Lời nói đầu
Trong hoạt động của Ngân hàng., hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường nó mang tính chất sống còn đối với các Ngân hàng Thương mại. Việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng không chỉ mạng lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế mà còn mang lại lợi ích cho toàn Ngành Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại hiện nay còn gặp nhiều khó khăn tồn tại " Trong đó có Ngân hàng Đầu tư & phát triển
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
”. Một trong những vấn đề lớn nhất là chất lượng tín dụng kém, mang nhiều tính ruỉ ro . Theo thống kê nợ quá hạn khoảng 11% trên tổng dư nợ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng đang là vấn đề được các cơ quan trong ngoài ngành và Chính Phủ quan tâm giải quyết, là đề tài của nhiều cuộc thảo luận, diễn đàn kinh tế.
Qua quá trình học tập tại trườngvà thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & PT Quảng Ninh một Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong cho vay trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế đất nước, nhận thấy những vấn đề tồn tại trong tín dụng trung và dài hạn. Tôi đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Ninh ” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian học tập nghiên cứu tìm hiểu thực tế còn có những hạn chế nhất định mà đây lại là một lĩnh vực phức tạp nên không tránh khỏi những kiếm khuyết . Rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Ninh và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này.
Về kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo Luận văn còn bao gồm 3 chương :
Chương I: Tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường .
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Ninh
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh.
Chương I:
Tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường
1-Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
1.1- Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ lâu đời trong đời sống xã hội loài người. Theo tiếng LATIN, tín dụng là creditim là sự tín nhiệm, điều này có nghĩa là trong quan hệ tín dụng người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào đó trong tương lai như hai bên đã thoả thuận. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay. Người cho vay tin tưởng vào người đi vay sẽ sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng, một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng đóng vai trò vừa là người cho vay vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng các hình thức: Nhận tiền gửi của các doanh nhiệp, các tổ chức, cá nhân và phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.
Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, tín dụng Ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội- cơ sở khách quan để hình thành nên chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng Ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này, trong khi đó các tổ chức cá nhân khác lại có nhu cầu thiếu vốn. Hiện tượng thừa thiếu phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có Ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi Ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Có 3 loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng Ngân hàng, bao gồm:
+ Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với doanh nghiệp
+ Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với dân cư
+ Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các Ngân hàng khác trong và ngoài nước.
Ngày nay tín dụng Ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.
1.2 - Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Tín dụng Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sự có mặt của tín dụng Ngân hàng được coi như là một công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Lợi tức đi vay và cho vay của Ngân hàng luôn là công cụ để điều chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Nhờ có Ngân hàng mà vốn tiền tệ được vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản (bao gồm cả lợi nhuận) của các Ngân hàng, vừa thúc đẩy quả trình tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của Ngân hàng.
Tín dụng Ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các nành và các ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy nền sản xuất kinh doanh nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tín dụng Ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ. Ngân hàng cung cấp vốn cho các ngành thực hiện đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực, điều này thể hiện qua việc cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển khuyến khích đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Tín dụng Ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp cần vốn để đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ.. tín dụng Ngân hàng đáp ứng được yêu cầu đó với điều kiện phải hoàn trả được cả vốn lẫn lãi; Nừu vi phạm hợp đồng tín dụng doanh nhiệp phải chịu phạt như lãi suất nợ quá hạn cao, mất quyền sử dụng tài sản thế chấp do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất, cạnh tranh trên thị trường để kinh doanh có lãi, thu hồi vốn đầu tư để trả nợ cho Ngân hàng .
Tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển của các công ty cổ phần. Để thành lập các công ty cổ phần đòi hỏi phải có một số vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp và Ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Trong quá trình hoạt động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp hữu hiệu.
Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện cho việc phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện hiện nay, các nước đều thực hiện nền kinh tế mở nên nhu cầu mở cửa nền kinh tế với các nước khác là rất cần thiết. Tín dụng Ngân hànglà một phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn xuyên quốc gia. Mặt khác muốn kinh doanh xuất nhập khẩu thì phải có vốn và vốn tín dụng Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu kịp thời.
Như vậy tín dụng Ngân hàng có một vai trò rất lớn, không chỉ đối với Ngân hàng mà còn đối với xã hội. Xã hội càng phát triển thì tín dụng Ngân hàng càng trở nên cần thiết.
2- Chất lượng tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng:
2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề cạnh tranh là một tất yếu khách quan, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra trên 3 phương diện chủ yếu: Chất lương, số lượng và giá cả trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo điều kiện cao trong việc chiếm lĩnh thị trường. Có nhiều quan niệm về chất lượng sản phẩm như “ Chất lượng là phù hợp với mục đích sử dụng” hoặc “ là một trình độ dự kiến trức về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp phù hợp với thị trường”. Theo hiệp hội về tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là “ Năng lực của một ản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng".
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (ngươì gửi tiền và người vay tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua sự phát huy hiệu quả của phương án được hình thành bằng đồng tiền vay hay hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận của Ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàngvới chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường, làm lành mạch các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển.
Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thì khoản tín dụng có chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng những vẫn đảm bảo được nguyên tắc tín dụng .
Đối với nền kinh tế, khoản tín dụng có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần sản xuất lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế .
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một khái niệm tương đối, nó vừa cụ thể (thể hiện thông qua một số chỉ tiêu định lượng được như dư nợ, nợ quá hạn..) vừa trìu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế...).
Hơn nữa chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh mức độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
Chất lượng tín dụng trung, dài hạn cũng không nằm ngoài khái niệm chất lượng tín dụng chung. Có thể hiểu chất lượng tín dụng trung, dài hạn là vốn cho vay trunng, dài hạn của Ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ mà phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội tạo ra được một số tiền để trang trải mọi chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ và có lợi nhuận, phù hợp với các điều kiện kinh doanh của Ngân hàng và của kinh tế xã hội nói chung.
