Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài
NHTM là một tổ chức tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay. NHTM là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, có vai trò điều tiết quá trình luân chuyển vốn, góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả sử dụng vốn của toàn xã hội.
Trong khi đó, hoạt động cho vay mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng các NHTM cần có ch
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại phòng giao dịch số 6- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách để phòng ngừa rủi ro. Trong đó, hoạt động kế toán cho vay cũng phải là một phần trong chính sách đó. Hoạt động kế toán cho vay có thực hiện tốt mới góp phần hạn chế rủi ro, theo dõi, xếp hạng tín dụng khách hàng.
Đặc biệt, trong thời điểm nhiều ngân hàng nước ngoài có thể mở chi nhánh tại Việt Nam do thoả thuận khi Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải hoàn thiện mọi hoạt động của mình trong đó có hoạt động kế toán cho vay.
Từ thực tế thực tập tại Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội, em đã nhận thấy những hạn chế trong công tác kế toán cho vay tại đây. Vì vậy em đã chọn viết đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại phòng giao dịch số 6- Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu:
- Tìm hiểu để hiểu rõ thêm những nội dung đã được học trong trường về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động kế toán cho vay nói riêng.
- So sánh những điều được học với thực tế tại ngân hàng.
- Đề đạt một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân hàng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiệp vụ kế toán cho vay
- Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu hoạt động kế toán cho vay tại Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, chứng minh, logic…
Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khoá luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán cho vay của NHTM
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán cho vay tại Phòng giao dịch
số 6- NHNT Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội.
Chương 1: Lý luận chung về kế toán cho vay của NHTM
1.1- Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1- Vai trò của hoạt động cho vay.
a. Khái niệm:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
b.Đặc trưng của hoạt động cho vay.
- Cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. ở đây người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ.
- Cho vay là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay. Việc xác định rõ thời hạn cho vay đó dựa vào:
+ Quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Có nghĩa là thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc đó người vay mới có điều kiện để trả nợ. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn thời gian luân chuyển vốn của đối tượng vay thì khi đến hạn khách hàng chưa có nguồn để trả nợ sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay lớn hơn thời hạn luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích và không có nguồn để trả nợ. Nhưng nếu có nguồn thu nhập khác ngoài nguồn thu chính thì có thể thu nợ từ nguồn đó. Vì vậy, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Việc xác định thời hạn cho vay không chỉ dựa vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay mà còn phải dựa vào tính chất vốn của người cho vay: nếu vốn của người cho vay ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn và ngược lại thì thời hạn cho vay phải ngắn hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng của tín dụng. Vì vốn cho vay của ngân hàng là vốn huy động của những người tam thời thừa nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người ký thác. Mặt khác, ngân hàng cũng cần có nguồn bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm...nên người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi.
Vai trò củahoạt động cho vay của NHTM
* Vai trò đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thường xuyên có một số các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình sản xuất của doanh nghiệp như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa sử dụng; tiền mua nguyên vật liệu để tiếp tục cho quá trình sản xuất nhưng chưa mua, vì có sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản phẩm và mua nguyên vật liệu; trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn trả; khoản tiền tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư... Các khoản tiền tệ trên đây luôn được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư kiếm lời. Ngoài ra còn các khoản tiền để dành của dân cư, khi chưa có nhu cầu sử dụng, họ cũng muốn đầu tư để kiếm lời. Tất cả tạo thành nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế. Trong khi đó, có một số các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, một số cá nhân trong xã hội cần vốn để cải thiện sinh hoạt hoặc đối phó với những rủi ro trong cuộc sống. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt...
Như vậy, ta thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau để cho nhau vay. Hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịp thời, nên ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn và để giải quyết nhu cầu thoả đáng trong mối quan hệ này. Nghĩa là ngân hàng thu hút tập trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng, có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Mặt khác, khi ngân hàng cho vay còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, hoạt động của ngân hàng còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế và là phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.
* Vai trò đối với NHTM
Đối với tất cả các NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động sinh lời. Trong kết cấu của bảng cân đối kế toán, khoản mục cho vay của các NHTM luôn chiếm trên 90% tổng tài sản có của ngân hàng. Mọi hoạt động huy động vốn của các NHTM đều nhằm mục đích là để cho vay. Ngân hàng huy động vốn cũng là để tìm cách cho vay. Vì vậy, có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động xương sống của ngân hàng.
1.1.2- Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay và kế toán cho vay
a. Điều kiện vay vốn
Để có thể quản lý tốt vốn tín dụng, đảm bảo được mục đích và nguyên tắc cho vay, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra thì ngân hàng chỉ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế có đầy đủ các điều kiện sau đây được vay vốn:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Khách hàng vay vốn phải tổ chức hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay.
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của pháp nhân.
b. Mức cho vay
Mức quy định cho vay là một chỉ tiêu kế hoạch tín dụng quy định cho từng khách hàng, dùng để quản lý, chỉ đạo cho vay theo kế hoạch.
Mức cho vay được xác định dựa trên hai cơ sở chủ yếu là nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng và khả năng nguồn vốn ngân hàng có thể đáp ứng. Mức cho vay đó phải nằm trong khuôn khổ mức cho vay tối đa đối với một khách hàng.
Về nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng: ngân hàng tính toán trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có xem xét đến các hợp đồng đã ký với khách hàng.
Về mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, giới hạn cho vay phụ thuộc hai yếu tố:
- Phụ thuộc vào vốn của ngân hàng: theo đó, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính Phủ, của tổ chức, cá nhân.
- Phụ thuộc vào vốn của khách hàng: Để dảm bảo có thể thu hồi vốn cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các đảm bảo tín dụng trước khi phát hành tiền vay như: cầm cố thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của một pháp nhân thứ ba.
c. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian kể từ khi ngân hàng bắt đầu cho vay cho đến khi thu hết nợ. Khi cho vay ngân hàng phải quy định rõ thời hạn cho vay và điều này phải được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vay vốn. Việc quy định thời hạn cho vay nhằm thực hiện nguyên tắc cho vay phải hoàn trả đúng hạn. Bởi vậy, xác định chính xác thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nhưng sự thoả thuận về thời hạn cho vay phải dựa trên các cơ sở sau đây:
- Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay.
- Căn cứ vào khả năng thu nhập từ các nguồn tổng hợp khác của khách hàng.
- Căn cứ vào tính chất nguồn vốn của ngân hàng.
d. Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam.
1.1.3- Các phương thức cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay của NHTM rất phong phú đa dạng bao gồm nhiều phương thức cho vay khác nhau. Để có thể đáp ứng các yêu cầu quản lý điều hành thì phải phân loại cho vay, có nhiều tiêu chí để phân loại: Căn cứ vào thời hạn, ta có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn; căn cứ vào đối tượng cho vay có cho vay vốn lưu động và cho vay vốn cố định; căn cứ vào mục đích sử dụng vốn có cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá, cho vay tiêu dùng; căn cứ vào mức độ đảm bảo có cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo; căn cứ vào xuất xứ của cho vay có cho vay gián tiếp và cho vay trực tiếp....
Căn cứ vào quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 thì có 8 phương thức cho vay. Cụ thể bao gồm:
- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay theo đó mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay theo đó TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay theo đó TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống.
- Cho vay hợp vốn: là phương thức cho vay theo đó một nhóm các TCTD cùng cho vay đối với một dự án hoặc một phương án vay vốn của khách hàng; trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.
