MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH ................................................................................................. 1
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH ............................................................. 1
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 2
1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế c
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhựa Việt Nam tại TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh tranh .................................... 2
1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp .............................. 2
1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp.............................. 2
1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể ......................................................................... 3
1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp ........................................ 3
1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng .............................................................. 3
1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ ........................................... 3
1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ
cạnh tranh............................................................................................................. 4
1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ......................................................... 4
1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí ................................................................ 5
1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa ........................................................................ 5
1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa ....................................................................... 6
1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
6
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............ 10
2.1. THỊ TRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...... 10
2.1.1. Thực trạng về khả năng cung cấp của các doanh nghiệp ................... 10
2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa .................. 10
2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp.................................. 13
2.1.2. Thực trạng về nhu cầu của thị trường .................................................. 15
2.1.2.1 Thị trường nội địa ....................................................................... 16
1
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu.................................................................. 17
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU SẢN PHẨM .............................................. 18
2.2.1. Cơ cấu sản phẩm của 4 nhóm chủ yếu ................................................. 18
2.2.2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm trong từng nhóm .................................... 20
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...................................... 22
2.4. THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH .............................................................. 26
2.5. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC ............................................................................................ 28
2.6. SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN
PHẨM DO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI .............................................................. 29
2.6.1. So sánh sản phẩm .................................................................................. 29
2.6.1.1. Chất lượng ................................................................................. 29
2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm.................................................................. 32
2.6.1.3. So sánh giá cả ........................................................................... 32
2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh .......................................................... 33
2.6.3. Nguyên nhân của tình hình .................................................................. 33
2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp................................................................ 34
2.6.3.2. Nguyên nhân gián tiếp ............................................................... 34
2.7. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÁC
ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH
NHỰA ............................................................................................................... 35
2.7.1. Các văn bản pháp luật ......................................................................... 35
2.7.2. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu ............................................. 35
2.7.3. Các chính sách về thuế, tài chính, hải quan ......................................... 36
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 39
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................... 39
3.1.1. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong những năm tới ....................... 39
2
3.1.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới .... 39
3.1.1.2. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước ............................. 40
3.1.1.3. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước ............................. 45
3.1.1.4. Dự báo nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa ...... 46
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành nhựa Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................... 46
3.1.2.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP Hồ Chí Minh46
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................... 47
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA TP HỒ CHÍ
MINH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................ 48
3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ .................................................................. 48
3.2.1.1. Đối với thị trường trong nước.................................................... 49
3.2.1.2. Đối với thị trường xuất khẩu...................................................... 50
3.2.2. Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm ............................ 50
3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất .................................... 51
3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh ................................................. 53
3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu .................................... 56
3.2.6. Phát huy khả năng quản lý và nguồn nhân lực .................................... 58
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT
NAM ................................................................................................................. 61
3.3.1. Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế................................... 61
3.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ ..................... 61
3.3.3. Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước .................... 63
3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm ..... 63
3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng mới 63
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XX đã tạo bước nhảy vọt
trong việc cung cấp các tiện nghi cho đời sống con người. Một trong những thành
tựu đó là việc phát kiến ra các loại chất dẻo (hay còn gọi là nhựa). Nó đã nhanh
chóng được đưa vào ứng dụng nhằm thay thế dần các vật liệu truyền thống như
kim loại, thủy tinh, gỗ, giấy, vải, da … Nhờ có các đặc tính ưu việt về độ bền, nhẹ,
các sản phẩm nhựa đã từng bước xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực cuộc sống.
Ngày nay, thật khó có thể hình dung sự thiếu vắng của các vật dụng bằng nhựa
trong tiện nghi đời sống con người. Một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy
70% vật dụng con người sử dụng đều có xuất xứ từ nhựa.
