Tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Uông Bí: ... Ebook Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Uông Bí
131 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lêi nãi ®Çu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý mà còn phải cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại đứng ra huy động nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế thông qua hoạt động tín dụng để cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. “Đi vay để cho vay”- một vấn đề cấp thiết là phải đề cập trước tiên đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Như vậy, hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong việc cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp.
Bằng những kiến thức đã học và nghiên cứu qua sách báo, tài liệu và các thông tin khác, các kinh nghiệm thực tế công tác tại NHĐT Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, nhận thức được về tính cấp thiết của vấn đề coi nguồn vốn là quan trọng đối với nền kinh tế mà trong hoạt động kinh doanh thì ngân hàng thưong mại không những góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế mà còn quyết định sự duy trì và phát triển của ngân hàng thưong mại. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào nghề nghiệp của mình. Vì lý do trên nên tôi chọn đề tài"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đề cập đến vấn đề huy động vốn của ngân hàng thương mại, chuyên đề chỉ tập trung vào việc trình bày thực trạng về kế toán huy động vốn và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Việc nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn của các Ngân hàng thưong mại không những tạo tiền đề quan trọng và cần thiết để đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động mà còn cung cấp vốn đầu tư cho nền kinh tế làm nền tảng cần thiết góp phần cho nền kinh tế hoạt động ổn định và tăng trưởng.
Từ những vấn đề cấp thiết của đề tài, những mục tiêu mà đề tài cần giải quyết, đề tài chọn đơn vị nghiên cứu là: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Tuân thủ theo tính khoa học, thực tế và khách quan, gắn với những gì đã và đang xảy ra trên thế giới cũng như ở nước ta thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vận dụng phương pháp nghiên cứu này, đề tài đi từ cơ sở lý thuyết đề cập đến những gì xảy ra trong thực tế, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục hoặc cải tiến tình hình. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu này là phù hợp với mục đích cơ bản mà đề tài cần phải đạt tới và thích ứng với quá trình đang tiếp tục tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước ta cũng như nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Qua những phân tích và luận giải về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn của ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí nói riêng, đề tài đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí, dựa trên sự đa dạng hoá về loại hình huy động vốn cùng các biện pháp hỗ trợ khác thông qua việc áp dụng và đề ra các biện pháp kiến nghị về công tác quản trị tài sản nợ, kiểm soát huy động vốn và một số biện pháp kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại đặc biệt là ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả.
4. Kết cấu của chuyên đề :
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 2 chương:
CHƯƠNG I: Lý luận cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn và kế toán nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí trong thời gian qua và Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng tại NHĐT và Phát triển Uông Bí.
Tuy nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng kiến thức, phạm vi về thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các đồng chí trong ban lãnh đạo NHĐT & PT Uông Bí, các đồng chí khác có quan tâm và nghiên cứu về lĩnh vực này để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Uông Bí, ngày 15 tháng 4 năm 2005
Ngêi viÕt chuyªn ®Ò
Thịnh Thị Hồng Huệ
Ch¬ng I:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ
TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I CÁC NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại.
1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một NHTM nhất định nào đó. NHTM được coi như là một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Để đưa ra một khái niệm chính xác và tổng quát về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất và mục mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp với tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Theo luật ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như luật ngân hàng Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ hoặc đầu tư”. Những định nghĩa như trên là căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động của NHTM.
Như vậy mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa về NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, của từng lãnh thổ, nhưng khi đi sâu khai thác phân tích nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.
Từ thực tiễn đó để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động các ngân hàng và TCTD khác, tạo điều thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành tháng 02/1997/QH 10 đã nêu: “NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Theo như khái niệm trên thì NHTM sẽ hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp thực thụ, có hạch toán thu chi, có tính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và luôn tìm mọi cách tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên xét về chức năng và tính đặc thù thì giữa NHTM và doanh nghiệp kinh doanh thông thường lại có sự khác biệt lớn đó là: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh đồng vốn, tức là ngân hàng vừa là cung cấp vốn, vừa là tiêu thụ đồng vốn.
Ngày nay trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tài chính là môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng và quy mô, đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên sự khác biệt của NHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác ở chỗ NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền gửi ( chủ yếu là tiền gửi KKH ) và chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho NHTM có thể tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các doanh nghiệp và các TCTD khác.
1.2 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng, nó được coi như “Trái tim”, “hệ tuần hoàn” của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân của mỗi nước không thể phát triển bền vững với tốc độ cao nếu không có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, là tác nhân tất yếu đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ nhất: Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân. Để tăng thu nhập quốc dân cần mở rộng quy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá thì cần phải có vốn.
NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế. Bằng nguồn vốn huy động được, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, nhờ đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất.
Thứ hai: Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Hoạt động doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan, sản xuất phải đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để đáp ứng tốt các yêu cầu thị trường, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng lao động, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị công nghệ sản xuất. Điều này đòi hỏi một lượng lớn vốn đầu tư.
Giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp tìm đến ngân hàng xin vay vốn nằm thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình. Như vậy thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Thứ ba: NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Bằng các hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
Qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM đã thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi gián tiếp vai trò điều tiết vĩ mô.
Thứ tư: NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính thế giới.
Việc phát triển kinh tế mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Vì vậy nền tài chính mỗi nước phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng với hoạt động kinh doanh của mình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.
Với các nghiệp vụ kinh doanh NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương mở rộng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thanh toán quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
2 Những chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại.
2.1 Chức năng trung gian tài chính.
Do xuất phát từ thực trạng thừa thiếu vốn trong xã hội, NHTM với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ đã tạo điều hoà giữa cung và cầu vốn, ngân hàng huy động bằng cách nhận tiền gủi dân cư, doanh nghiệp, ngân sách tập trung thành một khối lượng lớn cho vay linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết đảm bảo quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá liên tục, để mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
NHTM là một chủ thể tài chính huy động tập trung mọi nguồn vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn, ngắn - trung - dài hạn, tiền gửi tiết kiệm, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người đi vay.
Với phương châm “đi vay để cho vay” nhằm mục tiêu lợi nhuận đã góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá, vòng quay của đồng tiền và thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất lưu thông hàng hoá.
Chức năng trung gian tài chính không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà còn góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là “đi vay để cho vay”.
2.2 Chức năng trung gian thanh toán.
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng xuất hiện hàng loạt các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá với khối lượng các khoản thanh toán lớn. Nếu mọi khoản đều thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình hoạt động, chức năng trung gian tín dụng của NHTM đã thu hút các nhà kinh doanh mở TK tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Đó chính là tiền đề để các NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán bằng cách ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản người phải trả để trả vào tài khoản người thụ hưởng.
Khi hệ thống thanh toán của NHTM ngày càng phát triển với chất lượng cao. Hơn nữa sự ra đời của tiền ghi sổ và công cụ kế toán ngân hàng với hệ thống tổ chức rộng khắp, thực hiện trung gian thanh toán với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho mọi đối tượng, thông qua việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán. Với nhiều công cụ thanh toán: Séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ thanh toán, thanh toán bù trừ đảm bảo thoả mãn nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng một cách thuận tiện, an toàn, nhanh chóng đáp ứng khối lượng lớn của thanh toán.
Chức năng trung gian thanh toán là chức năng cơ bản của NHTM, giúp cho ngân hàng thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đồng thời tranh thủ được nguồn tiền nhàn rỗi trong thời gian dư thanh toán của khách hàng, góp phần giảm chi phí đầu vào của vốn và kiểm soát được được mức độ lạm phát thông qua việc quản lý khối lượng tiền tệ lưu thông trên thị trường để cân đối với nhu cầu lưu thông hàng hoá.
2.3 Chức năng tạo tiền.
Nếu chức năng trung gian tài chính và chức năng thanh toán là hai chức năng cơ bản của NHTM thì chức năng tạo tiền là chức năng riêng có của NHTM. Xuất phát từ hai chức trên ngân hàng có khả năng “Tạo tiền”. Đó là khả năng mở rộng tiền gửi lên nhiều lần hay nói cách khác đó chính là sự tăng lên của khối lượng tiền lưu thông thông qua hoạt động tín dụng của NHTM. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiền gửi ban đầu đã tăng lên. Khả năng tăng bao nhiêu lần của số tiền gửi ban đầu do hệ thống mở rộng tiền gửi quyết định. Mà hệ số mở rộng tiền gửi của NHTM phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ rút tiền mặt của khách hàng.
NHTM giống như các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng tổ chức kinh doanh đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ, trong đó hoạt động tín dụng là đặc trưng chủ yếu. Chức năng “tạo tiền” ( khả năng mở rộng tiền gửi ) có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế. Ngân hàng đã góp phần vào việc thực hiện chính sách ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, giải quyết được việc làm và chống lạm phát. Sức mạnh của hệ thống NHTM nhằm tạo tiền mang một ý nghĩa kinh tế rất lớn.
3.Các nguồn vốn của NHTM.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hay huy động được để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Thực chất vốn của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong qúa trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau.
Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM.
Vốn của NHTM được tạo bằng nhiều nguồn vốn nhưng có hai nguồn chính đó là vốn chủ sở hữu và vốn huy động ( vốn ngoại lai ). Mỗi nguồn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và phương pháp hạch toán khác nhau.
3.1 Nguồn vốn huy động.
Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại.
3.2 Nguồn vốn đi vay:
Trong thực tiễn kinh doanh, khi ngân hàng có cơ hội đầu tư kinh doanh nhưng nguồn vốn khác không đảm bảo hoặc khi dự trữ bắt buộc cao hơn dự trữ thực tế cần bù đắp cúng như khi khách hàng đến rút tiền vượt mức dự trữ dự kiến đảm bảo thanh toán. Ngân hàng phải đi vay để bù đắp phương tiện thanh toán.
Nguồn vốn đi vay nhằm tạo khả năng thanh toán cho NHTM. Nguồn vốn đi vay được hình thành bởi:
- Vay các TCTD trong nước.
- Vay các ngân hàng nước ngoài.
- Vay NHNN.
KHi vay vốn các NHTM phải thực hiện quy định của chế độ tín dụng hiện hành và hợp đồng tín dụng với cương vị là người đi vay.
3.3 Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư.
Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư là nguồn vốn của Chính Phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác giao cho ngân hàng để cho vay theo các mục đích chỉ định.
3.4 Nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo cơ chế tài chính của NHTM, vốn chủ sở hữu gồm vốn tự có, vốn đầu tư XDCB, các quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản và lợi nhuận chưa phân phối.
*Vốn tự có:
Vốn tự có là vốn riêng của NHTM. Vốn này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn tự có cũng được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo quy định của NHNN, vốn tự có của NHTM Việt Nam gồm giá trị thực có của vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ.
-Vốn điều lệ được ghi trong điều lệ của NHTM. Về nguyên tắc số vốn điều lệ phải đạt ít nhất bằng vốn pháp định. Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại hình NHTM.
+Đối với NHTM nhà nước: Đây là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước nên được NSNN cấp vốn điều lệ.
+Đối với NHTM cổ phần: Đây là ngân hàng cổ phần nên vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của cổ đông thông qua mua cổ phiếu.
-Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ:
Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ được hình thành từ lợi nhuận. Theo luật định hàng năm các NHTM được trích 5% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ. Mức cao nhất của vốn này bằng vốn điều lệ thực có.
*Vốn và các quỹ:
Ngoài vốn tự có NHTM còn có vốn và các quỹ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
-Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ: Là nguồn vốn dùng để xây dựng nhà của, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị… phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn này có ý nghĩa đặc biệt trong việc HĐH công nghệ ngân hàng.
-Quỹ đầu tư phát triển.
-Quỹ dự phòng tài chính.
-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc.
-Quỹ khen thưởng.
-Quỹ phúc lợi.
Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận hàng năm nên kết quả trích lập quỹ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong năm của mỗi ngân hàng.
*Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Gồm chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh, đánh giá lại vàng. Kết quả đánh giá lại tài sản được hạch toán vào các tài khoản thích hợp, nếu các tài khoản này dư có thì số dư đó trở thành nguồn vốn chủ sở hữu.
*Vốn khác: Được hình thành trong quan hệ thanh toán, khi các ngân hàng tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng nảy sinh hiện tượng chiếm dụng vốn của nhau. Nguồn vốn này không phải mất chi phí nhưng nó chỉ mang tính tạm thời vì chỉ có thể chiếm dụng trong thời gian ngắn, tính ổn định không cao. Ngoài ra nguồn vốn này cần hình thành từ tài trợ uỷ thác hay nguồn vốn vay từ nước ngoài. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nó chỉ mang mục đích hỗ trợ. Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn vốn uỷ nhiệm của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động NHTM có thể làm nguồn vốn đại lý phát hành các chứng từ có giá trị, khi bán các chứng từ có giá trị mà chưa đến hạn nộp tiền thì NHTM có thể sử dụng như là một nguồn vốn để kinh doanh.
4. Nguồn vốn huy động - một nguồn vốn quan trọng của NHTM.
4.1 Vai trò của nguồn vốn huy động.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các TCKT và các cá nhân trong xã hội. Đây là nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, NHTM có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau.
Vốn huy động là các tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, NHTM chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn.
Vốn huy động đóng vai trò quyết định đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường vốn cho nền kinh tế và mang lại lợi nhuận cho NHTM.
4.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM.
Để huy động một khối lượng vốn từ nền kinh tế, NHTM tiến hành huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến nhất gồm:
-Tiền gửi thanh toán.
-Tiền gửi tiết kiệm.
-Phát hành giấy tờ có giá như: Trái phiếu , kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
4.2.1 Tiền gửi thanh toán:
*Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các hình thức tổ chức kinh tế khác nhằm mục đích thực hiện các thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an toàn tài sản.
