Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng và nhà nước vẫn luôn coi trọng vấn đề thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp mà cụ thể là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Mặc dù số lượng lao động tại TP.HCM ngày càng tăng nhưng c

pdf60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng tính bức xúc của vấn đề đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp và thông qua đó cũng là giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố đã thôi thúc tác giả luận văn chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010” với mong muốn tìm ra những vấn đề cốt lõi của vấn đề lao động việc làm, và đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế – chính trị xã hội của TP.HCM. Như vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là vấn đề lao động và nhu cầu lao động trên địa bàn TP.HCM. Luận văn cũng đặt ra mục tiêu nghiên cứu là : ™ Đánh giá thực trạng về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ đáp ứng nhu cầu này nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại, nguyên nhân đưa đến những khó khăn và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. 2 ™ Đề xuất một số phương hướng, giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp cho đến năm 2010 phục vụ cho sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nói riêng và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung. Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu tài liệu có sẵn về lý thuyết và thực tiễn đáp giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, các phương pháp tổng hợp, thống kê phân tích, quy nạp, diễn giải… để làm sáng tỏ và cụ thể hoá nội dung nghiên cứu. Đặc biệt là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử được lấy làm nền tảng, chủ đạo toàn diện các vấn đề nghiên cứu trong luận văn này. Về kết cấu, ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương. − Chương I : Tổng quan về nhu cầu lao động của doanh nghiệp. − Chương II : Thực trạng về lao động – việc làm và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. − Chương III : Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010. 3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm Hiện nay ở nước ta nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành trên đại thể song còn thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt, công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu gắn với hội nhập quốc tế sẽ vấp phải những trở lực do nhận thức chưa chuyển kịp bởi thói quen và cách làm ăn cũ còn in sâu vào tư duy của mỗi người. Tình hình và điều kiện thực tế của đất nước cùng với bối cảnh quốc tế tạo khả năng, đồng thời đòi hỏi trong 10 năm đầu của thế kỷ 21 trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế chúng ta phải phát triển nhanh và bền những chủ động hội nhập quốc tế và đổi mới sâu rộng hơn nữa. Trong thời kỳ kế hoạch 10 năm ( 2001 – 2010 ) tư tưởng lớn nhất, cái gốc của tư duy đổi mới trong lĩnh vực lao động và việc làm là phải đặt con người vào vị trí trung tâm khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, coi phát triển kinh tế là cơ sở, là phương tiện và tiền đề để thưc hiện các chính sách xã hội vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị xã hội, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều 13 chương II Bộ luật lao động của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ghi rõ “ Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được gọi là việc làm”. Tư tưởng này là cơ sở định hướng cho cuộc cách mạng trong lĩnh vực lao động và việc làm, đã làm thay đổi căn bản tư tưởng bao cấp và cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây để chuyển sang nhận thức quan niệm mới về lao động và việc làm. Từ chỗ quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước và chỉ làm việc trong 2 thành phần kinh tế cơ bản : quốc doanh và hợp tác 4 xã mới được coi là có việc làm thì nay cùng với nhà nước mỗi công dân, gia đình, mỗi tổ chức đều có thể và được phép tạo mở việc làm trong các thành phần kinh tế ( nhà nước, tập thể, tư bản nhà nước, tư nhân, cá thể, liên doanh nước ngoài ) bao hàm mọi hình thức tổ chức kinh doanh, từ các doanh nghiệp lớn đến các loại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, các hoạt động trong khu vực kinh tế phi kết cấu. Người lao động đã năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội, không thụ động chờ sự bố trí của nhà nước. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm. Trong xã hội mọi người tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân mình, từ đó cần phát huy năng lực sáng tạo trong việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2 Khái niệm về nhu cầu lao động của doanh nghiệp 1.2.1 Nhu cầu lao động của doanh nghiệp Nhu cầu lao động hay nhu cầu về nhân lực là số lượng và cơ cấu lao động cần thiết để hoàn thành số lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc của tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Khi xác định nhu cầu lao động cùa doanh nghiệp phải xem xét và tính đến ảnh hưởng của các yếu tố như : các nhân tố bên ngoài như cạnh tranh trong nước và ngoài nước; tình hình kinh tế; luật pháp; thay đổi kỹ thuật công nghệ. Các nhân tố bên trong tổ chức bao gồm hạn chế về ngân sách chi tiêu; mức sản lượng sẽ tiến hành sản xuất trong năm kế hoạch; số loại sản phẩm và dịch vụ mới; cơ cấu tổ chức. 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu lao động trong doanh nghiệp Các nhân tố bên ngoài và môi trường : Các bước ngoặc của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới nhu cầu về lao động. Trong giai đọan phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về lao động của doanh nghiệp có thể tăng lên và ngược lại, khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái thì nhu cầu về lao 5 động của doanh nghiệp có thể giảm xuống. Ngoài ra, tình hình lạm phát, tình trạng thất nghiệp và lãi suất ngân hàng đều có ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, những thay đổi về xã hội ( như có chiến tranh đột xuất ) có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của một tổ chức. Những thay đổi về chính trị và luật pháp sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai của một tổ chức ( chẳng hạn như một bộ luật mới về lao động sẽ có tác dụng động viên hay hạn chế người lao động cung cấp sức lao động cho các doanh nghiệp ). Các thay đổi về kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tương lai của một tổ chức. Một khi công nghệ được cải tiến, bản chất công việc trở nên phức tạp hơn, một số nghề mới xuất hiện, một số nghề cũ mất đi. Và như thế, nhu cầu về lao động có sự thay đổi, các doanh nghiệp thường thiếu những công nhân có tay nghề cao và có nghề mới. Cuối cùng là sự cạnh tranh của các đối thủ cũng như sự cạnh tranh có tính chất toàn cầu tăng lên làm cho các doanh nghiệp, một mặt, phải không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp của nhân viên của mình, và mặt kia, phải giảm bớt chi phí lao động, phải tiết kiệm chi phí tiền lương để giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Điều đó làm cho các doanh nghiệp có chiến lược sử dụng lao động theo hướng chọn lọc hơn và tinh nhuệ hơn… Các quyết định về chiến lược của doanh nghiệp : Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lao động tương lai của nó. Khi dự báo có sự tăng trưởng, có sự đầu tư mới mở rộng sản xuất hoặc tiến hành một công việc mới, một sản phẩm