Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp - Bộ quốc phòng

Lời mở đầu Vốn là yếu tố đầu tiên của mỗi doanh nghiệp . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý tài chính của Công ty. Do đó hiệu quả sử dụng vốn nhất là vốn lưu động đã trở thành một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp . Nếu sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả không những làm tăng lợi nhuận mà còn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng . Vốn lưu động cũng là một bộ phận của vốn kinh doanh và lại tham gia vào hầu hết của các giai đoạn của chu kỳ k

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh , do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động tác động mạnh mẽ tới khả năng kinh doanh một cách nhịp nhàng , liên tục , đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao khả năng sinh lời cho mọi doanh nghiệp . Bên cạnh đó , thực tế cho thấy rằng tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập , và chưa được quan tâm đúng mức . Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ . Công ty đóng tàu Hồng Hà trong năm qua đã đóng góp tích cực vào những công trình chung của toàn nghành. Trong thời gian thực tập tại công ty đóng tàu Hồng Hà, qua tìm hiểu em đã nhận thức khá rõ ràng về công tác quản lý tài chính của toàn công ty nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp- Bộ Quốc phòng”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn trong 4 năm gần đây và chủ yếu là hoạt dộng đóng mới và sửa chữa tàu. Nội dung thực tập gồm 2 chương: Chương 1: Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Đóng tàu Hồng Hà Chương 2: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đóng tàu Hồng Hà Chương 1: tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty đóng tàu hồng hà. 1.1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Hồng Hà tiền thân là nhà máy A 173 thành lập ngày 30/10/1965 tại cảng Phà Đen – Hà Nội, có nhiệm vụ cải biên canô, sà lan thành phương tiện phá bom từ trường và sản xuất canô, sà lan trọng tải vừa và nhỏ phục vụ cho nhiệm vụ Quân đội thời kỳ đó. Năm 1981 Nhà máy chuyển về địa điểm mới tại xã Lê Thiện – huyện An Hải – Hải Phòng ( địa điểm ngày nay) và đổi tên thành xí nghiệp 173. Thời gian này sản xuất của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng xây dựng chưa xong, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, sau thời gian sử dụng đã xuống cấp, máy móc dùng cho đóng tàu chưa có, đội ngũ tay nghề công nhân thấp. Xí nghiệp chỉ đủ khả năng sửa chữa các loại tàu, sà lan có trọng tải nhỏ, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, sản xuất có nguy cơ thu hẹp. Trong những năm tiếp theo công ty đã có nhiều cố gắng vượt bậc từ một doanh nghiệp chỉ chuyên về sửa chữa đã có thể tự đóng mới được tàu có trọng tải lớn phục vụ cho Nước nhà. Công ty Hồng Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ quốc phòng. Được thành lập theo quyết định số: 471/ QB - QP ngày 17 tháng 04 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Đăng ký kinh doanh số: 110062 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố hải phòng cấp ngày 25 tháng 06 năm 1996. Là công ty Công nghiệp cơ khí đóng tàu thuộc loại hình sản xuất cơ khí hạng nặng, đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm. - Tên Công ty : Công ty Hồng Hà - Tổng cục CNQP - Bộ quốc phòng - Tên giao dịch quốc tế : Honghashipyard Company - Văn phòng đại diện : số 6A -Bạch Đằng - Thành phố Hải phòng . - Tài khoản : 945-01-00-00009 tại Kho bạc Nhà nước TP Hải phòng - Điện thoại : 031.850.651 Fax : 031.850.549 - Địa điểm sản xuất : Xã Lê thiện - Huyện An Dương - TP Hải phòng - Ngày thành lập : Ngày 30/10/1965. - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước. - Cơ quan chủ quản: Tổng cục CNQP - Bộ quốc phòng. Quyết định thành lập công ty:Được thành lập theo quyết định số: 471/ QB – QP ngày 17 tháng 04 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Đăng ký kinh doanh số: 110062 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố hải phòng cấp ngày 25 tháng 06 năm 1996. Là công ty Công nghiệp cơ khí đóng tàu thuộc loại hình sản xuất cơ khí hạng nặng, đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm. Chế độ kế toán của công ty là áp dụng