Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
&
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Mai Văn Bưu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
&
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
Chuyên ngành : Quản... Ebook Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý kinh tế
Lớp : Quản lý kinh tế 46B
Khoa : 46
Hệ : Chính quy
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Mai Văn Bưu
Hà nội, 05 - 2008
MỤC LỤC
2.6. Chỉ tiêu về giá dự thầu. 13
Chương II: Thực trạng năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 15
I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. 15
1 .Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 15
2. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 16
3.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 17
4.Năng lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. 21
4.1. Năng lực tài chính. 21
4.2.Năng lực nguồn nhân lực. 24
4.3.Năng lực máy móc thiết bị và công nghệ thi công. 27
II. Thực trạng kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn từ năm 2003-2007. 30
1. Quy trình thực hiện hoạt động đấu thầu của Công ty. 30
1.1. Thông tin hồ sơ mời thầu. 30
1.2. Đăng ký dự thầu. 31
1.3. Mua hồ sơ mời thầu. 31
1.4. Lập hồ sơ dự thầu. 31
1.5. Nộp hố sơ dự thầu. 32
1.6. Theo dõi kết quả. 32
1.7. Thương thảo ký kết hợp đồng. 32
2. Công tác lập hồ sơ dự thầu. 32
2.6. Hồ sơ pháp lý. 34
2.6.1. Đơn dự thầu. 34
2.6.2. Bảo lãnh dự thầu. 35
2.6.4. Hồ sơ kinh nghiệm 38
2.6.5. Tài liệu tài chính. 39
2.6.6. Các tài liệu khác.
2.6.7 Biện pháp thi công.
2.6.8. Tiến độ thi công. 42
3. Kết quả hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2003-2007. 43
4.Những khó khăn và tồn tại trong hoạt động đấu thầu của Công ty. 49
4.6. Hạn chế về khách hàng, thị trường. 49
4.7. Hạn chế về năng lực. 50
4.8. Hạn chế trong hiệu quả kinh tế nhiều gói thầu. 50
4.9. Hạn chế trong công tác lập HSDT. 51
III. Đánh giá chung về năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. 51
1. Đánh giá năng lực thực hiện qua mô hình SWOT. 51
1.1. Các cơ hội với Công ty(O). 52
1.2. Các đe dọa đối với Công ty (T). 52
1.3. Những điểm mạnh của Công ty(S). 53
1.4. Những điểm yếu của Công ty(W). 53
2. Nguyên nhân hạn chế về năng lực đấu thầu của Công ty. 54
2.1. Nguyên nhân khách quan. 55
2.2. Nguyên nhân chủ quan. 55
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 57
I. Phương hướng hoạt động của Công ty trong năm 2008. 57
1. Phương hướng nhiệm vụ chung năm 2008. 57
2. Định hướng trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tới năm 2010. 58
II. Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. 59
1. Giải pháp cho khách hàng, thị trường. 59
2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của nhà thầu. 59
2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính. 59
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 62
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật, máy móc thiết bị của Công ty. 64
3. Nhóm giải pháp cho công tác lập HSDT. 64
3.1. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin về hoạt động đấu thầu. 64
4. Tham gia hiệp hội các nhà thầu. 67
5. Tăng cường thực hiện hình thức liên doanh, liên kết. 68
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 69
KẾT LUẬN 71
TẠI LIỆU THAM KHẢO 72
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phản ánh tài sản và nguồn vốn của Công ty. 21
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của công ty 22
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 - 2007 23
Bảng 2.4: Năng lực nhân sự 25
Bảng 2.5: Bố trí nhân sự cho gói thầu toà nhà VPAP 37
Bảng 2.6: Thống kê kết quả đấu thầu giai đoạn 2003 - 2007 của công ty xây dựng số 1 Hà Nội 45
Biểu đồ 1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2004 - 2007 24
Biểu đồ 2: Tỷ trọng cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật của công ty 26
Biểu đô 3: So sánh số công trình tham dự thầu với số lượng công trình trúng thầu qua các năm của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. 47
Biểu đồ 4: Giá trị trung bình của các công trình trúng thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2003-2007 48
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân. Là ngành mà quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình hay chính là trước giai đoạn sản xuất, thông qua việc đấu thầu, thương lượng và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn được tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian đến khi bàn giao và quyết toán công trình xây dựng.
Đấu thầu trong giai đoạn hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong ngành xây dựng ở nước ta. Thông qua một quá trình xem xét, lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng, trên cơ sở cạnh tranh công khai lành mạnh giữa các nhà thầu sẽ tìm ra một nhà thầu tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động xây dựng. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp Xây dựng và trên thực tế đấu thầu là hình thức cạnh tranh giúp cho việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả nhất.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy trì, khai thác hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, cũng như các công trình công nghiệp và dân dụng vừa đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng khả năng thắng thầu trong nhiều năm nay. Công ty đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ và phần nào khẳng định được vị trí của mình trong Tổng Công ty cũng như trong thị trường xây lắp. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, phát triển và mở cửa thị trường hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vì vậy áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với Công ty nên vấn đề làm sao để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp là bài toán mà Công ty cần tìm lời giải đáp. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của năng lực đấu thầu đối với Công ty nên em đã lựa chọn đề tài:
“ Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”.
Chuyên đề tốt nghiệp này gồm ba chương chính:
Chương I: Lý luận chung về năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Thực trạng hoạt động đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Do kiến thức, thời gian và năng lực còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những nhận xét, đóng góp ý kiến của Thầy giáo, các cô chú phòng Tổ chức Lao động- Hành chính, anh chị phòng Kinh tế thị trường để đề tài này được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Mai Văn Bưu, các cô chú phòng Tổ chức Lao động- Hành chính, các anh chị phòng Kinh tế thị trường của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I
Lý luận chung về năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp
Tổng quan về đấu thầu đối với doanh nghiệp xây lắp.
Khái niệm chung về đấu thầu.
Trong nền kinh tế thị trường hầu như không tồn tại sự độc quyền cung cấp bất kỳ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào trừ một số loại hàng hóa đặc biệt như quốc phòng, điện…Có rất nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp một loại hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường người tiêu dùng bao gồm các nhà đầu tư và gọi chung là người mua, luôn mong muốn có được hàng hóa tốt nhất với chí phí thấp nhất. Do đó mỗi khi người mua có nhu cầu mua sắm một loại hàng hóa dịch vụ náo đó họ thường tổ chức các cuộc đấu thầu cho các nhà thầu, gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh với nhau về giá cả, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng. Trong cuộc đấu thầu ấy nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hóa và dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của người mua với giá cả hợp lý thì sẽ được chấp nhận trao hợp đồng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người mua sẽ đưa ra các yêu cầu, các thông tin cơ bản về chất lượng hành hóa, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các yêu cầu khác của hợp đồng, yêu cầu của kỹ thuật. Như vậy không phải khi nào người mua cũng yêu cầu chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Nhà thầu căn cứ vào những thông tin trong đề nghị chào hàng để gửi hồ sơ dự thầu đến cho chủ đầu tư hay người mua. Nếu trong trường hợp có nhiều đơn dự thầu cùng đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư hay người mua thì nhà thầu nào có giá chào hàng thấp nhất sẽ được chọn để trao hợp đồng.
Như vậy: Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường trong đó người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thâu( những người bán) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thõa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục tiêu của Nhà thầu là giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó với giá cả bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Hay có thể hiểu ngắn gọn: “ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.”
