Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần XNK rau quả 1 Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa điều này đã tạo cho Việt Nam nguồn sản vật phong phú đa dạng của tự nhiên. Điều kiên thiên nhiên tạo cho Việt Nam rất nhiều lợi thế cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ xa xưa con người Việt Nam đã gắn bó với hoạt động nông nghiệp. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, khoa hoc kĩ thuật đã mang lại những tiến bộ đáng kể cho con người nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn thể hiện được vai trò quan trọng của nó bởi sản xuất nông nghiệp là tạo

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần XNK rau quả 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những sản phẩm nhằm duy trì sự sống cho con người. Viêt Nam vẫn là một nước đang trong quá trình phát triển với gần 80% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp vì vậy để có thể phát triển kinh tế mạnh mẽ chúng ta đã dựa trên nền của hoạt động nông nghiệp và hiện nay xu hướng sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, người dân ngày càng sản xuất lớn và tập trung, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc dân chiếm một tỷ trọng đáng kể, và trong quá trình vươn ra thế giới nông nghiệp cũng đã có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Ngày nay thị trường thế đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tao điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu và có đủ khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển của mình. Xuất khẩu nông sản đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vaf trong đó phải kể đến sự đóng góp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội, là công ty chuyên kinh doanh sản xuất các mặt hàng rau quả tươi, rau quả đóng hộp…Tuy công ty đã có những thành công nhất định nhưng không phải là không có khó khăn trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập AFTA và WTO đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản nói riêng nhưng không có nghĩa là không có khó khăn mà những khó khăn còn lớn hơn, nhiều hơn đối với các công ty của Việt Nam. Việc gia nhập WTO cũng đã dặt ra cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội bài toán phải làm sao đứng vững trên thị trường, sản xuất kinh doanh có lãi và chớp lấy thời cơ để phát triển. Cả thị trường trong và ngoài nước đều có những vấn đề khó khăn cho công ty khi tiếp cận các thị trường này, khó khăn về các yêu cầu chất lượng, giá cả, mẫu mã, điều kiện vệ sinh… đang là những đòi hỏi bức thiết buộc công ty phải có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước ( Nhất là những đối thủ cạnh trnah của nước ngoài, là những công ty xuyên quốc gia có tiềm lực lớn…) làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tình hình đó đòi hỏi nhà quản lí công ty phải làm sao giữ được các bạn hàng cũ để ổn định sản xuất đồng thời phải mở rộng tìm kiếm các bạn hàng mới nhằm phát triển sản xuất. Muốn đạt được điều đó công ty phải cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. Điều đó có nghĩa là công ty phải nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty lại chưa đựơc lãnh đạo công ty quan tâm đúng mức, chưa có đề tài cụ thể nào về sức cạnh tranh được công ty tiến hành nghiên cứu. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Đào Thị Ngân Giang cùng ban giám đốc, cán bộ phòng quản lí sản xuất và các phòng ban khác đã giúp em đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội” Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần làm rõ căn cứ luận, phương pháp luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh, trên cơ sở đó phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Bài viết được chia làm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở lí luận chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng, khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội. Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH I/ KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH. 1/ Khái niệm và bản chất của cạnh tranh. 1.1/ Một số học thuyết về cạnh tranh. Nói đến cạnh tranh là nói đến kinh tế thị trường, cạnh tranh gắn liền với kinh tế thị trường, ra đời khi xuất hiện nền kinh tế thị trường. Đã có rất nhiều học thuyết về cạnh tranh. Từ lí luận cạnh tranh cổ điển của A.smith đến lí luận cạnh tranh hiện đại, lí luận cạnh tranh của các trường phái khác nhau… Mỗi lí luận đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Với mỗi nhà kinh tế đứng trên giác độ nghiên cứu của mình đã đưa ra nhiều khái niệm cạnh tranh khác nhau, trên mỗi giác độ các khái niệm đều có những ý nghĩa lí luận và thực tế nhất định. 1.1.1/ Lí luận cạnh tranh cổ điển: Chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển ra đời ở Anh vào thế kỷ XVII, đại biểu tiêu biểu nhất chính là A.Smith. Chủ nghĩa tự do kinh tế là linh hồn của học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển. Một trong các nghiên cứu của mình, kinh tế hoc cổ điển nghiên cứu cơ chế vận hành kinh tế, cạnh tranh thị trường dẫn tới sự hài hoà lợi ích một cách phổ biến. Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tụ do kinh tế đã hình thành một số tín điều trụ cột của nó (đó là: sự phối hợp nhịp nhàng lợi ích công, tư; sự tự động điều tiết của thị trường; sự hợp lí của sản xuất; sự công bằng trong phân phối ). Những tín điều này được hình thành trên cơ sở những giả định về cạnh tranh hoàn hảo và thị trường hoàn hảo. A.smith chủ trương tụ do cạnh tranh, ông cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng có lợi cho xã hội, cạnh tranh có thể điều tiết tốt để cân bằng cung cầu xã hội… Kinh tế học cổ điển ra đời đã mở ra một thời kì phát triển mạnh mẽ, tụ do về kinh tế, đánh dổ lí thuyết trọng thương đã lỗi thời kìm hảm sự phát triển kinh tế. Sự phân tích của A.smith về tác dụng tích cực của cạnh tranh, sự điều tiết của thị trường trong sự vận hành kinh tế có giá trị lí luận rất lớn, và kinh tế học cổ điển cũng có những lí luận khoa học mang tính thời đại được các nhà kinh tế sau này vận dụng và phát triển. 1.1.2/ Lí luận cạnh tranh hiện đại: Lý luận cạnh tranh của trường phái cổ điển nhấn mạnh áp dụng thể chế kinh tế tự do phóng túng, cho áp dụng tự do cạnh tranh. Khi tư tưởng tự do kinh tế dần bộc lộ những khuyết điểm của nó và đã không thể giả thích được những thất bại của thị truờng thì xuất hiện các tư tưởng kinh tế theo trường phái keynes, cho rằng thị trường cần có sự tham gia điều chỉnh của chính phủ có như vậy thị trường mới phát triên ổn định được. Keynes đã xây dựng hệ thống lí luận mới dùng thuyết Nhà nước can thiệp vào kinh tế thay cho thuyết tự do về kinh tế, chủ trương mở rộng các chức năng của Nhà nước. Tuy nhiên ông đã quá coi trọng vai trò của Nhà nươc mà xem nhẹ vai trò của thị trường. Về sau có trường phái đã dung hoà cả 2 trường phái cổ điển và keynes, tư tưởng cơ bản của trường phái này là cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo họ vẫn phải để thị trường phát huy những đặc tính cơ bản , những quy luật của thị trường như cạnh tranh, giá trị... nhưng đồng thời phải có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế những thất bại của thị trường, hạn chế những mặt xấu của nó, tác động thúc đẩy mặt tốt. Theo đó cạnh tranh cũng phải chịu sự chi phối của cả thị trường và Nhà nước. 1.2/ Khái niệm cạnh tranh của C.Mác: Theo C.Mác: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, nhằm giành giật những