Ở nước ta, ngành công nghiệp nhựa là ngành công nghiệp non trẻ, mới thực
sự phát triển từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước. Trong suốt 10 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975)
ngành nhựa Việt Nam không phát triển. Nếu năm 1975 là năm đầu tiên sau khi
thống nhất sản lượng của ngành nhựa đạt 50 ngàn tấn/năm thì 14 năm sau đó
(1989) sản lượng của ngành cũng chỉ đạt 50 ngàn tấn. Ngành công nghiệp nhựa
thựa sự khởi sắc và có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ
XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt 25 đến 30%/năm.
Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập AFTA, để có thể cạnh tranh nổi với các
nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi ngành nhựa Việt Nam phải có những bước
tiến mới cả về sản phẩm, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên của ngành, về
giá cả sản phẩm, hình thức tiêu thụ, …
4
Vì lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT
NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh
nghiệp nhựa Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp và Nhà nuớc định hướng chiến lược phát
triển cho các doanh nghiệp nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho cả
ngành nhựa Việt Nam nói chung.
Sự phân bố sản xuất của ngành nhựa tại Việt Nam bao gồm khoảng 75%
tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh do đó đề tài này chỉ xin đề cập đến hoạt
động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đóng trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các kiến thức của các môn học
kinh tế đặc biệt là chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, dựa trên số liệu thống kê,
báo cáo của Hiệp hội nhựa ở Thành phố Hồ Chí Minh và những dự báo tình hình
nhu cầu về sản phẩm nhựa trong những năm tới.
Nội dung chính của luận văn sẽ bao gồm ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh
5
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhựa Việt
Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
6
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH
Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là khả năng sản
xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra
việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế trong điều kiện thị trường tự do và
công bằng.
Nói cách khác, cạnh tranh kinh tế là quá trình đấu tranh giữa các doanh
nghiệp khác nhau trên một thị trường chung nhằm đứng vững được trên thị trường
và tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó tạo ra và sử dụng ưu thế về giá trị sử dụng, giá bán
và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của họ.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
trong nước và nước ngoài.
Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể đưa ra các
sản phẩm thay thế, hoặc các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản
phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc điểm
về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xét đến tính
cạnh tranh của một doanh nghiệp ta cần phải xem xét đến tiềm năng sản xuất một
hàng hóa hay dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà
không có trợ cấp.
Ngày nay nền kinh tế của các nước dù xu hướng phát triển dưới bất kỳ hình
thức nào, đều vận hành theo cơ chế thị trường. Xu hướng tự do hóa thị trường làm
cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường cân bằng, tức là lượng cung bằng lượng
cầu hàng hóa. Do đó các quyết định của mọi tổ chức kinh tế về việc phân phối các
nguồn lực và sản xuất như thế nào đều trên cơ sở giá cả thị trường mà hình thành.
Môi trường kinh tế thế giới ngày nay không có gì là cố định, luôn luôn khó
đoán trước các vấn đề như biến động của thị trường, nhu cầu khách hàng, chu kỳ
vòng đời sản phẩm, tốc độ thay đổi của kỹ thuật, .. thì cạnh tranh càng diễn ra
quyết liệt. Đặt biệt khi hàng rào thương mại giữa các quốc gia được tháo bớt thì
không một thị trường do công ty nào đó chiếm giữ lại thoát khỏi sự cạnh tranh từ
bên ngoài. Ngày nay cạnh tranh là một vấn đề một mất một còn: doanh nghiệp
hoạt động tốt sẽ loại trừ doanh nghiệp hoạt động tồi, và các tiêu chuẩn như giá cả
7
thấp nhất, chất lượng cao nhất và dịch vụ tốt nhất sẽ nhanh chóng là những chuẩn
mực so sánh đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp nào đó
không thể sánh vai với công ty đang hoạt động tốt nhất thì sớm hay muộn cũng sẽ
bị phá sản. Đó là quan điểm về cạnh tranh trong kinh doanh hiện đại.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh
1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp
Yếu tố tài sản của doanh nghiệp bao gồm các loại tài sản vô hình và hữu
hình mà nhà quản trị có thể sử dụng được, những loại tài sản này được thể hiện
trên bản tổng kết tài sản của doanh nghiệp. Các lọai tài sản hữu hình bao gồm máy
móc thiết bị, vốn, nhà xưởng, vật tư,…; tài sản vô hình bao gồm nhãn hiệu, sự độc
quyền về phát minh, tên tuổi của doanh nghiệp …Những loại tài sản này có thể
xác định giá trị thị trường của nó và có thể bán cho những doanh nghiệp khác.
