MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH....................................................................................................................9
1.1 Lữ hành và doanh nghiệp lữ hành..................................................
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................9
1.1.1 Lữ hành.........................................................................................................9
1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành..................................................................................9
1.1.2.1 Định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành.........................................................9
1.1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành..............................................................9
1.2 Chương trình du lịch......................................................................................11
1.2.1 Khái niệm về chương trình du lịch.............................................................11
1.2.2 Đặc điểm của chương trình du lịch.............................................................12
1.2.3 Phân loại chương trình du lịch...................................................................13
1.2.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh..............................................................13
1.2.3.2 Căn cứ vào mức giá.................................................................................13
1.2.3.3 Căn cứ vào nội dung, mục đích chuyến đi..............................................14
1.2.3.4 Các căn cứ khác.......................................................................................14
1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành....................................14
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.........................................................................14
1.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành.....................................................15
1.3.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành..............................................15
1.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành....................16
1.3.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành........................20
1.4 Hệ thống đánh giá chỉ tiêu hoạt động kinh doanh lữ hành............................22
1.4.1 Lợi nhuận....................................................................................................23
1.4.2 Năng suất lao động bình quân....................................................................24
1.4.3 Số lượng khách...........................................................................................25
1.4.4 Doanh thu...................................................................................................26
1.4.5 Chi phí........................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LONG HUY TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI......................................................................29
2.1 Giới thiệu về công ty du lịch Long Huy........................................................29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty du lịch Long Huy.............29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Long Huy...........................................30
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Long Huy........................................30
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban......................................................30
2.1.2.3 Nguồn nhân lực trong công ty.................................................................32
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của công ty Long Huy..........................................36
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn.....................................................................37
2.1.4.1 Những thuận lợi.......................................................................................37
2.1.4.2 Những khó khăn......................................................................................38
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội........................................................................................................39
2.2.1 Tình hình hoạt động của hướng dẫn viên tại công ty.................................39
2.2.2 Phương pháp xác định tiền lương của doanh nghiệp..................................41
2.2.3 Tình hình sử dụng chi phí quảng cáo.........................................................41
2.2.4 Chính sách sản phẩm của công ty...............................................................43
2.2.5 Chính sách giá của công ty.........................................................................44
2.3 Tình hình tài chính của công ty.....................................................................46
2.3.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Long Huy trong năm 2006,2007,2008...................................................................................................46
2.3.2 Kết quả kinh doanh vào mùa lễ hội............................................................49
2.3.3 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.................................................51
2.3.2.1 Chi phí mùa lễ hội/ tổng doanh thu mùa lễ hội.......................................51
2.3.2.2 Doanh thu mùa lễ hội/ tổng doanh thu....................................................52
2.3.2.3 Lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận.....................................................54
2.3.2.4 Lợi nhuận mùa lễ hội/ chi phí mùa lễ hội................................................54
2.3.2.5 Khách du lịch mùa lễ hội/ tổng số khách................................................55
2.4 Đánh giá hiện trạng kinh doanh vào mùa du lịch lễ hội tại công ty du lịch LongHuy..............................................................................................................56
2.5 Các yếu tố tác động đến quản trị kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Long Huy.............................................................................................................57
2.5.1 Mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ.......................................................57
2.5.2 Tình hình các đối thủ cạnh tranh................................................................59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI TẠI CÔNG TY DU LỊCH LONG HUY....................................................................................................................60
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội...............................................................................60
3.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong thời gian sắp tới..................................................................................................................60
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội........................................................................................................61
3.2 Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh tại công ty du lịch Long Huy......................................................................................................................63
3.2.1 Giải pháp về nhân sự..................................................................................64
3.2.2 Tìm hiểu nghiên cứu thị trường..................................................................66
3.2.3 Giải pháp về chính sách sản phẩm.............................................................67
3.2.4 Giải pháp về chính sách giá................................................ .......................68
3.2.5 Quảng cáo...................................................................................................69
3.2.6 Chính sách quan đối tác.............................................................................70
3.2.7 Giải pháp về chi phí quản lý.......................................................................71
3.2.8 Lập kế hoạch, mục tiêu cụ thể....................................................................72
3.2.8.1 Vượt chỉ tiêu, han mức đề ra mỗi tuần....................................................72
3.2.8.2 Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.................72
3.3 Một số kiến nghị............................................................................................73
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước..............................................................................73
3.3.2 Kiến nghị với thành phố Hải Phòng...........................................................73
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến các nhu cầu về vật chất và tinh thần, trong đó nhu cầu đi du lịch của con người cũng không ngừng tăng lên. Những năm gần đây du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia và trong nền kinh tế thế giới. Ngành du lịch chiếm 10,7% GDP của toàn thế giới năm 2000. Du lịch là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề khác và tạo ra sự tích luỹ ngày càng cao cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa du lịch còn là phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoại, cầu nối giữa các vùng miền trong nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới. Du lịch phát triển tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình bằng hữu và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy nhiều nước đã coi trọng việc phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy những ngành nghề kinh tế khác.
Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam với lợi thế nằm trong vùng phát triển du lịch sôi động nhất hiện nay. Đồng thời Đảng ta phấn đấu đưa du lịch nhanh chóng trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn” được xem là những yếu tố quan trọng trong thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Cùng với các giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và có nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta phát triển và đạt được những kết qủa đáng khích lệ: Năm 2007 nước ta đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế và 17 triệu lượt khách nội địa, đạt 3,7 tỷ USSD. Dự báo năm 2010, nước ta đón 17 triệu lượt khách quốc tế và 25-26 triệu lượt khách nội địa đạt 4-4,5 tỷ USD.
Nhưng cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ được cung cấp là những nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch về chất lượng của các loại hình dịch vụ có trong chương trình du lịch. Chính chất lượng là yếu tố hấp dẫn khách và là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh lữ hành là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này.
Chính vì những lý do trên mà em đã quyết định chọn nội dung đề tài luận văn của mình là: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Long Huy”. Với mong muốn giúp công ty nghiên cứu thực trạng kinh doanh và tìm ra những giải pháp để công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch, tiến hành khảo sát thực trạng quá trình hoạt động kinh doanh để đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong mùa du lịch lễ hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: công ty TNHH TM và DV du lịch Long Huy.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong 3 năm 2006, 2007, 2008 và trong những năm sắp tới.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra thực địa.
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp lữ hành.
- Chương 2: Thực trạng kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty Long Huy.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học dân lập Hải Phòng, các thầy cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Tình đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo tận tình em trong thời gian làm luận văn. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Long Huy đã cung cấp những thông tin, số liệu quan trọng để em hoàn thành luận văn này.
Tuy em đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Liên
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
LỮ HÀNH
Lữ hành và doanh nghiệp lữ hành.
1.1.1 Lữ hành
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa về lữ hành như sau: " Lữ hành và việc xây dựng, bán, tổ chức, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch".
1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành
1.1.2.1 Định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành
- Doanh nghiệp lữ hành và đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch ( Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị Định 09/CP của Chính Phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL số 715/TCDL ngày 9/7/1994)
- Tại điều 43 luật du lịch Việt Nam doanh nghiệp lữ hành được chia thành 2 loại:
+ Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán, và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa cho khách nội địa.
+ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách quốc tế vào thănm Việt Nam, cho khách là người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi tham quan nước ngoài và cho khách du lịch nội địa.
1.1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành.
Các doanh nghiệp lữ hành thực hiện hoật động sau đây nhằm thực hiện quan hệ cung- cầu du lịch:
- Tổ chức các hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lí du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch
- Tổ chức các chương trình du lịch tron gói. Các chương trình này nahừm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí......thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch.
- Các công ty lữ hành lớn với cơ sở vật chất kĩ thuật phong phú từ các công ty hàng không, tới các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng....... đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và tương lai.
Sơ đồ 1.1 Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành trong quan hệ cung- cầu du lịch
Khách du lịch
Các công ty lữ hành
Các cơ quan vùng quốc gia
Tài nguyên du lịch
Kinh doanh lưu trú ăn uống ( NH, Ks..)
Kinh doanh vận chuyển (ô tô, tàu...)
* Lợi ích của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ của công ty lữ hành:
- Khi mua chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch sẽ tiết kiệm dược cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức, sắp xếp, bố trí cho chuyến du lịch của họ.
- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức, kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú, hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.
- Một lợi thế khác là mức giá thấp của chương trình du lịch. Các công ty lữ hành có khả năng giảm giá hơn rất nhiều so với mức giá công bố của nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có mức giá thấp hơn đối với khách.
- Một lợi ích không kém phần quan trọng là các công ty lữ hành giúp cho khách cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ mua và tựhc sự tiêu dùng nó. Các ấn phẩm quảng cáo và ngay cả những lời hướng dẫn của các nhân viên bán sẽ là ấn tượng ban đầu về sản phẩm du lịch. Khách du lịch vừa có quyền lựa chon vừa cảm thấy yên tâm và hài lòng với quyết định của chính bản thân họ
* Lợi ích của nhà cung cấp khi bán sản phẩm thông qua công ty lữ hành:
- Công ty lữ hành cung cấp những nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở các hợp đồng đã kí giữa 2 bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra tới công ty lữ hành.
- Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ hoạt động quảng cáo, khuếch trương của các công ty lữ hành.
1.2 Chương trình du lịch:
1.2.1 Khái niệm chương trình du lịch.
- Theo nghi định số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5/6/2001 định nghĩa: "Chương trình du lịch là lịch
trình được định trước của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức,
trong đó xác định thời gian của chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình.