điều có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế hàng hoá cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực phát triển kinh tế. Bản chất của cạnh tranh đó là sự ganh đua nhau nhằm giành giật lợi thế cho mình. Trong nền kinh tế thị trường thì sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế diễn ra gay gắt hơn do tính chất và trình độ của nền kinh tế quyết định và đây chính là mầm mống của cạnh tranh. Cạnh tranh ra đời và phát triển trong lòng kinh tế thị trường và chỉ trong kinh tế thị trường cạnh tranh mới có thể phát triển đến đỉnh điểm cả về quy mô tính chất và trình độ. Theo C.Mác sự ra đời và tồn tại của cạnh tranh trước hết phải dựa vào hai điều kiện cơ bản nhất: Một là phân công xã hội; hai là chủ thể lợi ích đa nguyên. Phân công xã hội là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội loài người tới một giai đoạn nhất định, có phân công xã hội thì có trao đổi, thị trường và cũng có cạnh tranh. Sự tồn tại chủ thể lợi ích đa nguyên quyết định mỗi chủ thể ấy có lợi ích kinh tế riêng, sự theo đuổi lợi ích riêng ấy tạo nên động lực cạnh tranh. Lý luận cạnh tranh này của chủ nghĩa Mác bắt nguồn trực tiếp từ lý luận cạnh tranh của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, là sự phủ định lý luận cạnh tranh xã hội mà tiêu biểu là A.smith. Trong lý luận cạnh tranh của mình trọng điểm nghiên cứu của C.Mác là cạnh tranh giữa những người sản xuất và liên quan đến sự cạnh tranh này là cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Những cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới 3 góc độ: cạnh tranh giá thành, cạnh tranh chất lượng và cạnh tranh giữa các ngành. Ba góc dộ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh quyết định giá trị, sự thực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư. Chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh của Mác. Theo C.Mác quy luật cạnh tranh do quy luật giá trị thặng dư thúc đẩy, lấy quy luật giá trị làm trục quay tác động vào các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Nói đến cạnh tranh không thể không nói đến các nhân tố cấu thành cạnh tranh, đó là 3 nhân tố sau: Các chủ thể của cạnh tranh: Bao gồm các đối thủ hiện tại, các đối thủ tiềm ẩn, người mua, người cung ứng và các nhà sản xuất sản phẩm thay thế. Đối tượng của cạnh tranh: là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hay khách hàng. Môi truờng cạnh tranh: là các yếu tố cần thiết cho quá trình cạnh tranh như cơ chế kinh tế, hệ thống luật pháp… 2/ Vai trò của cạnh tranh: Trong các lí luận về cạnh tranh các nhà kinh tế học đã đề cập rất nhiều đến vai trò của cạnh tranh, cả sự tích cực và mặt trái của nó. Những nhà kinh tế đại diện cho giai cấp tư sản họ đề cao vai trò của cạnh tranh, chủ trương tự do cạnh tranh mà lờ đi mặt trái của cạnh tranh như sự độc quyền, cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé, không kích thích lực lượng sản xuất phát triển… Tuy có những mặt trái nhưng quả thật cạnh tranh có vai trò rất lớn không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh là sức mạnh thúc đẩy gia tăng giá trị thặng dư tương đối. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động xã hội tất yếu trên tiền đề nâng cao năng xuất lao động. Lợi nhuận là mục tiêu tối cao của nhà kinh doanh để có được lợi nhuận lớn thì họ phải tăng được giá trị thặng dư tương đối lớn hơn đối thủ của mình. Năng xuất lao động cao hơn đối thủ và thời gian lao động xã hội tất yếu thấp hơn đối thủ sẻ giúp cho chủ thể kinh doanh có được sự thuận lợi hơn trong sự phát triển kinh tế. Để có thể rút ngắn được thời gian lao động xã hội tất yếu, nâng cao năng xuất lao động thì buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tiến hành các cải cách về dây chuyền kĩ thuật, khoa học, trình độ công nhân, trình độ quản lí. Cạnh tranh thúc đẩy sự lưu động của các yếu tố sản xuất và phân phối lại tài nguyên. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng kĩ thuật mới, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để sử dụng hợp lí, tiết kiện có hiệu quả cao nhất các nguồn lực mà mình có. Việc nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất… diễn ra thông qua cuộc cạnh tranh gay gắt. Kết quả cạnh tranh làm cho vốn, sức lao động không ngừng chuyển dịch từ ngành này ( ngành có lợi nhuận thấp ) sang ngành khác ( ngành có lợi nhuận cao ), cũng theo đó tài nguyên kinh tế xã hội, tài nguyên nhân văn, tài nguyên tự nhiên cũng không ngừng được phân phối lại giữa các ngành khác nhau. Sự lưu động các yếu tố sản xuất và phân phối lại tài nguyên làm cho xã hội phát triển một cách toàn diện hơn, cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực của mình là ngang nhau. Cạnh tranh là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận. Cơ chế cạnh tranh lại chịu ảnh hưởng bởi sư bình quân hoá lợi nhuận. Với bất kì đơn vị tư bản nào cũng đòi hỏi lưọng tư bản ngang nhau thì thu được lợi nhuận bằng nhau. Vì vậy chủ thể kinh doanh luôn có xu hướng đầu tư vào nngành có lợi nhuận cao hơn, việc càng có nhiều nhà kinh doanh đầu tư vào một ngành thì càng làm cho lợi nhuận của ngành đó với từng nhà kinh doanh cụ thể giảm xuống, tạo nên sự bình quân hoá lợi nhuận, làm lợi nhuận được điều tiết giữa các nhà kinh doanh. Cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải sử dụng tài nguyên một cách tối ưu và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất. Chỉ có như vậy các doanh nghiệp mới có thể giảm bớt chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được trên thị trường. Yêu cầu ngày nay về sản phẩm ngày càng khắt khe vì vậy việc áp dụng khoa hoc kĩ thuật mới vào sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu đó. Việc áp dụng khoa hoc kĩ thuật mới làm hiện đại dây chuyền sản xuất, làm tăng năng xuất lao động, tăng trình độ công nhân, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. Việc ứng dụng kĩ thuật mới vào sản xuất cũng sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuât làm cho xã hội ngày càng được hưởng nhiều lợi ích từ các thành quả nghiên cứu đó. Cạnh tranh làm cho sản xuất gắn liền với nhu cầu tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng để từ đó có thể đáp ứng nhu cầu đó một cách kịp thời, nhanh nhất hiệu quả nhất nhằm giành lợi thế bán hàng về mình. Nếu doanh gnhiệp không xuất phát từ nhu cầu thi trường thì hàng hoá sản xuất ra sẻ không đáp ứng đựoc nhu cầu tiêu dùng, hàng hoá không tiêu thụ được sẽ làm cho doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Việc tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng làm cho sản xuất phát triển, giá cả hàng hoá giảm xuống, chất lượng tăng lên, mẩu mã phong phú đa dạng, chất lưọng và dịch vụ phục vụ ngày càng tốt. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh một mặt làm cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả đi tới chổ phá sản nhưng mặt khác nó làm cho các doanh nghiệp hoạt động tốt phát triển hơn, làm tối đa hoá lợi nhuận và lợi ích cho cả người sản xuất và cả người tiêu dùng. Tuy cạnh tranh có những vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường nhưng không có nghĩa nó không có những mặt xấu như để có thể thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp có thể bấp chấp các phương pháp, thủ đoạn nhằm giành thắng lợi; tình trạng cá lớn nuốt cá bé; khuyến khích tệ lấy thịt đè người; khuyến khích độc quyền; sự sản xuất tràn lan vô chính phủ như thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Vì vậy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của chính phủ nhằm hạn chế những mặt xấu của nó. 3/ Các hình thức cạnh tranh: Với mỗi vấn đề đứng trên các giác độ khác nhau người ta có những cách nhìn nhận khác nhau với những mục đích khác nhau. Đối với cạnh tranh cũng vậy cũng có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau. 3.1/ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế có: + Cạnh tranh trong nội bộ ngành + Cạnh tranh giưa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Các xí nghiệp trong cùng một ngành thường có các đặc điểm về mặt kĩ thuật, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm… giống nhau hoặc tương tự nhau nên biện pháp cạnh tranh thường là tăng cường cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị xã hội của từng loại hàng hoá. Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau thì sẻ có sự khác nhau về mặt kĩ thuật, nguyên liệu sản phẩm… Tuy vậy giữa chúng lại có sự cạnh tranh bởi vì mục đích của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều là tìm kiếm lợi nhuận cao nên các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn. Kết quả của sự chuyển dịch này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho các ngành và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. 3.2/ Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường: 3.2.1/ Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Sự cạnh tranh này diễn ra do lợ ích của từng bên khi tham gia trao đổi quyết định, người bán thì muốn bán đắt còn người mua thì muốn mua rẻ. Khi trao đổi thì họ sẻ có sự ngã giá, trao đổi qua lại để đi đến thống nhất về các điều khoản mua bán. Trong quá trình thương lưọng đó ai cũng muốn giành phần lợi về mình. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hàng hoá có thể được bán, giá trị hàng hoá được thực hiện và cả hai bên bán và mua đều hài lòng về cái mình nhận được. 3.2.2/ Cạnh tranh giữa những người bán: Đây là cuộc cạnh tranh chính của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau nhằm giành giật thị trường và khách hàng, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ cũng như trong các mối quan hệ kinh tế. Các doanh nghiệp chiến thắng sẻ có cơ hội tăng doanh thu, mở rộng sản xuất, tăng thị phần tạo ra sự phát triển vững chắc. Tuy nhiên cạnh tranh là một quá trình động luôn có sự tham gia hoặc có sự rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp, doanh nghiệp tuy đã có chổ đứng trên thị trường nhưng nếu không thường xuyên đổi mới nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì luôn có thể bị các doanh nghiệp khác giành mất những gì mình đang có. Trên thực tế khi sản xuất hàng hoá càng phát triển thì số người bán càng nhiều cạnh tranh sẻ càng trở nên gay gắt hơn. Nhũng cuộc cạnh tranh giữa những người bán diễn ra dưới ba góc độ: + Cạnh tranh giá thành: thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các doanh nghiệp nhằm thu được giá trị lợi nhuận cao hơn. Cạnh tranh giá cả có thể là loại hình cạnh tranh cổ xưa nhất và là kiểu cạnh tranh thường thấy nhất. Cùng một sản phẩm nhưng do các điều kiện về đất đai, khí hậu, công nghệ, thiết bị, tay nghề công nhân… mà các sản phẩm của các doanh nghiệp có chi phí khác nhau và doanh nghiệp nào có những điều kiện trên thuận lợi hơn trong sản xuất sẻ có chi phí thấp hơn nên bán với giá thấp hơn, tiêu thụ nhiều hơn và lợi nhuận sẻ lớn hơn. Cho dù có bán sản phẩm bằng giá nhau nhưng doanh nghiệp nào có năng suất lao động cao hơn vẫn có lãi nhiều hơn do năng suất cao thì trong một khoảng thời gian nhất định sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, chi phí lao động xã hội cá biệt thấp hơn. + Cạnh tranh bằng chất lượng: Thông qua nâng cao giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Sản phẩm có thể có giá đắt hơn cái cùng loại nhưng có chất lượng tốt hơn vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Trong giai đoạn hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển nên sản phẩm làm ra vừa nhiều vừa tốt nên sự cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thường gắn với thương hiệu. Một sản phẩm có thương hiệu mạnh, nổi tiếng luôn được người tiêu dùng ưu ái hơn sản phẩm cùng loại không có thương hiệu. Ngày nay khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao và khắt khe hơn trước. Thời đại ngày nay cạnh tranh bằng chất lượng là chính nhưng không có nghĩa là hàng hoá có chất lượng thấp hơn không cạnh tranh được. Bởi hàng hoá gắn với tiêu dùng mà ở đây tiêu dùng được chia làm nhiều loại thị trường tuỳ theo khả năng thanh toán và nhu cầu người tiêu dùng nên hàng hoá có chất lượng thấp hơn vẫn được chấp nhận vì vẫn đáp ứng được nhu cầu và khả năng tiêu dùng của một thị trường nào đó. Tuy ngày nay chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng nhưng cạnh tranh về giá vẫn phát huy tác dụng của nó. + Khi kinh tế dịch vụ phát triển thì việc cạnh tranh không chỉ còn bằng giá cả hay chất lượng sản phẩm mà còn bằng các dịch vụ hậu mãi kèm theo, cạnh tranh bằng dịch vụ là mức độ cao hơn trong cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp nào có được dịch vụ tốt cả trước, trong và sau khi bán sản phẩm chác chắn sẻ thu hút được nhiều khách hàng hơn đối thủ cùng loại. Như vậy các doanh nghiệp phải tính đến biện pháp cạnh tranh hiệu quả nhất tuỳ thuộc thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. II/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình trên thị trường một cách lâu dài và có ý nghĩa. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được chia làm hai nhóm nhân tố đó là: các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 1/ Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm những nhân tố tác động ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.1/ Các nguồn lực: Nguồn vốn: Khả năng tài chính khẳng định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô nguồn tài chính của doanh nghiệp, tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính ( hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán…). Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn, khả năng huy động vốn lớn sẻ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều vốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ máy móc… sẻ là điều kiện hết sức quan trọng để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Nếu doanh nghiệp không có nguồn vốn lớn hay thu hồi vốn chậm thì sẽ chẳng thể đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, sản xuất cầm chừng không liên tục. Lao động: Con người là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng nguồn lao động có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, khả năng nhìn nhận vấn đề tốt… thì họ sẽ đưa ra được những phương án quản lí sản xuất, phát triển doanh nghiệp một cách hợp lí, doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn. Đội ngũ công nhân cũng có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố về năng suất, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ. Công nhân có trình độ cao sẻ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, năng suất lao động cao, hao phí thấp là những điều kiện tốt để doanh nghiệp có thể giành phần thắng trong cạnh tranh. 