Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc đầu tư cho xoá đói giảm nghèo
Mở Đầu
Xoá đói - Giảm nghèo là một trong những chương trình trọng điểm của quốc gia kể từ sau năm 1996. Đây là trách nhiệm không của riêng ai mà nó đòi hỏi sự đóng góp của toàn xã hội, của chính phủ, của các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là của bản thân những hộ gia đình còn nghèo đói.
Theo đại diện của tổ chức lương thực thế giới, bà Fernanda Guerrier phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2003: “ Nạn đói là sự vi p
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm đối vối phẩm giá con người, là nhân tố cản trở tiến trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Mất an ninh lương thực và khả năng đói trở lạI đã cản trở người nghèo làm chủ được kỹ năng mới, ứng dụng công nghệ mới một cách hiệu quả và tận dụng được các cơ hội phát triển. Nếu chúng ta không phá vỡ được cáI vòng luẩn cuẩn này thì thế hệ sau sẽ mắc vào cáI bãy tương tự.”. Đây cũng chính là một trong 6 vấn đề được ưu tiên hàng đầu theo như nghị quyết đại hội Đảng 9 đã xác định, với mục tiêu “ cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo xuống 10% vào năm 2005’’. Quá trình xoá đói giảm nghèo chúng ta đã thực hiện trong thời gian qua đã thu được những thành tựu to lớn: tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 28% năm 1996 xuống 11% năm 2004. Đây chính là kết quả của công cuộc đầu tư cho xoá đói giảm nghèo của toàn xã hội, chúng ta cần nhìn nhận lại nó một cách nghiêm túc, để từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Trong phạm vi đề tài này tôi xin đánh giá lại tình hình chung đồng thời minh hoạ bằng một số chương trình trọng điểm mà chúng ta đã tiến hành trong thời gian qua với mục đích tìm ra những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu, từ đó cũng xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp mong chương trình sễ thành công hơn trong thời gian tới. Do kiến thức còn nhiều hạn chế,trong những trình bầy dưới đây hẳn còn nhiều sai sót, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ để đề tài của tôi đựôc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Phần một
Lí Luận Chung về Đầu Tư và Tình Trạng Đói Nghèo
1.Đầu Tư và vai trò của Đầu Tư Phát Triển
Kể từ sau đại hội Đảng 8 nền kinh tế của chúng ta phát triển tương đối mạnh và ổn định, cho đến nay chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu tốt đẹp, thể hiện ỏ mức tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng tiêu dùng, tích luỹ của dân cư, tăng ngân sách nhà nước, hệ thống công trình công cộng được cải thiện, phúc lợi xã hội được gia tăng..Đó chính là kết quả của hoạt động đầu tư đem lại.Đâu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra, sự hi sinh một cái gì đó ở hiện tại như tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ..nhằm thu về nhiều hơn trong tương lai.Trong tất cả các hoạt động đó Đầu tư phát triển được coi là cơ bản nhất, nó là động lực và cũng là nguyên nhân chính để cho nền kinh tế ngày một phát triển.
Vậy Đầu tư phát triển được hiểu như thế nào? Trước hết nó là một bộ phận của hoạt động đầu tư nhưng khác với một số hình thức đầu tư khác(đầu tư thương mại, đầu tư kinh doanh trái phiếu..) đầu tư phát triển là quá trình chuyển hoá trực tiếp vốn bằng tiền sang vốn bằng hiện vật, hay nói khác đi nó chính là sự chi dùng vốn để tạo ra những tài sản mới hoặc duy trì năng lực sản xuất cho những tài sản sãn có trong nền kinh tế.Vai trò này được cụ thể hoá qua những nội dung sau:
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế:
Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu: như chúng ta đã biết đầu tư là một quá trình chi dùng vốn lớn, chính vì vậy khi một dự án ra đời nó sẽ kéo theo sự biến động của thị trường tư liệu sản xuất cũng như thị trường hàng hoá dịch vụ. Đối với thị trường sản xuất đây là loại
tác động trong ngắn hạn, khi một dự án đươc tiến hành nó cần huy động một lượng lớn tư liệu sản xuất làm giá của những tư liệu này tăng lên, cung cũng theo đó tăng lên làm cho các ngành này phát triển. Mặt khác, khi các công trình đầu tư hoàn thành và đựoc đưa vào hoạt động thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm - dịch vụ hơn cho nền kinh té, tức là cung các sản phẩm hàng hoá - dịch vụ tăng. Đây là tác động dài hạn và chủ yếu của hoạt động đầu tư. Hai phương thức tác động này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định nền kinh tế:
Đầu tư, trước hết làm tăng tài sản cho xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm làm tăng thu nhập cho người lao động. Khi thu nhập tăng đời sống sẽ được cải thiện, tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi - đây chính là tác động tích cực của đầu tư đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên nếu chúng ta đầu tư một cách ồ ạt và thiếu thận trọng thì sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Mặt khác khi dự án đầu tư ra đời có thể nó sẽ làm tăng giá một số loại tư liệu sản xuất dẫn đến tăng mặt bằng giá chung, đây có thể là nguyên nhân của lạm phát - một yếu tố làm mất ổn định kinh tế.Những tác động tiêu cực này nếu chúng ta biết cách quản lí nó thì đầu tư sẽ phát huy đựoc tác động thực sự của mình, góp phần ổn định nền kinh tế.
Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đầu tư được xem là yếu tố có tác động nhanh và nhậy nhất trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Mỗi quốc gia tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà đề ra nhữnh cơ cấu đầu tư hợp lí để phát triển nền kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực của từng vùng,từng ngành, từng địa phương. Trong trường hợp này đầu tư đầu tư chính là công cụ để điều chỉnh, nếu cơ cấu kinh tế mong muốn nâng cao tỷ trọng công nghiệp nhẹ và dịch vụ thì chính phủ sẽ tiến hành đầu
tư nhiều hơn cho lĩnh vực này,điều đó cũng tương tự cho các ngành, các vùng khác.
Đầu tư ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Sự ảnh hưởng này được phản anh thông qua hệ số ICOR, được xác định bởi công thức sau:
ICOR = vốn đầu tư / mức tăng GDP
Mức tăng GDP = vốn đầu tư / ICOR
Như vậy trong một khoảng thời gian mức tăng trưởng của GDP phụ thuộc vào hai yếu tố: vốn đầu tư trong thời gian đó (thường là một năm) và hệ sốn ICOR tương ứng. Song hệ só này trong thời gian nhất định (vài năm) lại thay đổi rất chậm nên thường được coi là cố định. Vậy có thể nói mức tăng GDP phụ thuộc vào vốn đầu tư trong thời gian đó. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15% - 25% so với GDP. Đối với Việt Nam để đạt được mục tiêu đến năm 2004 tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội theo các nhà kinh tế cần một khối lượng vốn đầu tư gấp 3,5 lần so với năm 1996, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt 24,7%
Đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển KHKT và công nghệ:
Chúng ta đều biết khoa học kĩ thuật ngày nay có vai trò quan trọng như thế nào với nền kinh tế. Hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm vừa quyết định tính cạnh tranh vừa quyết định tính hiệu quả của sản phẩm, của doanh nghiệp. Do vậy điều kiện sống còn của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp là phải có được công nghệ, phải đưa công nghệ vào sản xuất. Để có công nghệ chúng ta hoặc là tự nghiên cứu hoặc là đi mua, dù bằng cách nào đi nữa chúng ta đều cần vốn để đầu tư. Đầu tư cho nghiên cứu phát minh hoặc đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị mới, đầu tư để năng cao trình độ quản lí, năng cao tay nghề của người lao động...
Trên giác độ của từng doanh nghiệp:
Đầu tư quyết định sự ra đời sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để tạo dựng một cơ sở sản xuất cần phải đầu tư cho xây dựng nhà xưởng,mua sắm máy móc thiết bị và tiến hành một loạt các chi phí khác. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp lại tiếp tục phải đầu tư để duy tu, bảo dương thiết bị, máy móc, mở mang nhà xưởng, cải tiến công nghệ, đào tạo lao động...Như vậy hoạt động đầu tư diễn ra thường xuyên liên tục và đóng vai trò to lớn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2. Một số quan điểm về đói nghèo - ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - chính trị- xã hội:
Một số quan điểm và chỉ tiêu phản ánh sự nghèo đói:
Sự nghèo khổ là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi, tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà có những kiến giải khác nhau. Điều quan trọng là phải xác định được giới hạn của sự nghèo khổ để từ đó lượng hoá bằng các chỉ số có giá trị xác định, tuy nhiên chỉ số này cũng không quá cứng nhắc, bất biến mà nó biến đổi theo không gian và thời gian.Căn cứ vào tình hình phát triển kih tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiện nay, có thể xác lập chỉ tiêu về đói nghèo theo mấy tiêu chí sau:
Thu nhập bình quân theo đầu người
Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt
Tư liệu sản xuất
Vốn để dành
Trong đó thu nhập được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất. Theo một cách thức nào đó thu nhập sẽ tác động và gây ảnh hưởng tới 3 yếu tố còn lại, vậy nên chúng ta lấy nó làm chỉ tiêu đại diện để đánh giá tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Việt Nam trong giai đoạn từ 1997 đến nay chỉ tiêu này đã có những biến đổi tưong đối, được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
1997
2000 - 2004
2005
Do chính
phủ công
bố
Đói:thu nhập bình quân đầu
người dưới 8 kg gạo /tháng ở
nông thôn, và dưói 13 kg/ tháng ở thánh thị.
