Lời nói đầu
Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Công nghiệp hoá là chìa khoá của sự phồn vinh và đưa con người tới nền văn minh hiện đại nhưng nó phải trả giá rất đắt nếu như không xây dựng và phát triển trên một nền tảngvững chắc. Qúa trình công nghiệp hoá con người đã phí phạm không ít tài nguyên c
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Chí Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa đất nước, càng ngày sử dụng càng nhiều đất để phát triển công nghệ, đô thị hoá, nhưng lại chôn vùi những cánh đồng phì nhiêu hoặc phá hỏng rừng núi giàu có, lấy đất kiến thiết giao thông, thuỷ lợi, cải tạo và mở rộng đô thị sẵn có, xây dựng đô thị mới mà ít chú ý tới " một tấc đất một tấc vàng ". Không những thế mà còn huỷ hoại khung cảnh thiên nhiên và những truyền thống tốt đẹp trong đời sống phải trải qua thời gian dài trong lịch sử mới tích luỹ được, đặc biệt là lãng phí tài nguyên đất đai, nhất là khi xu hướng đó đang phát triển ồ ạt trên các vùng nông thôn hiện nay.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện nhằm khai thác sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên có hạn; mặt khác nó là phương tiện quan trọng góp phần phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện trong tương lai, phù hợp với hoàn cảnh chính trị xã hội và thực tế của huyện, góp phần hoàn thiện quy hoạch tổng thể lãnh thổ quốc gia. Thấy được ý nghĩa đó với tư cách là sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lý địa chính trường Đại học kinh tế quốc dân, em muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đang còn nhiều bất cập hiện nay. Qua thời gian thực tập ở cơ sở địa chính Thành phố Hải Dương, được các bác, các cô, các chú giúp đỡ và cung cấp nhiều thông tin, tư liệu về địa bàn, Huyện Chí Linh làm cơ sở quan trọng để em thực hiện đề tài.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh. Tìm tòi giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Cí Linh chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh...đề tài kết hợp nguyên lý kinh điển với kiến thức kinh tế hiện đại , gắn quan điểm đường lối của Đảng với tổng kết thực tiễn.
- Nội dung của đề tài.
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Chí Linh
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm có 3 chương sau:
- Chương1: cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
-Chương 2: thực trạng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Chí Linh - Thanh phố Hải Dương.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Chí Linh.
Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Chí Linh.
Do trình độ, thời gian tài liệu có hạn đề tài của em chắc không chánh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn được sự quan tâm giúp đỡ cuả thầy giáo, các bác, các cô chú ở sở địa chính Thành Phố Hải Dương để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Chương I
cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
I. Khái niệm và vai trò của công tác quy hoạch sử dụng đất.
1. Các khái niệm cơ bản.
1.1. Vị trí vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống xã hội.
Đất đai là nguồn tái nguyên vô cùng quý giá với mỗi quốc gia, là một bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên, là một yếu tố của đầu vào rất quan trọng không thể thiếu được. Đất đai được sử dụng cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và cho cả đời sống con người, chính vì vậy mà luật đất đai 1993 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam có ghi: " Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng".
Trước hết, đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không có sự tồn tại của loài người. Đất đai là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm là cơ sở của các Thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông đất đai cũng cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng gốm xứ.
Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng đất nước, cùng thúc đẩy phát triển đất nước.
Trong nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều được dựa vào đất đai và thông qua đất đai.
Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trong quá trình trinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên. Biến đổi của khí hậu có tác dụng mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Như vậy việc sử dụng hợp lý qũi đất đai ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa để bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trường. Việc sử dụng hợp lý quĩ đất đai luôn là mục tiêu chiến lược của quốc gia, trong đó công cụ quy hoạch sử dụng đất có vai trò rất lớn.
1.2. Phân loại đất nước ở việt nan theo mục đích sử dụng.
Phân loại đất nước theo mục đích sử dụng nhằm nắm được hiện trạng đất đai đang được sử dụng vào mục đích khác nhau như thế nào, số lượng, cơ cấu của mỗi loại trong tổng số là bao nhiêu, những biến động của các loại đất này ra sao.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân loại thành các loại sau đây.
- Đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp.
- Đất khu dân cư nông thôn.
- Đất đô thị.
- Đất chuyên dùng.
- Đất chưa sử dụng.
Việc chuyển loại đất này sang loại đất khác, tức là chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toan quốc đặc biệt, trong lĩnh vực đất ở và đất chuyên dùng. Do vậy việc phân loại đất có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý quỹ đất đai trên lãnh thổ, trong đó công cụ chính để nhà nước quản lý đó là: Quy hoạch sử dụng đất đai.
1.3. Khái niệm về qui hoạch sủ dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động kinh tế xã hội có tính chất đặc thù. Có nhiều cách nhận thức khác nhau về quy hoạch sử dụng đất.
Quan điểm thứ nhất cho rằng quy hoạch sư dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, thông qua đó người ta thực hiện các công tác sau:
Đo đạc vẽ ảnh bản đồ đất đai.
Phân chia khoảnh thửa tính toán diện tích.
Giao đất cho các nghành.
Thiết kế xây dựng đô thị.
Quan điển thứ hai cho rằng quy hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên các qui phạm pháp luật của nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất.
Song cả hai cách quan niệm đó đều chưa đúng và chưa đầy đủ bản chất của quy hoạch sử dụng đất không nằm ở kỹ thuật đo đạc, cũng không thuộc về hình thức pháp lý, mà còn nằm ở bên trong việc tổ chức sử dụng đất, như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các mối quan hệ trong sản xuất. Nó coi trọng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất.
Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổ hợp của 3 biện pháp:
- Biện pháp pháp chế: Nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo pháp luật.
- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý, trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
- Biện pháp kinh tế: Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất. Song điều đó chỉ thực hiện khi đạt được đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phân quỹ đất trên lãnh thổ tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói riêng.
* Các loại quy hoạch sử dụng đất.
Xét theo góc độ chủ thể quản lý có hai loại quy hoạch:
* Quy hoạch đất đai của nhà nước ( quy hoạch vĩ mô ).
*Quy hoạch đất đai của các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân người sử dụng ( quy hoạch vĩ mô ).
Hai loại quy hoạch này cũng có mỗi quan hệ với nhau rất chặt chẽ, điều này thể hiện ở chỗ quy hoạch của Nhà nước tạo tiền đề pháp lý cho quy hoạch của các đơn vị cơ sở dựa vào quy hoạch chung của Nhà nước và phải góp phần thực hiện quy hoach chung đó.
Đối với quy hoạch đất đai của Nhà nước được phân làm 3 loại:
*Quy hoạch đất đai của Nhà nước Trung ương.
*Quy hoạch đất đai các cấp địa phương ( Tỉnh , Huyện, Xã ).
*Quy hoạch đất đai của các bộ, nghành.
Trong 3 loại quy hoạch trên thì quy hoạch của Nhà nước Trung ương là cơ sở, điều kiện pháp lý để tiến hành quy hoạch đất đai của các địa phương, các ngành. Quy hoạch cấp địa phương và cán bộ, ngành là nhằm cụ thể hoá quy hoạch của Nhà nước Trung ương và góp phần thực hiện quy hoạch chung cả nước.
Như vậy, với sự phân loại quy hoạch trên ta có thể thấy rằng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cấp huyện có vị trí và vai trò đáng kể, nó góp phần thực hiện quy hoạch chung của cả nước.
2. Đặc điểm và vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2.1. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước trên địa bàn huyện, do cấp tỉnh quản lý và thực hiện (các cơ sở địa chính tỉnh lập quy hoạch). ở nước ta quy hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất đai và quyền lợi xã hội, góp phần giải quyết tốt mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ đất nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Quy hoạch sử dụng đất trên lãnh thổ nói chung, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói riêng mang đặc điểm tổng hợp, nó vận dụng kiến thức của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là nhằm khai thác sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất trên địa bàn huyện một cách hiệu quả nhất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có tính dài hạn và tính chiến lược, thời hạn của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thường 5 - 10 năm, 20 năm và lâu hơn nữa. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động đất đai dài hạn , các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hóa, nhu cầu và khả năng phát triển các ngành kinh tế; tình hình phát triển đô thị ( các thị trấn, thị tứ ), dân số và cơ cấu lao động. Xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược: phương hướng mục tiêu chiến lược của việc sử dụng đất đai, cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai, phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai, các biện pháp, chính sách lớn quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện hàng năm và ngắn hạn.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mang tính khả biến, do xây dựng trong thời gian tương đối dài dưới tác động của nhiều nhân tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật và công nghệ, nhất là xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ ( cả ở vùng nông thôn ) nên một số dự kiến ban đầu cuả quy hoạch không còn phù hợp. Do việc bổ xung, điều chỉnh và hoàn chỉnh quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
2.2. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện góp phần đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý nhà nước về các loại đất đai trên địa bàn huyện, thông qua gián tiếp cấp tỉnh mà đại diện uỷ quyền là các Sở địa chính tỉnh. Thông qua quy hoạch sử dụng đất ở huyện mà Sở địa chính tỉnh kiểm soát, mọi diễn biến tình hình đất đai ở huyện, bắt buộc các đối tượng sử dụng đất trong ranh giới của mình, cho phép sở quản lý đất đai chắc chắn trật tự hơn, tranh chấp đất đai có cơ sở giải quyết hơn. Do đó phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với đất đai. Làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư và phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quy hoạch đất đai như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển công nghệ và kết cấu hạ tầng phù hợp trên địa bàn huyện, để phát triển một cách tối đa ưu thế của huyện, và như vậy sẽ khuyến khích được vốn đầu tư trong huyện, thu hút được vốn đầu tư bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất hợp lý hơn, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Việc tính thu, xác định giá cả các loại đất đai. Trên cơ sở phân hạng đất bố chí xắp xếp cho các đối tượng sử dụng đất và họ hiểu rõ được phạm vi danh giới của mình, họ yên tâm đầu tư phát triển đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng đất sẽ cao hơn, mà việc tính thuế, giá cả đất đai càng chính xác hơn.
Như vậy quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò và ý nghĩa to lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, nâng cao đời sống người dân, thu hút vốn đầu tư. Vì thế nó có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài, đòi hỏi sự cần thiết và hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện. Chính hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện sẽ góp phần hoàn thiện hơn quy hoạch sử dụngđất cấp tỉnh.
