mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi nhằm mục tiêu đã định trong chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong đó công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm giữ một vai trò then chốt, chỉ có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức đượ
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác Tiêu thụ sản phẩm ở chi nhánh Công ty Dona Bochang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vấn đề quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, kết thúc quá trình thực tập tại chi nhánh Công ty Dona Bochang, em đã chọn làm đề tài làm luận văn tốt nghiệp là: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở chi nhánh Công ty Dona Bochang”.
Nội dung của bài luận văn gồm:
ChươngI:Giới thiệu về chi nhánh Công ty Dona Bochang.
ChươngII:Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh Công ty Dona Bochang.
ChươngIII:Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở chi nhánh Công ty Dona Bochang.
Với thời gian, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Quản lý doanh nghiệp cùng các anh chị, cô chú trong chi nhánh Công ty Dona Bochang, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn T. Thu Hà để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
ChươngI: Giới thiệu về chi nhánh công ty
Dona bochang
1/ Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Công ty Dona Bochang:
Xét đề nghị của Công ty hữu hạn Đồng Nai Bochang Quốc tế (viết tắt Dona Bochang, là Công ty liên doanh giữa: Nhà máy dệt Thống nhất tỉnh Đồng Nai (Việt Nam) với Công ty Bochang International (Đài Loan)). Tại công văn số 99206/DB – TGĐ ngày 28/12/1999, ý kiến của UBND thành phố Hà Nội tại công văn số 111/UB – KHĐT ngày 14/1/2000 Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư đã phê duyệt mở chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Dona Bochang có trụ sở đặt tại số 1 ngõ 539 Nguyễn Văn Cừ – Huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội. Chi nhánh của Công ty có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng. Hoạt động của chi nhánh tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam và của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Chi nhánh Công ty chuyên hoạt động kinh doanh các loại mặt hàng khăn bông và hàng dệt gia dụng tiêu thụ tại Hà Nội.
Chi nhánh của Công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN hàng năm bằng 15% lợi nhuận thu được trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và bằng 25% trong những năm tiếp theo.
2/ Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh:
Chi nhánh được thành lập với chức năng hoạt động riêng, kinh doanh các loại khăn bông và hàng dệt gia dụng tại thị trường Hà Nội.
Giới thiệu và quảng bá các mặt hàng sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng.
Nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Công ty giải quyết các vấn đề mắc trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, uy tín sản phẩm để không ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra các tỉnh miền Bắc.
Nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn trong kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên cơ sở lấy thu bù chi, đảm bảo việc kinh doanh có lãi và thực hiện đầy đủ các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Nhà nước Việt Nam.
Mặc dù, chi nhánh mới thành lập được 5 năm nhưng đã cố gắng phấn đấu không mệt mỏi đem hết tâm huyết, lòng nhiệt tình và sức lực của mình vào công việc để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đội ngũ cán bộ nhân viên trình độ cao, tận tình có trách nhiệm trong công việc đã góp phần vào sự phát triển bền vững của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một tăng.
3/Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Công ty Dona Bochang:
3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các ngành hàng, các sản phẩm cùng loại, bộ máy của chi nhánh được bố trí một cách gọn nhẹ, linh hoạt nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong toàn chi nhánh.
Sơ đồ 1: tổ chức Bộ máy Chi nhánh Công Ty
Dona Bochang
Giám đốc
chi nhánh
Phòng kho
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh tổng hợp
3.2.Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận phòng ban:
*Giám đốc:
Chỉ đạo, xây dựng các chiến lược kế hoạch phương án kinh doanh. Quyết định lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện.
Điều chỉnh, thay đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của chi nhánh Công ty.
Là người đại diện cao nhất cho pháp nhân của chi nhánh Công ty trong đó:
+ Về hành chính là người đứng đầu chi nhánh Công ty.
+ Về pháp lý là người có quyền và chịu trách nhiệm cao nhất.
+ Về tài chính là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản.
+ Về kinh tế và kinh doanh là người quyết định và chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh của chi nhánh Công ty.
* Trợ lý giám đốc: có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty.