mới… thì nhu cầu về nguồn lao động sẽ tăng lên và ngược lại, khi có sự suy giảm, hay thu hẹp sản xuất – kinh doanh thì tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi. Một sự đầu tư mới về công nghệ hay một sự thu hẹp về tài chính cũng làm cho doanh nghiệp xem xét lại nhân lực của mình. 6 Hơn nữa, việc dự báo về bán hàng và sản xuất sản phẩm cũng quyết định đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp ( ví dụ như nhu cầu về lao động tương lai của doanh nghiệp sẽ phát triển lên hay thu hẹp đi sẽ tương ứng với giai đoạn phát triển hay suy tàn của chu kỳ sống của sản phẩm doanh nghiệp )… Sự thay đổi tự nhiên lực lượng lao động của doanh nghiệp : Theo thời gian, lực lượng lao động của doanh nghiệp sẽ tất yếu thay đổi như có sự nghỉ hưu, có sự ra đi, thay đổi, thuyên chuyển và kết thúc hợp đồng lao động… các nhà quản lý nhân lực có thể dự báo trước được những thay đổi này. Còn những thay đổi do sự vắng mặt, sự thiếu năng lực và tai nạn hoặc chết thì khó có thể biết trước được. 1.2.3 Phương pháp dự báo về nhu cầu lao động Thực chất việc dự báo việc làm là dự báo nhu cầu lao động. Để dự báo nhu cầu lao động có thể sử dụng một trong các phương pháp sau : Phuơng pháp năng suất lao động : Để sử dụng phương pháp này trong dự báo ta cần làm 3 công đoạn : 1. DưÏ báo giá trị tăng tính theo giá cố định của các ngành như : nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; 2. Dự báo năng suất lao động theo ngành. Các mức năng suất lao động tương lai được dự báo bằng phương pháp ngoại suy từ các số liệu về năng suất lao động trong quá khứ; 3. Tính số việc làm trong mỗi ngành. Sau khi có giá trị dự báo GDP theo ngành và năng suất lao động theo ngành, số việc làm trong mỗi ngành được tính bằng cách chia giá trị GDP dự báo theo ngành cho năng suất lao động từng ngành. Phương pháp co giãn về việc làm và kết quả sản xuất ( giá trị sản lượng, giá trị tăng, GDP ) : Phương pháp này cho biết khi tăng GDP ( hay giảm ) 1% thì số việc làm tăng hay giảm đi bao nhiêu lần. Phương pháp này bao gồm 2 công đoạn : 1. Tính toán hệ số co giãn của việc làm đối với giá trị GDP theo ngành; 2. Dự báo việc làm theo ngành. 7 Phương pháp dự báo theo định mức kinh tế kỹ thuật : Phương pháp này sử dụng các hàm sản xuất đặc thù của ngành, nghĩa là xây dựng các hàm số toán học mô tả mối quan hệ kỹ thuật giữa một hay nhiều yếu tố đầu vào ( như đất đai, lao động, vốn ) với kết quả sản xuất ( đầu ra ) với các giả thuyết là các yếu tố đầu vào được sử dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất. Cầu về lao động là số lượng chất lượng lao động cần tuyển dụng và thuê mướn để đáp ứng nhu cầu việc làm cho nền kinh tế quốc dân kỳ kế hoạch. Mô hình dự báo tổng cầu trên phạm vi vĩ mô gồm 5 bước : 9 Dự báo khả năng tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoặc một vùng, một tỉnh nhất định. 9 Dự báo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế giữa các khu vực, ngành kinh tế quốc dân, trong một vùng, một tỉnh. 9 Dự báo mô hình tăng trưởng đối với từng khu vực kinh tế ( tăng trưởng theo chiều rộng – tăng lao động hay tăng chiều sâu – tăng năng suất lao động ). 9 Aùp dụng công thức thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng GDP ( độ co giãn lao động hoặc co giãn về đầu tư ) để ước tính số cầu về lao động trong tương lai đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, một vùng, một tỉnh và các khu vực kinh tế. 9 Tính toán số việc làm mới có thể tạo ra từ các chương trình phát triển kinh tế, trong các ngành kinh tế, trong từng thời kỳ cũng như số người thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc nhu cầu việc làm bổ sung từ các chương trình khác để đạt tỷ lệ thất nghiệp như mong muốn. 1.3 Phân loại lao động trong doanh nghiệp Lao động là yếu tố cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Không có lao động của con người thì hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành được. Cho nên dù trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu, dù sản xuất hoàn toàn tự động 8 hoá đi nữa, vai trò lao động của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thiếu được. Toàn bộ lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ theo chế độ tổ chức và quản lý sử dụng lao động của doanh nghiệp đối với họ có thể được phân thành các loại lao động như sau : Lao động lãnh đạo : là những người làm công tác lãnh đạo, tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, công tác hành chính quản trị, bao gồm : giám đốc, các phó giám đốc, các trưởng phòng, quản đốc, các phó quản đốc phân xưởng. Lao động nghiệp vụ : bao gồm các cán bộ nhân viên công tác ở các phòng, ban, bộ phận kế hoạch, thống kê, kế toán, tài vụ, lao động tiền lương, cung tiêu của doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, hành chính, văn thư, đánh máy, điện thoại, phát thanh, phiên dịch, lái xe con,… Lao động kỹ thuật : là những người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp. Được gọi là nhân viên kỹ thuật, phải là những người có đủ hai điều kiện : ™ Phải được đào tạo ở các trường lớp kỹ thuật và đã được cấp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận từ bậc trung học trở lên. Trường hợp những người qua thực tế công tác, đã có trình độ kỹ thuật tương đương thì phải được cấp trên có thẩm quyền công nhận ( bằng văn bản ). ™ Phải thực tế làm công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật được xếp và hưởng theo thang lương, bảng lương kỹ thuật. Lao động kỹ thuật trong doanh nghiệp hường gồm những loại sau đây : giám đốc hoặc phó giám đốc xí nghiệp phụ trách kỹ thuật, quản đốc hoặc phó quản đốc phân xưởng phụ trách kỹ thuật, trưởng hoặc phó ngành phụ trách kỹ thuật, trưởng phó phòng kỹ thuật, các tổng công trình sư, kỹ sư, công trình sư, nhân viên kỹ thuật làm việc ở các phòng ban kỹ thuật thí nghiệm trực tiếp phục vụ 9 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những người phụ trách các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ( đối với những việc đòi hỏi phải do nhân viên kỹ thuật đảm nhiệm ). Công nhân có tay nghề : là những người lao động có trình độ tay nghề trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Cụ thể là : ™ Những người trực tiếp điều khiển máy móc, thiết bị ( bao gồm cả máy tự động ) để tiến hành sản xuất; kể cả những người là cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm công việc đó. ™ Những người sản xuất sản phẩm bằng phương pháp thủ công hoặc dụng cụ thô sơ; kể cả những người sản xuất nguyên vật liệu hoặc sơ bộ chế biến nguyên vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. ™ Những người sửa chứa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. ™ Những người làm công tác kiểm tra qui cách, chất lượng sản phẩm, nửa thành phẩm gắn liền trong dây chuyền sản xuất. Lao động phổ thông : bao gồm : ™ Những người vận tải, bóc dỡ nguyên vật liệu, nửa thành phẩm trong nội bộ doanh nghiệp. ™ Những người bảo quản thiết bị máy móc; điều khiển máy điều hoà nhiệt độ; đốt lò; dọn vệ sinh ở các gian máy sản xuất, nơi làm việc của công nhân… ™ Những người phục vụ xây dựng cơ bản, nhân viên vận tải nhằm phục vụ vận chuyển vật tư hàng hoá ngoài phạm vi doanh nghiệp, nhân viên thu mua… 1.4 Nhận dạng thị trường lao động TP.HCM trong giai đoạn hiện nay Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ở Việt Nam đã hình thành các loại thị trường trong đó có thị trường lao động. Tuy nhiên, đối với Việt Nam 10 thị trường lao động vẫn