II. Nội dung của công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
1. Căn cứ về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. ( trên địa bàn huyện ).
- Mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện
Mỗi một huyện luôn có chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội dựa trên bản quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện; do đất đai là một tài nguyên quý giá hữu hạn, là nền tảng, cơ sở cho sản xuất, cho các doanh nghiệp, có đặc điểm là tính cố định, tính không tái sinh và tính thay thế . Điều đó đòi hỏi phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiền đề tiến hành xắp xếp hợp lý quỹ đất của huyện theo kế hoạch phù hợp với tình hình của tỉnh, của đất nước nhằm đạt tới mục tiêu sử dụng đất trên địa bàn huyện một cách hợp lý điều hoà tránh mâu thuẫn giữa các loại sử dụng đất, xác định hợp lý cơ cấu của việc sử dụng đất dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hơn nữa sự cần thết của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa đất trên địa bàn huyện với phát triển kinh tế xã hội của huyện. Việc sử dụng đất trên địa bàn huyện hợp lý hay không, trực tiếp gây ra ảnh hưởng to lớn với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Sự phát triển kinh tế đang diễn ra không ngừng trên địa bàn huyện từ đó đặt ra những yêu cầu mới đối với việc sử dụng đất và việc chuyển mục đích sử dụng đất vẫn không ngừng ra tăng. Đặc biệt trong lĩnh vực đất ở và đất chuyên dùng. Điều đó đòi hỏi việc sử dụng đất trên địa bàn huyện không chỉ xuất phát từ lợi ích cục bộ trước mắt mà còn có quy hoạch thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chính sự phát triển này luôn kéo theo nhu cầu đối với các thị trấn, thị tứ trên địa bàn huyện trong sự phát triển, mở rộng cải tạo, phân bố các ngành nghề, luôn tạo ra sức hút đối với nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Xu hướng phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế rừng diễn ra trên các huyện cũng đòi sự bố chí, xắp xếp sao cho hợp lý để đem lại hiệu quả trong việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Sự phát triển này góp phần tích cực cho sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện nhất là ở các huyện miền núi.
Do vậy quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện căn cứ vào mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện để xác định phương hướng cơ bản cho việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đồng thời phải căn cứ vào:
* Căn cứ vào khả năng cung cấp đất đai của huyện.
Cung cấp đất với tính cách là một tài nguyên thiên nhiên có hai hàm nghĩa: một là cung cấp tự nhiên của đất chỉ số lượng các loại tài nguyên đất mà trái đất có thể cung cấp cho nhân loại sử dụng trong môi trường kinh tế, kỹ thuật nhất định, đó là sự cung cấp không có tính co giản vì không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nhân tạo hay xã hội nào. Cung cấp tự nhiên của đất đòi hỏi đất phải đáp ứng của một số điều kiện nào đó như khí hậu thích nghi với sự sống của con người và sự sinh trưởng của thực vật, địa hình, địa thế thuận tiện cho việc tiến hành các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, có thể phát triển một loại tài nguyên nào đó hoặc có giao thông vận tải tương đối tốt.
Cung cấp kinh tế của đất được thực hiện trên cơ sở cung cấp tự nhiên của nó được biến đổi song song với biến đổi công dụng của nó. Đất cung cấp cho người sử dụng thường tồn tại nhiều công dụng khác nhau, giữa chúng có thể cạnh tranh và thay thế lẫn nhau, khi hiệu quả của loại công dụng nào đó nâng cao, thì tất nhiên lượng cung ứng của nó cũng nâng cao một cách tương ứng, như vậy cung cấp kinh tế của đất nước có tính co giãn nó biến đổi theo sự ra tăng nhu cầu về đất và sự nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất.
Cung cấp đất chịu ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản là:
- Lượng cung cấp tự nhiên của các loại đất.
- Song song với nâng cao từng bước tri thức và kỹ năng sử dụng đất của loài người, làm cho đất trước đây không sử dụng được, hoặc biến đất trước đây sử dụng không kinh tế thành tương đối kinh tế, do đó mà tăng lượng cung cấp kinh tế của đất.
- Sự phát triển giao thông vân tải, hạ giá thành vận tải, làm cho đất trước đây không sử dụng được thành sử dụng được, điều đó cũng có thể tăng lượng cung cấp đất.
- Sự phát triển của công nghiệp và khoa học kỹ thuật hiện đại cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cung cấp kinh tế của một loại đất nào đó.
- Nâng cao trình độ sử dụng tập trung và tiết kiệm đất, cũng góp phần tăng lượng cung cấp kinh tế của đất.
Cung cấp kinh tế và cung cấp tự nhiên của đất tuy có liên quan song lại có sự khác biệt chủ yếu là: trước hết cung cấp tự nhiên của đất là cơ sở của cung cấp kinh tế của đất, thứ hai nói đến một cách tương đối, cung cấp tự nhiên của đất tĩnh tại, không co giảm còn cung cấp kinh tế của đất là động thái, có tính chất co giảm.
Do đất đai trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nên sức tự nhiên của đất, sự phì nhiêu của đất và khí hậu với tính cách là điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tốt xấu của đất trên địa bàn huyện và chỉ chiếm tỷ lệ diện tích lớn trong tổng số. Tuy nhiên sự cung cấp kinh tế của đất ngày càng gia tăng nhất là trong sự phát triển mở rộng của các thị trấn, sự hình thành các khu công nghiệp hay quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Điều đó cũng có ý nghĩa là để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, đó cũng chính là cơ sở quan trọng trong tiến trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Nhưng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ dựa trên hai căn cứ trên thì chưa đủ, đòi hỏi phải:
* Căn cứ vào tính pháp lý của nhà nước.
Chấp hành pháp luật của nhà nước là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp liên quan tới nguồn sử dụng đất trên địa ban huyện, nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị quan trọng, bởi vì tài nguyên đất nước đã được quốc hữu hoá là đối tượng sở hữu của nhà nước, đồng thời là một căn cứ quan trọng để phát triển sức sản xuất để củng cố và hoàn thiện nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Chính phủ đề ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như bảo vệ tính bất khả sâm phạm quyền sở hữu đất đai của nhà nước. Luật pháp của nhà nước nghiên cứu cấm tuyệt đối việc sử dụng không đúng mục đích.
Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền sử dụng đất và ổn định ở mỗi đơn vị sử dụng đất vì đó là cơ sở quan trọng để phát triển sản xuất.
Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện phải đảm bảo sự nghiêm túc ngăn chặn các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất người ta lập nên danh giới giữa các đơn vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo quan điểm lâu dài, để có được một quy hoạch sử dụng đất khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao.
Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện phải căn cứ vào hiến pháp, và luật đất đai, các chính sách về đất đai, đặc biệt là bám sát vào các Nghị quyết, quyết định do hội đồng nhân dân UBND cấp tỉnh, huyện ban hành là những văn bản mang tính chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện. Tính pháp lý này là căn cứ quan trọng giúp cho quá trình quy hoạch sử dụng đất của huyện, nó bảo đảm cho các bản quy hoạch có tính khả thi cao, trước hết cần xuất phát từ những quan điển chung về quy hoạch sử dụng đất sau đây:
- Đất đai là tài nguyên có giới hạn, sử dụng đất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại vế kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã hội trước mắt và lâu dài - xã hội càng phát triển thì đòi hỏi việc sử dụng đất càng tốt hơn.
- Để sử dụng đất đai tốt hơn phải làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, đây là một biện pháp quản lý đất đai quan trọng hàng đầu, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội và cải thiện môi trường. Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất được tiến hành trướchết là theo yêu cầu của Nhà nước, chủ sở hữu đất, sau đó mới là theo yêu cầu của chủ sử dụng đất. Việc thực hiện theo phương án quy hoạch là bắt buộc đối với chủ sử dụng đất, hay nói cách khác đi các phương án quy hoạch sử dụng đất có hiệu lưc pháp lý. Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện sẽ do các sở địa chính - Tỉnh ( thành phố ) thực hiện và được thực hiện bằng kinh phí do nhà nướn cấp.
- Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện còn phải bảo đảm theo quan điểm và chính sách, như là:
Định mức sử dụng các loại đất, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp.
- Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thuỷ lợi, kiên cố kênh mương để tiết kiệm đất.
- Những chính sách ưu tiên giành đất cho những chính sách khác về đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế, đất ở gia đình quân nhân.
- Bảo đảm định hướng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đến 2010
Có thể nói căn cứ pháp lý có ý nghĩa rất lớn để thực hiện quy hoạch theo đúng pháp luật của nhà nước, hơn thế nữa tất cả những căn cứ trên là những căn cứ quan trọng để thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, bởi lẽ nếu không có các căn cứ quy hoạch sử dụng đất xẽ mất phương hướng, giảm tính khả thi. Do vậy thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện dựa trên các căn cứ là điều kiện tất yếu, mặt khác cần phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
2. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (trên địa bàn huyện).
Hạt nhân của quy hoạch sử dụngđất trên địa bàn huyện là tổ chức sử dụng hợp lý đất của huyện, do đó khi lạp quy hoạch sử dụng đất ở huyện cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc phân khu vực của sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Sử dụng bất kỳ yếu tố sản xuất nào, đều phải căn cứ vào đặc điểm của nó để xác định phương thức sử dụng nhằm phát huy cao độ ưu thế của nó. Đây là phương pháp sủ dụng yếu tố sản xuất kinh tế, và nó rất cần thiết cho việc sử dụng đất trên địa bàn huyện. Tuỳ từng vị trí của mảnh đất với những tính chất tự nhiên khác nhau, tuỳ theo từng hình thức cụ thể của từng nơi mà xác định phương hướng và phương thức sử dụng mỗi mảnh đất; do đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất đai.
- Nguyên tắc lựa chọn vị trí khu vực của việc sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Trên địa bàn huyện, trung tâm kinh tế, chính trị, đều tập trung ở các thị trấn - ở đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, các nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động dịch vụ, các công trình giao thông, văn hoá, giáo dục của huyện. Do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cần có sự lựa chon vị trí sử dụng đất cho dân cư và cho các ngành nghề một cách hợp lý, hiệu quả.
Trên địa bàn huyện, sự tập trung của các cụm dân cư đông đúc thường gắn liền với sự hình thành và phát triển của các khu vực công nghệ, thương nghiệp và chính điều đó là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các thị trấn. Do đó sự lựa chon vị trí khu vực công nghệp, thương nghiệp là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao đời sống của người dân. Nguyên tắc này ảnh hưởng đến lựa chọn các loại đất sử dụng, tiến hành sự lựa chọn tốt nhất đối với khu dân cư trên địa bàn và sự phân bố, kết hợp với không gian giữa các ngành, làm cho cơ cấu sử dụng đất trên khu vực huyện một cách hợp lý.