- Cho vay trả góp: là phương thức cho vay theo đó khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo đó TCTD can kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ: là phương thức cho vay theo đó TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay theo đó TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng .
1.2- Kế toán cho vay của NHTM
1.2.1- Khái niệm kế toán cho vay
Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng.
1.2.2- Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay
a. Vai trò
- Kế toán cho vay cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng những thông tin liên quan đến quá trình cho vay, thu nợ và thu lãi, thời hạn hoàn trả...một cách kịp thời, chính xác. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình cho vay, thu nợ, thu lãi...để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý, chỉ đạo điều hành cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. Thông qua số liệu kế toán cho vay, ngân hàng có thể biết được phạm vi hoật động, phương thức đầu tư, theo dõi được hiệu quả sử dụng vốn vay cảu các nhà đầu tư, từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp, có hiệu quả. Đồng thời cũng đánh giá được tình hình tài chính, khả năng hấp thụ vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn, xu thế vận động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho phù hợp.
- Kế toán cho vay là công cụ đắc lực đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định thu nhập cho ngân hàng.
- Thông qua nghiệp vụ kế toán cho vay, ngân hàng đã đưa vào lưu thông một khối lượng tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hoá cho toàn bộ nền kinh tế.
- Kế toán cho vay là công cụ đắc lực phục vụ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN
b. Nhiệm vụ
Để phát huy vai trò của kế toán cho vay, kế toán tín dụng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay.
- Tổ chức quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng han.
- Tính và thu lãi cho vay chính xác, kịp thời, đầy đủ.
- Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời các khách hàng có khả năng tài chính không lành mạnh, trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.2.3- Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay
a. Chứng từ
* Chứng từ gốc: Bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hợp đồng tín dụng.
- Giấy nhận nợ
- Các loại giáy tờ xác nhận tài sản cầm cố, thế chấp
...
* Chứng từ ghi sổ
- Nếu cho vay bằng tiền mặt: dùng giấy lĩnh tiền mặt...
- Nếu cho vay bằng chuyển khoản ( tiền vay chuyển thẳng và tài khoản của người cung cấp) thì dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán...
- Trường hợp ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ thu lãi khi đến hạn thì dùng phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng.
b. Tài khoản sử dụng
*Tài khoản cho vay được bố trí ở loại 2: “ Hoạt động tín dụng” trong hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD do thống đốc NHNN Việt Nam ban hành.
Tài khoản cấp I là 21- Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
Tài khoản cấp II bao gồm:
211/214- cho vay ngắn hạn
212/215- cho vay trung hạn
213/216- cho vay dài hạn
Kết cấu:
Bên nợ ghi: số tiền cho vay
Bên có ghi: -số tiền đã thu
-số tiền đã chuyển sang tài khoản thích hợp khác
Số dư nợ: phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay
*Tài khoản 394- “ Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”
Kết cấu:
Bên nợ: số lãi phải thu tính trong kỳ
Bên có:-số tiền lãi đã thu được
- Số lãi chưa thu được đã chuyển sang tài khoản thích hợp khác
Số dư nợ: phản ánh số lãi dồn tích tính chưa thu
*Tài khoản 702- “ Thu lãi cho vay”
Kết cấu:
Bên nợ ghi: số lãi kết chuyển vào tài khoản thích hợp để xác định kết quả kinh doanh
Bên có ghi: số tiền lãi cho vay
Số dư có: phản ánh số lãi dồn tích từ cho vay
*Tài khoản 219- “ dự phòng rủi ro tín dụng”
Kết cấu:
Bên có ghi: số dự phòng trích thêm trong kỳ
Bên nợ ghi: -số dự phòng đã sử dụng
-số dự phòng đã được hoàn nhập
Số dư có: Số dự phòng hiện có
*Tài khoản ngoại bảng:
TK 94- Lãi cho vay chưa thu được
Kết cấu: Bên nhập ghi: số lãi cho vay quá hạn chưa thu được
Bên xuất ghi: số lãi cho vay quá hạn đã thu được
Số còn lại: số lãi quá hạn còn phải thu
TK 97- Nợ khó đòi đã xử lý
Phản ánh các khoản nợ đã sử dụng dự phòng để bù đắp đang trong thời gian theo dõi
TK 994- Tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng
Kết cấu: Bên nhập: giá trị TS cầm cố thế chấp của khách hàng giao cho ngân hàng quản lý để đảm bảo nợ vay
Bên xuất: -giá trị TS cầm cố thế chấp trả lại cho khách hàng
- giá trị TS cầm cố thế chấp phát mại để thu hồi nợ
Số còn lại: giá trị TS cầm cố thế chấp của khách hàng ngân hàng đang quản lý
1.2.4- Quy trình kế toán cho vay
a. Kế toán giai đoạn giải ngân
* Đối với cho vay từng lần
Sau khi hồ sơ vay vốn được duyệt, căn cứ vào chứng từ kế toán sẽ hạch toán vào tài khoản thích hợp.
- Nếu giải ngân bằng tiền mặt, căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt kế toán hạch toán:
Nợ TK cho vay / Nợ đủ tiêu chuẩn
Có TK tiền mặt
-Nếu giải ngân bằng chuyển khoản, căn cứ giấy uỷ nhiệm chi hoặc thẻ thanh toán kế toán hạch toán:
Nợ TK cho vay/Nợ đủ tiêu chuẩn
Có TK tiền gửi thanh toán/Người thụ hưởng
hoặc Có TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Nếu có tài sản cầm cố thế chấp, kế toán căn cứ vào biên bản định giá tài sản để hạch toán ngoại bảng như sau:
Nhập TK “Tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng”
* Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng.
Mỗi lần giải ngân, ngoài việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán viên còn phải đối chiếu nhu cầu vốn của mỗi lần vay với hạn mức tín dụng còn thực hiện để tránh giải ngân vượt hạn mức. Nếu các chứng từ hợp lệ, hợp pháp và còn trong phạm vi hạn mức, kế toán sẽ vào sổ tài khoản chi tiết hoặc nhập dữ liệu máy tính. Bút toán tương tự như trường hợp cho vay từng lần.
b. Kế toán giai đoạn thu lãi
* Kế toán phương thức cho vay từng lần
Theo chế độ tín dụng và chế độ kế toán hiện hành thì có hai phương thức ngân hàng áp dụng để thu lãi, đó là: thu lãi định kỳ hàng tháng và thu lãi sau.