Loại tiền gửi không kỳ hạn là loại được hưởng mức lãi suất thấp, khách hàng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào để sử dụng vào việc chi trả hàng hoá dịch vụ của mình. Vì vậy ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên đối với ngân hàng đây là nguồn vốn huy động với mức lãi suất thấp nếu huy động được lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi loại này thì tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng cao, nguồn vốn ổn định tạo cho dịch vụ NHTM phát triển.
*Tiền gửi có kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi thanh toán nhưng khách hàng gửi có kỳ hạn vì có kế hoạch chi tiêu của mình hoặc những khoản vốn chuyên dùng mà khách hàng cần quản lý riêng.
Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi, vì vậy NHTM có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Có hai loại tiền gửi có kỳ hạn mà các NHTM ở Việt Nam đã áp dụng đó là:
-Tiền gửi có kỳ hạn khác nhau.
-Tiền gửi vốn chuyên dùng.
4.2.2 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là công cụ huy động vốn truyền thống của các ngân hàng. Vốn huy động từ tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tiền gửi ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi.
Hình thức phổ biến và cổ điển nhất vẫn là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ, người gửi tiền được cấp cho một cuốn sổ dùng để ghi tiền gửi vào và rút ra. Đồng thời quyển sổ này cũng xác nhận số tiền đã gửi.
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại sau:
-Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để giúp khách hàng tích luỹ dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi. Khi mở tài khoản này khách hàng có thể tuỳ ý gửi tiền hoặc rút tiền. Do các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp ( không có giao dịch thanh toán ) nên chi phí của ngân hàng thấp, lãi được tính và nhập gốc hàng tháng.
Khi gửi tiền gửi không kỳ hạn khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi. Số tiền gửi này sẽ được phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng được cung cấp một báo cáo tài khoản sau mỗi lần giao dịch thay cho sổ tiền gửi.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền nhàn rỗi của dân cư do nhu cầu chi tiêu được xác định trước nên khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích chính là hưởng lãi. Là loại tiền gửi được rút ra sau một thời hạn nhất định. Tuy nhiên khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp ứng với điều kiện được hưởng lãi suất thấp hoặc có cách tính phù hợp tuỳ theo thời gian gửi thực tế hoặc thậm chí không được hưởng lãi.
Do tính chất ổn định của đồng tiền cao nên tiền gửi có kỳ hạn được hưởng mức lãi suất cao, kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao.
Xét theo cách thức trả lãi, tiết kiệm có kỳ hạn gồm 2 loại:
+Loại lĩnh lãi hàng tháng theo định kỳ: Thường áp dụng với loại tiền gửi có kỳ hạn dài .
+Loại lĩnh lãi một lần khi đến hạn: Loại này lãi suất cao hơn một chút.
4.2.3 Phát hành giấy tờ có giá:
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần rất nhiều vốn. Vì vậy ngoài huy động tiền gửi NHTM phát hành giấy tờ có giá như: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ có giá. Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn huy động này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thông thường.
Khi phát hành thường sử dụng dưới 2 hình thức trả lãi: trả lãi trước và trả lãi sau.
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn, tuy nhiên ta xét 6 nhân tố cơ bản sau:
*Lãi suất: Có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác huy động vốn. Một ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và ngược lại nếu ngân hàng đó không có mức lãi suất hợp lý sẽ không thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải xem xét nhu cầu vốn của mình từ đó đưa ra mức lãi suất phù hợp.
*Thu nhập quốc dân: Cũng có ảnh hưởng lớn tới công tác huy động vốn. Ngân hàng nào có địa điểm ở khu dân cư giàu tiềm năng, những khu công nghiệp sẽ thu hút được nhiều vốn hơn.
*Thói quen của khách hàng: Có những khách hàng thường có thói quen là chỉ đến một ngân hàng nào đó để giao dịch, họ không muốn thay đổi vì họ đã có niềm tin ở ngân hàng đó. Đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng vì vậy ngân hàng cần phải có những chương trình khuyến mại, ưu tiên đối với những khách hàng này.
*Công nghệ ngân hàng: Một ngân hàng có công nghệ tiên tiến sẽ phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi, chính xác do đó sẽ thu hút được khách hàng.
*Danh tiếng, tổ chức của ngân hàng: cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển, đi lên của ngân hàng. Một ngân hàng có danh tiếng với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình sẽ thu hút được nhiều người đến gửi tiền.
*Sự phát triển kinh tế, tình hình lạm phát: Đây là nhân tố khách quan nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, nguồn vốn trong dân cư sẽ nhiều. Đây chính là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó thì tình hình lạm phát lại có ảnh hưởng xấu tới công tác huy động vốn, vì khi lạm phát xảy ra lúc đó đồng tiền sẽ mất giá trị, khách hàng sẽ đổ xô rút tiền đi mua hàng hoá, vàng.. tích trữ thay cho việc tích trữ tiền.
II.KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VỚI NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN.
1.Vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn:
1.1 Nhiệm vụ của kế toán huy động vốn.
Với chức năng ghi chép, tính toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính, phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả quản lý, kinh doanh ngân hàng, kế toán huy động vốn có nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, tính toán , phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính của ngân hàng theo các phương pháp kế toán, pháp luật nhà nước và các chuẩn mực kế toán hiện hành, trên cơ sở đó góp phần bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như toàn xã hội gửi tại ngân hàng.
-Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu về nghiệp vụ huy động vốn nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về nghiệp vụ huy động vốn một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời.
-Giám sát quá trình huy động vốn nhằm tránh tổn thất tài sản và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn thông qua việc kiểm soát trước trên các chứng từ kế toán ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống.
-Tổ chức tốt công tác kế toán huy động vốn ở mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Thực hiện giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh.
1.2 Vai trò của kế toán huy động vốn.
Là một bộ phận của hệ thống kế toán nói chung và kế toán ngân hàng nói riêng, kế toán huy động vốn có một số vai trò sau:
Vai trò trong việc phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ngân hàng, cụ thể:
-Cung cấp thông tin về hoạt động huy động vốn nhằm phục vụ quản lý, quản trị kinh doanh ngân hàng.
-Bảo vệ an toàn tài sản ngân hàng cuả ngân hàng cũng như toàn xã hội gửi tại ngân hàng.
-Quản lý hoạt động huy động vốn gửi tại ngân hàng, kế toán huy động vốn phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin về các khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, cũng như tài sản của họ giúp quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính, kinh doanh có lãi nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
-Đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm soát, phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng.
2.Tài khoản, chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn:
2.1 Những TK dùng trong kế toán huy động vốn.
Bao gồm các tài khoản loại 4.
2.1.1 Tài khoản tiền gửi của khách hàng.
*Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng VN, ngoại tệ.
Tài khoản sử dụng: 421; 422
Tài khoản 421; 422 có các TK cấp III sau:
-TK 4211; 4221: Tiền gửi không kỳ hạn
-TK 4212; 4222: Tiền gửi có kỳ hạn
-TK 4214; 4224: Tiền gửi vốn chuyên dùng.
Nội dung tài khoản: TK này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt nam, ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại ngân hàng.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào
-Bên nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra.
-Số dư có: phản ánh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại ngân hàng ĐT & PT.
*Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng VN, ngoại tệ.
Tài khoản sử dụng: 425; 426
Tài khoản 425; 426 có các TK cấp III sau:
-TK 4251; 4261: Tiền gửi không kỳ hạn
-TK 4252; 4262: Tiền gửi có kỳ hạn
-TK 4254; 4264: Tiền gửi vốn chuyên dùng.
Nội dung tài khoản: TK này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt nam, ngoại tệ của khách hàng nước ngoài gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại ngân hàng.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào
-Bên nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra.
-Số dư có: phản ánh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại ngân hàng ĐT & PT.
*Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN, ngoại tệ và vàng.
Tài khoản sử dụng: 423; 424
Tài khoản 423; 424 có các TK cấp III sau:
-TK 4231; 4241: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
-TK 4232; 4242: Tiền gửi tiết kiệmcó kỳ hạn
-TK 4238; : Tiền gửi tiết kiệm khác.
Nội dung tài khoản: TK này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt nam, ngoại tệ và vàng của khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn._., gửi tiết kiệm khác tại ngân hàng.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào
-Bên nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra.
-Số dư có: phản ánh số tiền tiết kiệm bằng VND, ngoại tệ và vàng của khách hàng đang gửi tại ngân hàng.
*Tiền lãi cộng dồn dự trả:
TK sử dụng: 491
-TK 4911: Tiền gửi bằng đồng việt nam.
-TK 4912: Tiền gửi bằng ngoại tệ.
-TK 4913: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng việt nam.
-TK 4914: Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng.
Nội dung tài khoản: TK này dùng để phản ánh số tiền lãi cộng dồn dự trả tính trên các TK tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng sẽ phải trả khi đến hạn. Việc hạch toán TK lãi cộng dồn không quan tâm tới việc tiền đã thanh toán hay chưa, mà chi phí trả lãi được hạch toán khi phát sinh. Ghi nhận trong kỳ kế toán để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh một cách đứng đắn các khoản chi phí trong kỳ kế toán xác định, tương ứng với các khoản thu nhập tạo ra trong kỳ.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền tính lãi cộng dồn
-Bên nợ ghi: Số tiền lãi ngân hàng trả
-Số dư có: phản ánh số tiền lãi mà ngân hàng chưa thanh toán.
2.1.2 Phát hành giấy tờ có giá:
*Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.
Tài khoản sử dụng:431
Nội dụng TK: TK này dùng để phản ánh số tiền thu được của ngân hàng đã phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn (dưới 1 năm) để huy động vốn.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền thu về phát hành các giấy tờ có giá
-Bên nợ ghi: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ hạn thanh toán
-Số dư có: phản ánh số tiền của các giấy tờ có giá đã phát hành nhưng chưa thanh toán cho người mua.
*Phát hành giấy tờ có giá dài hạn.
Tài khoản sử dụng:432
Nội dụng TK: TK này dùng để phản ánh số tiền thu được của ngân hàng đã phát hành các loại giấy tờ có giá dài hạn (từ 1 năm trở lên) để huy động vốn.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền thu về phát hành các giấy tờ có giá
-Bên nợ ghi: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ hạn thanh toán
-Số dư có: phản ánh số tiền của các giấy tờ có giá đã phát hành nhưng chưa thanh toán cho người mua.
*Tiền lãi cộng dồn trên các giấy tờ có giá:
TK sử dụng: 4921
Nội dung tài khoản: TK này dùng để phản ánh số tiền lãi cộng dồn dự trả tính trên các TK tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng sẽ phải trả khi đến hạn. Việc hạch toán TK lãi cộng dồn không quan tâm tới việc tiền đã thanh toán hay chưa, mà chi phí trả lãi được hạch toán khi phát sinh. Ghi nhận trong kỳ kế toán để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh một cách đúng đắn các khoản chi phí trong kỳ kế toán xác định, tương ứng với các khoản thu nhập tạo ra trong kỳ.
Kết cấu TK:
-Bên có ghi: Số tiền tính lãi cộng dồn
-Bên nợ ghi: Số tiền lãi ngân hàng trả
-Số dư có: phản ánh số tiền lãi mà ngân hàng chưa thanh toán.
2.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn.
Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ kế toán huy động vốn khá phong phú. Bao gồm:
-Chứng từ tiền mặt: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt
-Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi.
-Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
-Các loại sổ tiết kiệm.
Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền từ TK khách hàng nên phải đảm bảo tính pháp lý cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ. Một số loại phải bảo quản theo chế độ bảo quản các chứng từ có giá như các loại séc, các loại thẻ, phiếu tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu.
3.Quy trình kế toán các hình thức huy động vốn chủ yếu.
3.1 Kế toán tiền gửi thanh toán:
Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tài khoản của mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo các mục đích đã định.
Nộp tiền mặt vào tài khoản: Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản của mình hoặc có thể đối tác của khách hàng thanh toán chuyển khoản cho khách hàng. Kế toán căn cứ vào các chứng từ như giấy nộp tiền, các giấy báo có, lệnh chuyển tiền có để ghi có sổ hạch toán chi tiết của khách hàng.
-Khách hàng nộp tiền mặt kế toán ghi:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ
Có: TK tiền gửi thanh toán khách hàng.
-Khách hàng nhận tiền gửi thanh toán của đối tác khách hàng, nhận tiền gửi thanh toán chuyển khoản kế toán ghi:
Nợ: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng trả
Có: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng thụ hưởng.
*Chi tiền từ tài khoản:
Khách hàng có thể rút tiền mặt hoặc thanh toán chuyển khoản cho đối tác trong trường hợp trước khi thanh toán. Kế toán viên phải kiểm tra số dư trên tài khoản khách hàng, dấu và chữ ký của chủ tài khoản không được chi quá số dư trừ trường hợp có hợp đồng được giám đốc ký duyệt.
-Chi bằng tiền mặt, kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng
Có: TK tiền mặt tại quỹ
-Chi bằng chuyển khoản, kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng
Có: TK tiền gửi của khách hàng thụ hưởng, thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
Sổ hạch toán chi tiết được lập 2 liên để giao cho khách hàng 1 liên kèm giấy báo có, giấy báo nợ để khách hàng cập nhật phát sinh vào sổ kế toán của đơn vị.
*Khoá sổ tất toán tài khoản tiền gửi thanh toán.
Một tài khoản hoạt động không được để hết số dư, nếu TK hết số dư trong 6 tháng không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ngân hàng sẽ khoá sổ tất toán tài khoản của khách hàng. Khi tất toán kế toán phải kiểm tra và thu hồi hết số séc đã bán cho khách hàng nhưng chưa sử dụng. Trong trường hợp khách hàng muốn giao dịch lại thì phải làm thủ tục mở tài khoản mới.