- Nguyên tắc quy mô thích hợp của các loại đất sử dụng trên khu vực huyện:
Nguyên tăc này đòi hỏi quy mô sử dụng đất cho các ngành trên địa bàn huyện như nông nghiệp, công nghiệp , lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng,.. đất sử dụng cho phát triển hạ tầng cơ sở với quy mô diện tích là bao nhiêu; để tránh tình trạng lãng phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng đất. Do đó quy mô sử dụng trên địa bàn huyện nói chung và quy mô khu vực đất sử dụng của các yếu tố cấu thành cơ bản của huyện cũng tồn tại mối quan hệ mật thiết và cần phải xây dựng mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa chúng, nếu khi xây dựng quy hoạch huyện cũng phải hết sức chú ý nguyên tắc này, tuy nhiên cần phải đảm bảo:
- Nguyên tắc hiệu quả tổng hợp của việc sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Kinh tế trên khu vực huyện là một hệ thống, nhiều tầng lớp, được cấu thành bởi các hệ công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, văn hoá - giáo dục, y tế, tiêu dùng dân cư, môi trường sinh thái. Do đó, ngoài nghên cứu hiệu quả kinh tế, cũng cần phải xem xét cả hiệu quả xã hội và hiệu quả sinh thái. Vì vậy, khi xác định quy hoạch sử dụng đất trên khu vực huyện, vừa tuân thủ nguyên tắc phân công khu vực, nguyên tắc vị trí khu vực và nguên tăc quy mô thích hợp của việc sử dụng đất để nâng cao hiệu quả kinh tế vĩ mô của việc sử dụng đất huyện cần duy trì nguyên tắc hiệu quả xã hội, làm cho việc sử dụng đất của huyện phục tùng mụcđích sản xuất của Nhà nước mói chung, của tỉnh nói riêng. Đồng thời kiên trì, quán triệt nguyên tắc hiệu quả sinh thái, để đảm bảo cho sự tuần hoàn tốt lành của hệ sinh thái trên địa bàn huyện, bảo vệ sức khoẻ của người dân, thúc đẩy sự phồn vinh kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.
3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (trên địa bàn huyện.)
Kết quả của một quá trình quy hoạc sử dụng đất trên địa bàn huyện là việc xây dựng một phương án quy hoạch có biện chúng khoa học, có tác dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả trong việc sử dụng đất trên phạm vi lãnh thổ của huyện, trong đó có tính đến yếu tố bảo vệ môi trường.
Mục đích phải đạt được là phương hướng quy hoạch sử dụng đất cần tạo ra cơ sở không gian, điều kiện lãnh thổ ban đầu nhằm sử dụng đất đúng mục đích được cấp, thực hiện được nhiệm vụ đặt ra với từng ngành, thực hiện các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất, tạo điều kiện bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Như vậy việc xác định đúng nội dung quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện là rất quan trọng. Nội dung quy hoạch sử dụng đất của huyện không cố định mà nó có thể được chỉnh lý, hoàn thiện cùng với sự thay đổi của các điều kiện xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể trên lãnh thổ huyện. Đó là thành phần chủ sử dụng đất, hình thức sử dụng ( ổn định lâu dài hay sủ dụng có thời hạn ) đặc điểm đất đai về loại sử dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều kiện tổ chức quản lý sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đất.
Do đó cần giải quyết đồng bộ và hợp lý việc phân bổ tất cả các loại đất ( theo mục đích sử dụng ) trong ranh giới huyện. Những vấn đề có liên quan đến phân bổ đất đai tạo nên những nội dung chính của phương án quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.Trong mỗi nội dung chính đều có những vấn đề cần giải quyết độc lập, nhưng mối quan hệ mật thiết với nhau gọi (là nội dung chi tiết). Một phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện bao gồm các nội dung chính và nội dung chi tết sau:
3.1. phân bố đất dành cho các công trình công cộng.
Để thực hiện phân bổ đất dành cho các công trình công cộng cần thiết tiến hành các bước sau đây:
- Xác định hiện trạng dành cho các công trình công cộng:
Điều tra hiện trạng đất dành cho các công trình công cộng trên cơ sở đó phân tích đánh giá nhằm phân bổ hợp lý quỹ đất dành cho công cộng.
Cần xác định hiện trạng đất dành cho các công trình công cộng như: đường giao thông, các công trình giao thông tỉnh, các nha ga, bến bãi, các công trình cấp thoát nước, các đường dây tải điện, thông tin liên lạc, các bệnh viện, trường học, các đặc điển tự nhiên như: vị trí giới hạn địa lý, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, về quy mô, diện tích, đồng thời thu nhập tài liệu về quy hoạch có bản đồ ranh giới ( thường dùng bản đồ tỷ lệ 1/10/000 đến 1/256.000 ). Trên cơ sở đó cần tiến hành lập bảng biểu để phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất, bao gồm:
- Thứ nhất: Đánh giá về cơ cấu đất và sự biến động sử dụng đất của các thành phần cơ học của đất trong các năm qua để dự báo được mức độ biến động của đất trong những năm tới đối với các công trình công cộng. Đồng thời đánh giá tính quy luật, xu thế nguyên nhân biến động, những biện pháp được sử dụng để bảo vệ đất các công trình công cộng.
- Thứ hai: Đánh giá về mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, mức độ rửa trôi, xói món, không khí và xác định nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng của các nhân tố đó, đồng thời xem xét mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội hiện tại và tương lai đối v._.ới cá công trình công cộng ( đặc biệt là công trình cung cấp nước sạch).
- Thứ ba: đánh giá về hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của việc sử dụng đất cho các công trình công cộng, đồng thời đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài trong quan hệ đầu tư ( khoa học, kỹ thuật và công nghệ ) với hiệu quả đạt được đối với các công trình công cộng. Để phân bổ đất đai cho các công trình công cộng bước tiếp theo chúng ta cần:
- Dự báo nhu cầu đất cho các công trình công cộng
Để dự báo cần dựa vào các căn cứ chủ yếu sau đây:
+ Dựa vào mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển từng nghành ( thuộc lĩnh vực công cộng ) sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyên luôn kéo theo sự phát triển của các nghành, ngược lại sự phát triển các nghành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội huyện những mục tiêu của sự phát triển tổng thể luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đó là cơ sở quan trọng để xác định như cầu của các công trình công cộng đối với đất đai trên địa bàn huyện.
+ Căn cứ vào quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm về tài nguyên đất, khả năng mở rộng cho các công trình công cộng, khả năng mở rộng về đất đai là yếu tố quan trọng trong việc xác định nhu cầu đất đai đối với các công trình công cộng.
+ Căn cứ vào quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển dân số, trong thời kỳ hiện tai trên địa bàn huyện. Sự phát triển dân số luôn là vấn đề cấp bách, các nghành quan tâm, là trở ngại, là sức ép đối với các công trình công cộng. Do vậy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh và dân số là cơ sở dự báo nhu cầu đất dành cho các công trình công cộng trên điạ bàn huyện. Trên cơ sở xác định hiện trạng, dự báo nhu cầu đất dành cho các công trình công cộng, cấn tiến hành phân bổ đất cho các công trình công cộng.
- Phân bố đất cho các công trình công cộng:
Phân bố đất cho các công trình công cộng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bảo đảm vị trí, hình dạng, địa chất, thuỷ văn, địa chất công trình và điều kiện tự nhiên phù hợp với mục đích sử dụng cho các công trình công cộng, đó chính là sự phù hợp về phân bổ hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm phù hợp với những đặc điểm của từng khu vực công cộng.
+ Yêu cầu phải sử dụng hợp lý, không lãng phí, tiết kiệm, bảo vệ đất có biện pháp sử lý triệt để những chất thải đó những công trình công cộng thải ra, không gây ảnh hưởng tới đất đai làm ô nhiễm môi trường.
+ Phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế huyện, sự tăng trưởng nhanh kinh tế huyện đòi hỏi tất yếu đối với công trình công cộng, ngày càng mở rộng, ngày một hoàn thiện, góp phần thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào huyện. Đồng thời khi phân bố phải dựa trên căn cứ của nó.
- Căn cứ phân bố đất dành cho các công trình công cộng:
+ Đất dành cho các công trình công cộng khác nhau, có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau, do những chủ sử dụng thuộc các nghành khác nhau quản lý do vậy phân bố đất cho các công trình công cộng trên địa bàn huyện cũng khác nhau.
+ Khi phân bố phải xác định rõ ràng đất dành cho giao thông, giao thông tỉnh, các nhà ga, các công trình cấp thoát nước, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng... bảo đảm cơ cấu hợp lý, tiết kiệm, hiệi quả.
3.2. Phân bố đất ở trên địa bàn huyện.
Để thực hiện phân bổ đất ở cần tiến hành các bước sau đây:
* Xác định hiện trạng đất ở
Điều tra hiện trạng đất ở trên địa bàn huyện trên cơ sở đó phân tích, đánh giá nhằm phân bổ hợp lý quỹ đất sử dụng cho mụcđích ở.
Cần xác định hiện trạng đất ở dân cư bao gồm: diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở,các công trình phục vụ hoạt và những khoảng không gian theo quy định về xây dựng nhà ở. Trên cơ sở đó cần xác định hiện trạng về vị trí, giới hạn địa lý, địa bàn thuỷ văn, địa chất công trình, giới hạn sử dụng các lô đất, quy mô diện tích các lô đất, số hộ dân, số người cơ trú, cơ cấu hộ đồng thời thu nhập tài liệu về quy hoạch hiện có, bản đồ gianh giới. Trên cơ sở đó lập bảng biểu để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở, bao gồm:
- Thứ nhất: đánh giá về cơ cấu đất và sự biến động sử dụng đất cho các công trình nhà ở trên cơ sở đó biết được cơ cấu và mức độ biến động các thành phần cơ học của đất trong các năm để dự báo được mức độ biến động của đất trong những năm tới đối với công trình nhà ở, đồng thời đánh giá tính quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động, những biện pháp được sử dụng để bảo vệ đất đai.
- Thứ hai: đánh giá về mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, mức độ rửa trôi, xói mòn, không khí và xác định các nguyên nhân chủ yếu của những yếu tố đó, đồng thời xem xét mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại và tương lai đối với nhà ở trên khu vực huyện.
- Thứ ba: đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của việc sử dụng đất cho mục đích ở, đồng thời cần đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài trong quan hệ giữa đầu tư ( ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ) với hiệu quả đạt được đối với các công trình nhà ở.
* Dự báo nhu cầu sử dụng đất ở trên địa bàn huyện.
