Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình Nhập khẩu tại Công ty XNK vật tư đường biển

Lời nói đầu Những năm gần đây, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và cũng rất đa dạng, các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài ngày càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về trị giá hợp đồng. Trong việc kinh doanh nhập khẩu đặc biệt là trong việc ký kết hợp và thực hiện hợp đồng nhập khâủ, do sự khác biệt về nhi

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình Nhập khẩu tại Công ty XNK vật tư đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều yếu tố như ngôn ngữ, tập quán, luật pháp và nhất là sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nên các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng này nhiều khi là khó tránh khỏi. Khi phải đương đầu với các tranh chấp trong quá trình kinh doanh XNK hàng hoá các nhà kinh doanh luôn mong muốn làm thế nào để hạn chế rủi ro và giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, suôn sẻ, đạt được kết quả cao nhất mà vẫn giữ được uy tín và bí mật trong kinh doanh chính vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty XNK vật tư đường biển ( MARINE SUPPLY), với mong muốn vận dụng những kiến thức lý thuyết đã tích luỹ được vào thực tiễn, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu tại công ty XNK vật tư đường biển ”. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mục đích cơ bản của đề tài này là nhằm giúp doanh nghiệp hiểu được thấu đáo các loại tranh chấp có thể phát sinh trong quy trình NK và các phương có thể áp dụng để giải quyết các tranh chấp đó giúp doanh nghiệp tìm ra được những nguyên nhân và trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để hạn chế và giải quyết các tranh chấp. Với mục đích trên đề tài hy vọng sẽ có ý nghĩa trong việc giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh nhập khẩu, qua đó có thể quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Đề tài tập trung nghiên cứu các loại tranh chấp phổ biến thường phát sinh trong việc thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hoá, các biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp đó tại công ty XNK vật tư đường biển. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết được những vấn đề đặt ra ở gần đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài sẽ áp dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin. Đây là những phương pháp chung nhất có tính chất bao trùm nhất. Các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu các phương pháp này được sử dụng trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở các quan điểm kinh doanh thương mại và pháp lý của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra còn vận dụng các môn học khác như môn lý thuyết xác suất thống kê, kinh doanh quốc tế... mà còn đã được học để hoàn thành đề tài của mình. Bố cục của luận văn. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương I: cơ sở lý luận về tranh chấp trong quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK; Chương II: Thực trạng các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khâủ tại công ty XNK Vật tư đường biển. Chương III: Một số giải pháp hạn chế các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khẩu. Chương I Cơ sở lý luận về tranh chấp trong quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK Quy trình nhập khẩu. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 1.1 Khái niệm NK: Xuất khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nói không phải là hanh vị mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế trong nước ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Do đó XNK nói chung và NK nói riêng là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ đem lại hiệu quả đột biến rất cao hoặc có thể gây thiệt hại rất lớn vì nó phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia hoạt động nhập khẩu không dễ gì khống chế được hoạt động nhập khẩu hàng hoá là hạot động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với. Thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt động tam nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. ý nghĩa của nhập khẩu: Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất nâng cao đời sống nhân dân và có nhiệm vụ sau: + Nhập khẩu phải bổ sung kịp thời các hàng hoá cần thiết và thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước để tránh tình trạng mất cân đối của nền kinh tế. Nhập khẩu phải cùng với chính phủ bảo vệ người sản xuất trong nước tránh tình trạng bán phá giá, nhập lậu và tránh tình trạng gian lận thương mại. 1.2 Vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Đặc biệt sự hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức kinh tế và các công ty đa quốc gia trong những thập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của nền kinh tế quốc tế. Tình hình này khiến cho các nước không thể chỉ bó hẹp hoạt động Kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế trong khu vực hoặc toàn cầu để tận dụng mọi lợi thế so sánh của mình. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của nước ta, vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu làm tăng khả năng tiêu dùng, đa dạng hoá các mặt hàng, chủng loại, quy cách, cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tăng cường sự chuyển giao công nghệ, tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí sản xuất và thời gian lao động. Đồng thời nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất. Quy trình nhập khẩu Kinh doanh TMQT là một quá trình phức tạp bao gồm một tổng thể các hoạt động có tính logic và quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và là tiền đề của nhau. Sơ đồ các bước trong quy trình nhập khẩu. Chuẩn bị tiến hành giao dịch Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng Mục tiêu cơ bản của quá trình giao dịch đàm phán mà các Doanh nghiệp kinh doanh XNK cần đạt tới là tiến hành ký kết được các hợp đồng TMQT, và là những hợp đồng có lợi nhất có thể thực hiện được, ít rủi ro và mang lại hiệu qủa cao trong quá trình kinh doanh. Muốn đạt được điều đó thì quá trình chuẩn bị giao dịch và quá trình giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng giữ một vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến mục tiêu trên của DN. 2.1 Bước 1: Chuẩn bị tiến hành giao dịch Nghiên cứu thị trường NK Nghiên cứu thị trường trong KD TMQT là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra nhằm giúp cho các nhà KD TMQT có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những quyết định chính xác về Marketing. Nghiên cứu thị trường là cả một quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề Marketing. Bởi vậy nghiên cứu thị trường ngày càng đóng một vai trò quan trọng để giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh TMQT. Nội dung nghiên cứu thị trường trong NK hàng hoá thường bao gồm những nội dung sau: + Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu . + Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng. + Lựa chọn đối tượng giao dịch + Nghiên cứu giá cả hàng hoá, nhập khẩu. Một điểm lưu ý trong quá trình này là chúng ta nên lựa chọn cho mình thị trường trọng điểm và lựa chọn mặt hàng kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời chúng ta nên sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng thị trường đối với từng mặt hàng cụ thể để thuận lợi hơn trong qúa trình lựa chọn đối tác giao dịch và mặt hàng kinh doanh phù hợp với mình. Lựa chọn các đối tác để tiến hành giao dịch cũng giữ một vai trò quan trọng. Lựa chọn được những khách hàng có khả năng thanh toán, có uy tín trên thị trường có điều kiện giao dịch và thương mại thuận lợi, mới có khả năng ký kết được các hợp đồng NK lớn, có hiệu quả, ổn định và phát triển lâu dài. Cũng như khi lựa chọn được các nguồn cung cấp tốt, có chất lượng, mới có thể hy vọng tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng NK đảm bảo được các mục tieu NK của DN. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phẩi sử dụng các phương thích hợp để đánh giá và lựa chọn các đối tượng tối ưu nhất để tiến hành giao dịch. Lập phương án kinh doanh: Phương án kinh doanh thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục đích cụ thể của DN trong KD. Vì vậy việc lập phương án kinh doanh là rất cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động KD của các doanh nghiệp kinh doanh TMQT. Khi lập phương án kinh doanh phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Một là, phương án kinh doanh phải thích ứng sự thay đổi của môi trường và thị trường; Hai là phù hợp với điều kiện của DN, Ba là phải đảm bảo được mục tiêu bao trùm của DN; Ba là phải đảm bảo được mục tiêu bao trùm của DN; Bốn là, phải có tính khả thi và an toàn; Năm là , phải đảm bảo được mối qua hệ biện chứng giữa lợi ích của DN và lợi ích của xã hôi. 2.2 Bước 2: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng . Đặt hàng và hỏi hàng trong thương mại quốc tế. + Đặt hàng là lời đề nghị của người nhập khẩu gửi cho nhà xuất khẩu biểu thị muốn mua hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định theo những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán. Đây là các lời đề nghị ký kết hợp đồng, hai bên chưa có gì ràng buộc với nhau. Đàm phán và ký kết hợp đồng: Sau khi nhận được thư chào hàng hay đặt hàng và có sự trả lời của phía bên kia, hai bên tổ chức đàm phán, thương lượng để đến một thoả mãn chug về điều kiện mua bán và ký kết hợp đồng. Đàm phán: Là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà kinh doanh để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng trong TMQT thường có 3 hình thức đàm phán sau: Đàm phán qua thư tín. Đàm phán qua điện thoại Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm nhất định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn hình thức đàm phán cho phù hợp. Các bước đàm phán trong nhập khẩu bao gồm: Hỏi giá Chào hàng ( phát giá) Hoàn giá (mặc cả) Chấp nhận Xác nhận Hợp đồng NK hàng hoá. Hợp đồng TMQT là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên XK) có nghĩa vụ chuyên quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên NK) một bên tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là một hình thức bặt buộc đối với các đơn vị XNK ở nước ta. Các điều khoản trong hợp đồng do bên mua và bên bán thoả thuận chi tiết mặc dù trước đó đã có đơn đặt hàng và chào hàng nhưng vẫn phải thiết lập văn bản hợp đồng so cho có cơ sở pháp lý cụ thể để tạo điều kiện cho các hạt động trao đổi hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác và làm căn cứ cho việc xác định lỗi (Trách nhiệm ) khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng kinh tế ngoại thương có vai trò rất quan trọng như: Đây là bằng chứng bảo vệ quyền lợi các bên tham gia ký kết. + Đây là bằng chứng để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng + Hợp đồng kinh tế ngoại thương tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống kê theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hiện hợp đồng Đặc điểm của hợp đồng kinh tế ngoại thương. + Chủ thể các hợp đồng mua bán ngoại thương là các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. + Hàng được chuyển từ nước này sang nước khác. + Đồng tiên thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ hay có nguồn gốc ngoại tệ đổi một trong hai bên ký kết hợp đồng Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm những điều khoản chính sau: + Điều Khoản về tên hàng (Commolity) + Điều