*Tính lãi cho TK tiền gửi thanh toán.
Lãi tiền gửi không kỳ hạn được ngân hàng tính và trả lại theo phương pháp tích số, lãi được nhập gốc hàng tháng, tiền lãi được tính vào cuối tháng cho tất cả các khách hàng.
Hạch toán lãi, kế toán ghi:
Nợ: TK trả lãi tiền gửi
Có: TK tiền gửi khách hàng
3.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm:
Đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm, ngân hàng cấp cho khách hàng sổ gửi tiền tiết kiệm. Khi muốn giao dịch khách hàng phải có mặt trực tiếp tại ngân hàng.
3.2.1 Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
*Khi gửi tiền: Kế toán viên hướng dẫn khách hàng ghi phiếu gửi tiền tiết kiệm và làm thủ tục lập sổ tiết kiệm và phiếu lưu đảm bảo khớp đúng các yếu tố như số sổ, ngày ghi sổ, họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, số tiền gửi vào, số tiền rút ra, tiền lãi, số dư và chữ ký của người có liên quan. Kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ
Có: TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
*Khi rút tiền: Khách hàng có nhu cầu rút tiền, khách hàng ghi giấy lĩnh tiền tiết kiệm nộp vào ngân hàng kèm sổ tiết kiệm. Kế toán viên nhận, kiểm tra và chuyển sổ tiết kiệm và phiếu lưu cho kiểm soát số phiếu chi sau đó chuyển cho quỹ để chi tiền cho khách hàng (khách hàng có thể lĩnh toàn bộ hoặc một phần giá trị tiền gửi không kỳ hạn). Kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Có: TK tiền mặt tại quỹ.
*Tính lãi:
Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi phải được tính theo phương pháp tích số, lãi được nhập gốc hàng tháng nếu khác hàng không đến lĩnh lãi. Kế toán hạch toán:
Nợ: Chi trả lãi tiền gửi
Có: TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Có: TK tiền mặt tại quỹ
3.2.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
*Khi gửi tiền:
Sau khi khách hàng làm thủ tục nộp tiền, kế toán căn cứ vào giấy nộp tiền đã có chữ ký của thủ quỹ để làm thủ tục lập sổ tiết kiệm và phiếu lưu đảm bảo khớp đúng các yếu tố như số sổ, ngày ghi sổ, họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, số tiền gửi vào, số tiền rút ra, tiền lãi, số dư và chữ ký của người có liên quan.
Kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ
Có: TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tương ứng.
*Tính lãi: Hạch toán theo phương pháp dự chi: Là việc thực hiện tính và hạch toán vào tài khoản chi phí theo định kỳ những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai, không phụ thuộc việc tại thời điểm tính và hạch toán, lãi vẫn chưa được chi trả.
Lãi định kỳ hàng tháng không được nhập vào gốc vì trong tỷ lệ lãi hàng tháng đã tính đến phần luỹ tiến cho toàn thể một kỳ hạn. Việc nhập lãi vào gốc sẽ làm tăng số dư, tăng tiền lãi của tháng kế tiếp như vậy là sai với lãi suất quy định.
Đối với cả 2 loại tiền gửi lĩnh lãi hàng tháng và theo định kỳ, loại lĩnh lãi 1 lần khi đáo hạn thì việc tính lãi vẫn được thực hiện hàng tháng và hạch toán vào tài khoản tiền lãi cộng dồn dự trả.
Lãi được tính vào một ngày nhất định trong tháng theo phương pháp tích số trên tài khoản tổng hợp.
Kế toán hạch toán:
Nợ: Chi trả lãi tiền gửi
Có: TK tiền lãi cộng dồn dự trả : Số tiền lãi hàng tháng.
Đến kỳ hạn nếu khách hàng không đến lĩnh lãi thì kế toán tự động nhập tiền lãi vào gốc cho khách hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu cho khách hàng kỳ tiếp theo.
Kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền lãi cộng dồn dự trả
Có: TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tương ứng.
*Tất toán sổ tiết kiệm: Khi khách hàng đến rút tiền (Tất toán sổ tiết kiệm) thì kế toán làm thủ tục tất toán thu lại sổ tiết kiệm: lưu cả phiếu lưu và sổ đã tất toán vào nơi lưu trữ hồ sơ gốc.
Trường hợp khách hàng tất toán trước hạn thì kế toán phải thoái chi số tiền đã trích vào tài khoản tiền lãi cộng dồn dự trả và tính lãi cho khách hàng số ngày kể từ kỳ hạn trước đến khi rút tiền theo lãi suất không kỳ hạn.
Kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi tiết kiệm ( Gốc )
Có: TK tiền lãi cộng dồn dự trả ( Lãi )
Có: TK tiền mặt ( Gốc + Lãi ).
3.3 Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá.
3.3.1 Phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi sau:
Kế toán giai đoạn phát hành giấy tờ có giá:
Trường hợp khách hàng trả tiền mua giấy tờ có giá của ngân hàng theo mệnh giá đến khi đáo hạn, khách hàng sẽ được trả khoản tiền bằng mệnh giá + tiền lãi.
Do nắm giữ giấy tờ có giá của ngân hàng, khách hàng có thể mua bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng tiền gửi. Nếu khách hàng mua bằng tiền mặt thì sẽ lập phiếu thu tiền mặt, nếu khách hàng mua bằng tiền gửi thì lập phiếu chuyển khoản.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK: “Tiền mặt tại quỹ”( Mệnh giá )
hoặc Nợ TK: “Tiền gửi thanh toán”( Mệnh giá )
Có TK: “Phát hành giấy tờ có giá”( Mệnh giá )
*Kế toán tính lãi hàng tháng:
Hàng tháng kế toán cũng phải tính lãi tháng và hạch toán vào TK: “Tiền lãi cộng dồn dự trả trên các giấy tờ có giá”. Kế toán hạch toán:
Nợ TK: “Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá”(ST lãi hàng tháng )
Có TK: “Tiền lãi cộng dồn dự trả trên các giấy tờ có giá”(ST lãi hàng tháng )
*Kế toán thanh toán giấy tờ có giá khi đáo hạn:
Khi đến hạn khách hàng được lĩnh số tiền bằng mệnh giá cộng số tiền lãi. Nắm giữ giấy tờ có giá cho cả kỳ hạn tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào TK tiền gửi. Kế toán hạch toán:
Nợ TK: “Giấy tờ có giá”: Mệnh giá
Nợ TK: : “Tiền lãi cộng dồn trên các giấy tờ có giá”: Tiền lãi
Có TK: “Tiền mặt tại đơn vị”: Mệnh giá + số tiền lãi
Hoặc Có TK: “Tiền gửi thanh toán”: Mệnh giá + số tiền lãi
3.3.2 Phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi trước ( chiết khấu )
Với trường hợp trả lãi trước, ngân hàng thực hiện tính lãi được hưởng ngay cho khách hàng và khấu trừ vào mệnh giá, tức là khách hàng được hưởng số tiền = Mệnh giá - số tiền lãi.
Số tiền lãi đã trả được treo vào TK: “Chi phí trả lãi chờ phân bổ”
*Kế toán giai đoạn phát hành: Kế toán làm thủ tục bán giấy tờ có giá cho khách hàng, tính lãi và hạch toán:
Nợ TK: “Tiền mặt tại đơn vị”:(Số tiền = Mệnh giá – Lãi cả kỳ)
Nọ TK: Tiền gửi thanh toán: (Số tiền = Mệnh giá – Lãi cả kỳ)
Nợ TK: “Chi phí trả lãi chờ phân bổ”: Số tiền lãi cả kỳ
Có TK: “Giấy tờ có giá”: Mệnh giá.
Hàng tháng kế toán tính lãi và phân bổ vào chi phí.
Kế toán vẫn thực hiện tính lãi bình thường và phân bổ dần vào chi phí từ tài khoản phân bổ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK: “Chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá”: Số tiền lãi hàng tháng
Có TK: “Chi phí chờ phân bổ: Số tiền lãi hàng tháng
Thanh toán giấy tờ có giá khi đáo hạn:
Khi đến hạn khách hàng được nhận tiền bằng đúng mệnh giá. Kế toán thu lại giấy tờ có giá đã phát hành, tất toán tài khoản phát hành giấy tờ có giá, làm thủ tục trả tiền hoặc chuyển vào tài khoản cho khách hàng. Kế toán hạch toán:
Nợ TK: “Giấy tờ có giá”: Mệnh giá
Có TK: “Tiền mặt tại quỹ”: Mệnh giá
Hoặc Có TK: Tiền gửi thanh toán khách hàng: Mệnh giá.
Như vậy huy động vốn là một vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, nó là một nửa trong nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng “đi vay để cho vay”. Trong điều kiện hiện nay các NHTM muốn tìm được chỗ đững vững chắc trên thị trường vấn đề huy động vốn càng cần phải được quan tâm hơn cả, phải làm sao tìm được nguồn vốn tối ưu nhất đó là cả một quá trình không chỉ ngày một, ngày hai có thể làm ngay được.
Ch¬ng II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN & NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN UÔNG BÍ - QUẢNG NINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐT & PT UÔNG BÍ
1.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN & NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT Uông Bí - Quảng Ninh.
1.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội thị xã Uông Bí.
Uông Bí là một thị xã được thành lập từ năm 1962. Là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng. Với diện tích tự nhiên 240 km2, dân số hơn 80.000 người. Phía Đông giáp Hoành Bồ, phía Tây giáp Đông Triều, phía Nam giáp Yên Hưng, phía Bắc có Yên tử Sơn cao 1068m so với mặt biển. Uông Bí có đường quốc lộ 18A, tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, cảng Bạch Thái Bưởi, cảng Bến dừa thông với Bạch đằng Giang lịch sử tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện, là trục quay giao thông tam giác kinh tế trọng điểm Hà nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Kinh tế phát triển mạnh về công nghiệp nặng ( Than và điện ), ngành công nghiệp VLXD đang phát triển, nông nghiệp phân tán và còn nghèo nàn, thương mại bán lẻ là chủ yếu và tồn tại như là đại lý cho các trung tâm ngoài địa bàn.
Thị xã có diện tích tự nhiên lớn nhưng hầu hết là rừng núi và vùng nước ngập mặn đang cải tạo, tài nguyên chủ yếu là than đá và nguyên liệu sản xuất VLXD, rừng cây lấy gỗ.
Cư dân chủ yếu là công nhân công nghiệp, viên chức và nông dân. Thương nghiệp chủ yếu là thợ truyền thống và bán buôn hộ gia đình.
Cùng một vài cơ sở thương nghiệp quốc doanh, ngoài than và điện Uông Bí còn có cụm di tích văn hoá lịch sử, đồng thời là danh thắng rộng lớn từ Hồ Yên Trung, Lựng xanh cho đến hệ thống chùa kéo dài hàng chục km, nơi phát triển Thiền Phái Phật giáo Trúc Lâm nổi tiếng của người Việt, thu hút hàng nghìn khách du lịch vãn cảnh hàng năm.
Thực hiện chủ trương nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Uông Bí những năm gần đây về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá nền kinh tế nhiều thành phần. Thị xã Uông Bí còn tập trung xây dựng và mở rộng một số công trình lớn như Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 2, nhà máy Xi măng Lam Thạch, xí nghiệp đá Phương Nam, xí nghiệp giày da liên doanh với Trung Quốc… Vì vậy thị trường trên địa bàn có nhiều triển vọng đòi hỏi vốn đầu tư đa dạng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng phát triển.
Trên địa bàn thị xã Uông Bí có 3 tổ chức NHTM quốc doanh cùng hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng đó là Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí, Ngân hàng Công thưong, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và 01 Ngân hàng Chính sách. Ngoài ra còn một số tổ chức kinh tế khác cũng tham gia huy động vốn như Kho bạc Nhà nước, Bưu điện…, giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt vì vậy buộc Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí phải đưa ra nhiều biện pháp để mở rộng thị phần tín dụng và huy động vốn.
1.1.2 Sơ lược quá tình hình thành và phát triển của NHĐT & PT Uông Bí - Quảng Ninh.
Thực hiện nghị quyết Ban chấp hành Trung Uơng Đảng ngày 26 tháng 3 năm 1988 HĐBT ( nay là Chính Phủ ) ra quyết định số 58/ HĐBT - chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa và tổ chức thành hai hệ thống: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chuyên doanh. Trong đó:
Tổ chức ngân hàng thành 2 cấp: Cấp Trung ương và cấp tỉnh đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ Ngân hàng và thanh toán.
Hệ thống ngân hàng chuyên doanh ( NHTM ) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí là một chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh được thành lập từ năm 1959, có trụ sở đóng tại Trung tâm thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Từ cuối năm 1994 sau khi Chính Phủ quyết định thành lập Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài chính thì Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí trở thành một ngân hàng chuyên doanh ( NHTM ) như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác.
Là một NHTM nhiệm vụ chủ yếu là huy độn vốn ngắn , trung và dài hạn trong nước và ngoài nước để đầu tư và phát triển kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng.
Tên giao dich quốc tế: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF QUANG NINH – UONG BI BRANCH.
Tên giao dịch đầy đủ: Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Tên giao dịch: Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí
Tên viết tắt: BIDV
Hoà vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế của đất nước theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí có nhiều chuyển biến mới trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, bước đầu khẳng định được vị thế của mình, từ đó nhanh chóng chuyển hướng hoạt động, đổi mới toàn diện, sâu sắc theo hình mẫu đổi mới của Đảng và Nhà nước.
* Cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí là một trong 5 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng ĐT & PT tỉnh Quảng Ninh , nằm tại một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh với biên chế gồm 23 cán bộ nhân viên được tổ chức thành 3 phòng:
Ban lãnh đạo
Phòng dịch vụ khách hàng tiền tệ kho quỹ
Phòng kế toán hành chính
Phòng tín dụng
.
