Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn phải tính đến hiệu quả tức là phải so sánh giữa kết quả và chi phí trên cơ sở chi phí ít hơn mang lại kết quả nhiều hơn. Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh có được nhờ vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào như: vốn, lao động, công nghệ, thông tin…Trong đó lao động là một trong những các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức. Lao động được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc sáng tạo và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Sử dụng lao động như thế nào để có kết quả cao có ý nghĩa rất quan trọng với công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển kinh tế của nước ta hiện nay lĩnh vực đầu tư xây dựng đang thực sự có sức cuốn hút đối với các nhà đầu tư cũng như sự quan tâm chú ý của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội, qua quá trình tìm hiểu cũng như được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ công nhân viên trong công ty tôi đã có được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây. Qua đó tôi nhận thấy vấn đề sử dụng lao động tại công ty còn nhiều bất cập. Do tính cấp thiết của vấn đề tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội”. Trong đó, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động tại công ty nhằm chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. Đề tài được kết cấu thành các phần sau: Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Mạnh Quân và các cán bộ công nhân viên trong Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng I – Thuộc Tổng công Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HACINCO). • Tên giao dịch quốc tế là Hanoi Construction Investment Company N02 với thương hiệu là HACINCO . • Trụ sở: Số 324 Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội • Tel: (04) 5584167 Fax: (04) 5584201 • Văn phòng giao dịch hiện nay: Tầng 8 toà nhà A làng sinh viên HACINCO, phường Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội. • Website: http/www/hacinco.com.vn/ • Email: Hacinco@Fpt.vn • Giám đốc công ty: Kỹ sư Nguyễn Chí Sỹ • Tổng số cán bộ công nhân viên: 562 người (số liệu năm 2004) • Vốn điều lệ: 2.340.000.000 VNĐ (số liệu thành lập Công ty năm 1993) • Tổng tài sản: 261.330.165.114 VNĐ (Số liệu kiểm toán năm 2004) • Vốn Nhà nước: 7.189.588.114 VNĐ (Số liệu kiểm toán năm 2004) 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) là Doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng I - Thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) tiền thân là Công ty xây dựng nhà ở số 2 Hà Nội được thành lập theo quyết định ngày 15/06/1976 của UBND TP Hà Nội, được sáp nhập với Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Hà Nội theo quyết định số 6124/QĐ-UB ngày 17/11/1993 của UBND TP Hà Nội. Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội ra đời và hoạt động với tư cách mới từ tháng 1 năm 1994, tên giao dịch quốc tế là Hanoi Construction and Investment Company N02 với thương hiệu là Hacinco đã đăng ký sở hữu độc quyền tại Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam. Trong 30 năm qua Công ty đã và đang xây dựng nhiều công trình đóng góp đáng kể vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể dục thể thao của thủ đô. Công ty đã từng bước tạo dựng được một truyền thống xây dựng vẻ vang. Với những thành tích như trên Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng khen huân, huy chương của Nhà nước và ngành xây dựng: Bộ xây dựng tặng Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam cho nhiều công trình: Khách sạn Hacinco năm 1995, phân xưởng kem Thuỷ Tạ năm 1999. Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất năm 2002. Giám đốc Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2002. Nhằm mục tiêu không ngừng củng cố và phát triển, đa dạng hoá sản phẩm và loại hình kinh doanh, Hacinco đã không chỉ ổn định các phương thức kinh doanh, cải tiến công tác quản lý và tổ chức sản xuất đồng thời tập trung tìm kiếm phương thức kinh doanh mới nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Với năng lực sẵn có Công ty đã tập trung khai thác lĩnh vực đầu tư xây dựng trên cơ sở đó thực hiện các loại hình kinh doanh mới, mở rộng quan hệ liên doanh liên kết với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để tiếp thu công nghệ thi công tiên tiến, tập trung đầu tư năng lực thi công và nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp. Tiến tới hoàn thiện và phát triển tất cả các lĩnh vực hoạt động để đưa Công ty trở thành một Công ty kinh doanh đa ngành nghề có uy tín trên thị trường. 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị Bảng 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty từ tháng 6/2004. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc công ty Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Các đơn vị trực thuộc Các phòng nghiệp vụ Khách sạn thể thao Xí nghiệp Thương mại dịch vụ Xi nghiệp Vật tư xe máy Xi nghiệp Xây lắp 203 Xi nghiệp Xây lắp 202 Xi nghiệp Xây lắp 201 Xi nghiệp Dịch vụ kinh doanh nhà Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính P. Kỹ thuật Chất lượng An toàn Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Tư vấn Giám sát Phòng Tổ chức LĐ Tiền lương Phòng Thị trường Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty, dưới là các phòng, ban chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc và các xí nghiệp xây dựng trực thuộc, các tổ đội dịch vụ, thiết kế, khách sạn… - Ban giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm toàn bộ trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó Giám đốc. - Phòng Tổ chức - Hành chính: là phòng chuyên tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng người lao động. Phòng có trách nhiệm theo dõi tình hình sản xuất, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra bảo vệ và khen thưởng cho toàn Công ty. - Phòng Kế hoạch tổng hợp: là phòng chuyên môn có chức năng là xây dựng các kế hoạch trong tháng quý trên cơ sở thực tế các kỳ kinh doanh và xu hướng biến động của thị trường, báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch với Ban Giám đốc và đề ra kế hoạch mới. - Phòng kỹ thuật chất lượng an toàn: có nhiệm vụ xây dựng các phương án thi công mang tính khả thi, giám sát và quản lý về kỹ thuật an toàn cũng như tiến độ các công trình. - Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Đồng thời phòng có chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật hoạt động cụ thể của phòng vụ được nêu ở phần sau. - Phòng thị trường: Xây dựng chiến lược thị trường, xây dựng phương án kinh doanh, quảng bá phát triển thương hiệu Hacinco. - Phòng tổ chức lao động và tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý nguồn nhân sự trông công ty tư khâu tyển chọn thuyển dụng, đến trả lương thưởng và xa thải người lao động. - Phòng tư vấn giám sát: Có nhiệm vụ thu nhập các thông tin về dự án đầu tư, đánh giá và đưa ra nhận định trình Ban Giám đốc để phê duyệt. - Các đội sản xuất và Xí nghiệp trực thuộc có chức năng thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty và các phòng chức năng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được ban hành theo quyết định của giám đốc Công ty, các trưởng phó phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện của phòng, ban mình. 1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 1.3.1. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đầu tư nhận thầu xây dựng, cải tạo sửa chữa trang trí nội ngoại thất, lắp đặt hệ thống điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước đối với công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở với mọi quy mô; thi công lắp đặt các thiết bị điện lạnh, thông gió cho các công trình, đào đắp nền và xây dựng các công trình giao thông thủy lợi đơn giản. Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhận ủy thác vốn xây dựng cơ bản của các tổ chức trong và ngoài nước có đủ tư cách pháp nhân. Tổ chức thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng cơ bản từng phần hoặc toàn phần cho các tổ chức trong và ngoài nước có đủ tư cách pháp nhân. Kinh doanh cho thuê nhà làm văn phòng hoặc nhà ở đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh. Khảo sát đo đạc. Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát kỹ thuật các công trình nhà ở, dân dụng, công nghiệp không hạn chế quy mô công trình. Thí nghiệm vật liệu xây dựng. Quản lý, kinh doanh bất động sản. Kinh doanh nước sạch và sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết. Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch, đại lý và kinh doanh hàng hóa các loại, tổ chức kinh doanh và các dịch vụ như: hoạt động thể thao, vũ trường, karaoke, vật lý trị liệu và xoa bóp bấm huyệt; kinh doanh nhà hàng ăn uống, cắt tóc, làm đầu, tắm nóng lạnh; kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách du lịch, tổ chức du lịch lữ hành trong nước. Thuận lợi: Công ty có nhiều lĩnh vực hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng lao động khi cần thiết. các xí nghiệp xây lắp có thể điều động, thuyên chuyển qua lại giữa các đơn vị để đáp ứng tiến độ thi công khi cần thiết. Các lao động quản lý cũng dễ dàng được thuyên chuyển hay đề bạt tới một vị trí cùng lĩnh vực chuyên môn tại các đơn vị khác trong công ty. Lĩnh vực lao động thương mại và dịch vụ có thể luân chuyển tạm thời một số lao động có chức năng tương tự nhau khi cần thiết, đỡ phần chi phí tuyển dụng và dễ quản lý. Khó khăn: Do công ty có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nên yêu cầu về lao động là khác nhau. Vì vậy, rất khó khăn cho công ty trong việc bố trí sử dụng lao động với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Cần tuyển dụng nhiều lao động với nhiều chuyên môn trình độ lao động và kiến thức khác nhau. Người quản lý lao động cần phải am hiểu về nhiều lĩnh vực chuyên môn, trình độ kiến thức khác nhau hoặc cần có nhiều cán bộ quản lý lao động. Tuy nhiên, khó khăn này không chỉ riêng công ty mà hầu hết các doanh nghiệp khó có người quản lý lao động nào lại biết nhiều chuyên môn khác nhau. Chính vì thế, tại mỗi lĩnh vực hoạt động của công ty phải có các cán bộ quản lý lao động riêng. Vì lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ không thể luân chuyển cho lao động trong lĩnh vực xây dựng và ngược lại. Do vậy điều này cũng gây tốn kém về chi phí trong bố trí và quản lý lao động. 1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị tổng sản lượng 45 000 95 585 161 300 185 600 196 532 Doanh thu 34 656 57 220 109 913 117 167 81 102 -D.Thu xây lắp 92% 92,8% 96,36% 94,05% 93,18% -D.Thu kinh doanh nhà 1,4% 1,5% 1,3% 2,95% 3,82% -D.Thu cho thuê thiết bị 1,2% 0,7% 0,54% 1,3% 1,1% - D.Thu sản xuất VLXD 5,4% 5% 1,8% 1,7% 1,9% Lợi nhuận sau thuế 1 383 352 382 (-1 953) (-5 399) Vốn kinh doanh 7 182 7 182 7 182 7 182 7 182 Số lao động (người) 305 387 475 424 424 Thu nhập BQ (ng/th) 1,07 1,08 1,25 1,35 1,54 Tỷ suất LN thực hiện/Vốn KD 19,25% 4,89% 5,33% - - (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của toàn công ty tăng khá nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trung bình 51%/năm tương đương với lượng tăng là 38.250 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng đang giảm khá mạnh, tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 là 112% tương đương với lượng tăng 50.585 triệu đồng và giảm dần ở những năm sau, năm 2005 chỉ tăng 7% so với năm 2004, tương đương với lương tương 10.932 triệu đồng. Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng phản ánh quy mô hoạt động của công ty chính xác hơn chỉ tiêu doanh thu vì chi tiêu danh thu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về thị trường như nhân tố giá cả, chu kỳ hoàn vốn. Xét chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của toàn công ty cho thấy quy mô hoạt động của công ty đang được mở rộng nhưng tốc độ đang giảm dần. Xem xét chỉ tiêu doanh thu, ta thấy chỉ tiêu này đều tăng qua 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004 tốc độ tăng trung bình là 55% tương đương với lượng tăng 27.504 triệu đồng/ năm. Riêng năm 2005, doanh thu giảm 31% tương đương với giảm 30.065 triệu đồng so với năm 2004, mức doanh thu năm 2005 giảm là do trong năm này công ty tiến hành hoạt động tự xây dựng những công trình lớn kéo dài nhiều năm, do đó đến cuối năm việc quyết toán công trình và hoạch toán doanh thu chưa thể thực hiện được. Do vậy, giá trị tổng sản lượng trong năm vẫn tăng nhưng doanh thu lại giảm so với năm 2004. Điều này là do lĩnh vực xây lắp hoạt động chủ yếu luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 90%. Các hoạt động kinh doanh nhà, cho thuê thiết bị và sản xuất vật liệu xây dựng là những hoạt động phát sinh và cũng là hướng hoạt động mới của công ty nhằm hỗ trợ cho hoạt động xây lắp, góp phần tăng doanh thu, giảm rủi ro trong kinh doanh, tănguy tín cho công ty. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh nhà đang có xu hướng tăng trưởng mạnh. Năm 2001 hoạt động này chỉ chiếm 1,4% doanh thu thì năm 2005 tăng lên tới 3,12% đóng góp 3 089 triệu đồng vào doanh thu năm 2005. Xem xét chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy lợi nhuận có xu hướng giảm và âm vào năm 2004, 2005. Khoản lỗ năm 2004 phát sinh do giải thể hợp doanh SGH. Phần vốn góp liên doanh bị giảm đi do hợp doanh kinh doanh thua lỗ và khoản nợ phải trả khách sạn Hoà Bình (phục vụ SEAGAMES 22) phát sinh từ năm 2003 nhưng đến đầu năm 2004 thì khách sạn Hoà Bình mới phát hành hoá đơn đòi nợ, đây là phần hai bên còn đang tranh chấp. Năm 2005 là năm công ty đầu tư vào thực hiện hoạt động tự xây dựng một số công trình lớn đến cuối năm các công trình chưa được quyết toán và hoạch toán doanh thu, doanh thu ở các ngành dịch vụ không thể bù đắp nổi khoản chi phí lớn cho hoạt động tự xây dựng. Do đó, năm 2005 lợi nhuận của công ty giảm mạnh và đạt mức - 5,4 tỷ đồng. Chỉ tiêu số lao động, thu nhập bình quân đều có xu hướng tăng qua các năm. Thu nhập bình quân hằng năm của người lao động (từ 2001 đến 2005) đều tăng qua các năm cho thấy chất lượng cuộc sống của người lao động ngày càng được cải thiện. Điều này chứng tỏ công ty đang dần dần lớn mạnh. Điều đáng xem xét là: Do lợi nhuận hoạt động của công ty giảm dần, do đó chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn kinh doanh cò xu hướng giảm và tiến tới âm. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đang giảm dần. Điều này đặt ra cho công ty những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.3. Xem xét điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Xem xét điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để có được cái nhìn tổng quan hơn về năng lực hoạt động của công ty trong thời gian gần đây. 1.3.3.1.