Mục lục
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả HĐSXKD
1.1
Khái niệm về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1
Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.2
Phân loại hiệu quả
1.2
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1
Chỉ tiêu tổng quát
1.2.2
Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả các yếu tố đầu vào
1.2.2.1
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
1.2.2.2
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn
1.2.2.3
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.2.4
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại Công ty than Mạo Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
1.3
Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1
Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
1.3.2
Nhân tố quản trị doanh nghiệp
1.3.3
Các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp
1.4
Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.4.1
Phương pháp so sánh
1.4.2
Phương pháp thay thế liên hoàn
1.4.3
Phương pháp liên hệ cân đối
1.5
Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.5.1
Phương hướng
1.5.2
Biện pháp
Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty than mạo khê
I
Giới thiệu tổng quan về công ty than mạo khê
2.1.1
Sự hình thành và phát triển của Công ty than Mạo Khê
2.1.1.1
Sự hình thành và phát triển
2.1.1.2
Chức năng nhiệm vụ của Công ty
2.1.2
Quy trình công nghệ của Công ty
2.1.3
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
2.1.4
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2004-2005
2.1.5
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu năm 2005
2.1.6
Đánh giá chung về hoạt động của Công ty
II
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
2.1
Phân tích chung về kết quả sản xuất kinh doanh
2.2
Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản
2.2.1
Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
2.2.2
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doan
2.2.2.1
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.2.2
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2.3
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
2.2.4
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
2.3
Tổng hợp kết quả phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
DANH MỤC VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
SXKD :Sản xuất kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường- tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực xã hội.
Mặt khác kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này.
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm- dịch vụ cung cấp cho thị trường. Để sản xuất phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu qủa đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
Với lý do trên mà em đã làm đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty than Mạo Khê”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cớ sở phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty than Mạo Khê.
Phạm vi nghiên cứu: sản xuất và kinh doanh than
Phương pháp nghiên cứu: đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với tổng hợp và phân tích số liệu thống kê
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phần 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phần 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo, của ban lãnh đạo công ty để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, sản xuất kinh doanh trên bất kỳ lĩnh vực nào đòi hỏi phải có hiệu quả thì mới tồn tại và phát triển được. Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, vấn đề phân tích hiệu quả của sản xuất kinh doanh mang một ý nghĩa quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Nó giúp cho các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn đầu tư đúng mục đích để đạt hiệu quả.
Sản xuất kinh doanh:
Kinh doanh: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Trong cuộc sống nhu cầu của con người là vô hạn nhưng hầu hết người tiêu dùng không tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà chính mình có nhu cầu. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã xuất hiện để thoả mãn những nhu cầu đó của nguời tiêu dùng. Hoạt động của các doanh nghiệp gọi là sản xuất kinh doanh. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
*Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng các sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào qui mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
* Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách lấy kết quả kinh doanh tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Như vậy ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào. Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, còn các yếu tố nguồn lực đầu vào bao gồm: Lao động, chi phí, tài sản và vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả. Dù doanh nghiệp có doanh thu lớn, sản lượng cao nhưng không có hiệu quả doanh nghiệp vẫn không tồn tại được, vậy hiệu quả là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện xã hội ngày càng khan hiếm nguồn lực, và qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Tiêu chuẩn hoá đặt ra cho hiệu quả là tối đa hoá kết quả với chi phí tối thiểu, hay tối thiểu hoá chi phí trên nguồn lực sẵn có. Hiệu quả kinh tế có hai mặt: định tính và định lượng .
Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng nỗ lực ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.
Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng thì người ta chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi nào kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đặt trong mối quan hệ mật thiết chung của của toàn nền kinh tế quốc dân. Phải nhìn nhận hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai phạm trù khác nhau giải quyết ở hai góc độ khác nhau song có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp không có hiệu quả về kinh tế nhưng vẫn tồn tại bởi vì nó có hiệu quả xã hội đó là sự ổn định việc làm cho người lao động, ổn định xã hội, cũng có doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả kinh tế nhưng hiệu quả xã hội không đạt được như làm ô nhiễm môi sinh, môi trường. Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo ra sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đó cũng là sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả của xã hội.
* Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một chu kỳ kinh doanh nhất định. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết quả ở doanh nghiệp thường được phản ánh bằng các chỉ tiêu định lượng như: Sản lượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận... và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như: uy tín, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.
Bản chất của hiệu quả cho thấy không có sự đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất kinh doanh. Về bản chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả là cái đạt được của doanh nghiệp trong mỗi kỳ kinh doanh. Kết quả chỉ phản ánh cho ta thấy qui mô mà nó đạt được là to hay nhỏ mà không phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh mà nó được tạo ra. Có kết quả thì mới tính toán được hiệu quả. Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu quả trong từng sản xuất kinh doanh. Vì vậy kết quả và hiệu quả là hai khái niệm độc lập và khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình SXKD thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó.
*Phân loại hiệu quả
Phân loại hiệu quả nhằm mục đích tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về hướng đầu tư nhằm thu lợi nhuận cao.
Căn cứ vào tính chất của hiệu quả người ta chia ra:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh tế xã hội
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong các hiệu quả trên thì điều mà chúng ta quan tâm là hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả được chia ra :
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ quá trình SXKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận là hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp (sử dụng vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hoạt động kinh doanh chính, phụ, liên doanh liên kết...), nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, không phản ánh hiệu quả của toàn doanh nghiệp.
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nơi mà tất cả các tổ chức kinh tế đều bình đẳng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trong cơ chế thị trường bắt buộc doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả càng cao sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, kinh doanh không có lợi nhuận thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất mang tính chất sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Đối với nền kinh tế quốc dân:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, nâng cao trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ trong cơ chế thị trường. Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi trọng hàng đầu trong nền kinh tế thị trường vì suy cho cùng nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nên, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế phấn đấu nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đi nhanh vào công nghiệp hiện đại hoá.
- Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, góp phần ổn định, tăng trưởng nền kinh tế. Giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
- Tăng sản phẩm xã hội
- Đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và ngược lại sử dụng các nguồn lực hợp lý thì hiệu quả ngày càng cao.
* Đối với bản thân doanh nghiệp:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất, đem lại nhiều hơn cơ hội nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp.
* Đối với người lao động:
Nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, kích thích người lao động hăng say sản xuất, tiết kiệm được lao động, tăng năng suất lao động.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu tổng quát
Kết quả đầu ra được do bằng các chỉ tiêu như: Doanh thu, lợi nhuận và lợi nhuận thuần, lợi tức gộp ...
Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn kinh doanh (vốn chủ sở hữu và vốn vay)
Kết quả đầu ra
+ Hiệu quả SXKD = (1)
Yếu tố đầu vào
Hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể được phản ánh thông qua nghịch đảo công thức trên và được gọi là suất hao phí.
