Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam

Lời nói đầu Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội những lượng hàng hoá dịch vụ lớn và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp tạo ra thu nhập ổn định cho một bộ phận lớn cư dân. Do vậy hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp là hết sức quan trọng do các doanh nghi

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp mới ra đời có thể tồn tại lâu dài và phát triển bền vững. Hoạt động hỗ trợ khởi sự tốt giúp cho đội ngũ nhà doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi phát huy hết khả năng, năng động sáng tạo, thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và giúp cho các chủ doanh nghiệp trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh của doanh nghiệp mình ở h iện tại và trong tương lai, giúp cho các chủ doanh nghiệp hạn chế được cái sai lầm, rủi ro trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình. Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp hiệu quả là yếu tố đầu tiênvà tiên quyết tạo nên sự hưng vượng của các doanh nghiệp trẻ và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trẻ lớn mạnh và tạo nên sự hưng thịnh của quốc gia. Chương trình hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp được xem xét ở hai khía cạnh: Nhận thức về kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh hỗ trợ về nhân thức kinh doanh giúp cho các chủ doanh nghiệp đánh giá sự thích hợp của họ để khởi sự doanh nghiệp và lựa chọn ý tưởng kinh doanh mang một tính hiện thực. Hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh sẽ hướng dẫn cho chủ doanh nghiệp các bước cần tuân thủ khi khởi sự doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch hành động để khởi sự doanh nghiệp của mình. Do đó để các chủ doanh nghiệp trẻ khởi sự thành công cần phải có sự hỗ trợ khởi sự từ các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ trong đó có phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - Tổ chức quốc gia của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển VCCI đã nhiều lần đổi mới chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động để thích ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn phát triển.Từ khi đất nước tính hành đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa,VCCI có nhiều điều kiện để phát triển, đổi mới và ngày càng khẳng định được vai trò tổ chức quốc gia của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, tham mưu tư vấn tích cực góp sức cùng cơ quan nhà nước cải thiện môi trường kinh doanh đồng thời phòng còn xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác, khoa học - công nghệ, và các hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, cùng với những lý luận kinh nghiệm thực tế và kiến thức học được tại trường Đại học kinh tế Quốc dân, xuất phát từ niềm khát khao được khởi sự doanh nghiệp của bản thân nói riêng và của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung em đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp với các chủ doanh nghiệp trẻ, do vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam". Đề tài xem xét những vấn đề cốt lõi của quá trình khởi sự doanh nghiệp, và hoạt động hỗ trợ từ phía phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Dựa trên cơ sở thu nhập các tài liệu hiện có, thực hiện nghiên cứu phân tích một cách khoa học, em cố gắng trình bày làm nối liền thực chất của vấn đề, xác định được những vấn đề cấp thiết trong công tác hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp của phòng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao các hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp của VCCI. Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị với nhà nước trong việc hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế và thời gian thực tập cũng như hạn chế về kiến thức kinh nghiệm thực tế, trong phạm vi đề tài này em xin trình bày những vấn đề chính sau đây: Phần I: Lý luận chung về hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp .Chương này nhằm làm rõ quá trình khời sự,vai trò sự cần thiết, nội dung của hoạt động khởi sự, phân tích ưu nhược điểm của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam so với các tổ chức khác trong hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp. Phần II: Phân tích hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp của phòng Thương mại. Phần này nhằm làm rõ thực trạng khởi sự doanh nghiệp, phân tích những ưu ngựoc điểm , những thành tựu đã đạt được và tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở những phân tích đó, những phương hướng, giải pháp cho những hoạt động hỗ trợ khởi sự sẽ được lam rõ. Đõ chính là nội dung của Phần III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao, hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nay.TS kinh tế Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc trung tâm hỗ trợ Doanh Nghiệp vừa và nhỏ, Phó chủ tịch Hội đồng Doanh Nhân nữ. ThS Nguyễn Bắc Hà- Phó trưởng ban tổ chức cán bộ; ThS Phan Hồng Giang- Phó chánh văn phòng và nhân viên phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là phòng Tổng hợp và trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Hơn thế nữa, trong phần trình bày của mình không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhất định, do đó em xin chân thành cảm ơn và mong muốn có được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn để đề tài này của em được hoàn thiện hơn. Chương I Lý luận chung về hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp I. Quá trình khởi sự doanh nghiệp Qủa trình khởi sự bắt đầu từ nhận thức của chủ doanh nghiệp. Sau khi đã thống nhất được rằng nên khởi sự doanh nghiệp cho mình, nghiệp chủ phải tiến hành việc kế hoạch kinh doanh và thực hiện kinh doanh thường nhật Hình 1 dưới dây sẽ thể hiện quá trình khởi sự: Chủ doanh nghiệp Nhận thức cá nhân Lựa chọn ý tưởng kinh doanh - Chọn lựa chọn lọc loại hình kinh doanh - Chọn ý tưởng kinh doanh tốt - Thử nghiệm ý tượng kinh doanh - Phát triển ý tưởng kinh doanh thành kế hoạch Đánh giá bản thân - Thách thức khi khởi sự - Phân tích điều kiện bản thân - Tăng cường kỹ năng kinh doanh - Đánh giá tài chính bản thân Kế hoạch kinh doanh Đánh giá tồn tại lâu dài của kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh Những thách thức và nghĩ vụ Tổ chức nhân sự Lựa chọn hình thức pháp lý Đánh giá thị trường Tiến hành kinh doanh Hình 1: quá trình khởi sự 1. Nhận thức kinh doanh của bản thân Thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào phụ thuộc phần lớn vào tính cách cá nhân, kỹ năng và khả năng tài chính của người chủ doanh nghiệp. Trước khi quyết định kinh doanh bạn phải suy nghĩ trung thực về bản thân và phải tìm hiểu xem bạn có phải là loại người phù hợp với việc kinh doanh này không. Bạn cần phải hiểu được mình cần phải có những điều kiện gì để trở thành chủ doanh nghiệp thành đạt và sẽ được thử thách đánh giá bản thân với tư cách là một chủ doanh nghiệp.Chủ yếu chúng ta khơhỉ sự một doanh nghiệp là tiến hành kinh doanh, kinh doanh là một hoạt động của một cá nhân hay một nhóm người thực hiện với mục đích là tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh có nghĩa là sản xuất hoặc mua hàng hoá và dịch vụ để bán cho khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có hai loại lưu thông: lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Lưu thông hàng hoá là việc tạo ra hàng hoá và dịch vụ để phân phối ra thị trường - lưu thông tiền tệ là thanh toán cho hoạt động như mua hàng hoá, vật liệu, sửa chữa, bảo trì và thuê mướn…về mục đích của kinh doanh là lợi nhuận, do vậy khoán tài chính thu được cần phải lớn hơn số tiền bỏ ra kinh doanh. Một hoạt động kinh doanh thành đạt sẽ trải qua quá trình kinh doanh một cách liên tục, có hiệu quả và tiêu thụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều năm. Khởi sự doanh nghiệp là một bước đi dài và có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn do vậy bạn phải có trách nhiệm đưa việc kinh doanh của bạn để thành công, nghĩa là bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vất vả nhưng kết quả kinh doanh mang lại cho bạn lợi nhuận và niềm vui. Bạn có thể phải làm việc suất cả ngày đêm, không có ngày nghỉ và cả thời gian dưỡng bệnh khi ốm, hay phải chịu áp lực của công việc và rủi ro cho những khoản tiết kiệm của mình, bạn còn rất nhiều khó khăn cần phải đối mặt, giải quyết và trải qua. Tuy nhiên, khi bạn khởi sự doanh nghiệp thành công bạn sẽ được làm việc trong một môi trường không phải tuân thủ mệnh lệnh, làm việc với khả năng của bạn có khả năng kiểm soát và tạo lập cho cuộc sống sáng tạo, được công nhận và có uy tín và cuối cùngn là được hưởng lợi nhuận khi kinh doanh tốt làm giàu cho đất nước. Để khởi sự thành công và kinh doanh đạt hiệu quả đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải giải quyết tốt rất nhiều vấn đề trong hệ thống doanh nghiệp của mình. Một công việc kinh doanh thất bại và người chủ bị thua lỗ vì rất nhiều lý do: Ví như vướng mắc trong công tác quản lý không phân biệt được rành rọt giữa các vấn đề gia đình và xã hội. Với hoạt động kinh doanh và vốn kinh doanh thiếu kỹ năng chuyên môn: không biết quản lý tài chính, nhân viên máy móc thiết bị các vấn đề về tiếp thị: không thu hút, đủ khách hàng vì quảng cáo nghèo nàn, chất lượng hàng kém dịch vụ kém, cách trưng bày kém hấp dẫn.v.v….Trong hệ thống của một doanh nghiệp thì thường tồn tại một nguyên nhân trong số rất nhiều nguyên nhân mà không được khắc phục sớm thì cũng là điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề trên có thể hạn chế nếu có kinh nghiệm và đào tạo hiệu quả. Trong phần trên chúng đã nhấn mạnh những điều kiện của bản thân với tư cách là một chủ doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng: Một chủ thành đạt không thành công do gặp may mà do làm việc tính tích cực và kỹ năng kinh doanh. Quyết tâm để thành công trong kinh doanh bạn phải có quyết tâm nghĩa là bạn phải nghĩ rằng việc kinh doanh của mình rất quan trọng và bạn tập trung nhiều thời gian công sức cho công việc này. Thứ hai là bạn phải xây dựng cho mình một động cơ kinh doanh lớn. Nếu bạn thực sự muốn kinh doanh thì thành công của bạn sẽ lớn hơn, bạn phải trả lời được câu hỏi tại sao bạn kinh doanh và nhiều cơ hội trong kinh doanh sẽ mở ra cho bạn. Điều quan trọng nữa là bạn phải giữ chữ tín trong kinh doanh nói riêng hay trong cuộc sống nói chung giữ chữ tín đóng một vai trò thành công của mỗi người. Nếu trong hành sử bạn không giữ chứ tín thì chẳng lâu thì chóng mọi người cũng nhận ra và bạn sẽ thất bại trong kinh doanh và tiếng xấu ảnh hưởng tới việc kinh doanh. Bạn phải có sức khỏe tốt - sức khỏe tốt giúp cho ta hành động hiệu quả hơn, công việc cố gắng trong kinh doanh đòi hỏi ta phải dành nhiều sức lực, và lo lắng cho công việc cũng tiêu tốn nhiều sức hơn. Bên cạnh, bạn có sức khoẻ tốt bạn cần phải biết chấp nhận rủi ro bởi không có hoạt động kinh doanh nào, tuyệt đối an toàn, kinh doanh nào cũng có thể thất bại và bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hạn chế rủi ro đừng để những rủi ro đáng tiếc xẩy ra; cần phải cân nhắc kỹ, những rủi ro nào có thể chấp nhận và cố gắng lường trước được các tình huống khi có rủi ro xẩy ra. Trong kinh doanh bạn phải ra nhiều quyết định và quyết đoán khi giải quyết những vấn đề lớn, có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, do vậy việc ra quyết định chính xác và kịp thời trong kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra các yếu tố về điều kiện gia đình, tay nghề kỹ thuật, kỹ năng quản lý kinh doanh và kiến thức về ngành nghề kinh doanh là những yếu tố khhông thể không quan tâm tới. Nhiều người thành công trong kinh doanh nhưng lại mới bắt đầu hầu như họ chưa có đủ tất cả các tính cách hay những kỹ năng cần thiết đó. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ những vấn đề đó và không ngừng trau dồi học hỏi những điều cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh của mình để công việc kinh doanh ngày càng phát triển. Các kỹ năng có thể học hỏi được và tính cách có thể rèn luyện được và hoàn cảnh cũng có thể khắc phục được và điều quan trọng là ở chính bản thân chúng ta phải khắc phục những điểm yếu và biến nó thành mặt mạnh của mình. Bên cạnh những kỹ năng trong kinh doanh chúng ta cần phải quan tâm đến nguồn vốn để kinh doanh. Chúng ta không thể trông chờ vào một tổ chức cho vay nào nếu bạn không có một khoản tiền tiết kiệm hay một yếu tố đảm bảo hợp lý nào. Bạn sẽ phải sử dụng khoản tiền tiết kiệm của mình để thực hiện việc bắt đầu kinh tế hay nói cách khác là chúng ta cần phải lập kế hoạch tài chính trong khoản tiền, ngoài khoản tiền mà chi phí của gia đình mình trong một thời gian, ít nhất thời gian đó có thể là ba bốn tháng. Kinh doanh thành công cần phải trải qua nhiều tháng, nhiều năm song mọi sự thành công sau khi khởi sự doanh nghiệp của mỗi chủ doanh nghiệp phụ thuộc khá lớn vào nhận thức kinh doanh của cá nhân. Chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ và toàn diện về kinh doanh thì mới bắt tay vào khởi sự doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh mới đạt hiệu quả được. Khi có nhận thức đầy đủ về bản thân với tư cách là một chủ doanh nghiệp chúng ta đã có thể ra quyết định mình có kinh doanh hay không. Nếu quyết định của chúng ta là tiếp tục thì bước kế tiếp của chúng ta là phải lựa chọn cho bằng được ý tưởng kinh doanh tốt một công việc kinh doanh thành công thường được bắt đầu từ một xuất phát điểm hay một ý tưởng tốt. Cần phải có một xuất phát điểm tốt để bạn tránh khỏi những thất vọng và thua lỗ sau này. Nếu ý tưởng của bạn không tốt, kinh doanh sẽ thất bại bất kể bạn đã tiêu hao nhiều thời gian và tiền bạc vào đó. Chúng ta có thể chọn lựa được ngành nghề kinh doanh phù hợp với sở trường và điều kiện thực của mình. Có rất nhiều loại hình kinh doanh nhưng chúng ta có thể tạm chia theo các loại hình kinh doanh. Kinh doanh thương mại; kinh doanh sản xuất; kinh doanh dịch vụ và kinh doanh nông lân ngư nghiệp. Chúng ta có thể phân ra thành những ngành kinh doanh tách biệt như vậy nhưng trong thực tế thì chúng ta thường thấy một hệ thống kinh doanh thường kết hợp nhiều loại hình kinh doanh và trong những loại hình đó sẽ có một loại hình kinh doanh chính của hệ thống đó. Nhiều khi lợi nhuận mang lại cho tổ chức kinh doanh lại không phải từ sản phẩm chính hay loại hình kinh doanh chính mà thu được phần lớn từ loại hình kinh doanh phụ kèm theo, trong một hệ thống cũng có thể tồn tại rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau và chúng đan xen vào nhau. Để một doanh nghiệp nhỏ thành công, ta cần phải phân tích các mảng công việc trong kinh doanh và đảm bảo rằng mỗi mảng đều được thực hiện với chất lượng tốt nhất tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh. Buôn bán - Địa điểm và hình thức đẹp - Phương pháp bán hàng tốt - Chủng loại hàng hoá phong phú - Giá hàng phải chung - Lượng hàng lưu kho hợp lý - Tôn trọng khách hàng Dịch vụ - Cung cấp dịch vụ đúng lúc - Chất lượng dịch vụ cao - Địa điểm phù hợp - Thoả mãn khách hàng - Giữ chữ tín với khách hàng - Giá dịch vụ phải chăn - Dịch vụ sau bán hàng Sản xuất - Sản xuất hiệu quả - Bố trí nhà xưởng hợp lý - Cung cấp NVL hiệu quả - Năng suất cao - Chất lượng sản phẩm cao - ít thất thoát Nông lâm ngư nghiệp - sử dụng hiệu quả đất đai - Bán các sản phẩm tươi sống - Chi phí sản xuất thấp - Thay thể bổ sung những người đã sử dụng - Vận chuyển đến thi trường - Bảo tồn đất đai và nguồn nước Chân thành với công nhân và khách hàng Hình2: Yêu cầu đối với từng loại hình kinh doanh. Trong thực tế chúng ta có hai con đường để tính ra ý tưởng kinh doanh tốt đó là theo quan điểm định lượng khách hàng và quan điểm định hướng hàng hoá. Chúng ta dùng cả hai cách này để tìm cho mình một ý tưởng kinh doanh tốt. Nên bạn chỉ xuất phát từ một quan điểm nhiều khi chưa đầy đủ và mất đi cơ hội thành công khi bước vào kinh doanh. Ví như bạn xuất phát từ quan điểm hàng hoá mà không biết việc kinh doanh ấy có khách hàng hay không thì sẽ thất bại. Tương tự vậy, nếu một người chủ không có kỹ năng làm các sản phẩm có chất lượng tốt thì cũng chẳng có ai mua và kinh doanh cũng thất bại. Từ hai định hướng đó chúng ta cần hướng suy nghĩ của mình về những khó khăn mà mọi người gặp phải khi giải quyết nhu cầu và các vấn đề của họ, có nhiều cách để đạt được mục đích này: hãy xuất phát từ những khó khăn bạn đã gặp phải khi đi mua các sản phẩm hay dịch vụ tại địa phương hoặc những khó khăn trong công việc khi bạn làm việc tại một cơ quan khác bạn có thể nhận thấy để hoàn thành công việc có nhiều vấn đề khó khăn do dịch vụ hoặc thiếu nguyên nhân vật liệu. Thông qua những chia sẻ về những khó khăn mà người khác gặp phải hoặc địa phương bạn đang sinh sống cũng là những nơi sẽ nảy sinh cho chúng ta những ý tưởng hay những cơ hội kinh doanh tốt. Như vậy các vấn đề hay nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng là đầu mối cho những cơ hội kinh doanh mới, đã là chủ doanh nghiệp thì cần phải nhìn ra những cơ hội trong các vấn đề của mình, của người khác và của xã hội. Một ý tưởng khi bước đầu được nhận định chưa hẳn đó đã là ý tưởng tốt ngay được. Nó càn phải được thử nghiệm về phát triển ý tưởng đó cần phải được phân tích các yếu tố phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu những cơ hội và nguy cơ trước mắt và lâu dài. Phát hiện ra những vấn đề nào bạn có thể chi phối được và vấn đề nào bạn không thể chi phối được. Điều quan trọng hơn là bạn cần phải phát triển ý tưởng đó thành kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi tiết tất cả các công việc trong kinh doanh của bạn chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn suy nghĩ cần trọng và đánh giá bất kỳ điểm yếu nào trong ý tưởng kinh doanh. Quan trọng nhất là bán kế hoạch kinh doanh phải được trình bày trên giấy trước khi biến nó trở thành hiện thực. Bán kế hoạch kinh doanh cần phải được chuẩn bị cho mỗi ý tưởng của mình một bán kinh doanh và đánh giá xem cái nào thành công nhất và nghiên cứu nó vài lần trước khi quyết định kinh doanh. Tóm lại để khởi sự doanh nghiệp thành công chúng ta cần phải chuẩn bị qua hai bước đó là: nhận thức về kinh doanh của ban thân và lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá bản thân với tư cách là một chủ doanh nghiệp, chọn ý tưởng kinh doanh là hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận thức kinh doanh của bản thân. 2. Lập kế hoạch kinh doanh Trong phần trên chúng ta đã chọn được ý tưởng kinh doanh cho mình bây giờ bạn và ý tưởng kinh doanh của bạn, bạn sẵn sàng khởi sự doanh nghiệp chưa? khởi sự doanh nghiệp đòi hỏi phải làm việc căng thẳng. Bạn phải có động cơ và quyết tâm thì kinh doanh mới có hiệu quả. Công việc kinh doanh thường không mang lại hiệu quả ngay mà phải mất vài tháng thì bạn mới được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, do đó bạn phải có đủ tiền để dành để đảm bảo đời sống cho đến khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chu cấp cho bạn và gia đình. Một công việc kinh doanh thành đạt thường bắt đầu từ ý tưởng tốt. ý tưởng giải quyết được vấn đề khúc mắc của mọi người và đáp ứng được những nhu cầu chưa được thoả mãn. Qua các nội dung dưới đây bạn học được cách phát triển ý tưởng kinh doanh thành kế hoạch kinh doanh để xem xét việc kinh doanh có thành công hay không lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn cân nhắc và phát hiện những điểm yếu, trong ý tưởng kinh doanh của bạn. Thứ nhất:Vấn đề đầu tiên trong lập kế hoạch kinh doanh là bạn cần phải đánh giá thị trường hay người ta còn gọi một từ tổng quát là marketing. Marketing là những việc bạn làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai họ có nhu cầu gì? hay cần gì và muốn gì? và làm thế nào để thoả mãn được những nhu cầu đó của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Trong phần kế hoạch kinh doanh của bạn gồm nhiều loại kế hoạch kinh doanh kế hoạch marketing đóng một vai trò không nhỏ. Thứ hai: Bạn phải thấu hiểu khách hàng vì khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với công việc kinh doanh của bạn. Nếu chúng ta không cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ cần với giá phải chăng thì sẵn sàng tạo sa thải bạn bằng cách tiêu tiền ở chỗ khác. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thì họ sẽ thường xuyên quay lại mua hàng bạn hay giới thiệu thêm khách hàng mới cho bạn khi lượng khach hàng tăng lên doanh số của bạn cao cũng đồng nghĩa bạn có lợi nhuận cao. Khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Nếu bạn đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng việc kinh doanh của bạn sẽ thành công. Để hiểu toàn diện về khách hàng của mình thì vấn đề thu nhập thông tin về khách hàng là việc cần phải làm tốt. Đây chính là công việc nghiên cứu thị trường. Khâu này quan trọng cho bất kỳ việc kinh doanh nào? Chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi. Doanh nghiệp của bạn cần những loại khách hàng nào? Khách hàng chấp nhận mức giá bao nhiêu…và những câu trả lời sát thực giúp bạn quyết định ý tưởng kinh doanh của mình có giá trị hay không? Nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành qua nhiều cách khác nhau: Có thể bạn dựa trên chính sự hiểu biết của bản thân về một ngành mà bạn định kinh doanh để đưa ra những dự đoán hữu ích hoặc sử dụng nguồn thông tin trong ngành để xác dịnh quy mô của thị trường hay tham khảo ý kiến của khách hàng dự kiến được chọn lọc theo mẫu. Nghiên cứu thị trường rất quan trọng giúp chúng ta tìm ra những đầu mối hay khám phá ra những bí mật có thể bạn nhận ra rằng công việc kinh doanh không đủ lượng khách hàng cần thiết. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển hướng và nghĩ tới công việc kinh doanh khác. Thứ ba: Bên cạnh nghiên cứu về khách hàng chúng ta cũng cần phải nắm được thông tin của các đối thủ cạnh tranh. Bởi trên thương trường bạn không thể nào tránh khỏi việc cạnh tranh với các đối thủ có cùng hàng hoá hay dịch vụ giống ta hoặc tương tự ta thông qua những thông tin bạn có thể học hỏi thêm được từ đối thủ cạnh tranh với bạn. Dựa trên các cách kinh doanh của họ bạn có thể phân tích được làm thế nào để việc kinh doanh của mình thành công việc khai thác thông tin của những đối thủ cạnh tranh cần dựa vào các câu hỏi đưa ra những câu trả lời xác đáng. Bằng việc nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh chúng ta có thể đưa ra được những sản phẩm hay những dịch vụ ưu thế so với các đối thủ trong điều kiện thực tại của mình và dần đưa doanh nghiệp của mình lên vị trí đầu ngành. Thứ tư: Khi đã xây dựng cho mình một hệ thống thông tin tương đối đầu đủ về khách hàng và các đối thủ cạnh tranh bạn có thể lập ra bản kế hoạch makertinh cho doanh nghiệp của mình. Tiến hành lập một bản kế hoạch marketing cũng gồm nhiều phương pháp tiến hành. Những để thuận tiện cho việc nghiên cứu và kiểm tra chúng ta có thể sử dụng phương pháp lập kế hoạch theo nguyên tắc 4P của công tác marketing. Giá cả (Price) Sản phẩm (Peoduet) Địa điểm (Place) Xúc tiến (Promotion) *) Sản phẩm là mặt hàng bạn định đem bán ra thị trường. Bạn phải quyết định bán hàng gì? chất lượng mầu sắc và kích cỡ như thế nào? và nhằm phục vụ nhu cầu chủ yếu nào của khách hàng. Nếu bạn kinh doanh dịch vụ thì dịch vụ chính là sản phẩm của bạn. Khái niệm sản phẩm nó cần bao hàm nhiều đặc tính khác của hàng hoá bao bì hàng hoá, hướng dẫn sử dụng kèm theo, dịch vụ được cung cấp…tuỳ từng điều kiện mà chúng ta đưa thêm các đặc tính giúp cho các sản phẩm hấp dẫn hơn, đặc biệt hơn. *) Giá cả là khoản tiền mà bạn đặt ra cho hàng hoá hay dịch vụ của bạn. Nó còn bao gồm cả các khoản giảm giá hoặc bất cứ hình thức bán chịu nào đó với khách hàng. Cơ sở để bạn đưa ra giá cho hàng hoá và dịch vụ của mình bạn cần nắm được ba vấn đề lớn: các chi phí của mình; mức giá nào khách hàng chấp nhận trả cho sản phẩm của bạn và giá bán của các đối thủ cạnh tranh. Khi hàng hoá dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh không khác nhau nhiều thì giá bán cũng là vấn đề hết sức nhậy cảm với quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Vì vậy việc đưa ra giá cả phù hợp là yếu tố hết sức quan trọng. *) Trong kinh doanh thì địa điểm là vấn đề hết sức quan trọng. Bạn phải đặt nơi kinh doanh gần khách hàng. Cửa hàng phải ở chỗ dễ tìm thuận tiện cho việc đi lại. Nói chung khách hàng sẽ không đi xa để mua hàng cho bạn trong khi đối thủ cạnh tranh lại ở ngay cạnh khách hàng. Có được địa điểm kinh doanh gần khách hàng không phải là yếu tố duy nhất đáng lưu tâm với các nhà sản xuất. Có lẽ việc tiếp cận nguồn nguyên liệu sao cho thuận tiện còn quan trọng hơn có nghĩa là nhà máy hoặc phân xưởng sản xuất phải gần nơi cung cấp nguyên liệu mà ngoài ra giá thuê mặt hàng thấp cũng là điều quan trọng đối với nhà sản xuất. Tóm lại làm ra một sản phẩm tốt chưa đủ bạn phải làm để đưa được sản phẩm đó đến tay khách hàng. *) Xúc tiến bán hàng là việc bạn quảng cáo, tuyên truyền, và thu hút khách mua hàng của bạn, xúc tiến bán hàng luôn đòi hỏi các khoản chi phí. Hãy hỏi giá cả các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế, nhà in, truyền hình…và các cơ sở kinh doanh liên quan khác. Bạn hãy tính tới đối thủ cạnh tranh khác của mình tìm hiểu xem họ sử dụng hình thức xúc tiến bán hàng nào? sau đó quyết định xem hình thức nào là tối ưu cho doanh nghiệp của bạn thông thường chúng ta có ba cách xúc tiến bán hàng: *) Quảng cáo - là cách cung cấp thông tin cho khách hàng và làm cho họ muốn mua hàng của bạn. Bạn có thể đưa các thông tin quảng cáo lên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, áp phích, tờ rơi, biển hiệu, bảng giá và danh thiếp là các hình thức quảng cáo khác nhau cho doanh nghiệp và hàng hoá của bạn. *) Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng là hình thức xúc tiến bán hàng miễn phí, bằng cách cho đăng một bài báo về cơ sở kinh doanh hoặc hàng hoá của bạn trên báo địa phương. *) Xúc tiến bán hàng: bao gồm tất cả những gì bạn làm để khiến khách hàng khi đến cơ sở kinh doanh của bạn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với nó dưới bất kỳ hình thức nào; bạn có thể trưng bầy hàng thật hấp dẫn, hướng dẫn sử dụng, dùng hàng mẫu hoặc bán nhiều sản phẩm đi kèm nhau…Trong một doanh nghiệp có thể sử dụng tất cả các hình thức xúc tiến bán hàng nhưng nên lựa chọn một hình thức sao cho phù hợp với hàng hoá, chi phí và điều kiện doanh nghiệp của bạn. Thứ năm: Bên cạnh việc lập kế hoạch marketing tốt chúng ta cần phải thực hiện khâu ước lượng hàng hoá ra là phần rất quan trọng và khó khăn trong chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh. Bán hàng nhiều thì mới thu được lợi nhuận, nếu bán quá ít thì sẽ không có lãi. Mọi người thường có xu hướng ước tính khối lượng hàng hoá bán ra lớn. Chúng ta không nên quá tham vọng khi ước tính khối lượng hàng hoá bán ra mà nên ước tính khối lượng hàng hoá bán ra dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường. Công việc này là việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên chúng ta cũng có nhiều cách để làm việc này: *) Trước tiên bạn nên dựa trên những kinh nghiệm đã có sẵn thì bạn dựa vào một cơ sở kinh doanh mặt hàng tương tự hoặc đối thủ cạnh tranh. Chắc hẳn bạn cũng đưa ra được ước tính cho mình, khi so sánh với một doanh nghiệp đang hoạt động chắc hẳn bạn phải mất một khoảng thời gian mới có thể đạt mức doanh số và lợi nhuận như của họ. *) Thứ hai là hãy so sánh với các cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng: Dựa trên nguồn lực suy nghĩ và kế hoạch kinh doanh của bạn so sánh với các cơ sở kinh doanh khác. Trên cơ số liệu của họ bạn hãy đưa ra doanh số cho mình. Đây là cách thông dụng nhất để tính lượng hàng bán ra. Ngoài hai phương pháp trên chúng ta còn có thể sử dụng các sản phẩm khác nữa như: Bán thử ra thị trường với quy mô nhỏ xem mức tiêu thụ như thế nào? Dùng thử đặt hàng loạt và thử hỏi hàng và cuối cùng là tiến hành điều tra bằng cách tìm hiểu qua khách hàng và thói quen mua hàng của họ. Tuy nhiên có được thông tin điều tra chính xác là rất khó. Cần tiến hành điều tra từ một nhóm khách hàng điển hình vì dụ qua bạn bè người thân và rút ra những thông tin cho một nhóm khách hàng tiềm năng. Mỗi doanh nghiệp xác định lượng hàng bán ra của mình theo những cách khác nhau. Tuy nhiên việc ước lượng khối lượng hàng hoá bán ra là rất quan trọng. Lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp mới còn thấp nhưng chúng sẽ tăng về sau. Đánh giá thị trường là một phần công việc hết sức quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Bạn nên hoàn thành từng phần công việc này trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Thư sáu: Vấn đề nhân sự là vấn đề trong doanh nghiệp của bạn. Để hoạt động một cách trôi chảy và thành công doanh nghiệp với thành lập của bạn cần phải được tổ chức thật tốt. Bạn phải biết những việc nào cần làm và biết cách chọn người cho phù hợp với môi trường công việc. Một doanh nghiệp chỉ hoạt động hiệu quả khi có một đội ngũ nhân viên có kiến thức và các kỹ năng phù hợp. Để cho doanh nghiệp hoạt động tốt có rất nhiều các công việc cần phải làm và mỗi loại tính chất công việc cần phải sử dụng đến các đối tượng phù hợp khác nhau. Với các doanh nghiệp nhỏ chủ doanh nghiệp có thể là người quản lý và lúc này công việc của chủ doanh nghiệp có thể là phát triển các ý tưởng kinh doanh, mục đích và kế hoạch hành động. Tổ chức công việc người thực hiện kế hoạch hành động và bảo đảm kế hoạch để đạt được mục đích kinh doanh…Nếu trong doanh nghiệp có nhiều người cùng sở hữu thì gọi là đồng sở hữu lúc này công việc trong doanh nghiệp cần được phân chia và có sự sẻ trách nhiệm và quyền lợi, mỗi người phụ trách một mảng của doanh nghiệp…Để doanh nghiệp hoạt động tốt những người đồng sở hữu phải thường xuyên trao đổi thông tin một cách trung thực và rõ ràng. Tránh sự không trung thực và nhất trí giữa những đối tượng này thường thất bại trong kinh doanh là điều không tránh khỏi. Do đó để tránh vấn đề này cần thoả thuận bằng một văn bản hợp tác nêu rõ trách nhiệm và cam kết của từng người. Bên cạnh đó còn phải kể đến đội ngũ những người làm công và cả những người tư vấn kinh doanh. Tuỳ theo mức độ công việc, kỹ năng và quy mô của doanh nghiệp mà chúng ta cần phải thuê người làm công nhiều hay ít và công việc tuyển dụng người làm công cần xuất phát từ nhu cầu và yêu cầu công việc để tuyển được nhân công phù hợp thông qua công tác tuyển chọn. Vì bạn không thể am hiểu tường tật tất cả mọi lĩnh vực có liên quan đến công việc kinh doanh của bạn. Do đó bạn cần phải xác định những người có chuyên môn, đã và đang hỗ trợ bạn cũng như có thể hỗ trợ bạn trong tương lai. Đó có thể là các hiệp hội, kế toán viên, cán bộ ngân hàng, luật sư, các nhà tư vấn, cán bộ tư vấn tốt giúp bạn luôn có hướng đi đúng và có những quyết định đúng đắn trong quá trình khởi sự và kinh doanh sau này. Thứ bẩy: Lựa chọn hình thức pháp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của bạn sau này. Nhất định bạn phải lưu tâm mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu nhược điểm, và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh trên một số mặt cơ bản sau: Chi phí đúng hướng và thành lập d._.oanh nghiệp. Những thuận lợi khi bắt đầu kinh doanh, rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp, khả năng thu hút thêm vốn, việc ra quyết định trong kinh doanh và cuối cùng là thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Việt Nam hiện tại cũng có nhiều hình thức kinh doanh như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, Công ty TNHH, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vv…. Nhưng có ba loại hình phổ biến nhất là: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh Hộ gia đình, như vậy khi hạn lựa chọn hình thức kinh doanh nào bạn cần phải xem xét nhiều vấn đề khác nhau để chọn ra hình thức phù hợp cho mình và bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức của chính phủ hay phi chính phủ để hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này. Khi quy mô doanh nghiệp bạn định thành lập có quy mô lớn và phức tạp thì nhất định bạn cần phải tham khảo ý kiến của luật sư, hay chuyên gia tư vấn. Khi có đẩy đủ thông tin bạn cần phải quyết định là lựa chọn hình thức kinh doanh nào và bạn hiểu sâu sắc thêm về nó. Thứ tám: Khi chúng ta là chủ doanh nghiệp chúng ta cần nhận rõ trách nhiệm bản thân mình có trách nhiệm nộp từ khai tính thuế, trả thuế, tìm hiểu và tuân thủ luật lao động, xin giấy phép hoạt động kinh doanh, và tất cả các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp của bạn cần phải tuân theo khôn khổ quy định và pháp luật Việt Nam. Là người chủ doanh nghiệp bạn phải chủ động tìm hiểu về những yêu cầu về pháp lý sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. Bạn cần phải tìm hiểu các vấn đề thuế, các giấy tờ kinh doanh các điều kiện làm việc cũng như luật lao động khi bạn phải thuê nhân công. Đó là những vấn đề bạn cũng phải nắm bắt tương đối trước khi bước vào khởi sự doanh nghiệp của mình để tránh nhiều rủi do, hay những sai phạm đóng thuế sảy ra. Qua những phần trên thì bạn đã phải tin tưởng là có thị trường cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn cũng đã biết mình cần phải có bao nhiêu sản phẩm hay có những trách nhiệm gì với tư cách là chủ doanh nghiệp và điều quan trọng lúc này là bạn cần phải tính được mình cần một lượng vốn khởi sự doanh nghiệp là bao nhiêu?. Vốn ban đầu là số tiền cần thiết cho bạn chi trả cho đất đai nhà xưởng đề dùng, trang thiết bị quảng cáo, xúc tiến trước khi bắt đầu kinh doanh, máy móc, hàng lưu kho, giấy phép đăng ký kinh doanh, phí tư vấn điện thoại và tiền điện… các khoản chi phí này có thể chi ra làm 2 loại: vốn đầu tư: đó là vốn bạn bỏ ra để hoạt động kinh doanh, có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, và lúc này bạn nên bắt đầu với số vốn đầu tư tối thiểu, như vậy hạn chi được rủi ro trong công việc kinh doanh của bạn của bạn. Vốn lưu động là số tiền cần thiết để chi tiêu hàng ngày để duy trì hoạt động kinh doanh của bạn vốn đầu tư đòi hỏi bạn phải có ngay khi bạn bắt tay vào kinh doanh và có thể bạn phải mất một vài năm hay mới có thể thu hồi toàn bộ số tiền đầu tư vì lý do đó bạn phải ước tính được lượng vốn bạn đầu để đầu tư vốn đầu tư được chia làm hai bộ phận: đầu tư nhà xưởng và trang thiết bị. Bên cạnh đó phần vốn lưu động cũng không thể thiếu được, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn lưu động được sử dụng vào các hoạt động, mua nguyên vật liệu và thành phẩm, xúc tiến bán hàng, trả lương, tiền thay nhà xưởng, thiết bị bảo hiểm và các chi khác. Trước khi bạn tiến hành khởi sự bạn cần một khoản vốn lưu động có thể chi trả cho khoảng từ 03 đến 06 tháng hoạt động của mình. Nói chung các doanh nghiệp nhỏ cần lương vốn lưu động để chi trả cho khoảng thời gian 03 tháng. Trước khi bán hàng đủ các khoản chi phí. Để ước lượng đúng khoản vốn lưu động bạn cần phải lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt. Để đảm bảo sau một khoảng thời gian nhất định bạn phải chắc chắn được rằng lương