Để dự báo nhu cầu cần dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội huyện, sự phát triển kinh tế đi đôi với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, tất yếu cần nhiều nguồn nhân lực cho phát triển các nghành, là cơ sở tăng nhu cầu về đất ở.
- Căn cứ vào sự biến động dân số ( cơ học, tự nhiên ), tốc độ tăng dân số, các điều kiện về kết cấu hạ tầng, các tụ điểm dân cư, đồng thời chú ý tới phong tục tập quán của ngưới dân, mức thu nhập và thị hiếu. Trên cơ sở đó rút ra nhu cầu để dự báo đất ở dân cư của huyện.
* Phân bố đất ở trên khu vực huyện.
Phân bố đất ở phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm về vị trí hình dạng và điều kiện tự nhiên đất cho phù hợp với dân cư trên địa bàn, nhất là vị trí đất ở các khu trung tâm của huyện ( các thị trấn)
- Phải sử dụng hợp lý tiết kiệm, bảo vệ đất ở, đồng thời thực hiện các biện pháp về sử lý triệt để chất thải không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân, đòi hỏi đáp ứng nhu cầu của từng thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá nông thôn thúc đẩy cuộc sống văn minh hiện đại, góp phần tạo cảnh quan môi trường của huyện.
- Phân bố đất ở phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài phù hợp với lợi ích của chủ sử dụng đất, đảm bảo thuận lơi cho sản xuất đời sống nhân dân và quản lý đất đai của huyện. Đồng thời khi phân bố đất ở trên địa bàn huyện phải dựa theo các căn cử sau:
- Căn cứ vào phong tục tập quán và điều kiện cụ thể phải xác định các mô hình sản xuất, sinh hoạt dân cư theo tuyến, theo cụm hoặc mô hình khả thi khác, để xác định các khu dân cư có diện tích và dân số hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai và trật tự, an toàn xã hội của huyện.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể của huyện phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, để thực hiện phân bổ đất ở, đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Căn cứ vào tình hình quỹ đất của huyện dành cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá... nhằm tạo điều kiện để người dân được cung ứng đầy đủ các dịch vụ phúc lợi xã hội và cải thiện vệ sinh môi trường.
3.3. Phân bố đất nông, Lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Để phân bố đất cho mục đích nông – lâm nghiệp cần tiến hành các bước sau:
* Xác định hiện trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp là quan trọng để phân tích, đánh giá phằm phân bổ hợp lý đất đai cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện.
- Xác định hiện trạng đất dành cho nông nghiệp, lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản... nhằm xác định các đặc điểm tự nhiên bao gồm vị trí giới hạn địa lý, địa hình, địa mạo địa chất, đồng thời thu thập tài liệu quy hoạch sử dụng đất hiện có. Trên cơ sở đó cần tiến hành lập bảng biểu phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất, bao gồm:
Thứ nhất: Đánh giá về cơ cấu và sự biến động của đất nông – lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, để biết được cơ cấu và mức độ biến động của đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản, đồng thời đánh giá tính quy luật, xu thế nguyên nhân biến động, những biện pháp đã được áp dụng để sủ dụng và bảo vệ đất đai.
Thứ hai: đánh giá về mức độ ô nhiễm, nguồn nước, không khí, mức độ rửa trôi, xói mòn của đất và xác định các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới những yếu tố đó, đồng thời xem xét mức độ thích hợp so với yêu cầu cần phát triển kinh tế – xã hội hiện đại va tương lai đối với nông – lâm nghiệp và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Thứ ba: Đánh giá về hiệu qủa kinh tế xã hội và môi trường của việc sử dụng đất cho nông – lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời cần đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài trong quan hệ giữa đầu tư và hiệu qủa đát được đối với nông – lâm nghiệp.
* Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông – lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Cần dựa trên các căn cứ sau.
- Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện trên cơ sở đó đặt ra mục tiêu, yêu cầu của ngành trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Đặt ra các chỉ tiêu mà ngành cần đạt về số lượng, chất lượng và quy mô diện tích.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào từng giai đoạn phục vụ cho mục tiêu an toàn lương thực quốc gia, và có thể đáp ứng xuất khẩu, từ đó xem xét khả năng có thể đặt ra chỉ tiêu với nông, lâm nghiệp, thuỷ sản mà có kế hoạch phân bố hợp lý, khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của vùng
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong và ngoài địa bàn huyện, xen xét lực lượng lao động, lịch sử và trạng thái năng xuất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân của ngành, làm căn cứ để phân bổ hợp lý đất, phù hợp với mục đích nông, lâm nghiệp và môi trường thuỷ sản.
- Căn cứ vào nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cho ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản..., sự phát triển dân số, bảo đảm tỷ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái, đó chính là cơ sở làm tăng nhu cầu sử dụng đất nông – lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
* Trên cơ sở xác định hiện trạng, dự báo nhu cầu tiếp theo cần phân bố đất nông – lâm nghiệp, đất có mặt nước môi trường thuỷ sản. Khi phân bố cần đản bảo các yêu cầu sau đây:
Phân bố vị trí, hình dạng, điều kiện tự nhiên của đất phải phù hợp với mục đích nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu dân cư trên địa bàn và trên các vùng khác của đất nước, đồng thời bảo đảm sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ đất không gây ô nhiễm môt trường, tăng hiệu quả sử dụng đất, duy trì nâng cao độ mầu mỡ, thu được tối đa sản phẩm trên diện tích đất sử dụng.
Phân bốkết hợp giữa đất nông và lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi tròng thuỷ sản với các loại đất sử dụng cho các mục đích khác, đồng thời phải dựa trên căn cứ sau:
Căn cứ vào yêu cầu sản xuất của từng loại cây trồng, từ đó bố chí sử dụng đất với diện tích đất sử dụng của từng loại cây đó , từng loại vật nuôi thích hợp.... đòi hỏi phải có sự phân bố hợp lý, bảo đảm một cơ cấu hợp lý.
3.4. Phân bổ đất chuyên dùng
Để htực hiện phân bổ đất chuyên dùng cần tiến hành các bước sau:
* Xác định hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng trên địa bàn huyện
Điều tra hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng làm cơ sở quan trọng để phân tích đánh giá nhằm phân bố hợp lý đất chuyên dùng của huyện.
Cần xác định hiện trạng đất dành cho: xây dựng trường học, bệnh viện,các công trình văn hoá, vui chơi giải trí, các công sở, khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, đất làm vật liệu xây dựng.... nhằm xác định các đặc điểm về tự nhiên bao gồm vị chí các giới hạn địa lý, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, giới hạn về sử dụng khu đất, quy môdiện tích, đồng thời thu nhập tàiliệu về quy hoạch đất, bản đồ danh giới đất. Trên cơ sở đó tiến hành lập bảng biểu để phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất:
Thứ nhất: đánh giá về cơ cấu đất và sự biến động đất sử dụng cho mục đích chuyên dùng để biết được cơ cấu và mức độ biến động của các thành phần cơ học đất, trong các năm để dự báo mức độ biến động của đất trong các năm tới, đồng htoì đánh giá tính quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động, những biện pháp được sử dụng để bảo vệ đất đa.
Thứ hai: Đánh giá về mức độ ô nhiễm đất đai nguồn nước, không khí,xác định các nguyên nhân chủ yếu của các yếu tố đó, đồng thời xem xét mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội hiện tại và tương lai đối với mục đích chuyên dùng.
Thứ ba: Đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc sử dụng đất cho mục đích chuyên dùng, đồng thời đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài trong quan hệ đầu tư (khoa học, kỹ thuật và công nghệ ). Với hiệu quả đất đai. Để phân bổ đất trên địa bàn huyện cho mục đích chuyên dùng, bước tiếp theo cần:
* Dự báo như cầu sử dụng đất chuyên dùng, cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu sử dụng của sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển các nghành và nhu cầu các nghành đối với phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư ứng dụng tiến bộ kho hoạ kỹ thuật công nghệ trong giai đoạn tạo sức ép cho phát triển các nghành mở rộng quy mô, cơ cấu do vậy luôn đòi hỏi nhu cầu đất cho mục đích chuyên dùng mở rộng các công trình.
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường trong và ngoài địa bàn khu vực khả năng kinh doanh thương mại, nhu cầu thị trường ngày càng tăng thì khă năng đáp ứng ngày một lớn về nhu cầu đất đai cho các hoạt động thương mại.
- Căn cứ vào sự phát triển dân số, đây là sức ép cho nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
Trên cơ sở xác định hiện trạng, dự báo nhu cầu tiến hành phân bố đất chuyên dùng.
* Phân bố đất cho mục đích chuyên dùng, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Bảo đảm vị trí, hình dạng điều kiện tự nhiên của các khu đất phù hợp với mục đích chuyên dùng bảo đảm điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và sinh hoạt cuả người dân, sử dụng tiết kiệm hợp lý, bảo vệ đất và có phương pháp bảo vệ, trên cơ sở đó phân bố hợp lý cơ cấu đất chuyên dùng.
Về nguyên tắc hầu hết các công trình chuyên dùng đều phục vụ cho mục đích chung, vì vậy cần bảo đảm xác lập mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đất đai và các công trình đó nhằm sử dụng có hiệu quả cho yêu cầu xã hội. Phân bổ đất đai phải hợp lý đúng đối tượng và mục đích sử dụng bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, đồng thời khi phân bố phải dựa vapò căn cứ sau:
Mỗi loại đất chuyên dùng có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau do chủ sử dụng thuộc các ngành khác nhau do đó cơ sở để phân bổ chúng khác nhau. Dựa trên cơ sở phát triển tổng thể kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển dài hạn, cuả các ngành trên. Dựa trên cơ sở phát triển tổng thể kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển dài hạn, cuả các ngành trên địa bàn huyện mà phân bố cho các ngành, cần xác định rõ đất xây dựng các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán, các cơ sở sản xuất.
3.5. Phân bố đất an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện
Để phân bố đất an ninh quốc phòng cần tiến hành , các bước sau:
* Xác định hiện trạng đất sử dụng cho an ninh quốc phòng
Điều tra hiện trạng sử dụng đất an ninh; quốc phòng là cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá đất nhằm phâm bổ hợp lý đất an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
Cần tiến hành xác định hiện trạng đất dành cho: an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao, cơ quan quốc tế, các cơ quan đặc biệt của nhà nước... Nhằm xác địnhu các đặc điểm về tự nhiên bao gồm vị trí, giới hạn địa lý, địa hình, diện mạo, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, đồng thời thu thập tài liệu quy hoạch ( nếu có ) bản đồ ranh giới đất. Trên cơ sở đó tiến hành lập bảng biểu để tiến hành phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất an ninh quốc phòng bao gồm:
Thứ nhất: Đánh giá về cơ cấu và sự biến động của đất đai đối với công trình anh ninh quốc phòng, để biết và dự báo được cơ cấu mức độ biến động thời đánh giá tính quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động, những biện pháp đã được áp dụng để bảo vệ đất đai an ninh quốc phòng.
