và đưa ra các giải pháp kịp thời khi cần thiết.
Ngoài ra, phòng Tài chính – Kế toán còn có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc các kế toán đội và phân xưởng về nghiệp vụ, đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin kinh tế ở cơ sở; hướng dẫn các hoạt động chính sách, chế độ.
Trưởng phòng Tài chính – Kế toán đồng thời là kế toán trưởng của Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác trong phòng, kế toán trưởng có quyền chủ động đề xuất cán bộ giúp việc và phân công công tác cho các nhân sự có liên quan.
* Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch cơ bản trong từng tháng, quý, năm, để phù hợp với tình hình Công ty, với nhu cầu thị trường.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu và nắm chắc chế độ chính sách về xây dựng cơ bản hiện hành, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện về đơn giá xây dựng cơ bản, định mức.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật cũng có nhiệm vụ và trách nhiệm là thực hiện quyền giám sát và quản lý chất lượng công trình sản phẩm; lập biện pháp thi công, lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ quyết toán các công trình. Kiểm tra, xác nhận hồ sơ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành trước khi tạm ứng vốn.
Mô hình tổ chức Công ty của công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh hiện nay là mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng, tức là vừa tuân thủ hoạt động quản trị từ trên xuống, vừa tận dụng các chuyên gia trong các hoạt động quản trị.
Giám đốc Công ty thực hiện chức năng chỉ huy chung về kế hoạch, tiến độ, chất lượng kỹ thuật công trình.
Phó giám đốc kỹ thuật theo dõi trực tiếp công trình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ tiến độ thi công, chất lượng công trình.
Các phòng chức năng trong Công ty (phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật) được phân công chuyên môn hóa theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp Giám đốc (và các phó giám đốc), chuẩn bị các quyết định theo dõi, hướng dẫn các đội xây lắp, các phân xưởng cũng như các cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn, kịp thời những quyết định quản lý. Trách nhiệm chung của các phòng chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác, nhằm bảo đảm cho tất cả các lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng. Các phòng chức năng không có quyền trực tiếp chỉ huy các đội xây lắp, các phân xưởng. Các phòng ban trong công ty theo chức năng và nhiệm vụ của mình theo dõi và phục vụ đắc lực cho các đội thi công như về nhân lực, an toàn lao động, tiền vốn, giám sát kỹ thuật, thanh quyết toán công trình.
3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất
* Các đội xây lắp
Hiện tại công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có tổng cộng là 15 đội xây lắp các loại (3 đội thủy lợi, 3 đội xây dựng, 6 đội xây lắp, 1 đội xây lắp điện, 1 đội giao thông, 1 đội thi công cơ giới). Các đội xây lắp có nhiệm vụ tổ chức thi công tốt các công trình và khối lượng công việc được công ty giao. Họ tự chủ về công tác kế hoạch, nhân sự, tài chính, tiến độ, vật tư, kỹ thuật, an toàn lao động phải chịu sự giám sát của Công ty trong tất cả các lĩnh vực trên.
Mỗi một đơn vị sản xuất, mỗi một đội xây lắp trong Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có sự độc lập tương đối, thực hiện các công việc riêng rẽ, nhưng nhìn chung đều có cơ cấu tổ chức bên trong như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÁC ĐỘI XÂY LẮP
BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG
TỔ THỢ VÁN KHUÔN CỐT PHA
TỔ THỢ GIA CÔNG CƠ KHÍ
TỔ LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
TỔ THI CÔNG ĐẤT
TỔ VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG
TỔ THỢ BÊ TÔNG
TỔ THỢ NỀ
Ban chỉ huy công trường của mỗi đội xây lắp gồm có các bộ phận sau:
- Đội trưởng thi công
- Kế toán
- Cán bộ kỹ thuật
- Bảo vệ
- Thủ kho
- Thủ quỹ kiêm hành chính giúp việc
Các tổ thợ được bố trí tùy theo nhu cầu sử dụng lao động của từng cấp, từng loại công trình. Căn cứ vào tính chất của sản phẩm, tính chất của công việc và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của đơn vị mà Công ty sẽ giao khoán công việc cho các đội, các phân xưởng sản xuất. Các đội thi công có trách nhiệm tổ chức thi công tại công trường theo đúng các chỉ tiêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình, các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động cho mọi người, cho thiết bị, đảm bảo tiến độ thi công và thường xuyên liên hệ, báo cáo với Công ty về tình hình thực hiện công việc.
Các đội xây lắp trong Công ty phải sử dụng lao động theo đúng Bộ luật lao động quy định. Họ phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp cho lao động. Ngoài ra, các tổ chức thi công tại công trường cần đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế công trình, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
Các đội xây lắp trong Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh là đơn vị sản xuất cơ bản, trực tiếp trong Công ty. Họ có mức độ độc lập tương đối đối với Công ty, tự hoạch định kế hoạch, nhân sự, tài chính, … Tất nhiên, tất cả các đội xây lắp và phân xưởng này đều chịu sự giám sát, quản lý chung của Công ty. Các đội khi cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ thì có thể yêu cầu từ phía Công ty hoặc có thể nhờ các đội khác.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005
4.1. Kết quả về mặt sản phẩm
Kể từ khi thành lập cho đến nay, số lượng công trình mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh thực hiện ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Nếu như trong 2 năm đầu mới thành lập, công trình chủ yếu mà Công ty thi công chỉ gồm các công trình thủy lợi và các công trình điện thì những năm sau Công ty đã thực hiện rất nhiều các công trình giao thông và công trình xây dựng dân dụng. Sau khi có được uy tín tương đối tốt trên thị trường, Công ty đã ngày càng nhận được nhiều hợp đồng hơn. Chất lượng của các công trình mà Công ty thi công cũng luôn được đảm bảo và nâng cao, từ chỗ đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng thiết kế đến công trình có chất lượng cao. Điều này đã giúp Công ty xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường cũng như đối với khách hàng. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã thi công trong thời gian vừa qua:
BẢNG 1: DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ THI CÔNG
STT
Tên công trình và địa điểm
Cấp công trình
Giá trị thực hiện (1000đ)
Chất lượng công trình khi bàn giao
I
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1
Thi công kênh và công trình trên kênh địa phận Bắc Ninh
Cấp III
1.100.000
Chất lượng cao
2
Thi công cải kênh tưới Trịnh xá, Tiên Du- Bắc Ninh
Cấp III
2.600.000
Chất lượng cao
3
Sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa Tà keo, Nà Cáy, bản Chành tỉnh Lạng Sơn