- Theo luật du lịch Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/2006 tại mục 13 điều 4 giải thích từ ngữ: "Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi".
- Theo TS Nguyễn Văn Mạnh và TS Phạm Hồng Chương- Bộ môn du lịch trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra định ngiã chương trình du lịch như sau: " Chương trình du lịch là tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách".
1.2.2 Đặc điểm của chương trình du lịch.
- Tính tổng hợp: Chương trình du lịch là một sản phẩm dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau do nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung ứng. Các yếu tố cấu thành phổ biến bao gồm: Lộ trình hoặc hành trình, thời gian, các điều kiện đi lại, ăn, ở và các hạot động diễn ra trong suốt tuyến hành trình mà khách du lịch tham gia.
- Tính kế hoạch: Các doanh nghiệp phải dự kiến trước địa điểm đến, thưòi gian xuất phát, thời gian dừng chân, nghỉ ngơi tại điểm đến và bao gồm cả các dịch vụ mà khách được hưởng thụ tại mỗi nơi đến.
- Tính linh hoạt: Chương trình du lịch có tính linh hoạt cao. Khi doanh nghiệp lữ hành thiết kế sẵn chương trình du lịch để chào bán thì vẫn có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng.
- Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế, xây dựng và tổ chức chương trình du lịch, sự phân phối các yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian........sẽ có nhiều chương trình du lịch khác nhau. Chính sự kết hợp nhiều yếu tố, nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp và điều kiện hỗ
trợ khác tạo nên chương trình du lịch khác nhau cũng như tạo ra sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.
1.2.3 Phân loại chương trình du lịch
1.2.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: Gồm 3 loại là chương trình du lịch chủ động, bị động và kết hợp.
- Chương trình du lịch chủ động: Công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình.
- Chương trình du lịch bị động: Khách tự tìm đến công ty lữ hành, đề ra yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó công ty lữ hành xây dựng chương trình. hai bên tiến hành thảo thuận và thực hiện sauu khi đã đạt được sự nhất trí.
- Chương trình du lịch kết hợp: Là sự hoà nhập của 2 loại trên. Các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện. Thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng cáo khách du lịch sẽ tìm đến với công ty. Trên cơ sở sẵn có, hai bên tiến hành thảo thuận sau đó thực hiện chương trình du lịch.
1.2.3.2 Căn cứ vào mức giá: Gồm 3 loại: Chương trình du lịch trọn gói, tự chọn và cơ bản.
- Chương trình du lịch theo mức gái trọn gói:: Bao gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch và giá cả của chương trình là giá trọn gói. Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do công ty lữ hành tổ chức.
- Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: Chỉ bao gồm 1 số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho khách du lịch công vụ. Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi từ sân bay đến khách sạn.
- Hình thức theo mức giá tự chọn: với hình thức này khách du lịch có thể tuỳ ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu
chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể lựa chọn từng thành phần riêng rẽ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức giá khác nhau của cả một chương trình tổng thể.
1.2.3.3 Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi:
- Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.
- Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán.....
- Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng.
- Chương trình du lịch đặc biệt: tham quan chiến trường xưa cho các cựu chiến binh.
- Chương trình du lịch tổng hợp: là tập hợp của tất cả các thể lọai trên.
1.2.3.4 Ngoài ra còn có thể xây dựng các chương trình du lịch theo kiểu tiêu thức và thể loại sau:
- Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn. ư
- Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày.
- Các chương trình du lịch tham quan thành phố (city tour) với các chương trình du lịch xuyên quốc gia.
- Các chương trình du lịch quá cảnh.
- Các chương trình du lịch trên các phương tiện đường bộ (ô tô, xe máy, xe ngựa, xe đạp......), đường thuỷ ( tàu thuỷ, thuyền buồm.....), hàng không, đường sắt...
1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành.
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả ngay trong mỗi phương án kinh doanh cũng như lường trước những diễn biến phức tạp của thị trường. Nói cách khác, vấn đề hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu, là yêu cầu sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Hiệu qua có thể hiểu một cách chung nhất là một phạm trù kinh tế xã hội, đó là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào các hoạt động để đạt được mục đích nhất định của mỗi con người.
Về cơ bản hiệu quả được phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong đó hiệu quả kinh tế được quan tâm nhiều hơn và có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực ( nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn...) để đạt được mục tiêu xác định.
Có thể hiểu ngắn gọn là: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng kinh tế và được xác định bằng tỷ số giữa kết qurđạt được với chi phí để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.
- Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết các công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường.
1.3.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành
1.3.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Hiệu quả kinh doanh lữ hành thể hiện khả năng, mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ cao trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường. Trong đó bao gồm các yếu tố đầu vào là cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn sử dụng kinh doanh và lao động, tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân tạo, doanh thu từ hàng hoá, dịch vụ và cuối cùng là chi phí cho đối tượng lao động, tư liệu lao động là thuần tuý.
1.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành chủ yếu rơi vào hai nhóm nhân tố đó là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
* Các nhân tố khách quan: tình trạng việc làm, tình trạng giáo dục, phong cách lối sống, những đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội.....mọi yếu tố này đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Môi trường tự nhiên: Theo Pionik, du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có ý nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Du lịch ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp có nhu cầu đi về các vùng nông thôn, hay các vùng núi để có thể được đắm mình vào với tự nhiên để có thể thoát khỏi sự ồn ào của đô thị và tìm thấy sự thoải mái thư giãn trong những ngày nghỉ. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với con người. Với nhu cầu được hoà mình với thiên nhiên như vậy thì một môi trường trong sạch, nên thơ sẽ hấp dẫn, thu hút du khách. Do đó những người làm du lịch cần phải nắm bắt được nhu cầu của khách để từ đó có thể xây dựng nên các chương trình tham quan du lịch sao cho sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu của khách. Đây chính là nhân tố để những người làm du lịch có thể khai thác vào nhu cầu này của khách để tạo dựng nên các chương trình du lịch hấp dẫn, phù hợp.
- Môi trường xã hội: hiện nay đi du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của nhiều người trên thế giới. Việc đi du lịch không chỉ là mục đích nhu cầu đặt ra cho chuyến đi mà phần nào còn thoả mãn nhu cầu thể hiện mình trong xã hội con người. Do đó việc nhận thức của một cộng đồng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch, nó sẽ quyết định đến việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch của người dân như thế nào, từ đó sẽ quyết định đến thị trường khách như thế nào. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách của các doanh nghiệp lữ hành.
- Tính thời vụ: đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành gắn liền với yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách. Trong du lịch tính chất này đã tạo nên sự không đồng đều trong hoạt động kinh doanh. Trong thời điểm ngoài mùa vụ du lịch thì số lượng khách đi du lịch là rất ít, lao động dư thừa, các phương tiện vận chuyển chuyên phục vụ du lịch gần như ngừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh du lịch lữ hành của các công ty. Trong thời gian chính vụ du lịch, lượng khách lớn đòi hỏi nhân viên phải làm việc với tần suất cao, liên tục. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên.
- Khách hàng: đối với kinh doanh lữ hành khách hàng thực chất là thị trường. Thị trường của một tổ chức lữ hành là một tập hợp khách du lịch có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch và có khả năng thanh toán. Kết quả kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào tình hình đón khách của công ty. Nếu thị trường khách rộng, nhu cầu du lịch cao, quỹ thời gian rỗi nhiều, khả năng thanh toán của khách du lịch cao thì sẽ tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc khai thác khách.
Theo triết lý kinh doanh thì khách hàng là thượng đế và điều này càng có ý nghĩa đối với doanh nghiệp lữ hành. Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành.
- Sự phát triển của ngành khác: du lịch là ngành cần có sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác như bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, hàng không, ngân hàng, khách sạn......hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào các ngành kinh tế khác. Ngành bưu chính viễn thông giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu liên lạc, ngành giao thông vận tải thoả mãn nhu cầu đi lại. Do đó sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.
- Đối thủ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành du lịch cũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn. Thể hiện ở sự cạn tranh về giá, các chiến lược khuếch trương, tiếp thị thay đổi mẫu mã sản phẩm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách cũng như hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước: chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch thông qua các chính sách như chính sách thuế, tín dụng, thủ tục xuất nhập cảnh, ảnh hưởng đến cả người kinh doanh và khách du lịch.
Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách quốc tế đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy kinh doanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa để đón nhận đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế. Đối với trong nước, chính sách k._.huyến khích tiêu dùng hơn là tích luỹ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
* Các nhân tố chủ quan:
- Lực lượng lao động: đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì lực lượng lao động là người sáng tạo ra các máy móc, thiết bị hiện đại và điều khiển các máy móc thiết bị để tạo ra hiệu quả kinh doanh cùng với ý thức và tinh thần của mình.
+ Trong dịch vụ du lịch thì lực lượng lao động là người trực tiếp tạo ra sản phẩm của mình thông qua năng lực và trình độ của mình mà không qua một công cụ sản xuất nào và sản phẩm du lịch không có phế phẩm. Do đó trong du lịch, dịch vụ yếu tố con người là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất. Đội ngũ nhân viên có trình độ chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Hiện nay và thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp trên thương trường là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật.
- Vấn đề tổ chức quản trị doanh nghiệp: Quản tri doanh nghiệp hiện đại là luôn chú trọng đến việc xác định đúng các chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả, kết quả hoặc phi hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường. Do đó người quản lý là người biết xây dựng đúng các chiến lược kinh doanh, biết tìm thời cơ, biết đưa ra các quyết định đúng đắn, cùng với phương pháp quản lý, chỉ tiêu hợp lý sẽ giúp cho công việc có định hướng hơn sẽ thống nhất được công việc từ trên xuống, do đó làm việc sẽ đạt hiệu quả cao, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp phải chú trọng đến nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng cao.
