Một số giảI pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu thuỷ sản Vịêt Nam sang thị trường Mỹ

Phần I: Lời mở đầu Toàn cầu hoá kinh tế đang ngày càng biểu hiện và lan toả cả về chiều rộng và chiều sâu trong nền kinh tế thế giới ngày nay. Trong xu thế hội nhập đó, không một quốc gia nào có thể tách rời, cô lập mình mà vẫn phát triển mạnh được. Riêng đối với Việt Nam, trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế – xã hộitại Đại hội Đảngnêu rõ: “… Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ đọng hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vữ

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giảI pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu thuỷ sản Vịêt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng…” Thực tế hiên nay chúng ta đã mở rộng quan hệ với hơn 110 quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng quan hệh này không những giúp ta tạo lập được mối quan hệ về chính trị, quân sự với các quốc gia mà còn giúp cho đất nước ta có được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, hội nhập, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài. một sự kiện nổi bật gần đây nhất đó là Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được ký kết tháng 12 – 2001, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, đồng thời mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, một thị trường mà dung lượng hàng hoá và khả năng tiêu thụ rất lớn. Đó là một lợi thế lớn đối với ngành xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, việc thực thi hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là ngành xuất khẩu. Trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước, các ngành xuất khẩu chủ lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng . Sự phát triển của các gnu xuất khẩu chủn lực chính là yéu tố quyết định đến quá trình thực hiện công nhiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, thực trạng về khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng chủ lực của nước ta hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Để thành công và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành xuất khẩu chủ lực không còn sự lựa chọn nào tốt hơn là phảI tự tìm giảI pháp và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của xuất khẩu Viêt Nam, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đề tàI này, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành . Qua đó, đưa ra các giảI pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Đề tàI mong muốn đóng góp , xây dung một hướng đI cho ngành xuất khẩu nói riêng và cho nền kinh tế Vịêt Nam nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. đề tàI tập trung vào môI trường xuất khẩu, các cơ chế chính sách ảnh hương tới khả năng xuất khẩu, năng lực xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ. Các nội dung của đề tàI bao gồm: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân ; Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua; Chương III: Một số giảI pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Vịêt Nam sang thị trường Mỹ. Đề tài hoàn thành trên cơ sở ngiên cứu tài liệu, phân tích đánh giá sự kiện và rút ra kinh nghiệm, cũng như các giải pháp chung. Đề tài chưa gắn liền được với việc nghiên cứu thực tiễn.Do vậy,không tránh khỏi những thiếu sót và sơ xuất, mong được thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần II : Nội dung Chương I Những nét khái quát về xuất khẩu, thị trường thuỷ sản Mỹ, vị trí ngành thuỷ sản Việt Nam trong chiến lược hướng về xuất khẩu. I . Những nét khái quát và vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam: Kinh doanh xuất nhập khẩu (KDXNK) là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá. KDXNK có ý nghĩa sống còn vì: KDXNK mở ra khả năng tiêu dùng của một nước; cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai mặt chính của hoạt động ngoại thương, là một trong các hinh thức chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế trong phát triển công nghiệp. Trong đó xuất khẩu có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Không chỉ một quốc gia, một ngành, một tập đoàn kinh doanh tiến hành hoạt động xuất khẩu, mà một doanh nghiệp cũng tiến hành hoạt động này. Phát triển quan hệ xuất khẩu trong phát triển công nghiệp là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ của doanh nghiệp. Phát triển kinh tế, trong đó thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu là mục tiêu chiến lược mà đảng và nhà nước ta đã xác định rõ. - Xuất khẩu là một động lực quan trọng tạo ra bước phát triển nhanh của kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới. Xuất khẩu Việt Nam đã tăng lên rất nhanh từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế năm 1989. Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 110 quốc gia, trong đó 79 nước đã ký kết hiệp định thương mại và thoả thuận về tối huệ quốc với 86 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 1990_2001 tăng 19,35%/năm. Năm 2001 nền kinh tế nước ta đã trải qua khó khăn thách thức hết sức nghiêm trọng do nền kinh tế thế giới suy giảm. - Phát triển sản xuất, sẽ giúp ta khai thác thị trường quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực như hiện nay, phương châm của ta là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá,đa phương hoá thị trường. Bên cạnh việc tích cực thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, cần tăng cường xuất khẩu vào các thị trường Châu A và EU. Ngoài ra, cần có biện pháp cụ thể để thâm nhập một số thị trường mới ở Châu Phi, Trung Đông và một số nước EU. Bên cạnh đó ta phải chủ động bắt tay vào nghiên cứu một số thị trường khác tại khu vực Mỹ La Tinh như Mêhicô, Achentina, Braxin, Chilê để tìm kiếm cơ hội mới cho xuất khẩu. - Tăng trưởng xuất khẩu công nghiệp còn là một động lực cực kỳ quan trọng để phát triển công nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động trong nước, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến, phát triển nguồn lực, phát triển các ngành liên đới , điều chỉnh cơ cấu kinh tế… Mở rộng xuất khẩu không những tạo thêm việc làm cho người lao động ở thành thị mà cả ở nông thôn. Bên cạnh việc chú trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chính, nước ta đang cố gắng tìm hướng xuất khẩu cho cả các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề Việt Nam, tăng thêm việc làm cho người lao động. Đồng thời thông qua hoạt động xuất khẩu, ta có thể tiến hành nhập khẩu một số các công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào, đặc biệt là các công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung, dần dần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực luôn có sự xuất hiện của hàng xuất khẩu mới xuyên suốt từ hàng thô đến hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giá trị gia tăng của những mặt hàng đã có được cải thiện, tỷ trọng của hàng chế biến, chế tạo được nâng cao. Chính vì vai trò to lớn như vậy của xuất khẩu, nước ta đang ngày càng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại xuất khẩu nhằm góp phần tích cực vào thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phát huy tiềm lực trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển nền kinh tế đất nước mạnh, bền vững và có hiệu quả… Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu trong nước có hạn, nhu cầu thị trường thế giới không ổn định, cơ cấu sản xuất của ta chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường cả về chủng loại, chất lượng…Do đó, vấn đề chiến lược ở đây là phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, xem xét thực trạng và đưa ra các giải pháp. Đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng vậy, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ, một thị trường lớn, đầy tiềm năng, song cũng có không ít những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam gặp phải. Sau đây ta sẽ từng bước nghiên cứu về mối quan hệ Việt_ Mỹ, đặc điểm thị trường thuỷ sản của Mỹ. II. Hiệp định thương mại Việt Mỹ trong tiến trình nhập kinh tế quốc tế: Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, chính phủ Việt Nam đã luôn hoàn thiện chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng mở cửa của thị trường để vừa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu EU ngày 22- 10- 1990, ký hiệp định hợp tác với EU ngày 17- 7- 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, hiệp định thương mại Việt_ Mỹ được ký kết và thông qua, hội nhập thương mại vào APEC, sắp tới là WTO…đó là các sự kiện quan trọng chứng tỏ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam rất mạnh, mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Về quan hệ Việt – Mỹ, sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, hàng hoá Việt Nam đã bắt đầu đi những bước đầu tiên vào thị trường rộng lớn với 285 triệu dân này. Ngày 6- 9- 2001, hạ Nghị viện Mỹ đã nhất trí thông qua hiệp định thương mại song phương Việt_ Mỹ. Và ngày 10- 12- 2001, hiệp định này đã có hiệu lực. Từ đó đến nay, thời gian chưa dài, nhiều nội dung mới bắt đầu được khởi động. Nhiều khó khăn trong thực hiện các cam kết hiệp định còn đang ở phía trước, song dù sao những kết quả bước đầu cũng cho phép chúng ta tự tin hơn khi tiếp tục thực hiện hiệp định này. Trong thực tế nó đã phát huy một số tác dụng: a. Thúc đẩy đầu tư buôn bán giữa hai nước phát triển với tốc độ cao. Với hiệu lực của hiệp định, thuế xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ bình quân 40% giảm xuống còn 3%, tạo tiền đề cho tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc thế mạnh của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao… Về đầu tư, hiệp định thương mại Việt_ Mỹ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, phía Việt Nam cũng có thêm lực đẩy đầu tư vào thị trường Mỹ như công ty Kinh Đô liên doanh với doanh nghiệp Mỹ thành lập liên doanh có vốn đầu tư 5 triệu USD. b. Hiệp định đã tạo nhân tố kích thích tập trung hoá sản xuất và góp phần làm tăng tính bền vững của tăng trưởng. Buôn bán với các doanh nghiệp Mỹ do đặc điểm của họ là yêu cầu đơn đặt hàng lớn, giao hàng tập trung, nên đã kích thích tập trung hoá sản xuất. Khách hàng Mỹ rất thận trọng trong làm ăn, trước khi quyết định đặt hàng, họ sang tận nơi để tìm hiểu, điều đó buộc doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến nhiều vấn đề liên quan: môi trường sản xuất, điều kiện thiết bị, công nghệ… Hiệp định thương mại Việt_ Mỹ tạo điều kiện chủ động sản xuất trong thời gian dài, mở ra hỗ trợ về tài chính cho hoạt động thương mại. Tháng 12- 2002, Mỹ đã cấp khoản bảo lãnh tín dụng ngắn hạn cho nhập khẩu nông sản trị giá 25 triệu USD. c. Thực hiện hiệp định thương mại Việt_ Mỹ đã góp phần hoàn thiện bước đầu về tổ chức hoạt động kinh doanh, hoàn thiện môi trường pháp luật. Qua hơn một năm thực hiện nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được chú ý cả ở các cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường kiểm tra chống sao chép lậu phần mềm, kiểu dáng công nghệ tăng lên, việc đăng ký sở hữu công nghiệp , nhất là thương hiệu năm 2002 tăng khoảng 30% so với năm 2001 cho thấy tác động và sức ép của thực tiễn buộc doanh nghiệp phải tiếp tục hoàn thiện các hoạt động này. Theo một quan chức của bộ tư pháp, để thi hành hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có 24 văn bản pháp quy phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện; huỷ bỏ 9 văn bản pháp quy; phải ban hành mới 39 văn bản pháp quy. Tuy khó, song đây là điều cần thiết đem lại lợi ích lâu dài cho việc thực hiện chủ trương hội nhập. III. Thị trường thuỷ sản Mỹ, cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ 1. Thị trường thuỷ sản Mỹ: Mỹ là thị trường lớn gồm 50 tiểu bang riêng biệt, có cơ cấu địa lý, điều kiện tự nhiên khác nhau, có nhiều chủng tộc, màu da, sinh sống với những thói quen, tập quán khác nhau, được chia thành nhiều tầng lớp có địa vị xã hội và thu nhập khác biệt khá rõ. Với một cơ cấu thị trường phức tạp như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu kỹ để khai thác hiệu quả, tránh hoạt động dàn trải. Các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn thị trường, mặt hàng , ngành hàng có thế mạnh gia nhập nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng cạnh tranh, làm nền tảng cho các hoạt động sau này. Việc nghiên cứu thị trường không thể chỉ thực hiện trong vòng một hay hai tuần tham quan mà cần có những phân tích, nghiên cứu kỹ và sâu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm thông tin qua các trung tâm xúc tiến thương mại hoặc tư vấn trên đất Mỹ. Tuy vậy, Mỹ là một thị trường còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên khả năng rủi ro xảy đến với các doanh nghiệp khi xuất hàng sang Mỹ cũng lớn hơn so với các thị trường khác. Thách thức lớn nhất đang đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Mỹ. Những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không có sự nỗ lực cao, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không dễ vượt qua rào cản này. Việc tìm hiểu những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu trong luật kinh doanh của Mỹ, cung cách làm ăn và tác phong của thương nhân Mỹ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tính toán, cân nhắc và có quyết định đúng đắn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ cũng như hợp tác kinh doanh với các công ty của Mỹ có hiệu quả cao và hạn chế rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro trên thị trường Mỹ,các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý một số vấn đề sau: - Tìm hiểu và nắm vững hệ thống pháp luật của Mỹ. - Xác định khả năng của đối tác. - Tìm hiểu tập quán kinh doanh của thương nhân Mỹ. - Chú ý các thủ tục xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ. Về thuỷ sản, với một lượng dân số lớn, lại có mức sống cao, nước Mỹ hàng năm tiêu thụ hàng triệu tấn thuỷ sản các loại. Theo số liệu của Viện Nghề cá quốc gia Hoa Kỳ (NFI), mức tiêu thụ thuỷ sản thành phẩm bình quân của người Mỹ năm 2000 đã đạt 7,02kg. Bởi vậy, mặc dù là nước có tiềm năng về thuỷ sản, là một trong 10 nước có lượng thuỷ sản cao nhất thế giới, hàng năm Mỹ vẫn phải nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng thuỷ sản. Bên cạnh đó, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, với những thu nhâp rất khác nhau nên người tiêu dùng có sở thích mua tất cả các loại sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền từ khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, Mỹ chủ trương tăng nhập giảm xuất. Chính vì lẽ đó mà Mỹ là một thị trường để xuất khẩu thuỷ sản rất hấp dẫn. Nói tóm lại, phân tích thị trường thuỷ sản Mỹ cho thấy: - Đây là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 thế giới (chiếm 16,5% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới), nghiêng về các mặt hàng cao cấp giá đắt và giá trung bình, chủ yếu là tôm đông, cá hồi, cá ngừ, cua, tôm hùm, cá nước ngọt…; - Nguồn nhập: Chủ yếu từ các nước Đông Nam A, Đông A, Canada và một số quốc gia Mỹ La Tinh (Mêhicô, Chilê, Equađo). Trong đó chỉ có khoảng 20 nước có giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ 100 triệu USD trở lên, Canađa và Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất; - Tiêu thụ thuỷ sản ở Mỹ phụ thuộc nhiều vào tình trạng kinh tế, mức thu nhập của tiêu dùng Mỹ trong tương lai; - Hệ thống phân phối thuỷ sản của Mỹ gồm kênh bán sỉ (các công ty kinh doanh thuỷ sản hàng đầu) và bán lẻ (qua các hệ thống siêu thị, cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng, phục vụ ăn nhanh và cho các tiệm ăn của cộng đồng nước ngoài). 2. Ngành thuỷ sản Việt Nam, cơ hội và thách thức: 2.1. Chủ trương phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu: Quán triệt đường lối phát triển kinh tế -xã hội của Đảng trên tinh thần tiếp tục đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế –xã hội đề ra, đảm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập được với kinh tế khu vực và thế giới, ý thức được yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng ngành thuỷ sản Việt nam đã lấy xuất khẩu làm động lực phát triển , coi xuất khẩu là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một, lấy các thị trường các nước có nền kinh tế phát triển cao (Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Mỹ ) là các thị trường chính. Chủ trương này được thể hiện cụ thể trong các vấn đề sau: - Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước bằng việc tằng cường xuất khẩu, gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. - Đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá và hiện đại hoá có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển thuỷ sản và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến và thích hợp, nhằm không những tạo ra hiệu quả kinh tế cao, phát triển những lợi thế so sánh mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. - Xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai. Nguồn lợi hải sản tự nhiên của Việt nam đã bị khai thác quá mức đối với vùng ven biển và gần bờ, phần gia tăng sản lượng khai thác chỉ có thể trông cậy vào việc khai thác xa bờ, nhưng sự khai thác này cũng chỉ có giới hạn do tính hiệu quả không cao. Do vậy phương án được lựa chọn là chỉ giữ sản lượng khai thác của nước ta ổn định ở mức 1.200.000 á 1.400.000 tấn, với việc giảm sản lượng khai thác vùng ven biển và gần bờ đồng thời tăng dần sản lượng khai thác ở các vùng biển xa bờ để bù đắp số sản lượng bị suy giảm do hạn chế dần việc khai thác gần bờ. Nuôi trồng thuỷ sản sẽ trở thành ngành sản xuất nguyên liệu chủ yếu và sản lượng của ngành nuôi trồng phải vươn lên chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thuỷ hải sản trong tương lai. Những chỉ tiêu định hướng của ngành thuỷ sản đến năm 2010 được hoạch định như sau: Không tăng sản lượng khai thác trong các thời kỳ 2003- 2010, giữ mức dao động xung quanh 1.400.000 tấn/ năm( ở đây chỉ tính riêng cho cá mực). Tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thuỷ sản từ 10%-15%. Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng 10%-15%/ năm , trong giai đoạn 2000 – 2005 tăng khoảng 12%-15%, giai đoạn 2005-2010 tăng khoảng 10%-12%/năm. Giá trị xuất khẩu tương ứng là 3,0-3,5 tỷ USD( năm 2005) và 4,5 –5 tỷ USD năm 2010. Thể hiện ở bảng 1: Bảng 1 Năm Đề mục 2003 2005 2010 I.Tổng sản lượng (tấn) Trong đó: Sản lượng nuôi ( tấn) Thuỷ sản nước ngọt Tôm Cá biển Nhuyễn thể Thuỷ sản khác sản lượng khai thác( tấn) Khai thác gần bờ. Khai thác xa bờ. Bao gồm: Sản lượng cá. Sản lượng mực. Sản lượng tôm II. Kim ngạch xuất khẩu( nghìn USD) 2.490.000 1.090.000 568.720 213.270 53.057 175.355 79.598 1.400.000 700.000 700.000 1.230.000 120.000 50.000 2.300 2.550.000 1.150.000 600.000 225.000 56.000 185.000 84.000 1.400.000 700.000 700.000 1.230.000 120.000 50.000 3.000 3.400.000 2.000.000 870.000 420.000 200.000 380.000 130.000 1.400.000 700.000 700.000 1.230.000 120.000 50.000 4.500 Để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao cho các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của nguồn lợi biển tăng khả năg phục hồi tự nhiên của các nguồn lợi biển nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao, phát triển ngành thuỷ sản hướng về xuất khẩu cần tiến hành các hoạt động sau: - Đánh bắt thuỷ sản: để phát triển lâu dài và ổn định nguồn nguyên liệu đánh bắt, Việt nam cần tăng cường đầu tư vào điều tra có hệ thống các nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng bản đồ phân bố biến động các đàn cá trên các ngư trùng, phát triển các đội tàu công suất lớn, trnag thiết bị và đào tạo kx thuật đánh bắt cá đại dương làm cơ sở cho đánh xa bờ, kỹ thuật bảo quản, mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho đánh bắt. - Nuôi trồng thuỷ sản:phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ với việc ưu tiên chiến lược cho nuôi phục vụ xuất khẩu, nhất là nuôi tôm, cá biển và nhuyễn thể. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, tăng giá trị xuất khẩu. Cần chú ý xây ựng các trại giống thuỷ sản,nhà máy sản xuất thức ăn, cải tạo và hiện đại hoá các vùng nuôi trồng quảng canh và bán thâm canh, phát triển cacs vùng nuôi trồng công nghiệp, phát triển công nghệ và đa dạng hoá nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn , nước lợ, phòng chống sẽ là những trọng điểm mà ngành thuỷ sản cần quan tâm trong vài năm tới. - Chế biến thuỷ sản xuất khẩu: Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho xuất khẩu, đồng thời phải đầu tư cho chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn quốc tế (HACCP). Việc xây dựng các nhà máy chế biến hiện đại phải theo kịp tốc độ phát triển sản lượng thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu, phải giảm dần tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản thô tránh hiện tượng lãng phí nguồn lợi thuỷ sản do yếu kém trong khâu này. - Mở rộng thị trường xuất khẩu: Việt nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hợp tác giup đỡ về vốn, công nghệ, trong các lĩnh vực khai thác, chế biến thuỷ sản,đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm quản lý và phát triển thị trường … Công tác Marketing quốc tế cho lĩnh vực thuỷ sản luôn càn có sự tham gia tích cực của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ thương mại …như tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại về thuỷ sản tại Việt nam hay tại các thị trường tiềm năng (EU, Mỹ, Nhật bản, Trung Quốc…) nhằm giới thiệu các sản phẩm thuỷ sản Việt nam. - Các chính sách của Chính phủ: Chính phủ cần sớm hoàn thiện các luật và chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển lĩnh vực thuỷ sản; các chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu… Với lợi thế tự nhiên to lớn và sự quan tâm của chính phủ cùng sự năng động chung của toàn bộ nền kinh tế, ngành thuỷ sản Việt