Hộ nghèo ở nông thôn: có thu
nhập bình quân đầu người dưới
13 kg gạo / tháng
Hộ nghèo ở thành thị: có mức thu nhập BQ đầu người dưới 12kg gạo /tháng
Đói: thu nhập BQ dưới 13 kg
gạo /tháng / người(tương dương
45000 đồng)
Hộ nghèo ở miền núi hảIđảo:thu nhậpBQ dưới 15 kg gạo/ người/tháng(dưới 55000)
Hộ nghèo ở nông thôn đồng bằng: thu nhập BQ 20kg gạo /người /tháng(dưới 70000).
Hộ nghèo ở thành thị:thu nhập BQ 25 kg gạo /người /tháng (dưới 90000)
Nông thôn miền núi, hảI đảo:
thu nhập BQ 80000 đ/người/
tháng(hay 96000đ/ngươì/năm)
Nông thôn đồng bằng 100000đ/người /tháng hay 1200000đ/người/năm.
Vùng thành thị: 150000đ/người/tháng hay1800000đ/người/năm
Theo ngân hàng thế giới
Chuẩn nghèo chung:
96.690 đòng/tháng/người.
hay 1160364 đồng/năm/người
Chuẩn nghèo chung:
149000 đồng/người/tháng
hay 1789871 đồng/năm
Mức thu nhập đưa ra theo bảng trên chính là giới hạn mà hộ gia đình nào xuống thấp hơn mức đó thì sã trở thành hộ nghèo. Sự cách biệt này càng lớn thì nghèo sẽ chuyển thành đói và đói ngày một gay gắt. Chuẩn trên được xác định trên nguyên tắc phản ánh đúng tình trạng đói nghèo ở Việt Nam từ đó đưa ra những mục tiêu cụ thể cho chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo cũng như những chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của chương trình.
ảnh hưởng của nghèo đói đến đời sống kinh tế chính trị xã hội:
Trước hết là sự ảnh hưởng về mặt kinh tế, đói nghèo làm giảm tốc độ phát triển chung của cả quốc gia, đặc biệt với Việt Nam- một đất nước với 76% dân số là nông dân, 75% diện tích là đồi núi- nơi tập trung phần lớn bộ phận dân cư sống
trong mức nghèo khổ.Mặt khác, sự nghèo đói lại cản trở người nghèo áp dụng khoa học kĩ thuật, đổi mới cách thức làm ăn..nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì tình trạng này sẽ lại tái diễn với những thế hệ sau. Như vậy cùng với thời gian sự chêch lệch giầu nghèo càng lớn gây cản trở sự phát triển kinh tế trong tương lai.
Kinh tế không đảm bảo sẽ là nguyên nhân gây ra sự bất ổn về xã hội như nạn thất nghiệp, buôn lậu, trộm cắp... và nhiều tệ nạn khác. Đây chính là điểm yếu để các lực lượng thù địch lợi dụng gây rối, đặc biệt với các vùng biên cương nơi đời sống kinh tế đặc biệt khó khăn, người dân lại ít quân tâm đến chính trị.Chính vì vậy xoá bở đói nghèo là công việc cấp bách và đầu tư cho xoá đói giảm nghèo có tầm quan trọng lớn với đời sống kinh tế chính trị xã hội.