+ Tổ chức, điều hành công việc dựa vào kinh nghiệm và nguồn nhân lực của mình, xác định mục tiêu, phương hướng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp.
+ Dùi dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững chắc và ổn định.
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất- kỹ thuật: trong du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tuy không phức tạp như các ngành sản xuất khác song nó cần có sự đầu tư cơ bản. hệ thống trao đổi thông tin cần phải được trang bị đầy đủ như máy fax, máy in, máy vi tính, điện thoại.......
Đây là phương tiện đặc biệt quan trọng để có thể trao đổi, xử lý, cập nhật thông tin khách hàng một cách nhanh nhất giúp cho việc trao đổi thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, nhân viên một cách thuận tiện.
Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo để tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chụi trong chuyến đi, nó sẽ giúp cho khách hàng rút ngắn được khoảng cách.
- Vốn kinh doanh: để có thể tồn tại và phát triển thì tất cả các dịch vụ đều có vốn kinh doanh. Nếu thiếu vốn thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả. Vì vậy vốn rất quan trọng, tuy nhiên kinh doanh đạt hiệu quả thì phải sử dụng đồng vốn thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng đồng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp.
- Chất lượng tour: chất lượng tour chính là mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Chất lượng tour phụ thuộc vào: tính khả thi của chương trình (lịch bay của các hãng hàng không, lịch chạy tàu, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình giao thông...), tốc độ hợp lý của chương trình ( khoảng cách giữa các điểm du lịch, điểm tham quan, thời gian trống để khách nghỉ ngơi....). Khi xây dựng chương trình du lịch cần phải nghiên cứu chú ý đến số km di chuyển trong thời gian du lịch, số lượng các tài nguyên du lịch trong chương trình, thời gian dành cho các điểm du lịch, thời gian nghỉ ngơi, thời gian hoạt động tự do của du khách để cho phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm sinh lý của các du khách.
Tinh thần hài hoà, đa dạng hoá các hoạt động nhưng phải đảm bảo nội dung ý tưởng của chương trình tránh các cảm giác nhàm chán cho du khách.
- Giá cả: đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu mức giá của công ty đưa ra quá cao so với mức chi phí (giá thành) thì tiền lãi từ một tour sẽ cao nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến lượng tour bán ra. Còn nếu mức giá bán của công ty đưa ra chỉ cao hơn mức giá thành rất nhỏ thì mức lãi suất không cao, có thể bán được nhiều tour nhưng hiệu quả kinh doanh lại thấp. Vì vậy công ty cần đưa ra mức giá hợp lý.
- Các chính sách của công ty: tuỳ theo mục đích của công ty mà đề ra những chiến lược kinh doanh khác nhau. Nếu để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường công ty có thể hạ thấp giá bán, đưa ra các chương trình khuyến mại....... để tạo ra sức cạnh tranh của mình. Điều này làm cho lợi nhuận tức thời của công ty giảm xuống, nhưng có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty về lâu dài tăng lên.
1.3.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào, mà còn cho phép nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện, tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất, để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Vì những lý do trên nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề hàng đầu được các doanh nghiệp quan tâm. Nó là điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh kế thị trường.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành đóng góp một phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế doanh nghiệp lữ hành không những tiết kiệm được thời gian lao động xã hội cần thiết, tiết kiệm lao động sống, làm giảm giá thành du lịch và dịch vụ mà còn tạo điều kiện cho lao động trong doanh nghiệp lữ hành có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành là tiền đề góp phần thu hút nguồn lao động do quy mô sản xuất được mở rộng và thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong xã hội cùng phát triển như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn.
Hiệu quả kinh doanh lữ hành là thước đo cơ bản đánh giá trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vì sự cải tiến chất lượng, dịch vụ vì thế khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Đây là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp lữ hành nào cũng muốn đạt được.
Bên cạnh đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành còn góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành đầu tư tái sản xuất mở rộng, chiếm lĩnh thị trường và từ đó đời sống và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện thu nhập tăng cao, làm đòn bẩy thúc đẩy họ làm việc hết mình vì công việc và kết quả là nâng cao năng suất lao động, tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
1.4 Hệ thống đánh giá chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành.
Từ góc độ qúa trình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực của các doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Để đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hệ thống chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu sử dụng lao động.
Khi kinh doanh chuyến du lịch, doanh nghiệp du lịch không chỉ đơn giản đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm trong du lịch mà còn là nhà sản xuất trong trong du lịch. Việc xây dựng các chỉ tiêu định lượng rất cần thiết, để giúp các nhà quản lý có một cơ sở chính xác và khoa học đánh giá một cách toàn diện hoạt động kinh doanh lữ hành và từ đó nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả kinh doanh loại sản phẩm này. Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó thấy được trình độ quản lý kinh doanh cũng như đánh giá được chất lượng các phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Đồng thời khẳng định vị thế, so sánh đẳng cấp với các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
- Doanh số bán: là tiền thu được về bán hàng hoá và dịch vụ.
- Vốn sản xuất: vốn được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: đất đai, nhà xưởng, bí quyết kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hoá……bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản cố định và tài sản lưu động và tiền mặt dùng cho sản xuất.
Theo tính chất luân chuyển vốn sản xuất được chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động.
Tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Lãi gộp: là phần còn lại của doanh số bán sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi
- Lợi nhuận trước thuế: bằng lãi gộp trừ đi chi phí cố định.
- Lợi nhuận sau thuế; hay còn gọi là lợi nhuận thuần tuý ( lãi ròng) bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi các khoản thuế.
1.4.1 Lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp, biểu hiện của quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đủ mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, nguồn vốn, tài sản……Nó được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại.
Công thức:
LN= DT- CP
Trong đó:
LN: Tổng lợi nhuận từ kinh doanh các chương trình du lịch trong kỳ.
DT: Tổng doanh thu.
CP: Tổng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của các chương trình du lịch trong kỳ phân tích, chỉ tiêu này còn để so sánh giữa các kỳ.
Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
TSLNdt= LN/ DT
Trong đó:
TSLNdt: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
LN: Tổng lợi nhuận
DT: tổng doanh thu.
Tỷ suất này cho biết mức độ lợi nhuận trên một đồng doanh thu là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
TSLNcp= LN/CP
Trong đó:
TSLNcp: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
LN: Lợi nhuận sau thuế
CP: Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trên một đồng chi phí là bao nhiêu.
1.4.2 Năng suất lao động bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động doanh nghiệp thì thực hiện phục vụ bao nhiêu ngày khách trong kỳ phân tích hoặc cứ một lao động thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu từ kinh doanh chuyến du lịch trong kỳ phân tích. Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất để so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa các kỳ phân tích với nhau, giữa các ngành với nhau. Nó được biểu hiện như sau:
NSLĐ1 = DT
TLĐ
Trong đó:
NSLĐ1: Năng suất lao động theo doanh thu
DT: Tổng doanh thu trong kỳ
TLĐ: Tổng số lao động trong doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết cứ một công nhân của doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Năng suất lao động theo tổng số ngày khách
NSLĐ2= TSNK
TLĐ
Trong đó:
TSNK: Tổng số ngày khách.
TLĐ: Tổng số lao động.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một ngày lao động thì phục vụ được bao nhiêu ngày khách trong kỳ kinh doanh.
1.4.3 Số lượng khách.
- Tổng số lượt khách: Chỉ tiêu này thể hiện số lượng khách mà công ty đã đón trong kỳ phân tích
Công thức:
n
TSLK = Σ Qi
i=1
Trong đó:
TSLK: Tổng số lượt khách trong kỳ.
Qi: số lượng khách trong chương trình du lịch thứ i
n: Số chương trình du lịch thực hiện.
- Thời gian trung bình một chuyến đi: đây là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác. Một chuyến đi dài ngày với lượng khách lớn là điều mong muốn với doanh nghiệp vì nó giảm nhiều chi phí và tăng doanh thu cho công ty. Thời gian trung bình của một khách trong một chuyến du lịch còn đánh giá được kinh nghiệm kinh doanh của công ty và tính hấp dẫn của chương trình du lịch. Để tổ chức được chuyến đi du lịch dài ngày cần phải có công tác điều hành, hướng dẫn viên tốt, có kinh nghiệm không xảy ra những sự cố khi thực hiện chương trình du lịch.
Công thức:
TG = TSNK
TSLK
Trong đó:
TG: Thời gian trung bình một ngày khách.
TSNK: tổng số ngày khách.
TSLK: tổng số lượt khách.
- Số khách trung bình trong một chương trình du lịch: Chỉ tiêu này cho biết một chương trình du lịch thì có bao nhiêu khách tham gia.
Công thức:
SK = TSLK
N
Trong đó:
SK: Số khách trung bình trong một chuyến đi.
N: Số chuyến du lịch thực hiện trong kỳ.
TSLK: tổng số lượt khách.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa trọng trong việc đánh giá kết quả kinh doanh trong chuyến du lịch. Trước hết nó phản ánh tính hấp dẫn của chương trình du lịch, khả năng thu hút khách của công ty. Nó liên quan đến điểm hoà vốn trong một chuyến du lịch, chính sách giá của doanh nghiệp. Số khách đông làm cho sử dụng hết công suất của tài sản cố định góp phần giảm chi phí của doanh nghiệp.
Thường trong một kỳ phân tích người ta tính theo từng loại chương trình du lịch, từng loại khách hàng và từng thời gian để đánh giá chính xác.