còn là một khái niệm còn mới mẻ và có nhiều tranh luận. Có thể hiểu khái niệm “ thị trường lao động” là toàn bộ các quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động. Đối tượng bao gồm những người đang tham gia và đang cố gắng tham gia vào quá trình thuê mướn lao động. Như vậy không phải toàn bộ lực lượng lao động nằm trong thị trường lao động mà chỉ có những người thuê và những người đi làm thuê mới tham gia vào thị trường lao động. Thị trường lao động chính là nơi thể hiện quan hệ xã hội giữa người lao động làm thuê và người thuê mướn lao động thông qua sự điều chỉnh giá cả tiền công. TP.HCM không chỉ là địa phương có số lượng lớn về dân số và lao động mà còn là nơi đi đầu trong cả nước về phát triển quan hệ thị trường, đặc biệt là các quan hệ trong thị trường lao động. Việc tìm hiểu thị trường lao động TP.HCM sẽ giúp cho việc tìm ra giải pháp nào là cần thiết để có thể điều tiết được quan hệ cung cầu sức lao động, nghĩa là góp phần đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên gốc độ quản lý. Thị trường lao động TP.HCM có một số đặc trưng chủ yếu sau : Thứ nhất : Thị trường lao động thành phố vận hành và phát triển trên một nền kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường hình thành khá sớm, cho nên mối quan hệ cung cầu ở đây khá phong phú đa dạng, phong phú cả nguồn cung ứng lao động và khả năng tạo nhu cầu để thu hút lao động trên thị trường. Thứ hai : Thị trường lao động chưa hoàn hảo còn bị ức chế và chưa kiểm soát được. Thị trường lao động thành phố vừa có lực lượng lao động dồi dào, lại đến từ nhiều nguồn, nhiều địa phương trong cả nước, nhiều nước trên thế giới, đa phần là lực lượng trẻ có khả năng thích ứng nhanh trong những ngành nghề mới. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy trong thị trường lao động thành phố còn hình thành sự phân biệt 11 gồm : 9 Thị trường lao động có hộ khẩu và không có hộ khẩu. 9 Thị trường lao động có đăng ký và không có đăng ký. 9 Thị trường đăng ký chính thức và phi chính thức… đã tạo ra sự rối loạn, khó kiểm soát và rất khó quản lý các nguồn cung ứng, luồng di chuyển nhân công, khó điều tiết trong sự bố trí sử dụng dẫn đến thị trường phát triển tự phát thiếu định hướng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Thứ ba : Do nhà nước chưa kiểm soát được thị trường nên sự phát triển tự phát của thị trường đã gây ra sự mâu thuẫn rất lớn giữa cung và cầu lao động. Những mâu thuẫn đó thể hiện ở chỗ : 9 Tốc độ phát triển kinh tế ở TP.HCM quá nhanh, kèm theo số lượng doanh nghiệp mới ra đời liên tục đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới. 9 Mặt khác trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có kế hoạch mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất, kinh doanh nên cần tuyển thêm số lượng lớn lao động vào làm việc. Trong khi đó, do thiếu chuẩn bị và đầu tư đúng hướng từ trước nên nguồn nhân lực của thành phố vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Điều đáng lo ngại là có một bộ phận lao động tuy thất nghiệp nhưng không chịu tham gia thị trường lao động, một số khác lại có tâm lý “ kén cá chọn canh”. 9 Thiếu khung pháp lý, tuyển nhân sự ngày một khó, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với thực tế mất lao động hàng loạt. 9 Lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố hiện tại và tương lai nói chung và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nói riêng. 9 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp và cơ cấu các loại 12 trình độ, cơ cấu ngành nghề phân bổ chưa hợp lý, có ngành đào tạo nhiều nhưng không sử dụng hết, ngành lại quá thiếu, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu hầu hết ở các ngành, các khu vực kinh tế. 9 Hệ số ổn định của các nguồn việc làm còn thấp, nhiều người tuy có việc làm nhưng ở dạng thất nghiệp trá hình, làm việc năng suất thấp. Số người trong biên chế nhà nước còn quá nhiều so với yêu cầu công việc, việc phát triển các thành phần kinh tế chưa ổn định, tạo tình trạng thất nghiệp thường xuyên. Thứ tư : Thị trường lao động thành phố đã bước đầu thể hiện tính cạnh tranh của các loại hàng hoá lao động. Cạnh tranh giữa nguồn cung ứng lao động tại chỗ với nguồn lao động nhập cư, nhập khẩu. Cạnh tranh lao động thông qua đòi hỏi tiêu chuẩn tình độ chuyên môn giữa các dòng lao động và ngay trong một bộ phận lực lượng lao động. Cạnh tranh giữa hàng hoá sức lao động và hàng hoá dưới dạng tư liệu sản xuất. Cạnh tranh này diễn ra trong xu hướng chuyển giao công nghệ ngày càng cao, sử dụng lao động ngày càng ít, sử dụng chất xám tay nghề ngày một cao. Tóm lại, việc tìm hiểu các khái niệm về nhu cầu lao động, phân loại lao động, và nắm vững một số đặc trưng của thị trường lao động TP.HCM chính là những điều kiện và tiền đề hết sức căn bản cho việc khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hết sức cấp thiết của các doanh nghiệp hiện nay. Cung – cầu lao động TP.HCM vẫn có nhiều nghịch lý, diễn biến phức tạp nhưng nếu có những chủ trương chính sách phù hợp sẽ đưa thị trường lao động vào phát triển ổn định. Thực tế cho thấy, thị trường lao động ổn định thì kinh tế mới phát triển bền vững. Bởi lẽ con người – nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. 13 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM VÀ TÌNH HÌNH NHU CẦU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1 Dân số và nguồn lao động tại TP.HCM TP.HCM với diện tích 2.095,01 km2, dân số 6.062.993 người, mật độ dân số 2.984 người/ km2 và mức tăng dân số bình quân là 3,6%/năm. Thành phố có 24 quận, 317 phường-xã, gồm 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành. Thành phố đạt mức tăng trưởng sản phẩm xã hội nội địa bình quân 11%/năm, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. - Tăng trưởng trong khu vực công nghiệp và xây dựng luôn có tốc độ tăng nhanh, bình quân 12,6%/năm - Tăng trưởng trong khu vực dịch vụ bình quân là 8,9%/năm. - Nông nghiệp tăng bình quân 6%/năm. Đây là những thuận lợi cơ bản trong vấn đề thu hút lao động, tạo việc làm. Cơ cấu kinh tế thành phố hiện nay là dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp với cơ cấu như sau: Biểu 1 : Cơ cấu kinh tế TP.HCM Cơ cấu kinh tế Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2005 - Nông nghiệp % 2 1,7 - Công nghiệp % 45,4 48,47 - Dịch vụ % 52,6 50,08 (Trích báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII) Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp hiện chỉ còn 6,3% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố và chỉ chiếm 25% số lao động đang sinh 14 sống ở nông thôn. Năng suất lao động chung của các ngành kinh tế của thành phố tăng bình quân 8,5%/năm. Để đánh giá thực trạng nguồn lao động của thành phố cần phải xét giữa sự phát triển nguồn lao động và tăng trưởng kinh tế tạo nguồn nhu cầu trong thị trường lao động. 2.1.1 Sự biến động dân số thành phố: - Tốc độ tăng bình quân dân số thành phố từ năm 1999 đến 2004 cao hơn hẳn tốc độ tăng dân số các thời kỳ trước. Đến ngày 1/10/2004 dân số thường trú trên địa bàn thành phố là 6.117.251 người, bao gồm 5.140.417 người ở nội thành và 976.839 người ở ngoại thành. Mật độ dân số thành phố là 2.920 người/km2 , tăng 21,4% so với mật độ dân số thành phố vào năm 1999 (2.404,4 người/ km2 ). So với tổng điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 thì sau 5,5 năm dân số thường trú thành phố tăng trên 1.080.096 người. Mức tăng dân số từ 1999 - 2004 bằng mức tăng