chế độ kế toán việt nam ban hành theo quyết định số 1141 TC / QĐ /CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính. * Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Biểu 01: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua(đơn vị :đồng) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 101.611.901.881 130.318.672.937 170.442.108.657 241.132.223.058 Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần 101.611.901.881 130.318.672.937 170.442.108.657 241.132.223.058 Giá vốn hàng bán 89.170.881.740 112.192.495.097 148.449.228.764 212.897.187.675 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.441.020.141 18.126.177.840 21.992.879.893 28.235.035.383 Doanh thu hoạt động tài chính 496.218.940 253.015.130 190.657.638 315.344.968 Chi phí hoạt động tài chính 238.000.000 1.046.773.194 4.795.918.692 4.473.391.848 Chi phí bán hàng 1.688.418.086 2.563.069.977 3.295.285.759 4.130.728.748 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.283.707.357 7.593.475.243 9.329.456.433 10.432.633.661 Lợi nhuận thuần 5.468.894.698 7.969.632.620 8.512.022.145 9.191.099.250 Thu nhập khác 665.477.072 44.542.728 600.796.376 470.190.562 Chi phí khác 431.401.724 12.719.926 569.560.030 44.418.560 Lợi nhuận khác 234.075.348 29.108.769 31.236.346 425.772.002 Tổng lợi nhuận trướcthuế 6.199.188.986 8.016.470.552 8.543.258.491 9.616.871.252 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1.579.797.000 2.565.270.000 2.712.082.000 2.629.750.000 Lợi nhuận sau thuế 4.649.391.986 5.451.200.552 5.831.176.491 6.987.121.252 Mặc dù bị cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, nhưng do kinh tế trong nước tiếp tục phát triển, nền kinh tế các khu vực đang phục hồi nên nhu cầu về phương tiện vận tải và khai thác biển ngày càng tăng. Mặc khác do kết quả đầu tư phát triển của công ty làm thay đổi một bước quan trọng về quy mô và chất lượng sản phẩm. Cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ, công tác tiếp thị càng được đổi mới nên khối lượng sản phẩm đóng mới, sữa chữa,... đều tăng. Qua biểu 01 ta thấy: Năm 2005 doanh thu nhà máy đạt 241 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2004. Năm 2004 doanh thu của nhà máy đạt 170 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2003. Năm 2003 doanh thu của nhà máy đạt 130 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2002. Năm 2002 nhà máy đạt 101 tỷ đồng. Doanh thu của công ty trong những năm qua của công ty luôn luôn tăng từ 101 tỷ đồng năm 2002 đến năm 2005 đã lên đến 241 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 4.649.391.986 đồng năm 2002 lên đến 6.987.121.252 đồng năm 2005 Thuế TNDN cũng tăng lên từ năm 2002 là 1.579.797.000 đồng đến năm 2005 là 2.629.750.000 đồng Đứng trước những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường,song với sự đoàn kết nhất trí cao của lãnh đạo, chỉ huy, năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm, đi trước đón đầu. Được sự quan tâm định hướng chỉ đạo giúp đỡ của Thủ trưởng Tổng cục, Thủ trưởng Bộ quốc phòng cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội. Hiện nay đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường, đóng đa dạng các loại tàu có trang bị hiện đại tốc độ cao được khách hàng tín nhiệm, đã đóng thành công loại tàu Cảnh sát biển loại 200 tấn, tấu dầu 1000 tấn, tàu tuần tra cao tốc TT400 bàn giao đạt chất lượng tốt. Doanh thu năm nay cao hơn năm trước, sản xuất có hiệu quả. Đời sống người lao động được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.230.000 đồng tháng. Biểu đồ 01:Doanh thu của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị: tỷ đồng *Tóm lại: Các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và đạt mức tăng trưởng cao so với những năm trước và so với các ngành sản xuất công nghiệp khác trong cả nước. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Đóng tàu Hồng Hà. * Chức năng: Công ty đóng tàu Hồng Hà là doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài sản giao dịch tại Ngân hàng,Công ty có chức năng chính là: - Sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ. - Sản xuất ôxy công nghiệp. - Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ đóng tàu. * Nhiệm vụ: - ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trực tiếp ra sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đóng góp một phần cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho cán bộ công ty. - Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết, phấn đấu kết thúc đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thanh toán hợp đồng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thanh toán giá trị công trình đúng thời hạn. - Đẩy mạnh các hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hành trên các lĩnh vực chủ yếu là: đóng mới, sửa chữa, tăng cường hoạt động thương mại. - Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập. - Tuân thủ pháp luật và chế độ hoạch toán do Nhà nước quy định, đạt hiệu quả kinh tế xã hội và tăng cường điều kiện vật chất cho công ty. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. - Chịu trách nhiệm về tính xác thực và các hoạt động vè tài chính như về quản lý, sử dụng vốn tài sản kế toán thống kê. - Thực hành nghiên cứu khoa học công nghệ. 1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đóng tàu Hồng Hà. Để đạt hiệu quả cao trong công việc, bộ máy tổ chức của công ty được bố trí chặt chẽ, khoa học: Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban. Phòng kế hoạch Phó giám đốc Bí thư đảng uỷ Phó giám đốc Phòng tổ chức lao động Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng thiết kế Giám đốc Phòng chính trị Phòng hành chính hậu cần Ban kiểm tra chất lượng SP Ban an toàn lao động Phân xưởng vỏ tàu Phân xưởng cơ điện Phân xưởng ô xy trang trí * Chức năng của ban Giám đốc, các phòng ban: + Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, quyền quyết định và điều hành mọi hoạc động của công ty, đại diện cho các cán bộ công nhân viên trong công ty chịu trách nhiệm với Nhà nước về hoạt động sản xuất của công ty, có quyền tổ chức bộ máy quản lý trong công ty đmả bảo tính gọn nhẹ và hiệu quả. + Các phó Giám đốc và bí thư Đảng uỷ: Giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được phân công. Chịu trách nhiệm trong phạm vi phụ trách có thể được uỷ quyền giải quyết một số công việc khi Giám đốc đi vắng + Phòng kế hoạch - Tham mưu tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và quản lý thực hiện kế hoạch. - Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các phòng, ban, phân xưởng xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch công tác hàng tháng. - Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các mặt công tác của các phòng, ban, phân xưởng phuc vụ công tác chỉ huy điều hành chung của chỉ huy công ty. + Phòng tổ chức lao động - Tham mưu và hối hợp xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch quỹ tiền lương hàng năm. Tổ chức quản lý và thực hiện kế hoạch - Tham mưu và thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, công tác tuyển dụng lao động, công tác tiền lương. - Tham mưu và thực hiện công tác quản lý lao động, quản lý định mức lao động, trả lương cho người lao động. - Tham mưu và thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện, bảo đảm các chế độ chính sách cho người lao động như nâng lương, nâng bậc, công tác bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác. + Phòng kinh doanh - Tham mưu và thực hiện công tác quản lý, dự trữ, đảm bảo vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nhiệm vụ sản xuất. - Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ xuất, nhập, nghiệm thu vật tư trong sản xuất. - Ký kết, thanh lý các hợp đồng kinh tế trong đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ với khách hàng. - Quản lý, điều hành các phương tiện vận tải bộ. + Phòng tài chính kế toán - Phản ánh( thông tin) và kiểm tra ( giám đốc) một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tham mưu đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đề ra các phương án kinh doanh tối ưu nhất. + Phòng kỹ thuật - Tham mưu, quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác kỹ thuật trong sản xuất. - Quản lý kỹ thuật đối với các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Đề xuất các hạng mục mua sắm, chế tạo, nâng cấp máy móc thiết bị trong các dự án đầu tư. - Phối hợp khảo sát lập dự toán định mức kỹ thuật cho các sản phẩm sửa chữa và đóng mới. - Phối hợp tổ chức kiểm tra tay nghề, thi nâng bậc cho người lao động. + Phòng