Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng Hà Nội

lLỜI MỞ ĐẦU Thực tế phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới cho ta thấy rõ một điều rằng không có một nền kinh tế của một quốc gia nào có thể phát triển toàn diện mà không có cơ sở vật chất kỹ thuật bền vững. Vì vậy hoạt động đầu tư là một nhân tố cơ bản quan trọng quyết định tới chất và lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng nền kinh tế, là chìa khóa vàng của sự tăng trưởng đất nước. Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế, đầu tư trong xây dựng được coi là cơ sở tiền đề

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để các ngành các lĩnh vực khác phát triển. Tốc độ đầu tư tại các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế tăng mạnh trong các năm qua. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội, em thấy Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một trong những Tổng công ty lớn nhất về xây dựng đã tạo lập thành công nhiều công trình cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước. Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế em đã tìm hiểu tình hình đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội để có được cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư tại Tổng công ty và qua đó cũng giúp em nắm bắt được kiến thức thực tế nhiều hơn. Từ đó củng cố được những kiến thức đã học ở trường lớp. Thông qua quá trình thực tập em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội”. Với thời gian thực tập có hạn, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn có nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội và PGS-TS Phan Kim Chiến giảng viên trực tiếp hướng dẫn em đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. PHẨN I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ I. Lý luận chung về hoạt động đầu tư. 1. Khái niệm phân loại hoạt động đầu tư. 1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư. Đầu tư được thể hiện qua 2 hàm nghĩa: Xét theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn) , tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác..) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Xét theo nghĩa hẹp: Đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn những nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy, xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển. 1.2. Phân loại và đặc điểm của đầu tư. * Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại đầu tư được phân thành các loại sau: - Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính): là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu Chính phủ) hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu, trái phiếu công ty). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư .Với sự hoạt động của đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút một cách nhanh chóng. Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra đầu tư. Để giảm sự rủi ro, họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. - Đầu tư thương mại: là đầu tư người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này không taọ ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển. *Xét theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Trong đó đầu tư theo chiều rộng vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn đủ lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng. *Theo phân cấp quản lý, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số 12/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 phân thành 3 nhóm A, B, C tùy thuộc vào tính chất quy mô của dự án, trong đó nhóm A do thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. *Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, có thể phân chia các hoạt động đầu tư thành đàu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa họ kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)…Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinhh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác. *Theo đặc điểm hoạt động và các kết quả đầu tư, các hoạt đọng đầu tư được phân chia thành: Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm các tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng để làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi). Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau khi đưa ra các kết quả nói chung vào hoạt động. *Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội có thể phân chia hoạt động đầu tư thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động đầu tư để thu hồi đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. Đầu tư sản xuất là loại dầu tư dài hạn , vốn đầu tư lớn , thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp và phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự doán chính xác được (về nhu cầu, đầu ra đầu vào , cơ chế, chính sách …). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các kết quả đầu tư hoạt động hết đời của mình. Trong tế người có tiền thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên trên giác độ xã hội, loại hoạt động đầu tư này không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những gia trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các nghành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó trên giác độ điều tiết vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình để làm sao để hướng được các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà còn cả lĩnh vực sản xuất, theo định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong cả nước . *Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư. Có thể phân chia thành đầu tư ngắn hạn (như đầu tư thương mại), đầu tư dài hạn (như đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật…) * Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có thể chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội, là việc các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu trái phiếu… để hưởng lợi tức (gọi là đầu tư tài chính). Đầu tư trực tiếp: Trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành quá trình đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được phân thành hai loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. * Theo nguồn vốn - Vốn huy động trong nước: vốn tích lũy của Ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư. - Vốn huy động từ nước ngoài: vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Phân loại này cho thấy tình hình huy động từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi nguồn vốn đối với phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương. * Theo vùng lãnh thổ ( theo tỉnh và vùng kinh tế của đất nước). Cách phân loại này thể hiện tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương. II. Hiệu quả của hoạt động đầu tư. 1. Khái niệm về hiệu quả đầu tư. Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kêt quả đó trong những điều kiện nhất định. Những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của mỗi cấp. Để xác định hiệu quả đầu tư cần tuân thủ các nguyên tắc sau: * Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu khác nhau thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau, khi mục tiêu thay đổi thì tiêu chuẩn hiệu quả cũng thay đổi. Tiêu chuẩn hiệu quả được xem như là thước đo để thực hiện mục tiêu. Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án nào có có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất vào việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất. * Nguyên tắc thống nhất giữa các lợi ích Theo nguyên tắc này, một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích. Bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp và lợi ích xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội được xem xét trong phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân. Theo nguyên tắc “lợi ích”, hiệu quả tài chính không thể thay thế cho hiệu quả kinh tế quốc dân và ngược lại trong việc quyết định cho ra đời một phương án hành động của doanh nghiệp. Về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài: không thể hy sinh lợi ích lâu dài để lấy lợi ích trước mắt. Kết hợp đáng đắn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài là phương án được coi là có hiệu quả. Trong quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài thì lợi ích lâu dài là cơ bản. Về kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cũng như lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Việc phân tích hiệu quả kinh tế các phương án cần đặt trong mối quan hệ với phân tích với các lợi ích khác mà phương án mang lại. Bất kỳ một sự hy sinh nào đều giảm hiệu quả chung của phương án đó. Trong đại bộ phận các trường hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định * Nguyên tắc về chính xác và khoa học Để đánh giá hiệu quả các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và không thể lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả với phân tích định tính. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng phương pháp phân tích định tính khi phân tích định lượng chưa đủ để đảm bảo chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được xác định chính xác, tránh chủ quan tùy tiện. * Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế Theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu. Không nên sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo độ chính xác. Hiệu quả được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau vì vậy hình thành nhiều khái niệm khác nhau. Ta xét một số loại hiệu quả mà trên góc độ chủ thể nhận được kết quả (lợi ích) và bỏ chi phí để đạt được kết quả đó, có khái niệm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân. 2. Phân loại hiệu quả đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế đã phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau: -Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. -Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của dự án của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng nghành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. -Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả tài chính hay còn được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư còn được gọi là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên toàn bộ nền kinh tế. -Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. -Theo cách tính toán có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối trong đầu tư được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Trong phần nghiên cứu này em đi sâu nghiên cứu trên giác độ lợi ích đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. 2.1.Hiệu quả tài chính trong hoạt động đầu tư 2.1.1. Khái niệm: Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, những nhà đầu tư. Hiệu quả tài chính chỉ liên quan đến thu, chi có liên quan trực tiếp. Hiệu quả tài chính được ký hiệu là Etc của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm qua công thức sau. Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư Etc = Số vốn đầu tư mà cơ sở thực hiện để tạo ra các kết quả trên Trong đó: Etc là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả. Do đó để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định. Trong đó chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền là được thể hiện một cách rộng rãi nhất. Tuy nhiên tiền có giá trị thay đổi theo thời gian nên sử dụng các chỉ tiêu bằng tiền phải đảm bảo tính so sánh về mặt giá trị theo thời gian với việc sử dụng tỷ suất sinh lời được xác định tùy vào nguồn vốn huy động 2.1.2. Các tiêu chuẩn xác định hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư * Đối với dự án đầu tư Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án gồm có: - Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án. Đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần tính cho từng năm của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động của từng năm của đời dự án. Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư (quy mô lãi của cả đời dự án). Các chỉ tiêu này có thể tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai. -Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư và mức thu nhập thuần tính trên một đơn vị vốn đầu tư Trong đó: IvO :Vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại( dự án bắt đầu đi vào hoạt động) WIPV : Lợi nhuận thuần năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại NPV: Thu nhập thuần tính chuyển về thời điểm hiện tại -Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có () Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần hàng năm tính trên một đơn vị vốn tự có của năm đó trong đó: :Tỷ suất sinh lời vốn năm i : Vốn tự có bình quân năm i :Lợi nhuận thuần năm i Nếu tính cho cả đời dự án chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần cho cả đời dự án tính trên một đơn vị vốn tự có bình quân năm và cả đời dự án . -Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư, vốn lưu động quay vòng càng nhanh càng cần ít vốn và trong điều kiện khác không đổi. Công thức tính chỉ tiêu này như sau: Trong đó Oi : Doanh thu thuần năm i WCi :Vốn lưu động bình quân năm i của dự án Hoặc Trong đó: : Doanh thu thuần bình quân năm I của dự án : Vốn lưu động bình quân năm của cả đời dự án - Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí ký hiệu Chỉ tiêu này phản ánh giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra, dự án có hiệu quả khi .Dự án không có hiệu quả khi - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu quả khi T tuổi thọ của dự án hoặc T T định mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng cao - Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ ký hiệu IRR Hệ số hoàn vốn nội bộ là lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR r giới hạn. Dự án không có hiệu quả khi IRR< r giới hạn. Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào các nguồn vốn huy động của dự án. Chẳng hạn dự án vay vốn đầu tư, tỷ suất giới hạn là mức lãi suất vay, nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư tỷ suất giới hạn là mức chi phí cơ hội của vốn, nếu huy động vốn tù nhiều nguồn thì tỷ suất giới hạn là mức lãi suất bình quân của các nguồn huy động.vv…. - Chỉ tiêu điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Điểm hòa vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hòa vốn) và các chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hòa vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu hòa vốn thì dự án có lãi (có hiệu quả) và ngược lại và nhỏ hơn dự án bị lỗ (không có hiệu quả). Điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn hạn. * Đối với doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của đầu tư được tính như sau: - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư) Tính cho từng năm : trong đó: Wj :Lợi nhuận thuần của dự án j Tổng lợi nhuận thuần của các dự án hoạt động năm i Ivb :Vốn đầu tư thực hiện nhưng chưa phát huy tác dụng đầu năm của doanh nghiệp Ivr :Vốn đầu tư thực hiện trong năm của doanh nghiệp Ive: Vốn đầu tư chưa phát huy được tác dụng ở cuối năm của doanh nghiệp +Tính bình quân Ivhdvp: Vốn đầu tư phát huy đựơc tác dụng bình quân năm thời kỳ nghiên cứu được tính theo cùng mặt bằng cùng lợi nhuận thuần. WPV:Lợi nhuận bình quân năm của thời kỳ nghiên cứu tính theo giá trị của mặt bằng hiện tại của tất cả các dự án hoạt động trong kỳ. - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tăng thêm của vốn tự có của doanh nghiệp do đầu tư từng năm hoặc bình quân năm trong thời kỳ nghiên cứu. Trong đó: K - Hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư i - Năm nghiên cứu i-1: Năm trứơc năm nghiên cứu t - Thời kỳ nghiên cứu t-1: Thời kỳ trước thời kỳ nghiên cứu - Chỉ tiêu số lần quay vòng tăng thêm của vốn lưu động từng năm hoặc bình quân năm thời kỳ nghiên cứu: -Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm kỳ nghiên cứu (t) so với kỳ trước (t-1) - Chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn giảm - Mức tăng năng suất lao động của doanh nghiệp từng năm hoặc bình quân năm thời kỳ nghiên cứu so với trước thời kỳ do đầu tư Trong đó : : Mức tăng năng suất lao động bình quân năm thời kỳ t so với thời kỳ (t-1) : Mức tăng năng suất lao động năm i so với năm (i-1) 2.1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính Phương pháp phân tích đầu tư đơn trong điều kiện an toàn Nôi dung của phần này tập trung vào việc đánh giá lợi ích tuyệt đối và tương đối của dự án đầu tư hay lựa chọn phương án đầu tư tối ưu khi có nhiều phương án loại bỏ nhau.Và có các phương pháp sau: -Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính giản đơn: +Phương pháp hệ số hoàn vốn giản đơn +Phương pháp thời gian hoàn vốn -Các phương pháp giá trị tương đương +Phương pháp giá trị hiện tại thuần +Phương pháp giá trị hiện tại thuần hàng năm +Phương pháp giá trị tương lai -Phương pháp tỉ suất hoàn vốn nội bộ -Phương pháp tỉ số lợi ích -Phương pháp hoàn vốn đã được chiết khấu Các phương pháp phân tích đầu tư đơn trong điều kiện không an toàn. -Phương pháp phân tích điểm hòa vốn -Phương pháp phân tích độ nhạy cảm -Phương pháp xác suất Nhận xét: Các phương pháp này chỉ cho ta những kết luận chính xác trong điều kiện những số liệu về lợi ích và chi phí của dự án được dự đoán một cách chắc chắn, môi trường hoạt động của dự án ít biến động 2.2. Hiệu quả kinh tế quốc dân 2.2.1. Khái niệm: Hiệu quả kinh tế quốc dân được hiểu là hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được hưởng hiệu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét từ hai góc độ người đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp thì mục đích cụ thể thì có nhiều, nhưng quy tụ lại là doanh thu lợi nhuận. Khả năng sinh lời của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư vào đó. Tuy nhiên không phải mọi hoạt dộng đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế xã hội. Do đó trên góc độ quản lý vĩ mô cần xem xét về mặt kinh tế xã hội của nhà đầu tư, xem xét những lợi ích xã hội do hoạt động đầu tư mang lại. Điều này giữ vai trò quan trọng để các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với sự đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của hoạt động đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, các chủ trương chính sách của Nhà nước như : góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh… Ngoài ra cũng có thể được đo lường bằng mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu trong hoạt động đầu tư được thực hiện bao gồm : tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động… mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào công việc khác trong tương lai không xa. 2.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ở nước ta đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau: - Nâng cao mức sống dân cư : Được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đống góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội. - Gia tăng số lao động và việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động thiếu việc làm. - Tăng thu và giảm tiết kiệm ngoại tệ : Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này. - Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là: Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện Nâng cao năng suất lao động , đào tạo lao động có trình đọ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nênf kinh tế. - Phát triển các nghành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các nghành nghề khác. - Phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế . *Mục tiêu của việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng kế hoạch của mình, tuy mức độ và cách thức can thiệp của nhà nước vào quá trình