Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa - Hải Phòng

Lời nói đầu Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cùng hướng tới mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay đã làm xuất hiện rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng lại cùng có chung một mục đích là lợi nhuận. Trong cơ chế mới, doanh nghiệp nhà nước không còn giữ được vị trí độc tôn như trước đây. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ng

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày càng gay gắt này buộc các doanh nghiệp phải thích nghi, phải tìm cho mình một hướng đi đúng. Doanh nghiệp nào biết sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ giành được lợi thế lớn trong cuộc tranh chấp này. Chính điều này cũng phản ánh phần nào năng lực thực tế của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa, một doanh nghiệp trực thuộc Công ty da giầy Hải phòng cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó Xí nghiệp cũng đã chọn cho mình một hướng đi riêng để nhằm thích nghi với nền kinh tế thị trường. Sau một thời gian thực tập, vận dụng những kiến thức đã được học, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Lê Thanh Hà cũng như sự kèm cặp, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Xí nghiệp tôi đã có dịp đi sâu tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại Xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa và lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa – Hải Phòng ” Luận văn được chia làm 3 phần: Phần I: Những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa – Hải Phòng. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa. Phần i Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh I. khái niệm và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm: Khi tiến hành bất cứ một công việc gì, con người đều luôn mong đạt được những kết quả hữu ích như ý muốn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta còn phải xem xét kết quả đó được tạo ra ở mức nào, với giá nào, vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Mặt khác, các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc làm sao với khả năng hiện có lại làm ra được nhiều sản phẩm nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất. Từ đó nảy sinh vấn đề phải xem xét, lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất. Chính vì thế, đánh giá kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Hay nói một cách tổng quát, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt với sức ép cạnh tranh từ nhiều phía như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và quản lý. Và tất cả các phương pháp cải tiến, đổi mới chỉ thực sự mang ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh, mà qua đó tăng được hiệu quả kinh doanh. 2. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và đi lên, trước hết đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện phát triển về quy mô bề rộng và chiều sâu, đầu tư trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới... Vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa ở nhiều mặt. Có thể nói, biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận của doanh nghiệp, nó là cơ sở để tái mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và tăng tích luỹ cho nhà nước, tăng cường và củng cố địa vị của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa xã hội trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện thì càng nâng cao được hiệu quả sử dụng. Đối với người lao động, hiệu quả kinh tế là động cơ thúc đẩy, kích thích người lao động hăng hái làm việc, luôn quan tâm đến hiệu quả lao động của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung của đơn vị, của xã hội. II. bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Bản chất. Như đã nói ở trên, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí lao động xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng. Còn kết quả thu về là mức độ thoả mãn nhu cầu) Số lượng sản phẩm, nhu cầu đi lại, trao đổi, giao tiếp...) và có phạm vi xác định) tổng sản lượng, sản lượng hàng hoá thực hiện...). Từ đó, ta thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sản xuất của lao động xã hội, được xác định bằng cách so sánh giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian, trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. - Về mặt thời gian: Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không vì những lợi ích trước mắt mà quên đi những lợi ích lâu dài. - Về mặt không gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các phân xưởng... trong