Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
I.Chất lượng sản phẩm-chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp.
1.khái niệm chất lượng sản phẩm.
Trong đời sống hàng ngày,chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều đến thuật ngữ”chất lượng”,”chất lượng sản phẩm’’,”chất lượng cao”vv...Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các thuật ngữ này và đưa ra một định nghĩa khái quát về chúng .
Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên chúng ta phải làm rõ khái niệm khái niệm”chất lượng”.Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau .
Philip.B.Gosby cho rằng:”Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu và đặc tính nhất định”
J.Jujan(nhà nghiên cứu Chất lượng ngời Mỹ)cho rằng:”Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích hoặc việc sử dụng”
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông:”Chất lượng là tổng thể những tính chất,những thuộc tính cơ bản của sự vật...làm cho sự vật này phân biệt với các sự vật khác”
Trên cơ sở kế thừa khái niệm Chất lượng mà tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đưa ra trong tiêu chuẩn 8402-26, tiêu chuẩn Việt nam số 5814-94 quy định:”Chất lượng là tập hợp cac tính của một thực thể,đối tượng tạo cho thực thể,đối tượng đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”
Cho dù tiếp cận Chất lượng dưới góc độ nào thì Chất lượng đều có hai đặc trưng chủ yếu sau:
-Thứ nhất chất lượng gắn liền với đối tượng,thực thể vật chất,không có chất lượng tách biệt khỏi thực thể.Đối tượng hoặc thực thể được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả một hoạt động , một quá trình ,một doanh nghiệp hay một con ngời .
-Thứ hai :Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu.Nhu cầu ở đây không chỉ là nhu cầu đã nêu ra, đã được biết đến mà còn có những nhu cầu tiềm ẩn, chỉ được phát hiện trong quá trình sử dụng.
-Hiện nay ,có những quan điểm khác nhau về Chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào góc độ xem xét,quan niệm của mỗi nhà nghiên cứu và cơ chế kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn kinh tế .
Trước đây theo quan niệm của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa thì Chất lượng đồng nhất với giá trị sử dụng của sản phẩm.Họ cho rằng:’’Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kinh tế kỹ thuật của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng .Họ cho rằng :”Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kinh tế kỹ thuật của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó”.Đây là một định nghĩa xuất phát từ quan điểm của các nhà sản xuất.Chất lượng sản phẩm đợc xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường , chất lượng sản phẩm không gắn liềnvới nhu cầu thị trường, với sự vận động và biến đổi của thị trường , với hiệu quả quản lý kinh tế và gắnvới một doanh nghiệp.Trong điều kiện kinh tế lúc đó ,quan điểm trên cũng không phải sai bởi vì trong nền kinh tế kế hoạch tập trung , sản xuất theo kế hoạch , tiêu thụ theo kế hoạch .Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.Do vậy phạm trù chất lượng được hiểu một cách phiến diện .Các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến chất lượng sản phẩm , nếu có chỉ trong hiệu quả sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp phải tự hoạch toán kinh doanh ,cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường bình đẳng , vừa cạnh tranh hết sức khốc liệt,suy cho cùng tiêu thụ được sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trờngđược coi là những đặc tính hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được bằng hoặc so sánh đợc với điều kiện kinh tế- kỹ thuật hiện đại thoả mãn đợc nhu cầu của xã hội.
Ngày nay chất lượng sản phẩm được hiểu một cách đầy đủ và toàn diện , gắn liền với các yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán hàng .Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc , đúng thời điểm cũng là vấn đề trở nên vô cùng quan trọng trong nền sản xuất hiện đại.Khi các phương thức sản xuất Just in time (vừa đúng lúc ), Non-stock-production (không kho) ngày càng trở nên phổ biến ở các công ty hàng đầu.Chất lượng sản phẩm đang dần dần phát triển đến một hình thái mới là chất lượng sản phẩm tổng hợp phản ánh một cách trung thực trình độ quản lý doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trong mô hình sau:
Thoả mãn nhu cầu
Giá cả
Thời hạn giao hàng
Dịch vụ sau bán hàng
2. Phân loại chất lượng sản phẩm
Căn cứ vào công dụng kinh tế của các sản phẩm và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm người ta chia chất lượng sản phẩm thành các loại sau.
* Chất lượng thiết kế
Chất lượng thiết kế của sản phẩm là đảm bảo đúng các thông số trong thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu trên thị trường, các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và các chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng cùngloại.
* Chất lượng tiêu chuẩn
Là mức chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ chức quốc tế ,Nhà nớc hay các bộ ,ngành quy định .
* Chất lượng thị trường.
Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhẩt trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.Nói cách khác chất lượng sản phẩm là khả năng của sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng , có khả năng cạnh tranh trên thị trường,hiệu quả cao , khả năng tiêu thụ sản phẩm nhanh.
* Chất lượng thực tế
là các giá trị chỉ tiêu chất lượng phù hợp với sở thích , mốt và tâm lý của người tiêu dùng.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố khác nhau.Các nhân tố này được chia thành hai nhóm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
a. Nhóm nhân tố khách quan.
*Thị trường.
Thị trường và các yếu tố của thị trường như cung ,cầu giá cả, quy mô thị trường ,đặc biệt nhu cầu thị trường ảnh rất lớn đến chất lượng sản phẩm.Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị trường, đặc biệt nhu cầu thị trường tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.Trên cơ sở phân đoạn thị trường và xác định nhu cầu,quy mô thị trường để xác định chiến lược sản xuất kinh doanh..Doanh nghiệp phải xác định được khách hàng à những đối tợng nào ?quy mô thị trường dự kiếnlà bao nhiêu từ đó để xác định mức chất lượng phù hợp với giá cả , với khả năng tiêu dùng bởi vì trong nhiều trường hợp sản phẩm có chất lượng tốt nhưng chưa chắc đã bán chạy bởi vì giá bán sản phẩm đó quá cao hay sản phẩm được đánh gía cao ở thị trường này nhưng không cao ở thị trường khác
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thị trường dự đoán những biến động của nhu cầu trong tươnglai để không ngừng cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Sự phát triển của nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao khắt khe hơn thì chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng cao hơn nhằm đáp ứng cho sự thay đổi đó .Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi thoả mãn về công dụng của sản phẩm mà còn thể hiện ở tính thẩm mỹ,an toàn và kinh tế
* Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
Trình độ phát triển của khoa họckỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong vài thập kỷ gần đây.Tiếnbộ khoa học công nghệ đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội .Với sự xuất hiện của tự động hoá ,điện tử tin học, công nghệ thông, tin trí tuệ nhân tạo , rô bốt đã tạo ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất , tiết kiệm nguyênvật liệu , nâng cao năng suất , nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý , khai thác và vận hành những công nghệ đạt hiệu quả cao..Bởi vì cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thời gian để tạo một công nghệ mới thay thế một công nghệ cũ cũng dần được rút ngắn mà sự ra đời của công nghệ mới thường đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm cao hơn.hoàn thiện hơn.
* Cơ chế chính sách của quản lý Nhà nước
Cơ chế chính sách của quản lý Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến nâng cao kỹ thuật chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp .Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lợng sản phẩm các quy định về sản phẩm đạt chất lượng xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả ,hàng kém phẩm chất không đảm bảo vệ sinh , an toàn , chế độ thuế quan , các chính sách u đãi cho đầu t đổi mới công nghệ là nhữn nhân tố hết sức quan trọng , tạo động lực phát huy tính tự chủ , sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm
* Điều kiện tự nhiên
Đối với các nước khí hậu nhiệt đới,nóng ẩm mưa nhiều như Việt nam thì điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ và nâng cao việc bảo quản chất lượng sản phẩm, nó ảnh hưởng đến các đặc tính lý hoá của sản phẩm.
khí hậu thời tiết các điều kiện tự nhiên như nắng mưa gió bão ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng bếnbãi .Khí hậu nóng ẩm cũng làm cho độ ẩm của sản phẩm tăng lên tạo điều kiện cho vi sinh công trùng hoạt động .Đối với một số sản phẩm có thể vị nấm mốc , thối rữa , bạc màu ảnh hởng đến hình thức hoạt động , chất lượng sản phẩm Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến chất lượng các loại sản phẩm.,sản phẩm nông , lâm ngư nghiệp các sản phẩm mà chất lượng chủ yếu do điều kiện tự nhiên quyết định.
