Lời nói đầU
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều bị chi phối của quy luật cạnh tranh, các quy luật đòi hỏi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường phải có một chiến lược sản phẩm, cùng với chiến lược thị trường với một công cụ có hiệu quả là cạnh tranh. Các doanh nghiệp xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật đó, hiện nay trong ngành xây dựng ở Việt Nam cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là sau khi nước ta gia nhập AFTA các doanh nghiệp
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty lắp máy và xây dựng số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng không chỉ phải đối mặt với những đối thủ trong nước mà với cả những đối thủ nước ngoài có năng lực hơn ta về nhiều mặt. Để đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó Công ty lắp máy và xây dựng số 3 cũng như các công ty khác phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một yếu tố quyết định sống còn đối với công ty.
Trước tình hình trên, Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 luôn đặt ra cho mình mục tiêu là phải nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian qua và góp một vài ý kiến trong qúa trình nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3, em đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 "
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Lắp máy và Xây dựng số 3.
Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ của Công ty Lắp mắy và xây dựng số 3, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Doanh Nghiệp - Trường Đại học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến quý giá của giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Đoàn Hữu Xuân.
Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Chương I: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Lắp máy và xây dựng số 3.
I. Tổng quan về công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
- Công ty Lắp máy và Xây dựng số 3 là doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam được thành lập từ năm 1960, có giấy phép kinh doanh số 110566 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
- Từ ngày thành lập đến nay trụ sở công ty Lắp máy và Xây dựng số 3 đóng tại:
Số 927 Đường Hùng Vương – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
- Hiện tại, công ty có hơn một nghìn cán bộ công nhân viên, với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ thi công chuyên ngành, tiên tiến nhất hiện nay, có kinh nghiệm xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc nhiều ngành kinh tế.
- Qua hơn 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển Công ty Lắp máy và Xây dựng số 3 đã góp phần quan trọng vào việc xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, quốc phòng, các công thình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình đường dây và trạm biến thế đến 500KV. Gia công chế tạo, cunh cấp các thiết bị thùng bể, thiết bị nâng, dầm cầu trục đến 30 tấn, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép các loại cho các nhà máy. Khảo sát, thiết kế tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Tư vấn thiết kế công nghệ các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, giấy và chế biến lương thực, thực phẩm. Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy.
2. Nhiệm vụ, chức năng hiện tại của doanh nghiệp.
2.1. Nhiệm vụ:
Với những tiềm năng trên, Công ty Lắp máy và Xây dựng số 3 đã đề ra nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh, đòng thời thực hiện nghiêm túc:
- Tuân thủ nghiêm túc các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký kết.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn do Nhà nước cấp, tự khai thác các nguồn vốn hỗ trợ đảm bảo tự trang trải, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của nhà nước giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Nghiên cứu các phương án sản xuất, nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng công trình.
2.2. Chức năng:
a. Thực hiện các công việc xây dựng gồm:
- Nạo vét và đào đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình.
- Thi công các loại móng công trình
- Xây lắp các kết cấu công trình
- Hoàn thiện trong xây dựng
- Lắp đặt thiết bị điện, nước và kết cấu công trình
- Trang trí nội ngoại thất công trình.
b. Thực hiện xây dựng các công trình
- Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp;
- Nhận thầu san lắp mặt bằng và xử lý nền móng công trình
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
- Xây dựng đường và trạm biến áp điện đến 500KV
- Xây dựng đường bộ, cầu đường bộ, cầu cảng các loại nhỏ
- Xây dựng kênh, mương, đê, kè, trạm bơm thuỷ lợi loại vừa và nhỏ.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý của công ty theo dạng trực tuyến tham mưu. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau:
* Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, được Tổng công ty trực tiếp bổ nhiệm. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh và quyết định mọi vấn đề.
* Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Phó giám đốc thường trực Công ty: chịu trách nhiệm một số lĩnh vực sau:
+ Công tác thanh toán quyết toán nội bộ.
