Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sứ Hải Dương: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sứ Hải Dương
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sứ Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Để vận dụng được những kiến thức đã học tập trên giảng đường và nghiên cứu về kinh tế, cách thức tổ chức, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Em đã chuyển sang nghiên cứu thực tiễn trong kỳ thực tập tốt nghiệp. Hiện tại, em đang thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương việc thực tập tốt nghiệp này giúp cho em cũng như bất cứ một sinh viên kinh tế nào thấy rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế như thế nào, biết được cách thức tổ chức công ty ra sao, và đây cũng là một bước đệm rất tốt cho việc thực hiện công việc sau khi tốt nghiệp khoá học. Sau gần 4 tháng đến thực tập tại công ty em cũng đã thu được một số kiến thức và cơ bản nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất của công ty.
NhËn thøc ®îc vai trß quan träng cña c«ng t¸c tiªu thô nªn em ®· lùa chän ®Ò tµi cho chuyªn ®Ò thùc tËp cña m×nh lµ:
"Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ tiªu thô s¶n phÈm cña C«ng ty Cæ phÇn Sø H¶i D¬ng".
Sau đây là bản chuyên đề thực tập của em về Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương . Kết cấu bản chuyên đề thực tập này được chia làm các phần như sau:
Phần 1:Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Phần 2 :Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần sứ Hải Dương Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm .
Do lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp nên em không thể tránh được những thiếu sót và có lẽ bản báo cáo này của em cung không nằm ngoại lệ đó. Em mong thầy cô thông cảm và góp ý cho em để bản chuyên đề lần sau hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô ThS. Hoàng Thị Thanh Hương - người đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong việc viết báo cáo cũng như cách thức thực tập, cùng các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần Sứ Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong khi em đến thực tập tại công ty.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên, địa chỉ doanh nghiệp
- Tên gọi đầy đủ : Công ty cổ phần Sứ Hải Dương
- Tên giao dịch đối ngoại là : HAPOCO
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
- Trụ sở chính Số 1 Phố Phạm Ngũ Lão – TP Hải Dương
Tel : 0320.852307 – Fax : 0320..852182
Email: vpshd@hn.vnn.vn
- Chi Nhánh : 35/7 Quang Trung –P.12- Quận Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh
Tel (Fax) 08.9873320
- Văn phòng : Số 64- Đặng Tiến Đông – Quận Đống Đa –Tp Hà Nội
Tel ( Fax) : 04.8564788
Ngành nghề Kinh doanh
Trải qua 45 năm phát triển công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và được khách hàng nước ngoài đánh giá cao về chất lượng sản phẩm với mẫu mã phong phú mang phong cách mỹ thuật đặc chưng của Sứ Việt Nam.. Công ty cổ phần Sứ Hải Dương hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
Sản xuất và kinh doanh Sứ dân dụng , Sứ cao cấp và Sứ công nghiệp
Sản xuất kinh doanh mầu, đề can giấy hoa để trang trí lên sản phẩm gốm sứ
Sản xuất vật liệu Sứ và những vật liệu khác phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và nhu cầu gốm Sứ dân dụng.
Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Một số nhiệm vụ của công ty đó là
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của Công ty và nhu cầu của thị trường.
Luôn tuân thủ đúng chế độ, chính sách của Nhà nước về các quy định như quản lý vốn, tài sản , các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán. Phải công bố công khai báo cáo tài chính của Công ty hàng năm và nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của nhà nước
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
. Quá trình hình thành và phát triển
Doanh nghiệp được thành lập ngày 02 tháng 09 năm 1960 là một trong 13 cơ sở Công Nghiệp ra đời trong kế hoạch 3 năm 1958-1960 của miền Bắc XHCN khi đất nước còn bị chia cắt lấy tên là Nhà máy Sứ Hải Dương.
