Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

Tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153: ... Ebook Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tiền lương là một trong những chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô quan trọng của nhà nước nhằm phân phối, điều tiết thu nhập; phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.  Trong khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương là giá cả sức lao động, là yếu tố đầu vào của sản xuất, tham gia vào hình thành chi phí sản xuất và phân phối theo kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh; thuộc quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy Z153, em đã tập trung tìm hiểu các thông tin về công tác lao động - tiền lương trong Nhà máy, nội dung trong đó có việc thực hiện các hình thức trả lương, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình. 1. Lý do lựa chọn đề tài: Hiện nay, công tác tiền lương ở nước ta còn nhiều bất cập: Tiền lương tối thiểu quá thấp, chưa đủ tái sản xuất lao động giản đơn, thấp hơn các nước trong khu vực 30 – 40%. Trong khí đó, tiền lương trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước chưa phản ánh đúng giá trị và giá cả trên thị trường lao động; chưa đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập giữa các ngành nghề có lợi thế so sánh với các ngành nghề khác. Trả lương trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung vẫn còn bình quân, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi,… Với Nhà máy Z153 là một doanh nghiệp quốc phòng, sự phát triển của Nhà máy không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội. Do đó, nghiên cứu hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy nhằm phát huy chức năng của công tác tiền lương có tác dụng góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. 2. Đối tượng của đề tài: Nghiên cứu hoạt động trả lương tại Nhà máy Z153. 3. Phạm vi của đề tài: - Được giới hạn ở công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 - Số liệu được sử dụng từ năm 2002 trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử - duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin để vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê và so sánh - Phương pháp tư vấn 5. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153, đề tài phát hiện những tồn tại, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó. Từ đó đề xuất một số giải phảp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương sau: Chương I: Tổng quan về Nhà máy Z153 Chương II: Thực trạng công tác tiền lương và việc vận dụng trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153. Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Z153 1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z153 1.1.1. Thông tin chung về Nhà máy Z153 Tên doanh nghiệp: Nhà máy Z153 Tên giao dịch: Với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là Nhà máy Z153 Với các đơn vị kinh tế ngoài quân đội là Công ty Chiến Thắng Tên tiếng Anh: Victory Company Tên viết tắt: VICCO Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và sửa chữa xe, máy và phụ tùng phục vụ cho quốc phòng. Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội Điện thoại: (04) 8832139 Fax: (04) 8832254 Theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Nhà máy Z153 là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại ngân hàng. 1.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Z153 1.1.2.1. Giai đoạn từ 1965 đến1975 Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, được cấp trên trực tiếp chỉ đạo, chi viện, từ ngày 20 tháng 4 năm 1968 Nhà máy Q153 (tên gọi lúc bấy giờ của Nhà máy Z153 hiện nay) chính thức đi vào hoạt động theo nhiệm vụ thiết kế Công trình 75127, có chức năng nhiệm vụ sửa chữa lớn xe tăng - thiết giáp, xe xích kéo pháo với trang bị đồng bộ của Liên Xô. Đây là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam và của ngành xe máy quân đội. Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc Nhà máy đã tập trung xây dựng 5 khâu quản lý: quản lý kế hoạch, quản lý lao động, quản lý vật tư, quản lý kỹ thuật và quản lý tài chính. Trong ba năm (1969 – 1971) Nhà máy vừa tập trung xây dựng, cải tạo, khôi phục nhà xưởng bị bom đạn Mỹ tàn phá lần thứ nhất (1966), vừa tổ chức tiếp nhận, lắp đặt thiết bị, đưa dây chuyền sửa chữa xe vào hoạt động. Những chiếc xe tăng đầu tiên đạt tiêu chuẩn sửa chữa lớn ở nước ta lần lượt được xuất xưởng, đánh dấu bước trưởng thành về trình độ kỹ thuật, mở ra khả năng sửa chữa lớn các loại xe tăng - thiết giáp ở Nhà máy Q153. Từ đầu năm 1972, cục diện chiến trường có nhiều thay đổi, Nhà máy đổi phiên hiệu thành A153. Nhà máy đã giữ vững sản xuất trong mọi tình huống, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuát, phục hồi phụ tùng và sửa chữa xe tăng, xe xích, bảo đảm chi viện thiết bị, nhân lực cho các nhà máy bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ; đã hoàn thành xuất sắc chiến dịch cải biên xe phục vụ chiến đấu và kế hoạch sản xuất đột xuất bảo đảm cho nhiệm vụ vận tải quân sự. Trong các năm 1973 – 1975, nhiệm vụ của Nhà máy tăng lên rất nhanh, khối lượng xây dựng nhà xưởng do bom đạn Mỹ tàn phá lần thứ hai (1972) rất nặng nề, toàn bộ thiết bị được di chuyển từ nơi sơ tán về Nhà máy để tập trung cho nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, đáp ứng kịp thời yêu cầu của các chiến trường, đồng thời đào tạo gấp thợ sửa chữa bổ sung cho Nhà máy và chi viện cho các quân khu, binh chủng. Tháng 7 năm 1975, Tổng cục Kỹ thuật thực hiện quản lý hai cấp, các nhà máy mang phiên hiệu A chuyển sang phiên hiệu Z. Với hơn 7 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà máy Z153 đã bám sát chức năng nhiệm vụ, huy động toàn bộ nhân tài, vật lực cho nhiệm vụ bảo đảm sản xuất, sửa chữa phục vụ bộ đội chiến đấu và xây dựng, khôi phục nhà xưởng quan hai lần bom đạn Mỹ tàn phá, từng bước xây dựng Nhà máy thành cơ sở sửa chữa xe tăng - thiết giáp hiện đại của quân đội. 1.1.2.2. Giai đoạn từ 1976 đến 1986 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng nước ta bước sang thời kỳ lịch sử mới với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà máy chuyển dần từ cơ chế hành chính, bao cấp sang hạch toán, từ giao nhiệm vụ chuyển sang giao kế hoạch, thực hiện giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu, từ giao việc, khoán việc sang trả lương sản phẩm… Về quản lý kế hoạch, Nhà máy từng bước nâng cao chất lượng hợp đồng sản xuất, phương pháp giao kế hoạch, xác nhận việc hoàn thành kế hoạch tháng, quý cho các phân xưởng kịp thời chính xác, duy trì đều đặn chế độ giao ban sản xuất hàng tuần, hàng tháng, nội dung và chất ưlợng giao ban sản xuất ngày càng được cải tiến, việc xây dựng kế hoạch sản xuất đã dựa trên những cơ sở phân tích có căn cứ. Trong những năm 1981 – 1983, Nhà máy chú trọng thực hiện tốt các chế độ trách nhiệm, chế độ thưởng phạt, các biện pháp hành chính, đặc biệt chú ý biện pháp kinh tế, nghiên cứu vận dụng trả lương theo sản phẩm cuối cùng và bước đầu tổ chức trả lương theo sản phẩm ở một số phân xưởng và linh hoạt trả lương theo thời gian có thưởng ở một số khâu khác, đồng thời áp dụng các hình thức trả lương khoán ở những khâu “căng” của các phân xưởng và đội sản xuất. Năm 1986, trong bối cảnh đất nước còn mất cân đối lớn về nhiều mặt, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách mới để tháo gỡ. Song những khó khăn chưa được thu hẹp, có mặt diễn biến rất phức tạp như giá cả, tiền tệ đã tác động chi phối đến các hoạt động của đơn vị. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế đến kết quả nhiều mặt của Nhà máy đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế. 1.1.