2.241.000
Đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu thiết kế
4
Thi công kênh chính và các công trình trên kênh thuộc dự án Tân Chi -Tiên Du
Cấp II
2.632.000
Đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu thiết kế
5
Tràn xả lũ và đường thi công hồ Nà Cáy, công trình nâng cấp hồ Nà Cáy, Lộc Bình - Lạng Sơn
3.132.000
Đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu thiết kế
II
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
1
Bệnh viện Thuận Thành
Cấp II
3.200.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
2
Nhà hội trường đa năng 2 tầng huyện Gia Bình
Cấp II
4.703.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
3
Nhà làm việc chính trụ sở tiếp thanh tra tỉnh Bắc Ninh
Cấp II
4.001.554
Đảm bảo chất lượng thiết kế
4
Xây dựng tường rào nhà máy xi măng Hải Phòng (mới)
4.742.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
5
San nền và móng, xây tường rào (No-26, gói thầu số 01)
9.279.209
Đảm bảo chất lượng thiết kế
III
CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN
1
Mạng điện thị trấn phố mới Quế Võ
1.500.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
2
Đường dây 35KV và TBA Trạm bơm Thái Hòa
1.815.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
3
Hệ thống chiếu sáng và dịch chuyển khu công nghiệp Quế Võ
2.100.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
4
Dự án cải tạo và nâng cấp QL 18, đoạn đường Bắc Ninh-Chí Linh (nguồn vốn ADB)
2.975.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
5
Trạm trung gian Bắc Ninh và các trạm chống quá tải điện lực BN
1.400.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
IV
CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1
Xây dựng tuyến đường Lê Thái Tổ, thị xã Bắc Ninh
5.968.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
2
Đường Phì Nhừ-Sa Dung, tỉnh Điện Biên
GTNT loại B
8.597.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
3
Nền đường quốc lộ 1A mới tỉnh Lạng Sơn
Cấp I
3.000.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
4
Đường Dương Xá – Z176 Gia Lâm
Cấp II
4.700.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
5
Đường Lim cầu Sộp, Tiên Du
Cấp II
4.000.000
Đảm bảo chất lượng thiết kế
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty CP XD Bắc Ninh
4.2. Về mặt phát triển thị trường
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta đang rất lớn. Tuy nhiên, vì quy mô và năng lực còn hạn chế nên Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tập trung chủ yếu vào thị trường trong tỉnh, khách hàng chủ yếu của công ty cũng đa phần là khách hàng trong tỉnh Bắc Ninh. Khách hàng của công ty phần lớn là các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong tỉnh Bắc Ninh như: UBND các xã, UBND các huyện, UBND tỉnh, các chi cục, các hạt, các tổ chức ngành nghề trong tỉnh, các tổ chức đơn vị thuộc sở hữu cá nhân… Ở thị trường mục tiêu là thị trường Bắc Ninh, Công ty đã ngày càng khẳng định được tên tuổi, uy tín của mình đối với khách hàng, với nhà cung cấp nguyên vật liệu,… với các bên liên quan, khẳng định được chất lượng các công trình mà Công ty thi công. Chính vì vậy số lượng khách hàng tín nhiệm đặt hàng Công ty cũng như số lần thắng thầu của công ty ngày càng lớn.
Sau khi thị trường Bắc Ninh đã phát triển tạm ổn, sau khi Công ty đã xây dựng được cho mình một tiềm lực nhất định thì Công ty bắt đầu vươn ra thị trường các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Tuyên Quang… (Có thể nói thực sự bắt đầu vào năm 2000 với công trình đấu thầu Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa Tà keo, Nà cáy, bản Chành tỉnh Lạng Sơn). Công ty đã đặt thêm 3 trụ sở hoạt động tại 3 tỉnh: Bắc Giang, Điện Biên và Lạng Sơn để phục vụ cho mục tiêu phát triển thị trường của mình. Công ty đã thực hiện ở các tỉnh bạn nhiều công trình có chất lượng và có giá trị như:
- Công trình Tràn xả lũ và đường thi công Hồ Nà Cáy công trình sửa chữa, nâng cấp Hồ Nà Cáy huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn (3.132.000.000đ, 2003-2004)
- Công trình xây dựng tường rào nhà máy xi măng Hải Phòng (4.742.000.000đ, 2003).
- Công trình xây dựng Đường Hòa Hợp dự án GTNT (WB2) tỉnh Tuyên Quang (800.000.000đ, 2002-2003)
- Nền đường quốc lộ 1A mới tỉnh Lạng Sơn (3.000.000.000đ, 98-99)
- Công trình Đường Phì Nhừ - Sa Dung, tỉnh Điện Biên (8.597.000.000đ, 2004-2005)
Đây là những tín hiệu rất khả quan báo hiệu trong một tương lai không xa, với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, Công ty sẽ đặt được nền móng vững chắc để phát triển thị trường của mình tại các tỉnh lân cận và có thể còn vươn xa hơn nữa.
4.3. Sự phát triển về doanh thu và lợi nhuận
Để hiểu rõ về sự phát triển của doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua, trước tiên chúng ta sẽ quan sát bảng số liệu sau:
BẢNG 2: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001-2005
Đơn vị: triệu đồng
Năm SXKD
Tổng doanh thu
Lợi nhuận
Chênh lệch DThu các năm (((a+1)-a)/a )
Chênh lệch L.Nhuận các năm (((a+1)-a)/a)
+, -
%
+, -
%
2001
26.269
244
2002
27.660
347
1.391
5,3
103
42,21
2003
32.692
432
5.032
18,19
85
24,5
2004
39.812
530
7.120
21,78
98
22,7
2005
49.065
639
9.253
23,24
109
20,57
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2001-2005
Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta nhận thấy: cả doanh thu và lợi nhuận trong 5 năm hoạt động vừa qua của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh đều tăng dần theo các năm. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự cố gắng vượt bậc để vươn lên qua những khó khăn của một doanh nghiệp còn non trẻ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Để thấy rõ hơn sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận trong những năm vừa qua, chúng ta hãy quan sát các biểu đồ mô tả dưới đây:
BIỂU ĐỒ DOANH THU QUA BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN QUA
5 NĂM (2001- 2005) 5 NĂM (2001-2005)
*Về doanh thu:
Như đã nói ở trên, doanh thu hoạt động của Công ty trong 5 năm qua luôn tăng. Không những doanh thu tăng mà tỉ lệ tăng doanh thu của năm sau cũng luôn luôn lớn hơn so với năm trước, duy chỉ có tỷ lệ tăng của năm 2003 so với năm 2002 bất ngờ tăng vọt lên. Cụ thể là:
- Năm 2002 so với năm 2001 tăng 1391 triệu đồng (tương đương tăng 5,3%)
- Năm 2003 so với năm 2002 tăng 5032 triệu đồng (tương đương tăng 18,19%)
- Năm 2004 so với năm 2003 tăng 7120 triệu đồng (tương đương tăng 21,78%)
- Năm 2005 so với năm 2004 tăng 9253 triệu đồng (tương đương tăng 23,24%)
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã ngày càng nhận được nhiều công trình, các công trình có quy mô và giá trị ngày càng lớn. Có sự tăng vọt về doanh thu giữa năm 2003 so với năm 2002 là do vào năm 2003 có sự biến động đột ngột trên thị trường giá cả. Sự biến đổi đột ngột về giá cả này khiến Công ty không kịp đối phó và đẩy doanh thu lên cao.