*Văn minh và thói quen tiêu dùng
Trình độ văn minh thói quen sở thích trong tiêu dùng của mỗi người rất khác nhau .Các yếu tố này được quy định bởi rất nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập,trình độ học vấn , yếu tố phong tục văn hoá của mỗi quốc gia mỗi khu vực.Đòi hỏi doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường trên cơ sở phân tích các nhân tố từ đó xác định đối tượng khách hàng mà mình phục vụ với chất lượng đáp ứng được trình độ tiêu thụ của họ.
Nhìn chung khi kinh tế càng phát triển đời sống ngày càng được nâng cao thì văn minh và thói quen tiêu dùng cũng dần được nâng cao .Do vậy chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu đó.
b.Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố thuộc môi trờngbên trong của doanhnghiệp gắn liền với điều kiện của doanh nghiệp nh: lao động thiết bị công nghệ , trình độ quản lý nguyên, nhiên vật liệu .Các nhân tố này ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng sản phẩm của doanh nghiệp :
*Trình độ lao động trong doanh nghiệp
Là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm , trình độ lao động được phản ánh thông qua trình độ chuyên môn , kỹ năng tay nghề kinh nghiệm ,ý thức trách nhiệm của mỗi lao động được đánh giá bằng sự hiểu biết , nắm vững về phương pháp quy trình công nghệ , hiểu rõ các tính năng , tác dụng của máy móc thiết bị của nguyên vật liệu chấp hành đúng quy trình phương pháp và các điều kiện đảm bảo an toàn lao động .
Đầu tư và phát triển không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ lao động trong doanh nghiệp .Đồng thời mỗi doanhnghiệp phải biện pháp tổ chức lao động hợp lý khoa học đảm bảo và trang bị đầy đủ các trang thiết bị và điều kiện lao động an toàn , vệ sinh cho ngời lao động .Bên cạnh đó phải có chính sách động viên phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến , nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua chế độ thưởng phạt phân minh.Mức thưởng hay phạt phù hợp với phần giá trị mà người lao động làm lợi hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
*Trình độ máy móc và công nghệ mà doanh nghịêp sử dụng
Trình độ máy móc và công nghệ cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
chất lượng sản phẩm lượng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ , tính đồng bộ và khả năng vận hành của công nghệ đó .Trong điều kiện hiện nay rất khó có thể tin được với trình độ chỉ ở mức trung bình mà có thể cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao.Tuy nhiên cũng sẽ rất phiến diện nếu cho rằng cứ đổi mới công nghệ là chất lượng sản phẩm được nâng lên. Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu , trình độ khai thác và vận hành máy móc , thiết bị cuẩ doanh nghiệp.
* Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doang nghiệp.
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến hoàn thiện sản phẩm .Thực tế sự ra đời của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò của quản lý , hệ thống này đã nhấn mạnh vào vai trò quản lý trong quá trình tạo ra một sản phẩm không chỉ trong giai đoạn sản xuất mà từ khi cung ứng các yếu tố đầu vào , thiết kế sản phẩm cho đến khi thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu , máy móc thiết bị , lao động cho dù ở trình độ cao nhưng không được tổ chức một cách hợp lý đồng bộ nhịp nhàng giữa các yếu tố sản xuất thì cũng rất khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao mà còn có thể gây thất thoát lãng phí nhân lực như vậy công tác tổ chức và sản xuất trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
* Chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào.
Nguyên vật liệu là các yếu tố chính thức cấu thành thực thể sản phẩm .Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào . Nếu nguyên vật liệu được cung ứng đầy đủ ,kịp thời đồng bộ với chất lượng tốt thì cúng rất khó có thể có được chất lượng cao . Ngược lại nguyên vật liệu không đảm bảo về mặt chất lượng sẽ gây lãng phí ,tạo ra nhiều phế phẩm , chất lượng thấp.
Như vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp để đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng cao , kịp thời đồng bộ cần phải xác định rõ kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu .Thiết kế mô hình dự trữ hợp lý trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường,tính chất của nguyên vật liệu và khả năng quản lý của nguyên vật liệu .
*Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp
Mặc dù công nhân là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm tuy nhiên trách nhiệm của nhà quản lý theo quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại , chiếm đến 80% đối với các sản phẩm hỏng và kém chất lượng .Họ phải nhận thức đợc rằng đó không chỉ do lỗi ở trình độ tay nghề của công nhân mà còn phải đặt câu hỏi ngược lại cho chính bản thân họ :Bố trí lao động đã hợp lý chưa ?Có phát huy được sở trường của người lao động trong công việc ấy chưa? Sản phẩm kém chất lượng là do con người hay máy móc..
Chỉ có thể nhận thức được trách nhiệm của người lãnh đạo thì mới có thể cải tiếnvà nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được phản ánh qua mô hình sau:
KHKT
Thị
Trường C.nghệ QLvà
TCSX Cơ
Lao Chất lượng chế
động Sản phẩm chính
Thói NVL
quen sách
NTD
Ý thức LĐ
ĐK TN
Mô hình 2:Các nhân tố ảnh hưởng tới CLSP
4. các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm
Để phản ánh chất lượng sản phẩm có rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau được phân thành 2 nhóm.
-Nhóm chỉ tiêu không thể so sánh đợc
-Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh đợc
a -Nhóm chỉ tiêu không thể so sánh được bao gồm:
-Chỉ tiêu công dụng :Đặc trưng cho các thuộc tính , xác địnhchức năng chủ yếu của sản phẩm ,quy định giá trị sử dụng của sản phẩm
-Chỉ tiêu độ tin cậy :Là sự ổn định củacác đặc tính sử dụng của sản phẩm , là khả năng của sản ;phẩm dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng
- Chỉ tiêu công nghệ :Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp và quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất
-Chỉ tiêu lao động học:Phản ánh sự thuận lợi cho người sử dụng sản phẩm
_Chỉ tiêu thẩm mỹ là chỉ tiêu phản ánh sự truyền cảm của sản phẩm sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu.
-Chỉ tiêu về độ bền :Là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hoàn thành cho đến khi sản phẩm không còn vận hành sử dụng được nữa
- Chỉ tiêu an toàn:Phản ánh mức độ an toàn của người tiêu dùng sản phẩm
-Chỉ tiêu sinh thái :Phản ánh mức độ gây độc hại ảnh hởng đến môi trờng xung quanh trong khi vận hành sản phẩm
-Chỉ tiêu chuẩn hoá , thống nhất hoá:Phản ánh khả năng thay thế và lắp đặp của sản phẩm
-Chỉ tiêu kinh tế:Phản ánh các chi phí cần thiết ,chế tạo và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
b-Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được
* Tỷ lệ sai hỏng :Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất các lại sản phẩm không phân thứ hạng Chất lượng
-Sử dụng thước đo hiện vật ta có:
Số lượng SP sai hỏng
Tỷ lệ sai hỏng =——————————————————— x100%
SLSP tốt + SLSP sai hỏng
Sử dụng thước đo giá trị:
Chi phí về sản phẩm hỏng
Tỷ lệ sai hỏng = ———————————————————— x100%
Tổng chi phí toàn bộ SPHH
*Hệ số phẩm cấp bình quân:áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất có phân hạng Chất lượng
å (qi x pi)
H=—————————
å(qi xp1)
Trong đó :
H: Hệ số phẩm cấp bình quân
qi:Số lơng sản phẩm loại i
pi:Đơn giá sản phẩm loại i
p1:Đơn giá sản phẩm loại 1
Trong thực tế việc đánh giá chất lượng sản phẩm đợc đánh gía vào tiêu chuẩn do Nhà nước , các bộ ban ngành hay do chính sách các doanh nghiệp công ty xây dựng làm căn cứ để đối chiếu kiểm tra , đánh giá chất lượng sản phẩm
2.Quản trị chất lượng sản phẩm
2.1./ Một số quan niệm về quản trị chất lượng sản phẩm và sự phát triển trong nhận thức quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩm theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu:
-Theo A.G.Robertson , nhà quản lý Anh nêu lên một khái niệm”Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp thủ tục , kỹ thuật đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với thiết kế , yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất kinh tế nhất”
-Theo Ishikawa nhà nghiên cứu chất lượng sản phẩm người Nhật cho rằng “Quản lý chất lượng sản phẩm là nghiên cứu-thiết kế-triển khai sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng sản phẩm phải kinh tế nhất và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.”