doanh nghiệp đều mang lại hiệu quả, không làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung. Trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả của toàn xã hội) cả về mặt kinh tế và xã hội ). Đây là một đặc trưng riêng, thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường có sự tham gia của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1. Nhân tố khách quan Đó là những nhân tố phát sinh và tác động tới kết quả kinh doanh một cách tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp. Có thể khái quát các nhân tố khách quan thành hai nhóm: - Môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên; điều kiện về dân số và lao động; các điều kiện về chính trị, chính sách của Nhà nước; xu hướng phát triển kinh tế, xã hội; tình hình ngoại thương, ngoại hối; các tiến bộ khoa học kĩ thuật; các diều kiện văn hoá xã hội có liên quan... - Môi trường vi mô: bao gồm các yếu tố gắn liền với từng loại doanh nghiệp, thị trường đầu tư vào, thị trường đầu ra... + Thị trường đầu vào: Là thị trường cung ứng nguyên vật liệu, ảnh hưởng trực tiếp tới tính liên tục và tính hiệu quả của sản xuất. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng sản xuất của doanh nghiệp nên đòi hỏi có sự cung cấp kịp thời và đảm bảo về số lượng, chất lượng lẫn giá cả. + Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nó quyết định sản lượng tiêu thụ, do đó quyết định năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, mỗi doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu, phân tích, dự đoán chính xác nhu cầu thị trường đẻ từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn kịp thời. 1.2. Nhân tố chủ quan: Nhân tố con người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Trình độ của người lao động tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc. Đội ngũ lao động có tay nghề cao, được tiếp thu kỹ thu kỹ thuật công nghệ tiên tiến cùng với tinh thần làm việc có ý thức trách nhiệm sẽ tạo ra năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý Đội ngũ quản lý là những lao động gián tiếp, không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp. Khả năng quản lý tốt sẽ tạo được nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, cụ thể là: Tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, phân xưởng. Khai thác tối đa các lợi thế về nhân lực, vật lực và tài lực. Phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Nắm bắt được thời cơ và ra quyết định chính xác, kịp thời. Ngược lại, quản lý không tốt sẽ dẫn đến những thiệt hại trong sản xuất kinh doanh, có thể còn đưa đến chỗ phá sản. Thêm vào đó, một cơ cấu tổ chức cồng kềnh sẽ khiến cho việc ra quyết định cũng như triển khai mệnh lệnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả. Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ Kỹ thuật công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm về mọi phương diện. Nhu cầu thị trường ngày nay không chỉ đòi hỏi đơn thuần là giá trị sử dụng của sản phẩm mà còn là sự hoàn thiện của sản phẩm. Do vậy, muốn cạnh tranh cho sự tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp không thể xem nhẹ yếu tố này. Không những thế, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cũng là một phương thức rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp Vốn là nhân tố quyết định cơ bản tới quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trình độ quản lý vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc huy động, sử dụng các nguồn vốn một cách hơp lý, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tổ chức chu chuyển, tái tạo, bảo toàn và phát triển vốn. Một yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Khả năng quay vòng vốn càng nhanh thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh. III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo nhóm chỉ tiêu tổng hợp sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó có thể là cơ sở để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, hoặc có thể để theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị qua các năm. Nhóm chỉ tiêu trên bao gồm một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng doanh thu Chi phí SXKD trong kỳ Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu = Tổng lợi nhuận Tổng chi phí SXKD trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu = Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu 2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh = Tổng doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết: Bình quân trong kỳ vốn kinh doanh quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. 