Ngày 9/10/1992 Bộ Công nghiệp có quyết định 921/CNn-TCLĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Nhà máy Sứ Hải Dương thành công ty sứ Hải Dương
Quyết định số 651/QĐ-TCKT ngày 07 tháng 4 năm 2004 của Bộ Công nghiệp chuyển thành công ty cổ phần Sứ Hải Dương ,hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần sẽ mang lại sự năng động cao cho. Công ty xuất phát từ sự thay đổi hình thức tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy Công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc huy động vốn và tổ chức sản xuất để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu vốn điều lệ : Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 21.354.100.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ, ba trăm năm mươi tư triệu, một trăm ngàn đồng chẵn). Trong đó :
Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 51,03 %;
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty : 48,97 %.
Trị giá một cổ phần : 100.000 đồng.
Giá trị thực tế của Công ty Sứ Hải Dương tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá (Quyết định số 651/QĐ-TCKT ngày 07 tháng 4 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 71.418.113.061 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 21.354.105.232 đồng.
Ưu đãi cho người lao động trong Công ty.
Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 899 lao động trong Công ty là 104.566 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 3.136.980.000 đồng.
Về chi phí cổ phần hoá, đào tạo lại lao động và giải quyết lao động dôi dư, Công ty làm thủ tục, báo cáo Bộ Công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt theo các quy định hiện hành.
Sau khi chuyển sang Công ty Cổ phần, công ty vẫn là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sành Sứ Thủy Tinh Việt Nam, do Nhà Nước vẫn chiếm 51% số Cổ phần của công ty.Vì vậy Công ty sẽ vẫn luôn nhận được sự hỗ trợ của Tổng Công ty về các định hướng phát triển kinh doanh.
Khách hàng của Công ty sau cổ phần hóa sẽ vẫn là những khách hàng mà Công ty đã có mối quan hệ chặt chẽ trong các năm qua.
Nguồn nhân lực và các chính sách trọng tâm đầu tư phát triển công nghệ, máy móc thiết bị là những nhân tố tạo nên thuận lợi cho Công ty trong con đường hội nhập và phát triển của công ty trong những năm tới.
Những dấu ấn đáng nhớ của sự phát triển trong suốt 45 năm qua
Ngày 1/6 /1959 đồng chí Lê Thanh Nghị Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp bổ nhát cuốc đầu tiên mở đầu cho việc xây dựng nhà máy.
Lực lượng nòng cốt của công trường xây dựng gồm 1000 chiến sĩ, sĩ quan thuộc sư đoàn 312., 316,320,328
Năm 1960 có 105 đồng chí thực tập sinh từ Trung Quốc về Nhà máy làm việc, đây là lực lượng nòng cốt cho Nhà máy trên toàn bộ dây chuyền sản xuất.
Ngày 2/9/1960 mẻ sứ đầu tiên ra lò chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III
Năm 1961 được Bộ giao kế hoạch sản xuất năm đầu tiên với sản lượng 1.580.723 giá trị tổng sản lượng 731.368đ . Doanh thu 2.715.400đ
Ngày 26/7/1962 Bác Hồ về thăm nhà máy, nguời căn dặn: “Mọi người phải làm chủ, đã làm chủ thì phải nhanh, nhiều tốt,rẻ …”
Năm 1965 năm cao nhất thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với tổng sản phẩm 7.270.345 giá trị tổng sản lượng 4.032.475đ . Doanh thu 3.338.981
Từ năm 1966 –1975 vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại nhưng năm nào cũng hoàn thành kế hoạch
Từ năm 1989 đến nay chuyển sang cơ chế thị trường.
