Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần khoá Việt Tiệp

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận: Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động và nhạy bén, điều này quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế vấn đề đặt ra cấp bách đối với các do

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần khoá Việt Tiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ. Vậy trước hết các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của khâu tiêu thụ sản phẩm, là khâu quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi vốn để tổ chức thực hiện việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, nhằm bù đắp những chi phí đã bỏ ra và tích lũy. Xuất phát từ những điều trên, em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần khóa VIỆT TIỆP” Nội dung của chuyên đề được kết cấu thành ba phần: Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình chung của công ty CP Khóa Việt Tiệp Phần thứ hai: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Phần thứ ba: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Giáo Nguyễn Thị Thảo và ban lãnh đạo công ty CP Khóa Việt Tiệp đặc biệt là cán bộ công nhân viên phòng tiêu thụ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, nhưng với trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô và bạn bè để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện. PHẦN 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TY CP KHÓA VIỆT TIỆP Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Khóa Việt Tiệp 1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của Công ty CP Khóa Việt Tiệp Công CP ty Khoá Việt - Tiệp trước kia là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội. Thành lập 17/07/1974 (do Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý) với tên gọi là Xí nghiệp Khoá Hà Nội. Đổi tên thành Xí nghiệp Khoá Việt - Tiệp theo Quyết định số: 2842/QĐ-UB, ngày 16/11/1992 của UBND Thành phố Hà Nội và đến ngày 13/09/1994 thì đổi tên thành Công ty Khóa Việt - Tiệp theo Quyết định số: 2006/QĐ-UB của UBDN Thành phố Hà Nội.Ngày 17/05/2006 chuyển thành Công ty cổ phần khoá Việt Tiệp. + Tên tiếng anh: Viet Tiep Lock Company ( VITILOCO ). Trang web của công ty : www.khoaviettiep.com.vn - Email : khoaviettiep@fpt.vn - Số điện thoại : (84-4)388332442 - Fax : (84-4) 38821413 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Mã số thuế: 0100100537 Số đăng ký kinh doanh: 0103012241 Vốn điều lệ: 21.300.000.000 Đồng Bảng 1.1: Cơ cấu cổ phần của công ty khóa Việt Tiệp Năm 2009 Chỉ tiêu Số lượng cổ phần Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng cổ phần 2.130.000 21.300.000.000 100 Cổ phân nhà nước (Do tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị làm đại diện) 851.000 8.517.000.000 39.99 Cổ phần của cổ đông là CBCNV trong công ty 1.278.300 12.783.000.000 60.01 (Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) Trụ sở chính của công ty đặt trên địa bàn: Khối 6 - Thị trấn Đông Anh - Đông Anh - Hà Nội. Công ty có các chi nhánh lớn giới thiệu và bán sản phẩm tại: Số 7 Phố Thuốc Bắc - Hà Nội Số 37 Hàng Điếu - Hà Nội Số 20 - Đường số 7 - Phường11- Quận 6 - TP Hồ Chí Minh. Số 44 Nguyễn Tri Phương - Phường Chính gián - Quận thanh Khê - TP Đà Nẵng. Ngoài ra Công ty còn có rất nhiều đại lý trên khắp các tỉnh thành phố, thị xã trên cả nước. 1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty CP Khóa Việt Tiệp Từ năm 1989 khi đất nước chuyển đổi sang nền KTTT. Công ty Khóa Việt-Tiệp gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng đứng bên bờ vực thẳm: Mẫu mã sản phẩm xấu, chủng loại ít không còn phù hợp với tình hình mới, sản phẩm ứ đọng tồn kho không tiêu thụ được, đời sống việc làm sủa người lao động có nguy cơ bế tắc. Trước bối cảnh đó, quán triệt tinh thần nghị quyết TW6 của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Công ty đã bàn bạc và xác đinh một hướng đi mới, sẵn sàng huỷ bỏ những cái cũ không phù hợp, tập trung đầu tư xây dựng cái mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và dẫn dắt đưa Công ty sống lại.Bước sang năm 1990 đã có thị trường xuất khẩu sang Liên Xô cũ, Angiêria, Lào và Campuchia. Từ đó đến nay Công ty Khóa Việt-Tiệp đã có mặt trên thị trường Châu Phi, Châu Mỹ và hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Từ năm 1992 đến nay Công ty liên tục đầu tư đổi mới có chọn lọc những trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại khoá có chất lượng cao. Các máy móc thiết bị nhập từ Cộng hoà Séc, Đài Loan, Italya ..; Các loại vật tư được nhập từ Đài Loan, Nhật bản, Liên bang Nga, Hàn quốc...Mỗi năm đầu tư bình quân 2 tỷ VNĐ; Năm 1999 đầu tư 10 tỷ VNĐ để mở rộng sản xuất, xây dựng thêm 4 xưởng mới, trang bị dây chuyền sản xuất hàng kim khí và một số loại khoá đặc chủng nhằm nâng cao sản lượng 5 triệu khoá/năm. Năm 1994 sản lượng của Công ty đạt công suất thiết kế là 1,1 triệu sản phẩm/năm với 20 loại khoá khác nhau, đến năm 1999 Công ty sản xuất được 3 triệu khoá/năm, sản lượng tăng 3 lần so với công suất thiết kế, chủng loại sản phẩm tăng gấp 6 lần so với ban đầu. Cho đến năm 2007 sản lượng sản xuất đã vượt lên trên 10 triệu khoá/ năm.Hiện tại đến năm 2009 thì sản lượng công ty đã đạt gần 20 triệu sản phẩm/năm. Các loại khoá của Công ty CP Khóa Việt-Tiệp được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý về chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước mến mộ. Khóa Việt-Tiệp được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 6 năm liền từ 1997-2002. Được Bộ Khoa học công nghệ và môi trường trao tặng Giải Bạc giải thưởng chất lượng Việt nam 2 năm 1997-1998 và Giải Vàng giải thưởng chất lượng Việt nam năm 1999. Ngoài ra Khóa Việt-Tiệp được thưởng nhiều Huy chương Vàng, Bạc tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam và nhiều Hội chợ khác ở trong nước. Năm 2005 được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3 và nhiều danh hiệu cao quí khác trong các năm gần đây. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp Nhiệm vụ chính của Công ty: Chuyên sản xuất và kinh doanh các loại khoá và một số mặt hàng cơ khí để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài .Ngoài ra công ty còn đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ nhận phục vụ gia công chi tiết theo đơn đặt hàng với các đối tác bên ngoài. Chúng ta có thể tham khảo 1số sản phẩm của công ty qua bảng sau: Bảng 1.2 : Một số sản phẩm của Công ty Khóa Việt Tiệp Các loại khóa Mã hiệu Giá bán Thuế GTGT Giá thanh toán Khoá cầu ngang CN86 05860 10.182 1.018 11200 CN92 05920 10727 1073 11800 CN982 05982 11.818 1.182 13.000 CN971 05971 38000 3800 41800 CN974 05974 30000 3000 33000 CN201 05201 40000 4000 44000 CN202 05202 46000 4600 50600 Khoá treo ngang 66 01660 10818 1082 11900 63 01663 10273 1027 11300 52 01520 10000 1000 11000 45 01450 8909 891 9800 38 01380 8455 846 9300 Khoá treo đồng 63M 01631 26545 2655 29200 52M 0522 22000 2200 24200 45M 01451 17000 1700 18700 38M 01381 15000 1500 16500 Khoá xe Đạp 7311 02311 20364 2036 22400 Khoá tủ 498 03498 10909 1091 12000 KT97 03970 19091 1909 21000 VT0405 03405 9818 982 10800 ốp inox 04115 153455 15346 168800 Khoá clemon cửa Có Khoá 09990 50909 5091 56000 Không có Khoá 42727 4273 47000 Clemon cửa sổ 0991 33636 3364 37000 Thanh chốt clêmon 6545 655 9500 Khoá xe Máy DR 96 06960 60909 6091 67000 Vi Va 06961 62636 6364 70000 Future 06963 60909 6091 67000 Nguồn: Phòng kinh doanh – CTCP Khóa Việt Tiệp 1.3. Cơ cấu sản xuất của Công ty CP khóa Việt Tiệp Công ty gồm 3 xí nghiệp cùng các tổ sản xuất khác nhau.Trong