- Tổng số ngày khách thực hiện: chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số lượng ngày khách. Chỉ tiêu này được tính như sau:
n
TNK = Σ Qiti
i=1
Trong đó:
TSK: Tổng số khách trong kỳ phân tích.
ti: độ dài của chương trình du lịch thứ i (đơn vị ngày)
Qi: số khách tham gia chương trình du lịch thứ i (đơn vị khách)
Chỉ tiêu này rất quan trọng nó có thể dùng để tính cho từng loại chương trình du lịch., so sánh hiệu qủa kinh doanh trong từng chuyến du lịch, giữa các thị trường khách, giữa doanh nghiệp với đối thủ….Một chương trình du lịch có số lượng khách ít nhưng thời gian của chuyến đi dài thì làm cho số ngày khách tăng và ngược lại.
1.4.4 Doanh thu.
Đây là chỉ tiêu chung nhất phản ánh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh du lịch của công ty mà còn để xem xét từng loại chương trình du lịch của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm.
Mặt khác nó còn là cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận thuần và các chỉ tiêu tương đối để đánh giá vị thế, hiệu quả kinh doanh của công ty. Doanh thu còn là nguồn quan trọng để đảm bảo các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí khác. Doanh thu càng cao càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng lớn. Để đạt được doanh thu cao, doanh nghiệp càng phải cố gắng phấn đấu từ mọi góc độ như giá bán, tăng lượt khách, tăng khả năng chi tiêu của khách, kéo dài thời giant ham gia chương trình du lịch.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
n
DT = Σ PiQi
i=1
Trong đó:
DT: Tổng doanh thu từ chương trình kinh doanh du lịch.
Q: Số khách trong một chương trình du lich.
P: giá bán chương trình du lịch cho một khách.
N: số chuyến du lịch mà công ty thực hiện
Doanh thu của một chuyến du lịch thứ i phụ thuộc vào giá bán và số khách có trong chuyến du lịch đó. Tổng doanh thu từ chương trình kinh doanh du lịch là tổng doanh thu của n chuyến du lịch mà công ty thực hiện trong kỳ.
1.4.5 Chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này được phản ánh như sau:
n
TC = Σ Ci
i=1
Trong đó:
TC: Tổng chi phí dùng cho các chuyến du lịch trong kỳ.
Ci: chi phí dùng để thực hiện chương trình du lich thứ i.
N: số chương trình du lịch thực hiện.
Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của chương trình thực hiện chuyến du lịch trong kỳ. Chi phí dung để thực hiện chương trình du lịch thứ i là tất cả các chi phí cần thiết để thực hiện chương trình du lịch như vé tham quan, hướng dẫn viên, ăn, ngủ và các chi phí khác. Nếu chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho một chương trình dịch vụ du lịch càng thấp thì nó sẽ làm giảm được giá thành sản phẩm, hạ giá bán, làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các đối thủ.
Trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phấn đấu, có nghĩa là giảm tối đa những gì có thể. Ngoài việc chi phí mua bán các dịch vụ thì việc giảm chi phí tuyển dụng lao động, chi phí giao dịch tiếp khách là rất cần thiết. Việc chi tiêu của công ty cũng cần lập kế hoạch rõ rang.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả, mà muốn kinh doanh có hiệu quả thì buộc các doanh nghiệp phải tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải giảm chi phí một cách tối đa.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
DU LỊCH LONG HUY TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty du lịch Long Huy.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy thành lập ngày 14 tháng 8 năm 2003. Khi mới thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn kinh doanh. Nhưng đến nay công ty đã đạt được những thành công nhất định trong kinh doanh lữ hành nội địa cũng như lữ hành quốc tế. Hiện nay những sản phẩm, dịch vụ của công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy với chất lượng và uy tín cao đối với khách hàng đã có chỗ vững vàng trên thị trường và đã được các bạn hàng khắp trong và ngoaì nước biết đến như 1 địa chỉ tin cậy.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy là 1 đơn vị kinh doanh độc lập chịu sự quản lý của giám đốc. Các hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: tư vấn thủ tục xin cấp visa, hộ chiếu và gia hạn visa, đặt phòng khách sạn, hội nghị hội thảo, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ, du học và di trú Úc.
Hiện nay Long Huy travel đang họat động trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và là thành viên chính thức của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam. Hiện tại công ty đã mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng và Hà Nội.
Tên giao dịch: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy
Tên tiếng Anh: Long Huy trading Tourism Service Co.,Itd
Trụ sở: 2A/27 Hoàng Quý- Lê Chân- Hải Phòng
Mã số thuế: 0200556958
Giấy phép kinh doanh số: 0202001400
Văn phòng tại Hải Phòng: Tầng 5 khu TTTM Quốc tế, 22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng
Tel: +84.31.3569 567
Fax: +84.21.3747 964
Email: hns_travel@hn.vnn.vn
Website: www.longhuytravel.com
Văn phòng Hà Nội: Tầng 10, số 27 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: +84.4.3242 2015
Fax: .+84.4.3636 8447
Email: gm@longhuytravel.com
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy lữ hành của công ty du lịch Long Huy.
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Long Huy.
Bộ phận Marketing
Bộ phận điều hành
Bộ phận kế toán
Bộ phận dịch vụ
Bộ phận hướng dẫn
Ban giám đốc
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
- Ban giám đốc: Ban giám đốc điều hành gồm 2 người, trong đó bà Hoàng Thị Ninh giữ vai trò điều hành chính. Là giám đốc của công ty cí quyền quyết định mọi hoạt động chính và chụi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước công ty và pháp luật. Người còn lại là phó giám đốc- bà Vũ Thị Tâm,
là lãnh đạo cấp cao sau giám đốc. Trong trường hợp giám đốc đi vắng, phó giám đốc được quyền quyết định và giải quyết những vấn đề bất thường xảy ra.
- Bộ phận điều hành: Tại công ty bộ phận điều hành đóng vai trò tổ chức sản xuất, tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của doanh nghiệp. Bộ phận điều hành của doanh nghiệp có nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai và phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện các chương trình du lịch do khách yêu cầu. Ngoài ra bộ phận điều hành còn phải thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan, ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý.
Bộ phận điều hành theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch. Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các doanh nghiệp gửi khách và các nhà cung cấp du lịch. Nhanh chóng xử lý kịp thời các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.
- Bộ phận kế toán: Chụi trách nhiệm về mặt tài chính của công ty: hạch toán hoạt động kinh doanh của công ty, tính hiệu quả doanh thu, cước phí, lợi nhuận, chi trả tiền lương cho nhân viên của công ty. Thực hiện chế độ báo cáo định kì, kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bộ phận Marketing: Các nhân viên phòng Marketing có nhiệm vụ
vạch ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh du lịch. Bán, tuyên truyền quảng cáo các chương trình du lịch của công ty cho khách. In các tờ lịch, tờ gấp có đầy đủ các chương trình du lịch và gửi đến các tập thể cá nhân, cơ quan có nhu cầu đi du lịch. Nhân viên bộ phận Mar đến tận cơ quan, xí nghiệp để mời, thuyết phục họ mua chương trình. Duy trì thị trường khách truyền thống, mở rộng thị trường mới.
- Bộ phận hướng dẫn: Phòng hướng dẫn nhận chương trình du lịch từ phòng điều hành, phân công hướng dẫn viên phục vụ các đoàn 1 cách chu đáo theo hợp đồng đã ký. Lập chương trình du lịch, tham gia tiếp thị và khai thác khách hàng cùng với phòng Mar. Lảm thoả mãn nhu cầu nhất định của khách du lịch trong quá trình thực hiện chuyến đi. Đón tiếp khách, giới thiệu, thuyết minh, chỉ đường tới các đối tượng tham quan trong chuyến du lịch. Hơn nữa hướng dẫn viên còn đóng vai trò cung cấp thông tin quảng cáo và tiếp thị tới du khách.
- Bộ phận dịch vụ: Bộ phận dịch của Long Huy Travel có nhiều dịch vụ khác liên quan mật thiết đến du lịch như: Đặt phòng nghỉ, đặt ăn, thuê ô tô, mua vé tàu, vé máy bay.....cho các đoàn theo hợp đồng đã kí. Mua bảo hiểm du lịch và các lọai thuốc cần thiết cho đoàn như thuốc say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng....., thanh lý hợp đồng phục vụ khách. Chuyển các loại chứng từ và tiền thu được của khách hàng cho bộ phận kế toán. Chụi trách nhiệm lưu trữ chuyển phát công văn. Đáp ứng nhu cầu của khách về visa, hộ chiếu theo quy định hiện hành.
2.1.2.3 Nguồn nhân lực trong công ty.
Trong bất kì một hình thức sản xuất nào con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định nhất, chỉ có con người mới điều khiển được máy móc dây chuyền công nghệ để tạo ra được những sản phẩm cuối cùng. Hơn nữa trong du lịch do đặc điểm là ngành cung ứng dịch vụ thì con người càng trở nên quan trọnh, chính đội ngũ trong kinh doanh lữ hành là người phục vụ và tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu dùng sản phẩm. Vì thế để tạo ra được một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phần lớn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ lao động trong đơn vị: thể hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ và kĩ năng phục vụ cũng như sự tinh tế trong giao tiếp và phục vụ khách. Hiện nay ngành kinh doanh du lịch đang có xu hướng cạnh tranh chủ yếu về mặt chất lượng. Bởi vậy nhân tố về lao động phải được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu đánh giá sự thành công của doanh nghiệp lữ hành.
Xét về đội ngũ lao động trong công ty du lịch Long Huy hiện nay có 14 người trong đó có 6 nam và 8 nữ.
