Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu mua và xuất khẩu ở Tổng Công ty XNK nông sản và thực phẩm chế biến giai đoạn 2002-2005

Mục lục Lời nói đầu “ Hướng về thu mua và xuất khẩu “ đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả là hai chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong việc chỉ đạo hướng nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chú trọng đến việc khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả đi đôi với việc tái đầu tư và phát tr

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu mua và xuất khẩu ở Tổng Công ty XNK nông sản và thực phẩm chế biến giai đoạn 2002-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển ngành nông nghiệp, hình thành công nghệ mới sau thu hoạch-chế biến nông sản. Nông sản qua chế biến nhận được là một trong những mặt hàng tiềm năng có thể xuất khẩu với số lượng lớn trong những năm tới. Vì vậy cần phải đẩy mạnh hoạt động thu mua và xuất khẩu hàng nông sản, từ đó góp phần tích luỹ vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoái đất nước. Trong bối cảnh đó Tổng công ty đã đưa ra mặt hàng nông sản qua chế biến vào danh mục mặt hàng xuất khẩu, song chưa phát huy được tiềm năng vốn có, và hiệu quả chưa cao. Trước nhu cầu đòi hỏi thực tế của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản qua chế biến, với kiến thức đã được trang bị tại nhà trường, những hiểu biết qua phương tiện thông tin đại chúng, sau thời gian tham gia tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập tại Tổng công ty, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu mua và xuất khẩu ở Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến giai đoạn 2002-2005”. ChươngI: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động kinh doanh thu mua và xuất khẩu. ChươngII: thực trạng kinh doanh thu mua và xuất khẩu hàng hoá. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu mua và xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2002-2005. Với thời gian thực tập chưa nhiều, tư liệu báo cáo, tổng kết và thống kê chưa đầy đủ, kinh nghiệm và thực tế và sự hiểu biết bản thân còn hạn chế, do vậy em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cac thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng, các cán bộ phòng kinh tế tổng hợp của Tổng công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. CHương I Những vấn đề lý luận chung về hoạt động kinh doanh thu mua và xuất khẩu. i. Khái niệm hoạt động thu mua và xuất khẩu hàng hoá. 1. Khái niệm hoạt động thu mua và xuất khẩu nông sản a. Khái niệm hoạt động thu mua. Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu. b. Khái niệm của hoạt động xuất khẩu. Từ sự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế có thể nói: thương mại quốc tế là một hình thức kinh doanh quan trọng và là hình thức đầu tiên của kinh doanh Quốc tế. Nó phản ánh mối quan hệ mua bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và trên toàn cầu và do đó nó là chìa khoá mở ra quan hệ kinh doanh quốc tế của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu nông sản là một mặt quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia và phần còn lại của thế giới. Nó là quá trình bán hàng hoá của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm thu ngoại tệ. 2. Đặc điểm của hoạt động thu mua và xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty a. Đặc điểm của hoạt động thu mua hàng nông sản. Nguồn hàng xuất khẩu nông sản của công ty là toàn bộ hàng hoá của một doanh nghiệp, một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảo điều kiện xuất khẩu (đảm bảo những yêu cầu về chất lượng quốc tế). Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu nông sản là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản xuất kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu. Như vậy công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu có thể được chia làm hai loại hoạt động chính: + Loại hoạt động sản xuất và tiếp tục sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì hoạt động này cơ bản và quan trọng nhất. + Loại hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu thường do các tổ chức ngoại thương làm chức năng trung gian cho xuất khẩu hàng hoá. Công tác thu mua tạo nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Thông qua các đại lý thu mua hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp chủ động ổn định được nguồn hàng. Đẩy mạnh công tác thu mua tạo nguồn hàng là một trong những chiến lược của doanh nghiệp nhất là trong tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt. b. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu nông sản. Bản chất hoạt động xuất khẩu nông sản và hoạt động mua bán trong nước đều là một quá trình trao đổi hàng hoá, đó là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá của người sản xuất hoặc người bán. Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi thì hoạt động xuất khẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý, các đặc điểm đó là: Thứ nhất: khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán... Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp. Thứ hai: thị trường trong nước kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt qua phạm vi biên giới quốc qia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn, có nhiều nhân tố ràng buộc hơn. Thứ ba: hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn thì mới có hiệu quả. Thứ tư: các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng... đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. 3. Vai trò của thu mua và xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty a. Đối với nền kinh tế quốc dân. Thu mua và xuất khẩu nông sản của Tổng công ty có vai trò to lớn đối vơí sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc qia. Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực kinh doanh này. Thông qua thu mua và xuất khẩu có thể làm ra tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân. Nước ta là nước có trình độ thấp, thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, khả năng quản lý, chỉ có tài nguyên thiên nhiên và lao động chiến lược hướng về thu mua và xuất khẩu thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút vốn và kỷ thuật nước ngoài, kết hợp với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút gắn khoảng cách chênh lệch với các nước giàu. Với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, chính sách kinh tế thu mua và xuất khẩu phải được coi là chính sách có tầm quan trọng chiến lược, phục vụ quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Đối với mỗi quốc gia cũng như nước ta thu mua và xuất khẩu thực sự có vai trò quan trọng. Thu mua và xuất khẩu nông sản tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá cho đất nước. Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta phải nhập khẩu một lượng máy móc, trang thiết bị hiện đại từ bên ngoài. Nguồn vốn để ngập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu, vay viện, trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay thì phải trả, nguồn vốn viện trợ và đầu tư nước ngoài có hạn. hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy thu mua được thì mới có hàng để xuất khẩu theo đó thì mới có nhập khẩu. Thu mua và xuất khẩu nông sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới và là tất yếu đối với nền kinh tế nước ta. Ngày nay, đa số các nước đều lấy kinh tế thế giới làm cơ sở để tổ chức sản xuất. điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thu mua và xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội thuận lợi phát triển. Thu mua và xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển. Thu mua và xuất khẩu góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thu mua và xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Thị trường thế giới là thị trường rộng lớn song cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển trên thị trường thế giới đòi hỏi người nông dân và các doanh nghiệp luôn có sự đổi mới luôn có sự đổi mới về sự canh tác, tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng công nghệ để sản xuất. Thu mua và xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động với thu nhập tương đối, nâng cao đời sống người lao động, tăng thu nhập quốc dân. Thu mua và xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa người nông dân với doanh nghiệp và với các bạn hàng trên thế giới. Hướng về thu mua và xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút gắn chênh lệch về trình độ phát thiển của Việt Nam đối với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ một nước nào, đẩy mạnh được công tác thu mua và xuất khẩu thì nền kinh tế có phát triển cao. b. Đối với doanh nghiệp. Thông qua thu mua và xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng 4. Nội dung của hoạt động thu mua và xuất khẩu. 4.1. Nội dung của hoạt động thu mua. Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là hệ thống các công việc, các nghiệp vụ được thể hiện qua các nội dung sau: + Muốn tạo ra được nguồn hàng ổn định, nhằm củng cố các nguồn hàng, doanh nghiệp địa phương cần phải nghiên cứu các nguồn hàng thông qua việc nghiên cứu tiếp thị thị trường. Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ thị trường, dự đoán được xu hướng biến động của hàng hoá, hạn chế được rủi ro của thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác ổn định nguồn hàng trong thời gian hợp lý, làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu còn nhằm xác định mặt hàng dự định kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp có phù hợp đáp ứng những yêu cầu của thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hay không, giúp người sản xuất điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nước ngoài. Mặt khác, nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu phải xác định được giá cả trong nước so với giá cả quốc tế như thế nào. Sau khi đã tính đủ chi phí mua hàng, vận chuyển, bao gói... Thì lợi nhuận thu về bao nhiêu cho doanh nghiệp, vì vậy nó sẽ quyết định đến chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp địa phương. + Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu. Xây dựng hệ thống thu mua hàng thông qua các đại lý và chi nhánh cho mình, doanh nghiệp địa phương sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua nâng cao năng xuất và hiệu quả thu mua. Lựa chọn nhiều kênh thu mua, kết hợp nhiều hình thức thu mua, là cơ sở tạo ra nguồn hàng ổn định và hạn chế những rủi ro trong thu mua hàng xuất khẩu. + Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Phần lớn khối lượng hàng hoá được mua bán giữa các nhà ngoại thương với nhà sản xuất hoặc các chân hàng đều qua hợp đồng thu mua, đổi hàng gia công. Do vậy, việc ký kết hợp đồng có ý nghĩa trong công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Dựa trên những thoả thuận và tự nguyện mà các bên ký hợp đồng, đây là cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra bình thường. + Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu. Sau khi ký hợp đồng với các chân hàng và các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp ngoại thương cần phải lập được các kế hoạch thu mua, tiến hành sắp xếp các phần việc phải làm và chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo kế hoạch. + Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu. 4.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động hết sức phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Hoạt động xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu giàng buộc lẫn nhau, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải hết sức thận trọng, linh hoạt để bắt được thời cơ, giảm rủi ro và thu được lợi nhuận cao nhất. Tuỳ theo các hình thức xuất khẩu khác nhau mà số bước thực hiện cũng như cách thức tiến hành có những nét đặc trưng riêng. a. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nhận ra được qui luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung ứng, giá cả trên thị trường. Qua đó giúp các nhà kinh doanh giải quyết được nhưng vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra được nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing. Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường. Việc nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước và nghiên cứu khái quát và nghiên cứu tưngf chi tiết của thị trường. + Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp những thông tin về qui mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị-luật pháp, khoa học công nghệ, môi trường văn hoá-xã hội, môi trường sinh thái... + Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán mua bán, những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. +Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp chính: Phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại thị trường. Phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin từ các nguônf tài liệu đã được xuất bản công khai và lý các thông tin đó. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua cách tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được. ã Thông thường nghiên cứu thị trường bao gồm các công việc sau: + Phân tích tình hình cung: Trước hết cần nắm tình hình cung, đó là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã, đang và có khả năng bán ra trên thị trường, cần xem xét giá cả trung bình, sự phân bố hàng hoá và tình hình sản phẩm của công ty đang ở gian đoạn nào trên thị trường, xem xét tính cạnh tranh của mặt hàng đó. + Phân tích tình hình cung cầu. Từ những thông tin về hàng hoá trên thị trường mà cần xác định trên sản phẩm nào có thương mại hoá được. Vì vậy cần xác định: -Người tiêu dùng là ai, tuổi, giới tính, nghề nghiệp Lý do mua hàng của khách hàng Nhịp điệu mua hàng của khách hàng. Ai có khả năng trở thành người tiêu dùng hàng hoá của công ty. + Phân tích những điều kiện của thị trường: phải phân tích cẩn thận các điều kiện mà việc thương mại hoá sản phẩm của công ty có thể gặp như cơ chế về quản lý, về tài chính, kỹ thuật, về con người và tâm lý... + Lựa chọn đối tác buôn bán: Để lựa chọn đối tác buôn bán có hiệu quả nên tìm hiểu những nội dung sau: Quan điểm kinh doanh của đối tác. Lĩnh vực kinh doanh của đối tác. Khả năng về vốn và cơ sở vật chất của họ. Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ. Những người chịu trách nhiệm tronh kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của họ đối với công ty. b. Lập phương án kinh doanh. Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh phải lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xác định phương án bao gồm: + Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ phức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. + Lựa chọn mặt hàng, thời cơ điều kiện và phương án kinh doanh. Sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan. + Đề ra được mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán là bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào. + Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Những biện pháp này bao gồm đầu tư vào sản xuất, cải thiện mẫu mã vao bì hàng hoá, ký hợp đồng kinh tế, tham gia vào hội trợ quốc tế, tổ chức quảng cáo, mở rộng mạng lưới đại lý, lập chi nhánh ở nước ngoài. + Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: Chỉ tiêu tỉ xuất ngoại tệ. Chỉ tiêu tỉ xuất lợi nhuận. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn. Điểm hoà vốn. c. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Tạo hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản xuất kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuyển cần thiết cho xuất khẩu. Như vậy công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu có thể chia thành hai loại hoạt động chính: + Loại những hoạt động sản xuất và tiếp tục sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì hoạt động này cơ bản quan trọng nhất. + Loại những hoạt động nhgiệp vụ công tác tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, thường do các tổ chức ngoại thương làm chức năng trung gian cho xuất khẩu hàng hoá. 5. Các hình thức thu mua và xuất khẩu chủ yếu. a. Thu mua và xuất khẩu trực tiếp. Là hình thức giao dịch trong đó người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau để thoả thuận, bàn bạc về hàng hoá, giá cả các giao dịch khác. b. Thu mua và xuất khẩu gián tiếp. Là hình thức mà mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán và người mua về việc qui định các điều kiện mua bán đều phải thông qua người thứ ba và người thứ ba được gọi là người trung gian mua bán. c. Buôn bán đối lưu. Là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá trao đổi là tương đương nhau. d. Đấu thầu quốc tế. là hình thức giao dịch đặc biệt, người mua (người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua để người bán (người dự thầu) báo giá cả và các điều kiện thanh toán. Sau đó người mua chọn người bán giá rẻ nhất và điều kiện phù hợp với điều kiện thanh toán. e. Gia công quốc tế. Là hình thức kinh doanh trong đó người đặt gia công ở nước ngoài sẽ cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu hàng và định mức cho người nhận gia công ở nước ngoài, người nhận gia công sẽ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ đem lại cho người đặt gia công và nhận gia công mọt khoản tiền gọi là phí gia công. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thu mua và xuất khẩu của doanh nghiệp. 1. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh. a. Môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, ai thoả mãn nhu cầu tốt và hiệu quả hơn thì người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng pháp luật là nhiệm vụ của chính phủ trong điều kiện đó vừa mở ra các cơ hội để doanh nghiệp kiến tập hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp vượt lên phía trước “vượt qua đối thủ”. Điều kiện để cạnh tranh và các thành phẩm tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để vượt lên phía trước tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần phải xác định cho mình được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. b. Môi trường kinh tế và công nghệ. ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này qui định cách thực hiện doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ khác nhau và thậm chí, dẫn tới yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. + Mức độ toàn dụng nhân công. + Cơ sở hạ tầng nền kinh tế. + Trình độ trang thiết bị kỹ thuật. + Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. +Lạm phát và khả năng điều chỉnh nền kinh tế. + Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi. + Tỉ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia. + Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở, đóng cửa nền kinh tế. + Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. c. Môi trường pháp luật chính trị. Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản của môi trường này thường được lưu ý. + Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của đảng cồm quyền. + Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm mục tiêu của chính phủ và khả năng điều hành của chinhs phủ. + Mức độ ổn định chính trị xã hội. + Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội, thái độ phản ứng của dân chúng. + Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của nó hiệu lực thực hiện pháp luật trong đời sống kinh tế xã hội. d. Những yếu tố ảnh hưởng khác. Sức mạnh, uy tín, kinh nghiệm thu mua và xuất khẩu của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn, đó chính là các yếu tố thuộc môi trường doanh nghiệp. 2. Tiềm lực của doanh nghiệp. Cơ hội và tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp cụ thể. Một cơ hội có thể trở thành hấp dẫn đối với doanh nghiệp này, nhưng có thể là hiểm hoạ với doanh nghiệp khác vì những yếu tố tiềm lực bên trong của các doanh nghiệp. Tiềm lực phản ánh các yếu tố mang tính chất chủ quan và dường như có thể kiểm soát được ở một mức độo nhất định nào đó mà donh nghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến, có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay một bộ phận. Trong thực tế, các yếu tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp thay đổi với tốc độ chậm hơn so với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh và có thể hạn chế khả năng phản ứng của doanh nghiệp Đánh giá, phân tích tiềm lực của doanh nghiệp có thể chia thành một số yếu tố cơ bản sau: a. Tiềm lực tài chính: Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động và kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu sau: ã Vốn chủ sở hữu: Độ lớn (khối lượng) tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và qui mô cơ hội có thể khai thác. ã Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp... phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp là khác nhau, yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp. ã Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: chỉ tiêu này được tính theo phần trăm từ nguồn lợi nhuận thu được dành cho bổ sung nguồn vốn tự có. Phản ánh khả năng tăng trưởng với tiềm năng và qui mô kinh doanh mới. ã Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường biến động, thậm chí rất lớn. Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh nghiệp trong kinh doanh. ã Khả năng trả nợ gắn hạn và dài hạn: gồm khả năng trả lãi cho nợ dài hạn (từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ gắn hạn-thường thể hiện vòng quanh vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng quay tài khoản thu chi... phản ánh mức độ (lành mạnh) của tài chính doanh nghiệp, có thể liên quan trực tiếp tới phá sản hay vỡ nợ. ã Khả năng về sinh lời: Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể qua các chỉ tiêu cơ bản: phần trăm lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất thu hồi vốn đầu tư. b. Nguồn nhân lực. Trong kinh doanh con người là yếu tố ban đầu để đảm bảo thành công. Khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp, Kenichi Ohmec đã đặt con người ở vị trí số một trên cả vốn và tài sản. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản kỷ thuật, công nghệ... một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Đánh giá và phát triển tiềm năng của con người trở thành một nhiệm vụ yêu tiên mang chiến lược trong kinh doanh. Các yếu tố quan trọng trong lực lượng lao động: ã Lực lượng lao động có năng xuất, có khả năng phân tích và sáng tạo: liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp ứng cao nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh một người phải hội tụ đủ các yếu tố: tố chất, kiến thức, kinh nghiệm. ã Chiến lược con người phát triển nguồn nhân lực: liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp với con người. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích ghi của kinh tế thị trường. Chiến lựoc này không chỉ liên quan đến những vấn đề đội ngũ lao động xã hội nhằm nâng cao chất luượng nguồn nhân lực ã Trình độ tổ chức, quản lý. Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý cần chú ý. Bởi vì, mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu, mỗi hệ thống là một tập hợp các bộ phận thoả mãn ba điều kiện. + Hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng tới hành vi của toàn bộ phận. + Cách thức hoạt động và kết quả thực hiện của mỗi bộ phận trên thực tế các ảnh hưởng tới kết quả toàn bộ hệ thống nhưng không chỉ mình nó mà luôn phụ thuộc ít nhất vào cách thức và kết quả của một phần tử khác. + Hệ thống luôn được hình thành bởi các phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con. Các tập hợp này xuất hiện trong tập hợp lớn với tư cách là các phần tử có cả hai tính chất trên. Nói một cách khác, không thể chia cách một hệ thống các bộ phận có ảnh hưởng độc lập với nó. Và kết quả thực hiện của hệ thống doanh nghiệp không chỉ là tổng kết thực hiện của các bộ phận chức năng, nghiệp vụ được xưm xét riêng biệt, mà nó hàm số của tương tác giữa chúng. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của bộ phận tạo thành tổn thể nên sức mạnh thật cho doanh nghiệp. c. Tiềm lực vô hình. Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quết định mua hàng của khách hàng. Vô hình bởi người ta không lượng hoá được một cách trực tiếp mà phải đo qua các tham số trung gian. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có. Tuy có thể được hình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp. Có nhiều nội dung khác nhau để sử dụng khi xác định và phát triển tiềm lực vô hình. ã Hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: Một hình ảnh tốt doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng, giá cả... Sự cảm tình, tin cậy, hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp được nhiều cho việc ra quyết định có tính ưu tiên khi mua hàng của khách hàng. ã Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá: Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp thường liên quan đến khả năng bán các dòng sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến một loại sản phẩm với nhãn hiệu cụ thể của doanh nghiệp. Mức độ đạt được về thứ bậc trong “năm mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hoá” trên thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng. Nhãn hiệu ở thứ bậc cao , khả năng bán hàng càng tốt. ã Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp: Hình ảnh và uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng “ cao cấp nhất”, trong các hợp đồng lớn hoặc trong giao dịch bán hàng trong các doanh nghiệp nhỏ. Mở rộng ra, còn liên quan đến cá nhân người bán hàng ở các cấp. Thực chất, liên quan đến cái tình trong bán hàng và uy tín, quan hệ cá nhân trong kinh doanh, thể hiện mối quan hệ xã hội, tính nhân văn, văn hoá trong quan hệ thương mại. Có thể toạ ra các bạn hàng trung thành với doanh nghiệp hoặc một bộ phận, một các nhân trong doanh nghiệp. d. Khả năng k._.iểm soát nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp. Yếu tố này ảnh hưởng tới đầu vào của doanh nghiệp cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Các kế hoạch Marketing nói chung và các tham số điều khiển kinh doanh thường được xây dựng theo tình hình thực tại thời điểm xây dựng kế hoạch. Tuy có tính đến biến động của thị trường, song không thể vượt qua xây dựng kế hoạch. Tuy có tính đến biến động của thị trường, song không thể vượt qua một tỉ lệ biến động nào đó. Sự thay đổi quá mức của “đầu váo” sẽ ảnh hưởng đến giá cả, chi phí, thời điểm giao hàng, khối lượng cung cấp... đã được tính đến trong hợp đồng đầu ra. Không thực hiện tốt được khâu này có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Vai trò của các hợp đồng thu mua và xuất khẩu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Tổng công ty. Hợp đồng thu mua và xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. + Hợp đồng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. + Hợp đồng tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. + Hợp đồng thu mua và xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế từ qui mô. + Hợp đồng thu mua và xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cuờng hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. + Hợp đồng tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hợp đồng cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều so vơí khả năng sản xuất của quốc gia đó. + Hợp đồng có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. + Hợp đồng tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân. + Hợp đồng là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như là du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế... phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tạo diều kiện thuận lợi cho hoạt động thu mua và xuất khẩu phát triển.. + Hợp đồng giúp cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng. + Hợp đồng khuyến khích các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh. 4.Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. + Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu đã đạt được kết quả to lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trên 20% năm. Kinh ngạch xuất khẩu qua các năm không giảm, thậm chí vẫn tăng khi các nước trong khu vực ASIAN chỉ tăngchút ít hoặc không tăng mà còn giảm. Bảng số liệu sau thể hiện điều đó. Bảng 1: Giá trị xuất khẩu từ năm 1995-2000. