Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho Bạc Nhà nước Lạng Sơn

Lời mở đầu Đất nước ta đã thực sự chuyển mình, vươn dậy, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chuyển hướng nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song cũng chính vì nhu cầu đầu tư phát triển, Chính phủ cần rất nhiều vốn, huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó đại hội đại biểu

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho Bạc Nhà nước Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã khẳng định : “ Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong và khả năng có thể tranh thủ bên ngoài”. Trong thời gian qua, hệ thống kho bạc Nhà nước (KBNN) được Chính phủ tin tưởng và giao cho trọng trách huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), tập trung số vốn tiền tệ nhàn rỗi trong dân chúng, đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu chi cấp bách chủ của NSNN, tham gia tích cực trong việc ổn định, điều hoà lưu thông tiền tệ, góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Mặc dù vậy, nhưng đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới , yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý điều hành nền tài chính tiền tệ và những thách thức của thời đại, công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP cần được cải tiến và hoàn thiện, để có thể huy động tối đa, có hiệu quả nguồn vốn sao cho tương xứng với tiềm năng sẵn có của đất nước . Trong thời gian thực tập tại KBNN Lạng Sơn được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng các cô chú lãnh đạo và tập thể cán bộ KBNN Lạng Sơn, tôi đã tìm hiểu những vấn đề về quản lý tài chính Nhà Nước và đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề huy động vốn. Xuất phát từ thực tế nói trên và tính thời sự của vấn đề này tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại KBNN Lạng Sơn” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Mot so giai phap nham hoan thien cong tac huy dong von thong qua phat hanh trai phieu Chinh phu tai KBNN Lang Son Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP chính là đối tượng của đề tài, nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động của KBNN Lạng Sơn. Mục tiêu của đề tài này là trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huy động vốn được tiến hành tại KBNN Lạng Sơn trong thời gian qua, nghiên cứu chính sách chế độ của nước ta về phát hành và thanh toán TPCP để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn nói chung và KBNN Lạng Sơn nói riêng. Để làm được điều đó đề tài phải sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp thực tiễn ... Việc áp dụng thành công những phương pháp này sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện công tác huy động vốn, từ khâu phát hành TPCP đến thanh toán những trái phiếu đã phát hành đó. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương, mỗi chương được trình bày cụ thể như sau: Chương 1: Sự cần thiết và nội dung của công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP tại KBNN tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP tại KBNN Lạng Sơn trong thời gian tới. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo-tiến sĩ Phạm Văn Khoan, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này một cách chu đáo, tận tình.Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú lãnh đạo và tập thể cán bộ KBNN Lạng Sơn những người đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại KBNN Lạng Sơn. Là một sinh viên mặc dù có nhiều cố gắng song do thời gian thực tập chưa được nhiều, trình độ năng lực còn rất hạn chế nên luận văn không thể không có những thiếu xót. Tôi kính mong hội đồng chấm luận văn trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, các thầy giáo cô giáo, các cô chú, anh chị và bạn bè gần xa góp ý và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện được những khiếm khuyết và hạn chế cuả mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chương I: Sự cần thiết và nội dung của công tác huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ. 1.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn 1.1.1. Tín dụng Nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm của tín dụng Nhà nước Tín dụng là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nền sản xuất hàng hoá phát triển với sự ra đời của tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các quan hệ tín dụng phát triển. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, vào thời kì Công xã nguyên thuỷ, khi phân công lao động xã hội phát triển làm xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia giai cấp thì Nhà nước ra đời. Để thực hiện tốt chức năng của mình là quản lý kinh tế - xã hội thì Nhà nước ngày càng cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dự án nhằm đạt tới một xã hội ưu việt hơn xã hội đang có, nhưng nguồn lực thì luôn là có hạn, vì thế mà Nhà nước gặp không ít những khó khăn về vốn trong khi đó một lượng vốn lớn còn nằm rải rác trong dân chúng, họ có vốn mà không thể sử dụng chúng như một sự quay vòng vốn, làm thế nào để Nhà nước có thể sử dụng lượng vốn này theo mục đích của mình ? Tín dụng Nhà nước ra đời đã giải quyết được vấn đề khó khăn đó. Chính vì vậy, có thể hiểu Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng mà Nhà nước là chủ thể đi vay, để đảm bảo các khoản chi tiêu của NSNN đồng thời là chủ thể cho vay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - Chính trị- xã hội của Nhà nước. 1.1.1.2 Đặc điểm, bản chất của Tín dụng Nhà nước. Tín dụng Nhà nước trước hết cũng mang đặc điểm như mọi loại hình tín dụng khác đó là tính hoàn trả có thời hạn và phải trả một khoản tiền về sử dụng vốn vay. Song không nên nhầm các quan hệ đó với tín dụng Ngân hàng ở chỗ tín dụng Ngân hàng, tiền vay được sử dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế vay, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiền vốn tín dụng được sử dụng như là tư bản đã tạo ra điều kiện để hoàn trả tiền vay và lãi vay bằng việc tăng giá trị sản xuất sản phẩm thặng dư. Tín dụng Nhà nước hoạt động không vì lợi ích lợi nhuận mà nhằm tăng nguồn lực tài chính cho NSNN và thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước. Chủ thể trong các quan hệ Tín dụng Nhà nước là Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan với tư cách là người cho Nhà nước vay nợ hoặc chủ thể được Nhà nước cho vay. Như vậy chủ thể liên quan có thể là các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân...nếu là chủ thể trong nước, chính phủ các quốc gia khác, các tổ chức kinh tế xã hội nước ngoài , các tổ chức tài chính , tín dụng quốc tế ( IMF, ADB, WB...) nếu là chủ thể ngoài nước. Do đó nguồn vốn huy động được từ tín dụng Nhà nước là rất phong phú. Nhà nước dùng uy tín và trách nhiệm để tham gia vào các quan hệ tín dụng, một mặt tập trung được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, một mặt cho vay ưu đãi đầu tư vào các công trình, dự án cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khi cho vay không có nghĩa là Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu vốn cho người đi vay và việc cho vay, không phải là sự trao tặng mà người cho vay chỉ cấp tiền vay, chuyển quyền sử dụng cho người đi vay trong một thời hạn nhất định, vì vậy mà người đi vay khi nhận tín dụng, sử dụng vốn vay phải đảm bảo giải phóng kịp thời tiền vốn khỏi luân chuyển và hoàn trả nợ đúng hạn. Tín dụng Nhà nước biểu hiện quan hệ phân phối lại giá trị sản phẩm xã hội và một phần tài sản quốc dân. Bản chất của tín dụng Nhà nước là mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể đi vay và chủ thể