Yếu tố tài năng của doanh nghiệp bao gồm những tài sản vô hình mà việc
chuyển giao chúng cho một doanh nghiệp khác rất khó khăn. Yếu tố tài năng ở đây
bao gồm tất cả những bí quyết về kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng mà doanh
nghiệp đang sở hữu. Những yếu tố thuộc về tài năng của một doanh nghiệp không
thể nào trao đổi hay mua bán bởi vì chỉ có một số ít tài năng này thuộc về một vài
con người nào đó trong doanh nghiệp, trong khi đó phần lớn tài năng này được
gắn liền với một tập thể lao động, với cấu trúc và quy trình của hệ thống vận hành
sản xuất hoặc dịch vụ. Mặt khác, những yếu tố tài năng thông thường dựa trên
một khối lượng kiến thức ngầm được tích lũy lâu dài, chúng không thể mã hóa hay
phân loại được, và cũng không thể nào diễn tả bằng văn bản.
1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp
Cũng tương tự như yếu tố về tài năng, yếu tố về năng lực quản lý cũng là
một yếu tố không thể mua bán được. Nếu như yếu tố tài năng thể hiện những kỹ
năng về phương diện kỹ thuật, thì yếu tố năng lực quản lý thể hiện những kỹ năng
về phương diện quản trị. Yếu tố này thể hiện khả năng quản trị quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp . Những yếu tố thuộc về năng lực quản lý thậm chí còn
khó chuyển đổi, mua bán hơn cả yếu tố tài năng bởi vì chúng được hình thành gắn
liền với phong cách, văn hóa của doanh nghiệp. Do đó, việc bắt chước một hệ
thống mới và thành công của một doanh nghiệp khác sẽ đòi hỏi doanh nghiệp đang
xem xét phải thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề kinh doanh và đây là một quá
trình vô cùng khó khăn.
8
Để có thể sử dụng các nguồn lực bên trong nhằm phát huy lợi thế cạnh
tranh của mình, doanh nghiệp không những cần phải cố gắng phát triển hay sở hữu
cho được những năng lực quản lý đặc thù riêng biệt từ đó mới có thể tạo lợi thế
trên cơ sở phí tổn thấp hoặc sự khác biệt về sản phẩm mà còn phải không ngừng
nâng cao năng lực học tập và cải tiến.
1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể
Đối với các doanh nghiệp, việc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh
cần phải dựa trên những đánh giá chính xác về sức cạnh tranh của mình trước khi
tiến ra thị trường. Thông qua các tiếp cận của mô hình sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp như yêu cầu ở trên. Mô hình sức cạnh tranh tổng thể được Michael
Porter xây dựng dựa trên việc xem xét sức cạnh tranh là tổng hòa của 4 yếu tố sau:
1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp
Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về con người như chất lượng, kỹ năng,
chi phí; yếu tố vật chất; các yếu tố về trình độ như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm
thị trường, các yếu tố về vốn. Các yếu tố này có thể chia thành hai loại là yếu tố cơ
bản như môi trường tự nhiên, địa lý, lao động không có kỹ năng và các yếu tố
nâng cao như thông tin, lao động có trình độ cao …Trong hai yếu tố trên thì yếu tố
thứ hai có ý nghĩa quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng
quyết định những lợi thế cạnh tranh ở mức độ cao và những công nghệ có tính độc
quyền. Trong dài hạn thì đây là những yếu tố có tính quyết định, chúng phải được
đầu tư phát triển một cách lâu dài.