Sự phân bố lao động trong công ty du lịch Long Huy được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH TM & DV DL Long Huy:
Các bộ phận
Số nhân viên
Giới tính
Độ tuổi
Trình độ nghiệp vụ
Nam
Tỉ lệ
Nữ
Tỉ lệ
20-35
36-50
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Ban giám đốc
2
0
2
100
2
2
Điều hành
2
2
100
2
2
Marketing
2
2
100
2
2
Hướng dẫn
4
3
75
1
25
3
3
Kế toán
1
1
100
1
1
Dịch vụ
3
1
33.3
2
66.7
1
2
1
1
1
Tổng
14
6
43
8
57
12
2
12
1
1
(Nguồn số liệu của công ty du lịch Long Huy)
* Đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động:
- Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh mức doanh thu bình quân đạt được của một lao động.
NSLĐ= DT/TLĐ
Trong đó:
NSLĐ: Năng suất lao động bình quân.
DT: Tổng doanh thu
TLĐ: Tổng số lao động trong kỳ.
Năm 2008 tổng số lao động trong kỳ là 14 người, doanh thu đạt 6.382.045.879 đồng. Do đó hiệu quả sử dụng lao động là:
NSLĐ= 6382045879/14
NSLĐ= 455 860 412 đồng
Trong mùa du lịch lễ hội doanh thu đạt 2.369.470.247, với tổng số lao động là 14 người:
NSLĐ= 2 369 470 247/14
NSLĐ= 169 247 875 đồng
- Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động:
(II)= II/TLĐ
Trong đó:
(II): Lợi nhuận bình quân trong kỳ của một lao động.
II: Lợi nhuận trong kỳ
TLĐ: Tổng số lao động trong kỳ.
+ Trong năm 2008 lợi nhuận là 277.039.554 đồng, với tổng số lao động là 14 người nên lợi nhuận bình quân trong kỳ của một lao động là:
(II)= 277 039 554/14
(II)= 16 217 111 đồng
+ Năm 2008 doanh thu mùa lễ hội là 122.652.005 đồng, với tổng số lao động là 14 người, nên lợi nhuận bình quân trong mùa du lịch lễ hội của một lao động là:
(II)= 122 652 005/14
(II)= 8 760 858 đồng.
Nhìn vào chỉ tiêu năng suất lao động và chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động ta thấy nhân viên trong công ty còn làm việc chưa hết năng suất, nên kết quả đem lại chưa cao. Do có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó ban lãnh đạo công ty cần có những chính sách kịp thời để nâng cao năng suất lao động đối với mỗi nhân viên trong công ty.
- Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động trong công ty còn tương đối ít, nhất là ở bộ phận Marketing và bộ phận hướng dẫn. Bộ phận dịch vụ tuy có 3 người nhưng chủ yếu làm các dịch vụ về du học và di trú Úc.
Tỉ lệ nhân viên nam chiếm 43 % tổng số lao động trong công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận điều hành và hướng dẫn , tỷ lệ nhân viên nữ chiếm 57% tổng số nhân viên trong công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận thị trường và dịch vụ. Như vậy số nhân viên nữ chiếm phần nhiều hơn số nhân viên nam, đây cũng là tình hình chung của các công ty kinh doanh lữ hành.
- Nhìn chung kết cấu lao động trong công ty là lao động trẻ, số lao động tuổi 20- 35 chiếm 85%, đây cũng là một thuận lợi lớn cho công ty. Công ty cũng cần có những chính sách hợp lý để bồi dưỡng thêm kinh nghiệm và trình độ đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ tạo cơ sở tiền đề cho việc xây dựng một đội ngũ lao động vững vàng kinh nghiệm.
- Xét về chất lượng cơ cấu trình độ của đội ngũ lao động được phân bố như sau:
+ Trình độ đai học là 12 người chiếm 86% tổng số lao động
+ Trình độ cao đẳng là 1 người chiếm 7 % tổng số lao động.
+ Trình độ trung cấp là 1 người chiếm 7% tổng số lao động.
Biểu đồ nguồn nhân lực trong công ty
Nhân viên có trình độ đại học tập trung hầu hết ở bộ phận ban giám đốc, kế toán, điều hành, hướng dẫn và thị trường. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi những bộ
phận này yêu cầu cao về trình độ văn hoá, cũng như chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên để đảm bảo những công việc chủ chốt của công ty.
- Là công ty du lịch chuyên phục vụ khách khách nội địa và quốc tế nhưng nhìn chung trình độ ngoại ngữ của phần lớn nhân viên công ty còn chưa cao, mới chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận ban giám đốc và bộ phận hướng dẫn. Vì vậy công ty cần có những kế hoạch bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho nhân viên bằng các khoá học ngắn hạn, dài hạn được tổ chức trực tiếp trong công ty. Nhất là tiếng Nhật vì công ty Long Huy thường xuyên tổ chức cho các đoàn trong khu công nghiệp Nomura.
Nhìn chung với nguồn nhân lực như hiện nay của công ty cũng đã đáp ứng được những công việc trước mắt, nhưng để phát triển nguồn nhân lực mạnh với số lượng hợp lí và chất lượng cao ngay từ bây giờ công ty cần có những kế hoạch cụ thể và phù hợp từ khâu tuyển dụng đào tạo cho đến chế độ ưu đãi hợp lí để đội ngũ nhân viên ngày càng lớn mạnh.
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của Long Huy Travel.
Long Huy Travel được sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0202001400. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là:
- Kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế: Thị trường khách của Long Huy travel hiện đang được mở rộng có thể phục vụ tất cả các khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (Inbound) cũng như công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài (Outbound). Long Huy travel đã có quan hệ hợp tác tốt với các công ty lữ hành du lịch tại Thái Lan, Hồng Kông, Indonexia, Malayxia, Đài Loan, Nhật Bản, Australia....
- Kinh doanh lữ hành nội địa: Đón và nhận công dân Việt Nam đi du lịch trong nước với các chương trình tour phong phú, độc đáo và hấp dẫn, công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy hiện đang là điểm hẹn cho những ai muốn khám phá, tìm hiểu cảnh quan, phong tục tập quán của đất nước con người Việt Nam và thế giới.
- Bên cạnh đó Long Huy travel là hãng lữ hành du nhất tại Hải Phòng chuyên tổ chức các chương trình du lịch kết hợp hội thảo mang tính chuyên nghiệp
cao (M.I.C.E) với đầy đủ trang thiết bị, phòng họp đạt tiêu chuẩn như: Bàn ghế bày trí theo yêu cầu, nước khoáng, kẹo bạc hà, hoa tươi, giấy bút, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, microphon không dây, hệ thống micro để bàn, sân khấu, bục phát
biểu. Các thiết bị truyền hình ảnh : LCD, OHP, video, đầu DVD, VCD, TV, đèn chiếu phim cùng với nhiều trang thiết bị cụ thể khác sẽ được đáp ứng khi có yêu cầu.
- Kinh doanh nhà hàng.
- Kinh doanh vận tải:
- Các dịch vụ bổ trợ khác:
+ Dịch vụ đặt phòng khách sạn
+ Dịch vụ xuất nhập cảnh (visa, hộ chiếu.....)
+ Dịch vụ đặt vé máy bay.
+ Kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ.
+ Du học và di trú Úc
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt của thị trường, Long Huy- HNS travel luôn luôn đề cao uy tín thông qua chất lượng dịch vụ. Với đội ngũ hướng dẫn viên trẻ năng động, nhiệt tình, được đào tạo chuyên nghiệp đã từng bước khẳng định vị thế của mình, thoả mãn khách hàng cũng như xây dựng lòng tin tuyệt đối của quý khách với công ty bằng phương châm:
Smiling- Satisfaction- Safety
Vui vẻ- Thoải mái- An toàn
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn.
2.1.4.1 Những thuận lợi.
Hải Phòng nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc là Hà Nội- Hải Phòng- Quả._. sở tại số 83 Bạch Đằng- Ngô Quyền- Hải Phòng, công ty thành lập được khoảng 6 năm, ngoài kinh doanh du lịch còn kinh doanh các dịch vụ khác như : rượu, bia, rượu vang.
- Công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng: trước năm 2006 thuộc công ty cổ phần khách sạn Đại Dương. Từ năm 2006 trở đi công ty Hoa Phượng tách ra khỏi công ty cổ phần khách sạn Đại Dương. Công ty Hoa Phượng có trụ sở tại số 2 Trần Quang Khải. Công ty Hoa Phượng cũng là công ty có uy tín trên thị trường du lịch, cũng có cùng thị trường khách như công ty Long Huy. Nên hai công ty cũng luôn có sự cạnh tranh về giá để thu hút lượng khách về với công ty mình.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI TẠI
CÔNG TY TNHH TM & DV DU LỊCH LONG HUY
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội.
3.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới.
Công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy thành lập năm 2003, từ đó cho đến nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển với những phương hướng kinh doanh có hiệu quả. Hiện nay công ty đã có uy tín rất lớn tại thị trường du lịch Hải Phòng và một số tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội và có thể nói là một trong những con chim đầu đàn của ngành du lịch Hải Phòng để giữ vững những gì đã đạt được và luôn đưa ra những phương hướng mục tiêu cụ thể.
Đứng vững trên thị trường có tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay công ty luôn giữ vững và đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với khách hàng của mình. Công ty nhận định rằng khách hàng chủ yếu quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng tốt và thường xuyên cải tiến chúng. Đó chính là chính sách và phương hướng theo sản phẩm của công ty. Công ty luôn chú trọng đổi mới các sản phẩm dịch vụ tạo ra cho du khách luôn có cảm giác thật mới lạ.
