Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Rau Quả Việt Nam

Lời nói đầu Nước ta từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chấm dứt cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Đây là môt sự biến đổi về chất, một bước ngọăt có tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Cơ chế thị trường đã có sự tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói rêng. Trong nền kinh

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Rau Quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế này, các doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế độc lập, cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường, vốn trở thành nguồn lực quan trọng mà các doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm, tự bảo toàn và sử dụng để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh . Trước tình hình đó nhiều doanh nghiệp thuộc khối quốc doanh hoạt động không có hiệu quả, bộc lộ yếu kếm về mặt quản lý, chưa thích ứng với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ đã bị phá sản hoặc đang đứng nguy cơ phá sản. Một số doanh nghiệp khác thích ứng được cơ chế mới đã tồn tại và phát triển nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao, hoạt động vẫn còn mang tính chất chụp giật, chiếm dụng vốn lẫn nhau, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sử dụng không hợp lý nguồn vốn, làm ứ đọng và thất thoát các nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn của nhà nước. Vốn đối các doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng như vậy, song không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn có hiệu quả. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp bây giờ là phải khai thác tối đa hiệu quả của nguồn, các nhà quản trị phải có chính sách bảo toàn và sử nguồn vốn sản xuất kinh doanh hợp lý trong chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp mình. Là một sinh viên chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, em thấy đây là một vấn đề bức thiết. Vì vậy qua nghiên cứu lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quá trình thực tập tại Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam” Bài viết được kết cấu gồm ba phần: Phần I: Hiệu quả sử dụng vốn - mối quan tâm lớn của doanh nghiệp . Phần II: Thực trạng về tổ chức và sử dụng vốn ở Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam. Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam. Phần I: Hiệu quả sử dụng vốn - mối quan tâm lớn của doanh nghiệp I. Một số vấn đề cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm và vai trò của vốn sản xuất kinh doanh . Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn. Tiền chỉ có thể là vốn khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch của doanh nghiệp. Vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. Bất kỳ một quá trình tăng trưởng hay phát triển kinh tế nào muốn tiến hành được phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh, nó trở thành yếu tố góp phần quan trọng hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư và có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Vồn sản xuất trong doanh nghiệp đóng vai trò đảm bảo cho lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi theo mục đích đã định. Vai trò này được phát huy trên cơ sở thực hiện các chức năng tài chính bằng cách chủ động tổ chức đảm bảo sử dụng tốt đồng vốn và nâng cao hiệu quả của tiền vốn. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, nguồn gốc của việc hình thành vốn khác nhau và sở hữu cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn sản xuất là do nhà nước cấp phát và giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn được giao và doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đó. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn … Vốn sản xuất được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể do một cá nhân hoặc nhiều người cùng góp. Xét về mặt hình thái vật chất, vốn sản xuất bao gồm hai yếu tố như là tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Hai yếu tố này cùng với sức lao động sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ để có được yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có lượng tiền vốn nhất định. Có tiền vốn, doanh nghiệp mới có thể đầu tư mua sắm các tài sản cần thiết cũng như để trả lương cho người lao động. Sau khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có tiền thu bán hàng. Với số tiền này, doanh nghiệp phải giành ra một bộ phận để bù đắp lại tài sản cố định đã bị hao mòn và một bộ phận dùng để dự trữ vật tư cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Từ sự phân tích trên có thể rút ra vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp được thực hiện liên tục, do vậy vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được vận động không ngừng, tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sự tuần hoàn và chu chuyển vốn cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sự vận động của vốn như sau: T - H - Quá trình sản xuất - H’ - T’. Bắt đầu là hình thái tiền tệ (T) sang hình thái hàng hoá (H) (Tư liệu lao động, đối tượng lao động) qua quá trình sản xuất chuyển sang hình thái hàng hoá (H’) sản phẩm lao động dịch vụ và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ với số vốn lớn hơn số vốn đã ứng ra ban đầu, phần chênh lệch này chính là lợi nhuận, được sáng tạo ra ở khâu sản xuất, được thực hiện ở khâu tiêu thụ (H’ - T’). Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại chỉ thực hiện chức năng mua và bán. Do đó, vốn trong các doanh nghiệp này chỉ vận động qua 2 giai đoạn T - H – T’. ở giai đoạn I, vốn từ hình thái tiền tệ chuyển thành hàng hoá dự trữ cho tiêu thụ. ở giai đoạn II, hàng hoá được đưa đi bán để tiêu thụ tiền hàng. Số tiền thu về cũng phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Lợi nhuận này tạo ra trong hoạt động sản xuất nhưng được thực hiện ở hoạt động lưu thông qua hình thức chiết khấu. Nét đặc biệt trong các doanh nghiệp Ngân hàng là vốn không thay đổi hình thái vật chất nhưng vẫn lớn lên sau các quá trình vận động T – T’. Tính đặc thù này là kết quả được thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn đã thay đổi hình thái trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng phần giá trị dôi ra do các doanh nghiệp không sử dụng nhượng lại cho các doanh nghiệp Ngân hàng. Như vậy, vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp. Vốn là yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp nhưng nó chỉ phát huy tác dụng khi doanh nghiệp biếtt quản lý, sử dụng vốn đó một cách hợp lý và có hiệu quả. Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành hai bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động. 2. Vốn cố định. 2.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định. Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất. Tuy nhiên không phải hình thái giá trị của tất cả các tư liệu lao động đang phát huy trong sản xuất đều là vốn cố định. Theo qui định hiện hành của Nhà nước thì chỉ có các tư liệu sản xuất có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm và giá trị lớn hơn 5.000.000 đồng thì hình thái giá trị của chúng được gọi là vốn cố định. Vốn cố định giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi nghành nghề mà khả năng về vốn cố định trong sản xuất của mỗi doanh nhiệp là khác nhau. Trên cơ sở nhu cầu thị trường đối với sản phẩm trong từng thời kỳ và trên cơ sở các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mỗi doanh nghiệp có kế hoạch đúng đắn trong việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cố định cho sản xuất . Quản lý vốn cố dịnh bao gồm quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, vốn cố định bao gồm toàn bộ những tài sản cố định đang phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất (nhà xưởng, thiết bị máy móc…) vốn cố định tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chu kỳ hình thái hiện vật của vốn cố định không thay đổi nhưng giá trị giảm dần do giá trị của vốn cố định được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức khấu hao 2.2.Cơ cấu vốn cố định. Việc nghiên cứu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình quả lý và sử dụng vốn. Khi nghiên cứu vốn cố đinh phải nghiên cứu trên hai góc độ: nội dung cấu thành và mối quan hệ tỷ lệ trong mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn dề cơ bản là phải xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý để các nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ trọng trong cơ cấu vốn là chỉ tiêu động, điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi để có được cơ cấu vốn tối ưu. Theo chế độ hiện hành, vốn cố định của doanh nghiệp được biểu hiện thành hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đây đang dùng trong quá trình sản xuất: - Nhà cửa vật đang dùng cho các phân xưởng sản xuất và quản lý. - Vật kiến trúc để phục vụ sản xuất và quản lý. - Thiết bị động lực. - Hệ thống chuyền dẫn. - Máy móc, thiết bị sản xuất. - Dụng cụ làn việc, đo lường, thí nghiệm - Thiết bị phương tiện vận tải - Dụng cụ quản lý - Tài sản cố định khác dùng vào sản xuất công nghiệp Trong cơ cấu phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa các bộ phận vốn cố định được biểu hiện bằng máy móc thiết bị và bộ phận vốn cố định được biểu hiện bằng nhà xưởng, vật kiến trúc phục vụ sản xuất Cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bố sản xuất. Vì vậy, khi nghiên cứu để xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn cố định hợp lý cần xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này 2.3 Nội dung của công tác quản lý vốn cố định. Quản lý vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó. Vì vậy để quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn cố định trước hết cần nghiên cứu những tính chất và đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Những tư liệu lao động này có thể tham gia vào nhiều chu kì sản xuất. Sau mỗi chu kì chúng bị hao mòn đi một phần nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm . Để quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các hình thức quản lý sau: 2.3.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 2.3.1.1. Hao mòn tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định có thể bị hao mòn dưới hai hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về mặt chất lượng và tính năng kỹ thuật tài sản cố định, cuối cùng tài sản cố định đó không được sử dụng nữa và phải thanh lý. Bản chất kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của tài sản cố định dần dần giảm đi và được chuyển vào sản phẩm sản xuất ra. Trường hợp tài sản cố định không sử dụng, hao mòn hữu hình được biểu hiện ở chỗ tài sản cố định đó mất dần thuộc tính do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên hay do quá trình hoá học xảy ra bên trong cũng như việc trông nom bảo quản tài sản cố định không được chu đáo. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình của tài sản cố định, có thể chia làm 3 nhóm sau: Nhóm những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo như: vật liệu dùng để sản xuất ra tài sản cố định, trình độ và công nghệ chế tạo, chất lượng xây dựng lắp ráp… Nhóm những nhân tố thuộc về quá trình sử dụng như mức độ đảm nhận về thời gian và cường độ sử dụng, trình độ tay nghề của công nhân, chế độ bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa… Nhóm những nhân tố ảnh hưởng của tự nhiên như độ ẩm, không khí, thời tiết… - Hao mòn vô hình có 3 hình thức: Tài sản cố định bị giảm giá trị do năng suất lao động xã hội tăng lên, người ta sản xuất ra các loại tài sản cố định có chất lượng như cũ nhưng có giá thành thấp hơn. Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản xuất được loại tài sản cố định khác hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản phẩm của nó làm ra bị lỗi thời Như vậy, hao mòn vô hình do tiến bộ KH - KT gây ra. Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm giảm tối đa những tổn thất do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình gây ra như: Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định, sử dụng phương pháp khấu hao càng nhanh càng tốt, cải tiến và hiện đại hoá máy móc thiết bị, tổ chức tốt công tác bảo đảm sửa chữa nâng cao trình độ lành nghề và ý thức làm chủ của công nhân. 2.3.1.2. Khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định được sử dụng nhiều trong chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm làm ra. Phần giá trị này được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao, được hạch toán vào giá thành sản phẩm để hình thành quỹ khấu hao, đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, cải tạo, đổi mới tài sản cố định. Khấu hao là sự bù đắp về mặt kinh tế hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Khấu hao có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bảo toàn và phát triển vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện khấu hao đúng, đủ giá trị thực tế của tài sản cố định không những phản ánh đúng thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn bảo đảm quỹ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra. Có 2 hình thức khấu hao: Khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. Trong quá trình khấu hao, tiền trích khấu hao biểu hiện phần giá trị của tài sản cố định đã được chuyển vào sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Do phương thức bù đắp và mục đích khác nhau nên tiền trích khấu hao tài sản cố định được chia thành 2 bộ phận: Tiền trích khấu hao cơ bản: dùng để bù đắp tai sản cố định sau khi bị đào thải vì mất giá trị sử dụng. Nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp trích một phần khấu hao này vào ngân sách Nhà nước, phần còn lại bổ sung quỹ phát triển sản xuất theo hướng cả chiều rộng và chiều sâu. các doanh nghiệp thuộc loại hình khác phải lập quỹ khấu hao cơ bản để duy trì hoạt động của mình và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Từ ngày 01/01/1995 theo quy định mới của nhà nước về chế độ khấu hao cơ bản trong các doanh nghiệp nhà nước thì các doanh nghiệp này được phép giữ lại toàn bộ khấu hao cơ bản đã trích để đầu tư, thay thế thiết bị mới. Tiền khấu hao sửa chữa lớn: dùng để sửa chữa tài sản cố định một cách có kế hoạch và có hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định trong suốt thời kỳ sử dụng. Doanh nghiệp trích một phần tiền khấu hao sửa chữa lớn gửi vào một tài khoản riêng ở “ngân hàng đầu tư và phát triển ” để dùng làm nguồn vốn cho kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định. Khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn được trích theo một tỉ lệ nhất định gọi là tỉ lệ khấu hao. Tỉ lệ trích khấu hao là tỉ lệ phần trăm giữa tiền trích khấu hao hàng năm so với liên giá tài sản cố định. Tỉ lệ này có thể tính chung cho cả hai loại khấu hao hoặc tính riêng cho từng loại. Việc xác định tỉ lệ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu tỉ lệ khấu hao quá thấp sẽ không bù đắp được hao mòn thực tế của tài sản cố định. Còn nếu tỉ lệ khấu hao quá cao sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.1.3. