Tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam: ... Ebook Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây điều Việt Nam được quan tâm trồng từ những năm 80. Đến nay, ngành điều việt Nam đã phát triển mạnh, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu về sản lượng xuất khẩu nhân điều thô với trên 50% thị phần thế giới, vượt qua cường quốc điều Ấn Độ. Hiện tại , sản phẩm điều được đánh giá là một trong những hàng nông sản trọng điểm của quốc gia, có thị trường xuất khẩu và có giá ổn định; là một trong bốn mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu cao cùng với gạo, cà phê, cao su. Theo Tổng công tyớc tính kim ngạch xuất khẩu điều năm 2005 đã mang về 0,5 tỷ USD, chiếm 11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp chế biến điều trong nước diễn ra với tốc độ cao về số lượng trong những năm qua . Năm 1988, cả nước chỉ có ba cơ sở chế biến nhân điều thô với công suất 1.000tấn hạt. Đến năm 2006, cả nước đã có hơn 224 cơ sở chế biến với tổng công suất lên đến 730 ngàn tấn hạt/năm( Cục chế biến NLS &NM, 2007). Tuy nhiên, chế biến của chúng ta mới dừng lại ở công đoạn chế biến nhân thô là chính nên giá trị gia tăng thu được từ sản xuất điều còn thấp.
Phần lớn sản phẩm điều thu được là dành để xuất khẩu là nên nghiên cứu để xác định các yếu tố để phát triển hơn nữa ngành điều, tìm cách để hạt điều Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới là rất cần thiết. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam đang trong bước đầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO), việc xác định tiềm năng cạnh tranh của ngành điều Việt Nam là vô cùng cần thiêt để có những định hướng phát triển hợp lý và kịp thời trong thời gian tới.
Hạt điều Việt Nam hiện có mặt tại 78 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2006, ngành điều Việt Nam đã có một bước tiến nhảy vọt khi xuất khẩu hạt điều đã qua sơ chế lên tới 130 ngàn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 520 triệu USD, chiếm 50% thị trường nhân điều thô thế giới. Với các thị trường lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada. Đặc biệt, Mỹ là thị trường tiêu thụ lượng hạt điều lớn. Riêng năm 2006, xuất khẩu điều vào thị trường này đạt trên 40.000 tấn, chiếm trên 40% sản lượng điều xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai, chiếm 20% thị phần xuất khẩu; tiếp đó là thị trường các nước châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Như đã nói trên, Việt Nam có lợi thế về phát triển và xuất khẩu nhân điều. Tuy vậy, có một số vấn đề như: Mức độ đầu tư thâm canh, giống chưa được chọn lọc, giống tốt chưa đủ cung cấp cho sản xuất, tỷ lệ diện tích cho năng suất cao thực sự còn ít, thương hiệu chưa được Doanh nghiệp trong nước trong nước quan tâm đúng mức, thị trường trong nước còn bỡ ngỡ… làm cho sức cạnh tranh của ngành điều Việt Nam còn bị hạn chế gây ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của ta và uy tín đối với đối tác. Tìm kiếm thị trường mới đã khó, chiếm lĩnh và giữ vững thị trường còn khó hơn.
Từ điều này, trong thời gian thực tập tại Viện chiến lược và Chính sách phát triển NNNT, em đã chọn đề tài ”Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường tiêu thụ nông sản nói chung, thị trường điều nói riêng.
- Phân tích,đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ nói chung, xuất khẩu nói riêng và nguyên nhân cơ bản của nó.
- Đưa ra một số kiến nghị.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho điều Việt Nam.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích kinh tế và phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích nhanh
Phương pháp chuyên gia
V. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Kết cấu đề tài bao gồm: Phần mở đầu, thân bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường
Chương II: Thực trạng mở rộng thị trường điều.
Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Văn Định, các thầy cô trong khoa Kinh tế nông nghiệp và PTNT cùng toàn thể các cô chú ở phòng khoa học, viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Thái Thị Ngọc Lý
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG
I. BẢN CHẤT – VAI TRÒ – CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
1. Bản chất thị trường nông nghiệp
Trên phương diện lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh, phát triển của sản xuất hàng hóa. Đầu tiên là trao đổi trực tiếp bằng hiện vật, sau này khi tiền tệ ra đời và đóng vai trò trung gian, tiền tệ giữ chức năng định giá cho mọi hàng hóa trao đổi trên thị trường. Ở nước ta từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thực tiễn và trên các sách báo kinh tế. Với những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ ý khác nhau, đã hình thành những cụm từ đa dạng: Thị trường đầu ra, thị trường đầu vào, thị trường sắt thép, thị trường vải vóc... Gần đây cũng xuất hiện những cụm từ tương tự để chỉ những thị trường cao cấp đang hình thành ở nước ta như thị trường tài chính nông thôn, thị trường vốn... Người ta lại cũng có thể sử dụng thuật ngữ thị trường thể hiện khía cạnh, vị trí không gian của sự trao đổi hàng hóa như: thị trường thành thị, thị trường nông thôn. thị trường quốc tế, thị trường nội địa, thị trường khu vực EU. Xét về kết quả của các cuộc trao đổi hàng hóa, kể cả trong trao đổi giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trong trao đổi có tiền làm trung gian, thì kết cục của mọi cuộc trao đổi trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thỏa thuận. Hay nói cách khác khi có sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó thì cần có sự định giá vật đó trên thị trường. Quá trình định giá vật trao đổi trên thị trường hàng hóa còn gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán trong thương mại. Đàm phán thương mại không chỉ là đàm phán giá mặc dù đàm phán giá cả là nội dung quan trọng nhất. Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên mua và bán trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều mang lại kết quả là hình thành được một tập hợp các thỏa thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể liên quan đến nông nghiệp.
Như thế, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế sử dụng với tính cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng. Cụm từ “thị trường nông nghiệp” được sử dụng với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông thôn.
Xét về bản chất kinh tế thì thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những thỏa thuận mà dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hóa nông sản hay dịch vụ cho nhau. Cũng giống như trong bất kỳ ngành kinh tế nào của nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tùy thuộc trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của ngành và các vùng nông nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hóa chưa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ nông dân đem các sản phẩm dư ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho người tiêu dùng khác. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, người ta ít tiêu dùng nông sản thô hơn. Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu chế biến nhất định về chất lượng, vệ sinh, thẩm mỹ, dinh dưỡng... Với những trình độ kỹ thuật khác nhau rồi thông qua hệ thống thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy là cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hóa trong nông nghiệp, thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp. Tính chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân thành thị hay nông thôn. Tuy nhiên, nếu ta coi một loạt những biến đổi về quyển sở hữu và các quá trình kinh tế - kỹ thuật làm cho sản phẩm từ những người sản xuất nông nghiệp đến tay người tiêu dùng cuối cùng là dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông sản nhất định. Mỗi dây chuyền marketing nói trên tuy khác nhau nhiều về thời gian, không gian, hình thức biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán... nhưng chúng đều có thể được xem xét trên mặt: cơ cấu tổ chức mỗi dây chuyền tùy thuộc loại hình kinh doanh của những người nắm quyền sở hữu sản phẩm ở một điểm nào đó trên dây chuyền.
Như vậy vấn đề có tính nguyên tắc thể hiện bản chất thị trường và do đó trọng tâm phân tích thị trường là mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường. Giá mà thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn... Giá bán lẻ là giá hình thành ở lần chuyển giao cuối cùng từ người bán lẻ sang người tiêu dùng nông, lâm, thủy sản. Có rất nhiều khái niệm về thị trường. Sau đây là một số khái niệm:
- Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
- Theo kinh tế học hiện đại: thị trường là quá trình mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa mua bán. Từ đó cho thấy hệ thống thị trường cần phải có đối tượng trao đổi sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ và đối tượng tham gia trao đổi là người mua và người bán mà biểu hiện là giá cả thị trường.
- Khi nghiên cứu về chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội thì Lê nin đã khẳng định rằng thị trường là phạm trù tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội, thị trường là các chợ kết quả của phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa.
Tác động của khoa học công nghệ phát triển không ngừng làm cho trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường tồn tại khách quan và ngày càng được mở rộng, bao gồm: thị trường sản phẩm hàng hóa, thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường dịch vụ, thị trường trong và ngoài nước. Hay theo nghĩa rộng thị trường nông nghiệp là tổng hợp các điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, tâm lý, xã hội, tự nhiên để thực hiện giá trị hàng hóa, phản ánh quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực trao đổi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp, thị trường là các chợ thông qua đó sản xuất giáp mặt nhu cầu, người bán và người mua trực tiếp gặp nhau trao đổi mua bán sản phẩm cho nhau.
Thị trường nói chung đều chứa đựng tổng số cung và tổng số cầu về một loại hàng hóa nào đó. Và bất cứ thị trường nào hoạt động cũng trao đổi ngang giá, tự do sản phẩm làm ra, gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phục tùng nhu cầu thị trường. Sự trao đổi trên thị trường đều chịu sự tác động, chi phối của quy luật kinh tế hàng hóa. Trên thị trường cùng số lượng hàng hóa bán ra biểu hiện thành cung, còn lượng hàng hóa mua về biểu hiện thành cầu, giá cả thị trường tăng thì cung tăng, cầu giảm và ngược lại. Vậy giá cả thị trường là cái duy nhất quyết định lượng cung cầu trên thị trường.
Thị trường nói chung với cơ chế của nó là một hình thức tổ chức kinh tế tinh vi và phức tạp. Nó thích ứng với điều kiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng tác động lẫn nhau theo sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” để giải quyết 3 vấn đề thị trường của tổ chức kinh tế: Đó là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? một cách cân bằng, hiệu quả.
2. Vai trò của thị trường nông nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh, vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Thị trường cũng là nơi chuyền tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường còn là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vai trò của thị trường được thể hiển ở những điểm sau:
- Thứ nhất: thị trường là sự sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hóa. Mục đích của người sản xuất hàng hóa là để bán, thỏa mãn nhu cầu người khác, bán khó hơn mua, bán là bước nhảy nguy hiểm, có nhiều rủi ro. Bởi thế mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
- Thứ hai: thị trường phá vỡ ranh giới tự nhiên, tự cung, tự cấp để tạo thành sự thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua bán giữa các vùng sẽ biến kiểu tổ chức sản xuất khép kín thành các vùng chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa liên kết với nhau, chuyển nền kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa.
- Thứ ba: thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu...
- Thứ tư: thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào thị trường sẽ thấy tốc độ, trình độ và quy mô sản xuất kinh doanh.
- Thư năm: thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm và chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, biện pháp của cơ quan nhà nước, các nhà sản xuất. Thị trường còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người, đào tạo bồi dưỡng các nhà quản lý kinh doanh.
3. Chức năng của thị trường nông nghiệp
3.1. Chức năng thừa nhận
- Tức là người mua và người bán chấp nhận quan hệ trao đổi, mua bán sản phẩm cho nhau.
- Thực hiện chức năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa và mua bán chúng theo yêu cầu các quy luật kinh tế thị trường.
3.2. Chức năng thực hiện
- Thực hiện giá trị hàng hóa thông qua hành vi trao đổi và mua bán tuân theo quy luật kinh tế hàng hóa.
- Chức năng này thể hiện ở chỗ: thị trường thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hóa, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các loại nông sản phầm.
3.3. Chức năng điều tiết, kích thích
- Thông qua nhu cầu thị trường mà người sản xuất có thể điều tiết lại cơ cầu và quy mô sản xuất cho phù hợp với thị trường, khi thị trường phát triển nó sẽ là động lực kích thích sản xuất phát triển theo.
- Thực hiện chức năng này, thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm của đất nước vào sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như từng phân ngành của nông nghiệp nói riêng.
