Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại Ngân hàng TNHH Indovina

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại Ngân hàng TNHH Indovina: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại Ngân hàng TNHH Indovina

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại Ngân hàng TNHH Indovina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa: khoa häc qu¶n lý š&› Chuyªn ®Ò thùc tËp §Ò tµi: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina Gi¸o viªn h­íng dÉn : PGS.TS. §oµn ThÞ Thu Hµ Sinh viªn thùc hiÖn : Trần Thị Hải Châu Líp : QLKT 46A Kho¸ : 46 Hµ Néi, 4 - 2008 LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế Việt Nam gia nhập WTO, số lượng các dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng lớn, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải biết lựa chọn các dự án sẽ đầu tư có hiệu quả để hỗ chợ và cho vay. Khi đó vấn đề thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chính Ngân hàng đó. Các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với những thách thức, rủi ro, đặc biệt là khi các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam trên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng chính thức có hiệu lực. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Ngân hàng Indovina nói riêng và các Ngân hàng thương mại cổ phần nói chung cần có những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên, trình độ công nghệ trang thiết bị, đặc biệt là nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay, một lĩnh vực mà thường mang lại hiệu quả lớn nhất đối với một Ngân hàng thương mại. Là sinh viên khoa Khoa học quản lý - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, sau thời gian được thực tập tại phòng Tín dụng tiếp thị Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội, Em nhận thấy quá trình thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại Ngân hàng IVB có chất lượng khá tốt, tuy nhiên còn có một số hạn chế, thiếu sót. Vì vậy Em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina.” làm khóa luận tốt nghiệp và hi vọng rằng sẽ được góp phần công sức, tâm huyết của mình vào sự lớn mạnh của Ngân hàng. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Cô giáo PGS. TS. Đoàn Thị Thu Hà và các cô chú, anh chị công tác tại phòng Tín dụng tiếp thị đã tận tình hướng dẫn để Em có thể hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (DADT) TRONG LĨNH VỰC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA I. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 1. Khái niệm ngân hàng thương mại. Theo luật của các tổ chức tín dụng : “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Theo tính chất hoạt động và mục tiêu hoạt động các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác” ( Khoản 20, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng.) Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của một nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại, tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản và thị phần, số lượng của các ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp… Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ vì vậy nó là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế. 2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Một ngân hàng thương mại phải đảm nhận rất nhiều hoạt động, một trong số ngững hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là: thực hiện trao đổi ngoại tệ, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán… Trong đó, Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập chủ yếu và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay, với điều kiện hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói cách khác tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ trong đó một cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng vốn cho một cá nhân hay tổ chức khác với những điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi vốn. 2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 2.1.1. Khái niệm cho vay. “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi.” ( Giáo trình tài chính ngân hàng). 2.1.2. Phân loại các hoạt động tín dụng. 2.1.2.1. Phân loại theo thời gian. Cho vay ngắn hạn: Các khoản vay nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất có thời hạn dưới 1 năm. Cho vay trung hạn: các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn, thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển. Cho vay dài hạn: Các khoản vay có thời hạn trên 5 năm, tài trợ cho công trình xây dựng nhe nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị có gia trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu. 2.1.2.2. Phân loại theo hình thức cho vay. Cho vay thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt lên trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Giới hạn này được gọi là giới hạn thấu chi. Cho vay trưc tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và cho vay thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất, đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một sồ giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất. Cho vay luân chuyển: Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ chov ay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh gnhiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàngcó thể cho vay để mua hàng hoá và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Cho vay trả góp: cho vay trả góp là hình thức, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường dược áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần dược tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Cho vay gián tiếp: Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức thông qua các tổ chức tín dụng trung gian, 2.1.3. Qui trình hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Qui trình hoạt động cho vay của ngân hàng bao giờ cũng trải qua 3 giai đoạn sau: Thu nợ Cho vay Xét duyệt món vay Ba giai đoạn này là một quá trình khép kín trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Để một khoản vay có chất lượng tốt, chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ một giai đoạn nào trong quá trình cho vay, bởi mỗi giai đoạn đều có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của khoản vay. Các giai đoạn của quá trình này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau. Vì kết quả của giai đoạn này ảnh hưởng tới việc thực hiện giai đoạn kia và ngược lại. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng là sử dụng nguồn vốn của khách hàng để cho vay đầu tư thu lợi nhuận. Do đó mức trách nhiệm của ngân hàng rất cao đối với nguồn vốn của khách hàng. Ngân hàng không thể chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua sự an toàn về nguồn vốn của khách hàng, cũng không vì thế mà gây khó khăn cho khách hàng khi xét duyệt món hàng cho vay. Chất lượng của khoản vay hay hiệu quả hoạt động của ngân hàng là sự kết hợp một cách cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận để đảm bảo an toàn vốn của khách hàng và nhà đầu tư. Một số năm gần đây cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và sự ra đời của các ngân hàng, các sản phẩm tài chính mới càng phức tạp, khiến cho thông tin giữa ngân hàng và người đi vay không tương xứng, theo đó sự đối lập chắc chắn sẽ xảy ra. Và để hạn chế những rủi ro này, việc xem xét trước khi cho vay rất quan trọng. Trong giai đoạn xét duyệt món vay, ngân hàng thương mại sẽ tiến hành các hoạt động sau: Lập hồ sơ tín dụng Phê duyệt món vay Thẩm định đơn và hồ sơ cho vay Nhận đơn và hồ sơ xin vay Đối với những khoản vay ngắn hạn, việc thẩm định đơn và hồ sơ tương đối đơn giản song lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp và kỳ vọng lãi suất vay trung hạn, dài hạn cao hơn nhhiều nên các ngân hàng thường chấp nhận rủi ro đầ tư vào các dự án lớn ,dài hạn. Tuy nhiên mặt trái của hoạt động này là rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước được hoặc cố tình bỏ qua. Hoạt động cho vay theo dự án. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng là sử dụng nguồn vốn của khách hàng để cho vay, đầu tư, song cho vay theo dư án là một quyết định tài chính dài hạn với số lượng vốn rất lớn, thời gian hoàn vốn dài, chịu ảnh hưởng của biến động thị trường nên mức độ rủi ro là lớn. Với mục tiêu mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, các ngân hàng luôn mong thu hút nhiều khách hàng về phía mình, nghĩa là ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro để hy vọng một mức lãi suất cao hơn. Khi tiến hành cho vay, ngân hàng thường tiến hành một trong hai biện pháp sau: Cho vay có tài sản thế chấp. Cho vay không cần tài sản thế chấp. Phương thức cho vay có tài sản thế chấp: ngân hàng sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản thế chấp ở thời điểm cho vay để cho vay theo một tỷ lệ nhất định. Đây chỉ là một sự đảm bảo mang tính hình thức bởi thực chất khi dự án đã không khả thi thì doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, thì giá trị tài sản phát mãi so với giá trị ban đầu là rất nhỏ, thậm chí không đáng kể so với số mà ngân hang cho vay. Như vậy khả năng ngân hàng không thu hồi được vốn là rất cao. Phương thức cho vay không cần tài sản thế chấp: phương pháp này dược coi là rất có hiệu quả nhưng để có cơ sở cho vay không cần tài sản thế chấp thì các ngân hàng phải thẩm định các dự án một cách kỹ lưỡng trên mọi phương diện có thể có. Trong hoạt động cho vay của mình, các ngân hàng thương mại thường thẩm định dự án đầu tư theo các nội dung sau : Tài chính Kinh tế xã hội Thẩm định dự án đầu tư Pháp lý Thị trường Kỹ thuật Tổ chức quản lý Đánh giá Với tư cách là một nhà tài trợ việc xem xét cụ thể, chi tiết các mặt của dự án đầu tư sẽ giúp ngân hàng nắm được tình hình và hiệu quả do dự án đầu tư mang lại nhằm có quyết định và kế hoạch đầu tư đúng đắn. trong khi đó, là một tổ chức kinh doanh tiền tệ lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động, ngân hàng thường tập trung vào thẩm định tài chính của dự án đầu tư bởi thực chất thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc xem xét, đánh giá dự đoán các luồng chi phí tài chính trong điều kiện giá trị đồng tiền thay đổi theo thời gian và đánh giá xem giá trị hiện tại ròng đó có thoả đáng so với chi phí ban đầu hay không. Theo quan điểm của ngân hàng thẩm định tài chính của dự án nhằm đánh giá hiệu quả chung của dự án để thấy được mức độ an toàn của số vốn ngân hàng cho vay và khả năng trả nợ của dự án. Có tính toán được khả năng trả nợ của dự án thì ngân hàng mới lập được lịch trình trả nợ của dự án và cân đối được nguồn vốn của mình. Hơn nữa đặc điểm của ngân hàng là kinh doanh vốn của khách hàng nên việc đảm bảo đồng thời tính thanh khoản và tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay là rất cần thiết.. II. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 1. Khái niệm và nội dung của dự án đầu tư (DAĐT) trong hoạt động đầu tư. 1.1. Các khái niệm về dự án đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư diễn ra rất phong phú và đa dạng. Để tiến hành đầu tư, các chủ đầu tư cần phải thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến công cuộc đầu tư của họ. Quá trình phân tích, xử lý các thông tin và đưa ra giải pháp cho quá trình đầu tư được gọi là quá trình lập dự án đầu tư. Như vậy, về bản chất thì: Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc hiện đại hoá các tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng của sản phẩm trong một thời gian nhất định. Về hình thức thể hiện thì: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. (Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án nhà nước) Trong hoạt dộng đầu tư, DAĐT có vai trò quan trọng, về mặt thời gian tác động trong suốt qua trình đầu tư và khai thác công trình sau này. Về mặt phạm vi, nó tác động đến tất cả các mối quan hệ và các đối tác tham gia vào quá trình đầu tư. Như vậy, trong hoạt động đầu tư, vai trò của DAĐT được thể hiện như sau: Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư. Dự án là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. DA là cơ sở quan trọng để thuyết phục các tổ chức tài chính, tín dụng xem xét tài trợ các dự án. DA là cơ sở để các cơ quan nhà nước xem xét, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư. DA là căn cứ quan trọng để dánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những vấn đề tồn tại và những vướng mắc trong quá trình thực hiện. DA là cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có những tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư. 1.2. Những nội dung cụ thể của một DAĐT. Các căn cứ lập dự án, sự cần thiết phải đầu tư dự án, căn cứ pháp luật và căn cứ thực hiện của toàn bộ quá trình hình thành và thực hiên toàn bộ dự án. Luận chứng về thị trường của dự án, trong đó có các vấn đề: giới thiệu sản phẩm dịch vụ được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh của dự án. Các luận chứng về thị trường đối với dự án được chọn. Dự báo nhu cầu hiện tại, tương lai của sản phẩm dịch vụ đó. Xác định nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu đó. Xem xét, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Luận chứng về phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án: Xác định địa điểm xây dựng dự án. Xác định quy mô, chương trình sản xuất. Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nguồn và phương thức cung cấp.Lựa chọn công nghệ và thiết bị. Luận chứng về tổ chức quản trị dự án. Tuỳ theo từng dự án cụ thể để xác định mô hình tổ chức bộ máy cho thích hợp, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu nhân lực. Luận chứng về phương diện tài chính của dự án, gồm: xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn và nguồn tài trợ. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Xác định thời gian hoàn vốn. Đánh giá đội rủi ro của dự án. Luận chứng về lợi ích kinh tế xã hội của dự án: khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Khả năng tạo công an việc làm. Nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Kết luận và kiến nghị. Thông qua những nội dung nghiên cứu trên để đưa ra kết kuận tổng quát về khả năng thực hiện của dự án, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Đồng thời đề xuất những kiến nghị đối với cơ quan có liên quan đến dự án để cùng phối hợp trong quá trình xây dựng DAĐT. 2. Thẩm dịnh DAĐT và ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT. Thẩm định DADT là một vấn đề hết sức quan trọng đối với không chỉ ngân hàng thương mại nói riêng, mà cả hệ thông ngân hàng nói chung. “Thẩm định DAĐT là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học, và toàn diện các nôli dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều đự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của đự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.” (Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, trường đại học Kinh tế quốc dân). Đối với các cơ quan nhà nước: Thẩm định DAĐT là một công cụ giúp nhà nước có thể thực hiện được chức năng quản lý vĩ mô của mình. Công tác thẩm định sẽ được tiến hành thông qua một số cơ quan chức năng thay mặt cho Nhà nướcđể thực hiện Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư như: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính…, cũng như Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh. Qua việc phân tích các dự án đầu tư một cách toàn diện, khoa học và sâu sắc, các cơ quan này sẽ đưa ra các kết luận chính xác và cần thiết để tham mưu cho nhà nước trong hoạch định chủ trương đầu tư, định hơớng đầu tư và các quyết định đầu tư. Đối với các ngân hàng: Các ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính hoạt động trong nền kinh tế thị trường, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế thị trường nên vấn đề hiệu quả và tính an toàn trong kinh doanh là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Hiệu quả và chất lượng của tín dụng trung và dài hạn quyết định lợi nhuận và khả năng phát triển của ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn của ngân hàng thương mại không còn do nhà nước bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn vay tạm thời trong xã hội, tiến hành các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên nguyên tắc phù hợp với các chế độ hiện hành của Nhà nước. Thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy bên cạnh một số DAĐT có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư và cả nền kinh tế. Tuy nhiên, còn nhiều dự án chưa được quan tâm đứng mức nên công tác thẩm định DAĐT làm không tốt, gây ra tình trạng không thu hồi vốn, nợ quá hạn kéo dài, thậm chí có dự án bị phá sản hoàn toàn. Điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời làm cho uy tín ngân hàng thương mại bị giảm sút rất nhiều. Như vậy, đối với các ngân hàng thương mại, thẩm định DAĐT có các ý nghĩa sau: Có quyết định, chủ trương bỏ vốn đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư. Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi khi triển khai và thực hiện dự án, hạn chế bớt các yếu tố rủi ro. Tạo ra căn cứ để kiểm ra việc sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện. Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư của dự án như khả năng hoàn vốn và trả nợ của dự án và chủ đầu tư. Rút kinh nghiệm và bài học để thực hiện các dự án sau được tốt hơn. 3. Mục tiêu thẩm định DAĐT tại các ngân hàng thương mại. Một bộ phận quan trọng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là cho vay các DAĐT. CÁc DAĐT thường là nơi hứa hẹn về lợi nhuận song cũng chứa đựng không ít rủi ro. Do đặc trưng của thời hạn cho vay là dài hạn, hoạt động của dự án phức tạp. Vì vậy việc xem xét trước khi cho vay đối với dự án thẩm định DAĐT thể hiện sự quan trọng nổi bật so với các hình thức thẩm định tín dụng khác. Như đã nói dự án đầu tư được thẩm định bởi nhiều đối tượng khác nhau với quan điểm và mục tiêu không giống nhau. Chủ đầu tư thường mong muốn có được một dự án đầu tư có hiệu quả, đem lại thu nhập tối đa cho mình. Các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm tới lợi ích thuần (trừ chi phí) mà xã hội đạt được từ DAĐT. Còn các ngân hàng với tư cách là nhà tài trợ họ có mục đích riêng của mình. Trước tiên và quan trọng nhất là : Lựa chọn dự án để cho vay. Để cho vay được dự án phải đảm bảo: Thứ nhất là có hiệu quả, nghĩa là đảm bảo các điều kiện để thực hiện đầu tư, có khả năng tạo ra lợi ích tài chính, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội; thứ hai là phải đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, có khả năng quản lý được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và vận hành dự án. Thực tế, khả năng trả nợ đích thực của các dự án là mối quan tâm hàng đầu của các cán bộ thẩm định (cán bộ tín dụng) tại các ngân hàng cho dù điều này có liên hệ trực tiếp với tính hiệu quả của dự án. Ngoài ra việc thẩm định DAĐT góp phần làm cho mỗi ngân hàng có thể thực hiện được chính sách tín dụng của mình về: cơ cấu vốn đầu tư, lựa chọn và mở rộng khách hàng. Ngân hàng cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước về hướng, qui mô, cơ cấu đầu tư, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư hợp lý. 4. Các bước tiến hành thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 4.1. Thẩm định các điều kiện pháp lý. Các điều kiện pháp lý để quyết định xét duyệt dự án bao gồm các văn bản và thủ tục sau: Hồ sơ trình duyệt có đủ theo qui định và có hợp lệ hay không. Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư bao gồm: quyết định thành lập, thành lập lại các doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư; người đại diện chính thức; năng lực kinh doanh; địa chỉ liên hệ, giao dịch; bản cam kết thực hiện dự án nếu được phê duyệt.... 4.2. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án: Thẩm định mục tiêu của dự án cần xem xét các khía cạnh sau: Mục tiêu của dự án có phù hợp với chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng hay địa phương, ngành hay không. Ngành nghề trong dự án có thuộc nhóm ngành nghề nhà nước cho phép hoạt động hay không. 4.3. Thẩm định nội dung thị trường của dự án: Nội dung thẩm định thị trường của dự án bao gồm: Kiểm tra tính toán về nhu cầu hiện tại, tương lai và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án. Xem xét vùng thị trường của dự án. 4.4. Thẩm định công nghệ kỹ thuật của dự án: Nội dung thẩm định bao gồm: Kiểm tra công cụ sử dụng trong tính toán. Trong đó lưu ý đặc biệt đến các định mức kinh tế - kỹ thuật. Đói với định mức kinh tế - kỹ thuật phảo rà soát cho phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án. Kiểm tra những sai sót trong tính toán. Kiểm tra tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án. Thẩm định địa điểm xây dựng dự án, đặc biệt lưu ý đến ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mặt tích cực và tiêu cực. 4.5. Thẩm định về mô hình tổ chức quản lý và nhân lực cho dự án. Thành công của một dự án đầu tư, bên cạnh sự đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất như nhà xưởng, thiết bị, NVL...còn được quyết định rất lớn bởi trình độ - năng lực của các nhà quản lý, bởi tay nghề của người lao động... Do đó, khi thẩm định dự án, việc xem xét về phương thức tổ chức quản trị dự án, về tính hợp lý trong bố trí lao động thực sự là một nội dung không thể bỏ qua... Những vấn đề chính cần xem xét là : Thẩm định về mô hình tổ chức quản trị của dự án: Cần xem dự án được thực hiên theo mô hình tổ chức quản trị nào: Doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần hay TNHH.v. v..Mô hình tổ chức lựa chọn cho dự án có phù hợp với các quy định pháp lý hay không? có phù hợp với tính chất sở hữu hay không? Thẩm định về lao động cho dự án: Đối với lao động trong nước: - Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và điều hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp, gián tiếp, yêu cầu về kỹ năng, bậc thợ và trình độ quản lý. - Nguồn lao động: Chú ý đến lưc lượng lao động có tay nghề tại địa phương, nếu chưa có nghiệp vụ phải đào tạo; dự kiến số người, chi phí, địa điểm và thời gian đào tạo sao cho đảm bảo sự cân đối trong tiến độ đào tạo và tiến độ đưa công trình vào sử dụng. - Dự kiến các hình thức trả lương, mức lương, bảo hiểm xã hội... đối với công nhân và cán bộ quản lý. Từ đó tính ra tổng quĩ lương hàng năm. Đối với lao động nước ngoài : Trường hợp dự án đòi hỏi kỹ thuật mới, phức tạp cần thuê chuyên gia hướng dẫn, huấn luyện công nhân vận hành máy... Chi phí trả cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ hoặc tính riêng. Chi phí chuyên gia gồm : tiền lương, chi phí đi lại , đi lại trong nước, ăn ở... Tuỳ theo hợp đồng và thường rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng. 4.6. Thẩm định nội dung tài chính của dự án. 4.6.1. Tính chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net present value - NPV) a) Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư là hiện giá thu hồi thuần của các năm trong thời kỳ hoạt động hoặc thời kỳ phân tích dự án. Điều đó có nghĩa là thu hồi thuần ở các năm được chiết khấu về năm 0 theo tỉ suất chiết khấu đã định. b) Công thức tính toán NPV: n Ci NPV = - C0 + å ----------------- i=1 ( 1 + r ) i Trong đó : Ci là các luồng tiền ròng dự tính trong tương lai. C0 là vốn đầu tư ban đầu r là tỉ lệ chiết khấu Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án đầu tư là việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro. Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án . Khi NPV = 0 có nghĩa là thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của đồng tiền và rủi ro của dự án . Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 . Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc Computer. 4.6.2. Tính chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return). Khái niệm: Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó giá trị hiện tại thuần bằng không. Công thức: n n å Bi (1+IRR)-i - å Ci (1+IRR)-i = 0 i = 0 i = 0 Phương pháp tính: Dùng nội suy toán học theo 3 bước sau: Lập công thức tính NPV với r là ẩn số Chọn r1 và r2 sao cho r2 > r1 và r 2 - r1 < 5%. Thay vào để tìm NPV1và NPV2 sao cho NPV1 >0 và NPV2 <0 Dùng công thức nội suy toán học để tìm IRR. NPV1 IRR = r1 + ( r2 - r1 ) . ------------------ NPV1 - NPV2 Ý nghĩa: Chọn dự án khi mức lãi suất tính toán nhỏ hơn IRR. IRR cho biết khả năng sinh lợi của chính dự án đầu tư ( khả năng đem lại nguồn thu để cân bằng với vốn đầu tư và các chi phí bỏ ra ) do dó nó cũng cho biết chi phí vốn tối đa mà đự án có thể chịu đựng được. 4.6.3. Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (T) Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo hai cách: Thời gian hoàn vốn giản đơn( không chiết khấu) và Thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn giản đơn: Công thức: Tổng vốn đầu tư THV = ----------------------------------- Lợi nhuận ròng + Khấu hao Trong đó: THV là thời gian hoàn vốn giản đơn. Chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng không xét đến thời giá của đồng tiền nên tính chính xác thấp. Phương pháp tính: lập bảng hoặc dùng máy tính PC. Ý nghĩa: T: cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư, đối với hoạt động đầu tư nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm. Ưu điểm và nhược điểm chung của Thời gian hoàn vốn: Ưu: Cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro vì dữ kiện trong những năm đầu đạt độ tin cậy cao. Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( thiếu vốn, đoản vốn ), các nước chậm phát triển quan tâm nhiều vì khả năng tài chính và dự báo thị trường kém. Nhược: Không cho biết thu nhập lớn hay nhỏ sau kỳ hoàn vốn, trong thực tế đây cũng là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư. Có những dự án thời gian đầu mang lại thu nhập rất thấp( dự án mới hoặc thâm nhập thị trường mới , sản phẩm mới, đầu tư hạ tầng...) nhưng triển vọng lâu dài tốt đẹp. Nếu tính Thời gian hoàn vốn thì thường khá dài, có thể gây băn khoăn cho nhà đầu tư và NH. Nếu 2 dự án có T1 = T2 thì rất khó lựa chọn ( cần kết hợp với các chỉ tiêu khác). 4.6.4. Xác định điểm hoà vốn của dự án (Break even Point) a) Khái niệm : Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị của doanh thu. b) Cách tính: Gọi x là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được. Gọi x0 là khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn. f là chi phí cố định ( định phí ) . v là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm( biến phí ). v.x là tổng biến phí. p là đơn giá sản phẩm. Ta có hệ phương trình sau: yDT = px ; yCF = vx + f Tại điểm hoà vốn thì px0 = vx0 + f suy ra : Sản lượng hòa vốn f x0 = ------------- p - v Doanh thu hoà vốn f DT0 = ----------- v 1 - ---- p Nếu điểm hoà vốn càng thấp ( tức x0 hoặc DT0 càng nhỏ) thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao rủi ro thua lỗ càng thấp. Ta có thể xác định mức hoạt động hoà vốn bằng x0 chia x. Thời gian phân tích hoà vốn thường được tính cho từng năm hoạt động, cho một năm đại diện nào đó hoặc cho cả thời gian hoạt động của dự án. 4.7. Thẩm định nội dung kinh tế xã hội của dự án. Đối với mọi dự án cần đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế xã hội, bao gồm các khía cạnh sau: Hiệu quả giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá bao gồm: Giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hoá tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra Giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hoá thu được từ các dự án khác hoặc các họat động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét tạo ra. Khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mức độ đóng góp cho ngân sách ( thuế, thuế đất, thuế TSCĐ...) Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu. Góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tăng cường kết cấu hạ tầng địa phưong ( điện, nước, giao thông...). Phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương ( ngoại ứng tích cực ). 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư Hoạt động thẩm định dự án đầu tư bị tác động bởi nhiều nhân tố, muốn chất lượng của hoạt động này được nâng cao, các ngân hàng phải xem xét hết sức kỹ lưỡng để phát huy các mặt tích cực đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng này. 5.1. Nhân tố chủ quan : a) Con người : Cán bộ của ngân hàng chính là những người trực tiếp tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Chất lượng của đội ngũ nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng đến việc qui trình nghiệp vụ thẩm định có được thực hiện đúng và đạt chất lượng cao hay không. Thẩm định dự án là việc đưa ra quyết định đầu tư trên quan điểm cá nhân nhưng chất lượng thẩm định lại ảnh hưởng đến tài sản của toàn ngân hàng. Nếu như ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thì quyết định đầu tư tuy chỉ dựa trên quan điểm cá nhân cũng chính xác và hiệu quả hơn. Mặt khác, tư cách đạo đức tốt cũng là điều kiện cần cho cán bộ thẩm định dự án nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong ngân hàng. Nhân tố con người luôn chi phối mọi hoạt động trong quy trình nghiệp vụ thẩm định dự án từ khâu tiếp nhận hồ sơ xin vay, thu thập, xử lý thông tin cho đến khi cho vay và thu nợ. Vì vậy, trong hoạt động thẩm định dự án thì nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng trự._.c tiếp đến chất lượng thẩm định dự án. b) Thông tin Trong qúa trình thẩm định dự án, ngân hàng phải tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết cho phân tích, đánh giá doanh nghiệp, dự án và tiến hành sắp xếp thông tin, sử dụng các phương pháp xử lý thông tin một cách hợp lý theo các nội dung của qui trình thẩm định. Bên cạnh các thông tin về dự án, doanh nghiệp do chủ đầu tư cung cấp, để việc thẩm định tiến hành một cách chủ động, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu nhận và xử lý thông tin trong ngân hàng đóng vai trò quyết định. Thông thường để thuận lợi cho việc đi vay, các dự án xin vay mà chủ dự án hoặc doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng đều mang tính khả thi và mang tính chủ quan của người lập. Nếu ngân hàng chỉ căn cứ vào những thông tin này thì ngân hàng cũng không thể có được thông tin chính xác cho dự án bởi thông tin như vậy chỉ mang tính một chiều. Sự thiếu hụt thông tin sẽ khiến cho việc thẩm định có chất lượng không tốt hoặc không thể tiến hành thẩm định được, những thông tin không còn xông sẽ dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch, gây thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy, việc thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác luôn được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định. * Phương pháp thẩm định Với nguồn thông tin có được, công việc của cán bộ thẩm định là làm thế nào, lựa chọn phương pháp nào để thẩm định dự án là rất quan trọng. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng có thể áp dụng được tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống để thẩm định. Việc sử dụng phương pháp nào cho thích hợp với từng dự án phụ thuộc vào khả năng nhanh nhậy của ngân hàng. Song dự cho áp dụng phương pháp nào đi nữa thì các ngân hàng đều phải quan tâm đến giá trị thời gian của tiền bởi đồng tiền hôm nay luôn có giá trị khác trong tương lai. Tuổi thọ của dự án càng cao thì việc xác định một tỷ lệ chiết khấu là căn cứ quan trọng. Để xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý người ta thường căn cứ vào lãi suất trái phiếu kho bạc Nhà nước và tỷ lệ rủi ro. Tuy nhiên, trong điều kiện biến động của thị trường thì cần xem xét dự án trong cả trạng thái tĩnh và trạng thái động, cần phân tích độ nhạy của dự án và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu theo rủi ro mà sự biến động này mang lại. * Ứng dụng công nghệ tin học : Cùng với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ tin học, các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá hệ thống thông tin của mình. Hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp. Đến nay, hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng đều được xử lý và lưu trữ thông qua các phương tiện điện tử. Với các phần mềm chuyên dụng cho ngành ngân hàng, cán bộ thẩm định có thể truy cập, xử lý một khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian. Hơn nữa, với sự trợ giúp của máy tính hiện đại cùng các chương trình thẩm định mới, hiệu quả, các cán bộ tín dụng có thể dự đoán chính xác hơn về dự án, giảm được các rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay. Nếu như có một mạng nội bộ hoạt động trên một giao diện rộng chất lượng thẩm định sẽ được nâng cao trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay. 5.2. Nhân tố khách quan : Một dự án đầu tư thường có tuổi thọ dài, do đó, các nhân tố bên ngoài như tình hình kinh tế, sức ép cạnh tranh, các qui định của pháp luật có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Những nhân tố này luôn thay đổi và đôi khi vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Một chính sách pháp luật không hiệu quả, xã hội bất ổn cũng khiến cho hoạt đoọng kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn do đó kết quả của công tác thẩm định dự án đầu tư không thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của nó đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ lập dự án của chủ đầu tư và độ trung thực của các báo cáo tài chính cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Những nhân tố này luôn thay đổi và đôi khi vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Khi rủi ro bất khả kháng xảy ra, ngân hàng không thể thu hồi được vốn đã cho vay, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới dự án và doanh thu của ngân hàng .. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA I. NHỮNG NÉT KHÁT QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN INDOVINA (IVB). 1. Khái quát về IVB. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina bank Ltd. – IVB) là ngân hàng liên doanh đầu tiên ở Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo giấy phép đầu tư của Uỷ Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư số 135/GP và sau đó được thay bằng giấy phép số 08/NH-GP do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 29 tháng 10 năm 1992. Tháng 11/ 1990 số vốn điều lệ ban đầu của IVB là 10 triệu USD, trong đó ngân hàng Công Thương Việt nam (ICBV) góp 50% và ngân hàng Pt. Bank Summa (Indonesia) góp 50%. Tháng 10/ 1992 IVB được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng và nghị định 189/ HĐBT về thành lập Chi Nhánh Ngân Hàng nước ngoài, Ngân Hàng liên doanh. Tháng 8/ 1993 PT. Bank Summa chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong IVB cho ngân hàng PT. Bank Dagang Nasional Indonesia (BDNI), Indonesia. Tháng 7/ 1994 chi nhánh Hải Phòng được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 9/ 1995 tăng vốn điều lệ từ 10 triệu USD lên 15 triệu USD. ICBV và BDNI mỗi bên góp thêm 2,5 triệu USD. Tháng 4/ 1997 chi nhánh Cần Thơ được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 5/ 2000 BDNI chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong IVB cho ngân hàng thương mại Thế Hoa (United Wold Chinese Commercial Bank – UWCCB) của đài Loan. Tháng 3/ 2001 tăng vốn điều lệ từ 15 triệu USD lên 20 triệu USD. ICBV và UWCCB mỗi bên đóng góp thên 2,5 triệu USD. Tháng 9/ 2002 chi nhánh Bình Dương được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 10/ 2003 UWCCB hợp nhất với ngân hàng Cathay United (Đài Loan) thành một ngân hàng có tên gọi là ngân hàng Cathay United (CUB). Kể từ đó cổ đông của IVB là ICBV (50%) và CUB (50%). Tháng 10/ 2004 tăng vốn điều lệ từ 20 triệu USD lên 25 triệu USD. ICBV và CUB mỗi bên góp thêm 2,5 triệu USD. Tháng 8/ 2005 chi nhánh Đồng Nai được cấp giấy phép hoạt động. Mốc thời gian quan trọng nhất của IVB là khi UWCCB mua lại toàn bộ cổ phần của BDNI vào tháng 5/ 2000 mở ra một giai đoạn phát triển mới cho IVB. Kể từ thời điểm này, IVB bắt đầu tăng trưởng vượt bậc trên mọi lĩnh vực 1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Indovina. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Tín dụng và TT P. Thanh Toán QT Phòng Ngân Quĩ Phòng Kế Toán P Hành Chính Nhân Sự P Chức năng khác (Nguồn: Sổ tay hoạt động ngân hàng Indovina) 1.3 Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Indovina Huy động vốn: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn theo đúng cơ chế huy động vốn của IVB. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và của IVB. Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của IVB. Tín dụng: Cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo đúng chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN Việt Nam, theo đúng Quy định về thẩm quyền và uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh IVB và các quy định khác của IVB do Ban Tổng Giám đốc ban hành dưới các hình thức sau: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh. Thực hiện hoạt động tiếp thị tín dụng trên địa bàn nơi đặt trụ sở và các vùng lân cận và sự phát triển kinh doanh của chi nhánh IVB và của IVB. Thực hiện giải ngân, theo dõi việc sử dụng khoản vay, thu nợ theo uỷ quyền của IVB đối với các khoản tín dụng đó được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt. c. Thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế về tín dụng chứng từ, nhờ thu và chuyển tiền theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với quy định về thẩm quyền và uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu tại chi nhánh IVB do Ban Tổng Giám đốc IVB ban hành. d. Kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ đối với khách hàng. e. Kế toán: Cung ứng dịch vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống IVB; cân đối, điều hoà vốn kinh doanh VND và ngoại tệ đối với hoạt động của chi nhánh IVB và các chi nhánh khác trong hệ thống IVB; thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của IVB. f. Ngân quỹ: Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, thu chi tiền mặt VND, ngoại tệ, ngân phiếu thanh toán và các dịch vụ khác với các khách hàng là tổ chức và cá nhân phù hợp với Quy định về thẩm quyền và uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu tại chi nhánh của IVB do Ban Tổng Giám đốc ban hành. g. Báo cáo: Chấp hành đầy đủ chế độ các báo cáo, thống kê theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước, lập và gửi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh IVB hàng quý, hàng tháng và hàng năm và các báo cáo khác về Hội sở IVB theo chế độ báo cáo của IVB. h. Các công tác khác: Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ nhân viên, khen thưởng theo uỷ quyền của Ban Tổng Giám đốc IVB. 1.4. Thực trạng hoạt động của IVB: 1.4.1 Hoạt động huy động vốn: Với mục tiêu giữ vững vị thế dẫn đầu trong khối ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, ngân hàng Indovina luôn tập trung hết sức để huy động tối đa lượng vốn từ thị trường dân cư trong nước, ngoài ra huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác cũng được khai thác triệt để. Để đạt được mục tiêu này ngân hàng đó và đang cung cấp các dịch vụ tốt nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy lượng vốn mà ngân hàng Indovina huy động được liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006. Tuy nhiên việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài của ngân hàng vẫn còn rất hạn chế, làm giảm đáng kể nguồn vốn có thể huy động được. Kết quả huy động vốn tại ngân hàng Indovina được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của ngân hàng Indovina Đơn vị tính: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Huy động từ dân cư và doanh nghiệp Huy động từ các tổ chức tín dụng khác 304,8 18,4 185,2 47,4 167,2 38,4 Tổng vốn huy động 323,2 232,6 205,6 Tăng trưởng so với năm trước 39% 13,1% - (Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006) Theo các số liệu trong bảng trên, có thể thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng Indovina liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tăng tới 39%. Con số này cho thấy uy tín và vị thế của ngân hàng Indovina ngày càng được củng cố trong thị trường Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi trong năm vừa qua ngân hàng Indovina đó mở rộng hoạt động của mình bằng việc đưa vào hoạt động chi nhánh Đống Đa – Hà Nội. Đây là một khu vực tập trung nhiều dân cư, các khu đô thị mới, các toà nhà văn phòng cao tầng vì vậy việc mở thêm chi nhánh ở đây đó gúp phần tăng đáng kể lượng vốn huy động trong năm vừa qua. Có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động gần 40% năm 2006 so với các ngân hàng thương mại khác trong nước là chưa cao, tuy nhiên đối với một ngân hàng liên doanh có vốn điều lệ, vốn tự có và quy mô hoạt động không quá lớn thì đây là một kết quả đáng khích lệ. Ngân hàng Indovina luôn cố gắng thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư, coi đây là nguồn vốn chủ yếu tài trợ cho các hoạt động của mình. Do vậy tỷ trọng vốn huy động được từ thị trường này rất lớn, chiếm tới hơn 90% (năm 2006) trong tổng nguồn vốn huy động được. Các nguồn vốn khác có thể huy động được như vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay từ các tổ chức tài chính quốc tế cũng đó được ngân hàng Indovina khai thác, tuy không nhiều nhưng cũng là nguồn không thể thiếu. Bảng 2.2 Tỷ trọng của vốn huy động từ các thị trường Đơn vị tính: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Tỷ trọng huy động từ dân cư và doanh nghiệp trong tổng nguồn huy động 94,3% 79,6% 81,3% Mức tăng so với năm trước 119,6 18 - Tăng trưởng so với năm trước 64,6% 10,8% - Tỷ trọng huy động từ các tổ chức tín dụng khác trong tổng nguồn huy động 5,7% 20,4% 18,7% Mức tăng so với năm trước -29 9 - Tăng trưởng so với năm trước -61,2% 23,4% - (Nguồn: Báo cáo thường niên IVB. 2005, 2006) Bảng trên cho thấy ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ nguồn có chi phí khá cao, tuy nhiên thời gian huy động lại dài hơn. Thị trường các tổ chức tín dụng khác có thể huy động với giá rẻ hơn nhưng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Mặc dù huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư năm vừa qua tăng mạnh, song tỷ lệ huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác lại giảm đáng kể (hơn 60%), từ 47,4 triệu USD xuống cũn 18,4 triệu USD. Con số trên cho thấy ngân hàng Indovina cần có biện pháp để huy động hơn nữa nguồn vốn có chi phí thấp cho các hoạt động tài trợ ngắn hạn. Để thực hiện được việc này đòi hỏi ngân hàng phải có các mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của mạnh trên thị trường quốc tế. 1.4.2 Hoạt động cho vay 1.4.2.1 Quy trình cho vay tại ngân hàng Indovina Tại IVB, quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp (CBTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng cho vay, được tiến hành theo ba bước chính: Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đánh giá và thẩm định Sau khi nhận được hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phỏng vấn, đánh giá sơ bộ hồ sơ vay vốn. Sau đó sẽ có những hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ (nếu cần thiết). Tiếp theo lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng sẽ được kiểm tra, nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang quy trình thẩm định tín dụng. Bước 2. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay Sau khi cho vay, cỏn bộ tín dụng hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Bước 3. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu hồi nợ gốc, lãi và phí khoản vay. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi vay thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Trong trường hợp bờn vay khụng trả hết nợ thỡ tiến hành giải chấp tài sản đảm bảo. 1.4.2.2 Kết quả hoạt động cho vay Đối với một ngân hàng thương mại, cho vay luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động này, ngân hàng Indovina xác định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng chủ yếu. Các cán bộ tín dụng của ngân hàng tập trung tìm kiếm, khai thác, cung cấp các dịch vụ tốt nhất, nhanh chúng, gọn nhẹ thoả món tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ, chính sách cho vay an toàn của ngân hàng vẫn được thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Nhờ vậy doanh số cho vay của ngân hàng Indovina liên tục tăng qua các năm. Bảng 2.3 Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tại ngân hàng IVB Đơn vị tính: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Doanh số cho vay Tốc độ tăng doanh số cho vay 379,8 54,8% 245,4 14,9% 213,5 - Dư nợ cho vay Tốc độ tăng dư nợ cho vay 314,9 46,7% 214,8 7,6% 190,3 - (Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006) Bên cạnh đó các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn được ngân hàng Indovina cố gắng duy trì ở một tỷ lệ phù hợp. Các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%) ngoài