Mục lục
Trang
Tên đề tài
Mục lục
Phần mở đầu
Phần 1 - CƠ Sở Lý LUậN Về CHấT Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý của doanh nghiệp trong kinh Tế thị trường.
Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
1.2 Nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp.
1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
1.4 Các nhân tố và phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Phần 2 - phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản l
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty than Hà Tu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý của công ty than hà tu thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam.
2.1 Đặc điểm sản phẩm – khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu.
2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
Phần 3 - Đề XUấT MộT Số GIảI PHáP NÂNG CAO CHấT Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý của công ty than hà tu thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam.
3.1 Những thách thức, yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của công ty than Hà Tu.
3.2 Giải pháp 1: Đổi mới chính sách giữ và thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi cho công ty than Hà Tu.
3.3 Giải pháp 2: Đổi mới đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
3.4 Giải pháp 3: Đổi mới tiêu chuẩn và qui trình bổ nhiệm các chức vụ quản lý của công ty than Hà Tu.
Phần kiến nghị và kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
1
2
4
6
6
9
12
26
31
31
42
51
62
62
67
71
75
83
85
86
.
.
.
Lời Mở ĐầU
Lý do chọn đề tài
Theo lý luận chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý công ty là nhân tố quyết định nhiều nhất đến khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của công ty đó.
Trên thực tế Việt Nam từ trước đến nay vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý là vấn đề còn nhiều yếu kém, bất cập nhất.
Trong tương lai khi nước ta hội nhập sõu vào kinh tế khu vức và thế giới doanh nghiệp Việt Nam núi chung, doanh nghiệp cụng nghiệp Việt Nam núi riờng phải cú những đột phỏ trong giải quyết tất cả cỏc vấn đề, trong đú vấn đề cú vai trũ quyết định là vấn đề chất lượng của đội ngũ cỏn bộ quản lý.
Vì những lý do trên, là một cán bộ của Bộ Công nghiệp trực tiếp liên quan đến đào tạo của các trường thuộc Bộ, là học viên cao học chuyên ngành QTKD tôi đã chủ động đề xuất và được Khoa, Trường đồng ý cho làm luận văn thạc sỹ theo đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu. trong thời gian qua cùng những nguyên nhân;
Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty than Hà Tu.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê, điều tra, khảo sát, chuyên gia, so sánh
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn:
Lần đầu tiên tiếp thu phương pháp mới đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cho công ty than Hà Tu một cách bài bản, định lượng.
Lần đầu tiên đề xuất những giải pháp sát hợp, cụ thể, mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
6. Kết cấu của đề tài luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 phần
Phần 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Phần 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
Phần 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
Phần 1
Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
1.1 Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh ngày càng khốc liệt chúng ta cần phải hiểu và quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong khi giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc liên quan đến quá trình kinh doanh.
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích mà doanh nghiệp cần và có thể tranh giành. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12,tr 15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính thành tiền (mức độ đạt được mục tiêu) với tất cả các chi phí (mức giá phải trả) cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính toán tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí tương thích. Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm thường rất phong phú, đa dạng, hữu hình và vô hình ( tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn - việc làm, cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trương sinh thái, môi trường chính trị - xã hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách - quy tính ra tiền cho tương đối chính xác.
Theo GS, TS kinh tế Đỗ Văn Phức [12,tr 16 và 17], mỗi khi phải tính toán, so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội và môi trường sinh thái như sau :
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam
Loại ảnh hưởng
Năm
2001 - 2005
2006 - 2010
2011 - 2015
2016 - 2020
Loại A
Xã hội - chính trị
1, 45
1, 35
1, 25
1, 15
Môi trường
1, 1
1, 2
1, 3
1, 45
Loại B
Xã hội - chính trị
1
1
1
1
Môi trường
1
1
1
1
Loại C
Xã hội - chính trị
0, 75
0, 80
0, 85
0, 90
Môi trường
0, 85
0, 80
0, 75
0, 70
Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản, Lãi/ Toàn bộ chi phí sinh lãi, Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh 1 < 2, là vị thế cạnh tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn.
r1 < r2
Ta
T1 T2 Thời gan
Đối thủ cạnh tranh
Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh (r) quyết định hiệu quả
Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
1.2 Nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12,tr 35], về mặt tổng thể, quản lý doanh nghiệp là thực hiện những công việc có vai trò định hướng, điều tiết, phối hợp hoạt động của toàn bộ và của các thành tố thuộc hệ thống doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Và quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng.
Quản lý doanh nghiệp là thực hiện các nội dung (các loại công việc) sau đây:
- Lập kế hoạch kinh doanh;
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Điều phối (Điều hành) hoạt động của doanh nghiệp;
- Kiểm tra chất lượng của mọi sản phẩm, tiến độ thực hiện mọi công việc, mọi khoản chi, mọi nguồn thu; kiểm định chất lượng các sản phẩm quản lý trước khi quyết định triển khai…
Trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải được nhận biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện bốn loại công việc nêu ở trên.
đường lối, chiến lược, kế hoạch
Cơ chế , chính sách , quy chế quản lý
Tích cực tái sản xuất mở rộng sức lao động
Tiến bộ khoa học,
công nghệ
Tích cực sáng tạo
trong lao động
H I ệ u q u ả k I n h d o a n h aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Hình 1.2 Các nhân tố nội bộ của hiệu quả kinh doanh
Trình độ khoa học công nghệ
Giá thành sản phẩm
Hiệu quả kinh doanh
Trình độ lãnh đạo, quản lý vĩ mô và vi mô
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Trình độ và động cơ làm việc của người lao động
Chất lượng sản phẩm
Hình 1.3 Quá trình tác động của trình độ lãnh đạo, quản lý điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ. Chất lượng của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của phương pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng.
Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý khi có tác động của chủ thể quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn biến, thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý. Thay đổi, diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích cho con người, phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công việc quản lý được đánh giá trên cơ sở xem chúng được xét tính đầy đủ đến đâu các mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở xem xét chất lượng (độ tin cậy) của các số liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng.
Như vậy, khi các quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý kinh doanh có đầy đủ, chính xác, căn cứ khoa học là khi chúng có chất lượng đảm bảo. Với quyết định chất lượng; các yếu tố cho tiến hành có mức độ tiến bộ phù hợp, người lao động trong doanh nghiệp tích cực, sáng tạo, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao, không ngừng phát triển.
0
Hiệu quả kinh doanh
Trình độ quản lý doanh nghiệp
+
a
-
Hình 1.4 Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh
Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu xa, quan trọng nhất của tình trạng:
Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh;
Công nghệ, thiết bị lạc hậu;
Trình độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp;
Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;
Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán không có sức cạnh tranh;
1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp luôn chứng minh rằng, chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp cao đến đâu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao đến đó. Chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết định. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12, tr 269], cán bộ quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc tham gia, đảm nhiệm cả bốn loại (chức năng) quản lý ở doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người có quyết định bổ nhiệm và hưởng lương hoặc phụ cấp trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đó.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là kết tinh từ chất lượng của các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp phải được thể hiện, nhận biết, đánh giá bởi mức độ sáng suốt trong các tình huống phức tạp, căng thẳng và mức độ dũng cảm.
Không sáng suốt không thể giải quyết tốt các vấn đề quản lý. Các vấn đề, các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý rất nhiều, phức tạp và căng thẳng, liên quan đến con người, lợi ích của họ. Do vậy, để giải quyết, xử lý được và nhất là tốt các vấn đề, tình huống quản lý người cán bộ quản lý phải có khả năng sáng suốt. Khoa học đã chứng minh rằng, người hiểu, biết sâu, rộng và có bản chất tâm lý tốt (nhanh trí và nhạy cảm gọi tắt là nhanh nhạy) là người có khả năng sáng suốt trong tình huống phức tạp, căng thẳng. Cán bộ quản lý SXCN phải là người hiểu biết nhất định về thị trường, về hàng hoá, về công nghệ, hiểu biết sâu sắc trước hết về bản chất kinh tế của các quá trình diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về con người và về phương pháp, cách thức (công nghệ) tác động đến con người. Cán bộ quản lý phải là người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, tư duy kiểu nhân - quả liên hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì mới, tiến bộ, dũng cảm áp dụng những gì mới, tiến bộ vào thực tế...