- Đối với kế toán thu lãi hàng tháng
Công thức tính lãi định kỳ hàng tháng
Lãi cho vay
=
Số tiền gốc cho vay
x
Lãi suất (tháng)
Hạch toán:
- Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt:
Nợ TK tiền mặt
Có TK thu lãi cho vay
- Nếu trích tài khoản của khách hàng để thu nợ
Nợ TK tiền gửi thanh toán/khách hàng
Có TK thu lãi cho vay
- Đối với kế toán thu lãi sau
Thu lãi sau là cách thức thu lãi mà lãi được thu cùng nợ gốc khi đáo hạn hoặc thu lãi theo kỳ (dài hơn một tháng). Tuy nhiên, theo cơ sở dồn tích hàng tháng ngân hàng vẫn tính và hạch toán số lãi phát sinh vào thu nhập, đối ứng với tài khoản “lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”
+ Bút toán dự thu lãi:
Nợ TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Có TK thu lãi cho vay
+ Khi đến kỳ thu lãi, nếu khách hàng đến trả lãi vay, ngân hàng hạch toán. Bút toán như sau:
Nợ TK tiền mặt
Có TK lãi phải thu (số lãi đã dự thu)
Có TK thu lãi cho vay (số lãi chưa dự thu)
Nếu trích tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để thu nợ, hạch toán như sau:
Nợ TK tiền gửi thanh toán/ khách hàng
Có TK lãi phải thu (số lãi đã dự thu)
Có TK thu lãi cho vay (số lãi chưa dự thu)
* Kế toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
Xuất phát từ đặc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng là gốc không cố định nên lãi cho vay được tính và thu hàng tháng theo phương pháp tích số. Theo đó công thức tính như sau:
Số tiền lãi
=
Tổng tích số lãi trong tháng x Lãi suất tháng
30 ngày
Trong đó:
Tổng tích số lãi trong tháng
=
Số dư nợ tài khoản cho vay
x
Số ngày duy trì số dư nợ tài khoản cho vay
Vào ngày cân đối tháng, các thanh toán viên quản lý tài khoản cho vay của khách hàng lập bảng kê tính lãi để hạch toán thu lãi. Bút toán hạch toán thu lãi trực tiếp như sau:
Nợ TK TGTT/KH
Có TK thu lãi cho vay.
c. Kế toán giai đoạn thu nợ gốc
* Kế toán thu nợ gốc với phương thức cho vay từng lần
Đến kỳ hạn trả nợ, căn cứ vào số tiền và phương thức trả nợ của khách hàng, kế toán hạch toán như sau:
- Nếu khách hàng đến trả bằng tiền mặt:
Nợ TK tiền mặt
Có TK cho vay/khách hàng
- Nếu khách hàng trả nợ bằng cách trích từ tài khoản của mình:
Nợ TK tiền gửi thanh toán/ khách hàng
Có TK cho vay/ khách hàng
* Kế toán thu nợ gốc với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng, kế toán hạch toán thu nợ gốc theo 2 trường hợp:
- TH1: Thu nợ trực tiếp vào tài khoản cho vay.
Bút toán này thực hiện tương tự như hạch toán thu nợ đối với phương thức cho vay từng lần.
- TH2: Ngân hàng thu nợ định kỳ từ tài khoản tiền gửi.
Trường hợp này, tiền bán hàng sẽ được nộp vào tài khoản TGTT. Đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng vay lập ủy nhiệm chi trích tài khoản TGTT của mình để trả nợ ngân hàng. Nếu khách hàng vay không chủ động trả nợ thì ngân hàng chủ động lập phiếu chuyển khoản để trích tài khoản tiền gửi khách hàng để trả nợ. Bút toán như sau:
Nợ TK TGTT/KH vay
Có TK cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn
1.2.5- Một số nghiệp vụ đi kèm nghiệp vụ tín dụng
a. Kế toán nghiệp vụ phân loại và chuyển nhóm nợ
+ Việc phân loại nợ tại các TCTD Việt Nam hiện nay được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22-4-2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam.
Theo quyết định này, tài sản có tín dụng được phân thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nội dung cụ thể của từng nhóm nợ được quy định cụ thể trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.
Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
Đối với các khoản nợ xấu, TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Trường hợp nợ đang ở nhóm 1, nếu có dấu hiệu rủi ro, ngân hàng sẽ phải chuyển nhóm đối với nợ gốc và xử lý lãi luôn.
- Đối với nợ gốc, chuyển sang nợ quá hạn:
Nợ TK cho vay/nhóm nợ thích hợp/khách hàng
Có TK cho vay/ nợ đủ tiêu chuẩn/khách hàng
- Đối với lãi, ngân hàng không được ghi giảm doanh thu ( thoái thu từ tài khoản thu nhập) mà xử lý theo như quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Cụ thể như sau: số lãi đã dự thu hạch toán thẳng vào chi phí, tất toán tài khoản “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”, kế toán ghi:
Nợ TK chi phí khác
Có TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Đồng thời hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi thu hồi số lãi từ khách hàng, kế toán ghi:
Nhập TK lãi cho vay quá hạn chưa thu được
b. Kế toán nghiệp vụ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và tỷ lệ trích do thống đốc NHNN quy định.
- Công thức tính dự phòng rủi ro cụ thể:
R = max{0, (A-C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể của các nhóm, tương ứng:
nhóm 1: 0%
nhóm 2: 5%
nhóm 3: 20%
nhóm 4: 50%
nhóm 5: 100%
- Ngoài dự phòng cụ thể, TCTD phải trích lập thêm dự phòng chung. Dự phòng chung được trích bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Kế toán trích lập dự phòng: nếu số dự phòng phải trích > số dự phòng hiện có thì các TCTD phải trích thêm dự phòng, bút toán như sau:
Nợ TK chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi (8822)
Có TK dự phòng cụ thể
Có TK dự phòng chung
Kế toán hoàn nhập dự phòng: nếu số dự phòng phải trích < số dự phòng hiện có thì các TCTD phải hoàn nhập dự phòng, bút toán như sau:
Nợ TK dự phòng cụ thể
Nợ TK dự phòng chung
Có TK chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi (8822)
Kế toán sử dụng dự phòng:
TCTD thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
- Sử dụng dự phòng cụ thể theo quy định của quyết định 493 và quyết định 18 để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
- Sau khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD phải chuyển các khoản nợ tín dụng dã xử lý rủi ro tín dụng ra ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp thu hồi nợ triệt để.
Nguyên tắc khi sử dụng dự phòng là chỉ sử dụng quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để xoá nợ sau khi đã sử dụng các nguồn bù đắp bằng nguồn thu từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, khoản bồi thường của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Khi phải sử dụng dự phòng để bù đắp thì bút toán như sau:
Nợ TK TS gán xiết nợ chuyển quyền sở hữu cho TCTD chờ xử lý
Nợ TK thích hợp (nếu có bồi thường từ tổ chức, cá nhân)
Nợ TK dự phòng cụ thể
Nợ TK dự phòng chung
Nợ TK quỹ dự phòng tài chính (hoặc TK chi phí khác)
Có TK nợ cần xử lý thích hợp
Đồng thời ghi nhập TK ngoại bảng “Nợ khó đòi đã xử lý” số tiền đã sử dụng dự phòng để xoá nợ để tiếp tục theo dõi.
Nếu sau khi xử lý các khoản nợ, nếu các TCTD truy thu được khoản nợ từ khách hàng thì sẽ hạch toán vào thu nhập khác, bút toán như sau:
Nợ TK thích hợp ( tiền mặt, tiền gửi…)
Có TK thu nhập khác (79)
1.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ kế toán cho vay
Nghiệp vụ kế toán cho vay có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động tín dụng nói riêng và đối với hoạt động ngân hàng nói chung. Để quản lý hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay đòi hỏi với mỗi ngân hàng phải hiểu rõ tác động của các nhân tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến.
Các nhân tố khách quan bao gồm: Cơ sở pháp lý, sự phát triển công nghệ, tốc độ phát triển kinh tế.
Các nhân tố chủ quan bao bồm: Các quy định của chính từng NHTM, Việc ứng dụng công nghệ của từng ngân hàng, Chất lượng nguồn nhân lực của từng ngân hàng.
1.3.1- Nhân tố khách quan
a. Cơ sở pháp lý:
Đó là hệ thống văn bản, quy định,quy chế, các chuẩn mực kế toán do NHNN ban hành.
