Lời nói đầu
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, một nước không thể và không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của mình mà không có sự trao đổi hợp tác với các nước khác. Do đó, Thương mại quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế. Nó kéo theo nhu cầu trao đổi tiền tệ để thanh toán việc mua bán hàng hoá giữa các nước. Và hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ ra đời chủ yếu để thoả mãn nhu cầu với ngoại tệ trong thương mại quốc tế.
Hoạt động
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ Kế toán & nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán mà hàng hoá chính là “tiền”. Do đó, nó không chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tê mà còn kinh doanh nó. Hoạt động kinh doanh loại hàng hoá cũng dễ đem lại rủi ro do sự biến động giá trị của nó dưói tác động của rất nhiều nhân tố. Sự biến động này có thể biến một ngưòi trở thành tỷ phú nhưng cũng có thể làm một ngân hàng nổi tiếng của Anh bị phá sản sua một đêm hay có thể lâm vào khủng khoảng, hàng triệu người mất việc làm, sự phát triển kinh tế bị lùi lại cả thập kỷ.
Cùng với quá trình đổi mới, chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoà nhập kinh tế thế giới, tạo lập sự đồng bộ và thực hành các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái. ở nước ta, hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung còn khá mới mẻ đối với các NHTM nên còn có nhiều hạn chế và bất cập do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Vấn đề đặt ra với các nhà Ngân hàng hiện nay là phải nắm vững được bản chất, đặc điểm cũng như xu hướng của thị trường ngoại hối để tìm ra cho mình các biện pháp hướng đi phù hợp, kịp thời để kinh doanh một cách hiệu quả loại hàng hoá này mau chóng bắt kịp được với thị trường quốc tế.
Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương là một đơn vị cũng gặp phải một số vướng mắc trong hoạt động mới mẻ này. Bởi quy mô còn nhỏ bé lại hoạt động
trên một địa bàn không thực sự thuận lợi về môi trường kinh tế. Trong địa bàn huyện Gia lâm thuộc ngoại thành Hà Nội không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn cộng với địa thế nằm cách xa trung tâm thủ đô nơi có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài. Bởi vậy, để vượt qua những khó khăn này, đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực đổi mới không ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng mình.
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng, trên cơ sở kiến thức đã được tích luỹ qua các bài giảng về lý thuyết của giảng viên tại trường HVNH và qua nghiên cứu tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, nhận thấy sự cấp thiết của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng, em mạnh dạn chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương”
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về kế toán kinh doanh ngoại hối trong các NHTM
Chương II: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghịêp vụ kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương.
Để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn, các cán bộ của NHCT Chương dương đã tận tình giúp em trong quá trình thực tập. Song do kiến thức tích luỹ còn chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các cán bộ NHCT Chương Dương cùng các bạn.
Chương I
Lý luận chung về kế toán kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại
I- Những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối
1- Khái niệm về thị trường hối đoái
- Ngoại hối: là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
- Thị trường hối đoái: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là các trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng mọi giao dịch mua bán các đồng tiền khác nhau có thể tiến hành trực tiếp với nhau.
2- Vai trò của thị trường hối đoái
Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Nó là nơi hình thành và tập trung quan hệ cung cầu ngoại hối của một đất nước hay một khu vực, thông qua quan hệ cung cầu tỷ giá được hình thành một cách khách quan. Đối với một quốc gia, tỷ giá phản ánh sức mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ, mặt khác, thông qua tỷ giá thì Nhà nước có thể tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường theo định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có thể tiếp nhận các nguồn tài trợ, đầu tư từ bên ngoài vào thì thị trường ngoại hối là kênh dẫn vốn ngoại tệ của thị trường vốn. Không có thị trường hối đoái, vốn ngoại tệ chuyển tải vào nền kinh tế quốc dân chỉ có thể thông qua một cơ chế tài chính phi thị trường. Khi đó hiệu quả của nó sẽ suy giảm đi rất nhiều.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay là thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thị trường hối đoái đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.
Với vai trò như vậy, thị trường ngoại hối là điều kiện không thể thiếu được đối với hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế.
3. Cấu trúc của thị trường hối đoái
Thị trường liên ngân hàng
NHTM
Khách hàng mua ngoại tệ
NHTM
Khách hàng bán ngoại tệ
Sở giao dịch ngoại tệ
Người môi giới
Người môi giới
Về mặt cấu trúc, thị trường ngoại hối không phức tạp lắm. Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, thị trường gồm có hai loại: thị trường có tổ chức và thị trường không có tổ chức. ở các nước có nền kinh tế thị trường ngoại hối phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Singapo, thị trường có tổ chức rất mạnh khiến cho thị trường không có tổ chức hầu như bị xoá sổ. ở các nước này cấu trúc thị trường ngoại hối có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
4- Các thành viên tham gia thị trường hối đoái:
Có nhiều thành viên tham gia vào thị trường hối đoái với nhiều mục đích khác nhau.Trong đó, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các tập đoàn lớn, nhà môi giới và ngân hàng Trung ương.
4.1- Các Ngân hàng thương mại (NHTM )
Các ngân hàng thương mại là các chủ thể chính tham gia vào thị trường hối đoái bởi 90% các giao dịch trên thị trường hối đoái là các giao dịch giữa các NHTM. Các giao dịch này được tiến hành trên thị trường liên ngân hàng, là trung tâm của thị trường hối đoái.
Các NHTM chủ yếu làm trung gian thực hiện sự uỷ thác của các khách hàng của họ và cũng chủ động tham gia kinh doanh với vốn của họ.
4.2- Các công ty xuất nhập khẩu
Các công ty thực hiện việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là để tự bảo hiểm đối với các rủi ro do những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra. Các giao dịch mua ngoại tệ giữa các công ty và các ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các giao dịch trên thị trường hối đoái.
4.3- Các nhà môi giới hối đoái
Là những người trung gian giữa các ngân hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau. Nhà môi giới thường xuyên cung cấp cho ngân hàng:
- Những thông tin đang xảy ra trên thị trường một cách kịp thời.
- Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi, do đó tránh được việc phải hỏi trực tiếp hết ngân hàng này đến ngân hàng khác.
- Đảm bảo sự vận hành tốt của cơ chế thị trường về quyền lợi, nhà môi giới được nhận một khoản phí (gọi là hoa hồng môi giới) do người mua và người bán trả.
4.4- Các Ngân hàng Trung ương (NHTW)
Sự có mặt của các NHTW trên thị trường hối đoái là hết sức cần thiết nhằm thực hiện chức năng là ổn định thị trường, phục vụ chính sách quản lý ngoại hối quốc gia và can thiệp để hạn chế biến động lớn về tỷ giá có thể xảy ra nhằm ổn định sức mua của đồng nội tệ. Sự can thiệp này bằng cách là người mua vào hay bán ra cuối cùng trên thị trường hối đoái nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi.
II- Các loại hình giao dịch trên thị trường hối đoái:
Thị trường giao ngay (Spot market)
Là thị trường mà tại đó các giao dịch mua, bán và thanh toán giữa các đồng tiền khác nhau diễn ra đồng thời và ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, thời hạn thanh toán có thể được kéo dài từ 1 đến 2 ngày làm việc nhằm kiểm tra, hoàn tất các công việc giấy tờ và thủ tục thanh toán. Tỷ giá giao ngay được xác định trên thị trường biểu diễn số lượng của một đồng tiền này trên một đơn vị đồng tiền khác.
- Tỷ giá chéo: là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được xác định dựa trên yết giá giữa đồng tiền này với đồng tiền thứ 3.
Chẳng hạn như: USD/VND =14550
GBP/USD = 0,6112
GBP/VND = 0,6112 x 14550
2- Thị trường giao dịch kỳ hạn ( Forward)
Là thị trường mà việc ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận ngoại hối không đồng thời, ký kết hợp đồng hôm nay nhưng giao nhận và thanh toán
ngoại hối trong tương lai do hai bên thoả thuận.
Một giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ sẽ tiến hành sau một thời gian nhất định (thường 1 tháng đến 1 năm) theo một tỷ giá thoả thuận khi ký kết hợp đồng.