Quản lý theo khoa học là thường xuyên thay đổi cung cách quản lý theo hướng tiến bộ, là làm các cuộc cách mạng về cách thức tiến hành hoạt động nhằm thu được hiệu quả ngày càng cao. Mỗi cung cách lãnh đạo, quản lý mà cốt lõi của nó là định hướng chiến lược, chính sách, chế độ, chuẩn mực đánh giá, cách thức phân chia thành quả... là sản phẩm hoạt động và là nơi gửi gắm lợi ích của cả một thế lực đồ sộ. Do vậy, làm quản lý mà không dũng cảm thì khó thành công.
Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%).
TTT
Chức năng quản lý
Giám đốc
công ty
Giám đốc
xí nghiệp
Quản đốc
phân xưởng
1
Lập kế hoạch
(Hoạch định)
28
18
15
2
Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ
36
33
24
3
Điều phối (Điều hành)
22
36
51
4
Kiểm tra (kiểm soát)
14
13
10
Giám đốc (Quản đốc) doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là người phải quyết định lựa chọn trước hoạt động kinh doanh cụ thể có triển vọng sinh lợi nhất, các yếu tố phục vụ cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh, phương pháp (công nghệ) hoạt động phù hợp, tiến bộ nhất có thể; phân công, bố trí lao động sao cho đúng người, đúng việc, đảm bảo các điều kiện làm việc, phối hợp các hoạt động thành phần một cách nhịp nhàng, đúng tiến độ; lo quyết định các phương án phân chia thành quả sao cho công bằng (hài hoà lợi ích), thu phục người tài, điều hoà các quan hệ...Để đảm nhiệm, hoàn thành tốt những công việc nêu ở trên giám đốc (quản đốc) phải là người có những tố chất đặc thù: tháo vát, nhanh nhậy; dũng cảm, dám mạo hiểm nhưng nhiều khi phải biết kìm chế; hiểu, biết sâu và rộng.
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp Việt Nam 2006.
Tiêu chuẩn
Giám đốc
DN SXCN
Quản đốc
DN SXCN
1. Tuổi, sức khoẻ
35-45, tốt
28-45, tốt
2. Đào tạo về công nghệ ngành
Đại học
Trung cấp
3. Đào tạo về quản lý kinh doanh
Đại học
Cao đẳng
4. Kinh nghiệm quản lý thành công
Từ 5 năm
Từ 3 năm
5. Có năng lực dùng người, tổ chức quản lý
+
+
6. Có khả năng quyết đoán, khách quan, kiên trì, khoan dung.
+
+
7. Có trách nhiệm cao đối với quyết định
+
+
8. Trình độ ngoại ngữ
C
B
9. Trình độ tin học
C
B
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp Việt Nam 2010
Tiêu chuẩn
Giám đốc
DN SXCN
Quản đốc
DN SXCN
1. Tuổi, sức khoẻ
35-50, tốt
26-45, tốt
2. Đào tạo về công nghệ ngành
Đại học
Cao đẳng
3. Đào tạo về quản lý kinh doanh
Đại học
Cao đẳng
4. Kinh nghiệm quản lý thành công
Từ 5 năm
Từ 3 năm
5. Có năng lực dùng người, tổ chức quản lý
+
+
6. Có khả năng quyết đoán, khách quan, kiên trì, khoan dung.
+
+
7. Có trách nhiệm cao đối với quyết định
+
+
8. Trình độ ngoại ngữ
C
B
9. Trình độ tin học
C
B
Khi xem xét đánh giá chất lượng đào tạo chuyên môn cho giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng cơ cấu các loại kiến thức cần có được trình bày ở bảng 1.7.
Bảng 1.7 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DNSX công nghiệp Việt Nam (%).
Các chức vụ quản lý điều hành
Các loại kiến thức
2001-2005
2006-2010
2011-2015
2016-2020
1.Giám đốc công ty SXCN (doanh nghiệp độc lập)
Kiến thức công nghệ
55
45
35
25
Kiến thức kinh tế
20
25
30
35
Kiến thức quản lý
25
30
35
40
2. Giám đốc xí nghiệp thành viên
Kiến thức công nghệ
70
65
60
50
Kiến thức kinh tế
15
17
19
24
Kiến thức quản lý
15
18
21
26
3. Quản đốc phân xưởng SXCN
Kiến thức công nghệ
78
72
68
65
Kiến thức kinh tế
10
12
13
15
Kiến thức quản lý
12
16
18
20
Kiến thức kinh tế là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Kinh tế học đại cương, Kinh tế quốc tế, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế lượng, Kinh tế quản lý...
Kiến thức quản lý là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Quản lý đại cương, Khoa học quản lý, Quản lý chiến lược, Quản lý sản xuất, Quản lý nhân lực, Quản lý tài chính, Quản lý dự án, Tâm lý trong quản lý kinh doanh...
Kiến thức công nghiệp là kiến thức về kỹ thuật, công nghệ là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Vật liệu công nghiệp; Công nghệ, kỹ thuật cơ khí; Công nghệ, kỹ thuật năng lượng; Công nghệ, kỹ thuật hoá...
Không dừng ở việc có kiến thức, theo Robert Katz cán bộ quản lý kinh doanh SXCN cần rèn luyện để có được các kỹ năng sau đây:
a. Kỹ năng tư duy (Conceptua Skills)
Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với cán bộ quản lý nói chung, đặc biệt là các cán bộ quản lý kinh doanh. Họ cần có những tư duy chiến lược tốt để đề ra đường lối, chính sách đúng: hoạch định chiến lược và đối phó với những bất trắc, những gì đe doạ sự tồn tại, kìm hãm sự phát triển của tổ chức. Cán bộ quản lý phải có khả năng tư duy hệ thống, nhân quả liên hoàn có quả cuối cùng và có nhân sâu xa, phân biệt được những gì đương nhiên (tất yếu) và những gì là không đương nhiên (không tất yếu)...
Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ (Technical Skills)
Đó là những khả năng cần thiết của cán bộ quản lý kinh doanh để thực hiện một công việc cụ thể. Ví dụ: thiết kế kỹ thuật, soạn thảo chương trình điện toán; soạn thảo các hợp đồng kinh tế; soạn thảo các câu hỏi điều tra nghiên cứu khách hàng v.v...
Kỹ năng nhân sự (Human Skills)
Kỹ năng nhân sự liên quan đến khả năng tổ chức động viên và điều động nhân sự. Cán bộ quản lý kinh doanh cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng nhân viên của mình. Nhà quản trị phải biết cách thông đạt hữu hiệu, luôn quan tâm đến nhân viên, biết xây dựng không khí thân ái, hợp tác lao động, biết hướng dẫn nhân viên hướng đến mục tiêu chung. Kỹ năng nhân sự là đòi hỏi bắt buộc đối với quản trị viên ở mọi cấp quản trị.
Các cán bộ quản lý kinh doanh đều cần có cả ba loại kỹ năng đã nêu ở trên, tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi loại kỹ năng thì thay đổi theo cấp quản lý. Kỹ năng kỹ thuật giảm dần sự quan trọng khi lên cao dần hệ thống cấp bậc của các cán bộ quản lý kinh doanh. ở cấp càng cao các cán bộ quản lý kinh doanh càng cần phải có kỹ năng tư duy chiến lược nhiều hơn. Họ cần có những chiến lược quyết định có liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận. Họ cần có khả năng tổng hợp lớn trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến các vấn đề phải giải quyết trong thực tiễn quản trị. Kỹ năng nhân sự là cần thiết đối với cán bộ quản lý kinh doanh ở mọi cấp bởi vì cán bộ quản lý kinh doanh nào cũng phải làm việc với con người.
Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp do những người cán bộ quản lý hợp thành. Chất lượng (Sức mạnh) của đội ngũ đó không phải là kết quả của phép cộng sức mạnh của những cán bộ trong đội ngũ. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12,tr 277], chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu về mặt toàn bộ và về mặt đồng bộ (cơ cấu) các loại. Nhu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp về mặt toàn bộ là lượng cán bộ quản lý đủ để thực hiện, giải quyết kịp thời, đảm bảo chất lượng các loại công việc, các vấn đề quản lý phát sinh. Các loại cán bộ quản lý doanh nghiệp được hình thành theo cách phân loại công việc quản lý doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp được tách lập tương đối thành quản lý chiến lược (lãnh đạo) và quản lý điều hành; Quản lý doanh nghiệp được tách lập tương đối thành: hoạch định, tổ chức, điều phối và kiểm tra; Quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được phân cấp thành: Cấp Công ty, cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng…Theo một cách phân loại có một cơ cấu các loại hoạt động (cán bộ) quản lý doanh nghiệp.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12,tr 278], chất lượng của cả đội ngũ CBQL doanh nghiệp chỉ nhận biết, đánh giá trên cơ sở sử dụng phối hợp kết quả đánh giá theo số liệu thông kê với số liệu điều tra, khảo sát; phối hợp các kết quả đánh giá về mặt chất lượng được đào tạo, kết quả khảo sát đánh giá chất lượng công tác và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là cách tính toán các tiêu chí phản ánh tình hình, so sánh đánh giá từng mặt, từng nội dung:
1. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp về mặt toàn bộ
a.Số lượng thực tế - Số lượng nhu cầu
b.Số lượng thực tế / Số lượng nhu cầu x 100%
2. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở kết quả khảo sát mức độ đáp ứng tiêu chuẩn.
% ước tính
1. Số đạt yêu cầu từ 75 đến 100%
2. Số đạt yêu cầu từ 50 đến 74 %
3. Số không đạt yêu cầu
(Tổng bằng 100%)
3. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu giới tính:
Số lượng và % của nam và nữ thực có; so sánh với cơ cấu (%) theo chuyên gia tư vấn để đánh giá chất lượng.
Theo giới tính
Số lượng năm 200.
Cơ cấu
(%)
Cơ cấu (%) theo chuyên gia
Đánh giá mức độ đáp ứng
Nam
Nữ
4. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp về cơ cấu khoảng tuổi: số lượng và % của cao, trung, trẻ tuổi thực có; so sánh với cơ cấu chuyên gia tư vấn để đánh giá chất lượng.
Theo khoảng tuổi
Số lượng
200…
Cơ cấu
(%)
Cơ cấu (%) theo chuyên gia
Đánh giá mức độ đáp ứng
Trẻ tuổi
Trung tuổi
Cao tuổi
5. Đánh giá chất lượng đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Lấy số liệu từ bảng tổng hợp tình hình đào tạo CBQL của công ty tính số lượng và % thực có theo trình độ ngành nghề; so sánh với cơ cấu (%) theo chuyên gia tư vấn để đánh giá chất lượng.
Được đào tạo
Số lượng 200.
Cơ cấu (%)
Cơ cấu (%) theo chuyên gia
Đánh giá mức độ đáp ứng
1. Trung cấp sau đó cao đẳng hoặc đại học tại chức
2. Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành
3. Đại học chính quy kinh tế (QTKD)
4. Đại học tại chức kỹ thuật sau đó KS2 hoặc cao học QTKD
5. Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành sau đó KS2 hoặc cao học QTKD
Để có chuẩn so sánh đi đến đánh giá được chất lượng được đào tạo về mặt trình độ chuyên môn ngành nghề của đội ngũ CBQL của công ty SXCN chúng ta sử dụng kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.8
Bảng 1.8 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DNSXCN VN về mặt đào tạo chuyên môn ngành nghề.
Đào tạo chuyên môn
2005
2010
2015
2020
1. Số tốt nghiệp trung cấp sau đó cao đẳng hoặc đại học tại chức
15
2
1
1
2. Số tốt nghiệp đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành.
35
12
5
2
3. Số tốt nghiệp đại học chính quy kinh tế (QTKD)
10
6
3
3
4. Số tốt nghiệp đại học kỹ thuật tại chức sau đó KS2 hoặc cao học QTKD
17
32
27
12
5. Số tốt nghiệp đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành sau đó KS2 hoặc cao học QTKD
23
48
64
82
6. Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL doanh nghiệp.
Xác định các tiêu chí phản ánh chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Lập phiếu xin ý kiến, chọn mẫu (đối tượng xin ý kiến và quy mô); Tổng hợp, xử lý, tính toán, sử dụng kết quả khảo sát. Hoạt động lãnh đạo, quản lý cần được nhận biết, đánh giá chất lượng trên cơ sở khảo sát, tính toán, so sánh, đánh giá về mức độ biểu hiện: bất lực trước các tình huống nảy sinh, mức độ chậm trễ, mức độ đúng đắn xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề. Như vậy, cần khảo sát thực tế, so sánh kết quả với mức trung bình thực tế của các doanh nghiệp cùng ngành, mức độ theo các chuyên gia (mức độ chấp nhận được) và mức độ của doanh nghiệp cùng loại thành đạt để đánh giá.
Trong lãnh đạo, quản lý không thể không có chậm trễ, sai lầm (yếu kém), chỉ khác nhau ở mức độ (tỷ lệ %). Khi chưa có mức chuẩn để so sánh có thể so với mức độ chấp nhận được trình bày ở bảng 1.9.
Bảng 1.9 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam.
Biểu hiện về chất lượng công tác
Giai đoạn
2006-2010
2011-2015
2016-2020
1. Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà LĐ, Quản lý bất lực.
20
15
10
2. Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà LĐ, QL giải quyết chậm đáng kể và sai ít.
27
20
12
3. Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà LĐ, QL giải quyết chậm không đáng kể và sai nhiều, lớn.
5
3
2
4. Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà LĐ, QL kịp và tốt
48
62
76
7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh cao bền lâu là mục tiêu cuối cùng, là mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Mọi nổ lực, chất lượng của tất cả các yếu tố, của tất cả các hoạt động thành phần phải góp phần, phải chịu phần trách nhiệm của mình, phải gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cần tính được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, so sánh và đánh giá được mức độ đạt hiệu quả trong từng thời kỳ. Sau đây là phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu hiệu quả
Điểm
1. Lợi nhuận
5 - 20
2. Lợi nhuận/ Tổng tái sản x 100% (ROA)
5 - 20
3. Lãi/Toàn bộ chi phí sinh lãi x 100%
5 - 30
4. Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu x 100% (ROE)
5 - 30
Hiệu quả cao: 75 – 100 điểm
Hiệu quả trung bình: 46 – 74 điểm
Hiệu quả thấp: 20 – 45 điểm
Cuối cùng cần định lượng kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp bằng điểm. Theo đề tài NCKH cấp bộ B2005 – 28 – 182 do GS, TS Đỗ Văn Phức làm chủ nhiệm ta có ba rem tính điểm sau đây:
Các mặt chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Điểm
1. Mức độ đáp ứng nhu cầu toàn bộ
1 - 5
2. Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu giới tính
1 - 3
3. Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu tuổi
1 - 2
4. Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu ngành nghề - trình độ chuyên môn được đào tạo theo thống kê
5 - 20
5. Mức độ đáp ứng yêu cầu trình độ theo kết quả khảo sát
7 - 20
6. Mức độ đạt chất lượng công tác
10 - 30
7. Mức độ đạt hiệu quả kinh doanh
5 - 20
Sau khi cho điểm các mặt và cộng lại nếu
đạt từ 75 đến 100 điểm: xếp loại A
đạt từ 50 đến 74 điểm: xếp loại B
đạt dưới 50 điểm: xếp loại C
1.4 Các nhân tố và phương hướng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12, tr 283], chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp do nhiều yếu tố tạo nên, ảnh hưởng. Sau đây là những nhân tố chủ yếu và cũng là phương hướng nâng cao:
Mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu, quy hoạch cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể;
Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút chuyên gia quản lý và mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm;
Mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý của doanh nghiệp cụ thể;
Mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cho các loại cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể;
Mức độ hấp dẫn của chính sách và mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo nâng cao cho từng loại cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể;
Về mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu và quy hoạch cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu nhân lực về mặt toàn bộ và cơ cấu các loại. Như vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ chính xác của kết quả xác định nhu cầu. Mức độ chính xác của kết quả xác định nhu cầu và quy hoạch cán bộ quản lý doanh nghiệp chỉ cao khi các cơ sở, căn cứ đầy đủ và tương đối chính xác. Các cơ sở, căn cứ xác định nhu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp là: các mục tiêu và chủ trương phát triển kinh doanh trong chiến lược; các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; hệ thống các mức lao động và tình hình, xu hướng phát triển của các cá nhân trong doanh nghiệp.