2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
2.2.1- Đối với Ngân hàng
Nâng Cao chất lượng tín dụng Ngân hàng là nhiệm vụ quan trong hàng đầu mang tính chất sống còn đối với hoạt động của Ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất. Thông thường ở các nước nghiệp vụ này mang lại 60% thu nhập , còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại chiếm đến 90% tổng thu nhập của Ngân hàng; Nhưng kinh doanh trong lĩnh vực này chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhưng rủi do trong lĩnh vực tín dụng đưa đến những thiệt hại nặng nề có khi dẫn tới phá sản. Lý do là các khoản tiền vay (chiếm tới hơn 70% tài sản có), kem (lỏng) hơn so với các tài sản khác bởi chúng thường không chuyển thành tiền mặt khi các món vay đó đến hạn. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro song nếu Ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể năn ngừa rủi ro hạn chế tối đa những thiệt hại có thể sảy ra bảo đảm an toàn về vốn. Để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro sảy ra trong lĩnh vực tín dụng, Ngân hàng phải tập trung:
Chỉ đạo kịp thời và thực hiện nghiêm túc các văn bản chế độ thể lệ của ngành.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát kịp thời, tập trung chỉ đạo khắc phục những sai phạm trong hoạt động tín dụng , phải rà soát lại các văn bản hướng dẫn , quy trình tín dụng , bảo lãnh kiểm tra việc chấp hành thể lệ tín dụng, chỉnh sửa những điểm chưa phù hợp tăng cường công tác thẩm định ngăn ngừa rủi ro.
2.2.2 Đối với chủ thể vay vốn
Ngân hàng cần có chính sách khách hàng phù hợp,đánh giá phân loại khách hàng theo những tiêu thức nhất định có chính sách tín dụng phù hợp đối với từng loại khách hàng vay vốn. Phân tích đánh giá đúng đối với từng khách hàng vay vốn nhằm đảm bảo đồng vốn bỏ ra cho đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua việc thẩm định phân tích đánh giá các dự án vay vốn của khách hàng Ngân hàng tư vấn hướng dẫn cho khách hàng thấy được hiệu quả của dự án vay vốn, trong thực tế và tương lai giúp cho khách hàng tránh được việc sử dụng vốn không có hiệu quả và thất thoát vốn vay, tránh được các hậu quả xấu do việc đầu tư không đúng đối tượng vừa đem lại hiệu quả cho khách hàng vừa tránh được rủi ro trong cho vay của Ngân hàng, đảm bảo đồng vốn bỏ ra đạt hiệu quả, lợi nhuận cao nhất đồng thời cũng chỉ cho khách hàng thấy Ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận của Ngân hàng, đất nước tạo niềm tin cho khách hàng đến vay vốn tại Ngân hàng .
2.2.3- Đối với nền kinh tế
Với chức năng là người cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng phấn phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu yêu cầu tái sản xuất xã hội. Tín dụng Ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn , tăng thêm vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Tín dụng Ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế. Tín dụng Ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường góp phần dịch chuyển cơ cấu ngành thực hiện đầu tư chiều sâu và chiều rộng hình thành nên các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực. Làm tốt công tác tín dụng sẽ là động lực cho nền kinh tế phát triển một cách tốt nhất và lành mạnh nhất. Ngược lại nếu làm không tốt công tác tín dụng sẽ dẫn tới hậu quả không lường trong hoạt động kinh tế đất nước và chính cho bản thân ngành Ngân hàng. Bài học khủng hoảng kinh tế của một số nước trong khu vực và thế giới đã nói lên điều đó vì nền kinh tế “ là một cơ thể sống” vì tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho cơ thể sống hoạt động
Vậy thì đánh giá, xem xét chất lượng tín dụng trung, dài hạng gồm có những chỉ tiêu nào. Phần sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng sẽ là cơ sở cho sự phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Quảng Ninh.
3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng:
3.1 -Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng
Tổng vốn huy động: Cho biết tổng nguồn tiền Ngân hàng thương mại huy động được trong nền kinh tế. Nguồn này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có uy tín, được người gửi tin tưởng, đồng thời cho thấy Ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn và các dịch vụ Ngân hàng.
Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng nguồn huy động: Mỗi loại tiền gửi có các mức lãi suất khác nhau. Chỉ tiêu này xác định kết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của Ngân hàng trong kinh doanh. Nếu Ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi khong kỳ hạn cao, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại ngân hàng nào có tỷ lệ tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn.
Tổng dư nợ: Cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, cho các tổ chức tín dụng và khách hàng vay nhiều cho thấy ngân hàng sẽ tạo được uy tín đối với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng phong phú, tham gia vào nhiều nhiệm vụ thanh toán.
3.2 -Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn:
Về tín dụng trung, dài hạn áp dụng những chỉ tiêu trên có những chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn
Chỉ tiêu dư nợ = ---------------------------------------
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho thấy biến động tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng qua từng thời kỳ. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển nghiệp vụ này càng lớn, mối quan hệ Ngân hàng với khách hàng uy tín .
Nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn
Chỉ tiêu nợ quá hạn = -------------------------------------------
Tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn
Nợ khó đòi trung, dài hạn
Nợ quá hạn khó đòi =--------------------------------------
Tổng dư nợ tín dung trung, dài hạn
Lợi nhuận từ tín dụng trung, dài hạn
Chỉ tiêu lợi nhuận = ----------------------------------------------
Tổng dư nợ tín dung trung, dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung, dài hạn. Lợi nhuận ở đây phản ảnh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chất lượng tín dụng tốt gồm cả lợi nhuận mà tín dụng đó mang lại cho ngân hàng.
Lợi nhuận tín dụng trung , dài hạn
-----------------------------------------
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này thấy rõ vai trò, vị trí của tín dụng trung, dài hạn đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng. Chất lượng tín dụng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn.
Trên đây là những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Tiếp theo đây sẽ xem xét những nhân tố nào tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Ngân hàng :
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn ngân hàng, nhưng gộp chung lại có thể phân chia thành 4 nhóm:
Nhân tố chính sau: + Môi trường kinh tế
+ Môi trường pháp lý
+ Ngân hàng
+ Khách hàng
+ Nhóm các nhân tố khác
4.1- Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế:
Trong nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng Ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay Ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế , sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng thậm chí không thu hồi được vốn. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút mạnh về quy mô và số lượng.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận được doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dich vụ trong nền kinh tế quốc dâncũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng nên với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung, hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút.