3- Giao dịch hối đoái Futures
Khác với giao dịch Forward, thực hiện qua điện thoại, telex thì giao dịch hối đoái Futures được diễn ra ở địa điểm cụ thể như ở các sàn giao dịch. Tại đây, các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới. Đặc điểm nổi bật của loại giao dịch này là tiêu chuẩn hoá cao.
Tỷ giá trong giao dịch Futures thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn do chi phí trong giao dịch Futures cao hơn.
4- Giao dịch hối đoái hoán đổi ( Swap )
Nghiệp vụ Swap trên thị trường hối đoái là hình thức kết hợp đồng thời hai giao dịch hối đoái, một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kỳ hạn theo hướng ngược lại, được thực hiện cùng một khoản đối ứng. Cơ sở của nghiệp vụ Swap là sự cam kết song phương giao vào một ngày nhất định với một số lượng cố định đồng tiền này lấy một số lượng biến đổi một đồng tiền khác trong một thời hạn xác định với lời hứa lẫn nhau hoàn lại vốn khi tới kỳ hạn. Giao dịch Swap gồm hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Như vậy, nghiệp vụ Swap không những kiếm được lãi mà còn phòng chống được rủi ro tiền tệ biến động.
5. Nghiệp vụ Arbitrage
Sự chu chuyển vốn có hiệu quả và trôi chảy được trong thị trường hối đoái là nhờ một phần có nghiệp vụ tự bảo hiểm, nghiệp vụ đầu cơ và nghiệp vụ arbitrage. Nói một cách tổng quát, nghiệp vụ Arbitrage là một nghiệp vụ hối đoái lợi dụng sự chênh lệch về tỷ giá đồng thời trên nhiều thị trường để kiếm lời. Tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.
6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quyền chọn (Options)
Quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán quyền chọn mua ( call option ) hay quyền chọn bán ( put option) một số lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm cụ thể.
Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh XNK, các nhà đầu tư.
III. NHTM và hoạt đông kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1. Vai trò của NHTM
NHTM có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày càng quốc tế hoá hiện nay thì vai trò của nó không thể thiếu được.
2.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM
2.1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hoạt động của các NHTM
Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trước hết xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng bởi mục đích chính của hoạt động ngân hàng là cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế được mở rộng và nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng cũng tăng lên. Do đó, ngân hàng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
để cân bằng các dư thừa về cung cầu ngoại tệ.
Mục đích của ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại hối là nhằm:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán hiệu quả trong hoạt động trao đổi kinh tế đối ngoại thông qua bản tệ. Cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ thuận lợi, các thông tin về thị trường hối đoái diễn bến tỷ giá từ các thị trường ngoại hối quốc tế. Tư vấn cho các khách hàng về xu hướng biến động tỷ giá trong tương lai.
- Tăng thu nhập cho Ngân hàng đại lý và mạng lưới thanh toán quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín trong giới tài chính quốc tế.
- Tạo khả năng tiếp nhận tín dụng của nước ngoài bằng bản tệ tại ngân hàng trong nước.
- Quản lý trạng thái hối đoái của ngân hàng cho mỗi loại ngoại tệ được duy trì ở mức mà ngân hàng mong muốn nhằm hạn chế rủi ro. Như vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối thể hiện là điều kiện thiết yếu cho sự hoạt động của các nghiệp vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế.
2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng
thương mại
Kinh doanh ngoại hối đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận đáng kể. Nó là công cụ phòng chống rủi ro nhất là rủi ro tỷ giá khi ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ Forward, Swap, Option. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho việc đang đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng. Nhờ có hoạt động kinh doanh ngoại hối mà một số ngân hàng có thể giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Từ đó nâng cao được vị thế của ngân hàng trên thị trường quốc tế qua chất lượng các giao dịch quốc tế.
2.3. ưu thế của Ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngoại hối
Với tư cách là một tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng, NHTM có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại luôn thích ứng với nhu cầu đổi mới công nghệ như hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị văn phòng. Thêm vào đó là đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. NHTM giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động thanh toán quốc tế mà các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn có mối quan hệ gắn bó với các nghiệp vụ này bởi cùng xuất phát từ sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Bởi thế việc tiến hành kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại một mặt bổ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế, một mặt nhờ đó phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được hoạt động trên phạm vi quốc tế và mối quan hệ này ngày càng được mở rộng cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn được tiến hành trên thị trường có quy mô quốc tế. Những lợi thế này giúp ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thường xuyên liên tục và chính xác như đòi hỏi đặt ra của thị trường hối đoái mà không một tổ chức nào có thể sánh được.
IV. Nghiệp vụ kế toán kinh doanh ngoại tệ.
A- Những vấn đề chung về hoạt động ngoại tệ của NHTM.
Theo Luật tổ chức tín dụng quy định:" Tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại tệ phải được phép của ngân hàng nhà nước và phải chấp nhận quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối".
1.Một số nguyên tắc nhận tiền gửi và cho vay ngoại tệ đối với khách hàng.
Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng
Khách hàng mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng dưới hai hình thức:
- Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn: nhằm mục đích thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ, trả nợ vay ngân hàng , nợ vay nước ngoài, mua bán ngoại tệ với NHTM, góp vốn đầu tư và thanh toán các khoản chi khác ra
nước ngoài theo quy định.
- Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn: khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích hưởng lãi. Ngân hàng phải đảm bảo chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoantrong phạm vi số dư trên tìa khoản của họ.
1.2. Cho vay ngoại tệ đối với khách hàng:
Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ nhưng các doanh nghiệp không được cho vay lẫn nhau bằng ngoại tệ. Ngân hàng có thể cho vay bằng ngoại tệ qua các hình thức: bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ.
2. Mua bán ngoại tệ
Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) và trên thị trường liên ngân hàng. Một số vấn đề liên quan đến mua bán ngoại tệ bao gồm:
2.1.Tỷ giá mua bán ngoại tệ
Tỷ giá mua bán ngoại tệ gồm hai loại : tỷ giá trên thị trường khách hàng và trên thị trường liên ngân hàng.
- Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường khách hàng: các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá này hàng ngày. Gồm:
+ Tỷ giá giao ngay (Spot): áp dụng cho nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đối với khách hàng được kế toán hạch toán vào sổ sách kế toán sau 2 ngày ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ.
+ Tỷ giá mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward): áp dụng cho nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đối với khách hàng được kế toán hạch toán sau n ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán.
- Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng: được hình thành trong quá trình giao dịch theo các quy định về tỷ giá hiện hành. Để có cơ sở tham khảo hàng ngày, NHNN sẽ thông báo tỷ giá chính thức của USD/VND cũng như với một số ngoại tệ khác.
2.2. Hoạt động mua bán ngoại tệ
Hoạt động mua bán ngoại tệ được diễn ra rất sôi động trên thị trường hiện nay tuy nhiên nó bao gồm hai hình thức chính sau đây:
- Mua bán ngoại tệ đối với khách hàng: trong phạm vi nguồn ngoại tệ của ngân hàng, ngân hàng có thể bán ngoại tệ cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu (thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, trả nợ vay, đi du lịch, công tác nước ngoài). Ngân hàng cũng được phép mua ngoại tệ của doanh nghiệp hoặc cá nhân bằng ngoại tệ tiền mặt hay ngoại tệ chuyển khoản.
- Hoạt động về mua bán ngoại tệ tại thị trường liên ngân hàng: Thị trường ngoại tệ ngân hàng do NHNN tổ chức và chỉ đạo nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các Hội sở chính của NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ với nhau cũng như giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước qua sở giao dịch ngân hàng nhà nước.
2.3. Thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mua bán ngoại tệ:
- Thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mua bán ngoại tệ được tính theo phương pháp trực tiếp. Mức thuế suất hiện nay là 10%.
- Phương pháp tính thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x thuế suất.