Quản lý chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO là một hoạt động có chức năng quản lý nhằm đề ra các chính sách , mục tiêu trách nhiệm và thực hiệnchúng bằng biện ;pháp như: Hoạch định Chất lượng và cải tiến Chất lượng kiểm tra Chất lượng trong khuôn khổ hệ thống Chất lượng
Trong lịch sử phát triển sản xuất , chất lượng sản phẩm dịch vụ đã không ngừng tăng lên quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng sản phẩm đã vận động qua các giai đoạn sau:
*Kiểm tra chất lượng
Sau khi sản xuất ra sản phẩm mới tiến hành kiểm tra các khuyết tật .Khi phát hiện được các khuyết tật mới đề ra các biện pháp khắc phục nhưng thường không phất hiện đợc những nguyên nhân đích thực , họ chỉ chú ý đến các nguyên nhân bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất
Các doanh nghiệp đã tăng cường số cán bộ KCS từ đó tốn kém chi phí rất lớn mà hiệu quả kinh tế không đảm bảo , trong nhiều trường hợp độ tin cậy rất thấp.
*Kiểm soát chất lượng
Là đề ra các biện pháp để phòng ngừa sai sót , khuyết tật có thể xẩy ra thông qua:
-Kiểm soát con người
-Kiểm soát phương pháp và quá trình
-Kiểm soát người cung ứng
-Kiểm soát trang thiết bị dùng trong thiết bị sản xuất và thử nghiệm
-Kiểm soát thông tin
* Đảm bảo chất lượng
Quan điểm đảm bảo chất lượng lần đầu được áp dụng đối với các ngành doanh nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao sau đó phát triển rộng sang các sản phẩm bình thờng khác,
Đảm bảo chất lượng là quá trình cung cấp các hồ sơ chứng minh việc kiểm soát chất lượng cho khách hàng
*Quản lý chất lượng
Là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế để có thể có được giá thành rẻ nhất .Bằng việc đề ra các chính sách thích hợp , quản lý chất lượng , cho phép tiết kiệm tối đa và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
Quản lý chất lượng toàn diện
Là giai đoạn phát triển cao nhất của QTCLSP mà hiện nay đang được áp dụng phổ biến
Là một quá trình bao gồm cả 4 quá trình trên .Chất lượng toàn diện này nhằm thoả mãn sự mong đợi của mọi người có liên quan đến doanh nghiệp kể cả bên trong và bên ngoài Quản lý
chất lượng toàn diện được thực hiện trên quy mô tổng thể nhằm đa doanh nghiệp đạt đến trình độ “chất lượng toàn diện” trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết để có được:
-Chất lượng thông tin
_chất lượng đào tạo
-chất lượng trong hành vi thái độc sử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với các khách hàng bên ngoài.
Mô hình 3 :Các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng
Bảo Quản Chất
Kiểm đảm Lượng
Soát Lý Toàn
KTCL Chất CL Diện
Lượng Chất
Lượng
Nhìn mô hình có thể thấy rằng sự phát triển của giai đoạn này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, thực hiện và phát triển giai đoạn trước đó
2.2.Công cụ sử dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm
Các công cụ quản lý chất lượng sản phẩm đợc áp dụng rất phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới , tuy nhiên ở Việt nam các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ các công cụ này, do vậy việc áp dụng còn rất hạn chế.Như vậy việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các công cụ này là hết sức cần thiết.Có rất nhiều công cụ quản lý chất lượng sản phẩm khác nhau , bài viết này chỉ đề cập đến một số công cụ đơn giản có thể áp dụng vào Việt Nam.
Qua biểu đồ luồng:Là mô hình phản ánh việc áp dụng quản lý quy trình và các quy trình sản xuất và quy trình quản lý bằng việc sử dụng các ký tự các biểu tượng hình học..
Quy trình
P.Pháp Máy móc
Nguyên vật liệu
Nhân lực Đo lường
Môi trường
Hình 4 cho ta một ví dụ cụ thể về biểu đồ luồng
Người cung cấp
Khách
hàng
Đầu vào Đầu ra
C.Cấp NVL SP dịch vụ
Mô hình 4:Mô hình cải tiến sản phẩm ,quy trình tổng hợp
ý nghĩa của biểu đồ luồng
-Giúp người thực hiện trong quy trình hiểu rõ toàn bộ quy trình một cách thống nhất
Tạo mối quan hệ tốt giữa người cung cấp , khách hàng và các phòng ban và các khu vực
a.Mô hình Ishikawa (Sơ đồ xương cá)
Là mô hình biểu thị mối quan hệ giữa các đặc tính chất lượng và các nhân tố làm ảnh hưởng đến sự phân tán các đặc tính chất lượng
Sơ đồ có hình dạng giống như một sương cá , ở giữa là một mũi tên (xương sống)hai bên có nhiều nhánh, mỗi nhánh lại có nhiều nhánh nhỏ(Hình vẽ)
Sau đây là một ví dụ về sơ đồ xương cá tìm nguyên nhân gây ra phế phẩm.
Con người Máy móc Đo lường
Trình độ Mức độ h.động PPlấy mẫu
PP đo
Kỹ năng Bảo dưỡng Trình độ Thiết bị đo
Quy trình Lắp ráp
thời hạn
sử dụng C nghệ Bố trí sản xuất
chất lượng
PP sản xuất
Nguyên liệu Phương pháp
Mô hình 5:Mô hình Ishikawa phát hiện nguyên nhân gây ra phế phẩm
ý nghĩa của mô hình
Sơ đồ Ishikawa được sử dụng trong viếc giáo dục đào tạo nhân viên và công nhân
-Là chìa khoá để phát hiện ra các nguyên nhân , cho phép tìm ra được nhân tố nào làm ảnh hưởng tới yếu tố đối tượng
b.Biểu đồ Pareto
Là loại biểu đồ cột sử dụng các dữ liệu thu thập số liệu thu thấp được trong phiếu kiểm tra hoặc lấy từ các nguồn khác
Sau khi có được các dữ liệu này cần phải :
-Phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng và nguyên nhân
-Sắp xếp dữ liệu từ lớn về nhỏ các sự việc hoặc các chi phí sai sót từ phát hiện
-Kiểu sai sót phổ biến
-Thứ tự ưu tiên của các vấn đề cần khắc phục
Đơn vị đo
Các nhân tố
Mô hình 6:Mô hình Paretô
+ Đơn vị đo cụ thể là:
-Thời gian giảm xuống
-Chi phí
Số sản phẩm không phù hợp
-Thời gian để làm
+Các nhân tố có thể là
Các nguyên nhân chính
sản phẩm
Dây chuyền sản xuất
Người vận hành máy móc
thiết bị
ý nghĩa của biểu đồ
Cho thấy rõ nhân tố nào có tần số xuất hiện lớn nhất để hành động khắc phục kịp thời
-Cho phép biểu thị bằng biểu đồ hiệu quả của bất kỳ cải tiến nào và nhờ đó động viên được tinh thần trách nhiệm của nhân viên và công nhân trong cách cải tiến đó
c. Các mô hình phân tán
trong nhiều trường hợp , chúng rta có một số dữ liệu liênquan đến mốt số đặc tính hoặc liên quan đến dữ liệu khác .Các dữ liệu này có thể lấy từ người sản xuất , dịch vụ quản lý .Ví dụ chúng ta có thể muốn biết công việc
dở dang có ảnh hưởng đến tỷ lệ lỗi của việc nhập dữ liệu không .Mối quan hệ này đợc đánh giá mà không mang tính toán học bằng cách sử dụng biểu đồ phân tán
Các dữ liệu được đánh dấu trên giấy , mỗi trục được sử dụng cho một trong hai tập hợp các dữ liệu sẽ so sánh.Trục Y thường được giành cho đặc tính mà chúng dự báo.Trục X được sử dụng cho biến số tạo ra dự báo.
