Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bất kì một doanh nghiệp nào từ khi thành lập tới lúc hoạt động kinh doanh đều cần tới vốn. Vốn cùng với lao động, kĩ thuật… là một trong những nhân tố không thể thiếu được với hoạt động kinh doanh. Nếu ta ví doanh nghiệp như một cơ thể sống thì vốn đựơc coi như là máu đi nuôi cơ thể đó. Nhưng quan trọng hơn là doanh nghiệp phải biết sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, để làm sao đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, lãng phí của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mà vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một nhu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp hiện nay. Khi mà thị trường mở cửa, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì doanh nghiệp nào giỏi sử dụng vốn có hiệu quả để cho nó sinh sôi nảy nở thì sẽ giành chiến thắng. Trong quá trình thực tập tại công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư, em đã tìm hiểu, xem xét và nhận thấy rằng công ty đã có những nỗ lực đáng kể để mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng việc sử dụng vốn còn nhiều hạn chế. Sử dụng vốn còn lãng phí và không hiệu quả còn xảy ra, và vì vậy công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất( lợi nhuận còn nhỏ, chi phí còn cao). Đứng trên quan điểm người quản lý, em đã vận dụng những kiến thức đã học được trong chuyên ngành Quản lý kinh tế, những kiến thức tìm tòi trong lĩnh vực tài chính nhằm đưa ra một số giải pháp cụ thể nhất với hi vọng góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại công ty mình thực tập. Phạm vi nghiên cứu của em chủ yếu xoay quanh lĩnh vực tài chính mà cụ thể là ở việc sử dụng vốn của công ty. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, so sánh, phân tích, đánh gía, tổng hợp, kinh nghiệm của các chuyên gia… Với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy Đỗ Hoàng Toàn, với sự hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi của các anh, chị trong công ty nói chung, nhất là các anh chị ở phòng Tài chính- kế toán, Tổ chức- hành chính, tổ đội sản xuất, em đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư”. Nội dung chính của chuyên đề bao gồm : Chương I. Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn Vốn và vai trò của vốn Hiệu quả sử dụng vốn Chương II. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty Tổng quan về công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tình hình sử dụng vốn tại công ty Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN I. VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Khái niệm Vốn là một khái niệm rộng đã được không ít những chuyên gia, nhà kinh doanh, điều hành, các học giả định nghĩa. Ta xem xét một vài định nghĩa sau: Theo như Diễn đàn doanh nghiệp có đưa ra khái niệm về vốn: Vốn là tiền mặt và tín dụng cần thiết để khởi sự và khai thác của một doanh nghiệp www. Dddn.com.vn đăng ngày 9/02/2006 . Hay khái niệm về vốn Từ điển giải nghĩa tài chính, đầu tư, ngân hàng, kế toán Anh -việt, Nxb KHKT, Hà nội, 1999, trang 87 : + Xét về mặt kinh tế: vốn bao gồm tất cả những của cải tích luỹ được và đem dùng vào việc sản xuất ra các của cải khác. + Xét về mặt kế toán tài chính: Vốn của một công ty là toàn bộ tài sản hiện có của công ty bao gồm hiện vật và tiền mặt được sử dụng trong kinh doanh. Còn theo em cho rằng: Vốn đối với một doanh nghiệp là tất cả những gì mà doanh nghiệp có thể quy đổi ra tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2. Phân loại Có rất nhiều cách phân loại vốn. Sau đây chúng ta cùng xem xét một số cách phân loại phổ biến hiện nay. 2.1 .Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo cách này, vốn của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hai hình thái: Tài sản và Nguồn vốn. Cần chú ý rằng: Thực chất Tài sản và Nguồn vốn chỉ là hai mặt khác nhau của vốn mà thôi. 3 Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, trang 19-20. : + Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn, cái đang có cái đang tồn tại. + Nguồn vốn biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động tài sản. Như vậy một tài sản có thể được tài trợ từ nhiêu nguồn vốn khác nhau. Ngược lại, một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản. Ta có sơ đồ sau: Nợ phải trả Nợ dài hạn Vốn Tài sản NguồnVốn TSLĐ TSCĐ TSLĐ Sản xuất TSLĐ Lưu thông TSLĐ Tài cbính TSCĐ Hữu Hình TSCĐ Vô hình Vốn CSH Vốn góp của chủ sở hữu Lợi nhuận chưa phân phối Vốn chủ sở hữu khác Nợ ngắn hạn Ngoài ra trong tài sản lưu động còn có thể phân chia theo: + Tài sản lưu động trong kinh doanh. + Tài sản lưu động ngoài kinh doanh. Hay theo khả năng huy động: TSLĐ còn được chia: + Tiền. + Đầu tư tài chính. + Khoản phải thu. + Hàng tồn kho. + TSLĐ khác Hay TSCĐ còn được phân chia thành: TSCĐ hữu hình tự có, TSCĐ vô hình tự có, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ tài chính. -Vậy tài sản là gì? Đó là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nói cách khác : Tài sản là những thứ vô hình và hữu hình gắn với lợi ích trong tương lai thoả mãn các điều kiện: + Thuộc quyền sở hữu, hoặc kiểm soát lâu dài của đơn vị + Có giá trị thực với đơn vị + Có giá trị xác định - TSLĐ: Là các Tài sản có tính chất biến đổi. Là các loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dưới một năm hay trong một chu kì kinh doanh. - TSCĐ: Là các tài sản, tư liệu lao động, thời gian sử dụng dài. 2.2.Căn cứ vào cấu thành giá trị sản phẩm, hàng hoá: chia thành + Vốn cố định: là khoản mà doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm TSCĐ hoặc đầu tư cho TSCĐ. + Vốn lưu động : Là tiền đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục 2.3.Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn: chia thành: + Vốn pháp định. + Vốn bổ sung. Hay người ta cũng có thể chia thành: vốn chủ sở hữu, vốn NSNN cấp, vốn cổ phần, vốn vay… 2.4.Căn cứ vào thời gian vay vốn: + Vốn ngắn hạn. + Vốn trung hạn. + Vốn dài hạn. 2.5.Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn: + Vốn thường xuyên + Vốn tạm thời Ngoài ra người ta còn căn cứ vào phạm vi hoạt động vốn mà chia ra thành vốn trong doanh nghiệp và vốn ngoài doanh nghiệp. Tóm lại: cho dù các cách phân loại vốn có khác nhau nhưng tựu chung lại chúng ta có thể tiếp cận theo hướng phân loại: tài sản và nguồn vốn, vốn cố định và vốn lưu động. - Cần chú ý rằng: Ta phải phân biệt được về vốn cố định với TSCĐ, vốn lưu động và TSLĐ. + Vốn cố định là vốn bỏ ra để hình thành TSCĐ, là gía trị còn lại của TSCĐ tính đến thời điểm tính toán Sách Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, Ngô Đình Giao, Nxb KHKT, 1997,trang 245. .Như vậy nếu mặc định khi đề cập đến vốn cố định là TSCĐ tại thời điểm tính toán thì vốn cố định có giá trị bằng TSCĐ + Vốn lưu động là vốn bỏ ra hình thành TSLĐ. Nhưng thông thường người ta còn phải căn cứ vào chỉ tiêu VLĐtx theo công thức: VLĐtx= TSLĐ- Nợ ngắn hạn Phương pháp quản lý tài chính và nhân sự, Nxb Lao động và xã hội-2005, trang17. 3.Vai trò và chức năng của vốn: - Vốn đảm bảo cho quá trình đầu tư phát triển của doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư duy trì sản xuất, đầu tư theo chiều sâu. - Vốn đảm bảo duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh: + Đảm bảo cho việc mua hàng hoá, vật tư, NVL + Đảm bảo thanh toán cho nhà cung cấp + Đảm bảo trả lương cho người lao động + Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. + Đảm bảo các hoạt động khác: tái sản xuất mở rộng… II.SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.Nguyên tắc sử dụng vốn: Với tầm quan trọng của vốn, doanh nghiệp khi sử dụng vốn cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc bảo toàn và phát triển: nguyên tắc này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn phải đảm bảo vốn của mình không ngừng được bảo toàn và gia tăng về lượng. Đó cũng là mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không đảm bảo thực hiện được nguyên tắc này. - Nguyên tắc hiệu qủa: đây chính là vấn đề trọng tâm trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp( DN). Bởi vì DN dù có huy động được nhiều vốn nhưng không biết cách sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu qủa thì cũng dẫn đến phá sản. - Nguyên tắc cân bằng tài chính: nguyên tắc này đòi hỏi mỗi loại vốn phải cân đối, đảm bảo tính hình tài chính công ty được khả quan, đảm bảo khả năng thanh toán cũng như hoạt động đầu tư phát triển của DN. 2.Lập kế hoạch sử dụng vốn: Với tư cách là nhà quản lý việc hoạch định, sử dụng vốn là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sau này. - Lập kế hoạch sử dụng vốn là quá trình phân tích, đánh giá nhằm xác định mục tiêu sử dụng vốn hợp lý cùng với những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. - Nội dung của lập kế hoạch sử dụng vốn + Xác định nhu cầu vốn : xác định xem DN nhu cầu bao nhiêu vốn. Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây: ¡ Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Tức là DN căn cứ vào doanh thu mà xác định vốn theo một tỷ lệ nhất định (dựa vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của năm nay so với năm trước mà xác định lượng vốn của năm nay so với năm trước). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng độ chính xác không cao. ¡ Thứ hai, phương pháp sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng: dựa trên cơ sở dữ liệu về cơ cấu vốnÒlập kế hoạch sử dụng vốn. ¡ Thứ ba, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ dự báo kinh tế định lượng, dùng làm hồi quy. Từ đó phản ánh mối tương quan giữa quy mô các loại vốn hoặc tài sản so với doanh thu doanh thu thực tế, để từ đó tính ra quy luật hoặc xu thế của lượng vốn + Xác định cơ cấu vốn : Doanh nghiệp sau khi xác định được nhu cầu vốn( tức là về mặt lượng) thì xác định cơ cấu vốn: Vốn cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ. Vốn cho các hoạt động mua nguyên vật liệu ... tiến hành duy trì sản xuất kinh doanh. 3.Quản lí vốn : 3.1.Quản lí vốn cố định: Như đã trình bày ở trên, vốn cố định doanh nghiệp là tài sản cố định tại thời điểm tính toán. Tức là vốn cố định = nguyên giá TSCĐ - hao mòn Vì vậy để quản lí vốn cố định doanh nghiệp cần có biện pháp tính khấu hao tài sản cố định. Việc tăng cường tà sản cố định bằng việc đầu tư mua mới thiết bị cũng cần được doanh nghiệp quan tâm. * Khấu hao tài sản cố định và quản lí tài sản khấu hao Sách tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động,2003, trang 178 : - Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. + Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần. Giá trị của nó giảm dần. Hao mòn gồm hai loại : hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. ¡ Hao mòn hữu hình: là hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh làm tài sản cố định bị giảm dần giá trị. Ngoài ra còn do môi trường ăn mòn hoá học hay quá trình điện hoá. ¡ Hao mòn vô hình: là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ khoa học kĩ thuật, làm cho giá trị của TSCĐ bị giảm giá trị hay do lỗi thời. + Khấu hao TSCĐ: Do sự hao mòn nói trên, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải trích một phần kinh phí thu được từ hoạt động tiêu thụ để tái sản xuất TSCĐ. Đó chính là khấu hao TSCĐ. Nhà quản lý phải tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Khi xác định mức khấu hao thì nhà quản lý cần xem xét các yếu tố: + Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo ra trên thị trường. + Hao mòn vô hình của thuế đối với việc trích khấu hao. + Ảnh hưởng của thuế đối với việc tính trích khấu hao. + Quy định của NN đối với việc tính trích khấu hao. Có nhiều phương pháp tính khấu hao, nhưng ở các doanh nghiệp người ta thường sử dụng: Một là, khấu hao đều theo năm: Mức khâú hao bình quân năm= Nguyên giáTSCĐ/số năm sử dụng Ngoài ra còn một vài phương pháp khác: Khấu hao theo sản lượng. Khấu hao theo số dư giảm dần. Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. - Quản lý số khấu hao luỹ kế của TSCĐ Sách tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động, 2003, trang181-182 Các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của TSCĐ được để tái đầu tư, thay thế đổi mới TSCĐ. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, thì doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình. Quá trình quản lý mua sắm, sửa chữa chuỷên nhượng và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của DN. - Đánh giá TSCĐ: Vì quá kiểm soát, quản lý TSCĐ được thực hiện ở 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Cho nên việc đánh giá tài sản cố định cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước thì việc đánh giá tài sản cố định cũng chưa được chú trọng đúng mức. - Đối với tài sản mua ngoài : Nguyên giá = giá trị mua theo hoá đơn +phí tổn mới trước khi dùng –giảm giá -chiết khấu thương mại. - Đối với tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh: Nguyên giá = giá trị giao nhận +chi phi tiếp nhận. - Đối với tài sản cố định cấp phát điều chỉnh: + Nếu đơn vị nhận tài sản hạch toán phụ thuộc: nguyên giá = nguyên giá ghi trên sổ đơn vị cấp. + Nếu đơn vị nhận tài sản hạch toán độc lập thì : nguyên giá = giá trị còn lại trên sổ đơn vị cấp + chi phí tiếp nhận. Đối với tài sản do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao : + Đối với XDCB tự làm : nguyên giá = giá trị công trình được duyệt lần cuối . + Đối với xây dựng cơ bản thuê ngoài : Nguyên giá = giá hoá đơn phải trả cho người nhận thầu + phí tổn mới – giảm giá. + Đối với tài sản cố định nhận tặng thưởng viện trợ: Nguyên giá = nguyên giá thị trường tương đương+ phí tốn mới – giảm giá + Đối với tài sản cố định vô hình : Nguyên giá = tổng chi phí thực tế đã đầu tư 3.2.Quản lí vốn lưu động: Vì VLĐtx = TSLĐ – nợ ngắn hạn Cho nên quản lí vốn lưu động chúng ta cần quản lí tài sản lưu động và kiểm soát nợ ngắn hạn. - Quản lí tài sản lưu động +Quản lí dự trữ tồn kho Sách tài chính doanh nghiệp ,Nxb Lao động , 2003, trang 156-157 Hàng tồn kho bao gồm: ¡ Nguyên vật liệu thô ¡ Sản phẩm dở dang ¡ Sản phẩm hoàn thành “NVL dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiên hành bình thường”. Cho nên nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí. Còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hậu quả xấu cho doanh nghiệp . Biện pháp quản lí hàng tồn kho là: có thể áp dụng theo : + Phương pháp cổ điển ( mô hình đặt hàng hiệu quả nhất) + Áp dụng mô hình “JIT(just in time)” của các nhà quản trị Nhật Bản Về phương pháp EOQ SĐD, trang 157. : Ta có thể tóm tắt như sau: Phân loại chi phí: ¡ Chi phí tồn kho: gồm chi phí tồn trữ ( những chi phí liên quan đến việc tồn trữ , lưu kho hàng hoá nư chi phí hoạt động bốc xếp hàng hoá, bảo hiểm hang hoá, chi phí do giảm giá trị ) và chi phí tài chính( chi phí sử dụng vốn trả lãi vay, thuế, khấu hao ). ¡ Chi phí đặt hàng : chi phí giao dich , vận chuyển Biểu diễn bằng phép tính: Chi phí tồn trữ= (Q/2)*C Trong đó: Q: số lượng tồn kho C: chi phí tồn kho bình quân trên một đơn vị hàng tồn kho Chi phí đặt hàng= (S/Q)* O Trong đó: S: khối lượng hàng hoá sử dụng trong năm. Q: khối lượng hàng đặt mỗi lần. O: chi phí mỗi lần đặt. Tổng chi phí tồn kho: IC= (Q/2)*C+(S/Q)*O Và chi phí này Min khi chi phí đặt hàng = chi phí tồn trữ. Tương đương với sản lượng đặt hàng tối ưu Q*. Chi phÝ ®Æt hµng Chi phÝ tån kho Tæng chi phÝ Chi phÝ Q (Khèi l­îng ®Æt hµng) Q* Với phương pháp JIT: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho lý tưởng là một đơn vị. Theo phương pháp này các doanh nghiệp cần phải triệt để tiết kiệm chi phí từ mọi hoạt động:từ khi thiết kế sản phẩm dự trữ, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tối ta từ quá trình sản xuất... - Quản lý tiền mặt: tiền mặt có vai trò quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Đúng như nhà lãnh đạo Warren Buffett trong cuốn sách Thuật quản lý vốn và lãnh đạo nhân viên của ông( Nxb Văn hoá thông tin,2005) đề cao vai trò của tiền mặt: ông khuyên không nên dùng toàn bộ tiền mặt công ty vào tái đầu tư. Đó là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp NS thâm hụt, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng khi đến hạn trả lãi. - Ngoài ra DN còn phải cần quản lý các khoản phải thu. Đặc biệt là khi các khoản phải thu ngày càng lớn thì DN phải có biện pháp trả nợ hữu hiệu. III.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN. 1. Khái niệm hiệu quả: - Hiệu quả Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Nxb Khoa học kĩ thuật, 2001, trang 5-8. : là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. + Hiệu quả tuyệt đối: E= K-C (1) Trong đó : K: kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau. C: là chi phí bỏ ra được bằng các đơn vị khác nhau E: hiệu quả + Hiệu quả tương đối: E=K/C (2) Hiệu quả được xét theo nhiều góc độ khác nhau: Ta có thể xem xét: Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế của vấn đề. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế nhận được và chi phí để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính( hiệu quả sản xuất kinh doanh): phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vậy thì hiệu quả sử dụng vốn là phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thu được( doanh thu, lợi nhuận) so với chi phí vốn bỏ ra 2. Mục tiêu của phân tích hiệu quả: - Đánh giá tình trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp: xem doanh nghiệp có hiệu quả không(ít nhất là xem có bảo toàn được nguồn vốn không). - Tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sử dụng vốn. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3. Phương pháp phân tích Tạp chí xây dựng, số8/2002, phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp xây dựng : 3.1. Phương pháp chi tiết hoá theo chỉ tiêu phân tích: - Chỉ tiêu kinh tế được chi tiết hoá theo thời gian : cho biết nhịp độ phát triển, tính thời vụ, khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ tiêu. - Chi tiết hoá theo không gian: nhằm đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị bộ phận theo địa điểm phát sinh công việc nhằm tăng cường hạch toán nội bộ. - Chi tiết hoá theo yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu: cho biết vai trò của từng bộ phận trong việc hợp thành chỉ tiêu tổng hợp. Từ đó xác định mức biến động của chỉ tiêu do ảnh hưởng của các nhân tố. Phương pháp này có ưu điểm là kết quả phân tích với độ chính xác cao 3.2. Phương pháp so sánh: - Đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng đang được nghiên cứu. - Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị tính, phương pháp tính. - Thường thì khi sử dụng phương pháp này, người ta hay so sánh số thực hiện với các tiêu chuẩn định mức được ban hành, các thông số của thị trường chứng khoán. Kết quả của việc so sánh thông qua số tưong đối, tuyệt đối, số trung bình. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tính toán ít, so sánh được nhiều chỉ tiêu. Nhược điểm là muốn so sánh được phải quan tâm tới các điều kiệncủa việc so sánh. 3.3.Phương pháp liên hệ: - Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm: Liên hệ cân đối, liên hệ thuận, liên hệ ngược chiều và liên hệ tương quan. 3.4. Phương pháp loại trừ: - Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Có hai phương pháp: + Phương pháp thay thế liên hoàn. + Phương pháp số chênh lệch. 3.5. Phương pháp đồ thị: Minh hoạ kết quả tài chính trong quá trình phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ. Rõ ràng phương pháp này có ưu điểm là trực quan, xác định tốt về mặt định lượng. 4. Nội dung phân tích. 4.1. Phân tích khái quát Tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động , 2003, trang 70-73 Để phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn chúng ta thông qua phân tích việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Phương pháp này chủ yếu sử dụng 2 chỉ tiêu: - VLĐtx= Vốn dài hạn- TSCĐ Hay VLĐtx= TSLĐ- Nợ ngắn hạn + Trong đó vốn dài hạn= Vốn chủ sở hữu+ TSCĐ và đầu tư dài hạn + Nếu như VLĐtx >0 hay Vốn dài hạn > TSCĐ thì là tốt. Công ty càng có nhiều vốn thường xuyên để kinh doanh mà không phải lo lắng đến vấn đề thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Tuy vậy công ty cũng cần quản lý VLĐtx cho tốt sao cho chi phí là thấp nhất + Nếu như VLĐtx < 0 hay vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ thì lúc đó DN phải đầu tư một phần vốn ngắn hạn vào TSCĐ_ gây ra mất cân đối vốn, không đủ lượng TSLĐ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. - Chỉ tiêu 2: nhu cầu VLĐ= tồn kho và các khoản phải thu- nợ ngắn hạn + Nếu nhu cầu VLĐ>0 _tức là doanh nghiệp phải có các biện pháp giaỉ quyết hàng tồn kho hoặc giảm các khoản phải thu. Vì DN phải bỏ chi phí ra để bảo quản hàng tồn kho... + Nếu nhu cầu VLĐ<0 _tức là DN vay nhiều khoản vốn ngắn hạn từ bên ngoài và không nên vay nữa. 4.2. Phân tích chi tiết. Để phân tích một cách chi tiết tình hình tài chính của một công ty thì có 7 tiêu chuẩn để đánh gía tình hình tài chính của DN Nguyễn Thị Hải Yến, với bài viết Tình hình tài chính có lành mạnh không, tạp chí Nhà quản lý ngày 20/12/2005, được đăng tải trên trang web: www.chungta.com. : * Hệ số vốn tự có (H1): H1 =Nguồn vốn CSH/Tổng NV Và theo tác giả 0,55<H1<075 _ tình hình tài chính tốt * Hệ số thanh toán hiện thời(H2): H2= Tổng Tài sản/ Nợ phải trả Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán càng cao. Tình hình tài chính càng lành mạnh. Kinh nghiệm H2>= 1 là tốt H2 <0,5_ tình hình tài chính DN rất xấu * Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn(H3) H3=Tổng giá trị thuần của TSLĐ/ Nợ ngắn hạn Hệ số này càng lớn càng tốt. Với Việt Nam thì H3>=1 là tốt H3= 0_DN mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. * Hệ số thanh toán nhanh(H4): H4=Tổng số tiền và giá trị tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn H4 là hệ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của DN. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền của DN qúa nhiều làm cho vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Theo kinh nghiệm 0,1<H4 <0,5 là hợp lý * Hệ số thanh toán của vốn lưu động( H5 ) H5=Tổng số tiền và tương đương tiền/ Tổng giá trị thuần TSLĐ Theo kinh nghiệm : H5 > 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của DN quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến vòng quay vốn lưu động. H5 <0,1thì doanh nghiệp không đủ lượng tiền cần thiết để thanh toán nợ ngắn hạn. Vậy thì 0,1<H5<0,5 là hợp lý. * Hệ số vốn bị chiếm dụng H6= Tổng số nợ phải thu cuối kì/ Tổng TS Với Tổng số nợ phải thu cuối kì = phải thu khách hàng+ trả trước cho người bán + Thuế GTGT được khấu trừ + các khoản phải thu khác Hệ số này càng lớn thì số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lớn và ngược lại. Trường hợp H6=1 thì toàn bộ số vốn của DN bị chiếm dụng _có thể dẫn tới phá sản. * Vốn hoạt động thuần( H7) H7= tổng giá trị thuần TSLĐ- Nợ ngắn hạn H7 càng lớn thì hoạt động thuần của DN càng cao _ tình hình tài chính của DN càng lành mạnh và ngược lại H7<0 _ DN có nguy cơ phá sản Nhưng tựu chung lại ta có thể chia ra các nhóm chỉ tiêu sau Sách tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động, 2003, trang 75-79. : - Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán: + Hệ số thanh toán ngắn hạn = + Hệ số thanh toán nhanh = + Hệ số thanh toán tức thời= - Về cơ cấu tài chính + Hệ số nợ TS = + Hệ số nợ vốn cổ phần= + Hệ số cơ cấu TS= + Hệ số cơ cấu Vốn= - Về hiệu quả sử dụng + Hiệu quả sử dụng vốn cố định ¡Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ¡ Sức sinh lợi= + Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ¡VòngquayVLĐ= với VLĐbq= ¡ Vòng quay hàng tồn kho = ¡ Độ dài 1 vòng quay VLĐ= ¡ Sức sinh lợi của Vốn CSH = CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.Lịch sử phát triển của công ty: - Công ty Xây dựng và tư vấn đầu tư là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Muối Việt Nam thuộc Bộ NN&PTNT. - Tên giao dịch quốc tế : Investment consultancy & Construction company. Tên viết tắt là : ICCO. - Trụ sở chính: số 301- Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội. - Điện thoại: 04.7626094 - Fax: 04.8325159 - Tiền thân của công ty là công ty Tư vấn đầu tư và xây lắp ngành Muối thuộc Tổng công ty Muối Việt Nam. - Lịch sử hình thành và phát triển : + Ngày 20/07/1999, công ty Tư vấn đầu tư và xây lắp ngành Muối được thành lập theo quyết định số 105/199/QĐ-BNN-TCCP của Bộ NN&PTNT. Giấy phép hành nghề số 136/BXD-CSXD do Bộ Xây dựng cấp. Số hiệu đăng kí: 010107016890 + Ngày 12/03/2002, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đổi tên công ty thành công ty Xây dựng và tư vấn đầu tư theo quyết định số 807/QĐ-BNN-TCCB. Từ đó đến nay công ty vẫn mang tên là công ty Xây dựng và tư vấn đầu tư. Như vậy công ty Xây dựng và tư vấn đầu tư được thành lập trên cơ sở nhu cầu phát triển thi công các công trình trọng điểm của Tổng công ty Muối Việt Nam. Để đáp ứng đòi hỏi của sự đa dạng hoá về năng lực công nghệ, đảm bảo đủ năng lực cho các công trình thuỷ lợi: đê, kè, đập, hồ chứa, phân lũ,kiểm soát lưu lượng thuỷ triều, công trình thuỷ lợi... nhằm bảo vệ các công trình khai thác và kinh doanh của Tổng công ty Muối việt nam. Từ khi thành lập đến nay, được kế thừa kinh nghiệm là đơn vị mũi nhọn, thi công trong ngành, công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hoá các lĩnh vực, có rất nhiều đối tác có uy tín và thực hiện được nhiều công trình trọng điểm. 2.Chức năng nhiệm vụ của công ty. 2.1. Tư vấn đầu tư và phát triển xây dựng. - Giúp chủ đầu tư lập các dự án đầu tư các công trình: công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, tiếp cận thị trường, chọn đoói tác liên doanh, chọn địa điểm đầu tư, xác định gía trị tài sản, xin cấp phép đất... Tư vấn cho chủ đầu tư các văn bản, luật pháp về đầu tư, về xây dựng cơ bản, hợp đồng kinh tế, lập hồ sơ tổ chức đấu thầu trong các lĩnh vực : + Thiết kế công trình. + Lựa chọn công nghệ sản xuất, mua sắm nhập khẩu thiết bị. + Xây lắp công trình. + Quản lý dự án. 2.2. Xây lắp công trình. - Nhận thầu xây lắp công trình. - Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. - Xây lắp các công trình chuyên ngành sản xuất Muối. - Lắp đặt các thiết bị chuyên ngành sản xuất muối. - Lắp đặt các thiết bị cho các công trình chế biến thực phẩm khác. 2.3. Khảo sát xây dựng công trình. - Khảo sát đo vẽ bản đồ, địa hình. - Khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn. - Xây dựng các tài liệu khí tượng thuỷ văn phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế công trình. 2.4. Thiết kế công trình. - Thiết kế quy hoạch các dự án. - Thiết kế kĩ thuật, thiết kế cơ bản. - Thiết kế bản vẽ thi công. - Thiết kế chi tiết các công trình xây dựng dân dụng. - Thiết kế các công trình công nghiệp, giao thông thuỷ lợi. - Lập dự toán, tổng dự toán và đồ án thiết kế dự toán, tổng dự toán. 2.5. Thẩm định các dự án đầu tư và đồ án thiết kế dự toán, tổng dự toán. 2.6. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. 2.7. Kinh doanh nhà ở. 3. Cơ cấu tổ chức. - Xét một cách tổng quan: thì cơ cấu tổ chức của công ty được diễn tả theo sơ đồ dưới đây: Phòng KH-KT Ban QLDA Các đội XD Các xưởng SX-KD Phó giám đốc Phòng TC-KT Phòng KD Phòng TC-HC Giám đốc công ty Ngoài ra công ty còn có các văn phòng đại diện, tổ chức đoàn thể. 3.1. Giám đốc: - Là người đứng đầu bộ máy điều hành của công ty - Hiện tại giám đốc công ty là Ông Nhâm Đình Hoà. - Giám đốc cũng là người đại diện pháp luật của công ty. Được cơ quan cấp trên có thẩm quyền bổ nhiệm. Giám đốc là người điều hành cao nhất của công ty, quản lý, chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động sản xuất, phương hướng phát triển và các vấn đề khác của công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước các cơ quan NN và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động. Giám đốc còn là người đại diện cho công ty trong các giao dịch, kí kết hợp đồng. 3.2. Phó giám đốc. - Tổ chức, điều hành công việc thuộc lĩnh vực được giao, trên cơ sở chủ trương, kế hoạch, chỉ thị của Giám đốc công ty, lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... về lĩnh vực được phân công để làm căn cứ triển khai,thực hiện và quản lý, theo dõi. - Phối hợp quan hệ công tác với các Phó giám đốc khác và chỉ đạo các phòng chức năng, để điều hành công việc được giao một cách có hiệu quả và thống nhất. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về công việc và các quyết định của mình. Công ty có hai Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành hoạt động: + Phó giám đốc kế hoạch kĩ thuật: là người tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật. Là người lập ra kế hoạch xây dựng cho công trình. Phó giám đốc kế hoạch kĩ thuật cũng là người trực tiếp điều hành các tổ đội sản xuất, thi công các công trình được kí kết. + Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như: Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh, xây dựng bạn hàng, tìm kiếm thị trường mới, kí kết các hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực được phân côngkhi giám đốc uỷ quyền trực tiếp cho phòng kế hoạch kinh doanh. 3.3. Các phòng ban chức năng: Hiện tại công ty có 4 phòng ban chức năng: * Phòng kế hoạch kĩ thuật: - Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật của công ty. - Các nhiệm vụ chính: + Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, theo dõi kiểm tra , cập nhật các tài liệu thông tin, số liệu kĩ thuật... + Thẩm định phương án kinh doanh, chiết tính giá thành... + Kiểm tra về mặt số lượng, tỷ trọng các hao phí đầu tư cho công trình làm cơ sở pháp lý cho phòngTài chính kế toán thanh quyết toán công trình. + Soạn thảo, quản lý,lưu trữ các phương án, luận chứng kinh tế, kĩ thuật, hợp đồng kinh tế, quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm công trình và thành lập Ban chỉ huy công trường,và các văn bản ,tài liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật thương mại... + Kiểm tra , giám sát về kĩ thuật, chất lượng công trình. + Tìm kiếm, khai thác thị trường trong lĩnh vự._.c kinh doanh nhà ở và bất động sản. + Lập báo cáo tiền khả thi, lập dự án khả thi, thiết kế kĩ thuật và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. + Tổ chức triển khai, thi công và kinh doanh sản phẩm công trình dự án được phê duyệt. +Tìm kiếm đối tác liên kết hoặc đơn vị tư vấn đầu tư kinh doanh nhà và bất động sản... * Phòng Tổ chức-hành chính: - Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự và quản lý hành chính, pháp chế thanh tra. - Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: + Quản lý thực hiện chế độ lao động, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác theo đúng chế độ của Nhà Nước ban hành, chủ động hoặc đề xuất với lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác. Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo theo quy định của Nhà nước trong phạm vi công ty. + Quản lý các hoạt động tài chính của công ty. + Quản lý toàn bộ trang thiết bị, phương tiện văn phòng của công ty,phối hợp với các phòng ban chức năng chủ động đề xuất với Giám đốc việc sửa đổi , thay thế hoặc sắm mới nếu cần thiết. + Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của Giám đốc,các Phó Giám đốc; chuẩn bị tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách theo định kì hoặc đột xuất. + Soạn thảo lưu trữ, hồ sơ các văn bản hành chính công ty. + Tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, hướng dẫn các thủ tục về an toàn lao động và giải quyết các vấn đề an toàn lao động. + Thẩm định các văn bản trong phạm vi quản lý của phòng. + Điều động xe đưa cán bộ đi công tác... * Phòng kinh doanh: -Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. - Nhiệm vụ cụ thể là: + Xây dựng và lập kế hoạch theo tháng, quý. + Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm cũ, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới trên các mặt: tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí... + Chuẩn bị các thủ tục pháp lý để kí kết hợp đồng kinh tế, hàng hoá vật tư. * Phòng tài chính- kế toán. - Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chiến lược quản lý tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế của công ty. - Nhiệm vụ cụ thể: + Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. + Kiểm tra, giám sát các khoản thu- chi tài chính, cac nghiệp vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. + Phân tích thông tin,số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. + Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. + Làm việc với các cơ quan Nhà nước liên quan tới công tác tài chính kế toán . 3.4. Các tổ đội sản xuất. - Hiện tại công ty có 6 tổ đội sản xuất. - Mỗi tổ đội sản xuất có nhiệm vụ thu thập thông tin, chỉ thị của công ty, có thể tự liên hệ kí kết hợp đồng và trực tiếp thi công các công trình theo hợp đồng đã kí kết. Các tổ đội sản xuất được quyền hạch toán độc lập với nhau và chịu sự giám sát qủan lý của công ty. 3.5. Văn phòng đại diện công ty. - Văn phòng đại diện công ty là đơn vị của công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư, chịu sự quản lý trực tiếp của công ty, là đơn vị hạch toán báo cáo sổ của công ty. - Văn phòng có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm các công trình, các hợp đồng kinh tế theo chức năng nhiệm vụ của công ty. - Tổ chức thực hiện các hợp đồng thi công, xây lắp và các hợp đồng kinh tế khác đã được kí kết. 3.6. Các bộ phận khác, các tổ chức đoàn thể. - Các bộ phận khác: công ty lập ra các bộ phận giúp việc này tuỳ theo tính chất công việc và nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, mà các bộ phận này có thể được lãnh đạo công ty duy trì hoạt động thường xuyên hoặc theo vụ việc. - Các tổ chức đoàn thể :công ty có các tổ chức gồm : Công đoàn , Đoàn thanh niên ... - Các tổ chức này hoạt động tuân thủ theo quy chế của công ty và phù hợp với pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo cho cán bộ công nhân viên công ty có đời sống tinh thần và vật chất ổn định. Đoàn kết gắn bó để phát huy tối đa nội lực phục vụ cho lợi ích của công ty . - Kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể do chính tổ chức huy động từ nguồn thu đoàn phí , các nguồn thu hợp pháp khác và sự hỗ trợ của công ty trên cơ sở đề xuất được lãnh đạo công ty phê duyệt . 