* Phòng kinh doanh tổng hợp: có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ hàng hoá, tổ chức và quản lý hệ thống bán hàng, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh Công ty, đồng thời có chức năng giao dịch, đàm phán với khách hàng, ký kết các hợp đồng bán hàng, tổ chức thực hiện hợp đồng, phân phối hàng hoá cho các đại lý, cửa hàng của chi nhánh Công ty, đồng thời có nhiệm vụ điều tra nhu cầu thị trường, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, năng lực chi nhánh Công ty đến với khách hàng.
* Phòng tài chính kế toán: Có chức năng chuẩn bị và quản lý nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh và các khoản lương cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh Công ty, phòng có nhiệm vụ quản lý và cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng năm kế hoạch. Phòng cũng có nhiệm vụ hoạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm, thực hiện chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
* Phòng kho: có chức năng tổ chức tiếp nhận, vận chuyển hàng hoá xuống kho, quản lý và tổ chức sắp xếp hàng hoá khoa học, hợp lý, có nhiệm vụ bảo quản hàng hoá có trong kho không bị giảm về chất lượng và đến khi có lệnh thì tiến hành chuẩn bị xuất kho cho khách hàng sao cho đúng thời gian và tiến độ. Đồng thời khi xuất kho chịu trách nhiệm bốc xếp dỡ và vận chuyển cho khách hàng như đã ký kết thoả thuận.
4/Đặc điểm hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty:
4.1 . Nguồn nhân lực của chi nhánh Công ty Dona Bochang:
4.1.1.Nguồn nhân lực:
Vốn, công nghệ và con người là 3 điều kiện đầu tiên mà một doanh nghiệp bất kỳ nào cũng phải có, trong đó con người là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được vấn đề đó bộ phận quản lý chi nhánh Công ty đã chú trọng vào khâu đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực. Với một đội ngũ nhân viên trình độ cao, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác chuyên môn đã thể hiện rõ sự quan tâm, đãi ngộ một cách thích đáng của lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên trong chi nhánh Công ty. Với chức năng chủ yếu về kinh doanh thương mại dịch vụ, vì vậy nguồn nhân lực quan trọng là ở chất lượng chứ không phụ thuộc nhiều vào số lượng.
Hiện nay, chi nhánh Công ty có 18 cán bộ nhân viên, trong đó có 2 người trên trình độ Đại học, 11 người trình độ Đại học, Cao đẳng và 5 người có trình độ Trung, sơ cấp. Với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao lại được tổ chức trong môi trường làm việc có tính kỷ luật, xong bầu không khí làm việc luôn cởi mở, sôi nổi nhiệt tình thì chi nhánh Công ty đã và đang không ngừng phát triển đứng vững trên thị trường. Để có thể hiểu rõ hơn về đội ngũ nhân viên trong chi nhánh Công ty ta có thể xem bảng dưới đây :
Bảng 1: Cơ cấu nhân sự
Đơn vị tính:Người
Chỉ tiêu
Năm 2002
Tỷ trọng (%)
Năm 2003
Tỷ trọng (%)`
Năm 2004
Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động
13
100
15
100
18
100
1. Trên Đại học
2. Đại học, Cao đẳng
3. Trung, sơ cấp
1
8
4
7,7
61,5
30,8
2
9
4
13,3
60
26,7
2
11
5
11,1
61,1
27,8
1. Lao động nước ngoài
2. Lao độngViệt Nam
1
12
7,7
92,3
1
14
6,7
93,3
1
17
5,6
94,4
1. Dưới 35 tuổi
2. Từ 35 đến 40 tuổi
3. Trên 45 tuổi
10
2
1
76,9
15,4
7,7
12
2
1
80
13,3
6,7
14
3
1
77,7
16,7
5,6
(Nguồn: Phòng giám đốc)
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tổng lao động năm 2003 tăng 15,38% so với năm 2002 và năm 2004 tăng lên 20% so với năm 2003. Tuy lao động có tăng cao nhưng cũng không ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong chi nhánh Công ty. Ngoài tăng về số lượng người lao động thì chất lượng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Điều đó chứng tỏ chi nhánh Công ty đã có bước chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực để ổn định thị trường Hà Nội, tiến tới xâm nhập thị trường các tỉnh miền Bắc.