Ngoài những biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của Ngân hàng. Bài học từ cuốc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông nam á đã cho thấy sự mất gía của đồng tiền đối với các nước trong khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung.
4.2 -Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi bảo về quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân và các chủ thể kinh tế khác phải tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp lý, ý thức tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế bảo đảm cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để.
Quan hệ tín dụng Ngân hàng phải được pháp luật thừa nhận. Quy chế quy trình hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng ổn định, bảo vệ một cách bình đẳng quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những qui định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Hiện nay ở nước ta hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng. Luật Ngân hàng nhà nước đã được ban hành nhưng vẫn chưa được cụ thể hoá trong hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa đồng bộ quá rườn rà, cồng kềnh và còn có sự chồng chéo với các văn bản pháp luật khác, đặc biệt hơn là các văn bản pháp luật chưa thực tế đi vào cuộc sống, khó áp dụng. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Sự thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu thay đổi đột gột gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.
4.3 Những nhân tố về phía Ngân hàng:
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng liên quan đến sự phát triển của Ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, gồm: Chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và trang thiết bị.
Chính sách tín dụng: là đường lối chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn và hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với khả năng điều kiện của bản thân Ngân hàng.
Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính Logic khoa học, và việc thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như việc phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước.
4.4 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng:
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả , mang lại lợi ích cho Ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn của Ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng.
Những nhân tố này bao gồm:
Trình độ khả năng của cán bộ, đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi thì không có doanh nghiệp thua lỗ, phá sản và ai cũng có thể trở thành người có một doanh nghiệp đứng vững được đòi hỏi cho ai: Trong điều kiện trình độ sản xuất phát triển, nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đổi, môi trường cạnh tranh gay gắt, với những nguồn lực hạn chế thì quyết định trong kinh doanh càng khó, nó đòi hỏi người lao động và đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải có kiến thức, kinh nghiệm và trình độ.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những thuận lợi khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lược, kế hoạch mở rộng, thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất, tiêu thụ. Việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và hoạt động mảketing. Doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm được nhiều người biết đến và đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng, là một cơ sở nền tảng để hoàn thành kế hoạch đã đề ra . Sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp: là cơ sở nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Tư cách đạo đức của người vay: Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp ngưòi vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây những rủi ro không nỏ cho Ngân hàng.
Tóm lại qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ta thấy tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện về pháp lý của từng nước mà những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng .
4.5. Nhóm các nguyên nhân khác:
Nhóm các nguyên nhân này gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng tín dụng Ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Nhóm các Nguyên nhân này ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng cũng như khách hàng vay vốn đó là các nguyên nhân không mong đợi như các thiên tai hoả hoạn, hạn hán. Do vậy để hạn chế một cách thấp nhất ruỉ ro tín dụng tín dụng và nâng cao hiệu quả vốn tín dụng trung và dài hạn thì mỗi Ngân hàng nên đa dạng hoá cacs loại hình cho vay tín dụng và nất thiết phải phân tán rủi ro vốn tín dụng bằng cách không đầu tư vốn vay lớn vào một khách hàng vay vốn, vốn đầu tư cho vay được trải rộng khắp các ngành nghề và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
5- Quản lý chất lượng tín dụng
5.1 Mục đích của quản lý chất lượng tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lợi nhuận và sự an toàn vốn được đặt lên hàng đầu , để đạt được điều đó Ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền). Trong quan hệ tín dụng đảm bảo an toàn trong thu hồi vốn thông qua sự phát huy có hiệu quả của phương án được hình thành bằng đồng vốn vay hay hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận của Ngân hàng, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
5.2 Yêu cầu của quản lý chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng “ người gửi tiền và người vay tiền”. Trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn vốn hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Để làm được điều đó Ngân hàng phải quản lý tốt chất lượng tín dụng thông qua việc thực hiện tổ chức tốt công tác tổ chức, yêu cầu trình độ nghiệp vụ, hoàn thiện qui trình tín dụng, kiểm tra , kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các thể lệ tín dụng nhằm từng bước hoàn thiện công tác tín dụng. Đảm bảo cho hoạt động tín dụng lành mạnh, hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
5.3 Quản lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
Chính sách tín dụng của Ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một Ngân hàng thương mại nhằm 3 mục tiêu chủ yếu là: Lợi nhuận, sự an toàn và lành mạnh. Đây là cơ sở để quản lý cho vay, đảm bảo hiệu quả của vốn tín dụng. Chính sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét các loại khách hàng có thể cho vay, tiêu chuẩn có thể Ngân hàng cho vay. Để tránh được những thất thoát, rủi ro trong tín dụng cần phải cần phải quản lý tốt và có biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả. Việc quản lý rủi ro tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau :
Một là : Quản lý tốt rủi ro tín dụng phải đặt yêu cầu an toàn trong hoạt động kinh doanh để đạt được yêu cầu này, cần phải nhận thức và đánh giá đúng đắn các nhân tố tác động đến khách hàng cũng như Ngân hàng trong quá trình cho vay và thu nợ. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi khác hàng có đủ điều kiện vay vốn, tuân thủ đúng nguyên tắc cho vay.
Hai là : Hạn chế rủi ro tín dụng nhưng phải trên cơ sở mở rộng thị phần trong nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng cần tìm đến khác hàng thay vì đợi khác hàng đến. Vì thế mỗi Ngân hàng phải có một chiến lược khách hàng để không ngừng mở rộng thị trường, mở rộng nghiệp vụ.
Ba là : Quản lý rủi ro tín dụng phải đảm bảo tính lành mạnh của khoản tín dụng. Xuất phát từ vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế, vấn đề tín dụng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. .v.v...
Bốn là : Quản lý rủi ro tín dụng phải trên cơ sở tuân thủ các quy định của Ngân hàng mà tuân thủ pháp luật.