3.4. Chức năng thông tin
- Thông tin qua thị trường mà người sản xuất biết được mình sản xuất cái gì, cơ cấu ra sao, giá cả và chất lượng thế nào để mà quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, để chọn giải pháp phù hợp.
Các chức năng trên của thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm cho thị trường thể hiện vai trò đầy đủ. Trong đó chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Chừng nào chức năng này được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng.
II. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
Có rất nhiều cách phân loại thị trường khác nhau, sau đây là một số cách phân loại thị trường
Phân loại theo yếu tố sản xuất
Người ta có thể phân chia thị trường thành 2 loại: Thị trường các yếu tố đầu vào của người sản xuất và Thị trường đầu ra.
1.1. Thị trường các yếu tố đầu vào
Thị trường này còn goi là thị trường tư liệu sản xuất. Đây là một dạng thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp – thị trường tư liệu sản xuất của nông nghiệp là tập hợp những cá nhân, tổ chứ mua và bán các tư liệu sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống, thức ăn gia súc... phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Khách hàng mua sắm tư liệu sản xuất thường là những người chuyên nghiệp và thường có quan hệ mua bán trực tiếp với người sản xuất hơn là qua các tổ chức trung gian.
1.2. Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng
Đây là thị trường chủ yếu tiêu thụ phần lớn nông sản hàng hóa do các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất ra. Khách hàng của thị trường sản phẩm là những cá nhân hay gia đình mua hàng hóa nông sản để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Thị trường sản phẩm rất đa dạng về chủng loại mẫu mã và phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của người tiêu dùng. Những người tiêu dùng khác nhau về nghề nghiệp, tuổi tác, mức thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo, khu vực ở. Thị hiếu và sở thích của họ cũng rất phức tạp.
Chính vì vậy nghiên cứu thị trường hàng tiêu dùng rất cần thiết và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của đối với các doanh nghiệp.
Giữa thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sản phẩm có sự khác nhau cơ bản đó là: Thị trường tư liệu sản xuất có số lượng người mua tham gia vào thị trường ít hơn nhiều so với số lượng những người mua hàng tiêu dùng và thường tập trung theo vị trí địa lý. Số lượng khách hàng ít nhưng tầm cỡ nên mối quan hệ mua-bán giữa người cung ứng và người tiêu thụ ở thị trường tư liệu sản xuất thường gần gũi hơn, cầu về hàng hóa tư liệu sản xuất co giãn theo giá ít hơn các hàng hóa tiêu dùng.
Nông nghiệp là một trong những ngành vừa tạo ra thị trường tư liệu sản xuất lại vừa tạo ra thị trường sản phẩm. Bởi vì những sản phẩm nông nghiệp là yếu tố đầu vào cho một số ngành công nghiệp chế biến, đồng thời phần lớn sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch có thể tham gia ngay vào thị trường hàng hóa tiêu dùng như hoa quả tươi, rau, thịt cá trứng...
* Nếu chúng ta phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm theo các đối tượng tiêu dùng nông sản sẽ có các loại thị trường sau:
- Thị trường công nghiệp
- Thị trường lương thực thực phẩm
- Thị trường đồ ăn phục vụ cho các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức.
- Thị trường chính phủ
- Thị trường quốc tế.
2. Phân loại theo phạm vi hoạt động
Gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
3. Phân loại theo vai trò của thị trường
Gồm có thị trường chính và thị trường phụ
4. Phân loại theo mức độ cạnh tranh
Gồm có thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền
4.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Là thị trường mà ở đó số người tham gia vào thị trường khá lớn và không ai có ưu thế để cung ứng một số lượng sản phẩm khả dĩ ảnh hưởng đến giá cả. Người mua và người bán đều không thể quyết định giá mà chỉ chấp nhận giá. Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mua bán trên thị trường này là đồng nhất, không có sự dị biệt. Điều kiện tham gia và rút khỏi thị trường là dễ dàng, các doanh nghiệp, người bán có thể tự do di chuyển dễ dàng từ ngành này sang ngành khác để tìm kiếm con đường làm ăn có lợi nhất. Có như vậy, đường cung và đường cầu mới thay đổi được vị trí để điều chỉnh số lượng sản xuất và giá cả. Nói chung thị trường cạnh tranh hoàn hảo khó có thể tìm kiếm trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên thị trường nông sản có thể coi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
4.2. Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền
Đây là thị trường bao gồm nhiều thị trường nhỏ dễ tham gia và cũng dễ rút lui, mỗi doanh nghiệp sản xuất ra một loại hàng hóa có sự khác nhau. Cũng một sản phẩm chia ra nhiều loại, thậm chí còn được chia nhỏ hơn có thể với các nhãn hiệu khác nhau. Đường cầu của loại thị trường này phần nào bị dốc xuống vì lẽ hàng hóa không hoàn toàn giống nhau và cũng vì khả năng tăng giá mà không bị phá sản. Sự mua bán cũng được thực hiện trong bầu không khí vừa độc quyền vừa cạnh tranh. Điều này khác hẳn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Người bán “dụ dỗ, lôi kéo” khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo, chiêu hàng, cung cấp dịch vụ tín dụng.
4.3. Thị trường độc quyền
Có nghĩa là thị trường chỉ có một loại hàng hóa hay dịch vụ đặc thù mà những người bán khác không thể có hoặc không thể làm được, họ kiểm soát hoàn toàn số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường. Đường cầu của xã hội là đường cầu của hãng. Tình trạng độc quyền chỉ có thể xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền bí quyết, kỹ thuật công nghệ.
Thị trường này không cạnh tranh về giá bán mà người bán hoàn toàn quyết định giá, nhà sản xuất độc quyền tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận. Độc quyền cũng có những ưu điểm nhất định như tập trung được vốn đầu tư lớn, phát triển sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật và cải tiến công nghệ. Song độc quyền cũng mang lại những bất lợi cho người tiêu dùng.
5. Phân theo cấp thị trường
Gồm thị trường thứ cấp và thị trường cao cấp
III. THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm và vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp
1.1. Khái niệm thị trường sản phẩm nông nghiệp
Thị trường sản phẩm là thị trường đầu ra của sản xuất có vai trò quan trọng trong hệ thống thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
Thị trường sản phẩm nông nghiệp có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là vị trí địa lý hay thường gọi là chợ nông sản thông qua đó sản xuất nông sản giáp mặt với nhu cầu, người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để mua bán sản phẩm hàng hóa cho nhau.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng vì vậy nó tác động đến nhiều mặt của quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.
1.2. Vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp
Thị trường này đóng vai trò quyết định đối với sản xuất, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, quy mô, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng.
Nếu sản xuất mà không có thị trường tiêu thụ, không bán được sản phẩm thì sản xuất không thể phát triển mà sẽ bị đình trệ. Ngược lại thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.
Người sản xuất trong cơ chế thị trường sẽ phải thực hiện phương châm: sản xuất kinh doanh cái mà thị trường cần nên phải tìm hiểu thị trường để quyết định.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao. Do tính đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho sản xuất biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm để phù hợp với tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường làm cho các vùng chuyên môn hóa ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thông qua thị trường tiêu thụ sản phầm mà có tác động đến việc hướng dẫn quá trình sản xuất kinh doanh luôn căn cứ vào cung, cầu và giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tác động của thị trường gây ra.
Thị trường sản phẩm còn có vai trò quan trọng để kiểm nghiệm và chứng minh tính đùng đắn của các chủ trương chính sách và các biện pháp phát triển của sản xuất kinh doanh của các cơ quan nhà nước và các nhà sản xuất. Thị trường còn phản ánh quan hệ xã hội, hành vi của con người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, phản ánh việc đào tạo, bồi dưỡng nhà quản lý kinh doanh và những người sản xuất đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
2. Đặc điểm của thị trường sản phẩm nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường nông sản là thị trường đa cấp. Vấn đề trọng tâm của việc phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường .
Mỗi loại nông sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt: Giá cả, thời gian, không gian, chất lượng sản phẩm...Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền Marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi trên của thị trường.
2.1. Đặc điểm chung của thị trường
-Hệ thống thị trường nông nghiệp nói chung ở nước ta hình thành và phát triển còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động còn sơ khai và chưa phát triển.
-Thị trường còn bị chia cắt giữa các vùng, chưa thể hiện được tính chất thống nhất trong cả nước. Do sự kém phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông. Vì thế hàng hóa khó lưu thông giữa các vùng. Ngoài ra còn do tâm lí tự cung tự cấp của những người sản xuất và người tiêu dùng, do hậu quả của cơ chế bao cấp.
-Thị trường khu vục nông thôn rộng lớn nhưng còn hoang sơ, sức mua thấp và nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng để phát triển thị trường nông thôn. Thực tế có lúc còn thả nổi để mặc người nông dân tự lo tiêu thụ hàng hóa và mô hình liên kết 4 nhà trong tiêu thụ sản phẩm chưa phát huy tác dụng, trong đó vai trò thương lái chưa được coi trọng đúng mức.
-Thị trường xuất khẩu các loại nông sản nước ta ngày càng được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới song thị trường này còn gặp nhiều khó khăn.Biểu hiện : thị trường xuất khẩu chưa ổn định; một số thị trường giàu tiềm năng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao ta chưa đáp ứng được và sản xuất còn ít; công nghệ sản xuất và chế biến của chúng ta thấp làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm chúng ta kém.
2.2. Đặc điểm về cầu nông sản trên thị trường
- Cầu nông sản trên thị trường là lượng hàng hóa nông sản mà người mua cỏ khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định .
- Cầu nông sản trên thị trường nội địa còn yếu kém do tỷ lệ dân cư đô thị và công nghiệp ít , mới khoảng 20 % dân số cả nước . Dân cư nông thôn chiếm 80% dân số cả nước nhưng sản xuất hàng hóa chưa phát triển . Thu nhập của người dân ở khu vực này thấp làm cho sức mua của thị trường nông thôn yếu.
- Cầu nông sản trên thị trường rất đa dạng về số lượng , chất lượng và chủng loại hàng hóa . Hiện nay đang có xu hướng phát triển nhanh các loại nông sản hàng hóa có chất lượng cao .
2.3. Đặc điểm về cung nông sản trên thị trường
- Cung nông sản trên thị trường là lượng hàng hóa nông sản có khả năng sản xuất và sẳn sàng bán ở mỗi mức giá trong mỗi thời điểm nhất định
- Mức cung nông sản trên thị trường đang có xu hướng tăng lên một cách ổn định của sản xuất và sự biến động của thị trường nó làm cho cung nông sản có xu hướng vượt cầu diễn ra ở một số vùng , ở một số thời điểm đối với một số hàng hóa .
- Nguồn cung nông sản nhìn chung còn phân tán và mang tính thời vụ rõ rệt do ảnh hưởng của trình độ sản xuất thấp dẫn đến tình trạng sản phẩm có lúc chưa đến mùa đã khan hiếm và vào vụ thu hoạch đã ế thừa còn phổ biến .
- Cung chưa phù hợp với thị trường . Điều đó chứng tỏ sản xuất vẫn theo lối xuất phát tư kinh nghiệm và truyền thống chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường . Dẫn đến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ .
- Vấn đề tổ chức các kênh lưu thông sản phẩm còn bất hợp lý, gây lãng phí lớn cho xã hội
- Công tác kiểm dịch vệ sinh thực phẩm chưa tốt . Vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng bức xúc.
2.4. Đặc điểm về giá trên thị trường
- Giá nông sản còn biến động mang tính chất thời vụ và tính vùng . Thể hiện ở trình độ phát triển sản xuất hàng hóa , trình độ cơ sở vật chất yếu kém , chính sách lưu thông hàng hóa còn nhiều bất cập .
