LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi sự biến đổi trong nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ và đa dạng, đã và đang tiếp tục tạo nên những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt đó, các công ty đã kết hợp với nhau tạo nên một loạt các Công ty cổ phần, các tập đoàn kinh tế...với mong muốn tạo nên sức mạnh mới để phát triển hơn nữa và nâng cao năng lực cạnh tranh, dựa trên những nguồn lực sẵn có và những cơ hội mà thị trường sôi động đang mang lại.
Tu
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ - Công ty cổ phần TM thuỷ Tạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhiên, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cũng hiểu rằng, nội lực lớn nhất tạo nên sức mạnh cạnh tranh và sự phát triển không ai khác chính là con người, cụ thể hơn đó chính là những người lao động. Vì vậy việc khai thác triệt để những năng lực của người lao động là một trong những quyết sách hàng đầu cần được ưu tiên để bồi dưỡng và phát triển.
Công ty Cổ phần Thuỷ Tạ cũng không nằm ngoài những quy luật đó, trong năm 2007 vừa qua Công ty đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chủ trương của Nhà nước. Đi cùng với đó là sự quan tâm đến người lao động cũng được chú ý nhiều hơn, qua các lớp đào tạo, năng lực của nhân viên cũng đã được cải thiện, thu nhập của nhân viên cũng được nâng cao…Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đó, việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và người lao động cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót cần phải khắc phục.
Chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ - Công ty CP TM Thủy Tạ” là những đánh giá về thực trạng sử dụng thời gian lao động đồng thời nêu bật lên những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy cũng như của Công ty.
Chuyên đề này được thực hiện với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS – TS - Thầy giáo Trần Xuân Cầu - Trưởng khoa Kinh tế - Dân số - Lao động và cán bộ Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ Phần Thuỷ Tạ.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Một số khái niệm cơ bản :
a/ Thời gian lao động (thời gian làm việc):
- Thời gian làm việc được hiểu là thời gian mà người lao động phải làm việc trong 1 ngày (thường là 1 ca hoặc 1 kíp) bao gồm cả thời gian đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
- Thời gian làm việc là độ dài làm việc được quy định trong đó người lao động phải đảm bảo để thực hiện công việc được giao (thời gian làm việc trong ngày, tuần, tháng…)
b/ Phân loại và đặc điểm của các loại thời gian lao động:
Theo Giáo trình “Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp” - Trường ĐH KTQD, có nhiều cách phân loại thời gian làm việc khác nhau, thường người ta phân loại thời gian làm việc theo quá trình sản xuất, theo công nhân và theo thiết bị, cụ thể như sau:
- Phân loại thời gian làm việc theo quá trình sản xuất:
Sơ đồ 1: Phân loại thời gian lao động theo quá trình sản xuất
Thời gian làm việc
Thời gian lãng phí
Thời gian làm việc
Thời gian phục vụ
Thời gian chuẩn kết
Thời gian tác nghiệp
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết
Do làm các việc không sản xuất
Do nguyên nhân kỹ thuật
Do nguyên nhân tổ chức
Do công nhân
Thời gian phục vụ tổ chức
Thời gian phục vụ kỹ thuật
Thời gian phụ
Thời gian máy (chính)
(Nguồn: Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Tr57)
Trong đó:
+ Thời gian chuẩn kết: là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành công việc đó.
Thời gian chuẩn kết bao gồm thời gian nhận việc, nhận dụng cụ, nguyên vật liệu, chứng từ kỹ thuật, nghiên cứu công việc phải làm, sản xuất thử, điều chỉnh thiết bị theo yêu cầu công nghệ, giao thành phẩm, trả nguyên vật liệu thừa…
Đặc điểm của thời gian chuẩn kết là chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản phẩm mà không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm trong loạt. Nó thường chỉ có khi bắt đầu và kết thúc công việc. Thời gian chuẩn kết phụ thuộc vào công nghệ, loại hình sản xuất, đặc điểm thiết bị và tổ chức lao động. Ví dụ: Thời gian thay quần áo bảo hộ lao động.