3. Tầm quan trọng của đầu tư cho xoá đói giảm nghèo:
Xuất phát từ những nội dung trên, đầu tư cho xoá đói giảm nghèo có vai trò to lớn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công cuộc này không thể tiến hành trong thời gian ngắn, tuy nhiên lại không thể kéo dài vì như vậy sẽ làm người nghèo đánh mất nhiều cơ hội và ngày càng khó hoà nhập voi sự phát triển chung của đất nước.Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo vì vậy được coi là một thách thức với Việt Nam trong tiến trình phát triển tiến tới hoà nhập với khu vực và thế giới. Những thành tựu chúng ta đã đạt được trong thời gian qua đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân đặc biệt là người nghèo đã được cải thiện, song trên thực tế để xoá bỏ đói nghèo đưa nông thôn theo kịp thành thị, vùng núi tiến kịp miền xuối còn là vấn đề hết sức khó khăn. Để làm được điều đó không có cách nào khác là đầu tư hơn nữa cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới. Làm được điều đó tức là chúng ta đã tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong tương lai, sự phát triển dựa trên sự cân đối và bình đẳng giữa các thành phần, các khu vực trong nền kinh tế. Đây còn là vấn đề chiến lược, một chương trình lớn của quốc gia, phục vụ rất hữu ích cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, cho việc thực hiện mục tiêu “dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “. Nó thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn tất cả vì con người của chủ tịch Hồ Chí Minh: ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành, được sống vui tươi hạnh phúc.
Phần hai
Tình hình thực hiện đầu tư cho xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam trong thời gian qua
Bối cảnh nông thôn Việt Nam sau khi chính phủ phát động chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo:
Tình trạng đói nghèo:
Bước vào thập niên 90, Việt Nam còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Chỉ tiêu kinh tế bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ người đói người nghèo cao. Hơn 90% hộ nghèo sống ở nông thôn dựa vào sản xuất thuần nông quy mô nhỏ và lạc hậu. Tỷ lệ này lại đặc biệt cao ở các vùng sâu, vùng xa, theo Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỷ lệ đói nghèo tại những vùng này bình quân là 40% có nơi lên tới 60%. Tính chung trong cả nước tỷ lệ người nghèo chiếm tới 28% trong đó tỷ lệ đói và đói gay gắt chiếm từ 6 – 8%. Sau gần 10 năm thực hiện chương trình đầu tư cho xoá đói giảm nghèo chúng ta đã làm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo trong cả nước: Từ 28% năm 1996 xuống 22,87% năm 1998, 20,3% năm 1995 và 11.8% năm 2004. Đây là kết quả rất đáng được khích lệ. Tuy nhiên nông thôn vẫn còn nghèo, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn qua các năm (%):
1997
1998
1999
2000
2003
2004
Khu vực nông thôn
22,14
20.19
18.62
17.73
15.96
14.3
Vùng núi và trung du bắc bộ
27,47
25.97
23.99
22.58
19.77
17.9
Đồng bằng sông Hồng
15.68
13.72
11.44
10.09
6.65
7.3
Duyên hải Nam trung bộ
19.64
18.35
17.16
16.58
16.43
15.8
Tây nguyên
34.68
32.53
30.50
28.52
26.57
25.0
Đông nam bộ
13.90
12.36
11.38
10.71
7.43
6.2
Đồng bằng sông Cửu Long
18.48
17.27
15.40
14.39
11.74
9.9
(Thời báo kinh tế Việt Nam - số 133 - 6/11/2004)
Trên đây chỉ là con số cơ bản nhất phản ánh tình trạng đói nghèo ở nông thôn còn cụ thể cơ cấu sự đói nghèo này so với trước đây đã có nhiều thay đổi. Tình trạng đói lương thực vẫn còn tuy không gay gắt nhưng vẫn rất đáng kể: 300.000 hộ đói chiếm 2% trong tổng số hộ đói nghèo. Tiếp đến là các phương tiện sinh hoạt tối thiểu như nhà ở, điện, nước sạch cho sinh hoạt, giao thông, thông tin liên lạc...vẫn còn hết sức thiếu thốn.Hiện nay trong cả nước vẫn còn hơn 8 nghìn hộ không có nhà ở, 3,5 triệu hộ không có điện thắp sáng (chiếm 27.5%), số hộ có nước máy để dùng cho sinh hoạt rất hạn chế chiếm 1.9% tổng số hộ nông thôn, còn lại là dùng các nguồn nước khác như nước mưa, nước giếng...Riêng về cơ sở hạ tầng cơ bản như: điện, đường, trường, trạm...vẫn còn là thách thức lớn cho xoá đói giảm nghèo ở nông thôn đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Đầu tháng 6/ 2003 chính phủ đã tổng kết lại tình trạng này và cho biết hiện nay chúng ta vẫn còn 1715 xã đặc biệt nghèo đói trong đó có 1168 xã chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu không có đường giao thông vào đến trung tâm xã.