1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng doanh thu Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sản xuất của máy móc thiết bị = Tổng doanh thu Nguyên giá bình quân MMTB Sức sinh lời của tài sản cố định = Lợi nhuận thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sinh lời của máy móc thiết bị = Lợi nhuận thuần Nguyên giá bình quân MMTB Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Tổng doanh thu 3. Hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động = Giá trị tổng sản lượng Số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng quỹ lương = Tổng lợi nhuận Tổng quỹ lương Việc tính toán chỉ tiêu này cho biết trang 1 thời kỳ nhất định, doanh nghiệp bỏ ra 1đ chi phí tiền lương thì thu được bao nhiêu lợi nhuận. Phần ii Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp giầy nữ niệm nghĩa I- Giới thiệu về xí nghiệp giầy nữ niệm nghĩa. 1. Sơ lược về quá trình hình thành công ty Tên chính thức: Xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa. Trụ sở chính : 149 Niệm Nghĩa - Lê Chân – Hải Phòng. Tài khoản : 710A00068 Ngân hàng công thương Lê Chân. Xí nghiệp thành lập vào ngày: 01-08-1993 căn cứ vào hợp đồng hợp tác liên doanh về sản xuất và gia công ngày: 10-07-1993 và công văn số 785/CVUB của thành phố Hải Phòng trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Tổng số vốn góp: 7.779.625.183 VNĐ. Tỷ lệ góp vốn: - Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu:3.613.737.416 VNĐ.Chiếm 46,45% vốn pháp định, gồm nhà xưởng và đất đai. - Công ty Da giầy Hải Phòng: 4.165.887.767 VNĐ.Chiếm 53,55% vốn pháp định, gồm giá trị sửa chữa, cải tạo các vật kiến trúc, giá trị xây dựng mới các công trình kĩ thuật được hội đồng thẩm định giá tài sản thành phố phê duyệt. 2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất của xí nghiệp. Xí nghiệp giầy nữ là đơn vị trực thuộc Công ty Da giầy Hải Phòng nhưng xí nghiệp lại có đặc thù riêng. Khác với các đơn vị sản xuất sản phẩm rồi tiêu thụ trong nước hoặc có thể đem xuất khẩu, họ đều phải lo mua sắm máy móc, thiết bị, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu,tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng đối với xí nghiệp Giầy nữ Niệm Nghĩa lại khác: Vì là đơn vị trực thuộc Công ty Da giầy Hải Phòng nên phần lớn phụ thuộc vào công ty. Xí nghiệp được ra đời dựa trên bản Hợp đồng kinh tế giữa Công ty Da giầy Hải Phòng với Công ty TNHH CHIAOSANG nên đối tác quan trọng và duy nhất của xí nghiệp là công ty này. Máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp sản xuất giầy đều do Công ty CHIAOSANG cung cấp cho xí nghiệp. Giá trị của số máy móc này sẽ được trừ dần vào đơn giá của từng sản phẩm cho đến hết hạn hợp đồng) Công ty CHIAOSANG sẽ thu lại 0,05 USD trên mỗi đôi giầy mà xí nghiệp trực tiếp xuất khẩu cho đối tác. Và đối tác duy nhất của xí nghiệp lại chính là công ty này ). Nguyên vật liệu chính phục vụ cho việc sản xuất giầy cũng do chính công ty CHIAOSANG cung cấp. Vậy là xí nghiệp không phải lo tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu - Điểm đặc biệt khác đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là thực hiện các công đoạn sản xuất để tạo ra thành phẩm.Vì vậy, giá trị tổng sản lượng cũng chính là tổng doanh thu của xí nghiệp. Lợi nhuận của xí nghiệp là chênh lệch giữa đơn giá gia công mà bên đối tác trả với toàn bộ chi phí mà xí nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó) không tính chi phí nguyên vật liệu ). Do đó toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp chỉ được phép xuất khẩu ra nước ngoài cho Công ty CHIAOSANG mà không dược phép tiêu thụ ở thị trường nội địa. Do việc sản xuất sản phẩm của xí nghiệp được thực hiện theo các lệnh của Công ty CHIAOSANG gửi sang cho nên tình hình sản xuất thường rất bấp bênh theo mùa vụ và theo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đó. Có tháng có rất nhiều lệnh đặt hàng, công nhân phải làm việc thêm giờ vào các buổi tối, các ngày Chủ Nhật. Nhưng có những lúc lại nhỡ việc. Thu nhập của công nhân thất thường, lúc cao lúc thấp. Vì là đơn vị trực thuộc nên mọi công việc của xí nghiệp đều phải thông qua công ty Công ty Da giầy Hải Phòng. Xí nghiệp chỉ có trách nhiệm: trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán doanh thu và chi phí hàng năm, thực hiện các lệnh sản xuất. Đến cuối năm xí nghiệp phải nộp bản báo cáo tài chính về cho công ty. Các loại quỹ của xí nghiệp đều do công ty phân bổ hàng năm phải nộp cho hai nơi là: Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng theo tỷ lệ góp vốn. Về bên đối tác Đài Loan, họ cử chuyên gia sang xí nghiệp. Công việc của họ ở đây là giám sát về mặt kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm. Ngoài cơ quan quản lý bên Việt Nam, xí nghiệp còn có một bộ phận quản lý bên Đài Loan. Mỗi phân xưởng có một quản đốc bên Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý chung của phân xưởng thì có một chuyên gia Đài Loan giám sát về mặt kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tóm lại xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng gia công cho đối tác nước ngoài và hạch toán báo sổ cho Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh xuất khẩu Hải Phòng. 3. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp giầy nữ Niệm nghĩa. Giám đốc phó giám đốc nội chính phó giám đốc sản xuất kinh doanh phòng tài vụ phòng xuất nhập khẩu phòng quản lý nhân sự phòng kỹ thuật phòng hành chính tổng hợp phòng điều hành sản xuất kho bán thành phẩm px hoàn thiện kho thành phẩm px sản xuất mũ giầy px sản xuất đế px bồi vải pha cắt kho nguyên vật liệu px cơ điện Ban giám đốc công ty gồm có 03 đồng chí: 01 đồng chí giám đốc và 02 đồng chí phó giám đốc: Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy của xí nghiệp có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình quản lý và sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Giám đốc điều hành chỉ huy mọi hoạt động thông qua trưởng các phòng ban hoặc các phó giám đốc điều hành. Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ được giao về mặt sản xuất kinh doanh như tìm hiểu, mở rộng quan hệ với các đối tác Đài Loan, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh và tham mưu giúp giám đốc trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trực tiếp nằm dưới sự điều hành của phó giám đốc sản xuất kinh doanh còn có các phòng ban sau: Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách các vấn đề nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kiểm tra về mặt số lượng nguyên vật liệu nhập, thành phẩm xuất sang nước ngoài. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm. Phòng điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý tình hình hoạt động của các phân xưởng: 1, Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm theo dõi hệ thống điện nước, máy móc, thiết bị của các phân xưởng sản xuất. 2, Kho nguyên vật liệu: Kho chứa các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất của xí nghiệp. 3, Phân xưởng bồi vải, pha cắt: Có nhiệm vụ pha cắt nguyên vật liệu thành các bộ phận chi tiết của sản phẩm và chuẩn bị các công đoạn để chuyển sang các phân xưởng thực hiện các công việc tiếp theo. 4, Phân xưởng sản xuất đế: Có nhiệm vụ đúc, dập, phun sơn đế giầy. 5, Phân xưởng sản xuất mũ giầy: Từ các bộ phận ở phân xưởng pha cắt gửi sang rồi thực hiện các công việc để hình thành nên mũ giầy như: máy, dán, khâu sau đó chuyển sang kho bán thành phẩm. 6, Phân xưởng sản xuất giầy hoàn chỉnh: Từ kho bán thành phẩm chuyển sang, ở đây thực hiện công việc giáp mũ giầy vào đế giầy để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và thực hiện một số công việc cuối cùng sau đó chuyển vào kho thành phẩm. 7, Kho bán thành phẩm: Kho chứă các sản phẩm dở dang để chuẩn bị đưa sang phân xưởng hoàn chỉnh. 8, Kho thành phẩm: Kho chứa các sản phẩm hoàn chỉnh chờ ngày xuất khẩu sang nước ngoài. Phó giám đốc nội chính: Có nhiệm vụ giúp việc giám đốc trong công tác điều hành các hoạt động tài chính kế toán, quản lý nhân sự và hành chính tổng hợp. Trực tiếp nằm dưới sự điều hành của phó giám đốc nội chính còn có các phòng ban sau: Phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm về quản lý hành chính, hạch toán kế toán trong xí nghiệp, chấp hành chế độ chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty Da giầy Hải Phòng. Phòng tài vụ có nhiệm vụ chủ yếu sau: Theo dõi, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý, giám sát hiệu quả đồng vốn. Thực hiện ghi chép, tính toán, tập hợp các chi phí sản xuất theo yêu cầu của sổ sách kế toán. Quản lý các tài liệu, chứng từ. Tập hợp các thông tin, lập các dự toán và quyết toán tài chính.Thực hiện việc thanh toán thu nợ. Xây dựng kế hoạch về tài chính. Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời cho lãnh đạo các thông tin kinh tế cần thiết. Phòng quản lý nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức các công việc có liên quan tới tổ chức lao động, nhân sự ở xí nghiệp. Ngoài ra còn có nhiệm vụ chấp hành tình hình tổ chức lao động, các chỉ thị mệnh lệnh của giám đốc. Phòng hành chính tổng hợp: Cũng có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức quản lý đối nội, đối ngoại trong xí nghiệp chịu sự chỉ huy trực tiếp của ban giám đốc theo chức năng của mình. Dưới sự quản lý của phòng hành chính tổng hợp là: Đội bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy trong toàn xí nghiệp. Trạm y tế: Đảm bảo công tác bảo vệ, duy trì sức khỏe cho người lao động. Ii- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp. 1.Tình hình sản xuất 1.1.Quy trình công nghệ a. Đặc điểm về công nghệ sản xuất giầy: Công nghệ sản xuất giầy ở xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa hiện nay đang sử dụng là công nghệ ép dán - một trong 3 loại công nghệ sản xuất giầy hiện có ở Việt Nam: công nghệ lưu hoá, công nghệ ép đùn, công nghệ ép dán. Trong đó công nghệ lưu hoá và công nghệ ép dán là 2 loại công nghệ sản xuất giầy được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phổ biến hiện nay do giá rẻ và có mức độ hiện đại vào loại trung bình của thế giới. Công nghệ ép dán mà xí nghiệp đang sử dụng là loại công nghệ mà các nước công nghiệp phát triển đã sử dụng vào những năm cuối của thập kỷ 70, sau đó được chuyển giao cho Hàn Quốc, Đài Loan...và bây giờ được chuyển giao cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Công nghệ ép đùn là loại công nghệ sản xuất giầy tiên tiến của thế giới, chỉ có những công ty sản xuất giầy có liên doanh với Hàn Quốc, hay những công ty sản xuất giày hàng đầu của Việt Nam mới có. b. Đặc điểm về quy trình sản xuất giầy: Quá trình sản xuất tại xí nghiệp giầy nữ Niệm Nghĩa là quá trình sản xuất liên tục có khối lượng sản phẩm lớn nhưng chủng loại ít.Với đặc thù trên sản phẩm của xí nghiệp không có chủng loại mẫu mã đa dạng. Đồng thời quá trình sản xuất liên tục có tính linh hoạt kém, khó thích ứng được với những biến động nhu cầu thị trường. Quy trình sản xuất giày của xí nghiệp được bố trí theo dây chuyền. Do công nghệ sản xuất được bố trí dựa trên dây chuyền là loại công nghệ thế giới sử dụng vào những năm 80 nên tốc độ chậm, sử dụng nhiều lao động. Đặc điểm của dây chuyền sản xuất băng tải này là rất khó cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu, dẫn đến năng suất lao động của toàn chuyền phụ thuộc vào năng lực sản xuất của khâu yếu nhất. Đặc điểm dây chuyền sản xuất giầy của xí nghiệp: Nguyên liệu Chặt May Gò Chỉnh lý Hoàn tất Bán thành phẩm của một chuyền lại là đầu vào cho chuyền tiếp theo. Do vậy việc bố trí sản xuất kinh doanh hợp lý và cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu là một công việc rất quan trọng để đảm bảo cho dây chuyền vận hành nhịp nhàng. 1.2. Kết quả sản xuất trong 3 năm gần đây) 2000 – 2002 ): Bước vào những năm đầu mới thành lập, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhưng những năm tiếp theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều tiến triển tốt đẹp hơn, vượt qua khó khăn, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả của mình.. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Xí nghiệp luôn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao cho và nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. a. Tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng : Bảng 1: Một số số liệu về tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Tổng sản lượng Đôi 2.429.120 2.225.750 2.205.240 Giá trị tổng sản lượng 1000 d 19.468.951 19.707.522 20.566.876 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Trong những năm gần đây số lượng sản phẩm xí nghiệp sản xuất không ổn định là do đặc điểm của từng loại sản phẩm trong đơn đặt hàng bên phía đối tác cung cấp cho xí nghiệp gia công sản xuất. Có những sản phẩm trong quá trình sản xuất cần ít công đoạn nhưng trong những công đoạn đó lại cần có nhiều thao tác để tạo thành sản phẩm và ngược lại. b. Tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng một số mặt hàng chính: Bảng 2: Sản lượng và giá trị tổng sản lượng một số mặt hàng chính Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Tổng sản lượng Trong đó: Giầy cao cổ Giầy bao Xăng đan Đôi 2.434.640 2.235.932 2.218.002 Đôi 531.932 690.329 788.492 Đôi 932.220 928.432 1.011.970 Đôi 970.448 617.171 417.540 Giá trị tổng sản lượng Trong đó: Giầy cao cổ Giầy bao Xăng đan 1000 đ 19.525.252 19.807.931 20.687.353 1000 đ 7.566.904 9.837.188 11.235.627 1000 đ 6.572.143 6.545.446 7.134.394 1000 đ 5.386.205 3.425.297 2.317.342 Nguồn: Phòng tài chính kế toán c. Tình hình chi phí sản xuất: Bảng 3: Một số số liệu về chi phí sản xuất của xí nghiệp Đơn vị:Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Chi phí nhân công trực tiếp: 12.546.218.203 12.832.456.794 13.387.624.982 2.Chi phí sản xuất chung: 