1.2/ Khả năng tổ chức quản lí: Khả năng tổ chức quản lí của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, thông tin quản lí…Khả năng tổ chức quản lí có thể đánh giá được chất lượng làm việc của doanh nghiệp. Quản lí, tổ chức tốt chặt chẽ sẽ giúp cho công việc được thực hiện một cách có định hướng, đúng tiêu chuẩn, công việc được thực hiện một cách nhanh chóng. Quản lí tốt sẻ tránh được sự thất thoát lãng phí cả về nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm và thời gian làm việc… làm tăng năng suất giảm chi phí. Mặt khác khả năng tổ chức quản lí cũng được thể hiện qua sự linh hoạt, dể thích ứng của bộ máy doanh nghiệp, các quy định, quyết định được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, quán triệt đến từng người. Một bộ máy quản lí cứng nhắc, cồng kềnh, các quyết định đưa ra phải qua nhiều khâu trình duyệt sẻ không thể có sự thay đổi nhanh để dể thích ứng với sự biến động thường xuyên, liên tục của cơ chế thị trường làm giảm sự cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3/ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Doanh nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất tốt như nhà xưởng, kho tàng, văn phòng, vị trí địa lí thuận lợi là điều kiện tốt cho phát triển sản xuất bởi vì nó thuận lợi cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao dịch, tiếp xúc với khách hàng… Xét đến cơ sở vật chất của doanh nghiệp phải kể đến dây chuyền sản xuất, công nghệ kĩ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng và khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận, thay thế nhanh chóng các dây chuyền sản xuất, công nghệ mới tiên tiến hơn ( khả năng công nhân có thích ứng ngay với dây chuyền mới hay không, nguồn vốn của doanh nghiệp có đủ để thay thế ngay không…). Doanh nghiệp áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại sẻ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành tăng sức canh tranh của doanh ngiệp. Doanh nghiệp có thể tiếp cận và thay thế nhanh chóng các công nghệ mới sẻ giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách kịp thời nhất sự thay đổi yêu cầu của người tiêu dùng, nếu là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ mới thích hợp sẻ tạo cho doanh nghiệp những lợi thế rất lớn, chiếm lĩnh được thị trường, chiếm đượclòng tin của khách hàng. 1.4/ Chiến lược hoạt động marketing, quản cáo, tiếp thi sản phẩm. Bộ phận quản lí marketing phân tích các nhu cầu thị hiếu, phân tích thị trường, hoạch định các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối phù hợp với thị trường của doanh nghiệp. Hoạt động marketing cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra mạng lưới phân phối phù hợp để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, đồng thời thông qua các hoạt động quảng cáo khuyến mại… để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy hoạt động marketing của doanh nghiệp luôn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không thể không có hoạt động marketing. 2/ Các nhân tố bên ngoài: 2.1/ Thị trường: Do sản xuất hàng hoá có mục đích chính là sản xuất ra để bán chứ không phải để phục vụ tiêu dùng của người sản xuất nên điều kiện về thị trường tuy là nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp nhưng lại giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển thì đều phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, hướng tới thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Dù muốn hay không muốn thì các doanh nghiệp khi đã tham gia vào nền kinh tế thị trường thì đều chịu sự chi phối của các quy lụât kinh tế khách quan, các quy luật của thị trường. Nếu không nắm bắt và tuân theo các quy luật đó các doanh nghiệp tất sẻ phải trả giá. Điều kiện về thị trường phải bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và thị trường sản phẩm đầu ra. Thị trườn đầu vào: Bao gồm các yếu tố nguyên, nhiên vật liệu, các thành phần để sản xuất ra sản phẩm. Nếu các yếu tố đầu vào này không đảm bảo các yêu cầu về nhiêu mặt như chất lượng, kĩ thuật… thì doanh nghiệp cũng không thể sản xuất ra các sản phẩm đúng với tiêu chuẩn yêu cầu của thị trường. Về mặt số lượng đầu vào thì chúng ta phải tính toán sao cho phù hợp với quy mô sản xuất và các điều kiện khác như công suất dây chuyền, cung cầu sản phẩm trên thị trường để sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Thị trường đầu ra: Mọi quá trình sản xuất để sản xuất ra sản phẩm đều đảm bảo nhưng sản phẩm sản xuất ra mà không có thị trường tiêu thụ, không được người tiêu dùng biết đến thì sản phẩm sẽ bị ứ đọng không tiêu thụ được, sản xuất sẽ bị đình đốn. Hàng hoá bị ứ đọng không bán được, không thực hiện được chức năng giá trị các doanh nghiệp không thể thực hiện luân chuyển vốn để sản xuất kinh doanh, mặt khác lại làm tăng chi phí bảo quản và có thể làm giảm chất lượng sản phẩm ( nhất là với các sản phẩm nông nghiệp hoặc hết hạn sử dụng…). Có được thị trường đầu ra đảm bảo, ổn định sẻ đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm và sản xuất ổn định, phát triển. 2.2/ Các nhân tố tự nhiên: Đối với công ty không trực tiếp sản xuất trồng trọt mà chỉ chế biến sản phẩm trồng trọt thì các tiêu thức về đất đai như tổng diện tích, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, chất đất… không ảnh hưởng đến sản xuất của công ty mà sự ảnh hưởng ở đây chỉ có thể xét trên khía cạnh diện tích bố trí sản xuất. Diện tích này có đủ để thực hiện và sử dụng hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất hay không, có khả năng mở rộng sản xuất hay không…Về việc bố trí sản xuất còn phải xem xét vị trí địa lí của nơi bố trí sản xuất, vị trí này có thuận lợi cho sản xuất về các điều kiện của sản xuất như điện, nước, vận chuyển, nơi sản xuất có gần đưòng giao thông không để dễ vận chuyển và giao dich với khách hàng. Nếu doanh nghiệp có những điều kiện trên thuận lợi sẻ có thuận lợi lớn trong cạnh tranh bởi khi đó chi phí cho việc sản xuất sẻ thấp hơn rất nhiều là điều kiện để giảm giá thành sản phẩm. Đất đai chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nguyên liệu đầu vào cho chế biến. sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tụ nhiên, các điều kiện về thời tiết khí hậu có tác động rất lớn không những đến sản xuất nông nghiệp mà còn tác động đến cả hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, tác động tới nguyên liệu chế biến của doanh nghiệp, đến quá trình bảo quản sản phẩm của doanh nghiệp… 2.3/ Chính sách pháp luật, quản lí và phát triển đất nước: Chính trị , pháp lụât là những nhân tố chính tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật rõ ràng sẻ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Nước ta với nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu. Luật cạnh tranh cũng đã được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một vài khó khăn trong cách thức quản lí, thủ tục hành chính… gây khó khăn cho các doanh nghiệp đòi hỏi phải được giải quyết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhất là khi hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO. 2.4/ Các nhân tố về khoa hoc, kĩ thuật và công nghệ: Nhóm nhân tố này tác động mạnh mẽ tới sức cạnh tranh của nhất là về giá cả và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì phải áp dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật mới doanh nghiệ._.p có thể có được phương pháp mới góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giúp doanh nghiệp có được những phương pháp quản lí tiên tiến làm giảm chi phí, hạ giá thành. Khoa hoc kĩ thuật phát triển còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong qua trình thu thập sử lí thông tin, đặc biệt là các thông tin điều tra nhu cầu thị trường giúp đưa ra những thông tin chính sác để doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm sát với nhu cầu thị trường hơn. 2.5/ Các đối thủ tiềm ẩn và hiện tại: Các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn là những doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường và sẻ tham gia thị trường cạnh tranh vì cùng mục đích đạt lợi nhuận cao nhất và những đối thủ mới tham gia thị trường sẽ làm tăng thêm sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần chú ý hoạt động của các doanh nghiệp này để có thể đề ra những bước đi đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp và có thể đối phó một cách chủ động với các doanh nghiệp khác. 2.6/ Giá các sản phẩm thay thế, sản phẩm cạnh tranh. Các sản phẩm cạnh tranh cùng loại nếu có gia thấp hơn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Giá các sản phẩm thay thế thấp thì người tiêu dùng cũng có xu hướng dùng các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trong ngành. 