4.1.2.Thu nhập người lao động:
So với nhiều doanh nghiệp liên doanh, Công ty TNHH khác, thu nhập bình quân của người lao động trong chi nhánh Công ty trong những năm qua đạt mức khá cao, dao động trong khoảng trên dưới 1,8 triệu đồng/người/tháng.Thu nhập bình quân người lao động của chi nhánh Công ty trong giai đoạn 2002-2004 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Thu nhập người lao động trong chi nhánh
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tăng (giảm) 2003 so với 2002 (%)
Tăng (giảm) 2004 so với 2003 (%)
Số lao động bình quân
Người
13
15
18
15,38
20
Thu nhập người lao động
Đồng/ người/ tháng
1.200.000
1.400.000
1.800.000
16,7
28,57
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hiện nay để tăng thu nhập cho người lao động, chi nhánh Công ty vẫn đang nỗ lực sắp xếp, tổ chức bộ máy kinh doanh ngày một gọn nhẹ, linh hoạt, để có thể vận hành trơn chu, hiệu quả dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của người lao động tăng lên qua các năm 2002 – 2004 mà cụ thể là năm 2003 tăng 16,7% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 28,57% so với năm 2003 với một mức lương cao, chế độ thưởng cùng chính sách đãi ngộ thoả đáng thì đội ngũ nhân viên trong chi nhánh Công ty có thể yên tâm làm việc, tận tuỵ, hết lòng phấn đấu vì sự đi lên của chi nhánh Công ty.
4.1.3.Bố trí lao động giữa các bộ phận và mối quan hệ của chúng:
Giám đốc quyết định việc bố trí sắp xếp các bộ phận phòng ban, đội ngũ nhân viên trong chi nhánh Công ty theo yêu cầu của công việc kinh doanh. Tuy nhiên giữa các phòng vẫn có một mối quan hệ tương đối mật thiết, có sự hỗ trợ, hợp tác cùng thực hiện mục tiêu chung đó là sự ổn định, bền vững, uy tín và phát triển của chi nhánh Công ty.
Bảng 3. Bố trí lao động giữa các phòng ban
Đơn vị tính:Người
TT
Tên bộ phận
Chức danh
2004
Số lượng
Tổng
1
Phòng giám đốc
Giám đốc
Trợ lý
1
1
2
2
Phòng kinh doanh tổng hợp
Trưởng phòng Nhân viên
1
6
7
3
Phòng tài chính
kế toán
Trưởng phòng Nhân viên
1
3
4
4
Phòng kho
Trưởng phòng Nhân viên
1
4
5
5
Tổng số cán bộ nhân viên
18
(Nguồn: Phòng giám đốc)
4.2.Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của chi nhánh Công ty:
4.2.1. Cơ cấu tài sản của chi nhánh Công ty:
Việc đưa chi nhánh vào hoạt động mới được 5 năm, nên cơ cấu tài sản của chi nhánh Công ty Dona Bochang là vẫn còn tương đối nhỏ và có nhiều biến động. Điều đó được thể hiện cụ qua bảng số liệu sau đây.