NHTM là một định chế tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhân tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay ra, đồng thời cung ứng các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Để đảm bảo hoạt động của mình thì NHTM cũng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN thông qua việc ban hành các văn bản, quy định, quyết định...điều chỉnh và buộc các NHTM phải tuân theo. Nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cũng giống như mọi hoạt động của ngân hàng, kế toán cho vay cũng có những văn bản để điều chỉnh. Với những văn bản do NHNN ban hành đã tạo ra môi trường pháp lý, tạo ra định hướng, làm khuôn mẫu cho hoạt động kế toán cho vay. Khi có đầy đủ văn bản điều chỉnh, và sự điều chỉnh đó phù hợp với quy luật khách quan sẽ tạo cho hoạt động kế toán cho vay được thực hiện dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu các văn bản phát hành ra không phù hợp với thực tế, không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hoặc các văn bản ban hành ra chồng chéo nhau giữa các hoạt động, khó hiểu, không thực hiện được sẽ gây cản trở cho hoạt động kế toán nói riêng và toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung.
Các văn bản pháp luật có ảnh hưởng mật thiết đến nghiệp vụ kế toán cho vay là các văn bản do NHNN ban hành. Chính vì vậy, trong xu thế phát triển hội nhập ngày nay, các văn bản cũng cần phải tiến dần đến các chuẩn mực thế giới. Từ đó, NHNN cũng như các NHTM luôn phải hướng dẫn, ban hành các văn bản để giúp nghiệp vụ kế toán tại NHTM trong nước theo kịp với các NHTM nước ngoài.
b. Sự phát triển công nghệ.
Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là công tác kế toán cho vay. Việc phát triển từ việc ghi chép bằng tay như trước đây đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán là một bước đột phá đáng kể. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đã làm giảm bớt công việc của các kế toán viên, đồng thời rút ngắn thời gian giao dịch, việc lưu trữ cũng trở nên gọn gàng hơn.
Tuy nhiên, nếu hệ thống có vấn đề gì không may xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn, ví dụ như việc mất dữ liệu do virut…Vì vậy, phát triển công nghệ vẫn cần được chú trọng.
c. Tốc độ phát triển kinh tế.
Một nền kinh tế phát triển là cơ hội để phát triển các sản phẩm cho vay. Khi đó, hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động kế toán cho vay cần phải tự hoàn thiện hơn. Đó là động lực để phát triển hoạt động kế toán cho vay.
Bên cạnh đó, một nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì việc trả nợ ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, hoạt động kế toán cho vay sẽ giảm bớt công việc như chuyển nhóm nợ, trích lập, sử dụng dự phòng…Điều đó sẽ tạo điều kiện để hoạt động kế toán cho vay phát triển hoàn thiện các nghiệp vụ khác.
1.3.2- Nhân tố chủ quan
a. Các quy định của chính từng NHTM
Trong hoạt động của kế toán cho vay cũng như các hoạt động ngân hàng khác, không chỉ chịu sự điều chỉnh của các văn bản do NHNN ban hành mà còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản do từng NHTM ban hành cho chính hoạt động của mình. Các văn bản của từng NHTM ban hành cần phải phù hợp với các văn bản do NHNN ban hành, phù hợp với thực tế và đặc biệt phải phù hợp với chính đặc điểm của chính ngân hàng mình. Có như vậy mới tạo sự thông thoáng, dễ dàng cho hoạt động kế toán cho vay. Ngược lại, sẽ gây chồng chéo, khó hiểu và khó thực hiện.
b. Việc ứng dụng công nghệ của từng ngân hàng.
Năng lực công nghệ đối với NHTM nói chung và nghiệp vụ kế toán cho vay nói riêng l._.à việc trang bị các máy móc hiện đại và cả việc khai thác ứng dụng công nghệ đó vào hoạt động của mình.Việc phát triển công nghệ là một vấn đề quan trọng, tuy nhiên vấn đề quan trọng nữa là phải biết ứng dụng công nghệ đó vào hoạt động của ngân hàng mình.
Đầu tư đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn trong việc nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kế toán cho vay. Đổi mới về máy móc, thiết bị, phần mềm ứng dụng…là những nhiệm vụ quan trọng. Với một cơ sở hạ tầng hiện đại, nghiệp vụ kế toán cho vay có thể xử lý được linh hoạt, chính xác, nhanh chóng hơn.
Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở trình độ hiện đại hoá, trang bị công nghệ mà còn là việc khai thác những ứng dụng đó. Do sự hao mòn vô hình trong lĩnh vực công nghệ diễn ra rất nhanh chóng nên việc khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ là một yêu cầu đối với nghiệp vụ kế toán cho vay cũng như các hoạt động khác.
c. Chất lượng nguồn nhân lực
Trong tất cả các nhân tố chủ quan có tác động đến hiệu quả của hoạt động ngân hàng thì nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất.
Có nguồn nhân lực quản trị có trình độ thì ngân hàng sẽ ban hành được những văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp. Có công nghệ hiện đại nhưng các nhân viên ngân hàng không biết ứng dụng hay ứng dụng không hết những tính năng của công nghệ là sự lãng phí lớn. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành những văn bản điều chỉnh hoạt động, bên cạnh những chính sách phát triển công nghệ thì từng ngân hàng cũng cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng mình.
Hoạt động kế toán cho vay cũng không phải trường hợp ngoại lệ, nó cũng cần chú trong đến việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho hoạt động của mình. Khi các kế toán viên có trình độ sẽ là điều kiện để có thể khai thác hết những ứng dụng công nghệ. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay.
Qua phân tích chương I cho ta thấy được những vấn đề căn bản của kế toán cho vay.Hoạt động kế toán cho vay là một hoạt động rất quan trọng của ngân hàng. Vì vậy hoạt động kế toán cho vay cần phải được hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tại ngân hàng. Có nhiều phương thức cho vay khác nhau, do đó kế toán phải có những phương thức riêng để có thể phù hợp với từng phương thức cho vay. Bản thân kế toán cho vay cũng giống như các hoạt động khác, cũng có những nhân tố khách quan lẫn chủ quan tác động đến hoạt động kế toán cho vay. Vì vậy, ta cần phải phân tích, đánh giá để tìm ra những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kế toán cho vay ở từng ngân hàng. Từ đó, ta có thể tìm ra những biện pháp để giải quyết những tồn tại trong công tác kế toán cho vay.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu thực trạng công tác kế toán cho vay tại ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng kế toán cho vay tại Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội
2.1- Khái quát chung về Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu khái quát về NHNT Hà Nội
NHNT Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống NHNT Việt Nam, được Nhà Nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.
Cùng với sự phát triển của NHNT Việt Nam, chi nhánh NHNT Hà Nội có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.
Đến cuối năm 2006 chi nhánh NHNT Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm:
- 06 phòng giao dịch
- 01 quầy thu đổi ngoại tệ
Chi nhánh NHNT Hà Nội là một trong 5 chi nhánh NHNT trên địa bàn Hà Nội cùng với 4 chi nhánh NHNT khác là chi nhánh NHNT Thành Công, chi nhánh NHNT Chương Dương, chi nhánh NHNT Cầu Giấy và chi nhánh NHNT Ba Đình.
Chi nhánh NHNT Hà Nội là một trong những chi nhánh hàng đầu của NHNT Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB Money, i-B@nking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24…hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới chi nhánh trên 1400 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt trong chính sách phát triển, chi nhánh NHNT Hà Nội luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
b. Giới thiệu về phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội.