Trong đó:
Doanh số bán
Doanh số mua ngoại
Giá trị gia tăng
=
ngoại tệ tính
-
tệ tương ứng với bán
bằng VND
ra VND
Doanh số mua
Số lượng
Tỷ giá mua bình
ngoại tệ tương
=
ngoại tệ
x
quân ra quyền
ứng với bán ra
bán ra
bằng VND
3. Nguyên tắc hạch toán kế toán ngoại tệ
Từ ngày 01/ 4/1989, các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ đều áp dụng phương pháp hạch toán theo nguyên tệ. Phương pháp này đã phản ánh chính xác tình hình tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng và khắc phục được chênh lệch tỷ giá do biến động tỷ giá. Theo phương pháp này hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp bằng ngoại tệ, tiền Việt nam đồng được quy đổi ra từ hạch toán tổng hợp từng loại ngoại tệ. Chứng từ thanh toán ngoại tệ ở trong nước cũng như thanh toán với nước ngoài chỉ ghi bằng ngoại tệ khi hạch toán và sổ hạch toán phân tích.
B- Quy trình hạch toán kinh doanh ngoại tệ:
1. Phương pháp kế toán các hợp đồng mua bán giao ngay ( Spot)
1.1. Trên thị trường khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân)
- Trường hợp 1: Ngân hàng mua ngoại tệ giao ngay
+ Tại thời điểm giao dịch, căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết, NH và khách hàng sẽ thỏa thuận các điều khoản trên hợp đồng (số lượng ngoại tệ NH mua, khách hàng mua ngoại tệ, tỷ giá, ngày thực hiện hợp đồng..). Căn cứ vào hợp đồng, kế toán sẽ ghi :
Nhập TK ngoại bảng: Cam kết mua ngoại tệ giao ngay.
+ Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng giao ngay, khách hàng phải có sẵn nguồn để bán ngoại tệ cho NH.
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Xuất TK ngoại bảng : Cam kết mua ngoại tệ giao ngay
Và đồng thời, hạch toán:
Nợ: TK ngoại tệ tiền mặt hoặc TK thích hợp : lượng Ntệ mua
Có: TK mua bán ngoại tệ kinh doanh : lượng Ntệ mua
và
Nợ : TK Thanh toán mua bán Ntệ : lượng Ntệ mua x tỷ giá mua
Có : TK tiền gửi KH : lượng Ntệ mua vào x tỷ giá mua
- Trường hợp 2: ngân hàng bán ngoại tệ giao ngay:
Tại thời điểm giao dịch (G), căn cứ tỷ giá bán niêm yết, ngân hàng và khách hàng sẽ thoản thuận các điều khoản trên hợp đồng (số lượng ngoại tệ NH bán, tỷ giá, ngày thực hiện hợp đồng)
Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi:
Nhập TK ngoại bảng : Cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn
Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng giao ngay (G + 2), căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Xuất TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ giao ngay
Đồng thời, hạch toán:
Nợ: TK mua bán Ntệ kinh doanh : lượng ngoại tệ bán ra
Có: TK Ntệ tiền mặt hay TK thích hợp : lượng ngoại tệ bán ra
Và
Nợ : TK tiền gửi khách hàng : lượng ngoại tệ bán x tỷ giá
Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ: lượng ngoại tệ bán x tỷ giá
1.2. Trên thị trường liên ngân hàng
Nghiệp vụ này chỉ diễn ra tại Hội sở chính NHCT Việt Nam. Mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH thường được thực hiện với các giao dịch có giá trị lớn. NHTM tham gia trên thị trường này nhằm:
Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng của mình
- Kinh doanh ngoại tệ
- Giảm thiểu rủi ro về tỷ giá
Khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ, các ngân hàng thành viên chủ động giao dịch với các ngân hàng thành viên khác thông qua các phương tiện thông tin như điện thoại, mạng vi tính....
Sau khi thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ đã được ký kết, đến ngày thực hiện hợp đồng, các ngân hàng thành viên phải chủ động chuyển khoản ngoại tệ hay VND thông qua NHNN.
Đối với NH thương mại mua ngoại tệ
Kế toán ghi:
Nợ: TK thanh toán mua bán Ntệ : giá trị VND chi ra để mua ngtệ
Có:TK tiền gửi VND tại NHNN : giá trị VND chi ra để mua ngtệ
Đồng thời:
Nợ : TK tiền gửi ngoại tệ tại NHNN : lượng ngoại tệ mua vào
Có: TK ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ mua vào
Đối với NH thương mại bán ngoại tệ:
Kế toán ghi:
Nợ : TK tiền gửi VND tại NHNN : giá trị VND thu về do bán ngtệ
Có : TK thanh toán mua bán Ntệ : giá trị VND thu về do bán Ntệ
Đồng thời:
Nợ : TK ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ bán ra
Có : TK tiền gửi ngtệ tại NHNN: lượng ngoại tệ bán ra
2. Phương pháp kế toán các hợp đồng mua bán kỳ hạn ( Forward )
2.1- Tại thị trường khách hàng
* Ngân hàng bán ngoại tệ: tại thời điểm giao dịch, căn cứ tỷ giá bán niêm yết
ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận các điều khoản trên hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi:
Nhập TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn
Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Xuất TK ngoại bảng: Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn
Đồng thời, hạch toán;
Nợ : TK mua bán ngoại tệ : lượng ngoại tệ bán ra
Có : TK ngoại tệ tiền mặt hoặc TK thích hợp: lượng Ntệ bán ra
Và
Nợ: TK tiền gửi của khách hàng : lượng ngoại tệ bán x tỷ giá bán
Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ : lượng Ntệ bán x tỷ giá bán
* NH mua ngoại tệ kỳ hạn: tại thời điểm giao dịch căn cứ tỷ giá niêm yết, ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận các điều khoản trên hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi:
Nhập TK ngoại bảng: Cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn
Việc thanh toán có hiệu lực vào ngày đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Xuất TK ngoại bảng : Cam kết mua ngoại tệ kỳ hạn
Đồng thời, hạch toán:
Nợ: TK ngoại tệ tiền mặt hay TK thích hợp : lượng ngoại tệ mua vào
Có : TK mua bán ngoại tệ kinh doanh : lượng ngoại tệ mua vào
Và
Nợ : TK thanh toán mua bán ngoại tệ: lượng ngtệ mua vào x tỷ giá
Có : TK tiền gửi của KH : lượng ngoại tệ mua vào x tỷ giá
2.2. Tại thị trường liên ngân hàng
Giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn
Theo quy chế giao dịch hối đoái kỳ hạn, Ngân hàng mua ngoại tệ có thể phải đặt cọc (theo yêu cầu của bên bán). Mức đặt cọc do hai bên thoả thuận và ghi rõ từng hợp đồng. Số tiền đặt cọc được trả lại theo lãi suất tiền gửi tương ứng phù hợp với kỳ hạn các khoản đặt cọc. Dựa vào số tiền đặt cọc ghi trong hợp đồng, kế toán lập UNC chuyển tiền đặt cọc và hạch toán:
Nợ : TK 3610.1 : TK ký quỹ, cầm cố - ( nếu đặt cọc bằng VND )
Nợ : TK 3610.2 : TK ký quỹ, cầm cố - ( nếu đặt cọc bằng ngoại tệ )
Có : TK tiền gửi tại TCTD khác
Yêu cầu bên bán xác nhận đã nhận tiền đặt cọc. Đồng thời, hạch toán ngoại bảng:
Nhập TK ngoại bảng: Số Ntệ cam kết mua có kỳ hạn theo hợp đồng.
Đến ngày thanh toán ghi trên hợp đồng (việc chuyển tiền phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong hai ngày làm việc tiếp theo ngày hiệu lực), căn cứ vào hợp đồng kế toán thực hiện như giao dịch mua ngay:
Xuất TK ngoại bảng: Số Ntệ cam kết mua có kỳ hạn theo hợp đồng.
Giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn:
Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn đã được bên mua và bên bán ký kết, khi nhận được lệnh chi, báo Có hay giấy nộp tiền, chuyển tiền đặt cọc theo hợp đồng, kế toán đối chiếu với số tiền đặt cọc ghi trong hợp đồng, nếu thấy khớp đúng, kế toán hạch toán:
Nợ : TK thích hợp
Có : TK 4669.1 TK đảm bảo các khoản thanh toán khác (nếu đặt cọc
bằng VND )
Có : TK 4679.1 – TK đảm bảo các thanh toán khác (nếu đặt cọc bằng ngoại tệ )
Sau đó lập phiếu ngoại bảng:
Nhập TK 9234: Số ngoại tệ cam kết bán có kỳ hạn theo hợp đồng.