Năm 1975 doanh thu 4.9 triệu
Năm 1985 doanh thu 29.8 triệu
Năm 1995 doanh thu 20.6 tỷ
Năm 1997 doanh thu 29.1 tỷ so với năm trước đạt 141.26%
Năm 1998 doanh thu 30.4 tỷ so với năm trước đạt 104,46%
Năm 1999 doanh thu 30.8 tỷ so với năm trước đạt 101.31%
Năm 2000 doanh thu 35.7 tỷ so với năm trước đạt 119.67%
Năm 2001 doanh thu 43.2 tỷ so với năm trước đạt 120.93%
Năm 2002 doanh thu 51,7 tỷ so với năm trước đạt 119,67%
Năm 2003 doanh thu 58,6 tỷ so với năm trước đạt 113.21%
Năm 2004 doanh thu 56.7 tỷ so với năm trước đạt 96.85%
Năm 2005 doanh thu 64.9 tỷ so với năm trước đạt 114.34%
26-7-1962 Bác Hồ thăm nhà máy
11-4-19977 Đồng chí Lê Duẩn thăm nhà máy
1979 Bác Tôn tặng lẵng Hoa
17-1 –1992 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm nhà máy
Chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo thăm nhà máy
22-11-1992 Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm nhà máy
13-5 –1994 Chủ tịch nước Trần Đức Anh thăm nhà máy
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần về thăm và làm việc với nhà máy
Được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã đến thăm nhà máy tạo ra sự động viên khích lệ to lớn những phần thưởng cá nhân cũng như tập thể hết sức quý báu đối với đội ngũ cán bộ của nhà máy trong từng thời kì đã gặt hái được những phần thưởng cá nhân cũng như tập thể hết sức quý báu.
2 .CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
2.1.Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm sản xuất chính của công ty hiện nay vẫn là sứ dân dụng và sứ cao cấp sản phẩm được kiểm tra về khâu kĩ thuật chất lượng theo tiêu chuẩn cao. Phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với nhiều sản phẩm khác nhau tạo sự phong phú về chủng loại và chất lượng nên phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng của công ty .
Ngoài ra công ty còn sản xuất sứ điện theo đơn đạt hàng hoặc theo yêu cầu của khách hàng về mẫu mã chủng loại kích thước nên giúp ngành điện giảm bớt sức ép nhập khẩu thiết bị điện từ nước ngoài
Về sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu nhờ tận dụng được tiềm năng thiên nhiên của địa phương công ty đã tổ chức khai thác và kinh doanh nguyên vật liệu sản xuất gốm sứ tạo điều kiện cho các làng nghề gốm sứ được chủ động trong khâu nguyên liệu và chủ động tái sinh nguyên liệu như đất sét , cao lanh vv…
Công nghệ sản xuất sứ dân dụng và sứ điện tại công ty Sứ Hải Dương đa số được cơ khí hóa. Trừ một số công việc như tuyển chọn nguyên liệu, đóng bao, tráng men, trang trí là lao động thủ công.
2.2. Quy trình sản xuất sứ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỨ DÂN DỤNG VÀ SỨ ĐIỆN ĐƯỢC
THỰC HIỆN QUA 4 CÔNG ĐOẠN CHÍNH
Sơ đồ 1: (Nguồn phòng kĩ thuật )
Tuyển chọn gia công nguyên liệu
Tạo hình tráng men sản phẩm
Nung sản phẩm
Trang trí sản phẩm
2.2.1. Các công đoạn chính sản xuất thành phẩm.
Tuyển chọn gia công nguyên liệu: Các loại nguyên liệu sau khi được định lượng đúng theo bài phối liệu rồi được tuyển chọn tinh chế nguyên liệu sau đó được gia công phối tạo men hồ đất luyện đất sét, cao lanh và nghiền trộn với nước và phụ gia cần thiết khi sản phẩm đạt đồng nhất vê độ ẩm và thành phần sau đó mới đến khâu tạo hình
Tạo hình tráng men sản phẩm : Đào luyện, Hồ men từ khi gia công nguyên liệu sao đó tạo hình trong khối thạch cao bằng máy hoặc thủ công tạo ra sản phẩm có hình dáng như ý sau đó đến công đoạn tráng men nung sản phẩm
Nung sản phẩm : Bán thành phẩm từ khâu tạo hình rồi đóng bao sau đó nung và phân loại sản phẩm sau khi nung
Trang trí sản phẩm : Sứ trắng từ khâu nung , trang trí theo nhu cầu của thị trường và kế hoạch, xuất vào kho rồi xuất bán hàng
2.2.2. Các công đoạn phụ phục vụ sản xuất các công đoạn chính
Sản xuất khuôn thạch cao: Đá thạch cao sau khi đã tuyển chọn kĩ lưỡng đem bào lấy bột thạch cao rồi sau đó tạo khuôn cấy cho khâu thành hình :