Về mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút chuyên gia quản lý và hợp lý của việc tổ chức đào tạo bổ sung cho cán bộ quản lý doanh nghiệp mới. Chuyên gia quản lý doanh nghiệp là người giỏi cả về lý thuyết lẫn thực tế. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, khi đất nước hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới doanh nghiệp Việt Nam nào cũng thiếu chuyên gia quản lý. Cuộc tranh giành chuyên gia quản lý ngày càng trở nên quyết liệt. Doanh nghiệp chỉ thu hút được chuyên gia quản lý khi có chính sách hấp dẫn và cách thức thích hợp. Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút chuyên gia quản lý là mức độ đáp ứng, phù hợp cả về mặt giá trị, cả về mặt cách thức của những cam kết trong chính sách thu hút với những nhu cầu ưu tiên thoả mãn của ứng viên mục tiêu. Các mặt đó của chính sách thu hút phải hấp dẫn hơn của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một tương lai nên có trường hợp chúng hơn nhiều so với thực trạng của công ty. Mức độ đáp ứng, phù hợp càng cao tức là mức độ hấp dẫn càng cao. Tổ chức đào tạo bổ sung là hoàn toàn cần thiết vì mục tiêu, các điều kiện của các doanh nghiệp khác nhau thường khác nhau. Đào tạo bổ sung cần có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt theo bài bản. Thu hút được nhiều chuyên gia quản lý và đào tạo bổ ._.sung hợp lý góp phần đáng kể làm tăng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Về mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý ở doanh nghiệp cụ thể. Trong kinh tế thị trường tiêu chuẩn cán bộ quản lý doanh nghiệp khác rất nhiều so với trước đây. Phải từ nội dung, tính chất, các yêu cầu thực hiện, hoàn thành các loại công việc quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường để đưa ra các tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp. Tiếp theo cần có quy trình tìm hiểu, phát hiện, đàm phán đi đến quyết định bổ nhiệm từng cán bộ quản lý doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt nam phải là người tốt nghiệp đại học công nghệ chuyên ngành, đại học hoặc cao học QTKD, đại học hành chính và chính trị. Như vậy, tiêu chuẩn càng sát hợp, quy trình xem xét càng hợp lý càng bổ nhiệm được người đảm bảo chất lượng. Và như thế sẽ góp phần đáng kể vào việc đảm bảo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Về mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể. Đánh giá chất lượng công tác quản lý, đánh giá thành tích của cán bộ quản lý là công việc rất quan trọng và vô cùng phức tạp đòi hỏi trí tuệ bậc cao. Chính sách, giải pháp, biện pháp quản lý thường có tác động tích cực hoặc tiêu cực sau một khoảng thời gian nhất định, đôi khi khá dài. Khi chúng ta không nghiên cứu nghiêm túc, công phu để đưa ra phương pháp đánh giá hợp lý sẽ dẫn đến kết luận chính sách, giải pháp, biện pháp và chủ của nó là cán bộ quản lý đúng hay sai một cách áp đặt chủ quan. Đối với người lao động trí óc mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá công lao, thành tích đóng góp có ý nghĩa vô cùng to lớn Khi phương pháp đánh giá hợp lý người cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ làm việc say mê sáng tạo và tự đầu tư không ngừng nâng cao trình độ nhất là khi kết quả đánh giá đó được sử dụng để phân biệt đãi ngộ. Đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi phải được thể hiện về các mặt: thay đổi về thu nhập bình quân; thay đổi cơ cấu thu nhập: lương – thưởng bằng tiền – các loại khác như cổ phiếu, suất đi tu nghiệp, du lịch ở nước ngoài...; thay đổi về quan hệ thu nhập bình quân của đội ngũ CBQL, của đội ngũ CMNV, của đội ngũ thưa hành. Khi thiết kế và thực thi phương án đổi mới chính sách đãi ngộ hợp lý hơn trước và hấp dẫn hơn của các đổi thủ cạnh tranh trong cùng một thời gian chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cụ thể dần dần được nâng cao.
Về mức độ hấp dẫn của chính sách và hợp lý của việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho các loại cán bộ quản lý của doanh nghiệp cụ thể. Trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường doanh nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý. Suất chi cho đào tạo lại phải đủ lớn thì mức độ hấp dẫn mới cao. Đào tạo lại phải được tổ chức quy cũ, khoa học. Đào tạo nâng cao cho các loại cán bộ quản lý của doanh nghiệp là nhu cầu, đòi hỏi thường xuyên. Khi chính sách đào tạo nâng cao trình độ của doanh nghiệp hướng theo tất cả các loại cán bộ quản lý doanh nghiệp, mỗi loại có số lượng hợp lý, suất chi toàn bộ đủ lớn cho bất kỳ hình thức đào tạo nào trong hoặc ngoài nước là chính sách có mức độ hấp dẫn cao. Đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi phải được thể hiện về các mặt: số lượng người được hỗ trợ đào tạo; %, suất hỗ trợ; tổng tiền và nguồn tiền hỗ trợ...Khi đó người cán bộ quản lý của doanh nghiệp sẽ thực sự hứng khởi, có động cơ học tập đúng đắn và đủ mạnh, tìm cách học khoa học nhất để thực sự nâng cao trình độ.
Như vậy, chỉ khi doanh nghiệp nhận thức được vị trí, vai trò của lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, quan tâm, hoạch định và tổ chức thực hiện tốt các chính sách về thu hút chuyên gia quản lý, đào tạo nâng cao, thăng tiến, đánh giá và đãi ngộ cho từng loại cán bộ quản lý doanh nghiệp thì chất lượng đội ngũ mới cao, chất lượng các công việc quản lý, các quyết định quản lý mới đảm bảo; hoạt động của doanh nghiệp mới đúng hướng, được vận hành và phối hợp nhịp nhàng; khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, vị thế của doanh nghiệp mới được cải thiện; hiệu quả kinh doanh được nâng cao dần.
Phần 2
thực trạng chất lượng của Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý của Công ty Than Hà Tu.
2.1 Đặc điểm sản phẩm – khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu.
Công ty than Hà Tu (viết tắt THT), tên giao dịch quốc tế Hatu Coal Company, địa chỉ phường Hà Tu – Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long – tỉnh - Quảng Ninh khoảng 15 Km về phía Đông bắc, khu vực khoáng sản với trữ lượng than lớn, phong phú thuộc dải tài nguyên Than vùng Quảng Ninh chạy dài từ Cái Bầu (Vân Đồn) đến Mạo Khê (Đông Triều), mạch than có tuổi thọ trầm tích từ 1800 năm đến 2000 năm.