trong 10 năm 1989 - 1999 và bằng xấp xỉ 2 lần mức tăng dân số trong 10 năm 1979 - 1989. - Tốc độ tăng dân số của thành phố chủ yếu là tăng cơ học 2,33%/năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, đó là tốc độ tăng cơ học của dân số tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của thành phố GDP tăng liên tục, bình quân 11,2%/năm. Năm 2001 có 960.018 dân từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM chiếm 17,62% dân số sinh sống thì đến năm 2004 đã có 1.844.548 người diện tạm trú, chiếm 30,1% dân số, đại bộ phận dân nhập cư là người lao động (trên 70% dân số). Tỉ lệ tăng cơ học càng lúc càng cao. Năm 2005 dân số tăng cơ học chiếm hơn 63% dân số. Điều này chứng minh TP.HCM có sức cuốn hút, lôi kéo lực lượng dân cư ở các địa phương khác vốn là những người đang thất nghiệp do thiên tai lũ lụt, do quá trình đô thị hoá hoặc do có thu nhập thấp… di chuyển đến TP.HCM sinh sống. Đây là một nguồn lực 15 quan trọng, bổ sung trực tiếp vào nguồn cung thị trường lao động TP.HCM. Từ lao động nhập cư cho thấy cĩ sự thay đổi trong vấn đề nguồn lao động, cứ 3 người đang làm việc trong các doanh nghiệp thì cĩ 1 người là lao động ngoại tỉnh. Riêng trong các KCX-KCN, chủ yếu trong ngành da giày, may mặc, xây dựng số lao động nhập cư chiếm tỉ lệ rất cao. Cứ 10 lao động làm việc trong ngành này thì cĩ 8 người là lao động ngoại tỉnh. - Biến động dân số của Thành phố có xu hướng giảm dân số ở các quận Trung tâm, quận nội thành, tăng nhiều ở các quận mới, các quận ven ngoại thành và các huyện. Khu vực nội thành có xu hướng giảm nhanh trong giai đoạn 2001-2005 nguyên nhân là người dân di dời do các dự án nâng cấp đô thị. Mặc khác do nhu cầu cho thuê nhà để kinh doanh nên có sự giảm dân ra các quận ven để sinh sống. - Các quận mới, quận ven dân số tăng cao do phát triển kinh tế thành phố và đầu tư cho các KCX-KCN đã thu hút một lượng lao động nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước. Việc gia tăng dân số của Thành phố tác động mạnh đến tổng nguồn cung của thị trường lao động. Biểu 2 : Tình hình dân số và nguồn lao động TP.HCM giai đoạn 2001-2005 Thực hiện Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số 1.000 người 5.449,20 5.659,00 5.867,50 6.109,49 6.153,94 Lực lượng lao động 1.000 người 3.604,19 3.723,13 3.816,03 3.953,41 4.164,16 Tỷ lệ lao động so với dân số % 66,14 65,79 65,04 64,71 67,67 Tổng số lao động có việc làm 1.000 người 2.260,91 2.335,70 2.503,21 2.561,10 2.821,22 - Trong đó Nữ " 1.184,26 1.234,18 1.303,92 1.333,05 1.467,88 16 Lao động cần giải quyết việc làm 1.000 người 244,36 250,19 251,10 242,34 245,69 Tỷ lệ lao động cần giải quyết việc làm so với người trong tuổi lao động % 6,78 6,72 6,58 6,13 5,90 Nguồn : Sở LĐ – TBXH TP.HCM 2.1.2 Chất lượng lao động Thành phố: Lực lượng lao động Thành phố tăng dần qua các năm, năm 2001 lao động trong độ tuổi là 3.604 triệu người, chiếm tỉ trọng 66,14%, đến năm 2005 lao động trong độ tuổi chiếm 67,67% dân số. Điều này cho thấy lao động có tốc độ tăng cao hơn dân số do đại bộ phận dân nhập cư là người trong độ tuổi lao động. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng dần qua các năm: năm 2001 là 33,17%; năm 2002 là 45,48% đến năm 2005 chiếm 48,31% trong tổng số lao động đang làm việc. Số người làm việc của thành phố tăng qua các năm và đạt 2.821.219 lao động vào năm 2005, chiếm 45,84% dân số và 67,75% nguồn lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 58,77%; khu vực công nghiệp - xây dựng : 34,92%, cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp giảm còn 6,31%. Người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tăng bình quân 2,4%/năm, chiếm tỷ trọng 25,08%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 9% chiếm tỷ trọng 59,49%, các doanh nghiệp tư nhân tăng bình quân 2,3% chiếm tỷ trọng 15,43% trong tổng số lao động đang làm việc. Nguồn lao động của thành phố năm 2005 được phân bổ như sau : - Số lao động đang làm việc là 2.821.219 người chiếm 67,75% nguồn lao động thành phố. 17 - Số lao động dự trữ là 1.025.634 người chiếm tỷ trọng 24,63%, bao gồm lao động đang đi học, nội trợ gia đình chiếm tỉ trọng cao. - Số lao động không có việc làm là 245.685 người chiếm tỷ trọng 5,9% tổng số người trong độ tuổi lao động. Trong tổng số người không có việc làm, có 191.220 người có nhu cầu tìm việc làm chiếm 77,87%; số lao động còn lại có việc làm không ổn định hoặc có thu nhập nên không có nguyện vọng đăng ký tìm việc làm là 22,17%. - Số người trong độ tuổi mất sức lao động là 71.623, chiếm tỷ lệ 1,72% người trong độ tuổi lao động. Về tình trạng làm việc của những lao động trong độ tuổi cho thấy số lao động đang làm việc kể cả đã đào tạo và chưa qua đào tạo tăng cả về lượng và kết cấu 2.2 Tình hình lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố Biểu 4 : Tỷ lệ thất nghiệp TP. HCM giai đoạn 2001-2005 Nguồn : Sở LĐ – TBXH TP.HCM Qua số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau : - Bức tranh về thị trường lao động TP. HCM có vẻ sáng sủa hơn khi tình hình về tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm. - Số lao động thất nghiệp đã qua đào tạo vẫn còn khá cao , ngay cả đối với những người được gọi là có trình độ cao, những sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học. Theo số liệu điều tra tính toán từ số liệu sinh viên học sinh đăng ký tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm SV – HS, số sinh viên, học sinh ra trường tìm việc làm sau 3 tháng mà vẫn chưa tìm được việc làm đối với trình độ cao đẳng, đại học lên tới 42%; đối với trình độ trung cấp là 28% trong tổng số sinh viên ra trường có đi tìm việc. 18 Phân bố thất nghiệp theo địa bàn quận huyện ( xem phụ lục 1) Số lao động thất nghiệp cao nhất là ở Quận Bình Thạnh ( 24.166 người ) kế đến là quận Gò Vấp. Nơi có số lao động thất nghiệp thấp nhất là : Quận 11 ( 1.904 người ), kế đến là Quận 10. Nhìn chung tình hình thất nghiệp năm 2005 của thành phố có những đặc điểm cơ bản sau : 9 Tỷ lệ thất nghiệp ở ngoại thành còn tương đối cao. Điều này cũng phù hợp với thực tế do quá trình đô thị hoá cùng với sự hình thành của các chế xuất, khu công nghiệp và khu dân cư mới làm cho dân vùng ven tăng. Ngoài ra còn do sự di cư tự phát của dân từ các tỉnh thành phố khác đến. 9 Số lao động thất nghiệp của thành phố biến động khá lớn, khoảng trên dưới 30% không có việc làm ổn định. Một bộ phận khoảng 20% do có thu nhập thấp nên không muốn tìm việc làm ( thất nghiệp tự nguyện ). 