Sản xuất bao nung nguyên liệu : gia công phối liệu đến khâu tạo hình thành bao nung
Sản xuất khí gas : Than sau khi đưa qua lò phát sinh khí than dùng để cấy cho khâu nung sứ trắng
Sản xuất đề can : Từ nguyên liệu là giấy đề can đem in rồi cho vào khâu dán vào sản phẩm
Cơ khí sửa chữa và chế tạo chi tiết nhỏ phục vụ tất cả các khâu sản xuất công nghệ
2.3.Đặc điểm về nguyên nhiên liệu sản xuất
2.3.1. Nguyên liệu sản xuất
Công ty sử dụng những nguyên liệu sau để tạo thành một thành phẩm sứ
Bảng 1 : Các nguyên liệu sản xuất sứ của Công Ty Sứ Hải Dương
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu khác
1
Cao lanh
1
Bi nghiền
2
Đất sét
2
Khuôn hình thạch cao
3
Thạch Anh
4
BaCO3
5
Thuỷ tinh lỏng
6
Phụ gia
2.3.2. Nhiên liệu
Công ty sử dụng nhiên liệu là khí gas hoá lỏng (gas) tuy nhiên vẫn còn sử dụng một số lò đốt bằng than dùng cho các sản phẩm yêu cầu về chất lượng thấp để tiết kiệm giá thành sản phẩm
2.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, tuân thủ các quy định về chế độ quản lý của Nhà nước về Công ty Cổ phần, khi thực hiện chuyển đổi từ Công ty 100% vốn Nhà nước thành công ty Cổ phần thì tổ chức bộ máy Công ty cũng đuợc tổ chức lại, tuy nhiên bộ máy cũ vẫn được sử dụng lại phần lớn, và tổ chức bộ máy của Công ty được cơ cấu như sau
PHÒNG ĐIỀU
HÀNH
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KĨ THUẬT
P.GĐ KĨ THUẬT & SẢN XUẤT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
XÍ NGHIỆP I
XÍ NGHIỆP II
XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SỨ HẢI DƯƠNG
Sơ đồ 2: (Nguồn phòng hành chính)
Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
Đại hội đồng : là hình thức trực tiếp để cổ đông tham gia quản lý Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị : gồm có 05 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát : có 03 người do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành pháp luật, Điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Giám đốc : là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc kỹ thuật :
- Chỉ đạo tổ chức soạn thảo và phê duyệt các hướng dẫn công việc, quy trình kỹ thuật, quy trình an toàn lao động, kế họach sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Sắp xếp, quản lý nguồn lực cần thiết phục vụ cho công tác kỹ thuật để triển khai sản xuất
- Nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu để ổn định công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.. Phê duyệt , chỉ đạo cải tiến thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mới.
- Quyết định ngừng sản xuất, ngừng hoạt động đối với những sản phẩm không đảm bảo yêu cầu chất lượng, những máy thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, không an toàn khi sản xuất
- Chỉ đạo phê duyệt các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các sản phẩm không phù hợp về mặt chất lượng.
- Thường xuyên báo cáo giám đốc và tình hình kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện và chất lượng sản phẩm thực hiện của công ty .
Phòng kĩ thuật:
- Nhận và triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật từ phó giám đốc kỹ thuật
Quản lý kỹ thuật công nghệ, cơ điện, theo dõi và giám sát về chất lượng sản phẩm
- Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy trình công nghệ, cơ điện, các chỉ tiêu và yêu cầu kỹ thuật. Tổ chức kiểm soát thực hiện các hướng dẫn quy trình , chỉ tiêu, yêu cầu kĩ thuật trên dây chuyền sản xuất.
- Phân công, chỉ đạo các kỹ sư, họa sĩ, kĩ thuật viên, kiểm tra viên thực hiện các nhiêm vụ kỹ thuật.
- Nghiên cứu công nghệ, cải tiến thiết bị không ngừng nâng cao chất lương sản phẩm
- Chỉ đạo lập biên bản, xử lý các vi phạm quy trình công nghệ, thiết bị và các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật đã ban hành.
