Chương I: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
I. Sự cần thiết và vai trò của TTKDTM
1. Sự cần thiết
2.Vai trò
Cơ chế TTKDTM tại Việt Nam hiện nay.
Các văn bản pháp lý
Các nguyên tắc TTKDTM
III. Khái quát về các hình thức TTKDTM ở nước ta hiện nay.
Quá trình phát triển công tác thanh toán
thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
2. Các hình thức TTKDTM
-séc
-UNC – chuyển tiền
-UNT
-Thư tí
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NNNo và PTNT Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụng
-Thẻ thanh toán
-các hình thức thanh khác.
CHƯƠNG II: Thực trạng TTKDTM tại NHNo& PTNT Hà Tây
Khái quat chung về hoạt dộng kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây.
Một số đăc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng tới Ngân hàng.
Tình hình hoạt động kinh doanhcủa NHNo&PTNT Hà tây.
Thực trạng công tác TTKDTM tại NHNo&PTNT Hà Tây.
Tình hình thanh toán chung
Tình hình vận dụng các hình thức thanh toán
Vận dụng séc thanh toán
UNC – Chuyển tiền
UNT
Thư tín dụng
Đánh giá tình hình TTKDTM tại NHNo&PTNT Hà Tây.
Kết quả đạt được
Hạn chế và tồn tại
Nguyên nhân
CHƯƠNG III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác TTKDTM tại NHNo&PTNT Hà Tây.
Định hướng hoạt động của NHNo&PTNN Hà Tây.
Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2003
Phương hướng hoạt động
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các hình thức TTKDTM.
Đối với séc thanh toán
Đối với hình thức thanh toán UNC – chuyển tiền
Đối với hình thức thanh toán UNT
Đối với hình thức thanh toán TTD
Đối với hình thức thanh toán thẻ thanh toán
Phát triển các hình thức thanh toán hiện đại
Hiện đại hoá công nghệ thanh toán
Mở rộng thanh toán trong khu vực dân cư.
kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp TTKDTM.
Với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
Với NHNo&PTNT Việt Nam
Với cơ quan địa phư
Lời nói đầu:
Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế sản xuất nhỏ với cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước , hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện trên tất cả các măt nghiệp vụ ; trong đó có nghiệp vụ TTKDTM. Việc đổi mới và hoàn thiện công tác TTKDTM qua Ngân hàng là một trong những yêu cầu cấp bách bởi một mặt nó đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế,mặt khác nó phải dần hoà nhập vào thông lệ thanh toán quốc tế để đáp ứng yêu cầu rút ngắn thời gian và giảm chi phí trong việc luân chuyển vốn cũng như công tác hạch toán kế toán ở các Ngân hàng và Doanh nghiệp phát triển kinh tế. Điều này cho thấy TTKDTM ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của thanh toán tiền mặt.
Thanh toán trong hoạt động ngân hàng là một dịch vụ đa dạng, phong phú và thường xuyên phát triển. Việc sử dụng tiền mặt trong mua bán khối lượng hàng hoá lớn sẽ gặp khó khăn cho cả người bán và người mua bởi phải mang tiền với một khối lượng lớn, cồng kềnh và không an toàn. Chính vì vậy khi công nghệ tin học đã được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động Ngân hàng thì TTKDTM được lựa chọn một cách tư nhiên. TTKDTM là phương thức thanh toán tiên tiến có mang tính tích cực, do đó cải tiến đổi mới và đa dạng hoá các loại hình TTKDTM, với việc ứng dụng tin học vào công tác TTKDTM nhằm nâng cao kối lượng và rút ngắn thời gian thanh toán, đảm bảo việc thanh toán nhanh, chính xác và an toàn là yêu cầu khách quan của việc luân chuyển vốn phục vụ. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác TTKDTM trong những năm qua ngành Ngân hàng đã thường xuyên bổ sung, sửa đổi chế độ thanh toán. Nhưng trong TTKDTM ở nước ta hiện nay vẫn còn những tồn tại nhất định.
Từ lý do trên và nhất là qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế tại NHNo&PTNT Hà Tây, cùng với những kiến thức đã được học ở trường em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NNNo&PTNT Hà Tây”.
Luận văn này được chia làm 3 chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản của thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNNo & PTNT Hà Tây.
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM tại NHNo&PTNT Hà Tây.
Do thời gian thực tập không dài, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định . Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo và tập thể cán bộ nhân viên NHNNo & PTNT tỉnh Hà Tây, cùng toàn thể các bạn để em có thể hoàn thiện hơn luận văn của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
CHƯƠNG I:
Những lý luận cơ bản của TTMDTM
I. Sự cần thiết và vai trò của TTKDTM.
1. Sự cần thiết khách quan củaTTKDTM trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xu hướng phát triển của phương tiện thanh toán trong một nền kinh tế không phải mang tính ngẫu nhiên, mà nó chịu sự tác động rất lớn của các điều kiện hình thành từ nền kinh tế đó. Theo học thuyết của Mac, quá triành sản xuất kinh doanh tuân theo một quy trình khép kín có thể khái quát háo bằng công thức T – H – T’ .Trong đó thanh toán là khâu cuối quyết định đến việc thu hồi vốn để kết thúc một chu kì sản xuất thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo. Mặt khác thanh toán cũng là một khâu mở đầu cho một chu kỳ sản xuất.
Khi các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh thực hiện nhập máy móc , thiết bị vật tư…. vv phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy thanh toán là yêu cầu khách quan để phục vụ quá trình sản xuất và lưu thông hang hoá là điều kiện quan trọng dể đảm bảo sự tuần hoàn bình thường của vốn tiền trong từng doanh nghiệp, đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, thanh toán tiền tệ cho nền kinh tế bao gồm thanh toán tiền mặt và thanh toán không sử dụng tiền mặt : tiền tệ bằng tiền mặt được sử dụng như một phương tiện chủ yếu trong giao dịch tiền tệ giá trị nhỏ khi mua bán lẻ hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ. Trong thanh toán bằng tiền mặt không có sự tách biệt giữa không gian và thời gian, giữa sự vận động của vật tư, hàng hoá và tiền tệ Nó được thực hiện trên cơ sở trực tiếp giưã bên mua và bên bán mà không qua một trung gian nào khác. Người mua nhất thiết phải có trong tay một lượng tiền mặt tương đương với giá trị của những vật tư hàng hoá hay div vụ được mua bán thì người bán mới chấp nhận giao hàng hoặc cung ưng dịch vụ. Bởi vậy nếu xét về một số món giao dịch thì tiền mặt chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng các giao dịch thanh toán của nền kinh tế. Song nếu xét về mặt giá trị giao dịch, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán lại có xu hướng nhỏ dần vì trong thanh toán bằng tiền mặt có nhiều nhược điểm.
Độ an toàn trong thanh toán bằng tiền mặt không cao do phải có sự xuất hiện của tiền mặt, trong quá trình thanh toán cần phải thực hiện các công việc như vận chuyển , đếm, bảo quản tiền mặt…Nên rất dễ gây mất mát , nhầm lẫn.
Thanh toán bằng tiền mặt làm cho vốn bị ứ đọng gây lãng phí vốn. Thông thường thời gian thu hồi được vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không trùng nhau, do vậy giữa khoảng thời gian đó trong tay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế luôn có một lượng tiền nằm im, bị ứ đọng không sinh lời mà đáng lẽ nếu được khai thác triệt để để đưa vào tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thì không những đem lại lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp đó, mà còn đáp ứng được một phần nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Đồng thời thanh toán bằng tiền mặt làm cho chi phí lưu thông tiền mặt tăng lên bao gồm: chi phí in ấn, phát hành, chi phí vận chuyển, bảo quản tiền mặt…
Ngược lại với các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có thể được ghi lại và đo lường về mặt số lượng và giá trị như an toàn , nhanh và chính xác.
Thực tế cho thấy khi sản xuất phát triển , khối lượng sản phẩm được trao đổi trong xã hội ngày càng nhiều và có giá trị lớn, thanh toán trao đổi hàng hoá được mở rộng không ngừng thì thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được mọi cách linh hoạt, kịp thời và đầy đủ mọi nhu cầu thanh toán . Vì thế cần phải có một hình thức thanh toán mới khắc phục được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, hệ thống Ngân hàng đã cho ra đời một hình thức thanh toán mới: TTKDTM. Tuy vậy để thực hiện TTKDTM các bên tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại Ngân hàng, phải có cơ chế thanh toán và khung pháp lý hoàn chỉnh.
2. Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế.
Hệ thống Ngân hàng cùng vơí sự đổi mới nền kinh tế đã thực hiện quá trình hiện đại hoá đặc, biệt là trong việc thanh toán, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật như: áp dụng công nghệ tin học Ngân hàng , công nghệ thông tin ... mà TTKDTM được tổ chức thành một hệ thống nhất định. Trong hệ thống này Ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoávà dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán. Quan hệ thanh toán liên quan đến các hoạt động trong xã hội. Vì vậy tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt là TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Nó được thể hiện ở các mặt sau:
- TTKDTM là một quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà bằng cách trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của người chi trả chuyển vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng. Do vậy nó góp phần tạo điều kiện cho quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, an toàn…do đó nó góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ta biết thanh toán vừa là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của một chu kì sản xuất kinh doanh. Nếu tổ chức tốt thanh toán sẽ làm tăng nhanh sự vận động của vật tư và tiền vốn giúp cho các Doanh nghiệp thu được vốn nhanh để phục vụ cho chu kì sản xuất sau cũng tức là phục vụ cho quá trình tái sản xuất không ngừng phát triển.
- TTKDTM góp phần làm giảm thấp khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Do vậy nó tiết kiệm chi phí cho lưu thông tiền mặt như : in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Hơn nữa, TTKDTM còn làm giảm nhẹ khâu kế hoạch và điều hoà lưu thông tiền tệ, tăng sức mua của đồng tiền góp phần làm cho lưu thông tiền tệ ổn định. Mặt khác, ngày nay nền kinh tế Thương mại và đầu tư quốc tế làm cho tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng tăng, thì quá trình thanh toán không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn mở rộng ra khu vực và thế giới. Vì thế TT KDTM ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư và các nhà xuất nhập khẩu. Điều này là có lợi cho thị trường Việt Nam để hướng tới hoà nhập với thị trường thế giới.
-TTKDTM bắt buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh , các cơ quan, hộ kinh doanh, cá nhân muốn thực hiện TTKDTM phải mở tài khoản tại Ngân hàng phục vụ mình và trên tài khoản luôn phải có số dư để đảm bảo cho khả năng thanh toán, chi phí của mình khi có nghiệp vụ phát sinh bất cứ lúc nào. Mặt khác, theo quy định này vừa đảm bảo cơ sở cho công tác thanh toán, vừa tạo khả năng tập trung được các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào Ngân hàng, dùng làm nguồn vốn lưu động cho vay phục vụ phát triển sản xuất đáp ứng mọi nhu cầu vốn cần thiết khác của xã hội. Đây là nguồn vốn lớn nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho Ngân hàng nói riêng và cho nền Kinh tế Quốc dân nói chung.
- TTKDTM các khác hàng phải mở tài khoản tại Ngân hàng và kí thác vốn của mình vào đó. Chính điều này đã tạo tiền đề cho kinh tế thuận lợi để Ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, từ đó tiến hành cung ứng một lượng tiền thích hợp cho nền kinh tế. Hơn nữa còn đánh giá được khả năng tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung.