Thứ hai: Đánh giá về mức độ ô nhiễm đất đai, mức độ rửa trôi, xói mòn, ngần nước, không khí và xác định nguyên nhân chủ yếu của những yếu tố đó, đồng thời xem xét mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại và tương lai đối với mục đích an ninh quốc phòng.
Thứ ba: Đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của việc sử dụng đất cho các mục đích an ninh quốc phòng, đồng thời cần đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu qủa lâu dài trong quan hệ giữa đầu tư với hiệu quả đạt được trong sử dụng đất. Sau khi phân tích, đánh giá hiên trạng sử dụng đất bước tiếp theo chúng ta cần;
* Dự báo nhu cầu an ninh quốc phòng.
Để dự báo nhu cầu an ninh quốc phòng cần dựa trên căn cứ sau đây:
Căn cứ vào chính sách của đảng và nhà nước, thu hút đầu tư, mối quan hệ ngoại giao với các nước, tạo tiền đề cơ sở cho các nước có văn phòng, cơ quan ngoại giao, trụ sở... tại huyện đồng thời dựa trên vị trí chức năng của huyện mà cần có các vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng trên cơ sở đó dự báo nhu cầu đất dành cho mục đích an ninh quốc phòng. Trên cơ sở xác định hiện trạng, dự báo nhu cầu bước tiếp theo chúng ta cần;
* Phân bố đất an ninh quốc phòng
Phân bố đất anh ninh quốc phòng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Yêu cầu sử dụng thuận tiện đối với mỗi công trình, cần xuất phát từ những yêu cầu hoạt động riêng của công trình để xác định vị trí thích hợp, những công trình an ninh quốc phòng bảo đảm chiến lược an ninh huyện và chiến lược quốc phòng toàn dân. Đồng thời phân bố phải dựa trên căn cứ sau đây:
Căn cứ phân bố đất an ninh quốc phòng;
Phân bố đất an ninh quốc phòng do bộ quốc phòng công an trình chính phủ phê duyệt theo điều 60 luật đất đai 1993.
Đối với tổ chức quốc tế căn cứ vào tính chất và mức độ hoạt động, đặc điển của cơ quan mà có cách thức phân bố hợp lý.
3.6. Phân bố đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện.
Để phân bố đất chưa sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau cần thực hiện các bước sau:
*Xác định hiên trạng đất chưa sử dụng.
Điều tra hiện trạng đất chưa sử dụng là cơ sở để phân tích, đánh giá nhằm phân bổ hợp lý đất chưa sử dụng cho các mục đích: Chuyên dùng, đất ở, nông, lâm nghiệp, an ninh quốc phòng công trình công cộng. Nhằm xác định các đặc điểm về tự nhiên, vị trí, giới hạn địa lý , địa hình địa mạo, địa chất thuỷ văn , địa chất công trình đồng thời thu nhập tư liệu về quy hoạch ( nếu có ) bản đồ ranh giới trên cơ sở đó lập bảng biểu để phân tích đánh giá bao gồm.
Thứ nhất: Đánh giá về cơ cấu và sự biến động để biết được cơ cấu và mức độ biến động thành phần cơ học của đất , làm cơ sở dự báo cho những năm tới, đồng thời đánh giá tính quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động.
Thứ hai: Đánh giá về mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, không khí, mức độ rửa trôi, xói mòn của đất và xác định nguyên nhân chủ yếu của những yếu tố đó, đồng thời xem xét mức độ thích hợp với các quy trình phát triển kinh tế- xã hội hiện tạivà tương lai. Tiếp theo cần:
* Dự báo nhu cầu đối vơi đất sử dụng. Cần dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vao mục đích, yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội, sự phát triển của từng ngành trên địa bàn, trên cơ sở xem xét khả năng của mỗi ngành trong việc huy động thêm quỹ đất phục vụ cho mục đích của ngành.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng trên bộ khoa học trong giai đoạn tạo sức ép cho sự phát triển và mở rộng của các ngành cả về quy mô, cơ cấu cần đất cho tương lai, nhu cầu của thị trường đất đai, sức ép dân số đô thị hoá nhanh, tạo cơ sở cho dự báo nhu cầu sử dụng đất trên huyện.
Trên cơ sở xác định hiện trạng, dự báo nhu cầu cần thiết tiến hành phân bố đất chưa sử dụng cho các mục đích sử dụng khác.
* Phân bố đất chưa sử dụng cho các mục đích sử dụng, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển các yêu cầu sau.
- Bảo đảm phân bố đúng mục đích sử dụng, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển các ngành, bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, tăng hiệu quả sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa đất nước nói chung, trên địa bàn huyện nói riêng.
- Bảo đảm vị trí, hình dáng, và điều kiện tự nhiên của đất phải phù hợp mục đích sử dụng, nhằm đảm bảo khả năng sinh lợi của đất, cải tạo tốt điều kiện môi trường.
- Phải bảo đảm trên các báo cáo khoa học về vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai, phải kết hợp giữa nhu cầu xã hội với việc cung ứng các điều kiện để khai thác các nguồn lực gắn với đất đai, phải lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển sản xuất hàng hoá làm trọng tâm của phương án đất chưa sử dụng. Đồng thời phải dựa trên căn cứ.
Căn cứ phân bổ đất chưa sử dụng:
Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội huyện, sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực tạo sức ép cần đất để phát triển mở rộng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Căn cứ vào những chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh nhằm phân bố hợp lý tiết kiệm toàn bộ quỹ đất trên địa bàn huyện sử dụng vào mục đích cụ thể để phân bố. Đó chính là những yêu cầu và căn cứ để phân bố đất chưa sử dụng cho các mục đích sử dụng khác.
Đó chính là những nội dung chính của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.
4. Các phương pháp chính xây dựng quy hoạch đất trên địa bàn huyện.
4.1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng.
Phân tích định tích là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế – xã hội
Quy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn đòi hỏi vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính khoa học; người lập quy hoạch sử dụng đất cần có sự nhậy bén nắm bắt những vấn đề sử dụng đất có tính quy luật từ đó đưa ra những phán đoán của mình. Khi thông tin tư liệu chưa đầy đủ thì cần có sự phối hợp giữa tri thức khoa học và khả năng phán đoán bằng kinh nghiệm. Phương pháp kết hợp này được thực hiện theo trình tự từ phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển. Trên cơ sở những thông tin, căn cứ thu thập được sẽ lương hóa bằng phương pháp số học. Khi đó, kết quả quy hoạch sẽ phù hợp với thực tế hơn.
4.2. Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô.
Để xây dựng quy hoạch sử dụng đất của một lãnh thổ hành chính cấp huyện, trước hết phải xem xét, nghiên cứu phân tích vấn đề sử dụng trên một phạm vi rộng là tổng thể toàn bộ nên kinh tế quốc dân và xã hội có mối quan hệ với vấn đề sử dụng đất để từ đó thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế.
Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của quy hoạch tổng thể, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng sử dụng đất, cụ thể hóa làm sâu thêm, hoàn thiện tối ưu hóa quy hoạch. Quy hoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô, vừa giải quyết các vấn đề vi mô (quy hoạc cấp huyện).
4.3. Phương pháp cân bằng tương đối.
Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng và lạc hậu của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới đảm bảo phù hợp với giai đoạn lịch sử. Theo xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng đất cũng có sự thay đổi lớn điều đó làm mất cân bằng về cung cầu sử dụng đất đai. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là một quy hoạch đông, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp động.
4.4. Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai.
áp dụng các phương pháp toán kinh tế và dự báo nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ quy hoạch là quá trình sáng tạo phức tạp. Dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự: phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất; dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
Bảng cân đối sử dụng tài nguyên đất được thiết lập nhằm tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu, trong đó đề cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ màu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên.
Trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một yêu cầu cấp bách. Công nghệ tin học cho phép tạo những thay đổi và bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng các loại bản đồ phục vụ quy hoạch. Hỗ trợ trong việc lập và hiệu chỉnh các phương án quy hoạch sử dụng đất đai. Công nghệ GIS giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài, tạo khả năng bổ sung cập nhật thường xuyên và tra cứu dễ dàng phục vụ tốt theo yêu cầu của công việc.
III - Tổng quan về công tác quy hoạch, sử dụng đất ở Việt Nam.
Đến năm 2010, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước đã đi vào thời kỳ phát triển cao để bắt đầu vào một thời kỳ hoàn thiện nhằm đưa đất nước ta đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở giai đoạn trước mắt mà cả ở lâu dài, là định hướng cho việc sử dụng đất đai trên lãnh thổ, tránh được chồng chéo trong quy hoạch, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở tiến hành việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái của cả nước.
Thấy được tầm quan trọng to lớn đó, quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc đến năm 2010 đã được Chính phủ xem xét và quốc hội khoá IX thông qua kế hoạch sử dụng đất cả nước 5 năm từ năm 1996 đến năm 2000.
Đến cuối năm 1999 đã có 58 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010: 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt (Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ); 11 tỉnh đã được tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ (Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Kiên Giang, Thái Bình, Tiền Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên); Các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định.. về cơ bản đã xây dựng xong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình UBND và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 1999 - 2000 thông qua. Các tỉnh khác đang khẩn trương hoàn thành vào cuối năm 2000 hoặc 2001.
Về quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành đến cuối năm 1999 mới có Bộ quốc phòng đã tiến hành rò soát quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của 8 quân khu và quy hoạch đất quốc phòng do Bộ đội biên phòng quản lý. Đã tổ chức thẩm định kết quả rà soát quy hoạch đất an ninh do lực lượng công an quản lý trên địa bàn 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Về quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính cấp huyện và cấp xã, nói chung tiến triển chậm, 2 năm 1998 - 1999 vẫn chưa vượt quá con số 30% số huyện, 30% số xã. Các địa phương cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh, phát triển hơn nữa công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã.
Chương II
Thực trạng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
Huyện Chí Linh là huyện miền núi của Tỉnh Hải Dương , huyện nằm trong vùng giao tiếp của khu vực phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng -Quảng Ninh, là điểm gặp nhau của 3 trục đường quốc lộ đi qua: quốc lộ 18, quốc lộ 183 và quốc lộ 37 mà tâm điểm là thị trấn Sao Đỏ.
Thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại là vị trí mà quy hoạch vùng đông bắc bộ là điểm phát triển các khu công nghiệp có tầm cỡ khu vực, trong tương lai không xa sẽ là một khu đô thị mới.
Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất ở huyện Chí Linh là một việc làm không chỉ trong định hướng của huyện mà nó còn theo định hướng của tỉnh và của khu vực. Sở địa chính tỉnh Hải Dương đã tiến hành điều tra khảo sát lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh giai đoạn 1998-2010 và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Công tác lập quy hoạch là công việc mới, khó khăn phức tạp, phân bổ đất đai trong nhiều nghành nghề khu vực... chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế-văn hoá- xã hội... Do đó công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh cần được đầu tư quan tâm hơn nữa để việc thực hiện hạn chế những khó khăn, tồn đọng và đem lại hiệu quả.
I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất
I.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lý.
Chí Linh là một huyện miền núi nằm về phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách thánh phố Hải Dương khoảng 30Km. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, Phỉa nam giáp huyện Nam Sách và phía đông nam giáp huyện Kinh Môn.
Tổng diện tích tự nhiên: 27633ha chia làm 17 xã, 2 thị trấn. Chí Linh có quốc lộ 18, 183,37 đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hoá với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, thành Phố Hải Dương Và các vùng lân cận. Khoáng sản tuy không nhiều về chủng loại nhưng có trữ lượng khá lớn khoảng 13 triệu tấn đất sét chịu lửa. Chí Linh còn có mỏ than nâu ước tính nhiều tỷ tấn trong tương lai là nguồn tài nguyên có giá trị lớn.
N._.hận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất đồi rừng, tạo điều kiện cho các hộ chủ động sản xuất nâng cao hiệu quả lao động, nhất là đất đồi rừng hầu như đã được phủ xanh thu được nguồn lợi lớn. (đất nông nghiệp cơ bản đã cấp xong 22.163 hộ đạt 100%, đất thổ cư 27.881 hộ đạt 80%).
Mặt khác công tác quy hoạch sử dụng đất đã tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá các loại đất hợp lý hơn, giúp cho việc giải toả mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng việc thu thuế đất được nhanh chóng, hiệu quả, làm cho người dân tin tưởng hơn đối với chính quyền.
Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quy hoạch sử dụng đất vẫn con nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh, hiệu quả của nó, do một số nguyên nhân sau đây.
Một là: công tác quy hoạch còn diễn ra cứng nhắc thủ tục rườm rà, đội ngũ cán bộ địa chính năng lực yếu kém, nhất là trong chuyên môn lập quy hoạch chi tiết ở cấp xã. Bên cạnh đó lương trả cho cán bộ địa chính lại thấp, không tránh khỏi tình trạng làm việc chểnh mảng, kém nhiệt tình, nhiều trường hợp cán bộ đo đạc còn nhầm lẫn bị người dân phản ảnh, làm mất uy tín, gây khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bạn khi thực hiện giải toả mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hai là: Do đây là công việc phức tạp, khó khăn, có khối lượng công việc lớn, tốn nhiều tiền của, tốn nhiều thời gian do thực hiện qua nhiều bước như: điều tra, đo đạc, đánh giá hiện trạng.... Hơn nữa trong khi thực hiện quy hạch việc giao đất theo mục đích sử dụng cho từng đối tượng nhất là việc thu thuế chưa có chính sách khuyến khích đối với những hộ bị giải tỏa đến khu vực khác, cho nên nhiều trường hợp họ vẫn còn chần trừ, do dự, gây khó khăn đến việc giải toả và xẩy râ nhiều trên địa bàn thị trấn Phả Lại
Thứ ba là: Việc quy hoạch sử dụng đất ở, nhất là các khu đô thị (thị trấn Sao Đỏ, phả lại) chưa đem lại hiệu quả cao, còn lãng phí do huyện chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác quy hoạch nhà ở. Đây là hai công việc gắn bó cùng tác động tương hỗ để cùng nhau đạt hiệu qủa, đặc biệt trong sự hình thành một đô thị hiện đại mà đó là hướng công tác quy hoạch sử dụng đất đặt ra cho thị trấn Sao Đỏ và Phả Lại, khu đô thị mới mang tính chất công nghiệp, dịch vụ, du lịch....
Bốn là: Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện chưa bám sát với quy hoạch sử dụng đất, do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2010.
Đó là một số nguyên nhân chính làm hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh điều đó cần phải có những giải pháp khắc phục ngay trong thời gian gần nhất.
Chương III
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện chí linh
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện chí linh đến năm 2010
Những năm 2000 là những năm đầu của thế kỷ mới, thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại và phát triển, sẽ tạo nên những xung lực mới. Là một huyện nằm ở vị trí thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, của vùng và khu vực, được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt thị trấn Phả Lại- Chí Linh trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu đô thị mới mang tính chát công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy, đây là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh và có thể đem lại bước nhảy vượt bậc trên địa bàn huyện. Điều đó gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai, đòi hỏi quản lý đất đai tiết kiệm và hiệu quả hơn thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội đến năm 2010, đó là:
Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế với nhịp độ cao trên nền tảng chính trị ổn định.
Phát triển kinh tế đặt trong mối quan hệ gắn bó với địa bàn kinh tế trọng điểm; Hà Nội- Hải Phòng-Hải Dương-Quảng Ninh- Bắc Ninh, mà Chí Linh là một trong những khu công nghiệp lớn của khu vực vùng Đông Bắc của cả nước.
Chú trọng tập chung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó ưu tiên mở rộng nghành nghề đào tạo việc làm, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, coi trọng yếu tố con người, thực hiện tốt các chính sách xã hội
Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các công trình văn hoá truyền thống dân tộc.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.
thu nhập bình quân 1.700 USD/ người, tăng khoảng 5 lần so với năm 2000.
tỷ lệ tăng dân số giữ ở mức 1,0% năm
Bình quân lương thực quy: 400 - 450Kg/ người/ năm.
Tổng giá trị sản phẩm đạt 2.526 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Nông nghiệp: 505 tỷ đồng
+ Công nghiệp: 1.086 tỷ đồng
+ Dịch vụ: 935 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế sẽ là: 2,0: 4,3: 3,7.
II - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
Những quan điểm về sử dụng đất đai ngày nay trên thế giới đã có những thay đổi đáng kể do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật rất mạnh mẽ và sự gia tăng dân số bùng nổ ở nhiều nước trên các châu lục đông dân đã tạo ra những sức ép mới về đất đai. Trong nền kinh tế thị trường đất đai thực sự là một hàng hoá đích thực mà xét trong thời gian đủ dài thì giá của nó chỉ tăng và tăng mạnh. Tuy nhiên cần nghiên cứu để thấy rõ nó khong thể chỉ có vai trò như một hàng hoá thông dung mà có rất nhiều tính chất riêng biệt độc đáo nên nếu đề cập góc độ thị trường thì đất đai cũng là một loại hàng hoá đặc biệt. Do đó dù ở bất kỳ chế độ chính trị xã hội nào đất đai cũng được quản lý chặt chẽ và coi việc sử dụng đất đai là quốc sách. Từ góc độ đó việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Chí Linh phải đòi hỏi khách quan của sự phát triển nhất là khi thị trường đất đai đang hình thành và phát triển rất mạnh ở Việt Nam nói chung, ở ngay trên địa bàn huyện Chí Linh nói riêng. Do vậy công tác lập quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn xa, rộng theo xu thế phát triển, phải nghiên cứu tìm tòi bản chất, nội dung cũng như phương pháp hay giải pháp sử dụng đất đât sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm nhất, nó vừa mang ý nghĩa khoa học lại vừa mang ý nghĩa thực tiễn đậm nét.
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá hiện trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh, em xin đề xuất ra một số giải pháp sau :
1. Xây dựng và ban hành các chính sách về đất đai, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Vấn đề bao trùm là phải làm cho các văn bản pháp luật về đất đai : Nghị định của Chính phủ, thông tư của Tổng cục địa chính, văn bản của Sở địa chính về công tác lập quy hoạch, định mức sử dụng đất, định mức lao động và đơn giá lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ... Phù hợp hơn nữa với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Quy định rõ hơn về chính sách kinh tế, chính sách xã hội trong quản lý sử dụng đất, góp phần tạo hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản hình thành và được vận hành một cách lành mạnh, tạo thêm động lực thúc đẩy công tác quy hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
Các chính sách về đất đai có những nguyên tắc chung song phải có những giải pháp điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với mục tiêu kinh tế
xã hội đặt ra và phù hợp với từng vùng, từng loại đất. Chẳng hạn đối với vùng đã được quy hoạch đô thị (như Phả Lại, Sao đỏ, Bến tắm) thì thuế chuyển quyền sử dụng đất gắn với chuyển đổi mục đích sư dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất để xây dựng đô thị) không nên thu thuế cao, như vậy sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh hơn, đồng thời quá trì nh chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai sẽ được nhiều người đưa ra công chứng và như vậy công tác quy hoạch thực hiện sẽ thuận lợi hơn.
- Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải có nhiều thông tư, các văn bản về đất đai rõ ràng mềm dẻo hơn, đặc biệt trong phương thức phân bổ đất cần xác định rõ : đất sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệm, đất có mặt nước, môi trường sinh thái) và đất xây dựng (đất ở và đất xây dựng các công trình khác).
Cần đổi mới quan điểm trong công tác quy hoạch đối với đất sản xuất là trong cơ chế thị trường chủ sử dụng đất đặt lên hàng đầu là lợi nhuận thu được trên từng đơn vị diện tích hoặc từng đồng vốn đầu tư. Họ luôn tìm chọn đối tượng sản xuất kinh doanh sao cho có lợi nhất phù hợp với từng thời gian cụ thể. Do đó quy hoạch trong cơ chế thị trường phải mang tính chất quy hoạch mềm tức là phải lựa chọn những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, chỉ tiêu mang tính hướng dẫn cho phù hợp với tính chất quy hoạch sử dụng đất trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mặt khác cần phải nhận thức rằng trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất sẽ có những biến động thường xuyên hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi phải xây dựng các văn bản, quy định về đất đai phù hợp hơn, mềm dẻo hơn của nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền.
Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt được hiệu quả cao hay không, tốc độ nhanh hay chậm nó cũng phụ thuộc rất lớn vào phương thức phân bổ quỹ đất hợp lý hay không. Dưới đây là quan điểm xử lý những vấn đề có liên quan đến việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng.
