Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Phú Vượng

LỜI MỞ ĐẦU Bất kì một doanh nghiệp nào từ khi thành lập tới lúc hoạt động kinh doanh đều cần tới vốn. Vốn cùng với lao động, kĩ thuật… là một trong những nhân tố không thể thiếu được với hoạt động kinh doanh. Nếu ta ví doanh nghiệp như một cơ thể sống thì vốn đựơc coi như là máu đi nuôi cơ thể đó. Nhưng quan trọng hơn là doanh nghiệp phải biết sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, để làm sao đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Phú Vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đích, lãng phí của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mà vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một nhu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp hiện nay. Khi mà thị trường mở cửa, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì doanh nghiệp nào giỏi sử dụng vốn có hiệu quả để cho nó sinh sôi nảy nở thì sẽ giành chiến thắng. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Phú Vượng, em đã tìm hiểu, xem xét và nhận thấy rằng công ty đã có những nỗ lực đáng kể để mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng việc sử dụng vốn còn nhiều hạn chế. Sử dụng vốn còn lãng phí và không hiệu quả còn xảy ra, và vì vậy công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất (lợi nhuận còn nhỏ, chi phí còn cao). Đứng trên quan điểm người quản lý, em đã vận dụng những kiến thức đã học được trong chuyên ngành Quản lý kinh tế, những kiến thức tìm tòi trong lĩnh vực tài chính nhằm đưa ra một số giải pháp cụ thể nhất với hi vọng góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại công ty mình thực tập. Phạm vi nghiên cứu của em chủ yếu xoay quanh lĩnh vực tài chính mà cụ thể là ở việc sử dụng vốn của công ty. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, so sánh, phân tích, đánh gía, tổng hợp, kinh nghiệm của các chuyên gia… Với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Bất, với sự hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi của các anh, chị trong công ty nói chung, nhất là các anh chị ở phòng Tài chính- kế toán, Tổ chức- hành chính, tổ đội sản xuất, em đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Phú Vượng”. Nội dung chính của chuyên đề bao gồm : Chương I. Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn Vốn và vai trò của vốn Hiệu quả sử dụng vốn Chương II. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty Tổng quan về Công ty TNHH Phú Vượng Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tình hình sử dụng vốn tại công ty Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN I. VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Khái niệm Vốn là một khái niệm rộng đã được không ít những chuyên gia, nhà kinh doanh, điều hành, các học giả định nghĩa. Ta xem xét một vài định nghĩa sau: Theo như Diễn đàn doanh nghiệp có đưa ra khái niệm về vốn: Vốn là tiền mặt và tín dụng cần thiết để khởi sự và khai thác của một doanh nghiệp. Hay khái niệm về vốn: + Xét về mặt kinh tế: vốn bao gồm tất cả những của cải tích luỹ được và đem dùng vào việc sản xuất ra các của cải khác. + Xét về mặt kế toán tài chính: Vốn của một công ty là toàn bộ tài sản hiện có của công ty bao gồm hiện vật và tiền mặt được sử dụng trong kinh doanh. 