Lời mở đầu
Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững trước hết phải được đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư. Vậy vốn đầu tư cho nền kinh tế có thể được cung cấp từ những nguồn nào? Đó là: vốn tự có của chủ đầu tư; vốn từ Ngân sách Nhà nước; vốn đầu tư từ nước ngoài; vốn vay ngân hàng…
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế – xã hội của nước ta, có thể nói nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng là nguồn vốn quan trọng nhất. Các ngân hàng thương mại đã và đang góp một phần rất lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hóa
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, ở nước ta, gói gọn trong thập niên mà chúng ta đang sống, sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống hợp tác xã tín dụng, sự ra đi của một số NHTM cổ phần và ngay cả một số NHTM quốc doanh nếu không có sự “nâng đỡ” từ phía Nhà nước thì chắc gì đã tồn tại được. Nhưng rõ ràng những sự “nâng đỡ” như thế không phải là giải pháp tối ưu, đặc biệt là khi nước ta tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới. Những bài học xương máu từ những Epco- Minh Phụng, Tamexco… ở trong nước hay các cuộc sụp đổ ngân hàng trong khu vực chỉ vừa mới xảy ra gần đây khiến chúng ta không thể không quan tâm đến việc khắc phục những tồn tại yếu kém nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các NHTM. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc xây dựng một nền kinh tế vững mạnh năng động.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường và thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh, một ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong cho vay trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhận thấy những vấn đề còn tồn tại trong tín dụng trung và dài hạn, em quyết định chọn đề tài :“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh nói riêng và các NHTM nói chung.
Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Kiều Đức Thiện và tập thể CBCNV trong Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh, bản thân em cũng hết sức cố gắng, nhưng do trình độ lý luận và thực tiễn có hạn mà đây lại là một lĩnh vực phức tạp nên Chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được quan tâm góp ý của các thầy cô giáo cũng như các CBCNV Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này.
Chuyên đề có kết cấu như sau:
Chương I : Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Chương II : Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh.
Chương I : Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
I.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
I.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.
Khái niệm tín dụng được sử dụng từ rất sớm trong đời sống xã hội loài người. Tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là quan hệ vay mượn có hoàn trả. Hay có thể định nghĩa một cách chính xác: “Tín dụng là quá trình chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một tổ chức hay cá nhân này cho một tổ chức hay cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả”.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế. Đối tượng vay mượn trong quan hệ tín dụng ngân hàng là tiền tệ.
Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng các hình thức: Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế-xã hội, cá nhân và phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu… Khi các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần được bổ sung vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, ngân hàng sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó bằng nguồn vốn mà mình đã huy động được.
Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở khách quan để hình thành nên chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở nơi này, trong khi ở nơi khác lại thiếu vốn. Hiện tượng thừa thiếu phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu, trong khi quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó.
I.1.2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đã được thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia. Thời kỳ mà nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao cấp thì tín dụng ngân hàng chỉ là một công cụ cấp phát thay Ngân sách. Ngày nay, vai trò của tín dụng ngân hàng phải thực sự được sử dụng là một đòn bẩy kinh tế, là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ đối với nền kinh tế.
Tín dụng trung và dài hạn là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên tham gia dựa trên nguyên tắc cùng có lợi. Như vậy rõ ràng việc tham gia vào quan hệ tín dụng này là hoàn toàn tự nguyện và nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia là ngân hàng và khách hàng. Không chỉ có vậy, ngân hàng và doanh nghiệp là hai chủ thể quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hai chủ thể này sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Ngày nay với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các NHTM , ta có thể thấy tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự vận hành của một nền kinh tế, trong đó tín dụng trung và dài hạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Tóm lại, việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là cần thiết khách quan, nó đem lại lợi ích cho cả ba chủ thể là ngân hàng , doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.
* Đối với ngân hàng: Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất của một NHTM, nó chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng và đây là khoản mục đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Thu nhập từ tiền cho vay được biểu hiện dưới dạng tiền lãi cho vay và phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn của khoản vay theo nguyên tắc thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vay càng lớn. Chính vì thế nếu một ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn thì điều đó có nghĩa rằng ngân hàng đã làm tăng thu nhập của mình. Tuy nhiên đối với các khoản vay có thời hạn dài thì rủi ro tiềm ẩn cũng càng cao và đó là lý do vì sao mở rộng quy mô phải luôn đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng.
Hơn nữa, việc đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng trung và dài hạn cũng đem lại cho ngân hàng một vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường. Khả năng mở rộng tín dụng trung và dài hạn thể hiện tiềm lực mạnh về vốn của ngân hàng, chất lượng tín dụng cao thể hiện năng lực quản lý của lãnh đạo, năng lực chuyên môn của cán bộ ngân hàng. Điều đó sẽ tạo nên uy tín ngày càng cao cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi ngân hàng đầu tư tín dụng trung và dài hạn trong doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thì thường hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với ngân hàng, mọi nhu cầu về vốn lưu động phục vụ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu thanh toán bảo lãnh, tư vấn của doanh nghiệp đều qua ngân hàng nhờ vậy ngân hàng có thể tăng thêm thu nhập cho mình. Còn đối với các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất nhu cầu về vốn lưu động cho các chu kỳ sản xuất sau đó sẽ tăng lên và như vậy tín dụng ngắn hạn và các dịch vụ của ngân hàng sẽ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn và vì thế thu nhập của các NHTM sẽ được tăng thêm.
* Đối với doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường ở mỗi thời kỳ nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp luôn là một đòi hỏi cấp thiết. Các doanh nghiệp mới thành lập thì cần vốn để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, kho bãi và đáp ứng một phần vốn lưu động. Các doanh nghiệp đang hoạt động thì luôn có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng sản xuất khi gặp cơ hội kinh doanh thuận lợi. Để làm được điều đó có doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lớn và thời gian sử dụng tương đối dài. Mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đó của mình, song một trong những nguồn quan trọng nhất thường được các doanh nghiệp sử dụng là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện đang phát triển của Việt Nam nhu cầu cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Trong khi đó nguồn vốn tự tích lũy của các doanh nghiệp lại rất thấp, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư rất dồi dào nhưng việc đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp còn khá xa lạ đối với họ, thị trường chứng khoán đã ra đời song mới chỉ ở thời kỳ sơ khai nên là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Trong điều kiện như vậy thì vốn tín dụng ngân hàng là một sự lựa chọn hiệu quả nhất.
Trong môi trường nền kinh tế cạnh tranh gay gắt các chủ thể kinh doanh luôn phải chủ động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp để làm cho sản phẩm có được chỗ đứng trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Do đó vấn đề đầu tư cho phát triển sản xuất được đưa ra như một yêu cầu bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Mục đích của tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp là đầu tư vào mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại, tức là đầu tư theo chiều sâu nên ta có thể thấy tác động trực tiếp của tín dụng trung và dài hạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hình thành từ vốn vay dài hạn sẽ được cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa làm cho năng suất lao động được nâng cao, giảm giá thành sản phẩm, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra có sức hấp dẫn thu hút khách hàng sẽ thúc đẩy chiếm lĩnh thị trường. Từ đó làm tiền đề cho việc tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp.
* Đối với nền kinh tế: Nền kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ, dù đó là một quốc gia chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển đều rất cần thiết. Đối với các nước chậm phát triển hoạt động đầu tư chủ yếu là theo chiều rộng dưới hình thức xây dựng mới, các nước phát triển thì chủ yếu đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại hóa, còn các nước đang phát triển thì cần phải kết hợp đầu tư vừa theo chiều rộng vừa theo chiều sâu. Nhưng dù là đầu tư theo cách nào thì cũng đều cần đến nguồn vốn và phải là nguồn vốn trung và dài hạn.
Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư này có thể khai thác từ nhiều kênh khác nhau trong đó kênh tín dụng ngân hàng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế, tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đã thu hút những nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, từ đó phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế. Phát triển tín dụng trung và dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, giảm các khoản bao cấp từ Ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần giảm bớt thâm hụt Ngân sách, hơn thế nữa hiệu quả mang lại cũng tỏ ra cao hơn. Bởi lẽ đồng vốn lúc này đã gắn kết chặt chẽ quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng cũng như doanh nghiệp xin vay vốn. Đối với ngân hàng để bảo toàn vốn nên mỗi dự án xin vay ngân hàng sẽ phải xem xét kỹ lưỡng tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định cho vay. Ngay cả sau khi đã giải ngân các ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay để có biện pháp điều chỉnh kịp thời trước những vấn đề nảy sinh và trong các trường hợp cần thiết các ngân hàng còn phải tư vấn cho doanh nghiệp, đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp cho việc đảm bảo an toàn và sinh lời của vốn vay. Về phía các doanh nghiệp lãi suất tín dụng trung và dài hạn là một chi phí khá lớn, do vậy các doanh nghiệp cũng sẽ phải tính toán kỹ lưỡng để sử dụng vốn vay một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Vì vậy tín dụng trung và dài hạn là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó tín dụng trung và dài hạn cũng có thể được sử dụng như một công cụ tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo những định hướng có lợi nhất. Thông qua việc mở rộng cho vay đối với những lĩnh vực cần khuyến khích và hạn chế cho vay đối với những lĩnh vực không cần đẩy mạnh, các ngân hàng đã tham gia tích cực vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế một cách chủ động và tích cực.