Yếu tố đầu vào
+ Hiệu quả SXKD = (2)
Kết quả đầu ra
Công thức (1) phản ánh sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào, cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng kết quả. Yêu cầu chung của sự so sánh này là hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt càng lớn càng tốt.
Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, tức là cần bao nhiêu hao phí đầu vào để tạo ra được một đơn vị kết quả đầu ra. Yêu cầu chung chi phí càng nhỏ càng tốt.
Có 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh :
a- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
b- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
c- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động
1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Lợi nhuận
- Sức sinh lợi bình quân của lao động = Số lao động BQ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 lao động tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năng suất lao động bình quân trong kỳ tính toán:
Doanh thu thuần
- Năng suất LĐ =
Số lao động BQ trong kỳ
-Năng suất lao động bình quân giờ:
APN
APG =
N.C.G
APG: Năng suất lao động bình quân giờ
APN: Năng suất lao động thời kỳ tính toán
N: Số ngày làm việc bình quân/năm
C: Số ca làm việc bình quân/ngày
G: Số giờ làm việc bình quân/ca
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn:
Doanh thu thuần
- Sức sản xuất của vốn =
Vốn BQ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận sau thuế
- Sức sinh lợi vốn =
Vốn BQ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần
- Sức sản xuất của TSCĐ =
Tài sản cố định BQ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận
- Sức sinh lời của TSCĐ (ROA) =
Tài sản cố định BQ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Doanh thu thuần
- Sức sản xuất của TSLĐ =
Tài sản lưu động BQ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận
- Sức sinh lời của TS LĐ =
Tài sản lưu động BQ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
365 ngày
- Thời gian 1 vòng quay TSLĐ/năm =
Vòng quay vốn LĐ
Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay TSLĐ càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Doanh thu thuần
- Vòng quay lưu động vốn =
TS động bình quân
Hiệu quả sử dụng tài sản
Doanh thu thuần
- Sức sản xuất tổng tài sản =
Tổng tài sản BQ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận
- Sức sinh lời tổng tài sản =
Tổng tài sản BQ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí:
Doanh thu thuần
+ Sức sản xuất của chi phí = Chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sản xuất trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận
+ Sức sinh lợi của chi phí =
Chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
+ Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu HNVL
Doanh thu thuần
HVLĐ =
Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp:
Căn cứ vào bản chất của hiệu qủa là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, như vậy hiệu quả trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 yếu tố: doanh thu và chi phí. Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp lại chịu tác động của các nhân tố sau :
* Lực lượng lao động:
- Lực lượng lao động của doanh nghiệp: Là toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trình độ tay nghề, kỹ năng kỹ xảo, khả năng tiếp thu tay nghề. Trình độ, tay nghề, kỹ năng kỹ xảo của công nhân giúp cho doanh nghiệp tiếp nhận các tiến bộ khoa học hiện đại một cách nhanh chóng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Tuy nhiên, cần thấy rằng: máy móc dù có tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo. Con người sáng tạo ra máy móc thiết bị đó. Hơn nữa máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của người lao động. Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động của doanh nghiệp trực tiếp tác động đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...do vậy lực lượng lao động của doanh nghiệp trực tiếp tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp.
* Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chật chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng nâng cao năng suất, chất lượng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu, công nghệ sản xuất, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng của công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.
1.3.2. Nhân tố quản trị doanh nghiệp:
Quản trị doanh nghiệp là việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Định hướng đúng có thể làm cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp:
* Quản trị về qui mô sản xuất kinh doanh:
Qui mô sản xuất của doanh nghiệp được đo bằng sản lượng và doanh thu. Muốn tăng hiệu quả các doanh nghiệp thường tăng qui mô sản xuất, vì tăng được qui mô sẽ làm tăng được sản phẩm, làm giảm chi phí cố định của sản phẩm như vậy sẽ hạ được giá thành. Giá thành hạ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, sản phẩm sẽ tiêu thụ được nhiều và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy qui mô sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể nói quyết định tối ưu về qui mô sản xuất kinh doanh chính là quyết định tối ưu về hiệu quả.
Khi quyết định tăng qui mô doanh nghiệp cần chú ý đến mối quan hệ giữa cung và cầu, nghĩa là tăng qui mô tối đa cũng phải nhỏ hơn cầu của thị trường để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được và tăng qui mô tối đa cũng chỉ được tăng bằng công suất thiết kế của doanh nghiệp.
* Quản trị tổ chức sản xuất kinh doanh:
Tổ chức sản xuất kinh doanh là quá trình biến các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai (vật lực), lao động (nhân lực), vốn (tài lực) thành hàng hoá và dịch vụ mong muốn.
Sử dụng vốn hợp lý, vật tư mua đúng chủng lại đảm bảo chất lượng với giá cả thấp, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào sẽ làm hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất.
Lựa chọn thiết bị công nghệ sản xuất phụ hợp, thiết bị công nghệ có chất lượng, kết cấu dây chuyền sản xuất hợp lý ăn khớp giữa các khâu, phát huy hết được năng lực thiết bị hiện có sẽ tăng được năng suất lao động, nâng cao được hiệu quả sản xuất.
* Quản trị quản lý sản xuất kinh doanh:
Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Chúng ta đều biết một quyết định quản lý đúng đắn có thể làm cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại. Quá trình quản lý gồm nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm: Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập các phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện các phương án đã lập và kiểm tra việc thực hiện các phương án, điều chỉnh các hoạt động kinh tế trên cơ sở hiệu quả kinh tế đã đạt được sao cho sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh được coi là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, cho dù nguồn lực của doanh nghiệp có dồi dào nhưng quản lý điều hành yếu kém thì nguồn lực sẽ không được sử dụng có hiệu quả. Thước đo hiệu quả quản lý là việc ra các quyết định đúng đắn thể hiện bằng các chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, cụ thể hơn là việc xác định đúng qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Yếu tố kinh nghiệm và trình độ quản lý không phải là phạm trù kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà quản lý, khuyến khích sự sáng tạo để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhờ công tác quản lý.
1.3.3. Các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp:
Nhóm nhân tố từ bên ngoài có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những nhân tố này tồn tại một cách khách quan do vậy doanh nghiệp không thể quản lý và kiểm soát được. Doanh nghiệp chỉ có thể dự báo để từ đó điểu chỉnh các hoạt động của mình theo xu hướng tác động có lợi giúp cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
* Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật. Mọi qui định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh là rất quan trọng. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu ở tầm vĩ mô. Các chính sách này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế do đó nó tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành các vùng kinh tế nhất định. Nhà nước dùng các chính sách kinh tế để hướng các doanh nghiệp đi theo quĩ đạo của mình, không để ngành, vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, hạn chế sự độc quyền trong kinh doanh, kiểm soát sự độc quyền tạo môi trường cạnh tranh kinh tế bình đẳng. Các chính sách kinh tế của nhà nước như: Chính sách về các loại thuế, chính sách lãi suất tiền tệ, chính sách giá cả có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Chính sách về các loại thuế: Mức thuế cao hay thấp ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy ảnh hưởng trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Chính sách giá cả: Sự điều tiết về giá cả tại thị trường của nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả đầu ra thông qua giá bán sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp.