Đến ngày thanh toán ghi trên hợp đồng (việc chuyển tiền phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong 2 ngày làm việc tiếp theo ngày hiệu lực). Dựa vào hợp đồng đến hạn và phiếu giao dịch hay phiếu chuyển đổi ngoại tệ, kế toán thực hiện như giao dich mua bán ngay. Đồng thời hạch toán ngoại bảng:
Xuất TK 9234: Số ngoại tệ bán có kỳ hạn đã thanh toán
3. Kế toán về đánh giá lại ngoại tệ và kết quả kinh doanh ngoại tệ:
3.1- Đánh giá lại ngoại tệ tại NHNN
Định kỳ (tháng, quý, năm) ngân hàng tiến hành đánh giá lại giá trị ngoại tệ hiện có nhằm theo dõi xu hướng biến đổi của tỷ giá để đánh giá lại ngoại tệ. Ngân hàng thường sử dụng tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm đánh giá để đánh giá lại ngoại tệ.
+ Nếu đánh giá lại ngoại tệ làm cho giá trị ngoại tệ tăng lên, kế toán sẽ hạch toán giá trị ngoại tệ tăng lên:
Nợ : TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Có : TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
+ Nếu đánh giá lại ngoại tệ làm cho giá trị ngoại tệ giảm xuống, kế toán sẽ hạch toán giá trị ngoại tệ giảm.
Nợ : TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Có : TK thanh toán mua bán ngoại tệ
3.2. Kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ
Cuối tháng, cuối quý hay cuối năm, ngân hàng sẽ xác định kết quả kinh doanh liên quan đến mua bán ngoại tệ
Lãi
Doanh số
Doanh số mua
Kinh doanh
=
bán ngoại tệ
-
ngoại tệ tương ứng
Ngoại tệ
tính bằng VND
với bán ra (VND)
* Kế toán về thuế GTGT liên quan đến kinh doanh ngoại tệ phải nộp
Nợ : TK Chi nộp thuế về kdoanh ntệ (8310.01): thuế GTGT phải nộp
Có : TK thuế GTGT phải nộp về kdoanh ntệ(4631.01) : thuế GTGT phải nộp
Trong đó: thuế VAT phải nộp = lãi kinh doanh x 10%
* Kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ
+ Trường hợp NH có lãi về kết quả kinh doanh ngoại tệ thì kết quả ghi:
Nợ : TK thanh toán mua bán Ntệ kdoanh : Thu về lãi kinh doanh Ntệ
Có : TK thu về kinh doanh ngoại tệ : Thu về lãi kinh doanh ngoại tệ
+ Trường hợp NH lỗ về kết quả kinh doanh ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ : TK chi về kinh doanh ngoại tệ : Chi phí lỗ về kinh doanh ngtệ
Có : TK thanh toán mua bán Ntệ: Chi phí lỗ về kinh doanh ngtệ
Chương II
Thực trạng về kế toán kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực chương dương
I. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh NHCT Khu Vực Chương dương
1. Một số nét về Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
Nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, Gia lâm là một huyện mạnh về kinh tế có nhiều nghành nghề phát triển, một số nghành và sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam và một số thị trường nước ngoài như: nghành gốm sứ bát tràng, Công ty gạch Thạch bàn, Công ty Kim Khí Thăng Long, Công ty may Đức Giang…Dựa vào lợi thế trên, Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương đã tìm mọi biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng mình và đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi, từ đó khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế huyện Gia lâm nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương được thành lập từ tháng 8/1988, ban đầu là Chi nhánh của NHNN Việt Nam (đơn vị hạch toán trực thuộc NHTW) với cái tên là NH Nhà nước huyện Gia lâm. Đến năm 1988, NH Nhà nước tách ra thành các ngân hàng thương mại quốc doang, Ngân hàng Nhà nước huyện Gia lâm lúc này đã chuyển về phụ thuộc NHCT Việt Nam và tuân theo chế độ hạch toán báo sổ. Nhưng năm 1989, 1990 NHCT tiến hành hạch toán tại đơn vị, các Chi nhánh của nó hoạt động độc lập tương đối. Với phương châm chiến lược “ổn định, an toàn, hiệu quả”, đây không chỉ là mục tiêu xuyên suốt của Chi nhánh NHCT Chương Dương mà còn là mục tiêu của toàn hệ thống NHCT. Nhờ sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đó, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh, dịch vụ ngoại tệ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cả nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đến nay, Chi nhánh Chương Dương cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Đứng vững và phát triển trong cơ chế mới.
2 - Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương
2.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức điều hành của NHCT Chương Dương được cụ thể hoá trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị do hội đồng quản trị của NHCT TW phê chuẩn. Khi mới thành lập, Chi nhánh gồm 5 phòng ban với 89 cán bộ công nhân viên.
Ban giám đốc
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng TC hành chính
Phòng nguồn vốn
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Đến tháng 7/1993 thành lập Phòng Kiểm soát và Phòng giao dịch Yên Viên.
Đến tháng 1/1994 thành lập Phòng giao dịch Sài Đồng.
Đến tháng 1/1995 thành lập Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng giao dịch Đông Anh, nay đã nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam từ tháng 1/1997.
Hiện nay, Chi nhánh có khoảng trên 200 cán bộ công nhân viên với bộ máy tổ chức như sau:
Phòng kinh đoanh nội tệ
Phòng tổ chức hành chính
Ban giám đốc
Phòng tiền tệ kho quỹ
Chi nhánh NHCT khu vực
Yên Viên
Phòn._.g nguồn vốn
Phòng kinh doanh ngoại tệ
Chi nhánh NHCT khu vực Sài Đồng
Phòng kiểm soát
Phòng kế toán tài chính
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Chương Dương trong thời gian qua (1999-2001)
2.2.1. Công tác huy động vốn
Chi nhánh NHCT Chương Dương đã luôn chú trọng công tác huy động vốn bởi có nguồn vốn ổn định, mạnh mẽ sẽ giúp Chi nhánh chủ động trong kinh doanh. Với chính sách lãi suất, thời hạn linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường, Chi nhánh NHCT Chương Dương đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn Gia lâm và Hà Nội, nguồn vốn này luôn tăng trưởng trong các năm đặc biệt là nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bảng 1- Tình hình huy động vốn VND ở Chi nhánh NHCT Chương Dương qua các năm (1999-2001) đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/99
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
99/98
%
Số tiền
00/99
%
Số tiền
01/00
%
Tổng nguồn vốn huy động
764.907
138,5
1.211.758
158,4
1.667.343
137,6
Huy động bằng VND
690.278
125
1.056.120
153
1.281.278
121,3
Tiền gửi của TCKT
332.742
178,9
713.296
21,4
937.557
117,4
Tiền gửi tiết kiệm
351.075
104,4
334.300
95,2
416.388
124,5
Phát hành giấy tờ có giá
603
127,6
29
4,8
23.921
824,9
Nhận ký quỹ
5.858
72,7
8.495
145
3.412
40,2
( Báo cáo tổng kết NHCT Chương Dương từ năm 1999- 2001)
Từ bảng số liệu trên đã phản ánh tình hình nguồn vốn huy động qua các năm của chi nhánh có xu hướng tăng, ổn định và phát triển.
- Năm 1999, tổng nguồn vốn huy đồng là 764.907 triệu đồng, tăng 38,5% so với năm 1998 trong đó huy động từ VND đạt 690.278 triệu đồng, chiếm 90,2% trong tổng nguồn, huy động từ nguồn tiền gửi tiết kiệm đạt 351.075 triệu đồng, chiếm 45,9% trong tổng nguồn, huy động từ tiền gửi của TCKT là 332.742 triệu đồng, chiếm 43,5% trong tổng nguồn vốn huy động, nhận ký quỹ đạt 5.858 triệu đồng, chiếm 0,77% và kỳ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng thấp nhất 0,078% (603 triệu đồng).