Xét đề nghị của giám đốc chi nhánh NHNT Hà Nội và trưởng phòng tổ chức cán bộ- đào tạo về việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh.
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNT Việt Nam; Tổng giám đốc NHNT Việt Nam ban hành quyết định số 228/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 08/05/2006 về việc thành lập phòng giao dịch số 6 thuộc chi nhánh NHNT Hà Nội. Theo quyết định 228 phòng giao dịch số 6 được thành lập kể từ ngày 08-05-2006, có địa chỉ đặt tại số 277-Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội. Phòng giao dịch số 6 là đơn vị hạch toán báo sổ, có con dấu riêng.
2.1.2- Mô hình tổ chức của phòng giao dịch số 6.
Theo Quyết định 118/QĐ-NHNT.HN của giám đốc chi nhánh NHNT Hà Nội, phòng giao dịch số 6 thuộc chi nhánh NHNT Hà Nội được chia thành các tổ nghiệp vụ phục vụ khách hàng cá nhân và khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội. Mỗi tổ nghiệp vụ có các chức năng nhiệm vụ như sau:
* Tổ dịch vụ và kế toán ngân hàng:
Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng bán lẻ và khách hàng là doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ sau:
- Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHNT Việt Nam.
- Phục vụ khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp.
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán,thanh toán.
* Tổ quan hệ khách hàng.
- Cho vay vốn và xử lý các nhu cầu vay của khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp
- Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu của khách hàng là doanh nghiệp và trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi trên cơ sở phù hợp với hợp đồng tín dụng đã được ký kết theo thẩm quyền phân cấp
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thanh toán xuất nhập khẩu
* Tổ hành chính- ngân quỹ
- Quản lý hành chính của phòng giao dịch
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ
- Quản lý và vận hành hệ thống thông tin của phòng giao dịch
2.1.3- Chức năng, nhiệm vụ của phòng
Theo quyết định số 118/QĐ-NHNT.HN-HCNS ngày 12/7/2006 của giám đốc chi nhánh NHNT Hà Nội ban hành, quy định chức năng, nhiệm vụ của phòng giao dịch số 6. Theo đó, phòng giao dịch số 6 có các nghiệp vụ sau:
- Thông tin khách hàng: Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu về việc mở, thay đổi về thông tin khách hàng (hồ sơ CIF); Tiếp nhận và trả lời các thông tin tài khoản khách hàng; Trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi cho khách hàng.; Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng, đề xuất chính sách thu hút khách hàng.
- Dịch vụ ngân hàng: Xử lý toàn bộ các nghiệp vụ về tài khoản vãng lai, tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu VNĐ và ngoại tệ; Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch và bán ngoại tệ theo hộ chiếu, chi trả ngoại hối
- Nghiệp vụ cấp tín dụng: thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi đối với các hợp đồng đã được ký duyệt phù hợp với hồ so cho vay.
- Nghiệp vụ kế toán và thanh toán: Mở và quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng; tiếp nhận nhờ thu, chuyển tiền, thanh toán báo có nhờ thu, chuyển tiền; nhận và phân loại các chứng từ, bảng ngân hàng, liệt kê, chấm đối chiếu và gửi chứng từ cho khách hàng.
- Nghiệp vụ thanh toán xuất- nhập khẩu.
2.2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch 6
- NHNT Hà Nội
2.2.1- Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Đơn vị: Triệu VNĐ
Quý IV2006
Năm 2007
Quý I 2008
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
31.090
34.821
+12%
37.955
+9%
42.130
+11%
46.343
+10%
49.587
+7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 6)
Qua bảng 2.1- Bảng tốc độ tăng trưởng vốn huy động của phòng giao dịch số 6 cho ta thấy:
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Phòng giao dịch số 6 qua các quý đều tăng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động đạt trung bình khoảng 10%. Cụ thể:
- Quý IV năm 2006, đây là nhưng tháng đầu tiên đi vào hoạt động, Phòng giao dịch số 6 đã thu hút được trên 30 tỷ đồng.
- Bước sang năm 2007, nguồn vốn huy động của quý I, II, III tăng lần lượt 12%, 9%, 11% so với quý trước đó. Đến cuối quý III, nguồn vốn huy động của phòng đạt trên 42 tỷ đồng. Quý IV năm 2007, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của phòng vẫn đạt 10% so với quý III, và tăng 49,1% so với quý IV năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 46.343 triệu đồng.
- Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chỉ đạt 7%, ở mức 49.587 triệu đồng. Nguyên nhân do đầu năm 2008, tình hình huy động vốn trên thị trường gặp nhiều khó khăn, các NHTM khác đồng loạt tăng lãi suất huy động. Trong khi đó, lãi suất huy động của NHNT chậm tăng hơn so với các NHTM khác.
Qua bảng 2.2- Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền cho ta thấy nguồn vốn huy động bằng VNĐ của phòng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Tuy nhiên sự chệnh lệch này là không nhiều. Cụ thể:
- Quý IV năm 2006, nguồn vốn huy động bằng VNĐ đạt 16798 triệu đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn huy động.
- Quý I, II, III năm 2007, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm lần lượt 57%, 59% và 60% tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Quý I
năm 2008
Tỷ trọng
64%
36%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 6)
Số tiền
31707
17880
Năm 2007
Quý IV
Tỷ trọng
62%
38%
Số tiền
28733
17610
Quý III
Tỷ trọng
60%
40%
Số tiền
25278
16852
Quý II
Tỷ trọng
59%
41%
Số tiền
22393
16562
Quý I
Tỷ trọng
57%
43%
Số tiền
19848
14973
Quý IV
2006
Tỷ trọng
54%
46%
Số tiền
16798
14292
Loại
tiền
VNĐ
Ngoại tệ
Biểu 2.3: Cơ cấu loại tiền huy động
- Đến quý IV năm 2007, cùng với đà tăng trưởng của nguồn vốn huy động, vốn huy động bằng VNĐ đạt 28.733 triệu đồng chiếm 62% tổng nguồn vốn.
- Quý I năm 2008, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tới 64% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2008, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động bằng VNĐ trong đó có cả NHNT. Lãi suất huy động vốn có lúc lên tới 12%/năm, cộng thêm nhiều khuyến mại lớn khác đã tạo tâm lý người dân đổ xô đi gửi tiết kiệm, nhiều người đã rút tiền từ tài khoản chứng khoán ra để gửi tiết kiệm tại ngân hàng
2.2.2- Hoạt động tín dụng
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Đơn vị: Triệu VNĐ
Quý IV2006
Năm 2007
Quý I 2008
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
Số tiền
(+/-) %
34.755
36.840
+6%
38.314
+4%
40.230
+5%
41.034
+2%
41.855
+2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 6)
Qua bảng 2.4, nhìn chung hoạt động tín dụng của phòng qua các quý đều tăng. Cụ thể:
- Năm 2006, sau mấy tháng đi vào hoạt động, doanh số cho vay của quý IV là 34.755 triệu đồng.
- Quý I năm 2007, tăng trưởng tín dụng đạt 6% so với quý IV năm 2006, dư nợ tín dụng đạt 36.840 triệu đồng.
- Quý II, III năm 2007, tăng trưởng tín dụng có kém hơn so với quý I đôi chút song vẫn đạt ở mức 4%-5%, dư nợ tín dụng đạt lần lượt là 38.314 triệu đồng và 40.230 triệu đồng.