Chính sách về lãi suất tiền tệ: Trong sản xuất kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp thường xuyên phải huy động nguốn vốn vay để hoạt động, và phải trả lãi vay, chính sách về lãi suất tiền tệ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ
I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN MẠO KHÊ
Sự hình thành và phát triển của Công ty than Mạo Khê
Sự hình thành và phát triển
+ Công ty than Mạo Khê thuộc tổng Công ty than Việt Nam, nằm ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trước tháng 8-1945 gọi là Mỏ Mạo Khê. Sau ngày hoà bình lập lại được gọi là Mỏ than Mạo Khê. Ngày 16 tháng 10 năm 2001 được đổi thành Công ty than Mạo Khê.
+ Công ty than Mạo Khê có lịch sử khai thác trên 160 năm. So với các mỏ than hầm lò hiện nay, mỏ Mạo Khê có trữ lượng và qui mô khai thác lớn. Toàn bộ Công ty là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm. Khu vực khai thác hiện nay có độ cao trung bình 250m chạy dọc theo hướng bắc thuộc vùng đồi núi vòng cung Đông Triều.
Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty than Mạo Khê là một doanh nghiệp chuyên khai thác khoáng sản vì vậy mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là than. Công ty sản xuất và khai thác ra các loại than sau:
Than cám:
. Than cám 4
. Than cám 5
. Than cám 6
. Ngoài 3 loại than cám trên Công ty còn có loại than phế phẩm có chất lượng kém hơn dùng để bán cho các hộ tiêu dùng lẻ.
Than củ:
. Than củ 4-6
. Than củ 7-10
Các loại hàng hoá dịch vụ của Công ty
Là đơn vị kinh doanh khai thác than vì vậy hàng hoá của Công ty chủ yếu là than, than sau khi được khai thác nên sẽ được phân ra làm nhiều loại rồi được vận chuyển đến điểm bán.
Cụ thể: Than cám 4,5,6 thì Công ty chủ yếu cung cấp cho nhà máy nhiệt điện phả lại (Bạn hàng lớn nhất của Công ty). Còn than củ thì bạn hàng chủ yếu của Công ty là nhà máy phân đạm Hà Bắc. Ngoài 2 bạn hàng lớn trên Công ty còn cung cho một số đơn vị và các cá nhân nhỏ bên ngoài, nhà máy xi măng, các lò sản xuất vôi . . .
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Để phục vụ khai thác than tầng mức -25/+30, Công ty than Mạo Khê đã mở một cặp giếng nghiêng từ mức +30 xuống sân ga -25 để vận chuyển vật liệu và thông gió tại mặt bằng +30. Sau đó các đường lò được mở dọc vỉa đã tuỳ theo từng vỉa và độ cứng của đất đá trong khoảng 80- 200 m, mở các đường lò xuyên vỉa ngắn vào các vỉa than (gọi là cúp). Từ các cúp đào các đường lò dọc vỉa than ở mức -25. Các đường lò ở mức +30 thì cũng đào tương tự. Nhưng đào đến mức -25 thì phải mở một cặp giếng nghiêng từ mặt bằng mức +30 xuống mức -25 giếng chính với độ dốc =280 dùng để vận chuyển vật liệu và đất đá.
Sau khi chuẩn bị các đường lò trên xong, tiến hành đào thượng nối liền từ mức -25/+30 làm thượng khai thác hoặc thượng thông gió chung cho toàn khu vực .
Để phù hợp với trình độ kỹ thuật của công nhân, máy móc thiết bị, vật tư, trình độ quản lý, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ than, Công ty than Mạo Khê chủ yếu dùng hệ thống khai thác lò chợ liền gương khấu đuổi, trong đó lò chợ ngắn nhất là 65 m, lò chợ dài nhất là 136 m. Với công nghệ khai thác than ở lò chợ là khấu chống thủ công kết hợp với khoan nổ mìn .
Công nghệ đào chống lò.
Sau khi nổ mìn phá đá xong, dùng máy xúc điện, vận chuyển tầu điện bằng goòng loại 1 tấn hoặc 3 tấn vận chuyển ra bãi thải.
Than được khai thác từ lò chợ, qua máng trượt xuống họng sáo, tháo than qua máng cào dọc vỉa và xuyên vỉa được rót vào các xe goòng 1 tấn hoặc 3 tấn, được tầu điện ắc quy kéo ra, xuống quang lật qua hệ thống băng tải và chuyển về nhà sàng.
Lò chợ
Máng cào
Xe goòng
Tàu điện
Quang lật
Băng tải
Nhà sàng._.
Hình 2-1: Sơ đồ công nghệ khâu khai thác và vận chuyển than.
Sau khi khai thác than được vận chuyển qua khâu vận tải bằng băng chuyền hoặc tầu điện ra đến nhà sàng. Than nguyên khai được đổ xuống Boongke (hộc 70), được tháo xuống băng qua sàng 2-9 hoặc sàng gin rồi được công nhân nhà sàng phân loại sơ bộ trên băng tải, than củ, đất đá được chứa vào các hộc riêng biệt.
Than cục được phân loại các cỡ hạt qua loại sàng xuống 3 băng nhặt loại cục (40 mm, loại cục > 40 mm, loại cục > 70 mm). Các loại sản phẩm này được tiêu thụ ngay tại hộc chứa, phần còn lại thì chuyển sang phân xưởng Chế biến than, bằng ô tô đổ ra kho bãi chứa than cục các loại để chế biến than cục xuất khẩu. Than có cỡ hạt (40 mm sau khi qua sàng 2-9 xuống sàng Liên xô và sàng Duyên hải được tiếp tục phân loại qua các mặt sàng 18-40 mm, quay lại băng tải và quay lại mặt sàng số 3 bán cho khách hàng hoặc chế biến than cục xuất khẩu.
Than 18 mm là loại than cám được vận chuyển qua băng tải 1 sang băng tải 2, băng tải 3 để rót lên tầu quốc gia, bán cho khách hàng như Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hay các hộ tiêu thụ khác. Nếu không có phương tiện lấy than cám thì nó được đưa xuống băng tải 1 và chuyển lên hộc chứa 50 để rót lên ô tô cho khách hàng và nếu không có ô tô thì than được chuyển ra bãi chứa.
Các loại than xấu thì được chuyển bằng băng tải ra bãi phụ phẩm để bán cho khách hàng trong nước có nhu cầu mua.