- Sự biến động của giá nông sản thường chậm hơn so với sự biến động giá hàng công nghiệp vì do chu kì sản xuất nông nghiệp kéo dài , sản xuất nông nghiệp còn phai thích ứng với điều kiện tự nhiên , tâm lý sản xuất tự cung tự cấp . Những lí do trên làm cho người sản xuất thường bị thua thiệt về giá khi tiêu thụ nông sản .
- Giá cả trên thị trường nội địa còn thấp hơn trên thị trương thế giới vì mặt bằng giá trong nước thấp , do một số yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp còn được nhà nước hỗ trợ , do giá lao động trong nước thấp , do điều kiện tự nhiên nước ta co nhiều ưu đãi hơn .
- Tác động của thị trường nước ngoài có lúc làm cho giá nông sản ở thị trường nội địa xuống thấp , người sản xuất gặp khó khăn do lãi thấp hoặc không có lãi .
Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải coi trọng phát triển thị trường trong nước làm cho sức mua của thị trường trong nước tăng lên , để chúng ta không qua phụ thuộc vào thị trường ngoài nước , để hạn ché những thua thiệt về giá đối với người sản xuất do tác động của thị trường ngoài nước.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trong của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đó là quá trình thực hiện giá trị của sản phảm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông , đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng .
3. Cơ cấu tổ chưc thị trường nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường sản phẩm nông nghiệp .
3.1. Cơ cấu tổ chức thị trường sản phẩm nông nghiệp
Gồm các nhóm chủ thể kinh tế cùng với chức năng của nó trong hệ thống thị trường nông nghiệp : người sản xuất→ người bán buôn → người chế biến → người bán lẻ → người tiêu dùng
- Người sản xuất gồm nhưng doanh nghiệp nhà nước , trang trại , hộ gia đình có chức năng : đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi chế biến . Vì phải thu gom , bảo quản ,chế biến sản phẩm do đó tạo thêm giá trị mới bổ sung vào sản phẩm làm tăng giá trị sản phẩm .
- Người chế biến gồm doanh nghiệp nhà nước , hợp tác xã , hột gia đình…có chức năng : từ sản phẩm dạng thô chế biến sang dạng sản phẩm mang tính công nghiệp , làm tăng chất lượng sản phẩm , làm tăng khả năng cạnh tranh và làm tăng giá trị sản phẩm .
- Người bán lẻ gồm doanh nghiệp nhà nước , tư thương , tập thể …có chức năng : đưa sản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu dùng . Vì phải chi phí cho hoạt động thương mại do đó làm cho giá trị sản phẩm tăng thêm .
- Người tiêu dùng cuối cùng có nhiệm vụ phải hoàn trả toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch vụ sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ . Với sự phát triển của nền kinh tế thì người tiêu dùng phải chi trả cho phần sản xuất sản phẩm thô sẽ giảm còn chi phí trả cho khâu dịch vụ tăng.
Nhận xét
+ Cơ cấu tổ chức thị trường nông nghiệp có thể gồm các khâu chủ yếu trên nhưng tùy thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất hay của nền kinh tế nói chung mà số lượng các khâu trên có thể giảm đi hoặc tăng thêm cho phù hợp
+ Quá trình lưu thông sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng trải qua nhiều lần chuyển quyền sở hữu và mỗi lần chuyển lại có một giá cả mới cho phù hợp . Và ở đó cũng hình thành các cấp thị trường cụ thể như từ người sản xuất sang bán buôn hinh thành thị trường nông trại và giá bán nông trại . Từ người bán buôn sang người chế biến hình thành thị trường cấp 2 và giá bán cấp hai . Từ người bán lẻ sang người tiêu dùng cuối cùng hình thành thị trường bán lẻ và giá bán lẻ .
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ HẠT ĐIỀU
1. Chất lượng nông sản hàng hóa
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến cầu nông sản hàn._.g hóa. Các yếu tố chủ yếu quyết định tới chất lượng nông sản là công nghệ nuôi trồng, công nghệ chế biến, giống, bảo quản …
Khả năng chế biến của ngành công nghiệp chế biến: công nghiệp chế biến và khu vực tiêu thụ nông sản với vai trò là nguyên liệu đầu vào cho công ghiệp chế biến càng cao, quy mô mở rộng sản xuất chế biến. Trình độ công nghệ chế biến càng cao quy mô càng rộng mở thì khối lượng sản xuất nông sản hàng hóa được qua chế biến cang lớn. Đứng trên góc độ sản xuất nông sản hàng hóa công nghiệp chế biến là một bộ phận tiêu dùng rất lớn. Trình độ công nghệ và quy mô của khu vực công nghiệp chế biến phụ thuộc rất lớn vào các chính sách đàu tư, chính sách…
Nhân tố về giá cả
1.1. Giá của bản thân nông sản đó
- Khi giá nông sản tăng thì cung nông sản tăng và ngược lại khi giá nông sản giảm thì cung nông sản giảm .
- Khi giá tăn thì lượng cầu giảm và khi giá giảm thì lượng cầu tăng . Cầu về một loại nông sản có quan hệ tỉ lệ nghịch với giá của nó.
Giá của sản phẩm thay thế
- Giá của sản phẩm thay thế tăng có thể làm cung nông sản chinh giảm và ngược lại .
- Giá của nông sản thay thế tăng thì cầu nông sản chính sẽ tăng và ngược lại .
1.3. Giá của sản phẩm song đôi
Khi giá của một trong hai sản phẩm song đôi tăng lên thì cung của sản phẩm thứ hai sẽ tăng theo.
Sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào
Giá của các yếu tố đầu vào tăng (giảm) sẽ làm tăng (giảm) giá thành và tác động làm giảm (tăng) cung nông sản.Các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, máy móc, công cụ, điện, xăng…
4. Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu có khả năng thanh toán cuả người tiêu dùng,thu nhập tăng lên thì sẽ làm tăng cầu có khả năng thanh toán của những hàng hóa mà nhu cầu tiêu dùng chưa được thõa mãn đầy đủ, tiếp đến nó tác động đến cơ cấu tiêu dùng và theo xu hướng ngày càng tăng tiêu dùng với nhũng sản phẩm có chất lượng cao hơn. Mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng hóa nói chung và nhu cầu đối với các mặt hang lương thực , thực phẩm nói riêng sẽ chuyển dần từ việc thõa mãn đủ ăn , đủ no và tiến tới ăn ngon … Tóm lại với mức thu nhập ngày càng tăng, xu hướng ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao.
5. Năng suất cây trồng vật nuôi
Năng suất cây trồng vật nuôi càng cao sẽ tác động làm tăng cung và ngược lại. Năng suất cây trồng vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng giống, quy trình kĩ thuật, điều kiện tự nhiên…
6. Mức độ rủi ro
Đặc điểm quan trọng của quá trinh sản xuất nông sản hàng hóa là mức độ rủi ro rất cao, đặc biệt đối với nền sản xuất nông nghiệp trình độ kĩ thuật yếu kém như nước ta hiện nay. Các rủi ro thường gặp trong công tác nuôi trồng có thể kể đến là lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh… Trong nền kinh tế thị trường những khả năng thiệt hai do rủi ro thiên tai cũng như rủi ro thị trường cần phải tính đến như một khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
7. Quy mô dân số
Quy mô dân số tỷ lệ thuận với cầu nông sản hàng hóa
8. Phong tục tập quán
Như các quy định trong lễ giáo, những thói quen tiêu dùng của các dân tọc tôn giáo, tin ngưỡng… chẳng hạn các nhà sư thì chỉ tiêu dùng các sản phẩm từ thực vật, không dùng những sản phẩm từ động vật.
Các yếu tố làm tăng khả năng xuất khẩu: xuất khẩu nông sản là một kênh tiêu thụ nông sản hàng hóa rất lớn, do đó những yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm khả năng xuất khẩu cũng sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với nông sản hàng hóa trong nước. Các yếu tố đó là: sự biến động về sản lượng cung cấp của các quốc gia xuất khẩu: sự biến động nhu cầu của các nước nhập khẩu: chính sách của các tổ chức thương mại quốc tế, của các quốc gia có liên quan...
Khả năng xuất khẩu tăng hoặc giảm sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với nông sản trong nước. Xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của các nước nhập khẩu, lượng cung của các nước xuất khẩu, chính sách của các nước, khả năng cạnh tranh...
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU
1. Những tiềm năng v tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam
1.1. Tiềm năng về tự nhiên ( Đất đai, thời tiết- khí hậu)
Cây điều là loại cây trồng có khả năng phát triển tại nhiều nước trên thế giới.Vùng trồng điều phân bố từ vĩ tuyến 250 vĩ Nam đến 250 vĩ bắc. Tuy nhiên những vùng cho năng suất cao hiện nay chỉ giới hạn ở các nước nằm ở vị trí 150 Nam đến 150 vĩ tuyến Bắc.
Điều là loại cây trồng dễ tính, không kén đất, chịu đựng được thời tiết khó khăn, thích hợp với khí hậu miền Nam nước ta. Sau năm 1990, cây điều đã thực sự trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Nhờ phù hợp với khí hậu nhiệu đới và đất đai nước ta mà năng suất điều Việt Nam đạt cao nhất thế giới (1,06 tấn/ha, năm 2007). Năng suất điều bình quân thế giới hiện nay là 0,78 tấn/ha.
2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
2.1. Tiến bộ khoa học- công nghệ để thâm canh tăng năng suất, chế biến điều
Việc áp dụng hệ thống giống mới cao sản nhắm thay thế dần những giống điều hỗn tạp đã thoái hóa, cũng như cải tạo vườn cây cằn cỗi bằng phương pháp ghép chồi sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng nhanh năng suất, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường.
Công nghệ chế biến điều của Việt Nam phát triển nhanh, mạnh mẽ trong những năm qua. Năng lực chế biến điều nhân của Việt Nam năm 2006 đã có tổng công suất 731.700 tấn hạt. Song song với quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị đang được tiến hành và tăng cường áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, GMP). Những năng lực này sẽ gáp phần giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm do đó tăng sức cạnh tranh cho nhân điều Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.
2.2. Tập quán sản xuất
Năng suất điều Việt nam hiện tại đạt 1,1 tấn/ha- mức năng suất đó là tương đối cao nhưng tỷ trọng diện tích năng suất thấp (55-600 kg/ha) còn nhiều. Nguyên nhân chính là mức đầu tư thâm canh hàng năm vẫn còn thấp. Hiện nay đã xuất hiện trên thị trường nhiều mô hình vườn điều với các giống cao sản đạt năng suất rất cao 2-3 tấn/ha. Trên cơ sở đó tạo ra khả năng nâng cao sự đồng đều về năng suất điều Việt Nam trong tương lai. Sự thay đổi tập quán canh tác của người trồng điều sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần củng cố cung nội địa cho các nhà máy chế biến. Đây là yếu tố tiềm năng quan trọng và chủ yếu để phát triển khả năng cạnh tranh của cây điều Việt Nam.
II. Tình hình sản xuất điều Việt Nam
Về diện tích trồng điều
Bảng 1: Diện tích trồng điều 2000- 2006
(ĐV: Ngàn ha)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Diện tích
195,6
199,2
240,2
261,5
295,9
384,1
362,5
( Nguồn :Tổng cục thống kê 2007)
Cây điều bắt đầu trồng ở Việt Nam từ thế kỉ XVI nhưng ngành điều của nước ta mới được hình thành rõ nét từ năm 1982, đây là sự khác biệt lớn khi đánh giá ngành điều so với cao su, cà phê, chè, rau quả và những loại cây trồng đã có cách đây hơn 100 năm. Điều là loại cây trồng dễ tính , không kén đất, thích hợp với khí hậu của miền Nam nước ta. Sau năm 1990 cây điều đã thực sự trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam.