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 xuất khẩu 4054 5198 7330 8956 9356 9875 Tỷ trọng trong GDP 26,1 25,6 31,5 35,5 39,3 42,5 Nguồn: Tạp trí khoa học thương mại 4-1999 Số 1-1999. TRong đó xuất chính ngạch : 9,304 triệu USD, tiểu ngạch: 48 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăn dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Tỷ trọng của bốn nhóm hàng dệt, may, giầy, dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử trong kim ngach xuất khẩu tăng tử 27,8% lên 31,0% (Trong khi điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn gay gắt trong năm 1998). Những nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế chủ lực (gồm dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, cao su, hạt điều...) chỉ còn chiếm 45% trong kim ngạch xuất khẩu (năm 1997 chiếm 50%) Bảng 2: Gía trị xuất khẩu của một số mặt hàng năm 1999-2000 Thứ tự Mặt hàng Đơn vị Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 1 Lạc nhân 1000 tấn 127 8 2 Cao su 194 158 3 Cà phê 283 308 4 chè 207,55 34 5 Hạt tiêu 15 6 Hạt điều nhân 29 7 Gạo 3,003 3,5 8 Than 3,647 3,163,12,1 9 Dầu thô 8,705 850 10 Hàng thuỷ sản Triệu USD 8,701 850 11 Hàng dệt may Tỷ USD 651 960 12 Dầy dép Triệu USD 830 476 13 Hàng diện tử 110 14 Hàng thủ công mỹ nghê. 156 Nguồn: Tạp chí thương mại số 3+4 Trong giá trị xuất khẩu đạt được của năm 2000, xuất khẩu chính ngạch đạt 9,304 tỷ USD, xuất khẩu tiếu ngạch: 48 triệu USD. Xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: 7,314 triệu USD. Có vốn đầu tư nước ngoài 1990 triệu USD. - Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực: Với sự hỗ trợ của chính phủ ở kim ngạch xuất khẩu vào 11 nước bạn hàng năm 2000 đã tăng 28,9% so với 1999, vào Bắc Mỹ tăng 63% (riêng vào Mỹ tăng 71,5%). Bảng 3: Sự thay đổi thị trường xuất khẩu năm 1999-2000. Đơn vị: Nghìn USD Thị trường Kim ngạch xuất khẩu 1999 (nghìn USD) Kim ngạc xuất khẩu 2000 (nghìn USD) Thay đổi Tỷ trọng trong xuất khẩu 1999 Tỷ trọng trong xuất khẩu 2000 1. Mười bạn hàng chủ yếu tại Châu á 5.527.789 5372.750 -2,8% 63,1% 57,6% 2. Riêng ASIAN 1.786.453 2.119.094 +23,1% 20,1% 23,6% 3. Bắc Mỹ 336.855 548.729 +63,0% 3,8% 5,0% 4. Mười bạn hàng chủ yếu tại Châu Âu 1.432650 2.488.103 +28,0% 22,0% 26,7% Nguồn: Thống kê Hải quan. Sự tăng trưởng xuất khẩu vào Châu Âu, Bắc Mỹ đã bù đắp đáng kể cho sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á và giữ kim ngạch xuất khẩu chung, trong năm 2000 tăng 2,4% so với năm 1999. Như vậy, đến năm 1999 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là với cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ năm 1997-1998, nhưng giá trị xuất khẩu, mặt hàng và thị trường xuất khẩu vẫn tăng và chuyển biến theo hướng tích cực. Có được thành công đó nhờ vào nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu của chíng phủ đồng thời cũng nhờ vào sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp. 5.Vai trò của xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường Cạnh tranh là một qui luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ngày nay, các doanh nghiệp đều coi cạnh tranh như là một phương thức để tồn tại và phát triển vì vậy cạnh tranh càng quyết liệt hơn. Trong kinh doanh hiện đại, cạnh tranh là qui luật tất yếu và rất quyết liệt. Các doanh nghiệp luôn luôn cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ của mình và việc đó phần nào đồng nghĩa với việc xâm chiếm và lấn át thị trường của các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng. ở nước ta trong những năm gần đây, việc chuyển hướng nền kinh tế sang cơ chế thị trường và tự do cạnh tranh đã thay đổi lớn trong cung cách, phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp giờ đây hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh. Mặt khác, do tác động của các chính sách cải cách trong nền kinh tế đang diễn ra sự cải tổ cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ phát triển , điều đó khiến các doanh nghiệp phảit hay đổi cách thức hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp với xu hướng nền kinh tế thị trường. Với nền kinh tế sản xuất hiện đại và quá trình cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các nhà kinh doanh đang đứng trước thử thách to lớn trong việc nắm bắt và thích ghi với trào lưu của thời đại. Bất cứ nhà kinh doanh nào cũng có thể nhanh chóng bị bỏ lại phía sau nếu không nắm bắt được thị trường. Đồng thời phạm vi cạnh tranh có tính chất toàn cầu lại tạo cơ hội cho bất cứ nhà kinh doanh nào cũng có thể chiếm lĩnh được thị trường nếu họ nhạy bén phát hiện ra tronh xu thế của thị trường “kẻ hở” của thị trường để len chân vào. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở rộng mau lẹ trên mọi lĩnh vực kinh doanh vì thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thay đổi rất nhanh. Doanh nghiệp nào không nhận thức được điều đó, không nổ lực nhanh chóng sẽ bị tụt xuống thứ hạng thấp hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp muốn thành công thì không những giành một phần thị trường mà hơn thế nữa nó phaỉ vươn lên nằm trong nhóm doanh nghiệp mà dẫn đầu trong lĩnh vực mà nó tham gia “liên tục phát triển” đó là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào đang hoạt động thương mại. Trong nền kinh tế mà cạnh tranh được coi là linh hồn của thị trường thì doanh nghiệp dẫu là bảo toàn ddược nguồn vốn cũng được coi là một sự tụt lùi của một doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện nênf kinh tếthị trường. Phát triển mở rộng thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để mọi tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà khẳng định vị trí và vai trò của doanh nghiệp trên thương trường. Hoặc các đối thủ phải tuân theo các đối thư cạnh canh của mình. Vị trí trước sau trong cạnh tranh có tầm quan trọng quyết định, việc đánh mất vị thế cạnh tranh có phải trả giá đắt vì doanh nghiệp có thể bật ra khỏi thương trường. Hướng tới để dẫn đầu trên thị trường là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp và là một việc hết sức khó khăn nhưng bảo về vị trí dẫn đầu đó thì việc còn khó khăn hơn nhiều. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược và biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Chương II Thực trạng kinh doanh thu mua và xuất khẩu hàng hoá. I. Một vài nét về Tổng công ty VINAFIMEX. Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm là Tổng công ty Nhà nước gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, thông tin, hoạt động trong nghành xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm. Tổng công ty do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ nhằm tăng cường tích tụ, tập trung,phân công chuyên môn hoá và hợp tác để nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị thành viên cuả toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. 