Lời nói đầu
Cho đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã được hơn 10 năm, phải nói rằng 10 năm qua là một khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp Nhà nước vốn đã quen với cơ chế bảo hộ của Nhà nước, nay phải chịu sự sàng lọc khắc khe của cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển. Sự đổi mới này đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam. Cơ chế thị trường nếu biết vận hành tốt sẽ phát huy được c
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác mặt tích cực, nhưng nó cũng đặt ra một yêu cầu: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước phải thực sự đổi mới cho phù hợp với tình hình mới. Chuyển sang cơ chế thị trường đồng nghĩa với Nhà nước đã chuyển giao cho các doanh nghiệp Nhà nước những quyền lợi to lớn và gắn liền với nó là những trách nhiệm nặng nề khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn rất ít.
Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới khách hàng và nhu cầu của họ vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, khách hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả ở mức cao nhất. Chính vì vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội nói riêng. Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Đỗ Thanh Hà, cũng như sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, em đã chọn luận văn tốt nghiệp về: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội".
Kết cấu luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương II: Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
Chương I
Lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
I. Khái niệm bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Khái niệm.
Trong nền kinh tế thị trường, khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào đó ngoài việc phải trả lời câu hỏi "sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào"? doanh nghiệp còn phải biết mình sẽ thu được bao nhiêu từ hoạt động đầu tư.
Lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ ra là thấp nhất luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt. Các khái niệm hiệu quả quản lý kinh doanh được đưa ra chỉ là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
2. Bản chất.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sản xuất của lao động xã hội, được xác định bằng cách so sánh giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được và lượng hao phí lao động xã hội. Do vậy, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội, và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở nước ta được đánh giá trên hai mặt - đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế là cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế là những lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp các khoản hao phí về lao động xã hội. Còn hiệu quả xã hội của sản xuất kinh doanh được đánh giá thông qua việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn. Song việc xác định ranh giới hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ mang tính tương đối. Cũng có khi trong một chỉ tiêu phản ánh đồng thời cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung cuả toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Về mặt không gian: hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể nói là đạt được một cách toàn diện chỉ khi hoạt động của các khâu, bộ phận trong doanh nghiệp đều mang lại hiệu quả.
Về mặt thời gian: là hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, thời kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả, của các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh ở giác độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả của toàn xã hội.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.
3.1.1. Nhân tố con người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong mọi hoạt động, con người đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Sẽ không có quá trình hoạt động nào lại thiếu vắng sự tham gia của con người cho dù trực tiếp hay gián tiếp. Nhân tố con người tác động trực tiếp đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, năng suất lao động cao hay thấp đều dựa vào trình độ kỹ thuật của người lao động. Nếu lao động có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu... Còn nếu lao động không đủ trình độ tay nghề sẽ làm tăng hao phí nguyên vật liệu, phể phẩm nhiều... do đó, sử dụng và quản lý tốt nguồn nhân lực sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Nhân tố về quản lý.
Một doanh nghiệp nếu biết quản lý tốt, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, người quản lý, lãnh đạo đòi hỏi phải có trình độ tổ chức quản lý, có kiến thức, năng lực, sáng tạo và năng động. Người quản lý còn phải biết tổ chức phân công hiệp tác giữa các bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp, biết sử dụng đúng người, tận dụng được năng lực của đội ngũ nhân viên nhằm tạo ra sự thống nhất hợp lý, vận hành đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, ngoài ra cần áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng phạt nghiêm minh, các biện pháp, hình thức đòn bẩy kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên, người lao động nỗ lực và tận tuỵ trong công việc của mình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.3. Nhân tố về vốn và cơ sở vật chất.
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn: Vốn quyết định cơ bản đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp Nhà nước, ngoài việc được Nhà nước cấp vốn, doanh nghiệp cần năng động hơn trong việc kiếm tìm các nguồn vốn khác như liên doanh, vay ngân hàng... một yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đó là khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Nếu khả năng quay vòng vốn càng nhiều thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cơ sở vật chất tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tạo môi trường trong sạch cho người lao động. Từ đó hiệu quả lao động tăng dẫn đến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với nhu cầu thị trường hiện nay khách hàng không chỉ đòi hỏi sản phẩm chất lượng mà còn hình thức phải hoàn mỹ. Do vậy, muốn cạnh tranh và tồn tại, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật để có những đầu tư thích đáng.