Như vậy có thể tổng kết lại nông thôn Việt Nam kể từ sau khi có chủ trương xoá đói giảm nghèo của chính phủ dù đã có những chuyển biến rất tích cực song vẫn còn nghèo. Để chống lại đói nghèo, giảm bớt sự nghèo khổ cần phải nhận diện được những đặc điểm và nguyên nhân của nó, từ đó có những chính sách hợp lí và kịp thời hơn nhanh chóng tiến đến mục tiêu xoá bỏ đói nghèo.
Nguyên nhân của tình trạng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam:
Có nhiều ý kiến khắc nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo. Trên thực tế không có nguyên nhân nào độc lập riêng rẽ mà nó tồn tại đan xen nhau, thâm nhập vào nhau để tạo nên đói nghèo trong đó có cả nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, có cả yếu tố cơ bản lâu dài lẫn yếu tố bất ngờ...Có thể đưa những nguyên nhân này vào những nhóm sau:
Nhóm một: nguyên nhân chủ quan
Là những nguyên nhân do bản thân người lao động, phổ biến như: không có kinh nghiệm làm ăn, thiếu hoặc không có vốn, đông con, ít lao động, đau ốm, lười lao động.
Nhóm hai: những nguyên nhân khách quan:
Gồm nguyên nhân về mặt tự nhiên như ít đất canh tác, đất cằn cỗi bạc mầu..thời tiết khí hậu không thuận lợi, điều kiện địa lí làm ngăn cách cản trở sự tiếp cận với những khu vực phát triển hơn.Và những nguyên nhân về mặt xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khuyến nông, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của nông dân...đã đảm bảo hay chưa?
Nhóm ba: do thiếu thị trường:
Đây là nguyên nhân đặc biệt có thể tìm thấy nó trong những nguyên nhân khác như xa xôi hẻo lánh không có đường giao thông thì không có thị trường..Đây là một nguyên nhân quan trọng cho dù nó luôn ở dưới dạng tiềm ẩn và với trình độ của người nghèo thì không dễ gì nhận ra được. Tuy nhiên nó lại trùng hợp với quan điểm của Đảng về xoá bỏ đói nghèo giúp người dân tự vươn lên vượt qua đói nghèo để tự cứu mình.Tức là cần phải có thị trường để cung cấp vật tư nông nghiệp cho nông dân cũng là để nông dân có tiêu thụ sản phẩm một cách thoả đáng hơn.
Ngoài ra cũng phải kể đến những nguyên nhân như bão,lũ, thiên tai, mất mùa,dịch bệnh..
Đặc điểm sự phát sinh và diễn biến đói nghèo ở nông thôn:
Từ thực trạng đói nghèo trong thời gian qua như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận bước đầu vế sự phát sinh và diễn biến của đói nghèo ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất: hầu hết các hộ đói nghèo là những hộ thuần nông, độc canh cây lúa, tự cung tự cấp, thiếu việc làm ngoài nông nghiệp.
Thứ hai: Đói nghèo ở nông thôn nước ta có quan hệ và là hậu quả của thiên tai, của điều kiện bất lợi về tự nhiên, của chiến tranh..
Thứ ba: hộ nghèo ở nước ta tuy thiếu thốn về đất canh tác,về tư liệu sản xuất..song không phải là người nông dân bị bần cùng hoá, bị tước đoạt tư liệu sản xuất như trong chế độ cũ. Do vậy nếu nỗ lực cùng với được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ thì các hộ nông dân nghèo hoàn toàn có khả năng để vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Thứ tư: đây là hiện tượng có xu thế thay đổi theo thời gian. Do vậy với từng thời kì phải có những thước đo riêng, những giải pháp riêng đốivới vấn đề này.
2. Tình hình đầu tư xoá đói giảm nghèo thời gian qua:
Tình hình chung:
Kể từ sau khi có chủ chương của Đảng (năm 1996), công tác xoá đói giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, nhất là ở các tỉnh nghèo, các tỉnh vùng sâu vùng xa, đã thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ và đạt được kết quả đáng khích lệ. Đại hội Đảng 9 vừa qua đã tổng kết tình hình đầu tư xoá đói giảm nghèo đã thực hiện như sau: tổng nguồn vốn đầu tư của nhà nước thông qua các chương trình quốc gia liên quan đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo là 21.000 tỷ đồng, bên cạnh đó nhà nước tập trung đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho các khu vực đặc biệt khó khăn với số vốn lên tới 2000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu trong hai năm qua (2003, 2004). Nguồn vốn này được huy động thông qua các kênh chủ yếu sau:
Huy động từ ngân sách địa phương: chiếm tỷ trọng từ 1 – 2% tổng thu ngân sách hàng năm, có nơi trích ngân sách ở cả 3 cấp: tỉnh, huỵện, xã. Đây là một nguồn huy động lớn cho quĩ xoá đói giảm nghèo ở địa phương, nguồn vốn này cũng tạo điều kiện cho các địa phương sử dụng một cách linh hoạt tuỳ theo đặc
điểm địa phương mình, ví dụ như như dùng quỹ này để bù cho chênh lệch lãi suất cho vay bình thường của ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho người nghèo,
nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có vốn để phát triển sản xuất, Hà Bắc là địa phương đi đầu trong phong trào này.