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay Năm 1987 là năm đầu toàn quân và dân ta tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VI và là năm đầu tiên đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Cũng như nhiều xí nghiệp quốc phòng khác, Nhà máy đang đứng trước những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường và tình hình kinh tế đất nước mất cân đối về nhiều mặt, đặc biệt là nguồn bảo đảm vật tư, tài chính… Mặt khác, Nhà máy được chuyển giao từ Tổng cục Kỹ thuật về Binh chủng Thiết giáp trong tình hình lãnh đạo, chỉ huy mất đoàn kết nghiêm trọng; đời sống cán bộ, công nhân viên có nhiều khó khăn, tư tưởng không ổn định và giảm sút niềm tin đối với một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Bằng nhiều biện pháp cả về tổ chức và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo và chỉ huy các cấp, cùng với tinh thần khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Nhà máy đã liên tục vượt mức kế hoạch các năm, nâng cao chất lượng sửa chữa, phát triển hàng kinh tế để đứng vững trên thị trường. Từ năm 1994, Nhà máy tập trung vào đầu tư chiều sâu nhằm phát huy tiềm lực kỹ thuật công nghệ, đáp ứng yêu cầu phục vụ quân đội và sản xuất hàng kinh tế. Đến nay, Nhà máy đã có hai lần thực hiện đầu tư chiều sâu giai đoạn I (1994 – 1997) và giai đoạn II (1998 – 2000). Từ năm 1998 đến nay, Nhà máy luôn chủ trương phát triển về mọi mặt, thực hiện mục tiêu “Đổi mới, hiện đại, chất lượng, hiệu quả”. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Nhà máy Z153 Nhà máy Z153 áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng, trong đó Giám đốc được sự giúp sức của các cấp dưới; tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng (Chính uỷ) nhưng không can thiệp vào công việc quản lý điều hành. Như vậy, với cơ cấu này, chế độ một thủ trưởng được đảm bảo nhưng vẫn phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng tham mưu, đồng thời thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của người lao động. Ban giám đốc Nhà máy bao gồm: * Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, có nhiệm vụ nắm vững và chấp hành đầy đủ đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ và Quân đội, các thể lệ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và đề ra các phương án phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo đúng chủ chương và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật mà Tổng cục giao cho, kết hợp với tính năng động chủ quan của Nhà máy nhằm đảm bảo cho các kế hoạch tiên tiến và hiện thực. * Phó giám đốc Kỹ thuật: giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo các công tác kỹ thuật trong Nhà máy nhằm đảm bảo cho thực hiện kế hoạch nhiệm vụ hiệu quả, phục vụ cho việc phát triển sản xuất của Nhà máy; thường xuyên nghiên cứu hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật thiết bị, công nghệ chế tạo sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa vào sản xuất ngày càng nhiều mặt hàng quý phục vụ cho công tác sửa chữa xe, máy. * Phó giám đốc Sản xuất - Vật tư: giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác sản xuất; trực tiếp chỉ huy sản xuất hàng ngày, chuẩn bị sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất theo đúng kế hoạch; thực hiện các định mức, chỉ tiêu kỹ thuật, bảo đảm sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; cải tiến lề lối làm việc. * Chính uỷ: là thủ trưởng công tác Đảng, công tác chính trị; trực tiếp chỉ đạo công tác hành chính, quân sự, các hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và công tác quân sự hậu cần, vận tải. Mô hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị Nhà máy Z153 CHÍNH UỶ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - VẬT TƯ Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kiểm tra chất lượng SP Phòng Vật tư Phòng Kỹ thuật Công nghệ Phòng Hành chính Hậu cần Phòng Chính trị Phòng Cơ điện Phòng Tổ chức lao động Phòng Kế hoạch PX Cơ điện Dụng cụ PX Cơ khí chế tạo (K2) PX Cơ khí phục hồi (K1) PX S/C Chuyên ngành PX S/C Máy nổ PX S/C Tăng thiết giáp PX Tạo phôi PX Cơ khí chính xác (K10) Nhà máy tổ chức thành 9 phòng và 8 phân xưởng với chức năng của từng bộ phận như sau: * Phòng Kế hoạch: là cơ quan giúp Giám đốc công tác Kế hoạch: sản xuất, tạo nguồn, tiêu thụ sản phẩm, giá thành, định hướng phát triển của Nhà máy và công tác điều độ sản xuất. * Phòng Tổ chức lao động: là cơ quan giúp Giám đốc về toàn bộ các mặt công tác: quân lực, lao động - tiền lương, huấn luyện đào tạo, bảo hộ lao động và công tác chính sách. * Phòng Tài chính - Kế toán: là cơ quan giúp Giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động tài chính - kế toán của Nhà máy, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên. * Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: là cơ quan giúp Giám đốc tổ chức triển khai, thực hiện, quản lý và phát triển công tác kỹ thuật công nghệ và môi trường, công nghệ thông tin trong Nhà máy. * Phòng Cơ điện: là cơ quan giúp Giám đốc tổ chức quản lý khai thác sử dụng, sửa chữa thiết bị, năng lượng phục vụ trong Nhà máy. * Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm: là cơ quan giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, quản lý toàn diện và các điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm, quản lý thống nhất công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong Nhà máy. * Phòng Vật tư: là cơ quan giúp Giám đốc quản lý, cung ứng, bảo quản toàn bộ vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất sửa chữa của Nhà máy. * Phòng Hành chính - Hậu cần: là cơ quan giúp Giám đốc về quản lý và tổ chức công tác văn thư, bảo mật, bảo vệ, thông tin liên lạc, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức đời sống sức khoẻ, doanh trại, nuôi dạy trẻ, quản lý khu sinh hoạt và phương tiện vận tải. * Phòng Chính trị: là cơ quan giúp Đảng uỷ, Giám đốc tổ chức các hoạt động thuộc công tác Đảng, công tác chính trị trong Nhà máy, làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chủ đạo của Giám đốc Nhà máy và của cơ quan chính trị cấp trên. * Phân xưởng sửa chữa Tăng - Thiết giáp: là phân xưởng trung tâm trong dây chuyền sửa chữa xe tăng - thiết giáp của Nhà máy. * Phân xưởng sửa chữa Máy nổ: là phân xưởng sửa chữa các loại máy nổ trong dây chuyền sửa chữa các loại xe tăng - thiết giáp của Nhà máy. * Phân xưởng sửa chữa Chuyên ngành: là phân xưởng sửa chữa các cụm chuyên ngành trong dây chuyền sửa chữa xe tăng - thiết giáp của Nhà máy. * Phân xưởng Cơ khí phục hồi: phục hồi các phụ tùng, chi tiết xe tăng - thiết giáp và sản xuất phụ tùng tự dùng của dây chuyền sửa chữa xe tăng - thiết giáp. * Phân xưởng Tạo phôi: là phân xưởng tạo phôi ban đầu và nhiệt luyện sản phẩm trong dây chuyền công nghệ của Nhà máy. * Phân xưởng Cơ khí chế tạo: là phân xưởng cơ khí trong dây chuyền công nghệ của Nhà máy. * Phân xưởng Cơ khí chính xác: gia công cơ khí chính xác, mạ sản phẩm, chế tạo két mát xe tăng T54, T55 và một số chi tiết cao su của Nhà máy. * Phân xưởng Cơ điện dụng cụ: là phân xưởng bổ trợ đảm bảo về sửa chữa cơ điện, cung cấp năng lượng, sửa chữa chế tạo đồ gán dao cụ. 1.3. Những đặc điểm của Nhà máy Z153 liên quan đến công tác trả lương theo sản phẩm Nhà máy Z153 là một doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực quốc phòng. Đây là một đặc điểm riêng có của Nhà máy. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy không chỉ đáp ứng như cầu của quốc phòng, thể hiện ở việc hoàn thành những chỉ tiêu mà Bộ quốc phòng và Tổng cục Kỹ thuật giao cho mà còn sản xuất nhưng sản phẩm kinh tế, hoạt động theo quy luật thị trường. Ngoài ra, với đặc điểm là một doanh nghiệp cơ khí sửa chữa, công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy chủ yếu áp dụng cho các tổ, nhóm, tập thể những người lao động, ít áp dụng đối với từng cá nhân người lao động riêng lẻ, là do một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu sau của Nhà máy: 1.3.1. Sản phẩm Hiện nay, Nhà máy Z153 đang thực hiện sản xuất và sửa chữa hai loại mặt hàng là sản phẩm quốc phòng và sản phẩm kinh tế. Cụ thể: 1.3.1.1. Sản phẩm quốc phòng gồm : - Sửa chữa và phục hồi xe tăng thiết giáp các loại (T55, T54B, PT76, BMP1…) - Sửa chữa máy nổ các loại (V2, V6, UTD-20, 3D12, 8D6…) - Sửa chữa các cụm của xe tăng thiết giáp, các cụm vũ khí… - Sản xuất vật tư kỹ thuật (phụ tùng thay thế) cho sửa chữa. 1.3.1.2. Sản phẩm kinh tế gồm : - Sửa chữa máy nổ Diesel các loại. - Sửa chữa xe máy công trình. - Sản xuất thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp như: + Ngành dầu khí (các thiết bị phục vụ khoan biển, động cơ khoan biển…) + Ngành khai thác mỏ (buồng xoắn GPU800/40, máy tuyển, máy sàng…) + Ngành sản xuất xi măng (các loại hộp số giảm tốc P650, P700, P800 ¸ 1000) + Ngành nạo vét sông biển (các loại rô-tuyn OC- 400, OC-450, OC- 500; các loại bơm bùn và dao phay, ca-non, can-đuya, …) + Ngành nhiệt điện (sản xuất tấm lót, ghi lò, bi nghiền,…) - Sản xuất thiết bị tiêu dùng đặc biệt cho một số đơn vị (tấm sàn thông minh cho nhà Quốc hội,…) Đây đều là những sản phẩm có cấu tạo phức tạp, được hình thành với nhiều cụm, chi tiết; có khối lượng lớn, giá trị cao… do đó phải trải qua nhiều công đoạn, bằng sức lao động của cả tập thể mới có thể sửa chữa và sản xuất được. 1.3.2. Thị trường và khách hàng Nhà máy Z153 là một doanh nghiệp quốc phòng, nhiệm vụ chính là sản xuất và sửa chữa các sản phẩm phục vụ cho quốc phòng, được giao chỉ tiêu từ Tổng cục Kỹ thuật. Tuỳ vào nhu cầu về vật tư kỹ thuật thay thế trên cơ sở trang bị kỹ thuật của các đơn vị tăng thiết giáp của toàn quân đội mà mỗi năm số lượng và chủng loại xe, cụm vào sửa chữa tại Nhà máy rất khác nhau, danh mục vật tư kỹ thuật chế tạo khác nhau và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Khách hàng lớn nhất của Nhà máy là Binh chủng Tăng - thiết giáp. Bên cạnh đó còn có các Quân khu 1, 2, 3, 4, Quân khu Thủ đô, các Quân đoàn 1,2, Quân chủng Hải quân… từ Quân khu IV trở ra. Thỉnh thoảng, Nhà máy còn nhận sửa chữa các xe từ miền Trung và miền Nam khi những nhà máy tại khu vực này không có đủ trang bị kỹ thuật – công nghệ để sửa chữa được. Các chỉ tiêu do Tổng cục Kỹ thuật giao còn thấp so với năng lực sản xuất của Nhà máy. Để tận dụng năng lực dư thừa đó, Nhà máy đã chủ động sản xuất và sửa chữa các mặt hàng kinh tế, một phần để tăng thu nhập cho người lao động. Với đặc thù công nghệ chuyên để sản xuất sửa chữa các sản phẩm phục vụ quốc phòng nên hàng kinh tế của Nhà máy thường là các sản phẩm đặc biệt (có khối lượng và kích thước lớn, đòi hỏi độ chính xác cao…). Nhà máy thường sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là ngành Dầu khí và nạo vét sông biển. Do đơn đặt hàng không thường xuyên cho nên Nhà máy áp dụng phổ biến hình thức trả lương theo sản phẩm để đảm bảo tình hình tài chính ít bị biến động quá lớn. 1.3.3. Quy trình công nghệ Nhà máy Z153 sử dụng hai dạng quy trình công nghệ điển hình sau: 1.3.3.1. Quy trình công nghệ sửa chữa xe tăng thiết giáp Phòng Kế hoạch nhận xe vào sửa chữa, giao Phân xưởng tổng tháo lắp Tăng - thiết giáp để tháo rời cụm, kiểm hỏng và giao cho các phân xưởng sửa chữa. Các phân xưởng tháo rã cụm, kiểm hỏng và sửa chữa chi tiết hoặc chuyển cho các phân xưởng tạo phôi và cơ khí phục hồi để sửa chữa. Các chi tiết được sửa chữa, phục hồi được chuyển lại cho các phân xưởng sửa chữa cụm để tiến hành tổng lắp và thử cụm rồi chuyển lại Phân xưởng tổng tháo lắp Tăng - thiết giáp. Tại đây, phân xưởng sẽ tổng lắp, đồng bộ và thử nghiệm tại chỗ. Sau đó, xe được thử nghiệm tổng hợp trên bãi thử, nếu đạt chất lượng sẽ chuyển cho Phòng Kế hoạch để bàn giao cho khách hàng. 1.3.3.2. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí Các sản phẩm cơ khí được sản xuất qua các công đoạn: tạo phôi, gia công cơ khí (bao gồm: tiện, nguội, phay, phay chính xác, nguội làm sạch và via cạnh sắc), nhiệt luyện (nếu cần), mài tinh, xử lý bề mặt. Sau khi hình thành sản phẩm, chúng sẽ được kiểm tra thông qua khâu KCS. Cán bộ phòng KCS kiểm tra, viết phiếu chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn rồi chuyển đến kho thành phẩm. Đối với sản phẩm quốc phòng, Phòng Kế hoạch giao từ kho đến kho dự trữ của Quân đổi hoặc chuyển sang các phân xưởng sửa chữa để lắp thành xe hoàn chỉnh. Đối với sản phẩm kinh tế, Phòng Kế hoạch giao cho khách hàng tại kho hoặc chuyển đến kho của đơn vị tuỳ theo các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng kinh doanh. Mô hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí Nhập kho thành phẩm KCS Nhiệt luyện Nguội Phay Nguội Tiện Mài tinh Tạo phôi Các quy trình khác nhau, đòi hỏi thời gian hoàn thành và sức lao động bỏ ra khác nhau. Do đó áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm là công bằng và hiệu quả hơn cả. 1.3.4. Hình thức tổ chức sản xuất Nhà máy Z153 tổ chức sản xuất chuyên môn hoá theo công nghệ và chuyên môn hoá theo sản phẩm. Cụ thể: Các phân xưởng sửa chữa được tổ chức theo hình thức chuyên môn hoá sản phẩm như là: máy nổ, cụm cơ khí, cụm chuyên ngành, thân xe… Hệ thống trang thiết bị tại đây được bố trí sắp xếp theo thứ tự nguyên công công nghệ tuỳ theo chiều dài dây chuyền (dạng thẳng hoặc zic-zac), phù hợp với công nghệ sửa chữa, tạo điều kiện chuyên sâu công nghệ, bảo đảm chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Các phân xưởng cơ khí cũng được tổ chức theo hình thức chuyên môn sản phẩm, bao gồm: bánh răng, hộp số, két mát, trục xoắn, phục hồi… Nhưng trong phân xưởng lại tổ chức theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ, được chia thành các khu vực: tiện, phay, nguội, hàn, mài, mạ… Hình thức này tương đối linh hoạt, thích hợp với việc sản xuất sản phẩm đơn chiếc, số lượng ít phụ vụ cho việc sửa chữa. Còn Phân xưởng tạo phôi được tổ chức theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ, bao gồm công nghệ đúc, rèn, nhiệt luyện… 1.3.5. Nguyên vật liệu Là một Nhà máy quốc phòng chuyên sửa chữa các mặt hàng quốc phòng đặc chủng, nên chủng loại vật tư phục vụ cho sửa chữa và sản xuất rất phong phú và đa dạng. Chủ yếu là các loại sau: - Phụ tùng phục vụ cho sửa chữa xe như: T54, T55, PT76, các loại vũ khí trên xe. - Phụ tùng phục vụ cho sửa chữa máy nổ diesel như : B2, B6, 3D12, UTD.. - Phụ tùng phục vụ cho sửa chữa máy nổ kinh tế: Phụ tùng B2- 450... - Nguyên, nhiên vật liệu dùng chung cho ngành cơ khí, đúc, rèn, mạ, nhiệt luyện, cao su : Kim loại, hoá chất, phụ tùng ôtô, tạp phẩm, xăng dầu, than gỗ... 1.3.6. Lao động và điều kiện lao động Lực lượng lao động tính vào quân số hiện có trong Nhà máy bao gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng; trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là quân nhân chuyên nghiệp (trên 50%), sĩ quan thường chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 7 – 8%. Ngoài ra Nhà máy còn có một lực lượng lao động không tính vào quân số với số lượng rất hạn chế, chủ yếu là các hướng dẫn lao động có thời hạn và không có thời hạn. Lao động trong Nhà máy không nhiều, khoảng 500 – 600 người nhưng từ năm 2000, Tổng cục đã ngày càng giảm bớt số lượng quân số quy hoạch xuống còn khoảng 400 người. Đây là một khó khăn cho Nhà máy vì vấn đề cắt giảm biên chế cũng không phải lúc nào cũng thực hiện dễ dàng. Do đó thời điểm hiện tại, quân số dôi dư của Nhà máy vẫn là trên 100 lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm sẽ giảm bớt gánh nặng về tài chính cho Nhà máy khi khối lượng sản xuất không đủ chỉ tiêu, quỹ lương không bị thâm hụt bởi số lượng lao động dôi dư nói trên. 