+ Công tác lao động, chính sách người lao động.
+ Công tác hành chính, văn phòng.
- Phó giám đốc kỹ thuật dự án: chịu trách nhiệm:
+ Kỹ thuật thi công, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động.
+ Quản lý các phương án ,quản lý thiết bị, vật tư, xe máy.
+ Phụ trách trực tiếp các đội trực thuộc Công ty.
- Phó giám đốc kinh tế: chịu trách nhiệm một số lĩnh vực sau:
+ Công tác tiếp thị của Công ty.
+ Công tác liên doanh.
+ Công tác kinh tế thị trường
+ Công tác dự toán giá cả, định mức.
- Phó giám đốc phụ trách chi nhánh: chịu trách nhiệm: trực tiếp làm giám đốc chi nhánh Công ty tại Bắc Ninh.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Công ty.
*Phòng dự án.
Thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thị trường.
- Mua hồ sơ thầu và nghiên cứu hồ sơ.
- Kiểm tra khối lượng thiết kế, vẽ và thuyết minh biện pháp thi công, tiến độ thi công.
- Tham quan mặt bằng, giải quyết các vướng mắc trong quá trình xem hồ sơ với chủ đầu tư.
- Thông qua ban giám đốc và giải pháp thi công, phương pháp lập giá dự thầu, số lượng và chủng loại thiết bị cho công trình.
- Tổng hợp hồ sơ sao chụp và đóng gói.
- Giải trình những điều cần thiết sau khi hồ sơ được mở theo yêu cầu của chủ đầu tư. Thông qua các hồ sơ thầu do các đơn vị lập bước khi trình giám đốc ký.
- Nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm.
- Hỗ trợ trong việc kiểm tra khối lượng thi công thực tế để quyết toán nội bộ.
* Phòng quản lý thi công.
Là phòng chức năng giúp việc giám đốc trong lĩnh vực kiểm tra thi công, có nhiệm vụ chủ yếu sau:
-Kiểm tra việc thi công về các lĩnh vực: chất lượng, tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm xây dựng đối với các công trình của Công ty.
- Lập kế hoạch phát triển kỹ thuật.
- Tham gia việc thảo các điều kiện chỉ dẫn và hướng dẫn kỹ thuật lập các dự thảo tiêu chuẩn Nhà nước về quy phạm xây dựng.
- Kiểm tra thủ tục xây dựng của các đơn vị để tránh thi công tuỳ tiện.
- Xác định khối lượng và chất lượng đối với các dự án, các đội trực thuộc Công ty trực tiếp thi công.
- Tham gia nghiệm thu và đánh giá kết quả chất lượng công trình, ghi ý kiến vào sổ nhật ký thi công, nhật ký công trình thường kỳ.
-Tổng hợp báo cáo công tác quản lý kỹ thuật.
* Phòng tổ chức lao động.
Có chức năng giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng lao động, tổ chức sản xuất, bảo vệ thanh tra pháp chế, thi đua khen thưởng, đào tạo, chế độ chính sách người lao động, quản lý tiền lương.
* Phòng tài chính kế toán.
Với chức năng giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, giúp giám đốc tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kinh tế.
* Phòng kinh tế thị trường.
Là phòng giúp Công ty tìm thị trường, xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty trên cơ sở hiện có về nhân lực, vật tư, tiền vốn, xe máy thiết bị thi công và nhu cầu của thị trường. Tìm đối tác trong lĩnh vực đầu tư trên cơ sở chủ trương của Công ty và kế hoạch đã được duyệt.
* Phòng khoa học kỹ thuật.
Là phòng giúp giám đốc Công ty quản lý, hướng dẫn khoa học kỹ thuật và tiếp thu công nghệ mới và được quy định nhiệm vụ như sau:
- Phổ biến áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đề xuất vận dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi tổng hợp việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và áp dụng công nghệ thi công tiên tiến của cơ sở.
- Chủ trì nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư chiều sâu, đổi mới trong thiết bị.