* ý nghĩa mô hình
Cho chúng ta biết mối liên hệ giữa các biến số và đánh giá mức ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia.
Mô hình 7 :Mô hình phân tán
Y
X
II.Hệ thống quản lý chất lượng
1.Mô hình quản lý chất lượng toàn diện(TQM)
Trong những năm gần đây , sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng nh hệ thống Just in time đã là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện .Quản lý chất lượng toàn diện được ra đời từ các nước phương Tây gắn liền với tên tuổi của Deming,Juran, Grosby.
* Khái niệm
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng , và có sự tham gia của các thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội
*Mục tiêu
Các mục tiêu của TQM là
-Nâng cao uy tín ,lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của các thành viên , cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép.
-Tiết kiệm tối đa các chi phí , giảm thiểu các chi phí không cần thiết
-Tăng năng suất
-Rút ngắn thời gian giao hàng
*Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến một khiá cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đề ra
Sự nhất thể mọi hoạt động trong TQM đã giúp công ty tiến hành các hoạt động sản xuất , tác nghiệp để duy trì được chất lượng sản phẩm và chi phí thấp nhất.Khác với cách triển khai tuần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể
Công ty áp dụng TQM sẽ có thể bao quát được mọi giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và luôn cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Xác định rõ mối quan hệ và vai trò của các thành viển trong hệ thống đảm bảo cho thông tin được xuyên suốt.
* Nội dung Theo cách tiếp cận của Johns, Oakland, TQM có tác dụng như sau :
Am hiểu về chất lượng là cái nhìn về sự am hiểu về chất lượng , các thuật ngữ ,,các khái niệm các quá trình , các lĩnh vực liên quan đến chất lượng .
-Cam kết và chính sách :Là giai đoạn hoạch định và phổ biến các chính sách chất lượng và tất cả mọi người từ công nhân , các nhà quản lý lãnh đạo , các phòng ban đều phải cam kết thực hiện một cách tự động.
-Tổ chức chất lượng : Là giai đoạn thiết lập và tổ chức bộ máy nhân sự trong đó xác định rõ bộ máy nhân sự trách nhiệm
, chức năng của mỗi cá nhân , bộ phận các cấp lãnh đạo trung gian, các phòng ban
-Đo lường chất lượng :Là giai đoạn xác định và phân tích các chi phí chất lượng như chi phí sai hỏng bên trong , chi phí sai hỏng bên ngoài, chi phí thẩm định..trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa để giảm bớt các chi phí đó
-Lập kế hoạch chất lượng :Là một văn bản đề cập riêng đến trong sản phẩm , hoạt động dịch vụ và đề ra những hoạt động cần thiết có liên quan đến chất lượng trên cơ sở thiết lập các đồ thị lưu hình.
-Thiết kế chất lượng :Là tổng hợp các hoạt động nhằm xác định nhu cầu , triển khai những gì nhằm thoả mãn nhu cầu, kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu và đảm bảo các nhu cầu được thoả mãn
-Xây dựng hệ thống chất lượng :Là một hệ thống cấp I liên quan đến thiết kế sản xuất hoặc thao tác và lắp đặt , được xác định khi khách hàng định rõ hàng hoá và dịh vụ phaỉ hoạt động như thế nào chứ không phải nói theo thuật ngữ kỹ thuật đã được xác lập
-Kiểm tra chất lượng :Là việc sử dụng các công cụ SPC (các cng cụ thống kê) để kiểm tra xem quy trình có được kiểm soát, có đáp ứng đợc các yêu cầu hay không
-Hợp tác về chất lượng :Là một nhóm người làm hoặc cùng làm một số công việc giống nhau một cách tự nguyện , đều đặn nhằm xác minh , phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc và kiến nghị những giải pháp cho ban quản lý
-Đào tạo và huấn luyện về chất lượng :Là quá trình lập kế hoạch và tổ chức triển khai các nội dung đào tạo và huấn luyện cho cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên mới nhất và thấp nhất, hiểu rõ trách nhiệm cá nhân của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng .
-Thực hiện TQM :Chính là quá trình triển khai và thực hiện các nội dung đã trình bầy ở trên.
2.Mô hình quản lý chất lượng ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ban hành 1987 nhằm mục đích đa ra một số mô hình chấp thuận ở phạm vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
ISO 9000 đề cập đến lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng , cung ứng ,kiểm soát quá trình ,phân phối ,dịch cụ sau bán hàng , đánh giá nội bộ đào tạo, huấn luyện .ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Nội dungbộ tiêu chuẩn ISO 9000 :ISO 9000 bao gồm các loại tiêu chuẩn sau
*ISO 9001 :Mô hình trong quản lý chất lượng trong thiết kế ,tiêu triển khai ,sản xuất lắp đặp và dịch vụ kỹ thuật là hệ thống quản lý chất lượng có phạm vi áp dụng rộng rãi nhất .Nó được sử dụng trong các doanh nghiếp có trách nhiệm thiết kế-triển khai-sản xuất ,lắp đặt và dịch vụ cho sản phẩm .
Tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp bắt đầu từ trách nhiệm của quản trị cấp cao chuẩn bị cho ra các chỉ tiêu để kiểm tra các yếu tố trong quản lý chất lượng toàn diện cho đến việc thẩm tra chất lượng nội bộ để xác minh hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng .
*ISO 9002 :Mô hình quản lý chất lượng trong sản xuất và lắp đặt tương tự như ISO 9001 chỉ khác ở chỗ nó chỉ giới hạn cho triển khai hay làm dịch vụ cho sản phẩm .Đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất và lắp đặt sản phẩm thì ISO 9002 bảo đảm với người tiêu dùng là hệ thống chất lượng sản xuất và lắp đặt là thoả mãn các nhu cầu sản xuất
*ISO 9003 :Mô hình trong quản lý chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng
Mô hình này đợc áp dụng đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm ít liên quan đến thiết kế lắp đặt.
ISO 9003 đảm bảo với khách hàng là về mặt kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng của doanh nghiệp.về các số liệu về chất lượng là đảm bảo tính trung thực, và ph._.ản ánh chất lượng thực tế chất lượng sản phẩm bán cho khách hàng .Nếudoanh nghiệp kiểm và thử nghiệm theo đúng ISO 9003 thì khách hàng được đảm bảo là sẽ nhận được sản phẩm đúng với tiêu chuẩn và chất lượng đã được quy định.
*ISO9004 :Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng là tiêu chuẩn hướngdẫn cách thức triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được ISO 9001,9002,9003 đã phải học theo.Tiêu chuẩn này lưu tâm đến trách nhiệm của nhà quản trị , các nguyên tắc để triển khai hệ thống chất lượng cơ cấu hệ thống thẩm tra và hệ thống.
III.Vai trò của việc nâng cao chất lượng đối với doanh nghiệp Việt nam.
1.Đối với bản thân doanh nghiệp
-Sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty
-Tăng sức cạnh tranh
-Tạo nên sự phát triển bền vững lâu dài
Là một nước đi sau trong phát triển kinh tế,Việt nam có nhiều thuận lợi trong việc kế thừa các thành tựu khoa học công nghệ của các nước trên thế giới,vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm phương pháp quản lý kinh tế tiên tiến hiện đại của các nước phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hoá,khu vực hoá,với chính sách mở cửa của việt nam đã thu hút ngày càng nhiều công ty,các tập đoàn kinh doanh đầu tư vào Việt nam từ đó tạo điều kiện để các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại có cơ hội phổ biến ở Việt nam.
Với đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt trong những năm gần đây Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm,các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của chất lượng sản phẩm ,các doanh nghiệp đã nhận được vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm có một vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt nam trong cơ chế thị trường hiện nay.Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp:
+Có một uy tín nhất định trên thương trường.Một khi doanh nghiệp đã tạo ra được uy tín thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ được dễ dàng hơn,khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn làm tăng doanh thu và từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty.