2.3 Tác động của lao động nhập cư trong lĩnh vực lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM Tình hình lao động nhập cư ( xem phụ lục 2 ) Trong những năm qua số người nhập cư đến TP.HCM ngày càng cao, bình quân 163.000 người/năm, điều này tác động rất lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Theo số liệu của CATP, lực lượng lao động nhập cư vào thành phố có đủ cả 63 tỉnh thành trong cả nước, trong số đó chỉ 25% được nhập hộ khẩu thành phố là số lao động mà thành phố cần thu hút và có việc làm. Chính vì vậy, trong số người di cư đến thành phố chỉ 50% có nhà ở ổn định, còn lại phải thuê. Từ năm 2000 đến năm ._.2005, số người từ các tỉnh, thành phố khác đến cư trú tăng 825.517 người (bình quân tăng 19 163.000 người/năm); trong đó năm 2004 tăng 236.745 người, năm 2005 tăng 139.393 người. Hiện nay TP.HCM có khoảng 1,84 triệu người đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, chiếm trên 30% dân số thành phố. So với người thành phố, lao động nhập cư thường linh hoạt và tích cực hơn trong việc làm, chấp nhận các công việc nặng nhọc, độc hại, công việc có thu nhập thấp mà người thành phố không muốn làm. Lao động nhập cư chiếm 70% lao động trong các khu công nghiệp, 44% lao động hoạt động phương tiện xe 2 – 3 bánh công cộng, 43% hoạt động vỉa hè và 55% người buôn bán lưu động. Đặc điểm lao động nhập cư là : 9 Giá lao động của họ luôn rẻ hơn nhiều so với lao động thành phố vốn có tính kén chọn công việc có thu nhập cao. Chính vì thế đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh về chỗ làm việc với lao động thành phố. 9 Hiện nay lượng lao động nhập cư đến thành phố đảm trách một phần các công việc giản đơn, các ngành nghề có thu nhập thấp mà lao động thành phố không làm, từ đó đã làm cho thị trường lao động thực hiện linh hoạt hơn các hoạt động việc làm của thành phố. 9 Trong quá trình phát triển, TP.HCM dựa vào một số ngành chủ lực như dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, thương mại, nhà hàng, khách sạn, công nghiệp chế biến. Nhu cầu bổ sung lao động ở các ngành này rất lớn. Nếu chỉ dựa vào nguồn nhân lực tại chỗ của TP.HCM sẽ không bảo đảm được nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nói riêng và cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung. 2.4 Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM Với nguồn cung của thị trường lao động TP.HCM hết sức đa dạng và phong phú, tổng nguồn cầu của thị trường lao động thành phố trong những năm vừa qua cũng hết sức 20 phong phú và đa dạng, với sự cho phép tồn tại, phát triển kinh tế háng hoá nhiều thành phần và hàng loạt các chính sách kinh tế đúng đắn. Chủ trương đổi mới chính sách kinh tế đã được thể chế hoá bằng các Nghị định, Luật của Chính phủ. Cụ thể là năm 1988, Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ đã ban hành các nghị định số 27, 28, 29 ban hành quy định đối với chính sách kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế tập thể và kinh tế gia đình. Cùng với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987, năm 1990 Quốc Hội đã thông qua 2 Luật về doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, theo đó các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( liên doanh, 100% vốn nước ngoài ) các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được hình thành và hoạt động tại Việt Nam. Hơn thế nữa với sự ra đời của Luật doanh nghiệp mới đã khuyến khích sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Như vậy, song song với thành phần kinh tế nhà nước ( doanh nghiệp nhà nước ) ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã hình thành các loại hình tổ chức kinh tế thuộc khu vực kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Các loại hình tổ chức doanh nghiệp theo các thành phần kinh tế trên địa bàn TP.HCM hiện nay bao gồm : 9 Hình thức kinh tế nhà nước hay kinh tế quốc doanh được thành lập và tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước được gọi là doanh nghiệp nhà nước. 9 Hình thức kinh tế cá thể gồm hộ cá thể và hộ tiểu chủ trong tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong kinh doanh thương mại dịch vụ đăng ký theo NĐ 66/HĐBT. 9 Hình thức kinh tế tập thể bao gồm Hợp tác xã, tổ hợp ( tổ sản xuất ), nhóm kinh doanh, theo NĐ 66/HĐBT và Luật hợp tác xã ( HTX ) 9 Hình thức kinh tế tư doanh bao gồm xí nghiệp, công ty tư doanh ( trước đây), 21 sau khi có Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty là xí nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. 9 Hình thức xí nghiệp liên doanh là các công ty, xí nghiệp liên doanh giữa vốn nhà nước với vốn tư nhân ( trước đây còn là xí nghiệp hợp doanh ) theo NĐ 28/HĐBT, xí nghiệp liên doanh vốn của tư nhân trong nước, công ty tư bản tư nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam 100% vốn ( theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ) Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ( xem phụ lục 3 và 4 ) Trong các năm 2001-2005 các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển thu hút lao động, bình quân mỗi năm thu hút trên 215.000 người lao động. Trong vòng 5 năm qua nhu cầu lao động tại TP.HCM tăng lên rất nhanh. Tổng số nhu cầu lao động từ 2001 – 2005 là 1.005.415 người. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ như : Thương nghiệp, khách sạn nhà hàng; vận tải, kho bãi, bưu điện; tài chính, tín dụng; khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản… nhu cầu lao động lên tới 535.195 người, kế đến là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, khai thác và xây dựng…369.837 người, các doanh nghiệp trong ngành nông lâm thủy sản là 100.393 người. Biểu 5 : Nhu cầu lao động TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2005 Đơn vị : Người Ngành nghề Nhu cầu lao động Nông lâm sản 82.006 Thủy sản 18.387 Công nghiệp khai thác 31.878 Công nghiệp chế biến 255.591 CNSX và phân phối điện nước 46.722 Xây dựng 35.646 Dịch vụ 535.195 Thương nghiệp 124.367 22 Khách sạn & nhà hàng 68.994 Vận tải, kho bãi, bưu điện 29.146 Tài chính, tín dụng 12.237 Khoa học công nghệ 15.551 Kinh doanh tài sản & tư vấn 23.478 Các họat động dịch vụ khác 261.422 Tổng cộng 1.005.415 Nguồn : Sở LĐ – TBXH TP.HCM Biểu 6 : Nhu cầu lao động TP.HCM theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2001 – 2005 Đơn vị : Người 2001 – 2005 Ngành CNKT, NVNV TCCN CĐ, ĐH Sau ĐH Tổng cộng Nông, lâm, thủy CN và XD Các ngành dịch vụ 51.123 181.615 319.686 4.005 30.145 45.294 3.895 45.344 22.249 214 5.014 5.018 59.237 262.118 392.247 Tổng cộng 552.424 79.444 71.488 10.246 713.602 Nguồn : Sở LĐ – TBXH TP.HCM Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của TP.HCM trong vòng 5 năm qua là khá cao, tốc độ tăng GDP hằng năm đạt trên dưới 10,5%. Cơ cấu GDP có xu hướng dịch chuyển dần sang các ngành công nghệ cao và các ngành thương mại dịch vụ. Đặc biệt, TP.HCM là một trung tâm kinh tế của cả nước nên phát triển mạnh loại hình hoạt động kinh doanh, dịch vụ cá thể, kinh tế hộ gia đình, bình quân hàng năm có thêm 50.000 người có việc làm trong lĩnh vực này. Trong khu vực nông thôn ngoại thành, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm ổn định cho lao động ngoại thành. Tình hình biến động lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố : Trong năm 2005 số lao động trong các doanh nghiệp tăng 166.518 người chiếm tỷ lệ 33,7% so với tổng số lao động làm việc năm 2004; số lao động giảm 123.890 người chiếm tỷ lệ 25,07%. Như vậy, số lao động trong các doanh nghiệp tăng thực tế so số lao động 23 đang làm việc năm 2004 là 8,63%; thực tế biến động lao động trong các doanh nghiệp rất lớn nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bình quân tuyển mới 03 lao động thì có 02 lao động đang làm việc trước đó di chuyển đến nơi khác, tỷ lệ biến động lao động bình quân 40-50%. Đặc biệt, biến động lao động tại các đơn vị sản xuất thuộc ngành may rất cao, bình quân 20%/năm (di chuyển qua lại trong các đơn vị sản xuất may khoảng 40.000 người/năm), đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước có những đơn vị biến động lao động 50-60%/năm. Từ đó tỉ lệ lao động thôi việc, bỏ việc, chuyển chỗ làm việc và tỉ lệ tuyển dụng lao động mới cũng rất cao bình quân 18-20%/năm/doanh nghiệp. Sự chuyển dịch lao động cao giữa các ngành kinh tế hoặc giữa các khu vực là do có sự chênh lệch về tiền lương thu nhập, nhất là đối với lao động nhập cư. Tình hình tuyển dụng lao động : Trong giai đoạn 2001- 