- Chủ trì thiết kế và phát triển sản phẩm., báo cáo Phó Giám đốc kỹ thuật về những hoạt động kỹ thuật trên toàn dây chuyền sản xuất của Công ty, những vấn đề làm ảnh hưởng tới chất lượng và đề xuất biện pháp giải quyết.
Phòng Kế Hoạch:
- Xây dựng kế hoạch chiến lược sản phẩm, kế hoạch kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
- Giao kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý và năm cho các đơn vị thực hiện, kiểm điểm theo dõi công tác thực hiện kế hoạch của các đơn vị đảm bảo cân đối số lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện
- Lập kế hoạch vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất quản lý kho thành phẩm, điều hành xuất nhập sản phẩm theo kế hoạch sản xuất của công ty
Phòng Thị Trường
- Xây dựng kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm, tham mưu đề xuất giá bán,chính sách về giá phù hợp tình hình tiêu thụ kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng cáo và chào hàng.
- Điều hành các hoạt động bán hàng của Công ty
- Đào tạo, giám sát và tác động tới lực lượng bán hàng, đại lý.
- Lựa chọn đại lý trong mạng lưới phân phối
- Quan hệ với khách hàng
Phòng tổ chức hành chính
- Quản lý phân công sắp xếp cán bộ, công nhân theo yêu cầu sản xuất, theo trình độ được đào tạo. Tuyển dụng lao động, phân cấp quản lý lao động
- Xây dựng kế hoạch tiền lương, lập kế hoạch quỹ lương, tiền thưởng hàng tháng , hàng năm
- Xây dựng các mức lao động công nghệ dựa trên thực tế sản xuất và các quy trình công nghệ, cơ điện của công ty, tiêu chuẩn cấp bậc công việc, chức danh công việc
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động theo chính sách, chế độ của nhà nước quy định
- Quản lý hồ sơ lý lịch, xác định các yêu cầu trình độ chuyên môn cho các cán bộ nhân viên trong công ty.
- Tiến hành và tổ chức việc đào tạo tay nghề, hàng năm tổ chức luyện và thi nâng bậc cho công nhân theo quy chế của Công ty
Phòng Tài Chính –Kế Toán
- Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân qũy.
- Hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất lượng , giám sát kiểm tra việc lập hóa đơn, chứng từ thanh toán và lưu trữ hóa đơn chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ chính sách của Nhà nước
Xí nghiệp Dịch Vụ :
- Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, đảm bảo cung ứng cấp phát vật tư kịp thời phục vụ cho sản xuất ổn định, đáp ứng các yêu cầu chất lượng đề ra.
- Tham gia đánh giá lựa chọn người thầu phụ, không chấp nhận hoặc trả lại hàng cho người thầu phụ cung ứng vật tư không đạt yêu cầu được đề ra.
- Sản xuất chế tạo, sủa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp giấy hoa, đề can, màu trang trí cho sản phẩm để đáp ứng được chất lượng yêu cầu và tiến độ thời gian.
- Báo cáo giám đốc những vấn đề cung ứng vật tư liên quan, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Các Xí nghiệp sản xuất
- Nhận và triển khai kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ, thường xuyên báo cáo Giám đốc tình hình sản xuất, tình hình chất lượng của đơn vị.
- Quản lý, kiểm soát và theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất của đơn vị
- Thực hiện các quy định, các quy trình, chỉ tiêu kĩ thuật và sử dụng các hoạt động , biện pháp kĩ thuật nhằm kiểm soát những sản phẩm không phù hợp chât lượng sản phẩm
- Kiểm soát việc xử lý tiếp theo để đảm bảo loại trừ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp
2.5. Đặc điểm về đội ngũ lao động
- Nguồn lao động của công ty có đặc điểm nổi bật là lực lượng lao động dồi dào và tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong một số năm gần đây. Lực lượng lao động được bố trí hợp lý gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp .Trong đó lao động trực tiếp chiếm khoảng 81%
-Phòng tổ chức sắp xếp lao động theo yêu cầu của công việc và phân bổ lao động . Hàng năm công ty có tổ chức thực hiện công tác đào tạo lao động bao gồm : đào tạo nghiệp vụ, bổ túc nâng có tay nghề, vì vậy chất lượng lao động của công ty ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập quốc tế.