- Cùng phòng tổ chức lao động xây dựng chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Đăng ký theo dõi công trình chất lượng của Công ty hàng năm.
* Chức năng, nhiệm vụ văn phòng Công ty.
Văn phòng Công ty là đơn vị giúp giám đốc Công ty tiếp khách đến liên hệ công tác, văn thư, hội họp, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
4. Các nguồn lực của doanh nghiệp.
4.1. Tình hình lao động của doanh nghiệp
Đặc điểm về lao động của ngành xây dựng nói chung và của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 nói riêng có những đặc điểm khác so với các ngành kinh tế khác, cụ thể: lao động không ổn định, có tính chất thời vụ khi nào có công trình thi công thì lúc đó cần tới nhiều lao động. Do đó lượng lao động của Công ty thường xuyên biến đổi và số lượng lao động thời vụ chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 1: Bảng số liệu về lao động của Công ty trong vài năm gần đây
Cơ cấu lao động
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Lao động sử dụng bình quân
2808
2727
2780
2780
2800
Lao động trong danh sách
583
558
571
683
750
Bộ máy gián tiếp
220
138
140
140
140
Lao động trực tiếp trong danh sách
363
420
431
543
610
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Xét về số lượng đến năm 2004 công ty có 2800 người. Trong đó lao động trong danh sách là 750 người, lao động hợp đồng ngắn hạn là 2048 người. Điều này do tính chất đặc thù của công việc xây dựng, tính chất không ổn định của sản xuất không cho phép Công ty sử dụng một lực lượng lao động lớn trong biên chế của mình.
Bảng 2:Cơ cấu lao động ngành năm 2003
TT
Cán bộ công nhân viên
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Cán bộ quản lý
62
2,23
2
Cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ
291
10,47
3
Công nhân kỹ thuật
460
16,55
4
Lao động phổ thông
1967
70,75
Tổng cộng
2780
100
(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân lực của Công ty 2003)
Ban lãnh đạo của Công ty đa số là người có trình độ đại học và trên đại học, trong đó đội ngũ giám đốc điều hành đều được đào tạo qua các lớp về quản lý kinh tế, lớp đội trưởng… Điều đó chứng tỏ Công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ và năng lực rất cao, đây là điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển.
Tỷ lệ công nhân kỹ thuật bậc cao ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên qua bảng cơ cấu lao động thì tỉ lệ công nhân lao động phổ thông vẫn chiếm tỉ lệ lớn (70,75%).
Xét về tính chất công việc của Công ty thì với đội ngũ cán bộ như vậy thì Công ty có thể đảm nhận thi công được các công trình đòi hỏi kỹ thuật khá cao. Nhưng trong tương lai để thực hiện chiến lược đa dạng hoá và tham gia xây dựng các công trình có kỹ thuật cao thì Công ty cần xem xét và tuyển thêm số lao động có trình độ đại học để đáp ứng việc mở rộng sản xuất nhưng phải trên cơ sở xem xét lĩnh vực nào cần tuyển, có như vậy chất lượng đội ngũ lao động của Công ty mới tăng lên và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường.