2.7/ Các nhân tố về văn hoá xã hội: Khách hàng là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn thành công phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Chính phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng, văn hoá đã ảnh hưởng tới cơ cấu nhu cầu thị trường từ đó ảnh hưởng tới tính khả thi của các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Đã có rất nhiều bài học về sự thất bại của các sản phẩm nổi tiếng khi vào một thị trường nào đó nhưng lại không để ý, nghiên cứu kĩ nhóm nhân tố này. III/ MỘT VÀI NÉT VỀ NGÀNH RAU QUẢ VIỆT NAM: Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi nhiều về các điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thích hợp cho việc phát triển ngành trồng trọt và phong tục tập quán Việt Nam cũng gắn nhièu với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có nhiều lợi thế đặc biệt về trồng trọt sản xuất rau quả những thứ được coi là thức ăn gắn liền với con người Việt Nam hàng ngày. Tất cả các hộ dân đều tiêu thụ rau quả, ngành rau quả trong những năm qua khi đất nước chuyển mình đổi mới thì cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Trong thời gian qua nhất là kể từ đầu thập niên 90 diện tích rau quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm 2004 tổng diện tích trồng rau đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha gấp 3 lần so với năm 1991. Cũng trong giai đoạn từ đầu thập kỉ 90 tổng sản lượng rau đậu các loại đã tăng tương đối ổn định từ 3,2 triệu tấn năm 1991 lên đạt xấp xỉ 8,9 triệu tấn năm 2004. Theo thống kê thì đồng bằng sông hồng là vùng trồng rau đậu lớn nhất, chiếm khoảng 29 % tổng sản lượng rau toàn quốc. Lớn thứ hai cả nước là vùng đồng bằng sông cửu long chiếm khoảng 23 % sản lượng rau cả nước. Điều này cũng dể hiểu bởi 2 vùng này có những điều kiện về tự nhiên như đất đai, khí hậu… hết sức thuận lợi cho việc trồng rau quả lại gần các thị truờng lớn nên có sự kích thích sản xuất. Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam 1991- 2004 Năm Diện tích (1000ha) Sản lượng (1000 tấn) 1991 197,5 3213,4 1993 291,9 3483,5 1995 328,3 4155,4 1998 411,7 5236,6 2000 464,6 5732,1 2002 560,6 7480,0 2004 605,9 8876,8 nguồn: Bộ NN & PTNT Do nhu cầu về quả của người tiêu dùng ngày càng tăng nên diện tích cây ăn quả cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến năm 2004 diện tích cây ăn quả đạt trên 550 nghìn ha. Trong đó đồng bằng sông cửu long là vùng trồng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30 % diện tích cây ăn quả cả nước. Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhằm phục vụ thị trường trong nước, thị trường dể tính, sức tiêu thụ lớn nhưng sẻ bị cạnh tranh rất quyết liệt nhất là khi hiện nay chúng ta đã ra nhập WTO. Tuy nhiên với nững thuận lợi mà chúng ta có như về tự nhiên, khí hậu… làm cho sản phẩm phong phú đa dạng, và với nhu cầu trong nước lớn, đặc biệt đối với rau quả tươi thì nếu ngành được đầu tư thích đáng, khắc phục những hạn chế còn tồn tại như chất lượng thấp, giá thành cao, thiếu thương hiệu, chế biến thô sơ…ngành rau quả sẻ có sức cạnh tranh rất lớn và triển vọng phát triển là rất cao. Hiện nay việc trồng trọt sản xuất rau quả phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá ngày càng tăng, tuy nhiên mức độ thương mại hoá lại khác nhau giữa các vùng. Đồng bằng sông cửu long là vùng có tỷ suất hàng hoá cao nhất nước với gần 70 % sản lượng được bán ra trên thị trường. Xu hướng phát triển tập trung chuyên canh với quy mô lớn đã phát triên nhiều ở nhiều nơi làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm, giảm giá thành…cho thấy hướng di đúng đắn của ngành rau quả, có như vậy chúng ta mới phát triển được sản xuất đủ sức cạnh tranh với thế giới. Nhưng sản xuất nhỏ lẻ, vườn tạp gắn với tư tưởng tiểu nông vẫn còn tồn tại nhiều chính là hạn chế lớn cho việc phát triển thương mại hoá. Có thể nói thị trường Việt Nam là một thị trương rộng lớn cho tiêu thụ rau quả với dân số trên 80 triệu người và hầu như tất cả các hộ dân đều tiêu thụ rau quả bởi rau quả gắn liền với cơ cấu bữa ăn của người Việt, đặc biệt là những sản phẩm rau qua tươi có chất lượng cao, an toàn. Gần đây nhu cầu về các sản phẩm rau quả đóng hộp đã qua chế biến cũng đã tăng lên, thói quen mua hàng qua siêu thị dần hình thành là tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp chế biến rau quả, nếu ngành công nghiệp chế biến rau quả không nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước thì sẻ bị hàng hóa nước ngoài cạnh tranh chiếm mất thị trường. Đối với xuất khẩu thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Việc hội nhập WTO đã tạo nhiều thuận lợi cho việc mở rộng thị trường phát triển sản xuất. Trước năm 1991 rau quả Việt Nam xuất đi chủ yếu ở thị trường Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ( chiếm 98 % sản lượng xuất khẩu ). Khi Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ thị trường này của chúng ta cũng bị suy giảm đáng kể, hiện nay thì nhu cầu rau quả thị trường này rất cao và chúng ta hoàn toàn có khả năng giành được thị phần đáng kể. Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ đạt 56 triệu USD đến năm 2005 đạt 235 triệu USD. Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 quốc gia, các thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… gần đây đã phát triển thêm những thị trường mới đặc biệt là Mỹ, EU…Với các sản phẩm xuất khẩu chính là xoài, dứa, chuối, thanh long…Mặc dù có sự phát triển mạnh nhưng thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức rất hạn chế, không tạo được tác động lớn đến thị trường quốc tế. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu của Việt nam còn hạn chế, thứ hai là hàng Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khắt khe của các nước nhập khẩu. Theo nhiều nghiên cứu thì xuất khẩu rau quả còn một số hạn chế sau: Giá thành cao: Tuy được ưu đãi về nhiều mặt tự nhiên, nguồn lao động rồi rào nhưng năng suất lao động không cao cộng với các chi phí giao dịch, quảng cáo, công nghệ chế biến lạc hậu làm cho giá xuất khẩu của chúng ta cao. Chất lượng chưa cao, chưa đồng đều là do giống, phương pháp canh tác còn lạc hậu, chăm sóc phòng bệnh kém, sản xuất vườn tạp nhiều. Các phương tiện bảo quản vận chuyển, công nghệ chế biến thiếu thốn lạc hậu Thiếu thương hiệu: Rau quả xuất khẩu chưa có thương hiệu mạnh, chủ yếu bán qua trung gian và bán dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị chưa cao. Theo thông kê thì hàng năm chúng ta mất đi hàng tỷ đông vì có khoảng 90 % hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu. Thiếu các hiệp định quốc tế: Nếu có thể có được nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương ( như Việt Nam – Hoa Kì ) sẽ tạo cho rau quả Vịêt Nam có những ưu đãi về thương mại và sẽ dể dàng xâm nhập vào thị trường các nước hơn. Như vậy có thể nói ngành rau quả Việt Nam có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Nếu chúng ta biết tận dụng nững điểm thuận lợi, hạn chế khó khăn sẻ có rất nhiều có hội lớn cho ngành rau quả phát triển. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I_ HÀ NỘI I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY. 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ( XNK ) Rau Quả I Hà Nội là công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng rau, quả, gia vị…Công ty cổ phần XNK Rau Quả I Hà Nội được thành lập ngày 12/6/1985 theo quyết định số 49/QĐ-CNTP-TCCB của Bộ công nghiệp và thực phẩm (cũ) nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay công ty cổ phần XNK Rau Quả I là công ty cổ phần do sự hợp nhất và sát nhập của 4 đơn vị là: Công ty XNK Rau quả I, Nhà máy lạnh Hữu Nghị Việt Xô Hải Phòng, Công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nội, Công ty thực phẩm xuất khẩu Vĩnh Phúc vào một công ty, lấy tên chung là công ty cổ phần XNK Rau quả I. Tên giao dịch: VEGETABLE AND FRUIT EXPORT IMPORT JONT STOCK COMPANY No.I CABLE ADDRESS: VEGETEXCO I HA NOI. Giấy phép số: 2858 QĐ _ BNN _TCCB. Địa chỉ văn phòng công ty: 389 Trương Định, Q.Hoàng Mai_ Hà Nôi. Địa chỉ sản xuất: Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc với diện tích 55.588 m2. Hiện nay công ty đã thiết lập hệ thống quản lý công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh rau quả, thực phẩm chế biến ( từ rau qủa đóng hộp, đóng chai, đóng lọ ). Những ngoại trừ không áp dụng trong hệ thống ISO: phòng kế toán tài vụ, phòng dự án, các phòng kinh doanh của công ty. Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn kiểm soát HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn DS_3027_2002 cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh rau quả, thực phẩm chế biến. Quá trình phát triển của công ty là một quá trình hoạt động nổ lực, sáng tạo, quyết tâm vươn lên của cán bộ, công nhân viên của công ty. Được thành lập năm 1985, năm mà đất nước bắt đầu có sự chuyển mình, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước mà Đại hội VI ( 1986 ) đề ra công ty đã nắm bắt nhanh quá trình này thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế tihị trường. Trong những năm của thập niên 90, Liên Xô ( thị trường chủ yếu của ngành rau, quả ) sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Trước tình hình đó để thích ứng và đứng vững, phát triển trong điều kiện mới, thực hiện chủ trương của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn từ năm 1988 đến năm 1999 theo quyết định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công ty đã lần lượt hợp nhất và sát nhập với các đợn vị sau: Công ty giao nhận Hàng Hải, nhà máy lạnh hữu nghị Việt Xô - Hải Phòng ( thành lập năm 1977 ) theo quyết định số 262/QĐ-NN-TCCB ngày 31/5/1988. Công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nội ( trước kia là nhà máy đồ hộp xuất khẩu Hà Nội ) vào năm 1997 theo quyết định số 3223/QĐ – NN - TCCB ngày 12/12/1997 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đối với công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nội và công ty XNK Rau quả I. Sát nhập công ty xuất khẩu Vĩnh Phúc vào năm 1999 theo quyết định số 79/QĐ-NN-TCCB ngày 13/5/1999. Theo các chính sách của Đảng và Nhà nước như: Nghị định số 44/1998/NĐ-CP, ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Nghị quyết Hội nghi TW lần thứ 3 Ban CHTW Đảng, Khoá IX, ngày 24-9-2001 về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 64/2002/NĐ-CP, ngày 19-6-2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nên trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 công ty đã trình Bộ NN & PTNT bốn Phương án Cổ phần hoá doanh nghiệp: Năm 1999, Công ty đã tiến hành xây dựng phương án cổ phần Phân xưởng Bao bì Hộp sắt, được Bộ phê duyệt theo Quyết định số 31/2000/BNN-TCCB, ngày 24 tháng 3 năm 2000 về việc chuyển Phân xưởng bao bì hộp sắt ( vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/1998 là 604.901.990 đồng ) thuộc Công ty XNK Rau quả 1 thành Công ty CP bao bì và XNK Hà nội. Năm 2001, Công ty xây dựng phương án cổ phần hoá Bộ phận sản xuất Chế biến Rau quả tại Hà nội (vốn nhà nước trị giá tại thời điểm 31-10-2001 là 2.533.000.000 đồng), đã được Bộ NN & PTNT duyệt theo Quyết định số 6788/ QĐ/BNN, ngày 28-12-2001 về việc chuyển Bộ phận Sản xuất chế biên rau quả tại Hà nội thuộc Cty XNK Rau quả 1 thành Công ty cổ phần Tân Mai. Năm 2002, Công ty xây dựng phương án Cổ phần hoá Nhà máy lạnh Hữu nghi Việt Xô Hải phòng ( tại thời điểm 0 giờ ngày 01-4-2002 trị giá thực tế của Nhà máy là 3.132.380.814 đồng ), đã được Bộ NN & PTNT ra Quyết định số 3813/ QĐ/ BNN-TCCB, ngày 17-9-2002 của Bộ NN & PTNT về việc chuyển Nhà máy lạnh Hữu nghị Việt Xô Hải phòng thành Công ty CP Việt Xô: Năm 2003 Công ty lập phương án cổ phần hoá toàn bộ Cty XNK Rau quả 1 ( gía trị doanh nghiệp tại thời điểm 31-12-2003 là 28.838.967.995 đồng, trong đó vốn nhà nước là 16.936.913.631 đồng ),đã được Bộ NN & PTNT ra Quyết định số 2858/ QĐ/ BNN-TCCB, ngày 17-9-2004 của Bộ NN & PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước, Công ty XNK Rau quả 1 thành công ty cổ phần. 2/ Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.1/ Chức năng: Công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập có tài khoản tiền tệ Việt Nam số 001.1.00.0013340 và con dấu riêng để giao dịch theo chế độ nhà nước quy định. Công ty chuyên thực hiện thu mua và sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến rau quả tươi, rau quả đóng hộp như dưa chuột bao tử, cà chua, nước dứa cô đặc… và thu mua kinh doanh các sản phẩm nông sản khác như hoa hồi, quế, hạt tiêu… và xuất khẩu sang thị trường các nước. 2.2/ Nhiệm vụ của công ty. Nghiên cứu, tìm kiếm, điều tra thị trường trong và ngoài nước để lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Tự hạch toán và sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuân theo các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. Thực hiện các nghĩa vụ đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, tài sản XHCN đi đôi với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng. Công ty hoạt động độc lập, có vốn, tài sản và chịu trách nhiệm với số vốn nhà nước cho công ty quản lý. 3/ Cơ cấu tổ chức của công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK rau quả I có mô hình kiểu trực tuyến. Theo đó các cấp dưới chỉ chịu sự chỉ huy của một tổ chức cấp trên. Cơ cấu này tương đối phù hợp với quy mô công ty, giúp cho các vấn đề quản trị của công ty được giải quyết nhanh và đơn giản, tính đồng nhất và tập trung của quá trình quản trị rất cao. Theo mô hình quản lý này, mỗi phòng ban với các chức năng hoạt động riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc. Mỗi phòng có một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên. Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của công ty. II/ THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY. 1/ THỰC TRẠNG: 1.1/ Về cơ sở vật chất của công ty: Công ty cổ phần XNK rau quả I là công ty chuyên sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu. Về mặt vị trí địa lí thì vị trí văn phòng được bố trí ở nơi thuận tiện ngay mặt đường, gần khu dân cư, tiện cho việc giao dịch, vận chuyển, tiếp xúc với khách hàng. Hệ thống văn phòng với đầy đủ các phòng ban, giữa các phòng ban đều có phương tiện liên lạc nội bộ (điện thoại, máy tính…) và phương tiện liên lạc với khách hàng riêng, máy tính được nối mạng internet… nên các quyết định đưa ra được thông báo nhanh chóng chính sác giúp cho công việc sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nơi sản xuất của công ty được bố trí tại Vĩnh Phúc, có mặt bằng rộng để sản xuất kinh doanh, thuận tiện về điện, nước, vận chuyển… Như vậy vị trí bố trí sản xuất và giao dịch rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Công ty còn có hệ thống kho để lưu trữ hàng hoá và những kho không sử dụng đều cho các công ty khác thuê nhằm thu được lợi nhuận. Tuy nhiên công ty chưa có hệ thống kho lạnh vì vậy việc bảo quản sản phẩm là hết sức khó khăn. Vì không có kho lạnh bảo quản nên sản phẩm thu mua về đều phải được đem chế biến hết, nếu không sẻ bị hư hỏng. Trong quá trình sản xuất nếu như có sảy ra sự cố trục trặc kĩ thuật liên quan đến dây chuyền sản xuất làm sản xuất phải ngừng lại thì công ty cũng phải dừng công việc thu mua đầu vào. Vì không có kho lạnh bảo quản sản phẩm thu mua về phải đem chế biến ngay nên không có nguyên liệu dự trữ cho sản xuất khiến nhiều khi sản xuất phải ngừng trệ hoặc sản xuất cầm chừng không đúng công suất vì không có đủ nguyên liệu do chưa thu gom mua được nguyên liệu làm giảm năng suất, tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có từng mùa vụ riêng nên khi vào mùa nguyên liệu đầu vào nhiều hay khi có hợp đồng lớn, công ty ngoài việc phải thuê thêm lao động thời vụ để làm những việc đơn giản, còn phải tăng ca sản xuất nhằm đảm bảo cho sản phẩm hay kịp với hợp đồng. Như vậy sản xuất có lúc căng thẳng nhưng có lúc lại nhàn rỗi nên hiệu quả sản xuất là chưa cao. Công ty đã xây dựng được hệ thống quản lí chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 và hệ thống quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP vì vậy có thể nói dây chuyền sản xuất của công ty là khá đảm bảo và dây chuyền sản xuất tại Vĩnh Phúc có công suất 1000 tấn sản phẩm/ năm. Hệ thống máy móc mà công ty sử dụng để chế biến sản phẩm bao gồm máy chế biến; máy cắt gọt; thanh trùng; bộ ghép mí; dây chuyền đóng gói…Tuy nhiên dây chuyền sản xuất này nhập khẩu từ nước ngoài đã được láp ráp từ khá lâu, công nghệ đã cũ nên sản phẩm sản xuất ra còn hạn chế về chủng loại và mẫu mã, không đảm bảo công suất, ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của công ty, làm giảm tính cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên hàng năm công ty vẫn tiến hành bảo dưỡng, bổ sung các dây chuyền sản xuất phù hợp để sản xuất kịp với nguyên liệu đầu vào. Công ty có thể bổ sung, điều chỉnh dây chuyền sản xuất để công suất được đảm bảo, nhằm sản xuất kịp với nguyên liệu đầu vào chứng tỏ khả năng tổ chức quản lí sản xuất của công ty là khá linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Việc có thể bổ sung các dây chuyền sản xuất mới cũng chứng tỏ khả năng tiếp cận và thay thế nhanh các dây chuyền sản xuất của công ty, cũng chứng tỏ tay nghề công nhân là khá cao vì dể thích ứng với dây chuyền mới. Đây là một điều hết sức thuận lợi của công ty vì có thể thay thế điều chỉnh linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất sự biến động của thị trường và giúp cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Bảng 2.2: Một số thiết bị nhập khẩu. Các loại mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng Trị giá (USD) Số lượng Trị giá (USD) Số lượng (chiếc/bộ) Trị giá (USD) 1. Hàn Quốc 60180 215807 35645 156824,8 24640 281237 Máy hút ẩm 30800 100716 16240 78911 9240 36344 Tủ sấy bát đĩa 2550 5818 3125 5815 4250 153400 Cây nước 4200 10954 4950 73045 Bình lọc nước 22630 98319 16280 72095,8 6200 18488 2. Trung Quốc 608000 204142 1424151,6 383773,25 Lọ thuỷ tinh + nắp 608000 204142 1424151,6 383773,25 (Số lượng tính bằng: Chiếc/ bộ ) Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường. Đây là nhữg thiết bị cần cho nhu cầu sản xuất hàng năm ta thấy số lượng các mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc là lọ thuỷ tinh và nắp để sản xuất đồ hộp tăng lên chứng tỏ nhu cầu sản xuất đồ hộp của công ty ngày càng lớn, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm khác phục vụ sản xuất nhập khẩu ngày càng giảm đi về số lượng chứng tỏ hoạt động quản lí của công ty ngày càng hiệu quả, sử dụng được một cách tốt nhất các thiết bị. Mặt khác các thiết bị này đều được nhập khẩu nên làm giảm lợi nhuận của công ty, nếu công ty có thể tìm được các nguồn hàng trong nước thì sẽ giảm đáng kể chi phí cho công ty bởi các nguồn hàng này trong nước hiện nay cũng khá đảm bảo. 1.2/ Lao động: Công ty có đội ngũ công nhân lao động có chất lượng tốt, tay nghề công nhân đều được đào tạo. Vào những lúc mùa vụ căng thẳng để đảm bảo kịp sản xuất công ty có thuê thêm lao động thời vụ để làm những công việc đơn giản như vận chuyển, bốc xếp. bóc tách… và họ đều được hướng dẫn, vừa làm vừa đào tạo cho họ để đảm bảo công việc và chất lượng nguyên liệu. Số lượng cũng như cơ cấu công nhân viên hầu như không thay đổi nhiều qua nhiều năm. Số lao động năm 2004 khoảng trên 340 người, của năm 2005 là 320 người và năm 2006 là 330 người. Số lao động trên bao gồm cả khối quản lí, nhân viên phục vụ và công nhân có trình độ trên đại học, đại học, trung cấp và công nhân. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty năm 2004 – 2006: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Tổng số công nhân viên 340 100 320 100 330 100 Khối quản lí và nhân viên phục vụ 57 16.8 47 14.8 50 15 Khối công nhân 280 83.2 273 85.2 280 85 Trình độ Đại học và trên đai học Công nhân 119 221 35 65 106 214 33 67 112 218 34 66 Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Khối quản lí và nhân viên phục vụ chỉ chiếm một phần nhỏ ( khoảng 16% ) trong tổng số nhân viên toàn công ty, đều ở trình độ đại học trên đại học, một số ít có trình độ trung cấp. Khối quản lí có số lượng nhỏ làm bộ máy quản lí nhỏ gọn mỗi người đều được quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể đối với công việc mà mình đảm nhận, tránh sự trồng chéo nhiệm vụ. Khối công nhân chiếm một tỉ lệ lớn ( khoảng 84% ) hầu hết ở trình độ công nhân được đào tạo bài bản thích hợp với công việc của họ. Như vậy có thể thấy cơ cấu lao động của công ty là khá hợp lí đối với một công ty sản xuất chế biến sản phẩm như công ty. Bộ máy quản lí nhỏ gọn, linh hoạt. hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và với khách hàng riêng biệt với các phương tiện hiện đại ( máy tính, máy điện thoại…). Sự tách biệt này tạo cho việc trao đổi thông tin được thực hiện dễ dàng đảm bảo bí mật công ty, thuận tiện cho khách hàng liên lạc. việc trao đổi thông tin nội bộ được thực hiện dưới hình thức các văn bản ( các quyết định, văn bản, báo cáo…) lưu chuyển giữa các bộ phận chức năng trong công ty nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ rõ ràng và được thực hiện nhanh chóng. 