Là công ty thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam, tiền thân là Mỏ than Hà Tu trực thuộc Công ty than Hòn Gai được thành lập ngày 01/08/1960 theo Quyết định 707/BCN-KB2 của Chính Phủ.
Dưới thời Pháp thuộc dưới sự cai trị của chủ tư bản, hoạt động khai thác đã diễn ra ở đây nhưng hình thức khai thác chủ yếu là thủ công. Từ 1955 đến 1959 sau khi vùng mỏ được giải phóng, công ty được Nhà nước đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ giới hoá quy trình sản xuất và khai thác.
Với đặc điểm chủ yếu là mỏ lộ thiên độ dầy của vỉa khá lớn, Công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu công nghiệp trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, công suất khai thác hàng năm của Công ty khoảng 1 triệu tấn / năm.
Việc tiêu thụ sản phẩm chính là Than, phần lớn giao cho Công ty Tuyển than Hòn Gai (CTTT Hòn Gai). Nhằm đẩy lùi những khó khăn do địa bàn khai thác xuống sâu, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, từ vài năm trở lại đây công ty đã đổi mới phương thức, tổ chức lại sản xuất một cách khoa học, đầu tư trang bị hiện đại, tiến độ khai thác được đẩy mạnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng, sản lượng khai thác hàng năm không ngừng tăng lên, sản xuất kinh doanh của công ty đã cân đối được thu chi và có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao.
Ngày 01 tháng 10 năm 2001 Mỏ than Hà Tu được đổi tên là công ty than Hà Tu theo Quyết định số 450/QĐ -HĐQT của Tổng Công ty Than Việt nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than –Khoáng sản Việt Nam).
Theo quyết định số 2062/QĐ -BCN ngày 09/08/2006 của Bộ Công nghiệp công ty than Hà Tu chuyển thành công ty cổ phần than Hà Tu TKV, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Là một doanh nghiệp có quy mô lớn: Sản lượng đạt 10% tổng sản lượng toàn ngành. Năm 2006 than nguyên khai đạt 2.367.000 tấn. Tính đến thời điểm 31/12/2006 công ty than Hà tu có tổng số 4.248 CB CNV.
+Vốn kinh doanh: 92.559.000.000VNĐ
+Vốn cố định: 86.111.000.000VNĐ
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm - khách hàng.
Công ty than Hà Tu là một doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TKV, có chức năng kinh doanh sản xuất than. Sản phẩm chủ yếu của công ty là than ANTHRACITE các loại. Than ANTHRACITE là nhiên liệu hoá thạch rắn sử dụng làm nhiên liệu chủ yếu trong các ngành Điện, Hoá chất, Vật liệu xây dựng.
Với công nghệ khai thác của công ty than Hà Tu, sản phẩm than mịn của Hà Tu đã đạt chỉ số chịu nghiền từ HGI 45 đến 70, Hàm lượng lưu huỳnh thấp 0,45%, chỉ số chịu nghiền cao (đến 65), khả năng bắt cháy tốt, giảm ăn mòn, tăng tuổi thọ thiết bị, đây là sản phẩm than tiêu biểu của công ty than Hà Tu so với các doanh nghiệp trong Tập Đoàn TKV. Mặt hàng than đa dạng bao gồm các chủng loại (chiếm 97% tổng doanh thu):
+Than nguyên khai sơ tuyển .
-Than cám: từ 0 15 = 80%
-Than cục: từ 15 50 = 5%
-Bột đá: từ 15 50 = 15%
+Than sạch
+Than cục các loại
+Than cám loại 2,3,4,5,6a, 6b..
Công ty than Hà Tu đặc biệt quan tâm coi trọng công tác quản lý chất lượng và công tác xây dựng chiến lược sản phẩm, ngoài sự quản lý của tập đoàn TKV, Công ty còn tự tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm và giao cho các phòng chức năng chính gồm: Phòng KCS, Phòng Kỹ thuật mỏ, phòng Trắc địa, Địa chất và phòng Khoa học Công nghệ.
- Doanh thu sản phẩm trong năm 2005,2006
Doanh thu năm 2005
Doanh thu năm 2006
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007
Số tuyệt đối
Tăng so với năm 2004 (%)
Số tuyệt đối
Tăng so với năm 2005 (%)
Thị trường trong nước (triệu VNĐ
600.425
50
911.374
51
532.000
Thị trường nước ngoài (triệuUSD)
66.000
32
80.000
21
60.000
Giá sản phẩm theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, giá bán được xây dựng dựa trên cơ sở giá thành, đặc biệt đối với sản phẩm tiêu thụ nội bộ trong ngành và xuất khẩu. Hiện tại giá bán nội địa bình quân bằng 80% giá bình quân toàn ngành, giá bán than xuất khẩu bằng 85% giá FOB bình quân toàn ngành với cùng một loại sản phẩm.
Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, công ty than Hà Tu chịu sự phân công thị trường và điều tiết giá cả của Tập Đoàn đối với những sản phẩm chính, có chất lượng, chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, phần còn lại là sản phẩm dân sinh do doanh nghiệp tự tiêu thụ, trên cơ sở giá bán tối thiểu theo quy định của Tập Đoàn.
-Thị trường và thị phần trong nước:
+Thị trường miền Bắc: 7,1% thị phần toàn Ngành
+Thị trường miền Trung: 6,6% thị phần toàn Ngành
+Thị trường miền Nam: 40% thị phần toàn Ngành
- Để chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì công ty than Hà Tu cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và được đào tạo đúng chuyên ngành, phải nắm bắt, thấu hiểu chính sách của nhà nước đồng thời vận dụng vào thực tế sao cho phù hợp với cơ chế thế thị trường hiện nay. Những năm vừa qua công ty than Hà Tu chưa có đủ những cán bộ quản lý kinh tế thực sự giỏi và được đào tạo đùng chuyên ngành dẫn đến việc thiếu cán bộ quản lý giỏi, vì vậy trong những năm tới công ty phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao từng loại cán bộ cho từng chuyên ngành phù hợp với các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty.
Khách hàng mua than của công ty chủ yếu là người đại diện cho các công ty điện, hoá chất... Việt nam và nước ngoài như: Nhật Bản, Trung Quốc, Malaixia, Philippin.
Đối với thị trường quốc tế hiện tại công ty mới chiếm lĩnh được 4,5% thị phần toàn ngành và chưa đạt được mong muốn và mục tiêu của công ty đặt ra, để chiếm lĩnh được thị phần quốc tế và khách hàng mục tiêu trong những năm tới thì công ty than Hà Tu phải có một độ ngũ cán bộ quản lý không những giỏi về chuyên ngành má còn phải giỏi về ngoại ngữ và am hiểu về luật pháp quốc tế thì mới đáp ứng được nhu cầu về cán bộ quản lý của công ty.
Hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty gồm 8 phân xưởng xe vận tải, 5 công trường khai thác, các sàng chế biến than, 1 phân xưởng cảng tiêu thụ than với năng lực 1, 5 triệu tấn/năm, 3 công trường chế biến và tiêu thụ qua đường sắt với năng lực trên 0, 5 triệu tấn than sạch/năm. Công ty khai thác và tiêu thụ hàng năm khoảng 1.500.000 tấn /năm. Những năm kế tiếp do nhu cầu của thị trường tăng cao, công ty phải nâng cao công suất lên 2.500.000 tấn /năm, Công ty đang tiến hành củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, đầu tư công nghệ mới, thăm dò tài nguyên đáp ứng yêu cầu sản xuất.
2.1.3. Đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu trong một số năm gần đây.
* Đặc điểm công nghệ của công ty than Hà Tu.