ra các khoản cho vay trung và dài hạn cũng được khai thác triệt để. Tuy chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng đây là những khoản cho vay có lãi suất cao, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Các khoản cho vay trung và dài hạn tuy đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng có rủi ro cao hơn. Vì vậy việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trước và trong khi cho vay đòi hỏi được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Khi Việt Nam đó ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp ngày càng tăng cũng là cơ hội cho các ngân hàng trong đó có ngân hàng Indovina mở rộng và khai thác thị trường. Bảng 2.4 Các khoản cho vay của ngân hàng Indovina Đơn vị tính: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn Các khoản vay quá hạn 204,7 75,7 35,7 0,2 133,9 50,1 31,3 0,7 115,2 53,1 22,2 0,7 316,3 216,1 191,2 Trừ dự phòng các khoản phải thu khó đòi (1,4) (1,3) (0,9) Các khoản cho vay 314,9 214,8 190,3 (Nguồn: Báo cáo thường niên IVB2005, 2006) Như đã nói ở trên, cho vay luôn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tại ngân hàng Indovina đi đôi với việc tăng doanh số cho vay, thu nhập từ hoạt động cho vay cũng không ngừng tăng lên. Năm 2006 thu nhập từ lãi cho vay tăng 6,7 triệu USD tương đương 107 tỷ đồng. Con số này là khá ấn tượng vì Indovina là một ngân hàng có quy mô tương đối nhỏ, chỉ có 1 hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và 6 chi nhánh tại các tỉnh thành phố trên cả nước, ngoài ra số lượng nhân viên của toàn hệ thống cũng chỉ có hơn 200 người. Điều này cho thấy cường độ làm việc chuyên nghiệp của ngân hàng Indovina cũng như trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng. Bảng 2.5 Thu nhập từ hoạt động cho vay tại ngân hàng Indovina Đơn vị tính: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Thu nhập từ lãi cho vay 22,2 15,5 10,9 Tổng thu nhập 28,8 21,3 16,1 Tỷ trọng thu lãi cho vay trong tổng thu nhập 77,1% 72,8% 67,7% (Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006) Bên cạnh những thành tựu đó đạt được về doanh số cho vay và lợi nhuận từ hoạt động cho vay, tỷ lệ nợ xấu (nợ quá hạn) trên tổng dư nợ luôn được giữ ở mức dưới 0,5% (0,06% năm 2006, 0,33% năm 2005 và 0,37% năm 2004). So với tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là dưới 5%, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là trên 5% thì con số dưới 0,5% thể hiện chính sách cho vay an toàn, quy trình cho vay hợp lý, ngoài ra nó cũng thể hiện chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay khá cao của ngân hàng. 1.4.2.3 Hoạt động dịch vụ khác Bên cạnh các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, cũng giống như mọi ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Indovina cũng thực hiện cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, ngân quỹ… Tuy thu nhập từ những hoạt động dịch vụ tại ngân hàng Indovina chiếm tỷ trọng không lớn (chưa đến 20%) nhưng đây cũng là một nguồn thu quan trọng cho ngân hàng. Ngoài ra nó cũng thể hiện sự đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, cung cấp mọi dịch vụ thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Để có thể đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng liên doanh hàng đầu không chỉ trong nước mà còn trong khu vực thì IVB phải không ngừng mở rộng, cung ứng các dịch vụ đa dạng, thuận tiện và chuyên nghiệp. Bảng 2.6 Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ Đơn vị tính: Nghìn USD Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Thu phí dịch vụ thanh toán Thu phí dịch vụ ngân quỹ Lãi từ kinh doanh ngoại hối và chuyển đổi ngoại tệ Thu từ các dịch vụ khác Thu nhập khác 89,2 1.965,7 69,9 646,2 60,6 783,7 50,1 1.799,2 26,3 389,9 175,2 531,8 47,7 1.861,9 1,7 424,6 50,3 67,6 Tổng thu từ các hoạt động dịch vụ 3.615,3 2.972,5 2.453,8 Tổng thu nhập 28.824,5 21.313,8 16.123,5 Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập 12,5% 13,9% 15,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006) II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TNHH IVB. Để thấy rõ được thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định trước hết ta xem xét qui trình tín dụng đang áp dụng tại VIB sau đó phân tích một dự án để đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại VIB . 1. Qui trình tín dụng Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại IVB là Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản, qui định của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng, qui định cụ thể nhất là Quyết định 324/1998/QĐ- ngân hàng Nhà nước ngày 30/9/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước v/v ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Qui trình tín dụng tại IVB cũng tương tự như các ngân hàng thương mại khác, bao gồm các bước sau: B­íc 1 NhËn, kiÓm tra hå s¬ kh KiÓm tra thùc tÕ B­íc 2 lËp tê tr×nh ThÈm ®Þnh B­íc 3 B­íc 4 ®¸nh gi¸ tµi s¶n tc, cc L·nh ®¹o Phª duyÖt B­íc 5 Hoµn thiÖn thñ tôc B­íc 6 Gi¶I ng©n B­íc 7 KiÓm tra ®¸nh gi¸ B­íc 8 Xö lý nî B­íc 9 Gi¶i chÊp B­íc10 2. Tổ chức thẩm định DADT trong lĩnh vực cho vay tại IVB 2.1. Thẩm định khách hàng a) Đối với doanh nghiệp: Thẩm định các vấn đề sau: Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác; Thực trạng tài chính Kiểm tra các báo cáo tài chính; Phân tích Báo cáo tài chính; Quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác; Dự đoán xu thế tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Cá nhân: Thẩm định tình hình kinh doanh, thu nhập và tài sản. Đối với vay tiêu dùng cá nhân: nhu cầu tiêu dùng thực tế. 2.2. Thẩm định phương án cho vay và trả nợ 2.2.1. Đối với khoản vay ngắn hạn: Thực hiện thẩm định phương án vay và trả nợ của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau: Đối tượng cho vay phải phù hợp với chức năng sản xuất kinh doanh được ghi trong đăng ký kinh doanh của khách hàng và các quy định tại Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà nước ban hành; Nhu cầu vay; Thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng của dự án; Điều kiện, biện pháp và khả năng thực hiện dự án của khách hàng; Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh. Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của IVB về nguồn trả nợ của khách hàng; Đối với khoản vay trung và dài hạn: Thực hiện thẩm định dự án đầu tư của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau: Nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư: Những yếu tố bên ngoài: Tình hình thị trường thế giới, giá cả, xu hướng tiêu thụ, xu hướng xuất khẩu; Những yếu tố bên trong: Về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các Bộ, các ngành; Về thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; Về vị trí địa lý triển khai dự án; Về công nghệ, thiết bị sử dụng trong dự án; Khả năng sản xuất, kinh doanh; Về suất đầu tư; Những rủi ro; Thẩm định kế hoạch tài chính của dự án: Tổng nguồn thu, lợi nhuận, thời hạn khấu hao, thời hạn hoàn vốn, ... Đánh giá khả năng quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khả năng tài chính: thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính của khách hàng trong các năm tài chính kể từ khi triển khai dự án đầu tư cho đến khi có thể trả hết nợ vay ngân hàng; Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của IVB về nguồn tiền trả nợ; Hiệu quả của dự án: về tài chính và kinh tế - xã hội. 2.3. Thẩm định bảo đảm tiền vay: Đối với các trường hợp cho vay có tài sản