Cơ cấu lao động công ty Sứ Hải Dương năm 2005
Tổng số 852 người, trong đó: 441 nữ và 411 nam
Theo trình độ:
Cao đẳng, đại học, trên đại học: 58 người chiếm 6.8 %
Trung cấp, sơ cấp: 9 người chiếm 1.05 %
Bậc 6 22 người chiếm 2.58 %
Bậc 5 201người chiếm 23.59%
Bậc 4 174 người chiếm 17,25%
Bậc 3 và Bậc 3 trở xuống 388 người chiếm 45.53 %
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CẤP BẬC NĂM 2005
( Nguồn phòng hành chính)
Theo độ tuổi :
Dưới 30 tuổi 262 người chiếm 30.75%
Từ 30-45 tuổi 435 người chiếm 51.05%
Trên 45 tuổi 155 người chiếm 18.19%
BIỂU ĐỒ 2 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TUỔI NĂM 2005
( Nguồn phòng hành chính)
2.6 .Đặc điểm về thị trường của Công ty
- Công ty có hai thị trường tiêu thụ chính đó là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Hiện nay Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương có thị trường tương đối lớn từ Bắc vào Nam, nhưng vẫn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh và sứ nhập lậu từ Trung Quốc giá rất rẻ, nhiều mẫu mã. Công ty có khách hàng nằm chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đối với thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là EU và Nhật.Cho đến nay các sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt. Bằng chứng là Công ty đã đạt được các giải thưởng khác nhau trong các Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2002, 2003, 2004. Công ty đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên thương hiệu HaPoCo của Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương đã được nhiều khách hàng chấp nhận.
Đứng trước những thuận lợi đó Công ty đã nhận thức được những khó khăn rủi ro dự kiến ảnh hưởng đến doanh nghiệp đó là:
Rủi ro kinh tế:
Trong năm qua, mặc dù tình hình kinh tế xã hội trong cả nước có nhiều biến chuyển phức tạp, giá cả của nhiều mặt hàng đều biến động tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam năm 2004 vẫn tăng trưởng ở mức cao khoảng 7.5%. Đây là những tín hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng.
Trong năm 2005, nền kinh tế Việt Nam sẽ có rất nhiều biến động như quá trình hội nhập vào WTO, tham gia mạnh vào quá trình toàn cầu hóa … tạo cho nền kinh tế đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời cũng tạo nhiều thách thức trong quá trình cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ trong quá trình hội nhập thị trường trong và ngoài nước. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trong năm 2005, cho nên nền kinh sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng tạo sức ép không nhỏ đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ nói chung và Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương nói riêng.
Rủi ro cạnh tranh:
Khi chuyển sang Công ty Cổ phần khó khăn lớn nhất của Công ty là phải cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, do vậy sức ép cạnh tranh về việc làm rất lớn. Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường công ty phải cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc bằng cách khẳng định chất lượng vượt trội của mình và các ưu điểm kinh tế khác.
Rủi ro tỷ giá:
Trong năm 2004, giá cả các mặt hàng tăng mạnh so với năm 2003. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2004 tăng 9,5% so với năm 2003 và là chỉ số tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Giá cả nhiều loại nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế tăng mạnh trong năm 2004, gây áp lực tăng giá cả với các mặt hàng trong nước. Giá cả xăng dầu, Gas trên thị trường thế giới biến động tăng làm tăng chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất và tăng giá cả tiêu dùng. Tính mức giá bình quân các mặt hàng tăng 7.7% so với năm 2003.
Chỉ số lạm phát 9,5 % trong năm 2004 là áp lực ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngành kinh tế nói chung, và ngành sành sứ thủy tinh nói riêng. Lạm phát biến động lớn dẫn đến chí phí đầu vào gia tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro khác:
Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng bởi nhũng rủi ro khác như biến động giá cả, biến động kinh tế xã hội thế giới, chiến tranh, bệnh dịch… làm cho các các khách hàng truyền thống giảm sút và thị trường tiềm năng mất ổn định. Những rủi ro này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến Công ty.