vốn bỏ ra kinh doanh phải thu lại được, điều đó phải được bảo qua kế toán thu lợi nhuận: một bán kế hoạch thi lợi nhuận hoàn hảo nó phải đảm bảo được tiền mặt sau: định giá bán sản phẩm, ước tính được doanh thu bán hàng, kế hoạch doanh thu và chi phí, và kế hoạch lưu chuyển tiền mặt. Thứ chín: Để định giá cho một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của bạn cần phải nắm rõ từng khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhiều công việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ thường gặp khó khăn vì tài chính, Chính vì vậy không có khả năng quản lý các chi phí hoạt động kinh doanh. Đôi khi kinh doanh thất bại khi chi phí lớn hơn doanh thu, có hai phương pháp định giá cho sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của bạn: *) Phương pháp định giá cộng thêm: cộng các chi phí, làm ra sản phẩm, hoặc dịch vụ của bạn, thì được giá thành sản phẩm. Cộng thêm một tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận vào giá bán. *) Phương pháp định giá cạnh tranh: Nếu bạn quyết định giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh thì nhất định hàng hoá và dịch vụ của bạn phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ. Dựa trên giá cả về các hàng hoá và dịch vụ bạn cần phải ước lượng được khối lượng hàng hoá bán ra và doanh thu của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó. Tuy nhiên công việc ước lượng khối lượng hàng hoá bán ra và doanh thu là công việc khó khăn nhất trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Bạn nên cố gắng ước lượng cho sát với thực tế và có thể trong một vài tháng đầu doanh thu của bạn sẽ thấp. Chỉ nắm được doanh thu thì chưa đủ. để nắm được rằng công việc kinh doanh của bạn có đạt hiệu quả không thì chúng ta cần phải quan tâm đến lợi nhuận, lúc đó bạn mới biết đến công việc kinh doanh của mình làm ra tiền hay không?. Lợi nhuận chính là doanh thu trừ đi các khoản chi phí, kế hoạch doanh thu và chi phí giúp bạn luôn nắm được doanh thu và chi phí của mình và giúp bạn nhận ra xem có lãi hay không?. Thư mười: Ai cũng nhận định rằng tiền mặt là chất bôi trơn trong guồng máy kinh doanh của bạn. Và để kiểm soát lượng tiền lưu chuyển theo thời gian bạn cần một bản kế hoạch lưu chuyển tiền mặt. Bản kế hoạch này đảm bảo rằng công việc kinh doanh của bạn không bị cạn tiền trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên việc lập bản kế hoạch này đôi khi cũng khó, tuy vậy bạn cũng phải làm thường xuyên để tránh những vấn đề rủi ro trong vấn đề tài chính của bạn. Nguồn vốn cho khởi sự có thể gồm nhiều nguồn và mỗi nguồn nó lại có những cái khó khăn hay những thuận lợi riêng và cần phải cần nhắc trước khi sử dụng những nguôn vốn này. Bạn có thể huy động vốn từ bạn bè, nhà cung cấp hay ngân hàng và các tổ chức khác, bạn cũng phải đảm bảo nguồn vốn đề cho mình khởi sự và hiểu rõ về những nguồn vốn đó. Hiện giờ bạn đã chuyển qua từng phần của bản kế hoạch kinh doanh. Nhìn tổng thể bản kế hoạch kinh doanh bạn có thể đánh giá được khả năng thành công của ý tưởng kinh doanh của bạn và hãy quyết định xem bạn có nên khởi sự doanh nghiệp của bạn hay không? II. Sự cần thiết phải hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp 1. Vai trò của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp Doanh nghiệp luôn có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của một nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt nhỏ hiện nay, các quốc gia đều phải chú trọng cho các doanh nghiệp nhằm huy động tối đa các nguồn lực và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, vị trí vai trò của các doanh nghiệp được khẳng định qua rất nhiều mặt của nền kinh tế. + Với hệ thống các doanh ngiệp các mặt trong hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là vác doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp lớn phát triển và thúc đẩy nền mạnh mẽ nền kinh tế của đất nước. Sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. + Đóng góp rất lớn và sự phát triển ổn định của mỗi nước, Việt Nam phát triển hệ thống các doanh nghiệp làm gia tăng nhanh chóng GDP của nền kinh tế. Đặc biệt là các nước mà trình độ phát triển còn thấp. + Doanh nghiệp cung cấp phần lớn khối lượng hàng hoá và dịch vụ cho xã hội phục vụ nhu cầu sinh hoạt sản xuất và thương mại của con người,của các vùng miền và mỗi quốc gia .Doanh nghiệp tạo ra hang hoá phục vụ cho xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước. + Tạo ra chỗ làm việc chủ yếu cho người lao động, thu hút nhân công, giảm thất nghiệp và tập trung đội ngũ lao động có trình độ, chuyên môn của đất nước tạo nên sự ổn định chung của nền kinh tế. + Tạo ra thu nhập ổn định thường xuyên cho một bộ phận dân cư, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho các ngành trong nền kinh tế phát triển làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng đựơc thu hẹp. + Khai thác và phát huy được hầu hết các nguồn lực trong nền kinh tế nói chung và các vùng miền nói riêng. + Hình thành phát triển đội ngũ các nhà doanh nghiệp năng động, những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp lớn các tập đoàn xuyên quốc gia, cùng với sự phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà sáng lập, đây cũng là lực lượng hết sức quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh không ngừng. ở Việt Nam đội ngũ các nhà kinh doanh còn rất khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng do chế độ cũ để lại. + Các doanh nghiệp đã tạo môi trường cạnh tranh trong nước và khu vực, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Sự ra tăng mạnh mẽ của số lượng, chủng loại cùng chất lượng của sản phẩm hàng hoá kết quả làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo động lực buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tạo ra được mặt hàng giảm bớt chi phí làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. + Phát triển hệ thống cac doanh nghiệp giúp cho quá trinh Công nghiệp hoá và hiện đaih hoá diễn ra nhanh chóng và đáp ứng được sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu chủ động và hiệu quả hơn. Đối với Việt Nam thì các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo những đánh giá hiện nay thì các doanh nghiệp phải và vừa tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lượng hàng năm và khoảng 24% số lượng lao động trong cả nước (không kể lao động trong hộ gia đình) và hàng năm các khoản 1 triệu lao động tham gia khu vực doanh nghiệp loại này và có khoảng 7,8 triệu lao động đang tham gia sản xuất trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 3 triệu lao động tham gia vào khối các doanh nghiệp nhà nước, con số này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Qua đây cũng khẳng định lại vai trò của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế của Việt Nam với những vai trò quan trọng như vậy việc hỗ trợ tại khởi sự cho các doanh nghiệp ra đời một cách đúng đắn và thuận lợi cũng là một giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đây cũng là một giải pháp phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta. 2. Những khó khăn cần sự trợ giúp khởi sự doanh nghiệp. Như chúng ta phân tích ở phần trên, doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước, tuy nhiên trong những bước đầu tiên để hình thành nên một sự doanh nghiệp là khởi sự doanh nghiệp để hình thành nên các doanh nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn đó, cần phải được sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều khía cạnh. Để cho các doanh nghiệp non trẻ khi mới ra đời được tồn tại và phát triển tốt còn phải được tạo dựng nên những bước khởi đầu thuận lợi và bài bản, do vậy việc hỗ trợ khởi sự là một yêu cầu thực tế khách quan. Khi khởi sự, thường công việc mà mọi người bước vào là kinh doanh một công việc rất khó phức tạp, lắm vấn đề vào nhiều mạo hiểm rủi ro hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường lại tuân theo rất nhiều quy luật hoàn toàn khách quan và sự thành công của công việc này phụ thuộc khá lớn vào khả năng, năng lực chủ quan của mỗi cá nhân và tập thể hoạt động trong doanh nghiệp đó, do đó việc trang bị hay cung cấp cho những người chuẩn bị bước vào một lĩnh vực hoạt động kinh doanh những kiến thức và kinh nghiệm là điều rất cần thiết. Thông thường những đội ngũ tham gia khởi sự doanh nghiệp là thế hệ trẻ, các thông tin kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều cộng với nền giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều điều xa thực tế khiến cho đội ngũ trẻ chưa thể tự trang bị cho mình một kiến thức toàn diện về nhiều mặt để điều hành một hệ thống, tổ chức mình lập ra một cách hiệu quả ngay được. Do đó việc đẩy mạnh cung cấp những thông tin toàn diện và khởi sự cộng với lòng nhiệt tình, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình khởi sự thành công và giúp cho các ông chủ nhỏ có cái nhìn toàn cách về môi trường định bước vào bức tranh của doanh nghiệp của anh ta. Đội ngũ những nhà gia nhập nhà doanh nghiệp trẻ ở nước ta còn quá ít số chủ doanh nghiệp ở nước ta còn quá thấy. Điều đó có thể do rất nhiều lý do trong đó cũng một phần lớn vì mọi người không được thường xuyên tiếp xúc với những thông tin theo chủ đề dạng này còn quá ít. Những người đang tìm cách khởi sự thường gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề tài chính. Họ không thực sự có vốn để khởi sựkịnh doanh mà nguồn vốn chủ yếu là phải đi vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Nhưng việc tiếp xúc với cac nguồn vốn đó gặp rất nhiều khó khăn do các điều kiện ràng buộc mà người khởi sự không đủ điều kiện. Nguồn vốn kinh doanh và cho khởi sự cũng cần những khoản lớn. Bên cạnh đo còn phải nhấn mạnh mảng thông tin hữu ích của nước ta còn nhiều yếu kém.Thông tin hứu ích cần cho hoat động kinh doanh nói chung và hoạt động khởi sự nói riêng là hết sức quan trọng. Thông tin thị trường thường nằm trong tình trạng hỗn loan rất khó xác định những thông tin quan trọng và không phục vụ hiệu quả cho các nhu cầu. Những khó để trợ giúp khởi sự doanh nghiệp thì rất nhiều mà hoạt động khởi sự lại hết sức cần thiết cho những ai đang đã và sẽ khởi sự doanh nghiệp vì vậy các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ phải hình thành, những cơ quan chuyên tránh vấn đề này xây dựng ngày càng nhiều sân chời để cung cấp những thông tin khởi sự là điều hết sức cần thiết và quan trọng. 3. Thực trạng khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam Đến thời điểm hiện tại quá trình khởi sự doanh nghiệp kinh doanh đã có nhiều thuận lợi hơn rất nhiều những khó khăn ra trước kia. (thời kỳ những năm nhà nước ta còn thực hiện chế độ tập trung quan liêu bao cấp thì kinh doanh là một nghề không đáng được coi trọng nhất là những người tham gia kinh doanh thuộc thành phần kinh tế ngoại quốc doanh vì đó mà các doanh nhân và doanh nghiệp bị hạn chế không phát triển lên được. Nhưng khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển, mọi người đã có cái nhìn toàn diện mới về doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nhân và kinh doanh ngày càng được coi trọng hơn và đưa lên một vị trí ngang tầm quan trọng của nó trong sự phát triển chung của đất nước. Những cơ chế chính xác của nhà nước và các bộ luật doanh nghiệp ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh đó còn hình thành các tổ chức hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp và đẩy mạnh các doanh nghiệp mới ra đời cũng là những động thái tích cực trong toàn kinh tế nước ta trong sự nghiệp phát triển đội ngũ doanh nhân của đât nước. 3.1 Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh Trong suốt một thời gian dài từ năm 1991-1999 mới chỉ có khoảng 45.000 doanh nghiệp được thành lập và hoạt động. Nhưng cho đến cuối năm 2003 đã có 7261 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh và tổng sổ doanh nghiệp lúc này lên đến khoảng 120 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký hàng năm tăng khoảng 3,75 lần so với trung bình hàng năm thời kỳ 1991-1999 và số doanh nghiệp, trong bốn năm 2000-2003 đã tăng gấp 02 lần số doanh nghiệp 9 năm trước đó. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp được thành lập vẫn tăng mạnh mẽ trong thời gian tới. Về cơ cấu của hệ thống các doanh nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực tỷ trọng các doanh nghiệp đã giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34% giai đoạn 2000-2003 trong tổng số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, tỷ trọng các Công ty TNHH được tăng lên từ 36% lên 66%. Nhiều Công ty cổ phần cũng được khởi sự và hiện tại có khoảng tầm 2 nghìn Công ty cổ phần đực đăng ký vào cuối năm 2003. Sự thay đổi về cơ cấu của các loại hình doanh nghiệp như vậy cho thấy rằng người khởi sự đã tích cực lựa chọn các loại hình doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi về mọi mặt. Do đó giúp cho các doanh nghiệp sau khi ra đời có những hướng đi phát triển thành các Công ty lớn tập đoàn lớn, cơ cấu quản lý và trình độ quản lý ngày càng cao và minh bạch hơn qua đó cũng cho thấy những bước phát triển mới cả về chiều sầu và chiều rộng của khởi sự kinh doanh ở nước ta. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện luật doanh nghiệp của bộ khoa học đầu tư năm 2000 có 14413 doanh nghiệp mới, măn 2001 có 21040 doanh nghiệp năm 2002 có: 21538 doanh nghiệp…và đến năm 2003 số doanh nghiệp được thành lập liên tục tăng, và các doanh nghiệp được khởi sự nhiều nhất là nằm ở khu vực miền Bắc và miền Nam còn miền Trung lượng doanh nghiệp được khởi sự chưa cao. 3.2. Vốn đăng ký kinh doanh và thực hiện Số lượng các nguồn vốn đăng ký kinh doanh tăng lên từ. Trong 4 năm qua số vốn đăng ký vốn đăng ký mới và bổ sung đạt hơn 145000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) trong đó năm 2000 là 1,113 tỷ USD, năm 2001 là 2,33tỷ USD, năm 2002 là 3 tỷ USD và đến cuối năm 2003 cũng tăng lên đáng kể. Số vốn đăng ký chung của các nước tăng cao chứng tỏ vốn đăng ký của các tỉnh thành cũng đều có những thay đổi tăng lên và số lượng vốn bình quân trên mới doanh nghiệp cũng tăng lên thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân là 0,58 tỷ đồng, trong khi đó năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2004 là 1,3 tỷ năm 2002 là 1,8 tỷ năm 2003 là 2,15 tỷ đồng… Bên cạnh các con số về số vốn đăng ký khởi sự nhanh số vốn thực hiện đưa vào quá trình sản xuất cũng tăng rất cao. 3.3. Sự tồn tại của các doanh nghiệp và ý thức khởi sự ở Việt Nam Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sau khi ra đời cùng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Vì điều này cũng khẳng định được chất lượng của hoạt động khởi sự ban đầu và nhiều vấn đề khác như luật pháp môi trường…Theo báo cáo của uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố cho thấy số lượng các doanh nghiệp sau khi thành lập thì tồn tại hoạt động khoảng 82%- 85% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo tổng cục thuế thì trong hai quý đầu lúc năm 2003 có gần 1650 doanh nghiệp đăng ký nhưng tại nơi đăng ký không thấy 2,3% số doanh nghiệp này hoạt động. Số doanh nghiệp không hoạt động do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu, do mất đi cơ hội kinh doanh, dự tính sai lầm cơ hội kinh doanh, gặp nhiều khó khăn, tự ý giải thể mà không báo cáo, còn một số doanh nghiệp hình thành để mua bán hoá đơn giá trị gia tăng nhưng cũng đã được pháp luật ngăn chặn qua đó ta thấy là tỷ lệ doanh nghiệp giải thể của Việt Nam thấp hơn với một số nước như hoa kỳ 10% doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động và các nước thuộc CECĐ 20-40% các doanh nghiệp giải thể hai năm đầu hoạt động. Điều này vẫn còn phải suy nghĩ thêm đến luật pháp quy định vấn đề phải giải thể doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây người dân Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức kinh doanh va khởi sự doanh nghiệp một người đã có được cái nhìn tích cực về đội ngũ những nhà doanh nghiệp và những đóng góp của họ trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tỷ lệ mọi người lựa chọn con đường khởi sự và trở thành con đường lập nghiệp cho mình ngày càng cao. Trong một thời gian rất dài mọi người thường bị ảnh hưởng nhưng bởi vấn đề doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân trong việc chọn một công việc ngành nghề cho mình, mọi người đã cho rằng vào làm việc tại các doanh nghiệp quốc doanh là sự lựa chọn tối ưu và thế hệ đã có tuổi và sống ở những vùng ít văn hoá. Nhưng hiện tại đã suất hiện một bộ phận người có trình độ và năng lực đã tự xin lỗi các Công ty của nhà nước ra ngoài để lập doanh nghiệp cho mình hoặc một số vừa kết hợp làm trong nhà nước và ngoài nhà nước ta đã mạnh dạn hơn trong vấn đề tạo lập doanh nghiệp riêng cho mình. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một bộ phận sinh viên đã có 1 ý thức quan tâm đến vấn đề, lập thân, lập nghiệp bằng con đường riêng của mình ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường, không phải là điều mới mẻ. Đa phần sinh viên đều quan tâm tới khởi sự kinh doanh, các cuộc thi dự án khởi sự kinh doanh đã thu hút được đông đảo sinh viên tham gia với nội dung các dự án có tính khả thi và hiện thực rất lớn bên cạnh đó nó còn phản ánh được các sinh viên tham gia đã có những trình độ nhất định và kinh doanh và sự tìm hiểu môi trường xung quanh ngoài phạm vi trong nhà trường cũng như khả năng nhận thức của thế thệ trẻ. Trong trường việc học hành đóng vai trò quan trọng nhưng đây thực sự là những định hướng đầu tiên để khi bước vào cuộc sống với con đường của mình đã chọn nó không mang một sự bỡ ngỡ mà có sự chủ động hơn giúp các em có thể vươn xa hơn và xa hơn nữa. 3.4 Tồn tại các yếu kém trong khởi sự Việt Nam Trên đây thực sự là những con số, những điểm tích cực trong hoạt động khởi sự ở Việt Nam nhưng nó chỉ mới là một mặt. Bên cạnh đó khởi sự kinh doanh Việt Nam còn nhiều yếu kém, vướng mắc cần giải quyết. Số lượng doanh nghiệp và số lượng vốn kinh doanh có xu hướng ngày càng tăng nhưng tính ra tỷ lệ doanh nghiệp trên đầu người còn rất thấp so với các nước trong khu vực và triên thế giới. Bình quân ở Việt Nam cứ 800 người / thì có 1 doanh nhân. Trong đó TP. Hồ Chí Minh 140 người /1 doanh nghiệp, Hà nội 200 người /1 doanh nghiệp và các vùng phổ biến khoảng 2000 người / doanh nghiệp thấp nhất là Lạng Sơn 7500 người /1 doanh nghiệp so với quốc gia khác thì tỷ lệ doanh nghiệp của nước ta so với số người con ở mức quá thấp VD: Sirgapore :40/1 doanh nghiệp, Anh 8 người/1DN, Australia 21người/DN, Đức13 người /1DN mà bên cạnh đó còn chưa kể đến chất lượng của các doanh nghiệp. Hình 3. Số người bình quân trên 1 doanh nghiệp ở một số nước (Người/DN) (Nguồn: Báo cáo tổng kết 4 thực hiện luật doanh nghiệp của Bộ KHĐT) Mà bên cạnh đó còn nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp tỷ lệ thuận với bình quân đầu người. ở nước ta nơi nào có tỷ lệ doanh nghiệp trên đầu người cao thì mức thu nhập bình quân đầu người cũng cao như vậy tỷ lệ doanh nghiệp bình quân trên đầu người như vậy là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Sự phân bố các doanh nghiệp theo các vùng lãnh thổ vẫn chưa đồng đều và chưa có dấu hiệu thayđổi nhiều. Các doanh nghiệp chủ yểu tập trung ở các thành phố nhiều. Riêng Hà nội và TP Hồ Chí Minh chiếm 53,6% số doanh nghiệp của cả nước và chiếm 52,74% số vốn đăng ký, các tỉnh khác chủ yếu có các doanh nghiệp tập trung tại nơi có nguồn nguyên liệu có sẵn. Điều này dẫn đến các vùng chưa có điều kiện phát triển doanh nghiệp thì vẫn mãi rơi vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và nguồn lao động tại chỗ lại phải kéo về các nơi cần nguồn lao động ,đó chính là các thành phố lớn. Bên cạnh đó những khó khăn yếu kém trên chúng ta cần thấy những khó khăn khác như chi phí để gia nhập thị trường quá cao. Tuy trong thời gian đây dưới sự hoạt động của bộ luật doanh nghiệp đã giảm nhiều như so với mức trung bình trên thế giới thì chúng ta vẫn luôn ở vị trí cao như Thái Lan, Singapre, Trung Quốc...điều này phản ánh thủ tục, cơ chế chính sách của chúng ta trong việc này chưa thực sự thông thoáng theo sự nghiên cứu của các ngân hàng thế giới: nước ta có 16 thủ tục mất 112 ngày với chi phí bằng 113% GDP bình quân đầu người. Trong khi mức trung bình thế giới là 10,48 thủ tục mất 47,4 ngày với mức chi phí 47% thu nhập đầu người. Tinh thần và ý thức của người khởi sự Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực song chủ yếu là do ý thức mang tính tự phát chưa có định hướng hay hướng dẫn cụ thể của một tổ chức hay hiệp hội nào ngoại trừ VCCI hoạt động khởi sự chủ yếu tập trung ở những người có trình độ học vấn nhất định và tập trung chủ yếu các thành phố lớn. Còn đại bộ phận còn lại ở các tỉnh do nhiều nguyên nhân về con người có trình độ không cao điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng thông tin còn nhiều khó khăn nên khó cho thành công và hạn chế số người tham gia khởi sự. Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé, trình độ quản lý của các nhà còn nhiều hạn chế; đại bộ phận các doanh nghiệp mới khởi sự nước ta thường có quy mô nhỏ bé người chủ sở hữu đồng thời là người quản lý là người cán bộ kỹ thuật, kiêm luôn cả người quản đốc doanh nghiệp trong khi đó thực tế họ không đủ thời gian và nghị lực làm tốt tất cả các việc đó cùng một lúc. Đó cũng là những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải. Hoạt động kinh doanh thiếu kế hoạch và chiến lược bằng văn bản giấy tờ, nhiều khi là sự mừng tưởng ghi nhớ ở trong đầu, điều đó cho thấy họ chưa xác định những thứ đó là mối quan tâm hàng đâu và điều quan trọng nữa các doanh nghiệp luôn mất mà không quan tâm tới lợi ích lâu dài mà đánh mất chữ tín và cơ hội pháp triển bền vững. Tóm lại qua phần này ta thấy được hoạt động khởi sự doanh nghiệp tạo ra một lực lượng là đội ngũ doanh nhân có đóng góp cho nền kinh tế đất nước và bản thân người khởi sự thành công. Hoạt động khởi sự là những bước đi đầu tiên để đưa một doanh nghiệp thành đạt nhưng chính bước đi ban đầu đó thường gặp rất nhiều khó khăn thử thách và chông gai cần phải có sự hỗ trợ để các doanh nhân và doanh nghiệp trẻ có thêm sức mạnh vượt qua thử thách này. III. Hỗ trợ khởi sự của phòng thương mại Việc cần phải trợ giúp khởi sự là việc phải làm, nhưng vấn đề này cần phải được xem xét ai sẽ là người làm?, theo đó làm việc ngày thì tất cả mọi người, mọi tổ chức trong xã hội cũng phải làm song cần phải có những tổ chức nhất định định đứng ra làm nòng cốt làm cơ sở để xây dựng nên sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt chức năng hỗ trợ này. 1. Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước Cùng sự thay đổi nhận thức của toàn xã hội nhà nước đã có cái nhìn đúng đắn về hoạt động khởi sự và đã có sự tham gia hỗ trợ cho hoạt động này ở tầm vĩ mô thay đổi quan niệm, quan điểm, vì hoạt động khởi sự kinh doanh đối với khu vực tư nhân, xây dựng đường lối, chiến lược cho các doanh nghiệp phát triển. Tạo lập được môi trường thuận lợi cho việc khởi sự. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp các đầu vào, đầu ra như miễn giảm thuế, ưu đãi, các điều kiện cho vay tiền. Thực hiện các khuyến khích xuất nhập khẩu mở rộng quan hệ đối ngoại về mọi mặt với nước ngoài và gia nhập các khối, các tổ chức và các hiệp hội … những hoạt động hỗ trợ khởi sự của nhà nước mang tầm vĩ mô thông qua các cơ quan như sở kế hoạch và đầu tư, phòng kế hoạch phòng thuê máy, đồng thời cũng phối hợp các tổ phi chức chính phủ VCCI thực hiện. 2.Sự hỗ trợ của các tổ chức tư nhân Trên thị trường đã không ngừng mở ra các tổ chức tư nhân thàm gia tích cực vào công tác hỗ trợ khởi sự đặc biệt là hệ thống các văn phòng tư vấn như hệ thống các văn phòng đăng ký tư vấn về luật pháp, văn phòng về tư vấn đầu tư tài chính hày thủ tục cấp giấy từ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và hệ thống các trường, tư nhân tổ chức các nhiệm vụ chuyên ngành và kế toán, về thuế, kỹ năng và nghệ thuật quản lý cũng có những đóng góp không nhỏ cho quá trình hình thành của doanh nghiệp trong thời gian qua. 3. Sự hỗ trợ của các hiệp hội Hiệp hội là tổ chức các thành viên có mục đích bảo vệ quyền lợi chuyên nghiệp, đại diện cho nghề nghiệp đối với công quyền, không theo đuổi hay tham gia các hoạt động chính trị tôn giáo, hiệp hội có tư cách pháp nhân có quyền tố tụng, có quyền sử hữu tài sản. Xét về mặt lý thuyết hiệp hội là tổ chức có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và khởi sự nói riêng. Hiệp hội các doanh nghiệp với tư cách pháp nhân là tổ chức tập hợp thông tin về kinh doanh giữa các doanh nghiệp, quan hệ giữa hiệp hội với các doanh nghiệp có tính đồng thuận và gắn bó nên việc tập hợp thông tin về kinh doanh giữa các thành viên của hiệp hội thường nhanh chóng và sát thực tiễn hơn và hỗ trợ cho nhau hiệu quả hơn. Các hiệp hội có điều kiện phân tích đánh giá ảnh hưởng phát triển thị trường, tổng kết những kinh nghiệm thành công thất bại của doanh nghiệp hình thành nên các dịch vụ cung cấp thông tin tư vấn, đào tạo và các dịch vụ khác cho khởi sự doanh nghiệp. Hiệp hội có điều kiện tiếp xúc với các vốn để thực tiễn các doanh nghiệp cũng cho phép hiệp hội doanh nghiệp nhận bắt những vấn đề chung, những rào cản hay trở ngại kỹ thuật để cung cấp tiện ích kinh doanh dưới hình thức hợp đồng mẫu Giải thích các thuật ngữ kỹ thuật và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên Việt Nam là nước đang phát triển, nhưng là nươc đi sau trong tiến trình tự do hoá kinh doanh do vậy hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam hầu hết cũng mới được thành lập rất nhiều hạn chế về vốn, kinh nghiệm kỹ thuật nghiệp vụ, quy mô lại rất nhỏ chính vì vậy hệ thống hiệp hội của Việt Nam còn nhiều yếu kém và gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề của mình và chưa có điều kiện hỗ trợ cho khởi sự doanh nghiệp các lĩnh vực của mình. 4. Hỗ trợ của Phòng Thương Mại "phòng Thương Mại (PTM) là một loại hình hiệp hội doanh nghiệp đặc biệt tập hợp toàn bộ các lực lượng kinh tế không phân biệt ngành nghề và là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong một khu vực lãnh thổ trên phạm vi quốc gia và quốc tế, khác với hiệp hội thông thường, ở nhiều nứơc, PTM là tổ chức công lập, tổ chức năng phục vụ xã hội được uỷ quyền thực tiễn một số chức năng của nhà nước và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển ''(1). 4.1. Sự khác biệt trong hỗ trợ của phòng thương mại sơ với các hiệp hội Mặc dù trên thực tế hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam gần như chưa có hiệp hội ngành nghề nào tiến hành nhưng xét về mặt lý luận thì nếu các hiệp hội tiến hành tự trợ giúp khởi sự doanh nghiệp thì có sự khác biệt với PTM như sau: Theo công trình nghiên cứu về PTM của T/S : Nguyễn Tiến Lộc chủ tịch VCCI. PTM thực hiện hỗ trợ trên phạm vi quốc gia. Mọi hình thức doanh nghiệp, loại hình thức kinh doanh mọi địa bàn và mọi ngành nghề kinh doanh trong phạm vi các nước trong khi đó các hiệp hội thực hiện hỗ trợ cho phạm vi ngành nghề lĩnh vực của nó. PTM là cầu mối giữa những hoạt động mang tính vĩ mô của nhà nước là hoạt động tự giúp của các hiệp hội. PTM trợ giúp thông qua tham mưu chính sách tạo dựng môi trường thuận lợi cho khởi sự. PT mại c._.Phòng cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đầu tư, đáp ứng nhu cầu giao lưu hợp tác làm ăn với các dn nước ngoài và tiên tiến các thị trường mới giúp cho quá trình hội nhập kinh tế xã hội đất nước diễn ra ngày càng nhanh tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn có điều kiện quảng bá về sản phẩm và thương hiệu của mình tại thị trường các nước đẩy mạnh quan hệ hợp tác xuất khẩu và thông hiểu môi trường kinh doanh của các nước có đặt mối quan hệ làm ăn. Trong một thời gian khá dài hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế chỉ được thực hiện ở một doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ rất khi hoặc rất ít có điều kiện được tiếp xúc hay quan hệ hợp tác làm ăn với môi trường ngoài nước. Trong thời gian tới phòng cần phải tạo được môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ có điều kiện quan hệ hợp tác trực tiếp với các đối tác nước ngoài không cần phải có các khâu qua các công ty trung gian để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong quá trình đào tạo khởi sự và phát triển kinh doanh cũng cần phải có hướng nội dung đào tạo thúc đẩy quá trình hợp tác và xúc tiến ngay từ khi mới thành lập. II. Những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp tại phòng Thương mại và công nghiệp vIệt Nam Dựa trên cơ sở định hướng hoạt động khởi sự trên VCCI cần thực hiện những giải pháp hỗ trợ hoạt động khởi sự của mình. 1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Xuyên suốt trong quá trình bổ trợ khởi sự doanh nghiệp của phòng thì hệ thống tổ chức quản lý bộ máy hỗ trợ là nguồn gốc của mọi hoạt động khởi sự, bộ máy tổ chức này cần phải được xây dựng hợp lý và quản lý tốt thì mọi hoạt động của hệ thống tổ chức này mới có khả năng phát huy tác dụng của mình. Để thực hiện chức năng hỗ trợ tại khởi sự của mình ngày càng tốt hơn phòng cần phải hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý của mình các hoạt động trợ giúp VCCI được thực hiện thông qua hàng loạt các hệ thống nhỏ trực thuộc hệ thống lớn hay thông qua các hệ thống có liên quan. Hệ thống các đối tác, hệ thống các cơ quan trực thuộc hay các tổ chức có liên quan các hệ thống này thường nằm phân tán cách xa nhau về mặt địa lý do vậy việc quản lý cũng gặp nhiều khó khăn. Để xây dựng cho mình thành một hệ thống hoàn chỉnh thực hiện tốt các chức năng của mình thì p hòng cần phải thực hiện những công việc sau: Thứ nhất: thực hiện việc ký kết các văn bản hợp tác với nội dung sao cho hỗ trợ nhau được nhiều nhất mang lại lợi ích cho cả hai bên và cho xã hội lớn nhất trên quan điểm các đối tác không bị phụ thuộc mà tại chủ phát triển nhưng đảm bảo được sự chỉ đạo cần thiết của VCCI. Thứ hai: để trở thành một tổ chức đối tác thì cần phải có những điều kiện nhất định như: đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện nhân sự. Việc tận dụng cơ sở vật chất và nhân sự của các đối tác đủ tiêu chuẩn là điều rất cần thiết cho sự mở rộng hoạt động của phòng và khắc phục tình trạng hạn chế nguồn lực của phòng. Thứ ba: Cần đưa ra những tiêu chí nhất định cho hoạt động hỗ trợ khởi sự để co các tổ chức tham gia hoạt động này đặt mục tiêu vươn tới và tạo nên sự đồng đều về chất lượng hỗ trợ. Thứ tư: cần phải kiểm tra thường xuyên hoạt động hỗ trợ khởi sự trên tất cả các quá trình của hoạt động và chú trọng vào khâu xung yếu, quan trọng. Thứ năm: hoạt động hỗ trợ của phòng cần phải thực hiện theo những cấp nhất định sự phân hoá hỗ trợ tại theo từng cấp nhằm tăng cường khả năng quản lý, dễ kiểm tra và tránh sự chồng chéo trong quá trình truyền đạt thông tin cho người khởi sự và thu thập được các thông tin phản ồi một cách có hệ thống giúp cho quá trình hỗ trợ ngày càng hiệu quả hơn. Thứ sáu: hoạt động hỗ trợ của VCCI cần phải hoạt động liên kết với các phòng thương mại của các nước trong khu vực và trên thế giới và các tổ chức đối tác nước ngoài đã không ngừng học hỏi những kinh ng hiệm của họ và áp dụng khoa học vào hoạt động của mình ở trong những và tranh thủ sự giúp đỡ của họ về nhiều mặt nhất là mặt tài liệu chuẩn quốc tế, đào tạo cán bộ cao cấp cho tổ chức của mình và xây dựng định hướng phù hợp đúng đắn. Thứ bẩy: phòng cần phải luôn tìm hiểu nắm bắt và đi trước một bước nhu cầu khởi sự không ngừng thay đổi của môi trườg để hoạt động hỗ trợ đáp ứng và bám sát vào nhu cầu thực tế nhằm hoạt động hỗ trợ nên thiết thực hơn và hiệu quả hơn muốn vậy phòng luôn tìm ra những khó khăn trở ngại của người khởi sự cả trước mắt và lâu dài sau đó tập trung nỗ lực cho những vấn đề lớn đó. Hoạt động khởi sự hiện tại của nước ta vẫn gặp khó khăn về vốn nhưng bên cạnh đó khó khăn về kỹ năng quản lý và thiếu thông tin chính xác từ thị trường môi trường vẫn đựt ra những thách thức mới cho phòng cần phải có cách thức giải quyết ngay. 2. Xây dựng chiến lược hỗ trợ tại khởi sự doanh nghiệp theo cả chiều sâu và chiều rộng Đây là hai mặt quan trọng mà bất kỳ tổ chức hoạt động hỗ trợ tại khởi sự nào cũng quan tâm song để giải quyết tốt song song cả hai vấn đề này thì khong phải dễ dàng phát triển về số lượng và chất lượng là hai mặt song song cần phải để đối và giải quyết thành công hai vấn đề này phòng cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và xây dựng cho mình một chiến lược hoàn chỉnh cùng các chương trình hành động cụ thể để đáp ứng được một cách tốt nhất chiến lược đó. Nội dung chiến lược cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Thứ nhất: xây dựng chiến lược tầm vĩ mô cần phải xuất phát từ những yêu cầu vĩ mô của nền kinh tế như: chiến lược phát triển nền kinh tế, toàn xã hội chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân của đất nước, tư chiến lược đối nội, đối ngoại của đất nước dần dừa chiến lược của phòng ngang tầm với yêu cầu của sự phát triển của xã hội và đất nước trong thời gian nhất định phù hợp từng giai đoạn. Thứ hai: chiến lược hỗ trợ khởi sự phải gắn liền với chiến lược của phòng và hoạt động chung của phòng và trở thành một bộ phận thống nhất với chiến lược của phòng tuy nhiên vấn phải đảm bảo sự năng động và độc lập. Thứ ba: khi đã có chiến lược phát triển hoàn chỉnh cần phải xây dựng các hương trình hành động hoàn chỉnh sao cho các hành động có thể cộng hưởng lẫn nhau và làm cho mục tiêu của chiến lược ngày càng hướng đích hơn. Thứ tư: chiến lược tuy dài hạn nhưng nó cũng cần phải luôn được kiểm nghiệm tính sát thực, được bổ sung một cách hợp lý và chương trình hành động phải thực sự sinh động để bám sát chiến lược và thích ứng với môi trường không ngừng thay đổi. Thứ năm: xác định vấn đề phát triển đôi ngũ doanh nghiệp nói chung và vấn đề hỗ trợ khởi sự là chiến lược của toàn đất nước chứ không phải giới hạn của một tổ chức nào cả từ đó thay đổi quan điểm hoạt động này nhằm tạo động lực mạnh mẽ phát triển nền kinh tế chứ không phải hoạt động vì lợi nhuận do đó cần phải kêu gọi sự tham gia của nhà nước, của các ban ngành nhất là ngành văn hoá, truyền hình, báo chí...để cùng gánh vác thực hiện chiến lược này thành công. Thứ sáu: như trên ta xác định chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân và khởi sự doanh nghiệp là nhiệm vụ chung của toàn đất nước do vậy mỗi cá nhân, đơn vị tổ chức đều phải có nghĩa vụ đóng góp xây dựng nguồn kinh phí chủ động cho chiến lược phát triển này. Đây cũng là một cách đầu tư nhanh nhất để phát huy nội lực của toàn đất nước thực hiện nhanh chóng sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. 