Việt Nam hiện đã có gần 400.000 ha trồng điều, 300.000 ha đã đưa vào khai thác, tập trung vào các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, năm nay cho sản lượng khoảng 350.000 tấn. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương hiện có tốc độ phát triển diện tích trồng điều nhanh nhất, từ 65.000 ha trong năm 2000 lên 110.000 ha vào cuối năm 2004 và là tỉnh hiện đứng đầu cả nước về diện tích.
2. Tình hình bố trí sản xuất điều Việt Nam
Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung là vùng thích hợp nhất để trồng điều. Miền Trung, Đông Nam Bộ là những vùng thích hợp nhất để phát triển điều. Tuy nhiên, phát triển điều mang tính tự phát chưa có qui hoạch dẫn đến hiệu quả thấp. Nông dân ở một số vùng phải chặt điều để trồng cây khác. Hiệu quả của cây điều thấp so với một số cây khác như cao su, v.v... có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nông dân chặt phá. Ngoài nguyên nhân trên, thời tiết khô hạn trong năm 1998, dịch bệnh và thoái hoá giống năm 1999 là những nguyên nhân chính làm cho năng suất điều giảm mạnh, dẫn đến diện tích và sản lượng điều giảm trong năm 1999. Qua số liệu thống kê cho thấy, diện tích trồng diều vẫn tăng lên sau giai đoạn khủng hoảng do hạn hán vào năm 1998-1999. Tuy nhiên, phân bổ diện tích điều giữa các vùng, miền của Việt Nam đã có những biến động đáng kể. Đến nay, đã hình thành ba vùng sản xuất có quy mô lớn, trong đó Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất chiếm 63,9% diện tích điều của toàn quốc, kế đến là Tây Nguyên (26,2%) và duyên hải Nam trung Bộ(9,2%). Cây điều được trồng nhiều nhất tại 7 tỉnh là Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lak, Đăk Nông, Bình Thuận, Gia Lai, Gia Định với tổng diện tích la 291.000 ha, chiếm 80% diện tích điều toàn quốc.
Giai đoạn 1990-1999 có 11 tỉnh, thành phố giảm diện tích trồng điều, trong đó đáng chú ý là Quảng Nam, Long An, Tây Ninh, Gia Lai, TP Hồ Chí Minh. Song cũng có một số tỉnh lại tăng diện tích ở mức cao như Ninh Thuận, Quảng Ngãi,Phú Yên, Bình Định. Nguyên nhân diện tích điều giảm trong giai đoạn này chủ yếu là do yếu tố thời tiết: năm 1998 hạn rất nặng, năm 1999 mưa kết thúc muộn làm giảm năng suất điều. Điều đó làm giảm tính hấp dẫn của điều, kết quả là tại những vùng có các cây khác cạnh tranh (hồ tiêu, cao su), nông dân đã chặt bỏ những vùng điều năng suất kém để chuyển đổi sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong giai đoạn 2000-2005 chỉ có 5 địa phương giảm diện tích điều là Đà Nẵng, Bình Dương, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh, Long An: các tỉnh còn lại có diện tích tăng., trong đó mức tăng cao nhất là tỉnh Đăk Lak( tăng 31.479 ha, bình quân tăng 40,92% năm), tỉnh Đăk Nông( tăng 18,149 ha, bình quân tăng 53,08%/năm, tỉnh Bình Định (tăng 5,687 ha, bình quân tăng 10,68%/năm), tỉnh Bình Thuận( tăng 8.221 ha, bình quân tăng 10,2 %/năm)
1.2. Về năng suất điều Việt Nam
Biểu đồ 2 : Năng suất điều của Việt Nam giai đoạn 1990-2001
(Tạ/ha)
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong giai đoạn 1990-2000, năng suất điều nước ta ở mức thấp, bình quân đạt 530-550/ha, thấp hơn mức Ấn Độ nhưng vẫn cao hơn nhiều nước (trong đó có Braxin), và đặc biệt giảm trong giai đoạn 1998-1999 do điều kiện thời tiết bất lợi( chỉ còn 400kg/ha). Nguyên nhân năng suất điều Việt Nam thấp trong giai đoạn này là do các hộ nông dân trồng quảng canh, nông dân trồng điều chủ yếu là các hộ nghèo không có vốn đầu tư chăm sóc, áp dụng giống cũ. Trong giai đoạn 2000 đến nay, năng suất điều của nước ta tăng nhanh và vượt Ấn Độ, trở thành nước có năng suất điều cao nhất thế giới (trung bình 1,06 tấn/ha). Chỉ số năng suất điều cao là một trong những lợi thế của ngành điều Việt Nam. Yếu tố làm tăng năng suất chủ yếu là người trồng điều có ý thức áp dụng kỹ thuật chăm sóc thông qua các mô hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của tổ chức khuyến nông : đồng thời bước đầu đã áp dụng các giống điều ghép năng suất cao.
Bảng 2: Năng suất điều 2000- 2005
Đơn vị: Tấn/ha
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Năng suất
0,64
0,72
0,815
0,92
1
1,3
( Nguồn: Bộ NN & PTNT năm 2006)
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(2006), năng suất điều giữa các tỉnh qua các năm cũng có sự khác biệt rất lớn, tính đến thời điểm 2005 có 16/22 tỉnh có năng suất điều dưới mức bình quân (1,06 tấn/ha), đặc biệt có đến 5/16 tỉnh đạt năng suất, 0,5 tấn /ha là Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum. Những địa phương đạt năng suất điều cao là : Đồng Nai, Bình Phước, Đak Lăk, Đăc Nông, Bà Rịa- Vũng Tàu, đây cũng chính là các tỉnh có diện tích lớn, chi phối đến năng suất bình quân và sản lượng điều cả nước năm 2005.
1.3. Về sản lượng hạt điều Việt Nam
Có thể thấy rằng, Việt Nam đang đáp ứng một phần quan trọng cho nguồn cung hạt điều thế giới. Sản lượng điều Việt Nam liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2005 với tốc đọ tăng bình quân 16,7%/năm, sản lượng tăng tuyệt đối 2005/1999 là 141.100 tấn( Tổng cục thống kê,2007). Năm 2005 sản lượng hạt điều cao nhất 238.400 tấn, giảm xuống còn 235.200 tấn năm 2006. Những địa phương có sản lượng hạt điều lớn phải kể đến là tỉnh Đồng Nai(36.600 tấn), Bình Thuận(15.400 tấn), và Bà Rịa Vũng Tàu (13.200 tấn).
Bảng 3: Sản lượng điều giai đoạn 2000-2005
Đơn vị: Ngàn tấn
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Sản lượng
88,79
116,54
141,51
166,48
197
233,07
( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007)
Với vai trò là một quốc gia chính trong sản xuất điều thế giới, sản lượng điều Việt Nam có quan hệ mật thiết với biến động của giá cả thị trường thế giới. Giá điều thế giới đã tăng đáng kể trong năm 1998-1999 một phần do sự sụt giảm sản lượng điều Việt Nam và một số quốc gia sản xuất chính trên thế giới. Giai đoạn tiếp theo từ 1999-2002 giá điều sụt giảm một phần do tác động của việc tăng vọt về sản lượng của điều Việt Nam, hay nói đúng hơn là người dân Việt Nam trồng điều từ những năm giá cao(1996-1998) đã đến lúc thu hoạch đã đẩy sản lượng điều lên cao khiến giá thị trường quốc tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên với mức tăng nhanh về cầu sản phẩm hạt điều tại các nước tiêu thụ điều lớn như Mỹ , các nước liên minh châu Âu đã khiến cho giá điều giữ vững và tăng lên trong giai đoạn 2002-2005, đồng thời khuyến khích người dân Việt Nạm tiếp tục mở rộng diện tích canh tác điều.
Cơ cấu sản lượng điều có sự thay đổi giữa các vùng miền qua các thời kì. Trong giai đoạn 1995-2006, sản lượng điều của vùng duyên hải Nam Trung Bộ giảm từ 10,4% xuống còn 4% trong tổng số sản lượng điều cả nước. Trong khi đó sản lượng điều vùng Tây Nguyên tăng lên rõ rệt từ 7,5% năm 1995 lên đến 13% năm 2006. Nguyên nhân là do các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ , cây điều có năng suất thấp và thiếu tính cạnh tranh với các cây trồng khác.
Số liệu thống kê cho thấy cung điều Việt Nam gắn chặt với những năm vừa qua, tuy nhiên đã có sự phân bố hợp lý hơn giữa các vùng , miền trong cả nước. Nguyên nhân chính là do người dân nhận định về hiệu quả kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh của cây điều so với các cây khác trong từng khu vực.
3. Khả năng chế biến bảo quản
Biểu 3: Khả năng chế biến của công nghiệp điều tại Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội cây điều Việt Nam, Bộ NN&PTNT, 1999
Khả năng chế biến của nền công nghiệp điều của Việt Nam được cải thiện trong những năm gần đây. Nếu như năm 1994 cả nước mới chỉ có 30 nhà máy chế biến hạt điều với tổng công suất 75.000 tấn, hiện nay đ• có 62 nhà máy với tổng công suất 250.000 tấn năm.
Chế biến nhân điều xuất khẩu bắt đầu từ năm 1998 ở Việt Nam với ba cơ sở có công suất nhỏ( tổng công suất 1000 tấn/năm). Trong giai đoạn 1988-1994, Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu điều thô, chỉ từ năm 1994, ngành chế biến điều mới phát triển, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều nhân và nhanh chóng trở thành một cường quốc về xuất khẩu điều nhân thế giới. Tính đến năm 2005, cả nước có 219 cơ sở với tổng công suất thiết kế 674.000 tấn hạt thô/năm, tạo việc làm cho hơn 300000 lao động. Sản lượng nhân điều chế biến năm 2005 là 110805 tấn, tương đương 450000-460000 tấn hạt điều). Năm 2006, số doanh nghiệp tăng lên 225 doanh nghiệp , với tổng công suất là 731700 tấn/năm( Cục chế biến NLS và NM,2007).
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 1998-2001, số nhà máy chế biến tăng trưởng với tốc đôi chậm, từ 60 cơ sở với tonogr công suất 250.000 tấn/năm. Tốc độ phát triển các cơ sở chế biến điều tăng vọt trong giai oạn 2001-2005 và tiếp tục tăng trong năm 2006. Trong vòng 5 năm (2001-2005), dã có 147 cơ sở chế biến điều được thành lập và đi vào hoạt động( trung bình 37 cơ sở /năm), đưa công suất chế biến điều cả nước tăng thêm 424 nghìn tấn(trung bình tăng thêm 196 nghìn tấn/năm). Có thể nói, diện tích trồng điều gia tăng nhanh chóng dẫn đến sản lượng điều thu hoạch trong nước tăng cao, do đó việc hình thành các nhà máy chế biến điều để đáp ứng yêu cầu sản xuất là tất yếu. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ điều nhân của thế giới ngày càng gia tăng, cộng với giá thành xuất khẩu điều nhân cao hơn so với xuất khẩu điều thô, cũng dẫn đến việc xuất khẩu điều nhân cao hơn nhiều so với xuất khẩu hạt điều thô, cũng dẫn đến việc xuất hiện nhiều nhà máy chế biến điều.
Theo thống kê của cục NLS và NM, số nhà máy chế biến điều của Việt Nam được phân thành bốn loại theo công suất hoạt động. Cụ thể đến năm 2007, cả nước có 16 nhà máy có công suất thiết kế lớn hơn 10.000 tấn hạt thô/năm, tổng công suất nhà máy chế biến lớn này chiếm tới 43,4% tổng công suất cả nước,27 nhà máy có công suất thiết kế từ 200 đến 5000tấn/năm với gần 15% công suất chế biến trên cả nước; và 129 cơ sở chế biến có công suất hoạt động dưới 2000 tấn/năm, nhưn chỉ đóng góp 17,4% trên tổng công suất chế biến.