cho vay, gắn liền với quá trình phân phối lại các nguồn vốn và tài sản được đưa vào luân chuyển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn. Nhờ có tín dụng Nhà nước mà vốn tiền tệ đã được luân chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm thoả mãn các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế . Vốn chỉ được chuyển giao tạm thời trong một thời gian nhất định và về thực chất chỉ có giá trị sử dụng được chuyển đến người chủ mới. Tính hoàn trả trực tiếp, có thời hạn trong tín dụng Nhà nước được biểu hiện : khi Nhà nước là chủ thể đi vay, các khoản nợ trong nước và ngoài nước để tạo lập nguồn tài chính bổ sung cho NSNN, thì phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp các khoản nợ vay đúng thời hạn đã cam kết. Nếu khi đến hạn thanh toán mà Nhà nước vẫn không tìm được nguồn vốn để cân đối thì buộc phải áp dụng một biện pháp tình thế đó là huy động vốn theo phương châm lấy nợ mới trả nợ cũ, bởi lẽ Tín dụng Nhà nước gắn chặt với uy tín của bộ máy Nhà nước, bên cạnh đó thì mỗi hình thức vay là có sự khác nhau về lãi suất, thời gian, hình thức thanh toán...Chẳng hạn khi phát hành TPCP, Nhà nước không thể đàm phán với dân chúng ( người cho vay) để gia hạn nợ, giãn nợ, xoá nợ... Chính vì vậy mà Nhà nước cần phải tính toán quá trình sử dụng vốn ra sao cho hiệu quả và thoát khỏi tình trạng trên. Khi Nhà nước là chủ thể cho vay , Nhà nước quy định rõ thời hạn của khoản vay và các chủ thể vay nợ cũng phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay đúng thời hạn đã cam kết. Người đi vay không có quyền sở hữu tiền vay mà họ chỉ bỏ ra một số tiền bằng lãi suất vay để trả cho việc sử dụng khoản tiền đó, như vậy khi kết thúc một vòng tuần hoàn thì khoản tiền này phải trả về cho Nhà nước. Bên cạnh đó, tín dụng Nhà nước vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội: Tính kinh tế đối với chủ thể cho Nhà nước vay là lợi tức tiền vay, lợi ích từ các hàng hoá công cộng do Nhà nước đầu tư, lợi ích về thuế quan xuất nhập khẩu hàng hoá ( đối với chủ thể ngoài nước). Với Nhà nước thì lợi ích là nguồn lực tài chính động viên được để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, là lợi tức tiền vay khi Nhà nước cho vay và tăng nguồn lực tài chính động viên từ thuế thông qua tăng nguồn thu. Tính xã hội thể hiện uy tín của Nhà nước thông qua thực hiện các khoản vay nợ và các khoản cho vay tài trợ, mục đích không vì lợi nhuận mà mục đích là sự phát triển kinh tế- xã hội. Ví như Nhà nước đầu tư vào các chương trình mục tiêu: Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, trồng lại 5 triệu ha rừng bảo vệ môi trường thiên nhiên... Cuối cùng nhu cầu vốn của NSNN sẽ quyết định mức huy động vốn, và lượng vốn này sẽ chủ yếu dành cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội thông qua hình thức cho vay tài trợ. Quan hệ giữa tín dụng Nhà nước và NSNN có thể được minh hoạ như sau: Huy động vốn (TCPP, Công trái) Thu thuế, phí, lệ phí NSNN Chi cho vay của NSNN Chi TX, đầu tư, chi trả nợ, chi khác 1.1.2 Sự cần thiết của công tác huy động vốn cho NSNN 1.1.2.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước có những thay đổi đáng kể . Ngoài chức năng vốn có của mình là quyền lực để thống trị xã hội, Nhà nước còn có chức năng tham gia quản lý điều tiết vĩ mô cac hoạt động kinh tế- xã hội. Chức năng của Nhà nước mở rộng thì nhu cầu chi của Nhà nước cũng tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó nguồn thu của NSNN là có hạn, nguồn thu trong cân đối NSNN chủ yếu lấy từ thuế, phí, lệ phí và chúng đã được xác định ổn định trong dự toán NSNN hàng năm. Nhà nước không thể vì mục đích chi tiêu cho dù những khoản chi tiêu là hợp lý để tăng thu NSNN với thuế là nguồn thu chủ yếu. Bởi lẽ đánh thuế cao sẽ là yếu tố kìm hãm và bóp chết nền sản xuất trong nước. Tác động sẽ quay ngược lại, không những không đảm bảo được nguồn thu hiện tại mà còn không nuôi dưỡng được nguồn thu trong tương lai. Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển ngành kinh tế và hoàn thành quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước vào năm 2020, luôn là vấn đề cấp bách. Các nhà dự báo kinh tế cho rằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới chúng ta cần khoảng 45 đến 55 tỷ USD, số tiền khổng lồ đó lấy ở đâu? Hơn nữa, với hoạt động đa dạng, phong phú của bộ máy Nhà nước với đời sống kinh tế- xã hội luôn luôn phát triển, khi đời sống con người được cải thiện, họ đòi hỏi mức sống cao hơn, nhu cầu hàng hoá công cộng phong phú hơn, trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn, thì Nhà nước không thể hạn chế chỉ tiêu của mình và càng không thể rút bớt chi tiêu cho các ngành then chốt, các lĩnh vực chủ yếu, các cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội quan trọng. Vì nếu làm như vậy đất nước sẽ tụt hậu và trong cảnh giậm chân tại chỗ. Nhưng nếu chi thì lấy nguồn thu ở đâu? Tất cả những nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như : Mức tăng trưởng kinh tế, mức tăng thu nhập bình quân đầu người, chính sách tăng trưởng kinh tế, hiệu quả các hoạt động kinh tế và hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước. Huy động vốn là một công cụ tài chính hữu hiệu, giải quyết hài hoà sự xung đột trên mà vẫn đảm bảo tổng lưu lượng tiền trong lưu thông không thay đổi, tăng năng lực tài chính cho NSNN cân đối thu chi, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Huy động vốn thực chất và việc vay nợ của Chính phủ theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi , nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trước đây, để giải quyết vấn đề về vốn chúng ta đều đặn nhận viện trợ, nền kinh tế không hề có một dấu hiệu lạc quan. Sau đó chúng ta phát hành tiền đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái hoặc thậm chí đi vay nợ nước ngoài với những điều kiện ràng buộc, đó là thời kỳ đen tối nhất của nền kinh tế. Thời hian gần đây, nhu cầu về vốn ngày càng lớn,đặc biệt là nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng Nhà nước đã xử lý khá hiệu quả thông qua công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng bằng TPCP, đã tập chung một lượng vốn lớn củng cố năng lực tài chính và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, huy động vốn thông qua phương thức phát hành TPCP, sẽ phát huy được tiềm năng sẵn có, và sự phát triển của một đất nước dựa vào chính nội lực của đất nước ấy mới là sự phát triển bền vững. Như vậy dù là giải pháp tình thế hay là giải pháp chiến lược thì huy động vốn vẫn là nhu cầu tất yếu khách quan để có thể phát triển nền kinh tế đất nước . Vai trò huy động vốn được khái quát bởi các nét chính sau: 1.1.2.2 Vai trò của công tác huy động vốn vào NSNN. Thứ nhất: Huy động vốn góp phần bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN. Đất nước ta đã thực sự chuyển mình khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhu cầu chi của NSNN ngày càng cao, trong khi đó nguồn thu thì hạn chế chủ yếu từ thuế, vì vậy mà thiếu hụt ngân sách là điều khó tránh khỏi. Trong thời gian qua nền tài chính quốc gia đã có phần cải thiện và đi vào ổn định, mặc dù vậy trong điều kiện nguồn lực thì có hạn mà nhu cầu là vô hạn nên việc thiếu vốn xảy ra là lẽ đương nhiên , vì vậy việc huy động vốn nhàn rối trong nước có ý nghĩa sống còn đối với nền tài chính quốc gia. Huy động vốn là công cụ quan trọng động viên nguồn tài chính, bổ sung cho NSNN, góp phần đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời của các khoản chi NSNN, tăng cường khả năng tài chính của ngân sách cho đầu tư phát triển, là yếu tố quan trọng tăng nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ hai: Huy động vốn được sử dụng như một công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua các khoản vay nợ, Nhà nước có thể điều tiết quan hệ tích luỹ và tiêu dùng trong nền kinh tế , điều tiết lưu thông tiền tệ, từ đó hạn chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, và khi tiền vốn nhàn rỗi được thu hút vào ngân sách sẽ làm tăng tính hiệu quả chung đồng vốn trong xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế mà không tăng lạm phát. Thứ ba: Huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần tích cực vào việc hình thành thị trường vốn, thị trường trứng khoán đáp ứng yêu cầu cho nền kinh tế hàng hoá phát triển. Trên thực tế như ta biết 07/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán ở nước ta đã ra đời tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng liệu rằng TPCP đã trở thành “Người mở hàng may mắn” trên thị trường chứng khoán như bao người mong đợi không?, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và liệu rằng các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư sẽ trở thành hàng hoá chủ đạo trên thị trường chứng khoán hay không?. Thứ tư : Huy động vốn góp phần không nhỏ cho việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, củng cố quan hệ hợp tác quốc tế. Việc cho phép các chủ thể ngoài nước mua TPCP tạo nên mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia, thể hiện sự giúp đỡ nhau trong công việc và trong tiến trình hội nhập và phát triển đồng thời thể hiện sự quan tâm tới sự nghiệp phát triển đất nước ta. Bên cạnh đó, vay nợ bằng TPCP, sẽ giúp ta tránh được những giàng buộc về chính trị, độc lập về chính trị trong quan hệ với các nước trên thế giới. 1.2. Nội dung công tác huy động vốn thông qua TPCP và vai trò của KBNN. 1.2.1. Nội dung của công tác huy động vốn qua phát hành và thanh toán TPCP. 1.2.1.1. Những quy định chung. Theo nghị định số 01/2000/ NĐ-CP ngày 13 /01/2000 của Chính phủ( điều 2, chương I ): Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán, do Bộ Tài Chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. Phát hành trái phiếu là việc bán TPCP cho các cá nhân, tổ chức. Cũng chương I, điều 5 quy định: Đối tượng được tham gia mua TPCP là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người định cư Việt Nam ở nước ngoài,các tổ chức, cá nhân nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. Đối với các tổ chức của Việt Nam không được dùng nguồn kinh phí do NSNN cấp để mua TPCP. Quyền lợi của người sở hữu TPCP được quy định rõ trong điều 6 nghị định này: Được Chính phủ đảm bảo thanh toán đày đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn, được dùng trái phiếu để bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc cầm cố, được miễn thuế thu nhập từ trái phiếu với các đối tượng là cá nhân. Bên cạnh đó, chủ sở hữu TPCP có trách nhiệm bảo quản tờ trái phiếu của mình. Những tờ trái phiếu làm giả hoặc bị rách nát hư hỏng, không còn giữ được hình dạng , nội dung sẽ không được thanh toán. Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể các trường hợp TPCP không có giá trị thanh toán. Ngoài ra trái phiếu không ghi tên bị mất hoặc thất lạc không được thanh toán (điều 10), Trái phiếu có ghi tên bị mất hoặc thất lạc, nếu người làm mất trái phiếu chứng minh được quyền sở hữu trái phiếu của mình và trái phiếu đó chưa bị lợi dụng thanh toán sẽ được cơ quan phát hành giải quyết thanh toán khi đến hạn (điều 11). 1.2.1.2 Các loại trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu chính phủ gồm 3 loại: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư. - Tín phiếu kho bạc là loại TPCP có thời hạn dưới một năm, phát hành có mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ. - Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu chính phủ có thời hạn một năm trở lên được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch NSNN hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt. - Trái phiếu đầu tư là loại TPCP có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm các loại sau: + Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện NSNN đầu tư, nằm trong kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí Ngân sách trong năm kế hoạch. + Trái phiếu huy động vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển, hàng năm được Chính phủ phê duyệt. 1.2.1.3 Các hình thức phát hành trái phiếu Chính Phủ. Trái phiếu chính phủ được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, có ghi tên hoặc không ghi tên. Chứng chỉ trái phiếu do Bộ Tài Chính (KBNNTW) quy định mẫu và tổ chức in thống nhất trong phạm vi cả nước. Trái phiếu chính phủ phát hành dưới dạng ghi sổ là hình thức phát hành mà tên người mua được đăng kí tại cơ quan phát hành và được cấp phiếu chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính phủ có nhiều loại mệnh giá ( với loại có in sẵn mệnh giá) và được công bố rộng dãi tuỳ mỗi đợt phát. TPCP được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ chỉ áp dụng cho những dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn bằng ngoại tệ; Bộ Tài Chính xây dựng phương án phát hành cụ thể chính Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đặc biệt ngày 28/03/2001 Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 20/2001/QĐ-BTC về việc phát hành trái phiếu kho bạc theo hình thức chiết khấu. Loại trái phiếu phát hành theo hình thức này có một số dặc điểm sau: Trái phiếu được phát hành trong thời gian 2 tháng, từ ngày 16/04/2001 đến 16giờ 30 ngày 15/06/2001. Tất cả trái phiếu chiết khấu phát hành trong thời gian này đều được quy về cùng một ngày phát hành; 15/06/2001 và cùng một ngày đến hạn thanh toán 15/06/2006. Trái phiếu có kì hạn 5 năm. Lãi suất trái phiếu là 7,2% /năm, áp dụng cho cả kì hạn 5 năm, được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam. Về hình thức trái phiếu: Không ghi tên người mua, có in sẵn mệnh giá, loại 1.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 5.000.000 đồng, 10.000.000 đồng, 20.000.000 đồng, 50.000.000 đồng. Chứng chỉ trái phiếu gồm phần thân và tem lĩnh lãi định kì, do KBNNTW thống nhất in. Trái phiếu được niêm yết và giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán . Trái phiếu chết khấu được phát hành tại các đơn vị KBNN trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ CHí Minh. Mặc dù mới đựơc phát hành tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xong việc trái phiếu chiết khấu ra đời có thể sẽ là bước đột phá nhằm “ khuấy tan” tình trạng TPCP bị “đóng băng” trên thị trường chứng khoán. 