3. Nâng cao hoạt động tham mưu tư vấn, chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp mới khởi sự 3.1. Tạo dựng một môi trường thông thoáng để các doanh nghiệp phát triển Một mặt phòng cần phải xây dựng chương trình hỗ trợ tổng hợp chung cho tất cả các hệ thống doanh nghiệp ở trên một tầm nhất định ví như: Cùng tư vấn chính phủ tham mưu tư vấn xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng và hành lang pháp lý công bằng tạo nên một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp tất cả các loại hình kinh tế của đất nước, tham mưu tư vấn làm cầu nối cho hoạt động tài chiính được sát thực hơn cho chủ doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc các doanh nghiệp trong nước được đặt quan hệ hợp tác làm ăn trực tiếp với các nước trong khu vực và các quốc gia khác trên thế giới. Để đạt được mục tiêu đó phòng cần xây dựng các tiêu chí chung ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp và đề ra được những mục tiêu có hướng phát triển cụ thể và đưa ra các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu đó. Một mình hoạt động đơn lẻ thì khó dành được kết quả tốt mà cần phải có sự hỗ trợ của tất cả các ban ngành có liên quan và trực tiếp những đối tượng chịu ảnh hưởng của lợi ích mà chiến lược mang lại làm vậy thì cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề chung của cả xã hội. 3.2. Cung cấp thông tin và thị trường nhanh chóng và tiện ích qua mạng trực tuyến Để có thể cung cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả thì xây dựng một mạng lưới thông tin trực tuyến là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho các doanh nghiệp cập nhật được các thông tin một cách nhanh nhất nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Các văn bản quy phạm pháp luật hay cơ chế chính sách của nhà nước được truyền tải chủ động và có sự đóng góp ý kiến phản hồi một cách tổng hợp của nhiều đối tượng cùng tụ tại một điểm phát kênh truyền tránh được việc xây dựng các chương trình mang tính hình thức mà thay vào đó là thực tiễn hơn tiến nói của cộng đồng các doanh nghiệp được tính trực tiếp. Lấy VCCI là trung tâm thông tin trực tuyến kết nối giữa cơ quan soạn thảo và cộng đồng các doanh nghiệp theo mô hình sau. Cơ quan soạn thảo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Kênh thông tin trực tuyến Cộng đồng doanh nghiệp người khởi sự Tổng hợp ý kiến đóng góp Đóng góp ý kiến Gửi dự thảo văn bản Bình luận trao đổi Các chuyên gia Hình 10: Mô hình kênh thông tin trực tuyến Bình luận trao đổi Dựa vào kênh truyền trực tuyến VCCI chủ động tải một cách công khai, chủ động các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới các văn bản sửa đổi về chính sách pháp luật của nhà nước liên quan tới tất cả các đơn vị kinh tế tránh tình trạng văn bản pháp luật được ban hành mà các đối tượng thực hiện lại không có điều kiện tiếp xúc ngay dễ mắc sai lầm. Qua kênh truyền hình trực tuyến sẽ tănglượng đáng kể và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tham gia đóng góp ý kiến mà không bị giới hạn và mặt địa lý và quy mô thành phần doanh nghiệp người truy nhập có thời gian vào điều kiện xem xét, nghiên cứu, so sánh và cho các ý kiến đúng đắn và công khai do đó chất lượng được nâng cao. Bên cạnh đó việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thông tin vào thu thập xử lý thông tin làm giảm chi phí đáng kể và hiệu quả công việc lại cao. 3.3. Xây dựng chương trình riêng cho các doanh nghiệp mới khởi sự Phòng cần phải xây dựng các kênh thông tin chuyên đề cho mỗi đối tượng loại hình doanh nghiệp giải quyết những khó khăn theo quá trình thành lập của các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển thì cần hỗ trợ triển khai hỗ trợ theo một hướng chuyên sâu ví dụ cung cấp các thông tin kinh tế nhạy bén, cập nhật, các văn bản quy phạm chịu ảnh hưởng của hoạt động, thông tin thị trường, tổ chức hợp tác quảng bá hợp tác quốc tế. Với các doanh nghiệp chuẩn bị khởi sự thì phải xây dựng các kênh truyền mạng tính chất phố biến hướng dẫn thi hành các thủ tục cần thiết, nêu lên các khó khăn và các hướng giải quyết phong phó cho những người ít kinh nghiệm có thể học hỏi và áp dụng vào thực tế định hướng và nâng dần nội dung kiến thức theo sự lớn mạnh của các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp mới thành lập luôn đi theo đúng hướng và được tạo môi trường để phát triển, cần phải được hỗ trợ cho đến lúc doanh nghiệp thực sự đã trưởng thành. Tóm lại trong suốt quá trình để phòng hỗ trợ các doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cần phải đi sâu phân tích những vấn đề chung, khó khăn chung của các doanh nghiệp trước mắt cũng như lâu dài và tìm ra những nguyên nhân cơ bản rồii cùng tìm cách tháo gỡ nở sao cho phù hợp với khả năng của phòng. 4. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo khởi sự Phòng cần xác định rõ là mục đích của đào tạo là tạo ra một đội ngũ doanh nghiệp đông đảo có chất lượng cao trên tất cả các lĩnh vực và các miền của đất nước muốn vậy VCCI cần tập trung giải quyết một số khâu trọng điểm sau: Thứ nhất: Cần đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về kinh tế về khởi sự trên mọi địa bàn trên cả nước bằng n hiều phương tiện đủ mạnh như truyền hình, phát thanh, hay báo chí...hay bằng những chương trình mang tính chất nhân rộng nhanh chóng thông qua các hiệp hội hay của tổ chức tại các cớ ở để mọi người đều nhận thức được vai trò của khởi sự với sự nghiệp của mỗi cá nhân và sự phát triển của mỗi quốc gia. Thứ hai: cần xd các văn phòng hỗ trợ khởi sự đạt hiệu quả cao để tạo nên tiếng vang lớn tạo nên phong trào tốt và nhân rộng kết quả đó ra các vùng miền chưa được hỗ trợ tốt. Thứ ba: cần phải mở rộng quan hệ đối tác để thực hiện đào tạo hiệu quả, cần chú trọng vào đối tác trong nước cần phải hợp tác tốt trong khâu phối hợp đào tạo. Tận dụng được cơ sở vật chất sẵn có ở các tổ chức đối tác đó. Trước tiên cần phải phối hợp với các đoàn thể để đào tạo gây dựng phong trào như hệ thống các trường đại học, cao đẳng, chung học chuyên nghiệp, để đào tạo tập trung cho các sinh viên, bên cạnh đó còn phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ và cán bộ bộ đội để phối hợp đào tạo. Đúng là những đoàn thể bao gồm nhiều thế hệ trẻ là đối tượng rất lớn của đào tạo khởi sự mà cần phải hướng tới trong thời gian tới. Thứ tư: không ngừng hợp tácác với các tổ chức hỗ trợ quốc tế và các phòng thương mại trong khu vực và trên thế giới để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và những thành quả của những người đi trước và tranh thủ sự giúp đỡ của họ về mặt tài liệu thôngn tin và các mặt quản lý nhân lực nữa để phòng luôn có một hướng đi đúng phù hợp xu thế chung của thời đại. Thứ năm: không ngừng nâng cao cả về số lượng và trình độ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác đào tạo giảng dạy, thay đổi hệ thống giáo trình giáo án và trang thiết bị cơ sở vật chất và phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Với đội ngũ khoảng 30 giảng viên cao cấp vẫn có khá mỏng so với nhu cầu chúng ta cần phải không ngừng phát hiện và nhân rộng các cán bộ giảng dạy chuẩn hoá về đến các địa phương và vùng miền của đất nước. Ngoài lượng giảng viên chúng ta hiện có chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ của đội ngũ giảng viên ngoài nước hoặc đưa người sang các nước đào tạo và quay và làm công tác đào tạo ra các giảng viên bậc thấp hơn. Các giáo trình cũng cần phải được hiệu chính cập nhật liên tục cho phù hợp với thực tế của cuộc sống và tận dụng mọi khả năng cơ sở vật chất tại các tổ chức đơn vị có khả năng cung cấp để giảm gánh nặng cho các văn phòng hỗ trợ chính mà hiệu quả đào tạo vẫn mang lại kết quả tốt. Thứ sáu: cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo về tất cả các mặt liên quan từ việc thu thập thông tin, chú ý thông tin, cung cấp thông ntin và xuất bản các ấn phẩm hướng dẫn hành động, thay đổi sự nhận thức và kỹ năng quản lý và điều quan trọng là cần phải đưa ra những dự báo trung và dài hạn về nhu cầu của xã hội về thị trường và định hướng cho các doanh nghiệp. 5. Giải pháp cung cấp thông tin kinh doanh, thông tin tài chính và pháp luật. Để xây dựng được mạng lưới truyền tin hợp lý VCCI cần phải phối hợp với các cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước và hệ thống truyền tin của phòng để đẩy mạnh công tác truyền tin cần phải xây dựng được ban ng hiên cứu, phân tích, các tông thin và hiện tượng kinh tế chính trị trong nước quốc té và đưa ra những thông tin kd chính sách cho các chủ doanh nghiệp để họ tham khảo ra quyết định kd được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần phải kết hợp chặt chẽ với mạng thông tin của các tổ chức tín dụng và các cơ quan ban hành luật pháp của quốc gia để không ngừng truyền tải các thông tin, quy định một cách chính xác và hữu ích để cho các doanh nghiệp tiếp xúc nhanh chóng mà không mất nhiều t hời gian để tìm hiểu. Các thông tin mà VCCI cung cấp cho các nhà kinh doanh hay cho mọi đối tượng cần phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác kịp thời và thông tin cần phải phong phú và thực hiện lợi ích nhiều mặt và cố gắng cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, tức thông tin cần được phân chia chưa hợp lý sao cho người nhận tin dễ hiểu và dễ tìm những nội dung mình cần. Nói chung các mặt thông tin mà một doanh nghiệp cần gồm các mạng lớn: Thông tin về hàng hoá; thông tin về thị trường (cung cầu, giá cả…) thông tin về cơ chế chính sách và pháp luật của nhà nước ảnh hưởng tới hoạt độn kinh doanh.Thông tin về các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể tìm đối tác. Thông tin về các thông lệ của các nước, các tổ chức ngoài nước hay các thông lệ quốc tế… đầu là những thông tin cần thiết. Bên cạnh đó của thông tin về kỹ năng quản lý cũng quan trọng của các thông tin khoa học kỹ thuật hay các thông tin về tài chính…đều là các thông tin rất quan trọng của các nhà kinh doanh. Thông tin là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh nhất là trong giai đoạn hiện nay nó trở thành nhân tố sống còn của tất cả các doanh nghiệp muốn phát triển. Dưới đó càng khẳng định vai trò quan trong việc cung cấp thông tin của VCCI. 6. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vốn cho người khởi sự doanh nghiệp Hỗ trợ vốn cho hoạt động ở nước ta cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho hoạt động khở sự nói riêng. Với phòng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới khởi sự điều này cũng có nhiều yếu tố khách quan mà phòng không tự khắc phục được. Tuy nhiên phòng vẫn xác định vốn là một vấn đề rất quan trọng cho các doanh nghiệp mới ra đời hay ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tồn tại và phát triển trong môi trường đầy biến động như hiện nay. Phòng vẫn cần phải có những cố gắng và hành động đúng hướng để giải quyết vấn đề này: cần phải cùng với nhà nước, các tổ chức tín dụng xây dựng các quy chế tín dụng tạo điều kiện cho người khởi sự và cộng đồng các doanh nghiệp được tiếp xúc với các nguồn vốn. Thúc đầy sự giúp đỡ của các quỹ các hiệp hội phát động các phong trào ủng hộ cho người khởi sự bên cạnh đó cũng giúp bằng chính khả năng của mình về tài chnhs và không ngừng gợi mở nêu các tình huống và giúp các cá nhân tự có thể dựa vào những nguồn lực của mình để có được nguồn vốn hợp lý để tiến hành khởi sự thành công là việc rất quan trọng. 