4. Tình hình quản lí một số lĩnh vực trong công ty 4.1. Về mặt nhân lực . - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty : 98 người - Trong đó : + Số có trình độ đại học trở lên :45 người + Trung cấp :25 người + Công nhân :28 người - Bộ máy tổ chức bao gồm : + Ban giám đốc : 1 Giám đốc , 2 Phó giám đốc + Phòng tổ chức hành chính :8 người + Phòng Tài chính kế toán :6 người + Phòng Kế hoạch kỹ thuật : 4 người + Phòng Kinh doanh :8 người + Còn lại là công nhân làm ở các tổ đội sản xuất - Qua trên ta thấy nguồn nhân lực của công ty tương đối nhỏ nhưng có chất lượng lại tương đối cao Cụ thể : Có 45/98 ( chiếm 45,92 %) cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học trở lên Có 25/98( chiếm 25,51 % ) cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp. Và chỉ có 28/98(chiếm 28,57 %) là công nhân . Đó là một lợi thế rất lớn của công ty. Không những vậy công ty cũng có 9 người là Đảng viên, là nòng cốt của công ty, đảm bảo năng lực tổ chức lãnh đạo đối với hoạt động sản xuất của công ty và tinh thần phục vụ phát triển đất nước . Ta có biểu khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của doanh nghiệp như sau : Stt Cán bộ chuyên môn và kĩ thuật theo nghề Số lượng 1 Đại học và trên đại học Kĩ sư xây dựng Kĩ sư kinh tế Kĩ sư thuỷ lợi Kiến trúc sư Kĩ sư giao thông Kĩ sư điện Kĩ sư cấp thoát nước Kĩ sư địa chất công trình Kĩ sư cơ khí ĐH TCKT ĐH KTQD 45 8 7 5 4 2 5 1 4 2 2 4 2 Trung cấp Trung cấp xây dựng Trung cấp kinh tế XD Trung cấp điện Trung cấp kiến trúc Trung cấp kế toán Trung cấp muối 25 5 7 4 4 3 2 3 Tổng số 70 (Nguồn: số liệu của phòng Tổ chức- hành chính) Đó là những lực lượng quan trọngđóng góp to lớn vào thắng lợi của công ty. Với lực lượng trên công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình và vững bước vào công cuộc hội nhập và phát triển. 4.2. Về mặt khoa học kĩ thuật, trình độ sản xuất của công ty. Do đặc điểm của công ty là Xây dựng và tư vấn đầu tư, nên sản phẩm của công ty sẽ là các công trình xây dựng, công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông , thuỷ lợi. Để biết đựơc năng lực của công ty trong xây dựng và tư vấn đầu tư, chúng ta có thể tham khảo bảng khai số công trình đã thi công của công ty trong một vài năm trở lại đây. * Bảng danh sách các hợp đồng đã thực hiện từ 1999-2002. Đơn vị : tỷ đồng Stt Tên, tính chất công trình Giá trị công trình thực hiện Thời hạn hợp đồng Cơ quan kí hợp đồng Khởi công Hoàn thành 1 Hệ thống đường giao thông thuỷ lợi viện dược liệu 1,55 1999 1999 Viện dược liệu- Bộ y tế 2 Xây lắp sân vận động Sơn La 34 1999 2002 Sở VHTT- TT tỉnh Sơn La 3 Đường giao thông Quyết Thắng- Chiềng Ban 1,31 1999 2000 BQLDA đường Sơn La 4 Bồi trúc đê đồng muối Minh Lương Nghĩa- Nghệ An 1,7 1999 2000 Tổng công ty Muối 5 Nhà máy cà phê Biên Hoà- Đồng Nai 1,971 1999 2000 Nhà máy cà phê Biên Hoà- Đồng Nai 6 Phục hồi và nâng cấp đường Đồng Mỏ Hữu Kiên 1,96 2000 2000 Ban QLDA ngành CSHTNT Lạng Sơn 7 Phục hồi và nâng cấp kênh N1- Kè gỗ- Hà tĩnh 3,02 2000 2000 Ban QLDA ngành Hà Tĩnh 8 Nhà điều hành công ty thuỷ sản I 1 2000 2001 Chi cục thuỷ nông Sơn La 9 Trại thực nghiệm và nhân giống cây trồng Sơn La 5 2000 2001 Trung tâm giống khu vực I Sơn La 10 Đường giao thông Xuyên á 18 2000 2001 Công ty XDCT giao thông 810 11 Đường giao thông Mường Sang- Chiềng Khừa 25,59 2000 2002 UBND huyện Mộc Châu- Sơn La 12 Đường quốc lộ 6- Nông trường Mộc Châu 3 13,78 2000 2002 UBND huyện Mộc Châu- Sơn La 13 Đường giao thông Lông Luông- Vân Hồ 13,6 2000 2001 UBND huyện Mộc Châu- Sơn La 14 Nhà điều hành chi cục bảo vệ thực vật Sơn La 0,6 2001 2001 Chi cục bảo vệ thực vật 15 San nền- công ty TNHH Nam Hoà 1,97 2001 2002 Công ty TNHH Nam Hoà- Hà Nội 16 Chợ thị trấn sông Mã - Sơn la 6,2 2001 2002 UBND huyện Sông Mã- Sơn la 17 San nền công ty TNHH dịch vụ và TM Thanh Dương 0,68 2001 2002 Công ty TNHH dịch vụ và TM Thanh Dương 18 Xây lắp nhà xưởng sản xuất chính 4,6 2001 2002 Công ty TNHH dịch vụ và TM Thanh Dương 19 Trung tâm thể thao Quốc gia I 0,5 2001 2001 Trung tâm huấn luyện quốc gia I 20 Chợ trung tâm TM Bắc Yên- Sơn La 4,5 2001 2002 UBND huyện Bắc Yên-Sơn la 21 Phân xưởng chính Nhà máy gạch Việt Trì 2,6 2001 2002 Nhà máy gạch Việt Trì 22 Nhà xưởng nhà máy Ceramic 1,8 2001 2002 Nhà máy gạch Thanh hoá (Nguồn: Hồ sơ Năng lực công ty) Như vậy qua bảng trên ta thấy được rằng từ 1999- 2003 công ty đã thực hiện được nhiều công trình liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Đó chủ yếu là các công trình phục vụ cho các dịch vụ công. Các công trình đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt xã hội. Giá trị của các công trình là tương đối lớn. Công ty cho rằng với những gì đã tăng cường( nhân lực, trang thiết bị..) sẽ tạo niềm tin cho các đôí tác, giúp công ty kí kết được nhiều hợp đồng hơn. * Năng lực thiết bị thi công và kiểm tra chất lượng của công ty. - Thiết bị thi công hiện trường: hiện tại công ty có rất nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình xây dựng công trình. Những thiết bị này có giá trị lớn với công suất cao nếu được khai thác tốt. Ta có bảng tên thiết bị thi công hiện trường của công ty năm 2005. Stt Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Công suất hoạt động I Xe ôtô 1 Xe ben tự đổ Maz 5549 12 Nga 8T 2 Xe thùng KaMaz 54112 07 Nga 8T 3 Xe Huyndai ben tự đổ 10 Hàn Quốc 13T 4 Xe ben tự đổ 06 Đức 9T 5 Xe ben tự đổ Kraz 256 06 Nga 12T 6 Xe thùng KaMaz 5611 04 Châu Âu 13T 7 Xe U Wat 02 Nga 4 chỗ II Thiết bị làm mặt đường 1 Trạm trộn bê tông nhựa 01 Việt Nam 50T/h 2 Máy rải thảm OF 110 A 01 Đức 500T/h 3 Lu bánh lốp 02 Nhật 16T 4 Lu bánh thép Kawasaki 04 Nhật 10T III Thiết bị thi công đất đá 1 Máy đào Kobelco 03 Nhật 0,7-1,2 2 Máy đào Komashu 02 Nhật 0,7 3 Máy đào Samsung bánh lốp 02 Hàn Quốc 0,7 4 Máy đào Hitachi bánh lốp 02 Nhật 0,7 5 Máy bật KLD 80 02 Nhật 1,5 6 Máy ủi Carterpilar D6P 01 Mỹ 180cv 7 Máy ủi Komatshu D85 01 Nhật 180cv 8 Máy ủi Carterpilar D5P 02 Mỹ 150cv 9 Máy ủi Carterpilar D3P 01 Mỹ 75cv 10 Máy ủi DT 75 01 Nga 75cv 11 Máy san tự hành Komatshu 02 Nhật 180cv 12 Máy san tự hành D557 01 Nga 160cv 13 Máy cạp bánh lốp D357 02 Nga 240cv 14 Lu rung BoMax 02 Đức 12T 15 Lu rung Sakai 01 Nhật 10T 16 Lu tĩnh bánh thép 03 Nhật 10-12T 17 Lu bánh lốp Sakai TS 200 02 Nhật 10-21T 18 đầm chân cừu 02 Nga 7T 19 Máy khoan cầm tay D42 08 Nga 20 Máy nén khí B10 04 Nga 160cv 21 Máy nén khí DK 9 02 Nga 108cv 22 Nghiền đá 02 Việt Nam 130cv IV Thiết bị xử lý nền móng 23 Máy đóng cọc Komatshu 01 Nhật 4T 24 Máy ép cọc thuỷ lực 02 Nga 140T 25 Máy ép cọc thuỷ lực 02 Nga 70T V Thiết bị nâng hạ 26 Cần trục 12T-AKĐ 02 Đức 12T 27 Cần trục bánh hơi Kato 01 Nhật 18T-30m 28 Cẩu tháp KB10 02 Nga 5T-27m 29 Cẩu thiếu nhi 02 Việt Nam 0,5T 30 Máy vận thăng 05 Việt Nam 0,25T VI Thiết bị xây dựng 31 Máy trộn bê tông 05 Trung Quốc 450L 32 Máy trộn bê tông 02 Đức 25m3/h 33 Máy đầm dùi 20 Nhật, TQ 1,8-2,5KW 34 Máy đầm bàn 12 Nhật,TQ 0,4-0,6m 35 Máy phát điện S110 02 Tiệp, Nga 50-75KW 36 Máy hàn tự phát 04 Nhật 45KW 37 Trạm trộn bê tông BL1500 01 Đức 87KW 38 Xe vận chuyển bê tông 05 Hàn Quốc 5m3/thùng 39 Xe bơm bê tông 01 Đức 40 Giáo+ ván khuôn định hình 8000m2 Việt Nam ( Nguồn: Hồ sơ Năng lực công ty) - Thiết bị kiểm tra chất lượng: Stt Loại dụng cụ Tính năng kĩ thuật Nước sản xuất Chất lượng sử dụng I Thí nghiệm vật liệu 1 Khuôn lập phương(150x150x150) đổ bê tông thí nghiệm anh Tốt 2 Khuôn hình trụ (fi=150,h=300) đổ bê tông thí nghiệm Anh Tốt 3 Dụng cụ capping&bột capping Làm nhẵn mặt mầu Anh Tốt 4 Bộ côn thử đổ sụt bêtông Thí nghiệm đổ sụt bê tông Anh Tốt 5 Khuôn lập phương(2x2x2 cm) Thí nghiệm cường độ măng Việt nam Tốt 6 Dụng cụ Vica Thí nghiệm liên kết măng Trung quốc Tốt 7 Bàn đầm vữa xi măng đầm mẫu vữa tiêu chuẩn Anh, nga Tốt 8 đầm dùi đầm mẫu bê tông chuẩn Liên xô Tốt 9 Súng bắn bê tông Schimidt Kiểm tra cường độ bê tông Liên xô Tốt 10 Bộ thí nghiệm độ chảy của vữa Thí nghiệm độ linh động vữa Anh Tốt 11 Dụng cụ thí nghiệm độ tách nước của vữa hồ xi măng Thí nghiệm độ tách của vữa Việt nam Tốt 12 Thùng chưng hấp xi măng Chưng hấp xi măng Anh Tốt 13 Côn hấp phụ nước của cát và chảy Thí nghiệm độ hấp phụ nước Việt nam Tốt 14 Bình tỉ trọng các loại Thí nghiệm tỷ trọng các loại Việt nam Tốt 15 Bình đo thể tích các loại Thí nghiệm thể tích các loại Việt nam Tốt 16 Bộ sàng cốt liệu cát Thí nghiệm cấp phốt cát Anh Tốt 17 Máy thử mỏi Thí nghiệm giới mỏi của kim loại Liên xô Tốt 18 Thí nghiệm xác định độ hoá mềm Thí nghiệm độ hoá mềm Trung quốc Tốt II Thí nghiệm đất, dung trọng đầm chặt Tốt 19 Bộ thí nghiệm đầm chặt Thí nghiệm đầm chặt Anh Tốt 20 Máy CBR Xác định CBR Anh Tốt 21 Bộ thí nghiệm xác định chảy Xác định giới hạn chảy Anh Tốt 22 Bộ thí nghiệm giớihạn dẻo Xác định dẻo Anh Tốt III Thiết bị kiểm tra Tốt 23 Máy kinh vĩ 3T5KP Kiểm tra tim và trục Nga Tốt 24 Máy kinh vĩ 4T30P Kiểm tra tim và trục Nga Tốt 25 Máy thuỷ chuẩn tự động AX- 2S Kiểm tra độ cao Nhật Tốt 26 Máy thuỷ chuẩn tự động AX-1S Kiểm tra độ cao Nhật Tốt 27 Mia nhôm 5m Nhật Tốt 28 Thước thép 50M Nhật Tốt ( Nguồn: lấy từ Hồ sơ Năng lực công ty) 5. Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của công ty. 5.1. Tình hình tài chính. Trước hết chúng ta hãy xem xét sự biến động về tài sản của công ty qua một số năm. Đơn vị: đồng Năm Nội dung 2003 2004 2005 1.Tài sản cố định 3.418.442.474 621.469.101 933.844.190 2.Tài sản lưu động 18.174.064.594 31.946.374.850 39.442.056.942 3.Tổng tài sản 21.592.507.068 32.567.843.951 40.375.901.132 4.Doanh thu 13.498.899.614 30.300.543.177 84.479.543.803 ( Nguồn: Báo cáo Tài chính – Phòng Tài chính kế toán) Ta nhận thấy rằng tỷ lệ: Tài sản cố định(TSCĐ)/ tổng tài sản(TS),và tài sản lưu động(TSLĐ)/tổng tài sản(TS), các năm như sau: + Năm 2003: TSCĐ/TS =15,83% TSLĐ/TS =84,17% + Năm 2004: TSCĐ/TS =2% TSLĐ/TS =98% + Năm 2005: TSCĐ/TS =2,3% TSLĐ/TS =97,7% Sở dĩ tỷ lệ TSLĐ chiếm đa số trong tổng tài sản là vì do đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là xây dựng và tư vấn đầu tư. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy vậy ta thấy năm 2003 TSCĐ còn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng tài sản (15,83%) thì đến năm 2004, 2005 con số này chỉ là 2-2,3%. Điều đó chứng tỏ rằng một phần do gía trị TSCĐ bị hao mòn dần qua các năm và đồng thời cũng do gía trị TSLĐ tăng lên nhanh chóng. Năm 2003 gía trị TLCĐ chỉ hơn 18 tỷ nhưng đã tăng lên hơn 31 tỷ (2004) và 39,442 tỷ năm 2005. Đó là một điều đáng mừng của doanh nghiệp, bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thể hiện rõ nhất qua việc tăng trưởng nhanh chóng của doanh thu. Năm 2003 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ là hơn 13 tỷ đồng thì đến năm 2004 con số này đã là trên 30 tỷ đồng, đến năm 2005 đã tăng lên trên 84 tỷ đồng. Để xem xét kĩ hơn tình hình tài chính của công ty chúng ta hãy xem xét bảng dưới đây: Đơn vị: đồng Stt Nội dung Năm 2003 2004 2005 1 Vốn chủ sở hữu (NSSN cấp) 778.714.716 860.691.162 927.171.844 2 Các khoản phải nộp ngân sách 806.131.480 531.228.990 3 Nợ phải thu 11.020.183.944 24.181.387.990 21.549.035.161 4 Nợ phải trả 20.813.792.307 31.707.152.789 39.448.729.288 (Nguồn: Báo cáo Tài chính, phòng Tài chính Kế toán) - Với bảng trên ta có thể thấy : nguồn vốn chủ sở hữu là do toàn bộ Ngân sách Nhà nước(NSNN) cấp . Và nguồn NSNN cấp cho công ty tăng lên theo các năm: + Năm 2004 tăng hơn so với 2003 là 81.976.446 đồng ( hay tăng 10,53%) + Năm 2005 tăng hơn so với 2004 là 66.480.682 đồng( hay tăng 7,72%) Vì công ty là doanh nghiệp nhà nước nên NSNN cấp tăng lên theo tốc độ tăng trưởng của công ty thì đó cũng là lẽ thường. Nhưng qua đây ta cũng thấy được rằng doanh nghiệp cần có biện pháp khác để thu hút vốn cho chính mình, tránh tình trạng lệ thuộc toàn bộ vào NSNN cấp : có thể cổ phần hoá... Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng: từ trên 11 tỷ năm 2003 tăng lên hơn 23 tỷ năm 2004. Cho nên công ty cũng cần có biện pháp để đòi nợ, tránh tình trạng nợ dây dưa quá dài, gây tình trạng thiếu vốn cho chính mình. Bên cạnh các khoản phải thu tăng lên đó thì khoản nợ phaỉ trả của doanh nghiệp cũng tăng đáng sợ. Sự vay vốn mở rộng sản xuất là một tất yếu với công ty trong điều kiện vốn NSNN cấp có hạn lại chưa có biện pháp thu hút vốn khác. Tuy vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để kiểm soát khoản nợ đó, tránh tình trạng không trả được dẫn đến phá sản. Để đánh giá sơ qua năng lực tài chính của công ty chúng ta có thể xem xét thông qua một số hệ số tài chính: + Khả năng thanh toán hiện hành= TSLĐ/Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ- Dự trữ/ Nợ ngắn hạn + Hệ số nợ : Nợ/ TS + Hiệu suất sử dụng TSCĐ= Doanh thu/ TSCĐ + Và một vài chỉ tiêu khác. 5.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Để đánh giá một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta có thể theo dõi bảng : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm: 2003,2004,2005. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 2004 2005 - Doanh thu hàng bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ 01 13.498.899.014 30.300.534.177 84.479.543.803 - Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) + Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại +Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo pp trực tiêp 03 04 05 06 07 1. Doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ(10=01-03) 10 13.498.839.014 30.300.534.177 84.479.543.803 2. Giá vốn hàng bán 11 12.938.617.446 29.541.831.592 82.777.370.394 3. Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV (20=10-11) 20 530.281.578 758.702.585 1.702.173.409 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 14.436.849 27.535.258 5. Chi phí tài chính 22 194.662.679 735.377.657 6. Chi phí bán hàng 24 7. Chi phí quản lý DN 25 212.537.179 810.607.162 1.064.343.313 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22+24-25) 30 347.744.399 (232.130.407) (70.012.303) 9. Thu nhập khác 31 2.195.764 4.176.850.530 262.369.861 10. Chi phí khác 32 77.105.182 3.862.743.722 125.876.876 11.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (74.909.418) 314.106.808 136.492.985 12.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 272.834.981 219.753.226 66.480.682 13.Thuế thu nhập DN phải nộp 51 14. Lợi nhuận sau thuế 60 272.834.981 219.753.226 66.480.682 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng TC- KT) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy rằng: + Công ty không có các khoản giảm trừ nên doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu bán hàng. Doanh thu năm 2004 bằng 220% so với 2003, năm2005 bằng278% so với 20004. Như vậy doanh thu của doanh nghiệp tăng rất nhanh , thể hiện sự hoạt động mở rộng của doanh nghiệp Xét về giá vốn hàng bán: Năm 2004 bằng 228% so với 2003 Năm 2005 bằng 280% so với 2004 Như vậy giá vốn hàng bán cũng tăng nhanh, nó phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịchvụ của doanh nghiệp tăng nhanh. Ta cũng thấy được rằng năm 2003 doanh nghiệp chưa có doanh thu tài chính thì cho đến 2004 là trên 14 triệu đồng, và năm 2005 là trên 27 triệu đồng. Tuy doanh thu này không lớn nhưng nó cũng thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp nhằm đa dạng hoá nguồn thu, tạo thêm thu nhập cho công nhân viên. Tuy vậy, chi phí tài chính tăng lên nhanh chóng và vượt qua cả doanh thu, điều này khiến cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị âm. Doanh nghiệp cần xem xét kĩ lại chi phí tài chính và có biện pháp quản lý tốt. Xét về chi phí doanh nghiệp: chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng: + Năm 2003 chi phí doanh nghiệp là 212.537.179 đồng + Năm 2004 tăng lên là 810.607.162 đồng + Năm 2005 tăng lên là 1.064.343.313 đồng Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: + Năm 2003 doanh nghiệp lãi: 347.744.399 đồng + Năm 2004 lỗ: 232.130.407 đồng + Năm 2005 lỗ: hơn 70 triệu đồng Nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến -Tuy vậy nhờ có các khoản thu nhập khác mà công ty vẫn lãi . Năm 2004 doanh nghiệp lãi hơn 200 triệu Năm 2005 doanh nghiệp lãi hơn 66 triệu. Nhận xét chung: Nhìn chung hoạt động của doanh nghiệp đã mở rộng nhanh chóng. Doanh nghiệp đã chú trọng khai thác thị trường, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, đa dạng hoá các khoản thu. Tuy vậy do chưa kiểm soát tốt chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp mà công ty có mức lợi nhuận đạt được chưa mong muốn. *Ngoài 2 bảng: báo cáo tài chính kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta có thể tham khảo mot số bảng biểu sau : Bảng báo cáo tổng hợp TSCĐ 2004 Đơn vị: đồng Mã tài sản Tên tài sản Ngày tính khấu hao Nguyên giá Tổng hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại (31/12/2004) 0001 Nhà kho 1/1/2000 60.525.665 30.818.859 29.706.806 0002 Nhà làm việc số 1 1/1/2000 283.190.356 56.638.080 226.552.276 0003 Nhà làm việc số2 1/1/2000 16.780.632 7.719.056 9.061.576 0004 Nhà làm việc số3 1/1/2000 29.207.042 16.603.520 14.603.522 0005 Nhà làm việc số4 1/1/2000 36.812.309 18.406.140 18.406.169 0006 Sân, đường 1/1/2000 501.449.058 25.724.520 25.724.538 0007 Cổng cơ quan 1/1/2000 11.995.200 5.997.600 5.997.600 0034 Bàn họp 1/2/1999 10.900.000 10.900.000 0 0039 ô tô misubisi 1/5/2001 611.646.000 348.298.415 263.347.585 0042 Máy photocopy 1/9/2004 26.008.909 2.939.880 23.069.029 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Về chế độ trả lương cho công nhân viên : thu nhập bình quân của công nhân viên như ở dưới bảng sau: Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2004 2005 Thu nhập bình quân 1.154.521 1.550.000 Tổng quỹ lương 113.143.058 151.900.000 (Nguồn : phòng Tài chính kế toán,Tổ chức hành chính) Như vậy tiền lương của cán bộ công nhân viên đã có sự tăng lên đáng kể : Năm 2004 tiền lương bình quân một người là :1.154.521 đồng Đến năm 2005 tiền lương bình quân tăng lên là: 1.550.000 đồng (tức tăng 395.479 đồng so với 2004) Ngoài chế độ lương cơ bản này công ty còn có các chế độ thưởng khác. Mặt khác theo quy chế và điều lệ công ty , thì công ty có các mức hỗ trợ tài chính cho các cán bộ công nhân viên các đối tượng được liệt kê trong bảng sau : Bảng hỗ trợ tài chính của công ty stt Thời điểm Đối tượng hỗ trợ Mức hỗ trợ (nghìn đồng ) 1 Tết dương lịch Tất cả cán bộ công nhân viên Quà(200) 2 Tết âm lịch Tất cả cán bộ công nhân viên Quà (500) 3 8/3 Cán bộ nhân viên nữ Quà(200) 4 1/5 Tất cả cán bộ công nhân viên Quà(200) 5 1/6 Con em cán bộ nhân viên dưới 16 tuổi Quà(50 ) 6 27/7 Cán bộ nhân viên là thương binh Quà(50 ) 7 Kết thúc năm học Con cán bộ nhân viên là học sinh giỏi Quà(50 ) 8 Tết trung thu Con em cán bộ nhân viên dưới 16 tuổi Quà( 50) 9 2/9 Tất cả cán bộ công nhân viên Quà(200) 10 20/10 Cán bộ nhân viên nữ Quà(200) 11 22/12 Cán bộ nhân viên từng là bộ đội ,TNXP Quà(200) 12 Hàng năm Tát cả cán bộ công nhân viên Quà(một bộ quần áo ) 13 Kết hôn Tất cả cán bộ công nhân viên Quà(300) 14 Nằm viện từ ba ngày trở lên Tất cả cán bộ công nhân viên Quà(200) 15 Bố mẹ đẻ , bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng hoặ con đẻ qua đời Cán bộ công nhân viên có thân nhân liên quan 300 nghìn đồng hoặc 500 nghìn đồng nếu gia đình đề nghị công ty tổ chức (Nguồn: phòng Tổ chức hành chính) 6. Chiến lược phát triển của công ty - Trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khó khăn, công ty đã thể hiện sự quyết tâm bằng việc vạch ra chiến lược phát triển trong tương lai: + Mở rộng ngành nghề kinh doanh : mở rộng thêm ngành sản xuất trong xây dựng , kinh doanh xuất nhập khẩu và các lĩnh vực kinh doanh khác . + Tăng nhanh sản lượng sản xuất, tăng giá trị lợi nhuận( khoảng 15% mỗi năm). - Nhưng nhiệm vụ trước mắt của công ty phải giải quyết là : tăng cường khả năng tài chính của công ty, tiếp tục giải quyết các khoản nợ tồn đọng từ các năm trước,tinh giảm bộ máy hành chính. Đi đôi với nó là biện phát thu hút vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị . - Cam kết của công ty: chất lượng – tiến bộ – kỹ thuật – hiệu qủa - Mục tiêu chính sách chất lượng được đề cao nên hàng đầu : đảm bảo đúng chất lượng tiến độ, giá thành hợp lí trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Để thực hiện các tiêu chí trên công ty đề ra : + Tăng cường đổi mới thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật . + Nâng cao năng lực điều hành, sử dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật . + Không ngừng hoàn thiện , nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ . + Có chính sách hướng vào phục vụ , chăm sóc thoả mãn khách hàng với các dịch vụ chất lượng cao , giữ vững được uy tín. - Công ty đề ra mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí, liên tục cải thiện chất lượng đi đôi với hạ giá thành sản phẩm. Thực hiên liên kết hợp tác với nhiều đối tác khác. Chủ động hội nhập kinh tế trong nước và khu vực II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY. 1. Đặc điểm về sản phẩm. - Sản xuất xây lắp là ngành sản xuất mang tính công nghiệp, sản phẩm của xây lắp tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế. Nhưng cũng dễ gây ra tình trạng thất thoát vốn nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu. - Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, có quy mô lớn, đơn chiếc, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài và phải lập dự toán riêng cho từng công trình, hạng mục công trình. - Sản phẩm xây lắp đặt cố định tại nơi sản xuất, nơi sản phẩm cũng chính là nơi tiêu thụ sản phẩm, các điều kiện phục vụ cho quá trình xây lắp phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. - Sản phẩm xây lắp hoàn thành, bàn giao cho bên chủ đầu tư, doanh nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm bảo hành trong một khoảng thời gian nhất định. Bên chủ đầu tư có thể giữ lại một khoản tiền chưa thanh toán cho DN xây lắp nhằm nâng cao trách nhiệm bảo hành công trình. 