* Về lợi nhuận
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ lợi nhuận trong 5 năm qua (2001-2005) ta thấy: lợi nhuận trong hoạt động của Công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể là:
- Năm 2002 so với năm 2001 tăng 103 triệu đồng (tương đương tăng 42,21%)
- Năm 2003 so với năm 2002 tăng 85 triệu đồng (tương đương tăng 24,5%)
- Năm 2004 so với năm 2003 tăng 98 triệu đồng (tương đương tăng 22,7%)
- Năm 2005 so với năm 2004 tăng 109 triệu đồng (tương đương tăng 20,57%)
Điều này chứng tỏ một điều rằng Công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên mức độ tăng lãi qua các năm vừa qua của Công ty còn chưa ổn định và không tăng đều như doanh thu. Năm 2002 so với năm 2001 tăng tới 42,21%, nhưng 2 năm sau giảm dần, chỉ còn 24,5% và 22,7% trong khi doanh thu vẫn tăng đều. Điều này có thể giải thích là do vào năm 2003 có sự biến động đột ngột trên thị trường giá cả, chi phí cho nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào rất cao, nó đẩy doanh thu của công ty lên cao hơn nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại giảm.
4.4. Vấn đề thu nhập bình quân của người lao động
Từ những ngày đầu thành lập, tuy hoạt động còn rất khó khăn nhưng Công ty Xây dựng Bắc Ninh đã luôn xác định chủ trương là: cố gắng tối đa để đảm bảo cho đời sống của cán bộ công nhân viên được đầy đủ, không thiếu thốn. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Công ty đã luôn tuân theo chủ trương này, Công ty đã luôn cố gắng đảm bảo cho đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được thoải mái, để họ yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty. Ta có bảng số liệu:
BẢNG 3: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2005
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Thu nhập bình quân/người/tháng
1,05
1,16
1,29
1,42
1,56
Chênh lệch giữa các năm b= ((a+1)-a)
+ 0,11
+ 0,13
+ 0,13
+ 0,14
Tỷ lệ tăng thu nhập giữa các năm (b/a)
+10,48%
+11,21%
+10,08%
+9,86%
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: trong 5 năm qua, thu nhập bình quân của người lao động luôn tăng với tỷ lệ tương đối ổn định. Thu nhập bình quân tăng là để đảm bảo cho đời sống của người lao động được ổn định, được đảm bảo phù hợp với đời sống chung trên toàn xã hội, nó cũng phù hợp với sự lớn mạnh chung của Công ty. Mặc dù có năm tốc độ tăng lợi nhuận bị giảm nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến thu nhập bình quân của người lao động cả. Để thấy rõ hơn về tình hình thu nhập của Công ty qua các năm, ta có biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2001-2005
5. Vấn đề đóng góp ngân sách
Khối lượng phải đóng góp ngân sách được thể hiện trong bảng sau:
BẢNG 4: ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001-2005 Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Sản lượng
Doanh thu
Các nghĩa vụ
1
2001
30.000
26.269
589,5
2
2002
35.000
27.660
651,9
3
2003
46.000
32.692
714,2
4
2004
51.500
39.812
875,9
5
2005
60.000
49.065
1079,5
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2005
Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho tới nay, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh luôn tuôn thủ mọi quy định, chính sách của pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Hàng năm, Công ty luôn tính toán và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh
1.1. Các nhân tố khách quan
1.1.1. Chính sách của Nhà nước về hoạt động đấu thầu
Xây dựng là một ngành kinh tế lớn, có tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng ngày càng phức tạp hơn với nhiều mối quan hệ nảy sinh cần được điều chỉnh. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu xây lắp nói riêng. Quy chế đấu thầu xây lắp lần đầu tiên được Chính phủ ban hành vào năm 1996 theo nghị định 43/CP và 93/CP. Do biến động của nền kinh tế xã hội, văn bản cũ không còn phù hợp nữa. Chính phủ đã ban hành quy chế đấu thầu mới, phù hợp với tình hình hơn, ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP vào ngày 01/9/1999. Tiếp sau đó, Chính phủ đã tiến hành bổ sung, điều chỉnh và ban hành các văn bản bổ sung theo nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000; nghị định số 66/2003/NĐ-CP; nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng công trình; và gần đây nhất là Luật đấu thầu đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006.
So với nhiều quy chế, luật lệ của các ngành nghề khác thì Quy chế đấu thầu được áp dụng trong thời gian thực tế chưa lâu nhưng đã đem lại những hiệu quả rất đáng khích lệ. Đi liền với Quy chế đấu thầu luôn có nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Điều này làm cho tuy đó là các văn bản mới nhưng đã nhanh chóng được các đối tượng trong xã hội tiếp nhận và thực hiện. Việc thực hiện Quy chế đấu thầu đã nâng cao hiệu quả trong xây dựng lên rất nhiều. Quy chế đấu thầu đã thực sự trở thành cơ sở pháp lý để chúng ta thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước, để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật giúp các nhà xây dựng yên tâm trong hoạt động, phát huy các lợi thế trong từng công việc. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về đấu thầu xây lắp của nước ta hiện nay tương đối tiên tiến, tương đối bắt kịp với hệ thống pháp luật quốc tế về đấu thầu. Điều này cũng tạo sự thuận lợi khi ta tham gia vào môi trường xây dựng quốc tế, vay vốn, nhận tài trợ… của các tổ chức tài trợ quốc tế hoặc tham gia vào đấu thầu công trình quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực của hệ thống pháp luật về xây dựng nói chung và đấu thầu nói riêng thì các quy phạm pháp luật về xây dựng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, thường xuyên ph._.ải thay đổi nên có tác động không tốt tới các chủ thể liên quan trong việc tiếp cận và thực thi theo đúng tinh thần của các văn bản mới. Sự ra đời, hoạt động của Quy chế đấu thầu đã làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà thầu ngày càng gay gắt hơn. Một số nhà thầu đã phải bỏ giá thấp hơn chi phí thi công rất nhiều để được thắng thầu. Điều này dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong cạnh tranh, trong thi công công trình, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
1.1.2. Sự biến động của môi trường kinh tế xã hội
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động đều phải chịu các tác động từ môi trường kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Trong ngành xây dựng cũng vậy, những biến động kinh tế - xã hội đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng của các doanh nghiệp trong ngành. Nó có thể là là các ảnh hưởng tích cực, cũng có thể là các ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ví dụ như: sự biến động giá cả đột ngột năm 2003 – 2004 đã có tác động rất lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kết quả đấu thầu nói riêng của rất nhiều công ty xây dựng. Sự biến động giá cả này đã làm cho chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng lên rất nhiều, do đó làm cho giá bỏ thầu của các công ty cũng thay đổi rất nhiều, vì vậy ảnh hưởng tới kết quả dự thầu vì giá bỏ thầu là một yếu tố rất quan trọng để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Một ví dụ khác là: Trong Luật xây dựng đã đượcban hành và có hiệu lực từ 01/7/2004 có một vài nội dung mới so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó. Một trong số đó là về vấn đề lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Luật xây dựng còn đề cập đến hình thức lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Một trong những yêu cầu đối với việc lựa chọn nhà thầu trúng thầu là phải có giá dự thầu hợp lý, chứ không phải là giá thấp nhất như quy định hiện hành. Quy định này đã có tác dụng tích cực ở chỗ sẽ tránh tình trạng phá giá trong đấu thầu xây dựng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, chất lượng công trình và tiến độ thi công sẽ được đảm bảo hơn.