- Đến cuối năm 2000, tổng nguồn đạt 1.211.758 triệu đồng trong đó VND đạt 1.056.120 triệu đồng, chiếm 87,2% so tổng nguồn (tăng 53% so với với năm 1999) trong đó huy động từ tổ chức kinh tế là 713.296 triệu đồng, chiếm 67,5% (tăng 114,4% so với năm 1999) trong tổng nguồn, từ các tiền gửi cá tiết kiệm là 334.300 chiếm 27,59% (giảm 4,8%), nhận ký quỹ đạt 8.495 triệu đồng, chiếm 0,7% và cuối cùng từ kỳ phiếu, trái phiếu là 29 triệu đồng, chỉ chiếm 0,002% trong tổng nguồn, giảm so với năm 99 là 574 triệu đồng.
- Đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được là 1.667.343 triệu đồng. Trong đó, VND đạt 1.281.278 triệu đồng, chiếm 76,4% so tổng nguồn (tăng so với năm 2000 là 21,3%), trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm đạt 416.388 triệu đồng, chiếm 25% tổng nguồn (tăng 24,5% so với năm 2000), từ TCKT là 837.557 triệu đồng, chiếm 50,2% tổng nguồn (tăng 17,4% so với năm 2000). Trong năm 2001, Chi nhánh đã tăng nguồn huy động thông qua việc phát hành giấy tờ có giá đạt 23.931 triệu đồng, chiếm 1,4% tổng nguồn (tăng hơn rất nhiều so với các năm trước nhưng việc nhận ký quỹ lại giảm 59,8%( chỉ đạt 3.412 triệu đồng).
Qua tình hình huy động vốn trên, Chi nhánh NHCT Chương Dương là một chi nhánh có ưu thế về huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng tiền gửi tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động được và tăng mạnh qua các năm. Đạt được điều này là do chi nhánh đã biết khai thác, tận dụng về địa điểm địa bàn nơi mình hoạt động: là một huyện ngoại thành rộng lớn, có nhiều nghành nghề phát triển lớn mạnh, nhiều mặt hàng phát triển mũi nhọn. Vì vậy, hoạt động thanh toán qua ngân hàng của các công ty, xí nghiệp đều thông qua Chi nhánh NHCT Chương Dương. Hơn nữa, do Chi nhánh áp dụng được chính sách khách hàng có hiệu quả: tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng, đảm bảo vui lòng khách hàng đến vừa lòng khách hàng đi, giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận lợi đã tăng thêm uy tín với khách hàng. Từ đó thu hút được nhiều đơn vị, các tổng công ty đến mở tài khoản giao dịch.
Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong nguồn vốn huy động do huyện Gia lâm là nơi tập trung đông dân cư nên tiền nhàn rỗi trong dân lớn. Ngoài hình thức nhận tiền gửi, Chi nhánh cũng phát hành các giấy tờ có giá, nhận ký quỹ bằng cả nội tệ và ngoại tệ với các kỳ hạn khác
Bảng 2- Tình hình huy động vốn ngoại tệ ( quy VND) so với tổng nguồn vốn huy động.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
TTrọng %)
Số tiền
TTrọng (%)
Số tiền
TTrọng (%)
Nguồn vốn
74.628
9,76
155.638
12,8
386.065
23,1
TG của TCKT
1.390
0,18
3.799
0,3
11.531
0,6
TG tiết kiệm
67.269
8,8
132.440
10,9
183.102
11
Kỳ phiếu, trái phiếu
5.969
0,78
19.399
1,6
191.432
11,5
( Nguồn: Bảng cân đối tài sản của Chi nhánh năm 1999-2001)
Qua bảng tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ ta thấy tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ ngày càng tăng. Năm 1999, vốn huy động bằng ngoại tệ là 74.628 triệu đồng, chiếm 9,76% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2000 số vốn huy động này đạt 155.638 triệu đồng, chiếm 12,8%, tăng 108% so với năm 99 và cuối năm 2001 số vốn huy động bằng ngoại tệ lên tới 386.065 triệu đồng, chiếm 23,1% trong tổng nguồn, tăng 148% so với năm 2000.
Từ đầu tháng 10/1990, dưới sự lãnh đạo của NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT Chương Dương đã mở thêm hình thức huy động mới là tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Từ đó đến nay, nguồn vốn này không ngừng tăng lên mặc dù khủng khoảng kinh tế ở Châu á đã làm cho tỷ giá biến động mạnh có ảnh hưởng lớn đến tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của dân cư, thể hiện: năm 1999 là 67.269 triệu đồng, chiếm 8,8% trong tổng nguồn thì đến ngày 31/12/2000 lên tới 132.440 triệu đồng, chiếm 10,9% trong tổng nguồn, tăng 97% so với năm 99. Đến năm 2001, nguồn huy động này đạt 183.102 triệu đồng, chiếm 11% tổng nguồn (tăng 39% so với năm 2000). Tuy tốc độ tăng của năm 2001, thấp hơn so năm 2000 nhưng Chi nhánh vẫn đáp ứng đủ lượng ngoại tệ cho tổ chức và đơn vị vay ngoại tệ kinh doanh, để mở L/C….
Nhìn chung, nguồn huy động bằng VND và ngoại tệ của Chi nhánh đều đạt những kết quả tốt. Chứng tỏ Chi nhánh Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng về ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn huy động.
2.2.2- Công tác sử dụng vốn
Nhờ có nguồn vốn tăng trưởng ổn định, chi nhánh NHCT Chương Dương đã tích cực mở rộng đầu tư, đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng hợp lý của khách hàng. Tổng dư nợ của ngân hàng nói chung tăng đều qua các năm .
Bảng 3- Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Chương Dương
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
99/98
(%)
Số tiền
00/99
(%)
Số tiền
01/00
(%)
NV huy động
764.907
138,5
1.211.758
158,4
1.667.343
137,6
Sử dụng vốn
609.698
135,6
981.802
161
1.632.523
166,3
HS sử dụng vốn
79,7
81
97,9
( Nguồn:Bảng cân đối tài sản của Chi nhánh NHTCT CD từ1999- 2001 )
Từ bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng liên tục.
Năm 1999 dư nợ là 609.698 triệu đồng với tốc độ tăng 35,6% so với năm 1998 và hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh đạt 79,7%. Năm 2000 dư nợ là 981.802 triệu đồng với tốc độ tăng 61% so với năm 1999, hiệu suất sử dụng vốn đạt 81%. Sang đến năm 2001, dư nợ đạt 1.632.523 triệu đồng, tăng 66,3% so với năm 2000 và hiệu suất sử dụng vốn đạt 97,9%. Như vậy, nguồn huy động của Chi nhánh tăng đều qua các năm và việc sử dụng vốn cũng tăng thể hiện rõ qua hiệu suất sử dụng vốn đạt tỷ lệ cao,
Chi nhánh Ngân hàng đã tận dụng hết được nguồn huy động để đảm bảo chất lượng tín dụng luôn đạt hiệu quả tốt.
Bảng 4- Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Chương Dương
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Tổng dư nợ
609.698
100
981.802
100
1.632.523
100
Nợ quá hạn
37.121
6,1
36.725
3,7
41.874
2,6
( Nguồn: bảng cân đối tài sản của Chi nhánh năm 98-2001 )
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm là thấp . Năm 1999, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 6,1% tổng dư nợ nhưng đến năm 2000 nợ quá hạn đã giảm còn 3,7% tổng dư nợ và đến cuối năm 2001 tỷ lệ này chỉ còn 2,6% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động bước đầu có hiệu quả của các doanh nghiệp có vay vốn với Chi nhánh.
2.2.3- Công tác kinh doanh đối ngoại
Song song với việc tăng trưởng nguồn vốn và đầu tư tín dụng, NHCT Chương Dương rất chú trọng triển khai và làm tốt nghiệp vụ đối ngoại như: kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…..
- Thanh toán quốc tế
Thanh toán L/C nhập: Năm 2000 doanh số mở L/C là 739 L/C trị giá quy USD là 80,5 triệu USD, so với năm 1999 tăng 187%. Sang năm 2001, số lượng L/C mở tăng lên là 827 L/C, trị giá quy USD là 86,6 triệu USD, tăng 7,6% so với năm 2000.
Thanh toán L/C xuất: Số bộ chứng từ gửi đi nước ngoài là 77 bộ, trị giá quy USD là 2,8% triệu tăng 46,5% so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 thì
số bộ chứng từ gửi đi nước ngoài giảm xuống chỉ có 54 bộ, trị giá quy USD
là 1,5 triệu USD, bằng 57% so với năm 2000.