Điểm mạnh: Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và Lãnh đạo Tổng công ty nên công ty có nhiều lợi thế tìm kiếm hợp đồng mới cũng như nhận được các khoản tài chính vay từ ngân sách nhà nước. Đối với khách hàng, công ty đã tạo dựng được uy tín riêng cho mình qua các công trình xây dựng đạt chất lượng cao, tạo được lòng tin đối với các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, do công ty luôn đảm nhận những công trình lớn luôn đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch cũng như việc đảm bảo chất lượng công trình nên thương hiệu và uy tín Hacinco đã có vị trí và ngày càng được khẳng định trên thị trường, được bạn đọc thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn là thương hiệu mạnh năm 2004. Năm 2005, Hacinco lại một lần nữa được bình chọn là một trong 84 thương hiệu mạnh của cả nước. Về nhân sự, cán bộ quản lý của Công ty đều là những kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân có trình độ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình. Đội ngũ CBCNV Công ty có phẩm chất chính trị vững vàng, có tri thức và kinh nghiệm thực tế và không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn, có khả năng đảm đương được các dự án có quy mô lớn trong hoạt động xây dựng của Thủ đô và cả nước. Về hệ thống chất lượng, công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trên các lĩnh vực thi công xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý đầu tư thí nghiệm vật liệu xây dựng. Điều này dẫn tới chất lượng công trình của công ty luôn đảm bảo chất lượng yêu cầu đặt ra. Vậy với những thế mạnh trên đã tạo tiền đề cho công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như việc hấp dẫn khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng và ngày càng có nhiều hợp đồng mới góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc tăng lợi nhuận và doanh thu. 1.3.3.2. Điểm yếu: Trang thiết bị của Công ty còn chưa đồng bộ, các máy móc thiết bị chuyên dùng để thi công các dự án lớn còn thiếu. Hiện vẫn còn nhiều máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động cũng như chất lượng công trình. Việc sử dụng lao động lao động còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết trước mắt. Số lao động có trình độ cao còn đạt ở mức thấp. Lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề còn mỏng và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong đó, lao động phổ thông còn dôi dư quá nhiều, tạo nên gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp. Nguồn vốn của Công ty còn hạn chế, cơ cấu nguồn vốn còn nhiều bất cập, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng (năm 2004 tỷ trọng vốn vay bằng 22,7 vốn chủ sở hữu). Cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay mâu thuẫn với thực tế khả năng thu hồi vốn từ các công trình đầu tư xây dựng, Thời gian được các tổ chức tín dụng cho vay từ 7-10 năm, thực tế khai thác các công trình xây dựng chỉ có thể hồi vốn sau 15 đến 20 năm do vậy khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp là rất khó khăn. Dự án làng sinh viên đầu tư lớn thời gian hoàn trả vốn cho các tổ chức tín dụng ngắn nhưng mức thu của sinh viên thấp do đối tượng cho thuê chưa có thu nhập và dự án còn mang tính xã hội chưa phải vì mục đích kinh doanh. Các công trình có nguồn gốc vốn thanh toán từ ngân sách thường rất chậm trễ trong việc giải ngân, cũng đẩy Công ty vào tình trạng mất cân đối vốn. 1.3.3.3. Cơ hội: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và mở rộng, khả năng gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới là rất lớn … nên nhu cầu về xây dựng và nhà ở, nhà văn phòng đang gia tăng nhanh mạnh. Bởi vậy, việc liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược đã và đang mở ra cho công ty những cơ hội mới để quảng bá sản phẩm, nâng cao thị phần trong và ngoài nước. Về phía nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã tạo lập và ban hành những hành lang cơ chế pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá trong việc mở rộng thị trường, kêu gọi vốn tham gia đầu tư bằng việc gia nhập thị trường chứng khoán, điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động vốn mở rộng kinh doanh. 1.3.3.4. Nguy cơ : Giá vật liệu xây dựng biến động và có xu hướng gia tăng trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới hoạt động xây lắp công trình của công ty. Để công tác sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả đòi hỏi công ty phải có lượng vốn lớn trong khi đó lượng vốn hoạt động của công ty lại có hạn, chủ yếu là vốn đi vay nên việc thực hiện các dự án của Công ty có nguy cơ thiếu vốn nếu như không tìm kiếm được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như các đối thủ cạnh tranh khác từ nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO . Đây là thách thức không nhỏ buộc công ty phải có những giải pháp thiết thực và hữu ích trong việc đảm bảo đáp ứng kịp thời lượng vốn cần thiết trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc cải tổ lại công tác quản lý trong doanh nghiệp đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. 1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. 1.4.1 . Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị Công nghệ - thiết bị ảnh hưởng đến cung cách đem lại giá trị cho khách hàng của công ty. Khả năng duy trì lợi thế lao động rẻ ở nước ta ngày càng không thuận lợi. Tính quy mô trong sản xuất cũng dần trở thành những mô hình cũ kỹ trong tương lai và dần sẽ bị thay thế. Để tạo lợi thế trong thời đại này là phải thông qua sự đổi mới và nâng cấp các nguồn lực đầu vào trong đó nguồn lực máy móc thiết bị là một nguồn lực tối quan trọng, có tính chiến lược để tạo ra một sự liên kết trong sản xuất. Trong khi triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị trực thuộc, các văn phòng và ban quản lý dự án đều có trụ sở làm việc riêng với cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc thi công khá đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng năng lực xây dựng các công trình có quy mô và kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao. Ở các Xí nghiệp cũng như các phòng ban của công ty đều được trang bị máy vi tính kết nối mạng để cập nhật, xử lý số liệu thông tin, thiết kế, lập biện pháp tiến độ thi công, theo dõi chứng từ, xuất nhập hàng…đảm bảo đúng tiến độ và thời gian. Trong giai đoạn hiện nay, cả thành phố Hà Nội và cả nước đang bước vào việc khẩn trương xây dựng các khu đô thị lớn. Xu thế thi công các khu nhà ở cao tầng và nhiều tầng hầm đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ. Công ty đã có tầm nhìn chiến lược từ những năm trước. Vì vậy, công ty đã đầu tư một lượng tiền vốn đáng kể để mua các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho thi công xây lắp đã có hiệu quả trong những năm qua. Xây lắp là hoạt động chủ yếu của công ty chiếm hơn 90% doanh thu hằng năm, là ngành được đầu tư trang bị nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại. Các lĩnh vực khác như kinh doanh nhà, cho thuê thiết bị, sản xuất vật liệu xây dựng do là ngành hoạt động mới, hơn nữa lại là dạng hoạt động dịch vụ nên không có quy trình kỹ thuật mà hoạt động linh hoạt tuỳ theo nhu cầu thị trường. Năng lực máy móc thiết bị là vấn đề được quan tâm nhiều nhất nó là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng của lực lượng lao động trong công ty. Thông thường, công nghệ máy móc thiết bị càng hiện đại thì số lượng công nhân càng ít nhưng đòi hỏi chất lượng cao tương xứng với trình độ phát triển của công nghệ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, khi công nghệ máy móc thiết bị không