Qua khái niệm trên thì chúng ta có thể thấy được bản chất của đấu thầu là qua trình mua bán đặc biệt , trong đó người mua( bên mời thầu) có quyền lựa chọn cho mình người bán( nhà thầu) tốt nhất một cách công khai. Một số người lại nhầm lẫn giữa “đấu thầu” và “đấu giá”. Đấu thầu xảy ra trong trường hợp cung người bán > cầu người mua trái ngược đấu giá là cung người bán< cầu người mua.
Một số khái niệm liên quan.
Để hiểu rõ hơn khái niệm đấu thầu chúng ta làm rõ hơn một số khái niệm liên quan chặt chẽ với khái niệm đấu thầu. Theo quy chế đấu thầu:
“ Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
“ Nhà thầu” là cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có đủ điều kiện để tham gia và ký kết hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo về sự độc lập về tài chính của mình. Trong đấu thầu xây lắp nhà thầu là nhà thầu xây dựng. Nhà thầu có thể tham gia độc lập hay liên doanh với các nhà thầu khác.
“ Nhà thầu phụ” là những đơn vị được thuê để thực hiện từng phần công việc hoặc hạng mục công trình vì nhiều lý do trong đó thường là những công việc đòi hỏi các nghành chuyên môn hóa khá riêng biệt, đôi khi còn là yêu cầu kiến trúc đòi hỏi những kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt nào đó. Nhà thầu phụ có thể được chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính chọn nhưng cần được sự nhất trí giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính.
“ Gói thầu là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự được thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu cá thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiên. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều trường hợp( khi gói thầu được chia thành nhiều phần).
“ Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
“ Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
“ Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch dự thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt.
“ Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ đi phần giảm giá( nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
Vai trò của đấu thầu đối với các doanh nghiệp xây lắp.
Để thực hiện các công việc của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chủ đầu tư có thể lựa chọn các phương thức: tự làm, giao thầu, đấu thầu. Mỗi phương thức có những đặc trưng và điều kiện ứng dụng riêng. Nhưng so với các phương thức tự làm và phương thức giao thầu, phương thức đấu thầu có những ưu điểm nổi trội, mang lại với lợi ích to lớn với cả chủ đầu tư và cả các nhà thầu. Mục tiêu của đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu thích hợp đảm bảo cho lợi ích kinh tế của dự án. Đấu thầu có vai trò hết sức to lớn đối với doanh nghiệp xây lắp, chủ đầu tư và đối với Nhà nước.
Đối với chủ đầu tư.
Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất.
Đấu thầu giúp chủ đầu tư thực hiện có hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình: tiết kiệm vốn đầu tư cơ bản, thực hiện đúng tiến độ xây dựng công trình, bảo đảm đúng tiến độ xây dựng.
Đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn.
Bảo đảm quyền chủ động, tránh được tình trạng phụ thuộc vào một nhà xây dựng trong xây dựng công trình.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị xây dựng.
Thúc đẩy nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ các bộ kinh tế và kỹ thuật của chính các chủ đầu tư.
Đối với các nhà thầu.
Đấu thầu giúp cho các nhà thầu phát huy đến mức tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu.
Đấu thầu giúp các nhà thầu hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu.
Đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật và công nghệ.
Thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận…
Đối với Nhà Nước.
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, với nhiều công trình quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đấu thầu là phương thức hiệu quả để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu của đất nước.
Đấu thầu còn được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất, được xem như là nguyên tắc trong quản lý dự án của Nhà Nước.
Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế cho nên nó tạo ra môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam.
Công tác quản lý Nhà Nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp hoạt động.
Các loại hình đấu thầu.
Dựa vào đặc điểm của đối tượng mà bên mời thầu muốn mua ta có thể chia làm 3 loại hình đấu thầu: Đấu thầu mua sắm hàng hóa,dịch vụ; đấu thầu xây lắp; đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
Đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Khái niệm hàng hóa rất rộng, nó bao gồm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ…Còn các dịch vụ khác ở đây được hiểu là các dịch vụ ngoài những dịch vụ tư vấn đã nêu ở trên, các dịch vụ này có thể là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ sữa chữa bảo hành…Đấu thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ đạt yêu cầu về chất lượng và có giá hợp lý nhất.
Đấu thầu xây lắp.
Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình. Đấu thầu xây lắp được tiến hành ở giai đoạn thực hiện dự án khi mà những ý tưởng đầu tư được thể hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực. Tuyển chọn được nhà thầu xây lắp có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của dự án. Trên thực tế đã có những dự án do nhà thầu xây lắp không đủ năng lực thực hiện công việc khiến cho dự án bị đình trệ, công trình không được đưa vào sử dụng đúng tiến độ hoặc chất lượng công trình kém và ảnh hưởng lớn đến sự phát huy hiệu quả của chủ đầu tư sau này.
Như vậy đấu thầu xây lắp có thể hiểu là quá trình mua bán đặc biệt, sản phẩm là các công trình xây dựng. Trong lĩnh vực xây lắp, các nhà thầu chủ yếu cạnh tranh nhau bằng giải pháp kỹ thuật, chất lượng công trình và giá cả, đặc biệt giải pháp thực hiện luôn là yếu tố quan trọng để giành thắng lợi. Tuy nhiên với các trường hợp yêu cầu kỹ thuật không cao thì giá lại là yếu tố quan trọng giúp nhà thầu thắng lợi.
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
Khi chủ đầu tư có ý tưởng về một dự án đầu tư nhưng do một hạn chế nào đó( có thể do hạn chế về tài chính hoặc kỹ thuật) mà không thể tự tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và thậm chí vận hành kết quả của đầu tư thì chủ đầu tư có thể tổ chức đấu thầu để chọn một đối tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao lại dự án vào một thời điểm thỏa thuận giữa hai bên. Đó là các dự án có dạng chìa khóa trao tay, dự án BOT( build, operate and transfer- xây dựng, vận hành và chuyển giao), dự án BT( build and tranfer), …Đối với loại hình này, đối tượng mà bên mời thầu muốn “mua” là toàn bộ một dự án chứ không phải một phần công việc cụ thể nào.
Đấu thầu xây lắp.
Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp.
Nguyên tắc bảo đảm năng lực cần thiết.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải có đủ năng lực về mọi mặt: tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị thi công,…Khi nhà thầu đảm bảo đủ năng lực thì sẽ hoàn thành tốt dự án trong trướng hợp trúng thầu tránh gây thiệt hại cho bản thân nhà thầu cũng như cho chủ đầu tư.
Nguyên tắc công bằng.
Trong đấu thầu mọi nhà thầu được mời thầu đều có quyền bình đẳng như nhau về nội dung thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư, trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và trong buổi mời thầu…Tính công bằng này là điều kiện bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Nguyên tắc này chỉ mang tính tương đối vì trong các trường hợp đấu thầu thì nhà thầu địa phương và nhà thầu trong nước thường được hưởng một số ưu đãi nhất định.
Nguyên tắc bí mật.
Mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các ý kiến trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị, hồ sơ dự thầu…phải được bảo đảm bí mật tuyệt đối. Nếu ai vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm vật chất với sự vi phạm đó.Nguyên tắc bí mật rất quan trọng bới nó đảm bảo tính minh bạch của đấu thầu.
Nguyên tắc trách nhiệm phân minh.