Đất đá lẫn trong than được công nhân phân loại trên băng xuống hộc chứa rồi được chuyển xuống bằng xe goòng 3 tấn và chuyển ra bãi thải bằng ô tô.
Trang bị kỹ thuật.
Để nâng cao sản lượng khai thác than, dây chuyền công nghệ của Công ty được cơ giới hoá hầu hết ở các khâu trừ khâu khai thác than ở lò chợ. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tình hình sản xuất và điều kiện địa chất đồng thời phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng của Công ty. Thiết bị của Công ty tương đối đồng bộ với nhau và có công suất lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất hiện nay bị giới hạn bởi sản lượng Tổng công ty than Việt Nam giao nên mặc dù dây chuyền công nghệ có tính đồng bộ cơ giới hoá cao song năng lực sản xuất lại dư thừa. Vì vậy đòi hỏi phải nâng cao được khả năng tiêu thụ thì mới đáp ứng được với năng lực sản xuất.
Nhìn chung mức độ trang bị kỹ thuật cơ giới hoá trong dây chuyền sản xuất tương đối cao. đại đa số các thiết bị bảo đảm tính đồng bộ cao dễ dàng sửa chữa và thay thế. Nhưng cũng còn một số trang thiết bị đã dùng từ lâu như một số thiết bị chi tiết của nhà sàng có kích thước mang tính đặc trưng nên rất khó khăn cho việc dự phòng.
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
Bảng 2.1
TT
Tên thiết bị
Mã hiệu
ĐV
Số lượng
Đang dùng
Chưa dùng
Hư hỏng
1
Máng cào
SKAT 80
Cái
45
29
6
10
2
Quạt cục bộ
BM6.WLE,JBT51,52
“
90
60
17
13
3
Biến áp lực
TCBΠ-60;TCШBΠ-400
57
45
11
1
4
Biến áp khoan
AΠШ1;AΠ4;02TU-0351
62
48
9
5
5
Khoan điện
ЭP-19;ER-61
55
30
5
20
6
Tời điện
LBДЛΠK-10Б
33
28
3
2
7
Tầu điện ắc quy
AM-8
20
18
1
1
8
Băng tải
PTG-50/1000
37
37
9
Máy xúc đá
1ΠΠH-5
18
13
1
4
10
Máy ép khí di động
ЗИФШB-5
22
11
11
11
Máy ép cố định
L-20
5
3
2
12
Búa khoan hơi
7665
29
25
4
13
Bơm nước
X90/33
48
34
11
3
14
Khởi động từ
QC83-80,OWS-0106
291
233
22
36
15
Rơle dò điện
AЗYP-380;PY-127
36
25
9
2
16
AФB, DW80-350
102
91
5
6
17
PBZ-6, PBCA-6
73
59
12
2
18
Trục tải
ГЛ-1600;SJ-1600
4
2
1
1
19
Tủ nạp tàu
ЗуК-155/230
19
17
1
1
20
Tủ nạp đèn
ЗaРЯg-2
28
22
4
2
21
Máy xúc
ЭО-3322
9
8
1
22
Ô tô các loại
КМАЗ; КRАЛ
54
54
23
Máy gạt
T-130; TY-220
12
12
24
Quạt BOKД 1,5
3
1
1
1
25
Máy sàng
ГИЛ-63
4
4
Nguồn số liệu: Lý lịch TSCĐ và Sổ theo dõi TSCĐ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Từ khi Công ty than Mạo Khê do Tổng Công ty than Việt Nam cho phép trở thành thành viên sản xuất hạch toán độc lập và sau khi sát nhập Xí nghiệp than Tràng Bạch vào Công ty. Công ty đã phải thiết lập lại bộ máy tổ chức sản xuất để đáp ứng tình hình sản xuất thực tại.
Công ty than Mạo Khê có 40 đơn vị từ cấp phân xưởng, đội cho đến cấp xí nghiệp, trong đó:
+ Có 23 phân xưởng là đơn vị sản xuất chính, phụ và phụ trợ thuộc Công ty than Mạo Khê trong đó có 9 phân xưởng khối lò than, 3 phân xưởng khối lò đá, 2 phân xưởng vận tải và còn lại là phân xưởng phục vụ, phụ trợ khác.
+ Đơn vị trực thuộc là Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê.
Công tác quản lý của công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến tham mưu đi qua 3 cấp quản lý, đứng đầu là Giám Đốc với 5 phó Giám đốc giúp việc theo chuyên môn. Cấp quản lý thứ 2 là Quản đốc phân xưởng, có các phó Quản đốc phục vụ cho Quản đốc. Người Quản đốc phải chịu trách nhiệm và nhận lệnh trực tiếp từ Giám Đốc. Cấp quản lý thứ 3 là tổ trưởng tổ sản xuất, các tổ phó phục vụ. Tổ trưởng chỉ nhận lệnh và thi hành lệnh của Quản đốc phân xưởng.
Giám đốc
Quản đốc
Tổ Sản xuất
Tuyến I
Tuyến II
Tuyến III
Hình 2.2: Sơ đồ mô hình quản lý
Mô hình quản lý này có ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
Đây là hình thức cơ bản tổ chức bộ máy Công ty có tính tập trung thống nhất cao, mối quan hệ đơn giản.
Phân định rõ ràng chức năng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận không có sự chồng chéo.
Có hiệu quả khi giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế đối thoại.
* Nhược điểm:
Có sự ngăn cách giữa các bộ phận khác nhau.
Có sự cứng nhắc khi phân tuyến vì vậy trong cơ cấu này bắt buộc các thủ trưởng phải có trình độ quản lý cao.
Ở tuyến I, Giám Đốc lại có các Phó Giám Đốc và các phòng ban tham mưu giúp việc Giám Đốc, được mô tả theo sơ đồ quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty than Mạo Khê.
Cấp phân xưởng.
Nguyên tắc kết cấu theo chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc giao bố trí đủ cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
Phân chia các tổ sản xuất theo chuyên ngành làm lò chợ, tổ chuyên ngành làm lò cái, là để nâng cao mức độ ổn định về công việc, về công nhân để có điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhau, giải quyết được những khó khăn trong sản xuất. Hạch toán kinh tế cấp phân xưởng năm 1994 và 1995 thì Công ty duy trì mỗi năm 1 lần. Năm 1996- 1998 thì 6 tháng một lần và từ năm 1999 đến nay Công ty vẫn áp dụng và duy trì 6 tháng một lần.