Đối với Việt Nam do xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên nền kinh tế nước ta gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc Công nghiệp hóa _ Hiện đại hóa. Trước mắt là nhu cầu về vốn nhất là vốn trung và dài hạn để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ hợp lý, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực trong thời gian qua đã cho thấy việc quá lạm dụng vào vốn nước ngoài sẽ đưa đất nước đến những biến động về tài chính tiền tệ không thể kiểm soát nổi. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong nước nên tại Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “ Vốn nước ngoài là quan trọng, vốn trong nước là quyết định” . Đối với nguồn vốn trong nước thì nguồn vốn cấp phát từ Ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp, không thể đầu tư dàn trải cho nhiều lĩnh vực mà chủ yếu tập trung xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và một số công trình công nghiệp lớn. Nguồn vốn tự tích lũy của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quá nhỏ bé, không thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất. Chỉ có nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là khá dồi dào song việc huy động được nguồn vốn này lại không phải là dễ dàng. Các hình thức đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp vẫn còn rất xa lạ với đại bộ phận công chúng. Thị trường chứng khoán mới ra đời và chưa phát triển hoàn thiện do đó việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu gặp phải nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó thì hiện tại và thời gian tới vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò quyết định cho tiến trình Công nghiệp hóa_ Hiện đại hóa đất nước. Vì vậy mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là điều kiện cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
I.1.3. Các loại hình tín dụng chủ yếu trong ngân hàng.
Trong quản lý tín dụng Ngân hàng, các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức khác nhau để phân loại tín dụng. Sau đây là các cách phân loại cụ thể:
ă Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn, tín dụng được phân làm 3 loại: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
ãTín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân trong xã hội.
ã Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
ã Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
ă Thứ hai, căn cứ vào đối tượng của tín dụng ta có 2 loại: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.
ã Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế. Cụ thể, nó bao gồm các khoản cho vay để dự trữ hàng hoá đối với các xí nghiệp thương nghiệp, cho vay để mua phân bón, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp…Tín dụng này thường dược sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời.
ã Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định. Thường được dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và các công trình mới. Thời hạn cho vay đối với loại này là trung và dài hạn.
ă Thứ ba, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được phân làm 2 loại: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá; Tín dụng tiêu dùng.
ã Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Cấp phát cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá.
ã Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: Mua sắm nhà cửa, xe cộ, hàng hoá và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày…Loại tín dụng này được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc hàng hoá (bán chịu). Việc cấp tín dụng bằng tiền do các Ngân hàng, quỹ tiết kiệm, HTX tín dụng…cấp, còn hình thức bán chịu hàng hoá do các công ty, cửa hàng thực hiện.
I.2.Chất lượng tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
I.2.1.Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng.
I.2.1.1.Chất lượng tín dụng Ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh là một tất yếu khách quan không thể tránh khỏi, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt trên 3 phương diện chủ yếu: Chất lượng, số lượng và giá cả, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm như: “Chất lượng là phù hợp với mục đích sử dụng” hoặc “là một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp, phù hợp với thị trường”, hay theo Hiệp hội về tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là “năng lực của một sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng”.
Với cách đề cập vấn đề đề như vậy, ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và người vay tiền ) trong quan hệ tín dụng đồng thời đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua sự phát huy hiệu quả của phương án được hình thành bằng đồng tiền vay hay hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
* Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí dịch vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển.
* Xét trên góc độ lợi ích kinh tế của khách hàng thì khoản tín dụng có chất lượng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng.
* Đối với nền kinh tế, khoản tín dụng có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tiêu dùng hợp pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất lưu thông hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế xã hội.
I.2.1.2. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn trong ngân hàng.
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn cũng không nằm ngoài khái niệm chất lượng tín dụng nói chung. Có thể hiểu chất lượng tín dụng trung và dài hạn là vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ mà phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội tạo ra được thu nhập để trang trải mọi chi phí và có lợi nhuận, phù hợp với các điều kiện kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội nói chung.
Tuy nhiên khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một khái niệm tương đối nó vừa cụ thể ( thể hiện thông qua một số chỉ tiêu định lượng như dư nợ, nợ quá hạn…) lại vừa trừu tượng ( thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế…) Hơn nữa, chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
I.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.
* Đối với Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mang tính chất sống còn đối với hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là ở Việt Nam, bởi ngoài hoạt động tín dụng thì các dịch vụ khác trong hệ thống NHTM của chúng ta chưa triển khai hết, hoặc chưa có hiệu quả. Thông thường ở ngân hàng các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 60% thu nhập còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến 90% tổng thu nhập của ngân hàng. Thực tế cho thấy, kinh doanh trong lĩnh vực này chứa đựng rất nhiều rủi ro, những rủi ro trong lĩnh vực này đều đưa đến những thiệt hại nặng nề, thậm chí phá sản. Lý do là các khoản tiền vay chiếm tới hơn 70% tài sản có nhưng lại kém lỏng hơn so với các tài sản khác bởi việc chuyển chúng sang tiền mặt là rất phức tạp và tốn kém ngay cả khi đã đến hạn. Mặt khác, ngân hàng lại không thể loại trừ hết những rủi ro trong hoạt động của mình mà chỉ có thể bằng những biện pháp đồng bộ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra, đảm bảo an toàn nguồn vốn.
Do vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là tất yếu khách quan trong hoạt động của ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống NHTM Việt Nam.
* Đối với chủ thể vay vốn:
* Đối với nền kinh tế: Với chức năng là người đi vay để cho vay, Ngân hàng huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế-xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Các Ngân hàng đóng vai trò là người phân phối lại vốn tiền tệ, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Tín dụng Ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Tín dụng Ngân hàng tác động tới hiệu quả sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, góp phần dịch chuyển cơ cấu ngành, thực hiện đầu tư chiều sâu và chiều rộng, hình thành nên các ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực. Làm tốt công tác tín dụng là động lực cho nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh. Ngược lại, nếu làm không tốt công tác tín dụng sẽ dẫn tới hậu quả không lường cho ngành ngân hàng và cho cả nền kinh tế.
I.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng:
I.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng:
* Tổng nguồn vốn huy động : cho biết tổng nguồn tiền ngân hàng huy động được trong nền kinh tế. Đây là cơ sở để ngân hàng phát triển quy mô hoạt động của mình, là cơ sở để đánh giá uy tín của ngân hàng với người gửi tiền.
* Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng nguồn huy động : bởi mỗi loại tiền gửi có lãi suất khác nhau nên chỉ tiêu này cho biết kết cấu của nguồn vốn huy động để từ đó xác định mặt yếu, mặt mạnh của ngân hàng trong kinh doanh. Nếu ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, ngân hàng nào có tỷ lệ tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn.
* Tổng dư nợ: cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít. Nếu khách hàng vay nhiều, tức là ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp được nhiều dịch vụ đa dạng phong phú, tham gia vào nhiều nghiệp vụ thanh toán.
I.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn:
Tín dụng trung và dài hạn là một thành phần của tín dụng ngân hàng nên áp dụng nhóm chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng nêu trên ta có những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn như sau:
ă Chỉ tiêu dư nợ : Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn so với tổng dư nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ càng lớn thì ngân hàng cho vay được càng nhiều và ngược lại. Việc sử dụng chỉ tiêu này chỉ là tương đối trong một thời điểm cụ thể nào đó.
ă Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn khó đòi trung và dài hạn
Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ quá hạn khó đòi so với tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Chất lượng tín dụng càng cao thì chỉ tiêu này càng nhỏ và ngược lại chất lượng tín dụng kém, rủi ro lớn khi chỉ tiêu này lớn.
ă Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn
Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào ( lãi suất huy động ) và thu lãi đầu ra.
Đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng phải đánh giá cả lợi nhuận mà tín dụng đó mang lại cho ngân hàng. Lợi nhuận tín dụng trung và dài hạn
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho thấy rõ vai trò, vị trí của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động của ngân hàng. Chất lượng tín dụng càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn.
I.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng:
Có thể nói, hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế là rất nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ trong hay ngoài đều ảnh hưởng tới cả hệ thống. Do vậy, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng trong ngân hàng đòi hỏi phải tiến hành phân loại các nhân tố có tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, làm trong sạch, lành mạnh hệ thống ngân hàng.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộp chung lại có thể phân thành 4 nhóm nhân tố chính như sau:
I.2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế:
Xét một cách tổng thể, nền kinh tế ổn định là điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Bởi nền kinh tế ổn định là nền kinh tế mà trong đó lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành tốt, có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng đúng hạn ( cả gốc và lãi ). Do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp đầu tư và tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng, thậm chí không thu hồi được vốn hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm sút mạnh cả về quy mô và chất lượng.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Lợi tức ngân hàng thu được trong hoạt động tín dụng luôn bị giới hạn bởi lợi nhuận doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng. Nếu các ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay quá cao, lợi nhuận mà các doanh nghiệp làm ra không đủ để trang trải thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khi đó, hoạt động tín dụng ngân hàng không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, và tất nhiên chất lượng tín dụng cũng bị giảm sút.
Ngoài những biến động về lãi suất thị trường thì những biến động về tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực đã cho thấy sự mất giá của đồng tiền có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến chất lượng tín dụng ngân hàng nói riêng và hoạt động của các NHTM nói chung.
I.2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng được hiểu là một hệ thống luật và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Thực tiễn kinh tế thị trường hàng trăm năm qua có đủ cơ sở để kết luận rằng pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật là hàng rào pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, cá nhân… Vì vậy nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng ngân hàng: quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận; quy chế, quy trình tín dụng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển lành mạnh, phát huy vai trò đối với nền kinh tế xã hội, bảo vệ bình đẳng quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định của pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, ở nước ta môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ.
* Điều kiện cho vay là cần phải có tài sản thế chấp trong khi đó chúng ta chưa có luật về sở hữu nên không có cơ quan nào chịu cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình dịch chuyển tài sản. Còn đối với doanh nghiệp Nhà nước, chỉ thị 178 ngày 29/02/1999 của Chính phủ, thông tư 06 ngày 04/04/2000 của Ngân hàng Nhà nước vẫn là thế chấp, nhưng dù văn bản đã có hiệu lực từ lâu nhưng Cục quản lý vốn vẫn chưa chịu xác nhận tài sản và cơ quan công chứng thì chưa có chủ trương do vậy vẫn còn ách tắc không có cơ quan nhận đăng ký tài sản thế chấp.