Để làm được việc đó Ngân hàng cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng, phân tán rủi ro, quan hệ khách hàng lâu dài , thực hiện tốt các hình thức đảm bảo tín dụng, chú trọng nghệ thuật cho vay Ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất đối với các khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn hiệu quả tránh được những rủi ro xảy ra. Cần phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu rủi ro thông qua các nghiệp vụ Ngân hàng có biện pháp cụ thể phòng chống và xử lý rủi ro.
Chương II
Thưc trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Tại Chi nhánh ngân hàng và đầu tư và phát triển Quảng Ninh.
1- Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Ninh
1.1- Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957, lúc đầu được gọi là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính. Đến nay đã trải qua trên 43 năm xây dựng v._.à phát triển, với nhiều lần thay đổi tên, liên tục có sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ sao cho phù hợp với tình hình, điều kiện và chính sách của nhà nước, nhưng nhìn chung là một Ngân hàng quốc doanh, có vai trò là Ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đầu tư và phát triển, được Chính phủ xếp loại là doanh nghiệp đặc biệt, giữ vị thế là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt nam. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam có các chi nhánh trực thuộc, trong đó chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh là một trong các chi nhánh trực thuộc nằm trong sự phát triển và trưởng thành chung của toàn hệ thống và được thành lập ngày 26/05/1957.
Theo từng thời kỳ thăng trầm của đất nước Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh với vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh dựng xây đất nước nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay
Căn cứ nghị định số 39/CP ngày 27/06/1996 của Chính phủ ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty nhà nước, điều lệ Ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt nam có những chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
Huy động vốn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ
Cho vay đầu tư XDCB theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, cho vay xuất nhập khẩu.
Đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ các nước và các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt nam.
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu(SWIFT).
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ ngân quỹ, chi trả kiều hối.
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
Đại lý triển khai hoạt động khai thác bảo hiểm đối với các khách hàng có mói quan hệ tín dụng với ngân hàng ĐT&PT, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
Như vậy ngoài chức năng chính, huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án kinh tế kỹ thuật... Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh còn thực hiện kinh doanh như một ngân hàng thương mại đối với các thành phần kinh tế tầng lớp dân cư.
Đây là một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh, tạo điều kiện mở rộng thị trường, phù hợp với xu hướng kinh doanh đa năng tổng hợp của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh lớn có tài nguyên thiên nhiên vị trí hợp lý và là một đỉnh của tam giác kinh tế : Hà nội - Hải phòng - Quảng Ninh, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như cảng biển, địa danh du lịch và là một di sản thiên nhiên của thế giới. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước. Do vậy việc bố trí, tổ chức các chi nhánh trực thuộc hợp lý là một công việc có tính chất quan trọng quyết định đến sự hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh hoạt động trên phạm vi cả tỉnh với Hội sở chính đóng tại 737 đường Lê Thánh Tông thành phố Hạ long và có 04 chi nhánh trực thuộc đóng tại các trung tâm thị xã: Cẩm phả - Uông bí - Đông triều - Móng cái.
Năm 1995 là năm đầu tiên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh chuyển hẳn sang ngân hàng thương mại thực sự và triển khai hoạt động cho vay theo mọi thành phần kinh tế và chịu trách nhiệm về tiền vốn của mình với Ngân hàng cấp trên.
Tại hội sở chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh có đầy đủ các phòng ban chức năng như phòng kế toán, phòng tín dụng, phòng nguồn vốn kinh doanh, phòng kiểm tra kiểm soát, phòng tổ chức hành chính, phòng ngân quỹ và ban giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh trước Ngân hàng ĐT&PT Việt nam và với mô hình tổ tại Hội sở chính như trên làm trung tâm điều hành toàn hệ thống theo xu thế tập trung toàn diện và vững mạnh.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh với 04 chi nhánh trực thuộc tại các cơ sở để bám sát địa bàn, tình hình thực tế cũng như nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng và qua đó thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở lấy chất lượng tín dụng làm mục tiêu hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh với nguyên tắc “ Mỗi đồng vốn đều có người chịu trách nhiệm, từng bước chuyển sang giao dịch một cửa, một đầu mối”.
2- Thực trạng Tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Ninh
2.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong thời gian qua:
2.1.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ĐT và PT Quảng Ninh:
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng, quyết định sự thành công của một ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã quyết định tạo vốn ở khâu mở đầu, tạo một mặt bằng vốn vững chắc cả về VNĐ và ngoại tệ, coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng.
Với phương châm đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn khác nhau từ mọi nguồn trong và ngoài nước. Ngân hàng chú trọng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm của dân cư, khai thác triệt để nhiều nguồn tài trợ trung và dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư và phát triển.
Bằng những biện pháp và chính sách trên, trong vài năm gần đây nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn cũng thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể:
Biểu 1 : Nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư & PT
Quảng Ninh qua các năm 1997 - 1999
Đơn vị: Tr đồng
Số TT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tổng nguồn vốn
490 673
560 567
756 062
1
Vốn NHTW hỗ trợ
253 915
220 747
283 620
2
Vốn tự huy động tại chỗ
336 758
339 820
472 442
- Tiền gửi các TCKT và d/cư
229 774
332 372
450 839
- Tiền gửi các TCKT
83 654
54 908
51 893
- Tiền gửi dân cư
146120
277 464
398 946
+Tiền gửi tiết kiệm
105 317
188 779
310 592
+Phát hành kỳ phiếu, T/phiếu
40 803
88 685
88 354
3
Nguồn huy động khác
6 984
7 448
21 583
(Nguồn: báo cáo thường niên của NHĐT & PT Quảng Ninh)
Nguồn vốn trong năm 1997 là: 490 673 triệu đồng, năm 1998 là 560 567 triệu đồng, năm 1999 là 756 062 triệu đồng. Qua đó ta thấy rằng ngồn vốn qua các năm luôn có sự tăng trưởng vượt bậc năm 1998 tăng 13,28% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 35% so với năm 1998, con số này khẳng định khẳng định sự tăng trưởng khi chuyển hẳn sang kinh doanh đa năng tổng hợp, tăng trưởng đều đảm bảo sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mở rộng và có xu thế phát triển một cách chắc chắn. Sang năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh tiếp tục cải biến cơ cấu nguồn vốn, tăng tiền gửi khách hàng và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu trong nước và quốc tế để tăng vốn trung và dài hạn. Cuối năm 1997 Tổng nguồn vốn đạt được là: 490 673 Triệu đồng, tăng 23% so với năm 1996, tiền gửi khách hàng đạt 229 774 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi các khu vực dân cư là 146 120 Triệu đồng.