3.1.4. Nhân tố nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là yếu tố vật chất để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc cung ứng khối lượng hàng hoá sẽ quyết định đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hoá bán ra. Mặt khác, dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều hoặc quá ít cũng không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh. Những nhân tố này đều có ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Đây là những nhân tố khách quan có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm sau:
Môi trường vĩ mô: là các yếu tố tự nhiên, địa lý, văn hoá - xã hội, các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, xu hướng của nền kinh tế, các yếu tố chính trị, pháp luật, môi trường quốc tế.
Môi trường vi mô: là các yếu tố gắn liền với từng loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp khác nhau thì môi trường kinh doanh cũng khác nhau như khách hàng, nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế...
II. Các quan điểm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do đó, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên các nguồn lực sẵn có. Ngoài ra khi phân tích hiệu quả kinh tế còn được phân thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế: mô tả quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đã đặt ra.
Hiệu quả xã hội: là sự phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội như: giải quyết làm việc, tăng thu nhập, nộp ngân sách Nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh...
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1. Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu.
- Đánh giá chung và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thu nhập đầy đủ: chính xác các thông tin về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh....
- Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Kết quả đầu ra (doanh thu)
Chi phí đầu vào (Tổng chi phí)
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời bình quân của đầu vào trong thời kỳ sản xuất kinh doanh, cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo ra n đồng kết quả ở đầu ra.
2.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xét hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp thường dùng. Chỉ tiêu này cho biết: cứ một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lãi.
2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
a. Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh.
Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh =
Tổng doanh thu
Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh: bình quân trong kỳ vốn kinh doanh quay được mấy vòng. Số vòng quay vốn tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
b. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Lợi nhuận
Tổng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c. Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm.
Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm =
Tổng doanh thu
Tổng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết số vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ.
d. Mức sinh lời vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận
Tổng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ của một đơn vị.
e. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Lợi nhuận
Tổng giá trị tài sản cố định BQ
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy từ một đồng giá trị tài sản số định trong kỳ tạo ra được bao nhiên đồng lợi nhuận, qua đó chúng ta biết được trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động.
Mức sinh lời bình quân của lao động =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động tham gia
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một lao động tham gia thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động bình quân, doanh thu bình quân... để đánh giá trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
III. sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào, mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai khi làm bất cứ việc gì, nhất là đối với các nhà doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, nâng cao đời sống người lao động, góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước.
Tóm lại, cơ chế thị trường và đặc trưng của nó đã khiến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
Chương II
Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su sao Vàng hà nội.
I. Giới thiệu chung về Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.
Nhà máy cao su Sao Vàng được khởi công xây dựng ngày 22 tháng 12 năm 1958 trong tổng thể khu công nghiệp Thượng Đình (gồm 3 nhà máy cao su Sao Vàng - xà phòng Hà Nội - Thuốc lá Thăng long) và chính thức khánh thành vào ngày 23 - 5 - 1960. Toàn bộ công trình xây dựng cũng như trang thiết bị máy móc được Chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại. Đây là xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm lốp ô tô của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của miền Bắc Việt Nam.
Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế quan liêu bao cấp (1960 - 1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng, song sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, bộ máy gián tiếp cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Năm 1988 - 1989, nhà máy thực hiện chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần sáng tạo, đoàn kết, nhất trí, nhà máy đã dần dần thoát ra tình trạng khủng hoảng và đi vào sản xuất ổn định. Từ năm 1990, thu nhập của người lao động tăng lên, nhà máy đã từng bước hoà nhập được với cơ chế mới.
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trứơc, thu nhập cũng như đời sống văn hoá, tinh thần của người lao động không ngừng được cải thiện.
Ngày 27 - 8 - 1992, Bộ công nghiệp Nặng đã ra quyết định số 645/CNNg đổi tên là nhà máy thành Công ty cao su Sao Vàng và ngày 1 - 1 - 1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su Sao Vàng. Ngày 5 - 5 - 1993 theo quyết định số 215 QĐ/TCNĐT của Bộ công nghiệp cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước để chuyên môn hoá đối tượng quản lý, ngày 20 - 12 - 1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 835/TTg và NĐ 02 /CP ngày 21 - 1 - 1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hoá chất Việt Nam... Do vậy, Công ty cao su Sao Vàng được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tổng công ty hoá chất Việt Nam.
- Tên giao dịch Việt Nam: Công ty cao su Sao Vàng Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế: SaoVang Rubber Company.