+ Thời gian tác nghiệp: là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc. Nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm. Thời gian tác nghiệp chia ra thời gian máy (chính) và thời gian phụ.
Thời gian chính: là thời gian làm cho đối tượng lao động thay đổi về chất lượng (hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá…) Thời gian chính còn gọi là thời gian máy bao gồm thời gian máy chạy có việc và thời gian máy chạy không việc. Thời gian chính có thể là thời gian làm bằng tay, vừa tay vừa máy hoặc hoàn toàn bằng máy.
+ Thời gian phụ: là thời gian công nhân hao phí vào các hoạt động cần thiết để tạo khả năng làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động. Ví dụ: thời gian đính kim kẹp trên tấm vải để cắt, thời gian cân đong nguyên vật liệu để nhào trộn bột…
+ Thời gian phục vụ nơi làm việc: là thời gian hao phí để trông coi và bảo đảm cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Thời gian phục vụ nơi làm việc được chia ra 2 loại: thời gian phục vụ tổ chức và thời gian phục vụ kỹ thuật
Thời gian phục vụ tổ chức là thời gian hao phí để làm công việc phục vụ có tính chất tổ chức như giao nhận ca, kiểm tra thiết bịm quét dọn nơi làm việc….Ví dụ: Thời gian thu dọn nơi làm việc, rửa các dụng cụ, nghe sự chỉ dẫn giao việc, tra dầu vào máy….
Thời gian phục vụ kỹ thuật là thời gian hao phí để làm các công việc có tính chất kỹ thuật như điều chỉnh máy móc, sửa lại dụng cụ đã mòn… Ví dụ: thời gian mài dao, thay dao, điều chỉnh máy giữa ca, thời gian dùng tay hoặc dụng cụ để gạt phoi…
Thời gian phục vụ cũng có thể trùng lặp với thời gian chính.
+ Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết: bao gồm thời gian nghỉ ngơi và thời gian nghỉ vì các nhu cầu cần thiết của công nhân.
Thời gian nghỉ ngơi là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào các yếu tố gây mệt mỏi như: sự căng thẳng thần kinh, sự gắng sức, điều kiện làm việc…
Độ dài thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong từng công việc cụ thể, nó được phân bố đều trong suốt ca làm việc.
Thời gian nghỉ vì các nhu cầu cần thiết là thời gian công nhân ngừng làm việc để giải quyết nhu cầu sinh lý tư nhiên như uống nước, tiểu tiện…
+ Thời gian lãng phí: bao gồm tất cả thời gian làm những việc không nằm trong nhiệm vụ sản xuất, thời gian hao phí do thiếu sót về tổ chức, kỹ thuật và do công nhân kém ý thức tổ chức, kỷ luật gây ra.
Thời gian lãng phí được chia làm 2 loại:
Thời gian lãng phí khách quan: là thời gian người lao động buộc phải ngừng việc do công tác tổ chức, kỹ thuật không tốt hoặc do những nguyên nhân khác. Thời gian lãng phí khách quan được chia làm các loại: thời gian lãng phí khách quan về mặt tổ chức (ví dụ: thời gian chờ bản vẽ, chờ việc…) và thời gian lãng phí khách quan về mặt kỹ thuật (thời gian mất điện, mất nước…) và thời gian làm việc không sản xuất (ví dụ: theo quy định công nhân phụ phải mang nguyên vật liệu đến cho công nhân chính, dung do cung cấp không đủ nên công nhân chính phải tự đi lấy…)
Ngoài ra về mặt khách quan còn có thời gian lãng phí ngoài doanh nghiệp, ví dụ: ảnh hưởng của thời tiết…
Thời gian lãng phí do người lao động (lãng phí chủ quan): là thời gian người lao động không làm đúng nhiệm vụ sản xuất của mình như đi muộn, về sớm, nói chuyện, làm việc riêng… hoặc do trình độ thành thạo của công nhân chưa đáp ứng được so với trình độ của máy móc thiết bị nên thời gian làm việc bị lãng phí do phải làm đi làm lại hoặc làm chậm, hỏi người khác hướng dẫn….