thiết kế công nghệ - Chủ trì thực hiện nghiên cứu thẩm định các thiết kế kỹ thuật. - Tham mưu, quản lý, thực hiện công tác thiết kế chi tiết, thiết kế thi công trong sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ. - Tham mưu, thực hiện công tác chế thử các chi tiết sản phẩm để điều chỉnh hoặc bổ sung chi tiết thiết kế làm cơ sở lập quy trình công nghệ và triển khai sản xuất. + Phòng chính trị - Tham mưu, tổ chức thực hiện công tác đảng, công tác chính trị. - Chỉ đạo, thực hiện công tác cán bộ, công tác dân vận, công tác bảo vệ an ninh nội bộ, và hoạt động của các tổ chức quần chúng trong đơn vị. +Phòng hành chính hậu cần - Tham mưu và thực hiện công tác hành chính, văn thư bảo mật, lưu trữ, in ấn tài liệu, quản lý các con dấu của công ty và bảo đảm công tác phục vụ, công tác bảo vệ đơn vị. - Tham mưu và thực hiện công tác hậu cần đời sống, công tác quân nhu, quân y, công tác xây dựng, quản lý doanh trại nhà đất trong công ty. +Ban kiểm tra chất lượng sản phẩm Tham mưu và thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm trong công ty. +Ban an toàn lao động – Vệ sinh công cộng - Tham mưu và tổ chức quản lý thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, trang thiết bị bảo hộ lao động, công tác vệ sinh công nghiệp. - Chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn viên, theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. +Phân xưởng vỏ tàu - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực được giao. - Quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, công nhân viên của phân xưởng. + Phân xưởng cơ điện - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực được giao. - Quản lý, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, công nhân viên của phân xưởng. + Phân xưởng ô xy trang trí - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực được giao. - Quản lý, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, công nhân viên của phân xưởng. 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hồng Hà. 1.2.1. Thành phần và kết cấu vốn lưu động. Ngày nay có rất nhiều phương thức phân loại vốn lưu động khác nhau. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau để có cách giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. Công ty Hồng Hà là một công ty đóng tàu, với những đặc thù là ngành có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn lưu động chậm…vì vậy để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả công ty đã tiến hành phân loại vốn lưu động theo nhiều tiêu thức khác nhau. Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này vốn lưu động được chia thành hai loại để tiện cho việc xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp cho việc điều chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp trong từng thời kì. - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn…. - Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bàng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… Biểu 02: Phân loại và kết cấu vốn lưu động của công ty theo hình thái biểu hiện Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn bằng tiền 54.918 43.281 162.290 86.451 Vốn vật tư hàng hoá 70.327 86.689 79.672 125.099 Tổng số 125.245 129.970 205.962 211.550 Phân theo quan hệ sở hữu về vốn. Vốn của doanh nghiệp về cơ bản được chia thành 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Vì là doanh nghiệp Nhà nước nên chủ yếu vốn chủ sở hữu của công ty là do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ Nhà nước. Một phần của nó là lợi nhuận để lại được doanh nghiệp trích ra hàng năm. Các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ của Ngân hàng bởi vì vốn do ngân sách cấp chủ yếu là ở cuối năm mà công ty lại cần phải có vốn để sản xuất khi bắt đầu một chu kỳ kinh doanh. Vì vậy Nhà nước cần có kế hoạch cấp vốn cho công ty để giúp công ty sản xuất tốt hơn nữa. Từ đó giúp công ty giảm một lượng lãi ngân hàng đáng kể mà công ty phải trả mà theo đó làm giảm lợi nhuận của công ty trong kinh doanh. Cách phân loại này cho ta thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp cũng như các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Biểu 03: Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn. Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Tổng nguồn vốn lưu động 125.245 100 129.970 100 205.962 100 211.550 100 1. Vốn chủ sở hữu 95.547 76,29 97.256 74,83 161.696 78,50 180.729 85,44 2. Nợ phải trả 29.698 23,71 32.714 25,17 44.266 21,50 30.821 14,56 +Nợ ngắn hạn 24.101 19,24 26.036 20,03 37.416 18,16 28.022 13,24 +Nợ dài hạn 4.802 3,83 5.801 4,46 5.957 2,89 2.012 0,95 +Nợ khác 795 0,64 877 0,68 893 0,45 787 0,37 Qua bảng trên chúng ta thấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng từ 95.547 triệu đồng năm 2002 lên 180.729 triệu đồng, đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên từ 76,29% năm 2002 lên đến 85,44% vào năm 2005. Nợ phải trả giảm từ 23,71% xuống 14,56%, điều này phần nào đó nói lên rằng tính chủ động của công ty ngày càng cao trong việc sản xuất kinh doanh. Hàng năm phần lợi nhuận luôn được bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Công ty có một lượng nợ ngắn hạn khá lớn nhưng chủ yếu là do người mua trả trước, điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì sản phẩm của công ty sản xuất lâu dài, đơn chiếc, chủ yếu là theo đơn đặt hàng và phải cần một lượng vốn lưu động khá lớn, công ty cần có cam kết từ phía khách hàng bằng cách trả trước cho công ty một lượng tiền trước( trong một số trường hợp khách hàng truyền thống thì có thể không cần). Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn lưu động nên công ty sẽ có tính chủ động hoàn toàn trong việc kinh doanh của mình, tránh san sẻ quyền kiểm soát của công ty. c. Phân theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này cho ta thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…Khoản này mỗi năm khác nhau. Năm 2002 số này là 28.698 triệu đồng, đến năm 2005 là 45.387 triệu đồng. Công ty qua 3 năm đã có những thay đổi đáng kể, sản xuất đã mở rộng lên rất nhiều, nguyên nhiên vật liệu được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn… - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản xuất dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển…Khoản này lớn trong tổng vốn lưu động của công ty hàng năm. Năm 2002 ở mức 90.239 triệu đồng, năm 2005 là 132.589 triệu đồng, tăng 46,93% so với năm 2002. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn…năm 2002 là 47.308 triệu đồng, năm 2005 là 33.574 triệu đồng. Năm 2005 giảm do vốn bằng tiền của công ty giảm. * Việc phân loại như thế này giúp công ty có thể quản lý được mức vốn phù hợp trong các khâu của quá trình sản xuất sao cho không để vốn của mình bị ứ đọng quá lâu ở một khâu. Và rằng như thế rất ảnh hưởng đến vốn lưu động của công ty. Tóm lại, dù ở bất kỳ cách phân loại nào công ty cũng chỉ muốn có lợi cho việc sản xuất kinh doanh thông qua việc quản lý và điều hành tốt. 1.2.2. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và các nguồn tài trợ vốn kinh doanh của công ty. a. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Đối với công ty, việc xác định nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: - Công ty kinh doanh trên lĩnh vực đóng tàu, một lĩnh vực mà cần một lượng vốn khá cao. Mặt khác, công ty có chu kỳ sản xuất kinh doanh khá dài nên lượng vốn cần cũng khá lớn. - Quy mô kinh doanh của công ty lớn nên nhu cầu vốn lưu động cũng cao hơn. - Khi công nghệ kỹ thuật thay đổi cũng làm cho doanh nghiệp phải quan tâm. …. Phương pháp mà công ty sử dụng là phương pháp gián tiếp. Năm 2006 công ty đã xác định nhu cầu vốn lưu động của mình thông qua dự kiến: + Doanh thu năm 2006 dự kiến là 260 tỷ đồng. + Thuế gián thu phải nộp cho ngân sách Nhà nước là 10% . +Số vòng quay vốn lưu động là 2,5 vòng năm kế hoạch. Vậy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của năm 2006 là: 260/2,5 = 104 tỷ đồng. Trong 104 tỷ đồng này công ty công ty vẫn có kế hoạch vay ngân hàng cùng với phần Ngân sách Nhà nước cấp và một phần không thể thiếu được đó là vốn chủ sở hữu của công ty. b. Các nguồn tài trợ vốn kinh doanh của công ty. Vốn là một yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Khi xem xét công tác quản lý và sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn người ta chia vốn kinh doanh thành vốn cố định và vốn lưu động. Biểu 04: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty. Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Vốn cố định 67.704 35,08 68.711 34,58 71.307 25,57 71.079 25,15 Vốn lưu động 125.245 64,92 129.970 65,42 205.962 74,43 211.550 74,85 Tổng số 192.949 100 198.681 100 277.269 100 282.629 100 Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên không phải vốn ngân sách luôn luôn cấp khi công ty cần. Hàng năm, vốn được ngân sách rót xuống vào cuối năm nhưng công ty thì cần vốn để sản xuất kinh doanh khi bắt đầu một chu kỳ mới vì vậy công ty phải vay vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu Nhà nước có thể cấp vốn cho công ty đầu năm để sản xuất kinh doanh thì sẽ giúp công ty tiết kiệm được một lượng tiền khá lớn để trả lãi ngân hàng mỗi năm. Ngoài ra công ty còn có một lượng vốn chủ sở hữu được trích ra hàng năm do lợi nhuận để lại cũng được dùng để sản xuất kinh doanh cho năm sau. Như vậy các nguồn tài trợ của công ty không nhiều: Chủ yếu là từ phía Nhà nước, Ngân hàng, Vốn chủ sở hữu. Thực ra điều đó cũng chẳng có gì là khó hiểu cả bởi vì công ty sản xuất chủ yếu để phục vụ các ngành trong tổng cục là chính 1.2.3. Biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hồng Hà trong các năm gần đây. a. Các biện pháp quản lý vốn lưu động của công ty. Mỗi doanh nghiệp sản xuất đều có cách riêng của mình để quản lý vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất và công ty Hồng Hà cũng vậy, cách quản lý của công ty dựa trên điều kiện của mình và đặc điểm kinh doanh của ngành đóng tàu. Chúng ta nêu một số cách quản lý chủ yếu là : hàng tồn kho, các khoản phải thu, tiền mặt. * Quản lý hàng tồn kho. Tồn kho của công ty chủ yếu dưới dạng: Nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ chờ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, các thành phẩm dở dang chờ tiêu thụ. Quản lý tốt hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Công ty đã sử dụng phương pháp tồn kho: Hàng nhập kho được ghi sổ theo giá gốc và được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo biên bản kiểm kê thực tế tại ngày lập báo cáo. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Năm 2005 công ty có khồi lượng tồn kho là 125.099 triệu đồng chiếm 59,13% vốn lưu động của công ty. Đây thực sự là một vấn đề công ty làm chưa tốt trong năm 2005 này làm cho một lượng vốn khá lớn không được đưa vào lưu thông trong khi công ty vẫn phải đi vay vốn ngân hàng. Giải quyết triệt để vấn đề tồn kho quá nhiều là một công việc lâu dài mà công ty bắt buộc phải làm được trong những năm kế tiếp. Trong những năm qua công ty Hồng Hà đã sử dụng một số nguyên tắc sau: - Tồn kho dự trữ là một trong những vấn đề rất khó khăn của bất kỳ công ty nào. Công ty Hồng Hà cũng vậy, với quy mô sản xuất lớn thì nhu cầu dự trữ nguyên nhiên vật liệu là rất nhiều. Hơn nữa thị trường cung ứng không phải lúc nào cũng sẵn sàng bởi ngành đóng tàu có những nguyên vật liệu rất đặc biệt so với các ngành sản xuất khác, giá cả lên xuống thất thường…Vì vậy năm 2004 mức tồn kho dự trữ của công ty là 27.506 triệu đồng, năm 2005 lên đến 34.190 triệu đồng. - Tồn kho bán thành phẩm, sản phẩm dở dang cũng có rất được quan tâm do chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty khá dài, yêu cầu kỹ thuật cao. Năm 2004 chi phí sản xuất dở dang là 40.103 triệu đồng, năm 2005 là 80.360 triệu đồng, tăng 100,38% so với năm 2004. Tuy số tăng này cũng chưa nói lên điều gì nhưng nếu tồn kho này quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng vốn lưu động của công ty, nếu có thể giảm đi mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh là rất tốt. - Tồn kho là thành phẩm: Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ còn chưa tốt làm cho sản phẩm sản xuất xong mà vẫn chưa tiêu thụ do chưa đến ngày giao hàng làm cho vốn lưu động bị ứ đọng trong quá trình tiêu thụ. Hơn nữa không phải lúc nào công ty cũng có một đội ngũ cán bộ có khả năng xâm nhập thị trường tiêu thụ tốt nhất. Đây là một khâu rất quan trọng mà công ty cần phải chú ý hơn nữa để có kết quả tốt nhất trong những năm tiếp theo. Năm 2004 mức tồn kho thành phẩm của công ty là 12.063 triệu đồng, năm 2005 số này là 10.549 triệu đồng * Quản lý khoản phải thu. Năm 2005 các khoản phải thu chiếm 39,37% với 83.282 triệu đồng, (giảm 20,22% so với năm 2004) chủ yếu là phải thu từ khách hàng và trả trước người bán. Các khoản phải thu từ khách hàng trong năm 2004 là 59.495 triệu đồng chiếm 28,89%, đến năm 2005 số này là 83.282 triệu đồng chiếm 26,56%. Công ty có các khoản phải thu cao bởi vì giá bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của mặt hàng này là khá cao tuy nhiên cũng phải nói rằng công ty cần phải có chính sách tốt hơn để thu hồi các khoản nợ nhất là nợ quá hạn, nếu không áp dụng thêm một số biện pháp nữa thì chắc chắn trong năm sau nó sẽ cao hơn nhiều. Và như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến vốn của công ty. Các khoản trả trước người bán là 63.209 triệu đồng năm 2004, và có giảm đi trong năm 2005 chỉ còn 35.510 triệu đồng. Thực ra việc công ty có số lượng vốn trả trước cao như vậy cũng không phải là khó hiểu bởi vì công ty cần một lượng nguyên nhiên vật liệu chắc chắn để chủ động trong sản xuất. * Quản lý tiền mặt. Công ty sử dụng rất ít tiền mặt tai quỹ, phần chủ yếu là lượng tiền gửi ngân hàng. Công ty luôn dự trữ một lượng tiền đủ để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá vật tư, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn để đự phòng ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được. Hơn nữa, công ty dự trữ tiền mặt còn để giúp cho công ty có thể trả cho người bán để vừa có được nguyên vật liệu sản xuất kịp thời vừa có được uy tín lâu dài trong kinh doanh. Ngày nay, trong cơ chế thị trường ngoài uy tín là rất quan trọng. b. Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty. Việc nghiên cứu toàn diện tình hình sử dụng vốn lưu động giúp chúng ta hiểu một cách khái quát hơn tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty trong một số năm gần đây. Nghiên cứu xem công ty có sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả hay không. Để qua đó đánh giá tổng quát về trình độ cũng như phương thức tổ chức nguồn vốn lưu động của công ty. Biểu 05: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Vốnbằngtiền 39.249 32,05 18.491 14,23 2.327 1,13 3.040 1,44 + Tiền mặt quỹ 770 0,06 306 0,24 1.299 0,61 122 0,06 + Tiền gửi ngân hàng 38.479 31,99 18.185 13,99 1.028 0,52 2.918 1,38 Các khoản phải thu 14.494 11,57 23.794 18,3 122.734 59,59 83.282 39,37 + Phải thu từ khách hành 2.523 2,01 13.816 10,63 59.495 28,89 47.724 22,56 + Trả trước cho người bán 9.083 7,25 9.971 7,67 63.209 30,68 35.510 16,79 + Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 0 0 0 0 0 + Phải thu nội bộ 2.781 2,22 4 0,003 2 0,006 36 0,017 + Các khoản phải thu khác 107 0,09 3 0,002 29 0,014 12 0,003 Hàng tồn kho 70.327 56,15 86.689 66,7 79.672 38,68 125.099 59,13 Tài sản lưu động khác 1.175 0,9 996 0,77 1.229 0,6 129 0,06 Tổng số 125.245 100 129.970 100 205.962 100 211.550 100 * Vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ( gồm cả ngân phiếu), tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền dùng để thanh toán với khách hàng, trả nợ vốn vay, mua hàng hoá, chi trả lương cho công nhân, chi tạm ứng…các khoản tiền này phát sinh thường xuyên. Qua bảng phân tích trên cho chúng ta thấy vốn bằng tiền của công ty năm 2002 là 39.249 triệu đồng chiếm 32,05%, đến năm 2005 là 3.040 triệu đồng chiếm 1,44%. Mọi doanh nghiệp đều cần có một lượng tiền nhất định cho kinh doanh. Việc dự trữ tiền mặt luôn chưa đựng hai vấn đề: tính lợi ích và tính rủi ro, nếu chấp nhận tính sinh lời cao nghĩa là bỏ tiền vào kinh doanh, lượng tiền dữ trữ ít đi thì rủi ro lớn. Ngược lại dự trữ tiền mặt lớn thì tính rủi ro thấp nhưng không có lợi vì lượng tiền nhàn rỗi không có lợi vì không có khả năng sinh lời. Vốn bằng tiền của công ty đã giảm đáng kể qua các năm qua, cụ thể đến năm 2005 thì chỉ còn chiếm 1,44% mà thôi. Giảm tiền mặt là một công tác tốt nhưng công ty cần chú trọng để việc giảm nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của công ty. * Các khoản phải thu Năm 2002 các khoản này chiếm 11,57%, tuy nhiên đến năm 2005 chiếm tới 39,67% trong đó nhiều nhất là phải thu từ khách hàng và trả trước cho người bán. Đáng chú ý nhất là các khoản phải thu từ khách hàng: Năm 2002 là 2,01% đến năm 2005 lên đến 22,56%. Điều này chứng tỏ việc thu hồi vốn của tổng công ty chưa thực sự được chú ý đến nên vốn lưu động bị chiếm dụng. Nguyên nhân của vấn đề._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0024.doc
Tài liệu liên quan