- Trụ sở chính: 231 đường Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
2. Các hoạt động của Công ty.
* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cao su Sao Vàng.
Trực tiếp sản xuất và tổ chức tiêu thụ săm lốp, các loại sản phẩm từ cao su.
Nghiên cứu, nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trong mỗi thời kỳ để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn vốn.
Thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước để mở rộng, phát triển thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ mà cấp trên giao, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý của công ty phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đòi hỏi đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân lực cũng như chất lượng sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Công ty cao su Sao Vàng Hà Nội. (Trang bên)
- Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
- 5 Phó giám đốc giúp việc trực tiếp cho giám đốc, trong đó:
Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách khối sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách khối kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách khối kinh doanh
Phó giám đốc xuất nhập khẩu: Phụ trách kinh tế đối ngoại.
Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Phụ trách vấn đề xây dựng cơ bản trong công ty.
- Các phòng ban chức năng:
ã Phòng kỹ thuật cơ năng: Chịu trách nhiệm toàn bộ cơ khí, năng lượng động lực và an toàn trong công ty.
ã Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm toàn bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường.
ã Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng các sản phẩm nhập kho.
ã Phòng xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp, các đề án đầu tư theo chiều rộng, chiều sâu, theo kế hoạch đã định trình dự án khả thi về kế hoạch xây dựng, phụ trách xây dựng cơ bản.
ã Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức, quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết toán hàng năm, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng, kỷ luật và công tác.
ã Phòng điều độ: Đôn đốc, quan sát tiến độ sản xuất kinh doanh điều tiết sản xuất có số liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để công ty có phương án kịp thời.
ã Phòng tài chính kế toán: Giải quyết toàn bộ các vấn đề về hoạch toán tài chính, tiền tệ, lập kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính hàng năm.
ã Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư hàng hoá cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu xuất khẩu sản phẩm của công ty.
ã Phòng kế hoạch vật tư: Lập, trình duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng năm, mua sắm vật tư thiết bị cho sản xuất kinh doanh.
ã Phòng tiếp thị bán hàng: Tiêu thụ sản phẩm và làm công tác tiếp thị quảng cáo.
ã Phòng quân sự bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoá cũng như con người trong công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm.
ã Phòng đời sống: Khám chữa bệnh cho công nhân viên, thực hiện kế hoạch phòng dịch, sơ cấp các trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp...
Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty Cao su Sao vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính, chi nhánh cao su Thái Bình, nhà máy pin - cao su Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ.
ã Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy, băng tải,gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su...
ã Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe các loại, ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp.
ã Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô, sẩn xuất thử nghiệm lốp máy bay dân dụng và quân sự.
ã Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp.
ã Chi nhánh cao su Thái Bình: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp (phần lớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
ã Nhà máy pin - cao su Xuân Hoà: Có nhiệm vụ sản xuất pin khô mang nhãn hiệu "con sóc", ắc quy, điện cực, chất điện hoá học và một số thiết bị điện nằm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Các đơn vị sản xuất phụ trợ.
ã Xí nghiệp năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chính cho toàn công ty.
ã Xí nghiệp cơ điện: Cung cấp điện máy, lắp đặt, sửa chữa về điện cho các xí nghiệp và toàn công ty.
ã Phân xưởng kiến thiết nội bộ và vệ sinh công nghiệp: Có nhiệm vụ xây dựng và kiến thiết nội bộ, sửa chữa các tài sản cố định và làm sạch các thiết bị máy móc.
ã Nhà máy cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp các loại.
II. Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cao su Sao vàng.