Nhờ thu hàng nhập: Số bộ nhờ thu đến 77 bộ, trị giá quy USD là 2,5 triệu USD. Đến năm 2001, giảm đi chỉ còn 19 bộ, trị giá quy USD là 211 ngàn USD.
Dich vụ kiều hối: Trong năm 2000, doanh số nhận về chi trả kiều hối quy USD là 197 món với trị giá 214 ngàn USD, tăng 122% so với năm 1999. Sang năm 2001, tăng lên là 390 món với trị giá 746 ngàn USD, tăng 156% so với năm 2000.
- Về kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Chương Dương được thực hiện từ năm 1993. Tuy nhiên, nghiệp vụ này chỉ thực sự phát triển khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trực tiếp cho vay ngoại tệ. Từ năm 1993, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào USD, đến năm 1995 đã kinh doanh thêm nhiều loại ngoại tệ mạnh như DEM, JPY, FRF…Nên trong năm 2000 phí thu từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 4.120 triệu đồng, bằng 25% trên lợi nhuận ròng, tăng 111% so với năm 1999. Sang đến năm 2001, phi này tăng lên là 5,2 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2000. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã biết chủ động khai thác nguồn mua của các đơn vị xuất khẩu lớn như Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN, Tổng công ty điện lực VN, Tổng công ty dầu khí VN, Tổng công ty Máy và Phụ tùng và Tổng công ty hàng không Việt Nam…..
2.2.4. Tình hình thu - chi tài chính
Với chỉ tiêu lợi nhuận được giao 2000 là 18 tỷ đồng trong khi lãi suất cho vay giảm liên tục trong năm, mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm so với năm trước, cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt nên mục tiêu hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là một khó khăn lớn đối với chi nhánh. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích cực nên kết quả chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2000 đạt 18,4 tỷ đồng vượt 2% tỷ so với kế hoạch.
Trong năm 2001, tổng thu nhập tăng 71% so với năm 2000 và tổng chi phí cũng tăng cao 106,5% so với năm trước. Do vậy, lợi nhuận hạch toán so với năm 2000 có giảm 10,3%. Tuy lợi nhuận hạch toán giảm so với năm 2000 nhưngvẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch trong năm là 505 triệu đồng, tăng 3% so kế hoạch được giao.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh được thể hiện qua bảng sau (đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Tổng số
Tổng số
Tổng thu nhập
61.300
105.119
171%
Tổng chi phi
42.900
88.614
206,5%
Lợi nhuận hạch toán
18.400
16.505
89,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh )
III- Thực trạng kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
1. Các hoạt động chủ yếu liên quan tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh
Mọi hoạt động của Chi nhánh đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có hai lĩnh vực hoạt động liên quan mật thiết với nó, đó là cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Cho vay ngoại tệ :
Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá hay để sản xuất, thu gom hàng xuất khẩu thì cuối cùng đều phát sinh nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: ngân hàng cần mua ngoại tệ để thanh toán L/C đến hạn, khách hàng khi đến hạn cần mua ngoại tệ để trả nợ tiền vay, doanh nghiệp xuất khẩu cần bán ngoại tệ lấy VND để tiêu dùng trong nước. Hoạt động cho vay ngoại tệ của Chi nhánh được thực hiện theo quyết định 17/QĐ- NHNN ngày 10/1/1998 của HĐQT NHCT VN, trong đó quy định rõ:
- Đối tượng cho vay: NHCT cho khách hàng vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc, thiết bị và dịch vụ cho nước ngoài phục vụ hoạt động của khách hàng.
- Cách phát tiền vay: ngoại tệ cho vay sử dụng để chuyển trả cho nước ngoài theo các phương thức thanh toán quốc tế và chế độ quản lý ngoại hối quy định: không cho vay chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cho khách hàng, không cho vay bằng ngoại tệ tiền mặt.
- Trả nợ gốc và lãi: vay bằng ngoại tệ nào thì trả bằng ngoại tệ đó, trường hợp khách hàng đề nghị trả nợ bằng ngoại tệ khác với ngoại tệ đã vay thì phải được giám đốc Chi nhánh cho vay xem xét, đồng ý và thoả thuận với khách hàng tỷ giá quy đổi theo đúng quy định hiện hành.
Hiện nay, NHCT Chương Dương cho vay ngoại tệ chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như : linh kiện điện tử, hạt nhựa, sắt thép linh kiện xe máy…Toàn bộ giấy nhận nợ tại Chi nhánh đều được thực hiện tại phòng kinh doanh do bộ phận thẩm định thực hiện. Các hồ sơ cho vay, thu nợ bằng ngoại tệ tại Chi nhánh sau khi được giám đốc phê duyệt sẽ chuyển sang phòng kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2001, Chi nhánh đã tiến hành cho vay lượng ngoại tệ lớn đối với Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Nhà máy vật liệu bưu điện… Việc thu nợ của Ngân hàng đối với các Doanh nghiệp chủ yếu từ doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ trong nước tính bằng VND. Vì vậy, việc cung cấp số ngoại tệ này trong khả năng của ngân hàng theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm thu nợ rất lớn. Chính vì vậy, Ngân hàng chủ động khai thác nguồn ngoại tệ để phục vụ khác hàng. Qua đó, đẩy doanh số cho vay ngoại tệ hàng năm tăng nhanh nhằm thúc đẩy quy mô hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng.
Bảng 1: Tình hình cho vay ngoại tệ của Chi nhánh NHCTkhu vực Chương Dương
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Doanh số cho vay cả năm
1.326.951,34
22.234.679
25.746.170,3
Doanh số thu nợ cả năm
2.467.337,7
20.045.852
20.562.307,5
Dự nợ ngoại tệ
13.267,701
10.424.618
13.605.774,5
Nợ quá hạn (NQH)
235.066,6
285.051,13
821.241,9
Tỷ trọng NQH/Tổng dư nợ
1,77%
2,7%
6%
Từ bảng số liệu trên, cho thấy kết quả đạt được trong hoạt động cho vay ngoại tệ của Chi nhánh trong 3 năm 1999-2001 như sau
- Doanh số cho vay ngoại tệ tăng đều qua các năm. Năm 2000 đạt 22.234.679 USD, tăng hơn rất nhiều so với năm 1999. Sang năm 2001 doanh số cho vay đạt 25.746.107,3 USD. Tuy vậy, cho vay ngoại tệ mới chỉ tập trung vào ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn còn ít. Nguyên nhân là do tỷ giá tăng liên tục qua các năm đã làm cho các đơn vị đầu tư dài hạn gặp rủi ro hối đoái lớn trong thời gian đầu tư dự án.
+ Chi nhánh đã áp dụng chính sách khách hàng khá mềm dẻo và linh hoạt lãi suất đối với những khách hàng quen thuộc có uy tín, phương thức cho vay và thu nợ không cứng nhắc, không gây sức ép cho khách hàng nhưng cũng rất nghiêm khắc và cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và có hiệu quả kinh doanh.
+ Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh có trình độ, có trách nhiệm cao: thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn….Điều này đã góp phần vào kết quả của hoạt động tín dụng đạt được như trên.
1.2. Thanh toán quốc tế
Ngày nay, các ngân hàng luôn có lợi thế về trang thiết bị liên lạc, điện tử, điều này thể hiện rất rõ khi các ngân hàng ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới vào hoạt động của mình. Các trang thiết bị như điện thoại, telex, màn hình computer hay cao hơn nữa là hệ thống truyền tin một cách nhanh chóng, chính xác, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán mà vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng ngày càng được nâng cao cả ở trong nước cũng như nước ngoài.
Qua đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiến hàng nhập khẩu, mua ngoại tệ để trả nợ ngân hàng hay bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu, quy mô hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên cùng với sự gia tăng doanh số quốc tế hàng năm qua ngân hàng.