* Các quy định pháp luật kế toán t._.hống kê, kiểm toán chưa đủ khả năng và hiệu lực buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê kiểm toán chính xác và kịp thời ( hiện nay mới bắt buộc với doanh nghiệp Nhà nước ). Trên thực tế có đến 50% khách hàng không thực hiện đúng quy định của Nhà nước về kế toán thống kê, số liệu làm căn cứ cho vay lại không đúng số liêu thật dẫn đến rủi ro.
* Tín dụng thương mại ( mua bán chịu) đang trở thành phổ biến trong giao dịch thương mại nhưng chưa có những chế định về lưu thông kỳ phiếu thương mại nên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn công nợ dây dưa, lừa đảo, trốn thuế, sử dụng vốn vay ngân hàng sai mục đích, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát.
Có thể khái quát một số mặt hạn chế trong môi trường pháp lý cho hoạt động của các NHTM như: hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, quá rườm rà, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác và đặc biệt là xa rời thực tế dẫn tới rất khó áp dụng. Đồng thời sự thay đổi chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các NHTM.
I.2.4.3. Những nhân tố về phía ngân hàng:
Đây là những nhân tố thuộc về phía ngân hàng, có liên quan đến sự phát triển của ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng mà ta có thể liệt kê ra như sau:
* Chính sách tín dụng : Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng có hợp lý hay không.
* Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng, trong hệ thống ngân hàng cũng như giữa các ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý…sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản vốn huy động và các khoản vốn cho vay. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng. Tổ chức ngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp chính là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
* Trình độ lao động: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ lao động ngày càng cao để xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức, tinh thần trách nhiệm tâm huyết với nghề và giỏi về chuyên môn: năng lực thẩm định dự án vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay ngay từ khi tiến hành giải ngân cho đến khi thanh lý xong hợp đồng tín dụng…sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu trình khép kín của một khoản tín dụng.
* Quy trình nghiệp vụ ( quy trình tín dụng ) : quy trình nghiệp vụ bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào thực hiện tốt những quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.
* Thông tin tín dụng: một nhân tố nữa không thể bỏ qua đó là vấn đề thông tin tín dụng. Trong các quan hệ tín dụng, các bên tham gia thường không hiểu biết đầy đủ chính xác về nhau để có những quyết định đúng đắn. Người đi vay thường chủ động hơn người cho vay trong vấn đề dự đoán rủi ro kèm theo dự án đầu tư. Sự không cân bằng thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng.
Để nâng cao được chất lượng tín dụng các ngân hàng phải vượt qua những vấn đề về lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Muốn vậy các ngân hàng phải có thông tin tín dụng tốt, từ nhiều nguồn đáng tin cậy để đưa ra những quyết định phù hợp. Do vậy thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
* Kiểm soát nội bộ: đây là biện pháp giúp ban lãnh đạo ngân hàng có được những thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được mục tiêu đã định. Hoạt động kiểm soát bao gồm:
ã Kiểm soát chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay.
ã Kiểm tra định kỳ do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm toán kế toán và các nghiệp vụ có liên quan đến kế toán cho vay.
Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác kiểm soát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
* Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng:
Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng:
ã Phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được.
ã Giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
Như vây, trang thiết bị cũng là một nhân tố không thể thiếu được trong việc cải tiến chất lượng tín dụng.
I.2.4.4. Nhóm nhân tố thuộc phía khách hàng:
Để đảm bảo cho khoản tín dụng được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì vai trò của khách hàng là hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ các khoản vốn vay ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng.
Những nhân tố thuộc phía khách hàng bao gồm:
* Trình độ, năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp: trong điều kiện trình độ sản xuất phát triển, nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đổi, môi trường cạnh tranh gay gắt, với những nguồn lực hạn chế thì ra quyết định trong kinh doanh càng khó, đòi hỏi người lao động mà đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo phải thực sự có đủ năng lực cả năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi thì sẽ không thể xảy ra thua lỗ, phá sản, qua đó tích cực tác động tới chất lượng tín dụng ngân hàng.
* Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những thuận lợi, khó khăn trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lược, kế hoạch mở rộng, thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh hợp lý là tiền đề cho sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy, khi doanh nghiệp đệ đơn xin vay vốn, các ngân hàng luôn đòi hỏi họ phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. Bởi đó là cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp và là tiêu chí để ngân hàng theo dõi xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay vào đúng mục đích ban đầu hay không.
* Tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và hoạt động Marketing một cách khoa học linh hoạt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm được nhiều người biết đến… là cơ sở nền tảng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Một khi sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận tăng vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn.
* Vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp: vốn vay ngân hàng chỉ đóng vai trò hỗ trợ còn nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp chính là vốn tự có của doanh nghiệp.
* Tư cách đạo đức của khách hàng: Tư cách đạo đức của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng được xét trên phương diện khách hàng đó có ý muốn trả nợ vay ngân hàng hay không. Trong nhiều trường hợp, người vay có ý định lừa đảo, chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ. Điều này đã và đang gây ra cho ngân hàng rất nhiều rủi ro.
I.2.4.5. Nhóm nguyên nhân khác:
Ngoài những nhóm nhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng ngân hàng nêu trên, còn có những nhân tố khác mà ảnh hưởng của chúng cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Đó là những nguyên nhân không mong đợi ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng như thiên tai, hỏa hoạn,… do vậy, để hạn chế một cách thấp nhất rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả của vốn tín dụng thì mỗi ngân hàng nên đa dạng hóa các loại hình cho vay và nhất thiết phải phân tán rủi ro bằng cách không đầu tư vốn vay quá lớn vào một khách hàng hay một lĩnh vực kinh tế mà nên trải rộng vốn đầu tư khắp các ngành nghề và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Qua việc xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ta thấy tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện pháp lý của từng nước mà những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Vấn đề là ở chỗ phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng.
I.2.5. Quản lý chất lượng tín dụng ngân hàng:
I.2.5.1. Mục đích của quản lý chất lượng: trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận và sự an toàn vốn được đặt lên hàng đầu, để đạt được điều đó, ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và người vay tiền ), đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới sự an toàn vốn. Trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn trong thu hồi vốn thông qua sự phát huy có hiệu quả các phương án được hình thành bằng đồng vốn vay hay hạn chế rủi ro, tăng trưởng lợi nhuận, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
I.2.5.2. Yêu cầu của quản lý chất lượng tín dụng: chất lượng tín dụng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. để làm được điều đó, ngân hàng phải quản lý tốt chất lượng tín dụng thông qua việc thực hiện tổ chức tốt công tác tổ chức, yêu cầu trình độ nghiệp vụ, hoàn thiện quy trình tín dụng, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các thể lệ tín dụng nhằm từng bước hoàn thiện công tác tín dụng.
I.2.5.3. Quản lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng có thể được hiểu một cách đơn giản là hiệu quả của việc cho vay ( hay đầu tư, bảo lãnh ) mang lại, là khả năng thu hồi đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi hoặc phí theo dự định. Hiệu quả và khả năng thu nợ càng lớn thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác rủi ro, thất thoát tín dụng càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao. Điều đó có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng tín dụng phải giảm thiểu được rủi ro. Mỗi ngân hàng cần quản lý tốt và có biện pháp phòng ngừa rủi ro đáp ứng được các yêu cầu sau :
Một là, quản lý tốt rủi ro tín dụng phải đạt yêu cầu an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Hai là, hạn chế rủi ro tín dụng nhưng trên cơ sở phải mở rộng thị phần trong nền kinh tế thị trường.
Ba là, quản lý phải đảm bảo tính lành mạnh của các khoản tín dụng.
Bốn là, quản lý rủi ro tín dụng phải trên cơ sở tuân thủ các quy định của Ngành Ngân hàng và pháp luật.
Phục vụ đầu tư, phát triển .
Mặc dù thời gian qua nên kinh tế của chúng ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực, song ban Giám đốc cũng như toàn thể đội ngũ CBCNV trong chi nhánh bằng sự nhanh nhạy, khéo léo đã hoàn thành tốt kế hoạch nguồn vốn mà NHĐT & PT Việt Nam giao, đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay và thanh toán của khách hàng. Điều này còn chứng tỏ lòng tin của dân cư và các tổ chức kinh tế đối với NHĐT & PT Quảng Ninh ngày càng tăng, tạo nền tảng vững chắc cho Ngân hàng trong việc mở rộng quy mô hoạt động của mình, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
2. Sử dụng vốn.
Bên cạnh vai trò của công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn có ý nghĩa sống còn đối với Ngân hàng. Bởi vì mọi khoản lợi nhuận mà Ngân hàng thu được là từ công tác sử dụng vốn.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh với truyền thống phục vụ cho vay trong lĩnh vực đầu tư và phát triển đã và đang góp phần tích cức vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Từ 1995, với định hướng tiếp tục đổi mới toàn diện, chuyển hẵn sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Ngân hàng thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp tích cực linh hoạt lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh đã kịp thời đầu tư cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Trong những năm từ 1998-2000 nền kinh tế của nước ta đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc hủng hoảng và lấy lại nhịp độ tăng trưởng như trước đây.
Đại bàn tính Quảng Ninh, tình hình kinh tế xã hội đã ổn định hơn, phát triển tương đối đồng đều các ngànhm các lĩnh vự và các vùng trong tỉnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành, các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh. Một số ngành, một số lĩnh vự phát triển đạt hiệu quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì vẫn còn tồn tại những khó khăn. Khả năng sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu các dự án đầu tư có tính khả thi để Ngân hàng cho vay, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, liên doanh thiếu việc làm còn nhiều… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NHĐT & PHáT TRIểN Quảng Ninh.