* Ban lãnh đạo gồm 02 người: 1 Giám đốc và 1 phó Giám đốc.
* Phòng tín dụng: 6 người ( 1 Trưởng phòng )
* Phòng dịch vụ khách hàng - Tiền tệ kho quỹ: 7 người ( 1 trưởng phòng )
* Phòng Kế toán Hành chính: 8 người (1 trưởng phòng )
* Hiện nay Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí có mạng lưới tín dụng hoạt động rộng khắp tại 10 phường xã trong toàn bộ thị xã. Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng đã và đang đủ sức đảm đương nhiệm vụ hiện đại và lâu dài. Từ chỗ bám sát định hướng của ngành , thực hiện chính sách kinh doanh tổng hợp, cùng với sự chỉ đạo của ngân hàng tỉnh cũng như sự thống nhất phương pháp điều hành, với chủ trương lấy hiệu quả an toàn trong tất cả mọi lĩnh vực họat động của mình làm tiêu chuẩn hàng đầu đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt nhất, rủi ro thấp nhất, mức độ chi phí thấp nhất để từ đó kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Rút ngắn được khoảng cách kinh doanh giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó đáp ứng nhu cầu vốn cho dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ và tạo điều kiện phát triển cho mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
* Thuận lợi: nằm tại một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh , các loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng, thị trường trên địa bàn có nhiều triển vọng. Trong suốt quá trình hoạt động luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của ngân hàng cấp trên, của Thị uỷ, UBND thị xã Uông Bí và các ban ngành tại địa phương cùng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên nhằm phát triển ổn định lâu dài và có hiệu quả.
Bản thân Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí cũng dần từng bước hoàn thiện mình như: Bố trí cán bộ nhân viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do NHTW và ngân hàng tỉnh tổ chức, truyền đạt kịp thời chế độ, chính sách đến người lao động, thường xuyên tổ chức trao đổi nghiệp vụ nội bộ để nắm vững nội dung, yêu cầu mới, kịp thời nắm bắt và nghiên cứu kỹ các vấn đề hoặc tình hình mới để chủ động sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện như vấn đề đổi mới tổ chức, đảm bảo vốn vay, phân loại và xử lý nợ, cơ cấu nợ, các điều kiện tín dụng, làm sạch dữ liệu để triển khai HĐH.
* Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí còn một số khó khăn như:
Chưa nắm bắt thông tin quảng bá sản phẩm kịp thời, tiếp thị tuy đã có cố gắng tiến bộ song vẫn còn yếu, chưa tranh thủ được thời cơ để mở rộng thị trường, tăng thêm khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ truyền thống còn nhỏ bé, nghèo nàn đơn điệu.
Một số cán bộ còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của đồng nghiệp mà chưa tích cực học tập nghiên cứu nên năng lực đáp ứng thấp, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng và công nghệ ngân hàng mới.
1.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí .
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên trong những năm qua Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí cũng đã đạt được những kết quả nhất định đóng góp một phần không nhỏ trong tiến trình phát triển kinh tế thị xã Uông Bí.
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí ta xem xét kết quả hoạt động của ngân hàng diễn biến qua các thời kỳ:
Biểu 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí
Đơn vị: Triệu đồng.
Thực hiện
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
1.Nguồn vốn huy động
116.635
147.276
Tiền gửi các loại
10.265
45.723
Tiền gửi tiết kiệm
54.930
78.847
Chứng chỉ các loại
51.440
22.706
2.Đầu tư tín dụng
141.800
173.600
Ngắn hạn
47,600
56.900
Trung hạn
94.200
116.700
3.Lợi nhuận trước thuế
3.708
4.361
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHĐT & PT Uông Bí )
1.1.3.1.Tình hình nguồn vốn: Từ khi chuyển sang cơ chế kinh doanh, xác định phương châm kinh doanh hiệu quả, an toàn, tín nhiệm cao đã tạo ra chuyển biến căn bản trong suy nghĩ và hành động của mỗi người cán bộ ngân hàng.Xuất phát từ nhu cầu thực tế về vốn của các thành phần kinh tế tại địa phương, khả năng kinh tế tại các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư… Ngân hàng rất trú trọng công tác huy động vốn phải làm thế nào huy động được cao nhất mọi nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn thì mới có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy ngân hàng đã đưa ra và áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn như: Nhận tiền gửi của các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm ngắn, trung và dài hạn, phát hành kỳ phiếu trả lãi trước, kỳ phiếu trả lãi sau, phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác… và đặc biệt cuối năm 2004 đầu năm 2005 ngân hàng đã áp dụng phương pháp huy động mới theo phương thức tiền gửi tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu nhiều giải thưởng có giá trị đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng. Mặt khác ngân hàng đã tăng cường đổi mới công nghệ cải tiến phương thức giao dịch, tổ chức tốt công tác thanh toán trong nước và nước ngoài, mở thêm dịch vụ thu tiền tại chỗ cho khách hàng… Vì vậy ngân hàng đã chủ động tìm những nguồn vốn tốt nhất để phục vụ hoạt động, luôn đặt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn lên hàng đầu, chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng góp phần quyết định thành công của ngân hàng.
Tính đến ngày 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 147.276 tr đồng, so với cùng kỳ năm 2003 là 116.635tr đồng, tăng 30.641tr đồng, bằng 26.3%.
1.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn: Bên canh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn như thế nào để đồng vốn có hiệu quả cao nhất là điều rất đáng quan tâm của tập thể, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. Từ nhận thức đó mà ngân hàng luôn luôn xác định việc nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Có được nguồn vốn ổn định chắc chắn tại địa phương ngân hàng đã thực hiện da dạng hoá các hình thức tín dụng, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, ngân hàng đã áp dụng nhiều loại cho vay như: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay bằng tín chấp, cầm cố… và đầu tư vào doanh nghiệp trọng điểm vào cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có vốn để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, góp phần không nhỏ trong vịêc xây dựng địa phương giàu mạnh văn minh cùng cả nước thực hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước.
Tính đến ngày 31/12/2004 tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 173.600 tr tăng 31.800 tr, vượt 22,43% so với cùng kỳ năm 2003.
Đồng thời đây là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất trong một vài năm gần đây trên tất cả địa bàn10 phường xã đối với mọi thành phần kinh tế, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Ngân hàng đã thu hết nợ khó đòi tư nhân tồn đọng năm trước, nợ quá hạn thông thường phát sinh trong năm đã được xử lý kịp thời, nợ quá hạn cuối năm còn 0,87% tổng dư nợ và nằm trong tầm kiểm soát và được quản lý tốt.
Cơ cấu dư nợ theo loại cho vay:
-Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 56.900 tr, tăng 19,54% so với năm 2003.
-Dư nợ trung và dài hạn năm 2004 là 116.000 tr, tăng 22.500 tr so với năm 2003. Có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh có kết cấu chênh lệch về tín dụng trung, dài hạn. Điều này cũng phù hợp với tình hình chung của thị xã Uông Bí là trung tâm công nghiệp nên nhu cầu đầu tư cho XDCB lớn
Trong vấn đề cho vay ngắn, trung và dài hạn chi nhánh đã tập trung chủ yếu phục vụ cho khách hàng truyền thống trong lĩnh vực XDCB, khách hàng là những doanh nghiệp và các công ty như: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, công ty than Vàng Danh, công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh… đóng trên địa bàn.
1.1.3.3 Vấn đề thanh toán và ngân quỹ
Tổng mức thanh toán trong nước đạt gần 4.000.000 tr, tăng 18%. Tổng mức thu tiền mặt đạt 371.000 tr, riêng thu từ thị truờng 337.000 tr góp phần giảm khối lượng điều chuyển tiền mặt. Hiện nay với công nghệ tin học ngân hàng phát triển việc thanh toán qua mạng vi tính, thanh toán chuyển tiền điện tử với hệ thống rộng khắp trên toàn quốc, ngân hàng có thể mở rộng được công tác thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ kịp thời mọi khoản thanh toán của khách hàng, đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng yêu cầu về tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế.
Nhìn chung công tác thanh toán của ngân hàng thực hiện tốt, đảm bảo an toàn kho quỹ, đảm bảo thu đúng chi đủ, thực hiện nghiêm chỉnh triệt để công tác thu hồi tiền giả, năm 2004 bộ phận ngân quỹ đã phát hiện, lập biên bản và thu nộp cấp trên 215 món tiền giả có tổng giá trị 14 triệu đồng. Trả lại cho khách hàng 90 món tiền thừa với tổng số tiền là 36 triệu đồng.
1.1.3.4 Đánh giá chung: Năm 2004 là năm hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí . Theo báo cáo thống kê thì tổng lợi nhuận tính đến 31/12/2004 là 4.361 tr, tăng 653 tr so với năm 2003. Có được kết quả trên là do tập thể ban lãnh đạo Ngân hàng ngay từ đầu năm đã đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng thời gian, khai thác và tạo lập được nguồn vốn tương đối lớn và phù hợp, phát triển hoạt động kinh doanh một cách đa năng, thực hiện cơ chế khoán tài chính đến nhóm và người lao động. Từ đó thúc đẩy cán bộ công nhân viên lao động nhiệt tình, gắn bó với nghề nghiệp. Triển khai kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngân hàng cấp trên và các văn bản liên quan khác, bố trí tạo điều kiện để cán bộ học tập nâng cao trình độ phát huy năng lực của mình.
1.2 Thực trạng công tác huy động vốn và nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí
1.2.1 Thực trạng công tác huy động vốn:
Năm 2004 được sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên toàn ngân hàng đã không ngừng gặt hái được những kết quả đáng khích lệ, nguồn vốn tăng trưởng cao. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí ta xem xét biến động huy động vốn qua các thời kỳ:
Biểu 2.1:Tình hình huy động vốn của ngân hàng bằng VND
Đơn vi: triệu đồng.
Thực hiện
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1.Tổng nguồn vốn huy động
116.635
100
147.276
100
1.Tiền gửi thanh toán
10.265
8,80
45.723
31,05
a.Tiền gửi TCKT
9.616
8,24
42.884
29,12
b.Tiền gửi cá nhân
649
0,56
2.839
1,93
2. Tiền gửi tiết kiệm
54.930
47,10
78.847
53,54
a. Tiết kiệm KKH
-
-
b. Tiết kiệm CKH
54.930
47,10
78.847
53,54
3.Chứng chỉ các loại
51.440
44,10
22.706
15,41
Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên qua các thời kỳ với diễn biến tốt. Tại thời điểm 31/12/2003 là 116.635 tr đồng đến 31/12/2004 là 147.276 tr đồng ( năm 2004 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2003 là 30.641tr đồng ( tăng 26,27% ).
Tiền gửi thanh toán tăng lên rất nhiều so với năm 2003 chứng tỏ ngân hàng rất coi trọng việc huy động vốn với các tổ chức kinh tế và cá nhân. Từ đó cho thấy khách hàng tin tưởng vào ngân hàng, vào chất lượng phục vụ của ngân hàng, hình ảnh của ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Riêng chứng chỉ các loại giảm nhưng đây là nguồn huy động kỳ phiếu năm 2003 đến hạn hàng loạt nên khách hàng rút ra để chuyển sang gửi tiết kiệm, và một phần do ngân hàng thanh toán trái phiếu năm 1999 đến hạn.
Năm 2004 nguồn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng thể hiện:
Biểu 2.2:Tình hình huy động vốn của ngân hàng bằng USD
Đơn vi:nghìn USD.
Thực hiện
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1.Tổng nguồn vốn huy động
129
100
192
100
1.Tiền gửi thanh toán
-
-
2. Tiền gửi tiết kiệm
129
100
192
100
a. Tiết kiệm KKH
-
-
b. Tiết kiệm CKH
129
100
192
100
(Nguồn: Số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 )
Biểu 3:Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí
Đơn vị: Triệu đồng.
Thực hiện
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1.Tiết kiệm KKH
-
-
2. Tiết kiệm CKH
54.930
100
78.847
100
a. Loại KH dưới 1 năm
25.590
46,59
26.874
34,08
- Loại KH 1 tháng
-
-
347
0,44
- Loại KH 3 tháng
12.343
22,47
8.798
11,16
- Loại KH 6 tháng
13.247
24,12
17.131
21,73
- Loại KH 9 tháng
-
-
598
0,75
b. Loại KH trên 1 năm
29.340
53,41
51.973
65,92
- Loại KH 12 tháng
28.708
52,26
38.834
49,25
- Loại KH 13 tháng
503
0,92
11.888
15,08
- Loại KH 18 tháng
129
1,23
660
0,84
- Loại KH 24 tháng
-
-
591
0,75
(Nguồn: Số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 )
Qua biểu trên ta thấy ng._.n hµng t¨ng lªn, tõ ®ã thu nhËp riªng cña Ng©n hµng t¨ng lªn, cô thÓ:
N¨m 2001 thu nhËp rßng lµ 24.306,1 triÖu, n¨m 2002 thu nhËp rßng lµ 30.932,2 triÖu, n¨m 2003 thu nhËp rßng lµ 99.364,85 triÖu.
Tuy vËy, ®Ó ®¸nh gi¸ ®îc c«ng t¸c Qu¶n trÞ cña Ng©n hµng ta sÏ ph©n tÝch mét sè chØ tiªu Tµi chÝnh sau:
ChØ tiªu Lîi nhuËn.