Phân loại thời gian làm việc theo hoạt động của công nhân:
Sơ đồ 2: Phân loại thời gian làm việc theo hoạt động của công nhân
Thời gian làm việc
Thời gian ngừng việc
Thời gian làm việc
Thời gian làm những việc không có trong nhiệm vụ sản xuất
Do nguyên nhân kỹ thuật
Do công nhân
Thời gian làm công việc theo nhệm vụ sản xuất
Do công nghệ và tổ chức sản xuất
Vi phạm kỷ luật lao động
Do vi phạm quy trình sản xuất
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết
Thời gian phục vụ
Thời gian tác nghiệp
Thời gian chuẩn kết
Thời gian phục vụ kỹ thuật
Thời gian phục vụ tổ chức
Thời gian phụ
Thời gian máy (chính)
(Nguồn: Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Tr58)
Theo như phân loại thời gian lao động theo hoạt động của công nhân thì ta thấy có một số điểm khác biệt: ví dụ như thời gian làm những việc không có trong nhiệm vụ sản xuất, nếu phân loại theo quá trình sản xuất thì đó là thời gian lãng phí nhưng nếu nhìn về góc độ hoạt động của công nhân thì đó là một phần của thời gian làm việc do người công nhân vẫn trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. Ngược lại thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần cần thiết khi phân chia theo hoạt động của người lao động lại được coi là thời gian ngừng việc. Những sự khác biệt này cho thấy để đánh giá chính xác việc hao phí hay lãng phí thời gian lao động của người lao động cần phải nhìn ở nhiều góc độ khác nhau và đặt trong các điều kiện cụ thể.
Ngoài phân loại thời gian làm việc theo quá trình sản xuất và theo hoạt động của người lao động người ta còn phân loại thời gian lao động theo máy móc thiết bị như sau:
Sơ đồ 3: Phân loại thời gian làm việc theo máy móc thiết bị
Thời gian làm việc của thiết bị
Thời gian ngừng việc
Thời gian làm việc
Thời gian máy chạy có việc
Thời gian máy chạy không việc
Do tổ chức và công nghệ quy định
Do vi phạm kỷ luật lao động
Do làm việc phụ phục vụ và cần thiết
Do nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết
(Nguồn: Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Tr59)
Xét về mặt sử dụng, quy định thời gian làm việc, có thể phân loại thời gian làm việc theo 2 cách:
+ Thời gian làm việc thông thường: Là thời gian người lao động phải làm việc liên tục trong 1 ngày theo chế độ quy định tại đơn vị và đúng pháp luật lao động.
+ Thời gian làm việc linh hoạt: Là thời gian quy định cho người lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, nhưng có sự xê dịch về thời gian làm việc, không cứng nhắc theo một khung chuẩn, có thể số giờ làm việc sẽ ít đi hoặc vẫn đảm bảo số giờ làm việc trong ngày nhưng không nhất thiết phải từ mấy giờ đến mấy giờ.
Kết cấu của thời gian lao động: thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
+ Thời gian làm việc: Bao gồm tất cả các loại thời gian hao phí để thực hiện các bước công việc.
+ Thời gian nghỉ ngơi: Là thời gian người lao động không tham gia sản xuất, nghỉ để tái sản xuất sức lao động. Nghỉ trưa và nghỉ giải lao giữa ca.
Sử dụng thời gian lao động: Là dùng thời gian cho phép để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động).
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động:
a/ Các chỉ tiêu trực tiếp:
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: là trật tự luân phiên và độ dài thời gian của các giai đoạn làm việc và nghỉ giải lao được thành lập đối với mỗi dạng lao động.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bao gồm:
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong ca
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong tuần, trong tháng.
+ Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong năm.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc chẳng hạn nếu thời kỳ làm việc liên tục càng dài và thời gian nghỉ càng ít thì mức độ mệt mỏi, mức độ giảm khả năng làm việc càng lớn.
Trong ca làm việc thời điểm nghỉ ăn trưa có ảnh hưởng đến độ dài thời kỳ xuất hiện và tăng mệt mỏi của ½ ca làm việc đầu, còn độ dài thời gian nghỉ trưa lại có ảnh hưởng đến mức độ khôi phục khả năng làm việc ở ½ ca sau của ngày làm việc. Các nhà sinh lý học đã xác định rằng hợp lý nhất là trong ngày lao động 8 giờ thì cho nghỉ ăn trưa sau 4 giờ làm việc.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong tuần cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của con người, vì nó chi phối số lượng ngày đi làm và trật tự luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi khi đổi từ ca này sang ca khác. Chính vị vậy cần phải có một chế độ đảo ca hợp lý.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong năm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm việc của con người. Về mặt này độ dài và chu kỳ các lần nghỉ phép dài ngày quy định cho công nhân đóng một vai trò quan trọng.
- Thời gian làm việc có ích: là thời gian người lao động làm những công việc trong nhiệm vụ sản xuất của mình hoặc không trong nhiệm vụ sản xuất nhưng vẫn nằm trong quy trình sản xuất chung, có sự phân công của người sử dụng lao động. Thời gian làm việc có ích chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thời gian của một ca làm việc. Tỷ lệ này cao hay thấp thể hiện việc sử dụng thời gian lao động có hiệu quả hay không. Tuy nhiên khi đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua tỷ lệ này cần phải tính đến các yếu tố như sức khoẻ của người lao động, trình độ máy móc thiết bị…
- Thời gian lãng phí: là thời gian người lao động ngừng việc do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Tỷ trọng của thời gian lãng phí cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả sử dụng thời gian lao động càng cao và ngược lại. Tỷ lệ này cũng cần được đánh giá trên cơ sở xét các yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào.
b/ Các chỉ tiêu gián tiếp:
Năng suất lao động: là thời gian để sản xuất ra một sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) hay là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (phút, giờ, ngày…)
Năng suất lao động có thể được tính thông qua các chỉ tiêu: sản phẩm, giá trị….
Năng suất lao động cao tức là thời gian cần thiết để tạo ra sản phẩm giảm, hay số sản phẩm sản xuất ra trong một ca làm việc nhiều hơn, do đó thời gian lao động của công nhân trong ca đã được sử dụng hiệu quả hơn để tham gia vào thời gian làm việc tạo ra sản phẩm. Ngược lại, nếu năng suất lao động giảm thì việc sử dụng thời gian lao động của người lao động đang bị lãng phí, chưa hiệu quả.
Chất lượng sản phẩm: là những tiêu chuẩn đặt ra cho mỗi sản phẩm trên cơ sở khoa học và điều kiện sản xuất cho phép. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua chất lượng sản xuất gồm: số lượng sản phẩm tốt, sản phẩm lỗi so với chỉ tiêu cho phép…
Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản để đánh giá việc sử dụng thời gian lao động của người lao động thông qua đánh giá sức khoẻ, tinh thần của người lao động, cụ thể: sự tập trung trong sản xuất, căng thẳng thần kinh, mắt, thính giác…, tinh thần (hăng hái hay trễ nải, chán nản…). Việc dụng quá nhiều thời gian lao động mà không tính đến nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động sẽ làm người lao động thiếu tập trung, thiếu sự nhạy cảm, minh mẫn khi tham gia sản xuất vì vậy sẽ dẫn đến số lượng sản phẩm xấu tăng cao và ngược lại.
Sức khoẻ người lao động: Khả năng tái sản xuất lao động trong ngắn hạn và dài hạn.
+ Tái sản xuất sức lao động là sự khôi phục lại năng lực lao động của con người đã hao phí trong quá trình sản xuất và tăng thêm năng lực lao động xã hội cả về số lượng và chất lượng sức lao động.