Công nghệ của công ty than Hà Tu là công nghệ khai thác mỏ lộ thiên gia đoạn cuối, địa chất khu vực khai thác phức tạp, có nhiều phay phá đứt gẫy, uốn nếp, chiều dầy vỉa than không ổn định, vỉa than có nhiều lớp kẹp, chiều dầy các vỉa than thay đổi từ 1,8 đến 66.9m, độ dốc thay đổi từ 150-180, có vỉa đứng và đảo hướng như vỉa 7+8, bờ mỏ luôn tụt lở dịch động phức tạp, điều này gây khó khăn cho việc khai thác nhất là khai trường vỉa 16 là vỉa chính, hiện tại đang xuống sâu. Khai trường gần quốc lộ 18, gần bến cảng tiêu thụ và gần nhà máy tuyển than Hòn Gai nên thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ than, chi phí cho việc tiêu thụ thấp, đây là thuận lợi lớn của công ty. Để thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, công ty than Hà Tu có quy trình công nghệ khai thác được thể hiện qua hình 2.1 như sau:
Khoan
Nổ mìn
Bốc xúc đất đá
Bốc xúc than
Bãi thải
Vận tải than
Kho than
Vận tải đất đá
Chế biến than
Tiêu thụ than sạch
Tiêu thụ than nguyên khai
Hình 2.1: Quy trình công nghệ khai thác của công ty than Hà Tu
Để đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh, công ty than Hà Tu luôn quan tâm đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty tương đối hoàn thiện như: Các thiết bị để khai thác và phục vụ khai thác, chế biến và tiêu thụ than.
Quy trình công nghệ.
Công ty than Hà Tu đang áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên cho các khai trường, bao gồm các khâu chủ yếu: Khoan nổ -Xúc bốc -Vận tải - ổ thải với đồng bộ thiết bị tương ứng máy khoan CBIII-250MN, Panta, máy xúc EKG4,6, CAT 330B, PC, ôtô Belaz 7522, HD 320, VOLVO35C, VOLVO A35D, Máy gạt D85A, các hệ thống sàng tuyển.
+Khoan nổ mìn:
Hiện nay, ở công ty than Hà Tu thiết bị khoan sử dụng là máy khoan thuỷ lực CM690 đường kính 150mm của hãng Ingrsoll-Rand, máy khoan Pantra là những loại máy khoan có chất lượng khoan cao với công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu khoan nổ, sử dụng chủ yếu phương pháp nổ mìn vì sai từng lỗ với các loại thuốc nổ nhũ tương và hệ thống khởi nổ phi điện, đây là phương pháp nổ mìn tiên tiến nhất trên thế giới đang áp dụng phổ biến.
+Xúc bốc
Vỉa than thuộc công ty than Hà tu có cấu tạo phức tạp, nhiều lớp kẹp, than phân lớp mỏng đòi hỏi phải xúc chọn lọc để đảm bảo chất lượng than khai thác, máy xúc thuỷ lực gầu ngược (TLGN) có các thông số công nghệ như bán kính, chiều cao và chiều sâu xúc lớn, quỹ đạo của gầu xúc rất linh động có khả năng áp dụng nhiều sơ đồ xúc khác nhau, nên được sử dụng rộng rãi để bóc xúc, chọn lọc nhằm giảm tổn thất cũng như tăng phẩm cấp than.
+Vận tải than.
Để vận tải than, công ty đang sử dụng hình thức vận tải đơn thuần: Than từ gương khai thác được máy xúc bốc lên ôtô và được chở đến các kho bãi, trạm sàng, máng Ôtô vận tải than hiện nay chủ yếu là Isuzu SQZ, Volvo L10, Volvo A35D có trọng tải 12T đến 27T.
+Công nghệ và thiết bị đổ thải
Với hình thức vận tải ôtô đơn thuần, công nghệ đổ thải của công ty than Hà Tu bằng ôtô + máy gạt, đổ từ trên sườn núi cao xuống mặt bằng thấp. Thiết bị chủ yếu được sử dụng thải là Ôtô Benlaz 7522, HD Komatsu, Volvo A40D, các máy gạt sích. Hiện nay, công ty đang sử dụng các loại máy gạt Komatsu D85A, CAT D7 công suất 230Hp, CAT D10, các loại máy gạt này phù hợp với sản lượng và đặc điểm địa hình các khai trường của công ty, vì vậy để thiết bị đồng bộ là máy gạt Komotsu D85A, CAT D7, CAT D10.
+Hệ thống sàng tuyển, chế biến than.
Đối với than xúc xô bồ, chất lượng kém sẽ đổ đống và sàng, chế biến tại công trường. Than sạch được vận chuyển về mặt bằng công nghiệp đổ đống và tiêu thụ. Hiện nay công ty than Hà Tu có 6 hệ thống sáng gồm: Sàng số 3, sàng số 4, công suất tối đa của mỗi cụm sàng 350 ngàn tấn / năm, ngoài ra còn có công trường chế biến than, phục vụ sản xuất than cục xô, cục 5.
Công ty than Hà Tu hiện có hệ thống xưởng sửa chữa thiết bị hoàn chỉnh, gồm Xưởng Cơ Điện, Xưởng ôtô số 1, số 2. Trong đó:
-Xưởng cơ điện: Chuyên sửa chữa các thiết bị cơ điện như máy khoan, máy xúc, máy gạt.các cấp từ tiểu tu đến đại tu (bảo dưỡng do các công trường tự làm)
-Xưởng ôtô số 1, số 2: Chuyên sửa chữa các loại ôtô, máy nổ cấp trung đại tu và làm các công việc bảo dưỡng, tiểu tu.
+Hệ thống cung cấp điện:
Hiện nay, công ty đang được sử dụng trạm điện 35Kv/6Kv để cung cấp điện trong toàn công ty, đối với các phụ tải là thiết bị lớn như máy xúc, máy khoan, cụm sàng, bơm thoát nước điện được cấp trực tiếp từ các khởi hành tới thiết bị thông qua tủ điện hoặc máy biến áp chung của từng máy.
Nhận xét: Công ty than Hà Tu có một công nghệ tiên tiến hiện đại, hiện nay đang được áp dụng rộng rãi tại các mỏ lộ thiên lớn như núi béo, Cao sơn, Cọc sáu, Đèo nai. Sản xuất than trên dây chuyền tương đối hoàn chỉnh, từ đó giúp cho việc tổ chức sản xuất, bố trí lao động và áp dụng hình thức trả lương hợp lý theo sản phẩm ở hầu hết các bộ phận trong dây chuyền sản xuất như: Khoan, nổ mìn, bóc xúc đất, than, sàng tuyển, rót than và các khâu phục vụ sản xuất.
Bảng 2.1. Tình hình kết quả hoạt động của công ty
(% tăng so với năm 2003)
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
%
2005
%
2006
%
1
Đất đá bóc xúc
M3
6.483.646
10.434.601
161
17.260.777
266
21.157.945
326
2
Than khai thác
Tấn
1.161.500
1.625.290
140
2.021.507
174
2.500.268
215
3
Than tiêu thụ
Tấn
1.156.377
1.475.473
128
1.914.075
165
2.258.811
195
4
Doanh thu TS
Trđ
291.000
450.208
155
666.425
229
991.374
340
5
Thu nhập QB
đồng
1.700.000
2.500.000
147
3.212.000
189
3.375.000
198
Bảng 2.2: Tình hình hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu năm 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
1
Lợi nhuận
Tỷ đồng
147
2
ROA
%
2,5
3
ROE
%
2,93
Hiệu quả hoạt động so với lãi suất ngân hàng và so với của các doanh nghiệp khác cùng khu vực là thấp
Biểu đồ 2.2: Phản ánh mức độ phát triển của công ty than Hà Tu
Qua biểu đồ trên đã phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm (từ năm 2003 đến năm 2006), sản lượng sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, doanh thu tăng từ 291 tỷ đồng năm 2003 đến 991 tỷ đồng năm 2006 đạt 340%.