Trong quá trình thực hiện dự án luôn có sự xuất hiện của cả ba chủ thể đó là chủ đầu tư, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Ba chủ thể này đều được quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm rất cụ thể. Nhà thầu cần nắm rõ trách nhiệm mà mình phải gánh chịu trong trường hợp có bất chắc xảy ra để từ đó nâng cao trách nhiệm trong công việc.
Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ.
Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ dữ liệu đấu thầu với các thông tin cần thiết, rõ ràng và có hệ thống quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hóa dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện. Để đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan, phải cố tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách.
Năng lực đấu thầu.
Khái niệm năng lực đấu thầu.
Năng lực đấu thầu là toàn bộ những năng lực về tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ thi công công trình, tổ chức quản lý, trình độ lao động kết hợp với quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của Công ty.
Sự cần thiết nâng cao năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay việc đấu thầu để nhận được hợp đồng đặc biệt là hợp đồng có giá trị cao để thi công có lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Do cạnh tranh nên doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thắng thầu mà nhân tố quyết định đến khả năng thắng thầu chính là năng lực đấu thầu của doanh nghiệp. Năng lực đấu thầu của doanh nghiệp còn trở nên cấp bách hơn khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt là khi gia nhập WTO và ngày càng có nhiều công trình được thực hiện theo phương thức đấu thầu quốc tế. Năng lực đấu thầu có thể coi là một nhân tố quyết định đến vận mệnh hay sự tồn vong của các Công ty xây dựng.
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu một gói thầu xây lắp mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều muốn vươn tới đó là giành được quyền thi công gói thầu đó với lợi nhuận cao nhất có thể. Năng lực của doanh nghiệp thể hiện nội lực của doanh nghiệp, thể hiện khả năng thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào hiểu được khả năng của bản thân mình thì doanh nghiệp đó sẽ đưa ra được những quyết định mang tính khả thi khi đứng trước sự lựa chọn tham gia tranh thầu. Khi tham gia tranh thầu doanh nghiệp sẽ đứng trước hai tình thế là:
Tham gia tranh thầu: Nếu tham gia tranh thầu thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ một khoản chi phí mua hồ sơ dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu, chi phí trực tiếp, ngoại giao…nếu thắng thầu thì doanh nghiệp sẽ thu được khoản lợi nhuận còn ngược lại doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ chi phí đó.
Không tham gia tranh thầu: Khi đứng trước hai tình thế này doanh nghiệp phải tính toán để đưa ra được quyết định cuối cùng có tham gia hay không. Nếu doanh nghiệp nào xác định đúng được năng lực bản thân thì sẽ quyết định đúng đắn để vừa giải quyết được việc làm vừa thu được lợi nhuận cao. Như vậy doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên đấu trường xây dựng buộc doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng lực đấu thầu.
Năng lực tài chính.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thức giá trị. Hoạt động sản xuất -kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay cản trở quá trình sản xuất kinh doanh.
Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, khi thi công các công trình cần lượng vốn ngay từ đầu, thời gian thi công dài. Do đó nếu các nhà thầu nào yếu kém về nguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên,…trong trường hợp có sự cố xảy ra. Doanh nghiệp nào có năng lực tài chính mạnh giúp cho doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, đảm bảo công trình có kỹ thuật, chất lượng tôt, tiến độ thi công đảm bảo tạo uy tín và niềm tin cho chủ đầu tư.Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
Cơ cấu vốn: Tài sản lưu động/ Tổng tài sản
Tài sản cố định/Tổng tài sản.
Nếu chỉ tiêu này mà cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là cao có thể đáp ứng yêu cầu về vốn của các công trình xây dựng.
Khả năng thanh toán: Tài sản lưu động/ nợ phải trả. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Năng lực tài chính mang tác động tích cực đến quá trình đấu thầu. Nó được xét trên hai phương diện:
Với những công trình đã thắng thầu, năng lực tài chính mạnh giúp cho doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, đảm bảo công trình có kỹ thuật, chất lượng tốt, tiến độ thi công đảm bảo tạo uy tín và niềm tin cho chủ đầu tư.
Trong đấu thầu, khả năng tài chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu. Điều quan trọng hơn là một doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, cho phép đưa ra quyết định giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý hơn.
Một doanh nghiệp xây dựng có khả năng tài chính cao, có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình trong một năm, có nhiều cơ hội để đầu tư tăng thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu thi công và đòi hỏi của quy trình công nghệ hiện đại.
Năng lực máy móc thiết bị và công nghệ thi công.
Trong hoạt động xây dựng nói chung, máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo việc thi công các công trình. Trong hồ sơ dự thầu đây là yếu tố để bên mời thầu đánh giá về năng lực của công ty. Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào đặc tính sau:
Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: Biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại của thiết bị.
Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện để đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.
Tính hiệu quả: Thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp, từ đó nó có tác dụng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tính đổi mới: Lá sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công. Trong đấu thầu, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư. Một nhà thầu có năng lực máy móc thiết bị mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và đặc biệt là trong việc xây dựng giá bỏ thầu hợp lý.
Tóm lại, một Công ty có năng lực máy móc thiết bị tốt luôn được đánh giá cao bởi nhân tố Công ty sẽ đảm bảo cho chất lượng công trình được thực hiện tốt.
Chỉ tiêu nguồn nhân lực.
Đây là yếu tố cơ bản và đặc biệt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hoạt động đấu thầu yếu tố con người được thể hiện ở vai trò: tổ chức quản lý hoạt động đấu thầu, thu thập thông tin, làm hồ sơ dự thầu, ra quyết định dự thầu, đánh giá kết quả đấu thầu….chúng ta có thể nhận xét rằng con người luôn có vai trò to lớn trong việc thực hiện hoạt động này. Chúng ta còn thấy trong hoạt động sản xuất của Công ty, nguồn nhân lực còn được thể hiện ở chức năng khác nhau như lực lượng lao động ở các phòng ban, cán bộ lãnh đạo Công ty, những lao động tiến hành thi công xây dựng công trình…Xét một cách khái quát, đây đều là những người ảnh hưởng rất lớn tới năng lực thực hiện gói thầu của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá một cách tổng hợp nguồn nhân lực cho công tác đấu thầu cần phải xem xét không chỉ nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoạt động đấu thầu mà phải dựa trên sự phân tích tổng hợp về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
2.6.Chỉ tiêu về giá dự thầu.
Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá( nếu có) bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
Doanh nghiệp khi tham gia tranh thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra một mức giá hợp lý: là mức giá phải được chủ đầu tư chấp nhận đồng thời phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho Công ty. Thông thường mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra. Thông thường mức giá dự thầu hợp lý là mức giá đưa ra thấp hơn mức giá xét thầu từ 3 đến 5%. Đối với những chủ đầu tư mà tinh thông nghiệp vụ họ có thể xác định được mức giá sàn tương đối chính xác, nhà thầu đưa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá nhiều thì chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thấu trong việc đưa ra mức giá bỏ thầu. Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp quá thì có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu.Vì vậy, việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải dễ và nó có tầm quan trọng đối với nhà thầu khi tham gia tranh thầu.
Công thức xác định giá dự thầu:
Gdth=
Gdth: Giá dự thầu
Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i do bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc khối lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
ĐGi: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình và giá thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ dự thầu.
n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của chủ thầu xây dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấu thầu. Điều đó có nghĩa là chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng mức giá mà họ đưa ra( giá trần của chủ đầu tư). Còn nhà thầu là người bán hàng hóa với dịch vụ nên họ chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng mức giá tại điểm hòa vốn( giá sàn của nhà thầu xây dựng).