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z153 Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy (2003 – 2006) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Nguồn vốn (1000đ) 14.542.115 19.326.583 22.285.319 25.326.743 Doanh thu (1000đ) 21.015.433 26.180.650 31.246.663 35.002.645 Lợi nhuận (1000đ) 1.528.997 2.043.057 2.531.876 3.012.064 Số lượng lao động (người) 645 615 589 569 Tiền lương bình quân (1000đ/người) 1.052 1.216 1.421 1.515 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Bảng 1.2: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy (2003 – 2006) Năm Doanh thu (triệu đồng) Chênh lệch Lợi nhuận (triệu đồng) Chênh lệch +/- % +/- % 2003 21.015.433 - - 1.528.997 - - 2004 26.180.650 5165217 24,578 2.043.057 514060 33,621 2005 31.246.663 5066013 19,350 2.531.876 488819 23,926 2006 35.002.645 3755982 12,020 3.012.064 480188 18,966 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Trong 4 năm (2003 – 2006), doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy liên tục tăng, chứng tỏ Nhà máy đã hoạt động khá hiệu quả và đang trên đà phát triển. Đáng chú ý là hai năm 2004 – 2005 tốc độ tăng lợi nhuận khá cao. Đây là thời gian 2 năm sau khi Nhà máy nhập khẩu dây chuyền gia công CNC hiện đại và một số thiết bị và máy móc (năm 2002). Việc mạnh dạn đầu tư vốn cho sản xuất đã giúp cho Nhà máy có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, năng suất lao động tăng, giảm chi phí sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên, trong năm 2005, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 32,58% là không hợp lý do lực lượng lao động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng lớn so với lao động trực tiếp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153 2.1. Thực trạng công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 2.1.1. Mục đích, yêu cầu đối với công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 Thứ nhất, cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Nhà máy Z153 áp dụng việc trả lương cho lao động theo đúng những quy định của Luật Lao động Việt Nam. Là một doanh nghiệp Nhà nước nên chế độ trả lương của Nhà máy được quy định cũng khác với các loại hình doanh nghiệp khác, đang bị gò bó bởi hệ thống thang, bảng lương rất phức tạp. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, tiền lương của Nhà máy cũng có yêu cầu là phải theo định hướng thị trường, nghĩa là tiền lương phải đủ cho người lao động sống, phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động và phải dựa vào sự thoả thuận, đối thoại qua thoả ước lao động tập thể. Đó là điều không thể thiếu được. Áp dụng mức lương tối thiểu mà Nhà nước đề ra không có nghĩa là quá cứng nhắc trong việc tính toán hệ số lương, dẫn đến tình trạng lương của người lao động trong Nhà máy thấp hơn rất nhiều so với mức chung trong xã hội. Thứ hai, công tác tiền lương phải đảm bảo tiền lương trở thành công cụ, động lực kích thích người lao động hăng say làm việc, làm việc có hiệu quả; là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiền lương phải trở thành công cụ khuyến khích người lao động ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo trong lao động. Tiền lương và tiền thưởng là một trong những chính sách cơ bản của doanh nghiệp, tiền lương đó vừa đảm bảo tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra, vừa phải có tác dụng cổ vũ, động viên tinh thần để người lao động nhận thấy trách nhiệm của mình, yêu công việc của mình hơn. Thứ ba, công tác tiền lương đảm bảo yêu cầu khách quan, công khai và chặt chẽ; cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và dễ hiểu không chỉ cho người lao động mà còn cho những đối tượng khác (Nhà nước, các đơn vị đối tác…). Tiền lương cho tất cả lao động trong Nhà máy được liệt kê chi tiết, đầy đủ, có trong sổ theo dõi lao động của từng phân xưởng, phòng ban. Không thể để xảy ra hiện tượng theo dõi nhầm, liệt kê không đầy đủ ngày làm của người lao động. Các khoản phụ cấp cũng phải được thông báo công khai, tránh tình trạng người lao động so sánh lẫn nhau, tránh hiện tượng ưu tiên, ưư ái để gây ra mất công bằng. Thứ tư, Nhà máy phải đảm bảo trả lương cho người lao động đúng thời hạn, đủ số lượng. Nếu trả lương chậm cho lao động mà được sự đồng thuận của lao động thì Nhà máy phải có trách nhiệm bù thêm tiền lương cho lao động do yếu tố lạm phát cũng như việc để người lao động phải nhận lương chậm. Tuỳ từng thời kỳ sản xuất kinh doanh mà Nhà máy có thể trả lương làm nhiều đợt, trả lương chậm. Tất cả những điều này phải thông báo trước cho người lao động, lấy ý kiến đóng góp dân chủ để tạo lòng tin trong người lao động, để họ yên tâm làm việc và đóng góp sức mình cho Nhà máy. 2.1.2. Những nội dung cơ bản của công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 Công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 bao gồm những nội dung cơ bản sau: 2.1.2.1. Xây dựng định mức lao động trong công tác lao động - tiền lương Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động trong doanh nghiệp. Mức lao động là số lượng người lao động hay giờ lao động được sử dụng cho việc chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn và chất lượng đề ra trong những điều kiện về tổ chức, kỹ thuật, kinh tế, tâm sinh lý và xã hội nhất định. Hiện tại, Nhà máy Z153 đang áp dụng 3 phương pháp xác định mức lao động sau: a) Phương pháp thống kê Đây là phương pháp dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành một sản phẩm hoặc một công việc nào đó của kỳ trước hay năm trước mà từ đó các bộ lao động - tiền lương sẽ xây dựng mức lao động cho kỳ này hay năm nay. Các số liệu thống kế này có được từ các nguồn sau: - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của Nhà máy kỳ trước hay năm trước. - Tình hình hoàn thành mức lao động của một hay một số lao động kỳ trước hay năm trước. - Các loại giấy báo ca, giấy báo sản phẩm của các cán bộ kiểm tra hoặc của chính lao động. Phòng Tổ chức lao động và Phòng Tiêu chuẩn Kỹ thuật sẽ tập hợp, xử lý các số liệu đó, sau đó báo cáo trước Hội đồng định mức của Nhà máy. Qua kiểm tra, so sánh, Hội đồng định mức sẽ dựa trên các báo cáo đó để đưa ra các quyết định về việc xác định mức lao động cho các sản phẩm đồng dạng, điều chỉnh mức lao động cho các sản phẩm đã sản xuất kỳ trước hợp lý hơn. Phương pháp này thường được áp dụng cho các sản phẩm quốc phòng vì các sản phẩm này thường có ít biến đổi qua các năm. Ngoài ra, đối với một số các sản phẩm kinh tế mà Nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng kỳ này hoặc năm nay giống với kỳ trước hoặc năm trước thì việc áp dụng phương pháp này cũng rất thuận tiện và ít tốn kém. b) Phương pháp kinh nghiệm Đây là phương pháp xây dựng mức lao động cho các sản phẩm đồng dạng hoặc các công việc tương tự, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác định mức hoặc của những lao động lành nghề. Thường thì họ đưa ra các mức lao động khá phù hợp. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường lao động có một yếu tố thay đổi, thì phương pháp này lại không chính xác.Do đó, phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm quốc phòng được sửa chữa hoặc được sản xuất thử. c) Phương pháp phân tích điều tra Đây là phương pháp mà các cán bộ định mức sử dụng các số liệu điều tra được, tổng hợp và phân tích chúng với những tính toán logic về mặt lý thuyết để xác định mức lao động cho sản phẩm hoặc công việc nào đó. Do phương pháp này khá tốn kém cả về mặt tài chính và thời gian, nên Nhà máy chỉ áp dụng trong những trường hợp sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn, thời gian._. chuẩn bị cho sản xuất dài, có điều kiện tính toán chi tiết các bước nguyên công. 2.1.2.2. Xác định thời gian lao động của toàn Nhà máy Nhà máy Z153 thực hiện chế độ làm việc 8 tiếng/ngày tương đương với 48 giờ/ tuần, nghỉ Chủ nhật. Các ngày lễ, nghỉ phép, nghỉ ốm được thực hiện đúng theo quy định của Luật Lao động. Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ làm việc theo giờ hành chính, còn khối sản xuất làm việc theo chế độ 1 ca, 2 ca hoặc 1 ca kéo dài tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng thời gian lao động 1 công nhân sản xuất Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 KH TH KH TH KH TH 1. Tổng số công nhân SXCN (người) 434 395 395 363 369 357 2. Tổng số ngày theo dương lịch (ngày) 365 365 366 366 365 365 3. Số ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần (ngày) 109 109 61 61 62 62 4. Số ngày làm việc theo chế độ (ngày) 256 256 305 305 303 303 5. Tổng số ngày vắng mặt (ngày) 54.40 55.64 57.53 45.68 39.73 40.29 5.1. Nghỉ hưởng lương 17.04 15.94 17.77 17.62 17.77 17.47 - Phép 17.04 15.25 17.08 16.93 17.08 17.17 - An dưỡng - 0.69 0.69 0.69 0.69 0.30 5.2. Nghỉ việc khác hưởng lương 26.44 23.47 27.10 11.66 9.86 10.08 - Học tập, hội họp 18.66 19.45 19.66 8.16 6.86 6.90 - Quân sự, chính trị 7.58 3.70 7.24 3.22 2.80 2.81 - Việc riêng có lương 0.20 0.32 0.20 0.28 0.20 0.37 5.3. Nghỉ hưởng bảo hiểm 10.92 16.23 12.66 16.40 12.10 12.74 - Ốm, viện 10 15.89 12 16.2 12.0 12.34 - Con ốm - 0.02 0.02 0.10 0.10 0.12 - Thai sản 0.92 0.32 0.64 0.10 - 0.28 5.4. Lý do khác 6. Số ngày làm việc thực tế trong năm (ngày) 201.60 200.36 247.47 259.32 263.27 262.71 7. Thời gian vắng mặt không trọn ngày (ngày) 45 21.53 17.75 17.21 17.70 18.39 8. Số giờ làm việc thực tế trong ngày (ngày) 7.78 7.89 7.93 7.93 7.93 7.93 9. Tổng số giờ làm việc thực tế trong năm (ngày) 1,568 1,581 1,962 2,057 2,088 2,083 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Nhìn bảng trên ta thấy, năm 2003, số ngày làm việc thực tế của 1 lao động chỉ khoảng 200 ngày, đây là mức thấp. Nguyên nhân là do nhiệm vụ sản xuất thấp. Điều này làm cho thu nhập bình quân lao động thấp, đời sống lao động trong năm 2003 khá khó khăn. Đến năm 2004, 2005 tiền lương của người lao động được cải thiện đáng kể, số ngày làm việc thực tế trong năm của 1 lao động tương đối ổn định, ở mức 260 ngày. Tuy nhiện thời gian vắng mặt không trọn ngày lại tăng lên, làm cho số giờ làm việc thực tế của 1 lao động thấp. Đây là một khó khăn của Nhà máy, với đặc thù là doanh nghiệp quốc phòng nên lao động vừa sản xuất lại vừa phải chấp hành cá quy định của Quân đội về học tập và hội họp. 2.1.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương a) Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm TLĐG = TLG x ĐSP Trong đ ó: TLĐG: là đơn giá tiền lương (đồng) TLG: là tiền lương một giờ lao động (đồng) ĐSP: là mức lao động cho một đơn vị sản phẩm (giờ) Do đặc thù sản phẩm của Nhà máy sản xuất thường phức tạp, phải chia nhỏ ra thành rất nhiều bước công việc khác nhau nên đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm có thể được tính như sau: m TLĐGi = å Đj x TLGj j =1 Trong đó: TLĐGi: là đơn giá tiền lương cho sản phẩm thứ i (đồng) Đj : là mức lao động của bước công việc thứ j (giờ) TLGj: là tiền lương một giờ lao động của bước công việc thứ j (đồng) m: là số bước công việc để hoàn thành sản phẩm thứ i Cách tính đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm có ưu điểm là phản ánh chính xác chi phí sức lao động trên một đơn vị sản phẩm; phản ánh mối quan hệ giữa chi phí tiền lương và hiệu suất sử dụng sức lao động của Nhà máy. Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược điểm là phải tính đơn giá cho từng loại sản phẩm. Do Nhà máy có khả nhiều mặt hàng sửa chữa và sản xuất, cho nên việc tính đơn giá theo công thức này chỉ áp dụng cho một số sản phẩm chủ yếu, có khối lượng sản xuất tương đối lớn. b) Đơn giá tiền lương trên một đồng doanh thu QTLKH TLĐG = DTKH Trong đó: TLĐG: là đơn giá tiền lương (đồng) QTLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) DTKH: là tổng doanh thu kỳ kế hoạch (đồng) Cách tính đơn giá tiền lương này có ưu điểm là phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, có thể dùng để so sánh hiệu quả sử dụng sức lao động giữa các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính này là do doanh thu nhiều khi chưa phản ánh được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, do đó đơn giá này chưa phản ánh được hiệu quả của các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát, giá trị của tổng doanh thu có thể thay đổi nên đơn giá này không thể áp dụng để so sánh hiệu quả sử dụng sức lao động giữa các kỳ khác nhau. c) Đơn giá tiền lương tính trên một đồng tổng doanh thu trừ đi chi phí chưa tính lương QTLKH TLĐG = DTKH - CPKH Trong đó: TLĐG: là đơn giá tiền lương (đồng) QTLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) DTKH: là tổng doanh thu kỳ kế hoạch (đồng) CPKH: là chi phí kỳ kế hoạch (chưa tính lương) (đồng) Cách tính đơn giá tiền lương này có ưu điểm là phản ánh khá chính xác tỷ trọng của tiền lương trong tổng giá trị mới được tạo ra (chưa tính lương), từ đó có thể so sánh giữa các kỳ cũng như giữa các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau để các cán bộ tiền lương đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn. Cách tính này cũng phản ánh được hiệu quả của công tác sử dụng sức lao động trong Nhà máy. Tuy nhiên, cách tính này chỉ đạt được độ chính xác cao khi Nhà máy có sự quản lý chặt chẽ tổng doanh thu và tổng chi phí, có các phương pháp tính định mức chi phí rõ ràng từng kỳ. 2.1.2.4. Xác định tổng quỹ lương các nguồn hình thành tổng quỹ lương Tổng quỹ lương của Nhà máy là toàn bộ các khoản tiền lương mà Nhà máy phải trả cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Các phương pháp xác định tổng quỹ lương kỳ kế hoạch mà Nhà máy đang áp dụng: a) Dựa vào đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm n QTLKH = å QKHi x TLĐGi i =1 Trong đó: QTLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QKhi: là số lượng sản phẩm thứ i kỳ kế hoạch TLĐGi: là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm thứ i (đồng) n: là tổng số mặt hàng sản xuất b) Dựa vào tiền lương bình quân kỳ kế hoạch QTLKH = LKH x TLBQ Trong đó: QLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) LKH: là số lao động kỳ kế hoạch (người) TLBQ: là tiền lương bình quân đầu người kỳ kế hoạch (đồng/người) c) Dựa vào hệ số biến động tổng quỹ lương Có hai trường hợp sau: QTLKH = QTLBC i) Nếu hệ số biến động tổng quỹ lương bằng 1 (tức là tổng quỹ lương không thay đổi khi sản lượng thay đổi) Trong đó: QTLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QTLBC: là tổng quỹ lương kỳ báo cáo (đồng) QKH QTLKH = x QTLBC QBC ii) Nếu hệ số biến động tổng quỹ lương bằng với hệ số biến động của sản lượng: Trong đó: QTLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QTLBC: là tổng quỹ lương kỳ báo cáo (đồng) QKH: là sản lượng kỳ kế hoạch QBC: là sản lượng kỳ báo cáo d) Xác định tổng quỹ lương chung kỳ kế hoạch QTLC = QTLKH + QTLPC + QTLBS + QTLTG Trong đó: QTLC: là tổng quỹ lương chung kỳ kế hoạch (đồng) QTLKH: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QTLPC: là các khoản phụ cấp theo lương và các phụ cấp chế độ khác không tính vào đơn giá tiền lương theo quy định (đồng) QTLBS: là quỹ lương bổ sung (đồng) QTLTG : là quỹ lương làm thêm giờ (đồng) QTLTH = (TLĐG x QTH) + QTLPC + QTLNS + QTLTG đ) Xác định tổng quỹ lương thực hiện Trong đó: QTLTH: là tổng quĩ lương thực hiện (đồng) TLĐG: là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm (đồng) QTH: là số lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện QTLPC : là các khoản phụ cấp theo lương và các phụ cấp chế độ khác không tính vào đơn giá tiền lương theo quy định (đồng) QTLNS : là quỹ lương từ ngân sách cấp trên cấp (đồng) QTLTG: là quỹ lương làm thêm giờ (đồng) Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, Nhà máy xác định các nguồn hình thành quỹ tiền lương để trả cho người lao động. Thông thường thì bao gồm các nguồn sau: - Đối với sản phẩm quốc phòng chủ yếu là sửa chữa xe thiết giáp, các máy nổ phục vụ cho quân sự và các mặt hàng thương phẩm quốc phòng, Nhà máy xác định quỹ lương theo đơn giá tiền lương. - Đối với sản phẩm kinh tế, quỹ lương được lấy từ doanh thu của việc sửa chữa và sản xuất của các sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. - Do là một doanh nghiệp quốc phòng nên Nhà máy hàng kỳ được cấp một khoản tiền bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước. - Quỹ tiền lương dự phòng của năm trước chuyển sang quỹ tiền lương cho năm nay để tính riêng quỹ tiền lương dự phòng cho năm nay sau. Tập hợp các nguồn quỹ lương nêu trên thành Tổng quỹ tiền lương của Nhà máy và thường được dựa vào giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất trong kỳ. Bảng 2.2: Giá trị sản lượng hàng hoá năm 2005 Sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng/SP) Thành tiền (đồng) I. Hàng kinh tế 1. Hòm hộp số quạt gió Cái 15 15.200.000 228.000.000 2. Răng gầu Hitachi " 10 2.000.000 20.000.000 3. Đại tu hòm trục guồng " 60 810.000 48.600.000 4. Cánh bơm TC-05 " 80 2.964.000 237.120.000 5. Vỏ bơm TC -01 " 100 5.167.500 516.750.000 6. Tấm sàn 600*600 " 1000 350.000 350.000.000 7. Gầu súc TC-91 " 56 3.779.160 211.632.960 8. Quả lô " 80 2.560.000 204.800.000 9. Khớp nối " 86 688.000 59.168.000 10. Tấm chống mòn " 72 4.034.000 290.448.000 11. Gối đỡ " 150 6.587.000 988.050.000 II. Hàng quốc phòng 1. Ốp chống nóng K63 Bộ 100 278.000 27.800.000 2. Thân 54 -123-1 Chiếc 200 677.300 135.460.000 3. Trục lớn 740-67-161 " 800 1.067.000 853.600.000 4. Trục nhỏ 740-10-233-1 " 400 556.000 222.400.000 5. Trục chốt " 500 387.000 193.500.000 6. Bạc lót 34-20-186 " 600 193.500 116.100.000 7. Chốt 34-20-169 " 500 720.000 360.000.000 8. Xe BMP-1: 018, 002 Xe 30 113.186.000 3.395.580.000 9. Xe T54b: 494,710 " 15 122.385.000 1.835.775.000 10. Xe T55: 399, 450 " 20 123.187.000 2.463.740.000 11. Thử xe đường dài " 35 1.800.000 63.000.000 12. Hàng thương phẩm theo xe Giờ 2000 4.061 8.122.000 13. Hàng tự dụng theo xe " 1665 4.061 6.761.565 14. Công việc khác " 2500 4.061 10.152.500 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) e) Nhà máy Z153 đã có biện pháp phân chia tổng quỹ tiền lương như sau: - Quỹ lương trả trực tiếp cho lao động làm việc theo các hình thức lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán là khoảng 70% tổng quỹ tiền lương. - Quỹ khen thưởng đối với người lao động có năng suất cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm, có thành tích trong lao động là không quá 12% tổng quỹ tiền lương. - Quỹ lương dự phòng cho kỳ sau là khoảng 12% tổng quỹ lương. Như vậy, với việc phân chia như trên, Nhà máy đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương Nhà máy được hưởng, không dự phòng lương quá lớn cho kỳ sau, tránh hiện tượng dồn quỹ tiền lương vào các tháng cuối kỳ. Bảng 2.3: Tình hình sử dụng quỹ lương các năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: 1000 đồng Tổng quỹ lương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Quỹ lương % so với 2002 Quỹ lương % so với 2003 Quỹ lương % so với 2004 Toàn nhà máy: Kế hoạch 7.226.338 92,29 7.958.255 110,13 10.420.022 130,93 Thực hiện 6.813.871 110,71 7.798.851 114,46 8.930.057 114,50 Trong đó: - Từ sản phẩm QP 4.747.884 - 5.540.216 116,69 5.804.307 104,77 - Từ ngân sách hỗ trợ 249.197 - 268.932 107,92 357.170 132,81 Từ sản xuất kinh doanh: Kế hoạch 5.685.018 90,16 7.958.255 139,99 10.037.647 126,13 Thực hiện 6.564.674 113,53 7.529.919 114,70 8.572.887 113,85 Thu nhập BQ toàn NM Trong đó: 1.052 121,76 1.216 115,59 1.421 116,86 - Từ quỹ lương 924 120,78 1.067 115,48 1.253 117,43 - Từ thu nhập khác 128 130,61 149 116,41 168 112,75 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Tổng quỹ tiền lương kế hoạch của Nhà máy được tính theo số lượng lao động định biên (cả trực tiếp và gián tiếp), mức lương tối thiểu từ năm 2002 – 2006 là 350.000 đồng, hệ số lương, hệ số phụ cấp tính theo bậc thợ và cấp bậc quân hàm. Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng quỹ lương thực hiện của 3 năm 2003 – 2005 đều thấp hơn tổng quỹ lương kế hoạch. Nguyên nhân là do: - Bậc thợ trung bình cao, hệ số lương của sĩ quan cao, Nhà máy lại áp dụng hế số an ninh quốc phòng đối với quân nhân chuyên nghiệp nên tổng quỹ lương kế hoạch cao. Hơn nữa, sản lượng kế hoạch không tương xứng với số lượng lao động và cấp bậc lao động nên tỷ lệ lương trên doanh thu cao. - Thực tế Nhà máy trả lương theo cấp bậc công việc, hệ số lương doanh nghiệp của sĩ quan được lấy theo hệ số ngạch bậc tương đương. Nhiều mặt hàng kinh tế có doanh thu phụ thuộc vào giá bán mà khách hàng chấp nhận không tính phụ cấp an ninh quốc phòng... nên tổng quỹ lương thực tế thấp, tỷ lệ lương trên doanh thu thấp. Nhà máy xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở lương tối thiểu, hệ số lương theo bảng lương doanh nghiệp được Đại hội công nhân viên chức Nhà máy thông qua, hệ số phụ cấp an ninh quốc phòng, hệ số phụ cấp khác, ngày công chế độ trong tháng và mức lao động hiện hành. Về cơ bản tình hình lao động và tiền lương của Nhà máy Z153 nằm trong tình trạng chung của các doanh nghiệp quốc phòng thực hiện các sản phẩm công ích. Số lượng lao động được Bộ Quốc phòng định biên theo sản lượng hàng quốc phòng được cân đối trong giai đoạn hiện tại có tính đến hệ số sẵn sàng phục vụ chiến đấu. Chất lượng lao động tốt. Cán bộ, công nhân có nhiều kinh nghiệm trong sửa chữa và sản xuất, có trình độ và tay nghề khá. Lương trung bình của người lao động ở mức độ trung bình khá so với khu vực và các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí. 2.1.2.5. Xác định hình thức trả lương cho người lao động Nhà máy đang trả lương cho người lao động theo hai hình thức cơ bản sau: a) Trả lương theo thời gian Tiền lương được trả căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật của người lao động và thang bảng lương doanh nghiệp của Nhà máy. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, cho công nhân ngừng việc theo kế hoạch hội họp, nghỉ lễ, nghỉ phép… Riêng nghỉ phép thì tiền lương ngày được tính theo hệ số trên bảng lương mà Nhà máy dùng để thanh toán bảo hiểm cho người lao động. b) Trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. 