- TTKDTM giúp cho các Ngân hàng Thương mại thực hiện tốt vai trò làm trung gian thanh toán của mình bằng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Qua đó Ngân hàng sẽ thu được những khoản lệ phí không nhỏ, làm tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Vậy việc TTKDTM không chỉ tác động tới tất cả các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn….Mặt khác còn là một trong những cơ sở cho sự ổn định tiền tệ, giải quyết được vấn đề tiền mặt trong nền kinh tế, lầm cho lưu thông hàng hoá được thực hiện trôi chảy từ đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Đồng thời còn làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế và còn phát huy được vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của Ngân hàng đối với nền kinh tế. Do vậy TTKDTM phải ngày càng phát huy vai trò to lớn của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là một trọng trách nặng nề thuộc về Ngân hàng.
II/ Cơ chế TTKDTM ở nước ta hiện nay.
1, Các văn bản pháp lý.
Muốn tổ chức và thực hiện công tác TTKDTM trong nền kinh tế, ngoài tổ chức cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán, cần phải nghiên cứu sâu sắc cơ sở lý luận, xây dựng cơ chế, thể lệ thanh toán khoa học và phù hợp với thực tiễn để đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện thuận tiện, an toàn, chính xác và nhanh chóng. Hiện nay, TTKDTM được thực hiện trên cơ sở:
- Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN ban hành “Thể lệ TTKDTM”, Quyết định này được căn cứ vào Nghị định 91, Nghị định15-CP và thay thế cho QĐ 101, QĐ239, QĐ74, QĐ236, công văn số 06. Quyết định này được quy định rõ ràng về đối tượng được tham gia TTKDTM( là các đơn vị, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam), việc mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc như thế nào, điều kiện được Ngân hàng chấp nhận thanh toán…Trong quyết định này còn quy định cụ thể cho từng hình thức TTKDTM như : Đối với Séc, UNT, UNC, Thư tín dụng, Ngân phiếu thanh toán, Thẻ thanh toán. Quyết định số 22 cho đến nay vẫn được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống Ngân hàng, do quá trình ngày càng phát triển của nền kinh tế nên hình thức Ngân phiếu thanh toán đã không được khách hàng chấp nhận và cho đến nay phần đa các Ngân hàng đã không sử dụng hình thức này.
- Nghị định số 30/CP ngày 09/05/1996 của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sử dụng séc. Nghị định này tương đối hoàn chỉnh nhưng bên cạch có một số những hạn chế như phạm vi thanh toán của séc, cách thức và thủ tục thanh toán thì còn gò bó, máy móc không tạo được sự thoải mái cho mọi người khi dùng séc. Mặt khác, séc thanh toán chưa được sử dụng phổ biến nhất là trong dân cư. Chính vì vậy, chính phủ xây dựng nghị định mới về séc………….để tu hút nhiều người sử dụng séc hơn.
- Nghị định 91/CP ngày 25/11/1993 của chính phủ về tổ chức TKDTM, đây là một bước tiến mới trong quy chế về hoạt động TTKDTM,vì trong Nghị định này có quy định rõ về đói tựng được làm dịch vụ thanh toán (đó là Ngân hàng và Kho bạc ), quyền lợi của những người thamh gia thanh toán, trách nhiệm của những người làm thanh toán, phí dịch vụ thanh toán. Nhưng kinh tế xã hội ngày càng phát triển, giao dịch thương mại có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Nên để giải quyết những phát sinh mới đó thì Chính phủ đã cho ra đời một Nghị định đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn về hoạt động TTKDTM đó là Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thay thế cho Nghị định 91. Ngoài những quy định giống với Nghị định 91/CP thì Nghị định 64 còn quy định về đối tượng và phạm vi thanh toán của TTKDTM, bên cạnh đó còn có sự tham gia của Nhà nước về hoạt động thanh toán, mặt khác còn quy định về hoạt động thanh toán Quốc tế… Cho đến nay Nghị định này vẫn đang được sử dụng một cách hữu hiệu.
- Quyết định của Thống đốc NHNN số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng.Thẻ là một phương tiện thanh toán rất hữu ích,tiện lợi nhưng ở nước ta hiện nay Thẻ thanh toán vẫn còn mới lạ đối với người dân. Vậy để phát huy tác dụng của Thẻ và được nhiều người sử dụng hơn thì NHNN đã ban hành Quyết định 371nhằm phát triển Thẻ thanh toán vào khu vực dân cư và nâng cao những tiện lợi của công cụ thanh toán này để nhiều người sử dụng hơn. Trọng Quyết định số 22 của Thống đốc NHNN có quy định về hình thức thanh toán Thẻ, nhưng Quyết định đó còn chưa được chặt chẽ và một số quy định không phù hợp với nền kinh tế giai đoạn hiện nay. Nên để hoàn thiện hơn về hình thức thanh toán này NHNN đã ban hành Quyết định 371. Trong Quyết định này có quy định về phạm vi điều chỉnh như : các hoạt động phát hành, sử dụng, thanh toán Thẻ Ngân hàng, đối tượng áp dụng đó là các đơn vị, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Ngaòi ra còn quy định về các loại Thẻ, chủ Thẻ và yếu tố trên Thẻ, bên cạnh đó còn quy định về cho vay đối với chủ Thẻ tín dụng và đồng tiền trên Thẻ.
Ngoài những văn bản trên Chính phủ và NHNN còn có những văn bản như Quyết định 1092, Thông tư 07, Thông tư 08….Hiện nay, hệ thống Ngân hàng đang áp dụng các văn bản như : Quyết định 22/QĐ-NH1, Nghị định 30/CP, Nghị địmh 64/NĐ-CP, Quyết định 371/ QĐ-NHNN1, Thông tư 07, Thông tư 08…Và cho đến nay phương thức TTKDTM trong hệ thống Ngân hàng đã được sử dụng phổ biến và ngày càng được nhiều người sử dụng hơn.
2, Các nguyên tắc trong TTKDTM
Để đưa ra các đánh giá về sự phát triển của hoạt động thanh toán của một nền kinh tế, người ta tường so sánh về số lượng và giá trị giao dịch của từng phương tiện thanh toán. so sánh về số lượng rất hữu ích trong việc đánh gá hiệu quả và chi phí giao dịch của phương tiện thanh toán, bởi các chi phi thanh toán thường không liên quan đến giá trị cá biệt của giao dịch mà nó là chi phí cố định. Ngược lại các so sánh về mặt giá trị thanh toán lại đặc biệt phù hợp với việc phân tích các rủi ro đi kèm với phương tiện thanh toán, bởi nếu các yếu tố kháckhông đổi, thanh toán giá trị càng cao thì rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, càn ohải có những nguyên tắc trong công tác thanh toán, hiện nay TTKDTM được thực hiện trên cơ sở: Nghị địng số 30/CP ngày 09/05/1996 của chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sử dụng Séc, Thông tưôs 07/TT-NH1ngày 27/12/1996 của NHNN việt Namhướng dẫn thực hiện Nghị đínhố 30/CP,Quuyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10 1999 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành, sử dụng và thanh toán Thẻ Ngân hàng và Quyết định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2002 của chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán. Nội dung của văn bản pháp quy đã được tóm tắt thành những quy định có tính nguyên tác sau:
2.1. Mở tài khoản thanh toán.
- Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiệnngiao dịch thanh toán theo quy định của NHNN.
Người sử dụng dịch vụ thanh toán có quyền lựa chọn Ngân hàng hoặc các tổ chức khác được phép cung cấp dịch vụ thanh toán để mở tài khoản và thực hiện giao dịch thanh toán. Mỗi khách hàng có quyền mở nhiều tài khoản ở một hoặc nhiều Ngân hàng, nơi cư trú hoặc nơi khác theo nhu cầu của mình.
Sử dụng tài khoản và uỷ quyền.
+ chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán phù hợp với quy định của NHNN và pháp luật khác có liên quan.
+ Chủ tài khoản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của NHNN và pháp luật khác có liên quan trong việc sử dụng tài khoản thanh toán.
+ Chủ tài khoản được uỷ quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng tài khoản theo quy dịnh của pháp luật. Người được uỷ quyền có quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba.
Sử dụng và uỷ quyền sử dụng của đồng chủ tài khoản.
Ngoài các quy định về sử dụng tài khoản và uỷ quyền sử dụng tài khoản, việc sử dụng tài khoản của đồng chủ tài khôảncnf phải tuân theo các quy định sau:
+ Mọi giao dịch thanh toán chỉ được thực hiệnkhi có sự chấp thuận của tất cả những người là đồng chủ tài khoản.
+ đồng chủ tài khoản được uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoantrong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện, thu tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán: loại tài khoản, tính chất tài khoản, điều kiện, thủ tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán do tổ chức cung ưng thanh toán quy định phù hợp với quy định của NHNN và các quy định của pháp luật.
Ngoài những quy định trên, tài khoản thanh toán còn có thể bị phong toả đóng trong một số trường hợp đã được quy định rõ do có sự thoả thuận giữa hai bên hoặc do những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền quyết định việc đóng tài khoản khi chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc vi phạm thoả thuận vơi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc khi tài khoản có số dư thấp và hoạt động trong một thời gian nhất định theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Đảm bảo khả năng thanh toán.
Người sử dụng phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán mà mình đã lập trừ trường hợp có thoả thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thực hiện lệnh thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán phù hợp với quy định hoặc thoả thuận của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đới với người sử dụng dịch vụ thanh toán nhưng không trái pháp luật.
Phí dịch vụ thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền thu phí của người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Chứng từ thanh toán.
Tất cả các chứng từ thanh toán của chủ thể thanh toán đều phải lập trên mẫu in sẵn do Ngân hàng in và nhượng bán. Những chứng từ đó phải lập đủ liên, viết rõ ràng, không tẩy xoá và nộp vào Ngân hàng theo đúng quy định. Các Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán trong các trường hợp chủ thể thanh toán vi phạm một trong những quy định của chế độ thanh toán hiện hành.
Trách nhiệm của Ngân hàng.
- Các Ngân hàng có trách nhiện hướng dẫn cho khách hàng làm các thủ tục thanh toán, giám sát khả nang chi trả ,cung ứng đầy đủ,kịp thờicác loại giấy tờ cần thiết cho khách hàng theo chế độ quy định.
- Nhận được các giấy tờ đăng ký mở tài khoảntiền gửi của khách hàng, Ngân hàng có trách nhiệm giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày làm việc. Sau khi chấp nhận việc mở tài khoản, Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số hiệu tài khoản, ngày bát đầu hoạt động của tài khoản để khách hàng thực hiện.
- Các Ngân hàng có trách nhiệm thông báo và đối chiếu thường xuyên với các chủ tài khoản về số dư tài khoản tiền gửi.
- Khi nhận được các chứng từ thanh toán của khách hàng gửi đến, các Ngân hàng phải kiểm tra khả năng thanh toán và có quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền. Ngân hàng phải thanh toán kịp thời, nhanh chóng và đảm bảo an toầntì sản cho khách hàng. Nếu do thiếu sót gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng phải bồi thường vật chất cho bên bị hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo luật định. Khi thực hiện dịch vụ thanh toáncho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc NHNN.
- Ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật về số dư và tình hình hoạt động trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, trừ việc cung cấp số liệu và tình hình theo yêu cầucủa cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định.
