Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1

Lời mở đầu Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Trong xây dựng thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như công trình cao cấp nói chung  ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có phong cách mới hợp thời đại mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.  Hiện nay các ngành xây dựng của chúng ta phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũng như vốn đầu tư, trình độ của các công ty, chính vì điều này m

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à họ đã cho ra  được các công trình thế kỷ. Tuy  nhiên bên cạnh những mặt mạnh như vậy thì ngành xây dựng của Việt Nam còn gặp phải một số các khó khăn như: nguồn nhân lực của chúng ta có thể nói là đầy đủ nhưng hầu hết là những lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng, chưa có trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao của khách hàng… Bên cạnh đó, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO nên ngày càng có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Họ có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho các tập đoàn xây dựng của chúng ta phải cạnh trang gay gắt. Ngoài ra, môi trường kinh doanh là luôn luôn thay đổi và biến động, đặc biệt hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, cuộc đại khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước tối nay. Nó đã đặt ra yêu cầu cho mọi công ty là phải thay đổi, hoạt động có chiến lược, có kế hoạch chính sách phù hợp cho từng giai đoạn nhất định để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và đứng vững trong môi trường kinh doanh. Bước vào thiên niên kỷ mới, với hành trang là kinh nghiệm hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, với số lượng các công trình đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế tăng nhanh hàng năm, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia, công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản và thử thách qua hàng trăm dự án xây dựng hạ tầng giao thông vận tải như cầu, cảng, đường bộ, đường sắt, khu công nghiệp, sân bay..., với các hệ thống thiết bị đồng bộ, tiên tiến, đã đưa Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 đứng vào hàng ngũ những đơn vị xây dựng hàng đầu của ngành giao thông vận tải Việt Nam, luôn vững mạnh và không ngừng phát triển, có uy tín trên thị trường trong nước, trong khu vực và quốc tế. Trong vòng 10 năm, từ năm 1993 – 2002, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của tổng công ty là 26%/năm. Trong những năm gần đây, tuy có khó khăn, nhưng Tổng công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng 5-10%/năm. Giá trị sản lượng năm 2009 của tổng công ty đạt trên 5600 tỷ đồng.  Tuy nhiên, đứng trước điều kiện môi trường kinh doanh như hiện nay thì Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Do đó, nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1” nhằm tìm ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, giúp công ty thích ứng nhanh chóng với điều kiện môi trường thay đổi và khó khăn hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 những năm gần đây để thấy được những thành tựu, những tồn tại và thách thức mà Tổng công ty đang phải đối mặt và những nguyên nhân của chúng và từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững của Tổng công ty Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân tích, thống kê và phương pháp so sánh. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Tổng công ty XD Công trình giao thông 1 Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty XD Công trình giao thông 1 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 Hoàn thành đề tài em xin chân thành cảm ơn các anh, chị thuộc phòng Kế hoạch – Thị trường của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 và Thạc sỹ Ngô Thị Mỹ Hạnh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề của mình. Do một số hạn chế về kiến thức, lý luận và nhận thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Chương I: Tổng quan về Tổng công ty XD Công trình giao thông 1 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. Ngày 3/8/1964 Tổng công ty XDCT giao thông 1 được thành lập, tiền thân là Ban xây dựng miền Tây với nhiệm vụ chình là đảm bảo giao thông trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt có những đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty còn ra đời sớm hơn như là Công ty cầu 12 ra đời từ năm 1952. Theo năm tháng với các tên gọi khác nhau và những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, Tổng công ty được thành lập lại theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 4895/QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/11/1995 của Bộ Giao thông vận tải. Hiện nay, Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90. Tên doanh nghiệp : Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 Tên viết tắt: CIENCO 1 Tên giao dịch quốc tế : Civil engineering construction corporation No1 Trụ sở giao dịch : 623 La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 844.8350099 – 844.8350930 Fax: 844.7727232 – 8448351101 Website: Email: cienco1@hn.vnn.vn Tổng công ty hiện có 41 đơn vị thành viên, trong đó có: 01 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 03 chi nhánh,  03 công ty hạch toán phụ thuộc, 29 công ty cổ phần, 01 ban thẩm định các dự án đầu tư, 02 công ty hoạt động trong lĩnh vực BOT – BT – BTO và hàng chục đơn vị liên doanh, liên kết, 05 đơn vị phối thuộc,… CIENCO1 không chỉ hướng tới việc thi công các dự án hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, quốc phòng, năng lượng điện, môi trường, nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công kết cấu thép... mà còn quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực tư vấn, đầu tư, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu công nghệ - kỹ thuật và vật tư thiết bị, kinh doanh tiền tệ, liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn trong và ngoài nước trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng công ty có một đội ngũ nhân lực chuyện nghiệp, giàu kinh nghiệm, thạo việc tay nghề cao. Cùng với việc phát triển nguồn nhân lực hùng mạnh nên hiện nay Tổng công ty có trên 12.000 người. Trong đó có: Tiến sĩ, thạc sĩ: 32 người, Kỹ sư và cử nhân: 1.690 người, Cao đẳng và trung cấp: 435 người, Công nhân kỹ thuật (từ bậc 3 trở lên): 6.912 người. Ngoài lực lượng lao động thường xuyên trên, Tổng công ty còn có một đội ngũ lao động hợp đồng theo thời vụ là trên 3.000 người, đội ngũ lao động của các công ty phối thuộc là trên 2.000 người. Với trên 40 năm xây dựng và phát triển, do có những thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu, tập thể cán bộ công nhân viên, lực lượng tự vệ toàn Tổng công ty đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lực lượng vũ trang, các ngành tặng nhiều phần thưởng cao quý cho nhiều tập thể và cá nhân: 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1985 1 Huân chương độc lập hạng Nhất năm 2010 6 Huân chương Độc lập Hạng Ba 71 Huân chương chiến công (2 hạng Nhất, 19 hạng Nhì, 44 hạng Ba) 8 Huân chương chiến công (2 hạng Nhì, 6 hạng Ba) 5 Huân chương kháng chiến (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 3 hạng Ba) 17 