lập và thực hiện kế hoạch có khác nhau. Ở một số nước, Nhà nước chỉ xây dựng các kế hoạch định hướng. Ở một số nước khác, Nhà nước ẩn định các chỉ tiêu kế hoạch. Dù là trong điều kiện kế hoạch định hướng hay kế hoạch mệnh lệnh, khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác phải xem xét việc thực hiện dự án có đóng góp gì cho việc kế hoạch kinh tế quốc dân (dự án có sản xuất loại sản phẩm thuộc diện ưu tiên kế hoạch hay không? Dự án có phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thuộc diện ưu tiên hay không?). Tiếp đến là xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đát nước thông qua hệ thống các chỉ tiêu định lượng như mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ việc thực hiện dự án. *Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư. Việc các định đúng đắn giá trị kinh tế phần nào góp phần vào việc đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Phần còn lại là áp dụng các phương pháp phân tích hiệu quả cho phù hợp để lựa chọn được những dự án có những đóng góp lớn nhất vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra. + Xuất phát góc độ các nhà đầu tư. Dưới góc độ của nhà đầu tư, lợi ích kinh tế của dự án được xem xét biệt lập với các tác động của nền kinh tế đối với dự án như : trợ giá đầu vào, bù giá đầu ra của Nhà nước… Phương pháp được áp dụng là dựa vào trực tiếp số liệu của các báo cáo tài chính của dự án đầu tư để tính các chỉ tiêu định lượng và thưc hiệc các xem xét mang tính định tính sau đây : Thứ nhất, mức đóng góp chi ngân sách Nhà nước, đó là các khoản nộp vào ngân sách khi các dự án đầu tư bắt đầu đi vào hoạt động như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất, lệ phí chuyển tiền… từng năm và cả đời dự án. Thứ hai, số chỗ làm việc tăng lên từng năm hoặc cả đời dự án (tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư). Phương pháp tính như sau : Số lao động tăng thêm = Số lao động thu hút thêm – Số lao động mất việc làm Thứ ba, số ngoại tệ thu được từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án ( tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư ). Phương pháp tính như sau : Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ Thứ tư, mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với t._.rước khi đầu tư từng năm và cả đời dự án. Thư năm, mức năng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động : thể hiện ở các chỉ tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơn vị vốn đầu tư. Thư sáu, tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường. Công thức tính như sau : Mức độ chiếm Doanh thu do bán sản phẩm của cơ sở tại thị trường này lĩnh thị trường = do đầu tư Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng loại tại thị trường này Thứ bảy, nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất : thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư tính trên một đơn vị vốn đầu tư. Thứ tám, nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý : thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư. Thứ chín, các tác động đến môi trường sinh thái. Thứ mười, đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đát nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. + Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước của địa phương và của ngành. Đối với cấp quản lý vĩ mô của Nhà nước, của địa phương và của ngành, khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư phải tính đến mọi chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện đầu tư (chi phí đầy đủ), mọi lợi ích trực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem lại. Chi phí ở đây bao gồm chi phí của nhà đầu tư, của địa phương, của ngành và của đất nước. Các lợi ích ở đây bao gồm lợi ích mà nhà đầu tư, người lao động, địa phương và cả nền kinh tế được hưởng. Để xác định các chi phí, lợi ích đầy đủ của các công cuộc đầu tư phải sử dụng các báo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn, giá tham khảo). Không sử dụng giá thị trường để tính chi phí và lợi ích kinh tế xã hội vì giá thị trường chịu sự chi phối của các chính sách tài chính, kinh tế của Nhà nước. Do đó, giá trị thị trường không phản ánh đúng chi phí xã hội thực tế. Tiền lương thường không phản ánh đúng năng suất lao động mà thường thấp hơn (có nơi, có lúc cao hơn) trong khi giá của một số yếu tố khác lại quá cao. Vì vậy khi tính toán hiệu quả kinh tế xã hội của những công cuộc đầu tư có tầm cỡ lớn, bao quát một vùng, một ngành rộng lớn hay quan trọng đối với nền kinh tế thì phải điều chỉnh lại các giá này theo chi phí xã hội, phải lưu ý đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến dự án và ngược lại. Để giảm nhẹ quá trình tính toán, các khoản thu chi chiếm tỷ trọng nhỏ, những giá thị trường của các đầu vào, đầu ra khác biệt ít với chi phí xã hội thì không cần điều chỉnh. Nhận xét: Đưa ra các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân đó chính là cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư. Phân tích kinh tế xã hội là đánh giá các tác động của dự án đối với nền kinh tế quốc dân, cân nhắc đầy đủ chi phí và lợi ích của dự án xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, ở đây dự án được đánh giá tùy theo sự đóng góp của nó cho mục tiêu phát triển khác nhau của đất nước. *Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc của những nhà đầu tư. Hiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là Nhà nước. Hiệu quả tài chính được xét theo quan điểm toàn thể Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Đó là mối quan hệ thống nhất có mâu thuẫn. PHẨN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI I. Vài nét về Tổng công ty xây dựng Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà Nôi Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng được thành lập vào năm 1958, với gần 50 năm kinh nghiệm công ty đã trở thành một trong những tổng công ty hàng đầu tại Việt Nam được tín nhiệm và có định hướng phát triển hiệu quả. Hiện nay Tổng công ty xây dựng với bề dày kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết và kỹ năng tích luỹ được trong gần 50 năm đang dẫn đầu trong công cuộc tôn tạo cảnh quan tự nhiên và môi trường chúng ta đang sống hôm nay và mai sau. Tạo dựng cơ sở tương lai để nghành xây dựng phát triển. Công trình tôn tạo đất nước ta không chỉ đòi hỏi sâu sắc tri thức kỹ thuật hoặc kỹ năng về thiết kế kiến trúc mà còn là một hệ thống quan điểm về cuộc sống. Duy trì với ý tưởng trên, Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn mong muốn đem vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình để mở một hướng mới trong việc tạo lập cơ sở kết tầng hạ tầng hiện đại, xây dựng những trung tâm thương mại, trung tâm công nghiệp và các khu đô thị góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế nước nhà, nhằm đuổi kịp và vượt sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thời kỳ phát triển Tổng công ty không ngừng nâng cao trình độ, đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động của mình. Đạt được những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhiều tập thể cá nhân của tổng công ty xây dựng Hà Nội vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương cao quý, tiêu biểu là các tập thể: * Tổng công ty xây dựng Hà Nội: Huân chương lao động hạng nhất năm 1995. * Công đoàn tổng công ty xây dựng Hà Nội : Huân chương lao động hạng III năm 1995. * Tổng công ty xây dựng Hà Nội : Huân chương độc lập hạng III năm 2002 và Huân chương độc lập hạng II năm 2004. * Nhiều bằng khen và cờ của Chính phủ và Bộ xây dựng tặng. * Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001-2000 Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà nội gắn liền với sự phát triển của đất nước của thời kỳ mở cửa, đã tạo lập được các cơ sở kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng được các trung tâm thương mại, khu công nghiệp và các khu đô thị lớn, điều đó đã góp phần vào việc thay đổi bộ mặt của đất nước là nền tảng cho các lĩnh vực kinh tế khác phát triển 2. Giới thiệu chung về tổng công ty xây dựng Hà Nội 2.1.Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI -Mã số thuế: 0100106338. -Tên giao dịch bằng tiếng Anh. HANOI CONSTRUCTION CORPORATION -Tên viết tắt: HACC. -Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh:1995. 2.2. Địa chỉ doanh nghiệp. *Trụ sở chính: 57 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội . Số điện thoại: 04.8226660 Số fax: 04.9439521 Email: wedmasterct@hancorp.com.vn *Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh:201 Võ Thị Sáu,Phưòng 7,Quận 3, TP HCM. Số điện thoại:08.9320678 *Văn phòng đại diện tại CHĐCN Lào :Phônhanua Sáyytthe Vientiene Số điện thoại: (00856).21413221 Số fax: (00856)21413221 2.3.Nghành hoạt động sản xuất kinh doanh: Xây dựng. 2.4.Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước TW. Được thành lập năm 1958 với tên gọi là: Công ty kiến trúc Khu Nam Hà Nội (hay còn gọi là công ty 1). Đến năm 1982 sát nhập thêm 4 đơn vị gồm: Công ty xây dựng Bảo Tàng (công ty 1); Công ty bê tông xây dựng Hà Nội(công ty 3), Công ty cổ phần Bạch Đằng (công ty 4); Công ty vật tư và xây dựng (công ty 5). Từ năm 1995 đến nay đựơc thành lập lại với tên gọi chính thức là: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI (HACC) theo quyết định 90/TTg (ngày 7/3/1994) của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp đặt lại DNNN với tổng số là 21 đơn vị thành viên (gồm: Công ty 1; Công ty 2; Công ty 3; Công ty 4; Công ty 5; Công ty cổ phần xây dựng đô thị và khu CN; Công ty cổ phần xây dựng số 6; Công ty cổ phần xây dựng K2; Trung tâm tư vấn KHCN, ĐT&XNK…), trong đó có 17DNNN, 2 đơn vị sự nghiệp, 2 đợn vị phụ thuộc hạch toán nội bộ. Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HACC) đã trở thành một trong những tổng công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam được tín nhiệm và có định hướng phát triển hiệu quả. Với phương châm đó Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn mong muốn đem vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình để mở một hướng mới trong việc tạo lập cơ sở kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng những trung tâm thương mại ,trung tâm công nghiệp và các khu đô thị mới. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của mình trong hoạt động kinh doanh. 2.5.Hình thức hạch toán: Tổng công ty xây dựng Hà Nội hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ về tài chính, nguồn vốn và trực thuộc sự quản lý của Bộ xây dựng. 2.6.Hình thức kinh doanh: - Nhận thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ điện. - Sản xuât công nghiệp và vật liệu xây dựng. - Khảo sát thiết kế,tư vấn xây dựng và quản lý các dự án . - Kinh doanh nhà và hạ tầng. - Sản xuất và kinh doanh khác: Xuất khẩu lao động, nhập khẩu thiết bị vật tư. Như vậy là một doanh nghiệp nhà nước với quy mô lớn gồm 21 đơn vị thành viên nên số liệu về sản phẩm, vốn kinh doanh, nhân lực, thiết bị công nghệ, doanh thu, lợi nhuận,…là rất lớn, hiệu quả và phát triển. 2.7.Phạm vi hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu con người về lĩnh vực xây dựng và công nghiệp cũng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng những nhu cầu trên thì yêu cầu các đơn vị cần phải mở rộng nhiều địa bàn hoạt động ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Chính vì vậy, Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở các tỉnh, thành phố của 3 miền trên cả nước. Cụ thể: Tại miền Bắc: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Quảng Ninh, Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Tuyên Quang… Tại miền Trung: Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ngãi,… Tại Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bình Thuận, Vũng Tàu, Cà Mau,.. Ngoài ra những năm gần đây Đảng và nhà nước ta có những chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài về các lĩch vực: kinh tế, đầu tư, xây dựng… Do vậy, mà nền kinh tế của nước ta hiện nay ngày càng phát triển như:có nhiều các trung tâm kinh tế thương mại, xây dựng các nhà máy, công ty, các khu công nghiệp… Nhờ vào các chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước mà Tổng Công ty xây dựng Hà Nội mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở một số nước như: Văn phòng đại diện của công ty ở CHDCND Lào. Như vậy, mở rộng phạm vi hoạt động sẽ giúp cho thu nhập của người lao động trong Tổng công ty ngày càng ổn định và mức sống càng tăng cao. 3.