Qua một số quy định có tính nguyên tắc cơ bản trên, vừa đảm bảo cho quy trình thanh toán được thợc hiện đúng đắn, vừa đảm bảo cho sự kiểm soát bằng đồng tiền của hệ thống Ngân hàng đối với các hoạt động của chủ thể thanh toán có hiệu quả hơn.
III. Khái quát về các hình thức TTKDTM ở nước ta hiện nay
1/ Quá trình phát triển của công tác thanh toán.
Để có được hình thức thanh toán khá phong phú và hiện đại như hiện nay, con người đã trải qua rất nhiều các phương thức thanh toán khác nhau.Trong thời kỳ La Mã cổ đại thì hàng hoá được lựa chọn làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi. Những loại hàng hoá được lựa chọn làm phương tiện trao đổi như: Gia súc, thuốc lá, dầu ô lưu….Trong quá trình sử dụng loại tiền hàng hoá này đã bộc lộ những hạn chế như khó khăn trong việc chia nhỏ, ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, không thuận tiện trong việc di chuyển giữa vùng này vùng khác ….nên tiền vàng đã ra đời để khắc phục những nhược điểm của tiền hàng hoá, như tiền vàng dễ chia nhỏ, có giá trị lớn, dễ di chuyển. Do kinh tế, xã hội ngày càng phát triển nên sự bất lợi của lưu thông tiền vàng đã xuất hiện như khó khăn cho việc di chuyển với giá trị lớn, mặt khác, việc lưu thông tiền vàng không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng tăng lên, vàng trở nên khan hiếm, kích thích mong muốn trữ lượng vàng và sự ra đời của tiền giấy là một điều tự nhiên. Tiền giấy có ưu điểm là nhẹ, dễ di chuyển với một khối lượng lớn,chi phi in ấn, khắc trạm đảm bảo an toàn và rẻ, tiền có nhiều mệnh giá khác nhau nên thuận tiện cho quá trình trao đổi hàng hoá. Sự ra đời của tiền giấy là một bước tiến vĩ đại của con người và cho đến ngày hôm nay thì tiền giâý vẫn được sử dụng một cách phổ biến. Nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì lưu thông bằng tiền giấy lại trở nên bất tiện khi trao đổi hoặc giữ tiền một khối tiần lớn. Chính vì vậy, tiền qua Ngân hàng đã xuất hiện,sự phát triển của hệ thống thanh toáncùng với vai trò của các Ngân hàng cho phép sử dụng các hình thứcTTKDTM . Séc là một phương tiện TTKDTM ra đời gần như sớm nhất và tiếp theo đó là các hình thức thanh toán khác như: UNC, UNT, Thẻ thanh toán, và Thư tín dụng lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của công nghệ điện tử và tin họccũng như sự ứng dụng của chúng trong công nghệ Ngân hàng thì hệ thống thanh toán ngày càng được hoàn thiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít tốn kém về mặt thời gian và giảm chi phí như chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền…để quá trình TTKDTM được thực hiện thì yêu cầu khách hàng phải mở tài khoản tại Ngân hàng phục vụ, khi có nhu cầu thanh toán phải lập chứng từ gửi đến Ngân hàng, các chứng từ được lập theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định. Điều này chứng tỏ thủ tục thanh toánqua Ngân hàng rất đơn giản nhưng lại đảm bảo an toàn, chuẩn tắc phù hợp với cuộc sống hiện đại hoá của con người hiện nay.
a. Thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết khách quan cũng như vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế, nên ở nước ta ngay từ khi hệ thống Ngân hàng ra đời, TTKDTM đã được tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì hệ thống Ngân hàng hoạt động hoàn toàn mang tính chất hành chính, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Nên TTKDTM cũng được thực hiện bằng các biện pháp hành chính, áp đặt và quan liêu Thể hiện ở chỗ:
- Buộc các đơn vị tổ chức kinh tế phải mở tàI khoản ở một Ngân hàng duy nhất, phải tập trung thanh toán qua Ngân hàng.
- Kỹ thuật, công nghệ thanh toán còn lạc hậu hầu hết mọi thao tác đều làm bằng thủ công, do vậy hay xảy ra sai sót, thêm vào đó các giấy báo liên hàng, chứng từ…đều phải gửi qua đường bưu điện nên tốc độ thanh toán chậm.
- Trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng và các bên tham gia thanh toán không cao.Chính vì vậy, TTKDTM ở thời kỳ này không phát huy được tác dụng dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm, tâm lý người dân không thích thanh toán chuyển khoản mà thích thanh toán bằng tiền mặt.
b. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường.
Chính phủ và Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm cải tiến cơ bảnTTKDTM. Như ra đời của hai pháp lệnh Ngân hàng vào tháng 05 năm 1990 và đặc biệt là sự ra đời của thể lệ TTKDTM vào tháng 07 năm 1991 đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền….Sau mười năm thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác thanh toán nói riêng đặc biệt là TTKDTM đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đó là từng bước hiện đại hoá, quốc tế hoá hoạt động thanh toán theo chương trình đổi mới công nghệ Ngân hàng, bao gồm chương trình trước mắt và chương trình lâu dài.
- Hiện đại hoá hoạt động thanh toán thông qua việc cải tiến đồng loạt các nghiệp vụ thanh toán của hệ thống Ngân hàng, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học trong thanh toán ở tất cả các cấp Ngân hàng.
- Phát triển nhiều công cụ thanh toán mới phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện tại và giảm thấp nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt.
- Tự do hoá việc lựa chọn Ngân hàng mở tài khoản giao dịch, xoá bỏ gò ép thanh toán theo địa chỉ áp đặt, do đó bước đầu tạo ra sự cạnh tranh giữa các hệ thống Ngân hàng, tạo ra sự cân bằng giữa khách hàng và Ngân hàng.
- Hiện nay, đã thực hiện nối mạng thông tin thanh toán trong hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh và một số Ngân hàng thương mại cổ phần. Nối mạng thông tin giữa các Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng dự án phát triển các hệ thống thanh toán bao gồm thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền liên hàng,thanh toán điện tử.
Tất cả cải tiến trên đã tạo cho điều kiện TTKDTM ở nước ta diễn ra dễ dàng và thông suốt hơn. Nhưng nếu so với tốc độ thanh toán trên thế giới thì tốc độ thanh toán nước ta còn chậm... Bên cạch đó. TTKDTM chỉ phổ biến ở các bộ phận cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, còn đối với bộ phận dân cư thì còn ít. Điều này đã ảnh hưởng đến việc kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước và đặc biệt ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoàI vào Việt Nam.mặt khác, những năm qua chúng ta đã hình thành một số thể thức thanh toán mới như thẻ nhưng còn hạn chế nêú không nói là hình thức. Việc đổi mới công nghệ thanh toán có sự chuyển biến mạnh mẽ về nội dung lẫn cơ sở vật chất thế nhưng tác dụng chưa tương xứng với chi phí bỏ ra, số liệu thông tin còn chậm chễ, sai sót còn nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung các thể thức thanh toán hiện hành ở nước ta vẫn còn mang dáng dấp, nội dung của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, một số hình thức thanh toán còn phiền hà về thủ tục, sự an toàn chưa cao…
Từ những thực trạng trên, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có những nỗ lực lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán để dần hoà chung vào mạng lưới thanh toán Quốc tế, rút ngắn được khoảng cách về trình độ nghiệp vụ thanh toán so với các Ngân hàng nước ngoài. Do đó việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đoà tạo các chuyên gia kỹ sư giỏi về thanh toán và tin học là điều tất yếuphảI làm song song với việc khai thác các ưu thế của các hình thức thanh toánđang được áp dụng và đưa ra các hình thức thanh toán mới nhằm mở rộng phạm vi và tăng khối lượng thanh toánqua Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần phải tiến hành phổ cập về thanh toán qua Ngân hàng trong dân cư để họ thấy được những ưu thế của việc sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.
2. Các hình thức TTKDTM.
Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng rất nhiều hình thức, phương thức TTKDTM. Nhưng mỗi nước tuỳ theo mô hình kinh tế, trình độ quản lý, tuỳ theo mức độ hoàn thiện và chức năng của hệ thống Ngân hàng,đẻ lựa chọn một hình thức cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước. ở Việt Nam hiện nay thực hiện theo Quyết định 22/QĐ - NH1 ngày 21/02/1994,._. thông tư hướng dẫn 08-TT/NH2 ngày 02/06/1994 của tống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “Thể lệ TTKDTM” bao gồm những hình thức sau:
- Hình thức séc thanh toán
- Hình thức UNC-chuyển tiền
- Hình thức UNT
- Hình thức thư tín dụng
- Thẻ thanh toán
- Các hình thức thanh toán khác.
Hình thức thanh toán bằng séc.
Nói đến một hình thức thanh toán ra đời sớm nhất và phổ biến nhất ở tất cả các nước trên thế giới đó là hình thức thanh toán séc.Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, có rất nhiều công cụ thanh toán hiện đại ra đời nhưng thanh toán bằng séc vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong TTKDTM. Theo Nghị định số 30/ CP ngày 09/05/1996 về quy chế phát hành và sử dụng sách, thông tư hướng dẫn 07- TT/NH1 về thanh toán séc:séc là một lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình ttrả cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc hoặc người cầm séc, séc được dùng cho cá nhân và pháp nhân.
Trong quan hệ thanh toán séc gồm ba chủ thể:người phát hành séc, người thụ hưởng và Ngân hàng.
Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ nhiệm theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.
Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản tiền gửi thanh toán và là chủ sở hữu hoặc là người đại diện chủ sở hữu số tiền ghi ttrên tài khoản đó, chủ tài khoản chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc số dư của sổ séc định mức đã lưu ký tại Ngân hàng.
Người thụ hưởng séc là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên séc. Đối với séc ký danh là người có tên ghi trên tờ séc, còn đối với séc vô danh là người cầm séc.
Ngân hàng vừa là đơn vị thanh toán cho chủ tài khản vừa là đơn vị thu hộ cho người thụ hưởng.
Người phát hành séc và người thụ hưởng séc có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ séc đã phát hành và séc chưa phát hành, khi xảy ra mất séc phải thông báo ngay cho Ngân hàng nơi mở tài khoản biết, nếu thông báo sau khi tờ séc đã được thanh toán thì phải chịu thiệt hại. Ngân hàng không được phép thanh toán séc đã có thông báo mất của chủ tài khoản, nếu thanh toán những tờ séc đã báo mất thì Ngân hàng phải đền bù thiệt hại cho người mất séc.
Người thụ hưởng khi thu nhận séc phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc(ghi đủ mọi yếu tố quy định trên tờ séc, không sửa chữa, tẩy xoá). Nếu thiếu một trong các yếu tố tờ séc không hợp lệ thì không có giá trị thanh toán.
Nếu xảy ra trường hợp phát hành quá số dư thì đơn vị thanh toán sẽ xử lý như sau:
-Vi phạm lần đầu phạt tiền theo quy định xử phạt vi phạm hợp đồng và có công văn nhắc nhở để tránh tái phạm.
-Vi phạm lần hai ngoài việc phạt tiền như vi phạm lần đầu còn bị đình chỉ phát hành séc trong vòng sáu tháng và bị thu hồi hết số séc trắng còn lại. Sau đó phải có cam kết không tái phạm của chủ tài khoản thì mới được khôi phục quyền phát hành séc. Danh sách những tổ chức, cá nhân bị cấm phát hành séc phải được thông báo trong toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại, nếu tái phạm thì bị cấm phát hành séc vĩnh viễn. Thời hạn hiệu lực thanh toán séc là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản ký phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thanh toán séc. Nếu ngày nộp séc vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ thì thời hạn được lui vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ hoặc ngày lễ.