Bảng 4: Cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tăng (giảm) 2003 so với 2002
(%)
Tăng (giảm) 2004 so với 2003
(%)
Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tài sản cố định
1.949
24,88
2.400
25,91
2.976
25,66
23,14
24
Tài sản lưuđộng
5.885
75,12
6.864
74,09
8.620
74,34
16,64
25,58
Tổng tài sản
7.834
100
9.264
100
11.596
100
18,25
25,17
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy được sự phát triển vượt bậc của chi nhánh Công ty, tổng tài sản của chi nhánh Công ty không ngừng tăng đều qua các năm. Năm 2003 tăng 18,25% so với tổng tài sản năm 2002, đặc biệt hơn năm 2004 đã tăng lên đến 25,17% so với năm 2003. Qua đó thì tài sản cố định, tài sản lưu động cũng tăng đều qua các năm từ năm 2002 đến năm 2004, tài sản lưu động tăng 46,47%, tài sản cố định tăng khoảng 52,69% chứng tỏ bước nhảy vọt của chi nhánh trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4.2.2. Nguồn vốn của chi nhánh Công ty Dona Bochang:
4.2.2.1 . Cơ cấu nguồn vốn:
Chi nhánh Công ty Dona Bochang được thành lập với nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, xâm nhập chiếm lĩnh thị trường sản phẩm hàng dệt may gia dụng (khăn bông, thảm đệm, áo choàng….) Hà Nội, tiến tới mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra toàn miền Bắc để khẳng định vị trí, xây dựng được uy tín, thương hiệu cho Công ty Dona Bochang trên thị trường trong và ngoài nước. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh luôn đưa chất lượng sản phẩm, lợi ích khách hàng nên hàng đầu trong việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. Do đó, tổng doanh thu ngày càng tăng góp phần nâng cao lợi nhuận, thuận lợi cho quá trình phát triển mở rộng của chi nhánh.
Năm 2004, tổng nguồn vốn của chi nhánh đã lên tới 11.596 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 3.680 triệu đồng, nguồn vốn đi vay là 7.916 triệu đồng. Căn cứ vào số liệu phân tích trên bảng cân đối kế toán của 3 năm gần đây 2002, 2003, 2004 ta có thể so sánh tổng nguồn vốn và tổng tài sản giữa các kỳ kinh doanh qua bảng cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
Tăng
(giảm)
2003 so với 2002
(%)
Tăng (giảm)
2004 so với 2003
(%)
Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Nợ phải trả
5.482
69,98
6.404
69,13
7.916
68,27
16,82
23,61
Nguồn vốn chủ sở hữu
2.352
30,02
2.860
30,87
3.680
31,73
21,60
28,67
Tổng nguồn vốn
7.834
100
9.264
100
11.596
100
18,25
25,17
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng nhanh qua từng năm. Đặc biệt năm 2004 tăng lên tới 25,17% so với năm 2003, trong đó nợ phải trả của năm 2004 cũng tăng nhưng thấp hơn với 23,61%. Mặc dù, chi nhánh Công ty đang sử dụng cơ cấu nguồn vốn nợ khá cao, với tỷ số cơ cấu vốn đầu tư lớn hơn, nhưng với chức năng là nhà phân phối trung gian lấy lợi nhuận và việc khuyếch trương sản phẩm ra thị trường, hoạt động như một doanh nghiệp thương mai, dịch vụ thì việc luân chuyển hàng hoá, nguồn vốn như vậy chứng tỏ sự đi lên khẳng định chỗ đứng của chi nhánh trên thị trường.
4.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh:
Hoạt động như một doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì việc sử dụng vốn đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong của chi nhánh. Vì vậy, sử dụng hợp lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, phát huy được các giá trị của nó thông qua các hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng. Việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh sẽ cho ta thấy được chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tăng (giảm) 2003 so với 2002 (%)
Tăng (giảm) 2004 so với 2003 (%)
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối
1. Tổng doanh thu
Triệu đồng
11.651
13.268
15.472
13,88
16,61
2. Vốn kinh doanh
Triệu đồng
1.800
2.000
2.500
11,11
25
3. Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
684
820
1040
19,88
26,83
4. Hệ số doanhthu/
vốn kinh doanh bình quân (1/2)
Lần
6,47
6,63
6,19
2,47
-6,63
5. Hệ số
lợi nhuận/ vốn kinh doanh bình quân (3/2)
Lần
0,380
0,410
0,416
7,89
1,46
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy chu kỳ kinh doanh từ năm 2002 đến 2003 là quá trình phát triển bền vững, ổn định của chi nhánh Công ty trên thị trường Hà Nội biểu hiện qua hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân tăng 2,47 lần và hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân tăng tới 7,89 lần. Nhưng năm 2004 mặc dù doanh thu tăng 16,61% so với năm 2003 nhưng số vốn tăng nhanh hơn tốc độ doanh thu nên hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm 6,63%. Tuy vậy lợi nhuận của chi nhánh vẫn liên tục tăng cao khoảng 220 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 16,83% tốc độ này tăng nhanh hơn tốc độ vốn kinh doanh bình quân nên hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân tăng 1,46%. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc tiến tới mở rộng thị trường ra các tỉnh miền Bắc của chi nhánh Công ty Dona Bochang.