1.1.3. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty
Trong bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào, mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường đều phải tính đến sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh, kể cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, ngành Xây dựng cũng vậy. Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay đang rất cao, nên số doanh nghiệp tham gia hoạt động xây lắp là rất lớn. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh, bao gồm cả các doanh nghiệp ra đời trước và sau Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh. Các công ty này thường có quy mô và năng lực không chênh lệch nhau nhiều nên không có ưu thế tuyệt đối trong cạnh tranh.
Việc có nhiều đối thủ cạnh tranh có tác động tích cực ở chỗ, nó khiến Công ty phải luôn cố gắng tự hoàn thiện mình về mọi mặt, như: tài chính, sự đảm bảo về chất lượng công trình, đảm bảo và nâng cao uy tín trên thị trường xây dựng cũng như đối với khách hàng… Tuy nhiên, việc có nhiều đối thủ cạnh tranh (đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp) sẽ khiến cho cường độ cạnh tranh trong ngành đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Nó sẽ khiến khả năng thắng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu các dự án, công trình khó hơn. Dưới đây là danh sách một số đối thủ lớn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh:
BẢNG 5:DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH LỚN
STT
TÊN CÔNG TY
ĐỊA CHỈ
Đ. THOẠI
1
Cty CP phát triển khu đô thị Kinh Bắc
Suối Hoa, Bắc Ninh
820173
2
Cty Xây dựng 767
670 Ngô Gia Tự, Bắc Ninh
811358
3
Cty Xây dựng Sông Đà
Đình Bảng, Từ Sơn
834679
4
Cty lắp máy và XD 69-1
Đại Phúc-Bắc Ninh
821212
5
Cty môi trường và CT đô thị Bắc Ninh
Đ.Nguyễn Đăng Đạo, BN
814615
6
Cty Xây dựng số 2
Quế Võ, Bắc Ninh
854139
7
Cty xây lắp và vật tư Xây dựng số 6
Xóm 1-Đại Phúc-Bắc Ninh
854145
8
Cty Xây dựng và TM Bắc Á
150B Nguyễn Gia Thiều, BN
825589
9
Cty cơ khí XD số 2 Hà Bắc (COMA 2)
Lạng Giang, Quế Võ
864431
10
Cty CP XD Giao thông 1
83 Phố mới-Đồng Nguyên,TS
743628
11
Công ty cấp thoát nước Bắc Ninh
Suối Hoa, TX Bắc Ninh
820173
12
Cty xây lắp CT thuỷ lợi Nam Đuống
Đông Côi, TT Hồ, Thuận Thành
873626
13
Công ty cơ giới và Xây lắp
Vân Dương-Quế Võ
610146
14
Công ty XD Đồng Nguyên
34 Phố mới, Đồng Nguyên, TS
740948
15
Công ty Nam Hồng
Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
16
Công ty đầu tư phát triển nhà
Thị xã Bắc Ninh , Bắc Ninh
Nguồn: Theo tài liệu thống kê của nhà cung cấp nguyên vật liệu
Trong các đối thủ trực tiếp của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, đặc biệt có hai doanh nghiệp thường xuyên cạnh tranh với Công ty, đó là Công ty Nam Hồng và Công ty đầu tư phát triển nhà. Có thể coi đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh trong thời điểm hiện tại. Trong nhiều dự án đấu thầu mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tham gia, đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa Công ty với Công ty Nam Hồng và Công ty Đầu tư Phát triển nhà. Khác với Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh (là Công ty hoạt động độc lập, không chịu sự quản lý của bất kỳ một tổ chức nào), cả hai Công ty trên đều chịu sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
* Công ty Nam Hồng
Công ty Nam Hồng là một công ty tư nhân, tham gia vào sản xuất kinh doanh rất nhiều ngành nghề, như: xây dựng, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi – giải trí, thương mại… Trong đó, xây dựng là một trong các ngành kinh doanh chủ lực của công ty Nam Hồng. Tuy tham gia vào lĩnh vực này chưa lâu, nhưng nhờ có các mối quan hệ rộng rãi, có tiềm lực tài chính tương đối mạnh mẽ, có nhân lực dồi dào, lại tham gia vào thị trường xây dựng đúng thời điểm nhu cầu xây dựng đang lên rất cao, nên Công ty Nam Hồng đã nhanh chóng có cơ hội để tạo dựng được uy tín và tên tuổi của mình trên thị trường xây dựng Bắc Ninh. Mặt khác, đây là Công ty tư nhân được tổ chức theo mô hình công ty gia đình, nên có sự thống nhất rất cao cũng như sự quản lý rất chặt chẽ từ trên xuống. Mọi hoạt động của công ty đều được tính toán cẩn thận nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho công ty. Thế mạnh của công ty Nam Hồng là xây dựng các công trình giao thông và các công trình xây dựng dân dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ty Nam Hồng cũng có một vài hạn chế nhất định. Vì Công ty tham gia lĩnh vực xây dựng chưa lâu nên chưa có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình, đặc biệt là đối với các công trình lớn. Do đó, nhiều khi họ bị trượt thầu hoặc không đủ điều kiện tham gia đấu thầu, nhất là đối với các công trình có giá trị lớn đòi hỏi kinh nghiệm của các bên tham gia đấu thầu. Tuy có khả năng tài chính tương đối dồi dào nhưng Công ty Nam Hồng đôi khi vẫn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư về tài chính đối với các công trình lớn. Công ty Nam Hồng tuy có hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại nhưng vẫn còn thiếu thốn rất nhiều, nhiều khi không chủ động được máy móc trong các trường hợp công ty thi công nhiều công trình một lúc.