1.2.1.4 Lãi suất trái phiếu chính phủ: Lãi suất TPCP là tỷ lệ % giữa số tiền lãi hàng năm và số gốc tiền vay. Lãi suất TPCP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như; thời hạn trái phiếu , mức độ ổn định về kinh tế vĩ mô, chính sách chế độ của Nhà nước, sự ổn định về chính trị, về sức mua tiền tệ, khả năng thanh toán của TPCP ( là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của TPCP) và chi phí hành chính. Lãi suất TPCP thông thường là thấp nhất trên thị trường vốn trong nước. Trên thị trường vốn quốc tế, nó phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của TPCP được xác định theo những tiêu chuẩn của thông lệ quốc tế. ở Việt Nam, TPCP phát hành ở thị rường vốn trong nước, lãi suất được xác định căn cứ vào ba nhân tố chính sau: tỷ lệ lạm phát từng thời kì do Tổng cục thống kê công bố ( đảm bảo một tỷ lệ lãi suất thực đương), thời hạn của trái phiếu và nhu cầu huy động vốn cũng như khả năng huy động vốn từ phát hành TPCP. 1.2.1.5 Phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo từng đợt. Trước mỗi đợt phát hành, Bộ Tài Chính, Kho bạc TW gửi công văn xuống 61 tỉnh, thành phố và tới 545 kho bạc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để các kho bạc lập kế hoạch, sắp xếp công việc, bố chí lực lượng thực hiện tốt đợt phát hành mới. Đồng thời hệ thống kho bạc phối kết hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến rộng dãi trong công chúng về đợt phát hành này, về lãi suất, kì hạn , mệnh giá, cách thức thủ tục quyền lợi của người tham gia mua TPCP, nơi phát hành và nơi thanh toán. ở nước ta hiện nay, có thể áp dụng một số phương thức phát hành TPCP như sau: - Bán lẻ qua hệ thống KBNN là việc các đơn vị KBNN bán trái phiếu trực tiếp cho người mua. - Đấu thầu TPCP là việc bán trái phiếu cho các tổ chức cá nhân tham gia đấu thầu, đáp ứng đủ các yêu cầu của Bộ Tài Chính và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất. - Đại lý phát hành là việc tổ chức được phép làm đại lý phát hành trái phiếu thoả thuận với Bộ Tài Chính, nhận bán TPCP . Trường hợp không bán hết , tổ chức đại lý được trả lại cho Bộ Tài Chính số phiếu còn lại. -Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài Chính thực hiện các thủ tục trước khi phát hành TPCP ra thị trường, nhận mua TPCP để bán lại hoặc mua số trái phiếu Chính phủ còn lại chưa được phân phối hết. Đối với mỗi loại TPCP, Bộ Tài Chính quy định cụ thể về phương thức phát hành. * Đối với tín phiếu kho bạc : Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Khối lượng là lãi suất tín phiếu kho bạc hình thành qua kết quả đấu thầu. Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài Chính trong việc phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc trúng thầu và được hưởng phí do Bộ Tài Chính quy định. Các đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc: 1/ Các tổ chức Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng lên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các loại hình Ngân hàng khác hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. 2/ Các công ty Tài Chính, công ty Bảo Hiểm , quỹ Bảo Hiểm, quỹ Đầu tư phát triển tại Việt Nam. * Đối với trái phiếu kho bạc : Các phương thức phát hành trái phiếu kho bạc: 1/ Bán lẻ qua hệ thống KBNN. KBNN bán trực tiếp cho các đối tượng. Trái phiếu bán lẻ qua hệ thống KBNN được phát hành theo phương thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá. 2/ Đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung Việc đấu thầu trái phiếu kho bạc qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung thực hiện theo quy định của Bộ Tài Chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Các đối tượng được tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc Nhà nước qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung bao gồm: - Các công ty Chứng khoán. - Các đối tượng được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc. - Các tổng công ty Nhà nước được thành lập theo quyết định số 09/TTG và quyết định số 91/TTG ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. - Các đối tượng khác tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc phải đáp ứng các điều kiện do Bộ Tài Chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định. 3/ Đại lý phát hành. Các tổ chức được chọn làm đại lý phát hành trái phiếu kho bạc bao gồm các công ty Chứng khoán, công ty tài chính , các tổ chức ngân hàng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Tổ chức đại lý phát hành nhận bán trái phiếu kho bạc cho Bộ Tài Chính và được hưởng một khoản phí theo mức thoả thuận với Bộ Tài Chính. 4/ Bảo lãnh phát hành. Tổ chức được lựa chọn bảo lãnh phát hành bao gồm các công ty chứng khoán, công ty tài chính, các tổ chức ngân hàng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Tổ chức bảo lãnh phát hành nhận trái phiếu kho bạc để bán cho công chúng và được hưởng một khoản phí theo mức thoả thuận với Bộ Tài Chính. Trường hợp không bán hết số trái phiếu đã nhận, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua số trái phiếu còn lại. * Đối với trái phiếu đầu tư Khi có nhu cầu huy động vốn cho các công trình thuộc diện Ngân sách Nhà nước cấp phát, nằm trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bố trí vốn Ngân sách nằm trong kế hoạch, các Bộ, Ngành ( đối với các công trình thuộc TW quản lý), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( đối với công trình thuộc địa phương quản lý) lập phương án phát hành trái phiếu đầu tư, gửi Bộ Tài Chính thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều kiện phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình: - Công trình được ghi trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. - Có phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung phương án phải đảm bảo các điều kiện sau: Có xác nhận của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ( đối với các công trình thuộc TW quản lý ) về việc bố chí nguồn trả nợ trái phiếu đến hạn trong kế hoạch NSNN. Đối với các công trình thuộc địa phương quản lý, tổng só dư các nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( gọi chung là Ngân sách cấp tỉnh). Phương thức phát hành giống như đối với trái phiếu kho bạc. 1.2.1.6. Thanh toán trái phiếu Chính phủ. * Thanh toán nợ gốc trái phiếu Chính phủ. Tiền gốc TPCP được thanh toán một lần khi đến hạn. Trường hợp chủ sở hữu có khó khăn đặc biệt, yêu cầu thanh toán, có xác nhận của cơ quan chức năng, sẽ được KBNN xem xét giải quyết và không được hưởng lãi đến hạn. * Thanh toán lãi vay có 3 phương thức. - Trái phiếu Chính phủ thanh toán lãi trước hạn tức là thanh toán ngay lúc phát hành được gọi là TPCP chiết khấu. Thay vì trả lãi khi đến hạn thanh toán, trái phiếu được bán thấp hơn mệnh giá, tương đương với khoản lãi gộp được hưởng và được hoàn trả bằng mệnh giá khi đến hạn thanh toán. -Ttrái phiếu lãi định kì; 6 tháng hoặc 12 tháng một lần tuỳ từng đợt phát hành. - Trái phiếu thanh toán lãi khi đến hạn. Nghị định số 01/2000/NP-CP ra ngày 13/1/2000 của Chính phủ đã quy định rõ: Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài Chính trong việc thanh toán tín phiếu kho bạc trúng thầu. Kho bạc Nhà nước tổ chức thanh toán gốc, lãi TPCP cho chủ sở hữu khi đến hạn đối với trái phiếu phát hành qua hệ thống KBNN. Các đại lý thanh toán hoặc tổ chức lưu kí trái phiếu thực hiện nhận uỷ thác thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn đối với trái phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, đại lý hoặc bảo lãnh phát hành. Nguồn vốn để chi trả tín phiếu, trái phiếu kho bạc là từ vốn NSTW. Đối với trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình, nguồn thanh toán lấy từ quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của công trình nếu có. Nếu nguồn thu từ công trình không đủ để thanh toán thì cấp NS bảo lãnh phát hành sẽ phải trích NS cấp mình để trả. Khi trái phiếu đến hạn thanh toán mà chủ sở hữu không đến thanh toán, Bộ Tài Chính sẽ quy định cụ thể việc chuyển quá hạn, chuyển sổ và thủ tục theo từng đợt phát hành. 1.2.2. Nhiệm vụ của hệ thống kho bạc Nhà nước trong công tác phát hành và thanh toán TPCP. Hàng năm cùng với vụ Ngân sách Nhà nước lập kế hoạch phát hành và thanh toán ( gốc, lãi) TPCP để tổng hợp kế hoạch Ngân sách Nhà nước, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt. Tổ chức in, bảo quản, chuyền giao trái phiếu cho các đơn vị được giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tổ chức bán, thanh toán TPCP, bảo đảm nhanh chóng chính xác, thuận lợi cho người mua theo đúng chế độ quy định. phối kết hợp với các cơ quan chức năng như báo đài, các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng trong công chúng nội dung mỗi đợt phát hành, để người dân hiểu và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tập trung đầy đủ, kịp thời toàn bộ số tiền thu về bán trái phiếu vào NSNN. Thực hiện chế độ báo cáo định kì, báo cáo tổng hợp sau khi kết thúc đợt phát hành và thanh toán TPCP. Chương 2 : Thực trạng công tác phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ tại kho bạc Nhà nước Lạng Sơn trong thời gian qua.._. 