1.3/ Vốn: Công ty XNK rau quả I Hà Nội là một doanh nghiệp cổ phần của Nhà nước thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do vậy nguồn vốn của công ty có được từ các nguồn sau: + Vốn cổ phần Nhà nước. + Vay từ các ngân hàng, + Từ cán bộ công nhân viên trong công ty ( phát hành cổ phần ) Tổng số vốn của công ty năm 2005 là 14 tỷ đồng và năm 2006 là 16 tỷ đồng tăng xấp xỉ 14,2% so với năm 2005, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2 năm qua là rất khả quan. Nguồn vốn tăng do công ty tiến hành phát hành thêm cổ phần cho công nhân viên và lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh phân bổ vào nguồn vốn mỗi năm, cổ tức trả cho công nhân viên mỗi kì làm tăng giá trị mỗi cổ phần của công ty và làm tăng giá trị vốn của công ty ngoài ra công ty còn tiến hành vay thêm của các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. Trong những năm qua tỷ trọng vốn lưu động của công ty thường cao gấp đôi tỷ trọng vốn cố định ( vốn cố định thường chỉ chiếm khoảng 33% tổng số vốn và vốn lưu động chiếm khoảng 67% tổng số vốn ) điều này hoàn toàn phù hợp với một công ty kinh doanh như công ty XNK rau quả I Hà Nội. Tuy nhiên quy mô nguồn vốn của công ty là còn nhỏ bé và điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của công ty, nguồn vốn nhỏ làm khả năng thay đổi dây chuyền tiên tiến của công ty là rất khó khăn hơn nữa việc phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động súc tiến thương mại, quảng cáo sẽ bị phân chia nhỏ ra và thường không đủ lớn để tiến hành các hoạt động có quy mô lớn nhằm khảo sát tìm kiếm thị trường quảng bá thương hiệu ở nước ngoài. Nguồn vốn nhỏ nhiều khi không đủ tiềm lực để đầu tư làm các hợp đồng lớn. 1.4/ Quá trình thu mua đầu vào: Là một công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có quan hệ kinh doanh với nhiều nước trên thế giới công ty luôn phải cố gắng cung cấp đầy đủ đúng số lượng, chất lượng hàng hoá cho các bạn hàng. Vì vậy để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hàng hoá công ty đã tiến hành thu mua ở nhiều nơi đồng thời tạo lập các cơ sở có thể kí kết cung cấp lâu dài cho mình. Nơi thu mua của công ty là những nơi có ưu thế trong việc phát triển sản phẩm đó. Nguồn nhập hàng chủ yếu ở các tỉnh như: Bắc Giang ( vải, ngô…), Lào Cai ( mận, quế…), Hưng yên ( vải, nhãn, ngô, vừng…), Hà Tây, Bắc Hà, Lạng Sơn ( hoa hồi…) Thu mua hàng chủ yếu theo 3 hình thức là: Mua hàng theo đơn đặt hàng; Mua hàng theo thỏa thuận hợp đồng; Thu mua qua đại lí. Mua hàng theo đơn đặt hàng: thường sử dụng khi mua các sản phẩm chế biến sẳn, dứa hộp, dưa chuột muối… Mua hàng theo thỏa thuận bằng hợp đồng mua bán: Đây là hình thức phổ biến mà công ty áp dụng. Công ty phải kí 2 hợp đồng là hợp đồng mua hàng trong nước và hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng mua phải có các điều khoản về số lượng, chất lượng phù hợp với hợp đồng xuất. Với hình thức này thì nguồn hàng ổn định và có thể so sánh giá cả để lựa chon người cung ứng tuy nhiên sẻ gặp nhiều bất lợi khi có sự biến động về giá cả và thời tiết… Thu mua qua đại lí: Hình thức này áp dụng với những nguồn hàng không tập trung. 1.5/ Phương tiện vận chuyển: Công ty cũng có xe chuyên dụng để vận chuyển sản phẩm tuy số lượng xe là chưa nhiều. Các sản phẩm thường được bao gói cẩn thận khi vận chuyển và thường vận chuyển bằng xe tải, nhưng do tính chất hàng hoá nông sản dể hư hỏng và xe chuyên dụng dùng vận chuyển chưa nhiều nên lượng hao hụt hàng hoá cũng còn khá cao. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp theo hợp đồng hay thoả thuận giữa công ty và khách hàng mà việc vận chuyển có thể do công ty tự chịu trách nhiệm vận chuyển ( do công ty vận chuyển bằng xe của mình hoặc thuê xe để vận chuyển…) hoặc do khách hàng tụ lo việc vận chuyển. Với mỗi trương hợp giá bán có thể là khác nhau ( giá CIF hoặc giá FOB ). 1.6/ Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng rau quả. Mặt hàng rau quả cũng như các mặt hàng nông sản khác đều mang tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp nên việc thu mua về giá cả cũng như chất lượng của các sản phẩm rau qủa thường không ổn định. Vào đúng vụ mùa thì số lượng rau quả nhiều, chất lượng đảm bảo, giá cả cũng phải chăng. Nhưng khi mất mùa hoặc lúc trái vụ hàng hoá trở nên khan hiếm, chất lượng hàng thường kém hon và không đồng đều, giá lại cao. Điều này ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng sản phẩm xuất khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá so với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác sản phẩm rau quả rất khó bảo quản, nó chịu nhiều tác động của môi trường tự nhiên và chu kì sống của sản phẩm thường ngắn ( nhất là đối với sản phẩm rau qủa tươi ) nếu không có tiêu chuẩn chọn lựa, chế độ bảo quản thích hợp thì sản phẩm sẻ rất nhanh bị hỏng gây ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty. Cụ thể những ngành hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty như sau: Rau quả tươi: Bao gồm các lọi rau quả như dưa chuột, chuối, dứa, vải, ngô… Đây là mặt hàng khó bảo quản, vận chuyển và chất lượng bị suy giảm theo thời gian do vậy đòi hỏi phải tổ chức làm tốt công tác thu mua vận chuyển và bảo quản để làm giảm hao hụt, giảm chi phí. Đồ hộp rau quả: Đây là sản phẩm chính và chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty.Các đồ hộp rau quả chủ yếu của công ty là: dưa chuột bao tử, ngô bao tử, nấm rơm, nấm trắng, dứa miếng, dứa khoanh, nước dứa cô đặc… và được xuất sang các thị trường như: Nga, Pháp, Nhật… Rau quả sấy muối: cũng như rau quả tươi, chất lượng rau quả sấy muối phụ thuộc nhiều vào giống cây trồng, quá trình thu mua, vận chuyển…Các mặt hàng rau quả sấy muối mà công ty xuất khẩu chính là: dưa chuột muối, chuối sấy, quất ngâm… Ngoài rau quả tươi công ty còn chú ý phát triển các mặt hàng khác nhằm đa dạng hóa nguồn hàng của công ty. Công ty còn kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng khác như: quế, hạt điều, hoa hồi, lạc nhân, măng, cà phê, vải nhãn …Việc đóng gói bao bì do công ty đảm nhận ( do công ty cổ phần bao bì Hà Nội ) hoặc cũng có thể do đối tác yêu cầu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể chia làm hai mãng chính nhưng luôn có sự liên kết hỗ trợ nhau nhằm phát triển công ty. Mãng thứ nhất chuyên thu mua kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu như hạt tiêu, hạt điều, quế, hoa hồi, cà phê… Hoạt động này thì công ty như là một công ty trung gian tìm kiếm thu mua xuất khẩu hàng đi nước ngoài. Các quy định về chất lượng sản phẩm, vệ sinh do bên bán và bên mua chịu trách nhiệm thông qua các hợp đồng với công ty, khi hàng hoá có vấn đề gì thì công ty không phải là người chịu trách nhiệm. Mãng thứ hai chuyên thu mua chế biến sản phẩm rồi mới xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Việc sản xuất và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài do công ty kí các hợp đồng thoả thuận với các công ty nước ngoài và tự chịu trách nhiệm về các điều khoản trong hợp đồng. Hiện nay dây chuyền sản xuất của công ty đã đạt chứng chỉ HACCP và đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 và ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường nhất là các rào cản về kĩ thuật khi chúng ta vào thị trường các nước. 1.7/ Thị trường tiêu thụ: 1.7.1 Thị trường nước ngoài: Thị trường là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty. Sản phẩm của công ty chủ yếu để xuất khẩu bán cho thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty được bán trực tiếp sang thi trường các nước không phải qua trung gian nào. Hiện nay công ty đã có quan hệ kinh doanh với gần 30 nước trên thế giới, việc duy trì các thị trường truyền thống vẫn được công ty quan tâm hàng đầu tuy nhiên công ty ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32089.doc