Quản đốc
Phó Quản đốc
Phó Quản đốc
Phó Quản đốc
Tổ Sản xuất lò chợ
Tổ Sản xuất lò cái
Tổ Sản xuất phụ trợ
Tổ Sản xuất phục vụ
Tổ sửa chữa cơ điện
Tổ vận hành trong lò
Hình 2.3: Sơ đồ quản lý cấp phân xưởng
Sơ đồ tổ chức Công ty
(xem phụ lục 1)
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua
Để thấy rõ kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty ta có bảng tổng hợp về tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty năm 2004, 2005 và 2006 như sau:
Bảng 2.2
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004-2006
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
So sánh
So sánh
I
Tổng sản lợng hàng hóa
2004-2005
2005-2006
1
Than NK sản xuát
Tấn
1,421,926.00
1,727,493.80
2,065,553.32
121.49
119.57
-
Than hầm lò
Tấn
1,065,006.00
1,218,137.50
1,522,422.22
114.38
124.98
-
Than lộ thiên
Tấn
345,094.00
489,180.30
566,153.14
141.75
115.74
-
Than tận thu
Tấn
11,826.00
20,176.00
23,255.56
170.61
115.26
2
Than sạch
Tấn
1,252,945.00
1,447,716.00
1,622,533.00
115.55
112.08
3
Sản lợng than tiêu thụ
Tấn
1,243,998.00
1,371,111.00
1,484,553.00
110.22
108.27
II
Lao động tiền lơng
1
Tổng số công nhân viên
Ngời
5,351.00
5,753.00
5,813.00
107.51
101.04
-
Trong đó CNV SX chính
Ngời
2,833.00
3,120.00
3,256.00
110.13
104.36
2
Năng suất lao động
-
Tính cho 1 CNV toàn DN
T/Ng-năm
234.15
251.65
281.34
107.47
111.80
-
Tính cho 1 CNVSXCN
T/Ng-năm
442.27
464.01
483.49
104.92
104.20
3
Thu nhập bình quân
-
Tính cho 1 CNV toàn DN
Trđ/Ng-năm
23.16
24.54
25.54
105.96
104.07
-
Tính cho 1 CNVSXC
Trđ/Ng-năm
43.75
45.25
47.77
103.43
105.57
4
Tổng quỹ lơng
Tr đồng
123,930.00
141,172.60
158,356.58
113.91
112.17
III
Các chỉ tiêu về tài chính
1
Tổng doanh thu
Tr.đ
342,418.00
401,737.15
456,553.50
17.32
13.64
Doanh thu than
Tr.đ
301,113.00
378,023.36
432,580.25
25.54
14.43
2
Các khoản giảm trừ
Tr.đ
7.80
3
Doanh thu thuần
Tr.đ
342,410.00
401,737.15
456,553.50
17.32
13.64
4
Giá vốn hàng bán
Tr.đ
287,544.00
335,815.30
391,144.28
16.79
16.48
5
Lãi gộp
Tr.đ
54,866.00
65,921.86
75,442.47
20.15
14.44
6
Chi phí HĐSXKD
Tr.đ
37,950.00
42,396.39
50,536.88
11.72
19.20
Chi phí bán hàng
Tr.đ
6,566.00
10,621.61
15,652.12
61.77
47.36
Chi phí quản lý
Tr.đ
31,383.00
31,774.78
32,948.00
1.25
3.69
7
Lãi từ HĐSXKD
Tr.đ
16,916.00
23,525.47
29,556.58
39.07
25.64
8
Doanh thu HĐTC
Tr.đ
1,830.00
2,787.27
4,163.45
52.31
49.37
9
Chi phí HĐTC
Tr.đ
10,766.00
16,635.53
25,546.55
54.52
53.57
10
Lợi nhuận HĐTC
Tr.đ
-8,936.00
-13,848.26
-21,383.10
54.97
54.41
11
Lợi nhuận trớc thuế
Tr.đ
7,980.00
10,190.20
12,936.00
27.70
26.95
12
Thuế TNDN
Tr.đ
2,394.00
3,036.00
3,975.66
26.82
30.95
13
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
5,586.00
7,154.20
9,365.40
28.07
30.91
Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả sxkd
Nhận xét:
Các số liệu trong bảng cho thấy chỉ tiêu hiện vật mà Công ty đạt được đều hoàn thành kế hoạch của trên giao, trừ lợi nhuận từ hoạt động tài chính là bị lỗ.
Doanh thu hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra.Qua so sánh giữa năm 2004 và 2005 ta thấy năm 2005 vượt 17.32% so với năm 2004, năm 2006 vượt 13.64% so với năm 2005. Để có được kết quả đó Công ty đã phải lỗ lực tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín với khách hàng.
Ta có chỉ tiêu về doanh thu như sau:
Năm 2005 so với năm 2004 : Tăng 59.319,15 Tr.đồng tương ứng với 17.32%
Năm 2006 so với năm 2005 tăng 54816,25 Tr.đồng tương ứng với 13.64%
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu năm 2005
Công tác quản lý tài sản cố định.
Bảng 2.3
TÌNH HÌNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2005
STT
Chỉ tiêu
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Thiết bị vận tải
Thiết bị, dụng cụ QL
Tổng
I
Số đầu năm
1
Nguyên giá
144.344,68
60.881,70
66.138,69
5.610,44
276.975,51
2
Hao mòn luỹ kế
70.273,70
28.029,27
28.241,80
2.945,40
129.490,17
3
Giá trị còn lại
74.070,98
32.852,43
37.896,89
2.665,04
147.485,34
4
Tỷ lệ hao mòn %
48,68
46,04
42,70
52,50
189,92
II
Số cuối năm
1
Nguyên giá
160.556,13
69.341,71
68.330,21
6.674,01
304.902,06
2
Hao mòn luỹ kế
84.408,35
31.622,20
30.151,11
3.512,24
149.693,90
3
Giá trị còn lại
76.147,78
37.719,51
38.179,10
3.161,77
155.208,16
4
Tỷ lệ hao mòn %
52,57
45,60
44,13
52,63
49,10
Nguồn số liệu: Bảng theo dõi TSCĐ
Theo báo cáo tăng giảm hao mòn TSCĐ ta thấy tài sản cố định của Công ty đang
quản lý là:
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Thiết bị vận tải
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tính đến ngày 31-12-2006 là 304.903,06 Tr.đồng
Trong năm TSCĐ tăng 38.505.756.378 đồng chủ yếu là đầu tư mua sắm vào máy móc thiết bị và xây dựng. TSCĐ giảm trong năm 10.569.103.464 đồng chủ yếu là do thanh lý được một số máy móc thiết bị lạc hậu và một số phương tiện vận tải cũ.
Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ Công ty căn cứ vào hệ số hao mòn từ đó có kế hoạch sửa chữa đổi mới máy móc thiết bị hoặc trang bị thêm.
Giá trị tài sản đã khấu hao
Tỷ lệ hao mòn =
Tổng giá trị tài sản cố định
149.693,9
Tỷ lệ hao mòn = = 49,10%
304.902,06
Quản lý và sử dụng vật tư.