2. Phân loại Có rất nhiều cách phân loại vốn. Sau đây chúng ta cùng xem xét một số cách phân loại phổ biến hiện nay. 2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo cách này, vốn của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hai hình thái: Tài sản và Nguồn vốn. Cần chú ý rằng: Thực chất Tài sản và Nguồn vốn chỉ là hai mặt khác nhau của vốn mà thôi: + Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn, cái đang có cái đang tồn tại. + Nguồn vốn biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động tài sản. Như vậy một tài sản có thể được tài trợ từ nhiêu nguồn vốn khác nhau. Ngược lại, một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản. Ta có sơ đồ sau: Nợ phải trả Nợ dài hạn Vốn Tài sản NguồnVốn TSLĐ TSCĐ TSLĐ Sản xuất TSLĐ Lưu thông TSLĐ Tài cbính TSCĐ Hữu Hình TSCĐ Vô hình Vốn CSH Vốn góp của chủ sở hữu Lợi nhuận chưa phân phối Vốn chủ sở hữu khác Nợ ngắn hạn Ngoài ra trong tài sản lưu động còn có thể phân chia theo: + Tài sản lưu động trong kinh doanh. + Tài sản lưu động ngoài kinh doanh. Hay theo khả năng huy động: TSLĐ còn được chia: + Tiền. + Đầu tư tài chính. + Khoản phải thu. + Hàng tồn kho. + TSLĐ khác Hay TSCĐ còn được phân chia thành: TSCĐ hữu hình tự có, TSCĐ vô hình tự có, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ tài chính. -Vậy tài sản là gì? Đó là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nói cách khác: Tài sản là những thứ vô hình và hữu hình gắn với lợi ích trong tương lai thoả mãn các điều kiện: + Thuộc quyền sở hữu, hoặc kiểm soát lâu dài của đơn vị + Có giá trị thực với đơn vị + Có giá trị xác định - TSLĐ: Là các Tài sản có tính chất biến đổi. Là các loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dưới một năm hay trong một chu kì kinh doanh. - TSCĐ: Là các tài sản, tư liệu lao động, thời gian sử dụng dài. 2.2. Căn cứ vào cấu thành giá trị sản phẩm, hàng hoá: chia thành: + Vốn cố định: là khoản mà doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm TSCĐ hoặc đầu tư cho TSCĐ. + Vốn lưu động : Là tiền đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục 2.3. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn: chia thành: + Vốn pháp định. + Vốn bổ sung. Hay người ta cũng có thể chia thành: vốn chủ sở hữu, vốn CSH cấp, vốn cổ phần, vốn vay… 2.4. Căn cứ vào thời gian vay vốn: + Vốn ngắn hạn. + Vốn trung hạn. + Vốn dài hạn. 2.5. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn: + Vốn thường xuyên + Vốn tạm thời Ngoài ra người ta còn căn cứ vào phạm vi hoạt động vốn mà chia ra thành vốn trong doanh nghiệp và vốn ngoài doanh nghiệp. Tóm lại: cho dù các cách phân loại vốn có khác nhau nhưng tựu chung lại chúng ta có thể tiếp cận theo hướng phân loại: tài sản và nguồn vốn, vốn cố định và vốn lưu động. 3. Vai trò và chức năng của vốn: - Vốn đảm bảo cho quá trình đầu tư phát triển của doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư duy trì sản xuất, đầu tư theo chiều sâu. - Vốn đảm bảo duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh: + Đảm bảo cho việc mua hàng hoá, vật tư, NVL + Đảm bảo thanh toán cho nhà cung cấp + Đảm bảo trả lương cho người lao động + Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. + Đảm bảo các hoạt động khác: tái sản xuất mở rộng… II. SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1. Nguyên tắc sử dụng vốn: Với tầm quan trọng của vốn, doanh nghiệp khi sử dụng vốn cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc bảo toàn và phát triển: nguyên tắc này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn phải đảm bảo vốn của mình không ngừng được bảo toàn và gia tăng về lượng. Đó cũng là mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không đảm bảo thực hiện được nguyên tắc này. - Nguyên tắc hiệu qủa: đây chính là vấn đề trọng tâm trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp (DN). Bởi vì DN dù có huy động được nhiều vốn nhưng không biết cách sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu qủa thì cũng dẫn đến phá sản. - Nguyên tắc cân bằng tài chính: nguyên tắc này đòi hỏi mỗi loại vốn phải cân đối, đảm bảo tính hình tài chính công ty được khả quan, đảm bảo khả năng thanh toán cũng như hoạt động đầu tư phát triển của DN. 2. Lập kế hoạch sử dụng vốn: Với tư cách là nhà quản lý việc hoạch định, sử dụng vốn là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sau này. - Lập kế hoạch sử dụng vốn là quá trình phân tích, đánh giá nhằm xác định mục tiêu sử dụng vốn hợp lý cùng với những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. - Nội dung của lập kế hoạch sử dụng vốn + Xác định nhu cầu vốn : xác định xem DN nhu cầu bao nhiêu vốn. Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây: ¡ Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Tức là DN căn cứ vào doanh thu mà xác định vốn theo một tỷ lệ nhất định (dựa vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của năm nay so với năm trước mà xác định lượng vốn của năm nay so với năm trước). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng độ chính xác không cao. ¡ Thứ hai, phương pháp sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng: dựa trên cơ sở dữ liệu về cơ cấu vốnÒlập kế hoạch sử dụng vốn. ¡ Thứ ba, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ dự báo kinh tế định lượng, dùng làm hồi quy. Từ đó phản ánh mối tương quan giữa quy mô các loại vốn hoặc tài sản so với doanh thu doanh thu thực tế, để từ đó tính ra quy luật hoặc xu thế của lượng vốn + Xác định cơ cấu vốn : Doanh nghiệp sau khi xác định được nhu cầu vốn (tức là về mặt lượng) thì xác định cơ cấu vốn: Vốn cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ. Vốn cho các hoạt động mua nguyên vật liệu ... tiến hành duy trì sản xuất kinh doanh. 3.Quản lí vốn : 3.1.Quản lí vốn cố định: Như đã trình bày ở trên, vốn cố định doanh nghiệp là tài sản cố định tại thời điểm tính toán. Tức là vốn cố định = nguyên giá TSCĐ - hao mòn Vì vậy để quản lí vốn cố định doanh nghiệp cần có biện pháp tính khấu hao tài sản cố định. Việc tăng cường tà sản cố định bằng việc đầu tư mua mới thiết bị cũng cần được doanh nghiệp quan tâm. * Khấu hao tài sản cố định và quản lí tài sản khấu hao : - Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. + Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần. Giá trị của nó giảm dần. Hao mòn gồm hai loại : hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. ¡ Hao mòn hữu hình: là hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh làm tài sản cố định bị giảm dần giá trị. Ngoài ra còn do môi trường ăn mòn hoá học hay quá trình điện hoá. ¡ Hao mòn vô hình: là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ khoa học kĩ thuật, làm cho giá trị của TSCĐ bị giảm giá trị hay do lỗi thời. + Khấu hao TSCĐ: Do sự hao mòn nói trên, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải trích một phần kinh phí thu được từ hoạt động tiêu thụ để tái sản xuất TSCĐ. Đó chính là khấu hao TSCĐ. Nhà quản lý phải tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Khi xác định mức khấu hao thì nhà quản lý cần xem xét các yếu tố: + Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo ra trên thị trường. + Hao mòn vô hình của thuế đối với việc trích khấu hao. + Ảnh hưởng của thuế đối với việc tính trích khấu hao. + Quy định của NN đối với việc tính trích khấu hao. Có nhiều phương pháp tính khấu hao, nhưng ở các doanh nghiệp người ta thường sử dụng: Một là, khấu hao đều theo năm: Mức khâú hao bình quân năm= Nguyên giáTSCĐ/số năm sử dụng Ngoài ra còn một vài phương pháp khác: Khấu hao theo sản lượng. Khấu hao theo số dư giảm dần. Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. - Quản lý số khấu hao luỹ kế của TSCĐ Các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của TSCĐ được để tái đầu tư, thay thế đổi mới TSCĐ. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, thì doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình. Quá trình quản lý mua sắm, sửa chữa chuyển nhượng và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của DN. - Đánh giá TSCĐ: Vì quá kiểm soát, quản lý TSCĐ được thực hiện ở 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Cho nên việc đánh giá tài sản cố định cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước thì việc đánh giá tài sản cố định cũng chưa được chú trọng đúng mức. - Đối với tài sản mua ngoài : Nguyên giá = giá trị mua theo hoá đơn + phí tổn mới trước khi dùng – giảm giá -chiết khấu thương mại. - Đối với tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh: Nguyên giá = giá trị giao nhận +chi phi tiếp nhận. - Đối với tài sản cố định cấp phát điều chỉnh: + Nếu đơn vị nhận tài sản hạch toán phụ thuộc: nguyên giá = nguyên giá ghi trên sổ đơn vị cấp. + Nếu đơn vị nhận tài sản hạch toán độc lập thì : nguyên giá = giá trị còn lại trên sổ đơn vị cấp + chi phí tiếp nhận. - Đối với tài sản do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao : + Đối với XDCB tự làm : Nguyên giá = giá trị công trình được duyệt lần cuối . + Đối với xây dựng cơ bản thuê ngoài : Nguyên giá = giá hoá đơn phải trả cho người nhận thầu + phí tổn mới – giảm giá. + Đối với tài sản cố định nhận tặng thưởng viện trợ: Nguyên giá = nguyên giá thị trường tương đương+ phí tốn mới – giảm giá + Đối với tài sản cố định vô hình : Nguyên giá = tổng chi phí thực tế đã đầu tư 3.2.Quản lí vốn lưu động: Vì VLĐtx = TSLĐ – nợ ngắn hạn Cho nên quản lí vốn lưu động chúng ta cần quản lí tài sản lưu động và kiểm soát nợ ngắn hạn. - Quản lí tài sản lưu động +Quản lí dự trữ tồn kho Hàng tồn kho bao gồm: ¡ Nguyên vật liệu thô ¡ Sản phẩm dở dang ¡ Sản phẩm hoàn thành “NVL dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiên hành bình thường”. Cho nên nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí. Còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hậu quả xấu cho doanh nghiệp . - Quản lý tiền mặt: tiền mặt có vai trò quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Đó là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp NS thâm hụt, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng khi đến hạn trả lãi. - Ngoài ra DN còn phải cần quản lý các khoản phải thu. Đặc biệt là khi các khoản phải thu ngày càng lớn thì DN phải có biện pháp trả nợ hữu hiệu. III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1. Khái niệm hiệu quả: - Hiệu quả: là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. + Hiệu quả tuyệt đối: E= K-C (1) Trong đó : K: kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau. C: là chi phí bỏ ra được bằng các đơn vị khác nhau E: hiệu quả + Hiệu quả tương đối: E=K/C (2) Hiệu quả được xét theo nhiều góc độ khác nhau: Ta có thể xem xét: Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế của vấn đề. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế nhận được và chi phí để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính (hiệu quả sản xuất kinh doanh): phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vậy thì hiệu quả sử dụng vốn là phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thu được (doanh thu, lợi nhuận) so với chi phí vốn bỏ ra 2. Mục tiêu của phân tích hiệu quả: - Đánh giá tình trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp: xem doanh nghiệp có hiệu quả không (ít nhất là xem có bảo toàn được nguồn vốn không). - Tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sử dụng vốn. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3. Nội dung phân tích. 3.1. Phân tích khái quát: Để phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn chúng ta thông qua phân tích việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Phương pháp này chủ yếu sử dụng 2 chỉ tiêu: - VLĐtx= Vốn dài hạn- TSCĐ Hay VLĐtx= TSLĐ- Nợ ngắn hạn + Trong đó vốn dài hạn= Vốn chủ sở hữu + TSCĐ và đầu tư dài hạn + Nếu như VLĐtx >0 hay Vốn dài hạn > TSCĐ thì là tốt. Công ty càng có nhiều vốn thường xuyên để kinh doanh mà không phải lo lắng đến vấn đề thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Tuy vậy công ty cũng cần quản lý VLĐtx cho tốt sao cho chi phí là thấp nhất + Nếu như VLĐtx < 0 hay vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ thì lúc đó DN phải đầu tư một phần vốn ngắn hạn vào TSCĐ_ gây ra mất cân đối vốn, không đủ lượng TSLĐ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. - Chỉ tiêu 2: nhu cầu VLĐ= tồn kho và các khoản phải thu- nợ ngắn hạn + Nếu nhu cầu VLĐ>0 _tức là doanh nghiệp phải có các biện pháp giaỉ quyết hàng tồn kho hoặc giảm các khoản phải thu. Vì DN phải bỏ chi phí ra để bảo quản hàng tồn kho... + Nếu nhu cầu VLĐ<0 _tức là DN vay nhiều khoản vốn ngắn hạn từ bên ngoài và không nên vay nữa. 3.2. Phân tích chi tiết: Để phân tích một cách chi tiết tình hình tài chính của một công ty thì có 7 tiêu chuẩn để đánh gía tình hình tài chính của DN * Hệ số vốn tự có (H1): H1 =Nguồn vốn CSH/Tổng NV Và theo tác giả 0,55<H1<075 _ tình hình tài chính tốt * Hệ số thanh toán hiện thời(H2): H2= Tổng Tài sản/ Nợ phải trả Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán càng cao. Tình hình tài chính càng lành mạnh. Kinh nghiệm H2>= 1 là tốt H2 <0,5_ tình hình tài chính DN rất xấu * Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn(H3) H3=Tổng giá trị thuần của TSLĐ/ Nợ ngắn hạn Hệ số này càng lớn càng tốt. Với Việt Nam thì H3>=1 là tốt H3= 0_DN mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. * Hệ số thanh toán nhanh(H4): H4=Tổng số tiền và giá trị tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn H4 là hệ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của DN. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền của DN qúa nhiều làm cho vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Theo kinh nghiệm 0,1<H4 <0,5 là hợp lý * Hệ số thanh toán của vốn lưu động( H5 ) H5=Tổng số tiền và tương đương tiền/ Tổng giá trị thuần TSLĐ Theo kinh nghiệm : H5 > 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của DN quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến vòng quay vốn lưu động. H5 <0,1thì doanh nghiệp không đủ lượng tiền cần thiết để thanh toán nợ ngắn hạn. Vậy thì 0,1<H5<0,5 là hợp lý. * Hệ số vốn bị chiếm dụng H6= Tổng số nợ phải thu cuối kì/ Tổng TS Với Tổng số nợ phải thu cuối kì = phải thu khách hàng+ trả trước cho người bán + Thuế GTGT được khấu trừ + các khoản phải thu khác Hệ số này càng lớn thì số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lớn và ngược lại. Trường hợp H6=1 thì toàn bộ số vốn của DN bị chiếm dụng _có thể dẫn tới phá sản. * Vốn hoạt động thuần( H7) H7= tổng giá trị thuần TSLĐ- Nợ ngắn hạn H7 càng lớn thì hoạt động thuần của DN càng cao _ tình hình tài chính của DN càng lành mạnh và ngược lại H7<0 _ DN có nguy cơ phá sản Nhưng tựu chung lại ta có thể chia ra các nhóm chỉ tiêu sau : - Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán: + Hệ số thanh toán ngắn hạn = + Hệ số thanh toán nhanh = + Hệ số thanh toán tức thời= - Về cơ cấu tài chính + Hệ số nợ TS = + Hệ số nợ vốn cổ phần= + Hệ số cơ cấu TS= + Hệ số cơ cấu Vốn= - Về hiệu quả sử dụng + Hiệu quả sử dụng vốn cố định ¡Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ¡ Sức sinh lợi= + Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ¡VòngquayVLĐ= với VLĐbq= ¡ Vòng quay hàng tồn kho = ¡ Độ dài 1 vòng quay VLĐ= ¡ Sức sinh lợi của Vốn CSH = CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Lịch