2. Đặc điểm nguyên vật liệu. Đối với ngành xây lắp, thì NVL thường chiếm 80-90% giá trị công trình ở giai đoạn xây dựng cơ bản. Vì vậy lượng vốn nói chung, VLĐ nói riêng phần lớn nằm ở trong giá trị NVL, cho nên việc sử dụng NVL và mức dự trữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Hơn thế nữa đặc điểm của NVL sử dụng thường xuyên là khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại nên thường khó dự trữ và công tác quản lý, kiểm soát cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, đã có những quy chế kiểm định chất lượng công trình do NN ban hành đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng NVL theo đúng tiêu chuẩn quy định. Việc mua sắm NVL cho từng công trình thường được giao cho các tổ đội sản xuất trong công ty, công ty chỉ đưa ra các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng. 3. Đặc điểm khách hàng Khách hàng công ty tương đối đa dạng: bao gồm chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng thi công công trình, có thể là NN hoặc tư nhân, ở nhiều lĩnh vực. Mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau về sản phẩm, có khả năng thanh toán khác nhau. 4. Đặc điểm về nguồn cung ứng tín dụng. - Do giá trị của các công trình xây dựng thường lớn cho nên công ty cần một nguồn vốn lớn để hoạt động. Hiện tại nguồn tín dụng của công ty chủ yếu lấy từ 2 nguồn chính là: Vốn NSNN cấp và vốn vay( chủ yếu là vay từ các NHTM). Chính vì nguồn chủ yếu từ NSNN nên hạn chế về lượng được cấp và chính vì nguồn vay từ các NHTM cho nên công ty phải chiụ sức ép về chi phí vốn, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN. 1. Những mặt đạt được. 1.1. Quy mô vốn của DN tăng nhanh. Như trên đã trình bày, vốn của DN có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động lại càng có ý nghĩa quan trọng. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không trước tiên nó biểu hiện ở doanh thu thu được, số tiền đem vào tái sản xuất( vốn kinh doanh). Trong những năm vừa qua, vốn của công ty tăng lên nhanh chóng. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. - Trước tiên chúng ta hãy cùng theo dõi Bảng tổng hợp báo cáo tài chính của 3 năm thông qua bảng sau, để từ đó thấy được sự biến động của tổng vốn và mức biến động từng loại. Bảng tổng hợp báo cáo tài chính trong 3 năm 2003-2004-2005 Đơn vị: đồng Tài sản Mã số 2003 2004 2005 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn I. Tiền 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền đang gửi NH 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 5.Phải thu theo tiến độ kê hoạch hợp đồng 6. Các khoản phải thu khác 7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên vật liệu tồn kho 3. CCDC trong kho 4. Chi phí SXKD dở dang 5. Thành phẩm tồn kho 6. Hàng hoá tồn kho 7. Hàng gửi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V.Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2.Chi phí trả trước 3.Chi phí chờ kết chuyển 4.Tài sản thiếu chờ xử lý 5.Khoản kí cược, kí quỹ ngắn hạn VI.Chi sự nghiệp 1.Chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm sau B. TSCĐvà đầu tư dài hạn I. TSCĐ 1. TSCĐ hữu hình - Nguyên gía - Giá trị hao mòn luỹ kế 2. TSCĐ thuê tài chính -Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. TSCĐ vô hình - Nguyên gía -Giá trị hao mòn luỹ kế II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2.Góp vốn liên doanh 3.Đầu tư dài hạn khác 4.Dự phòng giảm giá ._. có biện pháp kiểm soát tốt chất lượng,cũng như phân bổ và điều hành hợp lý hoạt động giữa các tổ đội sản xuất. 4. Tăng cường các biện pháp nhằm giảm vốn bị chiếm dụng của công ty. Phần thực trạng đã trình bày rõ những khoản vốn bị chiếm dụng của công ty là rất lớn. Những khoản nợ phải thu của công ty tăng vọt. Vì vậy trong tình trạng vốn bị hạn chế thì việc thu hồi các khoản nợ là vô cùng cấp thiết với công ty. Ở đây em xin trình bày vấn đề: quản lý nợ phải thu và quản lý hàng tồn kho. * Với các khoản nợ phải thu thì công ty nên áp dụng những biện pháp sau: - Áp dụng chính sách tín dụng: trước khi cho vay cần: Phân tích vị thế tín dụng của khách hàng: + Lập chính sách tín dụng và tổ chức thực hiện nó. + Giám sát các tài khoản nhờ thu và sự thay đổi chính sách tín dụng khi cần thiết. Thông qua phương pháp đoán: xem khách hàng mua chịu, vay nợ thuộc loại đối tượng nào: muốn vậy lại xem dữ liệu của những lần mua trước. Từ đó biết được khách hàng có hay nợ không, có thực hiện trả đúng nợ không .... Về năng lực trả nợ: xem tình hình tài chính của họ qua một số biện pháp điều tra thị trường, nghiên cứu phân tích khách hàng. Xem vốn: có tài sản thế chấp không... Xem điều kiện kinh tế, sự mở rộng ngành kinh doanh từ phía đối tác. Nếu công ty đó hạn chế về tài chính nhưng lại đang hoạt động trong ngành có tiềm năng tăng trưởng cao thì ta hoàn toàn có thể chấp nhận cho vay. - Xem thời hạn bán chịu: với mục tiêu là bảo đảm có thể quay vòng vốn. - Thực hiện một số biện pháp thu tiền : sẽ phân tích kĩ trong phần quản lý Tài sản lưu động (được đề cập ở phần sau) Những biện pháp để làm tăng tài sản Theo cuốn “ 33 bí quyết làm tăng tài sản của doanh nghiệp, Nxb Lao động xã hội, 2004, trang 351-376. : công ti có thể thu hồi nợ, quyết tâm giảm hàng tồn kho và cố gắng thanh toán nợ của mình. Hàng loạt các biện pháp được tác giả đưa ra như: công ty phải tìm hiểu tín dụng khách hàng, gửi hóa đơn thật sớm, phải lập danh sách con nợ, phân loại con nợ. Với con nợ chậm trễ phải quyết đoán khẳng định việc họ làm là làm tăng giá thành sản phẩm, trường hợp họ không muốn trả nợ phải áp dụng các biện pháp mạnh ( kiên quyết thực hiện trả tiền trước, giao hàng sau; nâng giá hàng bán, bù đắp chi phí thiệt hại...) Trong trường hợp các khoản nợ ngắn hạn là căn bệnh khó chữa của công ty thì phải áp dụng các biện pháp sau: Nhờ cơ quan đại diện tín dụng thay mặt công ty đòi nợ, thuê một tổ chức tài chính đi đòi nợ... * Thứ hai, với hàng tồn kho thì công ty áp dụng một số biện pháp sau: - Sản phẩm ế thừa: không bán được,không dùng được thì loại trừ ra khỏi kho - Sản phẩm chu chuyển thấp_ đại hạ gía... - Với những mặt hàng chu chuyển nhanh: đảm bảo nguồn cung ứng NVL.. - Với hàng tồn kho có thể áp dụng mô hình quản lý JUST IN TIME của người Nhật để quản lý. Nội dung chính của mô hình này là xoá bỏ triệt để sự lãng phí Giáo trình tổ chức và quản lý sản xuất, Nxb Lao động xã hội, 2004, trang 153-160. : hàng loạt các biện pháp về: tồn kho NVL, tồn kho hàng bán thành phẩm; thời gian chuyển đổi công việc; phế phẩm và hàng gia công lại; tất cả các hoạt động không làm gia tăng gía trị; nhân viên thừa; liên tục giảm lựơng tồn kho bán thành phẩm, đồng bộ hoá sản xuất, lấy con người làm trung tâm. Ngoài ra có thể áp dụng mô hình đặt hàng hiệu quả nhất ( EOQ) như đã trình bày ở trên. 5. Đa dạng hoá nguồn vốn. - Vốn là nhu cầu không thể thiếu với mọi doanh nghiệp. Vì vậy làm sao huy động được càng nhiều vốn càng tốt là mục tiêu đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt công ty cần phải đa dạng vốn từ nhiều nguồn khác nhau làm giảm chi phí vốn và tránh rủi ro. - Phần thực trạng cho thấy công ty chỉ huy động được vốn ở NSNN cấp và các NHTM. Muốn đa dạng hoá nguồn vốn công ty có thể huy động từ: + Huy động từ nguồn vốn cán bộ công nhân trong công ty. hàng loạt các biện pháp mà công ty có thể áp dụng: kêu gọi tinh thần tập thể , đưa ra các cam kết trả nợ và lãi vay ưu đãi, khuyến khích biểu dương... + Thứ hai, ngoài các khoản vay nợ từ các NHTM thì công ty có thể vay từ các tổ chức tín dụng khác : công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng quốc tế... Nhưng một điều rất quan trọng với công ty là phải ưu tiên hàng đầu cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả. Khi làm ăn có lãi, công ty cần trích một tỷ lệ thích đáng cho tái đầu tư, tỷ lệ này công ty có thể tính toán hoặc căn cứ vào mức của các công ty trong cùng ngành. Ngoài ra công ty cần sử dụng tốt nguồn vốn từ các nguồn vốn khấu hao cơ bản. Đồng thời công ty cũng nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp đảm bảo sự cân đối giữa mức chi phí tính vào giá thành sản phẩm và nhu cầu hoàn vốn để đổi mới TSCĐ. Các tài sản không cần dùng hoặc sử dụng không có hiệu quả cao cần nhanh chóng thanh lý,nhượng bán để thu hồi vốn và giảm chi phí bảo quản sửa chữa. Để làm được điều này, công ty cần phân loại chính xác tài sản, so sánh và cân nhắc cẩn thận giữa hai phương án: giữ tài sản để sử dụng và bán tài sản đi và thuê khi cần dùng, sao cho chọn phương án có lợi nhất cho doanh nghiệp ( tính cả lợi ích trước mắt và lâu dài). Cần kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Mỗi nguồn vốn những ưu nhược điểm và chi phí sử dụng riêng. Tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư và tình hình tài chính cụ thể của công ty( khả năng, uy tín và hiệu quả kinh doanh) chủ DN sẽ lựa chọn cho mình nguồn vốn thích hợp nhất. đối với mỗi luồng vốn, công ty cần có phương án thu hút riêng như : cải thiện mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để giảm bớt chi phí và thủ tục giao dịch khi vay vốn,đưa ra các hình thức phát hành và lãi suất hấp dẫn nếu muốn huy động vốn bằng cổ phiếu. .. Nhưng dù huy động theo nguồn vốn nào thì uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty cũng đóng vai trò quyết định đến khả năng thành công của phương án huy động vốn đó. Hiện nay việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy công ty cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để có thể huy động tốt từ nguồn vốn này. 6. Giải pháp tăng cường đầu tư TSCĐ. Như phần thực trạng đã trình bày, TSCĐ của công ty đã hao mòn tương đôí lớn. Để đảm bảo việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh cho năm sau, công ty cần tu bổ để tính khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, và đầu tư mua sắm TSCĐ. Để đầu tư mua sắm TSCĐ thì trước hết công ty cần thực hiện tính trích khấu hao một cách hợp lý và qủan lý quỹ khâú hao. Để xác định mức khấu hao, ban lãnh đạo công ty nên xem xét các yếu tố sau Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động và xã hội, 2003, trang 178 : +Một là tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo ra + Hai là hao mòn vô hình của TSCĐ + Tiếp đến là Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ + Ảnh hưởng của thuế với việc tính khấu hao +Và Quy định của NN trong việc tính khấu hao TSCĐ Công ty cần lựa chọn cho mình một phương pháp tính khấu hao hợp lý, phù hợp với đặc điểm lĩnh vực xây dựng của mình. Để đầu tư mới TSCĐ chủ yếu là máy móc nhập ngoại công ty cần: + Xác định cơ cấu TSCĐ cần phải mua mới hợp lý. + Lựa chọn một số nhà cung cấp đảm bảo có uy tín. +Việc mua mới TSCĐ phải đi đôi với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng nó. 7. Giải pháp để quản lý TSLĐ( phần này tập trung chủ yếu vào việc quản lý tiền mặt) Với tầm quan trọng của vốn kinh doanh, căn cứ vào đặc đỉêm của Công ty Xây dựng thì việc quản lý TSLĐ là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn taị công ty Như ở phần trên đã trình bày các giải pháp quản lý hàng tồn kho và nợ phải thu. Phần này em tách riêng quản lý nguồn tiền mặt của công ty vì vai trò của nó rất quan trọng. Quản lý tiền mặt là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu của DN và đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các NH cung cấp các hoạt động thuộc quá trình quản lý tiền mặt www.chungta.com/Quan_ly_tien_mat . Đây là một quá trình rất phức tạp. Công ty có thể thực hiện một số cách quản lý tiền mặt như sau: + Chọn một số đối tác NH có khả năng giúp công ty quản lý tốt tiền mặt. Các ngân hàng ngày nay có thể cung cấp các dịch vụ tự động như chi trả tiền lương, và các khoản chi thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, đảm bảo cho tài khoản của công ty, thực hiện thanh toán qua các giao dịch. + Trước khi quyết định lựa chọn ngân hàng làm đối tác làm ăn, các công ty lớn thường xem xét kĩ lưỡng nhu cầu tiền mặt của mình thông qua lấy ý kiến của các phòng ban. Vì vậy công ty cũng nên xem xét thật kĩ nhu cầu tiền mặt của mình bằng việc xem xét ý kiến của các phòng ban. + Lợi ích của việc làm ăn với các ngân hàng là công ty có thể đánh giá dịch vụ của các ngân hàng cũng như trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau. Từ đó giúp công ty có thêm động lực để kiểm soát chi phí ngân hàng và thu lợi từ các dịch vụ trên, khi một ngân hàng gặp khó khăn, công ty hoàn toàn có thể tiếp tục với các NH khác. + Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt, có độ chính xác cao. +Có chính sách đầu tư rõ ràng, từ đó có mục tiêu định hướng đầu tư và những khoản đầu tư có thể chấp nhận. + Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt: vì ¡ Nó giúp bảo đảm tính tin cậy về dữ liệu tài chính ¡ Đồng thơì đánh giá các hoạt động của NH giúp mình thực hiện quản lý tiền mặt về kết quả hoạt động cũng như chi phí và lợi nhuận đầu tư. ¡ Tránh rủi ro; ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tẹ như: gian lận thương mại, rủi ro phát mãi tài sản. Vậy thì để quản lý tốt tiền mặt cần Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, Nxb Tài chính, trang 362-363. : + Tăng tốc độ thu hồi:chính sách chiết khấu, thiết lập hệ thống thanh toán qua NH... + Giảm tốc độ chi tiêu. + Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt. + Xác định nhu cầu tiền mặt. 8. Đào tạo tay nghề, nâng cao ý thức làm chủ của cán bộ công nhân viên. Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất. Thật vậy, nếu vốn có, máy móc thiết bị có, NVL đầy đủ mà cán bộ CNV tay nghề kém, ban lãnh đạo kém thì việc sử dụng cũng không có hiệu quả. Nội dung của phần này rất rộng, có thể trở thành một đề tài về nhân lực cho nên em chỉ căn cứ vào đặc điểm tình hình của công ty và hiểu biết của mình đề xuất một số biện pháp sau: + Cần giáo dục bồi dưỡng ý thức kỉ luật lao động, tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ CNV. + Đi đôi với đó là tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho họ nhất là cán bộ cấp trưởng phòng và nhân viên kĩ thuật. + Ban lãnh đạo nên thường xuyên xuống thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên. Tạo mối quan hệ thân mật tinh thần đoàn kết mọi người trong công ty. Qua đó khích lệ tinh thần họ, giúp họ giải quyết các vướng mắc để họ yên tâm làm việc. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể: giao lưu văn hoá văn nghệm, thể thao giữa các phòng ban, tổ đội. + Ban lãnh đạo cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động xây dựng và hoạt động ở các phòng ban. Có những biện pháp làm giàu công việc cho họ Về những vấn đề này có thể tham khảo và học hỏi cách quản trị nhân sự của tập đoàn điện khí Mashusita( Nhật bản) : với 7 tinh thần như 7 điều răn: “ Tinh thần báo quốc Tinh thần quang minh chính đại Tinh thần đoàn kết nhất trí Tinh thần phấn đấu vươn lên Tinh thần nhường nhịn lợi ích Tinh thần thích ứng với tình hình Tinh thần cảm ơn báo đức” Biện pháp mà lãn đạo Mashusita đưa ra là: đọc to nhiều lần và lĩnh hội tinh thần; tất cả các nhân viên , mỗi người một tháng ít nhất cần tiến hành diễn giảng trong 10 phút trước tập thể về nội dung được triển khai xung quanh tinh thần Mashusita; tổ chức long trọng nghi thức xuất xưởng sản phẩm mới; tất cả nhân viên mới thường được luân chuyển cử tới nhiều cương vị công tác có tính chất khác nhau để làm việc; thực hiện chếc độ hợp đồng suốt đời Tiêu chuẩn dùng người của 500 tập đoàn hàng đầu thế giới, Nxb Văn hoá thông tin, 2005, trang 107-111. . 9. Hoàn thiện công tác kế toán của bộ máy kế toán và sự giám sát của giám đốc. Công tác kế toán có vai trò rất quan trọng đối với công ty .nó cung cấp cho ta những thông tin về sự biến động của tài sản vốn; cho biết mức độ xu hướng biến động của chúng để giúp cho nhà quản lí kiểm soát tốt tình hình tài chính và đưa ra các biện pháp hợp lí, đúng đắn để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Tuy vậy ở nhiều DNNN vấn đề ghi chép sổ sách thường không đầy đủ khoa học cho nên rất khó kiểm soát tình hình tài chính thực của công ty. Cho nên dẫn tới hiện tượng “lãi giả lỗ thật”. Vì vậy công ty cũng nên nhanh chóng củng cố hoàn thiện bộ máy kế toán của mình. Thực tiễn cho thấy rằng ở doanh nghiệp có bộ máy kế toán và công tác kế toán được chủ doanh nghiệp quan tâm thì ở đó vốn kinh doanh dược đảm bảo hơn và khả năng sinh lời sẽ cao hơn Tạp chí nhà quản lí, số 23/5-2005. . Cần chú ý rằng: công tác kế toán không chỉ đơn thuần là ghi chép các định khoản kế toán mà quan trọng hơn nó bao gồm cả công tác quản lí tài chính doanh nghiệp như: huy động vốn, giám sát sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng. Quản lí tài chính không chỉ là trách nhiệm của một bộ phận kế toán mà còn là trách nhiệm của tất cả các bộ phận trong công ty. Vì vậy công ty nên xây dựng một quy chế nội bộ về quản lí tài chính doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận về công tác quản lí tài chính . Áp dụng các biện pháp tiên tiến để quản lí tài chính tốt như sử dụng các phần mềm kế toán mới cập nhật, tuân thủ các nguyên tắc của công tác kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ban giám đốc cũng nên kiểm tra thường xuyên hoạt động của công tác ghi chép sổ sách kế toán để từ đó có thể nắm vững xem bộ máy kế toán của mình có hoạt động tốt không, công tác kế toán có được thực hiện đầy đủ không, có vấn đề lớn phat sinh trong lĩnh vực tài chính không... Từ đó có những biện pháp chỉ đạo nhằm hoàn thiện công tác kế toán của công ty II. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1. Xem xét để thực hiện cổ phần hoá(CPH) công ty. Hiện nay việc CPH DNNN là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của DNNN. Theo ước tính đến ngày 31/12/2004 có khoảng 800 công ty NN bị thua lỗ trong tổng số 4000 công ty bị thua lỗ và hoà vốn( chiếm 20%) www.pfvc.com.vn . Đó mới chỉ là những con số thống kê được, còn thực tế sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Vì vậy NN nên sớm quyết định cho phép công ty Xây dựng và tư vấn đầu tư được thực hiện CPH, chuyển đổi sang hình thức sở hữu hỗn hợp, tạo điều kiện cho công ty phát triển mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Về các bước, phương thức tiến hành CPH đã có rất nhiều bài viết về CPH. Ở đây em chỉ xin trích dẫn những kiến nghị với cơ quan NN giúp cho các công ty trong đó có công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư có điều kiện thuận lợi để thực hiện và thực hiện tốt tiến trình CPH. Quá trình CPH ở công ty NN còn chậm và chưa có hiệu quả cao là vì Phạm Văn Hưng- phó ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT đăng trên trang Web: www. Đcsvn.vn ngày 5/12/2005. : - Về cơ chế chính sách CPH: + Cơ chế đánh giá còn tách rời cơ chế thị trường, nó chưa phản ánh giá trị thực do chưa tính giá trị vô hình vài lợi thế DN. + Cơ chế xử lý nợ tồn đọng của DNNN còn mang tính hành chính, chưa xử lý được nợ đọng vay của Quỹ hỗ trợ phát triển( do chưa có cơ chế cụ thể). - Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách cụ thể Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trong việc hỗ trợ vốn, đầu tư đổi mới công nghệ. - Tính giá trị sử dụng đất vào giá trị DN còn nhiều bất cập. - Về công tác chỉ đạo CPH: + Xây dựng đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN còn chậm. + Công tác tuyên truyền CPH còn chưa thông suốt. - Về tổ chức thực hiện: còn một số bất cập như: + Một số DNNN không đủ điều kiện thực hiện ( nợ quá nhiều, thua lỗ nặng) đáng lẽ phải giải thể nhưng vẫn được đưa vào diện CPH. Từ đó gây khó khăn cho việc xử lý tài chính. + DN có cơ sở vật chất, kĩ thuật lạc hậu rất khó hoạt động hiệu quả ngay cả khi cổ phần hóa. Vì vậy Nhà nước phải có các giải pháp Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số 8, năm 2005, trang 15. : - Xây dựng kế hoạch, sắp xếp, đổi mới CPH theo đúng nghị quyết. Cần phải sớm hoàn thành việc phê duyệt điều chỉnh phương án tổng thể sắp xếp công ty NN của các Bộ, ngành, địa phương. - Ban chỉ đạo đổi mơí và Phát triển TW và các bộ, ban, ngành chỉ đạo, giám sát và đôn đốc các DN trong diện sắp xếp phải khẩn trương tiến hành thực hiện theo phương án và lộ trình đã duyệt, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện hoặc cố tình gây cản trở đến hoạt động sắp xếp DN theo tinh thần chỉ thị 45 của Bộ chính trị và chỉ thị 04 của Thủ tướng chính phủ. - Đứng về phía công ty xây dựng và tư vấn đầu tư cũng cần chuẩn bị để thực hiện tốt nếu được phê duyệt CPH: + Xác định rõ chủ trương CPH. + Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn thể. + Chủ động xử lý các khoản nợvà tài sản còn tồn đọng trong SXKD gắn với định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể. - Các tổng công ty cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các đơn vị thành viên về vốn, công nghệ, thiết bị, lao động... 2. Tiếp tục ban hành văn bản pháp lý quy định rõ những định mức kĩ thuật. - Đối với đặc đỉêm của Ngành Xây dựng thì NN cần ban hành hệ thống thống nhất về định mức kĩ thuật kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Bổ sung và hoàn thiện, quản lý chặt chẽ hệ thống quy phạm, định mức kĩ thuật và đánh giá trong XDCB28 Đoàn Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Ngọc Huyền, giáo trình Chính sách kinh tế xã hội, Nxb KHKT, 2000, trang 188-189. . - Ví dụ như: đối với các công trình có giá trị lớn, yêu cầu độ mỹ thuật cao, chất lượng tốt thì cần yêu cầu về tài chính, năng lực thi công, kinh nghiệm, mức độ sử dụng NVL ra sao, mức độ tác động đến môi trường như thế nào .... - Ban hành những quy định cụ thể để giúp công ty có thể lập dự toán, tổng dự toán một cách phù hợp nhất với đặc điểm của ngành và sự biến động của môi trường. Nên có những quy định cụ thể và riêng cho từng ngành, lĩnh vực .... 3. Tăng cường vốn cho công ty và có giải pháp định hướng sử dụng vốn và huy động vốn. Cùng với quá trình phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty Muối và NN cần cấp thêm vốn hoạt động cho công ty. Bởi vì trong giai đoạn hiện nay khi mà chưa thực hiện được CPH thì nguồn vốn sở hữu( NSNN cấp) là rất hạn chế. Hơn thế nữa công ty cũng cần được NN cho phép cấp thêm vốn cho đầu tư XDCB nhằm tăng thêm năng lực sản xuất cho công ty. Bên cạnh quá trình cấp vốn thì NN, Tổng công ty Muối cũng nên có những định hướng sử dụng vốn, giúp cho công ty có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình, đặc biệt là nguồn vốn NSNN cấp. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho công ty có thể tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng , tổ chức tín dụng quốc tế... Để đảm bảo quá trình giao vốn có hiệu quả thì NN phải xây dựng cơ chế giao nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn, cùng với đó là việc xác lập rõ hơn trách nhiệm giữa các chủ thể liên quan đến sử dụng vốn NN, đồng thời xácđịnh mục tiêu giao nhận vốn, áp dụng các biện pháp và hình thức nhằm đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra NN cũng cần quy định chủ thể tham gia giao nhận vốn, quyền hạn của các chủ thể, các bên có liên quan Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 1, năm 2005. . 4. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho công ty giải quyết nhanh chóng việc thu hồi nợ tồn đọng. - Khoản nợ tồn đọng của công ty có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy công việc đòi nợ trở lên cấp thiết đối với công ty. Hiện nay NN đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở cho việc ra đời của các tổ chức đòi nợ thuê: công ty đòi nợ thuê. Nhiệm vụ của các công ty đòi nợ này là giúp đòi nợ cho các DN đặc biệt là các DNNN. Mỗi khi có một DN đến yêu cầu thì công ty này sẽ đứng ra đòi nợ thuê và được hưởng hoa hồng. Tuy vậy muốn cho các công ty đòi nợ này hoạt động có hiệu quả thì NN cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty, điều kiện thành lập công ty đòi nợ, các thủ tục đòi nợ... Bên cạnh đó cũng nên cho phép thành lập và khuyến khích công ty có quyền đem bán những vật thế chấp, tài sản của con nợ, hoặc tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế tại Toà án hay trọng tài kinh tế. Theo em được biết hiện tại NN đã cho phép thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp. Điều đó sẽ giúp cho các DN có thể thực hiện đòi nợ hay thế chấp tài sản của con nợ một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra NN có thể ban hành các văn bản hoàn thiện việc cho phép các công ty có quyền vay ngân hàng bằng thế chấp các khoản phải thu của con nợ. Hay công ty có thể được quyền thế chấp bằng hàng hoá miễn là các ngân hàng chấp thuận. 5. Khuyến khích thành lập công ty kinh doanh vốn và công ty cho thuê tài chính. Việc Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn NN là một sự kiện rất quan trọng đối với các DN Việt Nam. Bởi vì Tổng công ty này ra đời được xem như bước đột phá trong việc quản lý vốn NN tại DN. Hơn thế nữa nó còn là công cụ góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp và CPH DNNN và thúc đẩy thị trường vốn và TTCK( thị trường chứng khoán) phát triển. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn NN(SCIC) là một tổ chức kinh tế đặc biệt của NN, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp NN và các luật có liên quan Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 7, năm 2005, trang 10-12. . Như vậy với sự ra đời của tổng công ty trên thì các công ty NN sẽ có khả năng quản lý hiệu quả hơn nguồn vốn NSNN cấp. Nhưng để công ty đó đi vào hoạt động hiệu quả thì NN còn ban hành những hướng dẫn chi tiết hơn. Vốn NN sẽ được cấp cho các công ty hiệu quả hơn, xoá bỏ dần tình trạng của cơ chế “xin- cho”. Ngoài ra NN nên tạo điều kiện cho các công ty, cơ quan chuyên trách quản lý và giám sát vốn NN kinh doanh. Cơ quan này sẽ quản lý những doanh nghiệp mẹ bằng việc quản lý về nhân sự... Nói chung là phải giảm tối đa việc phê chuẩn từ cơ quan quản lý vốn. Cơ quan quản lý vốn có trách nhiệm yêu cầu DN phải nộp đủ lợi nhuận sau thuế cho DN và xác định hiệu quả của DN thông qua việc giao nộp này. NN cũng cần phân bổ vốn đầu tư NN cho từng dự án cụ thể, tập trung trao cho một tổ chức kinh tế. Tổ chức này có chức năng kinh doanh vốn như Quỹ hỗ trợ phát triển www.Laodong.com.vn . Tuy vậy Quỹ này cần phải xác định mục tiêu thật cụ thể, phương hướng hoạt động sao cho có thể thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Bên cạnh đó NN cũng nên có biện pháp khuyến khích cho phép thành lập các công ty kinh doanh vốn ngoài các NHTM ra, vì các NHTM chưa thể đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Song song với nó là NN cũng tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính được phát triển, điều này giúp DN tiếp cận được nguồn vốn vay một cách dễ dàng và chủ động hơn. 6. Phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn. Hiện nay TTCK và thị trường vốn ngày càng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và sự phát triển của các DN nói riêng. Chỉ khi các thị trường này phát triển mới tạo nên kênh huy động vốn thông suốt, mới taọ điều kiện cho các DN có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Một số biện pháp để phát triển các thị trường này Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số 4 –2004, trang 7-8. : Thực hiện phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn của các Tổng công ty, công ty nhà nước, gắn với việc cho phép niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán. Để tăng cung hàng hoá cho TTCK cần tiến hành đồng bộ các kênh: phát hành cổ phiếu mới, CPH DNNN, bán bớt cổ phần của NN tại các DN đã CPH, chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty NN... - Thống nhất các tiêu chuẩn phát hành cổ phiếu ra công chúng để niêm yết, giao dịch trên thị trường. - Tổ chức đánh giá cổ phiếu công khai để xác định giá trị cổ phiếu. Khi phát hành và niêm yết cổ phiếu, không thực hiện việc xác định giá trị DN theo cơ chế hội đồng và phân phối nội bộ, khép kín như thời gian qua. - Tăng nhanh khối lượng và đa dạng về các loại trái phiếu trên thị trường chứng khoán. - Phát triển đồng bộ hệ thống các công ty chứng khoán quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán. - Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất của thị trường: hệ thống giao dịch điện tử... - Chuẩn hoá quy trình cấp chứng chỉ, tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK để tạo nhân lực cho TTCK Bên cạnh đó, NN cũng cần có những biện pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu: - Đối với trái phiếu chính phủ: thống nhất việc phát hành của các chủ thể bao gồm Chính phủ, các tổ chức tài chính NN được chính phủ cho phép, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chính phủ trên toàn thị trường kết hợp với kế hoạch hoá phát hành hàng năm... - Đối với trái phiếu doanh nghiệp: hoàn thiện khung pháp lý về phát hành trái phiếu để tập trung đẩy mạnh phát hành trái phiếu của các DN, địa phương qua TTCK, đa dạng hoá hình thức trái phiếu... KẾT LUẬN Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình gia nhập WTO đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phaỉ nâng cao sức cạnh tranh của mình, tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và phát triển thị trường bên ngoài. Muốn thực hiện được những điều này, một trong những biện pháp hàng đầu là phải đảm bảo cho công ty vững mạnh về tài chính; nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Cùng với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán, trái phiếu, các công ty cần triệt để sử dụng nguồn vốn của mình cùng với việc thu hút hơn nữa nguồn vốn vay từ bên ngoài. Đặc biệt là các DNNN phải quyết tâm sử dụng đúng mục đích nguồn vốn NSNN cấp và đa dạng hóa các nguồn vốn vay trước khi có quyết định của NN về CPH. công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong qúa trình thực tập tại Công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư, em đã cố gắng tìm tòi, thu thập phân tích số liệu trên nền tảng lý luận và phương pháp đã học. Mục đích là nhằm tìm ra được những mặt mạnh của công ty để phát huy và mạnh dạn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Em đã cố gắng xuất phát từ thực tế của công ty để xây dựng lên các giải pháp mang tính đồng bộ có thể áp dụng ngay cho công ty. Nhưng do hạn chế về kiến thức lý luận, những thông tin thu thập được chưa đầy đủ và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên những phân tích và giải pháp của em đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô chỉ bảo cho em, giúp em hiểu biết hơn và trang bị thêm những kinh nghiệm quý báu cho quá trình làm việc sau này. Tựu chung lại, những kiến nghị và giải pháp mà em đưa ra cần thực hiện một cách đồng bộ thì mới phát huy cao nhất hiệu quả. Em vô cùng biết ơn thầy Toàn đã tận tình chỉ bảo cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Em cũng chân thành cảm ơn công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư nói chung, các anh chị phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính và tổ đội sản xuất đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho em trong qúa trình thực tập. Cuối cùng em xin cam đoan chuyên đề của mình là hoàn toàn do nỗ lực của bản thân cùng với sự tham khảo các tài liệu. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất, Nxb Lao động và Xã hội, năm 2004. 2. Phương pháp quản lý tài chính và nhân sự, Nxb Lao động và Xã hội, năm 2005. 3. Cẩm nang Nhà quản lý, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, Nxb Lao động và Xã hội, 2005. Ngô Đình Giao, Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, Nxb KHKT, 1997. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, 2005 Đoàn Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Ngọc Huyền, giáo trình Khoa học quản lý, Nxb KHKT, Hà Nội, năm 2002. Đoàn Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Ngọc Huyền, giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Nxb KHKT, Hà Nội, năm 2000. Lưu Thị Hương- Vũ Duy Hào, Tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, năm 2003. Mai Văn Bưu, Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Nxb KHKT, Hà Nội, năm 2001. Tạp chí Nhà quản lý, số 1, tháng 2-2005. Tạp chí Doanh nghiệp số 8, năm2005. Tạp chí Doanh nghiệp số 4, năm 2004 Tạp chí Doanh nghiệp số 1, tháng 2-2005 Tạp chí Xây dựng số 401, tháng 7- 2001. Tạp chí Xây dựng số 8, 2002. 33 bí quyết làm tăng tài sản của doanh nghiệp, Nxb Lao động và Xã hội, 2004. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số7, 2005. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số 7, năm 2004. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số11, năm 2004. Diễn đàn doanh nghiệp, trên trang Web: www.dddn.com.vn, ngày 9/2/2006. Trang Web: www.chungta.com, quản lý tiền mặt- Nguyễn thuỳ Trang. Trang Web: www.chungta.com, tài chính doanh nghiệp có lành mạnh không?, ngày 20/12/2005 trên tạp chí Nhà quản lý. Trang www.viboline.com.vn, góp ý của Luật sư Trần Vũ Hải trên trang điện tử của diễn đàn doanh nghiệp. Trang Web: www.ĐCSVN.com, ngày 17/2/2006. Thời báo kinh tế sài gòn, Saigontimes.com.vn trang Web: www.laodong.com.vn Trang Web: www.ĐCSVN.com ngày 5/12/2004. Trang www.pvfc.com.vn Từ điển giải nghĩa Tài chính, đầu tư, ngân hàng, kế toán, Anh việt, Nxb KHKT, Hà nội, 1999. Tiêu chuẩn dùng người của 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, Nxb Văn hoá thông tin, 2005. Báo cáo tài chính kế toán của công ty xây dựng và tư vấn đầu tư các năm 2003, 2004, 2005. Báo cáo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng và Tư vấn đầu tư các năm 2003, 2004, 2005. Quy chế, điều lệ công ty. BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT - DN : Doanh nghiệp - TS : Tài sản - NV : Nguồn vốn - TSCĐ : Tài sản cố định - TSCĐbq : Tài sản cố định bình quân - TSLĐ : Tài sản lưu động - TSLĐbq : Tài sản lưu động bình quân - XDCB : Xây dựng cơ bản - NN : Nhà nước - NSNN : Ngân sách Nhà nước - NHTM : Ngân hàng Thương mại - NVL : Nguyên vật liệu - NH : Ngân hàng - GTGT : Giá trị gia tăng - CCDC : Công cụ dụng cụ - SXKD : Sản xuất kinh doanh - CNV :Công nhân viên - TGHĐ : Tỷ giá hối đoái - GTCL : Giá trị còn lại - VLĐ : Vốn lưu động - BHXH : Bảo hiểm xã hội - KHKT : Khoa học kĩ thuật - CPH : Cổ phần hoá - NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn - TTCK : Thị trường chứng khoán - TC-HC : Tổ chức- hành chính - TC-KT : Tài chính- Kế toán - KH-KT : Kế hoạch- kĩ thuật - XD : Xây dựng - QLDA : Quản lý dự án MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36369.doc
Tài liệu liên quan