+ Tái sản xuất sức lao động bao gồm 2 loại:
Tái sản xuất sức lao động giản đơn: là khôi phục lại năng lực lao động như cũ, là việc bổ xung sức lao động xã hội bằng sức lao động xã hội đã mất đi.
Tái sản xuất sức lao động mở rộng: là tăng thêm năng lực lao động xã hội cả về số lượng và chất lượng lao động.
Chi phí sản xuất: Được hiểu là toàn bộ chi phí phải bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất theo từng thời kỳ nhất đinh. Chi phí sản xuất bao gồm những phần chính:
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí tiền lương trả cho công nhân
+ Chi phí hao mòn tài sản cố định (máy móc, thiết bị…)
+ Chi phí tổ chức nơi làm việc: điện, nước, quạt, …..
+ …………….
Chi phí về nguyên vật liệu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm xấu, số lượng sản phẩm xấu càng nhiều thì chi phí cho nguyên vật liệu càng tăng và ngược lại. Còn chi phí về tiền lương, hao mòn tài sản cố định, tổ chức nơi làm việc lại có mối quan hệ tỷ lệ thuận với độ dài ca làm việc, chi phí trả cho ca làm việc đó sẽ bị mất không vào thời gian lãng phí vì vậy nếu thời gian lãng phí càng nhiều thì chi phí này càng cao mặc dù nếu tính trên tổng thể thời gian một ca làm việc thì các chi phí này đều như nhau.
Tinh thần và thái độ làm việc của người lao động: có quyết định quan trọng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Nếu người laô động trễ nải, chán nản thì năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng và ngược lại. Trong một dây chuyền sản xuất hay trong một tổ đội sản xuất mà người lao động có mối quan hệ hỗ trợ với nhau thì tinh thần của một người lao động có thể sẽ có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến những người lao động khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian lao động:
Quy định của đơn vị về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi: là những quy định về thời gian làm việc trong ngày được ghi trong nội quy lao động của đơn vị và không trái pháp luật. Việc quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi như thế nào, có phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, với người lao động hay không…sẽ có những tác động khác nhau đến khả năng sản xuất, khả năng tái sản xuất sức lao động của người lao động…hay rộng hơn thì đó là việc có thể tận dụng triệt để hết các nguồn lực của mình hay không.
Quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi: Theo điều 68, Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định: “Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần.”. Đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ.
Trình độ sản xuất kinh doanh: máy móc thiết bị, bố trí nơi làm việc, phân công và hiệp tác lao động.
+ Máy móc thiết bị: Hiện đại và phù hợp với trình độ tay nghề của công nhân sẽ cho năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, giảm tối đa thời gian lãng phí…và ngược lại.
+ Bố trí nơi làm việc: Nếu bố trí, sắp xếp nơi làm việc tốt, đảm bảo trật tự vệ sinh thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi qua lại và phối hợp với nhau giữa những người lao động thì sẽ giảm bớt thời gian thừa không có ích, thời gian tác nghiệp sẽ tăng lên, làm tăng năng suất lao động do đó nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động.
+ Phân công và hiệp tác lao động trong xí nghiệp:
Phân công lao động trong xí nghiệp: là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp đẻ giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ sản xuất phù hợp với khả năng của họ.
Hiệp tác lao động trong xí nghiệp: là sự phối hợp các dạng lao động đã được chi nhỏ do phân công nhằm sản xuất ra sản phẩm.
Phân công và hiệp tác lao động trong xí nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thời gian lao động của người lao động, nếu phân công và hiệp tác khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị thì sẽ nâng cao năng suất lao động cá nhân, tiết kiệm thời gian trao đổi, giảm thời gian ngừng công nghệ không cần thiết….Ngược lại nếu phân công và hiệp tác thiếu khoa học sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong công việc, phối hợp giữa các cá nhân thiếu nhịp nhàng… gây ra sản phẩm xấu, giảm năng suất lao động…
- Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động: Cấp bậc tay nghề phù hợp với mức độ phức tạp của công việc sẽ cho năng suất lao động cao, giảm lãng phí thời gian… và ngược lại
Mức độ phức tạp của công việc: Gây ra sự căng thẳng nhất định khi thực hiện công việc do đó sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động.