Nếu phân loại theo hình thức sở hữu, cả nước hiện có 6 doanh nghiệp của Nhà nước , tổng công suất thiết kế 128.500 THT/năm, chiếm 20% tổng công suất chế biến; 80% còn lại là các cơ sở chế biến tư nhân và công ty cổ phần có quy mô vừa và nhỏ đảm nhận.
Phân loại theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hiện chúng ta có 10 doanh nghiệp hoạt động đạt chứng chỉ ISO và HACCP về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; đây là các doanh nghiệp có công suất lớn trên 5000 tấn, đóng góp 28% tổng công suất chế biến điều của cả nước. Theo báo cáo của cục chế biến điều, sắp có thêm 5 thành viên mới đi vào hoạt động và một doanh nghiệp lớn với công suất 25.000 tấn hạt thô đang bị giải thể.
Tốc độ phát triển chế biến nhân điều không cân đối với tốc độ phát triển vùng nguyên liệu, dẫn đến tình trạng thiếu, phải nhập khẩu nguyên liệu. Mặt khác sản lượng trong nước lên xuống thất thường nên lượng điều nhập khẩu cũng thay đổi lớn. Năm 1997, Việt Nam mới chỉ nhập khẩu 2000 tấn thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên 33000 tấn, chiếm 40 % sản lượng cả nước.
4. Vấn đề áp dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, chế biến
Hầu hết thiết bị lắp đặt tại các cơ sở chế biến nhân hạt điều và chế biến sau nhân điều đều do các cơ sở cơ khí trong nước chế tạo; do vậy giá chỉ bằng 1/3-1/4 so với thiết bị cùng chức năng nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là lợi thế và cũng là lí do tại sao số lượng và công suất thiết kế của các cơ sở công nghiệp điều tăng nhanh.
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ chế biến hạt điều
Hạt điều thô
Làm sạch, phân loại
Xử lý ẩm
Xử lý nhiệt
Vỏ hạt
Cắt tách vỏ hạt
Làm nguội, làm sạch, phân loại hạt
Ép li tâm
Nhân điểu
Sấy nhân
Bóc vỏ lụa
Dầu vỏ hạt điều
Bã làm nhiên liệu
Hồi ẩm nhân điều
Nhập kho
Đóng gói
Phân loại nhân điều
Nguồn: Phạm Minh Trí. 2000.
Từ năm 1990 đến 2005, các cơ quan nghiên cứu , các nhà máy chế tạo thiết bị, cơ sở chế biến điều liên tục cải tiến thiết bị công nghệ, nhưng chỉ dừng lại ở mức thiết bị công nghệ kết hợp cơ khí-bán tự động hóa-tự động hóa và thủ công. Đặc biệt công đoạn cắt tách vỏ hạt điều và bóc vỏ lụa vẫn phải sử dụng lượng lớn lao dộng thủ công, đây chính là thách thức lớn của các cơ sở chế biến điều xuất khẩu.
Báo cáo “phát triển công nghiệp chế biến nông –lâm sản trong CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của cục chế biến điều ở nước ta như sau:
Chế biến điều nước ta ngoài hai khâu cắt tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa đang còn thủ công , các khâu khác đã áp dụng cơ khí. Các máy móc thiết bị gần như 100% đươc chế tạo trong nước, không phải dùng ngoại tệ xuất khẩu, thiết bị rẻ, thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ thao tác, phù hợp với tập quán lao đọng của người Việt Nam. Công nghệ và thiết bị chế biến nhân điều đang áp dụng ở các cơ sở chế biến chỉ đạt ở trình độ trung bình, nhưng phù hợp với nước ta trong điều kiện hiện nay. Song, lại có một số ưu điểm: Tỷ lệ thu hồi nhân hạt điều nguyên đạt 85%-90%, trong khi áp dụng cơ giới như Brazin,Ấn Độ, tỷ lệ nhân nguyên chỉ có 60%.Vốn đầu tư thấp, nhanh thu hồi vốn, tạo được nhiều việc làm cho lao động phổ thông.
III. Tình hình mở rộng thị trường hạt điều
1. Thị trường trong nước
Thị trường trong nước của các sản phẩm điều đã qua chế biến chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng sản lượng chế biến chỉ từ 1,81% đến 2,2%. Tuy nhiên, xét về mức tăng tuyệt đối thì tiêu thụ điều của Việt Nam đã tăng hơn 4 lần trong vòng 10 năm qua, từ 600 tấn ( năm 1995) lên 700 tấn (năm 2000), 1.300 tấn (năm 2002) và đạt 2.075 tấn (năm 2005).
Sản phẩm hàng hóa từ điều vẫn còn đơn điệu (điều rang muối, chao dầu, kẹo hoặc bánh có nhân điều). Phần lớn nhân hạt điều ăn liền tiêu thụ trong nước là nhân chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc xuất khẩu giá thấp hơn tiêu thụ nội địa như: nhân vỡ vụn, nhân non, hoặc nhiễm dầu.Sản phẩm từ được chế biến từ nhân hạt điều chỉ được bày bán rộng rãi vào dịp tết hoặc ở các cửa hang cao cấp.
Việc chưa phát triển được thị trường nội địa là vấn đề cần quan tâm trong phát triển ngành điều bền vững bởi theo đánh giá với 84 triệu dân và mức thu nhập của người dân đang tăng, Việt Nam sẽ là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng trong tương lai gần.
Bảng 4: Sản lượng điều tiêu thụ nội địa qua một số năm
Đơn vị: Tấn
Năm
2000
2002
2005
Sản lượng
700
1300
2975
Tỉ lệ % so với tổng sản lượng
2,05%
2%
1,9%
2. Thị trường xuất khẩu
Bảng 5: Sản lượng, kim ngạch và giá bình quân xuất khẩu điều trong những năm qua
Năm
Sản lượng (Tấn)
Kim ngạch (Triệu USD)
Giá xuất bình quân (USD/kg)
1995
18.257
90
4.930
1996
23.791
110
4.620
1997
33.000
133
4.030
1998
25.620
117
4.560
1999
18.400
109,7
5.960
2000
34.200
167,3
4.890
2001
38.880
137,7
3.540
2002
62.235
209
3.350
2003
84.000
284,5
3.380
2004
105.000
436
4.150
2005
107.000
478
4.460
2006
127.000
504
3.970
2007 dự kiến
140.000
569
4.000
2.1. Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 1988, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu điều, nhưng chủ yếu là xuất khẩu điều thô. Theo Bộ thương mại, số lượng hạt điều xuất khẩu của Việu Nam từ năm 1986 đến 1994 là 210.600 tấn, chủ yếu sang Ấn Độ, Inddooneexixia, Thái lan..., nhưng rất bị động và bị ép giá, lại không tạo nên được việc làm cho người lao động trong nước. Từ năm 1994, Việt Nam chuyển sang xuất khẩu điều nhân. Lợi thế có được là xuất khẩu điều nhân có thị trường ổn định hơn, hiệu quả kinh tế tăng gấp 1,3- 1,4 lần so với xuất khẩu điều thô. Từ sau năm 1995, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam tăng nhanh cả về giá số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt từ năm 1998, Việt Nam bắt đầu phải nhập điều thô để đáp ứng nhu cầu chế biến điều trong nước.
Về khối lượng điều nhân xuất khẩu, năm 2003, sản lượng điều xuất khẩu tăng nhanh, đột biến (Tăng 63% so với năm 2002). Những năm sau đó, tốc độ tăng ổn định và khá cao, chứng tỏ hạt điều Việt Nam đã được thế giới quan tâm.Trên đà đó,năm 2005, Việt Nam đã đạt 107 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu điều đạt 478 triệu USD và năm 2006 đạt 127 ngàn tấn với giá trị 504 triệu USD ,đứng đầu thế giới( Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006). Dự kiến năm 2007 giá trị xuất khẩu điều là 569 triệu USD.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2007
Tên nước
Tháng 7
7 tháng
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Anh
1.196
5.409.387
4.541
20.385.390
Ả rập Xê út
117
452.830
Bỉ
127
566.990
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
74
365.693
525
2.116.572
Canada
546
2.342.990
2.902
11.982.973
Đài Loan
126
612.008
506
2.274.030
CHLB Đức
302
1.261.937
1.264
5.524.068
Hà Lan
2.521
10.636.845
11.592
48.525.700
Hồng Kông
59
295.581
286
1.372.740
Hy Lạp
16
75.993
174
839.385
Italia
48
213.850
508
1.318.480
Látvia
79
349.020
302
1.184.540
Lítva
16
60.550
159
608.300
Malaysia
32
154.000
232
965.870
Mỹ
5.501
23.456.263
26.144
111.513.863
Nauy
79
392.701
477
2.200.451
CH Nam Phi
64
231.400
286
1.134.684
Niu Zi Lân
114
480.875
743
3.018.150
LB Nga
587
2.522.935
2.739
11.385.768
Nhật Bản
79
339.149
348
1.487.492
Ôxtrâylia
1.236
5.161.964
6.104
25.779.950
Phần Lan
32
144.200
79
242.620
Pháp
32
126.700
168
664.640
Philippine
117
293.016
281
605.749
Singapore
66
261.830
CH Síp
46
253.508
110
507.590
Tây Ban Nha
210
1.004.489
925
4.352.250
Thái Lan
156
667.672
1.037
4.322.587
Thổ Nhĩ Kỳ
16
75.249
67
225.203
Thụy Điển
73
325.480
Trung Quốc
2.154
7.743.562
13.793
50.258.080
Ucraina
32
110.019
434
1.227.485
Tổng
79.127
326.305.865
Nguồn: vinanet
Biểu 8: Tiªu thô ®iÒu hµng n¨m cña mét sè níc vµ khu vùc (100 ngµn tÊn)
Nguån: Pankaj N. Sampat, SAMSONS TRADING CO, Mumbai – India. 2002.
2.2. Về chất lượng, giá cả
Giá thành điều Việt Nam có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với chất lượng điều ngày càng cao và được thị trường thế giới chấp nhận, giá xuất khẩu nhân điều của Việt Nam thấp hơn giá trung bình của thế giới là một lợi thế rõ rệt của Việt Nam.
Giá điều thô nội địa và giá xuất khảu nhân điều Việt nam phụ thuộc chặt chẽ vào giá điều thế giới. Số liệu cho thấy, giá điều nội địa hàng năm của Việt Nam đều thấp hơn so với giá điều thô xuất trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, do thiếu nguyên liệu nên Việt Nam phải liên tục tăng sản lượng điều thô nhập khẩu từ châu Phi để đảm bảo công suất chế biến. Từ năm 2007, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO, thuế suất nhân điều thô sẽ là 25% thay vì 40% và thuế suất hạt điều thô sẽ là 0% thay vì 5% như hiện nay. Điều này càng làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường điều thế giới.
Cụ thể từ năm 1998-2000, do sản lượng điều sụt giảm mạnh nên giá điều xuất khẩu cao nhất, đặc biệt là năm 1999 giá điều lên tới 5960 USD/kg. Sau đó giá ổn định trở lại trong 2001-2003. Rồi lại tiếp tục tăng trong 2004-2007 do nhu cầu diều thế giới ngày càng tăng , nguyên nhân chính là vị ngon và tính dinh dưỡng của hạt điều so với các hạt khác.
2.3. Vế cơ cấu thị trường
Hiện tại điều Việt Nam được xuất khẩu sang 78 nước trên thế giới của cả năm châu lục, chiếm khoảng 20% thị trường xuất khẩu điều thế giới. Các nước như Úc, Mỹ, Anh, Hà Lan và Trung Quốc hiện chiếm 80% lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam ( chiếm 20-30% tổng sản lượng xuất khẩu), cụ thể: Úc:11%, Mỹ 35%, Hà Lan 10%, Trung Quốc 20%, các nước khác là 24% .