+Giúp cho doanh nghiệp mở rộng được thị phần trên thương trường
+Có khả năng cạnh tranh cao khi mà có các doanh nghiệp khác cùng sản xuất cùng loại mặt hàng để có thể cạnh tranh được với những mặt hàng cùng loại đó công ty phải trú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm của công ty có độ tin cậy cao đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng,công ty sẽ có được những khách hàng trung thành do sự đáp ứng thoả mãn nhu cầu của họ.
Thuận lợi hơn khi nhận hợp đồng từ những khách hàng có hệ thống chất lượng đã được chứng nhận là hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được tối thiểu về chi phí sai hỏng,tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào từ đó dẫn đến việc giảm giá thành sản phẩm đảm bảo việc sản xuất tiêu thụ kịp thời liên tục giúp cho doanh nghiệp tiếp tục việc sản xuất kinh doanh lâu dài hơn trong tương lai.
2.Đối với nền kinh tế quốc dân
-Tăng khả năng xuất khẩu
-Xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới
-Tăng doanh thu
-Thu hút ngoại tệ từ bên ngoài
Trong xu thế toàn cầu hoá,khu vực hoá,với chính sách mở cửa của Việt nam đã thu hút ngày càng nhiều các công ty,các tập đoàn kinh doanh đầu tư vào Việt nam từ đó tạo điều kiện để các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại có cơ hội được phổ biến ở Việt nam.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp Việt nam sẽ làm tăng uy tín của mình trên thương trường quốc tế và từ đó sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam.Giao lưu trao đổi hàng hoá qua lại lẫn nhau từ đó thu hút được ngoại tệ từ bên ngoài vào dẫn đến việc tăng doanh thu .
Khi hàng hoá đảm bảo chất lượng thì việc tạo ra uy tín sẽ dễ dàng hơn và có lợi thế trong lĩnh vực xuất khầu,có lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu vì được khách hàng tin tưởng .
Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cho các doanh nghiệp có nhiều khả năng dành thắng lợi trong các cuộc đấu thầu,...
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,khẳng định thương hiệu Việt nam là việc làm tất yếu đối với các doanh nghiệp,là phương cách duy nhất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
I:Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty bê tông xây dựng Hà Nội (Tên giao dịch là VIBEX) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng quản lý , có trụ sở chính tại Đông Ngạc-Từ Liêm, Hà Nội.Công ty chuyên sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn phẩm là do doanh nghiệp tự sản xuất ra được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định hay thông qua .Về mặt thị trường mà nói sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không những đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định mà phải đặt mức chất lượng cao hơn các tiêu chuẩn đó.
Công ty Bê tông Xây dựng Hà nội tiền thân là nhà máy bê tông đúc sẵn Hà nội được thành lập ngày 6/5/1961 theo quyết định số 472/BKT của bộ kiến trúc , nay là bộ xây dựng.Khởi đầu xây dựng công ty được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là:
- Sản xuất mặt hàng cột điện ,ống nước các loại , panel và một số cấu kiện khác với công suất thiết kế 8.500m3 bê tông các loại hàng năm chủ yếu phục vụ công nghiệp , xây dựng và phát triển hạ tầng khu vực Hà nội.
Năm 1982 Nhà máy bê tông đúc sẵn ở Hà nội trở thành đơn vị thành viên của tổng công ty xây dựng Hà nội theo quyếtđịnh thành lập Tổng công ty xây dựng hà nôị số 324/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.Thời kỳ này nhà máy được bổ sung thêm nhiệm vụ:sản xuất cấu kiện nhà ở tấm lợp lớn và tổ chức xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
-Năm 1989 theo quyết định số 875/BXD-TCLĐ ngày 16/10/1989 của Bộ xây dựng,nhà máy được nâng cấp thành xí nghiệp liên hiệp Bê tông Xây dựng Hà nội trực thuộc Bộ xây dựng.Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ban đầu xí nghiệp còn tổ chức kinh doanh nhà ở,vật liệu xây dựng,trang trí nội thất.
Năm 1995,xí nghiệp liên hiệp Bê tông xây dựng Hà nội được đổi tên thành công ty Bê tông xây dựng Hà nội trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội và Bộ xây dựng.
Theo quyết định số 449/BXD-TCLĐ ngày26/4/1996 công ty được bổ sung nhiệm vụ là:
Mở rộng thêm các mặt hàng sản xuất bê tông thương phẩm
Sản xuất ống nước cao áp băng bê tông cốt thép dự ứng lực
Gia công sản xuất các thiết bị máy móc,khuôn mẫu bằng thép.
2.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Trong công cuộc phát triển kinh tế từ khi Việt nam tiến hành công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước đến khi tiến hành đổi mới kinh tế,nhu cầu đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng,các công trình công nghiệp dân dụng hết sức to lớn.Các sản phẩm bê tông như cột điện,ống nước,panel,bê tông thương phẩm không thể thiếu trong xây dựng công nghiệp và dân dụng.Vì cho đến nay chưa có loại vật liệu nào có tính năng tương tự có thể thay thế được cho bê tông trong xây dựng.Nhận thức được nhu cầu to lớn và tầm quan trọng của loại vật liệu và cấu kiện bê tông,công ty Bê tông xây dựng Hà Nội đãđược thành lập và được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay như sau:
- Gia công những cấu kiện bê tông , ống cấp thoát nước có đường kính từ ệ200 ệ 500 , cột điện cao thế hạ thế , cột điện có chiều dài từ 8-14 m , các phụ kiện nước và kim loại.
Sản xuất vật liệu xây dựng phụcvụ cho kinh doanh , lắp đặt các cấu kiện xây dựng các trang thiết bị điện nước dân dụng.
-Thực hiện các công việc hoàn thiện xây dựng và trang chí nội thất dân dụng các công trình dân dụng đô thị .
-Đầu tư phát triển kinh doanh nhà ở kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng.
-Nghiên cứu khoa học ứng dụng , và chuyển giao công nghệ trang thiết bị sản xuất bê tông.
-Thực hiện liên doanh , liên kết mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
3.1 Đặc điểm về sản phẩm :
Các sản phẩm bê tông và cấu kiện bê tông do công ty sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung đều được cấu tạo bởi hai thành phần chính :
Phần bê tông bao gồm cát sỏi , xi măng và nước được sàng rửa và trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định .Phần này tạo độ cứng cho sản phẩm .
Phần lõi thép :Bao gồm nhiều thanh thép được giằng với nhau bằng các dây thép nhỏ .Phần này đóng vai trò tạo hình cho sản phẩm và tạo cho sản phẩm có độ đàn hồi .Phần này chủ yếu được làm thủ công.
Từ đặc điểm cầu tạo trên ta thấy sản phẩm bê tông có một số đặc điểm như sau.
-sản phẩm có độ cứng . độ đàn hồi cao chịu nhiệt , chịu mài mòn bền với thời gian , nếu được sản xuất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được bảo quản tốt thì hầu như khôngbị phá huỷ bởi thời gian hoả hoạn .
-Dễ tạo hình , có thể thay đổi hình dáng kích cỡ tuỳ ý .Tuy nhiên sản phẩm bê tông cũng có một số đặc điểm sau:
-Nặng cồng kềnh khó vận chuyển đi xa , chi phí vận chuển lớn.
Với bê tông tươi , thời gian tồn tại ngắn , chỉ trong khoảng thời gian nhất định , nếu quá thời gian này bê tông tươi sẽ bị hỏng .Do vậy chất lượng bê tông tươi còn phụ thuộc vào thời gian và phương tiện vận chuyển .Xuất phát
từ tính sản phẩm như trên để đảm bảo chất lượng bê tông đòi hỏi phải nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật , phương pháp , quy trình công nghệ sản xuất , ngoài ra còn phaỉ đảm bảo cả về mặt thời gian, phương tiện vận chuyển và chế độ dưỡng hộ bê tông.
3.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cùng với sự phát triển về quy mô sản xuất , cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bê tông Xây dựng hà nội , cũng có sự biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện .Hiện nay công ty có bộ máy quản lý tương đối hoàn chỉnh bao gồm; Ban giám đốc , các phòng ban .Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty có quyền quyết định mọi vấn đề và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước tập thể người lao động và cấp trên.