cờ thưởng của Chính phủ 41 cờ thưởng của Bộ Giao thông vận tải 14 cờ thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 37 cờ Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam. 5 cờ thưởng của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 5 tập thể 7 lần được phong danh hiệu AHLĐ và AHLLVT, bao gồm : - Đại hội nữ C9 TNXP-AHLĐ (1972) - Công ty Cầu 12: AHLĐ năm 1985, 1997, AHLLVT năm 2002 - Công ty Cầu 16: AHLĐ năm 1985 - Công ty Cầu 14: AHLĐ năm 1998 - Công ty đường 122: AHLĐ năm 2000 5 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động (1 trong kháng chiến chống Pháp, 3 trong kháng chiến chống Mỹ, 1 trong thời kỳ Đổi mới) 2 cá nhân được phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc 5779 cá nhân được phong tặng thưởng huân, huy chương chống Mỹ cứu nước 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Tổng công ty Tổng công ty hiện nay là doanh nghiệp nhà nước hoạt đọng theo mô hình Tổng công ty 90. Với chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và phòng ban chức năng như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 + Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ được giao. Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách trong đó có Chủ tịch HĐQT, một phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, pháp luật. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5 năm. + Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là đại diện cho pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng, nhiệm kỳ là 5 năm. + Ban kiểm soát: Thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ của Tổng công ty, các nghị quyết và quyết định của HĐQT. + Các phó Tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện. Tổng công ty có 4 phó Tổng giám đốc về kỹ thuật thi công đường, sân bay, về quản lý vật tư thiết bị, về thông tin thị trường, cung cấp nhân lực quốc tế, và về kỹ thuật thi công cầu, cảng. + Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về xây dựng đề án chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng năm, 5 năm và dài hạn; chủ trì làm các thủ tục liên quan đến thanh quyết toán từ chủ công trình và thanh toán cho các đơn vị thi công trực tiếp; kịp thời nắm bắt nghiên cứu thị trường về các dự án xây dựng mới của các ngành, các địa phương; tìm kiếm các đối tác phù hợp triển khai dự án; tham gia tổ chức việc quảng các giới thiệu sản phẩm, triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài về sản phẩm xây dựng giao thông và các sản phẩm khác toàn Tổng công ty + Phòng kỹ thuật vật tư thiết bị: thực hiện các chức năng như là quản lý biện pháp tổ chức thi công các dự án; tổng hợp tài liệu thầu và các điều kiện của hợp đồng, quản lý chất lượng và tiến độ các dự án; phối hợp với các đơn vị trong Tổng công ty việc mua sắm vật tư thiết bị. + Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong các lĩnh vực: quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh; triển khai thực hiện quy chế tài chính của Tổng công ty đã được HĐQT ban hành; thực hiện chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán trong Tổng công ty và các đơn vị thành viên. + Phòng tổ chức cán bộ - lao động: tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về xây dựng đề án chiến lược quy hoạch tổ chức bộ máy phát triển nhân lực của Tổng công ty; tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và trấn chỉnh công tác quản lý, chị đạo công tác xây dựng định mức lao động, công tác tiền lương, công tác chế độ chính sách. + Văn phòng: thực hiện các chức năng là: theo dõi tình hình thực hiện tiến độ các dự án; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu giữ của Tổng công ty; tham mưu và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền báo chí của Tổng công ty. + Ban điều hành các dự án: Quản lý tổ chức và điều hành dự án thi công đảm bảo tiến độ và có hiệu quả; kiểm tra tiến dộ, kế hoạch, chất lượng thi công tổng thể trên công trường, trên cơ sở đó sắp xếp, điều chỉnh nhiệm vụ giữa các đơn vị, huy động thiết bị, vật tư chủ yếu trong nội bộ công trường cho phù hợp với năng lực giữa các đơn vị, đảm bảo tiến độ chung trên nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích chung của dự án. + Các đơn vị thành viên: Hiện nay Tổng công ty có khoảng 40 đơn vị thành viên. Mỗi đơn vị thành viên có quy mô, khả năng và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của mình, chịu sự chi phối và quản lý trực tiếp của Tổng công ty. Họ được ký kết các hợp đồng dưới 5 tỷ đồng mà không phải xin ý kiến của Tổng giám đốc Tổng công ty còn bất kỳ hợp đồng nào trên 5 tỷ phải được sự phê duyệt của Tổng giám đốc. 3. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 là một Tổng công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty có thể kể tới là: 3.1. Lĩnh vực xây dựng đường. Được thành lập từ năm 1964 tiền thân là Ban xây dựng Miền Tây với nhiệm vụ chính là đảm bảo giao thông, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay Tổng công ty XDCT giao thông 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng đường bộ. Tổng công ty XDCT giao thông 1 với đội ngũ hàng trăm cán bộ quản lý, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, hàng nghìn công nhân lao động thạo việc, tay nghề cao có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị thi công đường hiện đại. Cùng với việc phát triển nguồn nhân lực hùng mạnh, Tổng công ty cũng luôn chú trọng tới việc đầu tư mua sắm các thiết bị thi công hiện đại, tiếp nhận các công nghệ thi công tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Một số công trình đường bộ mà Tổng công ty đã và đang thi công có quy mô lớn và chất lượng cao như: QL1, QL2, QL3, QL5, QL6, QL18, QL183, đường Bắc Thăng Long – Nội bài, hệ thống đường vào nhà máy thủy điện Yaly, đường 13 Bắc Lào, đường Nam Lào, đường nội thành thủ đo Viêng Chăn (Lào), đường Láng - Hòa Lạc, 2B – nam đèo Hải Vân, đường vành đai 3, đường trục chính Lào Cai – Cam Đường…. Tổng công ty XDCT giao thông 1 đang từng bước khẳng định vị thế của mình, đứng chắc và mở rộng thị phần trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trong và các nước trong khu vực. 3.2. Lĩnh vực xây dựng cầu. Không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực xây dựng đường, Tổng công ty XDCT giao thông 1 còn là đơn vị hàng đầu lĩnh vực xây dựng cầu và coi đây là công việc mũi nhọn được quan tâm đặc biệt. Tổng công ty có đội ngũ các đơn vị xây dựng cầu hùng hậu, trong đó đơn vị chủ lực là Công ty cầu 12 và Công ty cầu 14, Công ty thi công cơ giới chuyên xây dựng những cây cầu lớn, các công ty CTGT 134, công ty cổ phần XDCT giao thông 121, Công ty xây dựng công trình thủy, Công ty cầu 10,… tham gia xây dựng các cầu trung và cầu nhỏ. Số lượng các cầu lớn do Tổng công ty thi công và tham gia thi công lên đến hàng trăm công trình. Qua các dự án đó, Tổng công ty đã gây dựng được một đội ngũ gồm hơn 300 cán bộ quản lý, kỹ sư chuyên ngành cầu giàu kinh nghiệm, gần 3000 công nhân chuyên nghiệp, tay nghề cao thi công các công trình cầu với nhiều dạng kết cấu từ đơn giản đến phức tạp (cầu dàn thép, cầu nhịp giản đơn bê tông dự ứng lực, dầm supertee cầu dầm hộp đúc hẫng cân bằng đối xứng hoặc bất đối xứng, cầu treo…) và với kết cấu móng đa dạng (cọc thép, giếng chìm, cọc khoan nhồi đường kính lớn…) Bên