Bảng 2: Kim nghạch XNK thanh toán qua NHCT Khu vực Chương Dương
Đơn vị: USD
Nghiệp vụ
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
00/99
Số món
Số tiền
01/00
L/C nhập
459
28.652.199
739
80.500.000
281
827
86.600.000
108
Nhờ thu đến
52
849.797
77
2.474.000
291
124
3.300.000
135
Nhờ thu đi
13
110.727
19
211.000
191
17
257.000
122
L/C xuất
77
2.062.580
77
2.780.000
135
54
1.584.000
57
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh 1999- 2001)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: doanh số thanh toán quốc tế qua ngân hàng hàng năm nhìn chung đều tăng so với các năm trước.
Số món thanh toán L/C hàng nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, điều này đã giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ được đẩy mạnh, gắn liền với mua bán ngoại tệ để phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2001 lượng thanh toán L/C xuất khẩu qua chi nhánh giảm đáng kể, từ 77 món giảm xuống còn 54 món. Nguyên nhân do cuộc khủng khoảng kinh tế trong khu vực vẫn còn ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước Đông Nam á nên các doanh nghiệp Việt nam không tránh khỏi những khó khăn.
Đối với hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu là xuất khẩu nông sản, thuỷ sản hay gia công hàng cho các nước Châu âu, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước trong khu vực Đông Nam á, nhất là Thái Lan, Philipin. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải hạ giá gia công và chuyển đổi hình thức thanh toán từ hình thức bằng thư tín dụng là hình thức rất có lợi cho doanh nghiệp VN, chuyển sang hình thức thanh toán bằng nhờ thu, chuyển tiền là hình thức mà chỉ các doanh nghiệp có sự tín nhiệm với nhau mới sử dụng.
Đối với hàng nhập, trong năm 2001 do có một số chính sách thay đổi trong việc quản lý hàng nhập, nhất là mặt hàng xe máy, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu linh kiện xe máy, ngoài việc phải có dây truyền lắp ráp thì còn phải sản xuất được khung xe và một số linh kiện khác nhau nhằm đưa tỷ lệ nội địa hoá từ 30% lên đến 60% nên các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này bị hạn chế rất nhiều. Nhận thức được những khó khăn đối với các doanh nghiệp nên Chi nhánh Ngân hàng đã có một số chính sách ưu đãi cho khách hàng như : giảm tỷ lệ thu phí,tỷ giá mua bán ngoại tệ hợp lý, lãi suất cho vay xuất nhập khẩu có tính cạnh tranh và một số biện pháp marketing khác, do đó doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Cụ thể:
- Tổng trị giá thanh toán hàng nhập: Trị giá quy USD là 101,5 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2000 đạt 109%.Trong đó:
+ L/C nhập khẩu: mở 827 L/C, trị giá quy USD: 86,6 triệu USD. Tỷlệ so với năm 2000 là 109%
+ Nhờ thu nhập khẩu: nhận 124 bộ chứng từ. Trị giá quy USD là 3,3 triệu. Tỷ lệ so với năm 2000 là 135%.
+ Chuyển tiền đi: Trị giá quy USD là 11,6 triệu. Tỷlệ so với năm 2000 là 116%.
Tổng trị giá thanh toán hàng xuất: trị giá quy USD là 12,4 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2000 là 163% .Trong đó:
+ L/C xuất khẩu: gửi 54 bộ chứng từ. Trị giá quy USD 1,5 triệu. Tỷ lệ so với năm 2000 là 57%.
+ Nhờ thu xuất khẩu: 17 bộ chứng từ. Trị giá quy USD là 257.000USD. Tỷ lệ so với năm 2000 là 125%.
+ Chuyển tiền đến : trị giá quy USD là 10,6 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2000 là 230%.
Tuy tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có những biến động nhưng bằng sự nỗ lực để làm tốt chính sách khác hàng, vận dụng và điều hành tốt cơ chế nên Chi nhánh đã cố gắng đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả . Năm 1999, phí dịch vụ đạt 3.485.947.434 VND, đến năm 2000 đã lên đến 4.120.832.000 VND và sang năm 2001 là 5.245.673.689 VND. Như vậy, với khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh lớn nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy ra sai xót làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng cũng như uy tín của Ngân hàng.
2. Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ
2.1. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Chương Dương
Hoạt động mua bán ngoại tệ tại NHCT Chương Dương được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định sau:
- Công văn 4280 CV- NHCT 18 ngày 31/12/2001 về việc uỷ quyền cho phép kinh doanh ngoại tệ trong 5 năm.
- Công văn 160-NHCT- QĐ ngày 26/5/1994 quy định về quy trình thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHCT
- Chi nhánh thực hiện mua bán ngoại tệ theo tỷ giá NHCT VN niêm yết
Hàng ngày, căn cứ vào trạng thái ngoại tệ, nhu cầu thanh toán trong ngày nhân viên giao dịch xác định nhu cầu mua bán trong ngày. Sau khi xác định được nhu cầu mua bán trong ngày, nhân viên giao dịch gọi điện cho phòng mua bán ngoại tệ Ngân hàng công thương VN để chào mua hoặc chào bán. Nếu chấp nhận về giá chào mua bán và thoả thuận về khối lượng ngoại tệ giao dịch, thời hạn, địa điểm chuyển tiền vào thời hạn đã thoả thuận. Đối với giao dịch ngay, việc chuyển tiền thường được tiến hành ngay trong ngày làm việc.
Các giao dịch với doanh nghiệp thường được tiến hành bằng điện thoại, nếu thoả thuận được tỷ giá, khối lượng hai bên ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ và thực hiện chuyển tiền. Tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng được công bố hàng ngày và được coi là tỷ giá cam kết mua, bán của ngân hàng đối với khách hàng khi phát sinh giao dịch. Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc phòng kinh doanh đối ngoại nhận được tỷ giá từ Ngân hàng Công thương Việt Nam qua mạng vi tính, tiến hành niêm yết và tiến hành giao dịch ngoại tệ với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Các ngoại tệ giao dịch tại Ngân hàng gồm: USD, DEM, JPY,EUR,.. trong đó đồng USD và JPY là chủ yếu. Doanh số bán USD, JPY, DEM so với loại ngoại tệ khác khá cao trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ.
Bảng 3- Tình hình mua bán các loại ngoại tệ tại chi nhánh năm 1999- 2000
Năm
Chỉ tiêu
1999
(đơn vị 1000)
2000
(đơn vị 1000)
2001
(đơn vị 1000)
Doanh số mua vào
USD
44.081,8
87.570
100.000
JPY
111.798,5
263.858
552.000
DEM
1.073
2.348
310,9
FRF
670,3
966
1.736
Doanh số bán ra
USD
43.994,7
85.428
102.000
JPY
112.171,3
259.800
556.000
DEM
1.064,8
2.365
315
FRF
670,3
966
1736
C/lệch mua bán ngoại tệ (VND)
716.582
1.722.279
2.015.358
Từ bảng số liệu trên ta rút ra nhận xét sau:
- Năm 1999, do tỷ giá đồng USD ổn định trong năm nên giá cả ít biến động, chênh lệch mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh giảm, kinh doanh ngoại tệ khó khăn, có nguồn mua nhưng nguồn bán lại rất ít do vậy phải bán lại cho NHCT VN nên lợi nhuận giảm nhiều, chỉ đạt 716.582.404 đồng, bằng 34% so với năm 1998, hơn nữa sự ra đời của đồng EUR và những biến động của nó so với đồng USD theo xu hướng giảm.. Do vậy, các đồng tiền trong khối đồng tiền chung Châu Âu kinh doanh khó, lợi nhuận kém.
- Năm 2000, việc kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn. Một phần do chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước nên hầu hết các đơn vị có nguồn mua- bán đều tập trung ở Ngân hàng Ngoại thương VN. Mặt khác, do giá đồng USD liên tục biến động hầu hết qua các tháng trong năm. Dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn mua ngoại tệ. Nhưng dù vậy, Chi nhánh vẫn làm tốt chỉ tiêu này và ngày càng phát triển vừa mang lại lợi nhuận trong kinh doanh vừa đáp ứng các nhu cầu thanh toán quốc tế tại Chi nhánh lại tạo đà mở rộng quan hệ tín dụng. Chính vì vậy, chênh lệch mua bán ngoại tệ trong năm 2000 của Chi nhánh tăng đáng kể, đạt 1.722.279.000 đồng, tăng 140% so với năm 1999.