2.1. Vài nét về KBNN Lạng Sơn. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn là một tỉnh niềm núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam, nằm cách Hà Nội 154 km về phía Bắc. Là một trong những tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, An ninh Quốc phòng của cả nước. Với tổng diện tích tự nhiên là 8127,25 km2, có độ cao trung bình so với mặt biển là 252m, có đường biên giới Việt - Trung chạy dài 253 km. Hiện nay Lạng Sơn có 1 thị xã và 10 huyện với 206 xã và 19 phường , thị trấn. Dân số toàn tỉnh là hơn 800.000 người trong đó ở thị xã gần 300.000 chiếm khoảng 33%, bao gồm 34 dân tộc anh em trong đó dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất là 43,86%, dân tộc Tày chiếm 35,4%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,26%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3,54% còn lại là các dân tộc thiểu số khác sống xen kẽ với nhau. Địa bàn dân cư phân bố không đồng đều, địa hình phức tạp có nhiều đỉnh núi cao, trong đó cao nhất là đỉnh núi Mẫu Sơn cao 1.541m, sông, suối có nhiều thác ghềnh độ dốc lớn. Địa hình bị chia cắt thành nhiều vùng với nhiều đặc điểm khác nhau về độ cao, thời tiết, khí hậu... Là một tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, có nhiều xã thuộc vùng cao, vùng sâu, xa, phương tiện đi lại khó khăn cho nên kinh tế của Lạng Sơn chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp là một vụ, mang nặng tính tự cấp tự túc, nền sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chính sách mở cửa quan hệ giao lưu buôn bán với Trung Quốc nên kinh tế của Lạng Sơn đã có sự thay đổi nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng để tạo điều kiện để phát triến kinh tế. Cùng với sự cố gắng tích cực thực hiện việc đổi mới trên các lĩnh vực nên Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả sau: * Về kinh tế: Năm 1996 độ tăng trưởng GDP đạt 12,12%, năm 1997 đạt 10,26%, năm 1998 đạt 8,26%. Trong đó nhịp độ tăng trưởng GDP của ngành Nông, lâm nghiệp bình quân trong 3 năm là 6,75% vượt mục tiêu Đại hội 12 đảng bộ tỉnh đề ra là 5,5-6%, ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản là18,14% không đạt mục tiêu Đại hội 12 đề ra là 25-30%... GDP bình quân đầu người năm 1996 là 2.041 ngàn đồng, năm 1997 là 2.232 ngàn đồng , năm 1998 là 2462 ngàn đồng. Cơ cấu ngành trong GDP đã chuyển dịch trong hướng tiến bộ, giảm tỷ trọng ngàng Nông lâm nghiệp, tăng ngành công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ. Ngoài ra quán triệt quan điểm của Đảng ta là phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo hường XHCN. Trong những năm qua Tỉnh Uỷ Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo sắp xếp, củng cố xây dựng các DNNN. Doanh thu thu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm là 5,5% song đại bộ phận các DNNN còn bé, vốn ít, việc phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế còn hạn chế. Kinh tế hợp tác xã(HTX) cũng được quan tâm củng cố, toàn tỉnh hiện có 146 HTX trong đó 108 HTX nông nghiệp, 2 HTX lâm nghiệp, 4 HTX xây dựng, 13 HTX tiểu thủ công nghiệp, 14 HTX vận tải, bên cạnh đó các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế trang trại cũng phát triển. Nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển hơn. * Về văn hoá xã hội Trong những năm qua trong những lĩnh vực như xoá mà chữ, phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xoá đói giảm nghèo, sắp xếp lao động giải quyết công ăn việc làm, định canh định cư, phủ sóng phát thanh truyền hình...đã có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước được cải thiện và ổn định đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Sự nghiệp đào tạo và giáo dục, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm thoả đáng và tiếp tục phát triển. Có thể nói rằng, mặc dù là một tỉnh miền núi, Lạng Sơn đã gặp không ít những khó khăn trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế, song do sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ cũng như nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế của tỉnh đã ngày một phát triển vững vàng hơn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và sự phát triển nền kinh tế đất nước. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kho bạc Nhà nước Lạng Sơn. Ngày 01/04/1990 KBNN Lạng Sơn được ra đời cùng với sự ra đời của hệ thống kho bạc trong cả nước theo quyết định số 07/ HĐBT của hội đồng Bộ trưởng ( hay là Chính phủ). KBNN tỉnh Lạng Sơn nằm trên địa bàn đừờng Lê Lợi- thị xã Lạng Sơn, bao gồm 10 KBNN huyện trực thuộc và văn phòng kho bạc tỉnh. Đó là các KBNN huyện Tràng Định, Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình, Đình Lập. Mặt khác do nằm trên đại bàn thị xã nên KBNN tỉnh kiêm luôn vai trò của KBNN thị xã vì thế hoạt động của KBNN tỉnh rất phong phú và phức tạp. Với tổng số cán bộ,viên chức từ hệ thống Ngân hàng và tài chính chuyển sang, được KBNN TW cấp kinh phí hoạt động cũng như được sự giúp đỡ của các ngành, các cấp chức năng trong tỉnh , KBNN Lạng Sơn đã đi vào hoạt động theo cơ cấu tổ chức chặt chẽ thống nhất từ KBNN tỉnh đến KBNN các huyện và đã dần dần trưởng thành qua năm tháng, cho đến nay đã có đội ngũ cán bộ vững mạnh trên dưới 192 cán bộ, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn bộ hệ thống KBNN của tỉnh vẫn luôn là vấn đề quan tâm của ban lãnh đạo KBNN Lạng Sơn để hoàn thành tốt hơn những công việc mà KBNN đảm nhiệm trong công việc quản lý quỹ NSNN. Bên cạnh công tác chuyên môn, các công tác ngoại khoá như công tác Đảng, đoàn thể cũng được định hướng một cách rõ nét. Với cương vị là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài Chính, KBNN tỉnh Lạng Sơn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN TW. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Tại KBNN tỉnh gồm 7 phòng và và một tổ nghiệp vụ trực thuộc ban lãnh đạo của KBNN Lạng Sơn, đứng đầu là giám đốc KBNN tỉnh, ta có thể minh họa bằng sơ đồ sau: KBNN Lạng Sơn Giám đốc P. Giám đốc P. Giám đốc Phòng KH- TH Phòng hành chính quản trị Phòng tổ chức cán bộ Phòng thanh tra Phòng thanh toán vốn ĐTXDCB Phòng kế toán (tổvi tính) Phòng kho quỹ KBNN Đình lập KBNN Tràng Định KBNN Văn Lãng KBNN Văn Quan KBNN Bình Gia KBNN Bắc Sơn KBNN Chi Lăng KBNN Hữu Lũng KBNN Cao Lộc KB NN Lộc Bình Hơn 10 năm ra đời và trưởng thành KBNN Lạng Sơn đã khẳng định vị trí và vai trò không thể thiếu của mình trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Lạng Sơn là một tỉnh có địa bàn khó khăn và phức tạp, có vị trí quan trọng nên nhiệm vụ của KBNN Lạng Sơn cũng hết sức nặng nề và quá trình thực hiện gặp không ít những khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó , nhìn chung KBNN Lạng Sơn đã cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hoá xã hội , an ninh Quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể về công tác chuyên môn như sau: - Về công tác quản lý quỹ NSNN: Đây là một công tác trọng tâm và thường xuyên nên luôn luôn được cấp uỷ Đảng và Chính quyền tỉnh quan tâm và chú trọng lãnh đạo chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện mọi biện pháp thu từ mọi nguồn vào NSNN, đồng thời quản lý chi tiêu theo dự toán được duyệt theo luật NSNN qua các năm, cụ thể : + Thu NSNN qua các năm như sau: năm 1990 thu được 