Thực hiện các giải pháp kích càu đầu tư tiêu dùng Chính phủ, chính sách mở rộg tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và bán sát chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ nông dân… NHĐT & PT Quảng Ninh đã tích cực chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, triển khai nhiều phương thức cho vay mới, mở rộg đầu tư tín dụng.. nhằm phá vở tình trạng “đóng băng” về vốn, đẩy được tốc độ tăng trưởng và nâng cao chât lượng tín dụng. Cụ thể là :
Bảng 2: Tổng dư nợ qua các năm 1998-2000
Đơn vị: Trđ
STT
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
1
Dư nợ ngăn hạn
Trong đó:- Trong hạn
-Quá hạn
163.476
159200
4.276
233.486
231.486
2.560
225.264
223.884
1.380
2
Dư nợ trung, dài hạn
Trong đó: - Trong hạn
- Quá hạn
214.180
211.177
3.003
200.568
198.814
1.754
267.941
263.982
3.959
Tổng dư nợ
377.656
434.054
493.337
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng – BL của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh năm 1998-2000)
Có thể thấy dư nợ cho vay của NHĐT & PT đang tăng một cách đều đặn: Năm 1998 là 377.656 Trđ, trong năm 1999 là 434.054 Tr.đ năm 2000 là 493.337 Tr.đ, tăng 13,65% so với năm 1999 và 30,63% so với 1998. Trong đó, dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, chất lượng cũng được đảm bảo. Riêng dư nợ trung, dài hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trong lớn trong tổng dư nợ của NHĐT & PT Quảng Ninh. Năm 1998 dư nợ trung, dài hạn là 214.180 Tr.đ; sang năm 1999, giảm xuống còn 200.568 Tr.đ, bằng 93,64% so với năm 1998. Đến năm 2000 dư nợ tín dụng trung, dài hạn tăng thêm 53.761 Tr.đ, tức là đạt 267.941 Tr.đ tương ứng với 25,10% so với năm 1998. Đây là kết quả của chính sách đa phương hoá khách hàng trên cơ sở duy trì và phát triển khách hàng truyền thống chuyên kinh doanh đầu tư trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Điều này cần nhận xét ở đây là chất lượng tín dụng nói chung và chất lượg tín dụng trung, dài hạn nói riêng qua các năm có phần giảm xuống. Đặc biệt là nợ quá hạn của vốn trung, dài hạn có xu hướng tăng lên như: Năm 1998 là 3003 Tr.đ, năm 1999 là 1754 Tr.đ và năm 2000 là 3.959 Tr.đ.
Để tìm hiểu nguyên nhân của sự giảm sút chất lượng tín dụng trung, dài hạn ta sẽ xem xét từng lĩnh vực hoạt động tín dụng của NHĐT & PT Quảng Ninh thời gian qua.
* Tín dụng thương mại:
Cùng với sự thay đổi cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, công tác tín dụng thương mại đươc coi là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh. Do xác định cho mình được bước đi đúng đắn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh như xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng và đặc biệt là việc sử dụng nhaỵ bén công cụ lãi suất trong điều hành hoạt động kinh doanh nên mặc dù đặc thù nền kinh tế trên địa bàn có những biến động tín dụng Ngân hàng, nhưng chi nhánh vẫn đạt được những kết quả cụ thể được thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yế sau:
Bảng 3: Hoạt động tín dụng Thương mại qua các năm 1998-2000
Đơn vị: Tr.đ
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Doanh số cho vay
341.171
461.118
638.322
Doanh số thu nợ
297.639
383.166
571.829
Tổng dư nợ TDTM
Trong đó: - Nợ quá hạn
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ quá hạn/ DNTDTM
182.043
5.335
5.177
2,93%
245.521
3.526
3.526
1,44%
312.013
1.641
1.641
0,53%
Tín dụng ngắn hạn
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ TDTM
Trong đó: - Nợ quá hạn
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ quá hạn/ nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn lưu động
335.052
294.565
163.476
4.276
4.276
2,61%
1,97 vòng
452.392
381.510
234.360
2.560
2.560
1,09%
2 vòng
553.462
562.557
225.264
1.380
1.380
0,61%
2,37 vòng
Tín dụng trung dài hạn
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ TDTM
Trong đó: - Nợ quá hạn
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ quá hạn/ nợ T&DH
6.119
3.074
18.567
1.059
1.059
5,7%
8.726
1.656
11.161
966
966
8,66%
84.860
9.271
86.749
261
261
0,30%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng qua các năm 1998-2000) Theo bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng Thương mại của NHĐT & PT Quảng Ninh thời gian từ 1998-2000 đạt kết quả rất tố. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ tín dụng Thương mại đều tăng trưởng. Chất lượng tín dụng Thương mại liên tục được nâng cao, thể hiện ở việc giảm nở quá hạn, nợ khó đòi.
Năm 1998, doanh số cho vay tín dụng Thương mại bằng VNĐ toàn chi nhánh là 341.171 Tr.đ, bằng 97,63% năm 1997. Cùng với công tác tín dụng phục vụ đầu tư phát triển, chi nhánh tiếp tục mở rộng khách hàng, tăng trưởng khối lượng tín dụng, tích cực thu nợ quá hạn, nợ khó đòi theo chủ trương chung về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Vốn tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn lưu động còn thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần tạo ra 1.303 Tỷ đồng giá trì sản lượng. tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống người liên doanh và phát triển kinh tế hộ gia định. Tuy nhiên đối với công tác tín dụng với nguồn vốn từ quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), quỹ tài chính nông thôn (RDF) nhiều chi nhánh còn chưa quan tâm đúng mức, chưa tích cực tìm kiếm dự án mặc dù các quỹ này có nhiểu thuận lợi như: lãi suất, thời hạn, mức phản quyết tại chi nhánh….
Trong cho vay, chi nhánh đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc kiểm tra xem xét các cơ sở pháp lý, nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả đồng vốn và đảm bảo đúng mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và của tỉnh. Song song với việc cho vay ra, chi nhánh đặc biệt quan tâm tới công tác thu nợ để đảm bảo tăng nhanh vòng quay vốn vay, tăng hiệu quả đồng vốn. Chỉ tiêu này được từng cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị trong việc thanh toán khối lượng đọng, tiền hàng đọng để thu nợ khi có nợ đến hạn.
Năm 1998 chi nhánh đã thu nợ được 297.639 Tr.đ giảm 6,12% so với năm 1997, chiếm 87,24% doanh số cho vay ra. Dư nợ tăng 31,33% so với năm 1997 chủ yếu là nợ quá hạn dân cư tồn đọng từ năm trước chuyển sang và của Xí nghiệp tư nhân Sơn Thuỷ, Công ty khoản sản Quảng Ninh chi nhánh II – Công ty xây dựng và chuyển giao kỹ thuật, Trạm đại diện Công ty Lương thực…
Sang năm 1999 do xác định cho mình được bước đi đúng đắn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh như xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khấu hao và đặc biệt là việc sử dụng nhạy bén công cụ lãi suất trong điều hành hoạt động kinh doanh nên dù đặc thù nền kinh tế trên địa bàn trong năm có những biến động không thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng, nhưng chi nhánh vẫn đặt những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác tín dụng Thương mại: Doanh số cho vay đạt 461.118 Tr.đ tăng 28,73% so 1998: Doanh số thu nợ đạt 383.166 Tr.đ tăng 28,73% so 1998: Dư nợ 245.521 Tr. đ tăng 34,87% so với năm 1998. Chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao thể hiện qua việc tỷ trọng nợ quá hạn/ Tổng dư nợ giảm mạnh so với năm 1998. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn/ Dư nợ tín dụng trung, dài hạn lại có xu hướng tăng so với năm 1998, mặc dù nợ quá hạn giảm.
Điểm nổi bật trong công tác tín dụng Thương mại năm 1999 của chi nhánh là chất lượng tín dụng được nâng lên đáng kể: Tăng trưởng tín dụng Thương mại đạt 40% so với đầu năm, vượt 20% so với mục tiêu đề ra; Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi đến 31/12/1999 giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm trước; vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 2 vòng, tăng 0,03 vòng so với năm 1998.
Chi nhánh liên tục có sự đỏi mới thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản, thuận tiện để thu hút khách hàng, bố trí cơ cấu vốn tín dụng của chi nhánh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và địa phương vốn tín dụng của chi nhánh đã góp phần giúp ngnàh tháo gỡ khó khăn, từng bước ổn định sản xuất. Đặc biệt là việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với ngành than xuống còn 0,7%/ tháng, thấp hơn lãi suất tuần 0,15%/ tháng.
Trong môi trường kinh tế xã hội của tỉnh năm 1999 có nhiểu biến động thì kết quả đạt được của chi nhánh càng khẳng định nỗ lực vượt bậc của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, vì nợ quá hạn, nợ khó đòi của chi nhánh chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể và một số doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành cơ khí ngành mà co cũng như các bộ ngành hữu quan đang tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Năm 2000 năm cuối cùng của thiên niên kỷ là năm mà hoạt động tín dụng Thương mại chi nhánh đạt kết quả cao nhất trong 3 năm từ 1998 đến 2000 doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và chất lượng tín dụng Thương mại đếu tăng vượt. Không chỉ tăng trưởng về số lượng và chất lượng tín dụng mà cơ cấu dư nợ cũng có sự thay đổi đáng kể. Dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng mạnh (đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể), tỷ trọng nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn được đẩy xuống dưới 1%.
Trong năm, chi nhánh đã tích cực tiếp cận các ban ngành, các chủ đầu tư, tìm kiếm các dự án trung, dài hạn để cho vay. Cụ thể chi nhánh đã thẩm định được 34 dự án của 25 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 225.497 Tr.đ
Trong đó đã ký hợp đồng tín dụng được 92.253 Tr.đ trên tổng số vốn các doanh nghiệp đề nghị cho vay là 160.531 Tr.đ; từ chối cho vay 43.590Tr.đ, số còn lại 24.196 Tr.đ cho hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục. Chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên điạ bàn, đồng thơì tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế của tỉnh bước vào thiên niên kỷ mới.