Trong năm cơ cấu tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế là tương đối hợp lý, nguồn tiền do phát hành kỳ phiếu và trái phiếu là tương đối hợp lý năm 1997 là 40 803 triệu đồng năm 1998 là 88 685 triệu đồng và sang năm 1999 là 88 354 triệu đồng nguồn tiền huy động này chủ yếu là tiền huy động dài hạn nhằm phục vụ vốn để cho vay trung và dài hạn tiền vốn huy động đã đáp ứng tích cực nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo đủ vốn giải ngân kịp thời các hợp đồng tiín dụng đã ký, đảm bảo khả năng thanh khoản. Tổng nguồn vốn là 756 042 triệu đồng.
2.1.2. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng ĐT và PT Quảng Ninh:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh với truyền thống phục vụ cho vay trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, từ năm 1995 với định hướng tiếp tục đổi mới toàn diện, chuyển hẳn sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngân hàng thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, tích cực linh hoạt, lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Trong công tác sử dụng vốn Ngân hàng thực hiện các hoạt động như: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn phục vụ đầu tư và phát triển, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, cho vay uỷ thác tài trợ phát triển, góp vốn liên doanh, đầu tư vốn khác
Biểu 2: Tình hình sử dụng vốn qua các năm 1997-1999
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tổng cộng
333 854
377 656
434 054
1
Cho vay trung dài hạn
210 772
214 180
200 568
2
Cho vay ngắn hạn
123 082
163 476
233 486
(Nguồn: báo cáo tín dụng NHĐT & PT Quảng Ninh năm 1997-1999)
Ta thấy tình hình sử dụng vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 1997 là 333 854 triệu đồng, năm 1998 là: 377 656 triệu đồng và năm 1999 là 434 054 triệu đồng cụ thể năm 1998 tăng so với năm 1997 là 11,24% và năm 1999 tăng so với năm 1998 là: 14,80%.
Biểu 3: Tổng dư nợ qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Số
Chỉ tiêu
Năm
TT
1997
1998
1999
1
Dư nợ ngắn hạn
123 082
163 476
233 486
Trong đó: Trong hạn
118 814
159 200
231 801
Quá hạn
4 268
4 276
2 560
2
Dư nợ trung hạn
15 539
18 567
21 417
Trong đó: Trong hạn
14 380
17 508
21 094
Quá hạn
1 159
1 059
323
3
Dư nợ vay dài hạn
195 233
195 613
179 151
Trong đó: Trong hạn
194 615
193 669
177 720
Quá hạn
618
1 944
1 431
Tổng số
333.845
377.656
434.054
(Nguồn báo cáo thường niên của NHĐT & PT Quảng Ninh năm 97-99)
Qua bảng tổng hợp dư nợ và tỉ lệ quá hạn qua các năm của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh ta có thể đánh giá về phạm vi cũng như quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng mở rộng được thể hiện qua số liệu của các năm. Điều cần nhận xét ở đây đó chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng qua các năm có phần giảm xuống.Đặc biệt là nợ quá hạn của vốn trung và dài hạn qua các năm lại tăng lên như : Năm 1997 là 618 và năm 1998 là 1 944 và năm 1999 là 1 431 triệu đối với vốn dài hạn. Năm 1997 là 1 159 triệu và năm 1998 là 1 059 và năm 1999 là 323 triệu đối với vốn trung hạn
Qua tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm cả về tuyệt đối cũng như tương đối đều giảm ở mức 20% cho thấy chất lượng tín dụng trung và dài hạn ở chi nhánh là rất cao.
Trong cho vay tín dụng trung và dài hạn: Ngân hàng xác đinh mọi hoạt động của ngân hàng khởi đầu từ khách hàng chứ không phải là từ sản phẩm, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu của mình. Ngân hàng đã tích cực đa phương hoá khách hàng trên cơ sở duy trì và phát triển khách hàng truyền thống chuyên kinh doanh đầu tư trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, đồng thời mở rộng khách hàng mới có chọn lọc.
Cơ cấu nguồn vốn đến 31/12/1999 :
- 52% cho vay đầu tư phát triển; 26,6 % cho vay ngắn hạn; 15,8 % dự trữ kinh doanh; 5% tài sản khác.
Chính sách tín dụng của ngân hàng: Với phương châm đa dạng hoá các sản phẩm, các loại hình đầu tư, coi tín dụng đầu tư và phát triển, tín dụng thi công xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng là mặt trận hàng đầu, đồng thời coi trọng việc mở rộng có chọn lọc các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng khác trong đó chú trọng cho vay khép kín, kết hợp đồng tài trợ và bảo lãnh dưới các hình thức.
Ngân hàng đã tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, hiệu quả cao theo các mục tiêu hiện đại hoá, mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế.
Vốn đầu tư đã tập trung cho các chương trình kinh tế, dự án trọng điểm của nền kinh tế như: Sản xuất than, sản xuất xi măng, sản xuất VLXD, điện lực, dệt may...
Công tác bảo lãnh: Giá trị bảo lãnh dự thầu 825 triệu đồng tăng 38,94% so với năm 1998, giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng 3 205 triệu đồng tăng 76,77% so với năm trước, làm đại lý uỷ thác cho những dự án đầu tư nước ngoài như dự án cấp thoát nước của thành phố Hạ long, Cẩm phả, Uông bí với số tiền hàng ngàn USD.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng đa dạng hoá các hình thức giao dịch ngoại tệ trong phạm vi quy định của NHNN, mở rộng đối tác giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh hoạt động mua bán ngoại tệ tại các chi nhánh có khách hàng XNK và có lưu lượng giao dịch ngoại tệ lớn. Doanh số giao dịch ngoại tệ đã được tăng dần qua các năm.