7. Giải pháp cho hoạt động xúc tiến thương mại Xúc tiến mại là một hoạt động bao gồm rất nh iều hoạt động nhỏ kém do đó muốn thành công trong hoạt động này chúng ta cần phải thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất ở tất cả các hoạt động nhỏ và cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp với chuyên môn cao mới dành được kết quả cao. Để đạt được kết quả xúc tiến thương mại ta cần phải thực hiện những vấn đề sau: Thứ nhất: cần phải bám sát các chính sách ưu đãi nhà nước và có các kiến nghị với nhà nước và phối hợp với các hiệp họi hay thành lập các hiệp hội để tạo ra dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và phát triển các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp. Thực hiện các hoạt động xúc tiến lớn tầm quôc sgia với sự tham gia của các tổ chức, đơn vị kinh tế trong nước với đối tác nước ngoài. Thứ hai: phòng cần chủ động tham gia vào các hiệp hội xúc tiến thương mại đầu tư của khu vực và trên thế giới đồng thời tham gia vào các hoạt động của các tổ chức diễn đàn kinh tế quốc tế của giới doanh nghiệp, của các phòng thương mại và các hiệp hội doanh nghiệp ở các nước nêu cao tiếng nói của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và có những phản ứng kịp thời với những diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế, và có những hình thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng của doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ lợi ích thương mại của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ tranh chấp thương mại, các dịch vụ kiện bán phá giá, vi phạm bản quyền…kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải thương lượng và trọng tài, nâng cao tư vấn pháp luật và thông lệ quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ ba: phòng cần nhanh chóng năm bắt các nhu cầu mới của các doanh nghiệp trong vấn đề xúc tiến thươngn mại để chủ động thoả mãn những nhu cầu đó. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh hơn nữ tính chuyên nghiệp của các dịch vụ truyền thống như tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo tư vấn sở hữu công ngihệp và chuyển giao công nghệ. Thứ tư: một hoạt động xúc tiếnn quảntọng khác ở tầm quốc gia cũng cần được quan tâm và phát triển, bảo vệ thương hiệu Việt Nam và hình ảnh hàng hoá, dịch vụ Việt Nam. Thương hiệu là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi loại hàng hoá và dịch vụ nói chung và hình ảnh của mỗi quốc gia nói riêng. Do vậy VCCI cũng cần phải tuyên truyền, quảng bá tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho các hàng hoá và dịch vụ của mình để cạnh tranh trên thị trường và tạo dựng hình ảnh thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thứ năm: vận động các nước công nhân nước ta nước có nền kinh tế thị trường cũng là một hoạt động xúc tiến xúc tiến thương mại đầu tư quan trọng ở tầm quốc gia mà các cơ quan chính phủ, VCCI, và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp cần tích cực tham gia trong thời gian tới khi được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công việc thiết lập môi trường kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệp trong nước có được nhiều cơ họi làm ăn tốt hơn. Công tác xúc tiến thương mại đầu tư ở Việt Nam đang được rất nhiều các cơ quan như: Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ ngoại giao, Tổng cục du lịch, VCCI, và các hiệp hội…thực hiện. Tuy nhiên sự kết hợp giữa các bên tham gia vấn đề này phối hợp với nhau nhiều khi còn chưa nhất quán và chuyên nghiệp. Do đó trong thời gian tới các bên cần phải có sự phối hợp hiệp tác tốt hơn vì mục đích chung dành thành quả tốt trong hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư và đưa Việt Nam sớm trở thành một nền kinh tế thị trường được tất cả các nước công nhận. 8. Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả khởi sự doanh nghiệp của phòng thương mại và công nhân Việt Nam Bất là một đơn vị huy một tổ chức này được hình thành và tồn tại chúng đều phải thực hiện những chức năng và nhiệm vụ nhất định và do đó việc đánh giá kết quả và việc thực hiện các chức năng đó là điều hết sức quan trọng. Muốn đánh giá một cách nhanh chóng, chính xác và sát với thực tế thì cần phải xây dựng hệ thống đánh giá kết quả khoa học. VCCI cũng là một tổ chức hoạt động với những chức năng riêng. Hệ thống thông tin nội bộ của VCCI cũng được đánh giá là hoàn chỉnh tuy vậy với sự biến động không ngừng của môi trường thì sự hoàn chỉnh cũng cần phải có sự biến đổi cho phù hợp với thay đổi của môi trường. Tuy vậy nhưng phải nói hệ thống dù có hoàn chỉnh đến đâu vẫn chứa đựng những yếu điểm. Việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ tự khởi sự doanh nghiệp là một vấn đề cần hoàn thiện. Mặc dù hệ thống đánh giá hiệu quả cũng là một nhân tố của hệ thống tổ chức quản lý nhưng vai trò quan trọng của nó thì không thể thiếu trong nhiều tổ chức. Hiện nay VCCI, đang sử dụng phần mềm đánh giá hiệu quả hoạt động hôx trợ mang tên MIS. Nó là một phần mềm quan trị thông tini được sử dụng tích cực. MIS cung cấp cho người sử dụng các thông ntin về tổ chức đối tác, cán bộ đào tạo, các lớp đã tạo giảng viên, các doanh nghiệp, cũng như nhiều hoạt động khác như giới thiệu các chương trình, giới thiệu các tài liệu mới, họp mạng…sử dụng phần mềm quản trị này người sử dụng có thể rút nhanh ra các báo cáo cần thiết theo các tiêu chí được đặt ra khác nhau từ đó giúp cho người quản lý có thêm nhiều thông tin để tiến hành hoạch định chiến lược chương trình trong tương lai…Tuy nhiên phần lợi chức nóng của chương trình này thiên về áp dụng cho các hoạt động đào tạo khởi sự trong khi lại chưa có một hệ thống các tiêu chí đánh giá cho các hoạt động khác. Với mục tiêu thực hiện tốt hơn các chức năng của mình nói chung và hoạt đọng hỗ trợ nói riêng thì phòng cần phải có một hệ thống đánh giá hoàn chỉnh và thay đổi cho phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của VCCI cũng như đất nước. Kết luận Khởi sự doanh nghiệp là một hoạt động đầu tiên để đưa chúng ta thành những doanh nhân và đưa doanh nghiệp tiến đến thành công. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, khởi sự kinh doanh có rất nhiều ý nghĩa tích cực, nhất là thế hệ trẻ. Sự thành công hay thất bại của người chủ doanh nghiệp, hay doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào sự khởi đầu (khởi sự) đó. Do vậy việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhất, cơ bản nhất để khởi sự là điều rất cần thiết để tạo đầy thế và lực cho doanh nghiệp có thể phát triển sau khi khởi sự. Trong xã hội nước ta đã có tính trạng không ít các doanh nghiệp ra đời một cách nhánh chóng song cũng nhanh chóng xoá tên khỏi danh sách các doanh nghiệp hay tiình trạng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi không chuẩn bị kỹ các yếu tố cần thiết điều này thì sự chuẩn bị ban đầu cho người khởi sự là nhân tố rất lớn ảnh hưởng tới những thất bại hay khó khăn này. Bên cạnh những doanh nghiệp như vậy cũng có những doanh nghiệp tuy lại khởi sự mọi vấn đề như quy mô, của họ còn n hỏ nhưng do đáp ứng được đúng nhu cầu thực tế và được chuẩn bị tốt về các mặt vằ có hướng phát triển mà đã phát triển mạnh mẽ sau một thời gian hoạt động. Mọi sự khởi đầu đều khó khăn về dễ gặp nhiều rủi ro, mạo hiểm, nhất là việc kinh doanh trong môi trường không ngừng biến động ngày nay thì rủi ro là rất lớn do đó việc chuẩn bị kế hoạch một cách kỹ lưỡng chu đáo và nắm chắc kiến thức khởi sự là điều kiện tiên quyết cần phải có để người khởi sự thành công. Người khởi sự cần phải nhận thức khá rõ về tố chất và khả năng của bản thân, cần phải xây dựng cho mình các kỹ năng về qản lý, sự hiểu biết về ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, có nguồn vốn cần các thông tin tốt, cần được tư vấn nhiều mặt và phải hội tụ nhiều yếu tố khác nữa các yếu tố để thành công bao gồm yếu tố chủ quan tức là từ người khởi sự có thể tự khắc phục bên cạnh đó còn các yếu tố khách quan mà mỗi một các cá nhân dù có nhận thức ra cũng không thể nào thực hiện được ví như những quy định pháp luật thuận lợi cho người khởi sự, môi trường cạnh tranh trung bình đẳng…thì cần phải buộc họ tìm đến với những cá nhân tổ chức sẵng sàng và đủ năng lực cũng như uy tín để hỗ trợ cho họ. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ra đời và trưởng thành như bây giờ đã trải qua những thời kỳ khó khăn nhất. Những khó khăn và thách thức mà phòng đã vượt qua để trưởng thành cũng chứng tỏ sức mạnh, uy tín của một tổ chức phi chính phủ. Phòng ra đời đã khẳng định được vị thế của mình trong vai trò đại diện cho cộng động các doanh nghiệp Việt Nam và vị thế cùng trách nhiệm của phòng ngày càng được nâng cao. Phòng thực hiện rất nhiều các hoạt động n hiệm vụ và chức năng khác nhau với các cơ quan Đảng và nhà nước, với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hỗ trợ khởi sự cũng là nội dung hoạt động hưởng tới chất lượng cộng cộng các doanh nghiệp Việt Nam được phòng đưa voà hoạt động trong thơhì gian chưa được đài nhưng nó là sự hoạt động gây được sự quan tâm mạnh mẽ của giới doanh nghiệp hay đáp ứng được nhu cầu khởi sự ngày càng lớn của xã hội với những cố gắng nỗ lực không ngừng của phòng nói chung và đội ngũ những người trực tiếp kèm công tác hỗ trợ khởi sự nói riêng đã dành được những thành quả hết sức tốt đẹp được cộng đồng các doanh nghiệp đánh giá cao. Hoạt động hỗ trợ khởi sự là một nọi dung quan trọng nằm trong hoạt động hỗ trợ của phòng nói chung. Nhiều năm liền trụ phòng luôn đạt mức tăng trưởng cao, chất lượng hoạt động không ngừng được nâng cao, uy tín và năng lực của phòng dần được khẳng định được Đảng, nàh nước cộng đồng các doanh nghiệp ghi nhận. Phòng đã tích cực tham mưu cho các cơ quan của nhà nước trong vấn đề xây dựng cơ chế chính sách hành lang pháp lý pháp luật và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng các doanh nghiệp với các cấp tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh ổn định và bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi sự phòng không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến thương mại đầu tư góp phần vào thiết lập các quan hệ quốc tế và tạo dựng hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những cuộc tiếp xúc, tìm hiểu thị trường của các đối tác nước ngoài ở nước ta và của nước ta ở nước ngoài mở ra nhiều cơ họi kinh doanh cho các bên được phòng tổ chức đã dành được nhiều thành quả nhất định góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế đất nước trong thời gian qua. Hoạt động hỗ trợ khơhỉ sự đã có sự liên kết đào tạo, tuyên truyền hay tư vấn với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước phòng đã tiếp thu được công nghệ đào tạo khởi sự của ngước ngoài tạo dựng được đội ngũ giảng dạy đào tạo, khởi sự chất lượng, với nhiều khóa đào tạo và sự tham gia đông đảo của cộng đồng với nội đào tạo có nội dung chuản quốc tế. Các kết quả trong công tác đào tạo khởi sự nói riêng và các hoạt đọng hỗ trợ khởi sự nói chung là nền tảng cho việc hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân mới đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập nền kinh tế. Bên cạnh những thành tích đã đạt được phòng còn phải đối mặt với rất nhiều những thách thức trong thời gian tớ. Vấn đề quản lý các hoạtđộng của phòng vấn đề kinh phí hoạt động hay vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật phần cứng và phần mềm và chất lượng của hoạt động hỗ trợ còn nhiều hạn chế đó là những vấn đề lớn cần giải quyết trong thời gian tới nhằm ngày càng hoàn thiện hơn các hoạt động của mình. Với hướng đi đúng đắn và đáp ứng được nhu cầu lâu dài của xã hội phòng sẽ có nhiều thách thức và cơ hội góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân hùng mạnh và mang đậm phong cách và văn hoá Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu khởi sự Phòng Thương mại và Công Nghiệp Viêt Nam 2. Cẩm nang khởi sự doanh nghiệp - Đại học kinh tế quốc dân - 1999 3. Quản trị marketing - Philip Kotler 4, Báo cáo tổng kết các năm VCCI, 2000 - 2003 5. Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. 6. Báo cáo của các phòng ban chuyên môn thuộc VCCI các năm 2000 - 2003. 7. Đổi mới tổ chức quản lý VCCI - Vũ Tiến Lộc 2002. 8. Báo diễn đàn doanh nghiệp số xuân 2005 9. Trang website của phòng thương mại: http/:www: VCCI.com.vn. 10. Giải pháp cho hoạt động xúc tiến thương mại - cục xúc tiến thương mại - Bộ thương thương mại, 2003. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0020.doc
Tài liệu liên quan