Với những công trình chỉ định thầu giá dự thầu của nhà thầu xây dựng được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá gói thầu và miền này tạo nên một miền xác định dự kiến lãi cho nhà thầu.
Như vậy: Giá sàn của nhà thầu xây dựng là giá thầu thấp nhất của một gói thầu mà nhà thầu xây dựng chấp nhận thi công và là một khái niệm tương đối và nó phụ thuộc vào chiến lược tranh thầu của từng nhà thầu. Giá sàn có thể chỉ đủ chi phí thi công tức là có công ăn việc làm, không có lãi, lãi ít hay thậm chí có khi là lỗ.
Chương II
Thực trạng năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần
xây dựng số 1 Hà Nội
Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
1 .Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Tên chính thức : Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội
Tên giao dịch tiếng anh : Hanoi Construction Joint Stock Company No 1.
Tên viết tắt :HACC1
Địa chỉ trụ sở chính :59 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội .
Điện thoại :04.9.426.966.
Fax :04.9.426 956.
Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hạng I thuộc Tổng Công ty Xây dựng – tiền thân là Công ty Kiến Trúc Hà Nội được thành lập ngày 05/8/1958 theo Quyết định số 117/Qd-bkt của Bộ Kiến trúc.
Năm 1960 được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiến trúc Khu nam Hà Nội. Năm 1977 đổi thành Công ty Xây dựng Số 1 và năm 1982 Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội được thành lập, Công ty Xây dựng Số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được thành lập theo Quyết định số 141A/bxd- tcld ngày 13/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Năm 2005, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của công ty, Công ty Xây dựng Số 1 lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo mục 2 điều 3 Nghị định số 187/2004/nd-cp ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần, Công ty Xây dựng Số 1 được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 theo Quyết định số 1820/qd-bxd ngày 23/9/2005 và đổi thành Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội theo Quyết định số 2270/qd-bxd ngày 09/12/2005.
Với – Vốn điều lệ: 35.000.000.000 đ._.ồng( Ba mươi lăm tỷ đồng chẵn)
- Cổ phần phát hành lần đầu : 3.500.000 cổ phần. Trong đó:
+ Cổ phần nhà nước: 1.753.500 cổ phần, chiếm 50,1% cổ phần phát hành lần đầu;
+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doang nghiệp: 1.046.500 cổ phần, chiếm 29,9% cổ phần phát hành lần đầu;
+ Cổ phần bán đấu giá công khai 700.000 cổ phần, chiếm 20% cổ phần phát hành lần đầu;
2. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông,( cầu, đương. Sân bay, bến cảng), thủy lợi( đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đương dây, trạm biến áp.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch( lữ hành nội địa, quốc tế)
Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng( gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép).
Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp.
Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thủy điện.
Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm.
Lắp đặt và sữa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt.
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng.
3.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội là hình thức tổ chức quản lý theo chức năng. Đây là một mô hình tổ chức hiệu quả và hiện đại hiện nay đang được phần lớn các công ty áp dụng. Mô hình tổ chức quản lý có ưu điểm là phát huy được kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao của cán bộ đồng thời là một cơ cấu hết sức linh hoạt và có tính chuyên nghiệp cao.
Cơ cấu của công ty gồm :
Hội đồng quản trị;
Ban kiểm soát;
Tổng giám đốc và 3 phó Tổng giám đốc;
5 phòng chức năng và 1 ban: phòng tổ chức Lao động-hành chính, phòng Kế toán- Tài chính, phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch- Đầu tư, phòng Kinh tế thị trường, Ban an toàn bảo hiểm lao động;
Có 15 xí nghiệp, 1 ban quản lý , 2 ban chủ nhiệm, 1 đội xây dựng và 3 chi nhánh công ty.
Trong đó nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Cơ cấu tổ chức: Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc do hội đồng quản trị quyết định.
Các chức danh quản lý: Phòng ban, các đơn vị trực thuộc do tổng giám đốc điền hành ra quyết định.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng giám đốc
Hành chính - quản trị
Phó Tổng giám đốc
Kinh tế - kế toán
Phó Tổng giám đốc
KT- KHĐT - KTTT
P. Tổ chức lao động
Hành chính
P. Tổ chức lao động
Hành chính
Phòng
Kỹ thuật
P. Kế hoạch
đầu tư
P. Kinh tế
thị trường
Ban an toàn bảo hiểm LĐ
XN XD số 101
XN XD số 102
XN XD số 103
XN XD số 105
XN XD số 106
XN XD số 108
XN XD số 109
XN XD số 115
XN XL&mộc NT
XN xe máy GCCK & XD
XN LM, ĐN&XD
XNXL&SXVLXD
ĐXNX&PT hạ tầng
XN XD số 1
XN XD số 3
BQL các DAPT nhà
BCN CT Ba Đình
CNCT số 116
CNCT tại Miền Nam
CNCT số 118
Các đội XD trực thuộc
BCN CT 104
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
4.Năng lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
4.1. Năng lực tài chính.
Năng lực tài chính của Công ty là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá năng lực Công ty, là ưu thế của Công ty khi tham gia đấu thầu những gói thầu có quy mô lớn. Chủ đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận những nhà thầu có nguồn tài chính lớn mạnh, ổn định bởi điều đó sẽ đáp ứng được việc cung cấp vốn kịp thời và đáp ứng được tiến độ thi công công trình.
Tài sản và nguồn vốn:
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phản ánh tài sản và nguồn vốn của Công ty.
TT
CÁC CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
2007
1
TÀI SẢN( triệu đồng)
958.194
1.068.000
1.134.699
1.201.398
Tài sản lưu động(TSLĐ)
Tài sản cố định(TSCĐ)
933.218
24.976
997.142
70.858
1.074.071
60.628
1.137.895
63.503
2
NGUỒN VỐN(triệu đồng)
958.194
1.068.000
1.134.699
1.202.398
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
932.202
25992
1.029.366
38634
1.059.323
75376
1.116.487
84911
Nguồn: Phòng tài chính Kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Tử bảng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá sau:
BẢNG 2.2 : CÁC CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CỦA CÔNG TY
TT
CÁC CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
2007
1
Cơ cấu vốn(%)
TSLD/Tổng tài sản
TSCD/Tổng tài sản
97,39
2,61
93,36
6,64
94,65
5,35
94,71
5,29
2
Khả năng thanh toán
TSLD/Nợ phải trả
1,001
0,968
1,014
1,019
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Qua các chỉ tiêu phản ánh tài sản và nguồn vốn của Công ty ta thấy: Tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng tương đối ổn định qua các năm, đặc biệt năm 2005 công ty bắt đầu cổ phần hóa nên lượng tài sản và nguồn vốn tăng cao hơn so với các năm khác. TSLD chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản của Công ty điều đó chứng tỏ khả năng huy động vốn của Công ty là khá cao và Công ty có khả năng đảm bảo cho việc huy động đủ vốn cần thiết cho việc thi công các công trình.
TSCD năm 2005 tăng 11,46% so với năm 2004 và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6,25%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 5,88%. Bởi năm 2005 Công ty bước vào cổ phần hóa nên tỷ lên đầu tư của năm này cao hơn hẳn cho thấy, lượng tài sản tăng cao so với các năm.