Qua một vài nét sơ lược về tình hình hoạt động tín dụng Thương mại tại chi nhánh NHĐT & PT Quảng Ninh thời gian từ 1998-2000 có thể thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả rất tốt. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện, cơ cấu dư nợ cũng được điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng nâng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn, trong đó chất lượng của khoản tín dụng này được chi nhánh nâng lên rât cao.
* Tín dụng đầu tư theo KHNN.
Xuất phát từ đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển theo KHNN là cho vay trung, dài hạn, mục đích cho vay đầu tư vào TSCĐ cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước, sản phẩm xây dựng cơ bản, hoàn thành chứa đựng cả một hệ thống những quan hệ kinh tế, quan hệ hàng hoá tiền tệ. NHĐT & PT Quảng Ninh với đặc trưng của NHĐT & PT hoạt động kinh doanh quan trọng nhất là cho vay đầu tư phát triển, cho vay trung và dài hạn, đồng thời cũng là thế mạnh của NHĐT & PT so với các Ngân hàng Thương mại khác xác định mục đích cho vay đầu tư phát triển theo KHNN nhằm phát triển kinh tế từng ngành, từng địa phương để đi lên cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập một cách toàn diện với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Vốn đầu tư trung và dài hạn của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào TSCĐ và cho các dự án mua máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại, xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển các ngành công nghiệp mới có tính chất quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm của Nhà nước, tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước, và giúp doanh nghiệp phát huy vai trò chủ đạo trong kinh tế quốc doanh.
Như phần trên đã nêu ra, NHĐT & PT Quảng Ninh xác định moị hoạt động của Ngân hàng khởi đầu từ khách hàng, chứ không phải từ sản phẩm, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu cho hoạt động cua mình. Với phương châm này hoạt động trung và dài hạn của NHĐT & PT Quảng Ninh đã đạt được kết quả qua các năm như sau.
Cho vay:
Biểu 4: Tình hình cho vay theo KHNN qua các năm 1998-2000
Quy ra VNĐ. Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Kế hoạch
Thực hiện
74,345
33,081
58,00
17,939
116,813
20,215
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng các năm 1998 đến 2000)
Nhìn một cách tổng quát trong thời gian qua giá trị những công trình các bộ ngành UBND tỉnh thành vay vốn tại NHĐT & PT Quảng Ninh chỉ được thực hiện một phần nhỏ. Mặc dù ngay sau khi nhận được kế hoạch chi nhánh đã tiến hành triển khai ngay và cử cán bộ tín dụng xuống cơ sở có chỉ tiêu kế hoạch để hướng dẫn đơn vị lập dự án vay vốn thẩm tra dự án trình Ngân hàng Nhà nước duyệt nhưng tình trạng đóng băng về vốn tín dụng đầu tư vẫn chưa được phá vỡ. Năm 1998 chi nhánh chỉ giải ngân được 33,081 tỷ tương ứng với 44,49% kế hoạch. Năm 1999 con số này là 19,949 tỷ băng 30,9% kế hoạch và năm 2000 tổng số vốn theo uỷ nhiệm là 116,813 tỷ nhưng cũng chỉ giải ngân được 20,215 tỷ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do kế hoạch đầu tư trong năm Nhà nước giao châm lại liên tục có sự điều chỉnh nên gây khó khăn về thời gian cho cả Ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện công tác tín dụng đầu tư của chi nhánh còn chậm do kế hoạch đầu tư của chi nhánh chủ yếu tập chung vào các ngành công nghiệp khai thác than cơ khí và một số doanh nghiệp thuộc kinh tế địa phương trong khi:
- Tình hinh sản xuất kinh doanh của ngành than đang gặp khó khăn: Toàn ngành phải giãn tiến độ thi công sản xuất tập trung xử lý hàng tồn kho nên việc triểnkhai thực hiện kế hoach đầu tư tiếp rất hạn chế.
- Ngành cơ khí thì đang đứng trước nguy cơ mất thị trường đòi hỏi phải có các biện pháp đồng bộ để vực dậy sản xuất
- Các doanh nghiệp địa phương được bố trí vốn tín dụng đầu tư thì phần lơn không đủ điền kiện vay.
Thu nợ và xử lý nợ:
Bảng 5: Tình hình thu nợ tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước năm 1998 –200.
Năm
VNĐ
% so với KH
USD
% so với KH
1998
63.705
14%
1.657
38%
1999
51.144
4,37%
1.064
23,58%
2000
41.548
8,53%
153,353
8,25%
(Nguôn: Báo cáo công tác tín dụng của NHĐT & PT qua các năm 1998-2000)
Song song với việc cho vay chi nhánh thường xuyên bám sát các công trình, các dự án đã cho vay để có biện pháp thích hợp như thu nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký đối với những công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả, có khả năng thu nợ, điều chỉnh thời gian trả nợ đối với những dự án phát huy hiệu quả thấp có khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng, đề nghị trung ương khoanh không tính lãi và xử lý bằng quỹ bù đắp rủi ro cho các khoản vay không trả được nợ vì nguyên nhân khách quan, bất khả kháng đồng thời trình Chính phủ duyệt khoanh nợ, xoá nợ cho những dự án vay theo kế hoạch Nhà nước nhưng khôngphát huy được hiệu quả do sự thay đổi chính sách của Nhà nước và thiên tai bão lũ. Công tác thu nợ của chi nhánh đạt kết quả khá tốt nhưng doanh số thu nợ luôn vượt kế hoạch trung ương giao, góp phần thu hồi vốn cho Ngân hàng, giúp các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn và tạo ra sự lành mạnh trong quan hệ tín dụng .
Bảng 6: Dự nợ tín dụng đầu tư theo kế hoach Nhà nước qua các năm 1998-2000
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Dư nợ
195.613
188.533
181.324
Nợ quá hạn
1.944
1.431
3.698
Nợ khó đòi
1.234
1.009
1.229
Tỷ trọng nợ quá hạn
0,99%
0,76%
2,04%
Tỷ trọng nợ khó đòi
0,63%
0,58%
0,68%
(Nguôn: Báo cáo công tác tín dụng của NHĐT & PT qua các năm 1998-2000)
Từ bảng trên ta thấy qua các năm, dư nợ tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đang giảm xuống như năm 1998 là 195.613 Tr.đ năm 1999 là 188.533 Tr.đ à năm 2000 là181.324 Tr.đ. Chất lượng tín dụng đầu tư trong các năm qua cũng không ổn đinh, năm 1999 nợ quá hạn là 1.431 Tr.đ chiếm tỷ trọng 0,76% giảm 513 triệu so với năm 1998 nhưng sang năm 2000 chỉ tiêu này là 3698 Tr.đ chiếm tỷ trọng 2,04% trên tổng dư nợ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi cơ chế tín dụng của Nhà nước, do các chủ đầu tư chưa tích cực chuẩn bị khối lượng đ thanh toán vốn (phần lớn thuộc các dự án ngành Than do những năm trước đây được đầu tư vào sản xuất ồ ạt không có sự cân đối nên đã để lại hậu quả năm 1998 và 9 tháng đầu 1999 buộc ngành than phải có sự điều chỉnh, cân đối lại việc đầu tư). Nợ quá hạn năm 2000 phát sinh nhiều chủ y._.n chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh là:
-Nhận tiền tiết kiệm có kỳ hạn vàkhông kỳ hạn.
-Phát hành kỳ phiếu ,trái phiếu
-Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế .
Bằng những biện pháp và chính sách trên , trong vài năm gần đây nguồn vốn huy động của Ngân Hàng đã tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn cũng thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể:
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh qua các năm 1998 – 2000. ( Đơn vị : triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Nguồn vốn tự huy động
332.372
460.839
591.186
1.Tiền gửi của các TCKT
54.908
51.893
89.628
2. Tiền gửi của dân cư
277.464
408.946
501.558
a.Tiền gửi tiết kiệm
188.779
310.592
287.921
b.Phát hành TPTP
88.685
98.354
213.637
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh )
Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân Hàng tăng trưởng kiên tục : 1998 là 332.372 triệu đồng, năm 1999 là 460.839 triệu đồngvà sang năm 2000 đã tăng lên 591.186 triệu đồng.Những con số này khẳng định sự tiến bộ của Ngân Hàng khi chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ngày càng mở rọng và có xu thế phát triển một cách chắc chắn.
Không chỉ tăng trưởng về lượng mà cư cấu nguồn vốn huy động còn được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn . Tiền gửi iết kiệm của đan cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động , trong đó nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu , trái phiếu tăng trưởng mạnh mẽ , đặc biệt trong năm 2000 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh đã huy động được 213.637trđ từ hình thức này tăng so với năm 1999. Đây là sự chuyển dịch hợp lý với mục tiêu thu hút vốn dài hạn để cho vay trung và đài hạn.
Chương III- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh .
I- Khái quát về môi trường kinh doanh và phương hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh .trong thời gian tới.
Mặc dù nền kinh tế của chúng ta không trực tiếp nằm trong khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á vừa qua nhưng ảnh hưởng của nó đã để lại những hậu quả không nhỏ. Tốc độ phát triển của nền kinh tế bị chững lại; xuất nhập khẩu giảm xút dẫn đến nhiều ngành nghề kinh tế bị khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp (chủ yếu là ngành Than ) đã khắc phục được một phần những khó khăn về tài chính, tiêu thụ sản phẩm , từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ... đây là môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh. Bên cạnh đó còn tông tại những khó khăn thách thức không nhỏ cho hoạt động của chi nhánh : Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả , dự án khả thi chưa nhiều , mức hấp thụ vốn thấp ... Việc huy động vốn chủ yếu là trong dân cư , lãi suất cao trong khi đó lãi xuất cho vay thấp. Ngoài những khó khăn khách quan nêu trên thì bản thân ngân hàng còn nhiều tồn tại cần khắc phục, đó là : Sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu , trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nhất là năng lực công nghệ để đổi mới sản phẩm , mở rộng thị trường , quản lý Ngân Hàng theo đòi hỏi của pháp luậtvà thông lệ quốc tế .