Trong thời gian vừa qua Công ty đã tổ chức đào tạo lại tay nghề cho các công nhân kỹ thuật thuộc diện quản lý của Công ty lấy đó làm nòng cốt cho việc nâng cao tay nghề cho người lao động. Hàng năm định kỳ Công ty đều tiến hành thi kiểm tra tay nghề thi thợ giỏi và thi nâng bậc cho đội ngũ công nhân của mình. Đặc điểm của ngành xây dựng lao động sản xuất chủ yếu ở ngoài trời và thay đổi địa bàn thường xuyên. Do đó người làm việc trong ngành xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu. Công ty đã chú trọng quan tâm đến yếu tố đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân, ở các công trình xây dựng đều làm lán trại cho lao động ăn ở sinh hoạt, có lán trú mưa nắng đảm bảo có nước sạch cho công nhân uống. Tất cả mọi công nhân lao động trên các công trường đều được khám sức khoẻ, tuyển dụng, học an toàn lao động và được trang bị bảo hộ lao động như quần áo, giày dép, mũ, dây an toàn khi làm việc trên cao. Tất cả nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
Chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cũng được Công ty quan tâm đúng mức nhằm bảo đảm mức thu nhập và không ngừng nâng cao điều kiện sống của người lao động, tạo đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sự phát huy, thi đua sản xuất. Đối với đội ngũ cán bộ gián tiếp thì việc trả lương được thực hiện theo phương pháp khoa học đảm bảo tiền lương của người lao động được hưởng phụ thuộc vào trình độ, năng lực, mức độ phức tạp của công việc, thâm niên công tác và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đối với công nhân lao động thì việc trả lương khoán sản phẩm đối với các công việc có thể xác định được khối lượng hoàn thành, còn đối với các công việc có tính chất thường xuyên ổn định, các công việc phục vụ thì áp dụng chế độ trả lương khoán theo ngày công.
4.2. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ của công ty
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù chu kỳ sản phẩm kéo dài, khối lượng công việc thi công lớn và phức tạp đòi hỏi phải có nhiều loại máy móc thiết bị. Do đó để tham gia vào thi công xây lắp Công ty phải có đủ máy móc thiết bị, công nghệ cả về số lượng, chủng loại, chất lượng và trình độ tiên tiến trong ngành. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư và có khả năng cạnh tranh trên thị trường xây lắp.
Hiện tại năng lực máy móc thiết bị thi công của Công ty được thể hiện qua biểu dưới đây. (Bảng 4)
Qua biểu trên ta thấy năng lực máy móc thiết bị của Công ty là lớn cả về số lượng và chủng loại, có trình độ tiên tiến. Với năng lực này đủ để Công ty tham gia thi công nhiều công trình cùng một lúc, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Do chủ yếu thi công bằng năng lực máy móc thiết bị của Công ty nên giúp Công ty chủ động cao trong sản xuất kinh doanh, trong bố trí thiết bị máy móc thi công trên công trường một cách hợp lý hơn. Thêm vào đó, do quen và am hiểu tường tận về tính năng kỹ thuật máy móc thiết bị trong Công ty nên giúp cho công nhân vận hành máy móc thiết bị thuận tiện, hiệu quả tạo điều kiện tăng năng suất lao động giá thành công trình, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.
Thi công bằng máy móc thiết bị của mình còn tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc lập hồ sơ dự thầu một cách nhanh hơn và chủ động hơn, chất lượng hồ sơ tốt hơn đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Thể hiện là Công ty có thể đưa ra ngay những thiết bị thi công đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư qua tính toán khả năng thực tế của máy móc và nhiệm vụ thi công nên Công ty có thể đưa ra ngay phương án bố trí thiết bị thi công và nhân lực thi công hợp lý hơn và có thể tính toán chính xác hơn chi phí máy móc thiết bị trên một đơn vị xây lắp góp phần nâng cao chất lượng công tác lập giá. Đó là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty.
Hai năm vừa qua Công ty đã tiến hành đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho nhiều chủng loại thiết bị thi công: máy khoan đá , máy khoan cọc nhồi , hệ thống cốp pha định hình và các trang thiết bị phục vụ sản xuất. Không chỉ chú trọng trong công tác thi công, Công ty còn quan tâm nâng cao khả năng quản lý, thiết kế và các nghiệp vụ khác nên Công ty đã trang bị máy tính, máy in, điện thoại. Hiện tại Công ty có 40 máy vi tính, 20 máy in laze, các bộ phận và phòng ban Công ty đều có điện thoại. Công ty đã sử dụng phần mềm thiết kế đồ hoạ AUTOCAD nhằm nâng cao công tác trình độ, chất lượng và rút ngắn thời gian thiết kế, làm hồ sơ thầu sử dụng phần mềm kế toán…Song do trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế nên hiệu quả khai thác, sử dụng còn thấp.
Công ty quản lý máy móc thiết bị dựa trên nhiệm vụ sản xuất của từng đơn vị thành viên để phân giao sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao sữa chữa máy móc thiết bị theo yêu cầu của Công ty và Tổng Công ty. Cách quản lý này giúp cho các đơn vị thành viên chủ động hơn và có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên rât khó khăn trong công tác kiểm tra chất lượng máy, và có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa khối lượng máy móc với nhiệm vụ của mỗi thành viên. Điều này dẫn đến ảnh hưởng đến việc huy động máy móc thiết bị phục vụ thi công khi nhiệm vụ của các đơn vị thay đổi, ảnh hưởng đến chi phí và tiến độ công trình.
4.3. Tình hình vốn của công ty (Bảng 5)
Qua bảng 5 ta thấy: Năm 2004 tổng tài sản của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 là 278.136 triệu đồng. Trong đó TSLĐ và ĐTNH là 213.905 triệu đồng chiếm 76,91% tổng tài sản, TSCĐ và ĐTDH là 64.231 triệu đồng chiếm 23,09%. Ta cũng thấy tổng tài sản của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 154.081 triệu đồng, TSLĐ và ĐTNH tăng 109.911 triệu đồng, TSCĐ và ĐTDH tăng 44.170 triệu đồng. Điều đó cho thấy quy mô về vốn của công ty đã tăng lên.
Tài sản cố định của công ty cũng tăng lên so với năm trước và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 9.081 triệu cho ta thấy quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên các khoản phải thu của công ty lại tăng thêm 14.288 triệu đồng chứng tỏ công ty có nhiều món nợ chưa đòi được, chính vì vậy vốn của công ty bị ứ đọng và quay vòng chậm.
Hàng tồn kho của công ty năm 2004 tăng 79.761 triệu đồng chứng tỏ công tác thu hồi vốn của công ty còn kém.
Tiền năm 2004 so với năm 2003 ít hơn tới 3.367 triệu đồng cho thấy khả năng thanh toán của công ty quá chậm và nó còn là điều bất lợi khi công ty thực hiện giao dịch bằng tiền.
Qua bảng phân tích trên ta thấy việc phân bổ nguồn vốn của công ty Lắp máy và xây dựng số 3 là khá tốt với tài sản cố định và tài sản lưu động tăng khá mạnh, điều đó chứng tỏ Năng lực sản xuất và kinh doanh của công ty là khá tốt và đang gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng ứ đọng vốn về các khoản phải thu, chính vì vậy công ty cần phải có những phương pháp và kế hoạch hiệu quả để làm giảm hiện tượng ứ đọng vốn tới mắc tối đa thì hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty sẽ cao hơn.
II. Thực trạng sức cạnh tranh của công ty lắp máy và xây dựng số 3
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua biểu dưới đây (Bảng 6)
Qua biểu trên ta thấy giá trị sản lượng xây lắp đều tăng lên hàng năm, nhưng tốc độ tăng không đều
+ Gía trị sản lượng xây lắp năm 2001 so với năm 2000 tăng 127,48% hay tăng 41,497 tỉ
+Gía trị sản lượng năm 2002 so với năm 2001 tăng 103,93% hay tăng 7,568 tỉ
+Gía trị sản lượng năm 2000 so với năm 99 tăng 121,52% hay tăng 43,06 tỉ
+Gía trị sản lượng năm 2004 so với năm 2003 tăng 129,56% hay tăng 71,875 tỉ.
So với tổng công ty kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt được tăng dần được thể hiện cụ thể ở bảng sau. (Bảng 7)
Nhờ đầu tư và phát triển nghiên cứu thị trường công ty đã tìm thấy nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng cao, việc lắp đặt các dây chuyền công nghệ đi kèm với công trình, xây dựng các công trình cấp thoát nước…ngày càng phát triển. Do đó doanh thu của công ty ngày càng lớn mạnh.