Khoản về chất lượng (Quality) + Điều Khoản về số lượng (Quatily) + Điều Khoản về bao bì , ký mã hiệu ( packing and marking) + Điều Khoản về giá cả (Price) + Điều Khoản về thanh toán ( Payment) + Điều Khoản về giao hàng (Shipment /Dolivery) + Điều Khoản về trường hợp muốn tách (Force majeure, acts of god) + Điều Khoản về khiếu nại (Claim) + Điều Khoản về bảo hành (Warranty) + Phạt và bồi thường thiệt hại (penalty) + Điều Khoản về trọng tài (arbitration) 2.3 Bước 3: tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá Thường bao gồm các bước sau: Xin giấy phép nhập khẩu: Xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu tiếp theo trong quá trình nhập khẩu hàng hoá Mở L/C: Nếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bên mua phải làm thủ tục mở L/C khi bên bán yêu cầu. L/C phải là một văn bản pháp lý trong đó nguồn ngân sách mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C, các đặc điểm của L/C xem trình bày thêm ở phần thanh toán. Đây là một sự thoản thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu) trả tiền cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả hoặc chấp nhận mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành, hoặc cho pháep một ngân hàng khác trả tiền, chấm nhận hay mua hối phiếu khi người này xuất trình đầy đủ các bộ chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ. Thuê tài liệu cước hoặc uỷ thác thuê tàu: Trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện F80 chúng ta phải thuê tàu dựa vào các căn cứ sau đây: + Những điều khoản của hợp đồng. + Đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu. + Điều kiện vận tải . Tuỳ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở mà lựa chọn thuê tàu cho phù hợp đảm bảo thuận lợi và nhanh chóng nhưng an toàn. Chẳng hạn hàng hoá có khối lượng nhỏ thường thuê tàu chở, hàng có khối lượng lớn và tính chất phức tạp thì phải thuê tàu chuyến. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện về tàu của chúng ta rất hạn chế và việc thêu tàu nước ngoài chúng ta rất hạn chế và việc thuê tàu nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam không dễ làm nên các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thường áp dụng nhập khẩu theo điều kiện CIF Incoterm 2001. Mua bảo hiểm cho hàng hoá: Hiện nay phần lớn hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện thông qua chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Mà hình thức chuyên chở này thường gặp rủi ro và tổn thất. Bởi vậy trong kinh doanh ngoại thương bảo hiểm đường biển là loại hình bảo hiểm phổ biến nhất. Các đơn vị kinh doanh khi mua bảo hiểm. Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá cũngnhư điều kiện vận chuyển mà mua bảo hiểm chuyến hay bảo hiểm bao trong một khoảng thời gian nhất định. Lạm thủ tục hải quan: Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để NK hay XK đều phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là một công cụ quảnlý hành vi mua bán qua biên giới của nhà nước để ngăn chặn việc buôn lậu. Việc làm thủ tục hải quan bao gồ các bước chủ yếu sau: + Khai báo hải quan : chủ hàng phải kê khai chi tiết hàng hoá lên tờ khai hải quan để cơ quan chức năng kiểm tra và làm thủ tục giấy tờ cần thiết. + Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá phải được xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát. Hải quan đối chiếu hàng hoá trong tờ khai với thực tế để quyết định có cho hàng hoá qua biên giới hay không. + Thực hiện các quy định của hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, hải quan quyết định có cho hàng hoá qua biên giới hay không hoặc cho qua với các điều kiện mà chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu vi phạm các quyết định của hải quan sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ. + Đóng thuế nhập khẩu (nếu có) Nhận hàng nhập khẩu: Theo nghị định 200/CP ngày 32/12/1994 của chính phủ thì mọi việc giao nhận hàng hoá đều phải uỷ thác qua cảng. Khi hàng về cảng báo cho chủ hàng biết và chủ hàng sẽ làm thủ tục nhận hàng. - Kiểm tra hàng hoá: Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra quy cách, phẩm chất hàng nhập. Thông thường hai bên chủ thể lựa chọn một cơ quan giám định có đủ thẩm quyền (phía Việt Nam thường lựa chọn Vina cotrol) - Thanh toán tiền hàng nhập khẩu: Nghiệp vụ thanh toán là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế, là nghiệp vụ quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong kinh doang thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều phương thức thành toán khác nhau như: Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thanh toán bằng phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền,... Hiện nay phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có). II. Các tranh chấp thường xảy ra trong quá trình NK của các DN kinh doanh XNK Tranh chấp xảy ra khi đàm phán. Đàm phán thương mại là một quá trình mà các bên tiến hành thương lượng thảo luận nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để có thể đi đến một hợp đồng thương mại. Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức cơ bản là: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại , đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Tranh chấp thường gặp trong hình thức đàm phán qua thư tín đó là thời gian đòi hỏi lâu và nhiều khi không hiểu hết ý của nhau dẫn đến xảy ra tranh chấp và gây hậu quả xấu tới hoạt động kinh doanh. Tranh chấp xảy ra trong quá tình đàm phán qua điện thoại do việc kinh doanh NK thường diễn ra giưã các thương nhân của các quốc gia khác nhau, khoảng cách xa nhau, vì vậy chi phí đàm phán rất cao. Thương lượng qua điện thoại phải hạn chế về thời gian, cho nên các bên không thể trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các vấn đề định bàn. Mặt khác mỗi quốc gia có một nền văn hoá khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, do đó ciệc thương lượng qua điện thoại sẽ gặp khó khăn do không hiểu hết ngôn ngữ của nhau, và điều cơ bản là trao đổi qua điện thoại thực chất vẫn là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho việc thoả thuận. Do đó sẽ có thể xảy ra tranh chấp giữa hai bên. 2. Tranh chấp xảy ra liên quan đến việc ký kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng NK. Các tranh chấp liên quan đến việc ký kết hợp đồng: Việc ký kết HĐNKHH trước hế phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện theo đó hợp đồng trước tiên phải thẻe hiện ý chí thực, ý chí tự nguyện của các bên ký kết. Bên bán tự nguyện thảo thuận bán và bên mua tự nguyện thoả thuận mua. Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện đó thì hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi nó không vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như sau: Hợp đồng ký kết do có sự cưỡng bức hoặc đe doạ: Cưỡng bức đê doạ là sự tác động về thể chất hoặc tinh thần làm cho đối phương buộc phải ký kết hợp đồng ngoài ý muốn của họ. Sự cưỡng bức đó có thể là sự tác động về thể chất như chuốc rượu cho người giao kết bị say để họ ký hợp đồng trong tình trạng mất tỉnh táo, hoặc dùng áp lực tinh thần buộc đối phương phải chấp nhận ký hợp đồng với những cam kết bất lợi cho họ. Khi đó dù hợp đồng được thành lập với đầy đủ mọi yếu tố hợp pháp khác thì vẫ bị coi là vô hiệu. Hợp đồng ký kết do có sự lừa dối: Lừa dối là hành vi có stính chất gian trá cố ý như bịa đặt công ty giả, đưa ra các chứng từ, tài liệu về khả năng tài chính của công ty hoặc cố ý dấu giếm khuyết tật của hàng hoá để làm cho đối phương ký kết hợp đồng. Ví dụ: máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhưng người bán tân trang lại để lừa dối người mua đó là máy móc thiết bị mới. Những hành vi như vậy cũng dẫn đến hợp đồng vô hiệu (nên biết). c. Hợp đồng ký kết có sự nhầm lẫn Nhầm lẫn là hành vi có tính khách quan (vô ý ) khiến cho một hoặc cả hai bên hiểu sai lệch bản chất của sự việc, hiện tượng do vậy cũng không thể dẫn đến một sự thoả thuận tự nguyện, không thể coi là ý chí thực của hai bên. Ví dụ theo quy ước của các nước Phương tây thì dấu (.) được sử dụng để phân biệt các chữ số hàng thập phân, chẳng hạn: 1.00, thì ở việt nam dấu chấm lại được dùng để tách biệt giữa chữ số hàng ngàn trở lên cộng với chữ số hàng trăm, chẳng hạn: 1000, nên rất có thể gây nhầm lẫn khi ký kết và thực hiện hợp đồng (Vì thế khi ký kết hợp đồng để tránh sự nhầm lẫn này các bên thường phải ghi thêm bằng chữ). Tranh chấp về địa vị pháp lý của chủ thể: Chủ thể của hợp đồng MBQTHH có thể là các cá nhân hay các pháp nhân có trụ sở kinh doanh ở các nưóc khác nhau, trong khi luật các nước quy định không giống nhau về địa vị pháp lý của họ. Vì thế, khi đàm phán ký kết hợp đồng cần xác định xem địa vị pháp lý của họ thế nào, người thàm gia ký kết hợp đồng với mình có đủ thẩm quyền hay không người đó nhân danh mình hay địa diện cho người khác. Cá nhân hay còn gọi là tự nhiên nhân (Natural Person) muốn tham gia quan hệ HĐXNK phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luât. Năng lực pháp luật của cá nhân thường bắt đầu từ khi sinh ra và chỉ kết thúc khi họ chết đi. Còn năng lực hành vi của cá nhân chỉ bắt đầu phát sinh khi công dân đến tuổi thành niên theo quy định của pháp luật. Vì đó chính là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ thông qua hành vi của chính bản thân họ Pháp nhân(Lagal person) là một tổ chức thành lập theo luật pháp và được dùng danh nghĩa riêng của mình trong quan hệ kinh doanh. Thông thường theo quy định của pháp luật một tổ chức muốn được thừa nhận là pháp nhân phải có đủ 4 điều kiện : Đó phải là một tổ chức thống nhất do nhà nước thành lập hoặc được nhà nước thừa nhận. Tổ chức đó phải có tài sản riêng. Tổ chức đó phải có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riên của mình. Tổ chức đó phải có quyền hành động với danh nghĩa riêng của mình, có thể ra trước toà với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn; Khi có đủ 4 điều kiện trên thì các pháp nhân được coi là các năng lực chủ thể để ký kết các hợp đồng XNK. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tư pháp quốc tế thì địa vị pháp lý của các pháp nhân cũng là vấn đề khá phức tạp. Nhìn chung luật pháp các nước đều quy định địa vị pháp lý của các pháp nhân được xác định theo luật quốc tịch. Tức là, pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do pháp luật nước đó quy định. Thế nhưng, việc xác định quốc tịch cho pháp nhân lại được quy định không giống nhau trong luật pháp các nước. Theo luật của Pháp, Đức và một số nước khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch của nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Các luật gia pháp cho rằng nơi đặt trung tâm quản lý là nơi đặt trụ sở cơ quan lãng đạo, nơi quyết định mọi công việc các pháp nhân. Khác với luật của Pháp, Đức, pháp luật của Anh và Mỹ lại quy định rằng quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của nó. Pháp luật của một số nước Trung - Cận Đông như Ai Cập, Xiri.v.v.. lại quy định áp dụng nguyên tắc quốc tịch pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sở chính hay nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. ở Việt Nam , từ trước tới nay các pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng đặt trụ sở và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Những pháp nhân đó được công nhận là mang quốc tịch Việt Nam tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Do quy định của các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch các pháp nhân không giống nhau nên trong thực tiễn khó tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước coi là pháp nhân mang quốc tịch nước mình. Vì vậy, trong việc giao kết hợp đồng XNK rất dễ xảy ra tranh chấp về địa vị pháp lý của các chủ thể nói chung và của các pháp nhân nói riêng. 