Là Công ty chuyên đi sâu vào khai thác than hầm lò vì vậy vật liệu dùng trong sản xuất có rất nhiều chủng loại , nhu cầu sử dụng lại khác nhau song chủ yếu là các loại như gỗ chống lò, thép, nhiên liệu, thuốc nổ, kíp nổ . . .
Tổng giá trị thực tế tiêu hao
Hệ số sử dụng vật tư =
Tổng giá trị tính mức kế hoạch
2.1.6 Đánh giá chung về hoạt động của Công ty than Mạo Khê
Năm 2006 Công ty than Mạo khê đã hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, tuy mức độ vượt không cao. Việc đánh giá tổng quát về sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 có thể dựa vào số liệu các chỉ tiêu chủ yếu được tập hợp trong bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Qua đó có thể thấy:
Với chiến lược phát triển của Công ty thì mục tiêu tăng sản lượng luôn là mục tiêu hàng đầu. Vì vậy sản lượng than nguyên khai khai thác trong năm 2005 là 1.727.493,8 tấn,tăng 21,49% so với năm 2004 và 16,12% so với KH 2005. Sản lượng than nguyên khai năm 2006 tăng 19,57% so với năm 2005 và 15,20% so với kế hoạch. Sản lượng than nguyên khai tăng kể cả than khai thác hầm lò và than khai thác lộ thiên. Than tận thu cũng được chú ý mặc dù Công ty không có kế hoạch chỉ tiêu này.
Sản lượng than tiêu thụ năm 2005 tăng lên đáng kể so với năm 2004 và kế hoạch đề ra, cụ thể tăng 10,22% so với năm 2004 và 9,91% so với kế hoạch đề ra. Sản lượng than tiêu thụ năm 2006 tăng 8,27% so với năm 2005. Như vậy chứng tỏ rằng Công ty đã thực hiện tốt công việc ở các khâu tiêu thụ sản phẩm và sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng doanh thu của Công ty .Mặt khác, ta cũng thấy rằng doanh thu từ than chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu
Trong năm 2005 và 2006 tổng doanh thu và doanh thu thuần bằng nhau, điều này chứng tỏ rằng sản phẩm của Công ty đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tiêu thụ.
Tổng số vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này dù không có số liệu kế hoạch để so sánh, nhưng qua số liệu thực hiện trong giai đoạn 2004-2006, ta có thể thấy rằng, mức tăng vốn cố định là tương đối lớn. Điều này cho thấy sự chú trọng vào đầu tư sản xuất của Công ty trong giai đoạn 2004-2006.
Tổng số công nhân viên năm 2005 là 5753 người, tăng hơn so với năm 2004 là 402 người(7,51%) và tăng 211 người(3,81%) so với kế hoạch đề ra. Năm 2006 tổng số công nhân viên là 5813 người, tăng hơn so với năm 2005 là 60 người(1,04%). Trong đó công nhân sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng 287 người(10,13%) so với năm 2004 và 115 người(3,83%) so với kế hoạch. Công nhân sản xuất công nghiệp năm 2006 tăng 4,36% so với năm 2005. Nếu so với năm 2004 thì trong 2005 số lượng lao động của công ty tăng 402 người(7,51%) và sản lượng khai thác 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 305.567,8 tấn, tương ứng 21,49%. Năm 2006 so với năm 2005 thì số lượng lao động của công ty tăng 60 người(1,04%) và sản lượng khai thác tăng 19,57%. Như vậy việc tăng số lượng lao động trong năm 2005 và 2006 vẫn còn hợp lý và thể hiện rõ sự quan tâm của công ty vào lực lượng sản xuất công nghiệp.
Hao phí gỗ cho 1000 tấn than khi thực hiện ngày càng giảm, một phần là do Công ty đang dần áp dụng công nghệ chống giữ lò bằng cột thủy lực đơn, điều này đã giúp cho công ty tiết kiệm về gỗ để phục phụ sản xuất.
Sản lượng than khai thác tăng tỷ lệ thuận với tăng năng suất lao động nhưng lượng tăng không đáng kể.
Giá thành năm 2005 và 2006 có giảm so với kế hoạch đề ra nhưng so với năm 2004 thì giá thành một đơn vị sản phẩm vẫn tăng. Điều này cho thấy trong năm 2005 và 2006, mặc dù Công ty đã rất lỗ lực trong việc giảm giá thành, nhưng do giá cả các yếu tố đầu vào trên thị trường tăng cao, đặc biệt vật liệu và nhiên liệu, nên giá thành năm 2005 và 2006 cao hơn giá thành năm 2004.
Trong tổng doanh thu năm 2004 thì doanh thu ngoài than không đạt được mục tiêu đề ra, đây không phải là một bước lùi mà do trong năm công ty đang chuyển dần lượng lao động sản xuất khác vào sản xuất than, do vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu khác.
Lợi nhuận trong năm 2005 cao hơn năm 2004, năm 2006 cao hơn so với 2005. Tuy nhiên so với kế hoạch thì lợi nhuận đã không đạt mục tiêu đề ra do trong năm công ty đã phải đầu tư nhiều hơn cho chi phí phát sinh như tiền lương, nhiên liệu …
Nộp ngân sách nhà nước có tăng so với năm 2004 nhưng so với kế hoạch thì không hoàn thành, do các khoản nộp ngân sách phụ thuộc vào lợi nhuận mà lợi nhuận lại không hoàn thành so với kế hoạch.
Kết thúc năm 2006 Công ty than Mạo khê đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, đó là kinh doanh có lãi, số thu đủ khả năng bù đắp những chi phí mà không cần bù lỗ của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam.
II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại những ý nghĩa quan trọng.
+ Đánh giá khái quát mối quan hệ các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng và triển vọng của doanh nghiệp.
Đánh giá nhằm xem xét sự tăng trưởng hay suy giảm.
Nghiên cứu kết cấu và so sánh về trình độ, quy mô kết cấu của từng ngành
Nghiên cứu kết cấu và so sánh về trình độ quy mô phát triển sản xuất với các ngành trong khu vực.
+ Là tài liệu cơ sở quan trọng để tập hợp các số liệu thống kê. Theo hệ thống tài sản Quốc gia.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tránh được các rủi ro trong kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học.
Phân tích chung về kết quả sản xuất kinh doanh
Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn kinh doanh đạt kết quả và sử dụng các yếu tố cơ bản có hiệu quả.