Sản phẩm điều của Việt Nam ngày càng có khuynh hướng mở rộng thị phần trên thị trường các nước phát triển như Mỹ, Úc, Hà Lan. Bên cạnh đó, các thị trường tiềm năng để Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu điều gồm có Nga và các nước Đông Âu. Xuất khẩu điều nhân của Việt Nam đã thâm nhập và đứng vững trên thị trường nước Mỹ và các nước công nghiệp phát triển, đây là hướng đi đúng đắn trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nước ta.
Đánh giá so với năm 2005, các thị trường nhập khẩu điều Việt Nam có mức tăng trưởng cao là Mỹ, Italia, Pháp,Austraylia,Ả rập Xê Út, Hồng Kông và Nauy. Tuy nhiên chất lượng còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lí của các nhà máy và cách phân loại nên giá bán có thể chênh lệch từ 100-200 USD/tấn giữa các doanh nghiệp, nhà máy chế biến điều xuất khẩu. Do xu hướng cung thấp hơn cầu về sản phẩm điều nên giá cả điều thô và nhân trên thế giới và cả ở Việt Nam đều có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên , giá xuất khẩu nhân điều ở Việt Nam biến động theo từng giai đoạn và vẫn thấp thua so với giá nhân điều thế giới. Giai đoạn 1994-1999 giá xuất khẩu tăng từ 4.500 USD/tấn lên 5.500 USD/tấn và sau đó giảm xuống trong giai đoạn 2000-2003(3.300 USD/tấn), rồi lại tăng dần vào những năm 2004-2005, hiện đang đứng ở mức trên 4.200 USD/tấn.
Mối quan hệ giữa giá xuất khẩu nhân điều, tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ và giá thu mua điều thô trong nước rất mật thiết. Giá xuất khẩu nhân điều tăng giảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thu mua điều thô ở trong nước. Giá xuất khẩu cao đã đẩy giá thu mua nguyên liệu tăng lên và ngược lại, nhiều khi giá thu mua điều thô trong nước còn cao hơn cả nhập khẩu điều thô từ nước ngoài. Nguyên nhân chính ở đây là lượng điều thô sản xuất trong nước không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến của hệ thống các nhà máy chế biến điều được xây dựng lên một cách nhanh chóng lúc bấy giờ (diện tích trồng điều còn ít, năng suất điều thấp, lượng điều thô nhập không đáng kể ). Hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép cấp ép giá thường xuyên xảy ra.
Vấn đề đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đã được khắc phục dần trong những năm gần đây, bằng cách các nhà máy chế biến đã đầu tư xây dựng, hỗ trợ sản xuất cho nông dân nhằm tạo vùng nguyên liệu riêng.
VI. Đánh giá thực trạng mở rộng thị trường
1. Kết quả đạt được
Bảng 7: Kết quả đạt được của xuất khẩu điều trong những năm qua
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Tổng diện tích điều
Nghìn ha
295,9
328,0
235,4
111%
110%
Tổng sản lượng
Nghìn tấn
204,7
232,0
235,4
113%
101,46%
Sản phẩm tiêu thụ trong nước
Nghìn tấn
1,953
2,075
2,794
107%
134,6%
Sản phẩm xuất khẩu
Nghìn tấn
104,6
109
127
104%
116,5%
Gía trị sản phẩm tiêu thụ trong nước
TriệuUSD
13,625
19,45
33,457
142,7%
172%
Giá trị sản phẩm xuất khẩu
TriệuUSD
436
478
504
109,6%
105,4%
Tổng già trị sản phẩm/diện tích
Triệu USD/ha
1,52
1,43
1,48
94%
103,5
Số lao động được tạo việc làm
Người
295.000
297.000
300.000
100,67%
101%
Thu nhập của lao động
VND
800.000
916.000
1000000
114,5%
109,17%
l Đánh giá chung
+ Quy mô trồng điều ngày càng mở rộng, năm 2005 và 2006 tăng 10%-11% diện tích
+ Tổng sản lượng tăng đều, nhưng chậm do tăng diện tích là chính, còn năng suất chưa tăng mạnh
+ Sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ, tốc độ tăng còn chậm (Năm 2004 chiếm 1,86% tổng sản phẩm, năm 2006 là 2,2% tổng sản phẩm)
+ Sản lượng và giá trị điều xuất khẩu có xu hướng tăng, đặc biệt là tăng vọt năm 2006 do hạt điều Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến và ưa chuộng. Đó cũng là mốc vô cùng quan trọng khi Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới với 127.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu gần 504 triệu USD, trong khi Ấn Độ chỉ xuất được 118.000 tấn nhân điều. Đây cũng là lần đầu tiên sau 15 năm tham gia xuất khẩu điều, Việt Nam dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu điều nhân.
+ Giá trị sản phẩm tiêu thụ tăng đáng kể qua các năm.
+ Giá trị sản phẩm tiêu thụ/đơn vị diện tích năm 2005 sụt giảm do độ tăng năng suất nhỏ hơn độ tăng diện tích, nhưng đến năm 2006lại tăng.
+ Số lượng lao động tuy có tăng nhưng vấn thiếu tr._.g vài năm tới sản lượng các loại nông sản này càng tăng. Do đó cần phải xây dựng thêm nhà máy chế biến, tăng cường dây chuyền công nghệ mới và bảo quản chế biến điều là một việc rất cần thiết, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Mặt khác tiêu thụ được khối lượng lớn nông sản tươi sống của địa phương, nâng cao được giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người nông dân.
4. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và chế biển để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả
Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí trên một đơn vị thành phẩm. Với cơ chế thị trường thì giá thành có vai trò quyết định trong việc xác định giá bán. Vì giá bán sản phẩm phải cao hơn giá thành sản xuất.
Giá thành sản xuất còn là nhân tố tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm hành hóa. Khi giá thành sản xuất thấp với điều kiện vẫn đảm bảo được chất lượng hành hóa thì doanh nghiệp sẽ giảm giá bán. Giảm giá sẽ thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất nói chung thì giá thành sản xuất chịu tác động của các nhân tố: chi phí, con người, trạng thái của nền kinh tế, các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Chi phí bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, điều hành, tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho đầu tư mua sắm trang thiết bị, khấu hao tài sản cố định, chi phí chuyên trở vận chuyển. Điều kiện kinh tế xã hôi cũng tác động mạnh vào doanh nghiệp. Lợi thế thì cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa những thuân lợi đó phục vụ cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn, do đó giảm được chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí bảo dưỡng. Trong nông nghiệp thì có thể giảm được những chi phí như: Chi phí cải tọa bồi dưỡng đất, chi phí tưới tiêu, bón phân, phòng chống thiên tai. Đối với sản phẩm nông nghiệp thì giá thành sản xuất mang tính khu vực rõ rệt. Nó tùy thuộc vào những lợi thế mà điều kiện tự nhiên mỗi vùng có được, vì vậy để giảm chi phí thì các doạnh nghiệp sản xuất phải đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, tổ chức lại hệ thống quản lý sao cho hiệu quả.
Vậy chi phí sản xuất và chế biến có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Thường có xu hướng khi chi phí sản xuất được giảm xuống thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên và ngược lại khi chi phí tăng thì nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm.
Nhưng giảm chi phí sản xuất và chế biến vẫn phải đảm bảo được chất lượng, mẫu mã.
B. CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG
1. Tổ chức hợp lý các kênh phân phối tiêu thụ hạt điều và sản phẩm từ hạt điều
Phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp hàng hóa của mình thông qua những người trung gian, mỗi nhà sản xuất đều cố gắng hình thành kênh phân phối riêng cho mình. Tiêu thụ trong nước hay đem xuất khẩu thì việc tổ chức hình thành kênh tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết.
Hoạt động lưu thông phân phối hành hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện thông qua các kênh phân phối. Trên kênh phân phối nằm giức những người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian, như nhà buôn, nhà bản lẻ, đại lý và môi giới các nhà chế biến, các nhà phân phối.
Sử dụng người trung gian vào việc quảng bá sản phẩm, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại những cái lợi ích nhất định cho người sản xuất hơn khi họ tự làm. Nhưng việc xây dựng này lại tốn rất nhiều thời gian, vốn đầu tư. Hơn nữa khi sử dụng người trung gian thì sản phẩm sẽ được đưa đến các thị trường mục tiêu một cách nhanh nhất. Phân phối hàng hóa trên một thị trường lớn.
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất và tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lờn thì hoạt động phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú.
Các loại kênh tiêu thụ sẽ thích hợp với từng loại đối tượng sản phẩm nhất định.
2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp.
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục sắp xếp và đổi mới các công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh, các xí nghiệp chế biển nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với ngưới sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân.
3. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và marketing tiêu thụ sản phẩm.
3.1. Nghiên cứu kỹ cung – cầu sản phẩm trên thị trường
Cung cầu sản phẩm trên thị trường có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Cung cầu thể hiện mục đích giữa người mua và người bán. Cấu về sản phẩm hàng hóa nào đó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư của vùng, ở khu vực, vào giới tính và sở thích…trong đó yếu tố thu nhập ảnh hưởng cầu mạnh nhất, về nguyên lý chung khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhu cầu về mua sắm sản phẩm tăng lên. Bởi lẽ thu nhập cao, đời sống của dân cư tăng lên kéo theo những nhu cầu mới xuất hiện kích thích ngừoi dân mua sắm. Tuy nhiên đối với một số sản phẩm thiết yếu nhất là những sản phẩm nông nghiệp, khi thu nhập dân cư tăng lên có thể diễn ra chiều hướng tăng lên đối với sản phẩm cao cấp, còn những sản phẩm kém phẩm cấp thì nhu cầu sẽ giảm xuống.
Ngoài ra cầu về sản phẩm còn phu thuộc vào cơ cấu dân cư. Đối với những vùng dân cư nong thôn là chủ yếu thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm có phần hạn chế, chủ yếu là nhu cầu về lương thực, thực phẩm tiêu dùng. Còn những vùng thành thị, thị trấn, thị xã, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung đông dân cư thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn và xó chất lượng cao. Việc cung ứng cho người tiêu dùng chủ yếu thông qua chợ , cửa hàng, ki ốt, đại lý. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải nắm vững nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm, Có đầy đủ những kiến thức xã hội , sụ nhanh nhậy trong cảm nhận về lĩnh vực thu nhập, van hóa, thị hiếu, cơ cấu dân cư… từ đó có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với những đặc điểm của từng thhị trường riêng biệt.
Cung, cầu sản phẩm hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sự không phù hợp giữa cung và cầu sản phẩm thể hiện ở giá cả thay đổi lên xuống thất thường xoay quanh giá trị.
Cung cầu sản phẩm nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về cung sản phẩm, các doanh nghiệp một mặt cần xem xét lại khả năng sản xuất của loại sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường sao cho sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ hết. Chỉ như vậy mới tính đến hiệu quả kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới được thực hiện...
3.2. Nghiên cứu, phân tích giá cả trên thị trường trong nước và ngoài nước
Giá cả có vai trò quan trọng trên thị trường, giá cả quyết định lượng cung và lượng cầu. Khi giá cao thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng lên và đến một lúc nào đó lượng cung quá nhiều sẽ làm cho sản phẩm đó trên thị trường giảm xuống. Nhưng không phải mọi mặt hàng đều như vậy mà còn phải xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu.
3.3. Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhân tố marketing quyết định chủ yếu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Marketing bao gồm hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu phân tích đánh giá thị trường.
- Quảng cáo sản phẩm có tác động mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Quảng cáo các sản phẩm có thể coi là hình thức truyền thống gián tiếp giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp qua các phương tiện truyền tin để khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hiểu biết hơn về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm đối với họ.