ChØ tiªu Lîi nhuËn rßng
=
Thu nhËp rßng
Doanh thu
N¨m 2001
24.306,1
= 14.13%
N¨m 2002
30.932,2
= 14.33%
171.969
215.877
N¨m 2003
99.364,85
= 26.93%
368.921
ChØ tiªu nµy cho ta thÊy phÇn tr¨m thu nhËp rßng cßn l¹i sau khi ®· trõ tÊt c¶ phÝ tæn khái tæng thu nhËp tõ l·i vµ thu nhËp phi l·i
Ta thÊy n¨m 2002 t¨ng h¬n so víi n¨m 2001 lµ: 0,20%, n¨m 2003 t¨ng h¬n so víi n¨m 2002 lµ 12,6%.
ChØ tiªu cËn biªn rßng
=
Thu nhËp rßng
Tæng l·i thu ®îc
N¨m 2001
24.306,1
= 14.21%
171.099
N¨m 2002
30.932,2
= 14.40%
214.767
N¨m 2003
99.364,85
= 27.16%
365.802
Tû lÖ phÇn tr¨m thu nhËp rßng cßn l¹i sau khi ®· trõ tÊt c¶ c¸c phÝ tæn khái tæng thu nhËp tõ l·i. Tû lÖ nµy t¨ng dÇn qua c¸c n¨m.
ChØ tiªu HÖ sè sö dông tµi s¶n
=
Doanh thu
Tµi s¶n Cã
N¨m 2001
171.969
= 5.92%
N¨m 2002
215.877
= 5.02%
2.904.600
4.303.700
N¨m 2003
368.921
= 7.82%
4.718.600
ChØ tiªu nµy cho thÊy møc ®é hiÖu qu¶ trong c«ng t¸c qu¶n lý tµi s¶n, ph¶n ¸nh viÖc ®Çu t vèn thÝch hîp vµo c¸c tµi s¶n sinh lêi.
Doanh thu do Tµi s¶n Cã ®em l¹i t¨ng ®Òu lªn trong c¸c n¨m. Duy chØ cã n¨m 2002 lµ gi¶m 0.90% so víi n¨m 2001, tuy nhiªn n¨m 2003 l¹i t¨ng so víi n¨m 2002 lµ 2.80%. §iÒu nµy cho thÊy c«ng t¸c Qu¶n trÞ ph¸t huy vai trß t¬ng ®èi tèt.
ChØ tiªu Lîi nhuËn trªn Tµi s¶n Cã (ROA)
=
Thu nhËp rßng
Tµi s¶n Cã
N¨m 2001
24.306,1
= 0.84%
2.904.600
N¨m 2002
30.932,2
= 0.72%
4.303.700
N¨m 2003
99.364,85
= 2.11%
4.718.600
Tû lÖ nµy cho thÊy tû suÊt lîi nhuËn trªn tæng Tµi s¶n Cã, tû lÖ nµy t¨ng lªn trong c¸c n¨m.
ChØ tiªu Lîi nhuËn trªn Vèn tù cã (ROE)
=
Thu nhËp rßng
Vèn tù cã
N¨m 2001
24.306,1
= 29.24%
83.000
N¨m 2002
30.932,2
= 28.91%
107.000
N¨m 2003
99.364,85
= 76.43%
130.000
Tû lÖ nµy t¨ng qua c¸c n¨m, ph¶n ¸nh tr×nh ®é cña ban ®iÒu hµnh trong viÖc tèi ®a ho¸ Tµi s¶n cña chñ së h÷u Ng©n hµng, ph¶n ¸nh gi¸n tiÕp kh¶ n¨ng t¹o thu nhËp, hiÖu qu¶ ho¹t ®éng, ®ßn bÈy Tµi chÝnh vµ kÕ ho¹ch thuÕ.
ChØ tiªu Møc ®é hiÖu qu¶
=
Chi phÝ phi l·i
Thu nhËp rßng tõ l·i + Thu nhËp tõ l·i
N¨m 2001
41 + 6.648
= 15.17%
(171.099 – 127.886) + 870
N¨m 2002
72 + 8.466
= 15.33%
(214.767 – 160.189) + 1.110
N¨m 2003
218 + 10.567
= 6.59%
(365.802 – 205.267) + 3.119
§©y lµ thíc ®o toµn diÖn ®¸nh gi¸ møc ®é hiÖu qu¶: Tû lÖ nµy thÓ hiÖn sù so s¸nh gi÷a ®Çu vµo vµ ®Çu ra. Tû lÖ nµy t¨ng lªn trong c¸c n¨m, nhng n¨m 2003 l¹i gi¶m 8.74% so víi n¨m 2002.
ChØ tiªu Chi phÝ phi l·i so víi Tæng Tµi s¶n Cã
=
Chi phÝ phi l·i
Tæng Tµi s¶n Cã
N¨m 2001
41 + 6.648
= 0.23%
N¨m 2002
72 + 8.466
= 0.20%
2.904.600
4.303.700
N¨m 2003
218 + 10.567
= 0.23%
4.718.600
ChØ tiªu nµy lµ thíc ®o c¬ b¶n ®¸nh gi¸ sù sö dông hiÖu qu¶ chi phÝ qu¶n lý vµ chi phÝ ho¹t ®éng. ChØ tiªu nµy t¬ng ®èi æn ®Þnh qua c¸c n¨m.
ChØ tiªu rñi ro.
ChØ tiªu Rñi ro vèn
=
Vèn chñ së h÷u
Tæng tµi s¶n
N¨m 2001
83.000
= 2.86%
N¨m 2002
107.000
= 2.94%
2.904.600
4.303.700
N¨m 2003
130.000
= 2.76%
4.718.600
Ta thÊy Ng©n hµng ®· duy tr× ®îc mét møc rñi ro vèn kh¸ æn ®Þnh, chØ tiªu nµy chØ lµ t¬ng ®èi, nã biÓu thÞ møc ®é mµ gi¸ trÞ Tµi s¶n Cã cña Ng©n hµng cã thÓ gi¶m xuèng tríc khi t×nh tr¹ng cña ngêi göi tiÒn vµ c¸c chñ nî kh¸c bÞ ®e do¹ nghiªm träng.
ChØ tiªu Rñi ro l·i suÊt
=
Tµi s¶n Cã nh¹y c¶m víi l·i suÊt
Tµi s¶n Nî nh¹y c¶m víi l·i suÊt
N¨m 2001
2.751.070
= 99.60%
2.762.000
N¨m 2002
4.115.400
= 100.01%
4.115.000
N¨m 2003
4.473.420
=100.30%
4.460.000
Nãi chung rñi ro l·i suÊt ë ®©y lu«n ®îc duy tr× víi tû lÖ nh¹y c¶m l·i suÊt lu«n xÊp xØ b»ng 1, nªn Ng©n hµng sÏ kh«ng bÞ ¶nh hëng lín l¾m víi sù biÕn ®éng cña l·i suÊt, ®iÒu nµy chøng tá nhµ Qu¶n trÞ Ng©n hµng ®· Qu¶n trÞ tèt vÒ vÊn ®Ò rñi ro l·i suÊt.
ChØ tiªu HÖ sè vèn
=
Vèn huy ®éng
Tæng Tµi s¶n Cã
N¨m 2001
2.630.000
= 0.91
2.904.600
N¨m 2002
3.811.000
= 0.89
4.303.700
N¨m 2003
4.037.000
= 0.86
4.718.600
HÖ sè vèn duy tr× ë møc cao, do vèn huy ®éng chiÕm tû träng lín trong tæng Tµi s¶n. HÖ sè vèn lµ thíc ®o chung vÒ ®¸nh gi¸ søc m¹nh vÒ vèn.
Nãi tãm l¹i, Chi nh¸nh Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n L¸ng H¹ cha cã ®iÒu g× ®¸ng b¸o ®éng, trªn ph¬ng diÖn rñi ro vµ lîi nhuËn nÕu chØ dùa vµo sù quan s¸t xu híng diÔn biÕn cña mçi hÖ sè theo chuçi thêi gian vµ gi¸m s¸t sù thay ®æi cña chóng trong n¨m 2001, 2002 vµ 2003, ngo¹i trõ xu híng më réng TÝn dông víi møc t¨ng nhÑ, kh¶ n¨ng thanh kho¶n ®îc ®¶m b¶o vµ bªn c¹nh ®ã lµ sù t¨ng nhÑ møc ®é phô thuéc vµo c¸c nguån vèn kh«ng chñ yÕu lµ nh÷ng nguån vèn chi phÝ cao.
Trong c¸c n¨m 2001, 2002 vµ 2003, c¸c chØ tiªu cña Ng©n hµng ®ã lµ cËn biªn rßng, lîi nhuËn rßng, chØ tiªu sö dông Tµi s¶n Cã, chØ tiªu lîi nhuËn trªn tæng tµi s¶n t¬ng ®èi æn ®Þnh, duy tr× ®îc møc t¨ng nhÑ.
Trong nÒn kinh tÕ ®ang cã nhiÒu biÕn ®éng nh trong 3 n¨m qua, t×nh h×nh thÕ giíi trong níc cã nhiÒu ¶nh hëng mµ Ng©n hµng duy tr× ®îc lîi nhuËn, rñi ro nh trªn lµ ®iÒu rÊt tèt, Ng©n hµng ®· t¹o ra mét lîi nhuËn, trªn c¬ së h¹ thÊp rñi ro mét c¸ch tèt nhÊt, t¹o ra sù c©n ®èi gi÷a Tµi s¶n Cã vµ Tµi s¶n Nî. §©y lµ nh÷ng cè g¾ng cña nh÷ng nhµ Qu¶n trÞ Chi nh¸nh Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n L¸ng H¹.
2.3. §¸nh gi¸ vÒ thùc tr¹ng Qu¶n trÞ Tµi chÝnh t¹i chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹.
Nh×n chung, c«ng t¸c Qu¶n trÞ Tµi chÝnh ë Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹ t¬ng ®èi tèt, c¸c nhµ Qu¶n trÞ ë ®©y ®· thùc hiÖn ®îc nh÷ng môc tiªu chung cña Ng©n hµng, cô thÓ Ng©n hµng ®·:
- Huy ®éng ®ñ vèn cÇn thiÕt ®¸p øng c¸c nhu cÇu n¾m gi÷ c¸c tµi s¶n Cã
- §¸p øng ®îc nhu cÇu ®Çu t cña kh¸ch hµng, cô thÓ d nî TÝn dông t¨ng lªn trong c¸c n¨m.
- Thùc hiÖn tèt chÕ ®é, quy ®Þnh cña Ng©n hµng nhµ níc, cô thÓ ®¸p øng ®Çy ®ñ vÒ tû lÖ dù tr÷ b¾t buéc, tû lÖ ®¶m b¶o kh¶ n¨ng thanh to¸n.
- Huy ®éng ®îc nguån vèn lín t¨ng lªn trong c¸c n¨m, ®¸p øng ®îc nhu cÇu cña kh¸ch hµng.
- Ng©n hµng ®· duy tr× vµ lµm t¨ng tµi s¶n cña Ng©n hµng.
Tuy nhiªn, Ng©n hµng cßn cã mét sè tån t¹i ®ã lµ:
- Ng©n hµng cßn thõa mét lîng vèn nhµn rçi, cha ®îc sö dông, nh÷ng nguån vèn nµy chÝnh lµ lîng tiÒn mÆt t¹i quü thõa ra, lîng tiÒn dù tr÷ b¾t buéc d«i ra, tõ ®ã ¶nh hëng rÊt lín tíi lîi nhuËn Ng©n hµng.
- C¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ Ng©n hµng cã t¨ng nhng cha thùc sù t¨ng m¹nh, cha ®óng nh kÕ ho¹ch ®· ®Ò ra.
Ta cã thÓ ®¸nh gi¸ qu¸ tr×nh thùc hiÖn kinh doanh cña Ng©n hµng víi c¸c chØ tiªu kÕ ho¹ch ®îc giao nh sau:
ChØ tiªu
N¨m 2003
§¬n vÞ: Tr.®ång
T¨ng (gi¶m) so n¨m 2002 (%)
T¨ng (gi¶m) so víi kÕ ho¹ch giao (%)
1. Tæng nguån vèn
4.529.000
+5.08
-2
- TiÒn ViÖt Nam ®ång
3.520.000
+5.77
-2
- Ngo¹i tÖ quy ®æi VND
1.009.000
+2.26
+2
2. C¸c kho¶n ®Çu t
2.632.400
+7.2
-1
Trong ®ã :
Cho vay nÒn kinh tÕ
2.295.000
+7.2
-3
- TiÒn ViÖt Nam ®ång
1.942.000
+7.25
+1
- Ngo¹i tÖ quy ®æi VND
353.000
+6.69
-7
3. Nép vèn
1.349.171
+5.50
+2
- TiÒn ViÖt Nam ®ång
986.780
+5.74
+1
- Ngo¹i tÖ quy ®æi VND
362.391
+1.47
+4
VËy so víi c¸c chØ tiªu kÕ ho¹ch ®îc giao
- Tæng nguån vèn huy ®éng gi¶m 2%, huy ®éng VN§ gi¶m 2% so víi kÕ ho¹ch, ngo¹i tÖ t¨ng 2% so víi kÕ ho¹ch.
- Cho vay nÒn kinh tÕ gi¶m 3% so kÕ ho¹ch, trong ®ã cho vay VN§ t¨ng 1% so víi kÕ ho¹ch, cho vay b»ng ngo¹i tÖ gi¶m 7% so víi kÕ ho¹ch.
- Nép vèn t¨ng 2% so víi kÕ ho¹ch, nép VN§ t¨ng 1% so víi kÕ ho¹ch vµ nép ngo¹i tÖ t¨ng 4% so víi kÕ ho¹ch
Së dÜ nguån vèn gi¶m so víi kÕ ho¹ch lµ do hiÖn t¹i quy m« nguån vèn cña Chi nh¸nh lín, trong khi ®ã trªn ®Þa bµn cã nhiÒu quü tiÕt kiÖm cña c¸c Ng©n hµng kh¸c cïng ho¹t ®éng nªn nguån huy ®éng vèn cña chi nh¸nh t¨ng chËm, cho vay b»ng ngo¹i tÖ kh«ng ®¹t kÕ ho¹ch lµ do quý tríc dù kiÕn gi¶i ng©n mét sè dù ¸n nhng cha thùc hiÖn ®îc.