* Công ty Đầu tư và Phát triển nhà
Công ty Đầu tư và Phát triển nhà là doanh nghiệp Nhà nước với 51% vốn Nhà nước. Khác với Nam Hồng, đây là công ty đã được thành lập từ khá lâu, nó thành lập trước Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh một thời gian tương đối dài. Chính vì vậy mà Công ty Đầu tư và Phát triển nhà có lợi thế rất lớn trong đấu thầu khi chủ đầu tư có yêu cầu về kinh nghiệm thi công các công trình tương tự. Không những vậy, Công ty Đầu tư và Phát triển nhà cũng là một công ty có quy mô tương đối lớn, có nhân lực dồi dào, có máy móc trang thiết bị tương đối hiện đại, khả năng huy động vốn đa dạng và đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng và đối với các chủ thể liên quan đến ngành xây dựng trong tỉnh Bắc Ninh. Với thời gian hoạt động trong ngành xây dựng tương đối dài, Công ty Đầu tư và Phát triển nhà hiện nay đã có kinh nghiệm hoạt động trong rất nhiều các loại công trình khác nhau như: công trình thuỷ lợi, công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông, công trình điện… Chính vì vậy, trong rất nhiều lần Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh tham gia đấu thầu đều gặp và cạnh tranh khá quyết liệt với Công ty Đầu tư và Phát triển nhà về: giá bỏ thầu, thời gian thi công,…
Cũng giống như tình hình chung của các Công ty khác, bên cạnh các ưu điểm ở trên thì Công ty Đầu tư và Phát triển nhà cũng không tránh khỏi một số các yếu điểm, các yếu điểm rất thường gặp ở các Công ty xây dựng cấp địa phương, như: máy móc trang thiết bị tuy đã được mua sắm và đầu tư để đuổi kịp trình độ chung trên thị trường nhưng vẫn chưa được trang bị đầy đủ, nhiều khi khiến công ty phải đi thuê của các công ty khác để đảm bảo tiến độ công trình, đôi khi không thuê được thì công trình còn phải tạm dừng. Điều này gây ảnh hưởng rất không tốt đến hình ảnh, uy tín của công ty đối với các đối tượng có liên quan.
Trên đây là những nét khái quát nhất về hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty. Không ít lần, nhiều công trình đấu thầu mà Công ty tưởng như đã nắm chắc phần thắng thì lại bị trượt thầu. Ngược lại, đối với nhiều công trình, các đối thủ cạnh tranh có các ưu thế rất lớn trong khi tham gia đấu thầu thì công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh lại thắng thầu một cách thuyết phục. Sự tồn tại và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, vừa là động lực để Công ty phải cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa, vừa là cơ hội để Công ty khẳng định tên tuổi, uy tín của mình trên thị trường. Sự tồn tại của họ cũng là một thách thức mà Công ty cần phải vượt qua nếu muốn ngày càng thắng thầu nhiều công trình, nếu muốn nhanh chóng phát triển mạnh mẽ.
1.1.4. Các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu hiện nay
Tiêu cực trong hoạt động xây dựng nói chung và trong đấu thầu nói riêng không còn là vấn đề mới nữa, nó đã được các cơ quan Nhà nước, báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng nhắc tới rất nhiều. Tuy vậy, đến nay nó vẫn là một hiện tượng nhức nhối chưa được giải quyết triệt để. Trong quá trình tổ chức đấu thầu và tổ chức xét thầu còn tồn tại các hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu, tới chất lượng thi công công trình, tới tiến độ thi công. Ví dụ như các hiện tượng: giá bỏ thầu quá thấp so với chi phí thi công, bán thầu, dàn xếp thầu, hiện tượng “sân sau” (vụ án tại PMU18 vừa qua là một trường hợp điển hình của nhiều hiện tượng tiêu cực liên quan đến các công trình giao thông)… Các hiện tượng tiêu cực này không những ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của các nhà thầu, tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
Nếu Nhà nước và các cơ quan chức năng không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn quyết liệt thì các hiện tượng tiêu cực trên vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và gây ra các tổn thất, thiệt hại trên nhiều phương diện và cho nhiều đối tượng hữu quan. Và rất có thể từ các hiện tượng tiêu cực trên sẽ sinh ra các hình thức tiêu cực mới, tinh vi hơn, khó ngăn chặn và chấm dứt hơn, gây tổn hại nhiều hơn tới xã hội và nền kinh tế.
1.2. Các nhân tố chủ quan
1.2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản trị Công ty
Như đã trình bày ở trên, bộ máy tổ chức quản trị của Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Ninh được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến – chức năng. Tức là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Các phòng chức năng trong công ty vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác, nhằm bảo đảm cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, nhịp nhàng. Do các phòng chức năng trong Công ty đã gánh bớt được nhiều công việc có tính chuyên môn sâu cho Giám đốc và ban quản trị nên chất lượng của nhiều quyết định quản trị được nâng cao, hiệu quả của các quyết định quản trị cũng được nâng cao vì thời gian chuẩn bị cho các quyết định quản trị cũng giảm đi. Đối với hoạt động đấu thầu nói riêng, việc tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến – chức năng sẽ giúp cho Giám đốc nắm bắt được từng phần và tổng thể dự án một cách khái quát trong một thời gian ngắn nhưng vẫn đủ thông tin cần thiết để ra quyết định về các công việc liên quan đến dự án một cách hiệu quả, như: quyết định về việc tham gia đấu thầu; quyết định giá bỏ thầu, tiến độ thi công, nhân lực, máy móc thiết bị… ; quyết định về việc xử lý các vấn đề phát sinh trong khi thi công công trình;… Nói tóm lại, mô hình quản trị trực tuyến – chức năng mà Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Ninh đang áp dụng có ảnh hưởng tích cực tới nhiều mặt của hoạt động đấu thầu.
Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm trên, do Công ty tổ chức bộ máy quản trị theo mô hình trực tuyến – chức năng nên chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định quản trị nói chung là lớn. Tức là chi phí kinh doanh cho công tác đấu thầu cũng lớn. Đây là một yếu làm cho giá dự thầu của công ty bị tăng lên, là yếu tố bất lợi cho quá trình tham gia đấu thầu. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh mới tiến hành cổ phần hoá vào đầu năm 2005 (03/02/2005) nên bộ máy tổ chức quản trị của Công ty còn chưa hoàn thiện. Điều này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới hoạt động đấu thầu.
