Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện

Phần I một số vấn đề về đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Việt nam I. Khái quát chung về đấu thầu mua sắm hàng hoá. 1. Một số khái niệm cơ bản về đấu thầu Có nhiều cách định nghĩa đấu thầu khác nhau, nhưng theo Quy chế Đấu thầu được ban hành kèm theo Nghị định số 88/ NĐ- CP ngày 01-9-1999 của Chính phủ thì đấu thầu được định nghĩa như sau: “Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Đấu thầu là một phạm trù gắn liền với nền kinh tế hàng hoá, không có sản xuấ

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, không có trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu. Đấu thầu thực chất là một hình thức để người mua chọn mua một loại hàng hoá nào đó thoả mãn các tiêu chuẩn về kỹ thuật được đặt ra và với mức giá có thể chấp nhận được, trong điều kiện có một người mua nhưng lại có rất nhiều người bán. Liên quan đến khái niệm đấu thầu có một số khái niệm sau đây cần phải được tìm hiểu: “Xét thầu” là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu trúng thầu “Dự án” là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ một công việc , một mục tiêu hoăc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án không có tính chất đầu tư. “Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. “Nhà thầu” là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp đấu thầu trong mua sắm hàng hoá; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. “Gói thầu” là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự dự án, có quy mô hợp lý và bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng (khi gói thầu được nhiều phần). “Gói thầu quy mô nhỏ” là gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp. “Tư vấn” là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. “Xây lắp” là những công việc thuộc quá trình, hạng mục công trình. “Hàng hoá” là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. “Hồ sơ mời thầu” phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành. “Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu “Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn chuẩn bị dự án, giá gói thầu phải được người có thẩm quyền chấp thuận trước khi tổ chức đấu thầu. 2. Phân loại đấu thầu Có nhiều cách thức phân loại đấu thầu khác nhau nếu căn cứ vào các tiêu thức khác nhau. Sau đây là sự phân loại đấu thầu theo một số tiêu thức chính: 2.1. Căn cứ vào tính chất và nội dung của gói thầu * Đấu thầu xây lắp: Đây là hình thức đấu thầu được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, được áp dụng trong nghành xây dựng cơ bản mà nội dung của gói thầu xây dựng bao gồm việc tổ chức xây dựng các công trình ( Nhà máy, khu chế xuất… các dự án đầu tư thực hiện theo cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng) và lắp đặt các trang thiết bị. Thực tế tại Việt nam những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hay sử dụng vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế ( WB, IMF...) thường kèm theo điều kiện về tổ chức đấu thầu * Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Có thể hiểu đấu thầu mua sắm hàng hoá là hình thức mua hàng thông qua mời thầu nhằm lựa chọn thương nhân dự thầu đáp ứng dược các yêu cầu về giá cả điều kiện kinh tế, kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra. Theo luật thương mại, “ Đấu thầu hàng hoá ( mua sắm hàng hoá) ; là việc mua hàng hoá thông qua mời thàu nhằm lựa chọn thương nhân dự thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế - kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra” Thực chất đây là hình thức cạnh tranh bán. Đối với bên mời thầu đây là hình thức chọn hàng hoá, nhà cung cấp, giá cả và các điều kiện khác tối ưu nhất. Với nhà thầu thực chất đây là một hình thức tiêu thụ sản phẩm. * Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Đây là hình thức đấu thầu áp dụng khi chủ dự án chuẩn bị đầu tư. Nội dung của gói thầu là hoạt động cung ứng các yêu cầu về kiến thức kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét quyết định kiểm tra quy trình chuẩn bị vào thực hiện dự án, cụ thể như: lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế lập ra dự toán, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị …. * Đấu thầu tuyển chọn đối tác đầu tư: Thưc hiện đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. 2.2. Căn cứ vào cách thức mở thầu Có thể chia đấu thầu thành ba loại: * Đấu thầu một túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. * Đấu thầu hai túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề nghị xuất giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. * Đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau: - Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên; - Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp; - Dự án thực hiện hợp đồng chìa khoá trao tay. Quá trình thực hiện phương thức này như sau: a, Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. b, Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ xung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. 2.3 Căn cứ vào phạm vi, hình thức lựa chọn nhà thầu * Đấu thầu mở rộng: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. * Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia. Danh sách các nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: - Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của gói thầu; - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. * Chỉ định đấu thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau: - Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội chỉ định thầu để xem xét phê duyệt. - Gói thầu đăc biệt do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan. - Trong báo cáo đề nghị chỉ định thầu phải xác định rõ ba nội dung sau: Lý do chỉ định thầu; kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu; giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu. * Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của ba nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác * Tự thực hiện: * Mua sắm đặc biệt. 2.4. Căn cứ vào sự thẩm định của nhà đầu tư * Đấu thầu qua sơ tuyển: Là hình thức đấu thầu có thủ tục thẩm định trước để loại bỏ những nhà thầu không đủ năng lực cần thiết, chỉ có những nhà thầu có đủ khả năng theo yêu cầu của chủ đầu tư mới được phép tham dự đấu thầu và gửi bộ hồ sơ dự thầu. Hình thức này cho phép tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả và tính chính xác trong công tác xét thầu, thường gắn liền với đấu thầu mở rộng. * Đấu thầu thông qua sơ tuyển: Đây là hình thức đấu thầu ngược lại với hình thức trên, chủ đầu tư không thực hiện thủ tục thẩm định trước mà chỉ tham khảo ý kiến của người tư vấn hay khách hàng trước đây và tự lập ra danh sách các nhà thầu tham dự. 3. Một số tính chất và nguyên tắc đấu thầu mua sắm hàng hoá 3.1.Tính chất của đấu thầu * Tính bình đẳng: Tính bình đẳng được thể hiện ở chỗ mọi nhà thầu đều được đối xử một cách công bằng để tạo được một môi trường cạnh tranh hoàn hảo nhất. Mọi nhà thầu đều được Bên mời thầu cung cấp những thông tin liên quan một cách đầy đủ nhất và giống nhau, họ đều chịu một cơ chế thẩm định và một thang điểm thống nhất giống nhau, mọi hình thức móc ngoặc, thiên vị đều vi phạm nguyên tắc đấu thầu. Chỉ khi nào đấu thầu thoả mãn tính bình đẳng thì nhà thầu mới có một môi trường cạnh tranh thực sự và mới đem lại lợi ích thực sự cho chủ đầu tư cũng như các nhà thầu. * Tính nhất quán: Trong đấu thầu mọi quyết định đưa ra đều không thể sửa đổi được sau khi đã hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, các đề xuất của nhà thầu sẽ được niêm phong và giữ kín cho đến ngày mở thầu. Trong quá trình đánh giá, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ một số nội dung trong hồ sơ dự thầu nhưng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu, đặc biệt là giá dự thầu. Những giải đáp của nhà thầu dẫn đến sự thay đổi giá dự thầu đã đề xuất đều bị loại trừ và không được tiếp tục xem xét. Về phía chủ đầu tư họ cũng phải giữ nguyên những quy định trong hồ sơ mời thầu, nếu có thay đổi thì phải gia hạn nộp hồ sơ dự thầu, trong quá trình xét duyệt các hồ sơ dự thầu Bên mời thầu không được thay đổi thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. * Tính bảo mật: Để đạt được sự cạnh tranh bình đẳng, tất cả các đề xuất về tài chính, kỹ thuật của nhà thầu đều phải được giữ bí mật tuyệt đối, không ai trong hội đồng xét thầu được phép lấy hoặc sao chép hồ sơ dự thầu sau khi đã đến tay chủ đầu tư… Bên mời thầu phải thảo trước thang điểm để đánh giá hồ sơ dự thầu và điều này cũng phải được giữ bí mật tuyệt đối trong suốt thời gian đấu thầu. * Tính có thể tiếp cận: Tính có thể tiếp cận được thể hiện là thiên chí của Bên mời thầu luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu tiếp cận được tới hợp đồng. Cụ thể, Bên mời thầu luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của nhà thầu một cách nhanh chóng, đầy đủ bằng văn bản, tạo điều kiện cho các nhà thầu đi thăm công trường hoặc gia hạn hợp đồng trong thời hạn cho phép để nhà thầu chuẩn bị kỹ đơn dự thầu. * Tính hình thức: Đấu thầu là một quy trình phải làm theo đúng mọi thủ tục và thông lệ có tính quy luật cao mà Bên mời thầu và nhà thầu phải tuân theo để đảm bảo không có một sai phạm nào về hành chính, kỹ thuật, hành chính ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. * Tính khách quan: Để lựa chọn nhà thầu tối ưu, ngoài giá cả, Bên mời thầu còn phải xem xét các yếu tố khác như tính năng kỹ thuật, phương thức thanh toán, điều kiện bảo hành….Các tiêu chí đánh giá khách quan phải được vạch ra trong tài liệu đấu thầu, nó cần được áp dụng một cách khách quan và thường kèm theo một thang điểm được lượng hoá. 3.2. Một số nguyên tắc của đấu thầu mua sắm hàng hoá Đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hoá: Theo Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn ( FIDIC ) tuân theo một số nguyên tắc sau: * Nguyên tắc cạnh tranh công khai với điều kiện ngang nhau: Mỗi cuộc đấu thầu đều phải thực hiện với sự tham dự của một số nhà thầu có đủ năng lực để thi hành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang bằng nhau nhất thiết không có sự phân biệt đối xử. * Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ: Các nhà thầu phải nhận đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện (có nghĩa là bên mời thầu phải nghiên cứu, tính toán cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan, phải cố tránh chuẩn bị sơ sài tắc trách). * Nguyên tắc đánh công bằng: Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi Hội đồng xét thầu có đủ tư cách và năng lực. Lý do để được chọn hay bị loại phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực. * Nguyên tắc ba chủ thể: Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu quốc tế, luôn có sự hiện diện đồng thời của ba chủ thể: bên mời thầu, nhà thầu, các kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố bảo đảm cho hợp đồng luôn luôn thực hiện được nghiêm túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc về tiến độ đều được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh đều được đưa ra đúng lúc. Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng chính là nhân tố hạn chế tối đa đối với những mưu toan thông đồng hoặc thoả hiệp, châm trước gây thiệt hại cho những người chủ đích thực của dự án (nhiều điều khoản được thi hành để buộc kỹ sư tư vấn phải là những người có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và phải làm đúng vai trò của những trọng tài công minh, mẫn cán được cử ra bởi một công ty tư vấn chuyên ngành, công ty này cũng phải được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu theo một quy trình chặt chẽ…). * Nguyên tắc bảo lãnh và bảo hiểm chính đáng: Việc tuân thủ các nguyên tắc nói trên kích thích và nỗ lực nghiêm túc của mỗi bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó bảo đảm được các lợi ích chính đáng cho cả bên mời thầu và nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. 4. Lợi ích và sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Việt Nam 4.1. Lợi ích của đấu thầu mua sắm hàng hoá * Đối với Nhà nước: Thông qua đấu thầu, giúp nân cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung, tránh được sự lãng phí không đáng có tron quá trình thực hiện dự án do sự móc ngoặc giữa bên A và bên B. Thực hiện đấu thầu là biện pháp quản lý tài chính có hiệu quả và tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. Qua đấu thầu tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các đơn vị kỹ thuật cơ sở, cũng như của các đối tác nước ngoài, ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực, tránh được sự thiên vị, đặc quyền đặc lợi… Trước đây, khi chưa thực hiện hình thức đấu thầu thì Nhà nước phải quản lý từ trên xuống dưới, phải quyết định mọi vấn đề như; đầu tư xây dựng công trình nào, vốn bao nhiêu, ai là người cung cấp và lắp đặt thiết bị, trong thời gian bao lầu, chất lượng ra sao…như vậy sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý cũng như kinh doanh không cao, tạo nhiều khe hở cho hiện tượng tiêu cực. Hiện nay khi thực hiện cơ chế quản lý mới Nhà nước chỉ còn quản lý chất lượng cuối cùng của công trính, quá trình thực hiện như thế nào là do nhà thầu đảm nhiệm và được cụ thể hoá bằng các điều khoản trong hợp đồng và trong hồ sơ dự thầu. Đấu thầu còn mang lại cho phía Nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ thiết thực cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. * Đối với chủ đầu tư: áp dụng đấu thầu cạnh tranh công khai là phương thức thích hợp nhất để lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và kế hoạch đặt ra, đồng thời cũng có được giá thành và điều kiện tín dụng hợp lý nhất, tiết kiệm vốn đầu tư cơ bản, thực hiện đúng tiến độ công trình. Đấu thầu cũng có thể chống tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu. * Đối với nhà thầu: Đấu thầu là hình thức bảo đảm công bằng và cơ hội tương đối cho tất cả các nhà cung cấp tiềm năng. - Thông qua đấu thầu kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật áp dụng công nghệ và các giải pháp để sản xuất hàng hoá tốt hơn. - Cạnh tranh, đầu tư có trọng điểm các nhà thầu sẽ cố gắng nâng cao uy tín, chất lượng của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ với chủ đầu tư. - Hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện hợp đồng thầu. - Thúc đầy nâng cao hiệu quả kinh doanh để khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận… 4.2. Sự cần thiết khách quan áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt nam Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước tiến hành mua sắm chịu một trách nhiệm đặc biệt là đảm bảo không lãng phí vốn của công. Dù vốn đó là vốn lưu động bình thường của họ hay từ nguồn vốn phân bổ đặc biệt thì các cơ quan thực hiện mua sắm cũng phải sử dụng vốn đó để mua sắm được hàng hoá, công trình hay dịch vụ đúng như mục tiêu đã định, đúng thời điểm cần mua và thu được giá trị cao nhất với số tiền đã bỏ ra. Tại Việt nam, vấn đề quản lý vốn XDCB hiện vẫn đang là một vấn đề lan giải, còn bộc lộ nhiều yếu kém. Theo thống kê hàng năm số vốn lãng phí lên tới 30%- 40% tổng số vốn đầu tư, số công trình phải điều chỉnh tăng vốn duyệt ban đầu tron giai đoạn từ 1994 đến 1997 là khoảng 60%. Hiện tượng tiêu cực xảy ra ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng công trình, bên cạnh đó là sự tiêu cực trong giao thầu, nhận thầu, ngiệm thu công trình…Trước tình hình tiêu cực như vậy thì việc áp dụng phương thức đấu thầu trong xây lắp cũng như trong mua sắm hàng hoá là một đòi hỏi cấp thiết, là một hướng tích cực có nhiều ưu thế hơn hẳn so với phương thức giao thầu theo kế hoạch trước đây của chúng ta. Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ có thể hoàn thành được trách nhiệm đó nếu thực hiện mua sắm bằng đấu thầu trong khu vực quốc doanh. Nếu thích hợp, thì cạnh tranh công khai là một phương pháp thầu mua sắm được ưa dùng hơn. Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đấu thầu là một hình thức được áp dụng rộng rãi trong xây dưng cơ bản. Chính phủ những nước này có những quy định bắt buộc phải thực hiện đấu thầu với những công trình do Nhà nước đầu tư. Ví dụ như tại Mỹ, mọi công trình do Chính phủ đầu tư thực hiện trên lãnh thổ Mỹ đều phải qua đấu thầu. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cũng quy định nhưng công trình không bắt buộc đấu thầu (các công trình bí mật quốc gia, công trình cấp bách nhằm đối phó với thiên tai, chiến tranh…). Tính ưu việt của phương thức đấu thầu được chứng minh khá rõ bằng kết quả thu được của các nước trên thế giới và nước ta thời gian qua, cùng những lợi ích mà nó đem lại cho tất cả các bên tham gia. Vì lẽ đó, đấu thầu được coi là một thủ tục chính thức trong khu vực kinh tế công cộng, là yêu cầu tất yếu khách quan cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần phải hiểu một cách chính xác rằng, đấu thầu là một phương pháp giao dịch hình thành từ sự kết hợp nhuần nhuyễn và tinh tế giữa các yếu tố kinh tế, pháp lý, kỹ thuật và tài chính vớicác nguyên lý của khoa học quản lý, tổ chức. Với tính chất là một phương pháp giao dịch phổ biến, co hiệu quả cao, đấu thaùa ngày càng được nhín nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư cả ở khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. II. nội dung của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 1. Điều kiện thực hiện đấu thầu 1.1. Điều kiện tổ chức đấu thầu Việc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: *Văn bản quyết định đầu tư hoăc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền; Theo như quy định trong Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP của Chính phủ ngày 16/7/1996, các dự án đầu sử dụng vốn Nhà nước, phải có quyết định đầu tư của người có thẩm quyền trước khi thực hiện đầu tư. Nội dung của quyết định đầu tư bao gồm: - Xác đinh chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án; - Xác định địa điểm, diện tích đất sử dụng và công suât thiết kế; - Tổng mức đầu tư và nguồn vốn sử dụng; - Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ chính. Đối với các dự án không sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư được cấp giấy phép đầu tư, nội dung giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định * Kế hoạch đấu thầu được người có thẩm quyền phê duyệt; Nội dung của kế hoạch đấu thầu bao gồm: Phân chia dự án thành các gói thầu nhỏ; ước tính giá của từng gói thầu; hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng; thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu; phương thức và thời gian thực hiện hợp đồng. * Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt (Nội dung của hàng hoáồ sơ mời thầu được trình bầy cụ thể trong quy trình tổ chức đấu thầu). 1.2. Điều kiện dự thầu Nhà thầu tham gia dự thầu phải có đủ các điều kiện sau: * Có giấy đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. * Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. * Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. 2. Quy trình tổ chức đấu thầu Quy trình đấu thầu gồm ba giai đoạn chính, có thể mô tả khái quát những công việc mà nhà thầu và Bên mời thầu phải thực hiện trong suốt quá trình thực hiện công tác đấu thầu thông qua sơ đồ sau: Giai đoan I : Sơ tuyển nhà thầu Bước Bên mời thầu Nhà thầu Mời các nhà thầu dự sơ tuyển Phát và nộp các văn kiện dự sơ tuyển Thực hiện sơ tuyển và thông báo danh sách các nhà thầu được lựa chọn Báo lại đã nhận đuợc Khẳng định ý muốn nộp đơn dự thầu Lựa chọn các công ty để đưa và danh sách các nhà thầu Thông báo cho tất cả các nhà thầu về danh sách các nhà thầu được lựa chọn Danh sách các nhà thầu Hỏi lấy văn kiện dự sơ tuyển Trả lời các câu hỏi về bản thân nhà thầu Thông tin về sơ tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc mời trực tiếp, bao gồm: - Chủ công trình, khái quát về dự án - Ngày phát hành tài liệu đầu thầu và nộp đơn dự thầu. - Chỉ dẫn với nhà thầu, hạn nộp… Phát hành các chỉ dẫn dự sơ tuyển và các câu hỏi đến mỗi công ty - Kinh nghiệm trong lĩnh vực của gói thầu - Nguồn lực về kỹ thuật, laođộng… - Tình trạng tài chính. Báo lại đã nhận được Phân tích các số liệu dự sơ tuyển: - Cơ cấu trong công ty - Kinh nghiệm - Nguồn lực tài chính… Giai đoạn II- Lập và nhận hồ sơ dự thầu Tài liệu đấu thầu Chuẩn bị tài liệu đấu thầu - Thư mời thầu - Hướng dẫn cho các nhà thầu - Điêu kiện hợp đồng - Đặc điểm kĩ thuật - Danh sách các nhà thầu - Bản kê số lượng - Mẫu hồ sơ dự thầu và phụ lục… Phát tài liệu đấu thầu Các nhà thầu đi thăm công trường Bố trí ngày và giờ đi thăm công trường Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Đi thăm công trường (nếu cần) Tài liệu đấu thầu Phát tài liệu đấu thầu Chuẩn bị tài liệu đấu thầu - Thư mời thầu - Hướng dẫn cho các nhà thầu - Điêu kiện hợp đồng - Đặc điểm kĩ thuật - Danh sách các nhà thầu - Bản kê số lượng - Mẫu hồ sơ dự thầu và phụ lục… Phát văn kiện đấu thầu cho các nhà thầu trong danh sách nhà thầu đựơc chọn Các nhà thầu đi thăm công trường Bố trí ngày và giờ đi thăm công trường Báo lại đã nhận được Sửa đổi tài liệu đấu thầu Chuẩn bị các sửa đổi (nếu có) vào tài liệu đấu thầu Báo lại đã nhận được Sửa đổi tài liệu đấu thầu Chuẩn bị các sửa