được chú trọng đầu tư, cải tiến, nâng cấp thì lực lượng công nhân đòi hỏi càng lớn, chất lượng của đội ngũ công nhân không cao, hiệu quả của hoạt động động sản xuất kinh doanh cũng kém hiệu quả hơn. Máy móc thiết bị được công ty mua sắm hoàn thiện qua các năm. Thông thường, công ty tiến hành mua sắm theo chu kỳ để tránh sự xáo trộn nhiều trong quá trình hoạt động. Bảng 1.3 : Danh sách những loại máy móc, thiết bị lớn (Nguồn: tài liệu hồ sơ năng lực) STT Tên thiết bị SL Năm Công suất 1 Phương tiện vận chuyển ngang Xe tải Hyundai (Hàn Quốc) 1 1992 1.25T Xe tải IFA (Đức)>5T 1 1992 5T 2 Phương tiện vận chuyển cao Sàn nâng HEK (Hà Lan) 4 1997 1.2T Vận thăng lồng HEK-RLA 1253 (Hà Lan) 4 1996 1.2T Cẩu tháp Potain (Pháp) 2 1996 8T Cẩu bánh lốp MAZ (Nga) 2 1997 3 Máy thi công nền móng Máy xúc đào Caterpillar(Đức) 1 1992 0.75m3 Máy xúc đào 1992 Máy ủi DT 75 (Nga) 2 1987 Máy xúc lật Kawasaki (Nhật) 1 2002 1.7 m3 Máy xúc lật 2002 4 Máy sản xuất bêtông Trạm trộn bêtông BM (Đài Loan) 1 2004 60 m3/h Trạm trộn bêtông BM 30 (Việt Nam) 1 2002 30 m3/h Trạm trộn bêtông BM (Nga) 5 2002 250l Xe v.chuyển bêtôngKama (Nga) 6 1997 150m/h Xe vận chuyển bêtôn HINO (Đài Loan) 6 2004 6 m3 Xe bơm bêtông cần DNCPI150/44N (Đức) 1 2002 38 m3/h Máy bơm bêtông tĩnh MÚTANG-HP150 (Mỹ) 1 2002 5 Các máy chuyên dụng Máy phát điện ASUONIA (Italia) 1 2002 430KVA 6 Máy gia công cốt thép Máy hàn điện 3 7 Máy thi công Máy khoan bêtông 2 1995 Máy ép cọc 2 1994 8 Vật tư chuyên dụng Cốp pha Đại Mỗ 12000 m3 Cốp pha Đức 2600 m3 Trên đây là bảng liệt kê danh sách những loại máy móc (Bảng 1.3). Thiết bị lớn thường dùng tại các xí nghiệp xây lắp trong những năm gần đây. Qua đó cho thấy lượng máy móc thiết bị trong công ty hiện nay được mua sắm chủ yếu trong 2 năm là năm 1992 và 2002. Tuy nhiên, công ty vẫn có những máy móc từ những năm 1987 và mua sắm dải rác vào những năm có nhu cầu lớn. Phần lớn máy móc thiết bị để dùng cho những công trình xây lắp do công ty đảm nhận, trong những công trình không cần đến một số loại máy nào đó công ty lại cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu thuê để tăng thêm thu nhập và là cách để giảm thời gian khấu hao máy móc, đẩy nhanh chu kỳ chu chuyển máy móc. Trong 2 năm gần đây công ty cũng có xu hướng đi thuê một số thiết bị hiện đại của Đài Loan thay vì mua sắm. Đây có lẽ là chính sách mang tầm chiến lược vì khi thuê thiết bị tránh được nhiều rủi ro về mặt bảo quản, bảo dưỡng hơn, lại tiết kiệm được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Thuận lợi : Máy móc thiết bị công nghệ cao đòi hỏi lao động có trình độ tương xứng, đồng thời lao động am hiểu về công nghệ cao có điều kiện tiếp xúc với nhiều dạng công nghệ, dễ dàng sử dụng được nhiều loại máy móc với nhiều chuyên môn khác nhau hơn như: công nhân kỹ thuật điều khiển máy xúc có thể điều khiển được máy đào, máy san, máy lu, máy đầm…, người lao động biết sử dụng thành thạo các chương trình máy tính hiện đại có thể sử dụng được nhiều các chương trình khác nhau của máy tính như các phần mềm kế toán… nên thuận lợi cho việc bố trí công việc cho người lao động và góp phần tăng hiệu quả sử dụng lao động. Máy móc, thiết bị, công nghệ tạo điều kiện nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh do tiết kiệm được về thời gian, giảm nhiều thao tác thủ công giúp người lao động giữ gìn được sức khoẻ, năng lực làm việc của máy và người cũng cao hơn nên tiết kiệm được nhiều chi phí lao động, hiệu quả sử dụng lao động được nâng lên. Khó khăn: khi đầu tư vào công nghệ thì không những tốn kém nhiều chi phí cho đầu tư mà còn tốn chi phí cho đào tạo và đào tạo lại lao động cho phù hợp với trình độ máy móc thiết bị đó. Nếu người lao động điều khiển phương tiện thiết bị đó nghỉ việc thì khó bố trí người lao động khác làm thay hoặc cần phải có nhiều lao động được đào tạo về các chuyên môn đó. Như vậy, cần đến lao động được đào tạo dự trữ nên làm tăng chi phí của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng lao động. Máy móc, thiết bị, công nghệ cao cần được khai thác và sử dụng liên tục với công suất đã được thiết kế thì mới có hiệu quả, không để thời gian chết của máy lâu vì máy rất nhanh chóng bị lạc hậu, lỗi thời, đồng thời giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả sử dụng lao động và giảm hiệu quả kinh doanh. 1.4.2. Đặc điểm về lao động Xem xét đặc điểm về lao động tức là xem xét hai mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động. Đặc điểm lao động tức là những vấn đề thuộc về bản chất của lực lượng lao động, những vấn đề khó thay đổi trong thời gian ngắn và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lực lượng lao động như là nguyên nhân của vấn đề. 1.4.2.1. Đặc điểm về số lượng lao động Đặc điểm về số lượng lao động là tính đến các mặt về số lượng, cơ cấu lao động theo các góc độ khác nhau. Dưới đây ta sẽ xem xét cơ cấu lao động dựa vào đặc điểm các ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty. * Cơ cấu sử dụng lao động thời vụ qua các năm. Theo số liệu bảng 1.4 ta thấy lực lượng lao động của công ty thay đổi qua các năm tùy thuộc vào nhu cầu và năng lực của công ty trong đó lao động biên chế có xu hướng tăng qua các năm, tuy năm 2004 - 2005 lực lượng lao động biên chế giảm so với năm 2003 là do có sự thay thế của máy móc thiết bị. Lao động thời vụ tăng giảm tùy từng thời kỳ. Tỷ lệ lao động thời vụ do công ty sử dụng thường chiếm khoảng từ 15% đến 26% tổng số lao động sử dụng bình quân hàng năm, Việc sử dụng lao động nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô và tiến độ từng công trình. Đối tượng lao động được sử dụng chủ yếu ở các đơn vị xây lắp. Bảng 1.4: Sử dụng lao động thời vụ qua các năm Chỉ tiêu\ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lực lượng lao động 405 588 700 502 570 Lao động biên chế 305 387 475 424 424 Lao động thời vụ 100 201 225 78 146 Tỷ lệ lao động biên chế (%) 75,31 65,82 67,86 84,46 74,39 Tỷ lệ lao động thời vụ (%) 24,70 34,18 32,14 15,54 25,61 ( Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng lao động tiền lương ) Hầu hết lao động thời vụ là lao động phổ thông, lao động giản đơn trình độ lao động thấp nhưng việc sử dụng lại mang lại hiệu quả tốt hơn so với sử dụng lao động biên chế, vì hầu hết mọi công trình xây dựng đều có những công việc giản đơn, không cần đến những lao động có trình độ, kỹ năng kỹ xảo của một công nhân lành nghề. Thêm vào đó do sự đặc thù của ngành xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm về thời tiết, khí hậu của nước ta, cho nên việc xây dựng được tiến hành nhiều vào mùa khô. Do đó, sử dụng lao động loại này vừa tiết kiệm chi phí, lại không phải chịu áp lực bảo bảo việc ăn việc làm ổn định cho người lao động mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên việc sử dụng lao động lao động thời vụ cũng gây không ít khó khăn do phần lớn lao động thời vụ là lao động phổ thông, không qua đào tạo cơ bản vì vậy tay nghề yếu. Nên việc sử dụng đòi hỏi phải có kế hoạch phân bổ cụ thể, rõ ràng tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. * Cơ cấu lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, lao động thời vụ qua các năm Xem xét cơ cấu lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, lao động thời vụ qua các năm sẽ cho thấy việc sử dụng lao động lao động gián tiếp trong những năm qua đã hợp lý hay chưa, cho thấy xu hướng hoạt động mới của công ty trong thời gian tới. Để từ đó thấy được hướng điều chỉnh trong thời gian tới trong việc sử dụng lực lượng lao động tại công ty. Bảng 1.5: cơ cấu lao động qua các năm Chỉ tiêu\ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động 305 387 475 424 424 Lao động gián tiếp 96 121 145 146 146 Lao động trực tiếp 176 220 260 210 206 Lao động dịch vụ 33 46 71 68 ._. 