Nguồn vốn của Công ty cũng tăng, đây là dấu hiệu tốt với một doanh nghiệp xây lắp vì quy mô về vốn là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty.
Khả năng thanh toán của Công ty đều lớn hơn 1, chỉ riêng năm 2005 xấp xỉ gần bằng 1, điều đấy chứng tỏ Công ty luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ. Vì vậy sẽ làm tăng uy tín của Công ty đối với các ngân hàng và chủ đầu tư.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 4 năm vừa qua:
BẢNG 2.3 : CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2007
TT
CÁC CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
2004
2005
2006
2007
1
Giá trị sản lượng
Tr.đ
958.000
1.064.000
1.135.000
1.200.000
2
Doanh thu
Tr.đ
487.332
627.612
691.870
695.320
3
Lợi nhuận
Tr.đ
2.557
2.602
20.250
25.362
4
Thu nhập bình quân
Tr.đ
1,25
1,35
1,7
1,9
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Các công trình thắng thầu của Công ty thực hiện đã đem lại kết quả đáng kể cho Công ty. Kết quả đó thể hiện rõ nét ở kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giá trị sản lượng và doanh thu, lợi nhuận tăng liên tục qua các năm,giá trị sản lượng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 11,06%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6,67%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 5,73%. Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 28,78%, năm 2006 tăng 10,23% so với năm 2005, năm 2007 tăng 0,5% so với năm 2006. Lợi nhuân năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1,76%; năm 2006 tăng so với năm 2005 là 678,24% bởi năm 2005 Công ty đã cổ phần hóa nên được đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc , nguồn vốn huy động vào Công ty cao, nên lợi nhuận năm này tăng cao , năm 2007 tăng so với năm 2006 là 25,24%.
Đặc biệt thu nhập bình quân đầu người qua các năm tăng chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy năng lực tài chính của Công ty hiện nay tương đối ổn định giúp cho Công ty có đủ khả năng và năng lực thực hiện được những gói thầu lớn.
BIỂU ĐỒ 1: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN GIAI ĐOAN 2004-2007
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nôi.
4.2.Năng lực nguồn nhân lực.
Công ty hiện nay có 783 cán bộ công nhân viên chức; trong đó có 344 người có trình độ đại học và trên đại học; có 124 người có trình độ Cao đẳng, trung cấp và có 315 người là kỹ thuật và thợ lành nghề. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 2.4 : NĂNG LỰC NHÂN SỰ
( Tính đến ngày 30/11/2007)
TÊN ĐƠN VỊ
TỔNG SỐ
TRÌNH ĐỘ
Trên ĐH
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cơ quan Công ty
60
1
34
3
Tổ dịch vụ
2
1
1
CN Miền Nam
3
1
2
BITEXCO
5
4
BQLDAPTN
12
7
3
XN115
17
10
2
XN106
34
10
9
XN108
24
13
1
5
XN105
43
1
8
1
14
XNXL&SXVL
18
15
XN Mộc
33
14
5
XN Điên nước
43
20
2
3
XN 109
22
1
9
1
5
XN Hạ tầng
45
26
1
3
XN 102
33
17
1
7
CN104
12
6
1
5
CN116
6
6
XN 101
71
1
45
2
21
XN Xe máy
71
24
3
XN 103
45
12
7
XN 1
23
1
14
2
XN 3
17
7
1
7
Đội 1
7
8
1
CN 118
17
11
1
6
BCN Ba Đình
19
11
2
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Trong đội ngũ lao động của Công ty bao gồm hai loại lao động: lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty là những người có trình độ học vấn, có năng lực chuyên môn chủ yếu tốt nghiệp từ các trường Xây dựng, Kinh tế, Kiến trúc, Giao thông…và nắm giữ các chức chủ chốt trong Công ty, lực lượng này chiếm 39,6% năm 2007.
Lực lượng lao động trực tiếp là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng do đó lực lượng này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo tiến độ thi công công trình. Đây là những lao động chính đều được đào tạo chính quy, có tay nghề và kinh nghiệm. Ở Công ty lực lượng lao động trực tiếp chiếm 60,4%.
BIỂU ĐỒ 2 : TỶ TRỌNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
CỦA CÔNG TY
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Do đặc điểm của nghành xây dựng nên số lượng lao động trong nghành thường xuyên biến động, liên tục thay đổi theo thời vụ và số lượng các công trình trúng thầu. Do đó số lượng lao động hợp đồng thường lớn và liên tục thay đổi. Tính đến năm 2007 Công ty có 2544 người lao động thời vụ và 366 người hợp đồng lao động từ 1-3 năm.
4.3.Năng lực máy móc thiết bị.
THIẾT BỊ XE MÁY THI CÔNG CHÍNH THUỘC SỞ HỮU CỦA CÔNG TY.
stt
Tên, máy móc thiết bị
Số lượng
Năm sx
Nước sx
1
Cần cẩu tháp Zoomlion TC 5613A
01
2005
Trung Quốc
2
Cần cẩu tháp SCM C5015
01
2004
Trung Quốc
3
Cần cẩu tháp Potain MC115B
01
2004
Trung Quốc
4
Cần cẩu tháp SCM C6015
01
2003
Trung Quốc
5
Cần cẩu tháp Topkit
01
1999
Trung Quốc
6
Cần cẩu tháp KB 403A
02
1989
Liên Xô
7
Cẩu bánh xích Sumitomo SD610
01
2000
Nhật Bản
8
Cẩu bánh lốp
01
1986
Liên Xô
9
Dây chuyền thiết bị cọc khoan nhồi Soilmec
01
2000
Nhật Bản
10
Máy trộn dung dịch Bentonite
01
2000
Đức
11
Trạm trộn bê tông công suất 45m3/h
01
2001
Việt Nam
12
Máy phát điện
02
2001,2002
Trung Quốc, Italia
13
Xe bơm bê tông tự hành Puzmeister
01
2002
Đức
14
Máy bơm bê tông cố định Puzmeister
01
1996
Đức
15
Ô tô chở bê tông Kamaz
03
2002
Nga
16
Ô tô chở bê tông Huyndai 6m3
01
1996
Hàn Quốc
17
Ô tô chở bê tông SsangYong
02
1989
Hàn Quốc
18
Máy trộn bê tông
32
1998-2005
Trung Quốc, Pháp ,Italia, Việt Nam
19
Máy cắt bê tông
04
1997-2002
Trung Quốc, Thụy Điển, Nhật Bản
20
Máy vận thăng
13
1995-2005
Trung Quốc, Việt Nam, Liên Xô
21
Máy đào xúc gầu ngược SumitomoS430
01
2001
Nhật Bản
22
Máy đào xúc bánh xích Kobelco
01
2001
Nhật Bản
23
Máy đào bánh xích Sumitomo
01
2000
Nhật Bản
24
Máy đào bánh lốp Hitachi
01
1999
Nhật Bản
25
Máy xúc lật bánh lốp 1.8m3
01
2002
Nhật Bản
26
Máy xúc Sumitomo
01
2000
Nhật Bản
27
Máy san tự hành Komatsu
GD300
01
2001
Nga
28
Máy san GD 37 Komatsu
01
2001
Nhật Bản
29
Máy ủi Komatsu D65P
03
2001
Nhật Bản
30
Xe lu tĩnh Sakai 2 bánh
01
2001
Nhật Bản
31
Xe lu tĩnh Sakai 3 bánh
01
2001
Nhật Bản
32
Xe lu rung Vibromax
01
2001
Nga
33
Xe lu rung Yamazaki
01
2001
Nhật Bản
34
Xe lu bánh lốp Wantarabe
01
2001
Nhật Bản
35
Lu bánh sắt Sakai RI 30375
01
2000
Nhật bản
36
Máy lu tay
02
2002,2004
Trung Quốc
37
Xe tưới nhựa đường Soosan
01
2001
Nga
38
Máy đàm đất Sakai
02
2004,2005
Nhật Bản
39
Máy đầm đất G120
02
2004
Nga
40
Máy đầm đất Misaka
05
2000-2004
Nhật Bản
41
Máy đầm cóc
02
2001,2002
Trung Quốc, Nhật bản
42
Xe Mazxitex 2483
02
2001
Trung Quốc
43
Xe Kamaz 10 tấn
10
2001
Nga
44
Xe ô tô vận tải Huyndai 2,5 tấn
01
2001
Hàn Quốc
45
Thiết bị trống lăn rải bê tông Gomaco
01
2002
Mỹ
46
Dây chuyền sản xuất ống cống bê tông
02
2003,2005
Việt Nam
47
Xưởng sản xuất gạch Block
01
2005
Việt Nam
48
Container 20 VP
01
2005
Việt Nam
49
Máy toàn đạc Nikon
01
2003
Nhật Bản
50
Máy kinh vĩ điện tử
07
1996-2003
Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức
51
Máy trắc đạc Nikon
01
2001
Việt Nam
52
Máy nén khí
03
1999-2003
Trung Quốc, Đức
53
Máy bơm nước
01
2001
Nhật Bản
54
Máy zen ống D100
01
2001
Trung Quốc
55
Máy cắt thép
17
1996-2005
Trung Quốc
56
Máy uốn thép
08
1996-2005
Trung Quốc
57
Máy cắt và uốn thép
02
1999,2000
Việt Nam, Trung Quốc
58
Và các loại máy móc thiết bị khác………….