Ch¬ng III. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c qu¶n trÞ Tµi chÝnh t¹i chi nh¸nh NHNo&ptnt l¸ng h¹
3.1. §Þnh híng vµ môc tiªu ho¹t ®éng kinh doanh n¨m 2004 cña Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹.
3.1.1. Nguån vèn huy ®éng.
Tæng nguån vèn huy ®éng cña Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹ x©y dùng n¨m 2004 lµ : 5.400 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 900 tû ®ång.
- Nguån vèn néi tÖ: KÕ ho¹ch nguån vèn néi tÖ n¨m 2004 x©y dùng 4.480 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 960 tû ®ång.
+, TiÒn göi huy ®éng tõ d©n c vµ tæ chøc kinh tÕ n¨m 2004 x©y dùng lµ 2.730 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 710 tû ®ång.
+, Nguån vèn tõ c¸c tæ chøc TÝn dông dù tÝnh t¨ng 50 tû ®ång so víi n¨m 2003.
- Nguån vèn ngo¹i tÖ: KÕ ho¹ch nguån vèn ngo¹i tÖ n¨m 2004 x©y dùng 920 tû VN§ t¬ng ®¬ng 56.834 ngh×n USD.
+, TiÒn göi huy ®éng tõ d©n c vµ tæ chøc kinh tÕ n¨m 2004 x©y dùng lµ 870 tû ®ång t¬ng ®¬ng 55.619 ngh×n USD, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 70 tû ®ång.
+, Nguån vèn tõ c¸c tæ chøc TÝn dông chñ yÕu tõ c¸c nh©n hµng b¹n dù tÝnh kh«ng t¨ng so víi n¨m 2003.
3.1.2. Sö dông vèn.
Tæng d nî kÕ ho¹ch x©y dùng n¨m 2004 lµ 2.190 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003lµ 614 tû ®ång. Trong ®ã:
+, Néi tÖ: KÕ ho¹ch lµ 1.557 tû ®ång so víi n¨m 2003 t¨ng 484 tû ®ång chiÕm 71% trong tæng dù nî.
+, Ngo¹i tÖ: KÕ ho¹ch lµ 633 tû ®ång so víi n¨m 2003 t¨ng 130 tû ®ång chiÕm 29% trong tæng dù nî.
- D nî ng¾n h¹n: D nî ng¾n h¹n kÕ ho¹ch n¨m 2004 lµ 920 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 349 tû ®ång. D nî ng¾n h¹n chiÕm 42% trong tæng d nî. Trong ®ã:
+, D nî néi tÖ 587 tû ®ång, chiÕm 64% trong tæng d nî ng¾n h¹n.
+, D nî ngo¹i tÖ 333 tû ®ång chiÕm 36% trong tæng d nî ng¾n h¹n.
- D nî trung h¹n: KÕ ho¹ch d nî trung h¹n n¨m 2004 lµ 45 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 15 tû ®ång. D nî trung h¹n chiÕm 2% trong tæng d nî. Trong ®ã:
+, D nî néi tÖ 45 tû ®ång, chiÕm 100% trong tæng d nî ng¾n h¹n.
- D nî dµi h¹n: KÕ ho¹ch d nî dµi h¹n n¨m 2004 lµ 1.225 tû ®ång, t¨ng so víi n¨m 2003 lµ 250 tû ®ång. D nî dµi h¹n chiÕm 56% trong tæng d nî. Trong ®ã:
+, D nî néi tÖ 925 tû ®ång, chiÕm 76% trong tæng d nî ng¾n h¹n.
+, D nî ngo¹i tÖ 300 tû ®ång chiÕm 24% trong tæng d nî ng¾n h¹n.
3.1.3. BiÖn ph¸p ®Ó thùc hiÖn kÕ ho¹ch kinh doanh n¨m 2004.
VÒ c«ng t¸c huy ®éng vèn:
TiÕp tôc ph¸t triÓn mèi quan hÖ chÆt chÏ víi c¸c ®¬n vÞ kh¸ch hµng truyÒn thèng, ®ång thêi më réng quan hÖ víi kh¸ch hµng míi nh»m huy ®éng nguån vèn nhµn rçi tõ c¸c tæ chøc nµy. Ngoµi viÖc t¨ng trëng nguån vèn cña m×nh, Chi nh¸nh cßn gãp phÇn t¨ng trëng nguån vèn theo yªu cÇu cña Ng©n hµng N«ng nghiÖp v Ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam.
- Thêng xuyªn n¾m b¾t l·i suÊt thÞ trêng ®Ó ®iÒu chØnh kÞp thêi linh ho¹t trong ph¹m vi quyÒn h¹n ®îc phÐp cña Chi nh¸nh, võa ®¸p øng dîc yªu cÇu thÞ trêng võa ®¶m b¶o yªu cÇu hiÖu qu¶ trong kinh doanh.
- Më thªm Chi nh¸nh thµnh viªn,c¸c phßng giao dÞch ®Ó thu hót nguån tiÒn göi tõ d©n c.
- §Èy m¹nh qu¶ng c¸o, tiÕp thÞ thu hót kh¸ch hµng, ¸p dông c¬ chÕ linh ho¹t ®èi víi kh¸ch hµng nhng ph¶i ®¶m b¶o nguyªn t¾c ph¸t triÓn æn ®Þnh vµ l©u dµi.
- §a d¹ng ho¸ kh©u thanh to¸n: Thanh to¸n thÎ, thÎ TÝn dông … Trang bÞ m¸y mãc, x©y dùng phÇn mÒm ®¶m b¶o ®Ó t¨ng thu dÞch vô thanh to¸n, thanh to¸n nhanh, chÝnh x¸c, an toµn, ®¸p øng kÞp thêi víi yªu cÇu cña kh¸ch hµng.
- Më réng c¸c dÞch vô thu¹n tiÖn cho kh¸ch hµng. Thùc hiÖn giao dÞch theo ca. Më réng viÖc tr¶ l¬ng cho nh©n viªn th«ng qua tµi kho¶n c¸ nh©n. TriÓn khai dÞch vô thu tiÒn t¹i ®¬n vÞ, nèi m¹ng víi c¸c ®¬n vÞ lín.
- Më réng ph¸t triÓn dÞch vô b¶o l·nh, ®¹i lý b¸n b¶o hiÓm, thu phÝ b¶o hiÓm qua Ng©n hµng …
VÒ c«ng t¸c TÝn dông:
- TiÕn hµnh gi¶i ng©n c¸c dù ¸n ®Çu t ®· ký nh: Dù ¸n cña c¸c Tæng c«ng ty vµ c«ng ty nh: Tæng c«ng ty S«ng §µ, c«ng ty Gang thÐp Th¸i Nguyªn, c«ng ty LILAMA Hµ Néi …
- Thêng xuyªn gÆp gì trao ®æi víi kh¸ch hµng l¾ng nghe ý kiÕn ®Ò xuÊt tõ c¸c ®¬n vÞ, n¾m b¾t chÝnh s¸ch kh¸ch hµng cña c¸c tæ chøc TÝn dông kh¸c, tõ ®ã chØnh söa kÞp thêi nh÷ng kiÕn nghÞ cña kh¸ch hµng trªn quan ®iÓm b×nh ®¼ng, cïng cã lîi.
- Lµm tèt c«ng t¸c ph©n lo¹i kh¸ch hµng, nghiªn cøu thÞ trêng, tõ ®ã ®a ra ®Þnh híng ®Çu t cho tõng kh¸ch hµng cô thÓ.
- Thêng xuyªn t¨ng cêng c«ng t¸c kiÓm tra, kiÓm so¸t, båi dìng nghiÖp vô chuyªn m«n, lµm tèt c«ng t¸c gi¸o dôc phÈm chÊt, ®¹o ®øc, phong c¸ch cho c¸n bé TÝn dông, ®ång thêi bè trÝ c¸n bé phï hîp víi n¨ng lùc chuyªn m«n.
- Chi nh¸nh híng vµo më réng cho vay c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá nh»m ®a d¹ng ho¸ c¸c thµnh phÇn kinh tÕ. Gi¶m viÖc tËp trung ®Çu t vµo c¸c doanh nghiÖp lín, ®Æc biÖt lµ doanh nghiÖp Nhµ níc, ®a d¹ng ho¸ c¸c ®èi tîng ®Çu t ®Ó ph©n t¸n rñi ro. Më réng h×nh thøc cho vay phôc vô ®êi sèng, cÇm cè giÊy tê cã gi¸ cho c¸c c¸ nh©n vµ hé gia ®×nh.
3.2. Nh÷ng gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh cña Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹.
§Ó thùc hiÖn môc tiªu, ®Þnh híng cña Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam nãi chung, cña Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹ nãi riªng, ®ßi hái Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹ ph¶i gi¶i quyÕt nhiÒu vÊn ®Ò, mét trong nh÷ng vÊn ®Ò quan träng nhÊt lµ n©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c Qu¶n trÞ Tµi chÝnh cña Ng©n hµng.
C«ng t¸c Qu¶n trÞ Tµi chÝnh cña Ng©n hµng cã vai trß quan träng trong ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng, cã qu¶n lý tèt c«ng t¸c nµy Ng©n hµng míi cã thÓ ph¸t triÓn theo ®Þnh híng mµ Ng©n hµng ®· ®Æt ra, ®¹t ®îc nh÷ng môc tiªu mong muèn cña Ng©n hµng. V× vËy, n©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c Tµi chÝnh cña Ng©n hµng lµ gi¶i ph¸p quan träng gióp Ng©n hµng ®¹t ®îc nh÷ng môc tiªu ®Þnh híng cña m×nh. Sau ®©y ta ®i xem xÐt nh÷ng néi dung chÝnh nh»m n©ng cao c«ng t¸c Tµi chÝnh cña Chi nh¸nh NHNo&PTNT L¸ng H¹.
3.2.1. §Èy nhanh tèc ®é lµnh m¹nh ho¸ t×nh h×nh Tµi chÝnh, t¨ng tiÒm lùc Tµi chÝnh cho Ng©n hµng.
§Ó ®Èy nhanh tèc ®é lµnh m¹nh ho¸ t×nh h×nh Tµi chÝnh cña Ng©n hµng th× Ng©n hµng thùc hiÖn nh÷ng vÊn ®Ò sau:
- Gi¶i quyÕt nhanh døt ®iÓm c¸c kho¶n nî xÊu, lµm trong s¹ch b¶ng tæng kÕt tµi s¶n.
- Nh÷ng ®iÓm cÇn ph¶i ®îc nhÊn m¹nh trong qu¸ tr×nh kiÓm tra kho¶n vay bao gåm: (1) Ph¸t hiÖn cµng sím cµng tèt nh÷ng kho¶n vay cã vÊn ®Ò thùc tÕ hoÆc tiÒm tµng; (2) T¨ng cêng chØ ®¹o vµ khuyÕn khÝch c¸n bé TÝn dông theo dâi vµ b¸o c¸o vÒ sù suy gi¶m chÊt lîng cña nh÷ng kho¶n vay mµ hä theo dâi; (3) Thùc hiÖn thiÕt lËp vµ qu¶n lý thèng nhÊt bé hå s¬; (4) ChÊp hµnh tèt chÝnh s¸ch cho vay, luËt vµ c¸c quy chÕ vÒ ho¹t ®éng ng©n hµng; (5) §¶m b¶o th«ng tin chÝnh x¸c kÞp thêi cho Ban Gi¸m ®èc vµ Héi ®ång Qu¶n trÞ vÒ t×nh h×nh sö dông cña danh môc cho vay; (6) ThiÕt lËp vµ sö dông c¸c kho¶n dù tr÷ tæn thÊt cho vay mét c¸ch hîp lý.
- Kh«ng sö dông biÖn ph¸p b»ng treo nî ®èi víi c¸c kho¶n nî khã ®ßi bëi v× sö dông biÖn ph¸p nµy kh«ng cã t¸c dông lµm lµnh m¹nh ho¸ b¶ng c©n ®èi tµi s¶n cña Ng©n hµng, thùc chÊt tµi s¶n ®· bÞ mÊt vµ cha ®îc xö lý cho nªn nguy c¬ ph¸ s¶n cña Ng©n hµng lu«n lu«n bÞ ®e do¹.
- CÇn khai th¸c triÖt ®Ó gi¸ trÞ, khèi lîng tµi s¶n ®· nhËn thÕ chÊp, cÇm cè.
CÇn ph©n lo¹i c¸c tµi s¶n thÕ chÊp, cÇm cè, x¸c ®Þnh trªn c¬ së ph¸p lý nh»m lµm râ tÝnh hîp ph¸p cña tµi s¶n ®¶m b¶o, tõ ®ã ®a ra c¸c biÖn ph¸p xö lý cho phï hîp.
Phèi hîp chÆt chÏ gi÷a c¸c ngµnh: ®Þa chÝnh, Tµi chÝnh, Ng©n hµng trong viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ tµi s¶n ®Æc biÖt lµ gi¸ trÞ tµi s¶n thÕ chÊp vµ ®¨ng ký thÕ chÊp nh»m tr¸nh c¸c trêng hîp mét tµi s¶n ®em ®i thÕ chÊp ë nhiÒu Ng©n hµng.
- Sö dông tèt c¸c quü rñi ro hµng n¨m, hµng n¨m cÇn trÝch mét phÇn bï ®¾p rñi ro, quü nµy rÊt quan träng, Ng©n hµng cÇn t¨ng quü nµy lªn c¸c n¨m nh»m ®¸p øng nh÷ng rñi ro bÊt thêngx¶y ra trong Ng©n hµng.