ở Việt Nam hiện nay sử dụng hai loại séc sau:séc chuyển khoản và séc bảo chi.
1.1.1 Séc chuyển khoản.
Séc chuyển khoản là lện trả tiền của người phát hành séc đối với Ngân hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được hưởng có tên trong tờ séc.
Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanhtoán giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh khác hệ thống Ngân hàng nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận trực tiếp hàng ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán chuyển khoản chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết chữ “chuyển khoản” ở góc phía trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi giao người thụ hưởng. Về nguyên tắc séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi hiện có tại Ngân hàng và nếu phát hành quá số dư trên tài khoản tiền gửi của mình sẽ bị xử phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.
Thời gian hiệu lực của tờ séc chuyển khoản tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày ký phát hành séc .
Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản :
+ trường hợp thanh toán séc chuyển khoản ở cùng một Ngân hàng
Người thụ hưởng
Người chi trả
Ngân hàng phục vụ
(1). Người chi trả phát hành séc để mua hàng và giao séc cho người thụ hưởng .
(2). Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 03 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào Ngân hàng xin thanh toán.
(3). Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tến hành trích tài khoản tiền gửi của người chi trả và báo Nợ cho họ.
(4). Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ.
Khi nhận được tờ séc cùng bảng kê nộp séc của tổ chức kinh tế, kế toán hạch toán:
Nợ TK tiền gửi của người chi trả.
Có TK tiền gửi của người thụ hưởng
+ Trường hợp thanh toán chuyển khoản khác Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ.
Người chi trả
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người chi trả
Ngân hàng phục vụ
người thụ hưởng
(1)Giao dịch thương mại
(2) Người chi trả phát hành séc giao cho người thụ hưởng.
(3)Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 03 liên và kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào Ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán (Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào Ngân hàng phục vụ người trả tiền để đòi tiền ).
(4) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ tiến hành kiểm tra (Nếu lập bản kê có gì sai sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán ). Sau đó chuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền.
(5) Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của ngườ trả tiền và ghi Nợ, báo Nợ cho họ.
(6). Ngân hàng phục vụ người trả tiền cùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
(7). Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc (Thông qua thanh toán bù trừ ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụ hưởng và báo Có cho họ.
Tại Ngân hàng phát hành séc:
Nợ TK tiền gửi của đơn vị phát hành séc
Có TK thanh toán bù trừ
Tại Ngân hàng nhận séc:
Nợ TK thanh toán bù trừ
Có TK tiền gửi của người thụ hưởng.
Séc bảo chi.
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được Ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản “ Đảm bảo thanh toán séc” nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc đó.
Ngân hàng bảo chi séc phải làm đầy đủ thủ tục bảo chi như ký số tiền cần bảo chi vào một tài khoản và đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ bảo chi séc.
Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được tờ séc bảo chi phải kiểm tra tính chính xác, hợp lệ, chữ ký, dấu bảo chi của Ngân hàng phục vụ người phát hành séc. Sau khi kiển tra xác định là hợp pháp, hợp lệ có quyền ghi Có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng. Nếu do sơ suất khi kiểm tra, sau này phát hiện những séc không hợp lệ, hợp pháp thì Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm. Thời gian hiệu lực của tờ séc bảo chi tối đa là 15 ngày.
Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản. Ngoài việc sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc hai Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng một địa bàn, Séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tại các chi nhánh trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước.
Sơ đồ luân chuyển thanh toán séc bảo chi:
+ Trường hợp 2 chủ thể thanh toán mở tài khoản cùng 1 chi nhánh Ngân hàng
Người thụ hưởng
Người chi trả
Ngân hàng phục vụ
Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc ( Lập hai liên giấy “ Yêu cầu bảo chi séc” kèm tờ séc đã ghi đủ các yếu tố nộp vào Ngân hàng để xin bảo chi séc ). Ngân hàng đối chiếu giấy yêu cầu của tờ séc, số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản “ Đảm bảo thanh toán séc”. Sau đó đóng dấu bảo chi lên tờ séc và giao cho khách hàng.
Người chi trả giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá và dịch vụ.
Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc kèm tờ séc nộp vào Ngân hàng xin thanh toán.
Ngân hàng kiểm tra ký hiệu mật trên tờ séc và các yếu tố cần thiết khác, tiến hành ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo có cho họ.
Ngân hàng tất toán tài khoản “ Đảm bảo thanh toán”.
Về cơ bản quy trình luân chuyển chứng từ trong trường hợp này giống như séc chuyển khoản. Tuy nhiên có sự khác biệt vè tài khoản hạch toán:
Nợ TK tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc
Có TK tiền gửi của người thụ hưởng
Nếu hai đơn vị mở tài khoản ở khác Ngân hàng, khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ tại Ngân hàng phục vụ, dơn vị thụ hưởng sau khi kiểm soát đủ điều kiện sẽ hạch toán:
Nợ TK thanh toán bù trừ Ngân hàng thành viên
Có TK tiền gửi của người thụ hưởng
+ Trường hợp thanh toán khác Ngân hàng, cùng hệ thống và khác địa bàn
Người thụ hưởng lập bản kê nộp séc cùng tờ séc bảo chi vào Ngân hàng phục vụ mình, Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ sau đó hạch toán:
Nợ TK liên hàng đi
Có TK tiền gửi người thụ hưởng.
Tại Ngân hàng phục vụ người chi trả khi nhận được giấy báo liên hàng cùng các chứng từ gốc do Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi sang sẽ hạch toán:
Nợ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi Có TK liên hàng đến
Trong trường hợp séc bảo chi khác Ngân hàng, cùng hệ thống được phép ghi Có trước cho người thụ hưởng.
Séc cá nhân
Ngày nay séc cá nhân là một loại séc rất thông dụng và phổ biến trên toàn thế giới, nó giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thanh toán của mỗi người khi họ có nhu cầu sử dụng hàng hoá và dịch vụ.
Séc cá nhân giống với séc chuyển khoản và séc bảo chi là họ phải có tài khoản tại Ngân hàng. Khi chủ tài khoản muốn mua séc cá nhân thì họ phải lập giấy đề nghị mua séc nộp trực tiếp vào Ngân hàng nơi mình mở TK. Ngoài ra, chủ tài khoản phải ghi các yếu tố: Họ tên, số, ngày, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ của mình vào chỗ quy định ở mặt sau tờ séc để Ngân hàng kiểm tra trước khi giao séc cho khách hàng.
Séc cá nhân chỉ có hai loại một loại là có số tiền từ 5 ( năm ) triệu trở xuống, đây là một loại séc mà được rất nhiều người sử dụng vì chỉ cần một lượng tiền nhỏ cũng có thể mua được một séc cá nhân, loại séc này rất phù hợp với những nguqoqì có thu nhập thấp hoặc những khoản chi nhỏ cho cá nhân. Còn một loại khác là có số tiền từ 5 ( năm ) triệu trở lên, loại này khi mua séc chủ tài khoản phải đến Ngân hàng nơi mình mở tài khoản để làm thủ tục bảo chi séc.
Người thụ hưởng khi nhận được tờ séc cá nhân của người phát hành séc phải yêu cầu người phát hành séc xuất trình giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu: Họ tên, số, ngày và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân đã ghi ở mặt sau séc. Nếu đúng thì yêu cầu người phát hành séc ký tên vào chỗ quy định, người phát hành phải ký đúng chữ ký mẫu đã đăng ký tại Ngân hàng.
Séc cá nhân có thời hạn hiệu lực tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hành séc
.Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền
Theo nghi định 91/CP ngày 25/11/1993, quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/04/1994 và thông tư hướng dẫn 08/TT-NH2 ngày 04/06/1994
UNC là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình ( Nơi mở tài tiền gửi) thanh toán để chi trả cho người thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi ra đời khá lâu và cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, UNC được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: An toàn, hiệu quả, đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học. UNC có thể được xử lý dưới dạng chứng từ hoặc điện tử.
Hình thức này được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ và chuyển vốn. Nó được áp dụng rộng rãi trong quan hệ thanh toán, nhưng với yêu cầu hai bên mua và bánphải có sự tin tưởng trong quan hệ thanh toán và quan hệ làm ăn.Phạm vi áp dụng hình thức này là các đơn vị có tài khoản ở cùng hoặc khác Ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống Ngân hàng.
Đơn vị trả tiền sau khi nhận được hàng hoá, dịch vụ cung ứng trong thơi gian nhất định phải gửi các UNC gửi đén Ngân hàng để trích tài khoản chuyển trả cho đpn vị thụ hưởng. Tuỳ theo pham vi và tổ chức thanh toán,đơn vị phải lâp từ 3-4 liên với đầy đủ nội dung và các yếu tố cần thiết. Khi lập và nộp UNC vào Ngân hàng ,đơn vị trả tiền phải đảm bảo số dư trên tài khoảnđể đảm bao chi trả. Nếu chứng từ hợp lệ, tài khoản đủ số dư trong phạm vi một ngày làm việc, Ngân hàng phải hoàn tất UNC đó. Nếu không hợp lệ, hơp pháp, tài khoản không đủ số dư thi Ngân hàng không thanh toán.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán UNC.
+ Trường hợp hai chủ thể có tài khoản ở cùng một Ngân hàng.
Người chi trả
Người thu hưởng
Ngân hàng phục vụ
Sau khi nhận hàng hoá, dịch vụ ngượi mua lập UNC nộp vào Ngân hàng.
Khi nhận được UNC Ngân hàng sẽ kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ . Nếu không có sai sót sẽ ghi Nợ, báo Nợ cho người chi trả.
Ngân hàng sẽ ghi Có, báo Có cho đơn vị thụ hưởng.
+ Trường hợp hai chủ thể có tài khoản tại hai Ngân hàng khác nhau nhưng cùng hệ thống
Người chi trả
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người chi trả
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Người chi trả lập 04 UNC nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Ngân hàng kiểm tra thue tục lập UNC, số dư taìo khoản tiền gửi của khách hàng, nếu đủ điều kiện thanh toán thì tiến hànhtrích tài khoảntiền gửi của người trả tièn, báo Nợ cho họ và chuyển sang Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng đẻ thanh toán cho người thụ hưởng.
Khi nhận được chứng tù thanh toán do Ngân hang phục vụ người chi trả chuyển đến, Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng dùng các liên UNC để ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ.
Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có tài khoản “ Chuyển tiền phải trả” và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền.
3. Uỷ nhiệm thu.
UNT là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình nhừ thu hộ tiền hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng. UNT được áp dụng thanh toán giữa các Ngân hàng có tài khoản ở cùng Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
UNT được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng như : Điện, nước, điên thoại… Bởi nó được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch TTKDTM.
UNT do người thụ hưởng lập vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao, hoặcdịch vụ đã cung ứng. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán UNT với nhưỡng điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết để làm căn cứ thể hiện các UNT. Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất các dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy UNT theo mẫu của Ngân hàng kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi tới Ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy UNT trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của bên trả tiền trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán.
Nếu tài khoản của bên trả tiền không đủ tiền thì bên trả phải bị phạt chậm trả cho bên thụ hưởng. Thời gian phạt của UNT tính từ này tài khoản tiền gửi của bên trả tiền không đủ tiền để thanh toán đến ngày có đủ tiền.