đó có: - Xí nghiệp gia công cơ khí trực tiếp quản lý 11 tổ sản xuất. - Xí nghiệp gia công thân trực tiếp quản lý 8tổ sản xuất. - Xí ngiệp lắp ráp trực tiếp quản lý 18 tổ sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu của các xí nghiệp: Xí nghiệp cơ khí - Chế tạo thiết bị bán thành phẩm theo kế hoạch đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật - Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng,thực hiện lệnh sản xuất của giám đốc công ty. Xí nghiệp Khoan - Chế tạo thiết bị bán thành phẩm theo kế hoạch đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. - Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng,thực hiện lệnh sản xuất của giám đốc công ty, thực hiện đúng qui trình công nghệ, kỹ thuật. Xí nghiệp lắp giáp - Thực hiện lắp giáp sản phẩm, hoàn thiện theo yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng,thực hiện lệnh sản xuất của giám đốc công ty, thực hiện đúng qui trình công nghệ, kỹ thuật. Các tổ sản xuất - Trực tiếp tiến hành sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ, theo kế hoạch hàng tháng. - Giữ gìn tài sản, máy móc trang thiết bị của công ty tại mỗi phân xưởng sản xuất của mình. - Thực hiện tốt các nội quy,quy chế của công ty và các yêu cầy kỹ thuật trong sản xuất để đảm bảo an toàn cho người lao động. 1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP khóa Việt Tiệp Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP khóa Việt Tiệp bao gồm Ban giám đốc cùng 7 phòng ban sau: Phòng thị trường Phòng kế toán Phòng tổ chức bảo vệ Phòng kế hoạch vật tư Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng cơ điện Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP KHOÁ VIỆT TIỆP Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Mối quan hệ liên quan Nguồn: Phòng tổ chức bảo vệ - CTCP Khóa Việt Tiệp Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: * Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền giảu quyết của hội đồng cổ đông. * Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là bộ phận thay mặt những cổ đông của công ty kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh cũng như điều hành của doanh nghiệp. Ban kiểm soát của doanh nghiệp được đại hội cổ đông bầu ra bằng phương thức bầu phiếu kín. Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ sau: Kiểm tra tính hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Thường xuyên báo cáo lên Hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh , tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị đưa các báo cáo, các kết luận ra hội nghị của công ty. Báo cáo trong Đại hội cổ đông tính chính xác, trung thực và phù hợp của các bản báo cáo tài chính, chứng từ, sổ sách kế toán và các báo cáo khác của công ty. Không được tiết lộ bí mật của công ty, không gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trước Hội đồng cổ đông. Các thành viên trong Ban kiểm soát được hưởng phụ phí, tiền thưởng với mức cụ thể do Đại hội cổ đông quyết định. * Ban giám đốc: - Tổng giám đốc công ty: là đại diện cho Nhà nước cũng vừa là đại diện cho cán bộ công nhân viên quản lý của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc công ty có quyền quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. - Phó Tổng giám đốc: do cấp trên bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc và Đảng ủy của công ty. Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc hoàn thành những phần việc được giao, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất những biện pháp và trực tiếp quản lý các phòng ban, phân xưởng trong công ty. - QMR: có nhiệm vụ xay dựng hệ thống chất lượng nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 * Phòng Kế toán: Là bộ phận không thể thiếu trong công ty, tập trung tất cả các hoạt động liên quan đến các nghiệp vụ kế toán bên trong công ty cũng như giữa công ty và bên ngoài. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế toán bao gồm: Xây dựng kế hoạc tài chính hàng năm, hạch toán, kế toán theo quy định của hệ thống Tài chính- Kế toán hiện hành. Thườn xuyên theo dõi thu chi, quản lý các hoạt động tài chính. Trong quá trình ghi chép, tính toán, theo dõi sổ sách, quản lý tài chính nếu có vấn đề phát sinh, phòng có trách nhiệm phối họp với các phòng khác giải quyết, khi có khó khăn phải xin ý kiến của cấp trên. Kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó,phòng phải lập các báo cáo kế toán theo định kỳ,hoặc theo yêu cầu của giám đốc hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. * Phòng Tổ chức hành chính: Phòng có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp lao động, cán bộ công nhân viên cho tất cả các phòng ban, phân xưởng trong công ty. Soạn thảo, ban hành nội quy, quy chế của công ty dựa trên các văn bản, chế độ của Nhà nước. Quản lý và phân phối quỹ tiền lương, thu nhập cho lao động dựa trên việc xây dựng hệ thống định mức. Chăm lo cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Giải quyết những vấn đề phát sinh về nhân sự trong công ty. * Phòng bảo vệ: Chức năng nhiệm vụ của phòng Bảo vệ bao gồm: Chịu trách nhiệm tuyệt đối trong việc bảo vệ tài sản của công ty. Duy trì, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, kỷ luật lao động của công ty đối với toàn thể cán bộ công nhân viên. Kiểm tra, theo dõi thường xuyên số người ra vào trong công ty. Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự trong công ty trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý việc xuất hàng cho khách hàng khi ra khỏi công ty. * Phòng Kế hoạc vật tư: Lập kế hoạch đảm bảo vật tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xay dựng phương án liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để có đủ vật tư cho công ty. Xây dựng phương án cung ứng vật tư, nguyên liệu, tiến hành chọn các nhà thầu phụ để cung ứng vật tư cho doanh nghiệp. Bảo quản kho vật tư, thực hiện việc dự trữ vật tư , theo dõi tình hình dự trữ và cung ứng vật tư một cách kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thanh quyết toán vật tư theo định mức. Xây dựng và tổng hợp phân tích kế hoạch giá thành. Xây dựng chính sách bán hàng và tính toán giá bán phù hợp để tạo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. * Phòng Kỹ thuật: Chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của công ty. Chức năng nhiệm vụ chính của công ty bao gồm: Tiến hành sửa chữa máy móc trang thiết bị cho công ty khi có lỗi hỏng. Tiến hành bảo dưỡng định kỳ thường xuyên may móc thiết bị theo quy định của công ty. Tham mưu tư vấn cho công ty trong việc áp dụng công nghệ mới hoặc thay đổi quy trình công nghệ. Xác định quy trình công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty. Đưa ra các tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm khi tiến hành quá trình sản xuất. Nghiên cứu đưa ra các sáng kiến cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất. Học hỏi, tiếp thu công nghệ trong quá trình chuyển giao công nghệ của công ty với đơn vị khác. * Phòng KSC: Nhiệm vụ chính của phòng KSC là kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào, sản phẩm, các chi tiết sản phẩm trên dây chuyền sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu sản xuất sản phẩm từ khi bắt đầu đến khi nhập kho thành phẩm. Xác nhận chất lượng của sản phẩm hỏng, quyết định luân chuyển, nhập kho, xuất kho, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã qua kiểm tra. Lập biên bản khi có những biến động về chất lượng và thực hiện công tác bảo hành sản phẩm khi có yêu cầu. Quản lý các thiết bị kiểm tra, đo lường. * Phòng Cơ điện: Thiết kế sản phẩm mới Chế tạo các khuôn cối, đồ gá. Chế tạo các phay dãng chìa, các dụng cụ khác phục vụ cho sản xuất. Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của phòng mình nhằm duy trì sự hoạt động của chúng. Lắp ráp hoàn chỉnh những máy móc thiết bị mới được mua về. 1.5. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Khóa Việt Tiệp 1.5.1. Đặc điểm về lao động Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty khoảng 790 ( Tháng10 - 2008) công nhân. Thu nhập bình quân trên 1,3 triệu đồng/Người/Tháng. Đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV luôn luôn được nâng cao và cải thiện. Hàng năm Công ty tổ chức cho CBCNV được đi tham quan nghỉ mát, khám sức khoẻ định kỳ, phục vụ bữa ăn ca có chất lượng...). Điều kiện làm việc của người lao động đảm bảo về an toàn và vệ sinh lao động do đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm của công ty. Bảng 1.3: Cơ cấu lao động trong Công ty CP khoá Tiệp năm 2008. ( Tính đến Tháng 10/2008) Bộ phận Tổng số lao động Trong đó Đại học Cao đẳng Trung cấp Trình độ khác Ban giám đốc 03 03 - - Phòng TCHC 28 8 3 9 8 Phòng kế toán 06 06 0 0 - Phòng kỹ thuật 07 07 0 0 - Phòng Vật tư 11 04 0 4 3 Phòng Kế hoạch 8 04 02 02 - Phòng KCS 26 10 5 11 - Phòng Bảo vệ 11 2 0 3 6 Phòng cơ điện 51 14 9 11 17 Phòng tiêu thụ 31 27 01 01 02 Công nhân SX 594 94 17 38 476 CBQL các PX 594 10 5 0 - Tổng cộng 790 161 41 75 543 Tỷ trọng % 100% 20,4 5,18 9.49 64.93 (Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) Qua bảng phân tích trên cho thấy: Trình độ nhân viên đại học chiếm 20,4% và trình độ trung cấp chiếm 9.49%, cao đẳng chiếm 5.18% trong cơ cấu hiện nay của công ty. Còn lại là đội ngũ công nhân sản xuất đã được đào tạo qua trường công nhân kỹ thuật chiếm 64,93%. Số phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng tiêu thụ chủ yếu có bằng đại học chiếm gần 100% số nhõn viờn trong phòng. Đây là lực lương rất mạnh đóng góp cho công tác quản lý của công ty. Hàng năm công ty thường xuyên tổ chức cho cỏn bộ cụng nhõn viờn đi học nâng cao nghiệp vụ và nâng cao trình độ tay nghề nhằm đáp ứng kịp thời với nền công nghiệp hiện đại hoá của đất nước, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị làm thoả mãn khách hàng và tăng doanh thu cho công ty Bảng 1.4: Báo cáo tình hình thu nhập của công nhân viên trong Công ty khoá Việt Tiệp năm 2007- 2008 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị (±) Tỷ lệ (%) Tổng quỹ lương 11.122.800 11.925.000 + 802..200 +7,21 Tiền thưởng 1.112.280. 1.431.000 + 318.720 +28,65 Tổng thu nhập 12.235.080 13.356.000 +1.120.920 + 9.16 Số lao động ( người) 806 795 - 11 -1.36 Tiền lương bình quân (nghìn đồng/người /tháng) 1.150 1.250. 100 +8.7 Thu nhập binh quân (nghìn đồng/người/ tháng) 1.265 1.400 135 +10,67 (Nguồn: Công ty cổ phần khúa Việt Tiệp) Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng quỹ lương của công ty năm 2008 tăng 7,21% hay tăng 802.200.000 nghìn đồng so với năm 2007, trong khi đó cán bộ công nhân viên tính đến tháng 12 năm 2007 nghỉ hưu do tuổi cao là 15 người. Số kỹ sư có trình độ đại học được công ty tuyển dụng vào tháng 1 năm 2008 là 04 người. Năm 2008 mặc dù số lao động giảm hơn so với năm 2007 là 11 người tương ứng giảm 1.36% nhưng tiền lương của công nhân vẫn tăng 100.000đ/người /tháng tương ứng tăng 8.7% vì Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, công nhân làm việc chuyên môn hoá và tay nghề của công nhân được nâng cao qua các kỳ thi nâng lương, nâng bậc hàng năm. Từ đó tạo ra năng xuất cao, góp phần làm tăng doanh thu cho Công ty, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, cụ thể thu nhập bình quân của năm 2008 đã tăng 135.000đ / người/ tháng tương ứng tăng 10.67%. 1.5.2. Đặc điểm về công nghệ, kỹ thuật Công ty Khóa Việt - Tiệp do Tiệp khắc cũ trang bị toàn bộ hệ thống nhà xưởng, máy móc, thiết bị và công nghệ để sản xuất các loại khoá. Công suất thiết kế ban đầu là 1 triệu khoá/năm với 8 loại khoá cơ bản. Thời kỳ bao cấp năm đạt sản lượng cao nhất là 300.000 khoá các loại. Từ năm 1992 đến nay Công ty liên tục đầu tư đổi mới có chọn lọc những trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại khoá có chất lượng cao. Các máy móc thiết bị nhập từ Cộng hoà Séc, Đài Loan, Italya..; Các loại vật tư được nhập từ Đài Loan, Nhật bản, Liên bang Nga, Hàn quốc...Mỗi năm đầu tư bình quân 2 tỷ VNĐ; Năm 1999 đầu tư 10 tỷ VNĐ để mơ rộng sản xuất, xây dựng thêm 4 xưởng mới, trang bị dây chuyền sản xuất hàng kim khí và một số loại khoá đặc chủng nhằm nâng cao sản lượng 5 triệu khoá/năm. Trong năm 2001 Công ty tiếp tục đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại với trình độ công nghệ tiên tiến như: Dây chuyền mạ crôm-niken đen; Dàn 6 máy tiện tự động, Máy phay rãnh chìa tự động; Lò nhiệt luyện cao tần... với giá trị trên 8 tỷ đồng. Bên cạnh việc đầu tư thiết bị có chọn lọc- Công ty tự chế tạo một số thiết bị chuyên dùng như: Hệ thống mạ kẽm; Máy đánh bóng; Máy phay răng chìa Giàn sấy sản phẩm mạ...Các thiết bị đã phát huy được hiệu quả góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Chúng ta có thể nhận thấy sản lượng của công ty đã tăng lên.Đó là kết quả của việc đổi mới công nghệ. Bảng 1.5: Sản lượng các mặt hàng của công ty trong hai năm 2007-2008 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng trưởng +/- % Khóa treo 6.105.737 6.750.053 644.316 10.6 Khóa cầu ngang 394.728 433.859 39.131 9.9 Khóa xe đạp 259.753 287.555 27.802 10,7 Khóa xe máy 247.479 326.063 78.584 31,7 Khóa Clemon 102.271 179.720 77.449 75,7 Các bộ khúa cửa 104.135 151.677 47.542 45,7 Khóa tủ 628.368 773.733 145.365 23,1 Ke cửa và bản lề 179.857 279.255 99.398 55,2 Tổng 8.022.332 9.181.919 1.159.587 14,5 (Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) 1.5.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu Công ty luôn cập nhật,kiểm tra và hoạch toán các nguồn vật tư, nhà xưởng máy móc thiết bị vào mỗi năm. Phòng vật tư có trách nhiệm kiểm tra và hạch toán giá trị của các nguyên vật liệu tồn kho, phế liệu công nghiệp. 5 năm 1 lần công ty có tổ chức đấu thầu các phế liệu công nghiệp như là đồng,thép…Đó là phế liệu công nghiệp mà công ty không sử dụng được nữa. Chúng được tổ chức công khai đấu giá. Qua tổ chức đấu giá các vật tư,các tài sản cố định và không cố định như vậy, công ty cũng đã có thêm những khoản thu, ví dụ như việc thanh lý nhà xưởng, bồn hoa, nhà ăn, phế liệu… Chúng ta có thể tham khảo bảng sau: Bảng 1.6: Bảng thống kê 1số máy móc thiết bị của công ty CP khóa VIỆT TIỆP I. Nhà cửa,vật kiến trúc TT Tên,ký hiệu tài sản Đơn vị tính Năm đưa vào sử dụng Giá trị còn lại theo ĐG tại 16.5.2008 1. Nhà làm việc 2tầng 540m2 1975 201.474.000 2. Nhà sản xuất chính 2875m2 1975 1.300.075.000 3. Khu sx nhà số 2 848m2 2008 4. Kho thành phẩm 184m2 1975 66.976.000 5. Kho VLC 360m2 1975 203.062.782 6. Kho bán thành phẩm 176m2 1975 55.991.360 7. Kho dụng cụ kỹ thuật 107m2 1975 38.948.000 8. Kho hóa chất 27m2 1975 9.646.000 9. Phân xưởng LR 2 416m2 1975 85.654.400 10. Nhà mạ kẽm 100m2 2001 17.715.658  II. Máy móc ,thiết bị TT Tên, kiểu thiết bị Đơn vị tính Năm đưa vào sử dụng Giá trị còn lại theo ĐG tại 16.5.2008 1. Máy tiện tự động AD6A 2 1975 14.135.976 2. Máy tiện tự động A20 2 1975 22.513.050 3. Máy tiện tự động AD6 3 1975 29.598.156 4. Máy tiện tự động VS18RA 2 1975 15.268.768 5. Máy tiện tự động A12 1 1975 6.592.014 6. Máy tiện tự động ADA6 4 1975 21.203.0964 7. Máy phay rãnh chìa FSP5 2 1975 9.380.124 8. Máy phay FNK 25 1 1975 5.256.592 9 Máy phay FA4A 1 1975 2.275.416 10. Máy cấp phôi chìa 1 1975 5.824.000 11 Máy phay FA-3A 3 1975 20.834.958 12 Máy cắt