- Quý IV năm 2007, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 2%, dư nợ chỉ đạt 41.034 triệu đồng. Nguyên nhân do trong năm 2007, phòng đã ký được một số hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp, nhưng do chủ động được về vốn trong những tháng cuối năm nên khách hàng chỉ nhận nợ 45%. So với cùng kỳ năm 2006, dư nợ tín dụng tăng 18,1%.
- Sang quý I năm 2008, mặc dù lãi suất huy động trên thị trường tăng cao dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng cao nhưng do tích cực trong việc phát triển khách hàng thể nhân, phát triển khách hàng doanh nghiệp mới…nên dư nợ tín dụng của phòng vẫn tăng 2% so với quý IV năm 2007 và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2007, dư nợ tín dụng đạt được ở mức 41.855 triệu đồng.
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Quý I
2008
%
83%
17%
75%
25%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 6)
Số tiền
34740
7115
31391
10464
Năm 2007
Quý IV
%
84%
16%
76%
24%
Số tiền
34469
6565
31186
9848
Quý III
%
83%
17%
77%
23%
Số tiền
33391
6839
30977
9253
Quý II
%
85%
15%
77%
23%
Số tiền
32557
5747
29502
8812
Quý I
%
86%
14%
73%
27%
Số tiền
31682
5158
26893
9967
Quý IV
2006
%
87%
13%
77%
23%
Số tiền
30205
4550
26761
7994
Chỉ tiêu
Theo loại tiền:
- VNĐ
- Ngoại tệ
Theo kỳ hạn:
- Ngắn hạn
- Trung- dài hạn
Xét về cơ cấu loại tiền vay, theo bảng 2.5, dư nợ tín dụng bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều, trên 80%
Xét về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, theo bảng 2.5, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng luôn đạt từ 73% -77% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do quy mô hoạt động của phòng còn nhỏ, khách hàng chủ yếu là cá nhân là các doanh nghiệp trên địa bàn. Quyền hạn của cán bộ tín dụng cũng còn nhiều hạn chế nên chủ yếu hoạt động tín dụng của phòng là để phục vụ nhu cầu vốn trong ngắn hạn.
2.2.3- Kết quả hoạt động kinh doanh
Thực hiện mục tiêu “Hiệu quả và an toàn”, thực hiện nhiều biện pháp tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí có hiệu quả nên Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội không chỉ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đặt ra mà còn có những bước tiến vượt bậc.
Qua bảng 2.6 về kết quả hoạt động kinh doanh cua phòng cho ta thấy
- Tổng thu của phòng qua các quý đều tăng, quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể: Quý IV năm 2006, đây là những tháng đầu tiên phòng đi vào hoạt động song tổng thu nhập của phòng đạt gần 65 tỷ đồng. Bước sang năm 2007, các quý I, II, III, IV tổng thu nhập đều tăng qua các quý. Quý IV năm 2007, tổng thu nhập đạt gần 225 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2006. Quý I năm 2008, tổng thu của phòng là trên 330 tỷ đồng, tăng 47% so với quý IV năm 2007, và tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2007.
- Mặc dù tổng chi của phòng cũng tăng đều qua các quý, nhưng tốc độ tăng của tổng chi luôn dưới tốc độ tăng của tổng thu. Vì vậy, lợi nhuận của phòng luôn tăng trưởng với mức tăng quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể: trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, lợi nhuận quý IV của phòng đạt trên 27 tỷ đồng. Bước sang năm 2007, lợi nhuận các quý đạt lần lượt là 36892 triệu, 50860 triệu, 72673 triệu và 107982 tỷ đồng. Quý I năm 2008, lợi nhuận đạt 163400 triệu đồng tăng 52% so với quý IV năm 2007, tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh.
Đơn vị: triệu đồng
Quý I
2008
(+/-) %
+47%
+43%
+51%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch số 6)
Số tiền
330203
166803
163400
Năm 2007
Quý IV
(+/-) %
+44%
+40%
+49%
Số tiền
224628
116645
107982
Quý III
(+/-) %
+38%
+34%
+43%
Số tiền
155992
83318
72673
Quý II
(+/-) %
+34%
+31%
+38%
Số tiền
113037
62178
50860
Quý I
(+/-) %
+30%
+28%
+33%
Số tiền
84356
47464
36892
Quý IV
2006
Số tiền
64889
37081
27808
Tổng thu
Tổng chi
LN
2.3- Thực trạng công tác kế toán cho vay tại Phòng giao dịch số 6
- NHNT Hà Nội
2.3.1- Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ cho vay
Mọi thành phần kinh tế trong xã hội đều có một môi trường pháp lý làm hành lang cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng, hoạt động của nó liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh tế khác. Rủi ro của hoạt động ngân hàng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tín dụng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy cần phải có một hệ thống pháp lý đầy đủ để điều chỉnh toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng
Không chỉ phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định của pháp luật, của các cơ quan chủ quản, công tác kế toán cho vay cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định của chính ngân hàng.
Cơ sở pháp lý của công tác kế toán cho vay bao gồm:
Một là, hệ thống pháp luật liên quan do Nhà Nước ban hành như: Luật kinh tế…
Hai là, những quy định, quyết định của NHNN Việt Nam, như:
- Luật các tổ chức tín dụng
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31-12-2001 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 3-2-2005 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.
- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam ban hành ngày 22-04-2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25-4-2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD ban hành kèm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
…
Ba là, những công văn chỉ thị của NHNT Việt Nam như:
- Quy định hệ thống tài khoản của NHNT Việt Nam
- Quy định của NHNT đối với cho vay đối với khách hàng
- Quyết định số 117/QĐ-NHNT-QLTD ngày 14/6/2006 của Tổng giám đốc NHNT Việt Nam quy định về thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín cho vay đối với khách hàng.
Bốn là các quyết định của chi nhánh NHNT Hà Nội: Quyết định 118/QĐ- NHNT.HN của giám đốc chi nhánh NHNT Hà Nội quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của nghiệp vụ cấp tín dụng tại phòng giao dịch số 6
2.3.2- Tài khoản và chứng từ sử dụng
a. Chứng từ sử dụng
Phòng giao dịch số 6 – NHNT Hà Nội sử dụng các loại chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ theo quy định của NHNN và chế độ kế toán hiện hành.
* Các chứng từ gốc gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hợp đồng tín dụng.
- Giấy nhận nợ.