Giám đốc và các phó giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng ban , các đơn vị sản xuất .Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ 1
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty bê tông xây dựng hà nội
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH TẾ
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT SẢN XUẤT
Phòng hành
chính y tế
Phòng kinh
tế
Phòng tổng
hợp
Phòng kỹ thuật
Phòng kiểm định
kỹ
thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng TCLĐ thanh tra
bảo
vệ
Xn cơ khí sửa chữa và điện nước
T.T công nghệ bê tông nhiệt đới
Xn xây dựng số 1
Xn xây dựng và chống
thấm chuyên ngành
Xn bê tông thương phẩm
Xn kinh doanh vật tư và dịch vụ
Xn xây dựng & phát triển nông thôn
Xn
bê tông đúc sẵn chèm
Bộ máy quản lý ở công ty VIBEX được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng , điều này cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị trong đó giám đốc thủ trởng cấp cao nhất có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .Các phòng ban chủ yếu làm tham mưu cho giám đốc về các mặt kỹ thuật , kinh tế , đời sống trong công ty , 8 xí nghiệp trực thuộc nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Giám đốc thông qua 2 phó giám đốc giúp việc .Các phòng ban không được phép can thiệp trực tiếp đến các xí nghiệp .Với cơ chế như vậy đã giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế.
3.3.Đặc điểm về cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất phản ánh sự bố cục về chất và tính cân đối về lợng các quá trình sản xuất .Cơ cấu sản xuất của công ty VIBEX bao gồm các bộ phận sau:
-Bộ phận sản xuất chính
-Bộ phận sản xuất phù trợ
-Bộ phận phục vụ sản xuất
*Bộ phận sản xuất chính bao gồm
-Xí nghiệp bê tông đúc sẵn chèm
-Xí nghiệp xây dựng số 1
-Xí nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn
*Bộ phận sản xuất phù trợ bao gồm
- Xí nghiệp bê tông thơng phẩm
-Trung tâm công nghệ bê tông nhiệt đới
*Bộ phận phục vụ sản xuất bao gồm
-Xí nghiệp cơ khí sản xuất điện nước
-Xí nghiệp kinh doanh vật tư
-Đội xe
sơ đồ 2:Cơ cấu sản xuất
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT SẢN XUẤT
P.GIÁM ĐỐC KINH TẾ
trung tâm công nghệ bê tông nhiệt đới
xn xây dựng và chống thấm chuyên nghành
xn xây dựng và phát triển nông thôn
XN bê tông thương phẩm
xn xây dựng số 1
XN bê tông đúc sẵn chèm
XN kinh doanh vật tư
XN cơ khí sửa chữa điện
Nước
ĐỘI
XE
PX SỬA CHỮA
PX SẮT
PX TẠO HÌNH
PX TRỘN
Cơ cấu sản xuất của côngty VIBEX được tổ chức theo kiểu doanh nghiệp -phân xưởng- nơi làviệc, được thể hiện qua sơ đồ 2.
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn chèm , bộ phận sản xuất chính của công ty có 4 phân xưởng và môt đội xe .Trong đó 3 phân xưởng được bố trí trong nhà là phân xưởng sắt, phân xưởng sửa chữa và phân xưởng bê tông trộn sẵn phân xưởng tạo hình được bố trí ngoài trời.
Bộ phận sản xuất phù trợ và bộ phận sản xuất phục vụ sản xuất cũng góp phầnkhông nhỏ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty .Chất lượng sản phẩm tươi là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm bê tông .Các xí nghiệp cơ khí vật liệu ,cơ khí sửa chữa điện nước có nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc theo định kỳ , chế tạo thay thế một số chi tiết máy móc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm .
3.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm .
Nhìn chung hầu hết các sản phẩm bê tông của công ty đều phải trải qua nhiều ông đoạn khác nhau với quy trình công nghệ như sau:
Trộn bê
tông
Gia công cốt thép
Nhập kho
Bảo
dưỡng
KCS
Tháo dỡ sản phẩm
Tạo hình sản phẩm bê tông
Cát ,đá
xi măng
Sắt
Sơ đồ 3:Quy trình gia công chế biến sản phẩm bê tông.
Nguyên vật liệu được chia thành hai loại:Đối với vật liệu xi măng cát đá , phụ gia được chuyển vào bộ phận trộn bê tông theo một tỷ lệ do phòng kỹ thuật quy định.Sau khi được trộn đềuthì chuyển sang bộ phận tạo hình sản phẩm .Đối với vật liệu sắt được chuyển vào bộ phận gia công tạo hình khung lõi theo thiết kế của tong loại sản phẩm và cho vào khung để đổ bê tông tạo thành sản phẩm bê tông như cột điện , panel , ống nước, sau 12 giờ thì tháo sản phẩm .Sản phẩm được phòng KCS kiểm tra đánh giá , phân loại xong và nhập kho
Như vậy, để có sản phẩm bê tông cuối cùng nhập kho phải kiểm tra nhiều công đoanh khác nhau , nếu đạt tiêu chuẩn mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo:
Sơ đồ 4:Quy trình gia công cốt thép
Máy sàng
Cát, đá
Bunker
Nước phụ gia
Phễu cân
Xi lo
Xi măng
Nồi trộn
Xe chuyên dụng
PX
tạo hình
Sơ đồ 5:Quy trình sản xuất bê tông tươi
(1):Nguyên vật liệu bao gồm cát đá được ủi lên máy sàng rửa đá .Tại đây cát đá được sàng lọc và rạch sẽ
(2);Cát đá sau khi được sàng lọc và sạch sẽ sẽ được chuyển đến hệ thống Bunker qua băng tải truyền.
(3);Nguyên vật liệu được đa vào phễu cân.
(4);xi măng được đa vào Xilo
(5);Xi măng được chuyển lên phễu cân qua hệ thống vít tải
(6):Nớc phụ gia cũng được đa lên hệ thống phễu cân .Tại phễu cân là nơi cân đo đong đếm các loại vật liệu theo một tỷ lệ nhất định
(7) :Nồi trộn là khâu cuối cùng sau khi vật liệu được đưa từ phễu cân với công suất 30 m3giờ, thời gian trộn 30 phút sẽ cho ra đời sản phẩm bê tông tươi.
(8,9);Bê tông tươi ở nồi trộn sẽ đợc thả xuống các xe chuyên dụng để đa đến công trình hoặc đa đến sản phẩm tạo hình.
Quy trình sản xuất bê tông tơi được tiến hành hoàn toàn tự động do máy tính điều khiển .quy trình sản xuất kinh doanh nhanh , công suốt lớn chất lượng bê tông được đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật .
Như vậy mỗi sản phẩm đều phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau , mỗi công đoạn này đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng do vậy các công đoạn trước đó đều phải đợc tiến hành đúng tiến độ và kỹ thuật
3.5.Đặc điểm về vốn kinh doanh
Là một doanh nghiệp nhà nước , hoạt động bằng vốn ngân sách , công ty có trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi có lãi và phát triển nguồn vốn của nhà nước , thực hiện tái suất mở rộng.
Hiện nay các nguồnvốn hình thành vốn kinh doanh của công ty bao gồm:
-Vốn kinh doanh
-Lợi nhuận để lại
-Các quỹ công ty
-Vốn chiếm dụng hợp pháp
Biểu 1;Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính(trang bên)
Biểu 1 :Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính
tt
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
ĐN
CK
%
ĐN
CK
%
ĐN
CK
%
I
Tài sản
78.199
77.123
98.6
77.123
101.535
131,6
101.331
101.331
9,81
1
TSLĐ
36.891
38.772
205
38.722
60.853
157
60.853
57.856
95
2
TSCĐ
41.308
38.315
92.8
38.315
40.682
106
40.682
43.475
107
II
NV kinh doanh
78.199
77.123
98.6
77.123
101.535
131,6
101.535
101.331
99,8
1
Nợ phải trả
66.038
63.263
95.7
63.263
87.134
138
87.134
62.492
71,7
2
Vốn chủ sở hữu
12.116
13.86
114.4
13.86
14.401
104
14.401
36.139
251
Nhìn chung mức độ trang bị TSCĐ ,đầu tư phát triển sản xuất còn thấp .TSCĐ có tăng qua các năm nhng còn thấp.năm 1998 so với năm 1997 tăng 6% Năm 1999 so với năm 1998 tăng 7%
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn rất thấp tỷ lệ phải trả trong tổng nguồn vốn rất cao điều này cho thấy công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn cho đầu tư đổi mới trong thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các sản phẩm mới.