Một số sản phẩm khi mới bắt đầu tung ra thị trường thì thị trường chưa thể chấp nhận nó, vì thị trường không thể mạo hiểm sử dụng sản phẩm mà mình chưa biết thông tin nào về nó. Hầu hết những sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh thì cần phải được truyền tin qua hình thức quảng cáo. Qua hoạt động quảng cáo, người sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm cho khách hàng biết như là tính năng lợi ích cho người tiêu dùng, công dụng sản phẩm cũng như mức giá phải trả cho việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm.
Quảng cáo sản phẩm có thể thông qua các hình thức:
+ Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp.
+ Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bày hàng hoá, hội thảo để giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước.
+ Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm hạt điều, tạo sự hấp dẫn của hạt điều với khách hàng.
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ hạt điều cho bà con nông dân.
- Tiếp tục sắp xếp và đổi mới các công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh, các xí nghiệp chế biến nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với người sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân.
4. Xây dựng thương hiệu hạt điều và sản phẩm chế biến từ hạt điều
Khẳng định nhãn hiệu hạt điều là vấn đề cấp bách và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của bản thân người sản xuất và kinh doanh hạt điều.
Mục đích của việc làm trên là: nâng cao giá trị hạt điều, phân biệt giá trị của hạt điều Việt Nam với các nước khác tạo khả năng cạnh tranh cao hơn nữa, tăng niềm tự hào và ý thức giữ gìn chất lượng của người dân.
Làm thế nào để khẳng định được nhãn hiệu hạt điều Việt Nam?
Nhà nước nên hướng dẫn doanh nghiệp và thương nhân đăng ký ngay thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Kinh nghiệm về cá basa, bia 333... cho thấy vấn đề này không thể bị xem nhẹ.
Thứ hai, nhà nước cũng cần phải đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng hạt điều để dễ dàng trong việc quản lý và đăng ký thương hiệu.
Thứ ba là hoạt động tuyên truyền, vận động cần được thực hiện làm cho người dân và doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn thương hiệu tạo tâm lý cho họ làm ăn lâu dài cùng chính quyền thực hiện các chiến lược đề ra.
4.1. Các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hạt điều
Nhà nước vẫn tiếp tục có chính sách miễn giảm thuế lưu thông hàng hoá đối với hạt điều, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tư nhân mua hạt điều tại các khu trung tâm thị trấn, thị tứ... để giúp người dân tiêu thụ hạt điều được thuận lợi. Đồng thời tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước vào thu mua và chế biến hạt điều.
- Tiếp tục thực hiện tự do lưu thông hàng hoá như các chính sách nhà nước đã ban hành, nghiêm cấm tình trạng kiểm tra kiểm soát sản phẩm hạt điều trên đường vận chuyển. Phối hợp tốt hơn nữa hoạt động của các ngành công an, thuế, quản lý thị trường, kiểm lâm để tạo điều kiện thông thương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hạt điều.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thâm canh tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo thuận tiện đi lại trong vụ thu hoạch hạt điều.
5. Đào tạo nhân lực
Tiến hành nâng cao trình độ của cán bộ chế biến bằng cách đào tạo đội ngũ công nhân chế biến mới hoặc là mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề.
Đào tạo lại và tuyển mới những cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để làm nhiệm vụ thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Tổ chức các hình thức đào tạo và bồi dưỡng với nội dung thích hợp để nâng cao năng lực về kinh doanh và xúc tiến thương mại cho các chủ vườn và trang trại theo quản lý doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp.
6. Biện pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa
6.1. Triển vọng mở rộng tiêu thụ nội địa.
Xuất khẩu đang là một trong những chiến lược nhà nước ta đẩy mạnh và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua. Nhưng các doanh nghiệp không thể bỏ và không nên bỏ qua “sân nhà”.
Cung cấp hạt điều cho thị trường trong nước không chỉ thoả mãn hơn nữa nhu cầu của người dân mà còn tạo ra sự ổn định tương đối về mặt thị trường khi có những biến đổi trên thị trường thế giới.
Vậy thị trường nội địa đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng đặc sản như hạt điều nói riêng còn chứa rất nhiều tiềm năng.
Thứ nhất Việt Nam là một trong những nước có dân số đông. Hiện tại dân số của Việt Nam có hơn 84 triệu người.
Thứ hai, dân số Việt Nam sống khá tập trung. Các điểm tập trung thường nằm ở các trung tâm kinh tế hay dọc theo quốc lộ. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động phân phối. Do đó khả năng mở rộng thị trường là khá lớn.
Thứ ba, thu nhập tăng sẽ làm tăng nhu cầu nói chung. Thu nhập trung bình của người Việt Nam là trên 400USD/người/năm, ở thành thị là hơn 1000USD/người/năm.
6.2. Các biện pháp cụ thể
Xét về mặt giá cả hạt điều theo xu hướng hiện nay doanh nhân sẽ khó có thể thao túng trên diện rộng vì hạt điều vẫn được coi là một mặt hàng xa xỉ. Vậy doanh nhân phải làm gì và có biện pháp gì để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thứ nhất: Đối với vấn đề nhận thức thương nhân cần thay đổi quan điểm và biện pháp kinh tế hiện đại trong đó marketing hiện đại là một nội dung quan trọng. Dựa trên những nghiên cứu mang tính khoa học cùng với những kiến thức kinh nghiệm thực tế, doanh nhân sẽ tiếp cận thị trường một cách khoa học hơn và do đó sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí. Nhưng trước khi có thể học tập và thực hiện được thì vấn đề đầu tiên là thay đổi nhận thức.
Thứ hai: Khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa. Thông qua chính sách thuế bằng cách áp dụng thuế suất cao cho các loại nông sản nhập khẩu để tạo ra mức chênh lệch cách xa về giá cả giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa.
Thứ ba: Doanh nhân cần nghiên cứu thị trường cẩn thận trước khi đưa hàng hoá vào thị trường. Hiểu được thị trường, doanh nhân sẽ có những quyết định đúng đắn, hợp lý. Chẳng hạn khi nắm rõ thị trường cần một số lượng bao nhiêu, mức độ chất lượng như thế nào thì doanh nhân sẽ có kế hoạch tương ưng đưa về một số lượng có chất lượng mà thị trường yêu cầu. Kết quả là loại hàng hoá khó bảo quản có thể tiêu thụ được trong một thời gian ngắn và tránh được những chi phí không đáng có.
Thứ tư: Hợp tác chặt chẽ với nông dân cũng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nhân. Đầu tiên doanh nhân sẽ có được nguồn hàng ổn định, sau đó doanh nhân có thể giảm được giá thành do không phải thông qua trung gian.
Thứ năm: Về mặt phân phối và xúc tiến, doanh nhân nên kết hợp cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy: kết hợp đưa hàng hoá đến các trung tâm bán lẻ cùng với quảng cáo tiếp thị thu hút người tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt doanh nhân cần xây dựng kênh phân phối gọn nhẹ và hiệu quả, mở rộng khả năng đưa hàng hoá đến các phân đoạn thị trường thông qua các siêu thị, chợ lớn, chợ cóc...
Thứ sáu: Tạo điều kiện lưu thông, thông suốt giữa các thị trường nội địa. Giải pháp này thực sự có ý nghĩa vào những vụ trúng mùa vì nó có khả năng tăng nhanh chóng cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết được tình trạng dư thừa ở nơi này nhưng thiếu ở nơi khác.
Thứ bảy: Doanh nhân nên tìm hiểu và tận dụng tối đa những ưu đãi của nhà nước và chính quyền các cấp.
7. Biện pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường ngoài nước
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thì trước hết cần nắm rõ đặc điểm của thị trường xuất khẩu và yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu.
7.1. Triển vọng xuất khẩu
Có thể nói điều kiện hiện tại đang mở ra rất nhiều cơ hội để có thể đưa hạt điều ra nước ngoài.
Thứ nhất: Trong thời gian tới, sản lượng, chất lượng sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Thứ hai: Nhu cầu về hoa quả ngày càng cao do thu nhập ngày càng cao nhất là các nước phát triển.
Thứ ba: Việt Nam hiện đang tham gia rất nhiều vào các hiệp định song phương, đa phương, mở đường cho hoạt động xuất khẩu trong đó có mặt hàng nông sản như hạt điều.
7.2. Các giải pháp cụ thể
* Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu
Các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu hạt điều. Vai trò quan trọng đó chỉ được thực hiện nếu các doanh nghiệp xây dựng được “Chiếc cầu nối” vững chắc giữa sản xuất và tiêu thụ nội địa.
Doanh nghiệp cần tạo ra được nguồn hàng ổn định. Một số ngành hàng khác xuất hiện tình trạng “khóc dở mếu dở”, trong khi nông dân than phiền hàng hoá sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, thì doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu ca là không có đủ hàng để xuất khẩu khi tìm kiếm được đơn đặt hàng. Tình huống đó xảy ra là do doanh nghiệp và nông dân không có được mối quan hệ gắn bó. Để khắc phục hiện tượng này, doanh nghiệp và người nông dân cần tạo ra mối liên hệ gắn bó với nhau sao cho doanh nghiệp thực sự là chiếc cầu nối. Nhờ đó mà người nông dân có thể sản xuất ra cái thị trường cần, doanh nghiệp có thể có được thứ hàng có thể xuất khẩu được.
Sau đó doanh nghiệp nên liên kết với nhau xây dựng các chiến lược xâm nhập thị trường phù hợp với từng khu vực thị trường. Khai phá mới một thị trường mới đòi hỏi nhiều nỗ lực và kinh phí. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường có vốn đầu tương đối nhỏ so với bình diện thế giới và một số chi phí bỏ ra để khai phá thị trường mới.
Tiếp theo doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối hiện tại ở thị trường cần thâm nhập. Giải pháp này mang tính “nhất tiễn tam điêu”. “Điêu” thứ nhất là: giảm được chi phí khi thâm nhập thị trường do tận dụng được cơ sở vật chất hiện có, và nhà phân phối nước nhập khẩu hiểu rõ thị trường nước họ hơn. “Điêu” thứ hai: là dựa vào hệ thống phân phối này, doanh nghiệp có thể bám chắc vào thị trường, thực hiện được các mục tiêu tìm kiếm và xây dựng thị trường mang tính chất lâu dài và bền vững đã đề ra. “Điêu” thứ ba là: điều Việt Nam được đi thẳng tới người tiêu dùng nước nhập khẩu chứ không phải đi qua một nước trung gian.
* Về phía Nhà nước
- Trước hết nhà nước cần hỗ trợ nông dân tuyên truyền giới thiệu về hạt điều cho người tiêu dùng ở cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
+ Ở trong nước thì tổ chức giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức giới thiệu chào hàng với các tổ chức quốc tế có mặt tại Việt Nam.
+ Ở nước ngoài thì thông qua thương vụ tại Đại sứ quán, thông qua các đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để giới thiệu với họ về sản phẩm của Việt Nam không loại trừ trường hợp bán được sản phẩm thông qua việc đàm phán Chính Phủ.
- Cây điều đã hình thành ở nhiều vùng trong cả nước. Việc tiêu thụ nó trở thành vấn đề bức xúc. Hiệp hội điều Việt Nam nên phát huy hơn nữa vai trò của mình.
- Một số doanh nghiệp nhà nước nên kinh doanh hạt điều áp dụng mô hình kinh doanh “lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro cùng chia” với nông dân để đảm bảo cho vùng nguyên liệu điều phát triển ổn định. Bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến giúp nông dân tiêu thụ.
- Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu cho các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp để nghiên cứu các biện pháp bảo quản điều sau thu hoạch, các biện pháp kéo dài thời gian thu hoạch... nhằm tạo điều kiện cho người trồng điều không gặp phải tình trạng bị động như hiện nay.