Tỉ đồng
30
25
20
15
10
5
2000 2001 2002 20003 2004 2005 Năm
Đồ thị 1: Gía trị sản lượng xây lắp
Đồ thị 2: Lợi nhuận của công ty( 2000-2003)
Tỉ đồng
30
25
20
15
10
5
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
+ Lợi nhuận năm 2001 giảm so với năm 2000 là 24 triệu đồng giảm với số tương đối là 98,88%
+ Năm 2002 lợi nhuận đạt được là 1352 tr đồng bằng 63,92% so với năm 2001 hay giảm 763 tr đồng
+ Năm 2003 lợi nhuận đạt được là 2456 tr đồng bằng 143,24% so với năm 2002 hay tăng 1104 tr đồng
Đồ thị 3: Các khoản nộp ngân sách của công ty thời kỳ 2000-2003
Tỉ đồng
15
10
5
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Qua đồ thị trên ta thấy nộp ngân sách của công ty đều tăng lên hàng năm nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2003mức nộp ngân sách là 10673 tr đồng tăng so với năm 2002 là 129,8% tương đương với 591 tr đồng
2. Sức cạnh tranh của công ty Lắp máy và xây dựng số 3
2.1. Thị trường của Công ty.
Do công ty tiến hành đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh do đó thị trường của công ty hiện nay không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực xây dựng các công trình, sản phẩm truyền thống như trước mà còn tiến hành sang một số sản phẩm mới như kinh doanh nhà, các công trình giao thông thuỷ lợi…
Với đặc điểm đó Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 chủ động và tích cực tìm kiếm các công trình, chuẩn bị hồ sơ dự thầu các công trình một cách đầy đủ, đảm bảo khả năng thắng thầu cao nhất. Kết quả là Công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, công trình trúng thầu tăng dần qua các năm. Đặc biệt Công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn như: khoan cọc nhà máy xi măng Tam Điệp (66.399 tỉ), gói thầu CP4 (80 tỉ), nhà máy điện tử công nghệ cao Sài Đồng (18.997 tỉ)…Điều này tạo điều kiện cho Công ty chủ động điều hành sản xuất và ổn định doanh thu. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng đầy đủ thắng thầu chỉ dừng lại ở thị trường phía Bắc: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây…và Công ty cũng vươn tới các thị trường mới như: Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Savanakhet (Lào)…thực hiện phương châm đa dạng hoá sản xuất sản phẩm xây dựng Công ty đang từng bước mở rộng các sản phẩm của mình vào các thị trường hứa hẹn lớn cũng như đứng vững trên các thị trường mà Công ty đã để lại uy tín trong nhiều năm.
Như vậy có thể nói rằng, thông qua đa dạng hoá sản xuất, Công ty đã có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng của thị trường. Công ty đã luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu thị trường.Tuy nhiên Công ty cần phải cố gắng hơn nữa nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Có như vậy Công ty mới có khả năng thắng thầu cao hơn thị trường mở rộng hơn, sản xuất kinh doanh ổn định hơn.
2.2. Kinh nghiệm thi công xây lắp và bảo đảm chất lượng công trình của Công ty.
Công ty đã có thâm niên công tác trong ngành xây dựng hơn 40 năm. Do đó Công ty đã có một bề dày kinh nghiệm trong hoạt động xây lắp. Đây là một trong những lợi thế của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bảng 8:Bảng kinh nghiệm thi công xây lắp của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3
TT
Nghành nghề
Số năm kinh nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Trang trí nội ngoại thất.
Kinh doanh,sản xuất vật tư, vật liệu xây dựng
Đầu tư kinh doanh nhà
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
Kinh doanh các công trình kỹ thuật
Cố vấn kỹ thuật, tư vấn trong lĩnh vực xây dựng.
Xây dựng công trình ngầm.
Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi.