1. Sự cần thiết thành lập Tổng công ty. Việt Nam là một nước Nông nhgiệp, lực lượng lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp của chúng ta chiếm 70% lực lượng lao động cả nước, với trên 8,5 triệu hecta bằng 80% diện tích đất canh tác, hàng năm thu hoạch khoảng 27.500 triệu tấn lương thực (qui thóc). Đất đai nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nông nghiệp đã sản xuất ra một khối lượng nông sản có giá trị chiếm 60% tổng thu nhập quốc dân cả nước. Chính vì vậy ngành nông nghiệp cần phải có một cơ quan chuyên đứng ra đại diện để làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, dịch vụ thuộc nông sản. Và như vậy Tổng công ty được thành lập. Từ năm 1981-1991 do đòi hỏi của cơ quan bao cấp, Tổng công ty đã hình thành 15 cơ sở trực thuộc với trên 500 cán bộ công nhân viên, hoạt động của các cơ sở trực thuộc này không hiệu quả, bị thua lỗ, hiệu quả không cao. Trong thời gian này cơ chế hoạt động của Tổng công ty là cơ chế kế hoạch hoá, chịu sự bao cấp và chỉ đạo hoàn toàn của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu áp đặt từ trên xuống. Từ năm 1992 hoạt động của Tổng công ty được chuyển dần sang cơ chế thị trường, cơ cấu tổ chức từ 15 đơn vị thành viên nay chỉ còn lại 9 thành viên trên toàn quốc là đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Bộ máy quản lý được rút gọn lại còn 50 cán bộ. Sau một thời gian thay đổi bộ máy quản lý và phương hướng kinh doanh số đã lên đến 42.552.502USD, nộp ngân sách 25,5 tỷ đồng với lợi tức sau thuế là 2,103 tỷ đồng. Cho đến nay, Tổng công ty đạt doanh số xuất nhập khẩu đạt 37.261.552.395 USD, trong đó xuất đạt gần 25.000.000USD và lợi nhuận đạt 3,08 tỷ đồng. 2. Nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của Tổng công ty. Tham gia xây quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu chuyên canh, thâm canh, sản xuất nông nghiệp, lâm sản sản xuất khẩu có năng xuất, chất lượng cao để có thể chủ động chủ động nguồn hàng xuất khẩu. Trực tiếp thu mua và xuất khẩu: Năm 1996, Tổng công ty được mở rộng, phát triển và mở rộng theo mô hình mới. Toàn Tổng công ty gồm 8 thành viên bao gồm các hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại và dịch vụ, địa bàn hoạt động trải rộng khắp toàn quốc. Thực hiện chức năng hoạt động kinh tế của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao. Tổng công ty có nhiệm vụ thường xuyên phù vơi các phòng ban có chức năng của ngành chủ quản để nhận thông tin và nhiệm vụ, vận dụng vào tình hình kinh doanh thực tế của Tổng công ty. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và xuất khẩu, tự tìm kiếm bạn hàng, tự tạo nguồn hàng trên thị trường tiêu thụ. Tổ chức bộ máy cán bộ, tạo ra cơ cấu cán bộ linh hoạt, gọn nhẹ, có hiệu quả cao. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của Nhà nước cũng như vốn của các cổ đông. Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng trong ngành cũng như cơ quan chức năng trong ngành cũng như cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ qui định của pháp luật hiện hành. Nâng cao mức sống của CBCNV trong Tổng công ty, bồi dưỡng, giáo dục, và nâng cao trong nghề choCBCNV. a. Thu mua và xuất khẩu. Tổng công ty chuyên thu mua và xuất khẩu các mặt hàng thuộc nông, lâm, hải sản, hạt điều, lạc nhân, gạo và ngủ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc, bột, chè, cà phê, thuốc lá, đồ gia vị, tinh dầu quế, hồi các loại, hạt và các quả khác, các loại sợi, sơn, các loại nấm ăn, đồ hộp. Thực phẩm chế biến và nguyên liệu để chế biến, thực phẩm (rượu, bia, thuốc lá điếu, bánh kẹo, dầu thực vật, đường và các thực phẩm từ đường... Hàng thủ công mỹ nghệ, mành tre, gốm, nguyên liệu ngành dệt và bán thành phẩm, hàng may mặc sẵn, vật liệu thuộc da và các sản phẩm từ da. b. Nhập khẩu. Tổng công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng thuộc nông, lâm, hải sản. + Các mặt hàng thực phẩm chế biến và nguyên liệu chế biến thực phẩm (đường và các sản phẩm từ đường, sữa, nguyên liệu,malt, hublon, bột mỳ, dầu thực vật, rượu, bia, đồ uống, thuốc lá, bánh kẹo, tinh dầu,thức ăn gia súc...) + Hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu, sơn, mực in...) + Nhập nguyên vật liệu thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống cũng như đáp ứng nhu cầu cuả khách hàng trong nước. 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty VINAFIMEX. Tổng công ty VINAFIMEX đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và có tổ chức biên chế gồm. Hội đồng quản trị. 01 Tổng giám đốc. 03 Phó tổng giám đốc. 04 phòng ban: Phòng kế hoạch tổn hợp, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng quan hệ quố tế. 04 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra Tổng công ty có thể sử dụng chế độ hợp đồng với một số cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết tuỳ theo tình hình công tác. Qua 18 năm hoạt động, Tổng công ty đã thiết lập được một mạng lưới nguồn hàng rộng khắp, các đơn vị ngân hàng đólà: Xí nghiệp đánh bắt và thu mua hải sản Kiên Quang. Xí nghiệp nuôi tôm Minh Hải. - Xí nghiệp liên doanh bắt cá, Trạm gia công chế biến hàng xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh, trạm thu mua Đắc lắc. Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thay mặt Tổng công ty giải quyết mọi thủ tục giấy tờ, trực tiếp giao dịch và khai thác hàng hoá ở Tp Hồ chí Minh và các tĩnh phía Nam và để phục vụ xuất khẩu ở phía Nam, chuyển hàng nhập khẩu từ phía Nam ra Bắc để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của Tổng công ty như sau: 7 người, Ban giám đốc có 01 Tổng giám đốc, 02 Phó giám đốc. bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hội đồng quản t rị ban điều hành Bộ phận kinh doanh p. kế hoạch tổng hợp p. quan hệ quốc tế p. kế toán tài chính p. tổ chức hành chính Cơ cấu nhân sự : có 245 người, với 50 cán bộ quản lý và 200 người là cán bộ công nhân viên trực tiếp ở cơ sở. trình độ của CBCNV: trên đại học 132 đại học , 65 đang học tại chức và chuyên nghành, 30 trung cấp và cao đẳng, 18 cán bộ là công nhân lành nghề. 4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Ra đời trong giai đoạn có những chuyển biến sâu sắc Tổng công ty đã có sự cố gắng rất lớn để có sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của mình . Tổng công ty đã áp dụng hình thức kinh doanh tổng hợp, kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tuy vậy dù kinh doanh nhiều loại hàng hoá nhưng tổng công ty vẫn dựa vào các mặt hàng xương sống đồng thời tổ chức kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Về hoạt động kinh doanh: vấn đề hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là qua giấy phép kinh doanh để hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước. Mọi hoạt động của Tổng công ty đều được thể hiện rõ ràng trong các hợp đồng ký kết. Với việc kinh doanh trong nước thì Tổng công ty ký kết các hợp Kđồng thu mua và xuất nhập khẩu. Cụ thể ở trong nước thì Tổng công ty đã ký kết hợp đồng thu gom hàng hoá, hợp đồng uỷ thác, gia công làm đại lý. Còn về lĩnh vực xuất nhập khẩu Tổng công ty ký kết các hợp đồng ngoại thương. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh thu mua và xuất khẩu của tổng công ty khá sôi động và phong phú về mặt hàng thu mua và xuất khẩu trong đó mặt hàng nông sản chiếm đa số. Nhưng trong 2 năm trở lại đây do có nhiều thay đổi và biến động từ thị trường trong và ngoài nước hoạt động thu mua và xuất khẩu có phần chững lại nhường chỗ cho hoạt động nhập khẩu, trong đó có mặt hàng nông sản qua chế biến. + Mặt hàng kinh doanh của tổng công ty rất đa dạng bao gồm nông sản, hải sản ,thực phẩm, hàng công nghiệp, tư liệu sản xuất, phân bón thuốc trừ sâu... trong đó Tổng công ty vẫn tập trung vào một số mặt hàng như mũ cao su, cà phê, hạt điều, chè,... + Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty cũng rất đa dạng: Tổng công ty mở rộng mạng lưới kinh doanh rộng khắp trong cả nước và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước Tổng công ty thu gom và làm đại lý uỷ thác buôn bán hàng hoá, buôn bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng... với thị trường nước ngoài Tổng công ty thực hiện đúng chức năng chủ yếu đó là buôn bán ngoại thương. Các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bao gồm lĩnh vực vật tư tiêu dung, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhằm tạo nên một thị trường tổng hợp phong phú, nhiều chủng loại, và quy cách để người tiêu dùng có thể thuận tiện trong việc mua bán. từ đó kích thích sự mua bán của khách hàng, tăng thêm doanh thu, thu được nhiều lợi nhuận. Như vậy đa dạng hoá phương thức kinh doanh là loại hình kinh doanh chỉ đơn thuần là buôn bán. Tổng công ty còn tham gia các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch, đại lý mua bán hàng cho khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác liên doanh liên kết với các đơn vị khác. với loại hình kinh doanh này Tổng công ty hạn chế đựoc một số rủi ro trong kinh doanh, lấy ngắn nuôi dài, lấy hàng lãi bù hàng lỗ để đảm bảo kinh doanh được liên tục. Với chức năng kinh doanh tổng hợp tổng công ty thực hiện chức năng thu mua và xuất nhập khẩu hàng hoá mà Bộ thương maị cho phép. Tuỳ theo từng thời kỳ từng điều kiện mà Tổng công ty có hình thức kinh doanh phù hợp: thu mua và xuất nhập khâu trực tiệp, liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Song mục đích kinh doanh chính vẫn là thu mua và xuất khẩu các mặt hàng được coi là có lợi thế của đất nước như nông sản và thực phẩm chế biến. Trong thời gian gần đây các mặt hàng của Tổng công ty đã có nhiều đối tác trong và ngoài nước. Điều này nói lên Tổng công ty trực tiếp có thể trực tiếp xuất khẩu tuỳ theo khả năng nguồn vốn và tài chính của mình. Trong trường hợp Tổng công ty không đủ vốn kinh doanh, Tổng công ty có thể nhận làm đại lý hoặc tìm đối tác nhập khẩu hàng xuất khẩu rồi vay vốn ngân hàng hoặc đơn vị khác để có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Doanh lợi thu được một phần sẽ trả lãi ngân hàng và các đơn vị cho vay vốn sau đó mới tính vào doanh số. Có điều bất cập đối với hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là mặt hàng công ty kinh doanh bị cạnh tranh từ nhiều phía. Qui cách chủng loại mặt hàng kinh doanh có nhiều khác nhau về cơ giới hoá do vậy đòi hỏi công tác vận chuyển bảo quản phải chu đáo đồng thời mặt hàng kinh doanh còn ở dạng sơ chế chất lượng chưa cao khó cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại của các đơn vị khác. Điều này sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường. Như vậy, với những đặc trưng hoạt động kinh doanh. Tổng công ty đã và đang từng bước khẳng định lại mình. II. Thực trạng hoạt động thu mua và xuất khẩu của Tổng công ty 1. Tình hình về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Khi mới thành lập, số vốn ban đầu của Tổng công ty không đáng kể, Thành phố Hà Nội cấp cho Tổng công ty 300 tấn gạo theo thời giá lúc đó là 1000.000 đồng Việt Nam để làm vốn đổi hàng xuất khẩu. Trải qua 18 năm hoạt động số vốn của Tổng công ty đã tăng dần lên, tổng công ty đã không chỉ bảo toàn được vốn mà càng làm cho số vốn đó sinh lãi. Trong 5 năm gần đây đây số vốn hoạt động của Tổng công ty là: Bảng 4: Số vốn hoạt động của Tổng công ty từ 1995-2000 Đơn vị: triệu VND Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn cố định 324.524 421.185 560.192 550.150 602.319 660.418 Vốn lưu động 2.787.199 3.283.198 1.269.857 10.000.927 12.811.317 14.278.238 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Về cơ sở vật chất. Nhà số 58 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm. TP. Hà Nội, giá trị 3.464.191.450. Cho đến nay, vốn điều lệ hoạt động của Tổng công ty là 16.800.000đ, trong đó vốn của Nhà nước chiếm 57%, vốn của các cổ đông là CBCNV: 28,7%, vốn của các đông khác: 14,3%. 2.Thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty. Thị trường luôn là mối quan tâm của mọi ngành trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì giải quyết được vấn đề thị trường cũng có nghĩa là giải quyết được sự ách tắc của sản phẩm kích thích sản xuất phát triển, đặc biệt là đối vơí sự phát triển thị trường nước ngoài. Cho đến nay, Tổng công ty đã xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến sang nhiều thị trường trên thế giới: + Thị trường Châu Âu: là một thị trường lớn, đầy tiềm năng, có sức mua tiêu dùng cao nhưng không muốn quan hệ bằng hình thức gia công mà thường đặt mua đứt. Trong đó Đức, Anh, Pháp là thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đổi mới liên tục, số lượng đơn hàng chia nhỏ. Nừu công ty có thể sử dụngtoàn bộ số hạn ngạch được cấp để thực hiện hình thức này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với việc làm gia công cho một số công cho một số công ty trung gian tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra có thị trường Canada có mối quan hệ làm ăn khá lâu dài với công ty, tuy nhiên cả hai bên đều chưa khai thác hết tiềm năng của nhau nên kim ngạch buôn bán vẫn còn thấp so với các đối tác khác. + Nhật bản: Là một cường về công nghiệp, song do giá nhân công tại Nhật cao mà lại thiếu nhân công, đồng yên tăng giá sản xuất tăng giá từ năm 1986, Nhật Bản đã chuyển đổi chiến lược giảm giá sản xuất trong nước và tăng nhập khẩu với các mặt hàng nông sản. Nhật Bản được xem là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Tổng công ty và là một thị trường đầy hứa hẹn đối với các mặt hàng của Tổng công ty trong trước mắt và lâu dài mà Tổng công ty đã ý thức được tầm quan trọng của thị trường này. Vì đây chính là đầu mối quan trọng nhất cho việc tiến hành các giao dịch xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến. + Trung quốc: đây là thị trường có số dân đông nhất thế giới và là nước có truyền thống buôn bán với công ty nên việc làm bạn hàng với trung quốc là một điều rất thuận lợi đối với Tổng công ty như là việc giảm bớt chi phí lưu thông, thủ tục thanh toán đơn giản. 3.Chính sách sản phẩm xuất khẩu. Tổng công ty thực hiện đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, danh mục các sản phẩm xuất khẩu hơn 20 loại. Điều này