Khi chuyển sang Công ty Cổ phần, áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông phải đảm bảo ở mức cao hơn mức tiền gửi tiết kiệm dài hạn, vì vậy việc sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực về vốn, nhân lực để có lợi nhuận đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông là một khó khăn thách thức đối với Hội đồng quả trị và Ban điều hành công ty trong thị trường không ổn định và tính cạnh tranh ngày càng tăng
5. Đặc điểm máy móc thiết bị.
Do đặc điểm máy móc thiết bị quy trình công nghệ không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã sản phẩm. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty trên thị trường cho nên vấn đề này được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng như quản lý của công ty.
Máy móc thiết bị của công ty có đặc điểm là bên cạnh máy móc thủ công của dây chuyền sản xuất của Trung Quốc có từ khi thành lập nhà máy nhưng công suất vẫn ổn định và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mà còn có những thiết bị khá hiện đại như lò Tuy-nen nung sứ trắng, đây là những dự án có từ lâu nhưng phải đến năm 2000 mới thực hiện được. Đó là việc lắp lò nung Tuy-nen mới, mở ra khả năng tăng trưởng cho sản xuất các mặt hàng nhanh gấp 2 lần so với trước đây về khả năng nung sứ trắng của công ty. Công ty còn lắp đặt một con lăn mới của Italia, lò nung hoa theo phương thức hiện đại với công suất 1.500.000 sản phẩm/tháng sẽ giúp cho khâu cuối cùng của toàn bộ dây chuyền sản xuất giải phóng nhanh các mặt hàng sau khi trang trí. Đầu tư lắp ráp tiếp các thiết bị mới cho khâu thành hình với công suất lớn hơn, đồng bộ hơn, lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy hoa, và đề can..
Như vậy sau năm 2004 Công ty được đổi mới cơ bản về các thiết bị quan trọng một cách tương đối đồng bộ và chất lượng sản phẩm hơn hẳn mấy chục năm qua.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ HẢI DƯƠNG.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Bảng 1: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm
từ 2001- 2005 Đơn vị tính: đồng
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
1
Doanh thu thuần
43.298.283.734
51.781.923.811
58.624.768.592
56.613.267.910
64.679.574.120
2
Vốn kinh doanh
14.065.155.877
14.886.239.477
14.165.022.428
18.183.733.326
21.654.421.503
3
Vốn nhà nước
13.020.883.069
13.515.651.189
12.765.052.932
21.660.972.160
10.897.500.000
4
Lợi nhuận trước thuế
1.465.079.841
273.971.909
131.161
-3.464.793.204
1.860.039.569
5
Các khoản nộp ngân sách
Trong đó:
3.3341.593.763
1.6.437.419
- Thuế GTGT
2.358.949.168
- Thuế thu nhập DN
395.717.000
Thu sd vốn NS
300.000.000
6
- Thuế nhập khẩu
34.120.595
- Thuế đất
201.107.000
- Các loại thuế khác
13.066.100
7
Nợ phải trả
Trong đó:
37.999.748.534
54.879.191.799
49.461.970.619
58.231.447.5111
45.429.866.769
- Nợ ngắn hạn
16.856.975.251
24.951.412.722
22.805.042.140
36.067.667.512
28.583.491.004
- Nợ dài hạn
19.648.858.281
28.790.924.137
25.165.428.801
20.150.101.179
15.280.616.483
- Nợ khác
1.493.915.002
1.136.854.940
1.491.499.678
2.013.678.811
1.565.759.282
8
Nợ phải thu
Trong đó:
5.007.942.150
4.609.870.163
4.217.586.465
5.965.613.676
Nợ khó đòi
9
Lao động bình quân (người)
943
971
971
873
852
10
Thu nhập bình quân đồng/ người/ tháng
1.039.954
1.053.095
1.003.695
993.870
1.125.620
Biểu đồ: Doanh thu của Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương trong 5 năm gần đây
Bảng3 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 5 (2001-2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
1.Bố trí cơ cấu vốn tài sản và Nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản cố đinh/ Tổng tài sản
%
61.53
62.29
56.92
61.58
54.39