Kết quả kinh doanh: Lợi nhuận đạt 158,8% so với kế hoạch được ngân hàng cấp trên giao, tổng thu phí dịch vụ năm 1999 là 317 triệu đồng và nợ quá hạn vẫn giữ ở mức 1,1% tổng dư nợ, nợ quá hạn trung và dài hạn ở mức 0,79% trên dư nợ trung và dài hạn.
Đó chính là kết quả của công tác xây dựng nguồn lực, không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, nâng cao năng lực quản trị điều hành của chính quyền và vai trò giáo dục, đồng viên quần chúng của các đoàn thể trong một mục tiêu chung phát huy vai trò làm chủ của ngươì lao động với phương châm “Mỗi cán bộ ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh là một lợi thế trong cạnh tranh”, kết quả của sự đoàn kết thống nhất chung lòng của toàn thể cán bộ và lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh.
Với nỗ lực đó, toàn chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ, giữ vững và đạt mức tăng trưởng cao hơn, hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, chất lượng và có hiệu quả cao hơn khẳng định vị thế của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam nói chung và Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh nói riêng nhưng đồng thời cũng cần thấy hết những khó khăn, những thách thức để chủ động vượt qua, tạo sự phát triển bền vững của Ngân hàng đầu tư và phát triển trong những năm tới .
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh.
Xuất phát từ đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển theo KHNN là cho vay trung, dài hạn, mục đích cho vay đầu tư vào TSCĐ cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước, sản phẩm XDCB hoàn thành chứa đựng cả một hệ thống những quan hệ kinh tế, quan hệ hàng hoá tiền tệ. Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh với đặc trưng của ngân hàng đầu tư và phát triển, hoạt động kinh doanh quan trọng nhất là cho vay đầu tư phát triển, cho vay trung và dài hạn, đồng thời cũng là thế mạnh của Ngân hàng ĐT&PT so với các ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng xác định mục đích cho vay đầu tư phát triển theo KHNN nhằm phát triển kinh tế từng ngành, từng địa phương để đi lên cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, thực hiện công cuộc công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập một cách toàn diện với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Vốn đầu tư trung và dài hạn của Ngân hàng chủ yếu tập trung đầu tư và tài sản cố định và cho các dự án mua máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển các ngành công nghiệp mới có tính quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm của Nhà nước, Tổng công ty, các DNNN, và giúp các doanh nghiệp phát huy vai trò chủ đạo trong kinh tế quốc doanh.
Như phần đã nêu ra, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh xác định mọi hoạt động của Ngân hàng khởi đầu từ khách hàng , chứ không phải từ sản phẩm,lấy hiệu quả SXKD của khách hàng làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Với phương châm này hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT đã đạt được kết quả qua các năm như sau:
Năm 1997 dư nợ vay đầu tư phát triển đạt 349 392 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là dư nợ vay đầu tư dài hạn theo kế hoạch nhà nước, vốn đầu tư đã đầu tư cho 28 dự án với số vốn cho vay hàng trăm tỷ đồng và tăng 28,9 % so với năm 1996, cho vay uỷ thác tài trợ phát triển là 58 tỷ đồng. Vốn đầu tư đã tập trung cho các chương trình kinh tế, dự án trọng điểm của nền kinh tế như:
+ Chương trình sản xuất than chiếm 45%
+ Chương trình vật liệu xây dựngchiếm 29,36 %
+ Chương trình sản xuất cơ khí chiếm 26,9 %
+ Chương trình sản xuất xi măng chiếm 11,5 %
+ Đầu tư vào các ngành khác chiếm 3,98 %
Một số dự án lớn được Ngân hàng Đầu tư và phát triển cho vay trong năm là:
+ Đầu tư khai thác mỏ Mạo Khê
+ Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Quảng Ninh
+ Đầu tư cột chống thuỷ lực Mỏ than Hà Lầm
+ Đầu tư khai thác mỏ than khe chàm
+ Đầu tư khai thác mỏ than Thống nhất.
+ Đầu tư Công ty cơ khí chế tạo thiết bị mỏ
+ Đầu tư khai thác và chế biến thuỷ sản
+ đầu tư mới và cải tạo các nhà nghỉ thuộc công ty du lịch
Cơ cấu cho vay trong năm 1997 phân theo ngành kinh tế
+ Ngành công nghiệp khai thác 38%
+ Ngành công nghiệp xây dựng 23%
+ Ngành cơ khí chế tạo 12%
+ Nông lâm ngư nghiệp 9%
+ Du lịch 8%
+ Các ngành khác 10%
Qua đó thấy vốn tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 61% tổng dư nợ vay trung và dài hạn, giữ vững vốn tín dụng, thể hiện đặc thù của Ngân hàng đầu tư và phát triển .
Năm 1998: Vốn đầu tư của Ngân hàng tập trung vào 5 chương trình lớn
+ Phục vụ sản xuất và khai thác than
+ Phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng
+ Phục vụ du lịch
+ Phục vụ công nghiệp cơ khí mỏ
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng
Như vậy trong những năm qua, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh đã đạt được những kết quả cụ thể về tín dụng trung, dài hạn như sau:
Biểu 3: Tăng trưởng dư nợ qua các năm 97 - 99
Đơn vị: Tr.đ, USD.
Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Tăng trưởng
Năm
1999
Tăng trưởng
Dư nợ
333 854
377 656
113.1
434 054
114.9
+ Trung, dài hạn
210 772
214180
101.6
200 568
93.6
+ Ngắn hạn
123 082
163 476
132.8
233 486
142.8
(Nguồn: báo cáo thường niên của NHĐT&PT Quảng Ninh năm 97- 99)
Từ bảng trên ta thấy qua các năm, dư nợ cho vay các loại không ngừng tăng lên rõ rệt như năm 1997 từ 333 854 triệu đồng và năm 1998 là 377 656 triệu đồng và năm 1999 là 434 045 trệu đồng. Nhưng tín dụng trung dài hạn đã có phần giảm đi qua các năm như: Năm1998 là 214 180 triệu đồng và năm 1999 là 200 568 triệu. Việc cho vay tín dụng trung và dài hạn không chỉ hình thành từ nguồn vốn trong nước mà đã có sự tham gia vốn của các tổ chức quốc tế, điều này cho thấy rằng Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh chứng tỏ trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển theo KHNN góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Để thấy rõ hơn điều này, trong giai đoạn từ 1997 – 1999, nền kinh tế trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn và hoạt động của Ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng cho nên tín dụng trung và dài hạn ngân hàng đã có phần nào giảm xuống tổng. Lãi suất cho vay của loại hình tín dụng này rất thấp, dao động từ 0,7%/tháng đến 1,1%/tháng qua từng thời kỳ, hiện nay là 0,75%/tháng. Đối tượng cho vay chủ yếu tập trung vào các ngành như: Đầu tư sản xuất than, điện, cơ khí, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ chế biến, cây công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới...