Phát huy những kết quả đã đạt được, trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển Ngân Hàng Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân Hàng Việt Nam. Đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, khai thác và phát huy những thuận lợi cơ bản, nhận thức rõ thử thách với truyền thống đoàn kết , sáng tạo tự tin và không chùn bước trước mọi khó khăn. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2001 và những năm sau với những mục tiêu sau : Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật Ngân Hàng Nhà nước và luật của tổ chức tín dụng, từng bước phát triển bền vững nâng cao cạnh tranh của sản phẩm , dịch vụ và hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đinh hướng XHCN để phát huy vai trò của một Ngân hàng quốc doanh , giữ vai trò chủ lực trong đầu tư và phát triển góp phần thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ , phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát theo đường lối của Nhà nước, hiện đại hoá đất nước, tăng thêm thế và lực để bước vào thế kỷ 21, từng bước hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể trong những năm tới toàn chi nhánh, phải đạt được mức tăng tài sản nợ, tài sản có là 20 – 28% so với năm 2000. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn tại chỗ tăng từ 20 – 30 %, trong đó vống trong nước là cính chiếm 70- 75%, riêng tiền gửi khách hàng chiếm 35% tổng nguồn vốn, tỷ trọng tiền nguồn tiền gửi trung, dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động đạt trên 17%. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 10% – 20%, trong đó tín dụng TM tăng 19 – 43% . Nâng dần tỷ trọng tín dụng trung , dài hạn chiếm 60% tổng dư nợ. Tăng trưởng dịch vụ từ 20 - 25%. Doanh số bảo lãnh trong kỳ đạt 3 – 4% doanh số cho vay thương mại, trong đó mở rộng thêm các loại hình bảo lãnh . Tổng tăng trưởng lợi nhuận tăng từ 10 – 15% .
Phấn đấu giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1%.
Công nghệ đạt mức các Ngân Hàng trong nước đã đạt được .
2- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
2.1- Những đề xuất với Nhà nước .
Nhà nước cần hoàn thiện chính sách cơ chế vĩ mô và pháp luật tạo môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho mọi hoạt động kinh tế nói chung , kinh doanh Ngân Hàng nói riêng . Cần ban hành những văn bản luật và dưới luật về cơ sở tài sản , về chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp chứng từ sở hữu tài sản quản lý quá trình mua bán, chuyển nhượng và sử lý phát mại tài sản thế chấp , cầm cố, bảo lãnh , xử lý công nợ của doanh nghiệp thua lỗ , pyhá sản, giải thể... hướng giải quyết có thể như sau:
+ Chính phủ cần sứm thành lập một công ty (DNNN) kinh doanh mua bán nợ , tài sản thế chấp, theo cơ chế thị trường . Công ty được cấp vốn từ nhân sách Nhà nước , khai thác trong dân và vay của nước ngoài , đủ năng lực tài chính cho trương trình xử lý nợ tín dụng
+ Nhà nước cần có chính sách kinh tế ổn định , tránh gây ra những đột biến làm xuất hiện rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Ngân Hàng .
+ Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Quy định rõ một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy thành lập , giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân, vốn tự có thực tế, năng lực , trình độ của doanh nghiệp đó.
Thu hồi có thời hạn giấy phép thành lập , giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các trường hợp vi phạm. Buôn lậu, làm hàng giả , lừa đảo... Buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp luật kế toán , có chế độ kiểm toán hàng năm đối với các doanh nghiệp . Chỉnh sửa ban hành một số cơ chế tín dụng , bổ xung các điều kiện, nguyên tắc cho vay phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường
+ Nhà nước cần quy định rõ địa bàn được công chứng theo hộ khẩu trên lãnh thổ để ngăn chặn và phát hiện những khách hàng lừa đảo (một tài sản được thế chấp ở nhiều nơi)
Đối với Ngân Hàng Nhà nước , cần kết hợp với chính phủ để xây dựng một chương trình nhằm cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng , đặc biệt là loại yếu kém để xây dựng trong tương lai gồm có một hệ thống Ngân Hàng Việt Nam hoạt động lành mạnh , hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong môi trường trong nước khu vực và quốc tế .
Ngoài ra Ngân Hàng Nhà nước cần có kế hoach phối hợp với toà án nhân dân tối cao , bộ tư pháp , bộ công an, Viện kiểm soát , tổng cục địa chính để nghiên ứcu soạn thảo , ban hành văn bản liêu tịch nhằm hướng dẫn xử lý kho khăn , ách tắc trong vấn để tài sản thuế chấp . Trong trường hợp một tài sản thế chấp ở nhiều Ngân Hàng khác nhau (thế chấp trùng) mà có tranh chấp giữa các Ngân Hàng thì phải đề nghị toà án giải quyết sớm nếu như các bên không thoả thuận dược Ngân Hàng Nhà nước cần chấn chỉnh sữa chữa quy chế bảo lãnh, hạn chế việc mở L/C đối với những loại hàng hoá không thiết yếu. Rà soát các khoản bảo lãnh , đặc biệt các loại L/C chậm trả để nắm rõ thời gian các L/C đến hạn trả, cử cán bộ giám sát, theo dõi chặt chẽ tiền bán hàng của khách hàng mở L/C, đảm bảo thanh toán kịp thời các L/C đến hạn
Ngân Hàng Nhà nước nên cho phép các NHTM được sử dụng quỹ đặc biệt hay quỹ dự phòng rủi ro giảm giá tài sản để bù đắp phần chênh lệch thiếu giữa giá trị tài sản , thế chấp , cầm cố bán được so với dư nợ Ngân Hàng của các khoản vay bị đóng băng do nguyên nhân khách quan (tài sản bị giảm giá, hoặc tài sản không bán được do nguyên nhân khách quan...)
2.2- Đối Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
2.2.1- Các giải pháp tổng thể :
Để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng trung, dài hạn nói riêng, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:
Tập trung chỉ đaoj việc khắc phục những tồn tại , sai phạm trong hoạt động tín dụng như : đánh giá thực trạng nợ quá hạn và chất lượng tiền gửi trên cơ sở tổ chức đối chiếu khách hàng vef tiền gửi và tiền vay. Phân loại nợ quá hạn như: nợ quá hạn thông thường(dưới 6 tháng), nợ quá hạn có vấn đề (từ 6 – 12 tháng) , nợ khó đòi (trên 12 tháng) và nợ được khoaNgân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh . Tổ chức xử lý thích hợp , chủ động kết hợp với các cơ quan pháp luật có biện pháp đối với các trường hợp chốn tránh , trêy ỳ trả nợ, tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp cầm cố và thu hồi nợ
Về công tác cán bộ : Phải bố trí đủ cán bộ, cán bộ kiểm soát, cán bộ chỉ đạo công tác tín dụng ... đảm bảo đội ngũ này có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để đảm đương công việc. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Chi nhánh phải rà soát các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh , kiểm tra việc chấp hành thể lệ tín dụng . Trong quá trình rà soát kiểm tra cần phản ánh kịp thời với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam những vướng mắc, những điểm không còn phù hợp, kiến nghị những giải pháp chỉnh sửa nhằm tăng công tác thẩm định, phân tích phòng ngừa rủi ro .
Đẩy mạnh tín dụng đầu tư có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn kinh doanh , đảm bảo huy động vốn nhất là vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay và phát triển kinh tế ; áp dung chính sách khách hàng , nâng cao chất lượng thẩm định , phân tích tín dụng chọn lọc khách hàng tốt , dự án có hiệu quả , quản lý tín dụng chặt chẽ .
2.2.2- Những giải pháp cụ thể
a. Giải pháp về chiến lược khách hàng
Mục tiêu của chính sách khách hàng trong thời gian tới là tiếp tục củng cố và phát triển những khách hàng đã có quan hệ ổn định tại chi nhánh mở rộng và thu hút các doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn trên cơ sở ưu đãi có phân biệt . Do đó phải thực hiện đánh giá phân loại khách hàng theo những tiêu thức nhất định để có chính sách tín dụng phù hợp như:
Mức độ tín dụng trong quan hệ vay vốn
Sản xuất kinh doanh có lãi .
Có doanh thu hoạt động chính tại chi nhánh
Khả năng tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh
Khả năng thanh toán
Xu hướng phát triển trong tương lai
b. Phòng ngừa rủi ro tín dụng
Ta có thể thấy trong hoạt động kinh doanh , rủi ro là không thể tránh khỏi . Kinh doanh Ngân Hàng cũng như kinh doanh của doanh nghiệp đều có lỗ có lãi , nhưng kinh doanh là kinh doanh qua tay người khác nên có độ rủi ro rất cao.
Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng Ngân Hàng phải có những biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa và hẹn chế các rủi ro . Sau đây là một số giải pháp cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh .
+ Trước đó là giải pháp đánh giá và nhận định khách hàng khi bắt đầu có quan hệ tín dụng . Trước đây cván bộ tín dụng đánh giá chủ yếu bằng “trực quan” , các thông tin khách hàng thường được thu thập trực tiếp , rời rạc thiếu sự lựa chọn , không thông qua các cơ quan tư vấn có tư cách pháp nhân đầy đủ. Như vạy , Ngân Hàng sẽ không đánh giá và nhận định khách hàng một cách đầy đủ dẫn đến nợ qúa hạn ngày càng tăng . Vậy nên mọi thông tin của khách hàng phải được cập nhật do một hệ thống chuyên trách đảm nhiệm và chịu trách nhiệm đền bù vật chất về các thông tin của mình.