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty xây dựng Hà Nội Tổng công ty xây dựng Hà Nội được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của Tổng công ty, quyết định về các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Bộ xây dựng và trước pháp luật về các hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân cho Tổng công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Bộ trưởng Bộ xây dựng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Tổng giám đốc là người điều hành trực tiếp Tổng công ty. Hiện nay Tổng công ty xây dựng Hà Nội hoạt động với 11 phòng ban trực thuộc, bao gồm : - Phòng kế hoạch đầu tư - Phòng phát triển dự án - Phòng kỹ thuật thi công - Phòng tổ chức lao động - Phòng thanh tra - Ban bảo hộ lao động - Phòng kinh tế thị trường - Phòng tài chính kế toán - Ban quản trị - Văn phòng Tổng công ty Các công ty đơm vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng : - Công ty CP xây dựng bảo tàng - Công ty CP xây dựng số 1 - Công ty cổ phần kinh doanh vật tư - Công ty cổ phần xây dựng số 2 - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 - Công ty cổ phần xây dựng số 6 - Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh - Công ty cổ phần xây lắp điện nước - Công ty cổ phần kinh doanh vật tư - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34 - Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng - Công ty cổ phần xây dựng K2 - Công ty cổ phần bê tông xây dựng - Công ty cổ phần cơ khí đầu tư - Công ty cổ phần cơ khí xây dựng - Công ty cổ phần xây dựng và quản lý - Công ty đầu tư và phát triển nhà ở - Công ty cổ phần thi công cơ khí - Công ty xy măng Mỹ Việt - Công ty cổ phần thuỷ điện Quế Phong - Trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ I - Trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ II - Trung tâm tư vấn KHCNDT - Chi nhánh Tổng công ty tại Lào Ban quản trị Công ty cổ phần xây dựng số 6 Công ty CP XD bảo tàng HCM Công ty CP xây lắp điện nước Công ty CP kinh doanh vật tư Công ty cổ phần XD K2 Công ty CP xây dựng Bạch Đằng Công ty CP đầu tư và XD số 34 TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Ban bảo hộ lao động Phòng kỹ thuật thi công Phòng kinh tế thị trường Phòng phát triển dự án Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Văn phòng tổng công ty Phòng thanh tra Công ty CP đầu tư và XD số 4 Công ty xây dựng số 2 Công ty cổ phần xây dựng số 1 Công ty CP khu đô thị và CN Công ty CP đầu tư PT XD Công ty CP PT XD Công ty CP bê tong XD Công ty CP tư vấn đầu tư Công ty CP cơ khí và XD Công ty CP XD và quản lý Công ty CP ĐT và PT nhà ở Công ty CP thi công cơ khí Công ty CP xi măng Mỹ Việt Công ty CP thuỷ điện Quế Phong Trường TH KT và NV 1 trường TH KT và NV 2 Trung tâm tư vấn KHCN ĐT Ban quản lý các DA PT Chi nhánh tong công ty tại Lào Phòng kế hoạch đầu tư HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một trong những Tổng công ty thuộc lĩnh vực xây dựng lớn nhất tại Việt Nam được lãnh đạo bởi một đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, có trình độ quản lý tốt, là những con người có tài có đức. Tổng công ty đã điều hành các công ty đơn vị trực thuộc và quản lý theo sơ đồ trên. Nhìn vào sơ đồ ta thấy tất cả đã tạo thành một khối quản lý chặt chẽ và làm việc hiệu quả, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng công ty. 4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong lĩnh vực xây dựng Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một tổng công ty lớn mạnh hàng đầu. Tuy nhiên vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn Điểm mạnh : - Là một tổng công ty ra đời sớm nhất nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động đầu tư, đặc biệt có thế mạnh về đẩu tư xây dựng khu công nghiệp khu đô thị… - Năng lực tài chính tổng công ty có tình hình tài chính lành mạnh, tổng tài sản gia tăng qua các năm, doanh thu cũng như lợi nhuận tăng liên tục. Cụ thể - Năng lực con người, các cán bộ kỹ thuật được đào tạo bồi dưỡng có quy củ. - Đã chuyển đổi thành công các công ty con thành các công ty cổ phần và hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được tính chủ động và sáng tạo của đơn vị, khẳng định được vai trò quản lý, kiểm tra kiểm soát, tính năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường, bảo toàn và phát triển được về vôn kinh doanh, cổ tức cổ phần của các đơn vị ngày được nâng cao. - Tổng công ty và các đơn vị thành viên với tư cách là một bên góp vốn đã liên doanh liên kết được với nhiều đối tác nên có nhiều biện pháp quản lý nhằm giảm lỗ tăng lợi nhuận. Các liên doanh hoạt động tốt như là : liên doanh Quốc tế Hồ Tây, liên doanh khách sạn vườn Bắc Thủ đô Điểm yếu : - Bộ máy quản lý tại một số công ty thành viên chưa được điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty. - Một số cán bộ của công ty và Tổng công ty về trình độ năng lực chưa đáp ứng, chưa giải quyết tích cực, công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức -Các lĩnh vực như xây dựng các công trình thuỷ điện, và một số loại hình xây dựng khong phải chủ chốt của Tổng công ty thì vẫn chưa gây được uy tín lớn và tạo ra doanh thu lớn cho công ty vì đây thế mạnh của các Tổng công ty khác như: Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Vinaconex... Cơ hội Năm 2006 vừa qua nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thề giới WTO. Từ đó cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng.Tổng công ty sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia vào thi trường trong nước cũng như ngoài nước Tổng công ty có thể liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài,sẽ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như áp dụng được khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới Tổng công ty có thể huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ trong nước và nước ngoài Thách thức Mặc dù có rất nhiều cơ hội nhưng song song vớ diều đó là không ít thách thức. Tổng công ty sẽ cạnh tranh nhiều hơn với các đối thủ trong nước và nước ngoài, và sẽ phải cạnh tranh tổng thầu với nhiều đối thủ nước ngoài lớn có khả năng tài chính lớn Vốn huy động trong đầu tư, vốn vay ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của công ty do phải trả một khoản lãi suất cao II. Thực trạng đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội 1. Vốn đầu tư tại Tổng công ty. xây dựng Hà Nội Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty là rất lớn và tăng mạnh qua nhiều năm. Nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau : - Nguồn vốn tự huy động. - Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. - Nguồn vốn tín dụng. … Bảng 1 : Tổng nguồn vốn đầu tư qua các năm2000-2007: Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm 2002 2003 2004 2005 Ước TH 2006 Kế hoạch 2007 1 Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng ) 446.938 536.307 550.000 720.000 745.000 900.000 2 Tỷ lệ so với các năm trước(%) 119.995 102.55 130,9 120,8 120,81 Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện và mục tiêu phát triển 2000-2010 (phòng Kế hoạch đầu tư-Tổng công ty xây dựng Hà Nội ) Nhận xét: Qua bảng báo cáo trên ta thấy Nguồn vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà Nội tăng một cách liên tục qua các năm, năm 2002 tổng vốn đầu tư phát triển của tổng công ty là 446.938 tỷ đồng thì tổng vốn đầu tư phát triển năm 2005 đã là 536.307 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 119,995% tương ứng với số tiền tăng lên là 89.369 tỷ đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 102,55% tương ứng với số tiền tăng là 13.693 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2004 tăng so với năm 2003 là không nhiều. Điều này cho thấy rằng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định dùn cho sản xuất không tăng nhiều qua 2 năm. Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004 là 130,9% tương ứng với số tiền tăng là 170.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy vốn đầu tư phát triển năm 2005 là nhiều, đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản là nhiều, đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất làm năng suất lao động tăng và thúc dảy doanh thu năm 2005 cũng tăng cao. Năm 2006 nguồn vốn đầu tư phát triển tăng so với năm 2005 là 120,8% tương ứng với số tiền tăng lên là 25.000 tỷ đồng. Kế hoạch thực hiện năm 2007 nguồn vốn đầu tư là 900.000 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 120,81% tương ứng với số tiền tăng lên là 155 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 2002-2007 tăng một cách mạnh mẽ và liên tục. Năm 2007 tăng hơn 2 lần so với năm 2002 và còn tiếp tục tăng trong các năm tới Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện và mục tiêu phát triển 2000-2010 (phòng Kế hoạch đầu tư-Tổng công ty xây dựng Hà Nội ) 2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn huy động Nguồn vốn đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tập trung chủ yếu bởi 3 nguồn sau : nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng,. Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư xây dựng tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Vốn NSNN 500 643 690 710 2. Vốn tự bổ sung 93.176 110.000 79.240 198.750 201.560 209.311 3. Vốn tín dụng 327.755 392.664 348.080 490.560 501.225 510.857 Tổng nguồn vốn 421.431 504.307 527.320 690.000 703.495 720.168 Nhận xét: Vốn là một điều kiện không thể thiếu để thành lập và phát triển của một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính các doanh nghiệp cần chú ý đến việc huy động và sự luân chuyển của vốn . Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ rất sớm vì vậy nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là một bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn sử dụng đầu tư của Tổng công ty. Trong những năm trước thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, trong lúc cơ chế Nhà nước vẫn còn rất chặt chẽ thì nguồn vốn ngân sách là nguồn quan trọng nhất và lớn mạnh nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những năm gần đây trong thời kỳ mở cửa thị trường các doanh nghiệp tự chủ động hơn trong việc sử dụng và huy động vốn, việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách của Tổng công ty càng ngày càng giảm dần và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn tự bổ sung: nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm Năm 2002 nguồn vốn tự huy động của Tổng công ty chỉ là 93.176 triệu đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn, năm 2003 nguồn vốn đó đã tăng lên 110.000 chiếm 22% tổng nguồn vốn. Đến năm 2006 nguồn vốn tự có của công ty là 201.560 chiếm 29 % tổng vốn và theo kế hoạch thực hiện nguồn vốn này sẽ sử dụng cho năm 2007 là 209.311 chiếm xấp xỉ 30% tổng nguồn vốn Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Lợi nhuận 21.226 50.261 60.000 45.000 67.000 Tổng nguồn vốn 421.431 504.307 527.320 690.000 703.495 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty xây dựng Hà Nội) Điều này thể hiện nguồn vốn tự huy động của Tổng công ty tăng dần theo các năm cùng với số lượng tăng lên của tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân chính là do hình thành phần lớn từ lợi nhuận để lại của Tổng công ty , các dự án xây dựng và các công trình thủy điện ngày càng tăng đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh và công ty hoạt động có lãi. Nguồn vốn tín dụng thương mại: có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với sự phát triển của Tổng công ty. Nguồn vốn tín dụng thương mại của Tổng công ty xây dựng Hà Nội bao gồm nguồn vốn xây dựng trong nước và nước ngoài. Trong giai đoạn 2002-2004 nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm gần 80% tổng nguồn vốn. Giai đoạn 2004-2006 do hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nên nguồn vốn đi vay giảm từ 5-10%. Do Tổng công ty xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước được thảnh lập từ rất sớn có uy tín trong lĩnh vực xây dựng nên đã tận dụng được điểm mạnh này của mình để mở rộng vốn kinh doanh bằng các đi vay của các tổ chức trung gian tài chính trong nước cũng như ngoài nước. 2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỹ thuật. Phân loại cơ cấu nguồn vốn theo kỹ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng, điều đó cho ta biết nguồn vốn được sử dụng vào những lĩnh vực đầu tư nào và được sử dụng ra sao? Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã phân chia nguồn vốn theo góc độ kỹ thuật như sau: - Xây lắp - Thiết bị - Khảo sát thiết kế - Sản xuất kinh doanh khác. Bảng cơ cấu nguồn vốn theo kỹ thuật Đơn vị tính: triệu dồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 KH 2007 Xây lắp 331.255 396.074 405.823 480.000 495.026 500.268 Thiết bị 28.891 35.872 45.001 78.000 80.155 91.157 Khảo sát thiết kế 24.634 25.005 27.899 45.000 37.112 39.259 SXKD khác 36.651 47.356 48.597 75.000 91.202 89.484 Tổng nguồn vốn 421.431 504.307 527.320 690.000 703.495 720.168 Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty tăng dần qua các năm đã thúc đẩy các yếu tố như nguồn vốn cho xây lắp tăng. Năm 2002 là 331.255 triệu đồng chiếm 78% tổng số vốn đầu tư. Năm 2003 tăng lên 396.074 chiếm 78,5% tổng vốn. Năm 2004 tăng lên 405.823 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77%. Năm 2005 có 480.000 triệu đồng vốn xây lắp chiếm 70%. Ta thấy tỷ trọng vốn xây lắp 2005 đã sụt giảm so với các năm trước, nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản phẩm và đầu tư vào mua săm trang thiết bị nhiều nên nguồn vốn cho lĩnh vực này giảm. Bước sang năm 2006, ước tính có 495.026 triệu đồng được đầu tư vào xây lắp chiếm 71% trong tổng vốn đầu tư cho thấy kết quả bước đầu của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Nguồn vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị: nguồn vốn này cũng tăng dần qua các năm. Do yêu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng công trình nên vốn đầu tư bỏ ra trong lĩnh vực này để mua sắm các trang thiết bị hiện đại thúc đẩy năng suất lao động. Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, cải tạo máy móc thiết bị để không lạc hậu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Năm 2002 Tổng công ty đầu tư cho mua sắm trang thiết bị là 28.891 chiếm 6,9% tổng nguồn vốn. Năm 2003 có 35.872 triệu đồng chiếm 7,1%. Năm 2004 có 405.823 triệu đồng chiếm 7,7%. Bước sang năm 2005, Tổng công ty đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị bằng cách tăng vốn đầu tư cho mua sắm trang thiết bị. Tỷ trọng vốn này chiếm 11% trong tổng vốn đầu tư. Ước tính năm 2006, Tổng công ty đầu tư 80.155 triệu đồng cho mua sắm trang thiết bị, tăng cường mua sắm thêm máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thi công các công trình có chất lượng ngày càng cao. Nhờ chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao kỹ thuất nên hiện nay Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã có đủ khả năng đảm nhận thi công trọn gói toàn bộ công trình mà không phải thuê thiết bị máy móc từ bên ngoài. Nhờ năng lực máy móc thiết bị được cải thiện, Tổng công ty được đánh giá cao từ các đối tác mời thầu. Trên thực tế, số công trình trúng thầu của Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã tăng liên tục trong các năm qua. Bảng : Số công trình trúng thầu của Tổng công ty xây dựng Hà Nội qua các năm Stt Năm 2003 2004 2005 2006 1 Số công trình tham dự thầu 250 300 410 750 2 Số công trình trúng thầu 210 263 377 674 3 Tỷ lệ công trình trúng thầu 84% 87,7% 92% 90% ( Nguồn : Phòng kế hoạch đầu tư Tổng công ty xây dựng Hà Nội) Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một tổng công ty lớn mạnh ngày càng trúng thầu nhiều công trình lớn, có ý nghĩa thời đại. Nếu như số công trình trúng thầu năm 2003 là 210 thì năm 2006 số công trình trúng thầu là 647. Nhìn vào tỷ lệ này ta thấy số công trình trúng thầu đã tăng lên 3 lần trong một khoảng thời gian ngắn, giá trị các công trình thầu cũng được tăng lên đáng kể, trị giá hàng chục ngìn tỷ đông. Tỷ trọng vốn cho khảo sát thiết kế tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng qua bảng trên ta thấy vai trò của khảo sát thiết kế ngày càng trở nên quan trọng. Năm 2002 vốn này chỉ chiếm 5,8% nhưng đến 2005 tỷ trọng này đã lên tới 6,5% cho thấy thực tế công tác khảo sát ngày càng được quan tâm và có vai trò ngày càng đặc biệt. III. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư và phương hướng phát triển tại Tổng công ty Hà Nội. 1. Hiệu quả hoạt động tài chính tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài chính. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu chủ yếu 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 Kế hoạch TH 2007 Tổng vốn đầu tư 446.938 536.307 550.000 720.000 745.000 900.000 Tổng doanh thu 2.169.482 2.705.000 3.000.000 3.350.000 4.050.000 4.250.000 Tổng lợi nhuận trước thuế 21.226 50.261 60.000 45.000 67.000 85.000 Tỷ suất lợi nhuân/doanh thu 0,98% 1,86% 2% 1,34% 1,65% 2% Nhận xét : Qua bảng số liệu trên ta thấy với sự tăng cường đầu tư về vốn, Tổng công ty đã thu được những kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể với mức tăng vốn như vậy (từ năm 2002 đến 2007 tổng vốn đầu tư là từ 446.938 đến 900.000) doanh thu tương ứng tăng từ 2.169.482 đến 4.250.000. Doanh thu tăng đều qua các năm cho thấy Tổng công ty đã sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, có trọng điểm và phân bổ hợp lý cho từng năm. * Doanh thu trên tổng vốn đầu tư : Chỉ tiêu này nhìn chung là tăng liên tục qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước một lượng đáng kể. Năm 2002, nếu 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra thì thu được 4,85 đồng doanh thu thì năm 2006, 1 đồng vốn bỏ ra thu được 5,4 đồng doanh thu. Tăng 13,2% ( số liệu nhìn bảng trên ). Tổng vốn đầu tư tăng liên tục kéo theo doanh thu tăng liên tục, điều này đã tạo điều kiện để Tổng công ty mở rộng quy mô sản xuất phát triển ngành nghề. * Lợi nhuận : Tổng công ty xây dựng là một tổng công ty có uy tín lớn trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam, đã xây dựng nhiều công trình lớn có giá trị hàng chục tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2002 là 21,226 tỷ đồng, qua các năm đã tăng lên đáng kể. Đến năm 2006 lợi nhuận thu được đã lên tới 67 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận cao như vậy, Tổng công ty đã trở thành đối tượng thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn, tạo điều kiện cho quá trình tái đầu tư mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đầu tư công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất. Nhìn vào bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thấy Tổng công ty đã đảm bảo được một mức hợp lý về lợi nhuận thu được. Tỷ suất tăng đều qua các năm : năm 2002 là 0,98%, năm 2003 là 1,86%, năm 2004 tăng lên tới 2%, sang năm 2005 có hiện tượng chùng lại nhưng các năm tiếp đó mức tăng liên tục vẫn được đảm bảo chứng tỏ Tổng công ty đã có sự điều chỉnh hợp lý đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả. 2. Hiệu quả kinh tế xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả kinh tế quốc dân 2.1.. Mức đóng góp cho Ngân sách Nhà nước Do nguồn vốn đầu tư tăng nhiều qua các năm máy móc thiết bị được trang bị hiện đại nên năng suất lao động tăng cao từ đó lợi nhuận tăng qua các năm. Tổng công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước một lượng lớn qua các năm. Bảng nộp ngân sách Nhà nước Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nộp NSNN (triệu đồng) 17.034 33.130 75.000 110.00 125.000 140.000 % so với năm trước 194% 226% 147% 114% 112% ( Nguồn : Phòng tài chính kế toán Tổng công ty xây dựng Hà Nội ) Nhận xét: Mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của Tổng công ty xây dựng tăng đều qua các năm từ 2002 đến 2007. Trong năm 2002, Tổng công ty đóng góp cho Ngân sách là 17.034 tỷ đồng thì đến năm 2007 con số này tăng tới 140.000, một con số lớn cho thấy hiệu quả hoạt động của Tổng công ty trong các năm vừa qua. Cùng với sự hoạt động hiệu quả thì Tổng công ty xây dựng ngày càng trở thành một nguồn đóng góp tích cực vào nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, điều này phù hợp với chủ trương và mục tiêu của Nhà nước ta đạt ra cho các doanh nghiệp Nhà nước. 2.2. Số lượn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0083.doc