Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh

Tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh: ... Ebook Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” 3 1.1.Định nghĩa cơ chế “một cửa”. 3 1.2. Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. 3 1.3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”. 4 1.4. Cơ sở lịch sử cử cơ chế “một cửa” ở Việt Nam. 9 1.4.1.Tại thành phố Hà Nội 10 1.4.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh 15 1.4.3. Tại một số địa phương khác 18 Chương 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH. 19 2.1. Qu¸ tr×nh tæ chøc thùc hiÖn. 19 2.2. KÕt qu¶ ®¹t ®îc: 22 2.2.1. Về bố trí phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính và trang thiết bị phục vụ tiếp và giải quyết công việc của công dân, tổ chức. 22 2.2.2 Về bố trí cán bộ, công chức tại nơi tiếp nhận hồ sơ hành chính: 22 2.2.3. Về các văn bản pháp quy thực hiện Cơ chế “một cửa”: 23 2.2.4 Về cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ đơn vị về việc tiếp nhận, giảI quyết thủ tục hành chính: 24 2.2.5. Về danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại đơn vị. 25 2.2.6. Về niêm yết công khai 26 2.2.7. Về cách thức nhập số liệu và các sổ sách, phần mềm tin học phục vụ quản lí công tác tiếp nhận và giải quyêt các thủ tục hành chính. 26 2.3. Những tồn tại trong việc thực hiện Cơ chế “ một cửa” tại UBND huyện Đông Anh. 28 2.3.1. Tồn tại thứ nhất 29 2.2.2Tồn tại thứ hai 33 2.2.3. Tồn tại thứ ba 35 2.2.4. Tồn tại thứ tư 36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH 41 3.1.Giải pháp thứ nhất 41 3.2.Giải pháp thứ hai 44 3.3. Giải pháp thứ ba 46 3.4. Giải pháp thứ tư 50 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: CBCC : Cán bộ công chức CCHC : Cải cách hành chính HĐND : Hội đồng nhân dân HSHC : Hồ sơ hành chính UBND : Uỷ ban nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc QSD : Quyền sử dụng QSH : Quyền sở hữu TTHC : Thủ tục hành chính TTMC : Trung tâm “một cửa” LỜI NÓI ĐẦU Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta. Đặc biệt từ Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khoá VII, Cải cách hành chính được đặt thành nhiệm vụ có tầm chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc Cải cách hành chính được tiến hành tương đối toàn diện trên cả ba lĩnh vực: Cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, bước đầu thực hiện tốt hoạt động công khai hoá, thông qua đó giảm phiền hà cho nhân dân, hạn chế về cơ bản hiện tượng nhũng nhiễu từ phía cơ quan Nhà nước đối với nhân dân. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng trong tiến trình Cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhìn chung Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, đặc biệt là ở cấp quận (huyện). Các thủ tục như: Cấp giấy phép xây dựng, đăng kí kinh doanh, chuyển hộ tịc, tách hộ khẩu, thậm chí xin cấp lại giấy khai sinh’‘vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến làm việc. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì công cuộc Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở nước ta là một nhiệm vụ, một yêu cầu cấp thiết. Chính vì những lí do nêu trên, cộng với những hiểu biết và nghiên cứu về tình hình Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài:“ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh”. Có thể nói, cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” là một vấn đề mới cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn, do đó, chuyên đề của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” 1.1.Định nghĩa cơ chế “một cửa”. Cơ chế “một cửa” là cơ chế thuộc lĩnh vực hành chính công nhằm cung cấp cho các tổ chức và công dân các dịch vụ hành chính thông qua TTMC một cách có hiệu quả, mình bạch và dễ tiếp cận. Khái niệm cơ bản là việc nhận và trả hồ sơ ch các dịch vụ hành chính (như đăng ký kinh doanh, công chứng và thực chứng, quản lý đất đai…) trước kia được cung cấp tại các cơ quan chức năng riêng biệt, thì nay được tập trung vào một nơi. Nhờ có cơ chế “một cửa”, quy trình xử lý chuyển từ mô hình “nhiều cửa cho một dịch vụ” sang “một cửa cho nhiều dịch vụ”. Trong hệ thống TTMC, khách hàng được biết về danh mục các dịch vụ được cung cấp tại TTMC địa phương, và các mức phí, thời gian cần thiết giải quyết các loại yêu cầu, và điều kiện để hoàn thành công việc. Chương trình triển khai cơ chế “một cửa” là một phần của Chương trình CCHC ở Việt Nam và là một nội dung Chương trình Tổng thể về CCHC. Chương trình Tổng thể đặt ra mục tiêu đến 2010 sẽ cải cách toàn bộ hệ thống hành chính ở Việt Nam. Các lĩnh vực trong diện cải cách là: thể chế, cơ chế tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, và quản lý tài chính công. 1.2. Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định Số 156/2003/QĐ-UB ngày 11/11/2003 quy định về việc thực hiện quy chế “một cửa” trong cơ quan hành chính của thành phố Hà Nội; Quyết định số 171/QĐ-UB ngày 22/11/2004, quy định cụ thể việc thực hiện quy chế “một cửa” tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Việc thực hiện quy chế “một cửa” phải nhằm mục đích: Một là, giảm bớt phiền hà cho công dân, tổ chức. Mọi sáng kiến hay phương án đưa ra lựa chọn khi thực hiện quy chế “một cửa” đều phải lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, lấy mục tiêu giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức làm thước đo. Hai là, khi có yêu cầu về TTHC, công dân, tổ chức chỉ phải đến một địa điểm, gặp một công chức có thẩm quyền tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; chỉ phải đi lại không quá 2 lần (1 lần nộp hồ sơ, 1 lần nhận kết quả sau khi đã được cơ quan hành chính giải quyết hoặc từ chối giải quyết). Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết TTHC là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Ba là, khi đến nộp HSHC, công dân, tổ chức được cán bộ tiếp nhận HSHC kiểm tra HSHC. Nếu đã đầy đủ theo quy định thì cán bộ tiếp nhận HSHC phải viết phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả. 1.3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”. Tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg. Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy chế “một cửa” đối với 6 loại TTHC: Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước, nước Ngoài . xét duyệt cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp; cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (QSH) nhà, quyền sử dụng(QSD) đất, cho thuê đất; các chính sách xã hội. UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quy chế này đối với 7 loại TTHC: Cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể; cấp giấy chứng nhận QSH nhà, QSD đất; đăng kí hộ khẩu; công chứng, chứng thực; các chính sách xã hội. UBND các xã, phường, thị trấn áp dụng quy chế này đối với 4 loại TTHC: xin phép xây dựng nhà ở; đất đai; hộ tịch; chứng thực. Qua thực tế trong quản lý nhà nước trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội nhận thấy phần lớn thủ tục hành chính liên quan đến môi trường đầu tư phát triển là thủ tục hành chính mang tính liên ngành, liên thông. Chính vì vậy, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện quy chế “một cửa” đồng bộ ở các sở, UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn; toàn diện với tất cả các TTHC thuộc quyền sở hữu của cơ quan hành chính. Đối với các TTHC chưa có điều kiện thực hiện, cơ quan hành chính phải xin ý kiến của cơ quan hành chính cấp trên và thông báo cho công dân, tổ chức biết. Quy trình tiếp nhận, giải quyết bao gồm ba bước cơ bản như sau: Bước 1: Cán bộ, công chức (CBCC) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giả quyết TTHC của công dân, tổ chức. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với những TTHC có yếu tố chuyên môn kinh tế – kỹ thuật phức tạp cần phải giải trình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ q uan có thẩm quyền giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho công dân, tổ chức biết nội dung, thời gian, địa điểm giải trình những vấn đề đó. Thời gian gửi thông báo phải đủ để công dân, tổ chức nhận được và chuẩn bị giải trình. Bước 2: CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC chuyển hồ sơ TTHC đến các phòng chuyên môn để giải quyết. Các phòng chuyên môn sau khi nghiên cứu hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển về Bộ phận tiếp nhận HSHC để trả kết quả theo đúng thời gian quy định. Bước 3: Bộ phận tiếp nhận HSHC lưu trữ kết quả giải quyết, thu phí, lệ phí theo quy định, trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời hạn đã hẹn. Trường hợp giải quyết hồ sơ không đíng thời