2.2. Thực trạng vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 2.2.1. Mục đích, yêu cầu đối với việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 Các hình thức trả lương theo sản phẩm phải được vận dụng đúng đối tượng lao động, phù hợp với từng loại công việc cụ thể, đảm bảo sao cho tiền lương của người lao động phản ánh đúng giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra. Nếu có nhiều trường hợp đòng góp sức lao động khác nhau, Nhà máy cũng phải lập được đủ các chỉ tiêu áp dụng cho từng đối tượng, sao cho công tác trả lương theo sản phẩm chính xác và hiệu quả nhất. Nhà máy cần bảo đảm việc làm đẩy đủ cho lao động, phân bổ công việc công bằng, xây dựng đơn giá tiền lương kịp thời và chính xác; xây dựng công nghệ điển hình cho từng nhóm sản phẩm; cải tiến công tác định mức và quản lý lao động, áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao năng suất lao động. Có như vậy thì hình thức trả lương mới thực sự hiệu quả và đảm bảo mức lương cho người lao động. Nhà máy luôn yêu cầu các phân xưởng, phòng ban quản lý chặt chẽ, chính xác khối lượng và chất lượng công việc của từng cá nhân, nhóm để từ đó có thể tính toán tiền lương cho lao động chính xác. Việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động phải đúng thời gian quy định. Trả lương cho người lao động không chỉ tính đơn thuần trên khối lượng công việc họ hoàn thành mà còn phải đảm bảo các khoản phụ cấp, các loại tiền lương gián tiếp khác cho người lao động như phụ cấp độc hại, phụ cấp quốc phòng, phụ cấp ốm đau, nghỉ lễ, nghỉ phép… 2.2.2. Điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 2.2.2.1. Chính sách tiền lương của Nhà nước ban hành Tiền lương của người lao động được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định. Từ ngày 1/10/2006, Luật lao động quy định rõ đối với doanh nghiệp Nhà nước như Nhà máy Z153 thì tiền lương tối thiểu là 450.000 đồng. Do đặc thù là một doanh nghiệp quốc phòng nên tiền lương của lao động còn được tính thêm phụ cấp quốc phòng 50% đối với công nhân sản xuất, còn đối với các quân nhân sĩ quan thì được tính lương theo cấp hàm. Luật Lao động Việt Nam quy định các chế độ làm việc, các điều kiện lao động, thời hạn trả lương và chế độ nghỉ ốm, nghỉ lễ, nghỉ phép, về vấn đề đào tạo lao động. Đây là những quy định buộc không chỉ Nhà máy Z153 mà tất các các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam tuân theo. 2.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm của Nhà máy Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là các sản phẩm có cấu tạo phức tạp, khối lượng lớn. Do đó việc tính toán vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nào cho từng công đoạn nào, từng bước công việc nào là tương đối phức tạp. Có những sản phẩm hoàn toàn mới thì Nhà máy lại lập kế hoạch trả lương theo sản phẩm cho từng bước công việc hoàn thành sản phẩm đó. Có những loại sản phẩm mà Nhà máy phải lập hàng loạt các định mức, chỉ tiêu cho từng bộ phận, từng cụm chi tiết một rất tỉ mỉ, cho từng loại lao động một. Hệ thống chỉ tiêu cho những sản phẩm này thường khá phức tạp, đòi hỏi sự theo dõi lao động thường xuyên và chặt chẽ thì mới có thể tính toán chính xác đề trả lương cho người lao động. Hơn nữa, khi có một loại sản phẩm hoàn toàn mới, Nhà máy không thể dựa trên hệ thống chỉ tiêu cũ mà phải lập một hệ thống chỉ tiêu mới rất tốn kém thời gian, ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán tiền lương theo sản phẩm cho người lao động. 2.2.2.3. Đặc điểm của hoạt động lao động Hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu được áp dụng cho các công nhân sản xuất trực tiếp. Khi khối lượng sản phẩm trong kỳ của Nhà máy tăng lên đột biến, những lao động gián tiếp được thuê theo hợp đồng hoặc lao động gián tiếp trong Nhà máy phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ thì Nhà máy cũng áp dụng các hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất trực tiếp để tránh sự xáo trộn trong công tác hoạch định quỹ tiền lương của Nhà máy. Người lao động thì có trình độ tay nghề khác nhau, giới tính khác nhau, do đó các loại định mức lao động, hệ số tiền lương… cũng khác nhau. Tuỳ từng loại lao động mà Nhà máy phân công họ vào những bước công việc cụ thể mà tại đó có thể áp dụng những hình thức tính lương sản phẩm theo từng đối tượng hoặc chung cho cả một tập thể. 2.2.2.4. Sự quản lý của Ban lãnh đạo Nhà máy Ban lãnh đạo Nhà máy đóng vai trò chủ chốt trong việc vận dụng các hình thức tính lương theo sản phẩm cho người lao động. Họ là những người lập kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận tham mưu để tính toán, vận dụng các chỉ tiêu trong công tác tiền lương. Ban quản lý tuỳ từng thời điểm và tuỳ từng tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy mà có thể đưa ra các quyết định trả lương cho người lao động như thế nào. Đặc biệt là các quyết định tăng tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác… 2.2.3. Các hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng tại Nhà máy Z153 2.2.3.1. Hình thức trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp Đây là hình thức trả lương được tính dựa vào số lượng sản phẩm có chất lượng theo đúng quy định và đơn giá tiền lương cố định cho một sản phẩm. Hiện nay Nhà máy còn áp dụng trả lương cho từng bước công việc hoàn thành dựa vào đơn giá tiền lương nhất định cho từng bước công việc đó, đơn giá này được xác định dựa trên định mức và đơn giá lao động cho từng bước công việc. Như vậy tiền lương trả cho lao động phục thuộc vào số lượng sản phẩm và khối lượng công việc hoàn thành. Đối tượng áp dụng hình thức trả lương này là các công nhân sản xuất trực tiếp, trong điều kiện lao động được xác định các định mức và kiểm tra nghiệm thu một cách cụ thể, riêng biệt được. n TLSPTT = å QTTi x TLĐGi i =1 Trong đó: TLSPTT: là tiền lương sản phẩm của một công nhân trực tiếp QTTi: là số lượng sản phẩm thứ i thực tế hoàn thành TLĐGi: Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm i n: là số lượng loại sản phẩm mà công nhân đó sản xuất Do đặc thù là một doanh nghiệp quốc phòng cho nên số lượng sản phẩm tiêu thụ được còn hạn chế. Nhà máy Z153 đã áp dụng hai loại trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp sau: Loại 1: Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế: Là việc trả lương cho toàn bộ sản phẩm hoặc khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành, không có sự khống chế về khối lượng sản phẩm hay công việc đó. Loại này có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề sao cho hoàn thành sản phẩm và công việc với khối lượng lớn nhất. Nhưng nhược điểm của loại này là người lao động quá quan tâm đến số lượng mà không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều khi không tiết kiệm các loại chi phí sản xuất và thường có tâm lý chọn những phần việc dễ hoàn thành với thời gian ngắn, còn các công việc khó hơn hoặc các sản phẩm phức tạp thì để lại. Loại 2: Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân có hạn chế: là việc đưa ra một giới hạn số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc tối đa cho mỗi lao động. Điều này có ưu điểm là giúp Nhà máy không lo lắng cho sản phẩm tồn kho khi việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn và giảm bớt chi phí cho Nhà máy. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động thấp và không giữ chân được người lao động nếu như tiền lương cho họ không đúng với khả năng của họ. 2.2.3.2. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp Đây là hình thức trả lương cho các công nhân phục vụ sản xuất căn cứ vào khối lượng sản phẩm và công việc mà công nhân chính hoàn thành. Thường thì tiền lương của những lao động này được xác định theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất mà họ phục vụ, được gọi là hệ số lương lao động gián tiếp. Đối tượng áp dụng là công nhân phục vụ và những người quản lý phân xưởng hoặc thợ phụ mà công việc của họ có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho công nhân sản xuất chính. n TLSPGT = å TLSPTTi x KGT i =1 TLCBGTi KGT = n åTLTTi i =1 Trong đó: TLSPGT: là tiến lương sản phẩm gián tiếp TLSPTTi: là tiền lương sản phẩm của lao động trực tiếp thứ i KGT: là hệ số lương sản phẩm gián tiếp TLCBGTi: là tiền lương cấp bậc của lao động gián tiếp TLTTi: là tiền lương chế độ của lao động trực tiếp thứ i n: là tổng số lao động 2.2.3.3. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm và cộng thêm tiền thưởng năng suất cho công nhân. TLSPCT = TLSP + TT Trong đó: TLSPCT : là tiền lương sản phẩm có thưởng TLSP : là tiền lương sản phẩm của lao động TT: là tiền thưởng 2.2.3.4. Hình thức trả lương sản phẩm tập thể Đây là hình thức trả lương dựa vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc do một nhóm công nhân hoàn thành và đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm hoặc công việc. Đối tượng áp dụng là một nhóm lao động mà các hoạt động lao động của họ không thể tách riêng từng phần phân chia cho từng cá nhân hoặc không thể tính riêng năng suất lao động cho một người khi mà năng suất của họ phụ thuộc vào năng suất lao động của người khác. TLSPTT = QTT x TLĐG Trong đó: TLSPTT : là tiền lương sản phẩm tập thể QTT: là số lượng sản phẩm thực tế của tập thể TLĐG: là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm 2.2.3.5. Hình thức lương khoán Đây là hình thức trả lương cho cá nhân hay tập thể dựa vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán. Cá nhân hay tập thể phải hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc được giao trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà máu hiện đang áp dụng hỗn hợp các loại khoán như sau: a) Xét theo đối tượng công việc: - Khoán việc, khoán công đoạn sản xuất: là hình thức khoán lương cho từng bước công việc dựa vào khối lượng công việc và giới hạn thời gian phải hoàn thành. - Khoán sản phẩm cuối cùng: là hình thức khoán lương khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã được đề ra trước. - Khoán gọn: là hình thức khoán kết hợp khoán sản phẩm cuối cùng và khoán chi phí cho sản phẩm cuối cùng đó. b) Xét theo mức độ chi phí: - Khoán toàn bộ chi phí: là hình thức khoán gộp tất cả các loại chi phí có liên quan tới việc sản xuất sản phẩm. - Khoán một phần chi phí: là hình thức khoán 1 số loại chi phí nhất định có liên quan tới việc sản xuất sản phẩm. 2.2.3.6 Hình thức trả lương ngừng việc Đây là hình thức trả lương cho lao động trong trường hợp họ ngừng việc do nguyên nhân khách quan, như thiếu nhiệm vụ sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, giai đoạn chế thử, sản xuất thử sản phẩm mới. TLNV = Tỷ lệ % x TLCB Trong đó: TLNV: là tiền lương ngừng việc TLCB: là tiền lương cấp bậc, chức danh Tỷ lệ %: thường được tính 70% lương. (Nếu chế thử, sản xuất thử thì tỷ lệ này là đủ 100%) Đối tượng áp dụng là công nhân viên chức làm việc liên tục và thường xuyên trong bộ phận sản xuất kinh doanh. Tiền lương ngừng việc này cũng được áp dụng cho lao động hưởng lương theo thời gian. 2.2.3.7. Một số mức phụ cấp đang được áp dụng trong Nhà máy Tiền lương phụ cấp được tính trên cơ sở lương tối thiểu nhân với tỷ lệ phụ cấp đã được quy định, như trong bảng 2.4: Bảng 2.4: Một số loại phụ cấp tiền lương cho lao động tại Nhà máy Z153 Loại phụ cấp Tỷ lệ phụ cấp I. Phụ cấp chức vụ 1. Trưởng phòng, quản đốc, chủ nhiệm chính trị, chủ nhiệm kho vật tư 0,5 2. Phó trưởng phòng, phó quản đốc, phó chủ nhiệm chính trị, phó chủ nhiệm kho vật tư, chủ tịch Hội phụ nữ 0,4 3. Phó chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên 0,3 4. Phó bí thư đoàn thanh niên 0,2 II. Phụ cấp trách nhiệm: 1. Trưởng ban trực thuộc các phòng, bệnh xá trưởng, thủ quỹ 0,2 2. Tổ trưởng sản xuất ở các phân xưởng 0,1 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) 2.2.4. Tình hình trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 trong những năm gần đây 2.2.4.1. Tình hình xây dựng mức lao động Hầu hết việc xác định mức lao động cho từng sản phẩm tại Nhà máy được xây dựng dựa trên kinh nghiệm. Cuối kỳ tổng kết lại, do điều kiện sản xuất các kỳ thay đổi, trình độ lao động cũng thay đổi nên mức lao động thực hiện thường khác so với mức lao động kế hoạch. Bảng 2.5: Mức lao động của một số sản phẩm Sản phẩm Mức lao động (h/sp) Kế hoạch Thực hiện I. Sửa chữa lớn xe TTG (xe) 1. T-55 5.960 5.895 2. T-54 5.804 5.870 3. T59 5.759 5.650 4. PT-76 4.819 4.750 5. BMP-1 6.349 6.435 II. Sửa chữa vừa xe TTG (xe) 1. T-55 5.521 5.480 2. T-54 5.132 5.150 3. T-59 5.326 5.320 4. BMP-1 5.875 5.920 III. Sửa chữa động cơ xe TTG (cái) 1. Động cơ B54(B-54B,B55) 638 625 2. Động cơ 3D12(D12-525) 638 625 3. Động cơ B6, B-6b 495 480 4. Động cơ YTD- 20 687 675 IV. Sản xuất vật tư kỹ thuật (cái) Két mát nước 54-02-1Cb-6B 500 485 V. Sản phẩm kinh tế (cái) 1. Hòm trục guồng đại tu 136 130 2. Đại tu động cơ B2-450 960 925 3. Két mát B2-500 950 915 4. Rô tuyn OC -300 56 54 5. Cánh bơm Tc-05 136 132 6. Mắt xích xe công trình 13 12.5 7. Chốt xích xe công trình 2.7 2.0 8. Mắt xích băng tải 35 33 9. Trục hộp giảm tốc 750 34 32 10. Vành lót MN 5R 82 80 11. Quả lô MN 5R 60 56 12. Cánh bơm HB-88 70 68 13. Vỏ bơm HB-88 165 160 14. Lá sách sau HB-88 50 48 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) 2.2.4.2. Tình hình xây dựng đơn giá tiền lương Tuỳ từng loại sản phẩm, Nhà máy có thể xây dựng đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm hoặc đơn giá tiền lương cho một giờ lao động của công nhân sản xuất sản phẩm đó. Đơn giá này có thể được tính cho một cá nhân hoặc cho cả tập thể rồi phân bổ đến từng cá nhân sau. Bảng 2.6: Bảng đơn giá tiền lương cá nhân trực tiếp (Đơn vị tính: đồng/sản phẩm) Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hòm hộp số quạt gió 45.060 45.264 45.350 Răng gầu Hitachi 113.000 115.000 116.000 Ốp chống nóng K63 270.000 278.000 282.000 Thân 54 -123-1 6.523 6.773 6.983 Trục lớn 740-67-161 1.000 1.067 1.212 Trục nhỏ 740-10-233-1 500 556 578 Trục chốt 357 387 396 Bạc lót 34-20-186 1.897 1.935 2.012 Chốt 34-20-169 702 726 737 Con lăn 34-20-167 1.894 1.935 1.967 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Bảng 2.7: Đơn giá tiền lương giờ sản phẩm tập thể (Đơn vị tính: đồng/giờ) Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Hòm hộp số quạt gió 5.700 5.800 5.900 2. Răng gầu Hitachi 11.300 11.500 11.900 3. Ốp chống nóng K63 7.700 8.000 8.300 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Bảng 2.8: Bảng đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể (Đơn vị tính: đồng/đơn vị sản phẩm) Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Ốp chống nóng K63 792.000 800.000 804.000 2. Thân 54 -123-1 6.523 6.773 6.983 3. Trục lớn 740-67-161 1.000 1.067 1.212 4. Trục nhỏ 740-10-233-1 500 556 578 5. Trục chốt 35.100 35.387 35.650 6. Bạc lót 34-20-186 1.897 1.935 2.012 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Nhìn 3 bảng trên ta nhận thấy, đơn giá tiền lương của những năm sau luôn cao hơn năm trước. Tất nhiên khi đơn giá tiền lương tăng là một tín hiệu đáng mừng đối với không chỉ người lao động mà còn toàn thể Nhà máy. Nhưng đơn giá tiền lương tăng đồng nghĩa với giá thành sản phẩm tăng, dễ dẫn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm. Đối với những người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì yếu tố khối lượng sản phẩm ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nghịch lý này buộc Nhà máy phải tính toán rất cẩn thận và chi tiết để đưa ra những chiến lược đúng đắn. Thực tế là hầu hết những đơn giá trên được tính toán cho việc sản xuất các sản phẩm quốc phòng, được Nhà nước bao cấp về chi phí. Cho nên đơn giá tiền lương này tăng chưa hẳn đã là một tín hiệu đáng mừng, vì với những sản phẩm kinh tế, khó có thể áp dụng đơn giá này mà thông thường, người lao động được tính cho một đơn giá thấp hơn, ít thay đổi theo thời gian dù tình hì._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0018.doc
Tài liệu liên quan