17.021 triệu đồng, năm 1991 thu được 21.037 triệu đồng, năm 1992 thu được 64.093 triệu đồng, năm 1993 thu được 188.678 triệu đồng, năm1994 thu được 240.375 triệu đồng, năm 1995 thu được 292.124 triệu đồng, năm 1996 thu được 288.678 triệu đồng, năm 1999 thu được 433.280 triệu đồng, năm 2000 thu được 832.718 triệu đồng. + Chi NSNN qua các năm như sau: năm 1990 chi 45.214 triệu đồng,năm 1991 chi 52.768 triệu đồng, năm 1992 chi 107.511 triệu đồng, năm 1993 chi 233.454 triệu đồng, năm 1994 chi 239.051 triệu đồng, năm 1995 chi 299.091 triệu đồng, năm 1996 chi 304.608 triệu đồng, năm 1997 chi 310.700 triệu đồng,năm 1998 chi 375.294 triệu đồng, năm 1999 chi 440.290 triệu đồng, năm 2000 chi 694.193 triệu đồng. - Về công tác kế toán: Thực hiện hệ thống quản lý quỹ NSNN theo luật định, do đó trong quá trình thực hiện luôn có sự bổ sung, sửa đổi cho hoàn chỉnh đồng thời từng bước hiện đại hoá bằng máy vi tính để nhằm hạch toán và quản lý quỹ NSNN có hiệu quả. - Công tác tiền tệ, kho quỹ, thường xuyên chú ý tổ chức học tập các chế độ quy định của Nhà nước, tập huấn tay nghề nhằm kiểm nhận, quản lý phải an toàn tuyệt đối. - Về công tác tín dụng Nhà nước: Qua 10 năm triển khai, công tác tín dụng của KBNN Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác phát hành và thanh toán tín phiếu, công trái XDTQ. Từ các nguồn vốn huy động được, KBNN thực hiện triển khai các hình thức tín dụng tài trợ theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động( như chương trình 120), đầu tư phát triển kinh tế như đường dây tải điện 500 kv, chương trình 135, trung tâm cục xã và đường ra biên giới. Để hoàn thành nhiệm vụ trong công tác huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc phát hành TPCP, KNNN Lạng Sơn đã làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các bàn bán, phục vụ nhiệt tình người mua. Do vậy, trong 10 năm qua KBNN Lạng Sơn đã huy động được với tổng doanh số là: 434,22 tỷ đồng. - Về công tác thanh tra kiểm tra: chấp hành thực hiện công tác thanh tra kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời hiện tượng vi phạm, từ đó các hoạt động KBNN được chấn chỉnh kịp thời đi vào nề nếp, hạn chế những sai sót tiêu cực. Nhìn lại một cách khái quát nhất về hoạt động từ khi ra đời đến nay ta thấy rằng KBNN Lạng Sơn đã và đang từng bước trưởng thành. 2.2. Công tác tổ chức và quản lý huy động vốn 2.2.1. Bộ máy thực hiện: Trong quá trình huy động vốn, mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt và kết hợp chặt chẽ với nhau hoàn chỉnh một chu trình phát hành hay thanh toán TPCP. Giám đốc KBNN điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị, Phó giám đốc phụ trách kế toán trực tiếp chỉ đạo công tác phát hành và thanh toán TPCP: bố chí cán bộ, phương tiện, quán triệt các quyết định của Chính phủ, các công văn, thông tư về phát hành và thanh toán TPCP. Bộ phận kế toán là bộ phận trực tiếp phát hành TPCP, hạch toán vay dân, điều tiết cho NSTW, kê bảng kê phát hành TPCP theo từng loại mệnh giá và sêri. Trực tiếp tiến hành thanh toán TPCP theo từng lạo kì hạn và lãi suất tương ứng đồng thời lưu giữ chứng từ theo đúng quy định. Bộ phận kho quỹ: trực tiếp thực hiện thu tiền bán trái phiếu, kiểm tra đúng số tiền, niêm phong tiền và cất tiền vào kho, thực hiện chi trả trái phiếu chính xác, đồng thời quản lý trái phiếu trắng nhận từ Trung ương về và phân phối cho các đơn vị liên quan, làm báo cáo ấn chỉ nhập xuất kho theo từng đợt phát hành. Bộ phận kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu báo cáo lãnh đạo và báo cáo về KBNN TW. Tổng hợp tình hình phát hành và thanh toán TPCP một cách chung nhất. 2.2.2. Quy trình phát hành: Sơ đồ 1: Quy trình thu bán trái phiếu Chính phủ. 3 Người mua Kế toán Thủ quỹ 1 4 2 5 Quy trình được thực hiện tuần tự theo 5 bước: 1. Người mua viết các yếu tố quy định trên phiếu mua trái phiếu, kí tên lên chỗ quy định rồi chuyển cho kế toán kho bạc. 2. Kế toán kiểm tra các yếu tố trên phiếu mua và tiến hành: - Viết các yếu tố quy định trên tờ khai phiếu kho bạc ( phần cuống + thân). - Yêu cầu người mua kí chữ kí mẫu vào cuống trái phiếu . - Giao tờ trái phiếu và phiếu mua cho thủ quỹ. 3. Thủ quỹ kiểm tra các yếu tố trên tờ trái phiếu, phiếu mua trái phiếu đảm bảo khớp đúng, hợp lệ thì tiến hành : - Thu tiền của người mua trái phiếu . - Kí tên vào chỗ quy định trên tờ trái phiếu và phiếu mua trái phiếu. - Đóng dấu “Đã thu tiền” lên tờ mua trái phiếu . - Thủ quỹ giao tờ trái phiếu và phiếu mua trái phiếu lại cho kế toán và ghi nhật ký quỹ. 4. Nhận được trái phiếu và phiếu mua trái phiếu kế toán tiến hành: - Kí tên vào chỗ quy định trên tờ trái phiếu và phiếu mua trái phiếu. - Giao tờ trái phiếu cho người mua. - Cuối ngày căn cứ vào số liệu trên bảng kê chi tiết bán trái phiếu và phiếu mua trái phiếu , tiến hành hạch toán, lập sổ chi tiết tài khoản 90, và lưu chứng từ theo quy định. 5. Cuối ngày kế toán và thủ quỹ đối chiếu số tiền thu về bán trái phiếu KBNN. 2.2.3. Quy trình thanh toán, chi trả trái phiếu: Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán chi trả trái phiếu. 4 Thủ quỹ Kế toán Người mua 1 2 3 5 1. Người có trái phiếu tự ghi các yếu tố quy định trên phiếu thanh toán, kí tên sau đó nộp cho kế toán, kí tên sau đó nộp cho kế toán: tờ trái phiếu, phiếu thanh toán, chứng minh thư, giấy uỷ quyền (nếu có)... 2. Nhận được các chứng từ trên kế toán tiến hành ; - Kiểm tra tờ trái phiếu, phiếu thanh toán trái phiếu, các chứng từ liên quan đảm bảo hợp lệ. - Đối chiếu chữ kí mẫu ở phiếu thanh toán và ở cuống trái phiếu. - Đối chiếu tờ trái phiếu với bảng kê phát hành trái phiếu số khai báo mất trái phiếu ... Trường hợp gốc trái phiếu đang bị phong toả do người mua dùng tờ trái phiếu để thế chấp hoặc đã báo mất ... thì phải xử lý theo những quy định cho từng trường hợp cụ thể. - Tính toán lại số tiền gốc, lãi phải trả để ghi số tiền thanh toán vào trái phiếu. -Rút cuống trái phiếu đó ghim kèm với tờ trái phiếu và phiếu thanh toán . Chuyển cho thủ quỹ tờ trái phiếu, cuống trái phiếu và phiếu thanh toán. 3. Thủ quỹ kiểm tra số tiền phải thanh toán ghi tên trái phiếu và phiếu thanh toán trái phiếu, kí tên vào trái phiếu, yêu cầu người nhận kí tên vào tờ trái phiếu và trả tiền, đóng dấu “ Đã chi tiền” vào phiếu thanh toán , cắt góc và đóng dấu “ Đã chi tiền ” vào tờ trái phiếu đã thanh toán và ghi sổ quỹ. 4. Nhận được các chứng từ này, kế toán kí tên vào chỗ quy định trên tờ trái phiếu và thanh toán trái phiếu . - Ghi bảng kê chi tiết thanh toán gốc, lãi trái phiếu. - Cuối tháng căn cứ vào bảng kê thanh toán trái phiếu , phiếu thanh toán trái phiếu, lập sổ chi tiết tài khoản 90, 61 và lưu chứng từ theo quy định. 5. Cuối ngày, kế toán và thủ quỹ đối chiếu số tiền thanh toán trái phiếu sau cùng, thủ quỹ bàn nộp tiền đã niêm phong theo bó cho bộ phận kho quỹ, gửi trái phiếu trắng còn tồn cuối ngày vào kho, kí xác nhận về số tiền , chủng loại tiền với thủ kho. Kế toán nộp chứng từ lên bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm về các số liệu đã ghi chép . Số liệu này sẽ được kiểm tra một lần nữa trước khi đưa vào máy và truyền về trung tâm (KBNN) vào cuối ngày. 2.3. Thực trạng phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ tại KBNN Lạng Sơn trong thời gian qua. Huy động vốn là một chính sách tài chính có rất nhiều ưu điểm được Nhà nước ta sử dụng phổ biến và khá liên tục trong thời gian qua. Nó vừa huy động được nguồn vốn nội lực trong dân, vừa “đánh tan” những đồng tiền “ đóng băng” trong nền kinh tế, vừa tăng nguồn lực tài chính cho NSNN và thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, mặc dù mới trải qua hơn 10 năm hoạt động, xong KBNN Lạng Sơn đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn, đã huy động được một lượng vốn không nhỏ thông qua phát hành TPCP góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN và đầu tư phát triển kinh tế, cụ thể là trong 10 năm qua KBNN Lạng Sơn đã huy động được với tổng doanh số là 434.220 triệu đồng. Song song với công tác phát hành trái phiếu, KBNN Lạng Sơn cũng tổ chức tốt công tác chuẩn bị nguồn vốn , tiền mặt để thanh toán các loại trái phiếu cho người mua khi đến kì hạn thanh toán. Ngay từ những năm đầu mới đi vào hoạt động, KBNN Lạng Sơn đã làm tốt công tác huy động vốn, hoàn thành nhiệm vụ được giao cụ thể: Theo quyết định số 384 TC/KBNN ngày 14/09/1992 và quyết định số 414 TC/KBNN của Bộ Tài Chính về việc phát hành tín phiếu kho bạc 6 tháng lãi suất 2,9%/ tháng. KBNN Lạng Sơn đã huy động được 4.470 triệu đồng, con số này chưa phải là lớn, song nó đánh dấu một sự khởi đầu tốt đẹp trong công tác huy động vốn. ở KBNN Lạng Sơn bước sang năm 1993, tiếp tục phát hành tín phiếu loại kì hạn 6 tháng, và tín phiếu đường dây 500 kw, đồng thời phát hành loại tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 2%/ tháng trả lãi trước, theo quyết định số 782-TC/KBNN ngày 8/11/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính kết quả thu về được 33.000, 5 triệu đồng, như vậy ta thấy rằng năm 1993 KBNN Lạng Sơn đã huy động được gấp 8 lần so với năm 1992, một kết quả đáng mừng, có được kết quả trên là do kho bạc đã mở rộng phạm vi phát hành và lãi suất tín phiếu hấp dẫn nên đã thu hút được người mua, song song với việc phát hành đó là công tác thanh toán và năm 1993 số đã thanh toán là 27.497,217 triệu đồng. Năm 1994 thực hiện quyết đính số 432- TC/KBNN ngày 28/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, KBNN Lạng Sơn tiếp tục phát hành loại tín phiếu kì hạn 6 tháng, lãi suất 1,7 %/ tháng, đã thu về 58.513 triệu đồng, đồng thời thanh toán 79.507,59 triệu đồng, như vậy mặc dù trong năm 1994, KBNN Lạng Sơn chỉ phát hành loại tín phiếu kì hạn 6 tháng nhưng số thu về đã tăng 25.512,5 triệu đồng so với năm 1993, có được kết quả trên là do việc trả lãi trước đã thu hút được người dân, bên cạnh đó KBNN Lạng Sơn đã thực hiện thanh toán các loại tín phiếu đến hạn kịp thời nên đã mang lại niềm tin cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Theo công văn số 141 TC/KBNN ngày 22/2/1995 về việc phát hành trái phiếu kì hạn 1 năm, lãi suất 21%/ năm, trong năm 1995 KBNN Lạng Sơn đã huy động được 43.401 triệu đồng. Đây là một kết quả rất khả quan, với mức lãi suất 21%/ năm loại trái phiếu này đã dặc biệt hấp dẫn nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là ở địa bàn thị xã, chỉ trong 6 tháng mà văn phòng KBNN tỉnh đã huy động được 37.000 triệu đồng, các kho bạc huyện huy động được ít hơn, với con số khiêm tốn 6.000 trệu đồng. Bên cạnh việc phát hành trái phiếu kỳ hạn 1 năm, KBNN Lạng Sơn còn tiếp tục phát hành tín phiếu kì hạn 6 tháng, kết quả toàn tỉnh về việc phát hành cả 2 loại trên là 40.113,320 triệu đồng. Bước sang năm 1996, 1997, KBNN Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công tác huy động vốn, nhưng chỉ phát hành trái phiếu loại 2 năm được thể hiện như sau: Bảng 1: Tổng kết tình hình phát hành và thanh toán năm 1996,1997. Đơn vị: Triệu đồng Loại Năm Trái phiếu KB kỳ hạn 2 năm Số phát hành Số thanh toán 1996 35.358 53.852 1997 63.745,7 6.268,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 1996, 1997 ) Sở dĩ năm 1996, số thu về giảm 44.153 triệu đồng so với năm 1995 là do năm 1996 chỉ phát hành loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm, thêm vào đó thời gian phát hành chỉ 4 tháng từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 12 năm 1996, nhưng nếu như cũng loại trái phiếu này sang năm 1997 đã tăng 20.387,7 triệu đồng (180%) . Mặc dù năm 1997 số vốn huy động được đã tăng 180% so với năm 1996 nhưng đó là một con số chưa phải là cao, có lẽ đây là giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhiều làm giá trị đồng tiền bất ổn định. Dân chúng có tâm lý “ăn chắc, mặc bền” và giữ tiền trong túi sợ tình cảnh của đầu năm 1980. Do đó việc huy động vốn gặp không ít khó khăn. Năm 1998: Đây là một năm khá bận rộn đối với kho bạc Lạng Sơn. Năm 1998 chỉ phát hành một đợt trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm nhưng lãi suất huy động được điều chỉnh liên tục kéo dài từ đầu năm đến cuối năm theo quyết định số 133/1998 QĐ- BTC ra ngày 14/2/1998 về việc phát hành trái phiếu, ngày 2/3/1998 cùng với 605 kho bạc tỉnh thành phố, quận huyện trên cả nước, KBNN Lạng Sơn đã phát hành loại trái phiếu 2 năm lãi suất 12% / năm và lãi suất trước hạn là 11%/năm. Ngày 15/4/1998 theo quyết đinh số 384/ 1998/ QĐ- BTC ra ngày 30/3/1998 lãi suất được nâng lên từ 12%/ năm thành 13%/năm và lãi suất trước hạn là 12%/năm. Đây là tình hình phát hành trái phiếu chung của cả nước, khi mà tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ đang ngấm dần vào nền kinh tế , làm cho không chỉ dân chúng mà cả các nhà kinh tế rất lo sợ và khó dự đoán cho sự ổn định của đồng tiền trong tương lai. Quyết định 1063/1998/ QĐ- BTC ra ngày 19/8/1998 tiếp tục điều chỉnh lãi suất từ 13%/năm lên 14%/năm và lãi suất trước hạn là 13% bằng lãi suất huy động khi chưa điều chỉnh. Quyết định này bắt đầu từ ngày19/1/1998 tiếp tục điều chỉnh lãi suất là một chủ trương của Nhà nước nhằm hấp dẫn hơn nữa nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong quần chúng, tránh tình trạng một số người lo sợ cuộc khủng khoảng sẽ làm mất giá đồng tiền, họ lập tức bỏ tiền vào lưu thông chỉ để tiêu dùng thông thường. Và điều này chỉ làm cho tình hình khó khăn hơn mà thôi. Khi cơn bão qua đi, nền kinh tế khắc phục dần hậu quả để trở về trạng thái trước đây, người dân bớt âu lo và TPCP lại khẳng định niềm tin với dân chúng. Ngày 1/12/1998 theo quyết định số 1661/ 1998/ QĐ- BTC ra ngày 23/11/1998, lãi suất giảm từ 14% xuống 13%/ năm, lãi suất trước hạn là 12%/ năm, đây là dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế. Nhưng các cán bộ kho bạc thì thật sự vất vả, chỉ trong một thời gian ngắn mà lãi suất thay đổi liên tục khiến cho họ phải liên tục trả lời và giải thích cho mọi người dân hiểu được sự biến động của lãi suất. Nhiều người cho rằng, chính sách Nhà nước không nhất quán, thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn. Dù sao, đây cũng là điều không ai mong muốn, Nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu vốn và tình hình thực tế của nền kinh tế để đưa ra quyết định phải thay đổi như thế nào cho hợp lý, việc tăng lãi suất đồng nghĩa với việc tăng nợ của Nhà nước, nhưng vì mục đích huy động đủ số vốn cần thiết và tránh tình trạng sử dụng tiền tràn lan trong dân chúng, Nhà nước sẵn sàng chấp nhận một số nợ lớn hơn, làm như vậy cũng là để Nhà nước thực hiện chức năng của mình là quản lý vĩ mô nền kinh tế. Có thể nói đây là đợt phát hành mang nặng tính phân đoạn, đòi hỏi trình độ quản lý cao và tính chuẩn xác trong công việc. Cán bộ KBNN Lạng Sơn luôn phát huy năng lực và trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thái độ hoà nhã với khách hàng làm cho khách hàng ngày càng quan tâm và tin tưởng vào TPCP. Bên cạnh việc phát hành kho bạc cũng thanh toán nhanh gọn, chính xác cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán. Số liệu phát hành và thanh toán trái phiếu kho bạc được thống kê như sau: Bảng 2: Kết quả phát hành và thanh toán trái phiếu năm 1998 Đơn vị : triệu đồng Tờ Loại trái phiếu chính phủ Số phát hành Số thanh toán Mốc thời gian Lãi suất huy động Số tiền Số phiếu Số tiền Số phiếu VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2/3đ15/4 