- Nh÷ng kho¶n nî xÊu cÇn cã chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch c¸c ®¬n vÞ tr¶ gèc tríc, tr¶ l·i sau, nh÷ng ®¬n vÞ tÝch cùc tr¶ gèc ®îc xem xÐt gi¶m ®i mét phÇn l·i.
- §Èy nhanh tiÕn ®é xö lý nî tån ®äng, sÏ t¹o cho Ng©n hµng cã thªm vèn trong ho¹t ®éng, t¨ng cêng uy tÝn cña Ng©n hµng.
3.2.2. X©y dùng chiÕn lîc huy ®éng vèn phï hîp, ®¶m b¶o sö dông vèn víi chi phÝ thÊp nhÊt.
Nguån vèn cña Ng©n hµng bao gåm 3 nguån chÝnh. Trong khi ®ã Ng©n hµng tËp trung nh÷ng nguån vèn lín sau:
Vay Ng©n hµng Trung ¦¬ng: §©y lµ nguån vèn ®Ó ®¸p øng nh÷ng nhu cÇu cña Ng©n hµng nh nhu cÇu chi tr¶ thêng nhËt cña c¸c Ng©n hµng, nhu cÇu ®¸p øng cho vay theo thêi vô hoÆc khi Ng©n hµng gÆp khã kh¨n nghiªm träng vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n.
§©y lµ nguån cã chi phÝ kh¸ cao nªn Ng©n hµng thêng thiÕu chñ ®éng, ®iÒu kiÖn vay thêng ngÆt nghÏo, lu«n ®ßi hái cã sù ®¶m b¶o kh¸ ®Çy ®ñ, thêi h¹n cho vay thêngng¾n nhÊt lµ trong c¸c thêi kú NHT¦ thùc hiÖn chÝnh s¸ch tiÒn tÖ th¾t chÆt. Ngo¹i trõ trêng hîp Ng©n hµng ho¹t ®éng trong ®iÒu kiÖn hÖ thèng Tµi chÝnh tiÒn tÖ kÐm ph¸t triÓn, trong ®ã tiÒn vay hay ®Çu t NHT¦ thêng lµ nguån quan träng ®Ó c¸c thÞ trêng Tµi chÝnh ph¸t triÓn thÓ lo¹i TÝn dông nµy cã vai trß Ýt quan träng h¬n. §èi víi Ng©n hµng, khi thùc sù cÇn thiÕt th× míi dïng kho¶n vay nµy.
§Èy m¹nh tËp trung vµo nguån vèn huy ®éng lµ tiÒn göi cã kú h¹n. §©y lµ nguån huy ®éng cã chi phÝ cao h¬n tiÒn göi kh«ng kú h¹n nhng ®Ó tËp trung ®îc mét nguån vèn lín ®Ó thóc ®Èy nhanh hiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghiÖp Ng©n hµng th× ®©y lµ nguån vèn rÊt quan träng. Nã cã tÝnh æn ®Þnh, Ng©n hµng cã thÓ chñ ®éng kiÓm so¸t, chñ ®éng sö dông nã trong qu¸ tr×nh cho vay hay ®Çu t, Ng©n hµng kh«ng bÞ ®éng dÔ dµng øng phã víi nh÷ng rñi ro, tõ ®ã lµm t¨ng kh¶ n¨ng thu lîi nhuËn cña Ng©n hµng.
Vay tõ c¸c tæ chøc TÝn dông kh¸c: §Ó cã thÓ n©ng cao ®îc kh¶ n¨ng huy ®éng vèn tõ ®ã tËp trung ®îc nguån vèn lín, Ng©n hµng cÇn thùc hiÖn nh÷ng vÊn ®Ò sau:
- CÇn x¸c ®Þnh vµ thùc hiÖn chÝnh s¸ch vÒ ph¸t triÓn s¶n phÈm dÞch vô cña Ng©n hµng m×nh nh»m t¹o ra sù ph©n biÖt, t¹o ra ®Æc ®iÓm riªng vµ t¨ng qu¸ tr×nh hÊp dÉn cña s¶n phÈm dÞch vô.
- X©y dùng vµ thùc hiÖn chÝnh s¸ch gi¸ c¶ s¶n phÈm dÞch vô.
- X©y dùng vµ thùc hiÖn chÝnh s¸ch ph¸t triÓn hÖ thèng ph©n phèi.
- TiÕn hµnh ph©n ®o¹n thÞ trêng theo c¸c tiªu thøc kh¸c nhau ®Ó tõ ®ã x©y dùng c¸c chiÕn lîc s¶n phÈm, gi¸ c¶, ph©n phèi… thÝch hîp víi tõng ph©n ®o¹n thÞ trêng.
- Thùc hiÖn tr¶ l·i cho c¸c tiÒn göi sÐc vµ ¸p dông hÖ thèng l·i suÊt mang tÝnh c¹nh tranh.
- §a ra c¸c h×nh thøc tiÒn göi tiÕt kiÖm hoÆc tiÒn göi cã kú h¹n nhng l¹i cã mét sè thuéc tÝnh cña tiÒn göi kh«ng kú h¹n…
- Më réng tiÕt kiÖm cã thëng hiÖn ®ang ¸p dông nh»m thu hót lîng vèn nhµn rçi tõ d©n c.
- Cã chÝnh s¸ch l·i suÊt hîp lý nh gi¶m l·i suÊt cho vay ®èi víi nh÷ng dù ¸n lín, cã tÝnh hiÖu qu¶ cao.
- T¹o ra c¬ chÕ cho vay réng më, x©y dùng thñ tôc cho vay ®¬n gi¶n nhng vÉn ®¸p øng yªu cÇu ®¶m b¶o tµi s¶n, tr¸nh nî xÊu.
- Mçi Ng©n hµng cÇn cã chiÕn lîc huy ®éng riªng phï hîp víi ®iÒu kiÖn m«i trêng ho¹t ®éng kinh doanh cña m×nh. Ngay c¶ trêng hîp ®· x¸c ®Þnh ®îc híng chiÕn lîc th× trong qu¸ tr×nh triÓn khai mçi ch¬ng tr×nh chiÕn lîc hay chÝnh s¸ch, lu«n cÇn ph¶i xem xÐt t¸c ®éng cña nã tíi t×nh h×nh chi phÝ, rñi ro vµ thu nhËp nãi chung cña Ng©n hµng nh thÕ nµo.
3.2.3. C¬ cÊu Tµi s¶n Cã hîp lý theo híng t¨ng Tµi s¶n Cã sinh lêi vµ n©ng cao chÊt lîng Tµi s¶n Cã.
C¬ cÊu Tµi s¶n Cã cho hîp lý theo híng t¨ng Tµi s¶n Cã sinh lêi lµ mét biÖn ph¸p gióp Ng©n hµng ®Èy m¹nh ®îc ho¹t ®éng kinh doanh cña m×nh, viÖc t¨ng Tµi s¶n Cã sinh lêi còng cã nghÜa lµ gi¶m bít c¸c tµi s¶n kh«ng sinh lêi trong Ng©n hµng, gi¶m bít c¸c kho¶n nî xÊu, tõ ®ã gi¶m bít c¸c kho¶n chi phÝ cho Ng©n hµng, ®¸p øng ®óng vµ ®Çy ®ñ nh÷ng kho¶n dù tr÷ theo yªu cÇu cña Ng©n hµng nhµ níc, tr¸nh t×nh tr¹ng ø ®äng vèn.
C¬ cÊu tµi s¶n cã hîp lý cßn theo híng n©ng cao chÊt lîng Tµi s¶n Cã. Cô thÓ n©ng cao chÊt lîng TÝn dông vµ ®Çu t, ®©y lu«n lu«n lµ ®ßi hái híng ®Õn cña mäi Ng©n hµng, chÊt lîng TÝn dông ®Çu t cã cao th× Ng©n hµng míi cã kh¶ n¨ng duy tr× ho¹t ®éng cña m×nh còng nh t¨ng vÞ thÕ cña m×nh, muèn n©ng cao chÊt lîng TÝn dông vµ ®Çu t, ®ßi hái c¸c nhµ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh ph¶i cã kh¶ n¨ng còng nh n¨ng lùc trong viÖc x¸c ®Þnh híng kinh doanh, ®Çu t vµo c¸c ngµnh nghÒ cã triÓn väng, dù b¸o ®îc t×nh h×nh kinh tÕ x¶y ra ®èi víi tõng ngµnh nghÒ, lÜnh vùc ®Ó tõ ®ã cã nh÷ng quyÕt ®Þnh ®Çu t ®óng ®¾n. N©ng cao chÊt lîng TÝn dông còng cã nghÜa c¸c nhµ Qu¶n trÞ cÇn n©ng cao kh¶ n¨ng kiÓm so¸t c¸c kho¶n nî, gi¶m thiÓu c¸c kho¶n nî xÊu mét c¸ch tèt nhÊt.
3.2.4. X©y dùng chiÕn lîc Tµi chÝnh nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng sinh lêi vµ ph¸t triÓn thu nhËp.
X©y dùng ®îc mét chiÕn lîc Tµi chÝnh lu«n lµ ®ßi hái ®Çu tiªn ®èi víi nhµ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh, cã x©y dùng ®îc mét chiÕn lîc Tµi chÝnh ®óng míi v¹ch ra ®îc c¸c ®Þnh híng, môc tiªu cho Ng©n hµng ho¹t ®éng. Ngay tõ bíc ®Çu tiªn nµy, ®ßi hái c¸c nhµ Qu¶n trÞ ph¶i cã chiÕn lîc Tµi chÝnh phï hîp víi ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng tõ kú tríc, cña nÒn kinh tÕ.
ChiÕn lîc Tµi chÝnh cã phï hîp míi t¨ng kh¶ n¨ng ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng, tõ ®ã t¨ng kh¶ n¨ng sinh lêi vµ ph¸t triÓn thu nhËp. NÕu nh chiÕn lîc Tµi chÝnh kh«ng ®îc x©y dùng mét c¸ch cã ®Þnh híng, kh«ng ®óng víi kh¶ n¨ng kinh doanh cña Ng©n hµng sÏ ¶nh hëng rÊt lín tíi ho¹t ®éng cña Ng©n hµng, ¶nh hëng ®Õn c¶ lîi nhuËn vµ thu nhËp cña Ng©n hµng. V× vËy x©y dùng ®îc mét chiÕn lîc Tµi chÝnh nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng sinh lêi vµ ph¸t triÓn thu nhËp cña Ng©n hµng lµ nhiÖm vô mµ c¸c nhµ Qu¶n trÞ lu«n lu«n híng tíi.
3.2.5. T¨ng cêng n¨ng lùc Qu¶n trÞ cña Ng©n hµng.
C¬ cÊu l¹i tæ chøc vµ m¹ng líi Ng©n hµng theo m« h×nh NHTM hiÖn ®¹i, ®a Ng©n hµng c«ng th¬ng Ba §×nh thµnh chi nh¸nh Ng©n hµng Tµi chÝnh m¹nh, mét bé m¸y kinh doanh n¨ng ®éng cã kh¶ n¨ng thÝch øng víi thÞ trêng.
- NhËn thøc ®óng b¶n chÊt, c«ng viÖc tæ chøc, nguyªn t¾c vµ ph¬ng ph¸p tæ chøc. Nhµ Qu¶n trÞ vµ nh©n viªn dï ë cÊp nµo còng cÇn hiÓu râ nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ tæ chøc vµ nguyªn t¾c tæ chøc mµ trong ®ã hä ®ang ho¹t ®éng. Hä cÇn n¾m ®îc c¬ cÊu tæ chøc cña Ng©n hµng cã thÓ vµ cÇn ®îc x¸c ®Þnh dùa trªn nguyªn t¾c, ph¬ng ph¸p nµo ? Vµ v× sao ? §iÒu nµy cã t¸c dông lo¹i bá ®îc t tëng tuú tiÖn trong c«ng t¸c thiÕt kÕ c¬ cÊu tæ chøc, hoÆc thõa kÕ mét c¸ch m¸y mãc c¸c c¬ cÊu ®· cã mµ kh«ng cÇn xem xÐt hiÖu qu¶ ho¹t ®éng sÏ ra sao.
- C¬ cÊu tæ chøc ph¶i ®îc x©y dùng g¾n víi môc ®Ých, môc tiªu, kÕ ho¹ch vµ tÝnh ®Õn yÕu tè con ngêi.
C¬ cÊu tæ chøc ®îc thiÕt lËp nªn ph¶i ®îc xem nh mét hÖ thèng ho¹t ®éng víi thµnh phÇn lµ nh÷ng vai trß, vÞ trÝ do c¸c c¸ nh©n ®¶m nhiÖm thùc hiÖn vµ chÊt kÕt dÝnh xuyªn suèt c¸c vÞ trÝ, c¸c ho¹t ®éng bÞ ph©n chia thµnh vïng, lÜnh vùc, cÊp hay bé phËn... ChÝnh lµ c¸c môc ®Ých, môc tiªu, ®êng lèi ho¹t ®éng chung cña Ng©n hµng.
- T¨ng cêng, nç lùc duy tr× sù hîp lý vÒ tÇm Qu¶n trÞ, tr¸nh xu híng më réng tÇm Qu¶n trÞ th¸i qu¸
- M« t¶ râ vÞ trÝ Qu¶n trÞ vµ lµm râ c¸c mèi quan hÖ.
- Qu¸n triÖt nhiÖm vô, quyÒn h¹n ®Õn tõng bé phËn vµ c¸ nh©n.
- Kiªn quyÕt thùc hiÖn ®óng c¸c nguyªn t¾c, quyÒn h¹n, quan hÖ ®· ®îc x¸c ®Þnh
- Thêng xuyªn nghiªn cøu vµ ®æi míi Tµi chÝnh cho phï hîp víi sù biÕn ®æi cña thùc tiÔn.