- Các loại giấy tờ xác nhận tài sản cầm cố, thế chấp
* Các chứng từ ghi sổ gồm có:
- Các chứng từ khi giải ngân gồm có: phiếu rút tiền (nếu giải ngân bằng tiền mặt), uỷ nhiệm chi (nếu giải ngân vào tài khoản của khách hàng)…
- Các chứng từ khi thu nợ, thu lãi bao gồm: giấy nộp tiền (nếu khách hàng trả bằng tiền mặt), uỷ nhiệm chi (nếu thu nợ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng), giấy đề nghị thu nợ (nếu là tín dụng trung dài hạn)…
b. Tài khoản
Hiện nay NHNT Hà Nội sử dụng 2 hệ thống tài khoản: tài khoản sổ cái và tài khoản khách hàng
*Về hệ thống tài khoản sổ cái, hiện nay tài khoản sổ cái của NHNT được xây dung gồm 19 ký tự theo cấu trúc sau:
NNNN NNN NNN NNNNNNNNN
(1) (2) (3) (4)
Trong đó:
(1): (bao gồm 4 ký tự) là tài khoản cấp III-NHNN, được mở theo quy định tại hệ thống tài khoản các TCTD ban hành kèm theo tại quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của thống đốc NHNN Việt Nam
(2): là ký hiệu mã tiền tệ bằng chữ (bao gồm 3 ký tự)
(3): là ký hiệu mã chi nhánh bằng số
(4): là số hiệu tài khoản tổng hợp, được quy định như sau:
Loại 1: Tài sản nợ
Loại 2: Tài sản có
Loại 3: Vốn và các quỹ
Loại 4: Thu nhập
Loại 5: Chi phí
Loại 8: Tài khoản ngoại bảng
VD:
TK 1407: tài khoản cho vay ngắn hạn
140701: tài khoản cho vay ngắn hạn trong hạn
140702: tài khoản cho vay ngắn hạn quá hạn
TK 1408: tài khoản cho vay trung hạn
140801: tài khoản cho vay trung hạn trong hạn
140802: tài khoản cho vay trung hạn quá hạn
TK 1409: tài khoản cho vay dài hạn
140901: tài khoản cho vay dài hạn trong hạn
140902: tài khoản cho vay dài hạn quá hạn
TK 4101: lãi từ hoạt động cho vay
TK 8123: tài khoản cầm cố thế chấp
812301003: Giấy tờ có giá đang cầm cố
*Về hệ thống tài khoản khách hàng, tài khoản khách hàng thuộc Moduln ngân hàng bán lẻ gồm 17 ký tự theo cấu trúc như sau:
NNNN NNN N NN NNNNNN N
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Trong đó:
(1): (bao gồm 4 ký tự) là tài khoản cấp III-NHNN, được mở theo quy định tại hệ thống tài khoản các TCTD ban hành kèm theo tại quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của thống đốc NHNN Việt Nam
(2): là ký hiệu mã chi nhánh
(3): là ký hiệu mã nghiệp vụ, được quy định như sau:
0: Tiền gửi ký quỹ
1: Tiền gửi không kỳ hạn
2: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
5: Tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn
6: Tài khoản giấy tờ có giá
7: Tài khoản tiền vay
8: Cho thuê tài chính
9: Tài khoản nợ quá hạn
(4): là ký hiệu mã tiền tệ bằng số
(5): là số thứ tự của tài khoản
(6): là số kiểm tra do hệ thống tự gán
VD: 002 . 7 . 00 . 123456. 1
Số kiểm tra do hệ thống tự gán
Số thứ tự của tài khoản
Ký hiệu mã tiền tệ VNĐ
Ký hiệu mã nghiệp vụ cho vay
Mã chi nhánh NHTN Hà Nội
2.3.3- Kế toán giai đoạn giải ngân
- Thủ tục:
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ sẽ đến ngân hàng, cụ thể đó là bộ phận quan hệ khách hàng, để gửi đơn đề nghị vay vốn và hồ sơ tín dụng.
Tại bộ phận quan hệ khách hàng, cán bộ tín dụng khi nhận được hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi đến sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu thấy phương án vay vốn khả thi và mức vay nằm trong hạn mức thẩm quyền ký duyệt 500 triệu thì cán bộ tín dụng sẽ duyệt hồ sơ và trình trưởng phòng ký. Trường hợp vượt hạn mức, cán bộ tín dụng sẽ phải trình duyệt tại bộ phận có thẩm quyền cao hơn quyết định. Cụ thể, khi vượt hạn mức, cán bộ tín dụng sẽ phải fax những tài liệu cần thiết lên phòng quản lý rủi ro của NHNT Hà Nội.
Tại bộ phận kế toán dịch vụ, nhân viên kế toán phụ trách kế toán cho vay sẽ căn cứ vào những chứng từ hợp lệ, hợp pháp và các chứng từ thanh toán do cán bộ tín dụng chuyển đến để tiến hành giải ngân. Căn cứ vào từng loại chứng từ khác nhau, kế toán viên sẽ tiến hành giải ngân vào tài khoản thích hợp.
- Những chứng từ trong giai đoạn giải ngân:
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng quyết định cho vay sẽ phải chuyển toàn bộ bộ hồ sơ gốc cho kế toán viên tiến hành giải ngân. Bộ hồ sơ tín dụng mà cán bộ tín dụng chuyển xuống cho kế toán viên phụ trách kế toán cho vay bao gồm:
+ Hợp đồng tín dụng
+ Giấy theo dõi nhận và trả nợ
+ Tờ trình thẩm định cho vay vốn của cán bộ tín dụng
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của khách hàng.
+ Phô tô chứng minh nhân dân của khách hàng.
+ Chứng nhận của cơ quan có chức năng về tài sản đảm bảo của khách hàng như: chứng nhận quyền sử dụng đất, phiếu xác nhận giấy tờ có giá của nơi phát hành…
+ Hợp đồng thế chấp tài sản
+ Biên bản định giá tài sản
…
+ Phiếu rút tiền nếu khách hàng muốn rút tiền mặt, uỷ nhiệm chi nếu khách hàng muốn giải ngân bằng chuyển khoản…Những chứng từ thanh toán phải có đầy đủ chữ ký của cán bộ tín dụng, phụ trách bộ phận tín dụng và trưởng phòng.
- Hạch toán
Căn cứ vào lệnh chi và tài khoản của khách hàng, kế toán viên phụ trách công tác kế toán cho vay sẽ vào Menu cho vay (Menu 3) và chọn hình thức giải ngân thích hợp.
+ Nếu hình thức giải ngân bằng tiền mặt, kế toán viên sẽ căn cứ vào phiếu rút tiền hợp lệ để vào Menu 311 để tiến hành hạch toán. Bút toán như sau:
Nợ TK cho vay thích hợp/khách hàng (002.7.00.123456.1)
Có TK tiền mặt (00110101001)
+ Nếu giải ngân vào tài khoản của khách hàng có tài khoản tại NHNT Hà Nội, kế toán viên căn cứ vào phiếu uỷ nhiệm chi vào Menu 312 để hạch toán. Bút toán như sau:
Nợ TK cho vay thích hợp/khách hàng (002.7.00.123456.1)
Có TK TG thanh toán/ khách hàng (002.1.00.123456.1)
+ Nếu giải ngân vào tài khoản của khách hàng không có tài khoản tại NHNT Hà Nội, kế toán viên căn cứ vào phiếu uỷ nhiệm chi đế hạch toán. Bút toán như sau:
Nợ TK cho vay thích hợp/khách hàng (002.7.00.123456.1)
Có TK trung gian chuyển tiền
Sau khi hạch toán trên máy tính, kế toán viên cũng phải theo dõi việc giải ngân trên “giấy theo dõi nhận và trả nợ” bằng cách ghi nhận số tiền giải ngân vào mục theo dõi nhận nợ.
Đồng thời , nếu có tài sản cầm cố của khách hàng, kế toán viên sẽ căn cứ phiếu nhập ngoại bảng để hạch toán ngoại bảng như sau
Nhập TK tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng
VD: Ông Nguyễn văn An đến phòng giao dịch 6- NHNT Hà Nội đề nghị vay một khoản tiền 200 triệu để mua nguyên vật liệu về sản xuất. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của ông Nguyễn Văn An. Sau khi thẩm định phương án kinh doanh của ông An, ngân hàng quyết định cho ông An vay tiền. Ông An có thế chấp một sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu do NHNT Hà Nội phát hành. Kế toán viên căn cứ vào giấy rút tiền mặt của ông An vào Menu 311 và hạch toán như sau:
Nợ TK 002.7.00.123456.1: 200 triệu
Có TK 00110101001: 200 triệu
Đồng thời căn cứ vào phiếu nhập ngoại bảng, kế toán viên nhập ngoại bảng 01 sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu của ông Nguyễn văn An theo hợp đồng số 04/08-NHNTHN- Giấy tờ có giá. Bút toán như sau:
Nhập TK 812301003(Giấy tờ có giá đang cầm cố): 500 triệu
2.3.4- Kế toán giai đoạn thu lãi, nợ gốc
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất-kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng, chi nhánh và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
- Kỳ hạn trả nợ gốc: theo một kỳ hạn hoặc nhiều kỳ hạn. Số tiền trả nợ và thời gian phân kỳ của mỗi kỳ hạn có thể không bằng nhau.