1. Những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.
1.1.1. Máy móc thiết bị.
Bảng 1: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty
STT
Tên máy móc thiết bị
Năm đưa vào sử dụng
Nước sản xuất
1
Máy luyện các loại
1960, 1975, 1992
Trung Quốc, liên Xô, Việt Nam
2
Máy cán các loại
1971, 1976, 1983
Trung Quốc
3
Máy Thành hình lốp
1975,1995,1996,1999, 2000
Trung Quốc, Đài loan
4
Máy định hình
1989, 1999
Đài loan,Trung Quốc, Việt Nam
5
Máy lưu hoá các loại
1965,1987,1993,1999, 2000
Liên Xô,Trung Quốc,Đài loan, Việt Nam
6
Máy đột, dập tanh
1976, 1979, 1993
Việt Nam
7
Máy cắt vải
1973, 1977, 1990, 2000
Việt Nam,Trung Quốc, Đài loan
8
Máy nén khí
1992, 1993, 1996, 2000
Việt Nam, Mỹ, Thuỵ Điển, Bỉ
9
Các loại khuôn
1971, 1993, 1996
Đài loan, Trung Quốc, Việt Nam
10
Máy ép, máy nối đầu
1961, 1983, 1985
Trung Quốc
11
Nồi hơi
1999, 2000
Đức
12
Xe nâng
2000
Nam Triều Tiên
13
Máy bọc xốp
1996
Trung Quốc
Nguồn: phòng kỹ thuật cơ năng
Công ty cao su Sao Vàng là công trình do Nhà nước và nhân dân Trung Quốc giúp đỡ thành lập, vì vậy ngay từ khi mới ra đời toàn bộ máy móc thiết bị và công nghệ đều được nhập về từ Trung Quốc. Ngày nay phần lớn các máy móc thiết bị của công ty vẫn là của Trung Quốc. Ngoài ra còn có thêm một số máy móc của Đài loan, Bỉ, liên Xô, Việt Nam....
Nhìn chung về máy móc thiết bị kỹ thuật của Công ty cao su Sao Vàng do trước đây được trang bị giữa lao động cơ khí và thủ công, các dây truyền máy móc ở dạng bán tự động, có những máy móc đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Do đó máy móc đến nay phần lớn đã lạc hậu, một số máy móc không còn phù hợp với quy trình công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, công ty đã tiến hành đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị hiện đại. Trong hai năm 1995 - 1996 công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị. Công ty cũng đã rất chú ý đến vấn đề đổi mới máy móc công nghệ. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ.
1.1.2. Quy trình công nghệ.
Sơ đồ 2: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất lốp (xem trang bên).
Quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cao su Sao Vàng là quy trình sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kỳ sản xuất ngắn. Do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, sắp xếp cũng như việc bố trí lao động phù hợp. Mặc dù các sản phẩm của công ty rất đa dạng (có trên 100 mặt hàng) nhưng mỗi xí nghiệp tham gia, một hay nhiều loại sản phẩm vì tất cả các sản phẩm này đều sản xuất từ cao su. Vì vậy quy trình công nghệ nói chung tương đối giống nhau.
1.2. Tình hình nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu của công ty mang tính đa dạng và phức tạp, đó là những nguyên tố hoá học, chất vô cơ, hữu cơ. Để tạo ra một sản phẩm phải có những nguyên vật liệu như: cao su, (thiên nhiên + tổng hợp); chất lưu hoá (lưu huỳnh), chất xúc tiến (D, M, DM, axítstearic); chất phòng lão (D, CS, RD + 4026); chất phòng tự lưu (AP) chất độn (than đen, bột than BaSO4, cao lanh), chất làm mềm (parafin, Alep NUX654), vải mành, tanh các loại, các nguyên vật liệu phụ (xăng công nghệ, vải lót, nilon bọc, van ô tô, xe máy, oxit kẽm...)
Trong đó nguồn trong nước chỉ có một số nguyên vật liệu như: cao su tự nhiên, dầu thông, ôxit kẽm, bột than, xà phòng, vải lót... còn hầu hết phải nhập khẩu. Phương thức nhập khẩu của công ty được thực hiện theo hai cách: công ty nhập trực tiếp của nước ngoài với khối lượng lớn theo cách này công ty có thể tiếp kiệm được chi phí. Công ty nhập thông qua nhà trung gian với số lượng nhỏ, với cách này công ty có thể tránh được rủi ro không mất thời gian nhưng chi phí cao.
1.3. Đặc điểm về vốn.
Tình trạng thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty cao su Sao Vàng cũng nằm trong tình trạng này, nhưng với sự nỗ lực của mình, công ty đã không ngừng tìm các biện pháp tăng vốn sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức như: vay tín dụng thương mại, huy động vốn từ chính tập thể người lao động (32 tỷ VNĐ), thu hút ODA nước ngoài (gần đây có vay từ nguồn OAD của Trung Quốc). Do đó vốn sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm.