2005, lao động tại các doanh nghiệp được tuyển dụng thông qua hệ thống giới thiệu việc làm của nhà nước và một số ít các doanh nghiệp dịch vụ việc làm chiếm 25% trong tổng số lao động tìm được việc làm hàng năm trên địa bàn thành phố, đại bộ phận là do doanh nghiệp tự tuyển hoặc các kênh thông tin riêng (qua mạng internet, báo chí, người quen….). Do đòi hỏi của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động qua đào tạo là khá cao. Tổng số nhu cầu lao động qua đào tạo là 713.602 người. Điều đáng chú ý là nhu cầu về lao động được đào tạo sau đại học chiếm số lượng đáng kể lên đến 10.246 người. Nhu cầu về công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ vẫn chiếm chủ yếu, trong vòng 5 năm qua là 552.424 người; nhu cầu lao động về trung cấp chuyên nghiệp là 79.444 người, nhu cầu về lao động có trình độ cao đẳng đại học là 71.488 người. Trong tổng số lao động tuyển cho năm 2005, tỉ lệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 17,27%; trung học chuyên nghiệp: 6,99%; công nhân kỹ thuật : 21,69% trong đó công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên chiếm 16,33%. (Nguồn 24 số liệu: Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2005 của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố) Các ngành nghề có nhu cầu tuyển nhiều lao động là dệt - may - giày da : 37,37%; xây dựng : 15,86%; cơ khí: 4,17%; công nghệ thông tin: 4,32%; điện - điện tử: 2,12%; kế toán - tín dụng - kinh doanh : 9,12%...(Nguồn số liệu: Báo cáo nhu cầu tuyển mới lao động năm 2005 của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố). Khảo sát của Sở LĐ – TBXH thành phố về tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cho thấy 40% số doanh nghiệp hài lòng về lao động qua đào tạo 60% chưa hài lòng. Lý do chưa hài lòng bao gồm : thiếu kinh nghiệm chuyên môn : 38%, thiếu hiểu biết về các khía cạnh kinh tế vào điều kiện sản xuất kinh doanh : 15%, kiến thức ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu : 20%, kiến thức phổ thông hạn chế : 20%, kiến thức kỹ thuật hạn chế : 8%, lý do khác ( ít động lực làm việc, năng suất lao động thấp, không có tinh thần trách nhiệm…) : 14%. Các doanh nghiệp ở TP.HCM đã hết sức khó khăn trong việc tuyển dụng đối với một số chưc danh vị trí như giám đốc nhân sự; giám đốc tài chính; các chức danh tổng quản lý, điều hành các chương trình, các dự án; giáo viên dạy nghề…Các nghề, nghiệp vụ như: thiết kế quảng cáo, nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu, đầu bếp… Dường như việc tìm kiếm cử nhân kinh tế , quản trị kinh doanh hiểu biết về luật pháp kinh tế, soạn thảo được các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại… cử nhân luật hiểu cặn kẽ cách tính thuế của các luật thuế, cách tính tiền lương, phụ cấp trong luật lao động… kỹ sư kỹ thuật, công nghệ hiểu biết rõ ràng các quy định về môi trường, đọc được các tài liệu kỹ thuật nước ngoài… ngày trở nên hiếm hoi, khó khăn vô cùng. Đó lại là một bằng chứng khác về sự nghịch lý của thị trường lao động TP.HCM. Kết quả điều tra của người viết về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ( xem phụ lục 5 – 11 ) : 25 Kết quả điều tra nhu cầu lao động tại 50 doanh nghiệp mới đây của người viết cho thấy hiện nay tình trạng sử dụng lao động của các doanh nghiệp có những đặc điểm như sau : 9 Thiếu lao động kỹ thuật và thừa lao động phổ thông. Chẳng hạn, loại lao động chuyên gia kỹ thuật thiếu trên 21%, trong đó doanh nghiệp nhà nước thiếu đến 44,98%, khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài thiếu trên 21%. Công nhân kỹ thuật thiếu trên 25%, trong đó doanh nghiệp nhà nước thiếu trên 42,56%, khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài thiếu trên 25%… trong đó lao động phổ thông không có tay nghề ở các doanh nghiệp nhà nước thừa đến 1,67%. 9 Về phân loại lao động thì kết quả điều tra lao động cho thấy lao động nhập cư từ nơi khác vào thành phố chiếm đến 55% và lao động có nguồn gốc tại chỗ TP.HCM chỉ chiếm có khoảng 45%. Cụ thể như sau : Biểu 7 : Phân loại nguồn gốc lao động Khu vực quốc doanh Ngoài quốc doanh Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài LĐNC LĐTC LĐNC LĐTC LĐNC LĐTC Tỷ lệ lao động (%) 54,5 45,5 56,88 43,12 48,87 51,13 9 Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận định là có khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn, mà chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn cao. Cụ thể khó khăn nhất là ở khối các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 58,04% 9 Tỷ lệ đào tạo lại lao động của các doanh nghiệp cũng thể hiện sự bất cân xứng giữa đào tạo và nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại cho người lao động mà tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhà nước. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu chỉ đào tạo lại cho cán bộ nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất là chiếm tỷ trọng cao. 26 9 Tình hình chung các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển mới lao động tập trung cao nhất ở nhu cầu về công nhân trực tiếp sản xuất có trình độ chuyên môn kỹ thuật ( trên 70 % ), riêng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có nhu cầu về cán bộ nghiệp vụ ở mức độ khá cao ( khoảng 17,67% ). Nguyên nhân của những tình trạng trên là do : 9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cao, đã thu hút mở được nhiều việc làm, tác động đến cầu lao động ngày càng tăng. 9 Số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã tăng nhanh trong các năm vừa qua thu hút nhiều lao động làm việc. 9 Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp đã bổ sung thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động. 9 Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động đã qua đào tạo nhưng khả năng của các địa phương chưa đáp ứng kịp. 9 Nhiều ngành nghề có mức thu nhập thấp ,không đủ trang trải chi phí ăn ở, đi lại và tiêu dùng cá nhân đã không hấp dẫn đối với người lao động. Như vậy, theo tôi tình trạng khan hiếm lao động của các doanh nghiệp ở TP.HCM không hẳn là do mất cân đối giữa cung và cầu lao động trong toàn bộ nền kinh tế mà chủ yếu là do sự mất cân đối cục bộ về ngành nghề đào tạo, về nội dung và chất lượng đào tạo, về sự thích ứng của người lao động trên thị trường lao động… 2.5 Kết quả các chương trình hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp 2.5.1 Kết quả giải quyết việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Với việc thực hiện quản lý lao động và giải quyết việc làm cho người lao động thành phố, cân đối cung cầu lao động bằng những chương trình việc làm gắn với chương trình phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, trong thời gian qua kết quả giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp đã đạt được 27 những kết quả cụ thể như sau : Biểu 8 : Kết quả giải quyết việc làm trong độ tuổi lao động giai đoạn 2001 - 2005 Đơn vị : Người Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số người được giới thiệu việc làm 198.329 208.134 212.964 222.437 230.586 1. Việc làm ổn định a. Khu vực nhà nước b. Khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài 174.566 9.321 165.254 183.158 5.865 177.293 187.646 6.274 181.372 195.745 5.865 189.880 204.270 5.483 198.787 2. Việc làm tạm thời 23.763 24.976 25.318 26.692 28.141 3.Cơ cấu lao động Khu vực công nghiệp và xây dựng Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp Thương mại – dịch vụ 92.312 11.203 94.814 