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. - Phương pháp khấu hao đường thẳng. Nội dung của phương pháp này như sau: + Căn cứ vào quy định trong chế độ này, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định và đăng ký với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý. Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức như sau: Nguyên giá của tài sản cố định Mức trích khấu hao trung bình hàng năm Của tài sản cố định = - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Thời gian sử dụng Mức khấu hao Mức khấu hao bình quân Bình quân tháng = ----- - - - - - - - - - - - - - 12 Phần lớn các loại tài sản cố định được đưa vào sử dụng để quy định rõ thời gian sử dụng tối đa. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng, xác định lại thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định. Để đơn giản cho cách tính toán thì tài sản cố định tăng (hoặc giảm) trong tháng thì tháng sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao. Vì thế, số khấu hao của các tháng chỉ khác nhau khi có biến động về tài sản cố định. cụ thể: Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Phải tính trong = đã tính + tăng + giảm tháng trong tháng trong tháng trong tháng Việc tính khấu hao tài sản cố định được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. - Phương pháp theo sản lượng. Phương pháp này cố định khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh phải khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, kíp, tăng năng suất lao động để tạo ra nhiều sản phẩn. Chi phí khấu hao Tổng số vốn Tỷ lệ sản lượng theo = TSCĐ được xem như x trong kỳ hiện hành sản lượng Chi phí so với tổng sản lượng Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, xu hướng của các doanh nghiệp là thu hồi vốn nhanh, vừa tránh được hao mòn vô hình và sự lạc hậu của kỹ thuật, vừa có nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ mới. Vì thế, các doanh nghiệp thường áp dụng 2 phương pháp sau: - Phương pháp khấu hao theo giá trị còn lại. Mức khấu hao 2 x Giá trị còn lại TSCĐ trích = - - - - - - - - - - - - - - - Hàng năm số năm khấu hao - Phương pháp khấu hao theo số năm được sử dụng. Mức khấu hao M(n + 1- i) 2M(n + 1 - i) TSCĐ trích = - - - - - - - - - - = - - - - - - - - - - ở năm thứ nhất n((n + 1) : 2) n(n + 1) Trong đó M: Tổng số khấu hao phải trích trong suốt thời gian sử dụng. (M = Nguyên giá - giá trị thu hồi) n: Số năm sử dụng thứ i. Cùng với sự tiến bộ của khao học kỹ thuật, người ta chú ý nhiều hơn đến hao mòn vô hình, vì vậy doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạch toán khấu hao cho những tài sản cố định hiện đại, có hao mòn vô hình lớn. Ngoài ra, hệ thống kế toán mỹ còn sử dụng sau để tính khấu hao: - Phương pháp luỹ kế giảm theo năm. Phương pháp này được dùng phổ biến trong quá trình lập các bản khai thuế, vì chi phí khấu hao lớn hơn trong các năm đầu của thời gian hữu dụng của tài sản cố định có khuynh hướng làm hoãn việc nộp thuế. Tuy vây, trong việc lựa chọn một phương pháp khấu hao cho các báo cáo tài chính, điều cần quan tâm chủ yếu là chọn một phương pháp kết hợp giữa chi phí (của việc sử dụng tài sản cố định) với thu nhập mà chi phí đó tạo ra trong kỳ. Cách tính: Chi phí Tổng giá vốn của Tỷ lệ Tỷ lệ thời gian Khấu = TSCĐ được xem x khấu hao giảm x Sử dụng TSCĐ Hao như chí phí theo năm trong năm - Phương pháp số dư giảm dần Phương pháp này cũng là một phương pháp khấu hao nhanh, phương pháp này cũng thích hợp với việc đánh giá thu nhập trong các trường hợp tài sản đóng góp vào việc tạo ra thu nhập trong các năm đầu nhiều hơn các năm sau. Cách tính: Chi phí Giá Tổng Tỷ lệ thời gian Khấu hao = ghi sổ x số dư x trong năm TSCĐ luc đầu kỳ giảm dần TSCĐ được sử dụng Giá trị ghi sổ được định nghĩa như số dư được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản, có nghĩa là giá vốn (Tài khoản tài sản) trừ cho số dư của tài khoản khấu hao tích luỹ. Giá vốn của tài sản được xác định bằng cách cộng giá mua với chi phí chuyên chở và chi phí lắp đặt. Theo phương pháp này giá vốn còn lại của TSCĐ không được phép thấp hơn giá trị còn lại 2000 USD. 2.3.2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định là một bộ phận quan trọng của kế hoạch tài chính. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định phản ánh các chỉ tiêu giá trị của tài sản cố định như: tổng giá trị tài sản cố định có đầu kỳ, tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm kế hoạch, xác định tổng giá trị bình quân của tài sản cố định cần tính khấu hao mức khấu hao trong năm và tình hình phân phối quỹ khấu hao. Trong khi lập quỹ khấu hao cần xác định rõ: * Tài sản cố định đã trích khấu hết nhưng vẫn còn sử dụng được, doanh nghiệp vẫn tiếp tục trích khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn theo tỉ lệ nguyên giá và hạch toán giá thành nhưng không hạch toán giảm vốn cố định. * Tài sản cố định chưa khấu hao hết mà đã hư hỏng, doanh nghiệp cần nộp vào Ngân sách số tiền chưa khấu hao hết và phần bổ vào khoản lỗ cho đến khi nộp đủ. Theo quy định số 51.7 TTg ngày 21-10 - 1995, kế hoạch khấu hao tài sản cố định bao gồm : * Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn như đất đai. * Tài sản cố định tăng lên trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ngày nào đó thì tháng sau mới tính khấu hao. * Tài sản cố định giảm bớt trong năm kế hoạch: nếu giảm bớt một ngày nào đó của tháng thì tháng sau không tính khấu hao. Công thức : Giá trị bình quân Giá trị bình quân TSCĐ Số tháng sẽ sử dụng tài sản cố định tăng giảm trong năm * (không sử dụng) TSCĐ tăng (giảm) trong = ---------------------------------------------------------------- năm kế hoạch 12 Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch được xác định theo công thức : Tổng giá trị TSCĐ Tổng giá trị Tổng giá trị Tổng giá trị Phải tính khấu hao = TSCĐ có + bình quân TSCĐ - bình quânTSCĐ Trong kỳ đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ Trên cở sở cách tính các chỉ tiêu hàng năm , đầu kỳ doanh nghiệp lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, biến động giá …làm cơ sở cho việc xác định mức khấu hao đúng. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định được coi là một biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định trên phương tiện bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.3.3. Bảo quản và xác định vốn cố định. Để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và phát triển, một trong những yếu tố quan trọng đó là phải bảo toàn và phát triển vốn cố định. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường không tránh khỏi những biến động về giá, lạm phát …Xu thế này thường có chiều hướng gia tăng, làm cho sức mua của đồng tiền và giá trị của tiền vốn giảm xuống so với thực tế. Mặt khác, do sự lỏng lẻo trong quản lý thị trường dẫn đến hiện tượng hư hỏng mất mát tài sản cố định trước thời hạn. Cả hai nguyên nhân này làm cho giá trị của đồng vốn giảm đi tương đối so với thực tế và giảm tuyệt đối so với thời gian sử dụng. Theo điều 2 của Quyết định 332 HĐBT qui định doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển cả về tiền mặt hiện vật và giá trị. Bảo toàn về mặt hiện vật không có nghĩa là Nhà nước bắt buộc doanh nghiệp giữ nguyên hình thái vật chất của tài sản cố định. Cụ thể, trong quá trình sử dụng tài sản cố định và sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, không làm mất mát tài sản cố định không làm hư hỏng trước thời hạn, duy trì, nâng cao năng lực của tài sản cố định. Doạnh nghiệp có quyền chủ động thực hiện đổi mới, thay thế tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ. Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá trị của các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước về điều chỉnh nguyên giá taì sản cố định theo hệ số nhất định lại được cơ quan có thẩm quyền công bố nhằm bảo toàn giá trị tài sản cố định. Đồng thời phải sử dụng đúng mục đích và có sự kiểm tra của nhà nước đối với việc sử dụng vốn thu hồi, nhưọng bán và thanh lý tài sản cố định. Nội dung của chế độ bảo toàn vốn và phát triển vốn cố định: * Các doanh nghiệp xác định đúng nguyên giá của tài sản cố định trên cơ sở tính đúng , tính đủ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn để tạo nguồn thay thế và duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định, bảo toàn vốn cố định. * Hằng năm các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số điều chỉnh giá trị tài sản cố định vào ngày 1 tháng 1và ngày 1 tháng 7 phù hộp với đặc điểm cơ cấu hình thành tài sản cố định của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ thống nhất để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị tài sản cố định, vốn cố định. * Ngoài việc bảo toàn vốn cố định trên cơ sở hệ số trượt giá, doanh nghiệp còn phải bảo toàn vốn Ngân sách cấp thêm hoặc doanh ngiệp tự bổ xung trong kỳ * Số vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ của doanh nghiệp được xác định theo công thức : Số VCĐ Số vốn đượcgiao đầu Khấu hao cơ hệ số tăng (giảm) Cần phải = kỳ số phải bảo - bản trích x đchỉnh + VCĐ Bảo toàn toàn đến cuối kỳ trong kỳ gtTSCĐ trong kỳ Doanh nghiệp phải có trách nhiệm phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lậi của doanh nghiệp và phần về khấu hao cơ bản để lại đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện tái sản xuất mở rộng đối với doanh nghiệp . 3. Vốn lưu động . 3.1 Khái niệm và đặc điểm . Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là toàn bộ biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông dể dảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường . Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, qua mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động chuyển qua nhiều trạng tháikhác nhau (tiền, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, thành phẩm và cuối cùng lại trở về tiền). Khác với vốn cố định, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Quá trình vận động của vốn lưu động thể hiện dưới 2 hình thức : hiện vật và giá trị . * Về mặt hiện vật :vốn lưu động gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… Về mặt giá trị, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông. Sự lưu thông về mặt giá trị và hiện vật được thể hiện bằng công thức: T- H- sản xuất -H’- T’. Trong quá trình vận động, biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác, sau đó chở về hình thái ban đầu. Một vòng khép kín đó là một chu kỳ vận động của vốn lưu động, nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, doanh nghiệp thường tìm cách rút ngắn chu kỳ vận động của vốn. 3.2. Cơ cấu của vốn lưu động. Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong công tác quả lý vốn lưu động. Nó đáp ứng yêu cầu về vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo cho việ sử dụng tiết kiệm, hợp lý vốn lưu động trên cơ sở đó đáp ứng được yêu cầu sản suất kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn cho sản xúât. Cơ cấu vốn lưu động là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Tỷ lệ giữa các bộ phận trong toàn bộ vốn lưu động hợp lý thì chỉ hợp lý tại một thời điểm nào đó. Vì vậy trong quản lý phải thường xuyên nghiên cứu xây dựng một cơ cấu vốn thích hợp, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong từng thời kỳ, đánh giá cơ cấu về mặt giá trị của từng bộ phận vốn lưu động hay tổng vốn lưu động. Để thuân lợi cho việc quản lý, người ta thừng phân loại vốn lưu động bằng một số cách sau. Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn lưu động: . Vốn dự trữ: là loại vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, dự trữ để đưa vào sản xuất. Vốn trong sản xuất: là loại vốn phục vụ trực tiếp cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bố… Vốn lưu thông : là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn bằng tiền … Căn cứ vào phương pháp xác định : * Vốn định mức là vốn lưu động mức tối thiểu cần thiết cho sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn dự trữ vốn trong sản xuất, sản phẩm trong hàng hoá ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến… * Vốn lưu thông không định mức: là vốn lưu thông có thể phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không có căn cứ tính toán xác định như thành phẩm trong đường gửi đi … Căn cứ vào nguồn vốn lưu động : * Vốn lưu động tự bổ sung : là vốn lưu động mà doanh nghiệp tự bổ sung lợi nhuận, các khoản tiền phải trả như tiền lương, tiền nhà … * Vốn lưu động do NSNN cấp : là vốn mà doanh nghiệp được Nhà nước giao cho quyền sử dụng trong hoạt động sản xuât kinh doanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn được giao này. * Vốn liên doanh : là vốn mà doanh nghiệp nhận liên doanh với các đơn vị khác, vốn này có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật . * Vốn tín dụng : là vốn mà doanh nghiệp vay Ngân hàng * Vốn vay các đối tượng khác. Căn cứ vào cách phân loại trên của vốn lưu động mà doanh nghiệp có cơ sở xác định vốn lưu động cần thiêt, làm cơ sở để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. 3.3. Nội dung công tác quản lý vốn lưu động . Quản lý vốn lưu động cũng như vốn cố định trong doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện từ hai phía: doanh nghiệp và Nhà nước. Nhà nước quản lý với cách là người gián tiếp đối với vốn giao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp quản lý vốn được giao với tư cách là người sử dụng. Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn được giao. Do mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghịêp trong vấn đề giao vốn và sử dụng vốn nên có quản lý tốt vốn được giao chỉ có thể quản lý từ hai phía. Sự quản lý của Nhà nước mang tính định hướng, giám sát kiểm tra. Còn đối với doanh nghiệp, sự quản lý mang tính chất trực tiếp nên nó quyết định hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nội dung quản lý vốn lưu động rất rộng , trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến quản lý vốn từ phía doanh nghiệp, bao gồm các nội dung chủ yếu sau : 3.3.1. Xác định vốn lưu động định mức kỳ kế ho._.