nam có đủ khả năng để đứng trong hàng ngũ 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới vào năm 2010 2.2. Khái quát ngành thuỷ sản Việt Nam: Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông, lạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú. Các vùng biển Việt Nam có khả năng tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển tương đối sạch. Do đó, hải sản Việt Nam được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay. Trong vùng biển đặc quyền kinh tế rộng lớn khoảng 1 triệu km, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu, trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá ngừ, sò huyết... 2.2.1. Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ Việt Nam tăng 2,2 lần giai đoạn 1985 – 1999, trong đó hải sản đánh bắt tăng hơn 2 lần và thuỷ sản nuôi trồng tăng 2,6 lần. (Bảng 2) Bảng 2: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam Đơn vị: 1000 tấn 1985 1990 1995 1999 Đánh bắt 580 710 930 1200 Nuôi trồng 230 310 415 610 Tổng sản lượng 810 1020 1345 1810 Nguồn: Bộ Thuỷ sản Trong năm qua tổng thu nhập ngành thuỷ sản tăng với tốc độ trung bình 8%, giải quyết việc làm cho hơn 3,5 triệu lao động trong đó có 650 nghìn ngư dân. Nếu như năm 1986 Việt Nam mới chỉ có 385 ngàn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì đến năm 1999 đã tăng lên 630 ngàn ha trong đó 340 ngàn ha mặt nước ngọt và 290 ngàn ha mặt nước lợ, mặn với nhiều loại thuỷ sản phong phú: tôm,cá, nhuyễn thể, cua, rong biển... và với nhiều hình thức nuôi đa dạng: nuôi ao, hồ, ruộng trũng, lồng trên sông, trong đầm nước lợ, rừng ngập mặn...Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển Nam Bộ (gần 80%). Kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 1999 đạt 985 triệu đô la (chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam hay gần 2% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới) tăng gần 10 lần so với năm 1986. Bảng 3: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1986 – 2000 1986 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch (tr. USD) 102 205 262 305 368 458 550 670 780 858 985 1000 Tốc độ tăng trưởng (%) 101 28 16 20 24 20 21 15 10 14 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Năm 1999, tổ chức lương thực thế giới đã xếp Việt Nam vào vị trí thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong các nước ASEAN về xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới 64 nước trên thế giới. Ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng và cạnh tranh mạnh mẽ với Thái Lan,Inđônêxia và Malayxia tại hầu hết các thị trường truyền thống của những nước này nhờ những ưu thế về sản phẩm sạch ít bị ô nhiễm, giá cả thấp... 2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Nhật Bản – thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới – là thị trường số 1 của ngành thuỷ sản Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2000 đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 1999, đưa thị phần xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản chiếm 45% tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trưòng châu A khác như Trung Quốc (Hồng Kông), Hàn Quốc, Đài Loan cũng tăng nhanh và chiếm gần 21% thị phần xuất khẩu. Thi trqờng xuất khẩu đứng thứ 3 là Mỹ tiếp tục Tăng trưởng nhanh chóng trong 3 năm qua và chiếm hơn 14% tổng kim ngạch vào năm 1999. Trong những tháng đầu năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU đã giảm khoảng 8% giá trị so với cùng kỳ năm 1999 và chỉ chiếm gần 6% tổng kim ngạch. Tuy nhiên, với việc được công nhận trong danh sách một trong các nước xuất khẩu vào EU, buôn bán thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này sẽ có những thuận lợi lớn trong thời gian tới. Biểu 1: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2000 2.2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm các loại như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu cao và chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 1999, Việt Nam xuất khẩu 80 ngìn tấn tôm các loại đạt 520 triệu đô la). Mực và cá chiếm 17% và 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Biểu 2: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 1999 Sự gia tăng mức sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong những năm qua là nhờ sự năng động của khu vực tư nhân và những chính sách khuyến khích rất có hiệu quả của chính phủ Việt Nam. 2.3. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ: Qua việc phân tích những đặc điểm thị trường Mỹ và ngành thuỷ sản Vịêt Nam cho ta thấy ngành XKTS Việt Nam sang Mỹ đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp XKTS Việt Nam phải hết sức cố gắng để phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn cho một thời kỳ phát triển. Thứ nhất, khi hiệp định thực thi có hiệu lực, Việt nam sẽ được hưởng ưu đãi thương mại, có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. Chúng ta đều biết Mỹ là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia, thu hút sự qua tâm của nhiều nhà xuất khẩu. Trước thời điểm Hiệp định thương mại chưa được ký kết, doanh nghiệp Việt nam và hàng hoá Việt nam xâm nhập thị trường Mỹ rất khó khăn, phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước khác cùng có mặt tại thị trường Mỹ, đặc biệt là hàng hoá Việt nam phải chịu mức thuế rất cao. Khi Hiệp định có hiệu lực, các trở ngại trên bị rỡ bỏ,các doanh nghiệp Việt nam được bình đẳng với các doanh nghiệp khác khi tiếp cận thị trường Mỹ bởi lẽ Việt nam có được đối xử Tối huệ quốc (được hưởng điều kiện thương mại bình thường) từ phía Mỹ trong đó quan trọng là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể . Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ Mỹ và các nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm. Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Thái Lan…sẽ tăng cường đầu tư vào Việt nam vì hàng hóa sản xuất tại Việt nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bản thân các nhà đầu tư Mỹ cũng sẽ vào Việt nam nhiều hơn để sử dụng những lợi thế ở thị trường này sản xuất ra hàng hoá rồi xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ và các nước khác. Thứ ba, tạo điều kiện tiền đề cho Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập WTO. Việc Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đặc biệt là hiệp định thương mại có những điểm khá tương đồng về mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình. Đó là sự thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các quốc gia với nguyên tắc: thương mại không phân biệt đối xử dưới hai hình thức đãi ngộ Tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh bình đẳng, công bằng khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế . Thứ tư, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước đặc biệt là đổi mới cơ chế và hành chính. Chính việc thực hiện các cam kết và mở cửa thị trường Việt nam theo lộ trình của Hiệp định đã ký sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình điều chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp và thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước làm cho các hoạt động này trở nên năng động, mềm dẻo hơn thích ứng với thông lệ và tập quán quốc tế, cũng như các nguyên tắc, quy định của Mỹ. Bên cạnh những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt- Mỹ mở ra, nó còn đặt ra cho chúng ta những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ nhất, việc được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt nam, vì Mỹ đã áp dụng quy chế MFN với 136 nước thành viên WTO, ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt đối với các nước chậm phát triển nhưng Việt nam chưa được hưởng chế độ này. Mức thuế trung bình là 5%, nhưng nếu được hưởng ưu đãi thì mức thuế này tiến tới 0%. Thứ hai, tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng Việt nam xuất vào các nước công nghiệp phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn tương đương của các nước Đức ,Nhật, Hoa Kỳ, đây là một khó khăn lớn đối với các mặt hàng thuỷ sản Việt nam không những thế hàng hoá Việt nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa cùng loại của các nước Châu á khác, đặc biệt là Indonesia và Canada, trong khi đó sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam về cả ba phương diện: chất lượng, giá cả và mẫu mã hầu như còn rất yếu. Thứ ba, khi thực hiện NTR (quan hệ thương mại bình thường), các doanh nghiệp Mỹ sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt nam, được hưởng các ưu đãi về nhập khẩu những nguyên liệu để sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu. Khi đó các doanh nghiệp Mỹ và hàng hoá do Mỹ sản xuấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV073.doc
Tài liệu liên quan