cạnh đó, Tổng công ty đã đầu tư mua sớm nhiều thiết bị đặc trủng, hiện đại phục vụ thi công kết cấu phần dưới và phần trên theo các giải pháp công nghệ tiên tiến tiếp nhận chuyển giao từ những nước có công nghệ cao như Mỹ, Nhật, Thụy Sỹ, CHLB Đức… Một số công trình có những nét đặc trưng và giải pháp công nghệ khác nhau phải kể đến: cầu Lục Nam, cầu Long Đại, cầu Phố Lu, cầu Hoàng Thạch, cầu Chương Dương, cầu Thái Bình, cầu Đò quan, nút giao thông Nam Chương Dương, cầu Sông Hàn, cầu Ông Lãnh, các cầu đường sắt Hà Nội – Hồ Chí Minh. 3.3. Lĩnh vực xây dựng cảng. Từ những năm 1970, Tổng công ty XDCT giao thông 1 đã tham gia vào lĩnh vực xây dựng các cảng sông, cảng biển. Trải qua quá trình phát triển gần 40 năm, lực lượng xây dựng cảng của Tổng công ty đã ngày càng lớn mạnh và có tên trên phần lớn các cảng biển, cảng sông, cảng chuyên dùng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng, nông nghiệp và phát triển nông thôn… trên địa bàn cả nước. Những công trình lớn trên biển là các cảng Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ, cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cảng Vật Cánh, cảng Của Lò, cảng Cửa Việt, cảng Cửa Cấm, cảng Phả Lại, cảng Nghi Sơn, cảng Sài Gòn,… Những năm gần đây, lực lượng xây dựng cảng của Tổng công ty đã đầu tư công nghệ thiết bị thi công để sẵn sàng thực hiện các dự án cảng với cầu tàu lớn có thể đón nhận tàu trên 1 vạn tấn…. 3.4. Lĩnh vực xây dựng đường sắt Giao thông vận tải bằng đường sắt là một lĩnh vực giao thông chiếm phần quan trọng trong việc tạo tiền đề để phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với giao thông bằng đường bộ, đường thủy và đường không việc vận tải bằng đường sắt sẽ làm giảm đáng kể cước phí vận chuyển, tăng nhanh lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, góp phần vào công cuộc tái thiết đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bằng kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm và các thiết bị lắp đặt đồng bộ, hiện đại, Tổng công ty XDCT giao thông 1 đã tham gia xây dựng nền và mặt hầu hết các tuyến đường sắt quan trọng phục vụ phát triển kinh tế dân sinh trong cả nước như: đường sắt Bắc – Nam, Kép – Bãi Cháy, Hà Nội – Lạng sơn, Hà Nội – Lào Cai, Đông Anh – Thái Nguyên, Uông Bí – Cái Lân, đường sắt đầu mối ga Hà Nội…. 3.5. Lĩnh vực xây dựng dân dụng, khu công nghiệp, sân bay, thủy lợi. Với những kinh nghiệm đã đúc rút được và phát huy thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, Tổng công ty dần từng bước thâm nhập vào thị trường dân dụng, triển khai thực hiện các khu công nghiệp, sân bay và các công trình thủy lợi. Tổng công ty XDCT giao thông 1 đã tham gia xây dựng nhiều công trình dân dụng, khu công nghiệp như trụ sở cao tầng của chi Cục thuế Tỉnh Hòa Bình, nhiều nhà chung cư cao tầng, khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), nhà máy lắp ráp ô tô Toyota (Vĩnh Phúc), nhà máy chế biến NPK (Vũng Tàu), bến xe khách phía Nam (Hà Nội)… Vào những năm 1990, cùng với chính sách “Đổi mới – Mở cửa” của Đảng và Chính phủ, mối quan hệ của Việt Nam với các nước được mở rộng. Ngành hàng không Việt Nam có những bước thay da đổi thịt, nhiều tuyến bay mới được thiết lập dẫn đến nhu cầu mở rộng, nâng cấp các sân bay trong nước lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới được đặt ra. Tổng công ty XDCT giao thông 1 là một trong các nhà thầu tham gia tích cực vào việc mở rộng, nâng cấp các sân bay nói trên, điển hình như các sân bay Yên Bái, Điện Biên (Lai Châu), Kép (Hà Bắc), Nội Bài (Hà Nội), Vinh, Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Sao Vàng (Thanh Hóa)… 3.6. Lĩnh vực tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn thí nghiệm và tư vấn giám sát công trình. Với những kinh nghiệm quý báu đúc rút từ quá trình thực hiện các dự án quốc tế lớn, phức tạp, các dự án đầu tư xây dựng theo phương thức BT, BOT, Tổng công ty XDCT giao thông 1 đã nhanh chóng gặt hái được thành công đáng khích lệ trong lĩnh vực tư vần thì nghiệm, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và tư vấn đầu tư. Nhiều dự án Tổng công ty thực hiện làm tư vấn có tổng mức đầu tư lớn với giá trị từ 200 tỷ đến gần 3000 tỷ đồng như dự án nhà máy xi măng chất lượng cao tại Sơn La, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đường Hồ Chí Minh… 3.7. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo gia công cơ khí. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo gia công cơ khí của Tổng công ty XDCT giao thông 1 ra đời ban đầu với mục đích để phục vụ chủ yếu cho các dự án do Tổng công ty thực hiện và tập trung vào sản xuất đá, gia công cơ khí quy mô nhỏ là chính. Dần dần với sự trưởng thành qua các công trình lớn, việc sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo gia công cơ khí được mở rộng, Tổng công ty từng bước thâm nhập và khẳng định vị thế của mình trong thị trường sản xuất xi măng, phụ gia cho bê tông, phụ gia cho nhựa đường, nhựa đường lỏng, nhũ tương gốc Bitum, chế tạo các rào ray, biển báo giao thông, gia công kết cấu thép… 3.8. Lĩnh vực đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và cung ứng lao động quốc tế. Đào tạo đội ngũ kế cận, đội ngũ công nhân lành nghề đó là việc làm quan trọng và thường xuyên của Tổng công ty. Tổng công ty đã phối hợp với học viện Chính trị Quốc gia – Phân viện Hà Nội, trường ĐH Bách Khoa, ĐH xây dựng, ĐH giao thông vận tải, ĐH mỏ địa chất… để triển khai nghiên cứu khoa học áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại vào các công trình mà Tổng công ty trực tiếp thi công, đồng thời đào tạo cao đẳng, ĐH, Thạc sỹ, Tiến sỹ, lý luận chính trị cao cấp để nâng cao năng lực quản lý sản xuất của Tổng công ty. Cơ sở đào tạo của Tổng công ty là Trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông – đã đào tạo cho Tổng công ty và cho ngành GTVT hàng chục ngàn công nhân có tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt để tham gia xây dựng các công trình. Không chỉ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong nước, Tổng công ty XDCT giao thông 1 còn cung cấp lao động lành nghề cho các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 2007 đến 2009. Kết quả doạt động sản xuất kinh doanh của một công ty nói riêng và Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 nói riêng có thể được thể hiện thông qua kết quả về doanh thu, kết quả về chi phí, kết quả về lợi nhuận, kết quả về nguồn vốn kinh doanh và kết quả về nguồn nhân lực của công ty. Cụ thể như sau: 1.1.1. Kết quả về doanh thu. Doanh thu của một công ty là luồng tiền mà doanh nghiệp đó có được sau khi doanh nghiệp đó bán các sản phẩm và dịch vụ của mình và nó thường được tính bằng giá bán nhân với khối lượng sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp xây dựng như Cienco1 thì tổng doanh thu của công ty có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau đó là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động khác. Kết quả doanh thu của Cienco 1 được trình bày trong Bảng 1 Bảng 1: Kết quả doanh thu của Cienco 1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức biến động 2008/2007 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1 DT BH và CC DV 1,789,877,348,201 1,515,320,993,579 1,634,035,812,471 -274,556,354,622 -15 118,714,818,892 8 2 