ạch . Vốn lưu động định mức là số vốn lưu động ở mức tối thiểu cần thiết, thường xuyên cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vốn lưu động định mức thừa hoặc thiếu đều không có lợi vì thừa sẽ gây ứ đọng vốn còn thiếu sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, tác động xấu đến hoạt động thu mua vật tư, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh . Theo chế độ hiện hành đối với các doanh nghiệp Nhà nước, vốn lưu động định mức của doanh nghiệp được Nhà nước cấp ban đầu cho một lần. Trường hợp Nhà nước điều chỉnh giá thì mức vốn đó được Nhà nước xác nhận và bổ sung kịp thời. Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì chế độ bảo toàn và phất triển vốn nhất là trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp. Để xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch, doanh nghiệp phải lần lượt tính toán vốn lưu động ở từng khâu (dự trữ, sản xuất lưu thông) và đối với từng loại (nguyên vật liệu chính nguyên vật liệu phụ …) sau đó tổng hợp thành vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch. - Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ. Việc xác định mức vốn lưu động ở khâu dự trữ cần phải kết hợp chặt chẽ kế hoạch thu mua vật liệu và dự toán chi phí sản xuât của doanh nghiệp. Vốn lưu động định mức tính toán căn cứ vào mức luân chuyển kế hoạch và số ngày dự trữ. Mức luân chuyển ngày được tính bằng cách lấy mức luân chuyển kế hoạch và định mức số ngày dự trữ. Mức luân chuyển ngày được tính bằng cách lấy mức luân chuyển cả năm chia cho 360 ngày. Định mức số ngày dự trữ được xác định như sau : Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu (Nhà nước đọc quyền quản lý ), định mức số ngày được cơ quan cấp trên qui định trước cho doanh nghiệp . Đối với nguyên vật liệu mua trong nước: Định mức Số ngày cách Hệ số Số ngày Số ngày Sốngày số ngày = nhau giữa 2 x thu mua + chỉnh lý + bảo + vận dự trữ lần mua xen kẽ chuẩn bị hiểm chuyển Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất. Phần vốn ở khâu sản xuất tham ra trực tiếp vào quá trình tạo nên sản phẩm, cho nên vốn lưu động ở khâu này phải được xác định riêng cho từng loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế và chi phí chờ phân bổ. Định mức VLĐ Mức luân chuyển cả năm hệ số Chu kỳ cho sản phẩm = của thành phẩm theogiá :360 x sản phẩm x Sxuấtdởdang thành công xưởng dở dang Sphẩm Định mức VLĐ Mức luân chuyển cả năm Định mức Hệ số cho nửa thành = của thành phẩm theogiá : 360 x ngày x tphẩm phẩm tự chế thành công xưởng dự trữ tự chế Định mức VLĐ Mức dự trữ dầu Số phát sinh chi Số phải cho chi phí = năm của chi phí + phí chờ phân bổ - phân bổ Chờ phân bổ chờ phân bổ trong năm trong năm Vốn lưu động định mức ở khâu tiêu thụ: Vốn lưu động định mức ở khâu tiêu thụ bao gồm định mức cho thành phẩm và hàng hoá mua ngoài cho tiêu thụ sản phẩm (hàng hoá doanh nghiệp mua rồi tiêu thụ ngay không qua chế biến tại doanh nghiệp ) Định mức Tổng giá thành Định mức số VLĐ cho = công xưởng của : 360 x ngày dự trữ Thành phẩm số lượng hàng hoá thành phẩm Đối với hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, ta có Định mức VLĐ Tổng gia thành Định mức số ngày hàng hoá mua = cả năm theo : 360 x dự trữ hàng ngoài cho tiêu thụ giá mua hoá mua ngoài Trong 3 bộ phận trên, vốn lưu động trong khâu sản xuất là quan trọng nhất, nó trực tiếp tham gia vào công việc tạo ra giá trị mới sản phẩm tức là có khả năng sinh lời, còn vốn lưu động trong khâu dự trữ và khâu lưu thông mặc dù rất cần thiết nhưng lại không sinh lời. Do đó trong việc xác định vốn lưu thông định mức cho từng khâu cần tính toán chính xác, hạn chế tới mức tối đa vốn lưu động cho dự trữ và tiêu thụ, tăng cường vốn cho sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.3.2. Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức. Vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: .Vốn do NSNN cấp. .Vốn tự bổ xung. .Vốn tự đi vay. .Vốn liên doanh Vốn định mức năm kế hoạch được xác định căn cứ vào tình hình thực tế vốn lưu động năm trước và nhu cầu về vốn trong năm kế hoạch. Nếu năm trước doanh nghiệp đã sản xuất bình thường thì năm kế hoạch chỉ cần lập nguồn vốn lưu động nhằm tính ra mức thừa hoặc thiếu về định mức năm kế hoạch, trước hết được bù đắp bằng vốn lưu động tự có và coi như tự có từ năm trước. So sánh nhu cầu vốn trong năm kế hoạch có thể xảy ra 3 khả năng sau : -Thừa vốn . -Thiếu vốn . -Đủ vốn . Trong trường hợp thừa vốn doanh nghiệp cần ghi vào kế hoạch số vốn thừa để có biện pháp sử dụng hợp lý. Trong trường hợp thiếu vốn, để duy trì được sản xuất doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động thêm từ các nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung … Nhìn chung trong tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp đều thiếu vốn gay gắt cho hoạt động sản xuất. Do đó việc lập kế hoạch nguồn vốn lưu động là hết sức quan trọng. Một cấu trúc vốn hợp lý không những đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.3.3. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động Để duy trì và phát triển vốn sản xuất, bên cạnh việc bảo toàn và phát triển vốn cố định doanh nghiệp còn phải bảo toàn và phát triển vốn lưu động Do đặc điểm chu chuyển toàn bộ một lần của vốn lưu động và giá thành sản phẩm và hình thái của vốn lưu động thường xuyên biến đổi, nên theo điều 3 quyết định 332 HĐBT qui định : “ Doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị”. Bảo toàn vốn lưu động về mặt gía trị thực chất là giữ nguyên được giá trị thực tế hay sức mua của vốn, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và TSLĐ định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên hạch toán đúng giá trị thực tế của vật tư hàng hoá theo mức tăng (giảm ) giá cả thị trường nhằm tính đúng, đủ chi phí vật tư hàng hoá vào thành phẩm, giá vốn hàng hoá và chi phí lưu thông để thực hiện bảo toàn vốn lưu động . Nội dung cơ bản : - Các doanh nghiệp phải bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở mức tăng (giảm) giá tài sản lưu động thực tế tồn kho của doanh nghiệp ở các thời điểm thay đổi về giá. -Định kỳ tháng, quý, năm, các doanh nghiệp phải xác định khoảng chênh lệch giá trị tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu: vật tư dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, thành phẩm, chênh lệch tỷ giá dư ngoại tệ để bổ xung vốn lưu động . -Cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp và cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định hệ số bảo toàn vốn lưu động hàng năm cho từng ngành, doanh nghiệp trên cơ sở mức tăng (giảm) giá thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu theo cơ cấu kế hoạch vốn từng doanh nghiệp . Số vốn lưu động sau khi đã thực hiện điều chỉnh giá trị tài sản lưu động thực tế tồn và ghi tăng nguồn vốn lưu động ở thời điểm cuối năm là số vốn thực đã được bảo toàn của doanh nghiệp . Số VLĐ phải Số vốn đã được Hệ số trượt giá Bảo toàn đến cuối = hoặc phải bảo x VLĐ của doanh nghiệp Năm báo cáo toàn đầu năm trong năm II. hiệu quả sử dụng vốn và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 1. Tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp . Đây là vấn đề đặt ra mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm một cách thoả đáng. Từ những cách huy động vốn khác