sử phát triển của công ty: - Công ty TNHH Phú Vượng - Trụ sở chính: Phố 9, Phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình. - Điện thoại: 0303.889868 - Fax: 0303.889869 - Lịch sử hình thành và phát triển : + Ngày 15/05/1999, Công ty TNHH Phú Vượng có Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0902000045. Như vậy Công ty TNHH Phú Vượng hoạt động trên cơ sở nhu cầu phát triển thi công các công trình trọng điểm để đáp ứng đòi hỏi của sự đa dạng hoá về năng lực công nghệ, đảm bảo đủ năng lực cho các công trình thuỷ lợi: đê, kè, đập, hồ chứa, phân lũ,kiểm soát lưu lượng thuỷ triều, công trình thuỷ lợi... nhằm bảo vệ các công trình khai thác và kinh doanh của các ban Quản lý các tỉnh thành. Từ khi được phép hoạt động đến nay, được kế thừa kinh nghiệm là đơn vị mũi nhọn, thi công trong ngành, Công ty TNHH Phú Vượng đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hoá các lĩnh vực, có rất nhiều đối tác có uy tín và thực hiện được nhiều công trình trọng điểm. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Thiết kế công trình. Xây lắp công trình. Nhận thầu xây lắp công trình. Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi 3. Cơ cấu tổ chức. - Xét một cách tổng quan: thì cơ cấu tổ chức của công ty được diễn tả theo sơ đồ dưới đây: 3.1. Giám đốc: Giám đốc công ty Phó giám đốc Phòng TC-HC Phòng TC-KT Phòng KH-KT Phòng KD Các xưởng SX-KD Các đội XD - Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy điều hành của công ty. - Hiện tại giám đốc công ty là Ông Phạm Mạnh Hùng - Giám đốc cũng là người đại diện pháp luật của công ty. Được Hội đồng thành viên (sau đây gọi là HĐTV) bổ nhiệm. Giám đốc là người điều hành cao nhất của công ty, quản lý, chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động sản xuất, phương hướng phát triển và các vấn đề khác của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐTV, trước các cơ quan Pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động. Giám đốc còn là người đại diện cho công ty trong các giao dịch, kí kết hợp đồng. 3.2. Phó giám đốc: - Tổ chức, điều hành công việc thuộc lĩnh vực được giao, trên cơ sở chủ trương, kế hoạch, chỉ thị của Giám đốc công ty, lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... về lĩnh vực được phân công để làm căn cứ triển khai,thực hiện và quản lý, theo dõi. - Phối hợp quan hệ công tác với các Phó giám đốc khác và chỉ đạo các phòng chức năng, để điều hành công việc được giao một cách có hiệu quả và thống nhất. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về công việc và các quyết định của mình. Công ty có hai Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành hoạt động: + Phó giám đốc kế hoạch kĩ thuật: là người tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật. Là người lập ra kế hoạch xây dựng cho công trình. Phó giám đốc kế hoạch kĩ thuật cũng là người trực tiếp điều hành các tổ đội sản xuất, thi công các công trình được kí kết. + Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như: Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh, xây dựng bạn hàng, tìm kiếm thị trường mới, kí kết các hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực được phân côngkhi giám đốc uỷ quyền trực tiếp cho phòng kế hoạch kinh doanh. 