12% 1.718 991 73 209 110 55 2 8 15/4đ1/9 13% 4.962,8 4.575,7 176 761 201 212 15 37 1/9đ1/12 14% 39.472 8.861,5 1409 1093 543 65,1 21 16 1/12đ25/12 13% 5757,5 1.982,9 167 203 Cộng: 51.910,3 16,411,1 1852 2266 854 332 38 61 68.321,4 4091 1186 99 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 1998) Thời điểm huy động được nhiều vốn nhất cũng là lúc lãi suất tăng cao nhất, chỉ trong vòng 3 tháng cả tỉnh đã huy động được 48.333,5 triệu đồng, con số 68.321,4 triệu đồng cho cả năm phát hành quả là một con số không nhỏ, điều này đã chứng minh vai trò hết sức to lớn của KBNN Lạng Sơn trong công tác huy động vốn cho NSNN. Năm 1999: Đây là năm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, và nền kinh tế bắt đầu lấy lại thế cân bằng. Nhu cầu vốn cho NSNN là rất cao. Do vậy công tác huy động vốn đòi hỏi phải mang lại kết quả cao hơn nữa, cùng với các kho bạc trên cả nước, KBNN Lạng Sơn đã phải cố gắng rất nhiều trong việc thu hút vốn từ dân cư trên địa bàn. Mặc dù chỉ có một đợt phát hành trái phiếu kho bạc kì hạn 2 năm, lãi suất 13%/năm, nhưng thêm vào đó là đợt phát hành công trái xây dựng Tổ quốc kỳ hạn 5 năm với lãi suất là 10%/năm. Trước hết là ngày 19/2/1999 KBNN Lạng Sơn đã phát hành loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm thực hiện quyết định số 17/1999/QĐ- BTC kết quả thu về như sau: Bảng 3 : Kết quả phát hành thanh toán TPCP năm 1999 Đơn vị: Triệu đồng Tờ Loại trái phiếu chính phủ Số phát hành Số thanh toán Mốc thời gian Lãi suất huy động Số tiền Số phiếu Số tiền Số phiếu VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 19/2đ15/5 13% 59374,4 17.776,6 1.597 1.634 3.109,5 1093,3 118 155 Cộng: 59374,4 17.776,6 1.597 1.634 3.109,5 1093,3 118 155 77.151 3231 4.202,8 273 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 1999) Chỉ trong vòng 3 tháng, KBNN Lạng Sơn đã huy động được 77.151 triệu đồng tăng 8.829,6 triệu đồng so với 4 đợt phát hành của năm 1998. Đây là kết quả đáng mừng, kết quả đã phản ánh lòng tin của nhân dân vào trái phiếu vào kho bạc, và chỉ khi có niềm tin vào khả năng sinh thời của đồng tiền, nhà đầu tư mới chịu đầu tư. Sau đợt phát hành trái phiếu kho bạc, cán bộ KBNN Lạng Sơn lại bắt tay ngay vào đợt phát hành công trái XDTQ loại kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10% kỷ niệm 109 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Các cán bộ đã vào cuộc thật sự hăng hái, nhiệt tình, đã phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, thông báo, giải thích tới mọi người dân, để làm sao cho họ hiểu: “ Mua công trái là yêu nước” mua công trái là thi đua xây dựng Tổ quốc. Với chủ trương thực hiện phương châm: “ Công trái đến với người dân” nên ngoài các bàn bán ở văn phòng KBNN tỉnh và KBNN các huyện, cần tổ chức các bàn bán lưu động, đến tận nơi phục vụ nhân dân chu đáo tận tình, hướng dẫn chu đáo làm việc một cách nhanh gọn, chính xác. Kết quả thu về sau đợt phát hành công trái này như sau: Bảng 4: Kết quả phát hành công trái XDTQ năm 1999 Đơn vị : triệu đồng Tờ Loại mệnh giá Phát hành từ 19/5 hay dư nợ đến 15/7 Số phiếu V.Phòng KBNN tỉnh Các KBNN huyện Số tiền V.Phòng KBNN tỉnh Các KBNN huyện 20.000 8.732 2.443 6.289 174,64 48,86 125,78 50.000 18.100 8.683 9.417 905 434,15 475,85 100.000 14.469 4.435 10.034 1.446,9 443,5 1003,4 200.000 7.606 3.093 4.513 1.521,2 618,6 902,6 500.000 886 588 298 443 294 194 1.000.000 407 245 162 407 245 162 2.000.000 140 68 72 280 136 144 5.000.000 109 49 60 545 245 300 10.000.000 80 40 40 800 400 400 20.000.000 27 17 10 540 340 200 50.000.000 95 95 0 4750 4750 0 Tổng cộng: 50.651 19.756 30.895 11.812,74 7.955,11 3.857,63 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết phát hành công trái XDTQ năm 1999) Mặc dù số phiếu phát ra là lớn 50.651 tờ, song số tiền thu về còn rất khiêm tốn 11.812,74 triệu đồng. Ta thấy ở các KBNN huyện số phiếu phát hành ra lớn hơn văn phòng KBNN tỉnh, nhưng số tiền thu về lại ít hơn, vì đa số nhân dân ở các huyện là mua những món nhỏ, loại mệnh giá thấp. Tổng hợp kết quả cả trái phiếu kì hạn 2 năm và công trái XDTQ thì trong năm 1999, số tiền thu về là: 88.963,74 triệu đồng, như vậy tăng 20.642,34 triệu đồng( 130,3%) so với năm 1998, đạt được kết quả trên tuy nhiên sức dân vẫn chưa khai thác được triệt để. Người đân vẫn còn băn khoăn với thời gian 5 năm, dài nhất từ trước đến nay, thì khi đồng tiền trượt giá, giá cả leo thang việc đầu tư sẽ có nguy cơ mất vốn. Tâm lý e dè trong đầu tư đã làm cho các nhà huy động vốn vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy nhưng ta phải khẳng định rằng có được kết quả như vậy là do người dân đã rất tin tưởng vào TPCP, ủng hộ đường lối chủ trương của Nhà nước và do sự đóng góp hết sức của kho bạc cả về nhân lực và vật lực. Năm 2000: Có thể nói đây là năm có nhiều cái mới đối với công tác huy động vốn . Ngày 13/1/2000 Chính phủ đã ra nghị định số 01/2000/ NĐ- CP về quy chế phát hành TPCP, nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày kí và thay thế nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994. Nhận được quyết định số 28/2000/ QĐ- BTC ngày 25/2/2000 và công văn hướng dẫn 190/KB/HĐVngày 29/2/2000 của KBTW, kho bạc tiến hành họp bàn, học tập kinh nghiệm của những lần trước và phân công nhiệm vụ, bố trí lực lượng, chuẩn bị chu đáo cho đợt phát hành mới . Ngày 1/3/2000 kho bạc Lạng Sơn tiếp tục bán ra công chúng loại trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm, lãi suất 7% . Trong công văn số 190/ KB- HĐV ngày 29/2/2000 có hướng dẫn việc phát hành trái phiếu do chuyển sổ, kho bạc Lạng Sơn đã thực hiện chuyển sổ trái phiếu theo đúng công văn này, kết quả trong năm 2000 được thể hiện như sau: Đơn vị: - Triệu đồng Tờ Loại trái phiếu chính phủ Số phát hành Số thanh toán Mốc thời gian Lãi suất huy động Số tiền Số phiếu Số tiền Số phiếu VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2/3đ14/7 7% 57.4203 23.364,9 1597 2165 51.033,2 19.176,5 1786 1980 2/10đ25/12 6,4% 22.933,2 13.015,9 799 1190 Cộng: 80.353,5 36.380,8 2396 3355 51.053,2 19.176,5 1786 1980 116.734,3 5751 70.229,78 3766 Và : - Số phát hành do chuyển sổ: 12.644,1 triệu đồng. - Số thanh toán chuyển sổ: 11.502 triệu đồng. (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 2000) Lãi suất trái phiếu cùng kì hạn giảm 46,2% so với năm 1999 ( Từ 13% xuống còn 7%), song số huy động được không phải là nhỏ 116.734,3 triệu đồng nếu tính cả trái phiếu phát hành do chuyển sổ thì tổng số huy động là 129.378, 4 triệu đồng, tăng 52.227,4 triệu đồng (167,69%) so với năm 1999. Tuy nhiên số huy động phần lớn tập trung tại văn phòng KBNN tỉnh, các KBNN huyện thì ít hơn, do dân thường mua những món nhỏ, mệnh giá thấp. Trái phiếu chuyển sổ nghĩa là: Những trái phiếu đến hạn thanh toán trong thời gian KBNN đang phát hành trái phiếu, nếu chủ sở hữu chưa đến thanh toán, KBNN tự động làm thủ tục chuyển sổ sang loại trái phiếu đang phát hành. Số tiền gốc cộng tiền lãi được coi là mệnh giá của tờ trái phiếu mới và được theo dõi vào sổ chi tiết của loại trái phiếu chuyển sổ. Việc chuyển sổ chỉ thực hiện trên sổ lưu của kế toán kho bạc, không phát hành tờ trái phiếu mới. Sau khi đã làm thủ tục chuyển sổ, nếu như chủ sở hữu đến kho bạc yêu cầu thanh toán, KBNN làm thủ tục thanh toán và đề nghị khách hàng làm thủ tục mua trái phiếu mới theo các loại mệnh giá quy định. Ngày phát hành trái phiếu mới là ngày mua trái phiếu. Nếu thời gian chuyển sổ trái phiếu chưa đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi. Như vậy ta thấy động tác chuyển sổ có vẻ mang n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0289.doc
Tài liệu liên quan