Trong những năm gần đây Công ty gặp không ít những khó khăn thử thách trong cơ chế thị trường. Nhưng Công ty than Mạo Khê vẫn hoàn thành tốt những chỉ tiêu trên giao và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khá tốt. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006 được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.4
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004-2006
Bảng 3-1
STT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
04-05(%)
05-06(%)
1
Tổng doanh thu
Trđ
342,410.0
401,737.0
456,553.5
117.33
113.64
2
Nguyên giá TSCĐ TB
Trđ
209,839.0
290,934.0
398,144.0
138.65
136.85
3
Tổng chi phí
Trđ
336,260.0
394,847.0
447,188.1
117.42
113.26
4
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
5,586.0
7,154.2
9,365.4
128.07
130.91
5
Tổng số lao động
Ngời
5,351.0
5,753.0
5,813.0
107.51
101.04
Nguồn: Báo cáo kết quả sxkđầu tư, bảng theo dõi TSCĐ
Và sổ theo dõi lao động.
Với kết quả của giai đoạn 2004-2006 thì Công ty đang sản xuất đạt kết quả tốt năm sau cao hơn năm trước.
Nguyên giá tài sản cố định và tổng chi phí năm sau cao hơn năm trước là do Công ty đầu tư vào máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng, thiết bị dụng cụ quản lý.
Trong giai đoạn 2004-2006 cho thấy doanh thu của Công ty đã có bước tiến rõ rệt thể hiện ở doanh thu của Công ty năm 2005 tăng 17,32%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13,64%. Đó là do Công ty có chính sách tích cực và tìm biện pháp hữu hiệu dẫn đến hiệu quả doanh thu tăng.
Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty về doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2005 tăng 17,32% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 tăng 12.9%. Trong tổng doanh thu giai đoạn 2004-2006 thì doanh thu ngoài than không đạt được mục tiêu đề ra, đây không phải là một bước lùi mà do trong năm công ty đang chuyển dần lượng lao động sản xuất khác vào sản xuất than, do vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu khác.
Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản
Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Mục đích của phân tích là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỷ luật lao động .
Ta có 2 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động.
Công thức đã được trình bày ở chương 1
Áp dụng công thức ta có bảng kết quả sau:
Bảng 2.5
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch (Tỷ lệ %)
2004-2005
2005-2006
Doanh thu thuần
Tr.đ
342,410
401,737
456,553
117.33
113.64
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
5,586
7,154
9,365
128.07
130.91
Số lợng lao động
Người
5,351
5,753
5,813
107.51
101.04
Năng suất LĐ
Đg/ng
63,989,908
69,830,897
78,539,997
109.13
112.47
Sức sinh lợi của LĐ
Đg/ng
1,043,917
1,243,560
1,611,113
119.12
129.56
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD)
Qua bảng ta thấy :
Năng suất lao động trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9.13%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12,47%.
Sức sinh lợi của lao động : năm 2005 tăng 19,12%, năm 2006 tăng 29,56% so với năm 2005
Phân tích nhân tố làm thay đổi năng suất lao động 2005 và năm 2006:
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ta có bảng kết quả sau:
(xem chi tiết tại phụ lục 2)
Bảng 2.6
ĐVT:đ
năm
nhân tố
2005
2006
Doanh thu thuần
10.312.358
9.429.898,5
Số lượng lao động
-4.471.396
-7.207
Năng suất lao động
5.840,962
8.709.125,709
Năng suất lao động có xu hướng tăng cụ thể:
Ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và số lượng lao động làm năng suất lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 một lượng là 5.840,962 và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.709.125,709đ.
Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi bình quân của lao động năm 2005 và 2006
Bảng 2.7 ĐVT:đ
năm
Nhân tố
2005
2006
Lợi nhuận sau thuế
272.589
380.388,8
số lượng lao động
-72.946
12.835,64
Sức sinh lợi của lao động
199.643
367.553
Nhận xét
Sức sinh lợi của lao động có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là: do ảnh hưởng của 2 nhân tố lợi nhuận và số lượng lao động là sức sinh lợi năm 2005 tăng so với năm 2004 là 199.643đ và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 367.553đ.
Tình hình sử dụng lao động trong mối liên hệ với kết quả sản xuất.
Trong điều kiện sản xuất lạc hậu, trình độ công nghệ còn hạn chế thì khối lượng sản phẩm làm ra của Công ty chủ yếu là do lao động trực tiếp. Do vậy xét sự biến động của lao động phải gắn liền với kết quả sản xuất.
Bảng 2.8
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG NĂM 2005
ĐVT: Tr.đồng
STT
Chỉ tiêu
KH
TH
Tỷ lệ%
1
Giá trị tổng sản lượng
379.382
401.737,15
105,89
2
Số CNSX bình quân/năm/người
3005
3120
103,83
3
Số CNV bình quân theo DS
5.542
5.753
103,81
4
Tỷ trọng CNSX trong tổng số(4=2/3)
0,54
0,54
5
Tổng số ngày công của CNSX / năm(5=3*7)
913.520
936.000
102,46
6
Tổng số giờ làm việc của CNSX / năm
6.394.640
5.335.200
83,43
7
Số ngày làm việc bq của 1 CNSX / năm
304
300
98,68
8
Số giờ làm việc bq trong ngày(8=6/5)
7
5,7
81,43
9
NSLĐ bq năm của 1 CNSX(9=1/2)
126
129
101,99
10
NSLĐ bq ngày của 1 CNSX(10=1/5)
0,415
0,43
103,35
11
NSLĐ bq giờ của 1 CNSX(11=1/6)
0,059
0,08
126,92
12
NSLĐ bq năm của 1 CNV(12=1/3)
68,456
69,83
102,01
13
NSLĐ bình quân giờ của 1 CNV
0,032
0,041
Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện định mức và năng suất lao động
Qua bảng trên cho ta thấy các chỉ tiêu đánh giá đều tăng so với kế hoạch đặt ra, trừ tổng số giờ công làm việc có hiệu quả và số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm. Mặc dù tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty tăng 211 người chiếm 3,8% so với kế hoạch nhưng tổng số giờ làm việc có hiệu quả giảm không bảo đảm đúng kế hoạch, số giờ công làm việc có hiệu quả trong ngày giảm, tổng số ngày công làm việc 22.480 ngày, tương ứng 2,5% so với kế hoạch. Có sự khác biệt này là do số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm 1,3 giờ/ ngày - số giờ làm việc có hiệu quả giảm.
Trong năm Công ty không đạt về số giờ công theo kế hoạch chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày.
Thời gian vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày thực tế.
(7-5,7) *936.000 = 1.216.800 (giờ công)
Như ta đã biết, năng suất lao động năm của công nhân theo chỉ tiêu giá trị là 53,72 triệu đồng, vì vậy ta có năng suất lao động giờ của công nhân là :
129 Trđ
NSLĐ giờ = = 75.483 (đồng /giờ)
300 x 5,7
Thiệt hại về doanh thu là : 75.483 x 1.216.800 = 91.848 triệu đồng.