1.2.2. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị
Máy móc thiết bị là một trong các yếu tố không thể thiếu trong việc thi công các công trình xây dựng. Chi phí cho máy móc thiết bị thi công thường chiếm khoảng 15-20% giá thành công trình xây dựng. Với những thiết bị thi công khác nhau thì nhà thầu sẽ đưa ra các chiến lược về giá dự thầu, công nghệ, kỹ thuật, phương pháp thi công khác nhau. Năng lực về máy móc thiết bị sẽ được nhà thầu giới thiệu trong hồ sơ dự thầu để cho chủ đầu tư biết nguồn lực, khả năng huy động máy móc thiết bị của nhà thầu.
Máy móc trang thiết bị của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh từ khi thành lập đã luôn được chú ý mua sắm, nâng cấp, bổ sung để theo kịp trình độ chung trên thị trường và để hoạt động xây dựng đạt hiệu quả. Đến nay Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh đã có một hệ thống máy thi công đa dạng về chủng loại để phục vụ các yêu cầu khác nhau của thi công xây dựng. Hệ thống máy này còn tương đối mới, hiện đại (sản xuất vào những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21) và vẫn đang trong thời kỳ khấu hao. Dưới đây là danh sách một số thiết bị thi công của Công ty:
BẢNG 6:MỘT SỐ THIẾT BỊ THI CÔNG CỦA CÔNG TY
Loại thiết bị
(Nhãn hiệu)
Số lượng từng loại
Năm sản xuất
Nước sản xuất
Công suất hoạt động
Ô tô KAMAZ 12T
07
1997
LB Nga
12 tấn
Máy trộn bê tông
12
2002
Trung Quốc
250 lít
Cốp pha thép
1500m2
1998
Trung Quốc
Máy đầm bê tông
30
2002
Nhật Bản
1,5KW
Máy phát điện
03
1996
Nhật Bản
12KVA
Máy bơm nước
25
2002
Hàn Quốc
750W
Giàn giáo thép
1500m2
1999
Việt Nam
Máy khoan giếng
04
1998
Đức
18KW
Máy trộn vữa
10
1997
Việt Nam
100 lít
Ô tô IFa 5T
08
1993
LB Đức
75CV
Cần cẩu bánh lốp
01
1997
LB Nga
Máy cắt thép
10
1999
LB Nga
4,5KW
Máy hàn điện
10
1997
Việt Nam
12KVA
Máy vận thăng
04
2000
LB Nga
0,5 tấn
Máy đầm chân cừu
03
1997
Trung Quốc
12 tấn
Lu WATANABE
02
1996
Nhật Bản
12 tấn
Máy ủi 1002 T.Quốc
03
1998
Trung Quốc
100 CV
Máy đào HITACHI
10
1994-1998
Nhật Bản
100CV
Ngoài ra còn đầy đủ các dụng cụ cầm tay
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty CP XD Bắc Ninh
Hiện nay, do là một Công ty mới thành lập chưa lâu nên máy móc, trang thiết bị của Công ty còn thiếu thốn, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng. Khi một lúc có nhiều công trình thi công cần đến thì với số lượng máy móc như hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng, phục vụ thi công. Cônng ty vẫn phải đi thuê ngoài nên đôi khi dẫn đến sự không đảm bảo tiến độ thi công, làm tăng chi phí về máy móc thiết bị. Sự không chủ động về máy móc này gây ra các ảnh hưởng không tốt cho uy tín của Công ty, cho công tác đấu thầu. Hoặc đôi khi, đối với một số công trình không cần tới máy móc hiện đại thì việc sử dụng nhiều máy móc hiện đại sẽ tạo nên sự không hiệu quả trong hoạt động (làm tăng chi phí về máy móc thiết bị). Điều quan trọng là Công ty phải sắp xếp, bố trí được hệ thống máy móc phù hợp với công trình thi công, các máy móc đó phải đồng bộ, được sử dụng ăn khớp với nhau.
1.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố trung tâm, yếu tố quan trọng nhất, yếu tố quyết định thành bại trong tất cả các hoạt động. Một công ty nếu thiếu thốn về vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc,… mà có một đội ngũ nhân lực có trình độ, có tâm huyết với công ty thì công ty ấy vẫn còn nhiều khả năng để phát triển. Ngược lại, nếu một công ty có khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật… nhưng vấn đề nhân lực lại bị hạn chế (không có trình độ, bố trí không hợp lý, không gắn bó với công ty,…) thì công ty ấy vẫn rất khó có thể lớn mạnh đúng như tiềm lực của nó, thậm chí là sẽ bị thua lỗ, xuống dốc. Khi các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường thì vấn đề con người càng trở thành vấn đề cốt lõi, vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng gì các doanh nghiệp xây dựng. Trong hoạt động đấu thầu, yếu tố con người cũng là một yếu tố rất được bên mời thầu quan tâm chú ý, là một trong các yếu tố quyết định tới khả năng thắng thầu của bên dự thầu. Nhân lực sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình và tiến độ thi công, thể hiện qua việc bố trí nhân lực tại hiện trường thi công. Đặc biệt, chủ đầu tư sẽ rất chú ý tới cán bộ quản lý và thực hiện công trình mà bên tham gia thầu dự kiến cũng như sự hợp lý trong cơ cấu lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có hơn 200 lao động, trong đó có 52 người có trình độ đại học và trung cấp, còn lại là công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc 3 trở lên. Do đặc điểm công ty hình thành trong một thời gian chưa quá lâu nên độ tuổi trung bình của lao động trong Công ty tương đối trẻ. Cũng do đặc thù của ngành xây dựng mà đa phần lao động trong Công ty là nam giới, nữ giới chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ, chủ yếu là ở phòng tổ chức – hành chính và bộ phận kế toán ở Công ty và ở các đội xây lắp. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Công ty có trình độ chuyên môn cao, đa số đều tốt nghiệp Đại học nhưng kinh nghiệm thi công còn hạn chế. Các lực lượng lao động sản xuất chính trong Công ty là các thợ kỹ thuật đều được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, luôn thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ mà Công ty giao phó. Dưới đây là số lượng lao động nhân kỹ thuật ở mỗi bậc thợ và số lượng cán bộ kỹ thuật của công ty:
BẢNG 7: LỰC LƯỢNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
Đơn vị: người
STT
Loại thợ
Số lượng
Tổng
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
1
Thợ xây
50
19
19
12
2
Thợ mộc
10
3
4
3
3
Thợ điện
30
18
6
6
4
Thợ làm đường
30
22
6
2
5
Thợ lắp máy
10
2
5
3
6
Thợ lái xe
6
5
1
0
7
Thợ cơ khí
6
3
2
1
8
Thợ bê tông
26
22
4
0
Tổng cộng
168
94
47
27
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty CP XD Bắc Ninh
BẢNG 8: SỐ LƯỢNG CÁN BỘ KỸ THUẬT
Đơn vị: người
STT
Loại cán bộ
Số lượng
Tổng
5 năm
10 năm
>20 năm
1
Kỹ sư điện
8
5
3
2
Kỹ sư xây dựng
11
6
1
4
3
Kỹ sư thuỷ lợi
13
8
5
4
Kỹ sư giao thông
2
1
1
5
Cử nhân khác
10
8
2
6
Cán bộ trung cấp các loại
8
2
4
2
Tổng cộng
52
25
18
9
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực của Công ty CP XD Bắc Ninh
1.2.4. Đặc điểm về tình hình tài chính
Việc có đủ tiền và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là điều kiện quan trọng để kinh doanh có hiệu quả. Một trong các đặc trưng của ngành xây dựng là cần có vốn lớn và vốn bị ứ đọng rất lâu, tức là vòng quay của vốn rất chậm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng đều phải có vốn kinh doanh lớn để trang trải chi phí và đối phó với các phát sinh trong quá trình thi công. Chính vì vậy mà năng lực tài chính là một yếu tố rất quan trọng, không chỉ trong quá trình xét thầu mà ngay cả trong quá trình thực hiện dự án thắng thầu.