Đối với những đoàn khách đông công ty thường quay những hình ảnh trong suốt lịch trình sau đó in ra đĩa để tặng lại cho khách hàng làm kỷ niệm và luôn có logo của công ty Long Huy xuất hiện và in trong tâm trí khách hàng đó chính là định hướng mục tiêu sản phẩm của công ty. Chính những sản phẩm này một phần cũng đem lại sự hứng thú cho khách hàng và từ đó khách hàng luôn đề cao và tin tưởng vào những sản phẩm của công ty.
Định hướng khách hàng riêng phần quan điểm trái ngược với phương hướng sản phẩm. Công ty khẳng định rằng chìa khoá để đạt được những nhu cầu cần mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sự thành công của Marketing xuất phát từ một khái niệm cơ bản đó là sự trả lời của
khách hàng tiềm tàng cho các câu hỏi của các doanh nghiệp nên cung cấp sản phẩm gì, phân phối và định dạng như thế nào? Chính qua phương hướng theo khách hàng công ty chú trọng vào phát triển và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của du khách, làm sao để chỉ tiếp xúc là khách hàng đã cảm thấy tin tưởng và đặt niềm tin vào công ty và tin vào các sản phẩm của mình.
Chính những định hướng đó của công ty làm sao để cho khách hàng chính là chìa khoá và khách hàng tiềm năng để đánh giá được hình ảnh của công ty. Thông qua khách hàng công ty mới biết được hình ảnh của công ty đang ở vị trí nào trên thị trường và qua đó khẳng định được những ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh công ty du lịch Long Huy vào mùa du lịch lễ hội.
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm 2009 và kế hoạch kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội trong những năm sắp tới.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
So sánh 2009/2008
Mùa lễ hội
So sánh 2009/2008
2008
2009
+/-
%
2008
2009
+/-
%
1. Doanh thu
1000Đ
6,382,045,879
7,059,298,769
677,252,890
110,6
2,369,470,247
3,204,234,245
834,763,998
135,2
2. Chi phí
Tr.Đồng
6,105,006,325
5,934,866,775
-340,139,550
2,216,864,864
2,745,639,060
528,774,196
123,9
3. Lợi nhuận
Tr.Đồng
277,039,479
1,124,431,994
1,047,363,515
14.59
152,605,383
458,595,185
305,989,802
300,5
4. Số lao động
Người
14
17
3
121,4
14
17
3
121,4
5. Tổng số khách
Người
10,893
12,478
1,585
145,6
3,972
4,569
597
115
(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty)
Qua bảng kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm 2009 và trong mùa du lịch lễ hội trên ta thấy công ty đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể năm 2009 là:
+Tổng doanh thu đạt 7.059.298.769 đồng tăng 110,6% so với năm 2008 tương ứng với số tiền là 667.252.890 đồng.
+ Doanh thu trong mùa lễ hội cũng tăng 153,2% tương ứng với số tiền là 834,763,998 đồng.
+ Một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không chính là lơi nhuận thu được. Chính vì vậy công ty đã đặt ra và cố gắng đạt tốc độ tăng lợi nhuận là 145,9% tương ứng với số tiền là 1,047,363,515 đồng.
+ Trong mùa du lịch lễ hội công ty cũng cố gắng đạt tốc độ tăng lợi nhuận là 300,5% tương ứng với số tiền 305.898.802 triệu đồng.
+ Để đạt được mục tiêu đề ra công ty cần mở rộng quy mô và tăng thêm số nhân viên thêm khoảng 121,4% tức là tăng thêm 3 nhân viên đặc biệt là hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt.
+ Để có thể mở rộng quy mô kinh doanh công ty còn đầu tư thêm số vốn kinh doanh là tương ứng với số tiền 300.000.000 đồng vào các hoạt động quảng cáo nhằm thu hút khách.
+ Và công ty cố gắng phấn đấu trong năm 2009, tổng số lượng khách sẽ tăng lên 114,6% (tương ứng với 1,585 người), trong đó lượng khách của mùa du lịch lễ hội tăng lên 579 người chiếm 115%.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty không ngừng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Công ty cần có kế hoạch mở rộng quy mô, tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh của công ty tới khách hàng cũng như đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sang tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra một môi trường kinh doanh có lợi cho mình.
3.2.1 Giải pháp về nhân sự.
- Nâng cao năng lực đội ngũ lao động, tạo động lực cho người lao động.
- Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Mà đặc biệt là đội ngũ lao động trong du lịch đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chương trình vì du lịch là ngành tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là ngành tiêu dùng sản phẩm song song với quá trình sản xuất và không có phế phẩm. Do đó càng đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ cao, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách. Đồng thời phải là người có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực kinh tế- văn hoá- chính trị- xã hội, phải biết tận dụng kiến thức đó vào bài thuyết minh của mình và các thông tin đưa ra trong bài thuyết minh của mình phải chính xác, được cập nhật thường xuyên.
+ Chỉ tiêu năng suất lao động= doanh thu/ tổng số lao động
= 3 204 234 245/ 17
= 188 484 367 đồng
Như vậy trong mùa du lịch lễ hội năm 2009 mỗi nhân viên trong công ty du lịch Long Huy sẽ phải tạo ra được 188.484.367 đồng doanh thu.
+ Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân trong kỳ của một lao động
(II)= Lợi nhuận trong kỳ/ tổng số lao động
= 458 595 185/17
= 26 997 599 đồng.
Trong mùa du lịch lễ hội năm 2009 mỗi nhân viên trong công ty phải tạo ra được 26.997.599 đồng lợi nhuận
Như vậy so với năm 2008 năng suất lao động của mỗi nhân viên tăng lên 19.236.492 đồng doanh thu.
Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của mỗi lao động năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 18.236.741 đồng lợi nhuận
- Hiện nay công ty du lịch Long Huy còn ít nhân viên nên cần phải có những biện pháp, phương hướng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Trong sắp thời gian tới công ty cần tuyển thêm 3 nhân viên chủ yếu là hướng dẫn viên ( tuyển 2 nhân viên nam và 1 nhân viên nữ), có thể làm việc ở cả bộ phận thị trường và bộ phận hướng dẫn. Trong những ngày có khách thì hướng dẫn viên sẽ phụ trách dẫn đoàn đi tham quan, còn trong những ngày vắng khách hoặc vào những tháng không có khách thì hướng dẫn viên sẽ phải cùng kết hợp với bộ phận điều hành khai thác thị trường, giới thiệu chương trình với khách du lịch.
+ Đối với công tác tuyển dụng nhân sự:
Trong năm qua, việc kinh doanh chương trình du lịch ngày một phát triển, với lượng công việc ngày càng lớn khiến cho công ty thiếu nhân viên trầm trọng. Việc tuyển dụng thêm nhân sự để giúp cho công tác quản lý và tổ chức chương trình du lịch hiệu quả hơn. Để việc tuyển dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí , công ty du lịch Long Huy có thể thực hiện tuyển dụng thông qua các bước như
Bước 1: Chuẩn bị và thông báo tuyển dụng (có thể tuyển ở trên báo, đài, internet và nhất là trên website của công ty) .
Bước 2: Thu nhận hồ sơ và sơ tuyển.
Bước 3: Ra quyết định tuyển dụng.
Trong từng bước tuyển dụng công ty cần phải thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể tuyển được những người có tài, có năng lực phù hợp với công việc đặt ra.
Trong công tác tuyển dụng công ty cần tuyển đúng số lượng, đúng vị trí. Điều này rất quan trọng giúp cho công ty đạt được mục tiêu đề ra.
Việc tuyển dụng còn đòi hỏi phải đúng chất lượng vì vậy công ty cần đề ra những tiêu chuẩn chung khi tuyển lao động như: sử dụng thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Nhật đối với hướng dẫn viên), thành thạo vi tính, có sức khoẻ tốt, khả năng giao tiếp, am hiểu về văn hoá Việt Nam, hiểu biết về đặc điểm của cả nước. Đối với nhân viên bộ phận Outbound và Inbound cần có sự hiểu biết về đặt vé máy bay, các thủ tục làm visa, hộ chiếu……
Công việc tuyển dụng đối với công ty là rất quan trọng. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm trang bị và bổ sung cho đội ngũ lao động những kiến thức, những kỹ năng để hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời việc đào tạo và phát triển nhân lực tạo ra cơ hội phát triển cho công ty và cho bản thân người lao động.
Công ty có thể tuyển nhân viên từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc tuyển thêm cộng tác viên là những sinh viên của các trường đại học hoặc nhân viên cũ đã chuyển sang đơn vị làm việc khác vừa tiết kiệm được chi phí lại có thêm nguồn nhân lực trong những ngày đông khách đi du lịch nhất là vào cuối tuần.
Công ty có thể bố trí những nhân viên cũ kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ với những nhân viên mới để nhân viên mới có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường cũng như nhân viên của công ty.
Việc luân phiên thay đổi công việc cũng giúp cho nhân viên trong công ty nắm bắt được nhiều kỹ năng thực hiện công việc khác nhau, hiểu được cách thức phối hợp công việc của các bộ phận khác nhau trong công ty. Điều này cũng giúp cho các nhân viên trong công ty có thể học hỏi them các kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau.
Nhờ đó công ty có thể bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp các bộ phận hiệu quả hơn.
Công ty cũng có thể liên kết với các trường học để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách mở các lớp học ngắn hạn hoặc gửi nhân viên đi học tại các trường.
3.2.2 Tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
Do đặc điểm của du lịch lễ hội là diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, sau Tết Nguyên Đán, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường được diễn ra trước đó từ 1-2 tháng.