3.3. Các phòng ban chức năng: Hiện tại công ty có 4 phòng ban chức năng: * Phòng kế hoạch kĩ thuật: - Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật của công ty. - Các nhiệm vụ chính: + Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, theo dõi kiểm tra , cập nhật các tài liệu thông tin, số liệu kĩ thuật... + Thẩm định phương án kinh doanh, chiết tính giá thành... + Kiểm tra về mặt số lượng, tỷ trọng các hao phí đầu tư cho công trình làm cơ sở pháp lý cho phòngTài chính kế toán thanh quyết toán công trình. + Soạn thảo, quản lý, lưu trữ các phương án, luận chứng kinh tế, kĩ thuật, hợp đồng kinh tế, quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm công trình và thành lập Ban chỉ huy công trường,và các văn bản ,tài liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật thương mại... + Kiểm tra , giám sát về kĩ thuật, chất lượng công trình. + Tìm kiếm, khai thác thị trường trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở và bất động sản. + Lập báo cáo tiền khả thi, lập dự án khả thi, thiết kế kĩ thuật và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. + Tổ chức triển khai, thi công và kinh doanh sản phẩm công trình dự án được phê duyệt. +Tìm kiếm đối tác liên kết hoặc đơn vị tư vấn đầu tư kinh doanh nhà và bất động sản... * Phòng Tổ chức-hành chính: - Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự và quản lý hành chính, pháp chế thanh tra. - Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: + Quản lý thực hiện chế độ lao động, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác theo đúng chế độ của Nhà Nước ban hành, chủ động hoặc đề xuất với lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác. Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo theo quy định của Nhà nước trong phạm vi công ty. + Quản lý các hoạt động tài chính của công ty. + Quản lý toàn bộ trang thiết bị, phương tiện văn phòng của công ty, phối hợp với các phòng ban chức năng chủ động đề xuất với Giám đốc việc sửa đổi, thay thế hoặc sắm mới nếu cần thiết. + Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của Giám đốc, các Phó Giám đốc; chuẩn bị tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách theo định kì hoặc đột xuất. + Soạn thảo lưu trữ, hồ sơ các văn bản hành chính công ty. + Tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, hướng dẫn các thủ tục về an toàn lao động và giải quyết các vấn đề an toàn lao động. + Thẩm định các văn bản trong phạm vi quản lý của phòng. + Điều động xe đưa cán bộ đi công tác... * Phòng kinh doanh: -Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. - Nhiệm vụ cụ thể là: + Xây dựng và lập kế hoạch theo tháng, quý. + Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm cũ, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới trên các mặt: tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí... + Chuẩn bị các thủ tục pháp lý để kí kết hợp đồng kinh tế, hàng hoá vật tư. * Phòng tài chính- kế toán. - Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chiến lược quản lý tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế của công ty. - Nhiệm vụ cụ thể: + Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. + Kiểm tra, giám sát các khoản thu- chi tài chính, cac nghiệp vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. + Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. + Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. + Làm việc với các cơ quan Nhà nước liên quan tới công tác tài chính kế toán . 3.4. Các tổ đội sản xuất: - Hiện tại công ty có 4 tổ đội sản xuất. - Mỗi tổ đội sản xuất có nhiệm vụ thu thập thông tin, chỉ thị của công ty, có thể tự liên hệ kí kết hợp đồng và trực tiếp thi công các công trình theo hợp đồng đã kí kết. Các tổ đội sản xuất được quyền hạch toán độc lập với nhau và chịu sự giám sát qủan lý của công ty. 4. Tình hình quản lí một số lĩnh vực trong công ty 4.1. Về mặt nhân lực: - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty : 98 người - Trong đó : + Số có trình độ đại học trở lên :45 người + Trung cấp: 25 người + Công nhân: 28 người - Bộ máy tổ chức bao gồm: + Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc + Phòng tổ chức hành chính: 8 người + Phòng Tài chính kế toán: 6 người + Phòng Kế hoạch kỹ thuật: 4 người + Phòng Kinh doanh: 8 người + Còn lại là công nhân làm ở các tổ đội sản xuất - Qua trên ta thấy nguồn nhân lực của công ty tương đối nhỏ nhưng có chất lượng lại tương đối cao Cụ thể: Có 45/98 (chiếm 45,92 %) cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học trở lên. Có 25/98(chiếm 25,51%) cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp. Và chỉ có 28/98 (chiếm 28,57%) là công nhân. Đó là một lợi thế rất lớn của công ty. * Năng lực thiết bị thi công và kiểm tra chất lượng của công ty. - Thiết bị thi công hiện trường: hiện tại công ty có rất nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình xây dựng công trình. Những thiết bị này có giá trị lớn với công suất cao nếu được khai thác tốt. Ta có bảng tên thiết bị thi công hiện trường của công ty năm 2008. Stt Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Công suất hoạt động I Xe ôtô 1 Xe ben tự đổ Maz 5549 12 Nga 8T 2 Xe thùng KaMaz 54112 07 Nga 8T 3 Xe Huyndai ben tự đổ 10 Hàn Quốc 13T 4 Xe ben tự đổ 06 Đức 9T 5 Xe ben tự đổ Kraz 256 06 Nga 12T 6 Xe thùng KaMaz 5611 04 Châu Âu 13T 7 Xe U Wat 02 Nga 4 chỗ II Thiết bị làm mặt đường 1 Trạm trộn bê tông nhựa 01 Việt Nam 50T/h 2 Máy rải thảm OF 110 A 01 Đức 500T/h 3 Lu bánh lốp 02 Nhật 16T 4 Lu bánh thép Kawasaki 04 Nhật 10T III Thiết bị thi công đất đá 1 Máy đào Kobelco 03 Nhật 0,7-1,2 2 Máy đào Komashu 02 Nhật 0,7 3 Máy đào Samsung bánh lốp 02 Hàn Quốc 0,7 4 Máy đào Hitachi bánh lốp 02 Nhật 0,7 5 Máy bật KLD 80 02 Nhật 1,5 6 Máy ủi Carterpilar D6P 01 Mỹ 180cv 7 Máy ủi Komatshu D85 01 Nhật 180cv 8 Máy ủi Carterpilar D5P 02 Mỹ 150cv 9 Máy ủi Carterpilar D3P 01 Mỹ 75cv 10 Máy ủi DT 75 01 Nga 75cv 11 Máy san tự hành Komatshu 02 Nhật 180cv 12 Máy san tự hành D557 01 Nga 160cv 13 Máy cạp bánh lốp D357 02 Nga 240cv 14 Lu rung BoMax 02 Đức 12T 15 Lu rung Sakai 01 Nhật 10T 16 Lu tĩnh bánh thép 03 Nhật 10-12T 17 Lu bánh lốp Sakai TS 200 02 Nhật 10-21T 18 đầm chân cừu 02 Nga 7T 19 Máy khoan cầm tay D42 08 Nga 20 Máy nén khí B10 04 Nga 160cv 21 Máy nén khí DK 9 02 Nga 108cv 22 Nghiền đá 02 Việt Nam 130cv IV Thiết bị xử lý nền móng 23 Máy đóng cọc Komatshu 01 Nhật 4T 24 Máy ép cọc thuỷ lực 02 Nga 140T 25 Máy ép cọc thuỷ lực 02 Nga 70T V Thiết bị nâng hạ 26 Cần trục 12T-AKĐ 02 Đức 12T 27 Cần trục bánh hơi Kato 01 Nhật 18T-30m 28 Cẩu tháp KB10 02 Nga 5T-27m 29 Cẩu thiếu nhi 02 Việt Nam 0,5T 30 Máy vận thăng 05 Việt Nam 0,25T VI Thiết bị xây dựng 31 Máy trộn bê tông 05 Trung Quốc 450L 32 Máy trộn bê tông 02 Đức 25m3/h 33 Máy đầm dùi 20 Nhật, TQ 1,8-2,5KW 34 Máy đầm bàn 12 Nhật,TQ 0,4-0,6m 35 Máy phát điện S110 02 Tiệp, Nga 50-75KW 36 Máy hàn tự phát 04 Nhật 45KW 37 Trạm trộn bê tông BL1500 01 Đức 87KW 38 Xe vận chuyển bê tông 05 Hàn Quốc 5m3/thùng 39 Xe bơm bê tông 01 Đức 40 Giáo+ ván khuôn định hình 8000m2 Việt Nam ( Nguồn: Hồ sơ Năng lực công ty) - Thiết bị kiểm tra chất lượng: Stt Loại dụng cụ Tính năng kĩ thuật Nước sản xuất Chất lượng sử dụng I Thí nghiệm vật liệu 1 Khuôn lập phương(150x150x150) đổ bê tông thí nghiệm Anh Tốt 2 Khuôn hình trụ (fi=150,h=300) đổ bê tông thí nghiệm Anh Tốt 3 Dụng cụ capping&bột capping Làm nhẵn mặt mầu Anh Tốt 4 Bộ côn thử đổ sụt bêtông Thí nghiệm đổ sụt bê tông Anh Tốt 5 Khuôn lập phương(2x2x2 cm) Thí nghiệm cường độ măng Việt nam Tốt 6 Dụng cụ Vica Thí nghiệm liên kết măng Trung quốc Tốt 7 Bàn đầm vữa xi măng đầm mẫu vữa tiêu chuẩn Anh, nga Tốt 8 đầm dùi đầm mẫu bê tông chuẩn Liên xô Tốt 9 Súng bắn bê tông Schimidt Kiểm tra cường độ bê tông Liên xô Tốt 10 Bộ thí nghiệm độ chảy của ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31883.doc
Tài liệu liên quan