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty quan tâm nhiều đến công tác môi trường và xã hội; trồng trên 30.000 cây xanh các loại, phủ giống trên 4ha bãi thải. Các hệ thống kè, mương thoát nước, đập ngăn bãi thải, cải thiện về môi trường, tăng cường bảo hộ lao động cho công nhân lao động, hàng năm chi hơn một tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường, công tác chăm lo đến đời sống người lao động của công ty được đặc biệt coi trọng, chủ động xắp xếp, bố trí hợp lý đối với từng loại cán bộ, công nhân lao động, đảm bảo cho công nhân lao động có đủ việc làm, thu nhập ổn định, thực hiện đúng các chế độ bồi dưỡng bữa ăn giữa ca, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động, trợ giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tuyển và tiếp nhận con em cán bộ công nhân viên, quan tâm chăm sóc bảo vệ thiếu niên nhi đồng. Xây dựng khu vui chơi giải trí, khu thi đấu và tập luyện thể thao, tổ chức các hoạt động thể thao văn hoá, tạo sự vui chơi phấn khởi, niềm tin trong cán bộ công nhân viên từ đó tích cực thi đua lao động sản xuất.
Trong những năm tới việc khai thác lộ thiên của công ty than Hà Tu đã bước vào giai đoạn cuối nên trữ lượng và độ sâu khai thác sẽ bị hạn chế do nguồn trữ lượng than nằm dưới đất không còn nhiều, để đảm bảo sự phát triển của công ty thì việc khai thác trong những năm tới là rất khó khăn nếu không có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và nhũng kỹ sư chuyên ngành, công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý thực sự giỏi cho từng chuyên ngành đặc biệt là cán bộ quản lý chuyên ngành khai thác. Vì vậy, công ty phải đề ra kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao, tuyển dụng những cán bộ quản lý giỏi được đào tạo chính quy chuyên ngành để đáp ừng cho từng vị trí làm việc trong công ty.
2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Than Hà Tu.
2.2.1.Chất lượng đội ngũ CBQL DN về mặt toàn bộ.
Công ty than Hà Tu tính đến ngày 31/12/2006 toàn bộ công ty có 4.248 cán bộ công nhân viên, trong đó nữ công nhân viên chức là 1.323 người chiếm 31.2%.Tổng số CBQL là 307 người chiếm 7,2%, cán bộ là nữ là 19 người chiếm 6,1%.
Căn cứ vào kết quả khảo sát ở các đơn vị ngành than có công nghệ khai thác tương tự như công ty than Hà Tu, số CBQL trên tổng số lao động chiếm tỷ lệ tương đối khác nhau, cụ thể: Công ty than Núi béo 5,2%; Công ty than Cao sơn 7.7%; Công ty than Cọc sáu 8,1%; Công ty than Đèo Nai 8,6%. Nếu tỷ lệ CBQL/Tổng số CNVC là 8% thì số CBQL của công ty than Hà Tu phải là 341 người. Như vậy đội ngũ CBQL của công ty than Hà Tu còn thiếu 34 người so với nhu cầu và tỷ lệ đáp ứng là 90%.
a.Số lượng thực tế - Số lượng nhu cầu
307 - 341 = -34
b.Số lượng thực tế /số lượng nhu cầu x 100%
(307/341) x 100% = 90%
2.2.2 Chất lượng đội ngũ CBQL của DN theo cơ sở kết quả khảo sát mức độ đáp ứng tiêu chuẩn (Phụ lục 1)
Bảng 2.2
(%) ước tính
1.Số đạt yêu cầu từ 75 đến 100%
25,8/45
2.Số đạt yêu cầu từ 50 đến 74%
53,2/35
3.Số không đạt yêu cầu
21,0/20
Như vậy qua khảo sát bằng phiếu xin ý kiến (từ các chuyên viên, lãnh đạo quản lý, công nhân -nhân viên, tổng số là 15 phiếu), sau khi tổng hợp tính trung bình so với mức cho phép để nhận biết đánh giá tình hình cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu như bảng 2.2 như trên.
Căn cứ vào kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (mã số B2003-28-108 do GS, TS Đỗ Văn Phức làm chủ nhiệm: Tỷ lệ % CBQL DN đạt chuẩn từ 75-100% chiếm 25,8/45; đạt chuẩn từ 50-74% chiếm 53,2/35; số CBQL không đạt tiêu chuẩn chiếm 21/20 (Lưu ý: Số dưới mẫu là số cho phép)
2.2.3.Chất lượng đội ngũ CBQLDN theo cơ cấu giới tính ( Phụ lục 2)
Bảng 2.3
Theo giới tính
Số lượng năm 2006
Cơ cấu (%)
Cơ cấu % theo C.gia tư vấn
Đánh giá mức độ đáp ứng
Nam
288
75
70
134
Nữ
19
25
30
20
Trong tổng số CBQL của công ty có 288 nam và 19 nữ, tỷ lệ nữ chiếm 6,1% đạt 20% so với chuyên gia đánh giá. Trong đó có 02 nữ tham gia công tác chuyên môn đầu ngành của công ty, như vậy tỷ lệ nam nữ chưa hợp lý. Qua phân tích cho thấy với cơ cấu này thì tỷ lệ nữ là quá ít, do đó vấn đề đặt ra đối với công ty là phải quan tâm, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, nâng số lượng CBQL là nữ đáp ứng cơ cấu chung của công ty.
2.2.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp về cơ cấu khoảng tuổi (phụ lục 3):
Bảng 2.4
Khoảng tuổi
số lượng 2006
Cơ cấu %
Cơ cấu % theo chuyên gia tư vấn
Đánh giá mức độ đáp ứng (%)
Trẻ tuổi
26
25
30
28
Trung tuổi
225
60
60
73,2
Cao tuổi
56
15
10
182
Qua bảng tổng hợp (phụ lục 3) tuổi của đội ngũ CBQL được thống kê như sau:
- Trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) là 26 người chiếm 8,4%, so với cơ cấu đạt 33,6%, so với chuyên gia đánh giá đạt 28%.
- Trung tuổi 225 người (từ 31-50 tuổi) bằng 73,2% cao hơn so với cơ cấu và chuyên gia đánh giá là 13,2%.
- Cao tuổi 56 người (từ trên 51 tuổi) chiếm 18,2%; cao hơn so với cơ cấu 21,6%, cao hơn so với chuyên gia đánh giá là 82%.
- Chức danh ở các độ tuổi:
+ Giám đốc: 01 người; Phó giám đốc: 03 người; Trưởng phòng: 15 Người.
+ Phó phòng: 51 người; Quản đốc 30 người.
+ Phó quản đốc: 154 người.
- Cán bộ từ 55 tuổi trở lên: 5 người chiếm 1,6%. Trong đó:
+ Phó giám đốc: 01 người
+ Trưởng Phòng: 07 người; Phó Trưởng Phòng: 12 người
+ Quản đốc: 02 người; Phó Quản đốc: 05 người
Qua số liệu trên ta thấy độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý ở công ty than Hà Tu là hợp lý: độ tuổi của giám đốc, các phó giám đốc (05 người) so với tiêu chuẩn đảm bảo từ 35-50, có sức khoẻ tốt, đội ngũ trưởng phó các phòng ban, công trường, phân xưởng (251 người) đạt độ tuổi từ 26-45, có sức khoẻ tốt (theo chuyên gia đánh giá, tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc năm 2010 từ 35-50; 26-45)
2.2.5. Chất lượng đội ngũ CBQL của công ty than Hà Tu về trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ:
- Đại học: 201 người = 65%; tại chức 147 người; chính quy 54 người
+Chuyên ngành khai thác: 66 người, chính quy 21 người
+Kinh tế /QTDN: 58 người, chính quy 5 người
+Đại học khác: 77 người, chính quy 28 người
-Cao đẳng: 37 người chiếm 12,2%
+ Chuyên ngành khai thác: 24 người, chính quy 23 người
+Kinh tế /QTDN: 5 người, chính quy 2 người
+ Đại học khác: 8 người, chính quy 3 người
-Trung cấp: 42 người chiếm 14%
-Sơ cấp: 27 người chiếm 8,8%
*Về trình độ lý luận:
Cao cấp: 22 người
Trung cấp: 9 người
Lý luận cơ sở: 276 người
Qua khảo sát đánh giá thực tế về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL của công ty than Hà Tu cho thấy, một số chuyên ngành chưa đáp ứng được so với nhu cầu, tỷ lệ học tại chức cao trong khi đó người có trình độ chuyên môn về chuyên ngành khai thác mỏ, động lực, kinh tế, quản trị hệ chính quy ít, không đáp ứng nhu cầu thực tế, chưa phù hợp với quy mô sản xuất của công ty.