Qua thống kê về máy móc thiết bị trên ta thấy Công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc sửa chữa, đổi mới máy móc thiết bị hàng năm với tổng số vốn lên đến hàng chục tỷ đồng.
Thực trạng kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn từ năm 2003-2007.
Quy trình thực hiện hoạt động đấu thầu của Công ty.
Thông tin hồ sơ mời thầu.
Thu thập thông tin trước khi bắt đầu một cuộc đấu thầu là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình đấu thầu và tìm kiếm đơn hàng của Công ty. Người có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin và thu thập thông tin về các công trình đấu thầu, báo cáo lãnh đạo để làm các thủ tục pháp lý đăng ký dự thầu hoặc nhận thầu và phương án lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết để tham gia dự thầu trong các trường hợp cần thiết.
Công ty thu thập thông tin hồ sơ mời thầu có thể được tiếp cận qua nhiều nguồn:
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng: như truyền hình, truyền thanh, internet…;
Từ các cá nhân, các đơn vị trong Công ty, các phòng ban trong Công ty;
Trực tiếp lãnh đạo Công ty được tập hợp tại ban dự án.
Từ các mối quan hệ của Công ty….
Để thu thập thông tin được chính xác đầy đủ cán bộ thu thập thông tin phải nghiên cứu kỹ các vấn đề:
Chủ đầu tư.
Bn quản lý.
Cơ quan lập dự án.
Nguồn vốn thực hiện dự án.
Đối thủ.
Mặt khác vấn đề xử lý trang thiết bị cho việc xử lý thông tin cũng hết sức quan trọng. Được thể hiênh qua phương tiện truyền thông, máy tính, internet…
Đăng ký dự thầu.
Khi đã tiếp nhận được thông tin về dự án Phòng Kinh Tế Thị Trường trách nhiệm xem xét thực tế năng lực của Công ty có phù hợp với yêu cầu dự án không? Sau đó báo cáo ban lãnh đạo Công ty( Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc ) xem xét quyết định tham gia hồ sơ dự thầu.
Đơn vị trực thuộc Công ty phải báo cáo với phòng Kinh Tế Thị Trường để đăng ký xin tham gia dự thầu công trình. Phòng Kinh Tế Thị Trường cá trách nhiệm theo dõi việc tham gia dự thầu công trình của các đơn vị nhằm tránh tình trạng đăng ký chồng chéo giữa các đơn vị.
Nếu công trình lấy danh nghĩa Tổng Công Ty, Phòng King Tế Thị Trường làm đơn xin đăng ký danh nghĩa Tổng Công Ty và gửi lên phòng Kinh Tế Thị Trường Tổng Công Ty để đăng ký.
Mua hồ sơ mời thầu.
Sau khi báo cáo ban lãnh đạo Công ty ( Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc) xem xét quyết định tham gia dự thầu Phòng Kinh Tế Thị Trường đã tham gia dự thầu và có trách nhiệm tiến hành mua hồ sơ mời thầu.
Lập hồ sơ dự thầu.
Khi có hồ sơ mời thầu Phòng Kinh Tế Thị Trường có trách nhiệm lập hồ sơ dự thầu
Nếu các công trình mà đơn vị trực thuộc đề nghị Công ty( Phòng Kinh Tế Thị Trường) chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì nội dung của hồ sơ mời thầu tùy thuộc vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nộp hố sơ dự thầu.
Phòng Kinh Tế Thị Trường sau khi lập xong hồ sơ dự thầu, tiến hành đóng gói theo quy định và nộp thầu theo đúng thời gian quy định của chủ đầu tư và lưu lại một bản sao tại phòng kinh tế thị trường.
Theo dõi kết quả.
Phòng Kinh Tế Thị Trường sau khi nộp hồ sơ dự thầu đợi kết quả.
Nếu trúng thầu Phòng Kế Hoạch Đầu Tư có trách nhiệm chuyển cho Phòng Kinh tế Thị Trường- Tổng Công ty XDHN 1 bộ ( trường hợp nếu công trình lấy danh nghĩa Tổng Công ty) và chuyển cho đơn vị thi công 1 bộ để thực hiện. Hồ sơ dự thầu được lưu giữ đến hết thời hạn bảo lãnh của công trình.
Nếu công trình không trúng thầu. Hồ sơ dự thầu được lưu giữ ở Phòng Kinh tế thị trường và không có giá trị để thi công.
Thương thảo ký kết hợp đồng.
Khi có quyết định trúng thầu Phòng Kinh tế Kế Hoạch có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư nghiên cứu nội dung các điều khoản giá thầu, thời gian thi công, phương thức thanh toán của hợp đồng. Sau khi đã thống nhất được nội dung hợp đồng, phòng Kinh Tế Kế Hoạch lập hợp đồng chính thức trình Tổng Giám Đốc Công ty ký kết.
Công tác lập hồ sơ dự thầu.
Tiểu chuẩn cần đáp ứng của hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Về mặt kỹ thuật, chất lượng:
+ Mức độ đáp ứng đối với các yêu về kỹ thuật, chất lượng vật tư chất lượng nêu trong hồ sơ thiết kế.
+ Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công.
+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, các điều kiện khác như phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.
+ Mức độ đáp ứng các thiết bị thi công( số lượng, chất lượng, chủng loại và tiến độ huy động).
+ Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
Về kinh nghiệm và năng lực nhà thầu:
Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự.