Tài sản lưu động /Tổng tài sản
%
38.47
37.71
43.08
38.42
45.61
2.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng số vốn
%
63.62
78.51
77.21
68.92
67.19
Nguồn vốn CSH/TNV
%
36.38
21.49
22.79
31.08
32.81
2.Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
1.57
1.27
1.29
0.61
1.49
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
2.34
1.05
1.21
1.22
1.08
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0.12
0.75
0.91
0.46
0.14
Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Lần
1.79
1.50
1.45
1.74
1.69
3. Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/DT
%
3.85
0.14
2.86
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DT
%
2.62
0.09
2.06
3.2 Tỷ suất lợi nhuận / Tổng TS
Tỷ suât lợi nhuận trước thuế/TTS
%
3.83
0.1
2.75
Tỷ suât lợi nhuận sau thuế/TTS
%
2.61
00.7
1.98
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vôn chủ sở hữu
%
7.16
0.33
6.04
Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương tuy làm ăn có hiệu quả, nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn về tài chính, đặc biệt là các khoản nợ phải trả của Công ty còn cao như nợ ngắn hạn. Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty chưa hợp lý, lượng vốn lưu động để kinh doanh thiếu vốn lưu động được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn, điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh và khả năng thanh toán khả năng an toàn về tài chính. Trong năm 2003 do doanh thu xuất khẩu và sứ cách điện so với cùng kì năm trước đạt thấp: vật tư đầu vào tăng mạnh, nhất là giá mua nhiên liệu (PLG và than cục 4a0, điện, hóa chất ,nước vàng kim … tiền lương, BHXH và kinh phí công đoàn phải nộp tăng 38,09% lãi về vay vốn sản xuất kinh doanh và vay vốn đầu tư tài sản cố định phải trả hàng tháng lớn. Trong khi đó giá bán sản phẩm hàng hóa không tăng được (thậm chí năm 2003 công ty phải tiếp tục hạ giá một số sản phẩm :sứ cách điện và sứ dân dụng sản xuất bằng nguyên liệu dân dụng thường.. Do vậy làm cho kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003 đạt hiệu quả chưa cao
Sản xuất kinh doanh 2004 doanh thu và sản lượng đạt thấp và phát sinh lỗ, nguyên nhân chủ yếu là giá cả vật tư , chi phí đầu vào có lượng tiêu hao lớn tăng mạnh ( giá nguyên liệu tăng so với năm 2003 LPG tăng 19,5 % ; Than cuc 4 tăng 35.1% . nước sản xuất tăng 27,2% vật tư nhập khẩu như nước vàng kim tăng 12.3 % …. ) .Tổng mức vay vốn lưu động năm 2004 so với năm 2003 tăng 38.03 % lãi phải trả về vay vốn lưu động năm 2004 là trên 948 triệu đồng tăng 77.,59%; lãi phải trả về vay vốn đầu tư của các công trình đã đưa vào sản xuất kinh doanh năm 2004 là trên 961 triệu đồng
Sản xuất kinh doanh năm 2005 doanh thu và lợi nhuận đạt khá, hiệu quả của một đồng vốn đã phát huy được trong sản xuất kinh doanh kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 đạt được như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Do giá dầu tăng cao làm giá mua một số vật tư chủ yếu và có lượng tiêu hao lớn trong sản xuất kinh doanh tăng cao, vật tư nhập khẩu tăng do giá vàng và tỉ giá giữa USD /VNĐ tăng; lãi suất vay vốn ngân hàng tăng từ quý I năm 2005 trở đi làm số tiền lãi vay năm 2005 phải trả tăng, chiết khấu lớn.
Biện pháp khắc phục của công ty là thay khí gas than thay cho đốt bằng LPG của O7 lò con thoi và một phần nguyên liệu đốt lò tuy nel Đức đây là một giải pháp quan trọng để giảm tác động của việc tăng giá vật tư và chi phí đầu vào và hạ thấp chi phí và giảm giá thành trong sản xuất kinh doanh
Với các giải pháp quan trọng nêu trên nên kết quản sản xuất kinh doanh đạt khá doanh thu năm 2005 đạt 64.921.933.537đồng. so với._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32271.doc