phản ánh sự linh động linh hoạt trong kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty có mạng lưới lớn thu mua rộng khắp, tìm kiếm nhiều nguồn hàng của nhiều chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Trong các mặt hàng mà Tổng công ty đưa ra xuất khẩu các mặt hàng quan trọng như: nông sản (cà phê, điều, tiêu, ngũ cốc, rau quả...) lâm sản, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ. Đây mà nhóm sản phẩm mà Tổng công ty có truyền thống xuất khẩu, có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ làm ăn với khách hàng có uy tín. Bảng5: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu (1995-1999) Đơn vị: % Tổng kim ngạch Năm/tên Sản phẩm 1995 1996 1997 1998 1999 Cà phê 35,2 44,5 36,4 33,6 38,83 Điều 11,8 13,6 13,9 0,7 1,77 Hạt tiêu 5,0 4,8 2,2 30,0 23,34 Hải sản Các loại 33,0 18,6 20,7 15,4 13,16 Gỗ thành phần và hàng thủ Công mỹ nghệ 0,55 8,3 7,8 6,6 2,88 Tổng cộng 85,75 8,3 81 86,3 78,98 Nguồn: Tạp chí thương mại số10 năm 2000. Mặc dù thực hiện kinh doanh nhiều hàng song Tổng công ty vẫn tập trung ưu tiên vào một số mặt hàng chủ lực như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm chủ lực này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm. cụ thể: năm 1995 chiếm 85,75%, năm 1996 chiếm 89,8%, năm 1997 chiếm 81,0%. Năm 1998 chiếm 86,3%, năm 1999 chiếm 78,98%. Xét về mặt tỷ lệ lợi nhuận, các mặt hàng chủ lực đem lại 80% lợi nhuận cho tổng công ty. Như vậy tỷ lệ 8:2 luôn được duy trì. đây là một tỷ lệ lý tưởng cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Điều này, giúp Tổng công ty xác định được ưu thế của mình trên thị trường xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho Tổng công ty. Trong các mặt hàng chủ lực, cà phê luôn chiếm tỷ lệ cao về giá trị xuất khẩu. Cụ thể: năm 1996 chiếm 36,4% năm 1997 chiếm 33,6%, năm 1998 chiếm 38,83%. Đây là loại sản phẩm có ưu thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong những năm tới, cà phê vẫn là mặt hàng xuất khẩu thuộc diện chủ lực của Việt Nam Không chỉ có một số sản phẩm trên tạo thành quả của Tổng công ty mà các sản phẩm khác cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các mặt hàng này tuy không có giá trị xuất khẩu cao như các mát hàng chủ lực song nếu có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thích hợp thì sẽ có triển vọng rất lờn. Bên cạnh đó cũng tạo việc là cho người lao động. Bảng dưới đây thể hiện kết quả xuất khẩu các mặt hàng của Tổng công ty. Căn cứ vào bảng số 3 dưới đây. Thứ nhất: Các mát hàng truyền thống vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngach xuất khẩu của Tổng công ty. Thứ hai: Ngành hàng xuất khẩu của Tổng công ty vẫn không thoát khỏi hạn chế của hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung. Đó là, các Tổng công ty hiện nay chủ yếu vẫn xuất hàng nông lâm thuỷ hải sản dưới dạng sơ chế, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cho nưức ngoài. Vẫn còn thiếu các sản phẩm tinh chế, các mặt hàng dịch vụ, các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng hàng xuất khẩu của Việt Nam chúng ta. Bảng 6: Kết quả xuất khẩu các mặt hàng (1996-2000) Đơn vị: ngàn USD. TT Mặt hàng XK Thực hiện các năm 1996 1997 1998 1999 2000 1 Cà phê 4.304.212 8.395.827 8.327.280 13.055.747 9310.420,09 2 Hạt điều thô 141.308 2567.832 450.000 - 3.080.000 3 Hạt điều nhân - - 2.732.704 264.531 422.235.225 4 Hạt tiêu 665.452 900.058 504.777 11.579.427 422.235.225 5 Đậu các loại 290.800 147.920 1.270.400 420.320 5.308.213.47 6 Mực khô, tôm 4.063.068 4.063.608 4.735.061 5.991.438 107.305.50 7 Cá đông lạnh 192.624 192.642 445.435 737.520 - 8 Dâu trâu bò muối 824.000 824.000 878.240 754.880 3.155.314 9 Hàng thủ công mỹ nghệ 42.253 42.253 654.387 2.127.939 212.968.80 10 Trà đen các loại - 321.260 753.339 945.490 692.453.49 11 Dược liệu 198.921 38.720 66.347 - 899.462.75 12 Ngô 206.151 248.171 244.860 - - 13 Gỗ thành phần 6.423 1.561.279 1.777.984 1.958.289 - 14 Dụng cụ thể thao - - - 31.991 99.101.08 15 Hàng khác - - - 413.190 32.400.00 16 Tổng cộng 12.143.779 18.883.860 22.889.974 38.826.326 23.976.467 Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu 1995-2000, ngày 30/12/2000 4 Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu +Nguồn hang xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Vì vậy việc tổ chức thu mua tạo nguồn là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay công ty tổ chức thu mua hàng xuất khẩu từ các địa phương, các cơ sở sản xuất nằm giải rác trên cả nước. Việc mở rộng được thị trường thu mua của công ty trong thời gian qua là kết quả đáng mừng và nó sẽ giúp cho công tác thu mua tạo nguồn hàng đạt kết quả cao nếu công ty biết khai thai thác một cachs triệt để + thời gian qua việc thu gom hàng hoá ở các nguồn hàng của công ty được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: Thu mua tạo nguồn theo hợp đồng Đây là hình thức thu mua chủ yếu công ty, nó chiếm gần 80% giá trị hàng mua. Công ty dựa trên yêu cầu các đơn hàng từ phía khách hàng nước ngoài đưa ra các điều kiện phù hợp với hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, mẫu mã, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng. Sau khi cả hai bên công ty và người cung ứng đã thoã thuận xong thì tiến hàng ký hợp đồng. Thông thường công ty sẽ trả tiền cho người bán sau khi nhận được hàng hoá theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong những trường hợp ký kết truyền thống với công ty thì công ty ứng trước một phần tiền cho họ và thường giữ lại trên 20% giá trị hơp đồng và sẽ thanh toán khi kết thúc hợp đồng. Thu mua tạo nguồn không theo hợp đồng Hình thức này được công ty áp dụng đối với việc mua bán thu mua hàng trôi nổi trên thị trường, hàng hoá các hộ gia đình với khối lượng nhỏ, phân tán nó Có tác dụng bổ sung cho các nguồn hàng khác nhau đủ về số lượng. Tuy nhiên hình thức này có được nhược điểm là chất lượng hàng mua không đồng đều và thường ở mức thấp. Ngoài ra, công ty cũng áp dùng các hình thức thu mua tào nguồn hàng khác nhưng với số lượng nhỏ, không thường xuyên, chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 2.7% trong tổng giá tri thu mua của công ty chẳng hạn như hình thức thu mua toà nguồn theo đơn đặt hàng kết hợp đồng, theo phương thức hàng đổi hàng. Trong cơ chế thị trường hiện nay các hình thức mau hàng tạo nguồn hàng cho xuất khẩu rất phong phú và đa dạng. Tuỳ theo từng trường hợp cung cầu cụ thể mà công ty có thể áp dụng các hình thức va fbiện pháp khác nhau sao cho đạt hiều quả cao nhất 5. Những vấn đề liên quan đến hiệu quả của Tổng công ty. ã Đánh giá kho tang, bến bãi, làm lạnh, bảo quản. Hiện nay vấn đề về kho tàng, bến bãi, làm lạnh, bảo quản ở Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. + Tổn thất sản phẩm sau thu hoạch ở nước ta cao do qui trình và phương tiện làm lạnh,bảo quản sản phẩm còn thô sơ, công nghệ chế biến kém phát triển tỷ lệ tổn thất sau khi thu hoạch ở Việt Nam là 20-25% trong khi ở nước k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33584.doc
Tài liệu liên quan