Huy động từ ngân hàng: Nguồn vốn này dành cho các hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi, chủ yếu huy động từ các ngân hàng như Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp, đặc biệt là Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngoài ra các ngân hàng thương mại cổ phần cũng khuyến khích tham gia. Đây là nguồn vốn rất có ý nghĩa không chỉ với công cuộc xoá đói giảm nghèo mà hơn nữa còn giúp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung, tạo cơ sở vững chắc để xoá bỏ đói nghèo. Theo số liệu thống kê của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHNN&PTNT) cho tới thời điểm tháng tám năm 2004 dư nợ cho vay ở khu vực nông thôn đã tăng 10.339 tỷ, chủ yếu là cho hộ nông dân vay để hỗ trợ sản xuất. Đạt được kết quả này là do NHNN&PTNT đã mạnh dạn cho vay 10 triệu với hộ gia đình mà không cần thế chấp. Đây được xem là biện pháp thông thoáng nhất tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tín dụng để phát triển sản xuất.
Nguồn vốn từ các tổ chức đoàn thể xã hội, hội nghề nghiệp: Đây được coi là thế mạnh của Việt Nam, các hội đều có trách nhiệm với hội viên của mình trong việc chăm lo cho đời sống kinh tế, huy động vốn từ các hội viên để cho các hộ nghèo vay. Một số hội đi đầu trong phong trào này phải kể đến như hội phụ nữ, hội cựu triến binh, đoàn thanh niên... Nguồn này không chỉ có ý nghĩa về vấn giải quyết vốn mà còn tạo điều kiện cho các hô nông dân đặc biệt là những hộ nghèo học tập kinh nghiệm sản xuất học cách làm ăn từ các hộ khá hơn.
Huy động từ các nguồn hợp tác quốc tế: đây là nguồn vốn quan trọng, đóng vai trò to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nguồn vốn này thường là vốn tín dụng ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại, đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia để các nguồn vốn trên phát huy hết hiệu quả. Các tổ chức trong thời gian qua đã đầu tư hỗ trợ cho Việt Nam trong chương trình này gồm cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, đặc biệt như
nhóm “ Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) “ gồm các tổ chức như FAO, UNDP, UNICEF, SIDA, WB, ADB, JICA, JBIC..và nhiều tổ chức khác. Trong thời gian qua các tổ chức này đã cam kết tài trợ cho chương trình xoá đói giảm nghèo lưọng vốn lên tới 13 tỷ $, trong đó đã kí thành các điều ước quốc tế khoảng 10.650 triệu $. Các tổ chức này thường làm việc với các bộ, ngành, trung ương, sau đó vốn được chuyển về các địa phương thông qua các chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam.
Nguồn vốn trên đồng thời thực hiện lồng ghép với các chương trình khác của chính phủ được tập trung vào hai nhóm cơ bản sau:
Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề xoá đói giảm nghèo, cụ thể như đầu tư cho cơ sở hạ tầng cơ bản ở nông thôn, đặc biệt là ở các vùng nghèo, các vùng sâu, vùng xa.