DT hđ tài chính 58,621,658,516 56,676,356,432 23,135,552,550 -1,945,302,084 -3 -33,540,803,882 -59 3 DT khác 16,717,287,655 47,353,358,501 2,529,000,000 30,636,070,846 183 -44,824,358,501 -95 4 Tổng 1,865,216,294,372 1,619,350,708,512 1,659,700,365,021 -245,865,585,860 -13 40,349,656,509 2 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1) Bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn từ 2007 đến 2009 doanh thu của Cienco 1 đã giảm trong năm 2008 so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 tổng doanh thu đã tăng trở lại. Năm 2007 Tổng công ty đã đạt mức tổng doanh thu là 1.865.216.294.372 đồng, trong đó doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 96% với 1.789.877.348.201 đồng còn doanh thu khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 0,9% tương ứng 16.717.287.655 đồng. Năm 2008 và năm 2009 cũng có cùng cơ cấu như vậy với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chính của Tổng công ty. Năm 2008 chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình trạng lạm phát nên hầu hết các công ty xây dựng nói chung và Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 nói riêng đều có doanh thu giảm. Mặc dù đã hết sức nỗ lực, thực hiện nhiều dự án lớn nhưng doanh thu của Cienco 1 năm 2008 chỉ đạt mức 1.515.320.993.579 đồng, giảm so với năm 2007 là 15% tương ứng 274.556.354.622 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2009 với các chính sách kích cầu thúc đẩy nền kinh tế của chính phủ nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi và tiếp tục tăng trưởng. Cienco 1 cũng không nằm ngoài vòng đó, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc, trách nhiệm được giao của tập thể cán bộ công nhân viên trong tổng công ty thì doanh thu của Tổng công ty cũng đã tăng trở lại với mức 2% so với năm 2008 khoảng 40.349.656.509 đồng. 1.1.2. Kết quả về chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Có nhiều loại chi phí khác nhau. Bảng 2: Kết quả về chi phí kinh doanh của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức biến động 2008/2007 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1 Giá vốn hàng bán 1,752,146,329,212 1,448,174,357,503 1,585,785,512,245 -303,971,971,709 -17 137,611,154,742 10 2 Chi phí hoạt động tài chính 42,199,720,693 40,846,889,587 23,135,552,550 -1,352,831,106 -3 -17,711,337,037 -43 3 Chi phí bán hàng - - - 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 41,028,395,599 47,854,598,488 52,572,260,000 6,826,202,889 17 4,717,661,512 10 5 Chi phí khác 26,453,520,795 70,129,921,511 1,674,000,000 43,676,400,716 165 -68,455,921,511 -98 7 Tổng 1,861,827,966,299 1,607,005,767,089 1,663,167,324,795 -254,822,199,210 -14 56,161,557,706 3 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cienco1) Cơ cấu chi phí kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình 1 gồm có: giá vốn hàng bán, cho phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác. Trong đó giá vốn hàng bán là thành phần chiếm vị trí chủ yếu trong tổng chi phí kinh doanh của Tổng công ty vì nó là chi phí  phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp bán trong kỳ, bao gồm: chi phí nguyên, nhiên vật liệu và chi phí tiền lương cho công nhân, những yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty xây dựng. Qua bảng 1 và 2 có thể thấy chi phí giá vốn hàng bán biến động cùng xu hướng với doanh thu với mức là 1.752.146.329.212 đồng năm 2007 sau đó giảm đi 17% để đạt mức 1.448.174.357.503 đồng và tiếp tục tăng trở lại 10%vào năm 2009. Trái ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp vẫn tăng lên theo hàng năm từ mức 41.028.395.599 đồng năm 2007, sau đó tăng lên 17% vào năm 2008 rồi tiếp tục tăng 10% vào năm 2009 so với năm 2008 và đứng ở con số 52.572.260.000 đồng. Sở dĩ có sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp là do số lượng lao động của công ty tăng lên làm cho chi phí tiền lương của cho cán bộ công nhân viên tăng lên. Bên cạnh đó, 2 năm vừa qua doanh nghiệp đã thực hiện một số chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty và chính sách tăng lương vào cuối năm 2007. Tuy các thành phần chi phí biến động theo các xu hướng khác nhau qua các năm nhưng xét về mặt tổng chi phí thì nó cũng vẫn biến động theo chiều của doanh thu, đó là giảm vào năm 2008 so với năm 2007 và sau đó lại tăng lên vào năm 2009. Tổng chi phí của Tổng công ty vào năm 2007 là 1.861.827.966.299 đồng, đến năm 2008 thì giảm 14% và chỉ còn 1.607.005.767.089 đồng và sau đó tăng thêm 56.161.557.706 đồng vào năm 2009. 1.1.3. Kết quả về lợi nhuận Có rất nhiều quan niệm khác nhau về lợi nhuận tùy theo góc độ nghiên cứu và quan niệm khác nhau. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh người ta thường theo quan niệm: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu mà doanh nghiệp đó thu được trong kỳ và tổng chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra. Mỗi doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì tất nhiên sẽ có các nguồn lợi nhuận khác nhau. Bảng 3: Kết quả lợi nhuận của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức biến động 2008/2007 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 37,731,018,989 67,146,636,076 48,250,300,226 29,415,617,087 78 -18,896,335,850 -28 2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13,124,561,213 35,121,504,433 12,076,277,251 21,996,943,220 168 -23,045,227,182 -66 4 Lợi nhuận khác -9,736,233,140 -22,776,563,010 855,000,000 -13,040,329,870 134 23,631,563,010 -104 5 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,388,328,073 12,344,941,423 12,931,277,251 8,956,613,350 264 586,335,828 5 6 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,118,212,928 12,344,941,423 12,931,277,251 9,226,728,495 296 586,335,828 5 (Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Cienco1) Lợi nhuận của Cienco1 bao gồm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Trong cơ cấu này thì lợi nhuận khác trong các năm hầu như là con số âm, nghĩa là doanh thu khác không bù đắp được hết các chi phí khác mà Tổng công ty phải bỏ ra. năm 2007 lợi nhuận khác là -9.736.233.140 đồng, năm 2008 là -22.776.563.010 đồng, tuy nhiên đến năm 2009 thì phần lợi nhuận khác này lại tăng lên đạt con số dương là 855 triệu và trở thành một thành phần đóng góp làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng lên. Năm 2008 là năm xảy ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, điều kiện kinh doanh trong các ngành vô cùng khó khăn nhưng Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 mặc dù có doanh thu giảm nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty vẫn tăng với chỉ số đáng kinh ngạc, tăng 2,64 lần so với năm 2007 đạt mức 12.344.941.423 đồng. Đến năm 2009, một năm phục hồi của nền kinh tế, tuy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 66% so với._. năm 2008 nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Cienco1 vẫn tăng 5% so với năm 2008 và được ghi nhận với con số 12.931.277.251 đồng 1.1.4. Nguồn vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh có vai trò sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tùy theo ngành nghề kinh doanh, góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có các cách hiểu khác nhau về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quan niệm này đều thống nhất ở quan điểm: Vốn kinh doanh là tất cả những gì thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đó sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đó có thể là tiền, hàng,nhà máy, máy móc, thiết bị… Vốn kinh doanh cũng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp có thể tiếp cận theo các phân loại là vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, còn vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định doanh nghiệp dùng trong lưu thông. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu đến các thành phần cấu tạo nên nguồn vốn của một doanh nghiệp gồm có các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Bảng 4: Kết quả nguồn vốn kinh doanh của Cienco1 (2007-2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức biến động 2008/2007 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Vốn kinh doanh 1, Vốn cố định 455,959,763,505 524,700,978,716 632,447,761,803 68,741,215,211 15 107,746,783,087 21 2, Vốn lưu động 1,529,260,287,388 1,720,108,317,831 1,940,441,662,883 190,848,030,443 12 220,333,345,052 13 Tổng 1,985,220,050,893 2,244,809,296,547 2,572,889,424,686 259,589,245,654 13 328,080,128,139 15 Nguồn vốn 1, Nợ phải trả 1,795,823,025,611 2,026,427,571,686 2,322,846,198,264 230,604,546,075 13 296,418,626,578 15 1a, Nợ ngắn hạn 1,521,131,802,900 1,718,727,438,490 2,015,030,230,273 197,595,635,590 13 296,302,791,783 17 1b, Nợ dài hạn 274,691,222,711 307,700,133,196 307,815,967,991 33,008,910,485 12 115,834,795 0 2, Vốn chủ sở hữu 189,397,025,282 218,381,724,861 250,043,226,422 28,984,699,579 15 31,661,501,561 14 2a, Vốn chủ sở hữu 188,908,179,566 214,598,522,428 248,821,786,501 25,690,342,862 14 34,223,264,073 16 2b, Nguồn kinh phí và quỹ khác 488,845,716 3,783,202,433 1,221,439,921 3,294,356,717 674 -2,561,762,512 -68 Tổng 1,985,220,050,893 2,244,809,296,547 2,572,889,424,686 259,589,245,654 13 328,080,128,139 15 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Cienco1 2007-2009) Cienco1 được đánh giá là doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và đảm bảo.Nguồn vốn của Cienco1 gồm có vốn Nhà nước giao tại thời điểm thành lập, vốn nhà nước đầu tư bổ sung thêm theo các năm, phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung, vốn huy động dưới mọi hình thức của Tổng công ty, trong đó có vốn vay, vốn liên doanh, cổ phần, và nguồn vốn từ các nguồn kinh phí và các quỹ khác như quỹ khen thưởng, phúc lợi… Trong đó nguồn vốn có từ các khoản nợ phải trả của công ty, đặc biệt là nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trung bình là 77% tổng số vốn, còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 23%. Bên cạnh đó, vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng được đề cập dưới góc độ vốn cố định và vốn lưu động.Trong cơ cấu vốn này của Cienco1 thì vốn lưu động là thành phần chiếm tỷ trọng chủ yếu, trung bình khoảng 78% tổng số vốn, vốn cố định chỉ chiếm 22%. Cơ cấu vốn như thế này đảm bảo cho công ty có một số vốn lưu động dồi dào để tiến hành hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và đủ vốn. Xét về tổng nguồn vốn thì có thể thấy xu hướng chung đó là nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đều đặn theo từng năm. Năm 2007 Tổng công ty có tổng nguồn vốn là 1.985.220.050.893 đồng nhưng đến năm 2008 số vốn này đã tăng lên 13% tương ứng 259.589.245.654 đồng và đạt mức 2.244.809.296.547 đồng. Tiếp đó là năm 2009, Tổng công ty với nhiều dự án lớn như đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, cầu Cần Thơ, cầu Vĩnh tuy… nguồn vốn của Tổng công ty theo đó cũng được bổ sung với 296.418.626.578 đồng nợi phải trả, tăng 15% và 31.661.501.561 đồng vốn chủ sở hữu tăng thêm 14% so với năm 2008. 1.1.5. Tình hình nguồn nhân lực. Bảng 5: Tình hình nhân lực của Cienco1 (2007-2009) STT Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Đại học và trên đại học 1,376 1,524 1,696 2 Trung cấp 352 434 435 3 Công nhân kỹ thuật 6,870 6,948 7,652 4 Cn hợp đồng ngắn hạn 3,168 3,728 3,446 5 Tổng 11,766 12,634 13,229 (Nguồn: báo cáo nhân sự của Cienco1) Từ bảng số liệu về tình hình nguồn nhân lực của Cienco1 có thể thấy tổng số lượng lao động của Tổng công ty có xu hướng chung là tăng lên theo các năm.Năm 2007 là 11.766 người, đến năm 2008 và 2009 số lượng này tăng đều theo các năm trung bình là 7% một năm, tương ứng là 12.634 người và 13.229 người. Lao động của Cienco1 được chia ra theo trình độ thành 4 loại lao động là đại học và trên đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật và công nhân hợp đồng ngắn hạn. Trong đó, số lượng của mỗi thành phần đều tăng lên theo các năm, đặc biệt là sự tăng lên của đội ngũ lao động có trình độ đại học và trên đại học do một số chương trình thu hút nhân tài và cuộc thi thiết kế sáng tạo của công ty. Đội ngũ này tăng lên chứng tỏ chất lượng lao động của Cienco1 ngày càng được nâng cao và cải thiện, ngày càng có thể đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới của các dự án lớn mang tầm quốc tế. 1.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thời gian qua. Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian vừa qua có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu hiệu quả như là: nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động và nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản khác.   1.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. Mục đích sản xuất kinh doanh của bất kỳ công ty nào đều nhằm vào lợi nhuận. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đầu tiên người ta sẽ dựa vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cơ bản của công ty đó. Đối với Cienco1 trong trường hợp này, các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được đề cập là tỷ lệ doanh lợi của doanh thu, tỷ lệ doanh lợi của chi phí và tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh.Qua bảng 6, có thể thấy sự thay đổi của các chỉ số này trong các năm gần đây. Đầu tiên là chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy phần trăm của tỷ lệ tổng lợi nhuận so với tổng doanh thu. Nó phản ánh lợi nhuận của công ty sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu, hay nói cách khác nó có thể cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng số liệu cho thấy chỉ số này của Cienco1 tăng lên theo các năm từ 0,182% năm 2007 lên 0,762% vào năm 2008 và 0,779% vào năm 2009. Những con số này so với các doanh nghiệp nói chung thì nó là nhỏ nhưng so với mặt bằng chung của các công ty xây dựng nói riêng thì nó là con số không nhỏ. Chỉ tiêu này dương và tăng như thế này chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi và lãi ngày càng tăng lên Bảng 6: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Cienco1 2007-2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu VND 1,865,216,294,372 1,619,350,708,512 1,659,700,365,021 2 Tổng chi phí VND 1,861,827,966,299 1,607,005,767,089 1,663,167,324,795 3 Vốn kinh doanh VND 1,985,220,050,893 2,244,809,296,547 2,572,889,424,686 4 Tổng lợi nhuận VND 3,388,328,073 12,344,941,423 12,931,277,251 5 Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu (Hd=(4)/(1)) % 0.182 0.762 0.779 6 Tỷ lệ doanh lợi của chi phí (Hc= (4)/(2)) % 0.182 0.768 0.778 7 Tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh (Hv=(4)/(3)) % 0.171 0.550 0.503 (Nguồn: Tự tổng hợp) Thứ 2 là chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của chi phí. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của doanh thu, chỉ tiêu này cho biết tổng lợi nhuận thu được chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí bỏ ra hay một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Qua các con số trong bảng số liệu có thể thấy chỉ số này của Cienco1 cũng tăng theo các năm. Đó là 0,182% năm 2007 lên 0,768% vào năm 2008 và tăng lên 0,778% trong năm 2009 . Tuy nhiên, mức tăng của nó chậm hơn so với mức tăng của doanh thu, chứng tỏ khả năng kinh doanh của công ty vẫn được đảm bảo.Mặt khác, sự tăng lên của chỉ tiêu này của Cienco1 cũng là hợp lý. Trong thời gian này công ty nhập khẩu một số máy móc thi công hiện đại và đặc biệt là đang tiến hành chuyển giao một số công nghệ mới với các đối tác nước ngoài là Nhật và Mỹ với các công nghệ như công nghệ Nova Chip, công nghệ móng cọc SINSO và công nghệ thi công cầu dây văng. Cuối cùng là chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh. Nó cho biết để kiếm được một đồng lợi nhuận doanh nghiệp đã phải đầu tư ra bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này của Cienco1 là khá nhỏ vào năm 2007 với 0,171% sau đó tăng lên 0,55% vào năm 2008 nhưng lại bị giảm nhẹ vào năm 2009 và chỉ còn 0,503%. Điều này cho thấy mức lợi nhuận thu lại là khá nhỏ so với mức vốn mà Tổng công ty bỏ ra. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tổng nguồn vốn kinh doanh thì cho thấy từ năm 2007 đến năm 2009 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng khá nhanh từ 1,985,220,050,893đ năm 2007 lên 2,572,889,424,686đ vào năm 2009.mà các khoản vốn này được đầu tư vào các công trình kéo dài nhiều năm. Do đó, để thấy được hiệu quả thực sự của việc sử dụng vốn của Tổng công ty cần phân tích sâu thêm các chỉ tiêu về sử dụng vốn ở phần sau 1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Theo như trên đã phân tích, để có thể phân tích thật sâu và thấy được hiệu quả thực sự trong việc sử dụng vốn của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính như là Hiệu suất vốn kinh doanh, số vòng quay của vốn lưu động, thời gian một vòng quay của vốn lưu động và sức sinh lời của vốn lưu động. Hiệu suất vốn kinh doanh là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cao hay là thấp. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ của tổng doanh thu thuần so với tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu 7 về hiệu quả kinh doanh của Cienco1 giai đoạn 2007-2009 cho thấy chỉ số này đã giảm dần. Năm 2007, hiệu suất vốn kinh doanh của Cienco1 đạt mức khá cao 0,931 , cho thấy hiệu quả sử dụng vốn là khá hiệu quả. Tuy nhiên, đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 0,7 và đến năm 2009 chỉ còn 0,644. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang giảm dần theo thời gian. Bảng 7:Hiệu quả sử dụng vốn của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng DT thuần VND 1,848,499,006,717 1,571,997,350,011 1,657,171,365,021 2 Lợi nhuận thuần VND 13,124,561,213 35,121,504,433 12,076,277,251 3 Vốn kinh doanh VND 1,985,220,050,893 2,244,809,296,547 2,572,889,424,686 3a Vốn cố định bq trong kỳ VND 455,959,763,505 524,700,978,716 632,447,761,803 3b Vốn lưu động bq trong kỳ VND 1,529,260,287,388 1,720,108,317,831 1,940,441,662,883 4 Hiệu suất Vkd(=(1)/(3)) 0.931 0.700 0.644 5 Số vòng quay của Vlđ (=(1)/(3b)) vòng 1.209 0.914 0.854 6 Thời gian của một vòng luân chuyển (=365/(5)) ngày 302 399 427 7 Sức sinh lời của Vlđ(=(2)/(3b)) 0.009 0.020 0.006 (Nguồn: tự tổng hợp) Tiếp theo đến chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Trong đó, chỉ số số vòng quay vốn lưu động được tính bằng tỷ số doanh thu thuần với vốn lưu động bình quân trong kỳ và nó cho biết trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Một doanh nghiệp có số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay dc một vòng, thời gian càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn càng cao. Tuy nhiên, số vòng quay của vốn lưu động của Cienco1 khá là thấp và có xu hướng giảm theo các năm, còn thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động thì khá là dài và tăng dần.. Vào năm 2007, vốn lưu động của doanh nghiệp quay dc 1,209 vòng tức là mất 302 ngày để quay được một vòng, nhưng đến năm 2008 chỉ là 0,914 vòng nghĩa là phải mất 399 ngày vốn lưu động của công ty mới quay được một vòng. Năm 2009, xu hướng này lại tiếp tục diễn ra. Số vòng quay của vốn lưu động là 0,854 vòng và phải mất đến 427 ngày để nó quay được một vòng. Do đó, dễ dàng thấy tốc độ luân chuyển vốn của Cienco1 là chậm Bên cạnh đó, sức sinh lời của vốn lưu động cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của một công ty là tốt hay là chưa tốt. Nó được tính bằng tỷ số của lợi nhuận với vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp, thể hiện một đồng vốn lưu động bình quân sản xuất ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với Cienco1 chỉ số này khá thấp và biến động khác so với các chỉ số phân tích ở trên. Khi đầu tư một đồng vốn lưu động bình quân thì năm 2007 Cienco1 thu được về 0,009 đồng lợi nhuận. năm 2008 là 0,02 đồng, cao hơn năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 0,006 đồng.Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều vấn đề và cần có các biện pháp cụ thể để cho đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra hoạt động hiệu quả hơn. 1.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) của một doanh nghiệp nói chung hay của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng như Cienco1 nói riêng có thể dựa trên hai chỉ tiêu là sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lời của TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ được tính bằng tỷ số giữa tổng doanh thu và nguyên giá bình quân của TSCĐ. Nó cho biết một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua bảng 8 về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Cienco1 thì chỉ tiêu này của Cienco1 khá cao nhưng lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2007, một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem về cho doanh nghiệp 9,03 đồng doanh thu thuần, còn đến năm 2009 thì chỉ còn là 6,8 đồng. Nam 2008 và 2009 là 2 năm công ty chịu ảnh hưởng của sự biến động môi trường kinh doanh, đặc biệt là cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu làm doanh thu của công ty giảm và trong mấy năm gần đây công ty cũng có đàu tư mua mới thêm một số tài sản cố định làm cho nguyên giá của TSCĐ tăng lên dẫn đến có sự giảm xuống của chỉ tiêu này Bảng 8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 DT thuần VND 1,848,499,006,717 1,571,997,350,011 1,657,171,365,021 2 Lợi nhuận thuần VND 13,124,561,213 35,121,504,433 12,076,277,251 3 Nguyên giá bq của TSCĐ VND 204,632,140,197 234,821,981,125 243,526,391,275 4 Sức sản xuất của TSCĐ (=(1)/(3)) 9.03 6.69 6.80 5 Sức sinh lời của TSCĐ (=(2)/(3)) 0.06 0.15 0.05 (Nguồn: Tự tổng hợp) Sức sinh lời của TSCĐ được tính theo công thức là tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và nguyên giá bình quân của TSCĐ, nó phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ số này của Cienco1 là 0,06 năm 2007, tăng lên 0,15 vào năm 2008 và sau đó lại giảm xuống còn 0,05 vào năm 2009. Tuy sức sản xuất của TSCĐ là khá cao nhưng sức sinh lời của TSCĐ của Cienco1 lại khá thấp và cũng có sự lên xuống thất thường chứng tỏ sự quản lý, sử dùng TSCĐ trong Tổng công ty còn chưa có sư phối hợp nhịp nhàng và do đó cần một số chính sách cụ thể và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. 