4.Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Bê tông Xây dựng Hà nội được phản ánh trong biểu 2(trang bên)
Qua biểu ta thấy
Trong những năm vừa qua công ty luôn hoàn thành ,hoàn thành vượt mức kế hoạch ,các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh tổng doanh thu ,nộp ngân sách nhà nước
Giá trị sản xuất kinh doanh năm 1998 tăng 6.7% so với năm 1997.Năm 1999 so với năm 1998 tăng 29,5%.Năm 2000 so với năm 1999 tăng 13 %.Tổng doanh thu năm 2000 đạt 813.55 triệu đồng tăng 13,4 % so với năm 1999.
Đó là những thành tựu rất đáng khích lệ thể hiện sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên công ty,trong điều kiện Việt nam đang chịu một số khủng hoảng tài chính trong khu vực và làm cho luồng đâù tư nước ngoài giảm tốc độ tăng trưởng đạt ở mức thấp .Là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng , các công trình công nghiệp VIBEX không tránh khỏi sự ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất kinh doanh khi thị trường bị co hẹp lại .
Trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách các năm .Năm1997 nộp ngân sách đạt 2314 triệu đồng ,năm 1998 nộp ngân sách đạt 2483 triệu đồng tăng 7.3% so với năm 1997 .Năm 1999 nộp 6696 triệu đồng tăng 69.7%.Năm 2000 giảm 18%.
Biểu2: tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh qua một số năm.
TT
Tên chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
TH
98/97
TH
99/98
TH
2000/99
ĐVT
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Giá trị SXKD
75000
78950
105,3
84000
84217
100,25
110000
110064
100,1
118000
124423
105,4
106,7
129,5
113
Tr/đ
2
Tổng doanh thu
50000
58620
117,3
50000
60888
122
70000
71711
102,4
66500
81355
122,3
103,9
117,8
113,4
Tr/đ
3
Nộp ngân sách
2074
2314
111,6
2287
2483
109
4527
6696
147,9
4004
5494
137,2
107,3
269,7
82
Tr/đ
4
Nộp BHXH
680
770
409
568
113
53,1
139
Tr/đ
5
Đầu tư XDCB
43116
3407
78,9
6000
3140
52
13250
6154
46,6
13425
6758
50,3
90,5
196
109
Tr/đ
6
Khấu hao CB
3150
2074
65,8
3673
1200
33
2209
2100
95,1
2574
2396
93
58
175
114
Tr/đ
7
Lao động SD
954
860
90
974
890
91
1467
1108
75,5
1693
1108
65,4
103,5
124,5
100
Người/đ
8
Thu nhập BQ
760
650
85,5
893
670
75
800
594
74,3
850
682
80,2
103
88,7
114,8
Người/đ
9
Kết quả SXKD
684
750
109,6
760
851
112
752
381
50,7
649
512
78,9
101
44,8
134,3
Tr/đ
Là một doanh nghiệp xây dựng và sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng , luật thuế VAT và thuế suất thuế VAT đối với ngành nghề mà công ty đang kinh doanh còn chưa hợp lý,gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp .
cũng do ảnh hưởng nêu trên đã làm cho các chỉ tiêu , đầu tư xây dựng cơ bản ,đầu tư trang thiết bị máy móc của công ty hiện nay là rất lớn công ty đang rất cần vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư trên .Hiện nay công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do hệ số nợ (Nợ phải trả /vốn chủ sở hữu )của công ty rất lớn .
Biểu 2 cho thấy hệ số nợ năm 1997 là 4.5%,Năm 1998 là 6%và năm 1999 là 2.5%.
II.Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty VIBEX.
1.Tình hình thực hiện chất lượng và quản lý chất lượng chung của công ty
Đối với công ty Bê tông xây dựng Hà nội , hệ thống tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đang áp dụng là hệ thống tiêu chuẩn Việt nam do nhà nước ban hành từ năm 1994.
Các tiêu chuẩn này là căn cứ phân loại nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm ,được áp dụng cho cả sản phẩm xây lắp và ngoài xây lắp . Hệ thống tiêu chuẩn này được chi tiết cho từng loại sản phẩm cụ thể trong đó quy định các yêu cầu kỹ thuật mà sản phẩm phải đạt được và điều kiện để nghiệm thu sản phẩm . Thông thường trong các yêu cầu kỹ thuật thường quy định các lỗi sai sót cho phép không được vượt quá mức độ cho trước .
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm mà công ty đang sản xuất,cụ thể đối với từng loại sản phẩm như sau:
-Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm cột điện
-Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm panel
-Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm cấu kiện bê tông
1.1.Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm cột điện
Hiện nay công ty đang sản xuất hai loại cột điện là cột điện bê tông dự ứng lực và cột điện bê tông ly tâm.Mỗi loại cột điện trên lại có nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau , việc phân loại cột điện để nghiệm thu được xác định theo các quy định trong bảng sau:
Loại
Các tiêu thức
Loại A
-Mặt ngoài cột phải trơn,nhẵn,lồi lõm cục bộ≤±3mm
-Đáy và ngọn cột phải phẳng và thẳng góc với đường trung tâm cột ,chênh lệch ≤0.03%
Lớp bê tông bảo vệ phải đều ,không hở sắt ,mặt trong phải tròn đều
-Sai số kích thước cho phép
+chiều dài ±20mm
+đường kính ngoài ±5mm
chiều dài thành cột +8mm,-5mm
Loại B
-Mặt ngoài cột phải trơn nhẵn , cho phép có rỗ bê tông ở mép khuôn nhưng không vượt quá chiều sâu 3mm, chiều dài 15mm
-Cho phép có vết nứt <0.1mm
-Vị trí chân thang tiếp địa cho phép sai số 10-15mm
-Sai số chiều dài 20mm ,đường kính ngoài ±10mm
Loại C
Đạt yêu cầu loại B về hình thức có thể chấp nhận
Mép khuôn bị rỗ mất nước vữa , đã vá sửa
-Vòng trong bị hở sắt không vượt quá 20cm x 20cm
Đầu cột và đáy cột rỗ mất nước đã vá sửa đạt yêu cầu
Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm cột điện được thực hiện trên biểu sau :
Biểu 3.Chất lượng cột điện sản xuất (1996-1999) Đơn vị m3
Loại
1996
1997
1998
1999
K. lượng
T. trọng
K. lượng
T. trọng
K. lượng
T. trọng
K.lượng
T. trọng
A
2414
0.86
2661
0.88
2732
0.89
2881
0.92
B
382
0.14
360
0.12
326
0.11
265
0.08
C
10
0.004
9
0.003
0.68
0.0002
0.5
0.00015
Tổng
2806
1
3030
1
3058.68
1
3146.5
1
Nhìn vào biểu trên ta thấy
Tỷ trọng cột điện loại A loại cột điện có chất lượng cao nhất tăng đều qua các năm .Nếu như năm 1996 cột điện loại A chiếm tỷ trọng là 0,92%,cột điện loại B có chất lượng thấp hơn thì tỷ trọng giảm dần .Năm 1996 tỷ trọng loại B là 0.14 đến năm 1999 tỷ trọng loại B đã chiếm 0.08 .Loại C là loại có tỷ trọng thấp nhất tỷ trọng cũng giảm đáng kể qua các năm .Công ty phấn đấu đến năm 2000 không còn sản phẩm loại C.Thực tế đến năm 2000 sản phẩm loại B và loại C không còn nữa .
Như vậy , qua số liệu trên ta thấy chất lượng sản phẩm cột điện ngày càng được nâng cao,đặc biệt từ đầu năm 1999 khi công ty đa vào vận hành dây chuyền sản xuất cột điện bê tông dự ứng lực cho phép nâng cao chất lượng cột điện đồng thời hạ giá thành sản phẩm, làm tăng doanh thu cho công ty.