- Kỳ hạn trả nợ lãi có thể theo kỳ riêng hoặc cùng với kỳ hạn trả nợ gốc
- Thời điểm trả lãi có thể là một ngày cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định phù hợp với quy định về hạch toán của NHNT.
a. Kế toán giai đoạn thu lãi
Tại chi nhánh NHNT Hà Nội cũng như toàn hệ thống NHNT, lãi suất cho vay là lãi suất được thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng và được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của NHNN.
* Phương thức áp dụng lãi suất bao gồm:
- Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn cho vay
- Lãi suất cho vay có điều chỉnh
* Về thời điểm tính lãi:
Lãi của các khoản vay sẽ được hệ thống máy tính tự động tính vào cuối ngày 25 hàng tháng. Cơ sở tính lãi là:
- Số dư nợ tài khoản cho vay vào cuối kỳ
- Lãi suất ghi trong hợp đồng
- Số ngày vay thực tế
* Công thức tính:
Lãi cho vay
=
Dư nợ tài khoản cho vay
x
Lãi suất tháng
x
Số ngày vay thực tế
30
* Quy trình
Trước thời điểm thu lãi khoảng 10 ngày, để tạo cho khách hàng có điều kiện thu xếp trả nợ vay cán bộ tín dụng sẽ in giấy thông báo thu lãi đến khách hàng. Đối với những khách hàng đã có sẵn thoả thuận cho phép ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi để thu nợ, cán bộ tín dụng không phải gửi thông báo trừ khi tài khoản của khách hàng không đủ số dư.
Đến thời hạn trả nợ, cán bộ tín dụng tính toán kiểm tra lại xem phiếu tính lãi có đúng theo quy định trong hợp đồng tín dụng và thông báo đến phòng nghiệp vụ hạch toán
Kế toán viên căn cứ vào phiếu tính lãi, và phương thức thanh toán của khách hàng để vào Menu thích hợp hạch toán. Nếu khách hàng đến trả nợ bằng tiền mặt, kế toán viên vào Menu 321 bút toán như sau:
Nợ TK tiền mặt
Có TK thu lãi hoạt động tín dụng
Nếu trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thì kế toán viên vào Menu 322 và hạch toán:
Nợ TK TGTT/KH
Có TK thu lãi hoạt động tín dụng
b. Kế toán giai đoạn thu nợ gốc
Khi đến thời hạn thanh toán nợ gốc ghi trong hợp đồng tín dụng, khách hàng vay vốn có trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần nợ gốc cho ngân hàng.
Những chứng từ cần có trong giai đoạn thu nợ gốc:
- Nếu khách hàng đến trả nợ bằng cách nộp tiền mặt, chứng từ cần có là giấy nộp tiền mặt
- Nếu khách hàng yêu cầu trích tài khoản tiền gửi để trả nợ thì kế toán viên sẽ căn cứ vào uỷ nhiệm chi.
- Nếu cán bộ tín dụng đề nghị thu nợ từ tài khoản khách hàng thì sẽ phải có giấy đề nghị thu nợ kèm uỷ nhiệm chi của khách hàng.
Quy trình hạch toán như sau:
- Đối với những khoản vay trả nợ một lần khi đến hạn. Đó là những khoản nợ mà khách hàng sẽ chỉ trả toàn bộ nợ gốc và lãi cho ngân hàng một lần duy nhất vào một ngày nhất định được ghi trong hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn trả nợ, tuỳ vào cách thức mà khách hàng thanh toán nợ, kế toán viên phụ trách công tác kế toán cho vay sẽ hạch toán vào tài khoản thích hợp.
+ Trường hợp khách hàng đến trả nợ bằng tiền mặt, kế toán viên căn cứ vào giấy nộp tiền và số tiền nợ gốc của khách hàng để hạch toán. Kế toán viên vào Menu 331 để hạch toán, bút toán như sau:
Nợ TK tiền mặt
Có TK cho vay/khách hàng
+ Trường hợp khách hàng lập uỷ nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả nợ. Khi đó, kế toán viên sẽ vào Menu 332 để hạch toán, bút toán như sau:
Nợ TK TG thanh toán/ khách hàng
Có TK cho vay/khách hàng.
+ Trường hợp cán bộ tín dụng theo dõi thấy trong tài khoản của khách hàng có tiền. Khi đến thời hạn trả nợ, cán bộ tín dụng sẽ lập giấy đề nghị thu nợ và uỷ nhiệm chi để đề nghị kế toán viên phụ trách công tác kế toán cho vay hạch toán. Khi đó, kế toán viên sẽ vào Menu thích hợp và hạch toán. Bút toán như sau:
Nợ TK TG thanh toán/ khách hàng
Có TK cho vay/khách hàng.
Đồng thời, kế toán viên sẽ hạch toán ngoại bảng để trả lại tài sản mà khách hàng đã cầm cố thế chấp cho khoản vay trước đây. Căn cứ vào phiếu xuất ngoại bảng, bút toán như sau:
Xuất TK “Tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng.”
Sau khi hạch toán trên máy, kế toán viên sẽ phải tất toán khoản vay của khách hàng trên sổ sách. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển cho bộ phận kiểm soát duyệt và đưa vào lưu giữ.
- Đối với những khoản vay chia làm nhiều kỳ hạn nợ. Tức là, khoản vay của khách hàng sẽ được chia ra làm nhiều lần trả nợ. Khi đến thời hạn trả nợ được ghi trong hợp đồng tín dụng, khách hàng sẽ chỉ phải trả một phần khoản nợ cho đến khi hết. Mỗi lần khách hàng đến trả nợ, kế toán viên sẽ căn cứ vào chứng từ mà khách hàng lập để hạch toán như trường hợp khoản vay thanh toán một lần khi đến hạn. Kế toán viên sẽ phải theo dõi mỗi khi khách hàng đến trả nợ bằng cách ghi vào phần “theo dõi trả nợ” trong “giấy theo dõi nhận và trả nợ” cho đến khi tất toán khoản vay.
VD: Khoản vay tín chấp 200 triệu của bà Phạm thị Thu từ ngày 15-01-2008 đến ngày 15-04-2008 thì đáo hạn. Bà Thu và ngân hàng có thoả thuận cho phép ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi để thu nợ. Ngày 15-4, cán bộ tín dụng lập giấy đề nghị thu nợ kèm uỷ nhiệm chi giao cho kế toán viên phụ trách cho vay. Trong giấy đề nghị thu nợ, yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của bà Thu (0021000000617) để trả khoản nợ theo hợp đồng số 01/08/VNĐ/TH ngày 15-01-2008. Kế toán viên vào Menu 332 để hạch toán như sau:
Nợ TK TGTT ( 0021000._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33292.doc