Xết về tỷ lệ % tín dụng trung dài hạn trên tổng số dư nợ ta có kết quả sau:
Biểu 4: Dư nợ tín dụng trung dài hạn.
Đơn vị: Tr.đ.
Chỉ tiêu
Năm
1997
Tỷ lệ %
Năm
1998
Tỷ lệ %
Năm
1999
Tỷ lệ %
Tổng dư nợ
333 854
100
377 656
100
434 054
100
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn
210.772
63.1
214.180
56.7
200568
46.2
Dư nợ tín dụng ngắn hạn
123 082
36.9
163 476
43.3
233 486
53.8
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHĐT&PT Quảnh ninh năm 1997 - 1999)
Ta thấy qua các năm dư nợ tín dụng trung dài hạn luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Nhưng qua các năm thì ta thấy được rằng dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã không chiếm được tỷ lệ cao như: Năm 1997 là 63.1%, năm 1998 là 56.76%, năm 1999 chiếm 46.2% tổng dư nợ. Trong khi đó đối với tín dụng ngắn hạn thì tỷ lệ này trung bình hàng năm tăng lên là 45%. Điều đó càng cho thấy Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh cần phải phát huy truyền thống trong cho vay trung dài hạn, mức độ phát triển nghiệp vụ nâng cao, mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng là tốt, có uy tín.
Xét về cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế, kết quả cụ thể qua các năm như sau:
Biểu 5: Cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Tr.đ
Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Tăng trưởng
Năm
1999
Tăng trưởng
Số tiền
Số tiền
98/97
Số tiền
99/98
Dư nợ cho vay
333 854
377 656
119.1
434 054
115
1.Ngắn hạn
123 082
163 476
132.8
233 486
142.8
+ KT Quốc Doanh
115 110
159 607
138.6
194 968
122
+ Ngoài Quốc Doanh
7 972
4 869
0.61
38 518
791
2.Trung dài hạn
210 772
214 180
102
200 568
93.6
+ KT Quốc Doanh
210 772
214 180
102
200 568
94
(Nguồn: Báo cáo tín dụngcủa NHĐT&PTQuảng Ninh các năm 1977 - 1999)
Qua bảng trên cho ta thấy dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ cao trong dư nợ cho vay các loại, kể cả tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn đều tăng trưởng qua các năm.
Đối với tín dụng ngắn hạn thì việc cho vay chủ yếu vẫn là các đơn vị thi công xây lắp phục vụ cho chính công trình xây dựng cơ bản mà nguồn vốn đầu tư công trình lại chính là nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển cho vay như vậy viêc thu nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh rất đảm bảo, an toàn và có hiệu quả, Sự tăng trưởng đi lên qua các năm thể hiện kinh tế quốc doanh có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn luôn chiến tỉ lệ cao trên tổng dư nợ cho vay nhưng vẫn tăng trưởng qua các năm. Năm 1998 tăng 109% so với năm 1997, năm 1999 tăng 122,9% so với năm 1998, kinh tế ngoài quốc doanh thì chiếm tỷ lệ nhỏ trên dư nợ cho vay.
Nhưng đối với tín dụng trung dài hạn thì thành phần kinh tế quốc doanh chiếm một tỷ lệ cao trong dư nợ cho vay các loại. Năm 1997 loại tín dụng này chiếm tỷ lệ này chiếm 63,1% dư nợ cho vay, năm 1998 chiếm 56,7% dư nợ vay tăng 102% so với năm 1997 và năm 1999 chiếm tới 46,2% dư nợ vay và đạt 93,6% so với năm 1998 trong khi đó loại hình tín dụng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ khoảng 13% trong dư nợ cho vay.
Như vậy vốn cho vay chủ yếu tập trung vào thành phần kinh tế quốc doanh ở cả hai loại hình tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn. Đặc biệt trong tín dụng trung dài hạn, vốn cho vay chủ yếu tập trung vào thành phần kinh tế quốc doanh, chiếm tỷ lệ cao trong dư nợ cho vay qua các năm, trung bình khoảng 46,3%/năm. Điều này càng khẳng định thêm thế mạnh của Ngân hàng ĐT&PT là cho vay trung dài hạn phục vụ đầu tư phát triển trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tức là ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án và thẩm định, phân tích tốt dự án trước khi cho vay.
Xét đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, đây là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, kết quả qua các năm như sau:
Biểu 6: Nợ quá hạn qua các năm 1997-1999:
Đơn vị: Tr.đ
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Chỉ
tiêu
Dư nợ
Nợ
Q/hạn
Tỷ lệ %
Dư nợ
Nợ
Q/hạn
Tỷ lệ %
Dư nợ
Nợ
Q/hạn
Tỷ lệ %
Tổng số
333 854
6.045
1.81
377 656
7279
1.92
434 054
4 314
0.99
Trong đó:
-Ngắn hạn
123 082
4 268
1.27
163 476
4 276
1.13
233 486
2 560
0.39
-T /dài hạn
210 772
1 777
0.54
214 180
3 003
0.79
200 568
1 754
0.4
(Nguồn: Báo cáo tín dụngcủa NHĐT&PT Quảng Ninh các năm 1997 - 1999)
Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn ta thấy, nợ quá hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh giảm qua các năm có giảm đi rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn năm 1997 là 1,81 %, năm 1998 là 1,92% và năm 1999 là 0,99%. Xét về tỷ lệ thì giảm nhưng về số nợ quá hạn thì lại tăng lên qua từng năm tỷ lệ thuận với sự tăng lên của dư nợ. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung dài hạn có thấp hơn so với tín dụng ngắn hạn, hàng năm tỷ lệ nợ quá hạn có giảm một phần , năm 1997 là 0,54%, năm 1998 là 0,79%, và đến năm 1999 giảm xuống 0,4%, nhưng số lượng nợ quá hạn vẫn tăng lên cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng trung dài hạn. Vậy là chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng trung dài hạn nói riêng, mặc dù đã được ngân hàng cải thiện, qua các năm, nhưng mức độ giảm tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn nhỏ, nợ quá hạn chiếm 0,79% dư nợ cho vay và nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn là 0,4% dư nợ vay tín dụng dụng trung dài hạn.