Số lương, trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật thực hiện dự án.
Năng lực tài chính( doanh số, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác).
Về tài chính và giá cả: khả năng cung cấp tài chính( nếu có yêu cầu); các điều kiện thương mại và tài chính, giá đánh giá.
Về tiến độ thi công:
+ Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu.
+ Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan.
Nội dung cụ thể của công tác lập hồ sơ dự thầu.
Trong hoạt động dự thầu của Công ty công tác lập hồ sơ dự thầu có vai trò quan trọng nhất. Đây là khâu nhà thầu nên tập trung thực hiện vì nó là yếu tố quyết định tới khả năng thắng thầu của nhà thầu. Theo quy định đấu thầu của Công ty quá trình lập hồ sơ dự thầu do phòng Kinh Tế Thị Trường đảm nhiệm. Bộ hồ sơ dự thầu bao gồm nội dung sau:
Hồ sơ pháp lý.
Hồ sơ năng lực nhà thầu.
Hồ sơ kinh nghiệm nhà thầu.
Tài liệu tài chính của Công ty.
Biện pháp thi công và biện pháp bảo đảm chất lượng công trình.
Tiến độ thi công công trình dự thầu và các tài liệu khác.
Công ty thường phải chuẩn bị hai bộ hồ sơ dự thầu trở lên gồm một bộ gốc và nhiều bộ sao, bìa ngoài ghi rõ “ bộ gốc”, “ bộ sao”, tên gói thầu, tên dự án, tên nhà thầu và ghi rõ: Không được mở trước ngày, giờ mở thầu cụ thể. Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của bên mời thầu.
Trên cơ sở nội dung của bộ hồ sơ dự thầu, cùng với sự phân công phối hợp nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban đã được tổ chức trong phần chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu, từng công việc cụ thể trong quá trình lập hố sơ dự thầu sẽ được tiến hành.
Hồ sơ pháp lý.
Hồ sơ pháp lý của Công ty thể hiện tư cách pháp nhân của Công ty cho bên mời thầu biết một cách chi tiết. Nên việc lập chính xác, đầy đủ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu là điều hết sức quan trọng. Hồ sơ pháp lý bao gồm: Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu, xác định khả năng ứng vốn của nhà thầu, giới thiệu của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội về việc Công ty là đơn vị trực thuộc, bản sao đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề.
Đơn dự thầu.
Phòng kinh tế thị trường của Công ty sau khi đánh giá gói thầu, lập đơn dự thấu ký kết xin được thực hiện và hoàn thành các công việc của gói thầu muốn tham gia đấu thầu khi đã xem xét kỹ các điều kiện của công trình, đặc điểm kỹ thuật, các bản vẽ, các bản tiền lượng và các thông tin khác của hồ sơ mời thầu và đưa ra giá dự thầu của Công ty đối với công trình. Vì vậy đây là một phần rất quan trọng trong hồ sơ dự thầu của Công ty bởi đó đưa ra tiêu chuẩn giá cả để bên mời thầu xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.
Bảo lãnh dự thầu.
Là bản xác nhận bảo lãnh của Ngân hàng giao dịch với Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, đây là bản chấp thuận gửi cho Bên mời thầu một khoản tiền theo yêu cầu bảo lãnh trong nội dung hồ sơ mời thầu( số tiền bảo lãnh thường là 5% giá gói thầu) để bảo lãnh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tham gia đấu thầu một công trình nào đó.
Ngân hàng giao dịch của Công ty bao gồm:
Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội
Địa chỉ: Số 4- Lê Thánh Tông- Hà Nội
Điện thoại:8254609
Số tài khoản của Công ty: 7301-0009E
Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Địa chỉ: 53- Quang Trung- Hà Nội
Điện thoại: 9432147
Số tài khoản của Công ty: 7301-0239B
Xác nhận khả năng ứng vốn của nhà thầu.
Bản sao đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề.
Phần này thường được lập sẵn và ở mọi hồ sơ dự thầu đều giống nhau.
Hồ sơ năng lực nhà thầu.
Hồ sơ năng lực nhà thầu thể hiện năng lực hiện có của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội bao gồm: Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu: Bản báo cáo về tổ chức thi công và danh sách bố trí thi công công trình; bản kê khai năng lực cán bộ tham gia dự án; công nghệ thiết bị và năng lực khác để xây dựng công trình.
Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu
Năng lực thể hiện qua quy mô Công ty, tài chính của Công ty, về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm:
Những sản phẩm kinh doanh chính của Công ty.
Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn.
Dự kiến nhân sự và tổ chức hiện trường.
Khả năng bố trí thiết bị cho việc thực hiện gói thầu.
Doanh thu 3 năm gần nhất.
Số năm kinh nghiệm hoạt động.
Báo cáo về tổ chức thi công và danh sách bố trí thi công công trình.
Công ty lập bản báo cáo theo mẫu sau khi lên kế hoạch thực hiện công trình, đồng thời lập danh sách bố trí nhân lực của Công ty để thi công công trình
Bản kê khai năng lực cán bộ tham gia dự án.
Sau khi lập danh sách bố trí thi công công trình thì phòng Kinh tế Thị trường phải làm bản kê khai năng lực của từng cán bộ tham gia dự án gồm các nội dung sau: Tên, tuổi, học vấn, năm công tác, kinh nghiệm.
BẢNG 2.5: BỐ TRÍ NHÂN SỰ CHO GÓI THẦU TÒA NHÀ VPAP
( phần XD và lắp đặt)
Công việc
Họ và tên
Tuổi
Năm công tác
Học vấn
Nhiệm vụ được giao
Kinh nghiệm liên quan
Quản lý chung
Tại trụ sở
Tại hiện trường
Vũ Ngọc Thành
Lê Khắc Quảng
52
33
29
10
Kỹ sư KTXD
Kỹ sư XD
Phụ trách chung
Phụ trách chung
Phó TGD Cty
Đội trưởng
Quản lý hành chính
Tại trụ sở
Tại hiện trường
Tại hiện trường
Doãn Quốc Trung
Nguyễn Kiên Cường
Nguyễn Hạnh Phúc
56
31
30
33
08
07
Trung học Pháp lý
Kỹ sư KTXD
Cử nhân kế toán
Tổ chức, bảo vệ, ATLD, y tế
Tổ chức, bảo vệ, ATLD, y tế
Phụ trách kế toán
Trưởng phòng HC Cty
Kỹ sư hiện trường
Nhân viên kế toán
Quản lý kỹ thuật
Tại trụ sở
Tại hiện trưởng
Tại hiện trường
Nguyễn Đình Dũng
Lê Khắc Quảng
Phạm Quang Duy
56
33
46
33
10
23
Kiến trúc sư
KSXD
KSXD
Quản lý kỹ thuật
Chỉ huy trưởng công trình
Phó chỉ huy trưởng công trình
Trưởng phòng kỹ thuật Cty
Đội trưởng
GD chi nhánh
Nguồn: Phòng Kinh tế thị trường Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Công nghệ thiết bị và năng lực khác để xây dựng các công trình
Công nghệ thiết bị là phần tài sản cố định của Công ty, nó thể hiện năng lực thiết bị của Công ty trong lĩnh vực xây dựng. Công nghệ có hiện đại thì mới đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình, mới tạo niềm tin cho Bên mời thầu, có thể đáp ứng yêu cầu thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của chủ đầu tư. Đồng thời thiết bị kỹ thuật đáp ứng được chất lượng công trình sẽ tạo khả năng trúng thầu cao, bởi năng suất cao sẽ làm giảm giá dự thầu của Công ty đối với công trình tham gia dự thầu.