- Đối với đất đã được giao theo tinh thần luật đất đai 1993 thì nay về cơ bản phải đảm bảo ổn ddịnh cho các chủ thể đang sử dụng nó trên địa bàn quản lý của huyện.
- Đối với đất có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì tuỳ theo quỹ đất của từng địa phương và tuỳ theo khả năng khai thác của các hộ để giao, để đem lại hiệu quả hơn, tránh lãng phí. Nhưng ở những nơi quỹ đất này có ít thì cũng không nên giao quá nhiều cho 1 hộ. Chế độ giao khoán phải hợp lý để người nhận khoán đủ sống không phá rừng, gắn với chính sách đầu tư, hỗ trợ giống, kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp, gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.
- Đất đang sản xuất trong các đơn vị quốc doanh, chỉ giữ lại quy mô diện tích phù hợp với khả năng sản xuất của đơn vị và tuỳ theo điều kiện và trình độ sản xuất mà sử dụng các hình thức cho có hiệu quả như khoán, đấu thầu, hợp đồng, bán vườn cây ... nhằm gắn bó lâu dài các hộthành viên của đơn vị, chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp nông nghiệp không sử dụng hết đất cho thuê phát canh thu tô, cho cai thầu thuế ...
Về đối tượng giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân vẫn nên giữ tinh thần của luật đất đai 1993 trước hết là phải giao đất cho các nhân khẩu sống bằng nông nghiệp trên địa bàn của địa phương. Các đối tượng khác có thể được giao tuỳ theo quỹ đất và điều kiện cụ thể của địa phương theo quy hoạch. Điều quan trọng là phải chế định rõ quỹ đất đối tượng, phương thức phân bố để pháp luật có thể kiểm soát được và bảo đảm được nguồn thu ngân sách từ đất đai.
Đối với đất ở hộ gia đình, trước mắt cần tận dụng khu dân cư có sẵn song phải tạo điều kiện tiền đề từng bước cải tạo và sắp xếp, mở rộng một cách hợp lý khu dân cư, đặc biệt là các thị trấn Sao đỏ, Phả Lại, Bến tắm thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất mà được bảo đảm tính pháp lý của đất đai.
Trước hết phải chuẩn bị hoá, chi tiết hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, nhất là các xã để đủ tin cậy làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó UBND quản lý quỹ đất, đối tượng và phương thức phân bố, còn cơ quan địa chính (phòng Địa chính huyện, cán bộ địa chính xã) thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất .
Khi đã làm tốt công tác xét duyệt quy hoạch, kế hoạch và các dự án về sử dụng đất mang tính khả thi thì mới đem vào áp dụng, tránh tình trạng giao đất bừa bãi, lãng phí, không đem lại hiệu quả xã hội, mất lòng tin của người dân, vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn do chế độ quan liêu, cửa quyền vẫn còn tồn đọng. Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt và việc thu hồi đất đối với những trường hợp mà luật đã quy định cụ thể nên giao cho phòng Địa chính huyện giải quyết là chủ yếu và như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, triển khai nhanh hơn của công tác quy hoạch sử dụng đất.
Mặt khác khi đền bù, giải phóng mặt bằng, nhà nước phải đưa ra khung giá đền bù hợp lý, phải có chính sách hỗ trợ để tạo lập được cuộc sống bình thường để người dân có thể vui vẻ chuyển đến chỗ ở mới. Đây cũng là vấn đề tác động đến công tác quy hoạch, nhất là trên địa bàn thị trấn Phả Lại khi giải toả mặt bằng xây dựng nhiệt điện Phả Lại II, xây dựng kênh thải, đường dây làm cầu, đường giao thông (quốc lộ 18) ... mà đã có nhiều mức giá đền bù không thoả đáng cho người dân, làm chậm việc giải toả mặt bằng. Do vậy đòi hỏi nhà nước, cơ quan có thẩm quyền cũng phải hết sức coi trọng, đưa ra mức giá đền bù hợp lý hơn, thoả đáng hơn góp phần thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
2. Về cơ chế tổ chức thực hiện quản lý đất đai.
Cơ chế hiện hành là tổ chức có thẩm quyền và có trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai (trong đó quy hoạch sử dụng đất là một nội dung )là UBND huyện và xã. Sở địa chính, phòng Địa chính huyện chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc không chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai, trong đó có quy hoạch sử dụng đất.
Cơ chế tổ chức này khi có tác dụng trong điều kiện quản lý đất đai ở trạng thái tĩnh và nặng về hành chính đơn thuần, quan hệ đất đai ngày càng gia tăng, quan hệ này đã từng bước được tiền tệ hoá, kinh tế hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhất là ở các khu vực đô thị (các thị trấn).
Cơ chế tổ chức thực hiện quản lý đất đai hiện hành đã và đang bộc lộ những nhược điểm sau đây :
- Chủ tịch UBND tỉnh, huyện giải quyết quá nhiều việc hành chính, sự vụ như ký quyết định giao đất, giải quyết tranh chấp đất, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên làm cho công việc bị kéo dài. Trong khi đó Sở Địa chính tỉnh, Phòng Địa chính huyện làm rất nhiều việc trực tiếp chi phối đến hiệu quả quản lý đất đai như điều tra, đo đạc, lập quy hoạch, thẩm định dự án, giao đất, thu đất, chuyển quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, thanh tra đất xử lý vi phạm pháp luật đất đai... lại ít phải chịu trách nhiệm trực tiếp về pháp lý đối với kết quả hoạt động của mình, đặc biệt trong công tác quy hoạch sử dụng đất đã không tránh khỏi tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm, của các cánbộ địa chính.
Nhiều lĩnh vực quản lý liên quan đến đất đai còn bị phân công, phân tán vừa sơ hở, vừa trùng lặp làm giảm hiệu quả quản lý về địa giới, địa danh, đô thị, đền bù giải phóng mặt bằng, giá đất, giao đất, cho thuê đất ... ảnh hưởng rất xấu tới công tác quy hoạch sử dụng đát ở huyện.
Để khắc phục những nhược điểm nói trên đồng thời đảm bảo quản lý đất đai hiệu quả hơn, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng đạt hiệu quả hơn, tránh phiền hà cho dân, làm thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản nen cần tổ chức lại cơ quan địa chính sao cho có đủ quyền lực để xử lý nhanh gọn những yêu cầu về quản lý đất đai đặt ra, đặc biệt là công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
3. Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ địa chính trên địa bàn của huyện.
Như chúng ta đã biết, cán bộ Địa chính huyện, xã, thị trấn là lực lượng không kém phần quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai cấp cơ sở và tất nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện có đạt hiệu quả hay không nó được quyết định bằng năng lực của lực lượng cán bộ địa chính trên địa bàn.
Cán bộ địa chính là người thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ quản lý đất đai, đo đạc bản đồ sát với dân, gắn liền với lợi ích xã hội và với việc chấp hành pháp luật đất đai, nếu họ đủ mạnh thì sẽ mang lại hiệu quả cho ngành và nếu ngược lại sẽ dẫn đến ách tác trong công việc, gây phiền hà cho nhân dân.
Trên thực tế ở địabàn huyện Chí Linh, cán bộ địa chính còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn thấp đặc biệt là cán bộ địa chính ở các xã các thị trấn, nếu UBND các xã, thị trấn không quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao thì khó có thể giải quyết kịp thời các quan hệ địa chính phát sinh, dẫn đến tiêu cực, gây phiền hà cho nhân dân.
Hơn nữa, việc đào tạo cán bộ địa chính hiện là vấn đề bất cập. Mặc dù từ khi thành lập ngành đến nay, Sở Địa chính tỉnh Hải Dươg rất quan tâm đến công tác này, tuy nhiên số lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu hoặc khi đào tạo xong không muốn về huyện, xã làm mà phần lớn công tác ở Sở Địa chính.
Mặt khác, mức lương của cán bộ địa chính quá thấp. Một cán bộ địa chính chưa qua đào tạo trung cấp chỉ được xếp mức sinh hoạt phí tổi đa 255.000đ/ tháng (có quá trình công tác từ 10 năm trở lên còn đối với các cán bộ địa chính đã qua đào tạo (trung cấp hoặc đại học) thì mức sinh hoạt phí là 310.000đ/ tháng nhưng 5 năm mới được xem xét nâng bậc 1 lần. Việc này chưa kích thích họ đầu tư hết mình đối với công việc được giao.
Do vậy vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ địa chính, điều đó đòi hỏi thực hiện chuyên môn hoá cán bộđịa chính, đặc biệt quan tâm hơn đến cán bộ địa chính xã, thị trấn, đồng thời phải có chế độ chính sách mới để đảm bảo mức sinh hoạt ổn định của họ, phát huy được năng lực của họ một cách tối đa. Khi thực hiện chuyên môn hoá cán bộ địa chính thì họ sẽ hoạt động độc lập về chuyên ngành của mình, như một công chức nhà nước tự chịu hết những trách nhiệm thuộc thẩm quyền quản lý của mình, như vậy hiệu quả công việc sẽ cao trong thi hành nhiệm vụ quản lý đất đai, trong công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
Để thực hiện chuyên môn hoá cán bộ địa chính trên địa bàn huyện thì cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến vấn đề đào tạo và phải có nội dung sát thực với đặc thù trong công tác quản lý đất đai ở huyện, đặc biệt là công tác quản lý sử dụng đất có thể đào tạo theo một số chương trình cụ thể như sau :
a/ Chương trình đào tạo trung học địa chính hệ tại chức
Chương trình này nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ địa chính đương chức nhưng vẫn bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai không bị gián đoạn và đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực, đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
b/ Chương trình đào tạo hệ chính quy tập trung
Chương trình này mang tính chiến lược nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực để từng bước tiến tới hoàn toàn thay thế số cán bộ cũ trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
c/ Chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao theo định kỳ (3 hoặc 6 tháng)
Chương trình này mang tính thường xuyên định kỳ, nội dung theo từng chuyên đề sát thực với yêu cầu đặt ra và giúp cho cán bộ địa chính nắm bắt được những thông tin kịp thời. Đối tượng là cán bộ địa chính đương nhiệm , chương trình này giúp cho cơ quan địa chính cấp trên (Sở địa chính) nắm được tình hình thay đổi cán bộ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Giải pháp về tài chính
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh nói riêng là công việc rất khó khăn phức tạp, quá trình thực hiện ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy trình thực hiện quy hoạch trải qua nhiều khâu, nhiều bước như : khảo sát sơ bộ, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật; điều tra, đo đạc bản đồ, thu thập tài liệu, đánh giá tổng hợp, xây dựng phương án quy hoạch đòi hỏi phải có nhiều thời gian và tốn kém tiền của. Như vậy, phải có chính sách đầu tư hợp lý để công tác lập quy hoạch sử dụng đất đem lại hiệu quả. Sở địa chính tỉnh cần phải làm việc năng động hơn nữa với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính trình uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí thực hiện. Mặt khác, phải huy động một cách tốt nhất nguồn tài chính của huyện, đặc biệt nên trích từ nguồn thuế hàng năm về đất đai hàng năm để lập quỹ tài chính phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong công tác quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch hàng năm khi nhu cầu sử dụng đất, biến động đất đai chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra thường xuyên với tốc độ nhanh trên điạ bàn. Do đó cần phải có quỹ tài chính riêng để phục vụ cho công tác điều tra, điều chỉnh quy hoạch này sao cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
Mặt khác, trong khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện phải có sự lựa chọn phương thức thích hợp để thu các nguồn lợi từ đất như thu tiền sử dụng đất khi giao đất, thu thuế sử dụng đất, thu thuế thu nhập từ đất. Phải có mức giá thuế khuyến khích đối với những hộ thuộc diện giải toả đến khu vực khác. Đối với đất khai hoang, vỡ hoá, đất đồi trọc, đất trồng rừng không nên thu tiền sử dụng đất khi được giao. Vấn đề này nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất góp phần quản lý tốt hơn đất đai trên địa bàn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi công nghệ vi tính không còn xa lạ gì với chúng ta, nó được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ quan, nhà máy, công ty, xí nghiệp các cơ sở địa chính cấp trung ương và được thử nghiệm sử dụng quản lý hiệu quả ở một số địa phương. Do vậy, huyện Chí Linh phải có giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệtin học trong quản lý, trong xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đem lại hiệu quả nhanh chóng đạt được những mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, để công tác quy hoạch sử dụng đất đai đạt được hiệu quả cao nhất là trong lĩnh vực đất ở của các khu đô thị Phả lại, Sao đỏ trên địa bàn huyện Chí Linh thì chính quyền huyện phải quan tâm đầu tư hơn nữa công tác quy hoạch nhà ở.