đổi (nếu có) vào tài liệu đấu thầu Phát các sửa đổi cho các nhà thầu Trả lời thắc mắc của các nhà thầu Chuẩn bị trả lời Nộp và nhận hồ sơ dự thầu - Thông báo cho nhà thầu có hồ sơ nộp muộn Trả lời thắc mắc của các nhà thầu Nộp và nhận hồ sơ dự thầu Chuẩn bị trả lời Nêu các thắc mắc(nếu có) Báo lại đã nhận được Trả lời các nhà thầu bằng văn bản - Ghi ngày giờ nhận hồ sơ dự thầu và báo lại đã nhận được - Bảo quản hồ sơ dự thầu Báo lại đã nhận được - Thông báo cho nhà thầu có hồ sơ nộp muộn Bước Bên mời thầu Nhà thầu Giai đoan III : Mở và đánhgiá hồ sơ dự thầu Bước Bên mời thầu Nhà thầu Mở hồ sơ dự thầu Mở hồ sơ dự thầu Có thể là công khai hay hạn chế - Công bố & ghi tên nhà thầu, giá bỏ thầu, cả phương án khác (nếu có) - Ghi tên các nhà thầu không được xem xét, quá muộn hoăch không nộp đơn Dự buổi mở thầu công khai hay hạn chế Đánh giá hồ sơ dự thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu - Về mặt kỹ thuật - Về mặt thương mại - Về các điều kiện hợp đồng - Nêu những điểm cần thuyết minh nếu có Hoàn chỉnh việc đánh giá Cung cấp thuyết minh Ký hợp đồng giao thầu Họp thêm với từng nhà thầu đã được lựa chọn (nếu cần) để trao đổi thêm về năng lực hoặc các mặt khác chưa phù hợp Quyết định về đấu thầu Yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Chuẩn bị và ký hợp đồng Ký hợp đồng Trả lại bảo lãnh dự thầu cho các nhà thầu không trúng thầu Nhà thầu không trúng thầu báo lại đã nhận tài liệu trả lại(nếu có yêu cầu Giai đoan sơ tuyển nhà thầu 2.1. Đăng ký tổ chức đấu thầu Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức đấu thầu và lựa chọn hình thức đấu thầu thích hợp, bên mời thầu có trách nhiệm đăng ký đấu thầu với cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành. 2.2 Sơ tuyển nhà thầu(được quy định điều 23 và 34 của quy chế đấu thầu) Các gói thầu có giá trị từ 300 tỉ đồng trở lên với mua sắm hàng hoá và 200 tỉ đồng trở lên với đấu thầu xây lắp đều phải tiến hành sơ tyển. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, các gói thầu có giá trị dưới mức quy định trên cũng có thể tổ chức sơ tuyển trên cơ sở quyết định của người có thẩm quyền trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. Nếu gói thầu thông qua sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu nộp đủ các tài liệu về năng lực thoả mãn các điều kiện , yêu cầu đối với nhà thầu(giấy đăng ký kinh doanh, có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính…) Thời gian sơ tuyển kể tư khi phát hành hồ sơ mới sơ tuyển cho đén khi công bố kết quả với điều kiện thầu quốc tế là 90 ngày, trong nước là 60 ngày, khuyến khích rút ngắn thời gian sơ tuyển. Việc đánh giá hồ sơ dự tuyển do chủ thầu thực hiện thường căn cứ vao ba tiêu chuẩn chính. - Năng lực kỹ thuật(khoảng 20-30% tổng số điểm) - Năng lực tai chính (khoảng 30-40% tống số điểm) - Kinh nghiệm (khoảng 30-40% tổng số điểm) Hồ sơ được đánh giá là đạt yêu cầu khi đạt số điểm tối thiểu từ 80% tổng số điểm trở lên và tuỳ theo tiêu chuẩn thành phần đều đạt từ 50% trở lên. Giai đoạn nhận đơn dự thầu 2.3. Lập hồ sơ mời thầu Trước hết có thể hiểu hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu về các yêu cầu cho một gói thầu do bên mời thầu lập được làm căn cứ pháp lý cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu va bên mời thầu được đánh giá hồ sơ dự thầu. - Trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu do bên mời thầu thực hiện hoăc thuê chuyên gia thực hiện . - Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả, chât lượng của gói thầu. - Khi lập hồ sơ mời thầu yêu cầu phài sử dụng các cơ quan, cá nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu để đảm bảo chất lượng của hồ sơ mời thầu tạo điều kiện cho nhà mời thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và thuận lợi cho việc xét thầu. - Việc lập hồ sơ mời thầu phải dựa vào các căn cứ sau: + Quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư kèm theo. + Kế hoạch đấu thầu được duyệt. + Các quy định về đấu thầu của nhà nước và quy ước quốc tế về tài trợ đã ký nếu xác định nguồn vốn ODA. + Các chính sách có liên quan của nhà nước như thuế, lương… + Về tài chính, thương mại. * Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau: - Thư mời thầu; - Mẫu đơn dự thầu; - Chỉ dẫn đối với nhà thầu; - Các điều kiện ưu đãi (nếu có); - Các loại thuế theo quy định của pháp luật; - Các yêu cầu về công nghệ, vật tư, thiết bị, hàng hoá, tính năng kỹ thuật và nguồn gốc; - Biểu giá; - Tiêu chuẩn đánh giá(bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng một mằt bằng giá để xác định giá đánh giá); - Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng; - Mẫu bảo lãnh dự thầu; - Mẫu thoả thuận hợp đồng; - Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 2.4. Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu Thư mời thầu áp dụng với đấu thầu hạn chế và thông báo mời thầu với đấu thầu rộng rãi. Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu trên cac tờ báo phổ thông hàng ngày, phương tiện nghe nhìn và các phương tiện khác, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành hồ sơ mời thầu 5 ngày đối với quy mô nhỏ và trước 10 ngày đối với các gói thầu khác kể từ ngày thông báo lần đầu. Trong trường hợp đấu thầu quốc tế, Bên mời thầu phải thông báo theo quy định tại khoản nàyvà phải thông báo ít nhất trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi tại Việt Nam hoặc theo quy định của nhà tài trợ. 2.5. Nhận và quản lý hồ sơ mời thầu Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu do nhà thầu trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu (trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu). Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được gửi lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Nếu nhà thầu muốn sửa đổi hoặc thay đổi hồ sơ đã nộp, nhà thầu phải có văn bản thông báo xin sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu và Bên mời th._.ầu phải nhận được đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu quy định trong hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu của các nhà thầu đã nộp. Hồ sơ dự thầu gửi qua Fax cũng phải được bảo mật như hồ sơ được gửi theo cách khác. Giai đoạn mở và đánh giá hồ sơ dự thầu 2.6. Mở thầu * Chuẩn bị mở thầu. Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. * Trình tự mở thầu. - Thông báo thành phần tham dự. - Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. - Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu. - Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại các thông tin chủ yêú sau: + Tên nhà thầu; + Số lượng bản chính, bản chụp của hồ sơ dự thầu; + Giá dự thầu, trong đó giảm giá; + Bảo lãnh dự thầu nếu có; + Những vấn đề khác. - Thông qua biên bản mở thầu. - Đại diện bên mời thầu và đại diện nhà thầu và đại diện của các cơ quan có liên quan ( nếu có mặt ) ký xác nhận vào biên bản mở thầu. - Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ dự thầu trước khi tiến hành đánh giá theo quy định khoản 1 điều 13 của quy chế đấu thầu. Bản chính hồ sơ dự thầu được bảo quản theo chế độ bảo mật và việc đánh giá được tiến hành theo bản chụp. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu của các nhà thầu đã nộp. Nhà thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu của mình cho đến khi công bố kết quả đấu thầu. Đối với hồ sơ dự thầu chào hàng cạnh tranh được gửi qua Fax cũng phải được bảo mật như đối với hồ sơ dự thầu khác. 2.7. Trình duyệt kết quả đấu thầu * Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu. Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét phê duyệt. Đối với gói thầu dự án nhóm A và tương đương thuộc trách nhiệm phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, việc trình kết quả đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Quản trị các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.Trường hợp Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, trình kết quả đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành (nếu có) cần có ý kiến nhận xét bằng văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, về quản lý ngành có liên quan đến gói thầu, nhận xét và kiến nghị cụ thể về kết quả đấu thầu do Hội đồng Quản trị Tổng công ty Nhà nước nêu trên trình. * Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu. Hồ trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm (áp dụng chung cho các lĩnh vực đấu thầu) : - Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu cần nêu được nội dung sau: + Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của viêc tổ chức đấu thầu; + Quá trình tổ chức đấu thầu; + Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu; + Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu, trong đó nêu rõ tên nhà thầu (kể cả tên nhà thầu liên doanh hoặc thầu phụ nếu có ), giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng và và thời gian thực hiện. Đối với giá đề nghị trúng thầu phải đề cập tới các nội dung liên quan như thuế, dự phòng, trượt giá nếu có. - Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt: Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bản chụp các tài liệu sau đây: + Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia hoặc tư vấn; + Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương, Điều ước quốc tế về tài trợ nếu có; + Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 51 của Quy chế Đấu thầu; + Quyết định thành lập Tổ chuyên gia hoậc tư vấn; + Biên bản mở đầu, các văn bản liên quan đến việc Bên mời thầu yêu cầu và nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu nếu có; + Biên bản thương thảo hợp đồng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn; + Dự thảo hợp đồng nếu có; + Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu; + ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài(nếu có); + Các tài liệu có liên quan khác. 2.8. Công bố kết quả đấu thầu * Nguyên tắc chung. Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu, về kết quả đấu thầu, Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu, Bên mời thầu cũng phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết. * Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu. Trước khi ký kết hợp đồng chính thức, Bên mời thầu cần cập nhật những thay đổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin khác có liên quan đến nhà thầu, nếu phát hiện thấy có nhứng thay đổi làm ảnh hưởng tới khả năng thực hiện hợp đồng như năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ bị phá sản, Bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. * Yêu cầu đối với thông báo trúng thầu. Bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầutrúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hợp đồng. Đồng thời bên mời thầu cũng thông báo cho nhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng. 2.9. Thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng - Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho Bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc thư từ chối của nhà thầu, Bên mời thầu cần báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. - Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức. - Thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu, đặc biệt là viêc áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt. Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất. Đối với các gói thầu quy mô nhỏ, khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và Bên mời thầu có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện. - Bên mời thầu nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trước khi ký hợp đồng theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 32 của Quy chế đấu thầu. Điều kiện để nhà thầu chuẩn bị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của ngươì có thẩm quyền hoăc cấp có thẩm quyền và công bố trúng thầu của Bên mời thầu. Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong trường hợp này có thể ký hợp đồng trước nhưng đảm bảo phải có bảo lãnh trước khi hợp đồng có hiệu lực. Trường hợp nhà thầu đã ký hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì bên mời thầu có quyền không hoàn trả bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà thầu. - Bên mời thầu chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu nếu có, khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu. Đối với các nhà thầu không trúng thầu nhưng không vi phạm Quy chế Đấu thầu, kể cả khi không có kết quả đấu thầu, Bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu. 3. Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cần nêu ngay trong hồ sơ mời thầu. Khi tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu còn chưa cụ thể thì cần lập tiêu chuẩn đánh giá chi tiết và người có thẩm quyền phê duyệt trước khi mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những nội dung chính sau: * Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá quy định tại khoản 1, điều 29 của Quy chế đấu thầu bao gồm các nội dung sau: - Năng lực sản xuất và kinh doanh: Sản phẩm sản xuất và kinh doanh chính ( số lượng và chủng loại ), số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà thầu. - Năng lực tài chính: Tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu lợi nhuận trước và sau thuế trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây. - Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đẵ thực hiện trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, yêu cầu về thời gian để tính năng lực tài chính ( qua các chỉ tiêu về tổng tài tài sản, vốn lưu động, doanh thu lợi nhuận ) và yêu cầu về thời gian đã thực hiện các hợp đồng tương tự có thể quy định ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án và cần được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Không tiến hành chấm điểm mà chỉ xem xét trên tiêu thức “đạt” hoặc “không” đạt đối với 3 nội dung trên để xác định khả năng tham dự thầu của nhà thầu. Nhà thầu đạt cả cả 3 nội dung trên, được xem là đủ năng lực và kinh nghiệm để tham gia dự thầu. * Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật quy dịnh tại khoản 2, 3, và 4 Điều 29 của quy chế đấu thầu bao gồm các nội dung sau: - Yêu cầu kỹ thuật: + Khả năng đáp ứng các yêu cầu về phạm vi cung cấp số lượng, chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, tỷ lệ giữa vật tư thiết bị ngoại nhập và sản xuất gia công trong nước. + Đặc tính kinh tế kỹ thuật, mã hiệu thiết bị vật tư, tên hãng và nước sản xuât, năm sản xuất. + Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng vật tư thiết bị đến nơi lắp đặt. + Khả năng thích ứng về mặt kỹ thuật. + Khả năng thích ứng về mặt địa lý. + Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết - Khả năng cung cấp tài chính ( nếu có yêu cầu). - Các nội dung khác: + Điều kiện hợp đồng: Mức độ đáp ứng các điều kiện hợp đồng nêu trong hồ sơ mời thầu. + Thời gian thực hiện hợp đồng so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và cam kết hoàn thành hợp đồng của nhà thầu. + Chuyển giao công nghệ: Khả năng chuyển giao công nghệ cho toàn bộ dự án hoặc từng phần dự án. + Đào tạo: Kế hoạch và nội dung đào tạo trong nước, ngoài nước cho cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện và tiếp thu công việc. + Các nội dung nếu có. Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 để đánh giá đói vắi các nội dung nêu trên về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà xác định tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng nội dung. Điểm tối thiểu của tất cả các nội dung trên theo quy định không được thấp hơn 70% tổng số điểm, nghĩa là điểm tối thiểu có thể là 70, 71, 72…80%… tuỳ theo tímh chất của từng gói thầu. * Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá. Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Thời gian sử dụng: Tuổi thọ máy, thời gian khấu hao; - Công suất của toàn bộ dây chuyền sản xuất, công suất của thiết bị chính (tính ra giá đơn vị sản phẩm). Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; - Công nghệ sản xuất: Xuất xứ của thiết bị, tiêu chuẩn chế tạo, trình độ công nghệ; - Chi phí vận hành: Tổn thất khi vận hành, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế và các khoản chi phívận hành khác nếu có; - Chi phí bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn; - Điều kiện thương mại (điều kiện thanh toán, bảo hành), điều kiện tài chính (lãi suất vay, các loại phí). 4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp 4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Khi đánh giá khả năng thắng thầu của một doanh nghiệp trong đấu thầu nói chung và trong đấu thầu mua sắm hàng hoá nói riêng người ta thường chú ý đến một số chỉ tiêu chính sau: * Chỉ tiêu gia trị trúng thầu và tổng số gói thầu trúng: Giá trị trúng thầu thường được tính trong thời gian một năm, là giá trị của tất cả các gói thầu mà nhà thầu tham gia và trúng thầu, số gói thầu trúng thầu là tổng số gói thầu mà nhà thầu đã tham gia và đã trúng. Thông qua hai chỉ tiêu trên có thể tính thêm chỉ tiêu giá trị trung bình một gói thầu đã trúng để đánh giá một cách đầy đủ hơn. * Chỉ tiêu xác suất trúng thầu, được tính theo hai chỉ tiêu cụ thể sau: + Xác suất trúng thầu theo số gói thầu, là tỷ lệ phần trăm giữa số gói thầu đã trúng và số gói thầu đã tham gia dự thầu trong một thời gian nhất định. +Xác suất trúng thầu theo giá trị, là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị của các gói thầu đã trúng và tổng giá trị của các gói thầu đã tham gia dự thầu trong một thời gian nhất định. * Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp: là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp và tổng giá trị hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này cho biết vị trí của nhà thầu ( doanh nghiệp ) trên thị trường cũng như tương quan so sánh về thế mạnh của nhà thầu với các nhà thầu khác… * Chỉ tiêu về lợi nhuận thu được: gồm tổng số lợi nhuận thu được từ các gói thầu và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của từng gói thầu. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thực hiện các gói thầu đồng thời phản ánh hiệu quả cạnh tranh trong đấu thầu mua sắm hàng hoá. 4.2. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Khả năng thắng thầu của một doanh nghiệp là cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiêu yếu tố khác nhau, có thể chia các yếu tố đó thành những yếu tố chủ quan và khách quan. Những yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt năng lực cụ thể của doanh nghiệp như: - Chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu về kĩ thuật, chất lượng. - Chỉ tiêu về giá dự thầu… 4.2.1. Nhóm các nhân tố khách quan * Nhân tố thị trường Trong cơ chế thị trường không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu tách rời thị trường, thị trường ở đây không chỉ là thị trường đầu ra ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn bao gồm các thị trường khác như thị trường nguyên vật liệu đầu vào, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường hàng hoá dịch vụ…Tất cả các thị trường này đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng thắng thầu của nhà thầu, cụ thể nó tác động trực tiếp đến chi phí, giá thành sản phẩm, các điếu kiện về bảo hành, thanh toán… Cụ thể như khi tỷ lệ lạm phát cao và biến động thì kéo theo sự biến động về giá cả của các nguyên vật liệu, lao động cũng như các chi phí khác trong khi các gói thầu thường chiếm một thời gian khá dài dẫn đến các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra giá dự thầu hợp lý. Mặt khác, trong quá trình đợi kết quả đấu thầu cũng như thực hiện gói thầu nhà thầu cũng có nguy cơ bị thua lỗ do sự biến động bất lợi không lường trước được của giá cả… * Môi trường thể chế Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi, môi trường thể chế là biểu hiện cụ thể những quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Sự ảnh hưởng của moi trường thể chế thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: Thứ nhất: Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển nhằm thực hiện thống nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Những chiến lược này ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng hoạt động đầu tư cũng như triển vọng phát triển của các hoạt động đấu thầu. Thứ hai: Các chính sách kinh tế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể là những điều kiện thuận lợi nhất cho đấu thầu phát triển. * Tiến bộ khoa học - công nghệ Ngày nay khi khoa học công nghê liên tục phát triển thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không không bắt nhịp cùng sự phát triển ấy vì: - Tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp chất lượng và giá thành sản phẩm. - Tạo ra cho doanh nghiệp khả năng sản xuất mới - Tạo cho doanh nghiệp có năng suất cao và một lợi thế vô hình trong cạnh tranh. *Nhân tố thông tin. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ai nắm được thông tin sớm và chính xác người ấy sẽ chiến thắng. Để có thể nắm bắt và tận dụng được các cơ hội kinh doanh thì yếu tố thông tin phải đặc biệt được coi trọng. Trong đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hoá nói riêng lượng thông tin mà chủ đầu tư và nhà thầu cần thiết phỉ xử lý là rất lớn đa dạng và đòi hỏi tính chính xác cao.Thông tin trước hết giúp nhà thầu biết được chủ đầu tư đang gọi thầu, biết những thông tin về gói thầu và yêu cầu của chủ đầu tư, nắm được các đối thủ cạnh tranh, đối tác có thể liên doanh từ đó nhà thầu có thể đánh giá được đúng năng lực của mình về mọi mặt và quyết định mình có tham dự hay không, nếu tham gia thì phải có những biện pháp gì để giành thắng lợi. Còn đối với chủ đầu tư thì thông tin giúp họ xét tuyển nhà thầu và ký hợp đồng với nhà thầu tối ưu nhất. Thông tin có đầy đủ, chính xác hay không ngoài phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như: Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, tạp chí chuyên ngành hay báo cáo thường kỳ của các tổ chức kinh tế, Internet…ở Việt nam những nguồn thông tin này phần nào còn bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự sôi động của hoạt động đấu thầu. 4.2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan * Nhân tố vốn. Khả năng tài chính của nhà thầu là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của một nhà thầu: Để loại bổ những nhà thầu không có đủ năng lực, trong hồ sơ mời thầu hay trong bước sơ tuyển, chủ thầu thường yêu cầu các nhà thầu phải thoả mãn những điều kiện nhất định về mặt tài chính, do đó những nhà thầu không có vốn đủ lớn sẽ không thể tham gia dự thầu trư phi phải liên doanh, liên kết để gộp vốn. Cụ thể như khi nộp đơn dự thầu nhà thầu phải nộp kèm theo một khoản tiền gọi là bảo lãnh dự thầu có giá trị từ 1- 3% giá trị gói thầu và boả lãnh thực hiện hợp đồng từ 10- 15% giá trị hợp đồng (nếu trúng thầu). Hơn nữa, vốn ít cũng hạn chế nhiều năng lực của nhà thầu, vốn ít nhà thầu không thể đâu tư lớn phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sảm phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Năng lực kỹ thuật của các nhà thầu Khi đánh giá một hồ sơ dự thầu là đạt hay không đạt, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm là một trong hau tiêu chí dặc biệt quan trọng để cân nhắc xem nhà thầu có đạt hay không bên cạnh các đièu kiện quan trọng khác như giá dự thầu, điều kiện về tài chính, thương mại…Đặc biệt là hiện nay hầu hết các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá, đói hỏi tính đồng bộ cao thì một doanh nghiệp sẽ không thể thành công nếu không thoả mãn được điều kiện cần là chất lượng sản phẩm đảm bảo. Trong việc nâng cao năng lực kỹ thuật của nhà thầu thì việc nâng cao hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong sản phẩm cần được đặc biệt chú ý. * Nhân tố trình độ cán bộ quản lý và người lao động. Cũng giống như mọi lĩnh vực kinh doanh khác nhan tố con người luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động đấu thầu. Nếu có một đội ngũ cán bô quản lý và người lao động có tay nghề, có trình độ, nhạy bén, thông hiểu các khía cạnh của đấu thầu thì việc tìm kiếm và xử lý các thông tin phục vụ cho công tác đấu thầu trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, việc lập hồ sơ dự thầu sẽ nhanh chóng và ít có sai sót hơn, quá trình đàm phán kí kết hợp đồng nhanh chóng và hiệu quả hơn, đảm bảo cung cấp đúng và đủ hơn hàng hoá cho khách hàng. Không những giúp cho nhà thầu thắng thầu mà còn nâng cao uy tín, tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ cán bộ quản lý và người lao động cũng ảnh hướng đến chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm tư đó ảnh hưởng đến giá dự thầu của doanh nghiệp. * Các quan hệ liên kết kinh tế. Việc mở rộng các mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế là một xu thế khách quan và việc tham gia các mối quan hệ kinh tế tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan hệ liên kết kinh tế tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc tranh thủ sự hỗ trợ của bên ngoài, không chỉ khắc phục những diểm yếu của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ lẫn nhau về nhiều mặt như vốn, năng lực nghiên cứu, triển khai, nắm bắt các cơ hội kinh doanh… Hiện nay, đang diễn ra khuynh hướng mở rộng các quan hệ kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất thông qua việc thành lập các tập đoàn kinh tế lớn để tăng khả năng cạnh tranh trên thi trường. Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp, ngoài những nhân tố khách quan bắt buộc phải nhanh chóng thích nghi thì doanh nghiệp muốn thành công không còn cách nào khác ngoài việc tăng cường sức mạnh của bản thân doanh nghiệp về mọi mặt. Phần II Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thiết bị bưu điện I. Giới thiệu chung về nhà máy 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Nhà máy thiết bị bưu điện (Post and Telecommunication Equipment Factory-POSTEF), trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, tiền thân là Nhà máy Bưu điện truyền thanh thành lập năm 1954, trên cơ sở mặt bằng và trang thiết bị của Nhà máy dây thép thời Pháp thuộc. Quá trình phát triển của Nhà máy trải qua 3 giai đoạn chính sau: Giai đoạn 1954-1975: Đây là giai đoạn xây dựng nền móng ban đầu của một ngành công nghiệp non trẻ ( Công nghiệp Bưu điện ) trong điều kiện đất nước chiến tranh và kinh tế còn nhiều khó khăn, miền Bắc mới giành độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cơ sở hạ tầng hoàn toàn đổ nát sau chiến tranh, công nghệ lạc hậu, què quặt, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu về thiết bị thông tin liên lạc, phục vụ trực tiếp cho việc thông tin liên lạc, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, với các sản phẩm chính là loa truyền thanh và điện thoại từ thanh. Năm 1967, trước yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự leo thang chiến tranh của Đế quốc Mỹ, Tổng Cục Bưu Điện đã quyết định tách Nhà máy thiết bị Bưu điện thành 4 nhà máy trực thuộc ( Nhà máy số 1, số 2, số 3, số 4). Trong giai đoạn này với quyết tâm “Một người làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt “, toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng 30-04-1975. Giai đoạn 1976-1985: Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước đang bắt tay vào công cuộc xây dựng kinh tế từ đống đổ nát sau chiến tranh. Cơ sở vật chất của ngành Bưu điện bị tàn phá hết sức nặng nề trong khi đó yêu cầu đặt ra với ngành là phải khai thông huyết mạch thông tin giữa hai miền Nam, Bắc. Nhằm phục vụ công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta tới đồng bào miền Nam và phát triển kinh tế đất nước. Do đó, nhiệm vụ của Nhà máy rất nặng nề, cung cấp các thiết bị để xây dựng hệ thống thông tin xuyên suốt từ Bắc tới Nam. Trước tình hình đó, nhằm tập trung các nguồn lực, Tổng Cục Bưu điện quyết định sáp nhập bốn nhà máy trực thuộc thành một nhà máy lấy tên là Nhà máy Thiết bị Bưu điện với nhiệm vụ chính là sản xuất các thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh, thu thanh, một số thiết bị chuyên dùng và một số sản phẩm dân dụng. Trong giai đoạn này Nhà máy luôn được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ được giao và có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh tế thì cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp khác, Nhà máy làm ăn không có hiệu quả do cung cách quản lý thời bao cấp duy trì quá lâu trên một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Giai đoạn 1986- nay: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến lớn vềmặt tư duy và cơ chế quản lý kinh tế, từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đã quen với cơ chế cũ. Nhà máy thiết bị Bưu điện cũng không nằm ngoài tình trạng đó, trước hoàn cảnh mới một lần nữa Nhà máy được tách ra làm hai: Nhà máy Thiết bị Bưu điện ( 61 Trần Phú) và Nhà máy vật liệu từ ( Thượng Đình-Thanh Xuân) đồng thời trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho các dây chuyền sản xuất của hai Nhà máy trên. Nhưng kết quả sản xuất kinh doanh vẫn không tiến bộ, đặc biệt là Nhà máy vật liệu từ thường xuyên thua lỗ. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có nhiều nhưng có hai nguyên nhân chính là : Nhà máy chưa quen với cơ chế mới và số lượng công nhân viên quá lớn ( 1200 hai Nhà máy) với trình độ không đồng đều. Những năm đầu thập kỷ 90 là đặc biệt khó khăn với Nhà máy, thị trường không ổn định, hàng lậu từ Trung Quốc tràn ngập sản phẩm của Nhà máy sản xuất ra không tiêu thụ được do không cạnh tranh được về giá cả, đời sống công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn trên, năm 1993 hai nhà máy trên lại được sáp nhập làm một theo quyết định số 202 QĐ/TCBĐ ngày 15/3/1993 do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện Đặng Văn Thân ký với tên gọi Nhà máy thiết bị Bưu điện. Nhà máy thiết bị bưu điện Trực thuộc : Tổng Cục Bưu điện Tên GD quốc tế: POST TELECOMMUNICATION EQUIPMENT FACTORY - POSTEF. Địa chỉ : 61-Trần Phú-Ba Đình-Hà Nội. Tài khoản : 3001101-0010-9 VNĐ 701-B-0000-9 USD tại Ngân Hàng Công thương-Ba Đình. Vốn kinh doanh : 2.439.000.000 VNĐ, Trong đó : Vốn Lưu động: 586.000.000 VNĐ Vốn Cố định : 1.853.000.000 VNĐ Cùng với sự đầu tư có chiều sâu của Nhà nước, Ban giám đốc Nhà máy tiến hành những chính sách mới như: tinh giản biên chế (đến nay số lượng công nhân của Nhà máy chỉ còn 496 người, mở rộng quan hệ với các bạn hàng nước ngoài như : Krone, Siemen (Đức), Casio (Nhật), AT&T, Ericsson, Aphatel... và các đối tác trong nước như Tổng Công ty kim khí, Tổng Công ty nhựa, Tổng Công ty Xăng dầu, Công ty thiết bị Văn phòng, Viện máy và công cụ ...nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dần dần đạt hiệu quả cao và trở thành một trong những nhà máy hàng đầu trong Tổng Công ty. Sản phẩm của Nhà máy đã có chỗ đứng trên thị trường. 2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy Thiết bị bưu điện 2.1. Chức năng Trong điều lệ nhà máy quy định chức năng của nhà máy như sau : - Sản xuất kinh doanh các thiết bị máy móc linh kiện kỹ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông. Các sản phẩm điện tử, cơ khí và các mặt hàng khác. - Sản xuất, kinh doanh ống nhựa, các sản phẩm khác chế biến từ nhựa, kim loại màu, vật liệu từ… - Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông và các vật liệu khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong phạm vi Tổng Công ty cho phép và phù hợp với qui định của pháp luật. 2.2. Nhiệm vụ Nhà máy có nhiệm vụ quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được Tổng Công ty giao cho nhà máy quản lý bao gồm cả phần vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Trả các khoản nợ mà nhà máy trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng được - Tổng Công ty bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do nhà máy sản xuất. -Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, các hoạt động công ích do Tổng công ty giao. - Xây dựng kế hoạch phát triển nhà máy phù hợp với chiến lược qui hoạch phát triển của Tổng công ty, phạm vi chức năng của nhà máy và theo yêu cầu của thị trường. - Chấp hành các điều lệ, quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Tổng công ty và Nhà nước. - Hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của Tổng Công ty. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Luật lao động, đảm bảo người lao động tham gia quản lý nhà máy. - Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, chế độ kiểm toán theo quy định của nhà nước và Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. - Chịu sự kiểm tra kiểm soát và tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của Tổng Công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Bộ máy quản lý của nhà máy * Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và hai Phó giám đốc: Giám đốc là người đại diện pháp nhân của nhà máy, ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giúp việc cho giám đốc có hai Phó giám đốc; Phó giám đốc sản xuất kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thực hiện theo dõi, điều hành các công việc dựa trên quyền quyết định của giám đốc. Để phục vụ cho việc đIều hành sản xuất kinh doanh được tập trung, thống nhất, nhịp nhàng ăn khớp giữa các đơn vị thành viên, Nhà máy gồm các phòng chức năng sau: * Phòng tổ chức: Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Nhà máy, giúp giám đốc xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức của nhà máy, theo dõi, quản lý, đào tạo Cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ chính của Phòng là quản lý lao động trong toàn nhà máy, nắm vững yêu cầu của sản xuất, tình hình cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC), giúp Giám đốc xây dựng bộ máy quản lý và bố trí sử dụng CBCNVC. * Phòng lao động- Tiền lương: Phòng mới được thành lập vào năm 1999 sau khi được tách ra từ phòng Tổ chức-lao động-tiền lương trước đây.Phòng có nhiệm vụ chính là: - Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao động. - Giải quyết các vấn đề tiền lương, thưởng, y tế, bảo hiểm xã hội. * Phòng đầu tư và phát triển: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn,._.c biệt lớn so với đối thủ khác, tạo niềm tin nơi khách hàng và các cơ quan quản lý. Qua phân tích ở phần II ta thấy, tiềm lực tài chinh là một trong những thế mạnh của Nhà máy, ( luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tài sản, vốn kinh doanh tăng đều qua các năm, khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh là tốt…). Trong thời gian tới, khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàon thiện tổ chức… Nhà máy cần đồng thời chú ý củng cố và phát huy thế mạnh tài chính của mình, sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ lớn hơn trong những gói thầu lớn hơn. Trước mắt, cần giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn (mặc dù đây là vốn được huy động từ cán bô công nhân viên ). 2.4. Củng cố các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Trong đấu thầu việc tăng thêm các mối quan hệ cũng có nghĩa là tăng thêm cơ hội trúng thầu cho các nhà thầu, ở đây đề cập đến nhiều mối quan hệ khác nhau; - Mối quan hệ với những nhà cung cấp sản xuất nguyên vật liệu; tạo điều kiện cho nhà thầu mua được những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời với giá thành hợp lý; - Mối quan hệ nhà thầu với các tổ chức tín dụng; tạo điều kiện cho nhà thầu thuận lợi hơn trong việc vay vốn khi cần thiết; - Mối quan hệ nhà thầu với các doanh nghiệp khác tốt đẹp thì thuận lợi hơn trong việc lựa chọn đói tác liên doanh khi cần thiết; - Quan hệ tốt với các chủ đầu tư: là đặc biệt quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến xác suất thắng thầu của Nhà máy. Chủ đầu tư trước khi đi đến quyết định lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng (thắng thầu ), ngoài việc căn cứ vào tiêu thức chính đã được lượng hoá và nêu ra cụ thể trong hồ sơ mời thầu, họ cũng tham khảo ý kiến từ các chủ đầu tư khác mà Nhà máy đã từng tham gia cung cấp hàng hoá. Chỉ có quan hệ tốt với khách hàng cũ thì mới hy vọng nhận được những lời nhận xét tốt từ phía họ giúp nâng cao vị trí của Nhà máy trong con mắt chủ đầu tư hiện tại. Không những thế, quan hệ tốt còn giúp Nhà máy thu được rất nhiều thông tin quý báu từ phía các chủ đầu tư cũ, thuận lợi hơn khi thực hiện hợp đồng ( nếu thắng thầu ). - Củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan thuế, hải quan…, cơ quan chủ quản ( cụ thể là Tổng công ty là quan trọng nhất), chính quyền địa phương, nhân dân nơi Nhà máy sản xuất kinh doanh. Tranh thủ được sự giúp đỡ của các cơ quan trên thì Nhà máy sẽ nhanh chóng nhận được những thông tin về chính sách pháp luật của Nhà nước kế hoạnh phát triển của cấp trên, thuận lợi hơn khi tham gia đấu thầu, khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, củng cố uy tín của Nhà máy với khách hàng, nâng cao xác suất trúng thầu. - Xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với công chúng để ở bất cứ đâu bất cứ khi nào Nhà máy cũng có thể nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. Để thực hiện được những mục tiêu trên, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn luôn tốt thì Nhà máy cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ sau: + Luôn luôn tôn trọng và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình cũng như giúp đỡ đối tác trong việc thực hiện các hợp đồng thầu, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước với Tổng công ty. + Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ (bán hàng, giao hàng, bảo hành, bảo trì…) hiện đại, khoa học, đội ngũ nhân viên có trình độ có kiến thức sâu sắc về sản phẩm, tận tình với công việc, nhiệt tình, trung thực… + Đầu tư nhiều hơn và trọng tâm hơn cho quảng cáo, ngoài việc in Catalogue gửi tới khách hàng, trưng bầy tại phòng trưng bầy, việc dựng phim quảng cáo như Nhà máy đã từng làm là một hình thức quảng cáo rất hiệu quả mặc dù khá tốn kém. Bên cạnh đó cần tiếp tục tổ chức nhiều hơn và quy mô hơn những cuộc hội nghị khách hàng. + Về hình thức quảng cáo gây tiếng vang, nghĩa là đề cao hình ảnh của Nhà máy trong trí nhớ của khách hàng và các đối tượng khác có liên quan, thì nên quảng cáo trên tạp chí Bưu chính Viễn thông, “các trang vàng” của Niên giám điện thoại, chứ không nên quảng cáo trên các tạp chí ngoài ngành như hiện nay. Khi thâm nhập vào thị trường thế giới thì quảng cáo và bán hàng qua mạng Internet là cần thiết. + Một hình thức quảng cáo khác nữa mà tôi cho rằng rất phù hợp với đặc điểm của ngành và của Nhà máy, đó là hình thức tổ chức thu thập có hệ thông, theo chương trình cụ thể các ý kiến của khách hàng, đây là hình thức ít tốn kém và khả thi, do khách hàng của Nhà máy chủ yếu là các Bưu điện tỉnh vốn đã có mối quan hệ rất tốt nên tính tập trung, độ tin cậy cảu thông tin cao hơn, có thể thực hiện thông qua hai hình thức sau: Lấy ý kiến trực tiếp của khách hàng: được thực hiện thông qua các đại lý phâNhà nước phối sản phẩm cảu Nhà máy và đội ngũ nhân viên trực tiếp đi giao hàng theo hợp đồng tại các Bưu điện tỉnh. Những ý kiến trên không phải được thu thập bằng miệng mà Nhà máy phải thiết kế các mẫu phiếu điều tra gửi đến tận tay khách hàng, sau đó đội ngũ nhân viên giao hàng, đại lý chính là người thu thập lại các phiếu đó đưa về Nhà máy để tổng kết. Lấy ý kiến khách hàng gián tiếp: Có thể thực hiện thông qua gọi điện thoại trực tiếp hay gửi các phiếu điều tra thông qua thông qua đường bưu điện, đây là hình thức rất đơn giản khi mà khách hàng chính là các Bưu điện tỉnh. Thực tế thì Nhà máy nên sử dụng kết hơp cả hai hình thức trên. Thông qua hình thức điều tra như vậy, giúp cho Nhà máy có được thông tin phản hồi từ khách hàng một cách khá chính xác và có hệ thống. Từ những thông tín ấy Nhà máy sẽ phát hiện, khắc phục kịp thời những yếu kém của chất lượng sản phẩm, trong dịch vụ sau bán. Bên cạnh đó cũng tạo cho Nhà máy một hình ảnh tôt, cho thấy Nhà máy luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan tâm đến lợi ích khách hàng. 2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Từ trước đến nay Nhà máy chỉ tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường trong nước mà chủ yếu là trong nghành là chủ yếu và đã chiếm một thị phần khá lớn, cụ thể với một số nhóm sản phẩm chính như sau: Bảng 9: Thị phần mọt số sản phẩm chính của Nhà máy STT Năm Nhóm sản phẩm Đ.vị 1999 2000 1 Thị phần Điện thoại % 10 40 2 Thị phần Sản phẩm cách từ % 95 95 3 Thị phần Sản phẩm ống sóng % 25 30 Trong thời gian tới, song song với việc tiếp tục khẳn định, củng cố vị trí của mình ở thị trường trong nước Nhà máy cần tìm cách từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Hiện tại, Nhà máy đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Nga và một số nước Đông Âu khác cho sản phẩm điện thoại nhưng chưa mang lại kết quả. Khó khăn lớn nhất của Nhà máy khi vào thị trường này là sản phẩm của Nhà máy chưa được khẳng định trên thị trường, mẫu mã còn ngheo nàn, khó cạnh trah với sản phẩm của Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong khi đó, thị trường Lào và Campuchia hiện nay Nhà máy vẫn đang bỏ ngỏ, đây có thể là một hướng đi nữa, một thị trường tiềm năng cho Nhà máy, với hai thị trường này có một số thuận lợi sau: - Về mặt địa lý, khí hậu, văn hoá… không có sự khác biệt nhiều so với Việt nam. - Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng không quá cao so với khách hàng khác cũng như khả năng đáp ứng của Nhà máy. - Cũng đang trong thời kỳ xây dựng, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. - Việt nam đã có mối quan hệ láng giềng tôt đẹp từ trước… Tuy nhiên, Nhà máy cũng gặp một số khó khăn nhất định: Thị trường hấp dẫn nhất là Lào, đây là đất nước có địa hình nhiều đồi núi, chỉ thích hợp với cáp treo nên sản phẩm ống nhựa là khó tiêu thụ mà sản phẩm thiết bị đấu nối tỏ ra có nhiều thuận lợi hơn. Một khó khăn nữa cho Nhà máy là hiện nay Công ty Viễn thông Quân đội đã thâm nhập vào thị trường Lào và đang hoạt động khá mạnh, họ có nhiều thuận lợi hơn nhờ mối quan hệ của Quân đội ta từ trước. Nhìn chung, đây vẫn là một thị trường tiềm năng mà Nhà máy có thể tìm kiếm cho mình các cơ hội kinh doanh bên cạnh thị trường Nga, Đông âu và một số nước ASEAN khác. Ngoài ra còn một số thị trường khác cũng có nhiều triển vọng chưa được khai thác đó là thị trường quốc phòng. Đặc điểm của thị trường này là được Nhà nước bao cấp, người ta quan tâm đén chất lương sản phẩm là chủ yếu, với yêu cầu tính bảo mật cao và vậy khi lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm mới họ thường ưu tiên