- N©ng cao tr¸ch nhiÖm vµ quyÒn h¹n cña c¸c bé phËn chñ yÕu trong Ng©n hµng.
- X©y dùng mét c¬ chÕ Tµi chÝnh phï hîp víi ®Þnh híng, môc tiªu, nguyªn t¾c th¬ng m¹i - thÞ trêng cña Ng©n hµng.
- Ph¶i n©ng cao kh¸i niÖm ph©n tÝch ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng, nh»m cung cÊp th«ng tin chuÈn x¸c.
- Ng©n hµng ph¶i kinh doanh theo nguyªn t¾c thÞ trêng.
Trong nÒn kinh tÕ thÞ trêng - nÒn kinh tÕ mang tÝnh c¹nh tranh, víi nh÷ng thay ®æi trong m«i trêng kinh doanh trong níc vµ quèc tÕ. §ßi hái Ng©n hµng ph¶i am hiÓu nh÷ng nhu cÇu cña x· héi, cña thÞ trêng ®Ó ®a ra ®îc nh÷ng s¶n phÈm, nh÷ng dÞch vô mµ x· héi - thÞ trêng ®ang mong muèn. Mét tæ chøc kinh doanh trong c¬ chÕ c¹nh tranh nÕu ®a ra nh÷ng s¶n phÈm, dÞch vô kh«ng ®îc thÞ trêng chÊp nhËn sÏ bÞ c¸c ®èi thñ kh¸c ®Èy ra khái thÞ trêng, viÖc kinh doanh sÏ thÊt b¹i.
C¬ chÕ kinh doanh c¹nh tranh ®ßi hái c¸c tæ chøc kinh doanh ph¶i thêng xuyªn n¾m b¾t c¸c diÔn biÕn cña thÞ trêng ®Ó cã nh÷ng bíc ®iÒu chØnh phï hîp sao cho kh«ng bÞ thÞ trêng tõ bá. N¾m b¾t diÔn biÕn cña thÞ trêng, ®iÒu chØnh c¸c ho¹t ®éng cho phï hîp víi thÞ trêng lµ c«ng viÖc cña Qu¶n trÞ. ChiÕm lÜnh thÞ trêng chÊt lîng s¶n phÈm dÞch vô vµ n¨ng lùc c¹nh tranh nãi chung lu«n lµ nh÷ng yÕu tè c¬ b¶n ®¶m b¶o cho sù thµnh c«ng trong kinh doanh nãi chung.
§Ó ®øng v÷ng vµ chiÕn th¾ng trong c¹nh tranh, yªu cÇu c¸c Ng©n hµng ph¶i thêng xuyªn n©ng cao n¨ng lùc ho¹t ®éng, n©ng cao chÊt lîng c¸c nguån tµi nguyªn vµ thêng bæ xung c¸c nguån tµi nguyªn ®ã cho ho¹t ®éng kinh doanh. Sù l¹c hËu vÒ c«ng nghÖ, c¸n bé thiÕu n¨ng lùc, tr×nh ®é qu¶n lý yÕu kÐm, chÊt lîng s¶n phÈm thÊp... ch¾c ch¾n sÏ lµm gi¶m uy tÝn cña Ng©n hµng, thÊt b¹i trªn thÞ trêng lµ ®iÒu khã tr¸nh khái. C¸c Ng©n hµng ph¶i thêng xuyªn ®æi míi c¶ vÒ kü thuËt, c«ng nghÖ vµ chÊt lîng ®éi ngò c¸n bé nh©n viªn, n©ng cao tr×nh ®é qu¶n lý, n©ng cao chÊt lîng s¶n phÈm, më réng quy m« ho¹t ®éng kinh doanh.
3.2.6. TËp trung nguån vèn lín ®Ó thóc ®Èy nhanh hiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghÖ Ng©n hµng.
TËp trung nguån lùc ®Ó thóc ®Èy nhanh qu¸ tr×nh hiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghÖ Ng©n hµng theo híng: KÕt hîp ph¸t triÓn tuÇn tù ®æi míi tõng bíc víi ®i t¾t ®ãn ®Çu mét sè lÜnh vùc then chèt. Lé tr×nh ®æi míi hiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghÖ ph¶i phï hîp víi viÖc ph¸t triÓn nghiÖp vô, dÞch vô vµ kh¶ n¨ng Tµi chÝnh cña Ng©n hµng.
Tõ nay ®Õn 2005, Ng©n hµng cÇn khai th¸c triÖt ®Ó nh÷ng thiÕt bÞ tin häc vµ phÇn mÒm hiÖn cã ®Ó phôc vô nhu cÇu thanh to¸n vµ c¸c dÞch vô, bæ sung tõng phÇn tõng bé phËn ®Ó n©ng cao c«ng suÊt cña m¸y mãc thiÕt bÞ.
- TiÕp tôc ®Çu t ®ång bé ®Ó ph¸t triÓn hÖ thèng th¬ng m¹i ®iÖn tö vµ c¸c nghiÖp vô Ng©n hµng ®iÖn tö (thanh to¸n dÞch vô qua m¹ng Internet, c¸c lo¹i thÎ TÝn dông, tiÒn mÆt trong níc vµ Quèc tÕ, kÕt nèi giao dÞch chøng kho¸n...).
- N©ng cao c¬ së h¹ tÇng c«ng nghÖ th«ng tin cho toµn hÖ thèng: HÖ ®iÒu hµnh, hÖ qu¶n lý d÷ liÖu, hÖ thèng truyÒn th«ng, m¹ng m¸y tÝnh.
- Bæ sung trang thiÕt bÞ chuyªn dïng vµ c¸c s¶n phÈm më réng hÖ thèng kªnh ph©n phèi dÞch vô: Më réng hÖ thèng rót tiÒn tù ®éng ATM vÒ sè lîng, thêi gian phôc vô...
Trong ®iÒu kiÖn c«ng nghÖ th«ng tin ®ang ph¸t triÓn m¹nh mÏ trªn toµn thÕ giíi, víi tiÒm n¨ng Tµi chÝnh cña Ng©n hµng ®· ®îc n©ng lªn, Ng©n hµng cã thÓ lùa chän mét c«ng nghÖ hiÖn ®¹i, phï hîp víi xu híng th¬ng m¹i ®iÖn tö trong nÒn kinh tÕ tri thøc.
HiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghÖ Ng©n hµng trë thµnh mét ®iÒu kiÖn quyÕt ®Þnh cho viÖc t¨ng trëng vµ n©ng cao chÊt lîng, n©ng cao søc c¹nh tranh vµo con ®êng héi nhËp.
3.2.7. §µo t¹o ®éi ngò nh©n lùc Ng©n hµng chÊt lîng cao.
§µo t¹o nªn mét ®éi ngò chuyªn gia ®Æc biÖt lµ chuyªn gia vÒ Tµi chÝnh cã tr×nh ®é n¨ng lùc chuyªn s©u toµn diÖn.
Ph¸t triÓn vµ ®µo t¹o nguån nh©n lùc lµ mét lo¹i ho¹t ®éng cã tæ chøc, cã ®Þnh híng, nh»m ®em l¹i nh÷ng sù thay ®æi vÒ nh©n c¸ch cho ngêi lao ®éng. ChiÕn lîc ®µo t¹o c¸n bé cña Ng©n hµng nh»m lµm cho ngêi lao ®éng kh«ng nh÷ng thÝch øng víi nhiÖm vô tríc m¾t mµ cho c¶ trong t¬ng lai, ®¶m b¶o cho sù ph¸t triÓn l©u dµi cña mçi Ng©n hµng.
- §µo t¹o chuyªn m«n kü thuËt. C«ng t¸c ®µo t¹o chuyªm m«n kü thuËt cho c¸n bé Ng©n hµng nh»m môcb ®Ých kh«ng ngõng n©ng cao n¨ng lùc c«ng t¸c bæ sung cËp nhËt kiÕn thøc cho c¸n bé, t¹o ra tiÒn ®Ó gi¶m thiÓu rñi ro trong ho¹t ®éng kinh doanh cña mçi Ng©n hµng.
- §µo t¹o c¸n bé qu¶n lý vµ l·nh ®¹o. §µo t¹o c¸n bé l·nh ®¹o vµ qu¶n lý nh»m kh«n ngõng n©ng cao n¨ng lùc Qu¶n trÞ, l·nh ®¹o vµ ®iÒu hµnh cho ®éi ngò c¸n bé l·nh ®¹o vµ qu¶n lý c¸c cÊp cña Ng©n hµng c¶ trong ng¾n vµ dµi h¹n.
3.2.8 Thµnh lËp bé phËn ph©n tÝch Tµi chÝnh.
Ng©n hµng cÇn thµnh lËp bé phËn ph©n tÝch Tµi chÝnh mét c¸ch ®éc lËp, tæ chøc ph©n tÝch thêng xuyªn ®Þnh kú Tµi chÝnh cña Ng©n hµng theo c¸c néi dung vµ chØ tiªu.
ViÖc ph©n tÝch Tµi chÝnh nµy ®ßi hái c¸c nhµ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh ph¶i x©y dùng trªn c¬ së c¸c chØ tiªu vÒ Tµi chÝnh, c¸c chØ tiªu vÒ kh¶ n¨ng sinh lêi, kh¶ n¨ng kiÓm so¸t rñi ro... ph©n tÝch Tµi chÝnh cÇn cã nh÷ng th«ng tin chÝnh x¸c kÞp thêi gióp cho nhµ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh cã thÓ ®¸nh gi¸, ph©n tÝch mét c¸ch chÝnh x¸c ®Çy ®ñ vµ khoa häc. tõ ®ã ®a ra ®îc c¸c ®Þnh híng môc tiªu cho Tµi chÝnh Ng©n hµng. ViÖc ph©n tÝch Tµi chÝnh Ng©n hµng kh«ng chØ ®ßi hái c¸c nhµ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh Ng©n hµng n¾m b¾t ®îc th«ng tin Tµi chÝnh cña Ng©n hµng m×nh mµ cßn ph¶i biÕt thu thËp t×m kiÕm, ph©n tÝch c¸c th«ng tin t×a chÝnh tõ bªn ngoµi. ViÖc ph©n tÝch th«ng tin Tµi chÝnh trong Ng©n hµng cã ¶nh hëng rÊt lín tíi ho¹t ®éng cña Ng©n hµng v× vËy, viÖc thµnh lËp bé phËn ph©n tÝch Tµi chÝnh mét c¸ch ®éc lËp lµ mét nhu cÇu tÊt yÕu.
3.2.9 T¨ng cêng ho¹t ®éng Qu¶n trÞ Tµi chÝnh cña Ng©n hµng cã hiÖu qu¶ cao h¬n, c¸c nhµ Qu¶n trÞ Tµi chÝnh Ng©n hµng cÇn t¨ng cêng hiÖu qu¶ vµ n©ng cao c«ng t¸c kiÓm tra, kiÓm so¸t. Thanh tra Ng©n hµng, ph¸t hiÖn nh÷ng sai sãt vµ xö lý kÞp thêi, tõ ®ã n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña Ng©n hµng.
3.3. Mét sè kiÕn nghÞ víi nhµ níc, NHNO&ptnt viÖt nam.
KÕt luËn
Ng©n hµng lµ mét ngµnh kinh tÕ ®Æc thï trong nÒn kinh tÕ quèc d©n, nhiÖm vô chñ yÕu cña nã lµ tËp trung vµ ph©n phèi vèn trong nÒn kinh tÕ, phôc vô s¶n xuÊt - kinh doanh. Ho¹t ®éng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i liªn quan ®Õn mäi lÜnh vùc cña ®êi sèng kinh tÕ vµ x· héi. Ng©n hµng thùc hiÖn chøc n¨ng kinh doanh TiÒn tÖ - TÝn dông - Thanh to¸n theo nguyªn t¾c “ §i vay ®Ó cho vay ”. ho¹t ®éng cña Ng©n hµng lu«n g¾n liÒn víi c¸c doanh nghiÖp, tæ chøc kinh tÕ, c¸c tÇng líp d©n c vÒ viÖc nhËn tiÒn göi vµ cho vay cïng c¸c dÞch vô thanh to¸n kh¸c.
Tµi chÝnh cña Ng©n hµng Th¬ng m¹i lµ vÊn ®Ò tæng hîp vµ phøc t¹p. Do vËy Qu¶n trÞ Tµi chÝnh Ng©n hµng l¹i cµng phøc t¹p h¬n, bëi nã liªn quan ®Õn nhiÒu ho¹t ®éng, nhiÒu kh©u, nhiÒu bé phËn cña ho¹t ®éng kinh doanh Ng©n hµng. NhÊt lµ ®èi víi c¸c Ng©n hµng Th¬ng m¹i ViÖt Nam, Qu¶n trÞ Tµi chÝnh lµ vÊn ®Ò cßn rÊt míi.
Trong ph¹m vi giíi h¹n nhÊt ®Þnh, víi tr×nh ®é, kiÕn thøc cßn h¹n hÑp, tuy ®· cã nhiÒu cè g¾ng song Kho¸ luËn tèt nghiÖp kh«ng thÓ tr¸ch khái nh÷ng thiÕu sãt. Em rÊt mong ®îc sù chØ dÉn vµ gãp ý cña thÇy c« vµ quý Ng©n hµng ®Ó Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®îc tèt h¬n, hoµn thiÖn h¬n.
Em còng xin göi lêi c¶m ¬n ch©n t×nh tíi thÇy NguyÔn Kim Anh, gi¸o viªn híng dÉn cña em, ngêi ®· híng dÉn chu ®¸o vµ nhiÖt t×nh, ®· gióp em hoµn thµnh Kho¸ luËn nµy.
Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n !.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36957.doc