1.2.4. Chỉ tiêu sử dụng lao động. Khi phân tích về chỉ tiêu sử dụng lao động thì hầu hết mọi người đều dùng 2 chỉ tiêu cơ bản là sức sinh lời của lao động và năng suất lao động. Sức sinh lời của lao động phản ánh mọt người lao động tron kỳ sản xuất được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nó được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận thuần doanh nghiệp đạt được và số lao động bình quân trong kỳ.Đối với một doanh nghiệp thì chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại. Năng suất lao động bình quân của một doanh nghiệp phản ánh một lao động của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, được tính bằng thương số giữa doanh thu thuần và số lao động trong kỳ của doanh nghiệp. Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 DT thuần VND 1,848,499,006,717 1,571,997,350,011 1,657,171,365,021 2 Lợi nhuận thuần VND 13,124,561,213 35,121,504,433 12,076,277,251 3 Tổng số lao động Người 11,766 12,634 13,229 4 Sức sinh lời của lao động (=(2)/(3)) 1,115,465 2,779,920 912,864 5 Năng suất lao động (=(1)/(3)) 157,105,134 124,425,942 125,268,075 (Nguồn: Tự tổng hợp) Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất lao động của Cienco1 khá cao tuy nhiên có sự biến động lên xuống không đều. Năm 2007, năng suất lao động bình quân một lao động của Cienco1 là hơn 157 triệu đồng, chiếm vị trí cao nhất. Sau đó giảm xuống còn trên 124 triệu đồng vào năm 2008 và 125 triệu đồng vào năm 2009. Tuy nhiên, sức sinh lời của một lao động lại khá là thấp, cao nhất cũng chỉ là 2.779.920 đồng vào năm 2008 và thấp hơn vào năm 2007 với 1.114.465 đồng, năm 2009 với 912.864 đồng. Năng suất lao động thì cao nhưng sức sinh lời của lao động lại thấp, điều này chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty khá cao, chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thuần của công ty. Do đó, công ty cần nỗ lực giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng lao động. 1.2.5. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tổng công ty. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như là tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cũng là các chỉ tiêu cần phải phân tích khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tỷ suất thanh toán hiện hành là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tài sản lưu động và tổng số nợ ngắn hạn. Đối với Cienco1 chỉ số này khá là cao, trong suốt 3 năm liên tục chỉ số này đều sấp xỉ 100% chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và công ty có tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là chỉ số này đang có xu hướng giảm dần từ 101% năm 2007 còn 96% năm 2009. Do đó, có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang đi xuống và tình hình tài chính có biến động không tốt. Bảng 10: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng số tài sản lưu động VND 1,529,260,287,388 1,720,108,317,831 1,940,441,662,883 2 Tổng số nợ ngắn hạn VND 1,521,131,802,900 1,718,727,438,490 2,015,030,230,273 3 Tổng số nợ phải thu VND 1,333,717,473,132 1,296,655,684,959 1,349,168,487,335 4 Tổng số nợ phải trả VND 1,795,823,025,611 2,026,427,571,686 2,322,846,198,264 5 Tỷ suất thanh toán hiện hành(=(1)/(2)) % 101 100 96 6 Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả (=(3)/(4)) % 74 64 58 (Nguồn: Tự tổng hợp) Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cho biết doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn hay doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.Cienco1 có chỉ số này khá nhỏ dưới mức 100% và ngày càng giảm từ 74% năm 2007 xuống còn 58% năm 2009. Điều này chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác và tỷ lệ chiếm dụng ngày càng cao. 2. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 2007 đến 2009 Từ những phân tích ở trên có thể thấy được những thành tựu mà Cienco1 đã đạt được và những tồn tại và khó khăn mà Cienco1 cần phải vượt qua trong thời gian tới như sau: 2.1. Những thành tựu đã đạt được Một số thành tựu mà Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như là: Thứ nhất, Cienco1 luôn khẳng định mình là một thương hiệu mạnh, có uy tín , tạo được lòng tin với các bạn hàng. Cuối năm 2009 vừa qua là điểm mốc đánh dấu những thành tích cao mà tập thể Cienco1 đã đạt được.Cùng với cả nước, năm 2009 Tổng công ty đã vượt qua mọi khó khăn thách thức, gặt hái được những thành công vượt bậc trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quan hệ đối ngoại, chính trị, văn hóa xã hội…Cienco1 chiếm thứ hạng 129 trong bảng xếp hạng VNR – TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 và đứng thứ 9 trong số doanh nghiệp làm xây dựng cơ bản của cả nước do báo điện tử vietnamnet phối hợp với công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Cienco1 đạt thành tích này và tăng 88 bậc so với năm trước (năm 2008 xếp hàng 237) ĐIều đó khẳng định thương hiệu Cienco1 ngày càng phát triển lớn mạnh và là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu trong ngành giao thông vận tải. Thứ hai, Tổng công ty có công tác quản lý chất lượng công trình tốt. Tổng công ty đã tham gia thi công nhiều dự án trong và ngoài nước, trong đó có những dự án được quản lý theo thông lệ quốc tế, được thiết kế và giám sát bởi các Công ty, tổ chức tư vấn có uy tín trên thế giới. Do ý thức được chất lượng công trình luôn là sự sống còn của một doanh nghiệp nên các dự án do Tổng công ty thi công đều tuân theo Tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng, hoàn thành đúng và vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng, được kỹ sư tư vấn và Chủ công trình đánh giá cao.Công tác quản lý chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, giữ gìn và nâng cao uy tín của Tổng công ty ở trong và ngoài nước. Việc Tổng công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 và việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dựa trên nền tảng các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bền vững của Tổng công ty. Thứ ba, năng lực thiết bị, khoa học công nghệ của Tổng công ty khá là cao. Tổng công ty luôn coi việc đầu tư cho các thiết bị hiện đại, tiên tiến là yếu tố quyết định tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trong những năm qua, nhiều dây chuyền thiết bị tiên tiến và các công nghệ hiện đại đã được Tổng công ty nhập khẩu, chuyển giao hoặc chế tạo. Một số dây chuyền thiết bị hiện đại như là: Thiết bị thi công nền móng cầu: thiết bị khoan cọc nhồi BAUER, LEFFER, SOIMEC, RT3-ST, QJ250,… có khả năng khoan vào các loại địa chất khác nhau; Thiết bị thi công kết cấu nhịp cầu: các loại xe đúc thi công đúc hãng dầm cầu, hệ thống dàn lao dầm bê tông cốt thép, các hệ thống kích dự ứng lực với lực căng kéo lên đến 1000 tấn…; thiết bị thi công cảng sông, cảng biển với các hệ nổi trên 1000 tấn; thiết bị thi công bấc thấm; thiết bị sản xuất vật liệu: các trạm nghiền sàng đá công suất từ 40 đến 100 T/h sản xuất các sản phẩm cấp phối liên tục đạt tiêu chuẩn ASHTO và TCVN. Thứ tư, cùng với việc tiếp thu và ứng dụng các công nghệ thiết kế, thi công tiên tiến, Tổng công ty đã từng bước đào tạo được đội ngũ cán bộ có năng lực về chuyên môn, hiểu biết quy trình quy phạm (TCVN,TCN, ASHTO, ASTM, BS…), hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và có khả năng tin học. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật 1696 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học trong đó có trên 1000 cán bộ trẻ, số còn lại có thời gian công tác từ 20 đến gần 40 năm với kinh nghiệm thực tiễn phong phú được quy tụ lại, hỗ trợ lẫn nhau sẽ đảm bảo hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào được giao. Do đó uy tín và thương hiệu của Tổng công ty đã từng bước được khẳng định ở trong nước và bước đầu đã có uy tín ở thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình có quy mô đào tạo hàng năm từ 500 đến 600 học sinh với các ngành nghề truyền thống, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và trẻ hóa lực lượng lao động của Tổng công ty. Thứ năm, sản lượng vượt mốc 4500 tỷ. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, Cienco1 vẫn hoàn thành xuất sác kế hoạch, đạt giá trị sản lượng toàn tổng công ty là 5661 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm, tăng hơn 20% so với năm 2008. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, việc làm ổn định mức thu nhập của cán bộ công nhân viên liên tục tăng cao đạt bình quân 3,15 triệu đồng/ tháng, tăng 27% so với năm 2008. Thứ sáu, thị trường của công ty được mùa. Công tác thị trường ghi đậm dấu ấn với kết quả tốt đẹp. Từ tổng công ty đến các đơn vị liên tiếp thắng thầu nhiều dự án lớn tạo thêm quỹ công việc cho những năn tiếp theo. Năm 2009 với hơn 7000 tỷ hợp đồng mới trong đó nhiều hợp đồng có giá trị lớn như cầu Đông Trù, Hà nội trên 900 tỷ, quốc lộ 3 (gói thầu PK1- C) gần 1000 tỷ và một số dự án đang vận hành và có nhiều tín hiếu khả quan trong năm 2010. Tóm lại, với thế mạnh về nhân lực và công nghệ, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 đã liên tục thắng thầu các dự án đấu thầu quốc tế, triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật, được chủ đầu tư cũng như kỹ sư tư vấn đánh giá cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. 2.2. Những tồn tại và khó khăn Tuy đã có những bước tiến bộ rõ rệt nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 còn có một số tồn tại và khó khăn thể hiện qua các điểm sau: Thứ nhất, Nhìn chung hàng năm Tổng công ty có tổng doanh thu cao nhưng không có sự ổn định qua các năm. Năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 là 13% nhưng đến năm 2009 có xu hướng đi lên, tuy nhiên mức tăng của năm 2009 vẫn không đạt được mức doanh thu bằng năm 2007. Do đó, cần có một hướng đi đúng đắn để Tổng công ty có thể lấy lại sự phát triển cân bằng và bền vững. Thứ hai, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá cao, chiếm đến 99% tổng doanh thu của Tổng công ty. Do đó, trong những năm tiếp Tổng công ty cần có những biện pháp phù hợp nhằm giảm các khoản chi phí xuống để tăng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Thứ ba, tỷ suất doanh lợi còn rất thấp. Doanh thu thu về rất lớn, chi phí bỏ ra cũng rất cao và nguồn vốn đầu tư dồi dào nhưng tỷ suất lợi nhuận là cực kỳ thấp. lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 0,17% doanh thu cũng như chi phí và vốn kinh doanh. Do đó có thể thấy hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đang gặp phải khó khăn. Thứ tư, đội ngũ công nhân của Tổng công ty khi chuyển sang nền kinh tế thị trường một số không chỉ yếu kém về trình độ chuyên môn kỹ thuật công nghệ mà còn yếu kém trong cả tác phong và kỷ luật, cả về trình độ tổ chức và quản lý… Nhiều trường hợp tuyển dụng nhưng không kiểm tra kỹ lưỡng dẫn đến trình độ tay nghề yếu, kém về đạo đức nghề nghiệp. Thợ bậc cao chiếm tỷ trọng đã thấp lại không được cập nhật kịp thời cả về kiến thức và công nghệ mới dẫn đến bị lạc hậu so với thực tiễn. Cơ quan đầu não của Tổng công ty chưa tập trung được hết những cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành của Tổng công ty. Phần lớn các kỹ sư của Tổng công ty được đào tạo chính quy, họ có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ khá nhưng không ít cán bộ kỹ sư còn nhiều mặt hạn chế. Việc tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ có không ít trường hợp là do gượng ép, do đó nhiều cán bộ nằm trong diện quy hoạch đào tạo nhưng không được tiếp cận làm quen với công việc mà họ có thể đảm nhiệm. Thứ năm, lĩnh vực Khoa học công nghệ của Tổng công ty còn một số yếu kém. Trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất vẫn còn ở trình độ lạc hậu như gia công cơ khí, thi công hầm, thì công cầu dây văng… Một số công nghệc có khả năng ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần thì Tổng công ty lại chưa có kinh nghiệm, thậm chí còn chưa có công nghệ. Một số công ty trong Tổng công ty tiềm năng về khoa học công nghệ còn yếu, chưa quan tâm đúng mức vào việc đầu tư cho công nghệ. Tình trạng này cùng với những yếu kém trong quản lý đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng các nghiên cứu nói chung chưa cao và chưa gắn kết với thực tiễn. Thứ sáu, nguồn vốn của công ty sử dụng chưa được hiệu quả. Mặc dù Tổng công ty có khả năng huy động được nguồn vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn thì tăng theo các năm còn các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì giảm như là hiệu suất vốn kinh doanh và số vòng quay của vốn lưu động. Trong cơ cấu nguồn vốn, hệ số an toàn là khá thấp, tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trung bình là 9 lần. Do đó, Tổng công ty cần có một chiến lược huy động và sử dụng vốn cao hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển cao và bền vững. 2.3. Nguyên nhân Những tồn tại và khó khăn của Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau: * Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cienco1 nói riêng đó những tác động xấu của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tàn dư của nó. Nó tạo ra môi trường kinh doanh cực kỳ khó khăn và những thay đổi khó lường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: Lạm phát tăng cao làm cho giá nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu tăng cao làm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty lên cao và cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý cũng như dự báo và kế hoạch. Thứ hai là môi trường kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Năm 2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình mở cửa nên kinh tế Việt Nam, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Khi mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào Việt Nam, họ với kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại… hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành xây dựng cơ bản nói riêng, gây ra trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nào không biết đổi mới, không có chiến lược phát triển dài hạn và đặc biệt là không biết cách thích nghi với sự thay đổi của môi trường kin._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25897.doc
Tài liệu liên quan