1.2.Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm Panel
sản phẩm Panel của công ty hiện có 130 loại với các kích thước ,chủng loại khác nhau . Trong những năm gần đây với sự phát triển của kỹ thuật xây dựng và các loại vật liệu mới đã làm cho thị trường sản phẩm Panel co hẹp lại ,tốc độ tiêu thụ chậm.Do vậy công ty chỉ sản xuất một khối lượng nhỏ và ngày càng có xu hướng thu hẹp lại .
Việc phân loại sản phẩm Panel để nghiệm thu được thực hiện theo các quy định trong bảng sau:
Loại
Các tiêu thức
A
-Bê tông phải đặc chắc , không rỗ ,bề mặt sản phẩm phải phẳng ,nhẵn
-Không có vết nứt ngang ở sườn dọc ,các vết nứt do co ngót bê tông không rộng hơn 0.1mm
-Sai số về kích thước cho phép
+chiều dài-5mm ,+10mm
+chiều rộng±10mm
+chiều cao ±5mm
B
-Bên trên và dưới nếu có rỗ bọt không vượt quá đờng kính và chiều sâu 5mm
-Độ cong của mặt tấm sàn không vượt quá 3mm trên mỗi đoạn dài 2000m
-Vị trí móc cẩu cho phép sai số ±20mm
C
-Phải đạt yêu cầu loại B
+Nếu có nứt dọc không vượt quá chiều dài 20-30cm
-Thành panel nếu có rỗ phải xử lý bằng xi măng mác cao
Bảng 2:phân loại sản phẩm chất lợng sản phẩm panel
Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm panel được thể hiện trên biểu sau :
Loại
1996
1997
1998
1998
K lượng
T. trọng
K lượng
T. trọng
K lượng
Tỷ trọng
K lượng
T. trọng
A
589
0.83
779
0.8
340
0.85
123
0.89
B
123
0.17
192
0.196
66
0.15
15
0.11
C
3.7
0.004
Tổng
712
1
974.7
1
406
1
138
1
Biểu 4:chất lượng panel sản xuất từ năm (1996-1999)
Do đặc điểm thị trường sản phẩm panel được trình bày ở trên nên có thể thấy rằng công tác quản lý chất lượng sản phẩm panel đã không được quan tâm đúng mức .
Tỷ trọng sản phẩm loài A đạt rất thấp ,năm 1996 là 83% còn lại 17% là loại B, năm 1997chỉ có 80% panel đạt loại A,19.6% đạt loại B,còn lại 0.4% đạt loại C đã cho thấy sự xa sút trong công tác quản lý chất lượng...Nhưng cho đến năm 2000 sản phẩm của công ty chỉ toàn là loại A ,sản phẩm loại B và loại C không còn nữa .
1.3.Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm cấu kiện bê tông
Các loại cấu kiện mà công ty sản xuất có ống cầu ,đai đế ,các loại cọc ,tấm dẫn hướng ,vỉa...Tổng số lên đến 150 loại .Với sự đa dạng về chủng loại như vậy công ty có nhiều khó khăn trong việc nghiệm thu sản phẩm.
Biểu 5:chất lượng cấu kiện sản xuất từ năm (1996-1999)
Loại
1996
1997
1998
1999
Klượng
T. trọng
K lượng
T. trọng
K lượng
T. trọng
K lượng
T. trọng
A
5494
0.89
5087
0.9
3777
0.94
1285
0.96
B
658
0.12
582
0.1
229
0.06
50
0.04
C
3.4
0.0006
Tổng
6155.4
1
5669
1
4006
1
1335
1
Mặc dù tốc độ tiêu thụ các loại cấu kiện bê tông trong những năm gần đây có chậm lại,làm cho công ty phải thu hẹp quy mô sản xuất nhưng không phải vì thế mà chất lượng cấu kiện bị suy giảm mà ngược lại không ngừng tăng qua các năm.Nếu nh năm 1996 tỷ trọng các cấu kiện đạt loại A chỉ có 0.89% thì đến năm 1999 tỷ trọng này là 0.96 .Cấu kiện loại B từ 0.12 giảm xuống chỉ còn 0.06 vào năm 1999.Từ năm 1997 trở đi không có cấu kiện loại C.Đến năm 2000 thì sản phẩm loại B và loại C hầu như không còn.Điều này cho thấy công tác quản lý chất lượng và tay nghề của công nhân đã được nâng cao rõ rệt
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuả công ty
-Trình độ lao động
-Trình độ thiết bị máy móc
-Cơ cấu và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng
2.1.Trình độ lao động
Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ học vấn,khả năng chuyên môn,nghiệp vụ,khả năng am hiểu và vận hành các máy móc thiết bị hiện đại với hiệu quả cao của cán bộ công nhân viên trong công ty .Trình độ lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ,nó phản ánh khả năng sáng tạo của người lao động trong sản xuất ,cuả cán bộ nhân viên trong quản lý.
Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh,công ty luôn trú trọng phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về số lượng lẫn chất lượng thông qua đào tạo , dạy nghề dới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh.
Biểu 7 :cơ cấu lao động từ năm 1997-2000
Loại lao động
1997
1998
1999
2000
S ố
Lượng
Tỷ
trọng
Số
Lượng
Tỷ
trọng
Số
Lượng
Tỷ
trọng
Số
Lương
Tỷ
trọng
Theo giới tính
Nam
472
0.585
563
0.635
562
0.63
838
0.75
Nữ
335
0.415
324
0.365
324
0.37
282
0.25
Theo chất lượng
Gián tiếp
68
0.084
73
0.082
71
0.08
64
0.057
Trực tiếp
739
0.916
814
0.918
815
0.92
1056
0.943
Tổng số
807
1
887
1
886
1
1120
1
Biểu 8.Trình độ học vấn
Trình độ
1997
1998
1999
98/97(%)
99/98(%)
Phó tiến sĩ
1
1
1
Thạc sĩ
1
1
1
Đại học
95
98
105
103.2
107
Trung cấp
86
53
59
61.6
111.3
Tổng số
183
153
166
83.6
108.5
Qua các biểu về cơ cấu lao động của công ty có thể thấy tình hình lao động của công ty trong những năm qua có những đặc điểm sau:
Lao động trực tiếp tăng dần , lao động gián tiếp giảm dần .Đây là của việc cơ cấu , sắp xếp và hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.Số lao động có trình độ trung cấp trở lên biến động không đều , số lao động có trình độ Đại học năm 1998 tăng 3 người .Năm 1999 tăng 7 người tương đương 7% so với năm 1998.Năm 2000 có thêm 1 tiến sĩ .Số lao động có trình độ sơ cấp giảm .
Song song với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ,công ty trú trọng đến công tác lao động tiền lương .
2.2.Trình độ máy móc thiết bị
Trang thiết bị máy móc là những tài sản cố định của doanh nghiệp không thể thiếu trong quá trình sản xuất mà giá trị của nó được chuyển dần vào gía trị sản phẩm .
Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật , trình độ chất lượng máy móc thiết bị ,công nghệ sẽ là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm sản xuất của mỗi doanh nghiệp .
Trình độ máy móc,công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao , thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng .
Hiện nay đa số các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đều cũ và lạc hậu , hiện nay vẫn còn sử dụng một số thiết bị được sản xuất từ những năm 1960.
Biểu 9.Cơ cấu và chất lượng máy móc thiết bị :
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Năm sản xuất
Nước sản xuất
Đang sử dụng
Chờ thanh lý
I
Thiết bị động lực
1
Máy biến áp 630 KVA
3
1990
Liên xô
3
0
2
Nồi trộn đứng
4
1992
Hunggari
4
0
II
Thiết bị công tác
1
Máy tiện C630
10
1970
Ba lan
8
2
2
Máy khoan
15
1972
Hunggari
14
1
3
Máy mài
20
1976
Liên xô
15
5
4
Máy cưa
15
1976
Liên xô
10
5
5
Máy búa
10
1976
Liên xô
7
3
6
Máy uốn
2
1970
Liên xô
2
0
7
Máy hàn
8
1961
Tiệp khắc
7
1
8
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0018.doc