Trước đây, khi mới thành lập và đi vào hoạt động thì phần lớn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh là từ ngân sách Nhà nước. Nhưng sau khi thực hiện cổ phần hoá thì nguồn vốn trên không còn nữa, nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu hình thành từ các nguồn: Điều chỉnh cơ cấu tài sản, trích khấu hao tài sản cố định; Quỹ đầu tư phát triển và vốn vay ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty, ta xem xét bảng số liệu sau:
BẢNG 9: NGUỒN VỐN KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001-2005
Đơn vị: 1.000 đồng
STT
Tên tài sản
2001
2002
2003
2004
2005
1
Vốn lưu động
21.849.453
30.482.785
47.888.973
48.793.207
51.012.610
2
Vốn cố định
2.942.315
2.706.922
2.625.077
2.273.664
1.845.704
3
Tổng tài sản
24.791.768
33.189.707
50.514.050
51.066.871
52.858.314
4
Hệ số cơ cấu TSLĐ (= 1/3)
0,88
0,92
0,95
0,96
0,97
5
Hệ số cơ cấu TSCĐ (=2/3)
0,12
0,08
0,05
0,04
0,03
6
Vốn CSH
1.212.673
1.255.846
1.904.627
3.311.749
5.041.255
7
Tổng nợ phải trả
23.579.095
31.033.062
46.520.830
47.024.050
47.723.860
8
Tổng vốn KD
24.791.768
33.189.707
50.514.050
51.066.871
52.858.314
9
Tỷ lệ nợ (=7/8)
0,95
0,93
0,92
0,92
0,9
10
Hệ số cơ cấu tự tài trợ (=6/8)
0,05
0,04
0,04
0,06
0,1
Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2001 đến 2005
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng vốn kinh doanh của Công ty luôn tăng từ năm này qua năm khác. Tuy rằng tổng số nợ phải trả cũng tăng nhưng tỷ lệ nợ vẫn giảm dần qua các năm (tuy không mạnh). Đây cũng là một thuận lợi cho Công ty trong quá trình tham gia đấu thầu. Nó chứng tỏ trong hoạt động của mình Công ty đã sử dụng ít nhiều có hiệu quả số vốn kinh doanh của mình.
Hệ số cơ cấu TSLĐ của Công ty trong 5 năm gần đây cũng luôn tăng từ năm này đến năm khác và tương đối cao (thấp nhất là 0.88 vào năm 2001, cao nhất là 0.97 vào năm 2005). Hệ số cơ cấu TSLĐ trong các doanh nghiệp xây dựng cao là điều dễ hiểu vì giá trị tài sản lưu động như:nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là khá lớn. Nhưng như các hệ số được tính toán trong bảng số liệu trên thì hơi cao quá. Nó phản ánh doanh nghiệp đã chưa quản trị tốt vấn đề tài sản lưu động. Điều này sẽ làm cho giá dự thầu của Công ty bị tăng lên. Đây là một yếu tố bất lợi mà Công ty cần sớm khắc phục để hoạt động có hiệu quả hơn và để có yếu tố thuận lợi hơn trong công tác đấu thầu.
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng vốn trong các năm qua (hệ số cơ cấu tự tài trợ) tương đối thấp – đây là một dấu hiệu không tốt. Nó chứng tỏ doanh nghiệp chưa hoàn toàn chủ động về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (tương đương với tỷ lệ nợ tương ứng của công ty trong các năm qua khá cao). Sự chủ động về vốn cũng là một yếu tố được chủ đầu tư rất quan tâm trong việc lựa chọn nhà thầu vì nó ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thi công, đến chất lượng công trình. Tình hình tài chính của Công ty sẽ được thấy rõ hơn thông qua bảng số liệu dưới đây:
BẢNG 10: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2001-2005
STT
Hiệu quả sử dụng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0,009
0,012
0,013
0,013
0,013
2
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
0,01
0,010
0,009
0,010
0,012
3
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
0,201
0,276
0,227
0,160
0,127
Nguồn: Dựa vào số liệu bảng 2 và bảng 9
1.2.5. Đặc điểm về thị trường và nguyên vật liệu
* Về thị trường
Như đã trình bày ở trên, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh xác định thị trường chủ yếu của Công ty ở giai đoạn này là thị trường trong tỉnh Bắc Ninh. Việc xác định rõ ràng về thị trường mục tiêu này giúp Công ty có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin mời thầu sẽ được nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, vì đây là thị trường chủ yếu nên chắc chắn công ty đã tích luỹ được những kinh nghiệm trong hoạt động đấu thầu và trong hoạt động thi công.
* Về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu của ngành xây dựng là: xi măng, sắt thép, gạch, cát, sỏi, vôi, tấm lợp, sơn… Đâu là nguyên vật liệu chính của công trình còn phụ thuộc vào từng công trình cụ thể. Ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, tất cả mọi vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu đều do các đội xây lắp hoàn toàn tự chủ. Chính sự tự chủ này đã tạo tính linh hoạt cho các đội trong việc mua sắm, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu. Sự tự chủ này có thể giúp công ty đưa ra giá dự thầu hợp lý vì họ có thể giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, dự trữ,... Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì nguyên vật liệu là bộ phận lớn tạo thành giá dự thầu. Giá dự thầu có thể là điều kiện tiên quyết để một nhà thầu có thể nộp đơn xin tham gia đấu thầu cũng như để một doanh nghiệp có thể thắng thầu.