Trước hết là trương trình đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo. Trước 2002 chúng ta tập chung cho 1309 xã yếu kém hoặc chưa có kết cấu hạ tầng(chiếm 15% tổng số xã), nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, y tế xã. Nhà nước đã huy động 4.237.3 tỷ đồng trong đó đầu tư cho một xã mất tối thiểu 3,27 tỷ đồng. Số vốn này được cơ cấu như sau: 50% từ nhà nước và các tổ chức quốc tế, 25% từ nhân dân chủ yếu được tính bằng ngày công, còn lại 25% vay vốn từ các chương trình quốc gia khác.Tiếp theo chương trình này, tháng 6/2003 chính phủ lại tiếp tục tập trung vốn cho chương trình 135 đầu tư cơ sở hạ tầng(điện, đường, trường, trạm..) cho 1715 xã đặc biệt khó khăn. Đây là một chương trình lớn mang tính quốc gia, nó được thực hiện trên nguyên tắc “ xã có công trình, dân có việc làm, dân có thu nhập”. Vốn thực hiện chương trình này chủ yếu là vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước, ngoài ra còn huy động từ ngân sách địa phương và vốn góp bằng ngày công của dân. Ngoài ra Bộ KHĐT còn tiến hành vay vốn từ các tổ chức quốc tế (năm 2004 đã tiến hành vay từ WB 200 triệu $, từ ADB 40 triệu $) cho một số tỉnh khó khăn, nơi nào nhận vốn từ các nguồn này thì thôi không nhận vốn từ chương trình 135 nữa, như vậy sẽ có nhiều vốn hơn cho các xã nghèo khác.
Cơ cấu đầu tư chương trình 135(%)
1
2
3
4
5
6
7
8
Giao thông
Thuỷ lợi
Nước sinh hoạt
Trạm y tế
Chợ
Khác
Trường
Điện
47
16.9
0.85
5.24
0.76
0.17
21.56
7.52
Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp cho các xã nghèo,chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của nhà nước cũng một cách gián tiếp cũng góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giúp người nông dân vươn lên làm chủ cuộc sống thoát khỏi đói nghèo.
Đầu tư trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo tự vượt nghèo để phát triển sản xuất như hỗ trợ vốn, hỗ trợ cách thức làm ăn, trợ giúp kịp thời khi gặp thiên tai, dịch bệnh.
Đây được coi là nội dung trọng yếu của công tác xoá đói giảm nghèo do nó tác động trực tiếp và thường xuyên nhất đến các hộ trong diện này. Trong thời gian qua chúng ta đã tiến hành đầu tư dưới những hình thức như sau:
Tạo điều kiện cho người nghèo có vốn để phát triển sản xuất bằng các biện pháp hỗ trợ tín dung (cho vay với lãi suất ưu đãi mà không cần thế chấp). Hiện nay vấn đề này đang trở thành bức thiết với mọi tầng lớp nông dân đặc biệt là nông dân nghèo. Trước đây những hộ nghèo để có vốn làm ăn thường phải đi vay từ khu vực phi chính thức với lãi suất cao, ngày nay nhờ có chính sách hỗ trợ từ chính phủ nên tỷ lệ này giảm rõ rệt, thay vào đó người nghèo đã biết tìm đến các tổ chức tín dụng hỗ trợ người nghèo để vay vốn.
Mở rộng công tác khuyến nông, hỗ trợ nông dân đưa kỹ thuật vào sản xuất. Đây chính là mấu chốt của vấn đề xoá đói giảm nghèo, nó quyết định tính hiệu quả của các chương trình tín dụng cũng như các chính sách hỗ trợ khác. Tổ chức lương thực thế giới FAO định nghĩa khuyến nông như sau:”Khuyến nông là dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân, giúp nông dân tự giải quyết vấn đề của nông hộ, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập,cải thiện đời sống tinh thần và phát triển nông nghiệp nông thôn.” Như vậy khuyến nông rõ ràng góp phần nâng cao thu nhập giúp người dân xoá bỏ đói nghèo vươn lên làm giầu trên mảnh đất của mình. Việt Nam trong thời gian qua năng suất đạt 4.18 tấn / ha, tuy so với thế giới vẫn còn thấp (Trung Quốc 6,24tấn,Mỹ 6,96 tấn) nhưng vai trò của khuyến nông đã là rất lớn. Khuyến nông có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư thí điểm rồi nhân rộng, tổ chức phổ biến kiến thức và cách làm ăn cho từng nông hộ, đào tạo cán bộ khuyến nông cho từng xã..Công tác này lại đặc biệt có ý nghĩa với các hộ nông dân vùng sâu, vùng xa, nơi cách biệt tương đối với các khu vực khác. ở đây việc vay được vốn với nông dân đã là khó khăn nhưng nhiều khi vốn vay đựơc rồi mà không biết cách sử dụng, kết quả đã nông dân vẫn nghèo nay lại nghèo thêm vì nợ. Về công tác này trong thời gian qua các ngân hàng đã chưa quan tâm đúng mức, song bên cạnh đó phải kể đến các tổ chức phi chính phủ, là lực lượng có công rất lớn trong lĩnh vực này.