74.251 12.134 121.749 82.204 12.800 117.960 93.833 5.481 123.123 106.303 2.329 121.954 4. Số chỗ làm việc mới - - 73.603 82.810 93.169 Nguồn : Sở LĐ – TBXH TP.HCM Theo số liệu trên chúng ta nhận thấy : Thành phố đã tập trung nhiều nỗ lực giải quyết việc làm cho nhân dân : số lượng người được giải quyết việc làm tăng liên tục qua các năm. Do sự thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý nguồn lao động phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội cùng với các chương trình việc làm. Đây là một thành tích đáng khích lệ. 2.5.2 Tăng cường hoạt động tư vấn, dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm và cung ứng lao động 2.5.2.1 Về hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp z Hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm : Số lượng các đơn vị hoạt động Trung tâm, chi nhánh 28 Trên địa bàn thành phố có 7 trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập theo Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ và 41 chi nhánh trực thuộc Trung tâm. Hiện nay phát sinh các trường hợp như văn phòng hoạt động giới thiệu làm của một số trường Đại học, Cao đẳng, các trường dạy nghề cũng hoạt động giới thiệu việc làm cho sinh viên, học sinh của trường nhưng không được cấp giấy phép hoạt động. Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm : Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, hiện có 2.494 doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước đăng ký chức năng dịch vụ việc làm, giới thiệu việc làm. Qua khảo sát trên địa bàn quận huyện (tính đến ngày 15/12/2005) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 373 doanh nghiệp, chi nhánh đang hoạt động giới thiệu việc làm, 53 doanh nghiệp chuyển đi không để lại địa chỉ và 2.068 doanh nghiệp không tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm. Kết quả hoạt động: Hoạt động giới thiệu việc làm : Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân mỗi năm các đơn vị dịch vụ việc làm nhà nước đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 190.726 người lao động tìm việc làm, trong đó có 125.829 lao động có việc làm chiếm tỷ lệ 65,97%. Đạt kết quả này là do các đơn vị dịch vụ việc làm nhà nước đã thực hiện được quan hệ về cung ứng lao động với các tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng và chú trọng tăng cường hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt các trung tâm và một số chi nhánh thường xuyên tham gia Hội chợ việc làm, các ngày hội việc làm nhằm mở rộng quan hệ và tăng cường hoạt động giới thiệu việc làm. 29 2.5.2.2 Về hoạt động dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật - TP.HCM : Khảo sát việc làm và nguồn nhân lực tại thành phố cho thấy mức độ đào tạo nghề và điều kiện làm việc như sau : Biểu 9 : Đào tạo nghề và điều kiện làm việc Lao động không có nghề chuyên môn Đã đào tạo nghề chuyên môn kỹ thuật Cao đẳng, đại học và trên đại học Thất nghiệp 8,1 4,0 7,0 Lao động gia đình 8,0 2,5 0,5 Làm công ăn lương 44,2 66,5 82,0 Tự tạo việc làm 34,4 24,2 8,1 Chủ gia đình và hộ gia đình 5,3 2,8 2,4 Nguồn : Sở LĐ – TBXH TP.HCM Thực trạng này cho thấy số người có chuyên môn kỹ thuật dễ tìm thích nghi với nhiều loại công việc của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế phi chính quy và tự tạo việc làm. Số người có trình độ cao đẳng, đại học thì có xu hướng vào làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên gâp nhiều khó khăn khi tìm việc làm vì chỗ làm việc vừa hạn chế, vừa có yêu cầu về điều kiện ngành nghề, chất lượng đào tạo nghề phù hợp. Thực tế phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đặt ra nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Trước nhu cầu học nghề ngày càng tăng, hệ thống dạy nghề của thành phố đã phát triển mạnh và đa dạng, bao gồm các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập. 30 Nhiều trường ĐH, CĐ, THCN cũng tham gia vào công tác dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển nhanh và đa dạng. Nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề ở nhiều quy mô và trình độ đào tạo; khuynh hướng xã hội hoá hoạt động dạy nghề ngày càng mạnh, kể cả đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng giai đoạn 2001 – 2004 đã phát triểm thêm gần 100 cơ sở dạy nghề ( tăng 40% so với năm 2000 ). Đến tháng 4 năm 2005, thành phố có 271 cơ sở dạy nghề chính thức đăng ký hoạt động, phân bố khắp 24 quận huyện, bao gồm : 9 45 trường ĐH, CĐ, THCN công lập có dạy nghề 9 14 trường dạy nghề ngoài công lập 9 18 trung tâm dạy nghề quận huyện 9 194 cơ sở dạy nghề ngắn hạn khác ( kể cả doanh nghiệp ) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các cơ sở dạy nghề, lượng tuyển sinh tăng nhanh cụ thể qua từng năm, cụ thể : Số tuyển mới dài hạn ( CNKT) : năm 2001 là 18.774 HS; các năm 2002 – 2004 tăng dần lên 23.203; 25.863 và 27.000; năm 2005 vào khoảng 29.000 HS. Số tuyển mới hệ ngắn hạn : năm 2001 là 177.162 lượt người; các năm 2002 – 2004 là : 198.162; 211.295 và 270.000; năm 2005 vào khoảng 290.000 lượt người. Với kết quả trên, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của thành phố cũng tăng dần : 2001 đạt 27,35%; 2002 : 32%; 2003 : ; 2004 : 38%; 2005 khoảng 40%. Bên cạnh việc đào tạo theo chương trình của các trường, việc đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng chuyên đề, lớp học buổi tối cho công nhân, cán bộ, lớp bồi dưỡng nâng bậc thợ,… được tổ chức rộng rãi hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của người lao động cũng như của các doanh nghiệp. Các hình thức đào tạo chủ yếu hiện nay là : đào tạo tập trung theo kế hoạch tại trường theo chương trình chính quy và các chương trình ngắn hạn phục vụ yêu cầu đa dạng 31 của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tự tạo việc làm của người lao động; đào tạo tại chức; đào tạo tại xí nghiệp; đào tạo có địa chỉ; bồi dưỡng nâng bậc thợ. Ngoài ra thành phố đang hoàn thiện chương trình đào tạo theo chế độ “mô đun” ( mô đun hoá chương trình đào tạo dài hạn), liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn; đào tạo theo hợp đồng mua công nghệ, sử dụng bản quyền chương trình đào tạo và bằng cấp nước ngoài. Theo nhận định của các trường, nhìn chung, công tác đào tạo nghề ở hệ công nhân kỹ thuật cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nguồn lao động kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất nói riêng và nhu cầu lao động nói chung cho đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Song công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn cần được giải quyết và tháo gỡ như sau : 9 Do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua định kiến về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhưng còn chậm; hiệu suất đào tạo chưa cao. Nhiều học sinh vẫn chỉ kỳ vọng vào các bậc học cao hơn trên con đường tiến thân lập nghiệp. 9 Bất cập trong đào tạo và sử dụng nguồn lao động qua đào tạo thể hiện trên cả 3 phương diện : z Về số lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trươc tuyển dụng tại các doanh nghiệp còn ở mức cao. z Về ngành nghề, nhiều ngành nghề không tuyển đủ nhân lực; điển hình là các ngành nghề thuộc các lĩnh vực cơ khí, và mới nhất là nhân lực cho công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin, các nghề mới trong lĩnh vực dịch vụ. z Về chất lượng, hiệu quả đào tạo luôn là vấn đầ nổi bậc và là mới quan tâm 32 hàng đầu không chỉ là của các cấp quản lý. Nguyên nhạn của tình hình trên là : „ Tư duy về đào tạo chậm đổi mới : Chương trình thiếu cập nhật theo sự phát triển của thực tế; mục tiêu và chương trình chưa thể hiện tính liên thông nhiều trình độ đào tạo… „ Đầu tư chưa tương xứng : Từ việc đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho đến định mức kinh phí thường xuyên cho đào tạo. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác dạy nghề. „ Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý đào tạo chưa hợp lý, bộ máy quản lý chưa ngang tầm nhiệm vụ. „ Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “Hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào tạo – sự chấp nhận của thị trường lao động” chưa được cấu thành tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, việc phối hợp để tổ chức cho học viên thực tập tại doanh nghiệp cũng chưa chặt chẽ, chưa giúp học viên khai thác triệt để cơ hội tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới vốn phong phú và đa dạng trong thực tiễn. „ Sự thông tin, phối hợp giữa cơ sở dạy ngày và đơn vị, doanh nghiệp chưa hiệu quả, nhất là về thông tin về thị trường lao động, về kỹ thuật, công nghệ thực tế. Thông tin đại chúng chưa thường xuyên, phong phú, chưa có tác động xã hội lớn; học nghề chưa được các tổ chức chính trị – xã hội quan tâm, tuyên truyền, vận động đúng mức. „ Hệ thống pháp lý chậm được hoàn thiện và chưa thể hiện được tính hệ thống; nhiều thực tiễn phát sinh được cơ sở đề xuất chậm được cơ quan có thẩm quyền giải đáp và nghiên cứu để pháp quy hoá. 33 „ Đào tạo nhân lực không mang tính đón đầu, do đó, khi nhập công nghệ mới của nước ngoài, sự hụt hẫng nhân lực là khó tránh khỏi. 2.5.2.3 Đào tạo nghề tại chỗ Đào tạo nghề tại chỗ ( In –House training ) được hiểu là người lao động được học nghề, nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp do chính những người có tay nghề cao tại doanh nghiệp truyền đạt, hướng dẫn hay do doanh nghiệp mời giáo viên tại các cơ sở dạy nghề đến giảng dạy hoặc có thể học lý thuyết ở các cơ sở dạy nghề và thực tập nghề tại doanh nghiệp. Dạy nghề tại chỗ còn được thực hiện tại các làng nghề truyền thống theo kiểu truyền nghề. Nếu như nhà nước và các cơ sở đào tạo chính quy tập trung dạy nghề cho học sinh và người lao động chưa có nghề thì các doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo tại chỗ, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng và kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp, phù hợp với sự thay đổi sản phẩm và công nghệ của doanh nghiệp và đây là xu hướng chung hiện nay. Đối với nước ta dạy nghề trong doanh nghiệp cũng đã được thực hiện. Thực tế tại TP.HCM đã có nhiều doanh nghiệp có các trung tâm dạy nghề của riêng mình. Các cơ sở đào tạo này chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho người lao động, phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng như công nghệ của doanh nghiệp, do vậy tiết kiệm được thời gian đào tạo của người lao động và tiết kiệm được chi phí của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhằm tận dụng hết công suất, các cơ sở đào tạo này cũng cần tham gia dạy nghề cho người lao động ngoài xã hội. Các trường dạy nghề của các doanh nghiệp đã ngày càng đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đào tạo nghề tại chỗ khá tốt, không những đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật phù hợp với trình độ công nghệ cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn chia sẻ với Nhà nước trong việc nạng cao chất 34 lượng và tay nghề của đội ngũ lao động. Tuy nhiên đào tạo tại chỗ còn khá mới mẻ và không phải doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất nào cũng có thể thực hiện được. Cùng với sự đổi mới kinh tế đất nươc nói chung và thành phố nói riêng, các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào thành phố. Nhiều lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp đã được đào tạo nghề ở các trường dạy nghề và có khả năng sử dụng được các trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, còn khá nhiều lao động, nhất là lao động tại chỗ, chưa qua đào tạo nghề. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ nghề cho người lao động, một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã thực hiện đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động. Mặt khác, không phải lúc nào các trường dạy nghề cũng đào tạo phù hợp với công nghệ của doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo lại, hoặc bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Một số khu chế xuất, khu công nghiệp đã hình thành các trường dạy nghề hoặc các trung tâm dạy nghề cho mình và đã bước đầu có kết quả ( như KCX Tân Thuận, KCN Tân Bình,…) 2.5.2.4 Tổ chức hội chợ và ngày hội việc làm Năm 2001, Bộ LĐ-TB&XH chính thức có chủ trương đầu tư kinh phí cho các Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội chợ việc làm. Chủ trương này đã góp phần thúc đẩy các hoạt động hội chợ việc làm, từ quy mô cấp thành phố đến quận huyện. Từ đó, thành phố đã bắt đầu hình thành hoạt động hội chợ, ngày hội việc làm qua 3 chương trình: - Hội chợ việc làm chung cho toàn thành phố do Sở LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp cùng các Sở, ban ngành tổ chức. - Ngày hội việc làm Thanh niên với nghề nghiệp do Thành đoàn phối hợp tổ chức. - Ngày hội việc làm sinh viên - học sinh do Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Trường Đại học Kinh tế tổ chức hàng năm. Sau 5 năm triển khai, hoạt động Hội chợ việc làm đã thu hút hơn 208 ngàn lượt người 35 tham dự, hơn 57 ngàn lao động được tuyển dụng và đăng ký học nghề tại hội chợ, trong đó có gần 5500 lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, 814 lao động là người khuyết tật được tuyển dụng. Qua công tác tổ chức hội chợ, các ngành, quận-huyện từng bước nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình việc làm. Công tác tổ chức các hội chợ, ngày hội việc làm ngày càng phong phú, đa dạng và nội dung ngày càng thiết thực hơn cho các nhà sử dụng lao động và nhất là người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị dịch vụ việc làm khi tham gia hội chợ có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình, thu thập nhiều thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, đồng thời thu nhận được nhiều người lao động từ các nơi đăng ký tìm việc. Các đơn vị đào tạo, dạy nghề thu nhập thấp được những thông tin về nhu cầu của thị trường lao động, những ngành nghề đang có nhiều triển vọng, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Người lao động qua hội trợ việc làm, tìm được những công việc phù hợp với trình độ đào tạo, phù hợp với năng lực, có thu nhập ổn định, không mất thời gian và kinh phí cho việc tìm kiếm việc làm. Đây là một trong những hoạt động thiết thực của thành phố cũng như của Sở LĐ – TBXH nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố cũng như làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề khan hiếm lao động của các doanh ngiệp. 2.6 Đánh giá kết quả các chương trình hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Theo phân tích ở phần trước, thời gian qua thành phố đã tập trung nhiều nỗ lực để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục tình trạng khan hiếm lao động cũng như đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Qua đó cũng nhằm mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động để ổn định kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1500.pdf
Tài liệu liên quan