+ Giải pháp hạ thấp mức cho vay hoăch phân tán khách hàng khi mà không có đầy đủ căn cứ để nhận xét về khách hàng hoặc nhu cầu vốn quá lớn. Giải pháp này có thể hạ thấp rủi ro nhưng cũng sẽ làm giảm bớt lợi nhuận Ngân Hàng thu được . Mặt khác hạ thấp mức cho vay thì hoạt động của khách hàng sẽ bị cầm chừng hoặc phá vỡ , khi đó rủi ro sẽ còn cao hơn .
+ Tham gia bảo hiểm tín dụng : Đây là giải pháp quan trọng để hạn chế rủi ro Ngân Hàng có thể thông qua các cơ quan kiểm toán độc lập bằng một hợp đồng kiểm toán trước khi khách hàng nhận được vốn đầu tư.
+ giải pháp đảm bảo tiền vay : Đây là giải pháp quan trong trong Đầu tư tín dụng . giải pháp này gopớ phần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng . Đảm bảo nguồn vay tạo ra được nguồn thu nợ thứ 2 cho Ngân Hàng khi dự án kinh doanh của khách hàng bị thất bại hoặc đạt hiệu quả thấp . Thực hiện giải pháp này sẽ gắn trách nhiệm của người đi vay cho Ngân Hàng .
+ Giải pháp loại trừ khách hàng, đối tượng đầu tư không có hiệu quả: Đòi hỏi Ngân Hàng phải phân chia , lựa chọn thông tin nhằm đánh giá khái quát , cụ thể , từ đó hoạch định chiến lược khách hàng cho trước mắt cũng như lâu dài.
Đối với những rủi ro do yếu tố khách quan, nằm ngoài khả năng kiểm soát của Ngân Hàng thì phải có những biện pháphát triển phòng ngừa hay chia sẻ rủi ro , tránh thiệt hại (thu hồi cả gốc và lãi ),rủi ro do thay đỏi cơ chế chính sách , khủng hoảng tài chính cách duy nhất khắc phục thiệt hại là thiết lập quỹ dự phòng đặc biệt.
Đối với những rủi ro xuất phát từ phía khách hàng : là rủi ro do khách hàng gây ra , có thể là mất khả năng thanh toán , có thể là do cố tình làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Để đối phó với loại rủi ro này có thể sử dụng biện pháp thực hiện nghiêm túc các quy định, chế độ luật pháp... Phân loại khoản vay có vấn đề, thường xuyên kiểm tra đối chiếu nợ rà soát lại những chỉ tiêu về hệ số vay nợ, được đo bằng dư nợ vay tiền vốn tự có cao hay thấp, hoặc kiểm tra và giám sát hoạt động của kế hoạch , tình trạng tài sản , tình hình hoạt động để có biện pháp cho vay hay thu hồi vốn và lãi.
c. Đa dạng hoá các hình thức cho vay và đầu tư vốn trung, dài hạn
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh chủ yếu cho vay theo KHNN với lãi xuất ưu đãi nên để mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng của hoạt động này hơn nữa cần đẩy mạnh cho vay theo cớ chế TDTM để đầu tư cho các dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo , đỏi mới kỹ thuật- công nghệ của dn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
Cần kết hợp các loại hình tín dụng , các loại dịch vụ, các hình thức phục vụ toàn diện. Từng chi nhánh nên chủ động tìm kiếm dự án , không chờ thông báo kế hoạch .
Mở rộng , tăng cường cho vay trung, dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, vì hiện nay khu vực này chưa được Ngân Hàng khai thác tỷ trọng cho vay còn thấp. Nhưng trong giai đoạn hiện nay , thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều tiêu cực như kinh doanh thua lỗ , phá sản... nên khi mở rộng cho vay đối với thành phần này phải gắn liền với công tác thẩm định tài chính, xem xét kết quả kinh doanh , kiểm tra kỹ càng trước , trong và sau khi cho vay, kiểm tra vrrf tài sản thế chấp , xác định hiêu quả của dự án để cho vay.
Đầu tư vốn thông qua liên doanh , hùn vốn cùng các doanh nghiệp . Điều này có thể tạo ra sự gắn bó giữa Ngân Hàng và khách hàng bằng việc nắm giữ cổ phần trong công ty mà Ngân Hàng cho vay và có những thành viên trong ban giám đốc điều hành quản lý công ty này sẽ giúp cho Ngân Hàng hạn chế được rủi ro vì luôn giám sát được tình hình hoạt động của công ty, đưa ra những giải pháp thích hợp cho từng thời kỳ kinh doanh
áp dụng đa dạng các loại hình cho vay , thu thập thông tin nhiều chiều để cho vay ra với mức rủi ro thấp nhất, có doanh lợi , đảm bảo được yêu cầu:
+ Lấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu
+Đảm bảo được cơ cấu tín dụng của Ngân Hàng
+ Khuyến khích khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh
d. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng:
Như phần trên đã nêu một trong số những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả công tác cho vay trung, dài hạn là giai đoạn phân tích thẩm định dự án . Qua công tác thẩm định có thể kiểm tra ,l khẳng định lại luận chứng kinh tế – Kỹ thuật trong dự án đầu tư : Hợp đồng kinh tế , quy mô mua sắm thiết bị , số lượng , chất lượng , xấy lắp, công suất máy móc, giá cả... Đây là những vấn để cụ thể có thể thẩm định được còn đối với việc phân tích những khía cạnh vô hình như uy tín , nằng lực của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ thì không đơn giản chút nào, nhất là đối với những khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng lần đầu với Ngân Hàng .
Do vây, sau khi phân tích trên giáy từ , cán bộ tín dụng phải đi khảo sát cơ sở của khách hàng . Từ đó có thể đưa ra những nhận đinh về cơ sở bộ máy lãnh đạo cán bộ chủ chốt điều hành sản xuất kinh doanh , tinh thần làm việc , nằng xuất , trình độ của cán bộ, nhân viên quản lý... dg và đưa ra kết luận có nên cho vay hay không công việc này thực sự chứa được đề cập đến trong một cuốn sách nào . Mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng sao cho vừa không gây khó rễ cho khách hàng , vừa đủ khả năng thẩm định được năng lực của khách hàng , để nâng cao chất lương công tác thẩm định dự án phân tích tín dụng , Ngân Hàng cần thường xuyên mở những lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ thẩm định tín dụng hoặc cử cán bộ đi học tham gia những khoá đào tạo trrong nước và ngoài nước về thẩm định và phân tích tín dụng .
Đồng thời từng cán bộ thẩm định cán bộ tín dụng phải tự nghiên cứu tham khảo tài kiệu tự trao dồi kiến thức chuyên môn cho mình cả về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn.
Tổ chức phong trào thi đua học hỏi, trao đổi nghiệp cụ giữa từng cán bộ , phòng ban và các chi nhánh trực thuộc.
+ Kiểm tra tính toán thực hiện hiệu quả kinh tế của dự án , khoản vay , khoản bảo lãnh trên cơ sở nắm chắc những thông tin có căn cư xác đáng về tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp , nhu cầu thị trường về sản phẩm dự kiến được đầu tư , nguồn vốn để trả nợ, lịch trả nợ, chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa.
e. Nâng cao chất lượng thông tin phọng ngừa rủi ro , hiện đại hoá ccông nghệ Ngân Hàng .
Việc thu thập các nguồn thông tin chính xác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quyết định cho vay và đầu tư của Ngân Hàng. Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong ccôlng tác tín dụng là sự thiếu thông tin chính xác về người vay, về thị trường và tính khả thi của dự án .Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng trung , dài hạn cần nâng cao chất lượng thông tin .
+ Ngân Hàng cần thực hiện triệt để viẹc khai thác thông tin từ nhiều nguồn kết hợp, từ doanh nghiệp , từ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp , từ bạn hàng của doanh nghiệp ,từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân Hàng Nhà nước , từ cơ quan pháp luật và từ các Ngân Hàng bạn, tránh tình trạng thông tin nhận từ một phíasai lệch.
+Ngân Hàng phải cử những cán bộ có năng lực vững chuyên môn phụ trách theo dõi kiểm tra từng khách hàng , từng khoản vay . Thường xuyên nắm bắt được những thông tin về mọi mặt cuả doanh nghiệp từ cán bộ , quản lý điều hành đến tình hình tài chính , tình hình hoạt động kinh doanh , để nắm bắt và sử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra từ phía doanh nghiệp
+ Ngân Hàng cần hiện đại hoá công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thông tin ngăn ngưà rủi ro trang bị thêm nhiều mày móc thông tin hệ thống vi tính nối mạng toàn ngành và nối mạng với các ngân hàng bạn để có thể truy cập một cách nhanh nhất . Thương xuyên nghiên cứu áp dụng các phần mềm mới, phù hợp với hoạt động của NH, đồng thời nâng cấp cải tạo hệ thống máy vi tính.
f. Ngân hàng cần tăng cường công tác tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng: Phát triển các trung tâm dịch vụ tư cấn và đầu tư. Các trung tâm này hoạt động nhằm đánh giá, phân tích, dự báo thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, luật pháp, thị trường, giá cả... liên quan đến vấn đề đầu tư. Cung cấp những thông tin đó cho doanh nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, sáng suốt.
Ngân hàng cần giải quyết thủ tục nhanh chóng, cho vay đầy đủ kịp thời đối với các dự án có hiệu quả kinh tế. Công trình, dự án sau khi đã được duyệt cho vay, Ngân hàng sẽ phát tiền vay theo đúng kế hoạch, tiến độ thi công đã đề ra trong quá trình cho vay, tạo điều kiện đưa dự án của doanh nghiệp vào thực thi đúng tiến độ kế hoạch, đưa dự án vào sử dụng phát huy hiệu quả, đảm bảo trả đủ nợ và lãi vay cho Ngân hàng.
h. Các giải pháp xử lý nợ quá hạn.