- Năm 2001 là một năm hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh thực sự gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do sự biến động tỷ giá dẫn đến sư khan hiếm giả tạo trên thị trường. Mặt khác, do giá một số mặt hàng xuất khẩu giảm nên doanh số hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở các doanh nghiệp cũng giảm một cách đáng kể. Tỷ giá ngoại tệ năm 2001 vẫn tiếp tục tăng, tỷ giá ngoại tệ cuối năm 2001 tăng 544 VND/ USD so đầu năm, tỷ lệ tăng 3,8%. Nhưng chủ yếu tập trung vào 9 tháng đầu năm, bình quân 9 tháng đầu năm tăng 0,37%/ tháng nhưng 3 tháng cuối năm chỉ tăng 0,15%/ tháng. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ của các phòng chức năng NHCT VN và sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng và áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ nên Chi nhánh vẫn làm tốt nghiệp vụ này. Đặc biệt, trong tháng 12/2001, phòng kinh doanh ngoại tệ đã trình sở giao dịch NHNN mua cho hãng Hàng Không Quốc gia VN 10 triêụ USD để thanh toán tiền mua máy bay theo dự án của Chính phủ. Từ đây đã tạo được lòng tin cho Hãng Hàng Không trong quan hệ giao dịch mua bán ngoại tệ cũng như ngoại tệ gửi tại Chi nhánh trong những năm tiếp theo. Chênh lệch mua bán ngoại tệ năm 2001 đạt 2.015.357.944 đồng , tăng 17% so với năm 2000.
- Về dịch vụ chi trả kiều hối: Chi nhánh đã trả trong năm 1999 loại USD là 98 món, trị giá 196.981 USD. Loại DEM là 68 món, trị giá 136.396 DEM. Đến năm 2000, doanh số chi trả loại USD tăng lên là 197 món, trị giá 241.000 USD bằng 122% so với năm 1999, loại DEM là 84 món, trị giá 107.820 DEM bằng 79% so với năm 1999.
Năm 2001, Chi nhánh đã cử một số cán bộ chuyên trách làm công tác chi trả kiều hối với thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở nên mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ này được khách hàng khen ngợi không chỉ về thái độ phục vụ mà còn cả về thời gian chi trả tiền. Đây chính là điều kiện tốt để Chi nhánh tiến tới có thể triển khai công tác chi trả kiều hối nhanh theo hiệp định của NHCT VN với Western Union Bank (Mỹ). Doanh số nhận chi trả kiều hối quy dollar Mỹ năm 2001 là 390 món, trị giá 746.000 USD, tăng 150% so với năm 2000.
Như vậy, với doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh tăng nhanh qua các năm (1999- 2000) thấy được quy mô mua bán ngoại tệ ngày càng được mở rộng. Nguồn ngoại tệ của chi nhánh là khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu đến với ngân hàng và đã chủ động khai thác được đủ nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu đó. Điều này làm cho doanh thu của ngân hàng cũng tăng lên.
2.2. Hình thức kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHCT Chương Dương
Chi nhánh NHCT Chương Dương áp dụng hai nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, đó là mua bán ngoại tệ giao ngay (SPOT) và mua bán ngoại tệ kỳ hạn ( FORWARD).
2.2.1. Hình thức giao dịch ngay (SPOT)
Hình thức này được thực hiện bằng hợp đồng giao ngay. Mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được tiến hành ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thoả thuận hợp đồng mua bán. Hình thức này phát sinh trên cơ sở nhu cầu hợp lý về ngoại tệ của khách hàng trong thanh toán quốc tế (có hợp đồng ngoại tệ và các chứng từ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước) và của các ngân hàng thương mại khác cũng như của NHCT Chương Dương trong mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng.
VD 1:
Ngày 21/2/ 2002, Công ty vật tư thiết bị giao thông I có tài khoản tiền gửi VND: 710 A- 00071 xin mua của NHCT Chương Dương 670.000 JPY để ký quỹ mở L/C. Tỷ giá là: 1 JPY = VND 114,4.
Trình tự giải quyết như sau:
- Công ty viết giấy xin mua ngoại tệ.
- Chi nhánh đồng ý bán sẽ ghi số tiền vào phần xác nhận bán và tính toán dựa trên tỷ giá bán mà NHCT Việt Nam công bố. Ngân hàng xác nhận bán cho công ty 670.000 JPY theo tỷ giá là 114,4 VND/JPY.
Số tiền VND mà công ty phải trả để mua JPY là:
670.000 x 114,4 = 76.648.000 VND
Mức phí công ty phải trả cho giao dịch:
0,05% x 76.648.000 = 38.324 VND
Vậy qua nghiệp vụ Spot, chi nhánh thu được:
76.648.000 + 38.324 = 76.686.324 VND
670.000 JPY
Kế toán hạch toán như sau:
a) Nợ :TK 4911- Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Có :TK Tiền ngoại tệ của công ty VTTBGT I
b) Nợ :TK 710 A 00071- Công ty VTTBGT I : 76.686.324 VND
Có :TK 4912.01004- Thanh toán MBNT : 76.648.000 VND
Có :TK 7299.99003- Phí giao dịch hối đoái : 34.840 VND
Có :TK 4631.01.001- Thuế GTGT đầu ra : 3.484 VND
VD2:
Ngày 13/ 4/ 2002 Chi nhánh NHCT Chương Dương mua ngoại tệ của NHCT Việt Nam số lượng là: 100.000 USD. Theo tỷ giá: 15.250 VND/ USD. Mua bằng chuyển khoản.
Số tiền VND mà chi nhánh phải trả để mua USD là:
100.000 x 15.250 = 1.525.000.000 VND
Kế toán hạch toán :
Nợ: TK 4912- TTMB ngoại tệ KD : 1.525.000.000 VND
Có: TK 5191-điều chuyển vốn : 1.525.000.000 VND
b) Nợ: TK 5191.51108-Điều chuyển vốn ng.tệ trong KH : 100.000 USD
Có: TK 4911- Mua bán ngoại tệ bằng USD : 100.000 ( USD)
2.2.2. Hình thức giao dịch kỳ hạn (Foward)
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà tại thời điểm chuyển giao ngoại tệ sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể
từ khi thoả thuận hợp đồng.
Hiện nay, tỷ giá giao dịch hối đoái kỳ hạn được ấn định trên cơ sở không vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay của NHCT VN tại thời điểm ký hợp đồng cộng với mức gia tăng cho phép (tỷlệ % của mức trần tỷ giá giao ngay) - theo công văn số 2866/ CV- NHCT 21 ngày 20/9/2001.
- Kỳ hạn từ 7 - 30 ngày được tính:
tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + 0,4%
- Kỳ hạn từ 31 - 120 ngày được tính:
tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + 1,5%
- Kỳ hạn từ 121 - 180 ngày được tính:
tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + 2,35%
VD1:
Vào ngày 20/4/2002, Chi nhánh NHCT Chương Dương bán cho Công ty Thạch Bàn có TK tiền gửi 710A.00017. Số lượng ngoại tệ là : 200.000 USD để trả nợ vay ngân hàng. Kỳ hạn hợp đồng: 30 ngày (từ ngày 20/ 4/ 2002- 20/ 5/ 2002). Với tỷ giá kỳ hạn thoả thuận giữa hai bên là: 15.250 VND/ USD.
Trình tự hạch toán:
- Tại ngày ký hợp đồng khách hàng : 20/ 4/ 2002
- Nhập TK ngoại bảng ”Cam kết bán ngoại tệ kỳ hạn”: 200.000 USD
- Đến ngày thanh toán ( 20/5/2002), công ty Thạch Bàn sẽ chuyển VND cho chi nhánh NHCT Chương Dương. Ngay sau khi nhận đủ số tiền VND như đã thoả thuận, NHCT Chương Dương sẽ thanh toán số ngoại tệ tương ứng cho công ty Thạch Bàn.
Hạch toán:
a) Nợ: TK Tgửi của công ty/ TK thích hợp: 3.050.000.000 ( VND)
Có: TK 4912- TT mua bán ngoại tệ : 3.050.000.000 ( VND)
b) Nợ: TK 4911- MBNTKD : 200.000 ( USD)
Có: TK tiền vay của công ty : 200.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0329.doc