5/ Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty:
Tuy thành lập chưa được lâu nhưng chi nhánh Công ty Dona Bochang với sự nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi, luôn luôn tận tình, hết mình trong công việc vì sự phát triển bền vững của chi nhánh thì trong những năm qua chi nhánh luôn kinh doanh có hiệu quả.
Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, các ngành hàng, các sản phẩm cùng loại trong nước và ngoài nước, vì thế chi nhánh Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng bằng chính năng lực của mình, chi nhánh đã nhanh chóng khắc phục được những khó khăn đó thông qua việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh khả thi, cùng sự cố gắng nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu và tình hình của thị trường, cũng như việc áp dụng rất linh hoạt các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận thì chi nhánh đã vượt qua được mọi thử thách, ngày càng chiếm được lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng, khẳng định thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường. Kết quả là quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh Công ty không ngừng được mở rộng, nâng cao điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ nhân viên trong chi nhánh.
Để có đánh giá chính xác hơn về hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty Dona Bochang ta có thể xem xét kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 7: kết quả hoạt động kinh doanh củachi nhánh
Công ty Dona Bochang.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tăng (giảm) 2003 so với 2002 (%)
Tăng (giảm ) 2004 so với 2003 (%)
Số lượng
Số lượng
Số lượng
1. Doanh thu
tiêu thụ
Triệu đồng
11.651
13.268
15.472
13,88
16,61
2. Tổng quỹ lương
Triệu đồng
171,6
231
356,4
34,61
54,28
3. Tổng số
nhân viên
Người
13
15
18
15,38
20
4. Tổng vốn
kinh doanh
a. Vốn cố định
b. Vốn lưu động
Triệu đồng
7.834
1.949
5.885
9.264
2.400
6.864
11.596
2.976
8.260
18,25
23,14
16,64
25,17
24
25,58
5. Lợi nhuận
trước thuế
Triệu đồng
684
820
1040
19,88
26,83
6. Thuế TNDN(15%)
Triệu đồng
102,6
123
156
19,88
26,83
7. Lợi nhuận
sau thuế
Triệu đồng
581,4
697
884
19,88
26,83
8. Thu nhập người lao động
Triệu đồng/người/tháng
1,2
1,4
1,8
16,67
28,57
9. Lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ (5/1)
%
5,87
6,18
6,72
5,28
8,74
10. Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh (5/4)
%
8,73
8,85
8,97
1,37
1,36
11. Vòng quay vốn lưu động (1/4b)
Vòng
1,98
1,93
1,79
-2,53
-7,25
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng chi nhánh Công ty đang trên đà phát triển mở rộng. Nhìn chung, mức lương bình quân của chi nhánh Công ty là tương đối cao so với Công ty tư nhân hay Công ty liên doanh cùng ngành. Đây là chính sách đãi ngộ, trả công xứng đáng với công sức, năng lực đội ngũ nhân viên trong chi nhánh. Năm 2004 so với năm 2003 tổng số nhân viên chỉ tăng 20% nhưng tổng quỹ lương đã tăng 54,28% cho thấy thu nhập của người lao động trong chi nhánh Công ty ngày càng tăng (28,57%). Với tốc độ phát triển của chi nhánh hiện nay như năm vừa qua (2004/2003) doanh thu tăng 16,61% vốn kinh doanh tăng 25,17%, lợi nhuận tăng 26,83% thì việc giảm không đáng kể vòng quay vốn lưu động là 7,25% chứng tỏ đây là thời điểm chi nhánh đã bình ổn, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may gia dụng Hà Nội, đang trong quá trình chuẩn bị xâm nhập thị trường tiêu thụ các tỉnh miền Bắc, góp phần nâng cao uy tín, mở rộng tầm ảnh hưởng, khẳng định vị trí cho thương hiệu của Công ty Dona Bochang trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
ChươngII: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của
chi nhánh công ty dona Bochang
1/Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
1.1.Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại của chi nhánh còn tương đối nhỏ hẹp, chủ yếu là thị trường Hà Nội và một số vùng lân cận. Do vậy, thị trường tiềm năng của chi nhánh còn cực kì rộng lớn. Đó là hầu hết các tỉnh miền Bắc và toàn bộ thị trường miền Trung.
