Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Hoạt động xuất nhập khẩu ở Công ty TNHH Cao Cường

Đề tài: "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở Công ty TNHH Cao Cường". Kết cấu bài viết gồm ba phần: Phần I: lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong cơ chế thị trường. Phần II: Phân tích thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty tnhh cao cường. Phần III: Một số giải pháp và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả Xuất nhập khẩu của công ty. Sinh viên; ngô tuấn kiện Lớp ; 508 k5 Msv ; 1999d707 Phần I: Nâng cao hiêu quả xuất n

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Hoạt động xuất nhập khẩu ở Công ty TNHH Cao Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập khẩu là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. I. Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia phát triển, sự phân công lao động quốc tế hình thành rõ nét, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia (hay thị trường nội địa với các khu chế xuất trong nước). Hoạt động xuất khẩu là hoạt động tất yếu của các quốc gia trong qúa trình phát triển. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên…. dẫn đến sự khác nhau về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia. Đề khai thác tối đa lợi thế và khắc phục các hạn chế, tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức tạo ra sự cân bằng các yếu tố trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi các loại hàng hoá và dịch vụ cho nhau. Tuy nhiên xuất khẩu không phải chỉ diễn ra giữa các quốc gia có những lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Ngay cả khi các quốc gia không có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên… thì quốc gia đó vẫn có thể thu được những lợi ích không nhỏ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế… - Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. - Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển nền kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề nội bộ nền kinh tế như: vốn, kỹ thuật, lao động, nguồn tiêu thụ thị trường …. - Đối với nước ta hướng mạnh mẽ về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngănứ Dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ một quốc gia nào và trong thời kỳ nào đẩy mạnh được xuất khẩu thì nền kinh tế của nước đó phát triển cao. Tóm lại, thông qua xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, tiềm năng và cơ hội của đất nước. II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Ngày nay, xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp . Việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài đưa lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau đây: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường , mở rộng quan hệ kinh doanh với bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cũng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. - Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Qua đó có điều kiện giữ gìn nâng cấp và phát triển trình độ kỹ thuật công nghệ, phát triển hệ thống các kênh phân phối sản phẩm. - Xuất khẩu đảm bảo cho doanh nghiệp luôn nâng cao việc sử dụng các kỹ năng quản lý chuyên môn, chẳng hạn như kỹ năng quản lý hoạt động xuất khẩu, bán hàng trên thị trường quốc tế, quản lý và dự đoán những xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái. Mặt khác qua xuất khẩu doanh nghiệp có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật để tái đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngoài ra sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân, tăng khả năng quay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thu hút lợi nhuận cao. - Như vậy xuất khẩu không chỉ đóng vai trò là chất xúc tác hỗ trợ phát triển mà nó còn trở thành yếu tố bên trong của sự phát triển, trực tiếp tham gia vào giải quyết một loạt các vấn đề quan trọng của nền kinh tế như vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu …. Do vậy chỉ có ý thức được vai trò hiệu quả của nó mới tập trung khai thác triệt để mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước để nhanh chóng phát triển mở rộng hoà nhập vào nền kinh tế phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời biến nó trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế. ý thức rõ được tầm quan trọng của xuất khẩu, Đảng và Nhà nước ta ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã sớm đề ra chủ trương phù hợp để đưa ra từng bước phát triển theo xu thế phát triển tất yếu là thay đổi chiến lược kinh tế từ "Đóng cửa" sang "Mở cửa" từ thay thế nhập khẩu hướng sang xuất khẩu. Đặc biệt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII với chiến lược "chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình" thì hoạt động xuất của ta càng sôi đông hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó xét về tiền năng thì nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển xuất khẩu đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Đó chính là những tiềm năng vật chất hết sức to lớn và là cơ sở nguồn lực để phát triển xuất khẩu. Ngoài ra ta còn một đội ngũ lao động trực tiếp thu nhanh được khoa học kỹ thuật và công nghệ cao thì mới đáp ứng nhu càu chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Về thực tế hiện nay, lao động xuất khẩu còn chưa cân xứng với tiềm năng lực của nền kinh tế. Xuất khẩu của ta chủ yếu là nông sản hoặc dạng thô, mới sơ chế. Phương châm chiến lược là cần xuất khảu sản phẩm tinh, sản phẩm đã qua chế biến để có lợi nhuận cao hơn và tận dụng được lực lượng lao động dư thừa, hoạt động xuất khẩu của ta đang đi từ xuất khẩu thành phần có hàm lượng cao.3 III. Hình thức xuất khẩu chủ yếu Với mục tiêu là đa dạng hoá kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thế lực có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau. 1. Xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức đơn vị ngoại thương xuẩu khẩu các loại hàng hoá dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mính. Về nguyên tắc xuất trực tiếp có thể làm tăng rủi ro trong kinh doanh, song nó lại có những ưu điểm nổi bật sau: giảm bớt chi phí trung gian, do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặc với khác hàng và tới thị trường nước ngoài, biết đựoc nhu cầu của khác hàng và tình hình bán hàng, do đó nên ta có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết. 2. Xuất khẩu uỷ thác. Là hình thức kinh doanh, trong đó đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và qua đó thu được một số tiền nhất định (thường là tỷ lệ % của giá trị lô hàng xuất khẩu) 3. xuất khẩu gia công uỷ thác. Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm đơn vị gia công, sau đó thu lại thành phẩm để để xuất lại cho nước ngoài. Đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo sự thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất. Hình thức này có ưu điểm là đơn vị ngoại thương không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, rủi ro ít hơn, việc thanh toán chắc chắn hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi phải tiến hành nhiều công việc, nhiều thủ tục xuất nhập khẩu, các cán bộ kinh doanh phải có kinh nghiệp và nghiệp vụ kể cả trong quá trình giám sát và kiểm tra công việc. 4. Buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch, tỏng đó xuất khẩu kết quả chặt chẽ với nhật khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá mang ra trao đổi thường có giá trị tương đương. Mục đích xuất khẩu ở đây không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm mục đích có được một lượng hàng hoá có giá trị tương đối với olô hàng xuất khẩu. Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm tránh những rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thành toán. 5. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu của Nhà nước giao tiến hành xuất khẩu một số mặt hàng nhất định do Chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tèm kiếm bạn hàng. Mặt khác thường không có sự rủi ro trong thanh toán (thành toán do Chính phủ thực hiện). Trên thực tế, hình thức xuất khẩu này chỉ xuất hiện rất ít, thường trong một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây và chỉ trong một số doanh nghiệp Nhà nước. Phần II: Phân tích hoạt động về hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty tnhh cao cường A. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty . I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty . - Công ty đợc sinh ra giữa thập kỷ 90 khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Châu á bị khủng hoảng, sự cạnh tranh trong nước và quốc tế vô cùng khốc liệt Công ty đã chọn cho mình con đường đi lên lấy chất lượng làm uy tín hàng đầu. Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Cao Cường - Tên giao dịch cũng là tên Công ty - Là công ty ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh thương mại hạch toán độc lập - Giám đốc là bà Nguyễn Thị Phương - Có trụ sở chính 14 Mạc Thị Bưởi, quận Hai Bà Trưng Hà Nội Điện thoại (04) 8264099 FAX: 04-8259894 + Chi nhánh : Công ty có 3 chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 26 B Lê Quốc Hưng điện thoại: (08) 222211- 224402 Fax: 08-8222214 Đà nẵng : 133 Hoàng Diệu Điện thoại: 051-822709 Fax: 051824077 Hải Phòng: 57 Điện biên phủ Điện thoại:031-842835. *. Mục đích và phạm vi kinh doanh: - Mục đích hoạt động của công ty là thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu nội biên, nhập uỷ thác, xuất nhập khẩu tư doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu , làm tốt công tác nhập khẩu góp phần đáp ứng nhu cầu cao vế số lượng chất lượng mặt hàng do công ty đầu tư, sản xuất và kinh doanh phù hợp với thị trường, nhất là thị trường quốc tế, từ đó tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo nên một đầu mối về xuất nhập khẩu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và địa phương. - Phạm vi kinh doanh của công ty bao gồm: + Trực tiếp xuất khẩu ( nhận uỷ thác xuất khẩu) nông sản, lâm sản, hải sản thủ công mỹ nghệ,các hàng gia công , chế biến, tài liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhu cầu sản xuất và đời sống , theo yêu cầu của địa phương, các ngành các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định hiện hành của nhà nước . + Sản xuất và gia công chế biến hành hoá để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập khẩu. + Cung ứng vật tư hàng hoá, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương các nghành , các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc bằng hàng hoá do các bên thoả thuận theo hợp đồng kinh tế. + Thị trường xuất nhập khẩu gồm tất cả các nước có liên quan buôn bán với việt nam. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là: xuất khẩu hàng may mặc nông sản, thiếc, gỗ. Nhập khẩu phân bón, hàng tiêu dùng, nguyênvật liệu cho hàng may … Trong đó xuất nhập khẩu hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty. Công ty được coi là một trong những đơn vị dẫn đầu trong nghành thương mại về hoạt động sản xuất kinh doanh. *. Quá trình hoạt động của công ty - Giai đoạn 1998-1999. Đây là giai đoạn đầu công ty đang chập chững và tìm bứơc đi sao cho phù hợp và đúng hướng. Do mới thành lập, cho nên quan hệ giữa công ty và các cơ sở trong nước còn chưa có nhiều, đối với nước ngoài tên tuổi công ty còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, trong điều kiện công ty đã tìm được hướng đi cho mình. Mặc dù kết quả giai đoạn này chưa cao song cũng là tự khẳng định được sự xuất hiện của công ty trên thương trường . - Giai đoạn 2000-2002 hoạt động của Công ty phát triển rất nhanh và mạnh với quy mô lớn và doanh số những kết quả đạt đợc còn cha vững chắc, hiệu quả đạt đợc cha cao. Tăng trởng kinh doanh quá nhanh đã làm cho bô máy quản lý bị quá tải dẫn đến một số rủi ro và khó khăn. Trong hoạt động kinh doanh, nhập khẩu trở thành hình thức kinh doanh chủ đạo. chuyển dịch mạnh mẽ từ kinh doanh xuất khẩu uỷ thác sang xuất khẩu trực tiếp. Nhng qua tập trung và nhóm hàng nông sản trong đó chủ yếu là cafê và hạt điều dẫn đến hậu quả kinh doanh bấp bênh và ảnh hưởng mạnh do mất giá trên thị trờng thế giới. Nhập khẩu tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với xuất khẩu trong năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tiếp tục tăng trong đó mặt hàng nông sản vẫn giữ nguyên vị trí chủ đạo. Cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu, công ty cũng chủ trơng phát triển nhập khẩu đảm bảo cho sự phát triển hài hoà trong kinh doanh năm 2003 cũng được coi là năm bắt đầu triển khai một loạt các dự án đầu tư chiều sâu của Công ty Với kết quả đạt được cho thấy công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, điều này cho thấy trong giai đoạn này có nhiều biến đổi nhiều khó khăn nhưng công ty đã bám sát thực tế thị trưòng mạnh dạn tìm gia phương thức làm ăn mới cho nên tới nay công ty đã trụ vững và phát triển một cách mạnh mẽ giữ được uy tín với khách hàng với cấp trên. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yêú có ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu của công ty 1. Chức năng nhiệm vụ Công ty là doanh tư nhân ra đời với nhiệm vụ ban đầu chủ yếu thực hiện trực tiếp xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các nghành các địa phương các xí nghiệp ở ngoài miền bắc. - Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động đặc biệt sau năm 2000 công ty không chỉ dừng lại ở xuất nhập khẩu uỷ thác mà công ty còn tìm cho mình các hợp đồng xuất nhập khẩu và tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp. Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu tư doanh cũng như xuất nhập khẩu uỷ thác và các kế hoạch khác có liên quan. Tự tạo nguồn vốn cho hoạt đọng sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn vốn đó. Tuân thủ các chính sách chế độ kinh tế quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đông buôn bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong và ngoài nước Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lưọng gia tăng khối lượng xuất nhập khẩu mở rộng thị trường quốc tế thu hút thêm ngoại tệ phát triển xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, bồi dưỡng, đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ- nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên chức chức của Công ty, thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý tài, lao động, tiền lương... Làm tốt công tác bảo hộ, an toàn lao động, trật tự xã hội, baỏ vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩã, bảo vệ an ninh, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 2. Quyền hạn của Công ty Cùng với những nhiệm vụ, chức năng ở trên Công ty có các quyền: - Được đề xuất với cán bộ chủ quản về việc xây dựng và giao các chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến hoạt động của Công ty. - Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được huy động vốn trong nước và ngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động của Công ty - Được ký kết với các đơn vị kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật các loaị hợp đồng mua bán kinh tế, được phép liên doanh, hợp tác đầu tư trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. - Được dự hội trợ triển lãm, giới thiệu về các sản phẩm của Công ty trong và ngoài nước, được mời khách nước ngoài vào hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để ký kết hợp đồng, tìm hiểu thị trường. - Được đặt đại diện chi nhánh của Công ty ở trong và ngoài nước. - Được tuyển, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong Công ty. Trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của Công ty và các chế độ, Công ty được quyền vận dụng các hình thức trả lương, khen thưởng nhằm động viên nâng cao hiệu xuất công tác của cán bộ công nhân viên 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Cao Cường Giám đốc P. Giám đốc Tổ chức hành chính nhân sự Kế toán tài vụ Vật tư XNK Kinh doanh Phòng Kinh doanh I Phòng Kinh doanh II 4 . Nhiệm vụ các phòng ban. - Qua sơ đồ trên ta có thể thấy công ty có một cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh với các phòng ban liên quan. Có nhiệm vụ và chức năng cụ thể: + Giám đốc công ty là ngời có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài việc xây dựng định hướng chiến lược phát triển mở rộng thị trường các phương án kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức bộ máy quản lý, xem xét chế độ tiền lương, kỷ luật lao động, tuyên dương khen thưởng, công tác đào tạo. + Phó giám đốc là người được giám đốc uỷ quyền điều hành trong quá trình kinh doanh, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác quy hoạch, tổng hợp quá trình kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan tới tài chính kế toán công ty. Nhiệm