bảo đảm: - Chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền; Tính hợp pháp, đầy đủ của tài sản bảo đảm tiền vay; Những rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay: Biến động về giá cả, thị trường, tư cách pháp lý và khả năng tài chính của người bảo lãnh; Khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của IVB về bảo đảm tiền vay. Lập biên bản đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp (theo qui định) Đối với tài sản bảo đảm được hình thành từ vốn vay phải có giá trị tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án. Đối với tài sản mà Pháp luật có qui định phải mua bảo hiểm thì yêu cầu khách hàng viết cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay từ khi tài sản được hình thành và đưa vào sử dụng. Đối với các trường hợp cho vay bảo đảm bằng tín chấp: - Khả năng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ ba trong trường hợp khách hàng phải thế chấp, cầm cố theo yêu cầu của IVB (trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cán bộ tín dụng thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng) 2.4. Lập tờ trình: Cán bộ tín dụng (CBTD) lập tờ trình về kết quả thẩm định trong đó ghi rõ kết luận, kiến nghị của mình (cho vay hay không cho vay: lý do, mức cho vay, thời hạn ...). Khi trình kết quả thẩm định để Tổng Giám đốc (Giám đốc) xử lý, phải trình đầy đủ hồ sơ của khách hàng. Trong hồ sơ kèm theo bảng liệt kê danh mục hồ sơ có chữ ký của Trưởng phòng. Sau khi nhận bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng CBTD kiểm tra đánh giá sơ bộ, nếu thấy khả thi thì hẹn khách hàng xuống kiểm tra tình hình SXKD và kiểm tra tình hình TSĐB của khách hàng, thông thường xuống kiểm tra 1-2 lần. Sau đó CBTD lập tờ trình thẩm định gồm các yếu tố sau: 1) Giới thiệu doanh nghiệp 2) Tình hình tài chính doanh nghiệp 3) Kế hoạch và dự án vay vốn 4) Tài sản đảm bảo 5) Kết luận và đề xuất cho vay của CBTD Thẩm định một dự án đầu tư tại IVB. Dự án xin vay vốn xây dựng nhà máy Công nghiệp Tân Á (Hà Nội) sản xuất kinh doanh giấy nhôm, bao bì thùng carton gợn sóng tại sài Đồng B- Gia Lâm- Hà Nội. Sự cần thiết phải đầu tư. Sự thành lập công ty công nghiệp Tân Á – Hà Nội chuyên sản xuất các loại bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng xuất khâu và giấy nhôm dán thay thế hàng nhập khẩu tại Hà Nội, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lúc này nhằm những mục đích sau: Sản xuất kinh doanh các loại bao bì thùng các tông và hộp các tông gợn sóng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường sẵn có ở nước ngoài của công ty New Toyo Ltd. Điều này bảo đảm chắc chắn 10% khối lượng sản phẩm bao bì thùng và hộp các tông cũng như giấy nhôm dán của Tân Á sẽ được xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh và tự mình cân đối nhu cầu ngoại tệ phục vụ tái sản xuất. Hợp tác với một số nhà máy giấy tại Hà Nội, Bãi Bằng, Vĩnh Phúc và các tỉnh phía bắc hiện đang hoạt động không hết công suất máy hoặc ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu và phụ tùng để phục hồi sản xuất và nâng cấp máy móc thiết bị nhằm sản xuất ra các loại sản phẩm có đủ các điều kiện kỹ thuật và đạt chất lượng cao. Giải quyết việc làm cho gần 150 lao động trực tiếp làm việc cho Tân Á và khoảng vài trăm lao động khác làm việc cho các nhà máy giấy. Tiếp thu công nghệ hiện đại trong việc sản xuất thùng và hộp các tông. Hình thức đầu tư: Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội là một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất các loại bao bì từ nguyên liệu giấy xuất khẩu và thay thế xuất khẩu. Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội là một công ty trách nhiệm hữu hạn, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty tân Á chịu trách nhiệm với các bên đối tác trong phạm vi vốn pháp định của mình. Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, có chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu lỗ lãi, có con dấu riêng trong quan hệ giao dịch của mình, được mở tài khỏn bằng đồng VN và tiền nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội được quyền quyết định về những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, phù hợp với luật pháp và chủ trương chính sách của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việt Nam. Nguồn vốn của Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội là nguồn vốn tự có của công ty gốc new Toyota PTE. Ltd Singapore. Thời gian xin đầu tư là 45 năm. Tên và địa điểm công ty. Tên công ty: Công ty TNHH Công nghiệp Tân Á Hà Nội. Tên giao dịch nước ngoài: New Asia Industries Company Ltd. Địa điểm: Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội sử dụng mặt bằng thuê trong 45 năm của công ty điện tử hà Nội tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội. Diện tích thuê đất là 20.000 m2. Giá thuê đất theo biên bản thỏa thuận là 40 USD/m2/45 năm. Ngoài ra còn có khoản phí quản lý khu công nghiệp là 0,4 USD/ m2/ năm. Phương án sản phẩm và tiêu thụ. Sản phẩm của Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội gồm hai mặt hàng chính: Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng với quy cách và kiểu dáng rất đa dạng. Giấy nhôm dán. Kế hoạch sản xuất dự kiến như sau: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng các loại 4800 T 5520 T 6348 T Giấy nhôm dán 50 T 60 T 70 T 2.5.4.2. Phương án tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội được tiêu thụ như sau: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng 552 T - Xuất khẩu 10 % 480 T 4968 T 635 T - Trong nước 90% 4320 T 5520 T 5713 T Cộng 4800 T 6 T 6318 T Giấy nhôm dán xuất khẩu 10% 5 T 54 T 7 T Trong nước 90% 45 T 63 T Thẩm định phương án máy móc và quy trình công nghệ. Máy móc thiết bị chính: Công ty Tân Á Hà Nội sẽ được trang bị những dây chuyền máy móc thiết bị hiệ đại do công ty Hung Ih ở Đài Loan cung cấp. trị giá tổng cộng toàn bộ máy móc thiết bị chính là 872.600 USD chia ra thành: Xưởng sản xuất bao bì thùng các tông gợn sóng trị giá 450.600 USD. Xưởng sản xuất bao bì các tông gợn sòng nhiều màu trị giá 214.100 USD. 2.5.5.2. Máy móc thiết bị phụ: 184.000 USD. 2.5.6. Thẩm định tài chính kinh tế: Tổng vốn đâu tư: tổng vốn đầu tư của công ty tân Á Hà Nội là 3.200.000 USD, được chia thành hai giai đoạn đầu tư: - Giai đoạn 1: sản xuất bao bì thùng các tông gợn sóng và bao giấy nhôm: 2.345.000 USD. - Giai đoạn hai ( sau 1 năm): sản xuất hộp các tông và bao giấy nhôm tới 90% sản lượng tối đa: 855.000 USD. Trong số 3.200.000 USD, đầu tư cho vố cố định: 2.672.600 USD, và đầu tư cho vốn lưu động là 527.400 USD. Vốn pháp định: 1.200.000 USD, trong đó 100% là vốn của nước ngoài do công ty gốc New Toyo Ltd. Nguồn vốn đầu tư: là nguồn vốn tự có hoặc tự vay của công ty gốc new Toyo ltd dưới hình thức tiền mặt, vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị. Thời gian chuyển vốn vào Việt Nam: 7 ngày sau khi nhận giấy phep đầu tư, New Toyo Ltd sẽ cho xuống tàu và chuyển từ Tân Á Sài Gòn các thiết bị máy móc cần thiết cho giai đoạn một, cũng như các máy móc từ nước ngoài vào để sản xuất thùng các tông gợi sóng. Cùng lúc máy móc thiết bị giai đoạn 1 chuyển đến Sài Đồng B, New Toyo Ltd sẽ chuyển tiền mặt và nhiên liệu vào để kịp thời xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị và chuẩn bị chạy thử trong vòng từ hai đến ba tháng. Đồng thời New Toyo Ltd sẽ cử kỹ sư ngành giấy sang nghiên cứu và khảo sát các._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20474.doc
Tài liệu liên quan