Vì vấn đề thực tế nói trên, chi nhánh Công ty Dona Bochang cần phải đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác nghiên cứu nhu cầu của thị trường để có thể cung ứng sản phẩm hàng hoá đầy đủ, kịp thời đến với thị trường, thoả mãn lợi ích cho khách hàng. Vì thế mà có thể nâng cao uy tín, lợi nhuận cho chi nhánh Công ty.
Nhưng hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của chi nhánh vẫn chưa thật sự được chú trọng. Các hoạt động này còn tiến hành rất sơ sài, đơn giản: chi nhánh chủ yếu thu thập thông tin về thị trường người tiêu dùng thông qua kênh phân phối tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà chưa có được một kế hoạch nghiên cứu thị trường một cách quy mô và bài bản. Đó là do chi nhánh Công ty chưa có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đi thu thập thông tin, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng để có thể hiểu rõ hơn yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng, cũng như tìm hiểu khả năng của các đối thủ cạnh tranh cùng xu hướng biến động trên thị trường. Từ đó, chi nhánh Công ty có thể đưa ra các kế hoạch thâm nhập và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá một cách phù hợp nhất hoặc có thể đưa ra với giá cả hợp lý đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
1.2.Tình hình kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ:
Trong 3 năm gần đây, chi nhánh Công ty Dona Bochang đã từng bước đẩy nhanh tiến độ công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dần dần ổn định được vị trí, uy tín của mình trên thị trường Hà Nội góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xâm nhập thị trường các tỉnh miền Bắc.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua bảng 8
Năm 2002, các mặt hàng chính của chi nhánh đều hoàn thành tốt các kế hoạch mục tiêu của chi nhánh đề ra, ngoại trừ sản phẩm áo choàng chỉ đạt mức 97% kế hoạch thì khăn bông mặt hàng chủ chốt của chi nhánh vượt mức kế hoạch đề ra là 7,8% tương ứng với 547.550 nghìn đồng góp phần đáng kể trong việc tăng tổng doanh thu cả năm. Vì thế việc không hoàn thành kế hoạch của các loại sản phẩm hàng hoá phụ (yếm trẻ em, nhắc nồi, tạp dề…) chiếm 3% tổng doanh thu, chỉ đạt mức 87,4% không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Chuyển sang 2003, tình hình tiêu thụ hàng hoá của chi nhánh Công ty vẫn tăng trưởng tốt, vượt 7,3% so với doanh thu kế hoạch đặt ra, tương đương với 797.000 nghìn đồng. Trong đó doanh thu khăn bông tăng 4%, tương ứng là 348.000 nghìn đồng. Đặc biệt, sản phẩm thảm chân đã có một bước tiến đáng kể, doanh thu vượt mức kế hoạch 24,4% tương ứng với 208.440 nghìn đồng. Năm 2003, chúng ta thấy được sự thành công đối với sản phẩm phụ của chi nhánh, doanh thu vượt 32,7% so với kế hoạch tương ứng với 114.380 nghìn đồng, đây là sự cố gắng của chi nhánh trong quảng cáo khuyếch trương những mặt hàng này với khách hàng. Nhưng lại là năm không thành công đối với sản phẩm áo choàng chỉ đạt mức 84,2% so với kế hoạch, sự giảm sút đáng kể này theo đáng giá của chi nhánh là do sản phẩm này giá thành cao lại có sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đến năm 2004, có thể nói đây là năm đặc biệt thành công với sản phẩm khăn bông vượt 23,6% so với kế hoạch tương đương 2.131.340 nghìn đồng xứng đáng là sản phẩm mũi nhọn của chi nhánh, chứng tỏ ưu thế vượt trội so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, đó cũng chính là sự quyết tâm cố gắng của lãnh đạo và toàn thể nhân viên của chi nhánh trong công tác tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh kết quả tốt đẹp đã đạt được thì vẫn còn một số sản phẩm không hoàn thành kế hoạch đặt ra như áo choàng chỉ đạt mức 84,8% so với kế hoạch hay thảm chân đạt mức 88% so với kế hoạch, đây là sự thụt lùi đáng thất vọng của sản phẩm này so với các năm trước. Nguyên nhân là do sự yếu kém trong công tác chống hàng giả ,hàng nhái của chi nhánh Công ty, sự tràn lan sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường. Do đó để khắc phục được tình trạng này, ngoài việc nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã hình thức, kiểu dáng, hạ giá thành thì sản phẩm cần phải tạo được sự khác biệt, nhận biết riêng so với các sản phẩm nhái trên thị trường.