vụ chính là thực hiện chiếc lược, phương án, biện pháp đã được giám đốc phê duyệt chỉ đạo, điều hành và theo dõi các phòng ban, khối văn phòng. + Phòng tổ chức hành chính nhân sự. Có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về các công tác sau đây. Truyền đạt, hướng dẫn thực hiện chủ trương các chính sách xã hội chính sách khác có liên quan tới người lao động của nhà nước cũng như nội quy, quy chế của công ty đến cán bộ công nhân viên. Quản lý, tập trung thống nhất công tác hành chính, văn th hơn nữa, tập trung thống nhất công tác hành chính, văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, đánh máy, sao chụp tài liệu. Định hướng công tác đào tạo, khen thởng- kỷ luật. Và là cầu nối giữa cấp lãnh đạo và công nhân để định ra được chính sách đúng đắn để bảo vệ quyền lợi đúng đến cho người lao động. + Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng giám đốc và phó giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính. Công tác kế toán và hạch toán theo yêu cầu của công ty đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc chế độ kế toán cho nhà nước quy định. Ghi chép tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty. Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế. Hớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng ban có liên quan trong việc thực hiện công tác kế toán, hạch toán theo đúng quy định của nhà nước. Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và phối hợp với phòng kinh doanh. Tổng kết, phân tích đánh giá hiệu quả của từng lĩnh vực kinh doanh cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. + Phòng vật tư xuất nhập khẩu: Có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác thị trường. Nghiên cứu thị trờng kết hợp với phòng kinh doanh đề xuất giám đốc các chính sách, biện pháp phát triển các mặt hàng nhập khẩu mà công ty đang kinh doanh tham gia ý kiến về thị trờng quốc tế với các phòng ban trên để xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm của công ty. Thực hiện giám sát các đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết, tờ chức giao nhận các lô hàng xuất nhập khẩu. + Phòng kinh doanh : Có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc công ty điều hành hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới bán hàng, mua bán các sản phẩm mà công ty kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là trực tiếp tiếp cận tới khách hàng, tìm hiểu nhu cầu thị trờng từ đó lên phương án kinh doanh . Phòng kinh doanh cũng thường xuyên giới thiệu cho khách hàng về những mặt hàng của công ty. Trong phòng kinh doanh thì có phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II: Phòng kinh doanh I trịu trách nhiệm về thị trường trong nước. Phòng kinh doanh II trịu trách nhiệm về thị trường nước ngoài. 5. Đặc điểm nguồn cung ứng của Công ty ảnh hưởng của nó đến hiệu quả. Số lượng mặt hàng nhập khẩu của Nhà nước hiện nay rất nhiều nhưng Công ty chỉ nhập 25 mặt hàng, trong đó mặt hàng gia công may mặc, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng chiếm một tỷ trọng lớn. Mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty là nguyên vật liệu gia công may mặc. Do đó Công ty phải nhập nguyên vật liệu may mặc về để tái chế thành sản phẩm sau đó mới xuất đi, vì vậy khi tỷ trọng về hàng may mặc xuất khẩu tăng thì kéo theo là sự gia tăng của nguyên vật liệu nhập khẩu. Do chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu nên sự biến động của nặt hàng này cũng dẫn đến biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2001 nhập khẩu nhiều hơn năm 2000 làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, năm 2001 nhập khẩu giảm do vậy kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm theo. Năm 2003 tuy nhóm nguyên vật liệu gia công may mặc có tăng hơn so với năm 2002 nhưng những mặt hàng còn lại đều thấp hơn, ngoài ra còn có các mặt hàng năm 2002 có giá trị nhập khẩu lớn, năm 2003 do cơ chế hoặc thị trường xấu Công ty chỉ làm được rất ít hoặc mất hẳn như: kính xây dựng, máy photocopy, sơ sợi các loại... nên kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 thấp hơn năm 2002. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty( 2002- 2003) thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty (2000- 2003) Đơn vị: 1000 USD Năm Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Nguyên vật liệu gia công may mặc 10.141 16.138 7.972 16.202 Sắt, thép nhôm, kẽm 8.165 5.706 Thiết bị 3.611 6.500 5.320 3.420 Nguyên vật liệu khác ( các loại ) 8.668 5.638 Vật liệu xây dựng 3.900 2.551 2.385 Hàng tiêu dùng 6.897 890 2.212 Máy móc 4.983 Sơ sợi 2.635 2.500 1.482 Phân bón 3.400 Mặt hàng khác 13.134 10.926 6.477 Tổng số 39.818 45.837 41.365 34.833 Như vậy, có thể thấy rằng sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có một ảnh hưởng tương đối lớn đến giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. 6. Đặc điểm về lao động. Do đặc thù là một doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh mục tiêu kinh tế, thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo cả về mục tiêu xã hội như : tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho người lao động... Bảng 2 Cơ cấu lao động của Công ty TT Phân loại 2001 2002 2003 SS01/02 SS02/03 1 Tổng số lao động 175 182 193 7 11 2 Giới tính nam 105 105 110 0 5 Giới tính nữ 70 77 82 7 5 3 Theo trình độ văn hoá Đại học 50 72 93 22 21 Trung cấp 70 90 95 20 5 Đào tạo tay ngề 55 20 5 -30 -15 4 Theo hình thức Lao động gián tiếp 70 67 50 -3 -17 Lao động trực tiếp 105 115 143 10 28 Nhìn vào cơ cấu lao động của Công ty trong những năm gần đây, ta thấy rằng: - Đội ngũ lao động tăng từ 175 người năm 2001 lên 193 người năm 2003. - Chất lượng nguồn lao động đang dần dần được cải thiện từ chỗ trình độ đại học là 72 người năm 2002 lên 93 người năm 2003. - Đội ngũ lao động gián tiếp được tinh giảm làm cho bộ mắy quản lý trở lên gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả hơn. 7 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ tác động đến nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu 7.1 Thị trường trong nước Công ty hoạt động trong giới hạn từ Bình Trị Thiên đổ ra. Nhưng do sự thay đổi cơ chế quản lý, sự phát triển nhanh chóng của thị trường và sự lớn mạnh cuả Công ty đến nay đã mở rộng thị trường ra khắp cả nước, tất cả các vùng, các ngành. Trong đó hoạt động chủ yếu của Công ty ở thị trường này là thu gom hàng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩuvà xuất nhập khẩu uỷ thác. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây không chỉ Công ty , mà nhiều Công ty xuất nhập khẩu khác cũng gặp phải một số khó khăn ở thị trường trong nước đó là số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngaỳ càng nhiều dẫn đến cạnh tranh nhau cả về tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước, thu gom, sản xuất hàng xuất khẩu trong nước để xuất ra nứơc ngoài và thực hiện xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó sức mua trong nước bị giảm sút do khả năng thanh toán trong nước bị hạn hẹp, do vậy nhiều mặt hàng bị tồn đọng lớn, tiêu thụ chạm, ảnh hưởng đến kinh doanh của hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ngoài có nhiều lợi thế về tài chính, kỹ thuật tiếp thị, được hưởng chính sách ưu đãi... Thâm nhập sâu vào thị trường nội địa tạo cạnh tranh gay gắt, không cân sức. Những điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty 7.2. Thị trường ngoài nước. Trước năm 2000 ngạch xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu có được là do làm ăn buôn bán với thị trường Châu my chiếm 60% - 70%Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Nhưng đến nay Công ty đã chuyển hướng sang kinh doanh ở thị trường khác năng động hơn, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu lớn hơn, an toàn hơnsức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu lớn hơn ,giá cho mặt hàng nhập khẩu rẻ hơn đó là thị trừơng châu á . Bảng 3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trên một số thị trường năm 2000 Đơn vị: Triệu USD Hàng nhập khẩu Trị giá nhập khẩu % trong tổng kim ngạch Nước Vật tư phim ảnh 8,1 17,67 Singapore Nguyên vật liệu gia công 8,4 18,3 Đài Loan Xe máy, VLXD 5,1 11,1 Thái Lan Các mặt hàng 5 10,9 Nhật Bản VLXD, hàng tiêu dùng 4,9 10,68 Nam Chiều Tiên Nguyên liệu gia công 7 18,97 Hồng Kông Máy móc thiết bị 1,1 2,4 Đức Hàng tiêu dùng 1,08 2,35 Trung Quốc Tổng số 40,68 92,27 Những thị trường đạt được kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thể hiện trên bảng 4 Bảng 4 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trên một số thị trường năm 2000 Đơn vị: Triệu USD Nước Giá trị xuất khẩu % tổng kim ngạch Hàng xuất khẩu Đài Loan 12 36,82 Hàng may mặc, đồ chơi Hồng Kông 4 12,27 Hàng may mặc Singapore 8,1 24,85 Phim mầu, giấy ảnh, cafộ Nepan 2,25 6,9 Phim giấy ảnh EU&CaNaDa 9,98 30,61 Hàng may mặc Đông Âu 1,07 3,29 Hàng may mặc Tổng số 37,4 114,74 B. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty I. Phân tích tình hình thu mua hàng hoá cho việc xuất nhập khẩu. 1. Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty. Do là một Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp nên mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty là rất đa dạng. Tuy vậy Công ty đã chuyển về xuất khẩu 28 mặt hàng, trong đó có các nặt hàng chủ yếu là: sản phẩm may mặc, hàng phim và vật liệu ảnh, hàng nông lâm sản và nột số mặt hàng khác. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty ( 2000-2003) thể hiện trong bảng 5 Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty ( 2000-2003) Đơn vị 1000$ Năm Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Tổng số 23.188 32.586 23.084 18.676 Hàng gia công xuất khẩu 14.650 21.488 13.647 13.384 Hàng phim ảnh và vật liệu ảnh 1.016 4.167 3.121 Cà phê 1.437 1.228 702 Lạc 400 1.857 1.235 843 Thiếc 812 1.457 603 Quế và lâm sản khác 628 1.157 Gạo 1.287 Mặt hàng khác 6.494 2.825 2.396 700 Trong số các mặt hàng xuất khẩu ta thấy các mặt hàng gia công may mặc có tỷ trọng lớn nhất do hàng gia công may mặc chiếm tỷ trọng lớn nên sự tăng hay giảm cua mặt hàng này dẫn đến sự thay đổi trong kinh ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Ta thấy năm 2001 khi mặt hàng này xuất khẩu được lớn hơn khá nhiều so với năm 2000 thì kéo theo nó là sự tăng vọt của tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2002, 2003 khi hàng gia công may mặc liên tục giảm và giảm nhiều so với năm 2001 thì dẫn tới kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục và giảm nhiều so với năm 2001. Sự tác động của các mặt hàng kế đó cũng có một ảnh hưởng tương tự như mặt hàng phim và vật liệu ảnh. Năm 2000 xuất khẩu được hơn một triệu $ năm 2001 tăng nên bốn triệu $, năm 2002giảm xuống còn hơn 3 triệu $, năm 2003không xuất khẩu được mặt hàng này. Điều này góp phần làm kim ngạch xuất khẩu năm 2001 tăng nên so với năm 2000, 2002, 2003 kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2001. 2. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty ( 2001,2002,2003) Công ty đi vào hoạt động từ tháng 11năm 1997 và ngay từ đầu, Công ty đã kinh doanh tổng hợp. Hiện nay ở nước ta có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo số liệu thống kê có khoảng 1435doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên nhìn chung việc cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt và phức tạp. Vì có quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu dẫn tới cùng chạy theo một loại hàng hoá có lợi nhuận cao làm cho hiện tượng cạnh tranh mua bán diến ra thường xuyên. Hiện tượng này cũng gây nhiều khó khăn trong kinh doanh của Công ty và cũng là khó khăn chung của mọi doanh nghiệp . Trước tình hình như vậy Công ty đã luôn trụ vững trong cơ chế thị trường. Từ khi đi vào hoạt động đến nay năm nào Công ty hoàn thành kế hoặch đề ra hàng năm và sau mỗi năm kim ngạch lại tăng lên đánh kể. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2001-2002-2003. *Về doanh thu: So với năm 2001 doanh thu năm 2002 tăng 7598 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 3 % về số tương đối. Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng tuyệt đối 13.403 triệu đồng hay tăng tương đối 5%. Năm 2002 doanh thu có tăng lên so với năm 2001 mhưng hiệu quả kinh tế khong cao do ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan sau: - Chính sách của Nhà nước về quản ký doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng tập trung đầu mối nhiều mặt hàng lớn như: gạo, xi măng, xăng dầu, sắt thép._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5260.doc
Tài liệu liên quan