2.3. Các tranh chấp về nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng chính là sự thoả thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết. Đây chính là các điều khoản mà các bên thoả thuận với nhau. Căn cứ vào tính chất vai trò của các điều khoản, nội dung của HĐXNKHH có thể chia làm ba loại điều khoản là điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tuỳ nghi. Trong đó các điều khoản chủ yếu là các điều khoản quan trọng nhấn nhưng cũng thường hay xảy ra tranh chấp nhất. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng, hay còn gọi là điều khoản cơ bản, điều khoản luật định của hợp đồng, là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng nếu thiếu một trong các điều khoản đó thì hợp đồng không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên luật pháp các nước quy định về các điều khoản này lại không giống nhau. Theo luật Anh, Mỹ, điều khoản chủ yếu của một hợp đồng HĐXNKHH là đối tượng hợp đồng. Như vậy, khi ký kết hợp đồng các bên chỉ cần thoả thuận xong đối tượng hợp đồng thì coi như hợp đồng đã được thành lập, còn các điều khoản khác có thể quy định sau: Theo luật của các nước Pháp, Đức, Nhật bản... thì điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm đối tượng và giá cả. Luật pháp các nước Đông âu quy định điều khoản chủ yếu của hợp đồng gồm đối tượng và thời hạn giao hàng. ở Việt nam, theo luật thương mại 1998 thì các điều khoản chủ yếu của một hợp đồng XNK bao gồm: Tên hàng Số lượng Quy cách, chất lượng. Giá cả. Phương thức thanh toán. Địa điểm và thời hạn giao hàng. Theo công ước Viên năm 1980 thì nội dung chủ yếu của một hợp đồng cũng chỉ là : Tên hàng hoá, số lượng và giá cả. Giá có thể được quy định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, luật quốc gia của các nước cũng như công ước Viên 1980 đều thống nhất tính hiệu lực của HĐXNKHH phải bao gồm các điều khoản chủ yếu, sẽ không có hiệu lực cho dù các bên đã ký kết. Nhưng, vấn đề điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm những điều khoản nào thì chưa được các nguồn luật thống nhất. Vì thế, trong mua bán quốc tế có trường hợp hợp đồng được coi là đã có hiệu lực theo luật nước này, nhưng lại chưa có hiệu lực theo luật của nước khác. Trong những trường hợp như vậy mà các bên không có cách giải quyết thích hợp thì tranh chấp về nội dung của hợp đồng xảy ra là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên theo quy định của Việt Nam thì nội dung của một hợp đồng XNK bắt buộc phải có đủ các điều kiện như quy định trên cho dù hợp đồng đó được ký với bất kỳ thương nhân nào thuộc nhóm nước nào. 2.4 Tranh chấp về hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng là các hình thức mà các bên thể hiện ý chí của mình. Theo luật Anh, Mỹ thì hình thức văn bản là bắt buộc khi đối tượng hợp đồng có giá trị trên 10 bảng Anh (luật Anh), hoặc 500 USD (Bộ luật thương mại thống nhất Mỹ). Trong tập quán thương mại quốc tế hầu hết các hợp đồng được lập thành văn bản. Nhưng công ước Viên 1980 lại chấp nhận một giải pháp rất ( thoang) về hình thức hợp đồng: hợp đồng không cần phải lập thành văn bản hay ghi nhận bằng văn bản và không bị chi phối bởi một điều kiện nào về hình thức, các bên có thể chứng minh rằng mọi cách, kể cả nhân chứng. Đây là cách quy định rất rộng rãi về hình thức hợp đồng bằng văn bản. Vì vậy, các nước như Ac - henti - na, Hung - ga - ri, chi lê, Nga...Khi tham gia công ước này đã tuyên bố không áp dụng bất kỳ quy định nào của Điều 29 cho phép các bên ký kết có trụ sở ở các nước này. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, HĐXNK cũng như sửa đổi bổ sung, hay thoả thuận chấm dứt hợp đồng đều phải làm bằng văn bản. Do những quy định khác trong luật pháp các nước, cũng như trong các điều ước quốc tế về hình thức hợp đồng nên trong giao dịch nếu các bên không có sự thoả thuận cụ thể về vấn đề này thì tranh chấp xảy ra là điều dễ hiểu. 2.5 Tranh chấp liên quan đến hiệu lực pháp lý của đơn chào hàng và thời điểm ký kết hợp đồng: Khi các bên giao dịch không trực tiếp gặp nhau để đàm phán ký kết hợp đồng mà áp dụng phương pháp đàm phán thông qua thư tín thì một vần đề rất quan trọng được đặt ra là phải xác định khi nào đơn chào hàng cũng như chấp nhận chào hàng có hiệu lực pháp luật, và hợp đồng được coi là ký kết vào thời điểm nào ? bởi vì, vấn đề này chưa có sự quy định giữa luật pháp các nước cũng như trong tập quán TMQT. Trước hết một chào hàng muốn có hiệu lực phải có nội dung xác thực, nghĩa là phải có nội dung tối thiểu. Bao gồm các điều khoản chủ yếu của một HĐXNK như phần trên đã nêu. Thứ hai người chào hàng có thể huỷ được đơn chào hàng hay không, sự ràng buộc của họ với đơn chào hàng thế nào, sau khi đã chấp nhận đơn chào hàng hay không? các bên tham gia ký kết hợp đồng rất dễ gặp phải tranh chấp bất đồng xuất phát từ quan điểm đối lập về chào hàng, chấp nhận chào hàng và thời điểm ký kết hợp đồng các quan niệm và giải thích khác nhau giữa luật pháp các nước và điều ước quốc tế về các vấn đề này làm cho các bên trong hợp đồng có cách hiểu khác nhau, và do vậy các tranh chấp liên quan đến những vấn đề này làm cho các nước và điều ước quốc tế về các vấn đề này làm cho bên các bên trong hợp đồng có cách hiểu khác nhau, và do vậy các tranh chấp liên quan đến những vấn đề nói trên rất dễ phát sinh. Sau đây là một ví dụ minh hoạ. Ngày 22/4/1989 công ty Petrolex (Việt Nam) ký phát một đơn chào chào hàng cố định chào bán dầu thô cho công ty IPI của Pháp. Nội dung đơn chào bao gồm: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, giao hàng vào tháng 17/5/1989. Đến 16h30 Petrolex thảo sẵn điện báo tin cho IPI bất việc chấp nhận của bên mua đến chậm, mặc dù chưa nhận được điện báo nhận nhưng do bộ phận phụ trách Telex nghĩ việc nên bức điện đó lại được gửi đi vào ngày 18/5/1989. Vào ngày 23h18’ ngày 16/5 IPI gửi cho Petrolex một bức điện với nội dung “ chấp nhận lời đề nghị ngày 22/4/1989 của bên bán về việc giao hàng vào tháng 6,7,8/1989, và chúng tôi sẽ quay lại vấn đề này với chương trình bốc rót cụ thể”. Phía Petrlex cho rằng chấp nhận vào đêm thư 7 làm chầm nên hợp đồng tkhông được coi là đã ký kết, và do vậy không giao hàng. Ngược lại IPI cho rằng thử chấp nhận đến trước một ngày nên hợp đồng đã được thành lập, và họ đã mở L/c, nhưng Petrolex vẫn không giao hàng, do vậy IPI đòi huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Trước uỷ ban trọng tài IPI lập luận rằng họ đã chấp nhận đúng thời hạn quy định trong đơn chào hàng nên hợp đồng đã được thành lập, vì thế nên Petrolex không giao hàng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại bỏ lỡ là 47.600 USD. IPI còn phê phán Petrolex là thiếu thiện chí trong việc trả lời điện chấp nhận. Về phần mình, Petrlex khẳng định mình có thiện chí trong giao dịch nhưng do lỗi củ bưu điện nên điện báo đến chậm uỷ ban trọng tài cho rằng điện trả lời riêng về thời hạn giao hàng, chưa đề cập đến 4 nội dung khác của đơn chào hàng. Mặt khác, về vấn đề giao hàng IPI còn bao lưu quyền được quay trở lại chương trình bốc rót. Như vậy thì hợp đồng chưa thể được coi là đã được thành lập. 3. Các tranh chấp thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Khi ký kết hợp đồng xong nhìn chung các thương nhân Việt Nam cũn._.g như các thương nhân nước ngoài đều muốn thực hiện nó motọ cách suôn xẻ để đạt được mục đích lơn nhất của mình trong kinh doanh đó là lợi nhuận. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhiều khi là điều khó tránh khỏi. Khi phải đương đầu với tranh chấp này các nhà kinh doanh luôn luôn mong muốn làm thế nào giải quyết được một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu thường rất đa dạng, phức tạp và mỗi loại tranh chấp có thể giải quyết khác nhau. Do vậy, các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thường là: Các tranh chấp phát sinh do người xuất khẩu vi phạm hợp đồng. Trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thì nghĩa vụ cơ bản của người bán là phải giao hàng hoá - đối tượng của hợp đồng và giao bộ chứng từ có liên quan cho người mua - theo đúng thời gian, phương thức và địa điểm đã quy định trong hợp đồng. Song trên thực tế xảy ra không ít các trường hợp người bán lại vì phạm các nghĩa vụ đã cam kết và vì thế có thể xảy ra và tranh chấp phổ biến sau: Tranh chấp do người bán không giao hàng hoặc chậm giao hàng. Theo quy định của hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thì người bán phải giao hàng đúng trong thời hạn đã thoả thuận. Thời hạn đó có thể là một ngày cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định của luật pháp nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thì thời hạn giao hàng là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Do vậy, nếu người bán không giao đúng thời hạn đó thì có thể gây rủi ro cho người mua và giữa các bên khó tránh khỏi tranh chấp xảy ra. Khi xảy ra trường hợp này trước hết người mua có quyền đòi người bán phải giao hàng bổ sung trong một thời hạn hợp lý. Nếu quá thời hạn mà người bán hàng không giao hàng thì người mua có thể áp dụng chế trí nặng nhất là đòi hủy hợp đồng và đòi nộp phạt hoặc đòi bồi thường thiệt hại phát sinh. Tuy nhiên nếu thời hạn giao hàng trong hợp đồng là cố định, không thay đổi được, thì người mua có quyền huỷ hợp đồng mà không cần ra hạn. Tranh chấp do người bán giao hàng không đúng số lượng quy định: Khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Như vậy người bán bị coi là vi phạm hợp đồng khi chỉ giao một số lượng hàng hoá thực tế ít hơn số lượng quy định trong hợp đồng người mua cũng có quyền từ chối phần dư ra khi người bán giao vượt quá số lượng quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo tập quán. Thương mại quốc tế người bán chỉ buộc phải tuân thủ đúng số lượng trong hợp đồng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá cá biệt, hàng đặc định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc... như máy móc thiết bị, ô tô, xe gắn máy.v.v.. còn trong trường hợp hàng hoá đối tượng của hợp đồng là các hàng đồng loại, số lượng lớn và được xác định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, mét khối, ví dụ, ngũ cốc, nguyên vật liệu v..v.. và hợp đồng thường quy định một số lượng phỏng chừng, thì người bán có quyền giao với số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định. Rủi ro và tranh chấp phát sinh do người bán giao hàng xem chất lượng: Theo quy định của hợp với phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Nếu đối tượng hợp đồng là hàng đặc định thì người bán phải giao hàng có phẩm chất hoàn tàon phù hợp với quy định của hợp đồng. Mọi sự khác biệt về phẩm chất đều bị coi là vi phạm hợp đồng, bà chắc chắn sẻ dẫn đến tranh chấp phát sinh giữa các bên. Tranh chấp do người bán vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng từ hàng hoá: Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị chất lượng và số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người bán xuất trình và người mua sẻ trả tiền hàng khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu mà người bán phải có nghĩa vụ giao cho người mua thường là hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết, giây chứng nhận số lượng, chứng từ vận tải (vận đơn); Ngoài ra hợp đồng nhập khẩu có thể quy đinh thêm các chứng từ như hợp đồng bảo hiểm, giấy kiểm