thân ST-3 1 1975 6.954.768 TT Tên, kiểu thiết bị Đơn vị tính Năm đưa vào sử dụng Giá trị còn lại theo ĐG tại 16.5.2008 13 Máy đột dập LESP63 1 1975 4.135.254 14 Máy đột dập LEN 100P 1 1975 4.432.400 15 Máy mài phẳng BPH20MA 1 1975 14.528.880 16 Máy mài bóng BS2345 2 1975 5.517.610 17 Máy mài B2UD 1 1975 18.058.590 18. Máy khoan VS20B 6 1994 44.535.515 19. Máy khoan TD 1 1995 2.850.884 20. Máy tiện bi TB 441 3 1997 19.200.000 21. Máy tiện bi T14B 2 1998 8.000.000 22. Máy phay vạn năng KHF1 1 1998 12.000.000 23. Máy tán RIVE 1 1999 16.227.730 24. Máy xung điện E36E 1 1999 6.094.086 25. Máy nén khí FINI 1 2000 5.546.395 26. Máy cắt dây DK 7725E 1 2000 88.815.238 27. Máy phay rãnh CM106 1 2000 89.465.225 28. Máy cuốn lò xo 205 1 2000 2.880.000 29 Máy mài bóng BS345 1 2000 5.028.572 30 Máy đúc áp lực CF 50HT 1 2000 206.345.479 31 Máy đột dập 30T 1 2001 8.005.298 32. Máy đột dập AMAD 1 2001 9.079.492 33. Máy quấn lò xo 1160 1 2001 11.204.741 34. Máy tarô 1 2001 3.478.341 35. Máy vi tính chủ 1 2001 14.000.000 36. Máy phay răng chìa FSK5 2 2002 36.542.268 37. Lò nhiệt luyện HK-01 1 2002 27.640.629 38. Máy cắt hạ thế 1660A 1 2002 14.989.247 39. Máy tiện tự động OLPM 6 2002 592.252.729 TT Tên, kiểu thiết bị Đơn vị tính Năm đưa vào sử dụng Giá trị còn lại tại 16.5.2008 40. Máy mài bong BS2345 4 2002 24.786.787 41. Máy đánh bóng rung 1 2003 109.928.782 42. Máy phay răng GL-09 1 2003 251.328.738 43. Bể mạ treo 1 2003 7.980.846 44. Khuôn đúc CLM 09990 2 2004 13.460.573 45. Khuôn đúc CLM 09996 2 2004 14.551.097 46. Khuôn chốt cửa CLM 09994 1 2004 61.546.903 47. Máy phay khóa RS20 1 2005 82.542.379 48. Máy làm đinh tán RS24 1 2005 21.334.564 49. Bể mạ niken BM-02 1 2005 18.702.957 50 Máy đúc CF50HT-07 1 2006 763.874.745 51 Khuôn đúc nhĩ khóa xe máy 1 2006 170.079.809 52 Máy ép nhựa TP 30ST-50T 1 2006 245.787.462 TT Tên, kiểu thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng 1. Máy tiện bi chốt TB441-11 1 VN Tháng7-2007 2. Khuôn đúc ốp CLM 09991-08 1 Đài Loan Tháng7-2007 3. Khuôn đúc ốp CLM 09990-17 1 Đài Loan Tháng7-2007 4. Máy gọt ba via rãnh chìa CM140B 1 Đài Loan Tháng7-2008 5. Máy nghiền nhựa 1 Đài Loan Tháng7-2008 6. Máy phay răng chìa Model GL9000 1 Đài Loan Tháng7-2008 7. Khuôn đúc tay nắm CLM 09991 1 Trung Quốc Tháng10-2008 8. Máy đúc áp lực CF-65HT 1 Đài Loan Tháng10-2008 9. Khuôn 0048-01162-90-00-00 1 Đài Loan Tháng10-2008 10. Máy khoan phay răng chìa115BN 1 Đài Loan Tháng10-2008 11. Mạng đường ống dẫn khí nén 1 Trung Quốc Tháng1-2009 12. Máy cắt dây CNC model DK7730 1 VN Tháng1-2009   Nguồn: CTCP Khóa Việt Tiệp 1.5.4. Đặc điểm về tài chính Bảng 1.7: Tình hình tài chính của công ty cổ phần Khoá Việt Tiệp 2007 - 2008 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị (±) Tỷ lệ (%) A. TSLĐ & ĐTNH 13.660.931 9.216.899 -4.444.032 -33 I. Tiền 253.286 2.847.133 +2.593.847 1024 II. Các khoản ĐTNH III. Các khoản phải thu 5.121.526 3.866.373 -1.255.153 -25 IV. Hàng tồn kho 7.851.000 2.387.219 -5.463.781 -70 V. TSLĐ khác 435.119 116.174 -318.945 -73 B. TSCĐ và ĐTDH 15.127.772 16.661.888 1.534.116 +10 I. TSCĐ 14.830.772 16.587.888 1.757.116 +12 II. Các khoản đầu tư TCDH 297.000 74.000 -223.000 -75 Tổng tài sản 28.788.703 25.878.787 -2.909.916 -10 A. Nợ phải trả 20.652.244 15.547.006 -5.105.238 -25 I. Nợ ngắn hạn 8.604.935 6.965.673 -1.639.262 -19 II. Nợ dài hạn 12.047.309 8.581.333 -3.465.976 -29 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.136.459 10.331.781 2.195.322 +27 I. Nguồn vốn quỹ 6.874.801 9.102.000 2.227.199 +32 II. Nguồn kinh phí 1.261.658 1.229.781 -31.877 -3 Tổng cộng 28.788.703 25.878.787 -2.909.916 -10 (Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) Ta có thể khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 2 năm 2007 – 2008: Năm 2008, tổng số tài sản cũng như tổng nguồn vốn giảm 2.909.916 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 10%. Dựa vào số liệu chi tiết việc giảm của tài sản chủ yếu là giảm về tài sản lưu động với mức giảm 4.444.032.000 đồng với tỷ lệ giảm 33%. Trong đó hàng tồn kho giảm nhiều 5.463.781.000 đồng. Điều này chứng tỏ Công ty không có hàng tồn đọng, sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó, không bị ứ đọng nhiều. Mặt khác các khoản phải thu năm 2008 giảm 1.255.153.000 đồng tương ứng giảm 25%, Như vậy, Công ty đã có hiệu quả hơn trong việc đôn đốc khách hàng thanh toán đúng kỳ hạn. Tồn quý tiền mặt năm 2008 tương đối cao, tăng 2.593.847.000 đồng, vượt 102,4% so với năm trước. Năm 2008,Công ty đã đầu tư trang thiết bị mới, tài sản cố định tăng 1.757.116.000 đồng ứng với tỷ lệ 12%. Công ty đã bổ sung vốn chủ sở hữu 2.195.322.000 đồng, mà sự tăng này chủ yếu là do tăng nguồn vốn quỹ. Bảng 1.8: Tổng hợp các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của công ty qua hai năm 2007-2008 Tỷ số tài chính ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ ( %) 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản cố định/ Tổng tài sản % 52,5 64,4 22,5 Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 47,5 35,6 -24,9 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 71,7 60,1 -16,4 Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 28,3 39,9 41,3 1. Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,39 1,66 19,4 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,59 1,32 -16,7 2.3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,03 0,409 1288,6 2.4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 1,23 1,93 57 3. Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu. % 2,9 2,3 -19 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 2 1,6 -19 3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản % Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. % 6,7 7,8 17 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. % 4,6 5,3 17 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu % 16,1 13,3 -17 (Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) Qua bảng Tổng hợp các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của Công ty qua hai năm 2007- 2008 ta thấy cơ cấu TSCĐ chiếm trên 50% trong tổng tài sản của Công ty và có sự tăng lên so với năm 2007 ( 22,5%). Điều này rất phù hợp với quy mô của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá và sự tăng lên của tài sản trong năm là do Công ty tăng cường đổi mới tài sản cố định. Hệ số cơ cấu nguồn vốn cho thấy nhỏ hơn 50% và có sự tăng lên 41,3% so với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp còn thấp hơn mặc dù trong năm 2008. Công ty đã tự bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Giải pháp tổng thể công ty phải giảm bớt các khoản nợ vay. Hệ số thanh toán hiện hành, thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nợ dài hạn của Công ty đều lớn hơn 1 và có sự gia tăng trong năm 2008 Các hệ số này cao là do hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ lệ thấp. Hệ số thanh toán nhanh của Công ty còn hơn thấp ( nhỏ hơn 1) mặc dù trong năm 2008hệ số thanh toán nhanh có tăng lên ( 1.288,6%). Điều này chứng tỏ Công ty còn nợ ngắn._. hạn quá lớn. Khả năng sinh lợi của doanh thu trong năm 2008 có phần giảm sút 19%, một đồng doanh thu tạo ra 0,023 đồng lợi nhuận Khả năng sinh lợi của tài sản trong năm 2008 có có sự tăng 19%, một đồng tài sản tạo ra 0,053 đồng lợi nhuận Khả năng sinh lợi của vốn trong năm 2008 có phần giảm sút 17%, một đồng doanh thu tạo ra 0,133 đồng lợi nhuận. Tóm lại, tình hình hoạt động sản xuất của Công ty trong 2 năm 2007 2008 có hiệu quả, tăng lợi nhuận, ổn định, tăng thu nhập cho người lao đồng. Tuy nhiên, Công ty cần có những hoạch định cho việc quản lý vốn, giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thanh toán nhanh các khoản nợ vay cho ngân hàng. 1.5.5. Đặc điểm về sản phẩm Các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có những sở thích về sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau. Vì vậy khi thiết kế sản phẩm các nhà làm quản lý đều nghiên cứu rất kỹ đối tượng mình sẽ phục vụ thuộc tầng lớp xã hội nào. Nếu việc lựa chọn khách hàng mục tiêu sai lầm sẽ làm cho sản phẩm của công ty không tiêu thụ được và dẫn đến việc thua lỗ kéo dài. Yếu tố văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nghiên cứa các yếu tố này từ các giác độ khác nhau tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu. Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích sản phẩm và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh bao gồm: Dân số Xu hướng vận động của dân số Hộ gia đình và xu hướng vận động Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ Nghề nghiệp và tầng lớp xã hội Công ty CP khoá Việt Tiệp đã tìm cho mình đối tượng để phục vụ đó là mọi người có thu nhập từ thấp đến cao vì sản phẩm khoá là rất cần thiết cho mọi gia đình. giá cả phù hợp cho từng đối tượng tương xứng với từng loại khoá. và thực tế đã chứng minh cho sự lựa chọn của công ty là đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay thông qua các chỉ tiêu doanh thu của công ty tăng đều qua các năm và số lượng tiêu thụ nhiều, sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết ở các tỉnh phía bắc và một số tỉnh phía nam. Trên thị trường: Miền Bắc chiếm: 70% Miền Trung chiếm: 50% Miền Nam chiếm: 10% - 15% 1.5.6. Đặc điểm về thị trường Hiện nay nước ta được xem là nước có dân số lớn với số lượng hơn tám mươi triệu người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên khá cao, hàng năm tiêu dùng một khối lượng lớn sản phẩm xã hội. Đây là một thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho hoạt động sản xuất kinh nói chung. Người tiêu dùng ngày càng lựa chọn và mua hàng hoá rất kỹ càng, họ có kiến thức, hiểu biết thực tế cao, ít bị đánh lừa bởi các thông điệp quảng cáo, mẫu mã , kiểu dáng chất lượng sản phẩm vv... Họ yêu cầu các sản phẩm cung ứng phải có chất lượng tốt , mẫu mã đa dạng, thường xuyên đổi mới và giá cả có thể chấp nhận được. Vì vậy các nhà hoạt động thị trường cần phải đưa ra các biện pháp quản lí phù hựp hơn nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm. 1.5.7. Môi trường kinh tế Sức mua trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm và khả năng có thể vay tiền. Để tiêu thụ được sản phẩm thì thị trường cần có nhu cầu về sản phẩm đó, nhưng nhu cầu thì chưa đủ mà phải đi đôi với khả năng thanh toán tức là sức mua của khách hàng. Sức mua lại phụ thuộc lớn vào môi trường kinh tế của mỗi nước. Ở Việt nam, môi trường kinh tế ngày càng ổn định và phát triển có điều kiện thuận lợi hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ lạm phát ở mức độ có thể kiểm soát được, giá trị đồng tiền ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước làm ăn có hiệu quả, yên tâm sản xuất nhằm đưa ra thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thu nhập của người dân ngày càng cao, nhất là tại các vùng đô thị và thành phố lớn. Họ không chỉ đơn giản cần “ăn no, mặc ấm”mà thay bằng “ăn ngon, mặc đẹp “, họ cần nhiều loại sản phẩm tiêu dùng cho phép tiết kiệm thời gian. Hình thức, bao bì, mẫu mã trở thành yếu tố quan trọng đẻ thu hút người mua. Vì vậy nhiều năm qua công ty khoá Việt Tiệp luôn luôn có những chính sách thay đổi mẫu mã, bao bì, sản phẩm cho nên đã cuốn hút được người tiêu dùng. 1.5.8. Môi trường ngành Môi trường cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn tốt hưn nhu cầu của khách hàng và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển . Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là nhiệm vụ của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra các cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn vươn lên phía trước vượt qua dối thủ.Các doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trưòng cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất khoá bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, đã gây không ít khó khăn cho hoạt dộng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy vậy khả năng cạnh tranh của khoá Việt Tiệp ngày càng được nâng cao và chiếm lĩnh được thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường miền Bắc. Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào sản xuất khóa như: Khóa Minh Khai, khóa Đông Anh , khóa Hải Phòng, khóa Việt Đức, khóa Việt Hà, khóa Việt Tiến…Đặc biệt là khóa Trung Quốc đang được tràn vào Việt Nam rất nhiều. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như vậy nhưng sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường, đặc biệt tiêu thụ mạnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và đang từng bước mở rộng thị trường các tỉnh phía Nam. Cho dù công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng so với tổng sản lượng bán ra của toàn ngành thì khóa Việt Tiệp của công ty vẫn chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường như: sản lượng sản xuất khóa của Minh Khai trong một năm chỉ bằng một tháng của công ty khóa Việt Tiệp. PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP KHOÁ VIỆT TIỆP 2.1. Các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công Ty CP Khóa Việt Tiệp 2.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường Phòng kinh doanh chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường song công ty thông qua các đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm để thu thập các thông tin về nhu cầu thị trường. Tại đây, các nhân viên bán hàng có trách nhiệm tìm hiểu và thông tin về công ty những thay đổi trong yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm… Ngoài ra, công ty có sưu tầm những mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường được khách hàng ưa dùng hoặc những mẫu mã khách hàng đặt làm để sản xuất những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người Việt Nam. 2.1.2. Chính sách sản phẩm Tận dụng ưu thế của công ty là có hàng loạt thiết bị máy móc chuyên dùng đáp ứng được công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có các chỉ tiêu về kiểu dáng, chất lượng vượt trội. Sản phẩm mũi nhọn của công ty là khóa cửa nhà và các loại khóa khác. Công ty có hẳn một xí nghiệp chế tạo kiểu dáng mẫu mã cho sản phẩm. Qua theo dõi các kỳ hội chợ nhóm các sản phẩm này còn chưa để lại ấn tượng cho người tiêu dùng, đó là do các loại sản phẩm còn ít, kiểu dáng thiết kế chưa bắt mắt và giá lại bằng hoặc cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vây, nhóm sản phẩm này đã không hoàn thành nhiệm vụ về chính sách sản phẩm của công ty. Bao bì, nhãn mác của sản phẩm: Công ty xác định: bao bì nhãn mác của sản phẩm là phụ liệu không thể thiếu được. Nó không những có tác dụng khẳng định thương hiệu của sản phẩm mà còn tạo cảm giác tin tưởng về sản phẩm của khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm và làm tăng vẻ đep của sản phẩm khi trưng bày.Do đó, những năm qua bao bì nhãn mác của sản phẩm đã luôn được cải tiến với màu sắc và bố cục chặt chẽ phần nào đã đáp ứng được nhu cầu là công cụ của công tác Marketing. 