- Cần tổ chức việc thường xuyên thông báo tình hình giá cả thị trường trong nước và ngoài nước cho người sản xuất để tránh xảy ra tình trạng nông dân không nắm được giá cả để định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh.
* Về phía tỉnh
+ Đoàn công tác cần làm việc với các cơ quan chức năng của các tỉnh bạn để chuẩn bị các điều kiện cho tiêu thụ hạt điều, tổ chức tư vấn đề giúp các doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam xuất khẩu hạt điều.
Trong những năm tới, trên cơ sở thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các ngành, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, có kế hoạch từng bước nâng cao chất lượng giống cây điều, triển khai chuyển giao kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất như kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến... nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ cho cây điều, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng như chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm.
* Về phía UBND địa phương
UBND huyện giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Phổ biến rộng rãi các chính sách và hướng dẫn mở rộng thị trường, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu thị trường, tổ chức tốt công tác thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá trên thị trường.
Hướng dẫn các chủ trang trại nhận thức rõ và thực hiện đúng quy định về chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, áp dụng trình độ kỹ thuật tiên tiến, phải nhanh chóng bổ sung cơ cấu giống đã được cơ quan khoa học đánh giá và kiểm định. Ngoài những ưu điểm về khả năng thích nghi cao hơn, các giống cho quả sớm rất có ưu thế về thị trường tiêu thụ và giá cả.
* Về phía người sản xuất
- Cần phải nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người sản xuất có thể biết được những thông tin về thị trường như: quy cách mẫu mã, nơi tiêu thụ, giá cả, khối lượng sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản đó, người sản xuất tính toán xem có nhiều loại sản phẩm có phù hợp với khả năng sản xuất của mình không? Sản xuất có mang lại hiệu quả không?
Ngoài ra người sản xuất phải tự nâng cao kiến thức lý luận của mình về cơ chế thị trường qua các lớp huấn luyện, qua trao đổi kinh nghiệm trực tiếp giữa những người sản xuất với nhau.
- Tạo lập các hiệp hội: để đảm bảo hiệu quả của người sản xuất cần phải có môi trường thuận lợi để thực hiện nó và tốt nhất họp phải thành lập một tổ chức riêng cho mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hạt điều.
Vì vậy nếu nhà sản xuất tập hợp vào một hiệp hội thì những thông tin sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngoài ra khi có các hiệp hội sẽ giảm bớt được tình trạng cạnh tranh với nhau để bán hạt điều. Các hội viên ngoài việc trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây, còn có thể hỗ trợ nhau về vốn, đặc biệt trong việc tìm kiếm thị trường.
7.3. Một số vấn đề tiếp tục tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều
Trong những năm gần đây đã có sự quan tâm của các ngành, các cấp, có sự phối kết hợp đồng bộ của các tỉnh, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm góp phần tạo thuận lợi cho các thương nhân, tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều vào những năm tới, đó là:
Thứ nhất: Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu hạt điều cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo, phát triển các loại giống cây tốt, cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến nhằm năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời người trồng điều và các nông dân cần làm tốt các khâu như: phân loại hàng hoá trướng khi đóng gói, chuẩn hoá về khối lượng tịnh, bao bì đóng gói cần được đóng gói trong các dụng cụ chắc, đẹp, ghi nhãn mác.
Thứ hai: Thương nhân hai phía tuy có hợp đồng khung (về lượng, giá cả, địa điểm giao nhận...) nhưng không có giá trị pháp lý mà chủ yếu vẫn được thoả thuận trực tiếp khi có hàng, do vậy có độ rủi ro cao. Trong khi đó các thương nhân kinh doanh hạt điều diễn ra trong tình trạng tự phát, tuỳ tiện tranh bán. Mặt khác trong giao dịch bán hàng phải thông qua lực lượng môi giới trung gian mất thêm chi phí.
C. Những giải pháp về cơ chế chính sách
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chiếm khoảng 90% trong tổng số khoảng 250000 doanh nghiệp đã thành lập trên cả nước. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn và 26% lao động việc làm trong cả nước. Nhà nước phải tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển. Thực tế, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào ngành điều khá lớn, nên một điều hiển nhiên ngành điều sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được tạo điều kiện thuận lợi từ phía các chính sách ban hành của nhà nước.Nhà nước cần đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, khuyến khích phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.
Luật doanh nghiệp đầu tiên dược ban hành vào 1-1-2000 với mục đích khuyến khích sự phát triển của lĩnh vưc tư nhân bằng việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn và giảm thiểu các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, luạt doanh nghiệp vẫn tồn tại những hạn chế quan liêu lien quan đến sự khác biệt về thủ tục pháp lý giữa doanh nghiệp nha nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bên cạnh đó, thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh lại do Sở kế hoạch đầu tư tại trung tâm tỉnh cấp phép, điều này gây khó khăn cho các cá nhân muốn hoạt động kinh doanh tại địa phương xa trung tâm tỉnh. Xuất phát từ những hạn chế trên, luật doanh nghiệp mới cần hướng tới giảm thiểu các thủ tục hành chính quan liêu, hoàn thiện phương thức quản lý thống nhất các loại hình doanh nghiệp và thắt chặt quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế các doanh nghiệp hoạt động không đúng pháp lý. Như đã biết, số lượng các cơ sở chế biến nhỏ lẻ chế bién điều tại Việt Nam là rất lớn và nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ chỉ hoạt động trong thời gian mùa vụ, không có giấy phép đăng kí kinh doanh. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc quản lý
Do đặc thù của ngành điều , thường thì các nhà máy chế biến đặt gần vùng nguyên liệu, tại các địa bàn nông thôn, nơi hoạt động của các hợp tác xã là khá phổ biến. Luật hợp tác xã cần hoàn thiện để góp phần tạo điều kiện cho hoạt động của các hình thức doanh nghiệp nông thôn nói chung và các doanh nghiệp chế biến thu mua nông sản ngành điều nói riêng.
KẾT LUẬN
NhiÒu yÕu tè cã thÓ t¸c ®éng ®Õn tÝnh c¹nh tranh cña mÆt hµng h¹t ®iÒu nh©n ViÖt Nam trªn thÞ trêng thÕ giíi trong t¬ng lai.
Thø nhÊt, cho ®Õn hiÖn nay ®iÒu vÉn ®îc coi nh c©y xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo thÝch hîp víi c¸c vïng ®Êt Ýt mµu më. Do ®ã møc ®é th©m canh cßn thÊp, chØ b»ng mét nöa cña cµ phª. Theo c¸c chuyªn gia cña HiÖp héi c©y ®iÒu ViÖt Nam ®· xuÊt hiÖn nhiÒu hé n«ng d©n tham canh ®iÒu cho n¨ng xuÊt cao. Sù thay ®æi tËp qu¸n canh t¸c trong ngêi s¶n xuÊt ®iÒu sÏ lµ mét yÕu tè quan träng gãp phÇn cñng cè møc cung néi ®Þa cho c¸c nhµ m¸y chÕ biÕn. HiÖn tîng nµy sÏ t¹o cho hiÖu qu¶ vµ n¨ng suÊt ®iÒu t¨ng lªn cñng cè thÕ m¹nh cña ViÖt Nam tríc c¸c níc s¶n xuÊt lín nh Ên §é, Braxin, v.v...
Thø hai, kh¶ n¨ng t¨ng diÖn tÝch ®iÒu t¹i ViÖt Nam cßn nhiÒu vµ cã thÓ ®¹t tíi 500.000 ha, nhÊt lµ khi cã chÝnh s¸ch ph¸t triÓn rõng s¶n xuÊt trong ch¬ng tr×nh quèc gia vÒ trång míi 5 triÖu ha rõng nh»m phñ xanh ®Êt trèng ®åi nói träc vµ sù dông nguån lao ®éng d thõa trong n«ng th«n.
Thø ba, kh¶ n¨ng vÒ chÕ biÕn cña ViÖt Nam kh«ng nh÷ng ®¸p øng lîng h¹t ®iÒu th« hiÖn cã mµ cßn chÕ biÕn mét lîng lín h¹t th« nhËp khÈu tõ c¸c níc kh¸c.
Thø t, viÖc ¸p dông gièng c©y ®iÒu míi nh»m thay thÕ dÇn nh÷ng gièng ®· tho¸i ho¸ còng nh vên c©y c»n cçi sÏ lµ mét c¬ héi tèt ®Ó ViÖt Nam n©ng cÊp chÊt lîng h¹t ®iÒu chÕ biÕn so víi c¸c níc kh¸c nh Ên §é hay Braxin. §ã còng lµ dÞp tèt ®Ó h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm.
Tóm lại, tiềm năng đối với hạt điều hiện nay khá lớn. Nhưng để khai thác hết tiềm năng đó, mở rộng thị trường tiêu thụ, rất nhiều thách thức đặt ra đang cần bị phá vỡ.
Vượt ra các thách thức ấy đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, vai rò quan trọng đó đặt lên vai của bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nhân. Bốn lực lượng ấy cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau theo các hình thức khác “đa phương” và “ song phương” một cách linh hoạt trên phạm vi quốc gia và thế giới. Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ như thế, chúng ta mới có thể thực hiện được những chính sách, chiến lược một cách toàn diện, đồng bộ nhằm khai thác hết tiềm năng nội địa và vươn ra thị trường quốc tế.
Hiện tại đòi hỏi phải có những hành động cụ thể trong tương lai không xa, hạt điều Viật Nam sẽ được cả thế giới biết đến với tư cách là một sản phẩm có chất lượng cao và hình thức đa dạng.
Tµi liÖu tham kh¶o:
1.Ph¹m Minh TrÝ. 2000. §¸nh gi¸ tÝnh c¹nh tranh cña hµng ho¸:mÆt hµng ®iÒu cña viÖt nam. B¸o c¸o chuÈn bÞ cho Dù ¸n TCP/VIE/8821: Hç trî chÝnh s¸ch c¹nh tranh n«ng nghiÖp trong ASEAN. FAO.
2. Cao Hung vµ Tan Hung. C©y ®iÒu tríc nguy c¬ bÞ ®èn chÆt. Saigon Times Daily, ngµy 21 th¸ng 4 n¨m 1998
3.Tæng côc thèng kª. Niªn gi¸m thèng kª c¸c n¨m 1995-1998, Hµ Néi, Nhµ xuÊt b¶n Thèng kª.
NguyÔn §×nh Long, NguyÔn TiÕn M¹nh vµ NguyÔn V« §Þch. Ph¸t huy lîi thÕ n©ng cao kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña n«ng s¶n xuÊt khÈu ViÖt Nam. Nhµ xuÊt b¶n N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 1999.
Hoµng SÜ Kh¶i vµ NguyÔn ThÕ Nh·. Nh÷ng vÊn ®Ò kinh tÕ chñ yÕu vÒ ph¸t triÓn s¶n xuÊt ®iÒu ë ViÖt Nam. Nhµ xuÊt b¶n N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 1995.
Bé N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n. §Èy m¹nh s¶n xuÊt hµng ho¸, n©ng cao chÊt lîng, kh¶ n¨ng c¹nh tranh vµ hiÖu qu¶ n«ng l©m s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam, Hµ Néi, 1998.
VINALIMEX (MAFI). Ch¬ng tr×nh ph¸t triÓn c©y ®iÒu toµn quèc thêi kú 1991-2000, Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU,
Bảng, biểu
Tên bảng, biểu
Bảng 1
Diện tích trồng điều
Bảng 2
Năng suất điều giai đoạn 200-2005
Bảng 3
Sản lượng điều giai đoạn 2000-2005
Bảng 4
Sản lượng điều tiêu thụ nội địa
Bảng 5
6
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33296.doc