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, tình hình tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh Công ty Dona Bochang rất thuận lợi. Hầu hết các sản phẩm chủ chốt đều vượt mức kế hoạch đề ra, do chi nhánh đã làm tốt công tác xúc tiến bán hàng, nắm vững được sự biến động nhu cầu của thị trường. Từ đó có được sự cung cấp hàng hoá kịp thời đáp ứng được yêu cầu khách hàng, thoả mãn lợi ích người tiêu dùng. Đây là những thành tựu mà chi nhánh Công ty Dona Bochang cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Căn cứ vào chiến lược phát triển của chi nhánh Công ty, vào tình hình tiêu thụ sản phẩm các năm trước, cũng như nhu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hoá của chi nhánh Công ty, giám đốc chi nhánh Công ty quyết định phấn đấu chỉ tiêu tăng doanh thu. Dự kiến tổng doanh thu năm 2005 khoảng 19.868.000 nghìn đồng tăng 28,4% so với năm 2004. Trong đó, khăn bông sẽ là mặt hàng chủ yếu trong việc thâm nhập, khuyếch trương uy tín chất lượng sản phẩm của chi nhánh vào thị trường các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Dự kiến doanh thu tiêu thụ của khăn bông sẽ chiếm khoảng 74% tổng doanh thu cả năm 2005 (tức là khoảng 14.702.320 nghìn đồng).
Sau đó giám đốc chi nhánh kết hợp với phòng kinh doanh tổng hợp lên kế hoạch phân phối sản phẩm theo thời gian, mùa vụ… theo nhu cầu từng phân đoạn thị trường khác nhau.
2/Đặc điểm của sản phẩm:
Sản phẩm hàng hoá của chi nhánh là hàng dệt may gia dụng, có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã trong từng loại mặt hàng. Chất liệu sản phẩm hàng hoá của chi nhánh chủ yếu được làm bằng cốt tông, sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu được nhập từ Đài Loan, một phần lấy từ tổng công ty dệt may Việt Nam.
Trong đó, khăn bông, chăn, đệm, thảm, áo choàng… là những sản phẩm chủ chốt của chi nhánh Công ty trong chiến lược xâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, mặt hàng khăn bông có hơn 100 loại mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau từ khăn lau tay, khăn mặt đến khăn tắm .
Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao theo tiêu chuẩn ISO-9001 mà Công ty Dona Bochang đã được từ năm 2002. Do đó, sản phẩm của chi nhánh Công ty có chất lượng vượt trội so với sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị trường. Vì vậy mà giá thành sản phẩm của chi nhánh Công ty là tương đối cao, chỉ có thể tiêu thụ tốt ở vùng đô thị lớn, những vùng dân cư có thu nhập cao.
3/ Chính sách giá cả:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, giá cả hàng hoá là một vũ khí cạnh tranh có hiệu quả để chi nhánh Công ty có thể duy trì và phát triển được thị phần của mình. Nhằm phát triển hoạt động tiêu thụ trên thị trường, chi nhánh rất quan tâm đến chiến lược giá cả của mình, chủ trương của chi nhánh là: “ Bán được nhiều hàng, giữ được nhiều khách”.