nhau doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và chọn cho mình những cách thức phu hợp. Đi đôi với việc sử dụng vốn có hiệu quả thì doanh nghiệp mới thu được hiệu quả kinh doanh cao . Thông thường vốn trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại : vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh doanh mà cơ cấu vốn hai loại này khác nhau. Vốn cố định dùng để đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các loại tài sản hữu hình và vô hình ) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phảm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Vốn lưu động dùng để đầu tư tài sản lưu động, mua sắm nguyên vật liệu trả tiền cho cán bộ công nhân viên … Vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hay không, người ta dựa vào mức độ đạt được của mục đề ra. - Nhóm các mục tiêu kinh tế. - Nhóm các mục tiêu xã hội. Cả hai nhóm mục tiêu này xét đến cùng vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy xét về lợi nhuận kinh tế. Thì lợi nhuận cực đại là bao trùm và tổng quát nhất. Tuy nhiên theo từng giai đoạn mà doanh nghiệp có một hoặc một số mục tiêu khác nhau. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vốn, nguồn lực… của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thhấp nhất. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiêu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêuphù hợp, cả chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí và sức sinh lời của từng loại vốn. Công thức đánh giá hiệu quả chung: Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp…, còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay… Công thức này phản ánh mức sản xuất (hay mức sinh lợi) của các chỉ tiêu đầu vào, đựơc tính cho tổng số và cho riêng phần ra tăng. Hiệu quả kinh doanh còn được tính theo công thứcsau: Chi phí đầu vào Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = Công thức này phản ánh xuất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào. 2.1-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dụng vốn cố định. Hiệu quả sử vốn cố định được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau đây: Doanh thu (hoặc thu thuần) trong kỳ - Hiệu suất sử dụng = vốn cố định Số vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Lợi nhuận thuần - Tỷ suất lợi nhuận = vốn cố định Số vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một tầng vốn cố định trong kỳcó thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập). Số vốn cố định bình quân tropng kỳ Hàm lượng = vốn cố định Doanh thu (hoặc doanh thu thuần trong kỳ) Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thần cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Doanh thu (hoặc doanh thu thuần trong kỳ) - Hiệu suất sử dụng = tài sản vốn cố định Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. 2.2-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dụng vốn lưu động. Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu thuần - Hiệu quả sử dụng = vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nnhiêu đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận thuần Mức doanh lợi = vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Như chúng ta đã biết trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ Số vòng quay của = vốn lưu động vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. 360 ngày Kỳ luân chuyển = Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện, số ngày càn thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Vốn lưu dộng bình quân trong kỳ Hiệu quả đảm nhiệm = vốn lưu động Tổng doanh thu thuần Qua chỉ tiêu này ta biết được để có được một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. 2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn. Ngoài việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dưới góc độ sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, khi phân tích, cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Để đánh giá khgả năng sinh lợi của vốn, người ta thường dùng chỉ tiêu sau: Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của = Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.1. Môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường thế nào thì phải thích ứng với môi ttrường đó. Môi trường kinh doanh thuận lợi (giao thông vận tải phát triển, khả năng thanh toán nhanh chóng…), sẽ làm cho doanh nghiệp ít cần dự trữ các loại nguyên vật liệu, hàng bán thu được tiền nhanh, như vậy sẽ làm giảm nhu cầu về vốn lưu động. Nếu kinh doanh trong môi trường mà đất hoặc bất động sản cho thuê theo hợp đồng phát triển thì doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được khá nhiều vốn cố định. Môi trường cạnh tranh cũng chỉ ảnh hưởng lớn tới việc doanh nghiệp sử dụng vốn ra sao. Nếu doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh thì sẽ phải áp dụng các biện pháp ưu đãi cho khách hàng (hạ giá, chiết khấu bán hàng trả chậm…), nhằm giành lấy thị phần, những biện pháp này tiêu tốn một lượng vốn khá lớn, nhiều công ty đã phá sản khi nguồn vốn của mình không đủ đáp ứng cho việc theo đuổi cạnh tranh 3.2 Loại hình kinh doanh. Khi nhìn vào loại hình kinh doanh của một doanh nghiệp, ta có thể hiểu được nó sử dụng vốn như thế như nào. Các doanh nghiệp sản xuất (nhất là công nghiệp nặng), thường yêu cầu chiếm một lượng vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn. Những doanh nghiệp chế tạo máy lại thường xuyên yêu cầu một lượng vốn dự trữ hàng hoá (do sản phẩm của họ không phải lúc nào cũng được tiêu thụ liên tục). Các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thì có đặc trưng rõ nét là nhu cầu vốn thay đổi theo mùa. Các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ thì nguồn vốn lưu động chiếm một vai trò quan trọng và nhu cầu thường ổn định theo thời gian. 3.3. Quy mô doanh nghiệp. Hiển nhiên là doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì lượng vốn cần thiết cho nó càng nhiều. Tuy nhiên vốn được sử dụng như thế nào lại biến đổi theo quy mô doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được sử dụng chủ yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất ra sản phẩm. Khi quy mô doanh nghiệp lớn dần thì tỷ trọng vốn giành cho bộ phận gián tiếp và các hoạt động phí sản xuất cũng tăng theo, nhiều công ty lớn trên thế giới đã đầu tư một khoản chi phí đáng kể cho tiếp thị, quảng cáo. Nếu chỉ xét riêng tới bộ phận sản xuất sản phẩm thì việc tăng quy mô đồng nghĩa với tăng hiệu quả sử dụng vốn. Việc tăng quy mô của dự trữ hay bán thành phẩm, đẩy nhanh tốc độ khấu hao tới sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 3.4. Chính sách kinh doanh. Hơn ai hết chính bản thân doanh nghiệp chính là người quyết định vốn của mình sẽ được sử dụng vốn như thế nào. Để thâm nhập vào một thị trường lớn hay để gia tăng thị phần trong thị trường truyền thống, một Công ty có thể tung ra một lượng vốn để quảng cáo, tiếp thị. Bán chịu hay phá giá sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng chịu những khoản lỗ đáng kể để giành được thị trường. Hiện tượng này đã diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về ai nhiều vốn hơn. Ngược lại nếu mục đích của doanh nghiệp là nâng cao lợi nhuận, thì doanh nghiệp sẽ xem sét toàn bộ các khsâu từ đầu vào tới đầu ra để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình lên mức tối đa. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay kết hợp với vốn tự có) để tối đa hoá tỷ suất lợi nhuận cho lượng vốn của mình bỏ ra. Phần II: Phân tích tình hình sử dụng vốn ở Tổng công ty rau quả Việt nam. I. Tình hình chung ở tổng công ty rau quả việt nam: Đặc điểm hoạt động của tổng công ty: Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả việt nam. Tên doanh nghiệp quốc tế: Vietnam national vegetable and fruit corporation. Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM. Trụ sở chính tại: Số 2, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. Cở sở đại diện tại: + Moscow – CHLB Nga. + Philadelphia – Mỹ. - Tổng mức vốn kinh doanh (đăng ký trong đơn xin thành lập doanh nghiệp) là: 125.200 triệu đồng ( vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung). Tổng công ty rau quả Việt nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo đơn mẫu về tổ chức hoạt động Tổng công ty nhà nước, ban hành theo nghị định số 39 CP ngày 27/6/1995 của chính phủ và điều lệ cụ thể của Tổng công ty rau quả Việt Nam, do hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng trình bộ trưởng nhà nước và Bộ nồng nghiệp và phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. Tổng công ty được nhà nước giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác nên có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao, có quyền nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nước do tổng công ty quản lý. Tổng công ty rau quả có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị liên doanh có vốn góp của tổng công ty. * Tổng công ty rau quả việt nam có những nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh: Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp giống rau quả trong phạm vi toàn quốc đảm bảo cung cấp giống rau tốt cho đất nước. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: + Sản xuất giống rau quả và các nông lâm sản khác + Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng. + Chế biến rau quả, thịt, thủy sản, đường kính, đồ uống… + Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thủy tinh, hộp sắt…) + Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, thực phẩm, đồ uống, máy móc thiết bị, phu tùng chuyên dùng… + Kinh doanh đồ uống, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho cảng Xuất nhập khẩu: + Xuất khẩu trực tiếp: Rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, nông lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng khác. + Nhập khẩu trực tiếp: Rau, hoa quả, giống rau hoa quả, máy móc vật tư thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, đồ tiêu dùng. Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Tham gia vào đào tạo công nhân kỹ thuật. Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh rau quả cao cấp. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả Việt Nam. Sự hình thành: Trước năm 1988 việc sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả đã được hình thành và phát triển theo 3 khối: khối sản xuất, khối chế biến và khối kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả song song với việc chia cắt đó, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của ngành cũng bị phân tán, không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm chung như nghiên cứu tạo giống mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ… Do bị chia cắt thành 3 khối như trên, đã hạn chế rất nhiều khả năng phối hợp thích ứng của cả 3 khu vực, thậm chí còn mô thuẫn cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng sấu đến lợi ích toàn ngành. Vì vậy tháng 2-1988 nhà nước đã quyết định thành lập “Tổng công ty rau quả việt nam” bằng cách hợp nhất 3 khối trên về một đầu mối do bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý từ đó Tổng công ty rau quả Việt nam trở thành một đơn vị kinh tế chuyên ngành rau quả lớn nhất với hơn 37.000 cán bộ công nhân viên, 72 đầu mối trực thuộc trải khắp trên 17 tỉnh thành trong phạm vi vả nước. Quá trình hoạt động từ 1988 – 2000. Thời kỳ 1988 – 1990: Sau khi tổng công ty được hình thành và tổ chức lại, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu đã có bước chuyển biến thực sự cả về bốn mặt: Sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu và nghiên cứu khoa học chuyên ngành, so với bình quân năm của cả hai thời kỳ (1981 - 1985)và (1986 - 1987) thì bình quân năm của thời kỳ 1988 –1990 đạt như sau: + Kim ngạch xuất khẩu đạt 51,6 triệu Rúp + USD / năm, tăng 116% và 17%. + Sản lượng công nghiệp đạt 28700 tấn / năm, tăng 68% và 19%. + Sản lượng nông nghiệp đạt 29000 tấn / năm, tăng 33% và 22%. Thời kỳ 1991 – 1994: Về sản xuất nông nghiệp: sản phẩm chủ yếu năm 1994 đạt 29278 tấn, tăng 39,7% so với năm 1991. Về chế biến công nghiệp: đây là khối khó khăn nhất do khủng hoảng thị trường suất khẩu, thiết bị cũ, giá thành cao, khó cạnh tranh nên sản lượng chế biến hàng xuất khẩu mấy năm qua giảm dần. Nhưng do tích cực thay đổi cơ cấu mặt hàng, mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ hàng trong nước nên hiệu quả chung đã tăng nên từ chỗ hầu hết các đơn vị trong các năm 1990,1991 đều lỗ, hai năm nay (1993,1994) nhiều đơn vị đã có lãi nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Về xuất nhập khẩu: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1994 đạt gần 20,5 triệu Rup +USD tăng 15,9% so với năm 1991. Trong đó xuất nhập khẩu sang thị trường khu vực II tăng nhanh, bình quân thời kỳ 1991 – 1994 đạt 10,06 triệu USD / năm, gần gấp 9 lần bình quân thời kỳ 1988 – 1990 và hơn 10 lần so với thời kỳ 1981 – 1985. Về nghiên cứu khoa học tổng công ty đã tập trung đầu tư hình thành viện nghiên cứu rau quả. Ngoài phần nhà nước đầu tư 885 triệu đồng, tổng công ty đầu tư 2463 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất ho viện, đến nay viện đã trở thành viện nghiên cứu khang trang trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Trong 5 năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng viện đã triển khai được 177đề tài, trong đó có: 13 đề tài cấp nhà nước, 89 đề tài cấp bộ và 75 đề tài cấp tổng công ty đến nay có 110 đề tài đã kết thúc, trong đó có nhiều đề tài đã được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất Về hệ quả chung: Doanh thu năm 1994 đạt 291,5 tỷ đồng, tăng 14%so với năm 1991. Nộp ngân sách từ năm 1991 – 1994 bình quân năm sau cao hơn năm trước 39,5% riêng năm 1994 đạt 28,5 tỷ đồng tăng 168% so với năm 1991. Số đơn vị làm ăn có lãi ngày càng tăng, từ 18 đơn vị (1990), 22 đơn vị (1991), năm 1994 tăng 33 dơn vị. Ngược lại số đơn vị làm ăn thua lỗ ngày càng giảm, tương ướng là 25,15 và 12 dơn vị Thời kỳ 1996 đến nay: Thời kỳ này tổng công ty hoạt động với mô hình mới theo quyết định 90_CP trong điều kiện ta đang tiến hành công nghiệp hóa đại hóa đất nước, cùng với những bài học kinh nghiệm về nền kinh tế thị trường từ mấy năm qua, qua đó tổng công ty đã tìm cho mình hướng đi vững chắc hơn, tạo được uy tín với tất cả bạn hàng trong và ngoài nước. Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của tổng công ty. Biểu 1: bảng báo cáo kết quả kinh doanh. (Báo cáo quyết toán năm 1998,1999,2000) (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Các năm thực hiện 1998 1999 2000 Tổng doanh thu 410892 547054 573681 Các khoản giảm trừ 2447 3497 3917 1. Doanh thu thuần. 