gian như đã hẹn thì Bộ phận tiếp nhận HSHC có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn thời gian trả kết quả. Chú ý: Đối với những thủ tục hành chính đơn giản, có thể giải quyết ngay thì không nhất thiết phải thực hiện máy móc quy trình trên đây mà có thể rút gọn quy trình. Ví dụ, hiện nay ở xã, phường, thị trấn có khoảng trên 20 TTHC đơn giản có thể giải quyết ngay.Những thủ tục hành chính này có thể giao cho CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC tiếp nhận, xử lý, trình lãnh đạo kí duyệt sau đó trả kết quả cho công dân, tổ chức. Ta có sơ đồ kháI quát cơ chế “ một cửa” tại UBND cấp huyện như sau: Một là, đối với những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện. 1.4. Cơ sở lịch sử cử cơ chế “một cửa” ở Việt Nam. Triển khai từ năm 2003, đến nay cơ chế "một cửa" đã qua 3 năm hoạt động. Đây là một nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính. Bộ Nội vụ đã hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế "một cửa" theo quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04.9.2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến ngày 20.9.2006 có 98,04% các sở thuộc diện bắt buộc thực hiện và 58,36% các sở không thuộc diện bắt buộc đã triển khai thực hiện. Ở cấp huyện đã triển khai tại 661/671 đơn vị đạt tỷ lệ 98,50%; cấp xã đã triển khai ở 9422/10.873 đơn vị đạt tỷ lệ 86,6%. Đánh giá về chất lượng của việc triển khai thực hiện, bộ Nội vụ nhận định chất lượng công việc được nâng lên, giảm thời gian cho nhân dân, đã giải quyết cơ bản những yêu cầu của công dân và doanh nghiệp trên các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, cấp GCNQSHN, QSDĐ, đăng ký hộ khẩu hộ tịch, chính sách xã hội. Quan hệ giữa Chính quyền và nhân dân, các doanh nghiệp sau khi thực hiện cơ chế "một cửa"  tốt hơn, Cán bộ, công chức tự giác xây dựng ý thức trọng thị đối với nhân dân hơn và cơ bản được nhân dân hài lòng. Kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, nhiều địa phương đã phát huy những sáng kiến, thí điểm quan trọng cần được nhân rộng. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong việc triển khai thực hiện cơ chế này: Công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa tốt thậm chí có ý tưởng không tiếp tục thực hiện ở một số địa phương. Hệ thống cơ chế phối hợp còn yếu, tính ổn định và đồng bộ trong các văn bản chưa cao; sự phối hợp giữa các cơ quan có lúc, có nơi chưa tốt; một bộ phận cán bộ, nhân dân còn nhận thức sai lệch về cơ chế "một cửa"; tỷ lệ đạt chuẩn của CB-CC ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập. Giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới theo hướng: Thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền, phân loại vụ việc để xác định thời gian thực hiện, tổ chức thí điểm cơ chế một cửa liên thông giữa các cấp chính quyền. Riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện cơ chế "một cửa tại 3/23 sở, 11/11 đơn vị cấp huyện, 171/171 đơn vị cấp xã và là một trong số ít các địa phương(3/64) chưa hoàn thành việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" tại các sở bắt buộc. Nhìn chung, cơ chế “một cửa” được các tỉnh, thành phố trong toàn quốc thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại quyết định số 181/QĐ-TTg. Đồng thời với việc tiếp tục rà soát, rút ngắn và công khai thẩm quyền, quy trình, thời gian, phí, lệ phí giải quyết TTHC, hầu hết các địa phương đã tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, tin học hoá quy trình tiếp nhận và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong giải quyết TTHC. 1.4.1.Tại thành phố Hà Nội Ngay từ năm 1996, Hà Nội đã chỉ đạo quận Ba Đình và huyện Gia Lâm làm thí điểm Cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa". Cho đến nay, cơ chế ấy đã thực hiện được 7 năm trên một số địa bàn của Hà Nội và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như : rút ngắn được thời gian giải quyết thủ tục hành chính ; số hồ sơ được giải quyết đúng hẹn ngày càng tăng ; bộ máy hành chính mới theo cơ chế "một cửa" được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn, vận hành tốt hơn. Thực tế cho thấy, việc áp dụng cơ chế "một cửa", tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của huyện Gia Lâm, đã rút ngắn thời gian giải quyết một hồ sơ hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng từ 30 đến 40 ngày trước đây xuống còn 20 đến 30 ngày ; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 20 đến 30 ngày xuống còn 7 đến 10 ngày ; cấp giấy xác nhận hồ sơ chuyển dịch nhà đất từ 40 đến 50 ngày xuống còn 25 đến 30 ngày ; xác nhận nguồn gốc đất đai từ 15 đến 20 ngày xuống còn 7 đến 10 ngày ; cấp giấy trích lục bản đồ từ 15 đến 20 ngày, xuống còn 10 đến 15 ngày... Nhờ áp dụng cơ chế "một cửa", quận Ba Đình đã giải quyết đúng hẹn được 98,3% số hồ sơ ; quận Tây Hồ nâng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hẹn từ 57% lên 72 %, đặc biệt có những lĩnh vực như cấp phép đăng ký kinh doanh lên 98%, giải quyết chế độ chính sách lên 100%. Bộ máy hành chính cấp quận, huyện và sở, ngành ở những nơi thực hiện cơ chế "một cửa" được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn, có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các phòng, ban chức năng. Đa số các quận, huyện và sở, ngành đã rút từ 18 phòng ban trước đây xuống 14 phòng, ban, rồi 10 phòng, ban như hiện nay. Các đầu mối được thu gọn, vận hành thông thoáng, khắc phục được tình trạng cồng kềnh, kém hiệu quả trước đây. Cho tới nay, mô hình cơ chế "một cửa" đã được áp dụng tại 12/12 quận, huyện và 12/27 sở, ngành trên địa bàn Thành phố Điều đó đã góp phần khẳng định việc áp dụng cơ chế "một cửa" ở Thành phố Hà Nội là đúng đắn. Tính ưu việt của cơ chế "một cửa" đã được khẳng định. Ngay sau khi cơ chế được thử nghiệm một năm ( từ 1996-1997), Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã đánh giá là "rất khoa học và có hiệu quả, thời gian giải quyết công việc được nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát được công việc và trách nhiệm công vụ của công chức, giảm được phiền hà, được nhân dân đồng tình ủng hộ". Trong phương hướng tiếp tục Cải cách hành chính giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Thành phố đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" với hai phương án. Thứ nhất là, củng cố nâng cao hiệu lực của các Trung tâm một đầu mối trong việc tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ hành chính. Thứ hai là, phối hợp cơ chế một đầu mối trong tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ hành chính với cơ chế cung cấp dịch vụ công theo hướng khắc phục nhược điểm, phát huy và kết hợp ưu điểm của Trung tâm một đầu mối với Trung tâm dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên, chúng ta không khỏi băn khoăn là tại sao tới nay vẫn còn 15/27 sở, ngành ( chiếm 55% tổng số các sở, ngành) chưa áp dụng cơ chế "một cửa" và cũng không có báo cáo gì về vấn đề này cho Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Thành phố? Phải chăng cơ chế "một cửa" còn có chỗ nào không phù hợp nên các sở, ngành chưa áp dụng? Quả là cơ chế "một cửa" cũng còn có chỗ chưa phù hợp. Như chúng ta đã biết, để thực hiện cơ chế "một cửa", phải có bộ máy, đó là Trung tâm một đầu mối. Trung tâm một đầu mối của các đơn vị trong Thành phố hiện nay đều có chức năng tiếp nhận và hoàn trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của công dân theo thẩm quyền được Thành phố phân cấp cho quận, huyện hoặc uỷ quyền cho sở, ngành. Các trung tâm này trong Thành phố chưa có tên giao dịch chung, mỗi nơi gọi mỗi tên khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều có chức năng và nhiệm vụ giống nhau, đó là tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính theo 4 nội dung công khai : Công khai công chức nhận, hoàn trả hồ sơ (mỗi công chức đều phải đeo biển hiệu có ghi họ tên, chức vụ); công khai điều kiện cần và đủ để thụ lý hồ sơ; công khai thời hạn hoàn trả hồ sơ; công khai phí, lệ phí giải quyết hồ sơ. Các quận, huyện đặt Trung tâm một cửa trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện do chánh, phó văn phòng trực tiếp điều hành. Các sở, ngành đặt Trung tâm một cửa trực thuộc phòng hành chính do trưởng, phó phòng hành chính trực tiếp điều hành. Công chức làm nhiệm vụ tiếp dân, hoàn trả hồ sơ hành chính tại Trung tâm một đầu mối được điều động biệt phái từ các phòng chuyên môn, vừa chịu sự quản lý hành chính của người phụ trách Trung tâm, vừa chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của trưởng các phòng, ban chuyên môn. Qua thời gian vận hành, tới nay, Trung tâm một đầu mối đã bộc lộ một số hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là tính chất không triệt để của nó. Đó là: Một là, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về dịch vụ hành chính của công dân. Hai là, chưa được giao nhiệm vụ tiếp nhận và hoàn trả toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của một cấp hành chính. Ba là, mới chỉ khắc phục được sự phiền hà trong phạm vi cấp hành chính, chưa được tiến hành đồng bộ giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp chính quyền quận huyện. Bốn là, chưa có địa vị pháp lý trong bộ máy hành chính như các cơ quan chuyên môn ; mô hình tổ chức chưa ổn định, cán bộ công chức chưa yên tâm làm nhiệm vụ. Năm là, lãnh đạo các ngành, các cấp chưa quan tâm đầy đủ đến Trung tâm một cửa về cơ sở vật chất và bồi dưỡng kỹ năng cũng như các điều kiện làm việc khác cho công chức thực thi công vụ. Sáu là, một số khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết như : Các văn phòng của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các phòng hành chính của các sở, ngành chưa bao quát hết được công việc của bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính. Phần lớn công chức được giao tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cần thiết, một số khác thực hiện qui chế chưa nghiêm, gây phiền hà cho công dân. Một số phòng, ban chức năng chưa tự giác chấp hành qui chế tiếp nhận hồ sơ hành chính, tự ý không qua bộ phận "một cửa", xử lý sai qui trình...Ngoài ra, một số văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên chưa rõ ràng, còn chồng chéo về thẩm quyền xử lý ; phân cấp giữa Thành phố với quận, huyện trong một số lĩnh vực chưa hợp lý, gây tranh luận giữa công chức thực thi công vụ với công dân. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cán bộ chưa hợp lý, phân phối còn mang tính bình quân. Do đó, công chức giỏi nghiệp vụ chỉ muốn làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, không muốn làm việc tại phòng tiếp dân, hoàn trả hồ sơ. Thực chất của Cải cách hành chính, áp dụng cơ chế "một cửa" trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như các địa bàn khác trong cả nước là để cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân ; là thay đổi quan điểm và phương thức phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước từ thói quen cửa quyền xin - cho, dành thuận lợi cho người quản lý trước đây sang thói quen phục vụ của người công chức - công bộc, nhận khó khăn về mình, dành thuận lợi cho nhân dân ; vì lợi ích của nhân dân và nhân dân là người được hưởng lợi ích trực tiếp của cuộc Cải cách hành chính, của việc áp dụng cơ chế "một cửa". Do đó, chính người công chức trong bộ máy hành chính phải tự sửa mình, phải từ bỏ đặc quyền, đặc lợi, cùng với những tập quán, thói quen cố hữu là tàn dư xấu của bộ máy hành chính quan liêu để lại. Làm được điều này trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và đặc biệt là trong khi chế độ tiền lương , còn nhiều bất hợp lý làm cho đại bộ phận cán bộ, công chức có thu nhập thấp, chưa sống được bằng thực chất đồng lương của mình thì quả là một điều không dễ. Nhưng, chẳng lẽ phải chờ Cải cách tiền lương xong, bảo đảm được đời sống cho cán bộ công chức mới tiến hành Cải cách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa"? Cho nên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội của ta hiện nay và trong khi tính tự giác của đội ngũ cán bộ công chức chưa cao, chưa có được phẩm chất xã hội chủ nghĩa như Bác Hồ nói "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa" thì Cải cách hành chính, áp dụng cơ chế "một cửa" ở Hà Nội cũng như ở các địa phương khác trong cả nước cần có áp lực đủ mạnh từ trên xuống. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ đảng quyết tâm và có hành động cụ thể, thì nơi đó Cải cách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa" đạt được mục tiêu mong muốn Như vậy, quy chế “một cửa”, “một đầu mối” được thí điểm lần đầu tiên vào năm 1996 – 1997 tại UBND quận Ba Đình và UBND huyện Gia Lâm. Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ 01/01/2004 thực hiện quy chế “một cửa” đối với các cơ quan hành chính cấp sở, UBND các quận, huyện; tháng 7/2004 thực hiện thí điểm đối với một số xã, phường; từ 01/01/2005 thực hiện đồng loạt đối với các xã, phường, thị trấn. Rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chỉ đạo thực hiện mô hình tập trung một đầu mối từ những năm trước, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ giữa ngành và cấp, liên thông giữa từ các sở đến UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn, kết hợp chặt chẽ giữa cả cách TTHC với tin hoá quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC và chuyên môn hoá công chức tiếp nhận hồ sơ hành chính (HSHC), chấm dứt tình trạng các phòng chuyên môn cử cán bộ tiếp nhận (HSHC). Tính đến nay, 100% cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, bao gồm 26 sở, ban, ngành, 14/14 quận, huyện, 232/232 xã, phường, thị trấn đang thực hiện quy chế “một cửa”. Nhìn chung, UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cải tạo trụ sở và trang bị cơ sở vật chất. Đến 31/12/2005 đã có 32/39 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các Sở, UBND các quận, huyện của Thành phố đã kết nối với cổng giao tiếp điện tử Hà Nội để công khai toàn bộ danh mục, quy trình, thời gian, lệ phí giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận. 1.4.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh Quy chế “một cửa” được thí điểm theo hướng “một cửa, một dấu” tại 3 đơn vị là quận I, quận V và huyện Củ Chi. Theo mô hình này, trong mọi hoạt động, điều hành, các phòng chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện cùng sử dụng duy nhất một dấu quốc huy của UBND; chủ tịch UBND uỷ nhiệm cho một số trưởng phòng ký một số loại văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn; chủ tích trực tiếp ký hoặc phân công, phó chủ tịch và một số uỷ viên uỷ ban ký giải quyết và đóng dấu “quốc huy” các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND. Từ năm 2003 đến nay, một số quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh thành lập tổ nghiệp vụ hành chính thuộc Văn phòng HĐND-UBND quận, huyện; giao cho tổ này làm nhiệm vụ thụ lý các hồ sơ có tính chất ít phức tạp mà không phải chuyển cho phòng chuyên môn thụ lý. Từ đầu năm 1998, các sở-ngành tại TPHCM đã thực hiện thống nhất cơ chế “một cửa” và các quận-huyện thực hiện thống nhất cơ chế “một cửa, một dấu”, phần lớn các thủ tục hồ sơ hành chính đã được đơn giản hóa, một số thủ tục không còn phù hợp cũng được loại bỏ. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân cán bộ rõ ràng. Mối quan hệ phối hợp trong giải quyết công việc từng bước đồng bộ, chặt chẽ. Điển hình nhất là việc giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ ở Sở Tài nguyên và Môi trường; giải quyết hồ sơ xin cấp phép đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước Ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; làm thủ tục cấp mã số thuế và hoàn thuế tại Cục Thuế TP v.v... Tuy nhiên, cơ chế “một cửa” đang được thực hiện tại TP, cũng như các địa phương hiện nay, mới chỉ có kết quả tại mỗi sở-ngành, quận-huyện, mà chưa tạo được kết nối liên thông, liên ngành giữa các ngành, các cấp. Từ đó có sự “đứt khúc” trong quan hệ phối hợp công việc, gây vướng mắc, chồng chéo, thậm chí còn trở ngại lẫn nhau giữa các cơ quan. Hồ sơ hành chính có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc nhiều cơ quan, đơn vị thì tổ chức và người dân vẫn còn phải tự liên hệ qua nhiều cửa, tại nhiều đơn vị. Để khắc phục tình trạng tồn tại nêu trên, TPHCM đã áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa, liên thông”. Mô hình này có thể được coi là bước tiếp nối hay một cấp độ cao hơn của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Và nó đã từng bước khắc phục được tình trạng “đứt khúc”, thiếu đồng bộ trong mối quan hệ công tác giữa các sở-ngành, quận-huyện, phường-xã, thị trấn mà TPHCM gặp phải trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa”. Quá trình Cải cách hành chính tại TPHCM cho thấy cơ chế “một cửa” có thể áp dụng cho tất cả các quy trình giải quyết các quan hệ hành chính giữa công dân với cơ quan hành chính. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được quy trình thực hiện các giao dịch hành chính sau “một cửa” nhằm đảm bảo tính thông suốt, đơn giản, gọn và có khả năng theo dõi từ khâu đầu đến khâu cuối. Thực tiễn cho thấy khó khăn, phức tạp nhất trong cơ chế “một cửa” là vấn đề tạo được mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan, các đơn vị khi tham gia vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Làm sao cho quy trình ấy thực hiện một cách đồng bộ, liên hoàn, tạo thành “dòng chảy” công việc giữa các cơ quan, các cấp có thẩm quyền. Từ những thực tế đã và đang diễn ra khi áp dụng mô hình “một cửa” thời gian qua, có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc trong thực hiện cơ chế “một cửa” tại TPHCM: Thứ nhất, xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các quan hệ hành chính (quan hệ về thủ tục hành chính, quan hệ công việc) và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp. Thứ hai, xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan hệ hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau. Thứ ba, xác định và xây dựng hệ thống chuẩn hóa về văn bản, hồ sơ, tính pháp lý kèm theo, xác nhận về chuyên môn, chuyên ngành, định mức và tiêu chuẩn cần phải tuân thủ cần thiết cho từng khâu, từng công đoạn thuộc quy trình. Khi các quy định về pháp lý đối với chức năng, thẩm quyền và thủ tục cho việc thực hiện quan hệ hành chính đã được xác định rõ ràng, đầy đủ thì công việc của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ rất thuận lợi trong việc thiết lập và bảo đảm sự vận hành các quy trình theo cơ chế “một cửa”. Thứ tư, một trong những vấn đề được chú trọng trong nền hành chính hiện đại là sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ quan trọng trong tiến trình Cải cách hành chính. Hệ thống công nghệ thông tin sẽ tham gia, hỗ trợ cho việc liên kết, phối hợp giữa các khâu tác nghiệp, giữa các cơ quan, đơn vị chức năng cùng tham gia xử lý và giải quyết. 1.4.3. Tại một số địa phương khác Thành phố Đà Nẵng có sáng kiến giao cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư nước Ngoài thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận toàn bộ việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trong lĩnh vực đầu tư nước Ngoài . Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đưa máy xếp hàng vào bộ phận tiếp nhận HSHC để giảm bớt thời gian chờ đợi của công dân, tổ chức khi đến nộp HSHC. Huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có sáng kiến hợp nhất với bộ phận tiếp nhận HSHC của UBND huyện với văn phòng đăng ký chuyển quyền sử dụng đất. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) có sáng kiến thành lập trung tâm nghiệp vụ hành chính công. Trung tâm nghiệp vụ hành chính công của thành phố Huế là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, được giao tiếp nhận và giải quyết một số TTHC mà không cần qua phòng chuyên môn. Chương 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH. 2.1. Quá trình tổ chức thực hiện Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND huyện Đông Anh được thành lập theo Quyết định số: 156/2003/QĐ- UB ngày 11/11/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội và Quyết định số: 1153/ QĐ- UB ngày 29/12/2003 của UBND huyện Đông Anh về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng HĐND và UBND Huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Sau đây gọi tắt là Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính ) có chức năng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết đối với các loại thủ tục hành chính sau đây: 1) Tiếp nhận và giải quyết các chế độ chính sách về Bảo hiểm xã hội. 2) Cấp, đổi, sửa phiếu khám chữa bệnh BHYT. 3) Chứng thực: - Bản sao giấy tờ, văn bằng chứng chỉ bằng tiếng Việt. - Chữ kí của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự trong nước. - Hợp đồng giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng. - Văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. 4)Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận và điều động nhân sự, thi tuyển công chức, tuyển lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, duyệt biên chế. 5) Cấp phát ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách. 6) Thẩm định hồ sơ quyết toán và cấp kinh phí có tính chất xây dựng. 7) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 8) Chuyển đổi quyền sử dụng đất. 9) Cấp giấy phép xây dựng. 10) Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình xây dựng. 11) Tiếp nhận và giải quyết các chế độ chính sách về LĐTB & XH. 12) Giải quyết chế độ về thờ cúng liệt sỹ. 13) Cấp, đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20541.doc
Tài liệu liên quan