2. Thực trạng của hoạt động đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh
2.1. Kết quả đấu thầu của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005
Trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã dần khẳng được uy tín, tên tuổi của mình trên thị trường xây dựng trong tỉnh Bắc Ninh. Bằng chứng là số lượng và giá trị các công trình mà Công ty trúng thầu qua các năm ngày càng tăng và tương đối ổn định. Dưới đây là số lượng và giá trị các công trình mà Công ty đã tham gia đấu thầu, thắng thầu trong giai đoạn 2001 – 2005:
BẢNG 11:KẾT QUẢ ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Số lượng công trình dự thầu
11
15
15
18
17
Số lượng công trình trúng thầu
7
12
13
15
13
Giá trị công trình dự thầu (tỷ đồng)
14.232.870
29.845.526
35.047.874
44.658.052
46.234.252
Giá trị công trình trúng thầu (tỷ đồng)
9.121.357
23.555.979
29.461.203
40.519.145
43.835.361
Giá trị bình quân một công trình thắng thầu (tỷ đồng)
1.303.051
1.962.998
2.266.246
2.701.276
3.371.951
Tỷ lệ thắng thầu
0.64
0.8
0.87
0.83
0.76
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Để hiểu rõ hơn về sự biến động trên ta quan sát các biểu đồ dưới đây:
SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH DỰ THẦU VÀ THẮNG THẦU
GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH MỘT CÔNG TRÌNH THẮNG THẦU GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
Ta nhận thấy có một xu thế chung là số lượng công trình mà Công ty tham gia dự thầu và trúng thầu các năm đều biến động tỷ lệ thuận với nhau, và đều tăng. Tỷ lệ thắng thầu cũng tăng tương đối ổn định qua các năm. Chỉ có năm 2005 là số công trình mà Công ty dự thầu và thắng thầu, tỷ lệ thắng thầu có giảm đi một chút. Cụ thể là:
- Tỷ lệ thắng thầu năm 2001 là 0,64 hay 64%
- Tỷ lệ thắng thầu năm 2002 là 0,8 hay 80%
- Tỷ lệ thắng thầu năm 2003 là 0,87 hay 87%
- Tỷ lệ thắng thầu năm 2004 là 0,83 hay 83%
- Tỷ lệ thắng thầu năm 2005 là 0,76 hay 76%
Điều này có thể giải thích là do vào năm 2005 Công ty thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nên có nhiều vấn đề phát sinh mà Công ty phải ưu tiên quan tâm giải quyết. Tuy vậy, tổng giá trị của các công trình thắng thầu cũng như giá trị bình quân của các công trình thắng thầu trong giai đoạn 2001 – 2005 của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước (mặc dù số công trình thắng thầu năm 2005 có thấp hơn số công trình thắng thầu năm 2004). Các số liệu này chứng tỏ trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có những kết quả đấu thầu tương đối khả quan, chứng tỏ Công ty đã phần nào khẳng định được uy tín, tên tuổi của mình với khách hàng, với các chủ đầu tư. Dưới đây là một số công trình thắng thầu điển hình của Công ty trong thời gian vừa qua:
BẢNG 12: DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THẮNG THẦU
GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
Năm
Tên công trình
Loại công trình
Giá trị hợp đồng (1000đ)
Chủ đầu tư
2001
Xây lắp cống Sộp tại K26+924-Đê tả Đuống, Tiên Du, Bắc Ninh
Thuỷ lợi
1.195.000
Ban Quản lý dự án Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh
2001
Kiên cố kênh và công trình trên kênh tưới N23
Kênh Nam địa phận xã Nam Sơn, Yên Giả,Quê Võ
Thuỷ lợi
1.323.052
Công ty khai thác công trìnhThuỷ lợi Bắc Đuống
2001
Sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình Thuỷ lợi Yên Thỉnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn
Thuỷ lợi
1.942.727
Ban QLDA công trình Thuỷ lợi Lạng Sơn
2002
Trường mầm non tư thục Hoa Quỳnh, Đường Hai Bà Trưng, TX Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Xây dựng
3.287.821
Trường mầm non tư thục Hoa Quỳnh
2002
Đường Nam Kênh Bắc, huyện lỵ Thuận Thành, Bắc Ninh
Giao thông
3.674.000
Ban QLDA huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
2002
Thi công hệ thống đèn chiếu sáng, cáp ngầm tải điện thuộc gói thầu 2 đoạn Bắc Ninh-Chí Linh. Dự án nâng cấp Quốc lộ 18 (vốn ADB)
Điện
2.497.140
Ban điều hành dự án gói thầu 2 Quốc lộ 18
2003
Công trình tường rào nhà xi măng Hải Phòng (mới)
Xây dựng
4.741.748
Ban QLDA nhà máy xi măng Hải Phòng (mới)
2003
Công trình Đường Lê Thái Tổ-TX Bắc Ninh (gói thầu số 2)
Giao thông
5.968.430
Ban QLDA công trình công cộng
2003
Sửa chữa, nâng cấp hồ Nà Cáy, huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn
Thuỷ lợi
3.132.000
Ban QLDA 3694 – Bộ NN&PTNT
2004
Đường Phì Nhừ-Sa Dung
Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
Giao thông
8.597.000
Ban QLDA huyện Điện Biên Đông
2004
Tuyến số 2 đường nội thị huyện Gia Bình
Giao thông
4.780.380
Ban QLDA XD huyện Gia Bình
2004
Nhà xưởng dược phẩm VELLPHARM Việt Nam, Khu công nghiệp Tiên Sơn
Xây dựng
4.660.000
Công ty dược phẩm Vellpharm Việt Nam
2005
San nền và móng tường rào, gói thầu số 01(phần xây lắp)
Xây dựng
9.279.209
Ban QLDA đầu tư mở rộng phát triển sản xuất thiết bị đo điện
2005
Nhà lớp học 4 tầng trường THPT số 3 Thuận Thành
Xây dựng
4.626.220
Ban QLDA-CTXD Giáo dục Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2005
Nhà 3 tầng, nhà đặt máy phục hồi chức năng và oxi cao áp bệnh viện Điều dưỡng Bắc Ninh
Xây dựng
3.309.662
Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
2.2. Những công việc ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu của công ty
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Theo quy định của Quy chế đấu thầu, trình tự đấu thầu gồm các bước: chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36522.doc