Nợ quá hạn luôn là một vấn đề gây nhức nhối cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Đây là một trong số các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng. Nhìn vào nợ quá hạn có thể thấy Ngân hàng kinh doanh có an toàn hay không , nếu nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng thì có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó đang giảm sút. Do vậy , với mục tiêu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1 % để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Quảng Ninh thì Ngân hàngcần thực hiện một số giải pháp nhằm ngăn ngừa , xử lý các khoản nợ quá hạn như sau:
* Ngân hàng cần phải sớm thực hiện sớm những dấu hiệu xấu của những khoản vay có thể dẫn đến nợ quá hạn.
* Các dấu hiệu xấu của những khoản nợ có thể dẫn đến nợ quá hạn mà Ngân hàng cần quan tâm:
+ Doanh nghiệp chậm trễ trong việc nộp các báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Có biểu hiện trốn tránh các cuộc kiểm tra cơ sở sản xuất được Ngân hàng tiến hành, hoặc có sự suy giảm bầu không khí tin cậy và hợp tác .
+Gia tăng bất thường số hàng tồn kho và các khoản nợ thương mại.
+Trở thành chủ nợ ủa nhiều món nợ, điều này có thể nói lên việc giảm sút về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, một sự thay đổi thời hạn bán hàng hoặcbán cho các doanh nghiệp yếu kém về tài chính nhằm mục đích gia tăng doanh số bán và lợi tức .
+Hoàn trả nợ vay Ngân hàng chậm hoặc quá thời hạn.
+Sự thay đổi nhân sự, từ chức của cán bộ quản lý
+Các yếu tố bất khả kháng như hoả hoạn, bão lũ...
*Khi đã phát hiện ra , Ngân hàng cần áp dụng ngay các biện pháp nhằm ngăn ngừa các khoản cho vay dần tới nợ quá hạn.
Một khi đã phts hiện thấy những dấu hiệu xấu từ một khoản vay có vân đề, biện pháp đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải thực hiện là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề bằng các quá trình thích hợp có thêm sự cộng tác của khách hàng. Sau đó Ngân hàng cần quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa và giảm bớt thiệt hại. Nếu người vay gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính dẫn đến mất vốn tín dụng thì để bảo vệ lợi ích của Ngân hàng , cứu lấy người vay và khôi phục sức mạnh tài chính của họ, Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp:
+Giúp đỡ thu hồi các khoản nợ của khác hàng.
+Tăng thêm vốn cho khách hàng trong trường hợp xét thấy khách hàng còn có khả năng duy trì để phát triênr sản xuất kinh doanh và thái độ trách nhiệm về trả nợ của khách hàng tốt thì Ngân hàng có thể linh hoạt cho vay thêm để khách hàng có cơ hội đứng dậy được. Chính biện pháp này là hay nhất, không đẩy khách hàng đến chỗ phá sản , mà còn tạo khả năng thu hồi triệt để các khoản nợ khó đồi cho Ngân hàng và vô hình chung đã vực dậy một doanh nghiệp cho nền kinh tế.
+Tư vấn cho khách hàng, Ngân hàng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp trong việc tìm ra chiến lược kinh doanh mới . Việc làm này không chỉ giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà còn tưng thêm sự mật thiết trong quan hệ ngân hàng khách hàng.
+Ngân hàng cũng có thể nhận thêm sự bảo lãnh của 1bên khác có tài sản đối với doanh nghiệp đang mắc nợ . Việc bảo lãnh phải thực hiện đúng thủ tục bảo lãnh bằng tài sản.
Thực tế trong thời gian qua, những biện pháp này đã và đang được Ngân hàng áp dụng một cách có hiệu quả.
*Đối với những khoản vay mà sau khi đã phát hiện và thực hiện biện pháp ngăn ngừ nhưng không có hiêụ quả vẫn dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi thì khi đó Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp , phương pháp khai thác hoặc thanh lý tài sản thế chấp.
* Việc áp dụng các phương pháp nào là phụ thuộc và các yếu tố như khả năng chi trả của khách hàng, thái độ của khách hàng đối với khoản đi vay, thái độ của các chủ nợ, các chi phí cho việc thu hồi nợ.
-Biện pháp khai thác:
+Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hoạt động tín dụng , giảm quy mô hoàn trả trước mắt, hoặc cho vay tiếp vốn để tăng sức mạnh tài chính cho Ngân hàng, khôi phục sản xuất kinh doanh.
+Ngân hàng có thể dãn nợ cho doanh nghiệp, tức là kéo dài thời gian trả nợ ( tối đa không quá 12 tháng) nếu không thể gia hạn được thì chưa chuyển sang nợ quá hạn mà tuỳ mục đích sử dụng vốn có thể là trung hạn thì chuyển sang cho vay dài hạn (đáo nợ), hoặc khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp , cầm cố thì bổ sung thêm thời hạn cho vay. Trường hợp này chỉ áp dụng cho những khách hàng :
+Đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập , có khả năng trả nợ.
+Có thiện chí trả nợ, trong quá trình sử dụng vốn đã trả được một phần nợ gốc , trả lãi hàng tháng đều đặn.
+Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, dễ phát mại.
+Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ khuyên ván bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý bớt tài sản không sử dụng.
+Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương đề xử lý nợ . Biện pháp này chỉ áp dụng với những khách hàng có số tiền vay nhỏ hoặc dư nợ tại thời điểm chuyển sang nợ quá hạn nhỏ, tài sản thế chấp, cẩm cố hợp pháp, dễ phát mại, khách hàng có nguồn thu nhập khác có khả năng trả nợ Ngân hàng.
-Biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
Biện pháp thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh thường chỉ được áp dụng sau khi đã thực hiện vài hình thức khai thác, giúp đỡ doanh nghiệp nhưng không thành công. Sự thanh lý được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng không sẵn lòng chi trả, hành động lừa đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ xuất hiện và công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng đã không thể cứu vãn. Lúc đó biện pháp thanh lý tài sản là tốt nhất để thu hồi vốn cho Ngân hàng. Các biện pháp thực hiện:
+Gán nợ. Sử dụng trong các trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, không còn nguồn thu nhập nào khác; Có uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền định đoạt trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Ngân hàng được quyền sử dụng tài sản thế chấp để làm trụ sở hoặc bán trả góp cho cán bộ công nhân viên hay các đối tượng khác.
+Khởi kiện.Biện pháp này được áp dụng với những khách hàng có hành vi lừa đảo , bị bắt do vi phạm pháp luật trong vụ án khác , bỏ trốn , lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn, không còn sản xuất kinh doanh, không còn khả năng trả nợ.
+Đối với tài sản thế chấp có đủ hồ sơ hợp phápm sau khi có quyết định của Tào án các cấp hoặc nhận gán nợ thì chuyển trung tâm bán đấu giá tài sản ( thuộc Sở Tư Pháp) để xử lý bán hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, khai thác liên doanh....
Còn đối với những tài sản có đầy đủ hồ sơ pháp lý nhưng lại có sự thế chấp ở Ngân Hàng khác thì vẫn t hành xử lý phát mại nhưng việc phân chia tiền trả nợ phải chờ quyết định của toà án .
+ Nếu là khoản vay không có thế chấp , bảo đảm thì Ngân Hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế nơi có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của ngươì vay, người vay không coa tài sản thì kết quả đòi nợ là vô hiệu và người vay phải thụ án dân sự .
Kết luận
Sau khi nghiên cứu tình hình cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng, tôi nhận thấy việc nâng cao tỷ trọng tín dụng trung_dài hạn cho nhu cầu phát triển kinh tế là hết sức cần thiết. Nền kinh tế nước ta đang đang chuyển sang cơ chế thị trường do đó nhu cầu vốn vừa đảm bảo được an toàn ttrong kinh doanh đặt Chi nhánh trước bao thử thác. Để chiến thắng những khó khăn đó đòi hởi Ngân hàng cần phải lỗ lực vươn lên không ngừng. Ngân hàng phải xem xét lại công tác này, phải không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trong đó có công tác thẩm định dự án. Muốn củng cố quan hệ với các bạn hàng cũ và tìm tới các bạn hàng mới, mở rộng mạng lưới kinh doanh Chi nhánh cần tìm hiểu thị trường và tìm hiểu bạn hàng, quan hệ hợp tác với khách hàng và chiếm lĩnh thị trường là điều kiện tiên quyết để dẫn đến thành công. Ngân hàng thành đạt trong điều kiện hiện nay không những phải thực hiện tốt chức năng người cho vay mà còn đảm nhiệm vai trò người tư vấn cho doanh nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thử thách. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đem lại hiệu quả kinh doanh cho chính Ngân hàng. Nhiệm vụ của Ngân hàng trong thời gian tới là hết sức nặng lề, ngoài việc cung cấp vốn trung và dài hạn cho thành phần kinh tế quốc doanh, Ngân hàng còn phải chú ý nâng đỡ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra không chỉ có phần đóng góp của riêng Ngân hàng mà cần có sự trợ giúp của các doanh nghiệp vay vốn và đặc biệt là sự giúp đỡ của các cấp các ngành tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh cho hoạt động cho vay trung và dài hạn một hoạt động có tính rủi ro cao nhất trong hoạt động Ngân hàng.
Cũng như tất cả những ai quan tâm tới hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động Ngân hàng nước ta nói, tôi mong rằng với những lỗ lực cố gắng của mình, Chi nhánh Ngân hàng sẽ thực hiện tốt những mục tiêu đề ra trong thời gian tới. Hy vọng rằng Chi nhánh sẽ trở thành người bạn đường của các nhà doanh nghiệp, cung cấp một các có hiệu quả vốn đầu tư cho nhu cầu đổi mới đất nước theo hướng CNH - HĐH.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34101.doc