2.1.3.Chính sách chất lượng sản phẩm Sau khi đã định vị được mặt hàng , công ty đã đặc biệt chú trọng tới công tác bảo đảm chất lượng sản phẩm, coi chất lượng là sự sống của công ty. Chính vì vậy, công ty đã thành lập ban ISO( năm 2001 công ty đã được tổ chức quốc tế của vương quốc Anh cấp chứng chỉ ISO 9001:2000) có trách nhiệm tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm. Nhờ luôn duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ngày càng tăng, nhiều sản phẩm đã đủ khả năng xâm nhập vào một số thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Có được sự ổn định về chất lượng là do công ty với các nhân tố sản xuất và quản lý. Công ty đã kết hợp sử dụng các biện pháp cơ bản sau: Máy móc, thiết bị được bảo dưỡng sửa chữa định kỳ tốt. Giáo dục cho công nhân hiểu rõ “ chất lượng là uy tín, là sự sống còn của công ty” là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của công ty với đời sống người lao động. Nâng cao ý thức tự giác trong sản xuất của công nhân, kết hợp giáo dục với các biện pháp kinh tế: thưởng, phạt … Đầu tư thêm những thiết bị chuyên dùng hiện đại và đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao để có thể sử dụng những thiết bị này. Chất lượng nguyên vật liệu là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì vây, công ty cần hết sức quan tâm đến việc bảo quản nguyên vật liệu cũng như việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu tốt. Công tác tham mưu kiểm tra nguyên vật liệu được giao cho phòng kinh doanh phụ trách. 2.1.4. Chính sách giá cả Người tiêu dùng thường rất nhạy cảm với giá. Phải có chiến lược như thế nào để thỏa mãn tối đa các nhóm khách hàng mục tiêu? Công ty đã chọn cho mình một chính sách giá như sau: - Với sản phẩm mũi nhọn: Dùng chính sách giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại có chất lượng gần tương đương trên thị trường. Hiện nay giá cho một số loại nhãn chất lượng cao từ 720.000 đến 1850000, tới đây để hoàn thiện sản phẩm của minh công ty sẽ sản xuất theo bộ bao gồm mức giá từ 1200.000 đến 23000.000/ bộ. Loại sản phẩm này nhằm các đối tượng là công chức nhà nước, những người có mức sống cao Đây là chính sách hợp lý và sự thành công của công ty cho đến nay đã chứng tỏ điều đó. - Với nhóm sản phẩm khác: Công ty căn cứ vào mức giá hiện hành trên thị trường đặt ra mức giá bán có tính cạnh tranh. Ngoài ra, công ty còn áp dụng chính sách giá có chiết khấu theo số lượng hàng mua. Với chính sách giá như vậy công ty có thể phục vụ thêm được nhiều nhóm đối tượng khác mà không làm hỏng uy tín của nhãn hiệu sản phẩm cũng như uy tín của công ty. 2.1.5. Các hoạt động Marketing a. Công tác quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm Quảng cáo, đây là một trong những biện pháp kích thích tiêu thụ hữu hiệu cho sản phẩm của công ty. Các hình thức quảng cáo như: Trên radio, báo chí, tivi, quảng cáo tranh ảnh, lịch treo tường, các bài báo, chuyên san, catalogue . . Đăc biệt hàng năm công ty đã bỏ ra một phần kinh phí để tài trợ cho một số hoạt động văn hóa quần chúng, để qua đó nhằm quảng cáo sản phẩm của mình tới khách hàng. Công ty không chỉ quan hệ tốt với khách hàng mà còn được đông đảo quần chúng quan tâm, công ty tham gia các hoạt động công ích, từ thiện trong xã hội, nhận nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó. Thực hiện các chương trình khuyến mại tại. Để giúp các thành viên trong kênh bán hàng được thuận lợi công ty đã tiến hành rất nhiều hoạt động hỗ trợ các đại lý như: - Trang bị tủ, kệ cho các đại lý giúp họ trưng bầy hàng trong tủ. - Giúp đại lý các dụng cụ bán hàng như: Biển hiệu, dây quảng cáo. Công ty tích cực tuyên truyền quảng cáo nhằm tăng sự nhận biết trong dân chúng. Quảng cáo là một trong những biện pháp kích thích tiêu thụ hữu hiệu cho sản phẩm của công ty. Các hình thức quảng cáo như: Trên radio, báo chí, tivi, quảng cáo tranh ảnh, lịch treo tường, các bài báo, chuyên san, catalogue. Đăc biệt hàng năm công ty đã bỏ ra một phần kinh phí để tài trợ cho một số hoạt động văn hóa quần chúng, để qua đó nhằm quảng cáo sản phẩm của mình tới khách hàng. b. Hội chợ triển lãm Tham gia nhiều hội chợ triển lãm và đã giành huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2004 và năm 2005. ản phẩm luôn được cải tiến về mẫu mã cũng như chất lượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng . Sản phẩm được sản xuất, quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Năm 1997-1998 sản phảm của công ty đã dành được giải bạc chất lượng. Các loại khoá Việt Tiệp được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý về chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất mến mộ.Khoá Việt Tiệp được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Năm năm liền từ năm 1997-2001 được bộ khoa học công và môi trường trao tặng giải vàng về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam.Sản phẩm được bình chọn trong tốp 20 sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích nhất, nhiều năm liền công ty đã được công nhận là đơn vị quản lý giỏi của ngành Công Nghiệp Hà Nội. Sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và đạt nhiều huy chương Vàng tại các hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam c. Bán hàng trực tiếp Công ty có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại công ty. Nếu mua sản phẩm tai công ty, khách hàng được tư vấn miễn phí về cách sử dụng các sản phẩm, nếu sản phẩm có hỏng hóc thì có thể đổi lại hoặc được nhân viên bán hàng sửa lại. e. Quan hệ công chúng Công ty không chỉ quan hệ tốt với khách hàng mà còn được đông đảo quần chúng quan tâm, công ty tham gia các hoạt động công ích, từ thiện trong xã hội, nhận nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó 2.1.6. Phương thức bán hàng Công ty đã xây dựng được một phương thức bán hàng vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường vừa có khả năng mở rộng thị trường tăng sản lượng tiêu thụ. Khi giao hàng cán bộ phòng kinh doanh đến từng đại lý theo yêu cầu về số lượng và chủng loại sau đó nhận tiền về cho phòng kế toán tài chính. Các đại lý cũng có thể nộp tiền bán hàng một tháng 2 lần nhưng không được nợ tiền hàng. Mọi hoạt động mua bán đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa công ty với các đại lý nhưng không hề có sự khống chế về số lượng, chủng loại sản phẩm. Hợp đồng kinh tế chỉ mang tính pháp lý nên với phương thức bán hàng như vậy công ty đã tạo điều kiện tối đa cho các đại lý nhất là các đại lý ở xa. Một thay đổi nữa là: Trước đây chỉ khi số lượng hàng đủ một chuyến vận chuyển thì công ty mới giao. Như vậy, thời gian giao hàng thường bị chậm. Bây giờ khi khách hàng yêu cầu với bất kỳ số lượng là bao nhiêu có thể lợi nhuận thu được không đáng kể hoặc không bù đắp được chi phí vận chuyển song công ty vẫn giao hàng ngay đến tận nơi. Ngoài ra công ty còn có các hình thức chiết khấu hấp dẫn cho đại lý. Hình thức thanh toán khi mua hàng của công ty có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản, ngoại tệ hay ngân phiếu. Hình thức này cũng tạo thuận lợi rất nhiều cho khách hàng trong việc chi trả. 2.1.7. Chính sách xúc tiến bán hàng Nhận rõ tầm quan trọng của công tác xúc tiến bán hàng công ty đã có nhiều hình thức hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây các hoạt động tiếp thị đã có nhiều thay đổi lớn thông qua sự đầu tư lớn về tiền và hiệu quả mang lại qua số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Một số hình thức như: quảng cáo trên tivi, trên báo, tham gia các kỳ hội chợ… Công ty cũng thường xuyên tham gia các đợt triển lãm hàng hóa trong và ngoài nước. Hiện nay công ty có mối quan hệ làm ăn với tất cả các doanh nghiệp sản xuất khóa ở trong nước để tạo mối quan hệ chặt chẽ thị trường trong nước. 2.1.8. Hệ thống kênh phân phối Do đặc thù của công ty các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu đã có khách hàng bao tiêu nên các kênh tiêu thụ dưới đây được hiểu là kênh tiêu thụ nội địa. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty dựa vào 2 kênh chính: Với cách tổ chức kênh phân phối như trên công ty đã đảm bảo giảm thiểu khoảng thời gian sản phẩm từ nơi sản xuất tơi tay người tiêu dùng. Do đó tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh khá nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.9. Khách hàng Đây là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại công ty, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp vì là người đã, đang và sẽ mua hàng của công ty. Những biến động tâm lý của khách hàng thể hiện sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng tiêu thụ tại công ty tăng lên hay giảm đi. Nhân tố quan trọng nữa là thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng cũng quyết định đến hiệu quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì hàng hóa được tiêu thụ mạnh và khi nhu cầu giảm kìm hãm tiêu thụ hàng hóa. Do vậy công ty phải có chính sách giá và chính sách sản phẩm hợp lý. Do đặc điểm kinh doanh của công ty hiện nay là kinh doanh thương mại và phân phối hàng gia dụng nên khách hàng của công ty tương đối đa dạng trên toàn tỉnh, và do đó công ty đã phân loại ra từng nhóm cụ thể như sau: - Khách hàng bán buôn lớn: là khách hàng có khả năng lớn về tài chính, là khâu trung gian cung cấp giữa nhà phân phối và người tiêu dùng có thói quen mua tập trung, nhóm khách hàng này thường tập trung thành khu vực kinh doanh truyền thống. - Khách hàng bán khu vực: là nhóm khách hàng kinh doanh đa dạng các mặt hàng thường nắm các điểm tập hợp đông dân cư vơi nhiều người qua lại, vừa bán lẻ vừa bán buôn. - Khách hàng bán lẻ: là số khách hàng nhiều nhất và nằm rải rác trên toàn khu vực phân phối, là nơi tiếp cận gần nhất người tiêu dùng. Tất cả các loại khách hàng và đặc điểm trên có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty. 2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp Việc tiêu thụ sản phẩm được giao cho phòng tiêu thụ. Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ tổ chức phòng tiêu thụ TRƯỞNG PHÒNG TIÊU THỤ PHÓ PHÒNG TIÊU THỤ CH SỐ 7 THUỐC BẮC CH SỐ 37 HÀNG ĐIẾU CH GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CHI NHÁNH SÀI GÒN NHÂN VIÊN KẾ TOÁN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TRƯỞNG CHI NHÁNH NHÂN VIÊN KẾ TOÁN NHÂN VIÊN GIAO HÀNG NHÂN VIÊN MARKETING NHÂN VIÊN GIAO HÀNG Quy định chức năng của từng bộ phận cụ thể để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Cán bộ công nhân viên phòng tiêu thụ có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận các ý kiến của khách hàng về sản phẩm, yêu cầu làm đại lý của khách hàng, yêu cầu về thông tin giá của sản phẩm và thu hồi các sản phẩm không phù hợp về công ty. - Các đại lý của công ty có trách nhiệm tiếp thu các ý kiến của người tiêu dùng, trực tiếp xử lý hoặc đổi lại sản phẩm khi có yêu cầu. - Nếu thông tin không xử lý được phải báo về công ty để xử lý. - Nhân viên phòng tiêu thụ nhận các sản phẩm không phù hợp từ các đại lý hoặc khách hàng trực tiếp lập danh mục các sản phẩm cần đổi lại theo biểu mẫu Phiếu báo hàng đổi ( B M H T 08.01 ) tập trung về nơi quy định và báo về phòng KCS để kiểm tra. Nếu các ý kiến của khách hàng phản ánh qua điện thoại,người tiếp nhận thông tin sẽ cập nhật vào sổ tiếp nhận thông tin ( B M T T 0102 ) .Sau khi tiếp nhận thông tin, kế toán phòng Tiêu thụ viết hóa đơn và các thủ tục liên quan trình trưởng phòng tiêu thụ, trưởng phòng kế toán và giám đốc duyệt. Nừu thông tin là các văn bản, giấy tờ thư từ ... để vào nơi quy định và báo cáo trưởng phòng để xem xét. Trưởng phòng tiêu thụ có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến phản hồi của khách hàng vào sổ ghi chép cập nhật theo biểu mẫu BM HT 0401. Các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty Hiện công ty phân phối hàng hóa theo hai hình thức: * Phân phối trực tiếp: khách hàng đến lấy hàng tại 4 địa đIểm chính của công ty : + Số 7 phố Thuốc Bắc - Hà Nội + Số 37 Hàng Điếu - Hà Nội + 138F Nguyễn Tri Phương – Hồ Chí Minh + 48 Nguyễn Tri Phương - Đà Nẵng Ưu điểm của hình thức này là: Nâng cao chất lượng hàng hoá mua bán, cải tiến công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp nhờ có nguyên vật liệu, thiết bị và bán thành phẩm với chất lượng cao . Giảm được chi phí lưu thông hàng hoá nhờ giảm bớt các khâu trung gian về bốc xếp, bảo quản và sử dụng hợp lí phương tiện vận tải, bao bì. Nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nhờ đó mà nâng cao được sức cạnh tranh cua rdaonh nghiệp . Thiết lập được mối quan hệ kinh tế trực tiếp ổn định và lâu dài cho phép tạo được thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp… Tuy vậy, hình thức phân phối này chỉ áp dụng khi cung cấp sản phẩm cho các dự án, công trình lớn hoặc phân phối ở thị trường cách xa doanh nghiệp. * Phân phối gián tiếp thông qua các đại lý theo sơ đố sau: Sơ đồ 2.2: Phân phối gián tiếp thong qua đại lý CÔNG TY CHI NHÁNH ĐẠI LÝ ĐẠI LÝ NGƯỜI TIÊU DÙNG Theo hình thức này, sản phẩm đến được tay người tiêu dùng phải thông qua các trung gian phân phối . Ưu điểm của phương pháp này là : Cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán với số lượng vừa đủ cho tiêu dùng sản xuất, vào bất kì thời điểm nào khi phát sinh nhu cầu cho sản xuất . Bảo đảm đồng bộ vật tư, hàng hoá cho sản xuất kinh doanh. Cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán một lúc được nhiều loại hàng hoá khác nhau, với số lượng và thời gian phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Cho phép thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại tốt hơn. Mạng lưới các đại lý ở khắp các tỉnh thành trong cả nước gồm 120 điểm thường xuyên hoạt động giúp công ty tiêu thụ sản phẩm. Các đại lý nhận hàng từ công ty hoặc chi nhánh có trách nhiệm phân phối đến các điểm bán xỉ và lẻ. Bảng 2.1: Doanh số theo tiêu thụ theo vùng miền trong hai năm 2007 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Khu Vực Năm 2007 Năm 2008 DS % DS % Miền Bắc 105.124 82 127.870 78.4 Miền Trung 10.897 8.5 16.034 9.8 Miền Nam 12.179 9.5 19.196 11.8 Tổng 128.200 100 163.100 100 (Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) Nhận thấy miền Bắc vẫn là thị trường chính của doanh nghiệp chiếm từ 78.4%đến 82% về doanh thu tiêu thụ.Miền Nam và miền Trung vẫn là những thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Tuy nhiên ta nhận thấy thị phần của miền Bắc tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn song đó bị thụt lựi đi so với năm 2007 do thị trường miền Trung và miền Nam đều tăng lên. Miền Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ theo các tuyến năm 2009: Đơn vị: đồng Tên tuyến Doanh thu Tỉ lệ (%) Tuyến Hà Nội 25.801.626 0,015 Tuyến Băc Ninh – Bắc Giang – Lạng sơn 7.215.828.240 4,4 Tuyến Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh 12.671.149.417 7,7 Tuyến Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định 10.563.259.664 6,5 Tuyến Phủ Lí – Thanh Hoá - Vinh 18.570.382.367 11,3 Tuyến Hà Tây 9.030.430.515 5,5 Tuyến Vĩnh Phú – Phú Thọ – Yên Bái 9.524.080.598 5,8 Tuyến Thái Nguyên – Cao Bằng – Bắc Cạn 3.849.864.948 2,3 Tuyến Hoà Bình 196.666.838 0,118 Tuyến Miền Trung và Cao Nguyên 16.989.735.139 10,4 Chi Nhánh Đà Nẵng 14.595.861.785 8,9 Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh 23.406.059.733 14,3 Cửa hàng công ty 23.152.054.789 14,15 Bán lẻ 1.359.956.800 0,83 Tổng 163.573.654.760 100 Nguồn: CTCP Khóa Việt Tiệp Như vậy khoá Việt Tiệp tiêu thụ chủ yếu tại thị trường miền Bắc. Tại