Xây dựng các công trình đường dây, trạm điện đến 500KV
43
43
43
10
10
10
10
7
7
7
Nguồn: Hồ sơ đăng ký dự thầu
Qua bảng trên ta thấy lĩnh vực kinh doanh dân dụng và công nghiệp, kinh doanh vật tư sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành nghề truyền thống của Công ty. Còn các ngành đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng công trình ngầm, giao thông thuỷ lợi, trạm điện là những ngành nghề mới của Công ty. Do đó Công ty phải luôn học tập, nghiên cứu để tích luỹ thêm kinh nghiệm.
Công ty luôn coi việc nâng cao chất lượng công trình là tôn chỉ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong 5 năm vừa qua Công ty đã trực tiếp thi công và hoàn thành bàn giao nhiều công trình quan trọng và có chất lượng cao như: nhà khách văn phòng Chính phủ, nhà làm việc văn phòng Quốc hội, Trung tâm điều hành thông tin di động khu vực I, phòng đọc thư viện Quốc gia, Trung tâm giao dịch và điều hành viễn thông quốc gia…Các công trình đã hoàn thành bàn giao đúng tiến độ và đều được đánh giá là công trình có chất lượng cao cấp quốc gia.
Đặc biệt trong giai đoạn này Công ty đã trúng thầu và thi công dự án đường quốc lộ 1A, nhà chung cư A5 – 16 tầng, làng quốc tế Thăng Long, khu nhà ở Định Công…là những công trình có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao. Với các thành tích trên mà uy tín của Công ty ngày một nâng cao. Thêm vào đó chi phí sữa chữa bão dưỡng làm lại của Công ty ngày càng giảm. Điều này đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
2.3. Hoạt động Marketing của Công ty.
Đây là một hoạt động còn hết sức mới mẻ đối với ngành kinh doanh xây dựng nói chung và Công ty nói riêng. Hoạt động này được giao cho phòng kinh tế thị trường đảm nhiệm. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác thị trường Công ty đã thực hiện tốt những mặt sau:
+ Cải tiến công tác lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, hỗ trợ tích cực tư vấn cho các xí nghiệp lập hồ sơ dự thầu thành công một số dự án.
+ Chủ động lập giá cho các công trình có vốn đầu tư nước ngoài mà Công ty đảm nhiệm hoặc liên doanh.
+ Bên cạnh đó công tác thị trường đang tiếp thị đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tìm ra được đối tác liên doanh để hợp tác nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi cho đơn vị và bên đối tác phù hợp với pháp luật quy định. Đôn đốc và giám sát chặt chẽ các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Trong năm vừa qua một thành công lớn của Công ty trong lĩnh vực công tác kinh tế thị trường là đã thắng thầu một số công trình lớn như: công trình thoát nước Hà Nội- Yên Sở, Công ty SVĐ Hà Tây,tỉnh lộ Quế Võ Bắc Ninh, nhà máy xi măng Nghi Sơn…
Công tác thị trường đang tiến hành liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả công tác đấu thầu dự án lớn, đẩy mạnh hoạt động các lĩnh vực ngành nghề được cấp giấy phép như xây lắp, là đại lý kinh doanh nhà, thi công các công trình giao thông, các công trình cấp thoát nước, công trình ngầm…với mục đích đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh. Qua các dự án đấu thầu quốc tế có quy mô lớn. Hình thức đấu thầu phức tạp Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu làm cho công tác tiếp thị đấu thầu của Công ty càng có hiệu quả tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.
2.4. Công tác Quản lý chất lượng( QLCL) của Công ty.
Trong 2 năm vừa qua Bộ xây dựng đã 2 lần ban hành quy định QLCL đó là quy định số 35 ngày 12 / 11 / 1999, và quy định số 17 ngày 2 / 8 / 2000. Công ty đã kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thi công thực hiện tốt theo các quy định thay đổi của Bộ Xây dựng trong công tác QLCL công trình xây dựng.
Công tác kiểm tra, đánh giá các công trình được tiến hành thường xuyên đặc biệt là những công trình trọng điểm. Việc kiểm tra đều được nhận xét, đánh giá để tập hợp báo cáo lãnh đạo Công ty, kịp thời tìm ra những giải pháp giúp đỡ các đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ.