Mức độ nặng nhọc, độc hại…của công việc: Tuỳ theo từng mức độ sẽ có quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
Khả năng sản xuất kinh doanh của đơn vị: Đơn vị có nhiều đơn đặt hàng thì cần làm thêm giờ để đảm bảo đơn hàng… và ngược lại.
Các yếu tố thuộc về người lao động:
+ Sức khoẻ của người lao động:có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ nội quy lao động như thế nào và nội quy lao động đó có phù hợp với sức khoẻ người lao động hay không.
+ Giới tính: nữ giới và nam giới có những đặc trưng khác nhau về sức khoẻ và các yếu tố sinh lý (kinh nguyệt, sinh đẻ ở nữ giới…) do đó khi sử dụng thời gian lao động cũng cần phải lưu ý đến cá yếu tố này để có những thay đổi linh hoạt và phù hợp.
+ Độ tuổi: liên quan đến sức khoẻ, khả năng đáp ứng công việc của từng cá nhân người lao động do đó cũng có ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian lao động chung của cả xí nghiệp.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động:
Việc sử dụng có hiệu quả thời gian lao động của người lao động sẽ đem lại những tác dụng tích cực đối với cả người sử dụng lao động và người lao động.
Về phía người sử dụng lao động:
Sử dụng có hiệu quả thời gian lao động giúp người sử dụng lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua:
Nâng cao năng suất lao động cá nhân và tập thể, giảm tối đa sản phẩm lỗi, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Nâng cao hiệu suất sử dụng chi phí tổ chức nơi làm việc do giảm thời gian lãng phí, tăng thời gian có ích trong cùng một thời gian ca.
Nâng cao hiệu quả chi trả lương đúng người đúng việc, giảm chi phí tiền lương trả cho thời gian người lao động không làm việc trong ca.
Xây dựng tính cách, phong cách làm việc hăng say, hiệu quả, tránh thói ì, ỷ lại…tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, tương trợ lẫn nhau…
Thu hút lao động có trình độ tay nghề cao…
Về phía người lao động:
Sử dụng có hiệu quả thời gian lao động sẽ đem lại cho người lao động những tác dụng tích cực:
Đảm bảo và nâng cao sức khoẻ của người lao động do đó tái sản xuất sức lao động có hiệu quả, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của người lao động.
Nâng cao thu nhập cho người lao động do hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Nâng cao tay nghề cho người lao động.
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHÀ MÁY KEM THUỶ TẠ THUỘC CÔNG TY CP THUỶ TẠ:
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
1/ Giới thiệu về công ty:
Công ty CP Thuỷ Tạ là một đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Có trụ sở tại số 6 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Thủy Tạ là Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập từ tháng 5/1958. Nhà hàng Thủy Tạ là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm - trung tâm Thủ đô. Tháng 10 năm 1954, cửa hàng Ăn uống quốc doanh Thủy Tạ đã được thành lập và đi vào hoạt động cho đến ngày nay.
Từ đó đến nay Thủy Tạ đã không ngừng phát triển. Đến năm 1993 Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập theo Quyết định số 869/QĐ-UB ngày 2/3/1993, Quyết định số 1781/QĐ-UB ngày 29/4/1993 và Quyết định số 4785/QĐ-UB ngày 19/9/2000 của UBND thành phố Hà Nội v/v thành lập và đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Thủy Tạ. Từ cuối năm 2005, Thủy Tạ đã bắt đầu thực hiện công tác cổ phần hoá để phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngày 11/4/2006, Công ty Thủy Tạ đã chính thức chuyển đổi sang Công ty Cổ phần Thủy Tạ. Hiện nay Công ty CP Thủy Tạ đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu uy tín trong ngành Thương mại và Dịch vụ Thủ đô.