* Trình độ ngoại ngữ:(Phụ lục1)
Tổng số có 118 người có trình độ ngoại ngữ A trở lên chiếm 38%. Như vậy trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBQL của công ty than Hà Tu là tốt. Tuy nhiên cũng phải đào tạo nâng cao để phù hợp khi đất nước hội nhập.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12,tr 202], khi đất nước hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL về mặt chất lượng đào tạo chuyên môn, đảm bảo chuyển đổi cơ cấu trình độ ngành nghề như ở bảng 2.5.
2.2.5.Chất lượng đào tạo chuyên môn của đội ngũ CBQL ở công ty than Hà Tu
Bảng 2.5
Được đào tạo
Số lượng năm 2006
Cơ cấu (%)
Cơ cấu (%) theo C.gia tư vấn
0
1.Trung cấp sau đó học cao đẳng hoặc học đại học
2
15
15
0
2. Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành
21
30
35
0
3. Đại học chính quy kinh tế
5
15
10
0
4. Đại học tại chức sau đó KS2 hoặc cao học QTKD
4
15
17
0
5. Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành sau đó KS2 hoặc cao học QTKD
12
25
23
0
Tổng số
44
100
100
0
+Trung cấp sau đó học cao đẳng hoặc đại học: 2 người đạt 31%
+ Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành: 21 người đạt 90%
+ Đại học chính quy kinh tế: 5 người đạt 86%
+ Đại học tại chức sau đó KS2 hoặc cao học QTKD: 4 người đạt 40,5%
+ Đại học chính quy sau đó KS2 hoặc cao học QTKD: 12 người đạt 97%.
Qua bảng thống kê tình hình đào tạo trên, tỷ lệ đáp ứng theo chuyên gia đánh giá là thấp, cần có chế độ chính sách tốt để đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có điều kịên học tập, nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất kinh doanh.
Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu được đào tạo về chuyên môn còn cách xa so với nhu cầu; cần phải có đột biến về đầu tư cho hỗ trợ đào tạo chuyên môn, đảm bảo chuyển đổi cơ cấu trình độ ngành nghề, mới mong đáp ứng được yêu cầu.
2.2.6 Chất lượng công tác của đội ngũ CBQL của công ty than Hà Tu.
Theo yêu cầu của đề tài tôi xác định các tiêu chí phản ánh chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý công ty than Hà Tu. Lập phiếu xin ý kiến, chọn mẫu (đối tượng xin ý kiến và quy mô); Tổng hợp, xử lý, tính toán, sử dụng kết quả khảo sát. Hoạt động lãnh đạo, quản lý cần được nhận biết, đánh giá chất lượng trên cơ sở khảo sát, tính toán, so sánh, đánh giá về mức độ biểu hiện: bất lực trước các tình huống nảy sinh, mức độ chậm trễ, mức độ đúng đắn xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề. Như vậy, qua khảo sát thực tế, so sánh kết quả với mức trung bình thực tế của các doanh nghiệp cùng ngành, mức độ theo các chuyên gia (mức độ chấp nhận được) và mức độ của doanh nghiệp cùng loại thành đạt để đánh giá.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12,tr 203], trong lãnh đạo, quản lý không thể không có chậm trễ, sai lầm (yếu kém), chỉ khác nhau ở mức độ (tỷ lệ %). Trong khi chưa có mức chuẩn để so sánh có thể so với mức độ chấp nhận được trình bày ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Tỷ lệ % yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ
cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu
Biểu hiện về chất lượng công tác
Tỷ lệ đáp ứng (%)
1.Một số vấn đề, tình huống mà LĐ, QL bất lực
28,2/20
2.Một số vấn đề, tình huống mà LĐ, QL giải quyết chậm đáng kể và sai ít.
31/27
3.Vấn đề tình huống nảy sinh mà LĐ, QL giải quyết chậm không đáng kể và sai không đáng kể
5,7/3
4.Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà LĐ, QL kịp và tốt
35,1/50
Qua tổng hợp phiếu xin ý kiến, tính toán, so sánh với chuyên gia đánh giá, một số mặt ở đội ngũ CBQL ở công ty có tỷ lệ chưa đạt, do số lượng cán bộ có kinh nghiệm nhưng chưa được đào tạo, xử lý công việc chậm, trong khi đó cũng có nhiều cán bộ tuy có trình độ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến khi xử lý công việc nhanh nhưng sai nhiều, công ty cần phải bố trí đồng đều, đề bạt cán bộ có mức đáp ứng nhu cầu về mặt toàn bộ, đồng bộ cao, đủ để thực hiện giải quyết kịp thời, đảm bảo chất lượng các loại công việc, các vấn đề quản lý phát sinh.
Như vậy có thể kết luận chất lượng lực lượng lãnh đạo, quản lý của công ty than Hà Tu qua kết quả điều tra, khảo sát chất lượng công việc chỉ đạt mức thấp so với mức độ cho phép.
2.2.7 Hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu
Sau khi tính và so sánh một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu năm 2006 với các doanh nghiệp trong ngành có thể kết luận hiệu quả hoạt động của công ty than Hà Tu chỉ đạt mức trung bình.
Bảng 2.6
Chỉ tiêu hiệu quả
Điểm
147.000.000.000 (Lợi nhuận)
8
147.000.000/569.000.000x100%(ROA)= 2.5%
10
147.000.000/994.000.000 x 100% = 1.4%
14
254.000.000/86.445.000 (ROE) = 2,93
15
Chúng ta thấy các chỉ tiêu hiệu quả của công ty than Hà Tu đạt 47 điểm, thuộc loại thấp; điểm chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đạt 7.
Các mặt chất lượng đội ngũ cán bộ của công ty
Điểm
1.Mức độ đáp ứng nhu cầu toàn bộ
2
2. .Mức độ đáp ứng nhu cầu giới tính
1
3. Mức độ đáp ứng nhu cầu cơ cấu tuổi
2
4. Mức độ đáp ứng nhu cầu về ngành nghề và trình độ theo thống kê
9
5. Mức độ đáp ứng nhu cầu trình độ theo kết quả khảo sát
15
6. Mức độ chất lượng công tác theo khảo sát
14
7. Mức độ đạt hiệu quả kinh doanh
10
Như vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu năm 2006 đạt 48 điểm, xếp loại trung bình thấp;
Qua phân tích đánh giá, chấm điểm theo ba rem, kết quả sản xuất kinh doanh đạt 47 điểm, hiệu quả ở trung bình, đánh giá các mặt chất lượng đội ngũ CBQL của công ty đạt 48 điểm, xếp loại B. Như vậy từ chất lượng của đội ngũ CBQL của công ty xếp loại B nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ đạt mức trung bình. Cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở công ty than Hà Tu.
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty than Hà Tu.
2.3.1 Công ty than Hà Tu từ trước đến nay mới xác định nhu cầu về mặt toàn bộ, quy hoạch CBQL theo kinh nghiệm; chưa xác định nhu cầu từng loại cán bộ quản lý dẫn đến chưa có đầy đủ cơ sở, căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút thêm.
Chất lượng của đội ngũ CBQL phụ thuộc v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-T25.doc