độ tin cậy. Hình thức mua sắm chủ yếu của họ là thông qua đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu, do tính bảo mật họ thường tránh sự tham gia của người nước ngoài. Đây là những cơ hội để Nhà máy thâm nhập vào thị trường này vì đây là một doanh nghiệp Nhà nước cũng thuộc lĩnh vực đôc quyền lại được đảm bảo bởi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam nên độ tin cậy rất cao. Đang hoạt đông tại thị trường này có một số doanh nghiệp của Bộ quốc phòng nhưng hiệu quả không cao, trình độ công nghệ không cao. Như vậy Nhà máy đã có những lợi thế cạnh tranh nhất định song để thâm nhập vào thị trường này cần phải tạo lập các mối quan hệ cần thiết. Nếu thâm nhập được vào thị trường này lượng hang tiêu thụ sẽ rất lớn, thế đứng của Nhà máy sẽ vững chắc hơn. 2.6.Giải pháp về chính sách giá cả Quan điểm của nhà máy trong chiến lược phát triển rộng rãi sản phẩm của nhà máy là: hàng của nhà máy phải cạnh tranh với các hàng hoá khác bằng chất lượng và giá cả, còn hệ thống phân phối sản phẩm của nhà máy chỉ cạnh tranh với nhau thông qua dịch vụ, Marketing, bán hàng và mối quan hệ. Vì vậy nhà máy cần có giá cả linh hoạt. Mấy năm gần đây nhà máy đều thực hiện chính sách một mức giá áp dụng cho bất kỳ loại khách hàng nào. Đây là chính sách giá cứng nhắc không phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Để có một mức giá phù hợp công nghiệp phải bắt đầu từ khâu kế hoạch hoá tiêu thụ. Từ những thông tin thu được bộ phận Marketing sẽ xây dựng kế hoạch về số lượng và giá cả cho từng loại sản phẩm. Bộ phận phân xưởng sẽ dựa vào đó mà tổ chức quá trình quản trị, tác nghiệp làm sao sản phẩm sản xuất ra phù hợp với kế hoạch tiêu thụ cả về số lượng, chất lượng và giá thành. Sau đó sản phẩm được bán gia với mức giá cả thị trường do quan hệ cung cầu trên thị trường quyêt định. Đó là hướng đi chung còn riêng từng sản phẩm có những mức giá nhất định, đối với các sản phẩm độc quyền nên duy trì mức giá cao để hớt phần ngon của thị trường còn với sản phẩm mới như điện thoại, mục tiêu là thâm nhập nên định mức giá thấp cùng tỷ lệ chiết khấu cao để thâm nhập sâu vào thị trường. Mục lục Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy qua các năm STT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng doanh thu 117299,84 139541,17 163046,73 145595,8 149714,55 2 Các khoản giảm trừ 2361,14 2798,41 4.154,61 1987,34 1092,63 -Chiết khấu 91,83 8,20 29,79 0 0 -Giảm giá 0 1,6 8,95 25,797 6668,99 -Hàng bị trả lại 393,89 342,99 1366,83 1935,82 1086.16 -Thuế doanh thu và xuất nhập khẩu 1875,42 2445,62 2799,04 0 0 3 Doanh thu thuần (1-2) 114983,7 136743,16 158892,12 143608,45 148621,73 4 Giá vốn hàng bán 102947,98 115165,47 131668,54 144965,96 120011,77 5 Lãi gộp kinh doanh 12440,72 21577,69 27233,58 28668,23 28609,95 6 Chi phí bán hàng 5664,72 5875,73 11544,73 11577,17 13304,16 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4044 10280,16 11795,56 14595,14 13627,14 8 Lợi tưc doanh nghiệp ( 5 – 6 – 7 ) 2732 4481,6 3883,27 2495,92 1678,85 9 Thu nhập tài chính o 1763,23 1083,77 761,68 910,27 10 Chi phí tài chính 0 0 1177,54 1690,03 2558,47 11 Lợi tức tài chính 0 1763,23 -93,82 -928,35 -1648,2 12 Thu nhập bất thuờng 0 1141,12 6112,41 7822,80 10471,13 13 Chi phí bất thường 0 462,80 325,04 13,90 1654,60 14 lợi tưc bất thường 0 651,32 5787,37 7808,90 8816,53 15 Tông lợi tức 2732 7296,35 9576,82 9376,47 8846,97 16 Thuế lợi tức 956,9 2553,72 3351,89 1983,30 3053,61 17 Lợi tức ròng 1775,1 4742,63 5224,93 7393,16 5793,37 Thống kê các hợp đồng nhận thầu – Nhóm sản phẩm thiết bị đấu nối (bao gồm cả chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh) Năm 1998 Stt Số HĐ Tên hàng hoá cung cấp Giá trị Khách hàng Ngày ký Hđ 1 386 Cung cấp điện thoại, dấu, kìm 387,748 Công ty Dịch vụ vật tư Bưu điện Hà Tây 10/10/98 2 432 Tủ cáp phiến Krone không có bảo an. Tủ cáp phiến Krone có bảo an 220,493 Bưu điện Hà Tây 08/12/98 3 201 Tủ cáp phiến Krone các loại … Điện thoại Alfatel V700. Panasonic 2365 122,434 Bưu điện Hà Tây 21/5/98 4 376 Tủ cáp Krone có bảo an. Loại 20, 30, 100, 200, 300 ´ 2KB 295,95 Bưu điện Quảng Bình 23/11/98 5 109 Gia công giá kệ cho Cty Dịch vụ viễn thông GPC 226,8 Bưu điện Quảng Bình 17/9/98 6 352 Tủ cáp Krone không có bảo an loại 20,30,100,200,300´ 2KB 216,493 Bưu điện Hà Nam 9/11/98 7 322 Tủ cáp Krone không có bảo an 167,431 Bưu điện Phú Thọ 20/10/98 8 264 Táp – lô tem quay một tầng 18 cánh 214 Bưu điện Hà Giang 18/9/98 9 277 Tủ cáp Kron … 283,842 Bưu điện Thanh Hoá 20/9/98 10 276 Tủ cáp Krone có đấu 188,22 Bưu điện Thanh Hoá 11 260 Vỏ tổng đài Vinex.512 180 Cty VKX 1/9/98 12 228 Tủ cáp Krone có bảo an T5.100 – (10,20,50 ´2KB) 211,68 Bưu điện Quảng Bình 15/8/98 13 227 Tủ cáp Krone các loại 147,414 Bưu điện Thanh Hoá 15/8/98 14 215 Tủ Krone có và không có bảo an 232,221 Bưu điện Phú Thọ 8/8/98 15 206 Tủ Krone có vỏ ARS 270,75 Bưu điện Long An 1/8/98 16 193 Block MDF ALCATEL cầu chì + 104´*2 302,36 Cty điện thoại bưu điện Hà Nội 30/7/98 17 Trụ chống sét hạ nguồn 3 pha 4 dây 135 KA- LP 3380 121 Bưu điện Thanh Hoá 17/7/98 18 Tủ cáp 135,012 Bưu điên Thái Bình 15/7/98 19 84 Máy xoá tan đứng tự động nhãn hiệu SECAP JECFD 168,3376 Cty BC và PHBC BĐ Hà Nội 18/3/98 20 1039 Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện một chiều 1600Am . Trạm cập bờ Đà Nẵng 2.995 Cty viễn thông Quốc tế 8/8/98 21 119 Tủ cáp Krone có bảo an 165,44 Bưu điện Quảng Bình 15/6/98 Stt Số HĐ Tên hàng hoá cung cấp Giá trị Khách hàng Ngày ký Hđ 22 72 Điện thoại Alphatel V700, rệp, măng sông… 174,363 Bưu điện Hà Tây 07/11/98 23 97 Loa Bass phi 300 và phi 600 130,4 Bưu điện Nguyễn Gia Tập 24 91 Tủ cáp Krone , dao gài Krone 116,29 Bưu điện Quảng Bình 8/3/98 25 314 ống nhựa dành cho tuyến cáp ngắn phi 110´50´6000 pvc có nắp đậy 1.101,77 Bưu điện N An 20/4 26 27 Thanh kẹp cáp 1m; 1,2m; 1,5m; 2m 236 Cty điện thoại Hà Nội 14/2/98 27 303 Tủ cáp Krone 340,55 Bưu điện Nam Định 20/12/98 Năm 1999 Stt Số HĐ Tên hàng hoá cung cấp Giá trị Khách hàng Ngày ký Hđ 1 Mạng cáp nội hạt huyện Bình Lục và bưu cụcAn Hội – Hà Nam 101,273 Bưu điện tỉnh Hà Nam 1/7/99 2 Mạng cáp nội hạt huyện Kim Bảng và bưu cục chợ Sàng – Hà Nam 102,4386 Bưu điện Hà Nam 1/7/99 3 Mạng cống cáp huyện Kiến An-Vĩnh Bảo,Tiên Lãng-An Cao- Hải phòng 141,7086 Bưu điện Hải Phong 10/5/99 4 Mang cống bể cáp ngắn huyện An Hải- THuỷ Nguyên, KIến Thuỵ thị xẵ Đồ Sơn-Hải Phòng 179,828 10/5/99 5 Máng cáp nội hạt bưu điện TP Hải Phòng 970,2000 Bưu điện Hải Phòng 12/99 6 Mạng cáp các huyện thị-BĐ thành phố Hải Phòng 1016,400 12/99 7 Mạng cáp kim loại giai đoạn I(Dự an BBC) 310,160,970 NTTV bưu điện Hà Nội 12/99 1090 Hệ thống cáp đồng, cáp quang vòng- Ring 3-4- Mang OSP bưu điện thành phố Hải Phòng 636,427 Bưu điện Hải Phòng 27/4/99 8 413 Cung cấp tư cáp phiến Krone-Đưc. Modul 10´2, vỏ nhựa ABS 204,7101 Công ty cung ứng và dịch vụ VTBĐ Hải Phòng 25/11/99 9 79 Cung cấp máy điện thoại VN.2020 Cung cấp máy điện thoại VN.2040 233 Bưu điện Hải Phòng 24/2/99 10 101 Cung cấp máy điện thoại VN.2020 133,21 Bưu điện Hải Phòng 19 455 Cung cấp bảo an Krone 10 ´ 2 Cung cấp bảo an Siemen 10 ´ 2 471,23 Bưu điện Quảng Ninh 1/11/99 20 410 Cung cấp phiếu, giá, tủ cáp phiến Krone -Vỏ tủ KP600, KP1200 -Máy điện thoại POSTEF VN704 -Tủ cáp phiến bắt vít 210,4825 Bưu điện Quảng Ninh 2/11/99 21 308 Cung cấp: dao gài phiến Krone, tủ cáp phiến Krone, rệp 3M, máy điện thoại kẹp 2 rãnh 3 lỗ 129,1543 Bưu điện Quảng Ninh 9/6/99 Stt Số HĐ Tên hàng hoá cung cấp Giá trị Khách hàng Ngày ký Hđ 22 335A Cung cấp các loại tủ cáp có bảo an Krone, tủ cáp phiến Krone không có bảo an, hộp cáp phiến bắt vít 191,866 Bưu điện Quảng Ninh 30/10/99 23 311 Tủ cáp phiến Krone không có bảo an 264,8822 Bưu điện Quảng Ninh 2-12/7/99 24 390 Phiến + giá Krone 10´2, máy điện thoại POSTEF V701, rệp 3M và tủ cáp phiến Krone 202,409 Cty phát triển kỹ thuật bưu điện Quảng Ninh 01/9/99 25 350 Máy điện thoại POSTEF V701 phiến Krone 10´2 có giá đỡ, rệp 3M 202,409 Cty phát triển kỹ thuật bưu điện Quảng Ninh 01/9/99 26 204 Điện thoại POSTEP V701, bảo an thuê bao DS 301 379,6419 Cty phát triển kỹ thuật Rạng Đông 5/4/99 27 201 Điện thoại V701, VN2020, VN2040. HD 20´2 FL 162,1554 Cty phát triển kỹ thuật Rạng Đông 12/1/99 28 244 Hợp đồng cung cấp mua sắm thiết bị nguồn và phụ kiện bổ sung cho tổng đài SDS.BĐ - Lạng Sơn 248,82 Bưu điện Lạng Sơn 12/7/99 29 417 Car bin dầm khung nhôm, kính 09´08´2,2 189,735 Bưu điện Hưng Yên 27/11/99 30 54 TS 100 – 50 ´2KB. TS 100 – 30 ´2KB. TS100 – 20´20KB. TS 100 – 10´ 2KB. 362,5017 Bưu điện Hưng Yên 31/3/99 31 468 Cân điện tử TANITA 1kg 1144 311,335 Bưu điện Bắc Giang 28/12/99 32 429 Carbin đàm thoại 09´0,8´2m. Kiôt 2,5m ´ 2,5m ´ 2,5m 180,84 Cty xây lắp bưu điện Bắc Giang 8/7/99 33 429 Sàn giá MERO (Đức) 332,882 Xí nghiệp xây dựng bưu điện 2 8/11/99 34 408 Cung cấp điện thoại VN 2020 có Lôzăc 272,175 Cty vật tư bưu điện1 18/3/99 35 70 Cung cấp điện thoại VN 2020 có Lôzăc 363 Cty vật tư bưu điện1 10/2/99 đến hết 30/6 36 478 Bàn chia chọn bưu tá K202 113,505 Cty bưu chính và phát triển báo chí Hà Nội 12/99 37 107 Cung cấp máy điện thoại VN2020 V701, bảo an điện tử 229,94334 Bưu điện Hà Tây 10/1 – 10/4/99 Stt Số HĐ Tên hàng hoá cung cấp Giá trị Khách hàng Ngày ký Hđ 38 27A Hộp cáp phiến bắt vít, tủ cáp phiến Krone 414,1203 Bưu điện Hà Tây 1/3 – 1/6/99 39 428 Các loại dấu; máy điện thoại; đồng hồ tính cước; khoá đai A200 kim xiết đai 171,3383 Bưu điện Hà Tây 12/10/99 40 196 -Điện thoại VN2020. VN2040. -Dấu:TS200–200´2K -TS100 – 50 ´ 2K; TS100 – 30´2K KP100 – 20´2K; HD – 20 ´ 2 FL,G 270,4372 Bưu điện Hà Tây 22/3/99 41 428 Dấu ngang; điện thoai POSTEF V701; đồng hồ tính cước đai Inốc 20´0,4´50; HD – 10´ 2FL 171,3383 Bưu điện Hà Tây 12/10/99 42 380 Tủ cáp hộp cáp phiên Krone 193,8149 Bưu điện Hà Tây 06/8/99 43 274 Phiến+ giá Krone+Bảo an. Tư cáp Phiến Krone vỏ tôn, sơn tĩnh điện 203,4153 Bưu điện Hà Tây 01/6/99 44 233 Cân điện tửTANITA1.kg-1144 Cân điện tử TANITA 2.kg-1144 352,8 Công ty Nguyễn Huy Hoàng 45 407 Dây thuê bao điện thoại có gia cường; mang sông cáp PSI, điện thoại VN 2040 164,065 Bưu điện Hà Nam 7 – 12/9/99 46 447 Cân điện tử 3 kg, máy gói buộc bưu kiện 211,706 Bưu điện Nghệ an 18/11 – 18/12/99 47 208 Tủ nguồn 1 pha( 48RS 150A 220V – 48V/OC – 100A ); ác quy khô 2V/200AH ( ESE –200 ) gồm 24 bình trong 1 tủ 529,166 Bưu điện Nghệ An 12/12/99 48 Giá tối thiểu MDF 1000´2 bằng inốc. Block MDF P600 – 100´2 có bảo an 6 điểm 590,722 Bưu điện Nghệ An 26/1/99 49 Cân điện tử DIGI – 3 kg; cân điện tử TANITA – 1144 277,75 Bưu điện Nghệ An 26/1/99 50 423 Tủ văn hoá xã, thùng thư đơn K200 cân điện tử TANITA – 1kg 170,48 Bưu điện Nghệ An 5/11/99 51 105 Tủ cáp phiến Krone có bảo an các loại 138,974 Bưu điện Quảng Bình 15/3/99 52 450 Các loại hàng điện thoại, tủ dây, hộp đấu dây 4.945,257 Cty vật tư bưu điện COKYVINA 10/12/99 Năm 2000 Stt Số HD Tên hàng hoá Giá trị (triệu ) Khách hàng Thời gian ký Hđ 1 345 Thùng thư K2000 – A; thùng thư K2000 – A ( đổ bằng bê tông ) 207,9 Cty bưu chính và phát hành báo chí Hà Nội 16/8/00 2 498 Điện thoại bưu điện V901 1042 Bưu điện Hà Nội 26/6/00 3 728 Cung cấp vận chuyển lắp đặt sàn giá 100,46665 Cty dịch vụ viễn thông Hà Nội 29/11/00 4 373 Cung cấp vận chuyển lắp đặt hoàn chỉnh công trình sàn phòng máy dành cho thiết bị viễn thông 220,42944 Học viện công nghệ bưu chính viễn thông 8/00 5 588 Day thuê bao có giường 123,75 Cty cung ứng và dịch vụ vật tư bưu điện Hải Phòng 26/9/00 6 744 Dây thuê bao có giường 123,75 Cty cung ứng và dich vụ bưu điện Hải Phòng 25/12/00 7 388 Tủ cáp phiến Krone; dao gài phiến Krone; máy điện thoại POSTEF 203,09595 Cty phát triển kỹ thuật Quảng Ninh 10/5/00 8 227 Cung cấp các loại tủ cáp Krone và tủ cáp phiến bắt vít 105,36345 Cty phát triển kỹ thuật Quảng Ninh; 24/8/00 9 218 Máy điện thoại bảo an điện tử; dao gài phiến Krone; tủ cáp 144,7347 Cty phát triển kỹ thuật Quảng Ninh 13/6/00 10 5A Máy điện thoại V701; thiết bị hiện số chủ gọi; phiến Krone kẹp cáp hai rãnh ba lỗ; dao Krone; tủ cáp 132,1608 Cty phát triển kỹ thuật Quảng Ninh 8/6/00 11 563 Hộp cáp phiến gài day kiểu IDC không có bảo an Krone 137,2328 Bưu điện Hà Tây 18/12/00 12 376 Tủ cáp hộp phiến Krone 111,5593 Bưu điện Hà Tây 21/8/00 13 589 Tủ cáp phiến gài dây kiểu IDC có bảo an Krone và mang sông 101,6145 Bưu điện Hưng Yên 27/12/00 14 417 Tủ cáp phiến gài dây kiểu IDC có bảo an Krone và mang sông 189,735 Bưu điện Hưng Yên 1/2/00 15 248 Cân điện tử ( 7 cái ) 273,68 Bưu điện Hưng Yên 9/8/00 16 630 Block đọc STC IDC màu xanh MDF Pou yet; tủ cáp phiến Krone 1292,325 Bưu điện Hải Phòng 25/12/00 17 240 Thiết bị cắt lọc sét 1 pha LPS 12 – 200/200 và LPS 34 – 200/200 388,5 Bưu điện Hải Phòng 30/5/00 18 415 Thiết bị cắt lọc sét 3 pha LPS 34 – 100/125 272,745 Bưu điện Hải Phòng 3/7/00 19 67 Máy điện thoại V701 và VN2020 346,72 Bưu điện V. Phúc 30/12/00 Stt Số Hđ Tên hàng hoá Giá trị (triệu ) Khách hàng Thời gian ký Hđ 20 15 Lắp đặt thiết bị chống sét 106,3821 Bưu điện Phú Thọ 31/12/00 21 694 Lắp đặt bộ truy nhập thuê bao WC1000 – KS 60 số 147,51484 Bưu điện Phú Thọ 5/12/00 22 515 Thiết bị cắt sét 3 pha 88D 3380 – 200; thiết bị cắt lọc sét 3 pha 200kA, dòng tải 200A/pha LPS200 34 – 200/200 672,3591 Bưu điện Phú Thọ 1/12/00 23 161 Tủ cáp phiến Krone Hộp cáp phiếnKrone Phiến bảo an Krone 191,114 Bưu điện Lai Châu 15/5/00 24 546 Máy điện thoại POSTEFV.701 116,7188 Bô, tư lệnh Thông tin 14/9/00 25 64 Bộ nguồn Swich tex E1333 126,775 Bưu điện tỉnh Bắc Giang 10/2/00-hết 3/00 26 Giá thép+ khu hồi 113,631 Công ty TNHH 10/00 27 571 Hộp cáp phiến gài dây IDC không có bảo an Krone vỏ nhựa ABS 206,697 Bưu điện Thái Bình 18/9-hết 12/00 28 120 Cung cấp lắp đặt hệ thống nguồn điện 400A-48V 217,8 Bưu điện Bắc Ninh 12/00-3/2001 29 728 Sàn giá Mero; bậc lên xuống; chân sàn giá; thanh giằng ( lắp đặt ) 100,46665 Bưu điện Bắc Ninh 30/12/00 30 172 - Cân điện tử DIGI- 3.Kg - Cân điện tử TANITA- 1144 277,75 Bưu điện Nghệ An 26/1/00-3/00 31 442 Tủ cáp phiến gài dây kiểu IDC có bảo an Krone 162,16677 Bưu điện Hà Nam 14/7-12/00 32 416 Tủ cáp phiến gài dây IDC có bảo an Krone 119,29412 Bưu điện Thanh Hoá 1/7-10/00 33 18 Hộp cáp 250 đôi Hộp cáp 50 đôi DP 40887,114 N TT 8/3/00 34 678 Tủ cáp phiến Krone, Mang xông+phiến gài 103,6156 Bưu điện Quảng Bình 10/11/00 35 673 Tủ cáp bảo an Krone TS.100-30´2KB 118,65 Bưu điện Quảng Bình 11/11/00 36 489 Sàn MeRo 116,82396 Bưu điện Phú Thọ 5/10/00 37 22 Cung cấp hộp cáp cho chưong trình mở rộng mạch ngoại vi 10910,574 Cty dịch vụ vật tư bưu điện Hà Nội 10/12/00 38 54 Các loại tủ cáp 250, 500, 750, 1200, 1500, hộp cáp 50 đôi. 23.747,46 Cty dịch vụ vật tư bưu điện Hà Nội 8/3/00 Thống kê các hợp đồng nhóm sản phẩm PVC ( Bao gồm cả đấu thầu , chào hàng cạnh tranh, và mua sắm trực tiếp) Stt Số Hđ Tên gói thầu Giá trị Hđ (triệu) Tên khách hàng Thời gian Ký Hđ 1 273 Cung cấp ống thép đen f113,5´3,2´6000 156 Bưu điện Quảng Ninh 05/8/98 2 274 Cung cấp ống sóng 2 lớp PVC + cút nối, phụ kiện 128,453 BĐ Quảng Ninh 06/7/98 3 275 Cung cấp ống thép mạ kẽm, Bulông nối ống Băng loại Cáp Quang. 488,268 BĐ Quảng Ninh 16/8/98 4 324 Cung cấp ống sóng hai lớp PVC-chịu lửa 158,07 BĐ Quảng Ninh 20/10/98 5 457 Cung cấp ống sóng PVC, nhựa PVC 296,30 BĐ Quảng Ninh 12/98 6 316 Cung cấp ông PVC F 40´5´4000 ống PVC F 34´2,5´4000 ống PVCF 110´7´6000 391,755 Bưu điện Thanh Hoá 10/98 7 204 Cung cấp ống PVC chịu lực F 110´7´6000 108,95 Bưu điện Vĩnh Phúc 7/98 8 396 Cung cấp ống PVC F 40´5´4000, ống PVC F 34´2,5´4000 476,863 Bưu điện Nghệ An 10/98 9 381 Cung cấp ống PVCF 110´6´6000 288,72 Cơ sở nhựa Duy Tân 11/98 10 210 Cung cấp ống sóng 2 lớp PVCF100/110 . Cút nối trắng F 110 575,47 Bưu điện An Giang 8\98 11 397 Cung cấp ống nhựa PVC F 110 dày 5mm. Keo gián ống 30 g. Giá đỡ 8 ống/2lớp và 6ống/2lớp 273,129 Thành phố Hải Phòng 11/98 12 374 Cung cấp ống nhựa PVC F 110´5´6000 màu vàng nong một đàu 460,0 Công ty nhựa Bạch Đằng- TPHP 10/98 13 141 Cung cấp ống nhựa PVC(DSF) F 110´5´6000 168 Công ty vật liệu xây dựng Bưu điện 9/98 14 76 Cung cấp ống nhựa PVCF 34´2,5´4000 108,744 Ban quản lý dự án KV1 C.ty vật tư Liên tỉnh 15 824 Cung cấp ống nhựa PVC 2 lớp 1.522,270 Ban quản ly DA XD Bưu điện Stt Số Hđ Tên gói thầu Giá trị Hđ (triệu) Tên khách hàng Thời gian Ký Hđ 16 490 Cung cấp ống nhựa tuyến thông tin cáp quang Lạng Sơn- Hà nội – Vinh – Quốclộ 8 2.126,943 Công ty viễn thông quốc tế NNT 21/4/98 17 Công trình cáp quang Hà nội –Vĩnh yên- Đoan Hùng –Yên Bái 1.496,816 BQL Dự án XD KV1 23/12/98 18 97 Công trình cáp quang Hà nội –Vĩnh yên- Đoan Hùng –Yên Bái 1.443,982 BQL Dự án XD KV1 25/11/98 19 283 Cung cấp Colie nhỏ và Colie to 150 Cở nhựa Sơn Hà 20 302 Cung cấp ống PVCvà ống thép 319,238 Bưu điện Bắc Kạn 28/8/99 21 127 Cung cấp ống nhựa PVC 117,468 Công ty công trìnhGT 479 28/8/99 22 312 Cung cấp ống PVC 309,739 Công ty dịch vụ vật tư BĐHà Nội 30/3/99 23 12 Cung cấp ống nhựa PVC và nắp đậy, giá 587,339 Bưu điện Hà giang 15/1/99 24 1092 Mạng Cốngbể – cáp ngầm Kiến An –Vĩnh bảo- Hải Phòng 2.283,992 Bưu điện Hải Phòng 26/4/99 25 14 Cung cấp ống nhựa PVC và giá đỡ 518,729 Bưu điện Hải Phòng 20/1/99 26 236 Cung cấp ông nhựa 462,324 Bưu điện Thái Nguyên 2/7/99 27 207 Cung cấp ông nhựaPVC và ống thép cho mạng cáp Lào Cai 178,01 Bưu điện Lào Cai 12/6/99 28 1482 Cung cấp ông nhựa công trình hệ thống cáp ngầm vòng Rinh1 mạng OSP BĐ Hải Phòng 1.119,768 Bưu điện Hải Phòng 29 210 Cung cấp ống PVC và phụ kiện 575,47 Bưu điện An Giang 5/8/99 30 186 Cung cấp ống PVC và phụ kiện 236,555 Bưu điện Cao Bằng 10/5/99 31 308 Cung cấp ống PVC và phụ kiện 412,309 Công ty xây lắp máy điện nước 17/1/99 32 292 Cung cấp ống PVC và phụ kiện 204,4488 Cục Bưu điện Hà Nội 27/8/99 33 1091 Công trình mạng cống bể cống ngầm nội hạt Hải Phòng 2.814,994 Bưu điện Hải Phòng 26/4/99 34 438 Cung cấp ống PVC và phụ kiện 866,468 Côngty vật tư Liên tỉnh 15/12/99 35 90 Mở rộng mạng cáp ba huyện của Thanh Hoá 907,633 Bưu điện Thanh Hoá 25/2/99 36 13 Mỏ rộng mạng cáp nội hạt Đồng Hới – Quảng Bình 321,993 Bưu điện Quảng Bình 19/1/99 Stt Số Hđ Tên gói thầu Giá trị Hđ (triệu) Tên khách hàng Thời gian Ký Hđ 37 Mạng cống bể Hà Tĩnh 580 Bưu điện Hà tĩnh 1/98 38 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 1.640 Bưu điện Hà nội 2/98 39 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 460 Bưu điện Khánh Hoà 5/98 40 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 1.600 Bưu điện Quảng Ngãi 2/98 41 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 1.200 Bưu điện Quảng Ninh 5/98 42 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 1.100 Bưu điện Nghệ an 5/98 43 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 450 Bưu điện Nghệ an 8/98 44 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 1.200 Bưu điện Thanh Hoá 8/98 45 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 580 Bưu điện An Giang 9/98 46 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 518 Bưu điện Hải Phòng 12/98 47 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 546 Công ty xây lắp máy điện nước 48 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 587 Bưu điện Hà Giang 49 448 Cống nhập tổng đài các tổng đài DMS fa 4;5 240,401 Bưu điện Hải phòng 18/11/99 50 21 Cung cấp ống nhựa PVC 460,165 CT xây lắp máy điện nước 12/1 51 421 Lắp đặt cacá tuyến truyền dẫn Đô Lương – An Sơn 774,287 Bưu điện Nghệ An 30/11/99 52 350 Mở rộng mạng cáp nội hạt Phú Thọ 314,937 Bưu điện Phú Thọ 22/9/99 53 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 290,96 Bưu điện Hải Dương 54 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 182,68 Bưu điện Thanh Miện HD 55 74 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 181,04 Bưu điện Hải Dương 23/2/2000 56 241 Cung cấp ống nhựa tuýên Hà Nội – Thái nguyên – Bắc Kạn 1.151.59 CT V. Thông liên tỉnh NNT 57 239 Cống bể Yên sơn – Tuyên Quang 132,06 Bưu điện Tuyên Quang 5/5/2000 Stt Số Hđ Tên gói thầu Giá trị Hđ (triệu) Tên khách hàng Thời gian Ký Hđ 58 164 Mở rộng cáp nội hạt BĐ Gia lộc 176,181 Bưu điện Hải Dương 31/1/00 59 166 Mạng cáp 7 huyện tỉnh Thái bình 543,488 Bưu điện Thái bình 1/4/00 60 15 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 330,344 C.T D.V vật tư BĐ Hà Nội 2/00 61 37 Cung cấp ống nhựa PVC siêu bền 273,537 C.T D.V vật tư BĐ Hà Nội 10/5/00 62 462 Cung cấp ống nhựa PVC siêu bền 283,14 Bưu điện Q. Bình 4/8/00 63 405 Mạng cống bể cáp huyện chợ mới Bắc Kạn 309,207 Bưu điện Bắc Kạn 2/8/00 64 464 Tuyến thông tin cáp quang T. nguyên- Tuyên Quang 547,8 C.T V.T liên tỉnh 28/3/00 65 437 Lắp đặt thiết bị cáp quang theo tuyến CSC 218,308 Bưu điện Hà Tĩnh 11/2/00 66 477 Tuyến cáp quang Hà Đông-Mĩ Đức 419,021 Bưu điện Hà Tây 7/8/00 67 478 Tuyến cáp quang Hà Đông- Sơn Tây 579,235 Bưu điện Hà Tây 7/8/00 68 476 Mở rộng mạng cáp huyện Chí Linh 442,392 Bưu điện Hải Dương 7/8/00 69 212 Mở rộng mạng cáp nhánh thị xã Lạng Sơn 284,295 Bưu điện Lạng Sơn 26/6/00 70 296 Mở rộng mạng cáp nhánh thị xã Thái bình 316,367 Bưu điện Thái bình 30/5/00 71 160 Cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện 111,53 Bưu điện Thanh Hoá 2/1/00 72 457 Cải tạo và mở rộng mạng cáp thị xã Cao Bằng 1.165,961 Bưu điện tỉnh Cao Bằng 28/7/00 73 654 Mở rộng mạng cáp Bố trạch - Quảng Trạch - Quảng Bình 266,556 Bưu điện tỉnh Quảng Bình 1/11/00 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0102.doc
Tài liệu liên quan