Thiệt hại về sản lượng là :
464 x 1.216.800 564.595.200
= = 330.172(tấn)
300 x 5,7 1.710
(464 là năng suất lao động hiện vật trong năm của 1 CN)
Doanh thu thiệt hại chiếm tỷ lệ so với tổng doanh thu năm 2004 là :
91.848
x 100% = 22, 9%
401.737,15
330.172
Sản lượng thiệt hại so với tổng sản lượng là: * 100% = 22,8%
1.447.716
Qua phân tích trên ta thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thì Công ty cần phải có biện pháp nâng cao số giờ làm việc có hiệu quả trong ngày, mặt khác Công ty cũng cần có hình thức kỷ luật thích đáng để hạn chế hiện tượng công nhân nghỉ việc không có lý do.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tài sản lưu động là toàn bộ tiền hoặc vật có chu kỳ luân chuyển trong một năm hoặc một kỳ kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta phải sử dụng 2 chỉ tiêu là sức sản xuất của TSLĐ và sức sinh lợi của TSLĐ.
Áp dụng công thức đã được trình bày ở chương 1 ta có kết quả:
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSLĐ
STT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm
Chênh lệch
2006
2005/2004
2006/2005
1
Doanh thu thuần
Trđ
342,410.00
401,737.00
456,553.00
17.33
13.64
2
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
5,586.00
7,154.00
9,365.00
28.07
30.91
3
Tài sản lưu động BQ
Trđ
93,987.00
147,281.00
183,921.00
56.7
24.88
4
Sức sản xuất của TSLĐ
3.64
2.73
2.48
-25.1
-9
5
Sức sinh lợi của TSLĐ
0.06
0.05
0.05
-18.3
0
Nhận xét:
Sức sản xuất của tài sản lưu động: năm 2005 giảm so với năm 2004 là 25,1%, năm 2006 giảm 18,3% so với năm 2005.
Sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 giảm so với sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2004 là 0,01 đồng tương ứng 17%.
Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2005 và 2006 bằng phương pháp thay thế liên hoàn
Bảng 2.10 Sức sản xuất của TSLĐ
năm
Nhân tố
2005
2006
Doanh thu thuần
0.403
0.298
TSLĐ bq
-1.318
-0.5434
Sức sản xuất TSLĐ
-0.915
-0.2454
Nhận xét
Sức sản xuất của TSLĐ đều giảm trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu thuần và TSLĐ làm cho sức sản xuất của TSLĐ năm 2005 giảm 0.915 trđ so với 2004 và năm 2006 giảm 0.2454trđ so với 2005.
Phân tích 2 nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 và 2006
Bảng 2.11 Sức sinh lợi của TSLĐ
năm
Nhân tố
2005
2006
Lợi nhuận sau thuế
0.011
0.012
Tài sản lưu động
-0.021
-0.0097
Sức sinh lợi của TSLĐ
-0.01
0.0023
Nhận xét
Sức sinh lợi của TSLĐ trong giai đoạn 2004-2006 có xu hướng tăng (nhưng không đáng kể) do ảnh hưởng của hai nhân tố là lợi nhuận và tài sản lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta đi phân tích các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của tài sản lưu động.
Thời gian một vòng luân chuyển.
Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động.
Bảng 2.12
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
STT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
2005/2004
2006/2005
1
Doanh thu thuần
Trđ
34,241.00
401,737.00
456,553.00
59,327.00
117.33
2
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
5,586.00
7,154.20
9,365.00
1,568.20
128.07
3
Tài sản lưu động bình quân
Trđ
93,987.00
147,281.00
183,921.00
53,294.00
156.70
4
Số vòng quay TSLĐ bình quân
Lần
3.60
2.70
2.48
-0.92
74.87
5
Thời gian một vòng luân chuyển
Ngày
100.19
133.81
147.04
33.63
133.56
6
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ
Lần
0.27
0.37
0.40
0.09
133.56
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả sx và bảng cân đối kế toán)
Doanh thu thuần
Số vòng quay của TSLĐ =
TSLĐ bình quân
365 ngày
Thời gian một vòng luân chuyển =
Số vòng quay TSLĐ
TSLĐ bình quân
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ =
Doanh thu thuần
Từ công thức trên ta có kết quả
Ta đưa ra một số nhận xét sau:
+ Số vòng quay của tài sản lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004, và năm 2006 giảm so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm dần trong giai đoạn 2004-2006.
+ Trong giai đoạn 2004 – 2006, thời gian một vòng luân chuyển tăng dần cho thấy tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động giảm dần.
+ Trong giai đoạn 2004- 2006 hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động tăng dần cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm dần so với năm 2006.
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Thông qua việc phân tích tài sản cố định ta có thể đánh giá được tình hình sử dụng tài sản cố định và tình hình tài chính toàn doanh nghiệp nói chung.
Ta phân tích 2 chỉ tiêu sau là sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ
Công thức đã được trình bày ở chương 1, áp dụng công thức đó ta có kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.13
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh
STT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
2005/2004
2006/2005
1
Doanh thu
Trđ
342,410.00
401,737.00
456,553.00
117.33
113.64
2
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
5,586.00
7,154.20
9,365.00
128.07
130.90
3
Tài sản cố định bình quân
Trđ
209,839.46
290,933.86
327,581.00
138.65
112.60
4
Sức sản xuất của TSCĐ
Đ/đ
1.630
1.380
1.394
84.66
100.99
5
Sức sinh lợi của TSCĐ
Đ/đ
0.059
0.049
0.029
83.05
58.34
Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả sxkd và bảng cân đối kế toán
Phân tích những nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 và 2006 (xem chi tiết tại phụ lục 4)
Bảng 2.14 Sức sản xuất của TSCĐ
Năm
Nhân tố
2005
2006
Doanh thu thuần
0.204
0.167
TSCĐ
-0.454
-0.154
Sức sản xuất
-0.25
0.013
Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2005 và 2006 (xem chi tiết tại phụ lục 4)
Bảng 2.15 Sức sinh lợi của TSCĐ
Năm
Nhân tố
2005
2006
Lợi nhuận sau thuế
0.006
0.0067
TSCĐ
-0.004
-0.0028
Sức sinh lợi
0.002
0.0039
* Nhận xét:
-Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 giảm so với năm 2004 và bằng 84,62% so với năm 2004. Mặc dù năm 2006 tăng so với 2005 là 0.99 tuy nhiên lượng tăng này không tương xứng với việc đầu tư thêm 36.647 triệu đồng vào mua sắm TSCĐ.
-Sức sinh lợi của tài sản cố định giai đoạn 2004-2006 tăng nhưng không đáng kể nguyên nhân là do:
Việc chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nên công nhân lao động chưa thích ứng được với môi trường làm việc mới.
Trong công ty đã xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, chưa phù hợp với chiến lược phát triển của công ty.
Kết luận: Từ phân tích trên cho ta thấy Công ty đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới rất nhiều, sức sản xuất của TSCĐ đã c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0244.doc