Số tiền phạt bằng số tiền số ngày trả chậm lãi suất quá hạn trên lãi suất vay hiện hành.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán UNT giữa hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai Ngân hàng khác nhau trong cùng hệ thống.
Người chi trả
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người chi trả
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, người thụ hưởng lập 04 liên UNT kèm chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền.
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do người thụ hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi UNT và gửi bộ chứng từ này cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền.
Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra các yếu tố cần thiêt và làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền và ghi Nợ, báo Nợ cho họ.
Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến Ngân hàng phục vụ người thu hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi có vào tài khoản người thụ hưởng và báo có cho họ.
.Thư tín dụng
Thư tín dụng là một hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả phù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hoặc vận đơn đã ký và bên mua cũng đồi hỏi nhận được hàng trước khi giao tiền.
Khi có nhu cầu ,bên mua lập giấy mở thư tín dụng để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu kí vào một tài khoản riêng ,Ngân hàng bên trả tiền phải gửi ngay thư tin dụng cho Ngân hàng phuc vụ người thụ hưởng để báo cho khàch hang biết .Mức tiền tối thiểu của thư tín dụng là 10(mười) triệu đồng. Tiền gửi thư tin dụng không được hưởng lãi, mỗi thư tin dụng chỉ dùng để tra cho một người thụ hưởng. Thời gian hiệu lực thanh toán của thư tín dụng là ba tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng .
Đối với Ngân hàng bên thụ hưởng, khi nhận được thư tín dụng của Ngân hàng bên mua, thì phải thông báo cho bên thụ hưởng biết và bên thụ hưởng phải có trách nhiêm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ vào hoá đơn, vận đơn, các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của người đại diện trả tiền, kèm theo giấy uỷ nhiệm của người trả tiền do người thụ hưởng xuất trình, phù hợp với các điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên mua và bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền cho người thụ hưởng, Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ ngay cho Ngân hàng người trả tiền để tất toán thư tin dụng .
Thư tín dụng được áp dụng trong quan hệ thanh toán giưa hai khách hàng mở và sử dụng tài khoản giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống nếu khác hệ thống phải có Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán với Ngân hàng phục vụ bên bán. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng áp dụng cho các đơn vị có quan hệ mua bán không thường xuyên hoặc ít tín nhiệm nhau .
Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán thư tín dụng .
Người chi trả
Người thụ hưởng
Ngân hàng
mở Thư tín dụng
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
1 (1) Người trả tiền lập năm liên giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng gọi là tài khoản “Đảm bảo thanh toán thư tín dụng”.
(2) Ngân hàng phục vụ bên trả tiền mở thư tìn dụng cho người trả tiền và chuyển ngay hai liên thư tín dụng cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho người thụ hưởng biết .
(3) Khi nhận được hai liên giấy mở thư tín dụng do Ngân hàng phuc vụ bên trả tiền gửi đến, Ngân hàn phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiển tra thủ tục mở thư tín dụng như ký hiệu mật, chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ gửi một liên cho bên thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng (còn một liên lưu lai và mở sổ theo dõi thư tín dụng đến).
(4a) Bên thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nếu đầy đủ các yếu tố cần thiết thì giao hàng và yêu cầu người nhạn hàng ký vào hoá đơn giao hàng .
(4b) căn cứ vao hoa đơn chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng lập bốn liên bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để xin thanh toán .
(5) khi nhận được bộ chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng, thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh táon, sau đó tiến hành ghi có cho tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo có cho họ.
(6) Căn cứ vào bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng, Ngân hàng bên thụ hưởng lập giấy báo nợ liên hàng để ghi nợ tài khoản liên hàng đi và gưi cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền để xin thanh toán.
(7) Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán tài khoản “đảm bảo thanh toán bên tin dụng ”
Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán mặc dù mới được phát triển nhưng ngày nay nó được sử dụng khá rộng rãi trên phạm vi toàn cầu trong các giao dịch bán lẻ. Việc áp dụng hình thức thẻ thanh toán được thực hiện thao nghi quyết số 371 /1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hoặc lĩnh tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hoặc các quầy trả tiền mặt tự động. ở một số nước, các hãng và các công ty kinh doanh lớn cũng phát hành thẻ thanh toán để thu tiền bán hàng của mình, thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng được phổ biến là 3 loại thẻ sau
Thẻ ghi nợ: Người sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản “ Đảm bảo thanh toán thẻ”. Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng và hạn mức tối thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử hoặc ghi vào dải băng từ nếu là thẻ từ.
ở Việt nam, thẻ ghi nợ là thẻ loại A, loại thẻ này áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và có tín nhiệm với Ngân hàng.
- Thẻ ký quỹ thanh toán: Là loại thẻ mà để sử dụng thẻ khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản “ Đảm bảo thanh toán thẻ” thông qua việc tính tiền gửi hoặc nộp tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ này quy định là thẻ loại B, áp dụng cho mọi khách hàng.
- Thẻ tín dụng : Đối với thẻ tín dụng bên cạnh đóng vai trò là một phương tiện thanh toán nó còn đóng vai trò là một phương tiện tín dụng. Nó được áp dụng với những khách hàng có đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay tiền để mua thẻ. Mức tiền cho vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận. Với thẻ tín dụng quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng được gắn liền với quan hệ tín dụng mà chủ yếu là tín dụng tiêu dùng.
Thẻ thanh toán dù dưới hình thức nào cũng phải có đầy đủ các yếu tố: Tên chủ thẻ, tên Ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, nhãn hiệu thương mại và thời hạn sử dụng thẻ.
Trong thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau:
+ Ngân hàng phát hành thẻ: Là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng phát hành và quản lý thẻ.
+ Người sử dụng thẻ: Là người trực tiếp mua thẻ tại Ngân hàng và dùng thẻ để mua hàng hoá và dịch vụ
+ Người tiếp nhận thẻ thanh toán: là các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá dịch vụ cho người sử dụng thẻ.
+ Ngân hàng đại lý thanh toán: Là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán.
Quy trình thanh toán thẻ:
Chủ sở hữu Thẻ
Cơ sở tiếp nhậnThẻ
Ngân hàng
phát hành Thẻ
Ngân hàng đại lý thanh toán Thẻ
(1a): Khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán ( Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại Ngân hàng phát hành thẻ).
(1b): Căn cứ vào đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện Ngân hàng sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán.
(2) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán.
(3) Cơ sở tiếp nhận thẻ và một biên lai thanh toán cho người sở hữu thẻ.
(4) Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bản kê biên lai thanh toán và gửi cho Ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(5) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với Ngân hàng phát hành thẻ qua thủ tục thanh toán giữa các Ngân hàng.
Người sử dụng thẻ, có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tịa các quầy trả tiền tự động hay tại các Ngân hàng đại lý thanh toán, Nhưng mỗi lần rút không quá 5 triệu đồng và mỗi ngày thẻ chỉ rút một lần. Nếu mất thẻ người sử dụng phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hang phát hành thẻ biết để thông báo cho Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ báo cho cơ sở tiếp nhận thẻ biết. Khi sử dụng hết hạn mức hoặc hết hạn sử dụng của thẻ, nếu có nhu cầu người sử dụng thẻ phải đến Ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục sử dụng tiếp. Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hoá đơn cung ứng hàng hoá, dịch vụ người tiếp nhận thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền, nếu quá thời hạn trên Ngân hàng không chấp nhận thanh toán. Trong phạm vi 1 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, Ngân hàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán thẻ.
Như vậy ta thấy rằng TTKDTM có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Cùng với nền kinh tế và sự đổi mới khoa học kỹ thuật, ngành Ngân hàng đã và đang có nhiều cố gắng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống TTKDTM. Tuy nhiên để làm được điều này phải mất thời gian khá dài vì mỗi một hệ thống Ngân hàng có những đặc thù riêng. Chính vì vậy đòi hỏi người ta phải xem xét tuỳ từng Ngân hàng cụ thể để đưa ra biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác TTKDTM.
CHƯƠNG II. Thực trạng TTKDTM tại NHNo &PTNT Hà Tây.
I . Khái quát chung về hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây.
1. một số đặc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
1.1 Vị trí địa lý.
Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, đâtđai màu mỡ với diện tích tợ nhiên là 2.192Km2. Phía Dông giáp Hà Nội , phía Tây giáp Hoà Bình phía Nam giáp Nam Hà,phía Bắc giáp Vĩnh Phúc.
Theo kết quả điều tra dân số, Hà Tây có 2,393 triệu dân, tộc độ tăng trưởng bình quân năm 2,7%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnhlà 1.083người/1Km2, dân số nông thôn 92%, dân số thành thị 8%, dân số trong độ tuổi lao động 1.292 người, trong đó nông dân chiếm 80%,.Đất nông nghiệp trên 500m2/ người.
Về kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây.
Địa bàn hành chính của tỉnh gồm 12 huyện, 2 thị xã, 14 thị trấn,324 xã. Tổng số hộ toàn tỉnh 48.000 hộ, trong đò hộ nghèo chiếm15%.
Năm 2002, hoạt độnh kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây tiếp tục phát triển ổn định trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều triển biến. Kinh tế tỉnh Hà Tây có mức tăng trưởng khá, GDP tăng 9,87% (tăng cao hơn 2,2% so với năm 2001 ). Sản xuất nông nghiệp được mùa cả hai vụ tổng số lượng lương thực đạt 1,035 ngàn tấn, đạt 103% kế hoạch năm,tăng 7,6%so với năm 2001, giá trị tiểu thủ công nghiệp 4.888tỷ tăng 25%, thương mại dịch vụ tăng 12%. Nhiều khu, cụm công nghiệp của TƯ, của tỉnh được quy hoạch đang đi vào hoạt động, Tăng thêm việc làmcho trên4000 lao động, 147 làng nghề hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đến nay, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 280.000 hộ đạt 51,7% tổng số hộ. Một số dự án kinh tế của tỉnh đã và đang triển khai như phát triển đàn bò sữa ,lợn hướng nạc…Tạo cơ hội cho Nhân hàng nông nghiệp mở rộng kinh doanh trong năm 2003 và các năm tiếp theo .
Về xã hội của tỉnh Hà Tây: công tác an linh quốc phòng giữ vững tình hình chính trị và trật tự xã hội ngày càng ổn địng ,dời sống nhân dân được cải thiện .
Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhằm công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn .Ngành Ngân hàng ban hành nhiều quy chế mới ,đặc biệt là những quy định cho vay đối với khách hàng, đã tháo gỡ cơ bản những vướng mắc về cơ chế, thể lệ tín dụng được thông thoáng hơn tạo môi trường tốt cho công tác đầu tư tín dụng Ngân hàng.
Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động kinh doanh Ngân hàng còn gặp những khó khăn như :đặc trưng kinh tế của tỉnh Hà Tây chủ yếu là thuần nông chưa có các doanh nghiệp nhà nước lớn làm chủ đạo .Khách hàng có quan hệ vơi NHN0&PTNT Hà Tây da số là hộ nông dân chiếm tỷ lệ 71% trong tổng dư nợ .Thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 29%.
Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đang phát triển nhưng sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm ,giá cả không ổn định dự án ,phương án sản xuất kinh doanh thiếu tính khả thi ,thu nhập của người lao động trong nông nghiệp thấp ,ảnh hưởng đến việc thanh toán trả nợ Ngân hàng .
Quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước như :cổ phần hoá ,bán khoán ,cho thuê tiến hành còn chận ,các doanh nghệp nhà nước vẫn chưa có dự án phát triển vững chắc ,bền lâu ,do đó cũng hạn chế đến việc nghiên cứu mở rộng đầu tư tín dụng Ngân hàng .
Từ tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây nói chung và hình thức TTKDTM nói riêng.
2,Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây.
NHNo&PTNT Hà Tây được thành lập vào tháng 10 năm 1991 trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 6 đơn vị thuộc NHNo Thành p._.o vay thông qua tổ nhóm tín chấp, đáp ứng đủ vốn cho các thành phần kinh tế nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt nhiệm vụ mở rộng hoạt động kinh doanh, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường thị phần nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Hà Tây:
Mở rộng huy động vốn tại chỗ, củng cố chất lượng hoạt động của hệ thống màng lưới, coi trọng đến việc đổi mới phong cách giao dịch, tiếp kách văn minh, lịch sự để tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó, thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến bộ phận kế toán, đưa ra các hình thức đa dạng về sản phẩm như chính sách lãi xuất, kỳ hạn, các hình thức khuyến mại để thu hút khách hàng…và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quan tâm huy động tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế, khách hàng lớn với lãi xuất thấp như: Kho bạc, BHYT, BHXH …nhằm hạ thấp lãi xuất đầu vào.
+ Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, mở rộng hình thức huy động tiết kiệm ngoại tệ trên 1 năm.
+ Tiếp cận với các dự án lớn, phối hợp với các NHTM khác tam gia các dự án tài trợ hoặc làm đầu mối thu xếp tài chính cho các dự án lớn, chủ động tiếp cận và mở rộng quan hệ tín dụng đối với Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 và các đơn vị thành viên. Đồng thời tăng cường tiếp cận với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất, kinh doanh hiệu quả để thiết lập và mở rộng quan hệ tín dụng thanh toán.
- Tăng cường đổi mới, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, tiếp tục đổi mới hệ thống thiết bị vi tính, tiếp nhận và triển khai mạng WAN và áp dụng chương trình giao dịch một cửa, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng. Bên cạnh đó, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, xây dựng chương trình phần mềm giao dịch đồng bộ đáp ứng nhu cầu quy trình điều hành, quy trình nghiệp vụ đặc thù của NHNo Hà Tây và khai thác tốt cơ sở dữ liệu trong quá trình tác nghiệp nhằm nâng cao uy tín và cạnh tranh của Ngân hàng.
- Củng cố bộ máy tổ chức của NHNo, đảm bảo đủ mạnh, cải tiến lề lối làm việc, tổ chức phối hợp chặt chẽ tác phong nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhất dịch vụ cho khách hàng, kể cả khách hàng gửi tiền, khách hàng vay tiền cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng cường khả năng cạnh tranh đối với các NHTM khác về chất lượng dịch vụ.
- Phải tập trung hiện đại hoá bộ máy thanh toán, nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có như: Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền điện tử…Từng bước mở rộng các dịch vụ khác như: Thanh toán thẻ, séc du lịch, nối mạng thanh toán cho khách hàng, chuyển tiền mua bán, thanh toán ngoại tệ… Nhằm giảm tối đa lao động thủ công đối với các nghiệp vụ, chuyên môn, điều hành.
- Xây dựng phương án đào tạo và đào tạo lại cán bộ ( Nhất là cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ) thực hiện đành giá phân loại cán bộ để kế hoặch đào tạo phù hợp.Mục tiêu đào tạo tập trung vào hai phương diện sau:
+ Về kỹ năng nghiệp vụ: Tức là giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tiếp nhận và sử dụng thành thạo công nghệ Ngân hàng hiện đại.
+ Về kỹ năng giao tiếp: Giỏi về tiếp thị, giao tiếp phải nhẹ nhàng, đúng mực, ứng xử phải thông minh, ăn mặc phải lịch sự…
II - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các hình thức TTKDTM.
1/ Đối với hình thức séc thanh toán.
Séc là một hình thức thanh toán thông dụng được sử dụng mang tính truyền thống và rộng khắp trên toàn thế giới. Về phương diện khoa học cũng như phương diện thực tiễn, Séc thoả mãn nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Nhưng thực tế tại NHNo & PTNT Hà Tây hình thức này còn bị hạn chế cả về số món lẫn doanh số. Đây là một số hình thức Séc thanh toán được sử dụng phổ biến hơn trong dân cư:
- Theo quyết định của Ngân hàng, những trường hợp nộp Séc quá thời hạn phải có xác nhận của UBND phường, xã thì mới được chấp nhận thanh toán. Đây là một điều rất vô lý vì việc xác nhận này không có ý nghĩa mà chỉ mang hình thức, vì không phải lúc nào UBND phường, xã cũng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của khách hàng. Do đó, cần phải loại bỏ hẳn quy định đến xã, phường xác nhận lý do nộp Séc quá thời hạn. Vì vậy, trường hợp này Ngân hàng Nhà nước nên quy định từ chối thanh toán đối với những Séc quá thời hạn để tránh những thủ tục phiền hà đồng thời cũng tạo ra tính nghiêm túc trong quan hệ thanh toán giữa Ngân hàng với khách hàng.
- Ngân hàng nên quy định một số mức thấu chi đối với một số đơn vị sử dụng Séc. Đói với khách hàng có tình hình tái chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong hiện tại và tương lai thì Ngân hàng nên cho phép thấu chi qua Séc chuyển khoản. Thấu chi không phải với mục đích tín dụng mà để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong việc chi trả trên tài khoản tiền gửi. Tuy nhiên, phải có sự thoả thuận giữa khách hàng với Ngân hàng bằng hợp đồng tín dụng thấu chi. Khoản tiền quá số dư đó được coi như khoản tín dụng với lãi suất tiền vay quá hạn. Như vậy quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng mang nội dung kinh tế hơn là nội dung hành chính.
- Phạm vi thanh toán séc còn bị giới hạn trong địa bàn tỉnh, thành phố mà chưa thực được mở rộng trong phạm vi toàn quốc. Đây là một điều bất lợi trong xu thế hội nhập. Vì trong điều kiện hiện nay, mối quan hệ kinh tế không còn giới hạn trong từng vùng, từng địa phương mà được phát triển ra toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong nước và quốc tế. Do đó, cần phải hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, nối mạng thanh toán trong toàn ngành, phát triển một chương trinh thanh toán liên Ngân hàng, hội nhập tất cả các tổ chức trong nước vào một hệ thống thanh toán thống nhất với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm ứng dụng ( Trong đó NHNN làm trung tâm thanh toán bù trừ)
Theo nghị quyết 30/CB và thông tư 07/TT-NH1 quy định về séc phát hành quá số dư: “Khi tờ séc phát hành quá số dư thì Ngân hàng từ chối thanh toán”. Điều náy gây bất lợi cho người thụ hưởng trong trường hợp Séc chỉ quá số dư một phần. Ngân hàng nên quy định nếu tờ Séc phát hành quá số dư toàn phần thì từ chối thanh toán, còn nếu tờ Séc quá số dư 1 phần thì nên tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng trong phạm vi số dư, phần còn lại thì từ chối thanh toán, Như vậy muốn thực hiện được thì trên tờ Séc nên có thêm 2 dòng “Tổng số tiền được thanh toán” và “Tổng số tiền từ chối thanh toán”.
- Thủ tục về Séc còn mang tính máy móc, không cần thiết như: theo các Ngân hàng tại Việt Nam tờ Séc chỉ có giá trị thanh toán khi trên tờ séc viết 1 màu mực, số tiền bằng chữ phải viết “Ngàn đồng” chứ không được viết "Nghìn đồng”, số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số… Nhưng theo thông lệ quốc tế thì ngược lại, họ không quan tâm đến những thủ tục không cần thiết như vậy mà họ chỉ quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ của tờ Séc thì tờ Séc sẽ được chấp nhận thanh toán (nếu số tiền bằng chữ mà không khớp với số tiền bằng số thì sẽ thanh toán số tiền bằng chữ). Chình vì vậy, để nền kinh tế nước ta có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì NHNN nên theo 1 số quy định của thông lệ quốc tế để áp dụng cho Việt Nam.
2/ Đối với hình thức thanh toán bằng UNC – Chuyển tiền.
Hình thức thanh toán UNC – Chuyển tiền tại NHNo & PTNT Hà Tây trong những năm qua đã chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số TTKDTM. Nhưng không phải vì thế mà ta vội kết luận hình thức này đã hoàn thiện trong thanh toán. Để hình thức này hoàn thiện hơn nữa nó phải được điều chỉnh theo một số giải pháp sau:
- Để khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng thì Ngân hàng nên miễn phí cho khách hàng khi sử dụng hình thức thanh toán này trong thời gian đầu hoặc những mán có giá trị nhỏ. Bên cạnh đó, cho họ một mức lãi suất thấp. Đây là một cách để hình thức UNC – Chuyển tiền được sử dụng nhiều hơn trong dân chúng, mà Ngân hàng lại có thể lấy số tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng đem cho vay với lãi suất cao hơn.
- Mở rộng dịch vụ HOMEBANKING và TELEPHONEBANKING cho các tổ chức, gia đình, cá nhân nối với Ngân hàng. Để họ có thể ra một lệnh chi định kỳ ví dụ : Chi tiền điện, nước, điện thoại hàng tháng… ta sẽ không thu phí từ các tổ chức, gia đình, cá nhân mà ta sẽ thu phí của Sở điện lực, Công ty cấp thoát nước, Bưu điện. Vì khi sử dụng dịch vụ này họ đã bớt được nhân viên khi hàng tháng phải đến từng nhà để thu tiền điện nước, điện thoại…
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng của các Ngân hàng chủ yếu là các Doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như cá nhân có nhu cầu về vốn cao, việc cho khách hàng vay trong thanh toán vừa tháo gỡ khó khăn tài chính cho khách hàng, đảm bảo cho đơn vị thụ hưởng thu được tiền, vừa thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng lại giữ được quan hệ tốt với khách hàng , như vậy khi UNC quá số dư thì Ngân hàng nên cho vay để đảm bảo khả năng tanh toán. Để làm tốt điều đó thì phải phân loại khách hàng. Nếu đối tượng là khách hàng tốt, có quan hệ thường xuyên lâu dài nhưng do nguyên nhân khách quan dẫn tới số dư trên tài khoản không đủ thanh toán trong thời gian ngắn thì Ngân hàng nên cho khách hàng vay với mức lãi suất phù hợp (cao nhất là bằng lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn mà Ngân hàng đang áp dụng).
- Để đảm bảo sự công bằng bình đẳng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị mua và đơn vị bán phải nộp UNC để trả tiền trong điều kiện hiện nay, nên quy định sau 2 ngày kể từ ngày nhập kho hàng hoá, nhập các cung ứng dịch vụ thì đơn vị mua phải lập UNC để trích tài khoản trả tiền cho đơn vị cung cấp. Khi nộp UNC phải kèm theo hoá đơn nhập kho hàng hoá để Ngân hàng kiểm soát.
3/ Đối với hình thức thanh toán UNT.
- UNT là một hình thức thanh toán không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Vì vậy Ngân hàng nên đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người bán bằng cách khống chế bộ chứng từ trong thanh toán. Tức là, chỉ khi nào người mua thanh toán cho người bán lập tức Ngân hàng hgi có cho tài khoản tiền gửi của người bán trong thời hạn đó mới giao chứng từ cho người mua.