72 Tỷ lệ lao động gián tiếp (%) 31,48 31,27 30,53 34,43 34,43 Tỷ lệ lao động trực tiếp (%) 57,70 56,84 54,56 49,57 48,57 Tỷ lệ lao động trực dịch vụ (%) 10,82 11,89 14,91 16,08 16,98 ( Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng lao động tiền lương ) Tỷ lệ lao động gián tiếp khá cao trên 30% và tăng dần qua các năm, năm 2001 là 31,48% đến năm 2005 là 34,43% tỷ lệ này là cao so với mặt bằng chung trong ngành, tỷ lệ lao động trực tiếp lại có xu hướng giảm chiếm khoảng 50% lực lượng lao động của công ty. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng năm 2001 tỷ lệ này là 10,82% tương ứng với 33 lao động thì đến năm 2005 tỷ lệ này đã đạt gần 17% tương đương với 72 lao động. Như vậy cơ cấu lực lượng lao động đang có sự dịch chuyển: Giảm tỷ lệ lao động trực tiếp tăng tỷ lệ lao động gián tiếp và lao động dịch vụ. Việc tăng tỷ tệ lao động gián tiếp là tín hiệu không tốt trong hiệu quả sử dụng lao động vì làm tăng chi phí quản lý. Việc tăng tỷ tệ lao động dịch vụ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của công ty, các lĩnh vực dịch vụ ngày càng được quan tân đầu tư nhiều hơn. Việc giảm tỉ lệ lao động trực tiếp là do sự thay thế của các loại máy móc thiết bị hiện đại và sự đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ cũng là nguyên nhân làm giảm dần tỷ lệ lao động trực tiếp của ngành xây lắp. Ngoài ra do tính chất thời vụ của các lĩnh vực hoạt động các ngành dịch vụ và kinh doanh xây lắp sẽ tuyển thêm lao động thời vụ khi có nhu cầu, như đã phân tích ở trên. * Phân bổ lực lượng lao động ở các đơn vị trực thuộc Việc xem xét chi tiết số lượng lao động ở các đơn vị trực thuộc góp phần đánh giá hiệu quả của công tác sử dụng lao động tại các đơn vị tiêu biểu trong công ty vì số lượng lao động là một chỉ tiêu chi phí trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Năm 2005 công ty có 3 xí nghiệp xây lắp và 3 xí nghiệp dịch vụ chủ yếu ngoài ra còn một số xí nghiệp nhỏ lẻ khác như XN cơ điện, khách sạn thể thao. Căn cứ vào từng nhiệm vụ của từng lĩnh vực hoạt động, từng công trình và năng lực tổ chức của các đơn vị thành viên, những năm qua công tác bố trí lao động tại công ty được trình bày ở bảng phân bổ lao động ở các đơn vị trực thuộc dưới đây: Bảng 1.6: Phân bổ lao động ở các đơn vị trực thuộc Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng cộng 305 1.00 387 1.00 475 1.00 424 1.00 424 1.00 1, XN Xây lắp 201 71 0.23 92 0.24 102 0.21 85 0.20 85 0.20 2, XN Xây lắp 202 65 0.21 82 0.21 101 0.21 89 0.21 89 0.21 3, XN Xây lắp 203 56 0.18 71 0.18 99 0.21 94 0.22 94 0.22 4, XN thương mại dịch vụ 22 0.07 36 0.09 41 0.09 38 0.09 38 0.09 5, XN Vật tư xe máy 21 0.07 30 0.08 38 0.08 30 0.07 30 0.07 6, XN dịch vụ-kd nhà 22 0.07 35 0.09 40 0.08 40 0.09 40 0.09 7,Các đơn vị khác 48 0.16 41 0.11 55 0.12 48 0.11 48 0.11 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Bảng số liệu này cho thấy các lao động được phân bổ trong công ty ra sao và mỗi đơn vị sử dụng bao nhiêu lao động và chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong công ty. Từ năm 2001 đến 2005 số lao động của công ty tăng lên từ 305 lao động đến 424 lao động, tăng 119 lao động tương đương với 39% mức tăng này tương đương với mức tăng trung bình 35% của doanh thu vậy mức tăng lao động cho thấy quy mô hoạt động của công ty đang được mở rộng. Số lao động trong lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lực lượng lao động của công ty do lĩnh vực xây lắp là hoạt động chủ yếu của công ty. Trong đó, số lao động tại xí nghiệp Xây lắp 101 có xu hướng giảm dần từ 0.24% năm 2002 còn lại 0.2% năm 2004 và năm 2005. Các đơn vị xây lắp khác tương đối ổn định ở mức cao trên dưới 20% lực lượng lao động trong toàn công ty. Lực lượng lao động ở các đơn vị dịch vụ có xu hướng tăng đặc biệt là Xí nghiệp dịch vụ kinh doanh nhà chiếm khoảng 0,07 đến 0,09% lực lượng lao động trong công ty. Giá trị tổng sản lượng của toàn công ty vẫn tăng đều hằng năm, giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng lên đáng kể. Tỷ trọng của ngành xây lắp luôn chiếm trên 90% và đang có xu hướng giảm đần trong khi đó lao động trong ngành chỉ chiếm khoảng 63% lực lượng lao động của toàn công ty do công ty đã đầu tư nhiều máy móc thết bị hiên đại để thay thế sức lao động trong ngành. Giá trị tổng sản lượng của ngành dịch vụ đặc biệt là ở lĩnh vực dịch vụ kinh doanh nhà tăng dần do đó lực lượng lao động trong ngành tăng lên là hợp lý. 1.4.2.2. Đặc điểm về chất lượng đội ngũ lao động Xem xét chất lượng đội ngũ lao động của công ty mới thấy được công ty sử dụng lao động như thế nào. Chất lượng lao động là yếu tố quyết định việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không và còn nói lên trình độ sử dụng con người của các cấp quản trị. Xem xét cơ cấu lao động theo trình độ và lứa tuổi cho thấy chất lượng thực tế của đội ngũ lao động. Xét theo trình độ lao động thì tỷ lệ lao động có trình độ cao, tỷ lệ công nhân lành nghề tỷ lệ thuận với chất lượng của đội ngũ lao động. Chất lượng của đội ngũ lao động gây hiệu ứng làm tăng kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh thu, giá trị tổng sản lượng.Tuy nhiên chất lượng của đội ngũ lao động càng cao thì chi phí trả cho một lao động càng phải lớn thì mới giữ chân được những người lao động giỏi như thế sẽ gây hiệu ứng làm giảm hiệu quả sử dụng lao động. Vậy đòi hỏi công ty phải có một kết hợp khéo léo để tối ưu hiệu quả sử dụng lực lượng lao động cho công ty. Dưới đây ta xem xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong năm năm trở lại đây tại công ty để có được cái nhìn tổng quan hơn về chất lượng lao động trong công ty. Bảng 1.7: Cơ cấu lao động theo trình độ và lứa tuổi Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 SL % SL % SL % SL % SL % I,Theo trình độ 1, Trên đại học 1 0 1 0 2 0 5 1 6 1 2, Đại học 73 24 87 22 118 25 105 25 105 25 3, C,đẳng, tr,cấp 42 14 42 11 53 11 48 11 47 11 4, Sơ cấp 2 1 2 1 2 0 2 0 2 0 5, Thợ bậc 6/7 7 2 7 2 8 2 6 1 6 1 6, Thợ bậc 5/7 41 13 44 11 49 10 43 10 43 10 7, Thợ bậc 4/8 29 10 32 8 40 8 35 8 35 8 8, Thợ bậc 3/7 52 17 59 15 74 16 55 13 55 13 9, Thợ bậc 2/7 28 9 43 11 55 12 57 13 52 13 10,Nhân viên khác 30 10 70 18 74 16 70 16 75 18 Tổng 305 100 387 100 456 100 424 100 424 100 II, Theo độ tuổi 1, Từ 18-27 125 41 168 41 196 41 172 40 171 40 2, Từ 28-40 52 17 59 18 76 21 94 22 95 22 3, Từ 41-50 104 34 132 34 148 31 128 30 128 30 4, Từ 51-60 24 8 28 7 36 7 30 7 30 7 Tổng 305 100 387 100 475 100 424 100 424 100 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Hàng năm, công ty đều có công tác nâng cao trình độ tay nghề cho các lao động kỹ thuật, các bậc thợ cao như bậc 4, bậc 5, bậc 6 hàng năm đều cao hơn số lượng, nhưng về tỷ lệ so với toàn bộ lao động thì lại có sự thay đổi cao thấp khác nhau theo từng năm do số lượng lao động tăng lên. Đồng thời, lao động bậc 6 lại không nhiều, lao động bậc 7 không có, điều này một phần cho thấy lao động có tay nghề cao còn thiếu và Công ty nên có biện pháp nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động trong công ty. Thêm vào đó, theo tỷ lệ giữa lao động có trình độ đại học: trung cấp: công nhân lành nghề, lao động tạp vụ trên thế giới là 1:4:10 - 20, còn đối với công ty thì tỷ lệ này trung bình là 1:0,44:2,56. Tức là một cán bộ trình độ đại học trở lên chỉ chịu trách nhiệm quản lý trung bình là 0,44 nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp và 2,56 lao động phổ thông. Điều đó cho thấy sự bất hợp lý trong tỷ trọng trình độ các loại lao động trong công ty. Trong lực lượng lao động công ty sử dụng ít lực lượng lao động được đào tạo từ bậc cao đẳng trung cấp mà thiên về sử dụng lực lượng có trình độ đại học cũng như ưu tiên sử dụng công nhân lành nghề. Việc sử dụng lao động hai cực này cũng đang trở thành xu hướng phổ biến. Lực lượng lao động trẻ từ 18 - 27 tuổi của công ty tương đối nhiều và càng tăng qua các năm. Năm 2001 có 125 người chiếm 41% thì năm 2005 tăng lên thành 171 người chiếm 40% so với tỷ lệ toàn công ty thì đây là con số chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ở lứa tuổi này, hầu hết các lao động làm việc đều chưa thật sự có hiệu quả, do tư duy còn không kiên định, hay thay đổi quyết định, thiếu kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên hầu hết lực lượng lao động trẻ chủ yếu lại là lao động phổ thông nên tỷ lệ lao động trẻ cao sẽ giúp công ty giảm chi phí tiền lương. Lực lượng lao động tuổi từ 28 - 50 là lứa tuổi đầy đủ sức khỏe và trí tuệ nhất của tuổi lao động để cống hiến cho công việc và xã hội. Lứa tuổi từ 28 - 40 vẫn có nhiều ước muốn, tham vọng và ham học hỏi nhiều hơn lứa tuổi 41 - 50, Nhưng lứa tuổi 41 - 50 lại rất chuyên tâm vào công việc, vào chuyên môn nghề nghiệp nên đem lại hiệu quả cao trong công việc. Chính vì thế, việc kết hợp phân công công việc, kết hợp với cơ cấu lao động và kết hợp sự phân bổ hợp lý nguồn lao động sẽ tạo ra hiệu quả trong sử dụng lao động rất cao Tỷ lệ lao động thấp nhất trong toàn công ty là lứa tuổi 51 - 60, năm 2001 là 8% nhưng năm 2005 chỉ còn 7% bao gồm cả nam và nữ, tuy có giảm nhưng số giảm không nhiều do nguồn lực lao động của Công ty thuộc lực lượng lao động trẻ, nên chế độ hưu trí chỉ làm giảm đi phần nào. Cơ cấu lao động theo độ tuổi không có sự biến động nhiều trong năm năm trở lại đây, nhìn chung tuổi đời của người lao động trong công ty khá trẻ trung bình khoảng 34.23 tuổi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi khi công ty có mục tiêu trẻ hóa đội ngũ lao động. Tóm lại, lực lượng lao động trong công ty có xu hướng dịch chuyển cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng lao động trực tiếp do sự thay thế của máy móc thiết bị hiện đại, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên do cơ cấu ngành nghề bước đầu đang dịch chuyển về phía các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ trọng lao động gián tiếp cho thấy chất lượng của các hoạt động hoạt động quản trị chưa được cải thiện. Xây lắp là lĩnh vực hoạt động chính của công ty hằng năm doanh thu và giá trị tổng sản lượng đều đạt tỷ trọng cao trên 90%, trong khi lao động trong lĩnh vực này chiếm khoảng 63% lực lượng lao động biên chế trong công ty. Do có sự thay thế của máy móc thiết bị và việc kết hợp sử dụng lao động thời vụ ở mức độ tương đối cao từ 15%-26% so với số lượng lao động hằng năm. Về chất lượng đội ngũ lao động trong công ty đang ngày càng được cải thiện, tỷ lệ lao động có trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề đều có xu hướng tăng. Lực lượng lao động khá trẻ tuổi đời trung bình là 34 tuổi đây là một lợi thế tốt cho công tác đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập mạnh mẽ như giai đoan hiện nay. nhìn chung đội ngũ lao động đáp ứng được nhu cầu công việc trong công ty. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI Hiệu quả sử dụng lao động theo quan điểm của Mác - Lê nin là sự so sánh kết quả và chi phí trên cơ sở chi phí cho một lao động ít hơn dể đạt được kết quả nhiều hơn. Hiệu quả lao động là kết quả đem lại từ các mô hình và sử dụng lao động nên kết quả đạt được có thể là doanh thu, lợi nhuận trên cơ sở bỏ ra các chi phí cố định và chi phí tổ chức quản lý lao động. Hiệu quả sử dụng lao động còn bao trùm thêm khả năng sử dụng lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nó còn thể hiện ở bầu không khí tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động. Hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty và hiệu quả sản xuất kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến nhau bởi vì lao động là một nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất nên việc sử dụng lao động có hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu quả sử dụng lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu tổng hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố kết quả và chi phí. Các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Dưới đây ta xem xét cụ thể về các nhân tố này và những ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. 2.1.1. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty đó là các tác động từ môi trường bên ngoài vào các hoạt động của công ty có thể gặp phải trong thời gian tới. Từ đó có sự tác động điều chỉnh hợp lý tới hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. 2.1.1.1 Các nhân tố về kinh tế Tốc độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu xây dựng, kể cả xây dựng dân dụng lẫn công nghiệp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là đầu tư nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh cho thuê nhà làm văn phòng hoặc nhà ở… Do vậy, Công ty sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tác động của những nhân tố kinh tế. Kết quả là doanh thu của Công ty sẽ giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định; cụ thể năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 là 7,23% và năm 2004 đạt 7,7 %, năm 2005 đạt mức cao 8,4%. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng, trong các năm tới tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ổn định và duy trì ở mức cao từ 7% - 8%/năm là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành xây dựng và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 2 Hà Nội nói riêng. Tạo tiền đề tốt cho công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng năng lực về nhân lực, công nghệ máy móc thiét bị. 2.1.1.2. Các nhân tố về pháp luật Là doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động của Công ty sẽ chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, còn có những ràng buộc pháp luật trong ngành, liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho ngành xây dựng tại Việt Nam. Trình độ sản xuất của Công ty ở mức đạt và đáp ứng được những tiêu chuẩn được Nhà nước quy định. Vì vậy, sự tác động của nhân tố pháp lý sẽ làm thay đổi những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động xây lắp công trình của Công ty. 2.1.1.3. Các nhân tố về đối thủ cạnh tranh Mặc dù những năm qua với một loạt các hạng mục công trình đã thi công và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho tên tuổi và uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động của Công ty cũng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế thị trường trong khi hoạt động của Công ty luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn. Tuy vậy, công ty cũng đã xây dựng được một chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cụ thể sau khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, cùng với bề dày kinh nghiệm của mình thì những rủi ro này có thể cũng sẽ chỉ ảnh hưởng có mức độ đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty. Điều này cũng gây áp lực trong việc sử dụng nguồn lao động do lao động là yếu tố đầu vào then chốt nên việc sử dụng có hiệu quả yếu tố này sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho công ty. 2.1.1.4. Các nhân tố khác Các rủi ro khác như thiên tai. địch hoại. hoả hoạn... là những rủi ro bất khả kháng luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào; nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản. con người và có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sử dụng lao động nói riêng của Công ty. 2.1.2. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan tác động đến hiệu quả sử dụng lao động rất nhiều nhưng ở đây ta chỉ xem xét dưới góc độ thực chứng. Tức là chỉ đi sâu vào những nhân tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng rõ ràng đến hiệu quả sử dụng lao động. Đó là, quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng và tình hình sử dụng lao động của công ty. 2.1.2.1. Quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng Cách thức sử dụng lao động trong công ty chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ đang được sử dụng trong công ty. Các lĩnh vực khác như kinh doanh nhà, cho thuê thiết bị, sản xuất vật liệu xây dựng do là ngành mới lại là lĩnh vực dịch vụ nên không có quy trình kỹ thuật mà hoạt động linh hoạt tuỳ theo nhu cầu thị trường. Do đó, ta chỉ xem xét quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng. Các bước tiến hành hoạt động xây lắp thể hiện ở sơ đồ quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng: - Trong xây lắp công việc đầu tiên phải thực hiện là tham gia dự thầu. khi dự thầu Công ty phải lập hồ sơ dự thầu với các bản mẫu thiết kế có hình thức đẹp và có chất lượng cao để có cơ hội trúng thầu. - Sau khi trúng thầu một mặt Công ty tiến hành ký hợp đồng giao khoán nội bộ cho các đội xây dựng trực thuộc Công ty hoặc các Xí nghiệp thành viên đồng thời tiến hành giao khoán mặt bằng vị trí và lập kế hoạch mua sắm vật tư xây dựng tiến độ thi công. - Mặt khác Công ty tiến hành giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công. các đơn vị trên cơ sở số lượng vật tư mua sắm được và thời gian thi công xây dựng tiến độ thi công và điều hành sản xuất theo tiến độ để có được công trình hoàn thành. - Khi công trình hoàn thành Công ty sẽ nghiệm thu từng bộ phận. bàn giao công trình đưa vào sử dụng và hoàn thành hồ sơ hoàn công công trình. - Cuối cùng là quyết toán công trình. Sơ đồ: Quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng Đấu thầu Hợp đồng Giao khoán nội bộ Mua sắm vật tư Giao nhận mặt bằng vị trí Trúng thầu Giao nhiệm vụ Đơn vị thi công Quyết toán công trình: * Khối lượng dự toán * Khối lượng phát sinh * Giá cả theo: +Trúng thầu + Chỉ thầu + Tại thời điểm Công trình hoàn thành Nghiệm thu bộ phận Nghiệm thu bàn giao sử dụng Hồ sơ hoàn công Điều hành SX theo tiến độ Xây dựng tiến độ thi công (Nguồn: Hồ sơ năng lực) Do quá trình xây lắp có quy củ và tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc trực tuyến sẽ tạo ra tính đồng bộ trong quá trình thực hiện, giúp cho các quyết định đến người lao động được rõ dàng đồng bộ. Người lao động biết chính xác họ cần làm gì và không được phép làm gì. Góp phần tăng khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ thi công. Tuy nhiên việc tiếp thu ý kiến phản hồi từ người lao động bị hạn chế. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty * Tình hình sử dụng lực lượng lao động Hệ số sử dụng lao động là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh trình độ sử dụng lao và góp phần thể hiện hiệu quả sử dụng lao động. Ta xem xét các hệ số sử dụng lao động bình quân qua các năm ở bảng dưới đây. Bảng 2.1: Sử dụng lưc lượng lao động Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Số lao động hiện có 305 387 475 424 424 2. Số LĐ có mặt nơi làm việc 291 368 450 411 414 3. Hệ số có mặt (3=2/1) 0.95 0.95 0.95 0.97 0.98 4. Số LĐ vắng mặt 14 19 25 13 10 5.Hệ số vắng mặt (5=4/1) 0.047 0.048 0.052 0.031 0.024 6.Số LĐ được giao việc 291 365 436 411 409 7.Hệ số được giao việc(7=6/2) 1 0.99 0.97 1 0.99 8.Số LĐ được giao đúng việc 275 348 399 398 399 9.Hệ số giao đúng việc(9=8/6) 0.945 0.952 0.915 0.969 0.974 10.Hệ số sử dụng LĐ hiện có (10=9*7*3) 0.90 0.90 0.84 0.94 0.94 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp) Qua số liệu tính toán cho thấy chỉ tiêu hệ số có mặt cao đạt từ 0.95-0.97 và tỷ lệ vắng mặt rất thấp 0.024 - 0.052 cho thấy quy chế kỷ luật lao động trong công ty là chặt chẽ. Người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của công ty. Hầu hết người lao động đến công ty đều được giao việc không có tình trạng phai chờ việc thể hiện ở hệ số được giao việc rất cao từ 0.97-1. Hệ số giao đúng việc nghĩa là người lao động luôn được làm việc đúng với chuyên môn đào tạo của họ. Hệ số này luôn đạt mức từ 0.915-0.974%. Do công ty luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và được làm việc hầu như đúng chuyên môn của mình. Điều đó cho thấy công ty đã bố trí dúng người đúng việc tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng lao động có hiệu quả. Tạo điều kiện cho hệ số sử dụng lao động của công ty trong năm năm trở lại đây luôn đạt ở mức từ 0.84-0.94, có thể nói công ty đã bố trí lao động một cách hợp lý đúng người đúng việc, từ đó tạo tiền đề cho công tác sử dụng lao động đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên năm 2003 các chỉ tiêu phản ánh độ trình độ sử dụng lao động tại công ty đạt mức thấp nhất Nguyên nhân do năm 2002 công ty đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị mới, hiện đại hơn do đó phải bổ sung kịp thời lực lượng lao động có trình độ phù hợp với công nghệ và sa thải bớt công nhân. Tuy nhiên công tác xa thải tiến hành chậm do đó lực lượng lao động bình quân cả năm vẫn tăng 23% tương đương với 88 lao động. Cơ cấu phân công nhiệm vụ cũng phải thay đổi cho phù hợp với công nghệ mới sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng của việc xáo trộn nhân sự gây nên giảm hiệu quả sử dụng lao động. Điều này đã được ban lãnh đạo công ty kịp thời nhận ra và có những thay đổi kịp thời như hoàn thành sớm việc xa thải những người lao động không còn phù hợp với công việc mới lực lượng lao động bình quân năm 2004 và 2005 ổn định ở mức thấp hơn là 424 lao động, kết quả là chỉ tiêu hệ số sử dụng LĐ hiện có tăng từ 0.84 năm 2003 lên đến 0.94 trong vòng hai năm 2004 và năm 2005. * Tình hình sử dụng thời gian lao động. Thời gian lao động thể hiện cả hai phạm trù kết quả và chi phí sử dụng lao động là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Bảng 2.2: Sử dụng thời gian lao động Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.Số ngày-người BQ chế độ/tháng 21.0 21.0 21.1 20.9 20.0 2.Số ngày người LVTT BQ/tháng 20.5 21.0 22.0 22.5 20.0 3.Tổng số giờ người LV chế độ 614880 780192 959880 851528 814080 4.Tổng số người LVTT 487695 633906 877800 858600 814080 5.Tổng số giờ LVTT BQ/ngày 6.5 6.5 7.0 7.5 8.0 6.Chênh lệch số giờ LVTT so với chế độ (6=4-3) -127185 -146286 -82080 7072 0 (Nguồn: Số liệu phòng kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu số ngày-người làm việc bình quân theo chế độ hàng tháng được xây dựng căn cứ vào kế hoạch hàng năm của công ty. Chỉ tiêu số ngày-người làm việc thực tế bình quân tháng sẽ cho thấy trang năm công ty có hoàn thành kế hoạch hay không. Theo kế hoạch mỗi ngày làm việc 8h chỉ tiêu tổng số giờ người LV chế độ= 8h* số ngày-người