Phát triển đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn đặc biệt là những nghề truyền thống. Công tác này đồng nghĩa với đa dạng hoá thu nhập của nông dân tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập từ đó tăng tích luỹ để đầu tư, góp phần tự vươn lên để xoá bỏ đói nghèo. Tình trạng chung của nông thôn Việt Nam trong thời gian qua là tỷ lệ thất nghiệp còn rất cao(năm 2001 là 29.12%,năm 2002 là 31.14%) đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. Làm tốt được công tác này do vậy đóng một vai trò quan trọng vừa giảm tỷ lệ thất nghiệp vừa tăng thu nhập, vừa phát huy được tiềm lực của địa phương.
Hoạt động cuối cùng không thể không kể đến trong nội dung của đầu tư cho xoá đói giảm nghèo là các hoạt động hỗ trợ kịp thời của chính phủ cho các hộ đặc biệt khó khăn, tránh tình trạng các hộ sống ở những khuvực có điều kiện tự nhiên
hoặc kinh tế xã hội quá khắc nghiệt rơi vào tình trạng đói lương thực. Miền Trung là một điển hình cho khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.Trong thời gían gần đây Miền Trung liên tục gánh chịu bão lụt làm sức dân suy kiệt, an ninh lương thực thường xuyên bị đe doạ. Chính phủ đã đầu tư từ nguồn vốn quốc gia cho xoá đói giảm nghèo cùng các nguồn vốn của địa phương và đóng góp của nhân dân cả nước với tổng số tiền lên tới gần 1000 tỷ đồng để hỗ trợ cho khu vực này khôi phục cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực một cách bền vững.
Một số chường trình đầu tư cho xoá đói giảm nghèo điểm hình trong thời gian qua
Tình hình đầu tư cho xoá đói giảm nghèo ở nông thôn về cơ bản như đã được trình bầy ở trên, cụ thể nó bao gồm rất nhiều chương trình và dự án nhỏ ở từng địa phương, trong từng thời kỳ khác nhau. Dưới đây là một số chương trình mang tính chất minh hoạ.
Chương trình đầu tư trực tiếp của chính phủ: Chính phủ được xem là đối tác quan trọng nhất trong công cuộc đầu tư cho xóa đói giảm nghèo. Các chương trình mà chính phủ đã tiến hành trong thời gian qua rất rộng lớn, ở đây xin được đơn cử một dự án nhỏ thuộc chương trình 135 để minh hoạ: “chương trình 135 ở Hà Giang “.
Tỉnh Hà Giang có 191 xã, phường, thị trấn, là vùng có địa hình cao, phức tạp, bị chia cắt, có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt. Được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, năm 2003 Trung ương đã đầu tư cho 120 xã thuộc 8 huyện, trong đó có 117 xã thuộc diện 135, với tổng số vốn là 47.150 triệu đồng và 1200 triệu đầu tư thêm cho 3 xã biên phòng. Năm 2004 lại tiếp tục đầu tư thêm 51.200 triệu cho 128/191 xã thuộc 9 huyện (vẫn với nguồn kinh phí 135). Trong hai năm qua, với sự nỗ lực của Ban quản lí Dự án, của nhân dân các dân tộc trên các địa bàn khó khăn này, cùng với sự trợ giúp của trung ương và các bộ ngành chương trình đã đạt được những kết quả khá tốt. Cụ thể: đã đầu tư xây dựng được 627 công trình với tổng kinh phí là 99.550 triệu. Chủ yếu tập trung vào các công trình sau: giao thông (178), thuỷ lợi (158), trường học và nhà lưu trú(151), trạm xá (21), điện (14), nước sinh hoạt(77), trụ sở UBNN xã (99), chự (9). Các công trình hoàn thành đã phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống ở các xã đặc biệt khó khăn. Công trình thuỷ lợi hoàn thành đưa vào sử dụng nâng diện tích tưới tiêu tăng thêm 1293,7 ha ;xây dựng thêm 130 km đường dân sinh, đảm bảo 100% sấ xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 11.465m^2 trường học đưa vào sử dụng cho năm học mới 2003 – 2004; giải quyết nước ăn cho 8000 hộ gia đình vùng cao. Để đạt được kế quả trên ngay từ đầu khi triển khai kế hoạch, tỉnh đã chú trọng lồng ghép các dự án, các chương trình khác với chương trình 135 như chương trình “trung tâm cụm xã”, chương trình bổ sung cho các xã biên giới, dự án SIDA.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0346.doc