Công ty là một trong sồ ít doanh nghiệp xây dựng được cấp chứng chỉ ISO 9000
3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty lắp máy và xây dựng số 3
3.1 Một số chỉ tiêu định tính
a.Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được.(Bảng 9)
Qua biểu trên ta thấy giá trị sản lượng xây lắp và lợi nhuận năm sau đều tăng lên so với năm trước.
b. Chỉ tiêu giá trị công trình trúng thầu.(Bảng 10)
So với các đối thủ cạnh tranh khác như Công ty Xây dựng Sông Đà II, Công ty Constresim thì công ty trúng thầu nhiều công trình hơn (năm 2003 Công ty Xây dựng Sông Đà II trúng thầu 20 công trình, Constresim trúng thầu18 công trình).
Qua biểu trên ta thấy số công trình trúng thầu năm 2004 có giảm so với năm 2003 nhưng giá trị bình quân công trình trúng thầu lại tăng lên. Điều này phản ánh quy mô ngày càng lớn của các công trình Công ty tham gia tranh thầu.
Trong khi đó tỷ lệ trúng thầu cũng tăng lên năm 2003 (42.3%), năm 2004(53.33%). Điều này khẳng định hơn nữa khả năng cạnh tranh của công trình ngày càng tăng.
Qua phần đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 ta có thể nhận xét một cách tổng quan về khả năng cạnh tranh của Công ty như sau: Sức cạnh tranh của Công ty là mạnh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, đây là một ưu thế mà không phải Công ty nào cũng có được. Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp từ trước đến nay vẫn là những sản phẩm xây dựng chủ lực của Công ty. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm xây dựng dân dụng vừa và nhỏ yêu cầu công nghệ thi công- năng lực thi công không cao nên nhiều Công ty cùng tham gia do đó dẫn đến sự xé nhỏ về thị phần trong xây dựng của nhóm sản phẩm này và xác suất trúng thầu của những công trình này không cao. Hơn nữa các công trình đã thi công của Công ty phần lớn là thi công cho các chủ đầu tư trong nước. Chứng tỏ uy tín của Công ty với các chủ đầu tư là Công ty liên doanh và Công ty nước ngoài còn thấp.
3.2. Ưu điểm về khả năng cạnh tranh của Công ty.
-Hình ảnh và chất lượng các công trình mà Công ty đã thi công, hoàn thành và bàn giao được đánh giá là những công trình có chất lượng cao.
Ví dụ: Nhà hát lớn Hà Nội, khách sạn Opera Hilton Hà Nội, Đại sứ quán Pháp, nhà khách văn phòng Chính Phủ, nhà làm việc văn phòng Quốc hội…
-Công ty có khả năng thi công nhiều loại công trình đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Thị trường của Công ty hiện nay không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực xây dựng, sản phẩm truyền thống như trước mà còn tiến hành kinh doanh một số sản phẩm mới như kinh doanh nhà, các công trình giao thông, thuỷ lợi.
Ví dụ: Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, nhà máy xi măng Tam Điệp, đường quốc lộ 1A, dự án thoát nước Hà Nội, gói thầu CP3, CP4, CP7A, cột phát sóng đài truyền hình Việt Nam…
- Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiêm, năng động và nhạy bén với môi trường kinh doanh. Cán bộ CNV của Công ty có trình độ và tay nghề cao được đào tạo chính quy có kinh nghiệm thi công lâu năm.
-Máy móc thiết bị và công nghệ của Công ty đủ lớn và hiện đại giúp Công ty có chủ động cao trong quá trình thi công cũng như tìm kiếm các hợp đồng mới.
-Là doanh nghiệp xây dựng Nhà nước đầu tiên được nhận chứng chỉ ISO 9002. Uy tín của Công ty không ngừng được tăng lên không chỉ trong nước mà cả ở thị trường nước ngoài.
3.3. Những mặt hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm trên làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty còn tồn t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36267.doc