5. Phải quan tâm đầu tư đến công tác quy hoạch nhà ở trên các khu đô thị của huyện
Như chúng ta đã biết, quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch nhà ở là hai loại quy hoạch có sự độc lập với nhau, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà ở phải gắn liền với đất đai, vì nhà ở tồn tại trên từng phạm vi không gian đất đai nhất định, do đó quy hoạch nhà ở phải dựa vào quy hoạch đất đai và ngược lại quy họch đất đai phải chú ý tơí quy hoạch nhà ở, nếu không sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất ở lãng phí, không đem lại mỹ quan cho các khu đô thị.
Huyện Chí Linh với thị trấn Phả Lại và thị trấn Sao đỏ được đánh giá là vị trí của khu đô thị mới trong tương lai chuyên về công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Chính vì thế mà những năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở khá tốt, kinh tế phát triển mạnh, đời sống nâng cao nên lĩnh vực nhà ở phát triển rất mạnh. Thị trấn Phả lại đã đầu tư (năm 200) cho xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II và Cầu Phả Lại khoảng 1 tỷ USD trong năm qua khi đó việc giải toả mặt bằng, chuyển các hộ đến khu ở mới (nằm trong quy hoạch sử dụng đất ở) thì việc xây dựng ở đây lại không theo một quy định cụ thể nào xây dựng tuỳ tiện, bừa bãi theo ý thích của riêng mình vừa lãng phí vừa không đem lại mỹ quan cho địa bàn lại diễn ra thường xuyên, không theo sự quản lý nào cả.
Nói chung, cấp chính quyền huyện chưa quan tâm nhiều đến công tác quy hoạch nhà ở, một phần do thiếu kinh phí nên chưa có sự liên kết đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nhà ở, trong sự phát triển đô thị, nâng cấp đô thị, do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong sử dụng đất ở trên địa bàn.
Chính vì vậy mà chính quyền huyện, các cơ quan chuyên ngành địa chính cần quan tâm đầu tư nữa đến công tác quy hoạch nhà ở, để cùng kết hợp thực hiện với công tác quy hoạch sử dụng đất ở các khu vực đô thị của huyện đó là : thị trấn Sao đỏ và thị trấn Phả lại.
Việc quy hoạch nhà ở (Sao đỏ, Phả lại) phải phát trển nền tảng quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất phải chú ý tới quy hoạch nhà ở. Các khu nhà ở phải được xây dựng đồng bộ, không gian kiến trúc phù hợp, đảm bảo mỹ thuật và có đầy đủ cơ sở hạ tầng, điều đó vừa đem lại hiệu quả sử dụng đất ở vừa đem lại mỹ quan, đáp ứng yêu cầu để trở thành khu đô thị mới, hiện đại trong tương lai của thị trấn Sao đỏ và thị trấn Phả lại, trong mục tiêu chiến lược quy hoạch các khu đô thị mới của quốc gia.
Đólà một số giải pháp chính nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đáp ứng tốt nhất yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn huyện Chí Linh - tỉnh Hải dương. Tuy nhiên đây mới chi là những giải pháp mang tính định hướng, còn cách thức để thực hiện định hướng đó lại là một vấn đề. Do vậy trong phạm vi lĩnh vực này luôn đòi hỏi các cấp các ngành mỗi cá nhân chúng ta phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình để khắc phục những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung và quy hoạch sư dụng đất huyện Chí Linh nói riêng. Bởi vì, một giải pháp hiệu quả, là một giải pháp được tập hợp, đánh giá và được rút ra từ nhiều ý kiến khác nhau.
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
Ngoài những giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh, qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện theo em cần quan tâm hơn đến một số vấn đề sau:
- Qui hoạch sử dụng đất trong tương lai không chỉ là lý thuyết mà còn phải có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh chính trị, xã hội và thực tế . Do vậy trước khi tiến hành qui hoạch huyện Chí Linh cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
Một là: Đánh giá các nhu cầu hiện nay và tương lai, đánh giá một cách hệ thống khả năng đất đai cung cấp cho các nhu cầu trên của huyện.
Hai là: Giải quyết mâu thuẫn về sử dụng đất giữa các ngành, các cấp, các nhu cầu chung của toàn huyện, giữa nhu cầu cá nhân đối với sản xuất hiện nay và tương lai, giữa nhu cầu cá nhân và xã hội.
Ba là: Xác định các phương pháp sử dụng đất đai có khả năng duy trì sự sống và lựa chọn những loại sử dụng tốt nhất thoả mãn nhu cầu.
Bốn là: Phải rút ra bài học từ những sai lầm trước đây. Toàn bộ quá trình qui hoạch là làm đi làm lại, do ở mỗi một thời kỳ nhận được thông tin tốt hơn, mới hơn thì các chỉ tiêu của qui hoạch cũng cần tính toán lại cho phù hợp với thông tin đó.
Cuối cùng, việc lập qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai phải đạt được các mục tiêu như hiệu quả, công bằng, khả năng duy trì sự sống. Các mục tiêu này phải được xem xét trong thời gian sử dụng đất lâu dài.
- Chí Linh ngoài các hộ các cơ quan của huyện, thì còn nhiều cơ sở kinh tế của Trung ương và của thỉnh sử dụng đất, trong đó hai đơn vị quốc doanh là nông trường và lâm trường hiện đang quản lý một diện tích đất lớn nhưng phân bố hết sức phức tạp ở nhiều cơ sở xã. Ranh giới sử dụng ở nhiều địa phương chưa được xác định rõ. Ranh giới sử dụng với địa phương chưa được xác định rõ hiệu quả sử dụng đất ở một số nơi còn thấp do công tác quy hoạch sử dụng đất chưa đi sâu, đi sát vào thực tế.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò và lợi ích cho người dân trong việc quy hoạch sử dụng đất giúp người dân hiểu rõ hơn pháp luật về đất đai từ đó họ có những hành động thiết thực, nhanh chóng hơn trong việc thực hiện giải toả mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, giúp cho công tác quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh cần nhanh chóng áp dụng những công nghệ hiện đại vào việc đo vẽ, lập bản đồ số hoá, quản lý thông tin dữ liệu trên máy vi tính ... để từ đó có thể điều chỉnh, bổ sung, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn thường xuyên biến động trên địa bàn huyện một cách hợp lý.
- Việc phân bổ và giao đất nông nghiệp, một số nơi giao còn manh mún hạn chế rất nhiều đến năng lực sản xuất, và đầu tư khoa học kỹ thuật, nên cần sớm có chính sách khuyến khích chuyển đổi đất đai thành lô thửa lớn, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Cần có biện pháp quản lý về xây dựng trong khu dân cư, nhất là ở khu dân cư đô thị. Các công trình xây dựng cơ bản trong khu dân cư như giao thông, mương cống thoát nước, đất xây dựng công cộng... đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng đất cần quan tâm hơn nữa, tránh việc giao, cấp đất chồng chéo (giao rồi lại thu hồi), gây lãng phí tirnf của Nhà nước, nhân dân và không đem lại mỹ quan cho các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Chí Linh.
Kết luận
Vị trí địa lý thuận lợi, huyện chí linh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Hơn nữa 2 thị trấn Phả Lại, Sao đỏ được đánh giá là một trong những vị trí hình thành và phát triển khu đô thị mới của đất nước - khu đô thị côngnghiệp, dịch vụ và du lịch trong tương lai.
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển dần sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xu thế phát triển đó cần thiết phải có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển, tương xứng với tiềm năng của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Quy hoạch sử dụng đất huyện Chí Linh đến năm 2010 đã được phê duyệt và xây dựng thực hiện từ cuối năm 1998. Tuy nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, cần phải có những giải pháp, phương pháp khắc phục. Thấy được vấn đề cấp bách đó em mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào đề tài này.
Qua thời gian học tập trong chuyên ngảnh kinh tế và quản lý địa chính trường Đại học kinh tế quốc dân được các thầy,cô dạy dỗ giúp đỡ em nhiều tri thức, phương pháp nghiên cứu nhất là phương pháp tập hợp, phân tích đánh giá số liệu, dữ liệu đã làm tiền đề vững chắc cho em nghiên cứu thành công chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh - thành phố Hải Dương” trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp vừa qua. Nhưng do trình độ, thời gian có hạn đề án của em chắn chắn còn nhiều hạn chế và không thể tránh khỏi những sai lầm,thiếu sót. Em mong muốn được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của thầy cô trong bộ môn, của các bác, các cô chú ở Sở Địa chính thành phố Hải Dương và đặc biệt là cô Vũ Thị Thảo - người đã tận tuỵ, nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0141.doc