Bộ phận Marketing lên kế hoạch cụ thể cho từng tuần. Có thể kết hợp với bộ phận hướng dẫn đến các cơ quan hành chính, các trường học, các doanh nghiệp mang theo tập gấp, tờ rơi, các chương trình mới của mùa du lịch sắp tới để giới thiệu các chương trình du lịch của công ty. Tìm hiểu xem trong thời gian sắp tới các đơn vị có nhu cầu đi đâu, với số lượng bao nhiêu ngườii, đi bao nhiêu ngày, tìm hiểu nhu cầu của khách có thay đổi gì không, chỉ là đi du lịch lễ hội thuần tuý hay kết hợp với mục đích khác. Sau đó nhân viên công ty ghi lại những thông tin đó và tên, địa chỉ, điện thoại, email của khách hàng để tiện liên hệ .Trong trường hợp các đơn vị ở quá xa so với công ty thì nhân viên công ty có thể gọi điện thoại giới thiệu chương trình, gửi qua fax, email…
Nghiên cứu thị trường còn diễn ra cả sau Tết Nguyên Đán khi mà các lễ hội đã bắt đầu diễn ra. Nên viêc nghiên cứu thị trường vẫn phải tiến hành.
3.2.3 Giải pháp về chính sách sản phẩm.
Trong năm 2008 vừa qua, phòng kinh doanh của công ty du lịch Long Huy đã khá thành công trong việc tạo sản phẩm mới và thu hút số lượng khách không ít.
Tuy nhiên, những tuyến điểm trong chương trình du lịch của công ty chưa mới mẻ đối với khách du lịch. Vì vậy trong giai đoạn kinh doanh tiếp theo công ty cần phải xây dựng các chương trình du lịch có các tuyến điểm mới mẻ, hấp dẫn, kích thích sự tìm tòi khám phá của khách, tạo ấn tượng cho khách. Đối với từng thời điểm, từng chương trình để đưa ra các sản phẩm cho phù hợp.
Mùa xuân ( mùa lễ hội) kết hợp các chương trình du xuân đầu năm kết hợp với hành hương lễ chùa ( do tôn giáo chủ yếu của người Việt Nam là phật giáo) và là thói quen của người Việt Nam là hay đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn cho cả một năm sắp tới. Có thể kết hợp các chương trình teambuiding để kết nối tinh thần tập thể, tạo không khí vui vẻ thoải mái cho chuyến du lịch.
Một trong những sản phẩm mới mà công ty đã và đang đưa ra và bán cho khách đó là chương trình du lịch tham quan du lịch chùa Bái Đính kết hợp với các điểm tham quan khác như Cố đô Hoa Lư- Đền Trần- chùa Cổ Lễ- Đền Đồng Bằng- chùa Keo- Tam Cốc Bích Động- Khu du lịch sinh thái Tràng An. Công ty cần tiếp tục duy trì sản phẩm mới này. Đồng thời phải có những chính sách khuyến hại hấp dẫn đối với khách hàng đăng kí trước Tết Nguyên Đán.
Ngoài ra còn tuỳ theo đối tượng khách để thiết kế các chương trình du lịch. Đối với đối tượng khách là thanh niên nên kết hợp các chương trình vui chơi giải trí và có thể thêm các chương trình du lịch mạo hiểm nhưng thời gian của chương trình du lịch chỉ kéo dài từ 1-3 ngày.
Đối với đoàn khách là cán bộ công nhân viên thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn và có độ dài tour từ 1-4 ngày.
Còn đối tượng khách là học sinh, sinh viên thì nên đưa ra các chương trình du lịch có sự học hỏi về các danh nhân văn hoá, các di tích lịch sử và có độ dài từ 1-2 ngày .
3.2.4 Chính sách giá:
Mặc dù hiện nay trên thị trường việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ phần nào thay thế cạnh tranh về giá cả nhưng không vì thế mà làm cho chính sách giá cả kém phần quan trọng, trong mục tiêu của chính sách giá là ổn định mức giá phù hợp sao cho khách hàng chấp nhận được mà doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận.
Chính sách giá cũng là khâu quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với bất kỳ một loại hình kinh doanh nào. Do đó để định giá cho mỗi sản phẩm là rất cần thiết vì nó là yếu tố quyết định đến việc:
+ Thu hút thêm được nhiều khách du lịch.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường.
+ Tạo ra lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp là như vậy, còn với khách nó là yếu tố quan trọng và đôi khi nó là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc lựa chọn chương trình du lịch của khách. Do đó việc xây dựng giá bán phải dựa vào chi phí chương trình du lịch, giá thành, khả năng thanh toán của khách và đối thủ cạnh tranh.
Cần có chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt. Với từng đối tượng khách mà đưa ra các mức giá khác nhau. Như đối tượng khách là học sinh thì đưa ra mức giá thấp hơn so với đối tượng khách là giáo viên, cán bộ nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các công ty liên doanh.
Chính sách đưa ra phải ổn định, lâu dài, không nên có những thay đổi đột biến trong giá cả.
Hiện nay công ty áp dụng mức giá với trẻ em như sau:
+ Trẻ em dưới 4 tuổi được miễn phí.
+ Trẻ em từ 4- 10 tuổi tính bằng 75% giá người lớn.
+ Trên 10 tuổi tính bằng 100% giá người lớn.
Nhưng trên thị trường các đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá áp dụng với trẻ em thấp hơn mức giá ở công ty Long Huy. Vì vậy công ty cần thay đổi mức giá áp dụng với trẻ em như sau:
+ Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí.
+ Trẻ em từ 5- 10 tuổi cao dưới 1m20 được tính bằng 50% giá người lớn.
+ Trẻ em từ 10-12 tuổi cao dưới 1m40 được tính bằng 75% giá người lớn.
+ Trên 13 tuổi tính bằng 100% giá người lớn.
Trong mùa du lịch lễ hội vừa qua, công ty cũng đã áp dụng chính sách giảm giá bán sản phẩm để thu hút khách nhất là những khách hàng quen cũ của công ty và cạnh tranh với một số công ty. Tuy nhiên việc giảm giá bán cũng đã không làm giảm đi chất lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty đã bán cho khách.
Thực hiện những chính sách này góp phần nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa công ty với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc và sự chu đáo cuả công ty với họ, sẽ làm cho họ có ấn tượng tốt đối với công ty, sẽ tạo cơ hội kí kết nhiều hợp đồng du lịch tiếp theo.
3.2.5 Quảng cáo:
Quảng cáo là một trong những cách thức giao tiếp mang tính phổ biến, mà các hãng dịch vụ sử dụng. Nó là một trong những phương cách quan trọng để tồn tại và phát triển.
Đối với công ty du lịch lữ hành, nó là cơ sở để đưa hình ảnh công ty đến với khách nhằm thu hút khách, giới thiệu sản phẩm mở rộng vùng ảnh hưởng của công ty. Đối với khách thì nó phần nào giúp khách cảm nhận được chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng sản phẩm du lịch trong khi sản phẩm du lịch tồn tại một cách vô hình. Vì quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng một lúc nên du khách chỉ có thể cảm nhận được khi đang sử dụng nó. Vì vậy quảng cáo sẽ giúp khách hàng phần nào cảm nhận được chất lượng của sản phẩm thông qua chính sách quảng cáo của công ty.
Chính vì vậy công ty cần lựa chọn cho mình một hình thức quảng cáo để có thể truyền tải và lưu giữ được thông tin nhiều nhất, lâu nhất và rẻ nhất như sử dụng các tập gấp, sách, tạp chí, internet……..giới thiệu các chương trình của công ty chứ không giới thiệu về các tuyến điểm, các địa danh du lịch và pahỉ làm sao để khách hàng biết đến uy tín và thương hiệu của công ty du lịch trên thị trường.
Trong thời gian tới công ty cần tăng chi phí quảng cáo lên 1- 1,5% tổng doanh thu mùa lễ hội để thu hút thêm nhiều khách du lịch đến với công ty. Và phân bổ chi phí quảng cáo một cách hợp lý như nâng cấp Website, in cuốn sách mỏng, tập gấp, tờ rơi
Việc quảng cáo và giới thiệu về hình ảnh của công ty thông qua hướng dẫn viên cũng cần được khai thác. Trong khi thực hiện các chương trình du lịch, hướng dẫn viên có thể giới thiệu về hình ảnh của công ty thông qua đồng phục, cờ của hướng dẫn viên. Ngoài ra còn có thể phát cho mỗi khách hàng một chiếc mũ có in tên và logo của công ty cũng là một biện pháp quảng cáo hay và hữu hiệu đã được nhiều công ty áp dụng thành công, đã giúp quảng cáo hình ảnh và thương hiệu của công ty rất tốt, lưu lại hình ảnh của công ty trong long khách hàng lâu. Vì đó còn là những món quà lưu niệm công ty tặng cho khách hàng, ngoài tác dụng quảng cáo còn thể hiện sự quan tâm của công ty tới khách hàng.