Hồ sơ kinh nghiệm
Hồ sơ kinh nghiệm được thể hiện bới số năm kinh nghiệm của từng lĩnh vực trong nghành xây dựng và minh chứng một số hợp đồng có giá trị được thực hiện trong vòng một vài năm gần nhất. Để chứng tỏ cho Bên mời thầu nắm bắt một cách xác thực.
Hồ sơ kinh nghiệm nhà thầu
Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty gồm:
Tổng số năm có kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng là 46 năm.
Tổng số năm kinh nghiệm trong xây dựng chuyên dụng như sau:
Tích chất công việc
Số năm kinh nghiệm
Xây dựng công trình công nghiệp.
46
Xây dựng công trình văn hóa
19
Gia công sản xuất VLXD
29
Gia công sản xuất cửa
34
Tổng số công trình tham gia xây dựng.
Minh chứng một số hợp đồng có giá trị được thực hiện trong 5 năm vừa qua.
Việc minh chứng này sẽ đưa ra các bằng chứng, chứng minh một cách trung thực nhất về mọi khả năng của Công ty. Ngoài việc minh chứng các công trình có giá trị mà Công ty ký kết hợp đồng, Công ty còn minh chứng rõ hơn về công trình đã ký kết hợp đồng có tính chất tương tự gói thầu của chủ đầu tư.
Tài liệu tài chính.
Số liệu tài chính của Công ty phải được kê khai một cách liên tục, kịp thời, thể hiện được khả năng tài chính hiện có và tương lai của Công ty để thực hiện mọi chỉ tiêu tài chính theo tiến trình thi công công trình, đồng thời chứng tỏ Công ty đang hoạt động một cách bình thường và phát triển.
Số liệu tài chính trong hồ sơ dự thầu của Công ty bao gồm:
Bảng cân đối tài sản trong Công ty.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần nhất.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Các số liệu tín dụng và hợp đồng khác.
Các tài liệu khác.
Ngoài những tài liệu trên Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội còn có thêm tài liệu như tài liệu liên doanh, chứng nhận huy chương vàng.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội – Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã hoạt động liên doanh với tập đoàn Gammon- HongKong lấy tên là Công ty liên doanh Gamvico, hoạt động ở lĩnh vực nhận thầu các dự án xây dựng, các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, với tổng số vốn pháp định là 1.700.000$ trong đó với tỷ lệ vốn góp là: Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội góp 30%, Gammon 70%.
Biện pháp thi công.
Các kỹ sư , kiến trúc sư của Phòng Kỹ thuật- Thi công kết hợp với các cán bộ thuộc phòng Kinh tế thị trường sẽ căn cứ vào các thông tin của viện khảo sát hiện trường về địa chất, khí tượng, thủy văn nơi công trình sẽ được xây dựng, căn cứ vào đề án thiết kế công trình, khả năng sử dụng mặt bằng thi công, khả năng sử dụng nguồn nước trên phạm vi công trường hay căn cứ vào khả năng cung ứng vật tư trên thị trường xây dựng và điều kiện giao thông vận tải trong vùng…để lập biện pháp thi công tổng thể cũng như biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình về các công việc như: công tác xây lắp trắc địa, công tác cốp pha và đà giáo; công tác bê tông; công tác cốt thép; công tác xây tường; công tác hoàn thiện; công tác thi công điện nước và chống sét;
Căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá hoặc kinh nghiệm thực tế của Công ty mà đề ra mỗi biện pháp thi công chi tiết cho các công việc được xây dựng gồm có:
Cách thức tiến hành.
Yêu cầu về chất lượng, vật liệu( Đúng theo tiêu chuẩn áp dụng) được các kỹ sư thi công kiểm tra về các yếu tố, cũng như độ chính xác khi thực hiện thi công công trình.
Riêng biện pháp thi công về trắc địa , bản thiết kế về công tác trắc địa bao gồm: Bố trí trên thức địa các trục công trình, xác định độ cao các điểm của công trình đó, bảo đảm khi thi công xây lắp các kết cấu vào đúng vị trí thiết kế, đo vẽ hiện trạng các bộ phận công trình đã nghiệm thu, bàn giao cũng như quan trắc biến dạng( lún) công trình phục vụ cho việc đánh giá ổn định và dự báo biến dạng sau này.
Việc thi công công trình được tiến hành dựa theo bản vẽ thi công chi tiết, được thiết kế dựa trên bản vẽ tổng thể và toàn diện của công trình, các điều kiện kỹ thuật để xây dựng công trình, điều kiện thi công, phương pháp và công nghệ thi công, tiến độ thi công.
Dựa vào biện pháp thi công được đưa ra, các kỹ sư kỹ thuật thi công sẽ lựa chọn một số phương pháp nhằm ứng dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực hiện các biện pháp thi công đó. Việc đưa ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công sẽ góp phần tăng năng suất lao động, cũng như nâng cao chất lượng công trình đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư. Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã đáp ứng được một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng công trình như: ứng dựng phụ gia trong thi công, ứng dụng phụ gia trong vữa xây…
Sau khi đề ra các biện pháp thi công cùng những tiến bộ và giải pháp thi công cụ thể, các kỹ sư lập biện pháp thi công phải đề ra các biện pháp để quản lý và kiểm tra chất lượng công trình.
Căn cứ vào các quy định và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất về cách sử dụng và bảo quản vật liệu, căn cứ vào điều lệ quản lý đầu tư xây dựng, căn cứ vào điều lệ chất lượng công trình. Công ty tiến hành bộ phận kiểm tra bộ phận kiểm tra kỹ thuật và chất lượng công trình để thực hiện các công tác quản lý các phần việc xây lắp cùng các chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế tổ chức giám sát thực hiện lập hồ sơ nghiệm thu kiểm tra chất lượng của từng công việc, từng công đoạn và hạng mục theo tiến độ thi công.
Công tác nghiệm thu được thực hiện theo trình tự từ chi tiết đến tổng thể, từ nội bộ Công ty đến tới mức giữa Công ty với tư vấn giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư cho các chi tiết công việc và sau cùng là hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình.
Để thực hiện kiểm tra chất lượng công trình các kỹ sư phải xây dựng mô hình quản lý chất lượng của Công ty gồm:
Tổ chức nhân lực: Bao gồm bộ phận kỹ thuật giám sát của Công ty cùng bộ phận kỹ sư kỹ thuật và công nhân tại công trường.
Thiết bị thi công phục vụ thi công: Được trang bị đầy đủ cầm tay phục vụ cho công việc thi công của công nhân nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất lao động.
Tổ chức thi công: Lập tiến độ thi công hàng tuần chi tiết hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa phần xây dựng và điện nước tránh việc thi công chồng chéo, bố trí mặt bằng hiện trường ngăn nắp, hợp lý.
Đề ra các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chất lượng các công việc.
Cùng với việc lập các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình, các kỹ sư- kỹ thuật thi công cũng xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị, cũng như biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống hỏa hoạn, bão lụt. Lập biện pháp tổ chức thi công là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự tinh nhạy, chính xác với sự phối hợp bổ sung chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau.
Tiến độ thi công.
Theo yêu cầu của nhà đầu tư về thời gian hoà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20135.doc