*) Chức năng chính của Công ty
Đầu tư sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, đồ uống sạch: kem ăn, đá viên, nước uống tinh khiết, sữa, các loại nước giải khát, bánh kẹo, thực phẩm chế biến ( Không bao gồm kinh doanh quán bar );
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Kinh doanh nữ hành nội địa và các dịch vụ du lịch khác ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường );
Buôn bán nông sản thực phẩm;
Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được chế biến từ động vật, thực vật, hàng thủy sản đông lạnh;
Gia công các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp;
Đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa, tư liệu về ngành ảnh, dịch vụ tráng rọi ảnh màu;
Dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá trong nước và ngoài nước;
Buôn bán rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá ( không bao gồm kinh doanh quán bar );
Xuất nhập khẩu những mặt hàng Công ty kinh doanh:
+ Xuất khẩu: Hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, hàng thực phẩm chế biến, đồ uống, thủy hải sản đông lạnh;+ Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm, đồ uống; máy móc, vật tư thiết bị phụ tùng cho sản xuất công - nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hàng tiêu dùng được Nhà nước cho phép, phương tiện vận tải và phương tiện vận chuyển hành khách ( môtô, xe máy ).
*) Sự phát triển lớn mạnh của Công ty:
Từ khi ra đời cho đến nay, Thủy Tạ đã không ngừng phát triển, mạnh dạn đầu tư, tích cực đổi mới, nắm bắt nhanh chóng xu hướng hội nhập để tiến lên thành một Công ty mạnh của ngành Thương mại - Dịch vụ.
Khởi đầu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng, từ một cửa hàng chỉ có chức năng kinh doanh giải khát, Công ty liên tục nghiên cứu tìm tòi các hướng mô hình kinh doanh nhà hàng - dịch vụ có hiệu quả, mạnh dạn đầu tư đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Thủy Tạ đã đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ để hình thành và xây dựng hệ thống nhà hàng và các cửa hàng kinh doanh - dịch vụ như bây giờ. Nhà hàng Cà phê Thủy Tạ là một nhà hàng nổi tiếng của Hà Nội, nhà hàng Đình Làng là một trong những địa chỉ du lịch văn hoá ẩm thực Việt Nam thu hút rất đông du khách nước ngoài. Cùng với nhà hàng ăn Âu Mamarosa, hệ thống các cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, souvernir, tơ lụa thêu ren, dịch vụ ngành ảnh, ... làm tăng sức cạnh tranh, khả năng phục vụ kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng. Công ty thường xuyên đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà hàng, cửa hàng, tích cực cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng các món ăn, dịch vụ, sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.
Năm 1998, Công ty đã có một bước đột phá lớn nhất có tính chất chiến lược - bắt đầu bước sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp thực phẩm với quy mô lớn.