Để chất lượng tín dụng của ngân hàng thực sự được nâng cao hơn nữa thì tỷ lệ nợ quá hạn cần phải giảm xuống nữa và tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn còn phải thấp hơn nữa.
Tức là trong công tác cho vay trung dài hạn vẫn còn những tồn tại khó khăn riêng đòi hỏi cần khắc phục và có những biện pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Còn đối với nợ khó đòi, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dư nợ cho vay. Tình hình nợ khó đòi tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh như sau:
Biểu 7: Nợ khó đòi của Ngân hàng qua các năm 1997-1999
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Chỉ tiêu
Nợ khó đòi
Tỷ lệ %/ DNQH
Nợ khó đòi
Tỷ lệ %/ DNQH
Nợ khó đòi
Tỷ lệ %/ DNQH
Tổng số
1387
0.41
5177
1.37
2008
0.46
1. Ngắn hạn
1280
0.38
4118
1.09
1685
0.38
2. Trung dài hạn
107
0.03
1059
0.28
323
0.08
(Nguồn: Báo cáo tín dụngcủa NHĐT & PT Quảngninh các năm 1997 - 1999)
Tỷ lệ nợ khó đòi trên dư nợ vay nhỏ, khoảng 0,46% mỗi năm, trong đó ngắn hạn cao hơn trung dài hạn. Năm 1999 tỷ lệ nợ khó đòi là 0,46%, ngắn hạn là 0,38%, trung dài hạn là 0,08%. Mặc dù tỷ lệ này nhỏ, nhưng nếu giảm đi được nữa thì vẫn tốt hơn đối với ngân hàng, vì những khoản nợ khó đòi này rủi ro tín dụng rất cao, chất lượng kém, việc đòi nợ đối với những khoản vay này rất khó khăn và tổn thất có thể xảy ra. Bởi vậy cần có những biện pháp để giảm bớt nợ khó đòi và nâng cao chất lượng tín dụng.
Tóm lại, hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh đã đạt được kết quả đáng khích lệ qua từng năm, tổng tài sản tăng trưởng qua các năm, hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, trong đó hoạt động tín dụng trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, chất lượng tín dụng đã được nâng cao dần, khẳng định vị thế của Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh đồng thời cũng cần thấy hết những khó khăn, thách thức của Ngân hàng để chủ động vượt qua, tạo sự phát triển trong những năm tới.
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh.
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ là mọi dự án, mọi công trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo cơ chế “vay trả”, xoá hình thức đầu tư bao cấp dưới dạng cấp phát cho các công trình SXKD trước đây. Ngân hàng ĐT&PT Việt nam đã phát huy nỗ lực chủ quan, vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn chuyển đổi cơ chế, nhanh chóng hoà nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc biệt năm 1994, Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh được thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, sau mấy năm hoạt động đổi mới ngân hàng đã đạt được kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng.
Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh đã thực sự trở thành bạn hàng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với chính sách khách hàng: ngân hàng xác định mọi hoạt động của ngân hàng khởi đầu từ khách hàng, lấy hiệu quả SXKD làm mục tiêu hoạt động của mình. Ngân hàng thực hiện tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ tín dụng theo đúng quy định, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành sớm các thủ tục xin vay được nhanh chóng, thuận lợi. Thực hiện phương thức giao dịch một cửa tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp trong liên hệ vay vốn, xây dựng uy tín ngân hàng, tiếp tục phát huy vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Ngân hàng đã nỗ lực vượt bậc phục vụ đầu tư phát triển do nhà nước giao, tập trung vốn cho các công trình, dự án trọng đIểm của nhà nước. Đồng thời nâng cao vai trò chủ quản của Ngân hàng đối với những khoản vay trung và dài hạn nằm trong kế hoạch đầu tư và phát triển.
Đối với mọi dự án đầu tư, Ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay theo quy định được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng, để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn, loại trừ những dự án kém hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó trong quá trình cho vay, Ngân hàng tiến hành thực hiện kiểm tra, gồm cả kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm từ cấp tỉnh đến cấp các chi nhánh trực thuộc.
Ngân hàng đã lựa chọn được những cán bộ đủ đức, đủ tài, nhiệt tình công tác vào những công việc then chốt những công trình trọng điểm , những khó khăn, tạo điều kiện giúp khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất để đưa các công trình vào SXKD có hiệu quả mang lại lợi ích cho cả hai bên, Ngân hàng và khách hàng. Để tạo nguồn vốn cho tín dụng trung dài hạn ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động. Ngân hàng coi chính sách nguồn vốn là một trong các chính sách quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng, tạo vốn là khâu mở đường cho mọi hoạt động kinh doanh nên đã nỗ lực tạo một mặt bằng vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng kể cả nôi tệ và ngoại tệ. Ngân hàng thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn trong và ngoài nước, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ trung dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư phát triển.
Ngân hàng tích cực thay đổi cơ cấu cho vay trung dài hạn các ngành kinh tế chủ yếu hướng vào các ngành công nghệ cao, các ngành mũi nhọn, các ngành chế biến nông sản làm hàng xuất khẩu, phục vụ phát triển kinh tế.
Trong những năm vừa qua, Ngân hàng giữ vững và phát huy tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển, chủ động khai thác vốn, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm của nhà nước, lựa chọn các dự án khả thi có hiệu quả để đầu tư, đối với những dự án đầu tư mà đang gặp khó khăn,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28210.doc