Bảng 2: Tình hình vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
% Tổng vốn
1998
1999
2000
Tổng vốn kinh doanh
78.487.460
79.486.420
86.234.000
100
100
100
Vốn lưu động
11.500.000
11.800.000
12.100.000
14,7
14,84
14,03
Vốn cố định
66.987.460
67.686.420
74.134.000
85,3
85,16
85,97
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Vốn cố định qua 3 năm liên tục đều tăng về tuyệt đối và tương đối, năm 1999 so với năm 1998 tăng 1,04%, năm 2000 so với năm 1999 tăng 9,53%. Như vậy trong 3 năm liền vốn cố định đều tăng điều đó chứng tỏ việc đầu tư đổi mới công nghệ luôn được chú ý. Tuy nhiên về vốn lưu động ta thấy qua 3 năm tăng chậm điều đó không có nghĩa là lý giải nhu cầu về vốn lưu động của công ty không cao mà nhu cầu này đối với công ty là rất lớn để đảm bảo sự tăng trưởng sản xuất trong tương lai của công ty.
1.4. Đặc điểm về lao động
Công ty cao su Sao Vàng có quy mô sản xuất lớn nên đội ngũ lao động trực tiếp chiếm đa số. Công ty luôn quan tâm đến đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp, công ty luôn coi con người là yếu tố quyết định, nên lãnh đạo công ty đã chú trọng đến tổ chức sắp xếp lại sản xuất, đặc biệt lựa chọn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu lao động của công ty đã biến đổi cả chất và lượng, lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng cả về tuyệt đối và tương đối. Năm 1998 có 214 người chiếm 10,4%, đến năm 2000 có 309 người chiếm 11,8% số lao động gián tiếp giảm từ 385 người năm 1998 chiếm 18,6% xuống 325 người năm 2000 chiếm 12,4%. Số lao động trực tiếp tăng từ 1681 người năm 1998 chiếm 81,4% lên 2304 người năm 2000 chiếm 87,6%.
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty
Diễn giải
1998
1999
2000
Tỷ lệ tăng giảm
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
99/98
00/99
Bình quân
Tổng số lao động
2066
100
2384
100
2629
100
318
245
281,5
Phân theo tính chất sử dụng
Số lao động trực tiếp
1681
81,4
2062
86,5
2304
87,6
381
242
311,5
Số lao động gián tiếp
385
18,6
322
13,5
325
12,4
-63
3
-30
Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học
214
10,4
245
10,3
309
11,8
31
64
47,5
Trung cấp
171
8,2
176
7,4
184
7,0
5
8
6,5
PTTH, CS
1681
81,4
1963
82,3
2136
81,2
282
173
227,5
Phân theo giới tính
Số lao động nam
1280
61,9
1540
64,6
1646
62,6
260
106
183
Số lao động nữ
786
38,1
844
35,4
983
37,4
58
193
98,5
Thu nhập bình quân (1000đ/người/ tháng)
1.250
1320
1.398
(Nguồn: số liệu phòng tổ chức hành chính)
Tuy nhiên đội ngũ công nhân trẻ tuy được bổ sung song còn ít, đào tạo chưa hoàn chỉnh, công nhân lớn tuổi đông, còn hạn chế về sức khoẻ, và trình độ chưa theo kịp được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Hiệu quả của bộ máy quản lý còn chưa cao do thiếu những cán bộ đầu ngành, chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn giỏi. Về mặt tiền lương công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên, từ đó tạo được tâm lý và do đó năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Với công nhân sản xuất công ty trả lương theo sản phẩm, với cán bộ quản lý trả lương theo thời gian, công nhân bán hàng, dịch vụ, thủ kho trả lương theo công việc hoàn thành.
1.5. Đặc điểm về sản xuất của công ty
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, qui cách có khối lượng lớn (hiện có gần 100 mặt hàng) điều này cho phép công ty có thể thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, giảm rủi ro trong kinh doanh và cũng đòi hỏi công ty phải thường xuyên cải tiến đổi mới mẫu mã, kích thước, chủng loại thì mới có thể giữ vững và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của mình. Một số sản phẩm chủ yếu của công ty như: săm lốp xe đạp, xe máy, xăm lốp ô tô, đồ cao su, ủng bảo hộ lao động... các sản phẩm của công ty phần lớn là tư liệu dùng thiết yếu nhất là ở Việt Nam hiện nay, nên co thuận lợi trong tiêu thụ do nhu cầu thường xuyên.
1.6. Đặc điểm về sản phẩm - thị trường - khách hàng.
Về sản phẩm: Cao su và những sản phẩm chế biến từ cao su có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp, nông nghiệp nói chung đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Cao su với tính năng đặc trưng quý báu nhất là có "đàn tính" caovà có tính năng cơ lý tốt như sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm nước... nên được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa có một nguyên liệu nào thay thế được để sản xuất săm lốp.
Về thị trường: Đối với thị trường trong nước thì với khả năng củ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0322.doc