3.2.6 Chính sách quan hệ đối tác:
Hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Long Huy muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà cung cấp. Bởi chính các đối tác cung cấp dịch vụ đảm bảo cung ứng những yếu tố đầu vào để công ty du lịch Long Huy liên kết các dịch vụ mang tính đơn lẻ của tửng nhà cung cấp dịch vụ thành dịch vụ mang tính trọn vẹn và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Chương trình du lịch và mức giá gộp một mặt phải đáp ứng đúng mong muốn tiêu dùng của khách. Mặt khác phải đem lại các lợi ích cho khách ( chi phí thấp hơn, tiện lợi hơn…). Do vậy nếu thiếu các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào, số lượng và chất lượng bị hạn chế, mức giá cao thì công ty khó có thể phát triển hoặc không phát triển được. Nếu không có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp thì công ty không thể tổ chức được các chuyến du lịch. Vì các dịch vụ có trong chuyến du lịch không được thực hiện hoặc giá quá cao. Nhà cung cấp có thể tăng giá, cung cấp không thường xuyên, hoặc hạ thấp chất lượng sản phẩm dành cho công ty, gây ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch cũng như uy tín của công ty. Vì vậy có thể nhận thấy rằng việc quan hệ thân thiết, chặt chẽ với các đối tác của công ty là vô cùng quan trọng. Công ty cần thiết lập các mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và cả hai bên cùng có lợi.
Do đó công ty cũng phải thường xuyên kí kết các hợp đồng dịch vụ với các nhà cung cấp để tránh tình trạng các nhà cung cấp tăng giá vào những ngày đông khách, không đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho khách du lịch.
Trong trường hợp khi đã có hợp đồng với các nhà cung cấp, nhưng vào những ngày đông khách các nhà cung cấp vẫn tăng giá , không đảm bảo được chất lượng dịch vụ thì công ty căn cứ theo những điều thỏa thuận trong hợp đồng để có những biện pháp xử lý với nhà cung cấp.
3.2.7 Giải pháp về chi phí quản lý:
Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch cần phải tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí. Việc tiết kiệm chi phí không chỉ làm tăng hiệu quả kinh doanh mà còn cho phép công ty có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh. Giảm chi phí tăng lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phấn đấu, đạt được.
Năm 2009 việc sử dụng chi phí như sau:
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí= doanh thu/ chi phí
=3 204 234 245/ 2 745 639 060 = 1,167
Chỉ tiêu này cho biết trong mùa du lịch lễ hội công ty bỏ ra một đồng chi phí thì thu về được 1,167 đồng doanh thu. Đây là kết quả mà công ty mong đợi trong thời gian sắp tới.
Trong năm vừa qua công ty du lịch Long Huy đã áp dụng một số biện pháp để giảm chi phí như thực hiện tiết kiệm điện, sử dụng nguồn nhân lực là cộng tác viên là sinh viên của ngành du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, hay nhân viên cũ của công ty, điều này đã là giảm chi phí tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên do những nhân viên này có trình độ chuyên môn nhất định và chi phí tiền công trả cho sinh viên là không cao và hàng tháng công ty cũng tiết kiệm được khoản tiền lương trả cho những cộng tác viên này.
Tuy nhiên sử dụng các cộng tác viên là sinh viên cũng có còn nhiều mặt hạn chế như chưa kinh nghiệm trong việc dẫn tour nên công ty cũng thường xuyên bồi dưỡng đào tạo thêm cho sinh viên bằng những kinh nghiệm thực tế. Như khi công ty có đoàn khách đi tham quan thì công ty bố trí, sắp xếp cho những sinh viên này đi cùng với hướng dẫn viên công ty để học hỏi những kinh nghiệm thực tế, những công việc thực tế mà hướng dẫn viên phải làm khi dẫn đoàn đi tham quan du lịch. Đây cũng là một cách giảm chi phí đào tạo, mà hiệu quả đem lại rất cao.
3.2.8. Lập kế hoạch mục tiêu cụ thể.
3.2.8.1 Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần.
Công ty đặt ra mục tiêu đối với từng nhân viên trong công ty hàng tháng, hàng tuần.
- Nhân viên trong bộ phận Marketing mỗi tuần phải ký được ít nhất là hai hợp đồng du lịch. Đối với bộ phận hướng dẫn một tuần phải kí được một hợp đồng du lịch.
- Nếu nhân viên ký được hợp đồng có tổng giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50.000.000 đồng thì nhân viên đó sẽ được 1% tổng giá trị hợp đồng.
- Nếu nhân viên ký hợp đồng có tổng giá trị trên 50.000.000 đồng và nhỏ hơn 100.000.000 đồng thì nhân viên đó sẽ được 1,3% tổng giá trih hợp đồng.
- Nếu nhân viên ký được hợp đồng có tổng giá trị trên 100.000.000 đồng thì sẽ được 1,6% tổng giá trị hợp đồng.
3.2.8.2 Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ.
Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ:
- Ra nhập và tham dự vào các hiệp hội nhà nghề, hay các tổ chức mà khách hàng hiện đại và tiềm năng hay tham gia.
- Tích cực tham gia vào các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.
- Mua danh sách địa chỉ các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng, qua đó những khách hàng này sẽ giới thiệu thêm những khách hàng mới cho công ty.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước:
Bất cứ một doanh nghiệp lữ hành nào khi được thành lập và tham gia kinh doanh đều chụi sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cũng như tạo rào cản phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành.
- Năm 2005 luật du lịch được ban hành nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển hơn nữa và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, để Việt nam trở thành nước phát triển du lịch thì Nhà nước phải có nững cơ chế, chính sách hợp lý, cần phải tiếp tục sử đổi và bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Phân định rõ chức năng, quyền hạn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo hệ thống sản phẩm của hoạt động lữ hành. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy và xử lý nghiêm khắc việc vi phạm pháp luật là tạo điều kiện phát triển không chỉ đối với hoạt động lữ hành nói riêng mà còn cho toàn ngành du lịch nói chung. Đồng thời công bố trêm các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam và các đại lý du lịch. Một mặt nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Mặt khác có cơ sở lựa chọn và yên tâm khi tiêu dung chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam.
- Để ngành du lịch phát triển Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc……nhà nước cần tăng
cường các chính sách ngoại giao, ký các hợp đồng song phương, đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành kinh doanh dịch vụ du lịch Outbound và Inbound như: Ký kết việc giảm visa hai chiều. ký kết các cam kết về đảm bảo an toàn cho khách du lịch….Với các chính sách ngoại giao thích hợp của Nhà Nước sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
- Các cơ quan hữu quan (ngoại giao, công an, hải quan, hàng không, bưu điện, văn hóa- thể thao, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, và các làng nghề truyền thống….) cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinh doanh các chương trình du lịch Outbound. Bởi vì kinh doanh lữ hành quốc tế không thể có chất lượng sản phẩm cao khi mà một trong những dịch vụ này có chất lượng thấp.
- Tuyên truyền cho du lịch phải được tăng cường và đổi mới hơn nữa. Các phương tiện truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò tích cực của ngành du lịch đối với sựu phát triển của kin tế- xã hội trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Chỉ có nâng cao nhận thức và sự đồng bộ trong nhận thức của xã hội về vai trò tích cực của kinh doanh lữ hành đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung thì mới tạo ra sự phát triển về chất của ngành kinh doanh lữ hành trong thời gian tới.
3.3.2 Kiến nghị với thành phố Hải Phòng.
Hiện nay ngành kinh tế cuả thành phố Hải Phòng đang phát triển cùng với sự phát triển kimh tế trong cả nước, đi đôi cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì đời sống của người dân được cải thiện. Chính vì vậy nhu cầu đi du lịch của người dân là rất lớn với cả người dân sống trong nội thành và người dân sống ở ngoại thành. Thêm vào đó có nhiều công ty du lịc được thành lập làm cho công tác kinh doanh không được thuận lợi. Nhiều công ty ra đời chỉ hoạt động theo mùa vụ du lịch, đến khi vắng khách họ lại chuyển sang lĩnh vự kinh doanh khác. Đôi khi dẫn đến việc phá giá trên thị trường làm cho các công ty du lịch khác khó có thể cạn tranh được.
Do đó sở du lịch Hải Phòng cần có những biện pháp năng động kết hợp cùng với các công ty lữ hành và cơ sở cung cấp dịch vụ để ổn định giá cả dịch vụ tránh tình trạng các cơ sở dịch vụ tăng giá vào những ngày cao điểm. Sở du lịch hải Phòng cần liên kết với các tỉnh và tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực quản lý và giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra sở du lịc cần kết hợp với Tổng cục du lịch và các địa phương khác mở lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch tạo điều kiện cho những người học du lịch có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thành phố cần kết hợp với các ban ngành địa phương bảo tồn nét văn hóa truyền thống để công ty có thể khai thác làm sản phẩm du lịch.
KẾT LUẬN
Như vậy trong quá trình phân tích thực trạng kinh doanh của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy và những kết quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội mà công ty đã đạt được cho chúng ta thấy kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội là một phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch của toàn công ty nói chung. Do đặc điểm của ngành du lịch là có tính thời vụ nên cần phải biết nắm bắt cơ hội, tìm hiểu những thay đổi của thị trường để thích ghi một cách nhanh chóng, kịp thời tránh bị lỗi thời, lạc hậu. Từ đó ban giám đốc đề ra sản phẩm mới, những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn công ty. Bởi chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình mới giúp công ty thu hút được nhiều khách hơn và cũng là vũ kí sắc bén giúp công ty tiến tới cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Với tất cả những thành quả trên cho phép chúng ta tin rằng trong một tương lai không xa công ty du lịch Long Huy sẽ kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và tạo dựng được hình ảnh của mình tới du khách trong và ngoài nước.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Tình, các thầy cô trong ban quản trị kinh doanh và cán bộ nhân viên công ty du lịch Long Huy đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành- NXB Thống Kê- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình kinh tế du lịch- NXB Lao động- Xã Hội- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình nhập môn khoa học du lịch- NXB Đại học quốc gia Hà Nội- Trường đại học quốc gia Hà Nội.
4. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp-
5. Báo cáo tài chính của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy năm 2006, 2007, 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15.Nguyen Thi Kim Lien - Luan Van.doc