- Khi khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng một cách phổ biến thì Nhà nước nên quy định các ngành thu dịch vụ như: Bưu điện, Cty điện lực,Cty cấp thoát nước, Thuế… Sử dụng hình thức thanh toán UNT. Vì khi sử dụng hình thức thanh toán này thì nhân viên của họ đỡ phải mất thời gian đi lại, mặt khác có thể giảm số lượng nhân viên dẫn đến tiết kiệm được chi phí tiền lương cho nhân viên, để làm được điều này đòi hỏi bảng kê thanh toán tiền dịch vụ của các ngành bưu điện, điện lực… phải chính xác.
- Ngân hàng cũng cần phải xem xét thu phí thanh toán theo tỷ lệ phần trăm nhất định sao cho hợp lý.
4/ Đối với hình thức thanh toán thư tín dụng:
Sở dĩ thư tín dụng vẫn chưa được sử dụng ở hầu hết các Ngân hàng ở nước ta hiện nay là vì theo chế độ của Việt Nam thì thanh toán bằng thư tín dụng có rất nhièu nhược điểm. Như vậy Ngân hàng nhà nước nên xem xét, sửa đổi các văn bản cũ, bổ xung những văn bản mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế để thư tín dụng có thể phát huy được những ưu điểm và được khách hàng chấp nhận.
- Mở rộng phạm vi thanh toán; trước hết cần xoá bỏ bức tường ngăn cách giữa các Ngân hàng cùng hệ thống và khác hệ thống, tạo điều kiện cho khách hàng trong quan hệ giao dịch và thanh toán.
- Để khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức này thì Ngân hàng nên có quyết định số tiền ký quỹ sẽ được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Nếu những biện pháp trên để thực hiện mà không đem lại hiệu quả (Nghĩa là thư tín dụng vẫn không được áp dụng rộng rãi) thì nên loại bỏ hình thức này để tìm kiếm một hình thức khác phù hợp hơn.
5/ Đối với thẻ thanh toán.
Tiền tệ ra đời là một bước tiến thần kỳ trong những phát minh quan trọng của con người, đã đẩy nền văn minh của nhân loại đến đỉnh cao của sự sáng tạo. Tiền tệ ra đời và không ngừng được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm mục đích chính là tiện lợi và an toàn. Qua nhiều hình thái phát triển, thì tiền tệ cũng có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên và ngày càng thuận tiện hơn, an toàn hơn; trong đó có tiền điện tử – một hình thức TTKDTM tiên tiến và hiện đại. Trong hình thức thanh toán bằng tiền điện tử thì thẻ thanh toán là dạng chiếm ưu thế hơn cả.
Ngày nay, tại Mỹ có trên 70 % gia đình sử dụng thẻ thanh toán để trả tiền hàng hoá, dịch vụ thay vì họ sử dụng dịch vụ tiền mặt hoặc dùng các phương tiện TTKDTM khác. Trong khi đó, tại Việt Nam số lượng các Ngân hàng thực hiện thanh toán bằng thẻ mói chỉ có khoảng 10 Ngân hàng, số lượng các điểm chấp nhận thẻ cũng như các máy rút tiền tự động ( ATM) con quá ít. Ngay cả NHNo & PTNT Hà Tây cũng chưa sử dụng hình thức thanh toán này.
Để đáp ứng những đòi hỏi trong tương lai, NHNo Hà Tây nên chuẩn bị những yếu tố sau:
- Điều đầu tiên phải nói đến đó là trình độ cán bộ công nhân viên: Hiện nay tài liêu nghiệp vụ của thanh toán thẻ được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, trong khi đó ở nước ta lại chưa có chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Điều này đẫ gây trở ngại cho Ngân hàng khi áp dụng hình thức thanh toán thẻ. Mặt khác một tình trạng chung xảy ra đối với Ngân hàng nói chung và đối với NHNo Hà Tây nói riêng là: Các cán bộ trẻ có trình độ ngoại ngữ tốt thì trình độ tổng hợp kiến thức lại không có nên không thể tự đọc sách nước ngoài, còn các cán bộ đã có kinh nghiệm, có kiến thức tổng hợp tốt thì trình độ ngoại ngữ lại kém nên không thể đọc sách nước ngoài. Trong khi đó, để sử dụng hình thức thanh toán thẻ được tốt nhất thì buộc cán bộ Ngân hàng phải đọc sách do các chuyên gia nước ngoài viết. Chính vì vậy các cán bộ Ngân hàng nên tham gia các khoá học dài hạn, có thời gian thực hành để có kiến thức chuyên sâu, trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ để vững vàng trong kinh doanh thẻ.
- Người dân Việt Nam sử dụng hình thức này rất ít nên chúng ta cần phải tạo lập thói quên cho người dân, để làm được điều này các Ngân hàng phải đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, dặc biệt là phải giới thiệu được những tiện ích khi sử dụng thẻ…Mặt khác khi lắp đặt máy ATM cần phải lựa chọn điạn điểm như siêu thị, sân bay, trụ sở Ngân hàng, các trường đại học…Ngoài ra phải nâng cao chất lượng, chất liệu tiền để tránh rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán ví dụ tiền không được nhàu nát, không phát hành tiền to, hạn chế phát hành tiền nhỏ…
- Về trang thiết bị: Đây là một thách thức lớn nhất do đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Các Ngân hàng thương mại nói chung và NHNo Hà Tây nói riêng cần phải dành một nguồn vốn thích đáng để có được một trang thiết bị phục vụ cho quy trình thanh toán thẻ, đặc biệt là máy đọc thẻ. Về phía Ngân hàng nhà nước cũng hỗ trợ thêm thông qua các nguồn vốn tài trợ kêu gọi được từ các tổ chức nước ngoài với lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu để cùng với các Ngân hàng thương mại xây dựng một hệ thống thanh toán thẻ.
+ Hợp tác công ty cho thuê tài chính để thuê lại các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại.
+ Phải lập một trung tâm thanh toán bù trừ để tránh tình trạng thẻ do Ngân hàng này phát hành lại không sử dụng được máy của Ngân hàng khác
+ Các Ngân hàng cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau để quản lý và kiểm soát hàng hoá đối với hoạt động kinh doanh thẻ nhằm kịp thời phát hiện và sử lý các trường hợp thanh toán và sử dụng thẻ giả mạo góp phần làm giảm tối thiểu rỏi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó mỗi Ngân hàng đều phải tạo cho mình một ký hiệu mật riêng tranh rủi ro trong quá trình thanh toán
- Về lâu dài Ngân hàng nên chú ý đến các vấn đề như tạo điều kiện làm tăng thu nhập cho người dân, cho cán bộ công nhân viên chức không ngừng nâng cao trình độ công nghệ trình độ giao dịch của Ngân hàng giảm thiểu các phí trong việc dăng ký và sử dụng thẻ mở rộng đối tượng sử dụng thẻ trên cơ sở xem xét lại điều kiện để được làm chủ thẻ. Tức là không phải cứ người nào có thu nhập cao mới được xem xét cấp thẻ vì điều kiện này đã loại bỏ một số lượng khách hàng
6/ Phát triển các hình thức thanh toán hiện đại.
Hiện nay trên thế giới có nhiều hình thức thanh toán rất hiện đại và được sử dụng một cách thông dụng nhưng lại chưa áp dụng phổ biến tại Việt Nam đó là thương phiếu, thẻ, máy ATM và một số hình thức thanh toán khác. Trên thực tế bản thân chúng ta đều biết được những tiện ích của những hình thức thanh toán này, nhưng để phát triển được chúng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay đó là điều không phải dễ. Chính vì vậy chính phủ và Ngân hàng nhà nước cần phải phối hợp với nhau đểđưa ra những thể lệ, chế độ đối vớinnền kinh tế Việt Nam tìm ra một con đường đi ngắn nhất cho tiến trình phát triển các hình thức thanh toán hiện đại.
- Trong các hình thức thanh toán hiện đại có một số vấn đề cần phải được quan tâm với thương phiếu đó là:
+ Thương phiếu vẫn chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam là vì khi sử dụng thương phiếu người bán rất lo sợ là khi đã giao hàng cho người mua nhưng lại không được người mua thanh toán hay được thanh toán thì cũng rất chậm trễ. Nển đôi khi các nhà kinh doanh không dám kinh doanh một khối lượng hàng hoá lớn vì sợ sẽ mất trắng. Để giải thoát nỗi lo sợ đó Ngân hàng có thể đứng ra làm hợp đồng và bảo lãnh thanh toán cho họ (Đương nhiên là phải được sự đồng ý của cả bên bán và bên mua, họ phải là những khách hàng được Ngân hàng tin tưởng)
+ Về tình hình tài chính của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng suôn sẻ, có những lúc họ cần một lượnh tiền lớn nhưng thương phiếu của họ lại chưa đến thời hạn thanh toán nên lúc này Ngân hàng nên đứng ra chiết khấu các thương phiếu đó cho họ (Tuy nhiên các thương phiếu đó phải được thẩm định và có kết luận là hợp pháp và hợp lệ)
Ta thấy việc áp dụng hinhd thức thanh toán bằng thương phiếu là một bước đột phá mạnh mẽ của quá trình hiện đại hoá ngành Ngân hàng.Hiện nay trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn do vậy mỗi cá nhân,mỗi tổ chức cũng như Ngân hang cần phải thấy được tầm quan trọng của thương phiếu, từng bước khắc phục khó khăn nhằm phát huy hiệu quả của hình thức này. Có như vậy thì hoạt động thanh toán bằng thương phiếu ở nước ta mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế phát triển. Để phát triển các hình thức thanh toán hiện đại thì Nhà nước ta cần phải phát triển về mặt kinh tế, hoàn thiện quy chế TTKDTM tạo thói quen cho người dân và khuyến khích họ TTKDTM, bên cạnh đó phải hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
1/ Mở rộng thanh toán trong khu vực dân cư.
ở nước ta hiện nay mọi người dân có thói quen sử dụng tiền mặt và họ luôn nghĩ là thanh toán bằng tiền mặt là an toàn nhất, tiện ích nhất. Nên để có thể thay đổi được thói quen đó là rất khó không phải một sớm một chiều mà phải mất một khoảng thời gian khá dài. Mặt khác, để làm được điều này cần phụ thuộc vào khả năng quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền của cán bộ Ngân hàng. Để mở rộng thanh toán trong khu vực dân cư thì trước tiên phải phổ biến cho cán bộ công nhân viên chức, giới học sinh, sinh viên vì đây là lực lượng dễ tiếp thu với những cái mới của Ngân hàng, đến khi họ đã hiểu thì ắt hẳn họ sẽ sử dụng. Sau đó họ sẽ tuyên truyền cho những người thân biết được các hình thức thanh toán qua Ngân hàng.
Lý do mà cho đến bây giờ người dân vẫn chưa sử dụng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng là vì thu nhập của người dân không cao nên số tiền tiết kiệm của họ rất ít. Mặt khác, họ nghĩ là sẽ rất phức tạp để mở một tài khoản tại Ngân hàng, rồi phải có một khoản tiền lớn thì mới mở được một tài khoản, đôi khi họ còn mặc cảm về mình- họ sợ họ sẽ không biết sử dụng các hình thức thanh toán mới của Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng nên bám sát những tâm lý đó của dân cư để mở rộng những cuộc tuyên truyền, chỉ bảo cho dân cư sử dụng hình thức thanh toán tại Ngân hàng và để cho họ thấy được tiện ích khi sử dụng hình thức đó.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM của Ngân hàng Việt Nam nói chung và NHNo Hà Tây nói riêng. Hy vọng rằng, trong thời gian tới hệ thống thanh toán của Ngân hàng sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và hệ thống TTKDTM có thể vững bước trên con đường hội nhập với hệ thống thanh toán của các nước trong khu vực và toàn thế giới.
III - Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp TTKDTM.
Xuất phát từ vai trò to lớn của TTKDTM nền kinh tế thị trường và thực trạng TTKDTM tại Ngân hàng mình, NHNo & PTNT Hà Tây cần phải mở rộng phạm vi thanh toán (Không chỉ giới hạn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế mà còn mở rộng đến các tầng lớp dân cư). trong nhưng năm qua, khi đã có nhưng văn bản pháp quy vể hoạt động Ngân hàng và công tác thanh toán được ban hành nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu và có những quy định chưa phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta thấy cơ sở vật chất và trình độ cán bộ trong hệ thống thanh toán hiện nay chỉ thích ứng với những tình hình trước mắt: Khối lượng thanh toán chưa cao, thi trường tài chính chưa thực sự phát triển. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác TTKDTM vẫn còn là một thách thức với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong những năm tới, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát triển mạnh, khối lượng thanh toán có thể tăng nhiều lần và sẽ chỉ còn giới hạn thanh toán trong nước mà còn phát triển ra phạm vi khu vực và toàn thế giới. Quá trình này đòi hỏi Ngân hàng phải nghiên cứu hoàn thiện các hình thức thanh toán, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức TTKDTM nhằm đáp ứng được quá trình phát triển của nền kinh tế.
Qua nghiên cứu lý luận kết hợp với quá trình thực thế về hoạt động TTKDTM tại NHNo & PTNT Hà Tây, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng phần nào những đòi hỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng và công tác TTKDTM nói riêng:
1/ Với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Nhà nước phải có chính sách quản lý tiền mặt tối đa đối với các Doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước bằng cách: Cần phải đưa ra quyết định bắt buộc mang tính quản lý đối với doanh nghiệp, cơ quan, toàn thể và các hộ kinh doanh khi thanh toán phải thông qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Để nâng cao công tác quản lý của nhà nước, thông qua tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước tại Ngân hàng, nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiền cung ứng trên thị thường. Mặt khác, còn lấp đi khe hở cho một số kẻ tham ô, lợi dụng, bòn rút tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
+ Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích vốn đầu tư và thuế cho hệ thống Ngân hàng trong thời gian đầu thực hiện hiện đại hoá, các dự án của Ngân hàng như trung tâm thanh toán thẻ, séc…
Ngoài ra, Nhà nước cần phải có biện pháp buộc các đối tượng như các đơn vị bán hàng hoá và cung ứng các dịch vụ thiết yếu đặc biệt là các doanh nghiệp như Bưu điện, Công ty cấp thoát nước, Sở điện lực, cơ quan Thuế…phải mở tài khoản tại Ngân hàng từ đó các doanh nghiệp sẽ khống chế được người mua, yêu cầu người mua thanh toán bằng chuyển khoản và áp dụng hình thức UNT.
Đối với người dân, Chính phủ nên có quy đinh bắt buộc phải mở tài khoản cá nhân tại. Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng. Quy định những món giá trị cao là bao nhiêu trong thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ thì phải thanh toán bằng chuyển khoản, UNT, séc hoặc bằng các hình thức TTKDTM khác. Để làm được điều này trong cả nước thi trước tiên Ngân hàng nên thử nghiệm ở một số thành phố, thị xã lớn. Bên cạnh sự bắt buộc, nhà nước phải có sự chỉ đạo, tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và thấy rõ được tác dụng của chính sách này. Bước đầu nên có giải pháp khuyến khích về kinh tế như: Không thu phí các khoản thanh toán nhỏ, giảm thuế thu nhập và VAT trong thời gian đầu…Ngân hàng nhà nước cần rà soát lại tất cả các chế độ thể lệ thanh toán để loại bỏ hẳn các quy định , các công cụ thanh toán không còn phù hợp như thư tín dụng ( Vì đã từ lâu khách hàng không sử dụng hình thức thanh toán này do việc quy định khá phức tạp, thủ tục luân chuyển chứng từ rườm rà, tốc độ thanh toán chậm gây đọng vốn cho khách hàng) hoặc cần quy định lại cho phù hợp, thông thoáng hơn. Mặt khác Ngân hàng nhà nước cần phải ban hành các chế độ một cách đồng bộ, tạo khuôn khổ để hình thành các hình thức thanh toán mới.
- Ngân hàng Nhà nước phải có kế hoạch và biện pháp tiếp nhận các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, đặc biệt là của WB và sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ công cuộc đổi mới công nghệ Ngân hàng. So với các Ngân hàng nước ngoài thí vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam còn rất thấp, do vậy nếu không có nguồn tài trợ giúp đỡ từ bên ngoài thì khó có thể cạnh tranh, đứng vững và phát triển được.
- Ngân hàng Nhà nước cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa về công tác thanh toán điện tử bao gồm cả thanh toán chuyển tiền điện tử và thanh toán bù trừ điện tử. áp dụng triệt để kỹ thuật công nghệ tin học trong cả hai loại hình này nhằm tăng tốc độ chuyển tiền nhanh hơn, kịp thời hơn cho nhu cầu của khách hàng và nhu cầu tái sản xuất nền kinh tế.
- Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện quy chế, mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ đối với hình thức thanh toán Thẻ. Vì đây là một hình thức thanh toán rất có khả thi trong tương lai.
2. Với NHNo & PTNT Việt Nam.
NHNo & PTNT Việt Nam cần thực hiện nối mạng vi tính giữa các NHNo & PTNT của tỉnh, thành phố với nhau để giao dịch trực tiếp, rút ngắn thời gian thanh toán. Mặt khác hỗ trợ các NHNo tỉnh, thành phố nói chung và NHNo & PTNT Hà Tây nói riêng về công nghệ tin học và công tác kế toán để từng bước thực hiện nối mạng giữa Ngân hàng với khách hàng, trước hết là với các khách hàng lớn, có uy tín để thực hiện việc giao dịch tại nhà.
- NHNo & PTNT Viêt Nam giúp đỡ NHNo & PTNT Hà Tây về việc đào tạo cán bộ không những về trình độ nghiệp vụ mà còn cả về tin học và ngoại ngữ để NHNo Hà Tây tự tin hơn khi sử dụng các hình thức thanh toán mới và hiện đại.
- Về lượng vốn tại NHNo Hà Tây thay đổi rất bấp bênh, có những lúc Ngân hàng thừa vốn rất nhiều do khách hàng đến gửi tiền và khách hàng đến trả tiền vay. Nên những lúc đó Ngân hàng bị đọng vốn và số tiền đó phải nằm tại Ngân hàng mất vài ngày thậm chí vài tuần vì chưa tìm được đối tác để đầu tư, nên vô hình dung Ngân hàng đã mất một lượng tiền chi phí cơ hội. Bên cạnh đó, lại có lúc thiếu vốn trầm trọng vì do khách hàng đến rút tiền và do khách hàng đến vay tiền để đầu tư. Những lúc như thế đã làm ban lãnh đạo của Ngân hàng rất bối rối vi phải làm sao để “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” và giữ uy tín cho Ngân hàng. Vậy NHNo & PTNT Việt Nam cần trợ giúp NHNo & PTNT Hà Tây về vấn đề điều hoà vốn để Ngân hàng có thể vượt qua những lúc khó khăn nhất và tránh những rủi ro xảy ra.
3. Với cơ quan chính quyền địa phương.
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và hoạt động TTKDTM của NHNo Hà Tây nói riêng có thể phát triển hay không là nhờ vào sự quan tâm, chỉ đạo của HĐND - UBND tỉnh Hà Tây. NHNo Hà Tây có thể phát triển được như ngày hôm nay cũng là nhờ vào sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, đã tạo môi trường thuận lợi để NHNo đạt được các mục tiêu đề ra. Nhưng để NHNo hoàn thannhf tốt hơn nhiệm vụ của mình thì các cấp Đảng uỷ và chính quyền địa phương cần phải xem xét một số vấn đề sau:
- Việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Hà Tây còn chưa tốt, nên đã ảnh hưởng đến việc sản xuất hàng hoá trong nước. Mặt khác, chưa có chính sách hữu hiệu kích thích hàng hoá xuất khẩu. Trong khi đó, tỉnh Hà Tây lại có rất nhiều tiềm năng về những mặt hàng có thể xuất khẩu- như : Mây tre đan, thảm ren, lụa... Qua đó tỉnh Hà Tây có thể đưa ra những phương án phát triển vững chắc và bền lâu về những mặt hàng đó cùng với sự kết hợp của NHNo để đưa nền kinh tế tỉnh Hà Tây ngày càng vững mạnh.
- Yêu cầu các Công ty xuất nhập khẩu phải mở tài khoản tại Ngân hàng để tránh tình trạng mua hoá đơn giả, lập công ty ma để được hoàn thuế.
- Sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, quy hoạch các khu công nghiệp để đưa ra các chính sách hợp lý khuyến khích thu hút vốn đầu tư.
- Có những biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội và boả vệ an toàn cho Ngân hàng.
Tóm lại: Khi mà khối lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống thì tất yếu thanh toán qua Ngân hàng (TTKDTM) sẽ tăng lên, các phương tiện TTKDTM sẽ được sủ dụng rộng rãi hơn. Mặt khác, sử dụng hình thứcTTKDTM còn góp phầnchống tham nhũng và giảm chi phí cho xã hội. Do vậy, rất mông được sự ủng hộ của Chính phủ và các ban ngành có liên quan giúp đỡ Ngân hàng nói chung và NHNo Hà Tây nói riêng để hình thức TTKDTM ngày càng phát triển.
Kết luận
Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế tập thểthì TTKDTM cũng có sự chuyển đổi theo chiều hướng đi lên và giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng.
Trong những năm gần đây, công tác TTKDTM của Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT Hà Tây nói riêng đã đạt được những kết quả đáng mừng ( thể hiện ở doanh số cũng như tốc độ tảng trưởng của TTKDTM). Điều này chứng tỏ, TTKDTM ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng – Với hình thức này khắc phục được những hạn chế của tiền tệ bằng tiền mặt, góp phần đẩy mạnh tốc độ ,đảm bảo an toàn tiện lợi cho các bên tham gia.
Tuy nhiên,so với các nước trong khu vực và trên toàn Thế giới thì tỷ lệ này còn rất thấp; Xuất phát từ những nguyên nhân : Có những nguyên nhân từ phía Nhà nước. Có những nguyên nhân từ phía Ngân hàng và khách hàng guyên nhân này từ đó đưa ra hướng giải quyết là nhiệm vụ trước mắt và lâu daì của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành Ngân hàng.
Tin tưởng trong thời gian tới, hệ thống TT của ngành Ngân hàng sẽ phục vụ được khách hàng tốt hơ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng để có thể vững chắc trên bước đường hội nhập với hệ thống Ttcủa Ngân hàng các nước trong khku vực.
Xuất phát từ tình hình thực tế của hoạt động Ngân hàng em mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình.Tuy nhiên, với thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế do đó bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ NHNo Hà Tây để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Luyện và cán bộ NHNNo Hà Tây đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29704.doc