BQ chế độ/tháng*Số lao động bình quân hằng năm*12tháng. Chỉ tiêu Tổng số người LVTT= Tổng số người LVTT BQ/ngày *Số ngày người LVTT BQ/tháng* Số lao động bình quân hằng năm*12tháng. Chỉ tiêu Chênh lệch số giờ LVTT so với chế độ sẽ phản ánh khả năng hoàn thành kế hoạch kế hoạch sử dụng lao động tại công ty trong những năm qua. Năm 2001 công ty không hoàn thành mục tiêu sử dụng thời gian lao động. Số ngày làm việc thực tế bình quân / tháng là 20.5 ngày/tháng thấp hơn số ngày làm việc theo chế độ là 21 ngày/tháng. Thêm vào đó, chỉ tiêu tổng số giờ LVTT BQ/ngày chỉ 6.5h/ ngày dẫn đên chỉ tiêu tổng hợp Chênh lệch số giờ LVTT so với chế độ âm (-127185) tức là trong cả năm thời gian làm việc của công ty đã thấp hơn chế độ tới 127185 giờ tương đương với hơn hai tháng làm việc thực tế của công ty. Năm 2002 công ty đã hoàn thành chỉ tiêu số ngày làm việc thực tế bình quân/tháng nhưng số giờ làm việc thực tế bình quân/ ngày chỉ có 6.5h/ ngày nên chỉ tiêu tổng hợp chênh lệch số giờ làm việc thực tế so với chế độ vẫn ở mức âm (-146286) giờ tương đương với gần hai tháng rưỡi làm việc thực tế của toàn bộ lực lượng lao động trong công ty. Do hoạt động quản lý tổ chức triển khai phân cấp trong quản lý còn yếu, nhất là công tác tổng kết đúc rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề cụ thể chưa được chú trọng thường xuyên. Thêm vào đó chất lượng của đội ngũ lao động chưa được nâng lên, đội ngũ công nhân kỹ thuật không đảm bảo về chất lượng và số lượng, khâu giải quyết việc làm cho người lao động chưa được chú trọng. Từ năm 2003 do có sự đầu tư đúng hướng vào nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ lao động. cộng với sự nỗ lực tìm kiếm việc làm. Nên không những người lao động có việc làm đầy đủ theo chế độ mà còn phải làm thêm vào những ngày nghỉ. Tuy nhiên thời gian lao động thực tế trong ngày năm 2003 và năm 2004 có tăng nhưng vẫn thấp hơn số giờ làm việc định mức. Bước đầu có thể nói công ty đã tìm đúng hướng đi trong việc mở rộng nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý có hiệu quả tạo nên hiệu quả trong việc sử dụng thời gian lao động của người lao động. Bằng chứng là năm 2005 công ty đã hoàn thành kế hoạch sử dụng thời gian của người lao động ở tất cả các chỉ tiêu. Việc hoàn thành thời gian sử dụng lao động thực tế theo chế độ có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả sử dụng lao động trong công ty. Vì muốn tăng hiệu quả sử dụng lao động thì phải tăng các chỉ tiêu kết quả hoặc giảm các chỉ tiêu chi phí. Độ dài của thời gian làm việc thực tế tỷ lệ thuận với khối lượng công việc được thực hiện hay nói cách khác là thời gian thực hiện tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu kết quả. 2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giả hiệu quả sử dụng lao động tại công ty như chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân. chỉ tiêu hiệu suất tiền lương và chỉ tiêu lợi nhuận bình quân sẽ cho thấy sự tác động tổng hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan. 2.2.1 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động chung của toàn công ty Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty, đồng thời là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty. Năng suất lao động được tính bằng công thức: W=Q/T Trong đó: W là năng suất lao động bình quân tính theo chỉ tiêu kết quả (Q) Q là kết quả có thể là sản lượng, doanh thu, lợi nhuận T là chỉ tiêu chi phí có thể là số lao động, quỹ lương. Do đặc điểm hoạt động của công ty, lĩnh vực hoạt động chính là xây lắp hoạt động này thường kéo dài. Các công trình quy mô lớn thường phải xây dựng trong nhiều năm sau khi hoàn thành mới quyết toán và hạch toán vào doanh thu từ đó tính lợi nhuận cho từng công trình. Do đó chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đánh giá theo chu kỳ năm sẽ dẫn đến sự bất hợp lý vì có thể trong năm công ty nhân thực hiên xây dựng nhiều công trình lớn nhưng đến cuối năm công trình chưa được hoàn thành chưa được quyết toán thì chưa có doanh thu như thế lợi nhận cũng không có thậm chí là âm. Do đó nếu tính theo chu kỳ năm thì trong các chỉ tiêu kết quả chỉ có chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng là phản ánh xác thực nhất năng lực làm việc thực tế của người lao động. Nên để xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bình quân hằng năm thì khả quan nhất là chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng hằng năm. Bảng 2.3: Năng suất lao động bình quân chung của Công ty Chỉ tiêu\ Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1.Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 45000 95585 161290 185600 198000 2. Số lao động BQ Người 305 387 475 424 424 3. NSLĐ theo GTTSL (3=1/2) Tr.đ/ng 148 247 340 438 467 10. Thu nhập BQ trên lđ Tr.đ/ng/ tháng 1.07 1.08 1.25 1.35 1.54 (Nguồn tính toán từ số liệu của phòng thị trường) Năng suất lao động tính theo giá trị tổng sản lượng cho biết trong một năm một lao động tạo ra bao nhiêu giá trị thực tế cho công ty. Theo số liệu tính toán ở bảng dưới đây cho thấy chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Nguyên nhân là do sự tác động của cả hai chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu số lao động bình quân. Chỉ tiêu lao động tăng từ năm 2001 đến năm 2003 với tốc độ khoảng 25%/năm tương dương với mỗi năm lực lượng lao động của công ty tăng lên 85(người). Năm 2004 số lao động của công ty giảm 51 (người) do trong năm công ty có thuê thêm một số máy móc hiện đại của Hàn Quốc để tăng năng lực sản xuất. Trước đó năm 2002 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất. đồng thời máy móc thiết bị cũng thay thế dần sức lao động cơ bắp. Năm 2005 lực lượng lao động ổn định là 424 người. Chỉ tiêu kết quả giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần tốc độ tăng năm 2002 so với 2001 là 112%/năm tương đương với tăng 50.585 triệu đồng. Tốc độ này giảm dần như trong bảng tính toán dưới đây đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 7%/năm tương đương với tăng 12.400 triệu đồng. Bảng 2.4: Đánh giá chỉ tiêu năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng Chỉ tiêu\ Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 45000 95585 161290 185600 198000 Tốc độ tăng của GTTSL % 112 69 15 7 Số lao động BQ Người 305 387 475 424 424 Tốc độ tăng của ld % 27 23 -11 0 NSLĐ theo GTTSL(W1) Tr. đ 148 247 340 438 467 Tốc độ tăng của W1 % 67 37 29 7 Qua phân tích trên cho thấy năng xuất lao động của công ty đều tăng qua các năm. đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện việc sử dụng lao động ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu năng xuất lao động theo giá trị tổng sản lượng đang có xu hướng giảm mạnh từ 67% năm 2002 xuống còn 7% năm 2005 điều này cho thấy chiến dịch thay thế lao động bằng máy móc thiết bị đang chịu sự tác động mạnh của quy luật cận biên việc thay thế máy móc thiết bị bằng lao động ngày càng kém hiệu quả. Cần phải có phương án thay thế tối ưu hơn và đã đến lúc cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng lao động. Năng suất lao động bình quân của toàn công ty không thể khẳng định được hiệu quả sử dụng lao động vì mỗi lĩnh vực có đặc trưng riêng. Do đó, ta phải kết hợp xem xét xem xét hiệu quả sử dụng lao động ở các Xí nghiệp chu yếu của công ty để có được cái nhìn tổng quan hơn. 2.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong các ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36546.doc