7.122.732.922 6.875.066.113 7.179.242.214 Trong đó: *CP Điện: 1.636.671.968 1.663.211.568 1.801.328.640 *KHTSCĐ: 1.771.692.039 1.409.168.208 1.036.446.374 *Công cụ LĐ: 265.511.648 225.724.900 286.648.000 *Thuê kho: 246.182.760 286.720.736 320.084.860 *V.tư pvụ SX: 244.583.249 246.182.760 297.203.404 *Quản lý PX: 968.067.129 1.099.800.079 1.103.640.568 *Vận chuyển NVL: 349.260.832 373.087.446 392.168.046 *CP chờ kết chuyển: 141.255.303 256.309.000 284.041.362 *Thuế nhập khẩu: 98.031.858 32.850.000 106.413.000 *Thuế đất: 67.250.800 55.612.260 52.356.180 *CP khác bằng tiền: 1.334.225.341 1.226.399.156 1.756.790.154 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Song song với nhịp độ tăng doanh thu thì chi phí sản xuất hàng năm của xí nghiệp cũng tăng dần lên qua từng năm. Có thể nói rằng trong những năm qua xí nghiệp vẫn duy trì sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng qua những số liệu trên chúng ta cũng có thể thấy rằng mức độ phát triển của xí nghiệp là không cao. Do đó trong những năm tới xí nghiệp cần có những biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển này. 2. tình hình kinh doanh 2.1.Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và thị trường kinh doanh: a. Đặc điểm về sản phẩm: Xí nghiệp hiện nay sản xuất ba sản phẩm chính là xăng đan, giầy bao và giầy cao cổ. Nói chung, những sản phẩm giày có những đặc điểm chung như sau: - Giầy là sản phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết, khí hậu. Sản phẩm giày được tiêu thụ chủ yếu ở các nước ôn đới và hàn đới; lượng sản phẩm tiêu thụ tăng vọt vào mùa đông - khi thời tiết bắt đầu rét lạnh và vào dịp đầu năm, khi nhu cầu mua sắm tăng để đón năm mới. - Giày cũng là một phần của thời trang, nó tôn vinh vẻ đẹp của con người. Do vậy chủng loại mẫu mã giày chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường xã hội, văn hoá, tập quán tiêu dùng và thu nhập của dân cư. Với các đặc trưng trên thì có thể khẳng định giầy là sản phẩm có vòng đời sản phẩm ngắn, sự thay đổi mẫu mã, hình thức diễn ra liên tục. Thông thường thì việc nghiên cứu chế tạo mẫu mới phải được bắt đầu từ mùa trước để có thể tung sản phẩm ra thị trường ở mùa sau. Vì vậy để tăng mức tiêu thụ sản phẩm thì việc đòi hỏi cung ứng sản phẩm đúng theo nhu cầu thị trường là vô cùng quan trọng. b. Đặc điểm về thị trường: Xí nghiệp giầy nữ là đơn vị gia công hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là thực hiện các công đoạn sản xuất để tạo ra thành phẩm. Do đó toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp chỉ được phép xuất khẩu ra nước ngoài cho Công ty CHIAOSANG mà không dược phép tiêu thụ ở thị trường nội địa. Vì vậy, xí nghiệp có những thuận lợi nhất định khi không phải thăm dò thị trường, không phải tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu...Tuy nhiên, xí nghiệp không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, không được ký kết hợp đồng trực tiếp nên giá cả, nguyên vật liệu, thời gian và số lượng sản phẩm sản xuất đều phụ thuộc vào phía đối tác. Chính vì điều này mà xí nghiệp đã không thể tiếp xúc được với những thị trường đầy tiềm năng như: Thị trường EU, Mỹ, Nhật. Nhưng quan trọng nhất là xí nghiệp đã bỏ qua thị trường đầy tiềm năng trong nước với hơn 70 triệu dân. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 4: Một số chỉ tiêu qua các năm Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng vốn kinh doanh 17.558.680.000 17.801.682.000 18.585.350.000 Tổng chi phí 19.468.951.125 19.707.522.907 20.566.867.206 Lợi nhuận 56.301.562 100.408.965 120.486.735 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta có thể thấy rằng trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phát triển tương đối ổn định. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Trong những năm mới thành lập, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do bước đầu còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, công nhân trực tiếp sản xuất thì mới được đào tạo còn thiếu kinh nghiệm.Trong khi đó thị trường sản xuất giầy lại có sự cạnh tranh gay gắt. Nhưng với sự nỗ lực, tập trung cố gắng cao của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng ổn định và từng bước phát triển cao hơn trong những năm gần đây. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung tại xí nghiệp : Bảng 5 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 19.525.252.687 19.807.931.872 20.687.353.941 Tổng vốn kinh doanh 17.558.680.000 17.801.682.000 18.585.350.000 Tổng sản lượng 2.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36199.doc
Tài liệu liên quan