Do đặc điểm sản phẩm của chi nhánh là những sản phẩm có chất lượng cao về chất liệu, kiểu dáng sản phẩm lẫn trình độ kỹ thuật dệt may, cho nên giá thành sản phẩm của chi nhánh khá cao.
Bảng 9: Giá một số sản phẩm của chi nhánh Công ty
Tên sản phẩm
Giá bán/chiếc(đồng)
1.Khăn kẻ sọc vuông
4.500
2.Khăn Hallowen kẻ sọc
9.000
3.Khăn thêu cao cấp
30.000
4.Khăn tắm nhiều hình
50.000
5.Khăn tắm mầu
75.000
6.Đệm ngồi
35.000
7.Thảm chân
55.000
8.Chăn hè
160.000
9.áo choàng chấm tròn
120.000
10.áo choàng xuất khẩu
190.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp)
So với các đối thủ cạnh tranh khai thác trong cùng ngành kinh doanh như Công ty dệt 8/3, Công ty dệt may Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Đạt… thì giá cả của chi nhánh Công ty Dona Bochang có phần trội hơn ( thông thường thì giá sản phẩm của chi nhánh cao hơn khoảng 15%-25% tuỳ từng chủng loại sản phẩm), nhưng mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đa dạng, chất lượng sản phẩm lại cao hơn hẳn.
Chi nhánh Công ty luôn cố gắng giảm các khoản chi phí: Chi phí vận tải, chi phí bán hàng…sao cho có thể hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất đáp ứng, thoả mãn được những yêu cầu, đòi hỏi, lợi ích của khách hàng.
4/Tổ chức quản lý hệ thống kênh phân phối:
Với sản phẩm là hàng dệt may gia dụng ( khăn bông, áo choàng, thảm, đệm…) lại được tổ chức phân phối theo hình thức gián tiếp, chủ yếu là bán buôn nên từ khi xác định thị trường miền Bắc là thị trường đầy tiềm năng cần khai thác, chi nhánh đã triển khai xây dựng một hệ thống phân phối hàng hoá cho riêng mình.
Là chi nhánh của một Công ty liên doanh lớn sản phẩm chất lượng cao có uy tín trong và ngoài nước. Nhưng sản phẩm của chi nhánh chỉ chủ yếu tập trung vào những đối tượng khách hàng có mức thu nhập tương đối cao nên thị trường chi nhánh Công ty tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị đông dân và có mức sống cao.
Ban đầu, chi nhánh xác định Hà Nội là thị trường mục tiêu có thể dễ dàng xâm nhập, chiếm lĩnh và từ đó sẽ lấy làm bàn đạp tiến sang các khu vực khác trên thị trường miền Bắc. Vì vậy mà chi nhánh đã thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ hàng hoá qua các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa hàng như: Đại lý 40 Hàng Điếu, đại lý 491 Cầu Giấy, cửa hàng 83 chợ Đồng xuân, cửa hàng 34 chợ Hôm, trung tâm thương mại Tràng Tiền, siêu thị Marco, siêu thị Fivimax, siêu thị số 5 Nam Bộ, Siêu thị Big C, siêu thị Intimex…
Đặc biệt, chi nhánh Công ty còn áp dụng linh hoạt nhiều hình thức thanh toán khác nhau như trả bằng tiền mặt, bằng séc, ngân phiếu trả ngay hay chuyển khoản…Tuỳ từng trường hợp chi nhánh có các chế độ chiết khấu, tặng thưởng cho khách hàng mua với số lượng hàng lớn trả tiền ngay.
5/Hoạt động xúc tiến bán hàng, khuyếch trương sản phẩm của chi nhánh Công ty Dona Bochang:
Công tác xúc tiến là một công tác quan trọng giúp chi nhánh gây ảnh hưởng và lôi cuốn khách hàng , từ đó thực hiện việc triển khai, phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm để khách hàng, người tiêu dùng biết đến và ưa thích sản phẩm của mình, chi nhánh nhận được sự hỗ trợ của Công ty t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0229.doc