Sau một thời gian dài nghiên cứu thị trường, lập dự án, mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng, năm 1999 Công ty đã đi vào hoạt động một nhà máy kem công nghiệp với công suất 1 triệu lít/năm sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất của Italia. Thời gian đầu sản phẩm kem có 14 loại, đến nay đã có hơn 40 sản phẩm kem các loại chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VSATTP. Hàng năm, Công ty đã trả lãi và gốc cho chi nhánh Quý hỗ trợ phát triển, Ngân hàng và các nguồn huy động khác đầy đủ và đúng tiến độ. Vốn đầu tư ban đầu là 14,5 tỷ đồng; hàng năm được bổ sung thêm cho sản xuất, cho công tác phát triển thị trường, nay đã lên tới 23 tỷ đồng. Hiện tại, sản phẩm kem của Công ty đã có mặt ở Hà Nội và tất cả các tỉnh phía Bắc, miền Trung. Nhà máy sử dụng 80% nguyên liệu và bao bì trong nước, tạo công ăn việc làm cho gần 100 lao động. Sản phẩm được quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cao, đã đạt rất nhiều giải thưởng và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Năm 2002 Công ty tiếp tục đầu tư dự án : "Nhà máy chế biến thực phẩm và nước giải khát" tại Hưng Yên, với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 16,051 tỷ đồng. Tháng 4/2003 sản phẩm nước đá viên tinh khiết Pha Lê đã ra đời, với công suất 100 tấn / ngày có thể cung ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô và các tỉnh lân cận. Nhãn hiệu Pha Lê hiện đứng đầu thị trường miền Bắc về khả năng cung cấp đá viên tinh khiết chất lượng cao. Cùng với nguồn nước ngầm được nghiên cứu và khai thác kỹ lưỡng để sản xuất đá viên tinh khiết, tháng 11/2005 Thủy Tạ đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền chiết rót, đóng chai và tung ra thị trường sản phẩm nước uống tinh khiết Pha Lê. Sản phẩm cao cấp này của Thủy Tạ đang được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động, sự kiện ... tại các khu vui chơi, giải trí trong thành phố.
Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch ngành giao cho, đạt mức doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Đời sống cán bộ công nhân viên ổn định ở mức khá.
Với truyền thống chịu khó bán hàng, phong cách phục vụ khách hàng tận tụy, với chất lượng cao của các sản phẩm và dịch vụ, Công ty luôn luôn được Đảng, Nhà nước, chính quyền đoàn thể tín nhiệm giao phục vụ cho rất nhiều ngày lễ, sự kiện lớn và đã nhận được rất nhiều lời khen, bằng khen về thành tích phục vụ.
Công ty không chỉ chú trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm và tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, các phong trào hoạt động, thi đua của ngành, chính quyền, đoàn thể.
Công ty đã từng được vinh dự đón tiếp nhiều đoàn khách Quốc tế quan trọng, các đoàn khách của Chính phủ, ... tới thăm, tạo uy tín ngày càng cao.
Hiện nay Công ty đã trở thành một Công ty mạnh của ngành thương mại dịch vụ thủ đô và đang tiếp tục phát triển lớn mạnh không ngừng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của Công ty như sau:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty, thay mặt toàn Công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty mình.
- Phó giám đốc: Trợ giúp cho Giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- Phòng Tổ chức Hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức cán bộ, nhân viên, tổ chức sắp xếp người lao động. Tổ chức theo dõi lao động, đơn giá tiền lương, hàng tháng sau mỗi kỳ kinh doanh tính trả lương cho CBCNV cùng với các công việc khác liên quan đến việc trả lương, thanh toán bảo hiểm xã hội và các chế độ cho người lao động.
- Phòng kế hoạch nghiệp vụ: 01 đồng chí làm Trưởng phòng, Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch, giao kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Công ty, tổ chức thực hiện nguồn hàng, tổ chức bán hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế, quản lý giá cả hàng hoá giúp cho Ban giám đốc thực hiện tốt kế hoạch Tổng Công ty giao. Chỉ đạo kỹ thuật công thức chê biến cho các mặt hàng sản xuất và bán ra của Công ty đảm bảo mặt hàng kinh doanh đủ về số lượng, chất lượng, giá cả và an toàn vệ sinh thực phẩm. Dựa vào kết quả thực hiện doanh thu khoán cho các nhà hàng để kết hợp cùng Phòng Tổ chức Hành chính tính lương cho cán bộ, nhân viên.
- Phòng Kế toán: Do đồng chí Kế toán trưởng làm Trưởng phòng, có nhiệm vụ quản lý vốn, thanh tra về tài chính, lập báo cáo quyết toán theo dõi thu chi hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Quản lý trực tiếp, theo dõi nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm bán ra. Hạch toán các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc.
- Phòng Thị trường: Có 03 đồng chí Phó phòng, có nhiệm vụ mở rộng giám sát._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30480.doc