408445 543575 569764 2. Giá vốn hàng bán. 363954 492283 511430 3. Lợi nhuận gộp. 44491 51292 58334 4. Chi phí bán hàng. 30027 36766 36293 5. Chi phí quản ký doanh nghiệp. 71534 17854 20870 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD. -3070 -3328 1171 - Thu nhập hoạt động tài chính. 5072 5770 5201 - Chi phí hoạt động tài chính. 3361 3023 4165 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động thuần túy. 1711 2747 1032 - thu nhập bất thường. 9775 11397 10235 - Chi phí bất thường. 6264 7600 7883 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường. 3511 3797 2352 9. Tông lợi nhuận trước thuế. 2152 3216 4549 10. Thuế thu nhập DN phải nộp. 689 1029 1459 11. Lợi nhuận sau thuế. 1463 2187 3090 Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của tổng công ty qua các năm 1998, 1999, 2000 tăng dần, năm 1998 doanh thu đạt 408.445 triệu đồng,năm 1999 tăng so với năm 1998 là 135.130 triệu đồng, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 26.189 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 1.463 triệu đồng (năm 1998) tăng lên 3.090 triệu đồng (năm 2000). Tổng công ty có 22 đơn vị thành viên thì 20 đơn vị có lãi và 2 dơn vị bị lỗ, năm 2000 con số này có sự thay đổi, chỉ còn 15 đơn vị lãi, 4 đơn vị hòa, và 3 dơn vị lỗ. Nhìn chung trong các năm gần đây Tổng công ty rau quả là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của tổng công ty rau quả Việt Nam. Mọi hoạt động của tổng công ty từ đầu đến cuối là nhằm cung cấp rau quả phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước. Xuất khẩu là động lực chính của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế mà tổng công ty hoạt động theo mô hình sản xuất – chế biến – kinh doanh. Sản xuất: Sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp có mặt trên mọi lĩnh vực trên cả nước nhưng chủ yếu sản phẩm được tập chung ở các nông trường, đồn điền, trang trại. Do đó trang thiết bị của tổng công ty ở các vùng sản xuất chủ yếu là trâu bò, máy kéo và các máy móc thiết bị công nghiệp khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chế biến: được đặt ngay tại các vùng nguyên liệu ở các lơi trực tiếp tạo ra sản phẩm hoa quả tươi, như công ty chế biến thành phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chế biến rau quả tươi thành rau quả đồ hộp để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Kinh doanh: là quá trình mua bán các sản phẩm, nguyên vật liệu cho khâu chế biến để kiếm lợi nhuận như ở các công ty xuất nhập khẩu, các cửa hàng kinh doanh. Các công ty xuất nhập khẩu chủ yếu đặt tại các thành phố cho nên trang thiết bị của công ty là phương tiện vận chuyển, các phòng ban giao dịch với nước ngoài có những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, các công cụ làm lạnh chứa hoa quả tươi. II. vốn và hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty rau quả việt nam trong những năm qua 1.Vốn và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của tổng công ty rau quả Việt nam Việc quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty rau quả Việt nam trong các năm qua được thể hiện qua số liệu quyết toán hàng năm trên bảng cân đối kế toán cuối năm .Các số liệu này đã được công ty kiểm toán và tư vấn A&C thẩm định và xác nhận là đúng đắn, trung thực. Tất cả những số liệu đó như sau : Biểu 02 : Bảng cân đối kế toán (từ năm 1998 –2000) (Đ v :Triệu đồng ) Tài sản 1998 1999 2000 I.TSLĐ và đầu tư ngân hàng 179661 236008 276354 1.Vốn bằng tiền 34671 40879 28030 2. Các khoản đầu tư TCNH 377 340 287 3. Các khoản phải thu 87207 112490 112917 4. Hàng tồn kho 43069 69170 104685 5. TSLĐ khác 13698 13129 29457 6. Chi phí sự nghiệp 639 978 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn 132553 174908 255911 1. TSCĐ 89686 99669 94698 a. TSCĐ HàNG HOá 88873 98491 93600 - Nguyên giá 139431 159778 164331 - Hao mòn lũy kế 50553 61287 70731 b. TSCĐ vô hình 808 1178 1098 - Nguyên giá 876 1301 1295 - Hao mòn lũy kế 68 123 197 2. Các khoản đầu tư TCDH 17118 30352 23080 3. Chi phí xây dựng 25749 44887 138133 Tổng Cộng Tài Sản 312214 410916 532565 Nguồn vốn I. Nợ phải trả 138998 207054 340117 1. Nợ ngắn hạn 125505 167661 201146 a. Vay phải trả 37182 60782 83148 b. Nợ dài hạn đến hạn phải trả 24 c. Khoản phải trả 53929 57619 53115 d. ứng trước của khác hàng 11399 15062 29065 e. Thuế và các khoản phải nộp NN 3517 6024 6276 g. Các khoản phải trả khác 19478 28150 29542 2. Nợ dài hạn 12835 38421 137872 3. Nợ khác 658 972 1099 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 173216 203862 192148 1. Nguồn vốn kinh doanh 128910 152619 163981 2. Các quỹ 37766 44203 22109 3. Nguồn kinh phí 6540 7040 6058 Tổng nguồn vốn 312214 410916 532265 (Báo cáo quyết toán các năm 1998,1999 ,2000) Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm , ta có bảng tính tỷ lệ các loại vốn tại tổng công ty rau quả như sau Biểu 03 : Bảng tính tỷ lệ các loại vốn (Đ v : Triệu đồng ) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Vốn lưu động 179661 58 23608 57 176354 52 2. Vốn cố định 132553 42 174908 43 255911 48 Tổng vốn 312214 100 410916 100 532265 100 (Báo cáo quyết toán các năm 1998,1999,2000) Qua số liệu ta thấy : vốn của tổng công ty đã tăng lên rõ rệt qua từng năm .Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 98702 triệu đồng (tức 32%) , năm 2000 so với năm 1999 là 121.349 triệu đồng (tức 30%) , tăng so với năm 1998 là 220.051 triệu đòng (tức 70%). Điều đó thể hiện sự quan tâm của tổng công ty trong việc đầu tư vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xem xét tỷ lệ các khoản vốn thấy :tỷ lệ vốn lưu động chiếm trong tổng vốn lớn hơn vốn cố định, chứng tỏ tàI sản lưu động nhiều hơn tài sản cố định nhưng không đáng kể. Việc vốn cố định chiếm tỷ trọng cũng lớn có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của Tổng công ty, nó thường gắn liền với hoạt động đầu tư dàI hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định nhìn chung tương đối ổn định qua các năm, riêng năm 2000 tỷ lệ vốn cố định có tăng so với năm trước do tổng công ty đã đầu tư trực tiếp xây dựng các dự án lớn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh ngành rau quả như: dự án nhà máy nước dứa cô đặc Hà Tĩnh, dự án xây dựng bốn cơ sở thực nghiệm nhân giống măng tre Trung Quốc … Để tiến hành sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tổng công ty có được số đó là do ngân sách nhà nước cấp, do tự bổ xung và từ các nguồn khác. Để tìm hiểu vấn đề này ta hãy phân tích qua bảng cơ cấu vốn của Tổng công ty: Biểu 04: Bảng phân tích cơ cấu vốn (Đ v :Triệu đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nguồn vốn NH 12505 40,19 167661 40,8 201146 37,79 1. Vay ngắn hạn 37182 11,9 60782 14,79 83148 15,62 2. Nợ DH đến hạn trả 24 0,01 3. Phải trả người bán 42288 13,54 45467 11,06 39204 7,36 4. Người mua trả tiền trước 11399 3,65 15062 3,66 29065 5,46 5. Thuế 3517 1,13 6024 1,47 6276 1,18 6. Phải trả CNV 3904 1,25 4193 1,02 4961 0,94 7. Phải các đơn vị nội bộ 7737 2,48 7959 1,94 8950 1,68 8. Phải trả, phải nộp khác 19478 6,24 28150 6,85 29542 5,55 II. Nguồn vốn dài hạn 186709 59,81 243255 59,2 331119 62,21 1. Nợ dài hạn 12835 4,11 38421 9,35 137872 25,9 2. N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0135.doc
Tài liệu liên quan