định... trong số các chứng từ nói trên thì vận đơn là một chứng từ rất quan trọng, chứng từ này do người chuyên trở cấp cho người gửi hàng (thường là người bán) và người này phải gửi nó cho người mua để nhận hàng. Thông thường sau khi gửi hàng người bán nhất thiết phải gửi vận đơn gốc cho người mua qua đường ngâm hàng để người mua có thể kịp thời đi nhận hàng. Việc gửi, giao chứng từ hàng hoá chậm, đặc biệt là vận đơn, hay gửi thiếu chứng từ sẽ gây trở ngại cho người mua trong việc nhận hàng và sử dụng hàng hoá, gây thiệt hại cho người mua, và vì thế sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Tranh chấp phát sinh do người bán không thực hiện nghĩa vụ sau bán hàng: Sau khi giao hàng cho người mua người bán vẫn có thể phải thực hiện một số nghĩa vụ như bảo hành, hướng dẫn sử dụng hàng hoá, vận hành máy móc thiết bị v..v.. Điều khoản bảo hành có vai trò rất quan trọng trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị toàn bộ, hàng điện tử, ô tô... trong các điều khoản này thường quy định người bán có nghĩa vụ bảo đảm khả năng làm việc bình thường của hàng hoá trong một thời gian nhất định phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng. Những nghĩa vụ này có thể được quy định cụ thể trong hợp đồng nhưng cũng có thể được quy định điều ước quốc tế hoặc trong các nguồn luật có liên quan. Như vậy đối với các hợp đồng XNK có quy đinh vấn đề bảo hành, hướng dẫn sử dụng sau bán hàng... mà người bán lại không thực hiện tốt nghĩa vụ này thì người có quyền phản đối, yêu cầu người bán phải làm tròn nhiệm vụ để bảo đảm quyền lợi cho mình do đó các tranh chấp giữa người bán và người mua sẽ phát sinh. Ngoài ra rủi ro và tranh chấp nối liền trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của người bán còn có thể phát sinh các tranh chấp liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, việc cung cấp bao bì và kẻ kí mã hiệu hàng hoá... Trên đây là những cơ sở lý luận toạ tiền đề cho các doanh nghiệp XNK nói chung và công ty XNK vật tư đường biển nói riêng có những biện pháp nhằm hạn chế các tranh chấp xẩy ra. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong quá trình nhập khẩu. Chương II: Thực trạng các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khẩu tại công XNK vật tư đường biển . i. Lịch sử hình hành, quá trình phát triển của công ty XNK vật tư đường biển Lịch sử hình thành. Công ty XND vật tư đường biển có tên giao dịch quốc tế là VIEN NAM MARINE TECHNICAL METERIALS IMPRT – EXPORT AND SUPPLY COMPANY viết tắt là MARINESUPPLY COMPANY. Trụ sở chính của công ty tại số 1A đường giải phóng – Hà Nội. Qua trình hình thành của công ty được chia làm ba giai đoạn như sau: Ngày 27/3/1973 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1459/QĐTC là thành lập nhà máy phụ tùng đường biển dựa trên nề tảng là xưởng bổ trợ cũ của công ty đường biển. Nhà may chủ yếu tập hợp lực lượng lao động dư thừa từ dây chuyền sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành đường biển khu vực Hải phòng. Lãnh đạo cấp trên cùng với lánh đạp nhà máy đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất một số sản phẩm như: Cót ép, má phanh ô tô, gioăng phốt cao su kín dầu, kín nước, phao cứu sinh.... nhằm giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, đồng thời có vật tư phụ tùng cho ngành và cho xã hội. Ngày 03/01/1983, xuất phat từ tình hình phát triển và yêu cầu của ngành đường biển. Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 003/QĐ-TCCB chuyển nhà máy phụ tùng đường biển thành công ty kỹ thuật vật tư đường biển . Công ty vừa làm nhiệm vụ sản xuất của nhà máy phụ tùng đường biển đồng thời làm nhiệm vụ cung ứng vật tư thiết bị cho công tác sửa chữa, đóng mới tầu biển.... Sự tăng trưởng về mọi mặt của ngành hàng hải và đặc biệt là nhu cầu hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật đòi hỏi công tác XNK phải vươn lên theo kịp đà phát triển của các ngành trong cả nước. Do đánh giá đúng vài trò của hoạt động XNK trong giai đoạn này nên ngày 03/9/1996 Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 1801/TCCB chuyển công ty kỹ thuật đường biển thành công ty XNK vật tư đường biển. Công ty là đơn vị thực hiện hoạt động XNK trực tiếp đầu tiên của ngành hàng hải Việt Nam. Sự thay đổi trên đã đánh dấu bước chuyển hoá về lượng của một số doanh nghiệp làm công tác thương mại chuyên ngành. Đó là điều kiện thuật lợi không chỉ cho phép công ty thực hiện cả hai nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mà còn giúp đơn vị tiếp cận nhanh chóng với thương trường quốc tế. Quá trình phát triển . Là đơn vị vừa sản xuất vừa cung ứng vật tư , năm 1985 cơ sở vật chất của công ty chỉ có 1499 m2 nhà xưởng và kho, các loại may đơn giản như máy may, mồi hấp phao, các loại khuôn máy ép cót, phục vụ vận tải có 5 ô tô Zin và một cần cẩu 10 tấn. Năng lực sản xuất chủ yếu gồm 15000-30.000 phao cứu sinh, 8000-10.000 m2 cót ép, ngoài ra còn có một số mặt hành như quần áo bảo hộ, găng tay... Năng lực cung ứng vật tư có doanh số 2.180.000 đồng. Với việc chuyển hướng lấy công tác XNK và cung ứng vật tư làm nhiệm vụ trung tâm. Công ty mở rộng không chỉ cung ứng vật tư cho các đơn vị trong ngành mà còn phục vụ các đơn vị ngoài ngành và các địa phương trong cả nước đồng thời mở rộng thị trường giao dịch quốc tế các thị trường như: Nhật bản, Đài loàn, Singapo, Philipin, Indonexia, Nga và một số thị trường khác. Cơ sở vật chất của công ty đã được cải thiện. Công ty xây dựng mới 1170 m2 nhà xưởng, văn phòng và nhà kho, vay mua lắp đặt trạm ô xy với khả năng sản xuất là 90 m3/ h trị giá 1.000.000 USD huy động vốn đào 150 m lạch kéo tàu và xà lan để làm chỗ phá dỡ tàu. Từ khi chính thức được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước vào năm 1994 đến nay, công ty đã có những bước phát triển đáng ghi nhân, công ty mở rộng công tác XNK tổng hợp không chỉ trong những thị trường mới mà ở Châu Âu, Trung Quốc và một số nước khác. Công ty thực hiện liên doanh liên kết, tận dụng cơ sơ vật chất kỹ thuật sẵn có để làm công tác phá dỡ tầu cũ lấy sắt vụn xuất khẩu. Đồng thời đơn vị mở rộng mặt hàng mới để xuất khẩu và khai thác tốt các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa. Nhìn chung trong suốt thời gian hoạt động của mình, công ty càng ngày càng tỏ rõ sự vững vàng trong cơ chế thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt. Công ty chẳng những hoàn thành được nhiệm vụ tổng công ty giao mà còn phát triển hơn và đã chiếm được niềm tin của khách hàng Hiện nay tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 30 tỷ Ii. chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty . Chức năng của công ty. Trong thời gian mới thành lập, công ty XNK vật tư đường biển là doanh nghiệp duy nhất trực tiếp tổng công ty hàng hải Việt nam đảm nhiệm chức năng XNK vật tư thiết bị cho ngành hàng hải, đồng thời sản xuất phao cứu sinh và phá dỡ tàu cũ. Tuy nhiến sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp trực thuộc tổn công ty cũng có chức năng XNK đã phần nào giảm bớt khả năng XNK vật tư hàng hải của đơn vị . Trong khi đó, sự phát triển của nền kinh tế đang đẩy nhanh nhu cầu XNK ngoài ngành. ý thức rõ được điều nay ban lãnh đạo đơn vị đã đề ghị tổng công ty cho phép kinh doanh một số mặt hành ngoài ngành. Sau khi đánh giá khả năng của công ty lãnh đạo tổng công ty đã đồng ý bổ sung thêm chức năng cho doanh nghiệp kinh doanh XNK: Phương tiện vật tải, thiết bị vật tư, phụ tùng thiết bị thị trường , điện tử tiêu dùng. Xuất nhập khẩu sắt thép phế phẩm, hàng nông sản, lâm thuỷ sản. Tam nhập, tái xuất, chuyển khẩu: phương tiện thiết bị, vât tư nông nông nghiệp. Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá, lương thực, vật tư nông nghiệp và chất đốt trong nước. Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi, dịch vụ hàng hản va cung ứng tàu biển. Sản xuất phao cưu sinh, phá dỡ tàu cũ Chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất vât liệu xây dựng dân dụng Nhiệm vụ của công ty Sử dụng có hiệu quả, bảo đảm và phát triển các nguông vốn của nhà nước do tổng công ty giao lại hoặc đứng tên bảo lãnh cho công ty vay khai thác có hiệu quả tài sản và các nguồn lực khác do tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh. Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do tổng công ty giao và tham ra thực hiện các kế hoạch của tổng công ty về đầu từ, phát triển phố hợp sản xuất kinh doanh, phân chia, bảo vệ, phát triển thị trường hoặc những kế hoạch đột xuất khác do Nhà nước giao theo sự phân công của tổng công ty. Kinh doanh đúng ngành nghè đã được cấp giấy phép và chấp hành đầy đủ các chế độ do pháp luật và “Điều lệ về tổ chức, hoạt động của tổng công ty hàng hải Việt nam” quyết định về hoạt động kinh doanh quản lý doanh nghiệp thuế, tài chính, lao động, tiềnlương... Thực hiện quy chế quản lý kinh doanh, quy chế tài chính của tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả và tính hợp pháp trong mọi hoạt động của mình, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thành viên khác của tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không áp dụng các biện pháp cạnh tranh thị trườg trong nội bộ tổng công ty, nếu xét thấy có thể gây thiệt hại về vật chất và uy tín của công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên khác. Chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của ban kiểm soát, tổng giám đốc, tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của “Điều lệ tổ chức, hoạt động của tổng công ty hành hải Việt nam ” Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường tài nguyên, quốc phòng và an ninh quốc gia, làm các báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo quy định của tổng công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo. Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá kết quả về hoạt động của công ty theo các quyết định liên quan của chính phủ. Tuân thủ tất cả quyết định luật khác của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt nam chính thức tham gia và công nhận Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty . Công ty XNK vật tư đường biển hiện nay có 4 chi nhánh và văn phòng trên cả nước bao gồm: Văn phòng công ty tại Hà Nội Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng Chi nhánh tại thành phố Hạ Long-tỉnh Quản Ninh Chi nhánh tại thành phố Đà nắng Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Bộ máy quản lý của công ty XNK vật tư đường biển hiện nay bao gồm: Giám đốc, một phó giám đốc và kế toán trưởng do tổng công ty hàng hải Việt nam trực tiếp bổ nhiệm. ở văn phòng ngoài ban giám đốc, công ty có 4 phòng + Phòng tổng hợp + Phòng Thương Mại và Dịch Vụ + Phòng kế toán - tài chính + Phòng cung ứng nhiên liệu Mô hình cơ cấu tổ chức. Ban giám đốc Phòng tài chính-kế toán Phòng TM-DV Phòng cung ứng nhiên liêu Phòng tổng hợp Các chi nhánh Theo mô hình tổ chức các chi nhánh gần như là một đơn vị độc lập. Các giám đốc chi nhánh chựu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty . Ngoài ra, các chi nhánh hàng năm có nhiệm vụ báo cáo số liệu về hoạt động kinh doanh của mình cho các phòng ban để tổng hợp số liệu thống kê. Mỗi phòng đều có chắc năng và nhiệm vụ chuyên trách theo sự chỉ đạo của ban giám đốc. + Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc . Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu giao cho. Đây là người quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành đơn vị. + Phòng TM và DV: là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc về các giao dịch thương mại. Ngoài ra còn kiêm chức năng xây dựng kết khoạch chiến lược. Từ những chức năng trên phòng có những nhiệm vụ chính: Nghiên cứu thị trường, thực hiện các nghiệp vụ thương mại tổng hợp số liệu và lập các kế hoạch chiến lược. + Phòng kế toán-tài chính: Là phòng chuyên trách về quản lý tài sản tiền vốn, tổ chức bộ máy kế toán giữa văn phòng công ty và các chi nhánh cho phù hợp. Do vậy nhiệm vụ của phòng rất nặng nề bao gồm: cân đối các nguồn vốn để giải quyết vốn kinh doanh quản lý các hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp kế toán phát sinh và lập các chứng từ hoá đơn, xác định kết quả hoạt động kinh doanh. + phòng tổng hợp tham mưu cho giám đốc về tổ chức nhân sự toàn bộ công ty. Phòng tổng hợp làm nhiệm vụ lập kế hoạch báo cáo về tiền lương, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ công ty. Phòng tổng hợp xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện và tiến hành các thủ tục cho cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, cấp phát tiền lương... Thực hiện các giao dịch thương mại. Ngoài ra còn kiêm cả chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược. Từ những chức năng trên phòng có nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường, thực hiện các nghiệp vụ thương mại, tổng hợp số liệu và lập kế hoạch chiến lược. + Phòng cung ứng tham mựu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh nhập khẩu và tiêu thụ nhiên liệu. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập phương án và xây dựng chiến lược kinh doanh nhiên liệu cho công ty. III. kết quả kinh doanh của công ty Công tác thị trường của công ty Khi còn hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung bao cấp, công ty XNK vật tư thương mại đường biển giống như một tổng kho vật tư của ngành hàng hải làm nhiệm vụ tiếp nhận cấp phát vật tư theo chỉ đạo cấp trên. Vì vậy hàng hoá vật tư của công ty thời gian này đều có kế hoạch cụ thể và hầu như được bao tiêu toàn bộ. Nhờ đó mà đơn vụ hoạt động, thuật lợi, có đối tượng khách hành lớn, ổn định không phải cạnh tranh. Từ đầu những năm 1991 trong nước dần dần xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở cửa. Hoạt động trong điều kiện thị trường hoàn toàn mới, công ty không còn là nhà cung ứng độc quyền nữa. Vì thực tế, khắp các nhà địa phương, các ngành và các cấp ngày càng xuất hiện nhiều các công ty XNK với đủ loại quy mô và đủ loại ngành hàng. Các khách hàng trước đây của công ty nay đã tìm đến nguồn vật tư của các đơn vị khác trong cùng khu vực, khong còn là khách hàng chủ yếu và thường xuyên nữa. Để giải quyết những khó khăn trên công ty đã thực hiện công tác nghiên cứu, thị trường nước cũng như thị trường nước ngoài một cách cụ thể để từ đó có những phương án kinh doanh sao cho phù hợp với khả năng hiện đại của công ty. Đối vơi khách hàng nội địa của công ty, công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường bằng cách khảo sát trực tiếp. Bởi vì khoảng cách giữa khách hàng nội địa của công ty mở rộng không tập trung ở một hoặc một vài đơn vị ngành nghề mà mở rộng quan hệ với nhiều công ty khác như: Công ty vật liệu xây dựng Nam Hà, công ty thiết bị áp lực, công ty vật liệu điện Hà Nội, công ty hỗ trợ và phát triển công nghệ, công ty XNK thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, công ty thương mại Đà Nẵng.....Đây là một ưu thế tạo đà cho công ty phát triển trên thị trường quốc tế. Đối với việc nghiên cứu thị trường nước ngoài công ty thường áp dụng hài phương pháp: nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực tế. Việc nghiên cứu tại bàn công ty thường thông qua nguồn thông tin chủ yếu là cái tài liệu trữ từ những lần nhập khẩu trước đó và các tài liệu có được từ hồ sơ chào hành của nhà cung cấp truyền thống hoặc các nhà trung gian môi giới. Ngoài ra, đối vớ việc nhập khẩu các hàng hoá có tính chất phức tạp và đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao và có giá trị lớn như các hàng, thì công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường dưới hình thức khảo sát trực tiếp, bằng cách cử một vài càn bộ có nghiệp vụ chuyên ngành để đi sang thị trường của các nhà cung cấp. Tất cả các tông tin có được từ bước nghiên cứu thị trường được đơn vị tổng hợp lại, số bộ lựa chọn thị trường nhập khẩu và lập phương án kinh doanh. Trước đây thị trường XK chủ yếu là Nhật Bản, công ty thường xuất sang Nhật Bản một lượng sắt phế thải tới hàng chục trấn lượng sắt được công ty thu mua trong nước và nhập khẩu từ Liên xô cũ. Trong những năm 1985-1993, với mặt hàng XK chủ yếu đó đơn vị đã thu được nguồn lợi lớn mà không phải mất nhiều công sứ để khai thác nguồn hàng và tìm kiếm thị trường . Từ năm 1993 trở lại đây thị trường xuất khẩu đã có thay đổi . đế năm 1997 (hình 1), Nhật Bản Không còn là bạn hàng XK , thay vào là Trung Quốc , Đài Loan , SNG . Trong đó Trung Quốc chiếm thị trường lớn nhất 65% .Nguyên nhân do từ năm 1994 nhà nước cấm xuất khẩu sắt vụn. Phát triển thị trường xuất khẩu là một giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên việc chiếm lính thị phần xuất khẩu khó hơn nhập khẩu nhiều. Mặt hàng xuất khẩu phải có tính cạnh tranh về giá, chất lượng... Năm 1999 (hình 2 trang sau), bổ sung thêm 2 thị trường Hông Công và Singpo, năm 2000 có thêm thị trường Lào sự đa dạng hoá nhập khẩu đã dẫn tới sự đa dạng về thị trường NK (hình 3 trang sau). Từ năm 1997 trở lại đây, cơ cấu thị trường nhập khẩu của đơn vị ngày càng đa dạng có xu hướng dịch chuyến về khu vực Đông Âu. Cũng giống như thị trường xuốt khẩu, các nước Châu á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhât. Năm 2000, đứng đầu thị phần Châu á là Hàn Quốc, nhỏ nhất là thị phần của các nước như Đức, Pháp, Italia, Australia. Điều này chứng tỏ nhu cầu hàng hoá của những nước công nghiệp ở Tây âu vẫn còn quá cao so với khả năng của công ty. Năm 2001, công ty đã mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh tư thực nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước. Do đó ngoài các mặt hàng nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị thông thường như những năm trước, năm 2001 công ty đã thực hiện nhập khẩu 19.982 tấn thép các loại, 4988 tấn Amiăng, và một số mặt hàng khác, ngoài ra công ty còn NK lượng dầu DO với trị giá 5.200.00 USD. Điều đó cho thấy rằng công ty đã mở rộng cơ cấu ngành hàng và ngay càng phát triển. Một vài đánh giá về một số thị trường điển hình. + Nhật Bản: Đây đã từng là thị trường chính của công ty trong suốt quá trình hình thành và phát triển, từ khi công ty còn lấy xuất khẩu sắt vụ là chủ yếu. Hiện nay hàng hoá nhập khẩu sắt vụn là chủ yếu. Hiện nay hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản là xe máy, xe ôtô, máy xúc, cáp thép, thép ống.... Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu tử Nhật Bản đang giảm mạnh vào năm 1998 và 1999 nhưng tới năm 2000 đã tăng lên gấp 5 lần năm 1999. Năm 2001 tỷ trọng hàng nhập khẩu của công ty ở thị trường này đã giảm sút rất lớn so năm 2000. + SNG: Trong thời gian gần đây, do nhận định thị trường SNG có nhiều mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với ngành hàng kinh doanh của công ty , được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng về mặt chất lượng, giá cả, chủng loại. Công ty đã tìm hiểu nghiên cứu thị trường và nhập khẩu được nhiều máy móc thiết bị từ SNG. SNG cũng là một quốc gia có ngành công nghiệp luyện kim phát triển. Mặt hàng kim khí sản xuất tại SNG đang có ưu thế giá rẻ, dễ mua bán. Điều này rất phù hợp với nhu cầu của công ty. Do đó định hướng coi SNG là thị trường nhập khẩu chủ yếu, là phương châm đúng đắn và hiệu quả . Tỷ trọng hàng hoá nhập từ thị trường SNG tương đối lớn trong cơ cấu hàng hoá NK của công ty. SNG được đánh giá là thị trường dễ tính và có sức tiêu thụ hàng hoá lớn. Tuy nhiên tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của công ty sang thị trường này đang giảm sút, vì vậy công ty cần khắc phục dần - Thị trường Singapo: Hiện nay công ty đã có hàng hoá xuất khẩu sang Singapo nhưng chủng loại vẫn còn nghèo nàn, chỉ có Sameguel và mây đã qua sơ chế. Việt nam và Singapo cùng ở trong khu vực Đông Nam á, do đó công ty nên tạn dụng điều kiện địa lý này để xuất khẩu hàng hoá với chi phí vận chuyển thấp - Công ty cũng đã nhập khẩu nhiều loại hàng hoá từ thị trường Singapo. Năm 1999-2000 chủ yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị cho ngành điện, bưu chính viễn thông. Nhưng tới năm 2001 tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng trên giảm sút là do các mặt hàng đó hiện nay công ty đã chuyển sang NK từ SNG do giá rẻ hơn, chất lượng tương đương. Cuối năm 2001 công ty đã nhập khẩu từ Singapo lượng dầu có giá trị tương đối lớn để cung ứng cho tàu biển nước ngaòi cập cảng Việt nam và các ngành công nghiệp trong nước. - Thị trường Đài Loan: Mặt hành sản xuất chủ yếu của đơn vị là phao cứu sinh cho ngành hành hải lam từ nguyên liệu chính: nhựa EPS loại nhựa này trước đây được nhập khẩu từ Liên xô cũ hoặc từ Nhật Bản. - Sau một thời gian nghiên cứu thị trường Đài Loan, công ty đã quyết định chuyển hướng nhập khẩu nhựa EPS từ Đài Loan, với lý do chất lượng vẫn đảm bảo mà giá lại rẻ bằng 40% nhựa ND từ Nhật Bản, Liên xô. Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu một số loại máy móc nhỏ sản xuất tại Đài Loan - Hàng xuất khẩu của công ty sang Đài Loan là các sản phẩm từ gỗ, cao su và tre. Tuy nhiên, hạn ngạch của Nhà nước về loại sản phẩm này đã hạn chế khả năng xuất khẩu. Việc tìm kiếm mặt hàng mới để xuất khẩu sang thị trường này đang là điều trăn trở của công ty - Thị trường Hàn Quốc: Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá của Hàn Quốc đang dần dần tăng lên. Công ty nhập khẩu từ Hàn Quốc các phương tiện xếp dỡ vận tải, đặc biệt là các xe vật tải cỡ nhỏ. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu từ thị trường này các loại sắt thép xây dựng, tôn đóng tàu, nhôm nguyên liêu.. hiện nay công ty vẫn chưa xuất khẩu được một mặt hành nào sang Hàn Quốc. Thị trường Trung Quốc: Do tính chất đặc biệt của ngành hàng trước đây nên công ty hầu như không nhập hàng hoá từ Trung Quốc. Quan hệ thương mại chủ yế là xuất khẩu, thị phần hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn ổn định, bao gồm những mặt hàng trái cây, mây sơ chế, chỉ sơ dừa... với định hướng tăng cường xuất khẩu hay tiêu dùng, công ty vẫn chưa khai thác được ưu thế giá rẻ của hàng tiêu dùng Trung Quốc như địa lý thuận lợi giữa Trung Quốc và Nhà nước Qua việc phân tích một số thị trường chính ta thấy rằng sau mỗi năm, công ty càng vươn rộng ra thị trường quốc tế, càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong buôn bán ngoại thương, đây là một ưu thế của công ty. Tuy nhiên cơ cấu thị trường xuất khẩu còn ít, công ty chưa tậm dụng được mối quan hệ thương mại của mình với các nước bạn hành nhập khẩu để từ đó xuất khẩu trở lại hàng hoá của Việt Nam. Quy trinh nhập khẩu của công ty. Công ty XNK vật tư đường biển trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh với các đối tác. Qua việc nghiên cứu thị trường đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ trong lính vực kinh doanh XNK thực hiện quy định nhập khẩu qua các bước sau 1-Bước 1: Tập hợp nhu cầu khách hàng: Dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu giá cả, phân tích sự biến động của thị trường giá cả. Phòng thương mại – dịch vụ sau khi xem xét lại các đơn chào hàng của đơn vị đặt hàng. Phòng thương mại-dịch vụ tiến hành nhận định nhu cầu về quy cách, chủng loại hàng hoá , thời gian nhận hàng để lập biểu đơn hàng. Theo quy định củ công ty, đơn hàng phải chựu đựng những nội dung chủ yếu sau: Tên hàng Quy cách, phẩm chất Mẫu mã chủng loại Điều kện giao hàng Phương thức thanh toán Bao bì đóng gói Điều kiện chào giá. Các đơn chào hàng được kiểm tra lại và được trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc công ty xem xét, phê duyệt. Khi trình duyệt đơn hàng, phòng TM-DV phải gửi kèm theo báo cáo phân tích lựa chọn những nhà cung cấp để gửi đơn hàng. Đơn hàng phải được gửi ít nhất tới ba nhà cung cấp 2-Bước 2: Chào hàng: sau khi đơn hàng được giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt, phòng TM-DV gửi ngay đơn hàng cho các nhà cung cấp đã lựa chọn (đối với các đơn hàng được đặc chủng phục vụ cho những công tác đặc biệt độc quyền cung cấp thì phòng TM-DV phải báo cáo giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt thêm đơn chào hàng của các nhà cung cấp khác hoặc gia hạn thêm đợn hỏi hàng. Nếu như sau khi gia hạn thêm thời hạn của đơn hỏi hàng mà công ty vẫn chưa nhận được đủ ba đơn chào hàng thư giấy báo thì phòng TM-DV sẽ báo cáo giám đốc chọn chào hàng cạnh tranh như một giải pháp Công tác tổ chức chào hàng tới các nhà cung cấp được phòng TM-DV thực hiện và sắp xếp hệ thống từ việc nghiên cứu, tìm hiểu uy tín của nhà cung cấp đến khả năng cung ứng hàng hoá đảm bảo đúng quy cánh chủng loại hàng hoá của họ: 3-Bước 3: Lập phương án kinh doanh Sau khi xem xét tất cả các thông tin từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp. Công ty XNK vật tư đường biển đã tiến hành lập phương án kinh doanh. Mặt khác phương án kinh doanh được xây dựng dựa vào các căn cứ: dựa vào chiến lược kinh doanh tổng quát của công ty, dựa và khả năng của công ty , dựa và việc xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau khi xây dựng phương án kinh doanh xong phòng TM - DV trình duyệt lên giám đốc để phê duyệt. 4-Bươc 4: Công tác đàm phán: Sau khi có quyết định phê duyệt của giám đốc về phương án kinh doanh do phòng TM-DV lập. Công ty đã đi đến việc đàm phám với các đối tác về các điều khoản để đi đến ký kết hợp đồng Công tác đàm phán thường do giám đốc kinh doanh phụ trách với sự tham gia của các cán bộ trong phòng thương mại- dịch vụ thực hiện.Trong trường hợp phó giám đốc đi vắng, một trưởng phong hoặc phó phòng TM-DV sẽ chủ trì việc đàm phán, thương lượng của hai bên. Việc đàm phán, thương lượng của hai bên có thể trực tiếp hoặc thông qua Fax, Telex hay các công văn giao dịch khác (Fax, telex đều phải qua giám đốc duyệt, ký) Nội dung của cuộc đàm phán: Các điều kiện đó là giá cả, phương thức giao hàng, giấy phép và thủ tục nhận hàng, phương thức thành toán, khiếu nại, bảo hiểm, phương thức vận chuyển.... Đàm phán về hàng hoá + Tên hàng + Số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất Đàm phán về giá cả, và khả năng thanh toán + Đồng tiền tính giá + Phương pháp tính giá Các bên trong hợp đồng có thể chọn một trong ba phương thức thanh toán tính gia là : Giá xác định ngay (giá cố đinh) Giá quy định sau Giá xét lại Ngoài việc xác định giá cả, hai bên còn phải thoả thuận về đơn giávà điều kiện cơ sơ giao hàng tương ứng (theo Incoterm 2001) VD: Unit price: 130.000 USD/MT CIF HP PORT Total Amont: 130.000 USD - Đàm phán về giao hàng: Đây là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng vì nó sẽ quy định cụ thể nghĩa vụ của người mua và người bán đồng thời cũng là ràng buộc các bên giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có cơ sở để nạn hàng như mong muốn. Đàm phán giao hàng thường bao gồm 5 bước + Địa điểm: Nơi giao hàng và các địa điểm thay thế + Vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển được sử dụng + Rủi ro: Quyền sở hữu, bảo hiểm, di chuyển r._.ề nghị ngân hàng mở L/C thanh toán 99% trị giá lô hàng cho công ty Hàn Quốc. Tranh chấp về việc ngừng trả tiền đã được giải quyết. Về vụ tranh chấp này, có thể phân tích rút ra kết luận như sau: Việc ngân hàng mở L/C ngừng trả tiền cho bộ chứng từ hợp lệ theo yêu cầu của người mở L/C là sai, bởi vì sau khi được mở ra trên cơ sở hợp đồng thì nó lại độc lập với hợp đồng, ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền căn cứ vào chứng từ chứ không phải căn cứ vào thực tế của hàng hoá. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc làm sai của ngân hàng lại giúp công ty XNK vật tư đường biển giải quyết được khiếu nại về phẩm chất với công ty Hàn Quốc một cách nhanh chóng. Giả sử ngân hàng sau khi kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ cứ thực hiện đúng nghĩa vụ của ngân hàng là trả tiền cho công ty Hàn Quốc thì chắc đâu công ty Hàn Quốc đã giảm giá cho công ty XNK vật tư đường biển, có chấp nhận cũng không thể nhanh chóng như vậy được. Song việc làm đó của ngân hàng đã làm giảm một phần uy tín của ngân hàng trước khách hang nước ngoài. Nguyên nhân phát sinh các tránh chấp trong quá trình nhập khẩu Như các phần trên trình bầy chúng ta thấy các tranh chấp phát sinh từ quá trình nhập khẩu là rất đa dạng va phức tạp. Khi các tranh chấp phát sinh tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy các thương nhân thường muốn giải quyết các trạnh chấp này một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên muốn giải quyết tốt nhất các tranh chấp này về cơ bản các nguyên nhân phát sinh có thể chia làm hai nhóm là các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan Các nguyên nhân khách quan. Đây là các nguyên nhân xẩy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của người xuất khẩu và người nhập khẩu. Các nguyên nhân đó thường là Do truyền thống văn hoá của các nước có sự khác nhau: Truyền thống văn hoá của mỗi nước của mỗi nước mỗi dân tộc cũng như đời sống văn háo hiện tại của họ ảnh hưởng rất lớn đến các nhận thức, đến các hành vi và cách xử sự của con người. Trong kinh doanh quốc tế cũng vậy các nhà kinh doanh thường ở xa nhau, ít có điều kiện gặp gỡ thường xuyên và nếu có thưởng xuyên và nếu có gặp nhau thì lại bị những khó khăn về văn hoá ứng xử ngăn trở. Kinh nghiệm của nhiều thương gia cho thấy lời hứa trong kinh doanh có mức độ tin cậy khác nhau tuỳ thuộc vào nguồn gốc văn hoá. Lời hứa của giới kinh doanh Mỹ thường được coi là lời cam kết thực sự. Người Mỹ hứa điều gì thì điều có thể tin tưởng rằng họ sẽ thực hiện bằng mọi cách. Điều này xuất phát từ lối sống thực dụng và sự tự tin của họ. Nhưng đối với các thương gia Pháp và thương gia ở các nước Châu âu khác thì lời hứa chỉ mang tính xã giao, ít khi hình thành các cam kết thực sự. b. Do ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau: Trong giao tiếp hàng ngày của xã hội loài người nói chung và của các thương gia nói riêng thì ngôn ngữ là phương tiện cực kỳ quan trọng, nhưng ngôn ngữ của các dân tộc thì lại không đông nhất với nhau. Sự bất đồng về ngôn ngữ trong kinh doanh làm cho sự hiểu biết của các bên không giống nhau là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến các tranh chấp xảy ra. Trong thương mại quốc tế các thứ tiếng Anh, Pháp được sử dụng khá phổ biến để làm cầu nối giữa các nhà kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng các ngôn ngữ này trong giao tiếp thông thường đôi khi cũng gây ra hiểu nhầm, hiểu sai ý tưởng của nhau huống chi là trong kinh doanh cần phải sử dụng thứ ngôn ngữ thương mại và pháp lý chặt chẽ, chính xác nhiều khi còn cầu kỳ, khó hiểu như các cụm từ chuyên môn, thuật ngữ rút gọn theo tập quán, các từ viết tắt v.v Làm cho các thương gia hiểu không chính xác nội dung giao dịch va không phải các nhà kinh doanh đều sử dụng thành thạo ngoại ngữ mà thậm chí có khi họ phải sử dụng cả “ngôn ngữ ” điệu bộ. Do sự khác biệt về thông tin: Thông tin mà các nhà kinh doanh quan tâm là những tin tức liên quan đến thị trường, hàng hoá, giá cả, khách hàng v.v hiện nay thông tin không còn là vấn đề nan giải trên thế giới. Tuy nhiên vẫn có sự cách biệt về mạng lưới thông tin giữa các nước phát triển và đang phát triển. Không phải ở đâu các nhà kinh doanh cũng đều có điều kiện tiếp cận đầy đủ mọi thông tin chính xác mà họ cần. Thông tin chậm và thông tin không chung thực vẫn còn gây khó khăn không ít cho các nhà kinh doanh. Hiện nay công ty ma, công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, hàng hoá vận chuyển lòng vòng hay hàng kém chất lượng, kém phẩm chất v.v khá phổ biến nhưng các nhà kinh doanh XNK lại chỉ phát hiện ra khi thực hiện hợp đồng một phần là do thông tin không kịp thời hoặc thiếu chính xác. Do sự khác biệt về luật pháp và tập quán thương mại: Luật pháp điều chỉnh các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng đầy đủ, song mỗi hệ thông pháp luật lại có những đặc điểm riêng biệt. Hệ thống pháp luật lục địa, điển hình là luật của Pháp, Đức đều được văn bản hoá tỉ mỉ , chính xác và không nhấn mạnh vào vai trò của tiền lệ pháp (án lệ). Trái lại hệ thống pháp luật của Anh - Mỹ ít được pháp điển hoá nhưng lại nhấn mạnh vai trò của tiền lệp pháp. Vì vậy cùng một vấn đề liên quan đến hợp đồng XNK nhưng luật pháp của mỗi quốc gia có thể có những quy định, cách giải quyết khác nhau. Các văn bản luật (đao luật, bộ luật) ít thay đổi nhưng các văn bản dưới luật thường hay thay đổi. Bên cạnh đó các tập quán thương mại trên thế giới cung như các tập quán ở các khu vực cũng rất phong phú và phức tạp. Do vậy, nếu các bên ký kết không nắm bắt kịp thời và đầy đủ sự thay đổi của các quy phạm pháp luật , các tập quán thương mại thì sẽ khó tránh khỏi các tranh chấp phát sinh. Do yếu tố cung cầu trên thị trường: Quan hệ cung cầu trên thị trường có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh doanh của công ty vì thế khi quan hệ cung cầu biến động theo chiều hướng bất lợi cho một trong các bên ký kết thì rất có thể đẩy họ vào tình thế chấp nhận vi phạm hợp đồng. Do vậy đây cũng là nguyên nhân phát sinh tranh chấp giưa các chủ thể của hợp đồng XNK. 3.2. Nguyên nhân chủ quan Xét về mặt chủ quan thì sự khác biệt nhiều khi là sự đối lập về quyền lợi của người xuất khẩu và người nhập khẩu chính là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Những điều gì có lợi cho người xuất khẩu thì có thể bất lợi cho người nhập khẩu và ngược lại. Trong kinh doanh các bên ký kết đều muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong mỗi thương vụ. Lợi nhuận thường là mục đích cuốc cùng mà các bên mong đợi trong quá trình giao dịch, đàm phám, ký kết và thực hiện hợp đông. Mặt khác để tận dụng cơ hội kinh doanh nhiều khi các nhà kinh doanh dám chủ động vi phạm các vi phạm trong hợp đồng và sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết khi cân nhắc hiệu quả kinh doanh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nói cách khác, trong một số trương hợp chính các bên ký kết đã chủ động vi phạm hợp đồng nên gây ra các tranh chấp. Như vậy các tranh chấp trong quá trình nhập khẩu có thể phát sinh do nhiều các nguyên nhân khác nhau vì vậy để hạn chế được các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khẩu công ty XNK vật tư đường biển cần tìm ra những nguyên nhân cụ thể để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Mặt khác cần lựa chọn các biện pháp giải quyết có hiệu quả nhất . Nói tóm lại trên đây là những nội dung cụ thể của hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng của công ty XNK vật tư đường biển mà trong thời gian thực tập tại công ty em đã sưu tập được để hoàn thành nội dung đề tài của mình.Và từ đây em đã có thể đưa ra một số quan điểm để có thể góp ý cho hoạt động kinh doanh của công ty. Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro và tranh chấp trong quá trình nhập khẩu. Một số sự báo về tình hình nhập khẩu trong thời gian tời và phương hướng hoạt động của công ty XNK vật tư đường biển. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2001 và dự báo năm 2002. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu năm 2001 đã vượt xa dự kiến ban đầu. Theo số liệu của bộ thương mại, xuất khẩu của năm 2001 đã đạt trên 14,3 tỉ USD, tăng 13% so với kê hoạch và tăng 24% so với mức với mức thực hiện năm 2000. Từ những số liệu trên cho ta thấy: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta phục hồi rất nhanh sự đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu năm 2001 còn do sức mua của thị trường khi việc đã bước vào giai đoạn hồi phục; theo đánh giá của Bộ thương mại, sức mau ở nhiều khu vực châu á đang dần trở lại bình thường như trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ, do đó một số thị trường như Trung Quốc, irăc, Malayxia, Philippin, Indonexia, đã tăng nhanh tốc độ nhập khẩu hàng hoá của nước ta. + Giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta trên thị trường thế giới tăng như dầu thô, điều, hạt tiêu, gạo... trong khi giá một số mặt hàng khác lại giảm điển hình là Cafe và đường, hoặc còn đứng ở mức thấp. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng xuất khẩu nói trên là do chúng ta đẩy mạnh khối lượng hàng hoá xuất khẩu, theo tính toán. Dự kiến năm 2002 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 19200 triệu USD. Trong đó xuất khẩu hàng hoá ước đạt 16.600 triệu USD và xuất khẩu dịch vụ ước đạt 2.600 triệu USD. Về nhập khẩu tổng kim ngạch Nhập khẩu cả năm đạt 15,7 tỉ USD tăng 1,9 tỉ so với kế hoạch và tăng 30% so với năm 2000 nhập khẩu tăng nhanh như vậy là do khối lượng hàng nhập khẩu tăng đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu chủ lực như nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất theo tính toán của Bộ Thương Mại trong vòng 11 tháng đầu năm 2001 nhập khẩu tăng 31,8% so với cùng ký năm 2000, đạt 13772 triệu USD. Do đó nhập khẩu giữ vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kế hoạch nhập khẩu năm 2002 dự kiến đạt 18.800 triệu USD. Trong đó nhập khẩu hàng hoá dự kiến đạt 17.450 triệu USD và nhập khẩu dịch vụ là 1350 triệu USD. Nhưng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: ô tô nguyên chiếc các loại dự kiến là 15500 chiếc, ô tô linh kiện lắp ráp dự kiến nhập 1250 nghìn tấn, phân bón URE 2200 nghìn tấn...Điều đó chứng tỏ tỷ trọng nhập khẩu so với xuất khẩu đã có phần giảm hơn và dần dần cải thiện cần thanh toán. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. Từ thực tế của hoạt động kinh doanh XNK trong thời gian vừa qua và nắm bắt xu thế của nền kinh tế đất nước và khu vực, một xu thế mở, tự do hoá mậu dịch và cạnh tranh gay gắt cùng những dự toán về tình hình kinh doanh trong thời gian tới, công ty xuất nhập khẩu vật tư - đường biển đã đặt cho mình một hướng đi mới trong tương lai. Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là mở rộng hơn nữa lĩnh vực kinh doanh mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là tiếp tục thúc đẩy mạnh công tác nhập khẩu và kinh doanh cung ứng nhiên liệu trọng tâm là công tác cung ứng tiêu thụ nhiên liệu, trọng tâm là công tác cung ứng tiêu thụ nhiên liệu ở thị trường trong nước, đặc biệt đối với công tác công ty vận tải trong ngành và các cảng biển. Tiếp tục công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm những thị trường mới, cơ hội và thách thức mới bên ngoài, dựa vào những thành quả đã đạt được trong những năm qua tiếp tục khai thác thêm những nguồn lợi có thể đạt được trong công tác giao nhận hàng hoá, đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ với các bước trong quá trình nhập khẩu của công ty từ đó giảm bớt những rủi ro và tranh chấp đối với bạn hàng từ đó giảm thiểu những chi phí không đáng có trong quá trình nhập khẩu. Bên cạnh đó công ty đặt ra những mục tiêu cao hơn trong công tác xuất nhập khẩu trong thời gian tới như sau: Các chỉ tiêu cho năm 2002. Giá trị kim ngạch XNK: 32000000 USD Trong đó : Xuất khẩu 4000000 USD Nhập khẩu : 28000000 USD - Doanh số bán ra : 330.000 triệu đồng. - Lãi gộp : 9000 triệu đồng - Nộp ngân sách :57.000 triệu đồng trong đó : Thuế VAT : 31.000 triệu đồng Thuế XNK : 26000 triệu đồng Mục tiêu chủ yếu của công ty đặt ra trong năm 2002 là: Chấn chỉnh lại công tác quản lý để tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý để tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, công tác thị trường, nhằm phục vụ cho các nhu cầu của các đơn vị trong ngành. Triệt để khai thác các nguồn hàng kinh doanh nội địa nhằm tìm đầu vào cho các đơn đặt hàng ở nươcs ngoài. Chấn chỉnh và phát triển các dịch vụ vận tải biể nhằm thu thêm lợi nhuận từ công tác dịch vụ hàng hải. Mặt khác công ty có thể tận dụng lợi ích sẵn có của mình về dịch vụ hàng hải để bao tiêu trọn goí cho những lô hàng xuất khẩu sang các nước láng giềng hay các nước trong khu vực, mà công ty có lợi thế về điều kiện địa lý, để có thể có được lợi nhuận cao hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mục tiêu tăng kim ngạch XNK năm 2002 đến 32000.000 USD tăng 15% so với kim ngạch XNK năm 2001. Ngoài các mặt hàng xuất nhập khẩu công ty sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thêm nguồn hàng và nơi tiêu thụ để mởi rộng hơn nữa ngành hàng kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho công ty và lợi ích cho xã hội. Công ty xây dựng kế hoạch thực hiện doanh số bán ra trong nưm là 330.000 triệu đồng, tăng 120% so với doanh số bán ra công ty ước thực hiện năm 2001, lãi gộp công ty phấn đấu thực hiện là 9000 triệu đồng, lãi gộp chiếm tỷ trọng 2,7% so với doanh số bán ra và nộp ngân sách là 57.000 triệu đồng. Trên đây là những kế hoạch do ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty xây dựng và nhất trí thông qua. Qua đây cũng có thể thấy được quyết tâm của toàn công ty trong thời gian tới là tìm cách gia tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng khả năng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã đem lại 92% tổng doanh thu của toàn công ty. Những giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh tại công ty XNK vật tư đường biển. Thực tế đã chứng tỏ sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo. Hàng hoá ngày một dồi dào, hoạt động mua bán với tất cả các châu lục và kết quả là đã mang về cho Việt Nam sự thay đổi từng ngày, đời sống của nhân dân được cải thiện, mặt hàng tiêu dùng ngày càng nhiều. Kinh tế đất nước ngày một phát triển đặc biệt cán cân thương mại dần dần được cải thiện, kinh doanh XNK mang về cho nước ta nguồn ngoại tệ tương đối lớn, cải thiện tình hình thanh toán quốc tế. Tuy nhiên việc mua bán với nước ngoài không phải không gặp những khó khăn khi mà công ty XNKVTĐB chưa có sự hiểu biết đầy đủ về mội trường kinh doanh bên ngoài nên dẫn đến những tranh chấp xảy ra trong kinh doanh chính những tranh chấp này đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong những năm tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá công ty cần có những giải pháp thích hợp. Song, thành ngữ Việt Nam có câu “ phong bện hơn chữa bệnh”, vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK nói chung và giải quyết các tranh chấp từ loại hợp đồng này nói riêng trước hết cần phải nói tới các biện pháp phòng ngừa tranh chấp có thể phát sinh, sau đó mới nói tới các biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp đó. Giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh trong khâu đàm phán, ký kết hợp đồng. Ký kết hợp đồng nhập khẩu phải có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kỹ thuật pháp lý. Như trong chương I đã phân tích các tranh chấp từ hợp đồng XNK hàng hoá có thể phát sinh ngay trong khâu đàm phán, ký kết hợp đồng. Vì vậy, để hạn chế được tranh chấp có thể phát sinh sau này biện pháp đầu tiên mà công ty cần quan tâm đến là phải đàm phán ký kết được hợp đồng XNK có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh pháp lý và kỹ thuật. Hợp đồng XNK được coi là luật cao nhất đối với các bên xuất khẩu và nhập khẩu, do vậy khi ký kết, hợp đồng sẽ có giá trị giàng buộc các bên liên quan khi có tranh chấp phát sinh thì chính hợp đồng XNK là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên ký kết. Do vậy, việc xây dựng một hợp đồng có nội dung đầy đủ, chặt chẽ, kín kẽ cả về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý là điều hết sức quan trọng thậm chí có thể nói là mang tính chất quyết định đối với sự thành công của thương vụ. Muốn làm được điều đó trước hết cần đảm bảo cho hợp đồng được ký kết phải có đủ điều kiện hiệu lực cần thiết cho quy định của pháp luật. Để đảm bảo hợp đồng ký kết có hiệu lực về chủ thể thì khi giao dịch ký kết hợp đồng nhập khẩu công ty cần tìm hiểu kỹ đối tác về tư cách pháp lý của họ. Nếu coi nhẹ việc tìm hiểu kỹ đối tác về tư cách chủ thể của họ đối tác sẽ có thể dẫn đến trường hợp hợp đồng đã được ký kết nhưng lại không đảm bảo điều kiện hiệu lực vì chủ thể ký kết không đủ tư cách pháp lý hoặc thậm chí sẽ bị đối phương lừa dối, khi đó công ty có thể bị thiệt hại mà không biết khiếu nại hoặc kiện ai. Mặt khác người thay mặt bên đương sự ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền, cho nên phải kiểm tra thẩm quyền của người ký kết. Nếu hợp đồng do người đại diện không có thẩm quyền ký kết thì sau này dễ phát sinh tranh chấp và hậu quả là hợp đồng bị coi là vô hiệu. Hơn nữa, người thay mặt các bên ký vào văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng cũng phải là người có thẩm quyền. Nếu không khi bên đương sự kia thừa nhận thì văn bản sửa bổ sung đó sẽ không có giá trị. Trong thực tiễn kinh doanh ngoại thương hiện tượng này rất hay xảy ra. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp là một điều kiện hiệu lực của hợp đồng XNK, cho nên các bên đương sự cần đặc biệt quan tâm. Một hợp đồng có nội dung hợp pháp là hợp đồng có đủ các điều khoản chủ yếu theo quy định của pháp luật và có đối tượng là loại hàng hoá được phép XNK theo quy định của nước XK và nước NK. Vì vậy, trước hết công ty không được ký kết hợp đồng XNK những loại hàng hoá mà nước XK, cũng như nước NK cấm xuất hoặc cấm nhập. Tiếp theo là công ty ký kết hợp đồng phải có đủ các điều khoản chủ yếu như: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Do vậy, cho dù hợp đồng được ký với các thương nhân mang quốc tịch Anh, Mỹ là nơi mà luật pháp quy định nội dung hợp đồng chỉ cần có thoả thuận về đối tượng hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn phải đảm bảo đủ các nội dung tối thiểu, theo quy định các luật pháp Việt Nam. Nếu so suất để thiếu một trong các điều kiện đó thì hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu . Việc bảo đảm cho hợp đồng XNK có đủ các điều khoản chủ yếu theo quy định của pháp luật mới chỉ đảm bảo được tính hợp pháp của hợp đồng. Muốn có được hiệu quả kinh doanh cao thì nội dung hợp đồng còn phải đảm bảo tính kỹ thuật, có nghĩa là hợp đồng còn phải có cả những điều khoản khác mà pháp luật không bắt buộc phải có nhưng nó trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, những thoả thuận trong hợp đồng phải có thể mang lại lợi ích kinh tế ở mức độ cao nhất có thể được, ví dụ, mua được hàng với chất lượng cao mà giá cả lại vừa phải hoặc bán được nhiều hàng với giá cao nhất, với những điều kiện thuận lợi nhất.v..v.. Muốn vậy công ty XNK vật tư đường biển cần tránh trường hợp chưa nắm vững thị trường, giá cả, chưa tìm hiểm rõ thương nhân nước ngoài đã vội ký hợp đồng, sau đó thấy bất lợi lại xin điều chỉnh hoặc sửa đổi , thậm chí xin hủy hợp đồng mà không có lý do chính đáng, thực tiễn kinh doanh đã có không ít trường hợp vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên ngay sau khi ký hợp đồng phía công ty đã xin huỷ hợp đồng mà không tìm ra được lý do để thuyết phục được khách hàng nước ngoài. Khi đó khó tránh khỏi các tranh chấp phát sinh theo chiều hướng bất lợi cho phía công ty. Lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp một cách hợp lý khi ký kết các hợp đồng NK. Ngoài những nội dung bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật, để tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh sau này, khi giao kết hợp đồng công ty XNK vật tư đường biển cũng nên quy định phương pháp giải quyết tranh chấp bằng cách đưa vào hợp đồng thành một điều khoản riêng có thể gộp các nội dung này vào điều khoản “ trọng tài và luật áp dụng”. Khi lựa chọn luật áp dụng cũng cần chú ý chọn nguồn luật nào thuận lợi nhất. Từ tháng 1/1999, Luật thương mại Việt Nam đã chính thức có hiệu lực, vì thế trong giao dịch công ty nên hướng tới việc áp dụng luật thương mại Việt Nam cho hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài. Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cần chú ý tới những ưu điểm của từng loại hình cơ quan xét xử. Tuỳ từng vụ giao dịch cụ thể, tuỳ đối tượng hợp đồng để lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cho thích hợp. Tuy nhiên công ty XNK Vật tư đường biển cũng nên cố gắng lựa chọn các cơ quan xét xử của Việt Nam, và nếu điều kiện cho phép thì cố gắng thoả thuận chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, vì như thế sẽ gặp thuận lợi hơn trong việc tranh chấp và bất đồng có thể xảy ra từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này trước hết phải được giải quyết bằng phương pháp thương lượng trực tiếp. Nếu không thể giải quyết bằng phương pháp thương lượng trực tiếp các bên sẽ đưa tranh chấp ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Việc xét xử được tiến hành theo quy tắc tố tụng của trung tâm này, phán quyết của trọng tài là khung thẩm. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý của cán bộ làm công tác XNK. Để có thể phòng ngừa hạn chế các tranh chấp bằng các cách nêu trên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ pháp lý của đội ngũ cán bộ làm công tác XNK, đặc biệt của những người trực tiếp tham gia đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng XNK hàng hoá. Thực tế cho thấy không ít trường hợp công ty XNK vật tư đường biển tham gia đàm phán ký kết hợp đồng NK với thương nhân người nước ngoài mà người trực tiếp đàm phán ký kết thì lại vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ vừa yếu về trình độ pháp lý. Nhiều hợp đồng NK sau khi ký kết vừa không chặt chẽ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương vừa quá sở hở về pháp lý. Đối với những hợp đồng như thế tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý của các cán bộ trong công ty trước tiên nhằm khắc phục các tranh chấp phát sinh gây thiệt hại cho công ty xuất phát từ sự yếu kém về trình độ kinh doanh. Những người trực tiếp tham gia đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng NK cần phải có trìn độ hiểu biết đáng kể về kỹ thuật sản xuất, thương phẩm học, nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương, pháp luật về kinh doanh XNK và ngoại ngữ. cao hơn nữa, công ty cần có một chuyên gia pháp lý để hỗ trợ cho mình trong việc đàm phán ký kết hợp đồng, trực tiếp theo dõi việc khiếu kiện và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng NK . Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý thì phải học tập ở trường lớp và học tập trong thực tiễn. Do vậy công ty cần quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, có kế hoạch cho cán bộ tham gia các lớp học về nghiệp vụ XNK, về pháp luật kinh doanh XNK thông qua các lớp ngắn hạn, tại chức, chuyên đề, hội thảo, nâng cao. Học hỏi để nâng cao trình độ qua thực tiễn cũng hết sức quan trọng, cho nên những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý và kinh nghiệm cần hướng dẫn các cán bộ mới vào nghề, các cán bộ còn chưa chuyên sâu. Một vài đề xuất với công ty và kiến nghị với nhà nước Đối với công ty. Nghiên cứu thị trường, lựa chọn nguồn cung cấp: Trong thời gian qua việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty chưa được đặt lên hàng đầu và chưa phát huy tốt, công ty chủ yếu bị động trong việc ký kết hợp đồng NK hàng hóa nên công ty cần có một bộ phận chuyên về Marketing có trình độ, có đầu óc khi việc nghiên cứu thị trường có khoa học thì công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn các nguồn hàng tốt nhất và mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tổ chức khai thác tối ưu các nguồn vốn khác: Với số vốn hiện nay của công ty không thể đáp ứng tất cả các thương vụ kinh doanh XNK do vậy cần có các chính sách sử dụng vốn hợp lý bằng cách ưu tiên vốn cho các mặt hàng kinh doanh có lãi suất cao, tăng vòng quay vốn lưu động kết hợp với việc khai thác nguồn vốn bên ngoài như: +Khai thác nguồn vốn từ liên doanh liên kết + Huy động nguồn vốn từ công nhân viên trong công ty và sử dụng các phương thức thanh toán hợp lý. Công tác quản lý nhân sự: + Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban, chi nhánh trong công ty, có sự phân công trách nhiệm và quyền lợi một cách hợp lý tránh sự chồng chéo quyền lực giữa các phòng ban. + Cắt giảm bộ máy cồng kềnh kém hiệu qủa, giảm thiểu chi phí quản lý, trẻ hoá đội ngũ cán bộ thông qua tuyển dụng và đào tạo cán bộ trẻ có trình độ và năng lực. + Nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ kinh doanh XNK thông qua các khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở các trung tâm đào tạo ngoại thương. Kiến nghị đối với nhà nước: Nhà nước cần hoàn thiện và ban hành mới các văn bản hợp đồng XNK. Để có môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ Nhà nước Việt Nam cần sớm hoàn thiện và ban hành những văn bản pháp lý cần thiết trực tiếp luôn quan tâm đên việc giao dịch và ký kết các hợp đồng XNK cũng như việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng này. Ngày 10/5/1998, Quốc hội khoá IX nước CHXHCNVN ký họp thứ XI đã thông qua luật thương mại. Luật thương mại Việt Nam đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Tuy nhiên để luật thương mại thực sự đi vào cuộc sống nghĩa là tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng thì chính phủ sớm ban hành và hoàn thiện một hệ thống đồng bộ các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện luật thương mại, thiếu hệ thống các văn bản đó thì Luật thương mại chưa phát huy được vai trò của nó. Sau khi có nghị định 57 NĐ/CP ngày 31/7/1999 thì vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng XNK đã được giải quyết, nhưng còn nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng XNK ( hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài). điều kiện để huy động khi chỉnh hợp đồng không quy định gì, các trường hợp miễn tránh khác ngoài các sự kiện được coi là bất khả kháng, cơ quan có thẩm quyền xác nhận các sự kiện được coi là bất khả kháng...vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên luật thương mại Việt Nam dù có đầy đủ đồng bộ đến đâu cũng chưa chắc đã có thể áp dụng cho hợp đồng XNK, vì điều đó còn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận lựa chọn giữa các bên khi đàm phán ký kết hợp đồng. Nếu thương nhân nước ngoài không tin tưởng vào Luật Việt Nam thì họ sẽ từ chối áp dụng luật của ta mà tìm đến cách nguồn luật khác mà họ tin cậy hơn, được biết đến nhiều hơn. Một trong những nguồn luật đó là công ước viên 1980 về mua bán quốc tế hàng hoá. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty XNKVTĐB nói riêng áp dụng điều ước quốc tế quan trọng này các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ thương mại, Bộ tư pháp, Bộ Ngoại giao. V..v.. cần tập trung nghiên cứu đề nghị Nhà nước ta gia nhập công ước viên 1980 trong thời gian sớm nhất. Hiện nay do nước ta chưa gia nhập công ước này nên các nhà kinh doanh XNK còn gặp những khó khăn nhất định trong việc lựa chọn nguồn luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài. Bởi lẻ việc áp dụng luật Việt Nam cho loại hợp đồng này không phải lúc nào cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu nội dung của các quy phạm pháp luật liên quan, còn nếu chỉ trông chờ vào việc áp dụng các tập quán thương mại quốc tế Incoterm 2001 thì cũng không thể giải quyết hết được mọi vấn đề có thể phát sinh từ hợp đồng, vì Incoterm 2001 chỉ có thể giải quyết được một số vấn đề như phân chi nghĩa vụ làm thủ tục hải quan, phân chia chi phí, thời điểm di chuyển rủi ro của hàng hoá, nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và nghĩa vụ thuê tàu. Các nghĩa vụ khác không được đề cập đến trong Incoterm 2001. Vì thế, việc áp dụng các điều ước quốc tế như công ước viên 1980 sẽ có nhiều thuận tiện hơn. Đến nay đã có 53 nước trên thế giới phê chuản công ước này. Việc áp dụng công ước này cho phép các nhà kinh doanh XNK của ta vừa có thể hạn chế được những tranh chấp, bất đồng có thể phát sinh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp khi đã phát sinh từ các hợp đồng XNK hàng hoá. Nhà nước nên đơn giản hoá các nước thuế XNK và mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. Tránh tình trạng có quá nhiều mức thuế rườm rà như hiện nay, các mức thuế được áp dụng cần nhằm bảo hộ chung chung. Luật thuế XNK nên có các quy định về mức thuế suất khác nhau bao gồm mức thuế suất phổ thông, mức thuế ưu đãi và mức thuế ưu đãi đặc biệt Kết luận: Qua việc phân tích nghiên cứu thực tế tại công ty XNK vật tư đường biển chúng ta có thể rút ra kết luận sau: Thực tiễn quá trình Nhập khẩu ở công ty XNK vật tư đường biển đã chứng minh có các tranh chấp phát sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy để hạn chế các tranh chấp phát sinh công ty XNK vật tư đường biển cần đặc biệt chú ý tới khâu đàm phán ký kết hợp đồng sao cho hợp đồng thể hiện đầy đủ ý chí của mình, hợp đồng còn đủ các điều khoản quy định chặt chẽ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Mặt khác cần lựa chọn thật kỹ đối tác về mặt uy tín và thiện chí, bởi vì dù hợp đồng có đầy đủ nội dung và chặt chẽ đến đâu đi nữa, nhưng bên đối tác không có uy tín, không thiện chí vẫn xảy ra vi phạm và phát sinh tranh chấp. Hiện nay cũng như tất cả các doanh nghiệp nhà nước khác công ty XNK vật tư đường biển đang phải nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường. Tuy đã đạt được những thành công đáng kể nhưng công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đặc biệt cần có những biện pháp phòng ngừa tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu. Việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khẩu ” không ngoài mục đích nào khác là mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Do phạm vi nghiên cứu rộng và còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn nên chắc chắn đề tài của tôi sẽ có những thiếu sót nhất định. Tuy nhiên tôi mong rằng những nghiên cứu suy nghĩ tìm tòi của mình trong đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực và hữu ích đối với công ty XNK vật tư đường biển trong hoạt động nhập khẩu của mình. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Vũ Phương Nga và các cán bộ nhân viên trong công ty XNK vật tư đường biển đặc biệt là các bác, các cô chú, anh chị phòng thương mại và dịch vụ đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0528.doc
Tài liệu liên quan