các thị trường ở miền trung và miền nam thì lượng khoá tiêu thụ là ít hơn. Cần có biện pháp để tăng lượng khoá tiêu thụ tại các thị trường này. Sản phẩm khoá tiêu thụ khắp cả thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng hơn 60 %, thị trưòng miền Trung chiếm tỷ trọng 30,6 %, thị trường miền Nam là 14,3%. Sản phẩm của công ty chiếm lĩnh thị trưòng miền Bắc là do chi phí vận chuyển thấp vì quãng đường vận chuyển ngắn và thuận lợi hơn nữa, do tiếp cận thị trưòng dễ dàng, hiểu biết tốt nhu cầu thị trường này. Trong khi đó để đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại miền Trung và miền Nam thì phải mất một khoản chi phí vận chuyển đáng kể, làm tăng chi phí tiêu thụ vì vậy gây khó khăn cho việc tiêu thụ. * Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ Kênh trực tiếp được sử dụng để bán trực tiếp sản phẩm của chi nhánh cho người tiêu dùng nhằm mục đích quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chính, nó thường được thực hiện trong các cuộc hội chợ triển lãm nên doanh số bánra của kênh này là không đáng kể. Kênh gián tiếp bao gồm các đại lý chi nhánh của công ty trên toàn quốc, có thể coi là một trong những bộ phận trong bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh nhiệm vụ phân phối, sản phẩm của công ty đến tận tay người tiêu dùng, các đại lý còn có nhiệm vụ khác là thu thập và gửi thông tin thị trường về công ty có nhiệm vụ bảo hành, đổi hàng khi có sai sót kỹ thuật. Các cửa hàng và đại lý được công ty ưu đãi trong việc trợ giá vận chuyển thanh toán tiền hàng châm. Nguyên tắc hoạt động của công ty với các đại lý là khi nào các đại lý thanh toán hết lô hàng trước thì mới nhận lô hàng tiếp theo. Sơ đồ 2.3: Đường đi của tiền và hàng + Sổ theo dõi tiền hàng từ các đại lý: NHU CẦU KHÁCH HÀNG XUẤT HÀNG THU TIỀN NỘP KẾ TOÁN CÂN ĐỐI HÀNG THÁNG VÀO THẺ XUẤT NỘP NỘP VÀO QUỸ CHI NHÁNH NỘP VỀ CÔNG TY SỔ THEO DÕI CHI PHÍ THUỘC CHI NHÁNH CHI PHÍ BÁN HÀNG THUỘC CHI NHÁNH Phiếu chi nộp về công ty NHU CẦU KHÁCH HÀNG XUẤT HÀNG THU TIỀN Giấy đề nghị thanh toán Gửi về công ty làm thủ tục thu chi thanh toán + Ở chi nhánh : + Theo dõi xuất tồn ở chi nhánh : HÀNG XUẤT TỪ CÔNG TY CHI NHÁNH TIỀN THU VỀ CÔNG TY SỐ TỒN TẠI CHI NHÁNH Hàng nhập, sổ theo dõi tiền và hàng Nhân viên tiếp thị Cán bộ phòng Tiêu Thụ Sơ đồ 2.4: Xét hợp đồng bán hàng qua đại lý Tiếp nhận yêu cầu Hình thức yêu cầu Lời Nhân viên tiếp thị Cán bộ phòng Tiêu Thụ Văn bản Ghi vào sổ BM.TT 01.01 Người tiếp nhận thông tin Thông báo cho Trưởng phòng Tiêu Thụ Đặt hàng Trưởng phòng Tiêu Thụ Báo giá Phân loại yêu cầu Xem xét bảng giá B Báo giá theo BM Đại lý Trưởng phòng Tiêu Thụ Kiểm tra, xem xét thông tin Trưởng phòng Tiêu Thụ Không Chấp nhận yêu cầu Thông báo cho khách hàng Có Trưởng phòng Tiêu Thụ Báo ngày đi thực tế Báo cáo Giám đốc duyệt sơ bộ Trưởng phòng Tiêu Thụ Giám đốc Duyệt được ? Không Có Trưởng phòng Tiêu Thụ Yêu cầu khách hàng làm thủ tục Trưởng phòng Tiêu Thụ Trình Giám đốc ký, lập hợp đồng đại lý * Bán hàng trực tiếp Khách hàng Yêu cầu cung cấp Nhân viên phòng Tiêu Thụ Ghi vào sổ biểu mẫu ( BM.TT 01.01 ) Nhân viên phòng Tiêu Thụ Chuyển cho Trưởng phòng Tiêu Thụ Hàng truyền thống Đặt hàng Xem xét, báo cáo tồn kho Trưởng phòng Tiêu Thụ Không đ Báo cho khách hàng Khả năng đáp ứng Được Trưởng phòng Tiêu Thụ Trưởng phòng Tiêu Thụ Báo phòng Kế Hoạch, Kỹ Thuật .v.v. Phòng Kế Hoạch, Kỹ Thuật Xem xét cụ thể yêu cầu Báo cho khách hàng Chấp nhận Phòng Tiêu Thụ Có Không Trưởng phòng Tiêu Thụ Xây dựng hợp đồng Thực hiện hợp đồng Phòng Tiêu Thụ Những chứng từ về chi phí bán hàng và các chi phí khác thuộc chi nhánh đã nộp về công ty và chưa làm xong các thủ tục thu chi, giám đốc và phòng kế toán chưa duyệt. Các chu trình bao gồm các bước cơ bản nhất, đảm bảo tính thống nhất, hợp lí và chặt chẽ giúp công ty có thể giám sát mạng lưới phân phối một cách hiệu quả nhất. * Phương thức thanh toán Việc ký kết hợp đồng mua bán giữa công ty với khách hàng được thực hiện ngay từ phòng tiêu thụ của Công ty. Với các hình thức thanh toán như sau: Trả tiền ngay: khách hàng sau mỗi lần lấy hàng viết hóa đơn ngay sau đó và sang phòng kế toán nộp tiền ngay thì triết khấu 2,5%. Riêng khóa 45 và 38 được giảm 1500 đồng / 1 cái. - Trả chậm: Đối với các đại lý, khách hàng mua với số lượng lớn thì công ty có thể cho họ nợ một khoản tiền trả chậm trong một thời gian nhất định. - Khách hàng có thể trả tiền trước thông qua tài khoản ngân hàng tín dụng. Sau đó công ty chuyển hàng đến sau, đối với những nhà đầu tư họ ứng trước tiền, vốn cho công ty sau đó tiêu thụ hàng cho công ty. - Việc xác định giá cả thay đổi theo từng thời điểm tiêu thụ là một chính sách giá phù hợp với đặc điểm sản phẩm. Đặc biệt công ty có chính sách triết khấu ưu đãi đối với những khách hàng mua hàng với số lượng từ 1,5 triệu đồng trở lên. Miền Bắc: 2% Miền Trung: 3 % Miền Nam: 4% Điều này đã khuyến khích người tiêu dùng và tăng mức tiêu thụ của công ty. Mặc dù đã được hưởng chính sách giá ưu đãi nhưng vẫn xảy ra một số trường hợp đó là các cửa hàng đại lý của công ty ở các tỉnh xa tự động nâng giá để thu lợi nhuận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Chính sách sản phẩm : Khoa học phát triển thì công ty càng có khả năng nâng cao chất lượng để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, mục tiêu của công ty là: lấy chất lượng làm điều kiện kiên quyết “ Tạo lợi ích và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ”. Chính sách phân phối : Việc thành lập và lựa chọn các kênh phân phối có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu qủa kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty sử dụng nhiều kênh phân phối nhưng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn chủ yếu thông qua bán gián tiếp thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.3: Kết quả bán hàng trong 2năm 2008-2009 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 161.1 100 163.6 100 Bán trực tiếp 12.043 7.48 22.572 13.8 Bán gián tiếp 149.057 92.52 141.028 86.2 Nguồn: Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp Nhận xét: Qua bảng trên cho ta thấy phương thức bán hàng của công ty không thông qua các khâu trung gian (Bán gián tiếp ) là chủ yếu. Điều đố phần nào đã thấy được công ty đã chú ý hơn tới các phương thức dịch vụ ưu đãi như: Giảm giá hỗ trợ tiêu thụ , khuyến mại. Tỷ trọng bán hàng gián tiếp năm 2008 là 92,52%, đến năm 2009 giảm còn 86,2%, đây cũng là một dấu hiệu tốt cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Tỷ trọng bán trực tiếp năm 2008 là 7,48% tăng lên 13,8% năm 2009. Công ty cần tăng khả năng bán trực tiếp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Qua đó sẽ hiẻu đúng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn, không những thế sẽ tăng lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ. 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp trong những năm gần đây Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Khoá Việt Tiệp trong năm 2007 và năm 2008 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị (±) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 66.995.000 87.037.000 20.042.000 +30 2. Lợi nhuận trước thuế 1.930.000 2.032.000 102.000 +5 3. Lợi nhuận sau thuế 1.312.400 1.381.760 69.360 +5 4. Vốn kinh doanh 6.047.000 6.497.000 450.000 +7 5. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.136.495 10.331.781 2.195.256 +27 6. Tổng số lao động 806 795 -11 -1 7. Tổng quỹ lương 11.122.800 11.925.000 802.000 +7 8. Thu nhập bình quân 1.265 1.400 135._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25895.doc
Tài liệu liên quan