1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng
Đây là yếu tố có tác động rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, nó
quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng mà
doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, cải thiện các hoạt động
kinh doanh và dịch vụ của mình.
Nhu cầu của khách hàng còn có thể gợi mở ra cho doanh nghiệp để phát
triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ của mới. Các loại hình này có thể được
phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người có lợi
thế cạnh tranh trước tiên.
1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ
Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực
có liên quan và phụ trợ như thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường máy móc
thiết bị, sự phát triển của công nghệ thông tin, tin học. Đối với các doanh nghiệp,
9
yếu tố thông tin là yếu tố có quyết định sống còn, cùng với sự phát triển của công
nghệ đã ngày càng rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian.
1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ
cạnh tranh
Ở đây, đề cập tới cách thức mà doanh nghiệp được hình thành, tổ chức,
quản lý cũng như mức độ cạnh tranh trong nước. Sự phát triển các hoạt động
doanh nghiệp sẽ thành công nếu có được quản lý và tổ chức trong một môi trường
phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ chi phí, nâng
cao chất lượng dịch vụ.
Trong 4 yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là những yếu tố nội tại của
doanh nghiệp; yếu tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự
phát triển của chúng. Ngoài ra, còn có hai yếu tố cần tính đến là những cơ hội như
những phát minh sáng chế, khủng hoảng (ví dụ khủng hoảng dầu mỏ) và vai trò
của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ có tác động tương đối lớn tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp như chi tiêu của Nhà nước, thái độ của Nhà nước đối với
cạnh tranh, chính sách thuế, chính sách phát triển vùng của Nhà nước, chính sách
về công nghệ, đào tạo, trợ cấp, tình hình bao cấp của Nhà nước.
1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Theo Giáo Sư Michael Porter của Đại Học Harvard, chiến lược cạnh tranh
là sự kết hợp của các kết quả cuối cùng (mục đích) mà doanh nghiệp đang tìm
kiếm và các chính sách nhờ đó doanh nghiệp cố gắng đạt tới mục tiêu trên. Trong
đó, mối quan hệ giữa mục tiêu và chính sách trong chiến lược cạnh tranh của một
công ty được mô tả như một bánh xe mà trục trung tâm của bánh xe là mục đích
của doanh nghiệp. Xoay quanh trục trung tâm, hướng về mục tiêu của doanh
nghiệp là các chính sách để đạt được mục tiêu, các chính sách này bao gồm các
nội dung như: nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, phân phối, tiêu thụ,
marketing, tài chính và kiểm soát… Mục tiêu của doanh nghiệp cũng chính là lực
nối kết, gắn bó các chính sách với nhau, không thể tách rời.
Việc hoạch định chiến lược cạnh tranh hữu hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: các mục tiêu chiến lược, nguồn lực của công ty, các áp lực cạnh tranh hiện tại
đối với công ty, sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, vị trí của công ty
đang ở đâu trong vị thế cạnh tranh, đặc điểm chung của nền kinh tế, chính sách
hiện tại và tương lai của Nhà nước đối với nền kinh tế …
10
Cũng theo Giáo Sư Michael Porter có ba cách tiếp cận chiến lược cạnh
tranh chung: chiến lược nhấn mạnh chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược
trọng tâm hóa.
1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí
Chiến lược này nhằm giúp công ty có lợi thế về chi phí so với đối thủ cạnh
tranh trong ngành. Trong cạnh tranh, xu hướng chung của các công ty là tìm cách
giảm giá bán trong khi vẫn đảm bảo phải giữ nguyên chất lượng và dịch vụ. Chiến
lược nhấn mạnh chi phí của công ty thường yêu cầu phải có các điều kiện chủ yếu
như sau:
- Sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
- Thị phần lớn.
- Nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên với số lượng cung ứng lớn.
- Giảm thiểu các chi phí ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Có khách hàng tiêu thụ số lượng lớn và ổn định.
Do đó loại chiến lược này áp dụng dễ dàng hơn với các công ty lớn, dẫn
đầu thị trường. Các công ty mới vào cuộc hay các sản phẩm thay thế khó khăn hơn
khi áp dụng chiến lược này.
Chiến lược cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh chi phí ngày nay đã trở thành
một bộ phận chủ yếu của nghệ thuật quản lý, khả năng tăng giá bán của các doanh
nghiệp ngày càng bị công cuộc cạnh tranh tiêu diệt mà thay bằng việc cố gắng tiết
giảm chi phí để hạ giá bán, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược thứ hai là làm khác biệt hóa các sản phẩm và dịch vụ của một
công ty, làm cho các dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty mình có những điểm độc
đáo và ưu việt hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này tạo ra lợi thế lớn
cho công ty vì với những ưu điểm khác biệt này sẽ tạo được tính độc quyền cho
sản phẩm trong thị trường cạnh tranh. Các đặc tính sẽ hấp dẫn và thu hút người
tiêu dùng đến với sản phẩm và hơn thế nữa có khi nó còn ghi sâu trong óc người
tiêu dùng rất lâu.
11
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dễ dàng đem đến cho công ty tỷ lệ lợi
nhuận cao hơn mức bình quân chung và nó tạo cho công ty vị trí vững chắc hơn
trong cuộc cạnh tranh, sự biến động giá cả nhờ đó được giảm thiểu.
Sự khác biệt hóa sản phẩm làm cho sự đối phó với các áp lực cạnh tranh
cũng dễ dàng hơn nhiều. Nó làm cho khách hàng có điều kiện so sánh để có thể
không gây áp lực đòi giảm giá, nó làm cho sản phẩm thay thế gặp trở ngại lớn hơn
khi đến với người tiêu dùng, nó có lợi nhuận nhiều hơn để dễ dàng đối phó khi gặp
áp lực lên giá từ người cung ứng so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng cách khác biệt hóa cần lưu
ý các đặc điểm sau:
- Ưu tiên và chú trọng công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và dịch vụ.
- Không có khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn.
- Cần nhấn mạnh công tác quảng cáo và marketing.
- Thường khác biệt hóa sản phẩm ít khi đi cùng với giảm thiểu chi phí vì cần
phải đầu tư tốn kém cho công tác thiết kế, nghiên cứu những đặc tính riêng
có cho sản phẩm và công nghệ, kỹ thuật sản xuất cao hơn, tinh vi hơn sản
phẩm cùng loại. Nhưng khách hàng vì danh tiếng và chất lượng sản phẩm
lại sẵn sàng trả giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại khác.
Các công ty ở giai đọan thách thức có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh
này để vượt lên thành công ty dẫn đầu.
1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa
Nếu như chiến lược nhấn mạnh chi phí và chiến lược khác biệt hóa sản
phẩm là nhắm đến mục tiêu và phạm vi hoạt động toàn ngành, thì chiến lược trọng
12
tâm hóa được xây dựng xoay quanh việc phục vụ thật tốt một thị trường mục tiêu
đã lựa chọn với phạm vi hẹp.
Đối với chiến lược này công ty cần phải tập trung vào các đặc điểm sau:
- Một nhóm người chuyên biệt.
- Một bộ phận hàng hóa chuyên biệt.
- Một vùng thị trường nhất định nào đó.
Qua chiến lược này công ty có khi đạt được sự khác biệt hóa thông qua việc
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một đối tượng cụ thể và đạt được chi phí hơn khi chỉ
trọng tâm phục vụ cho một nhóm khách hàng nào đó trong một bộ phận nào đó
của thị trường.
1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Nhờ sự nhận thức đúng đắn vai trò của sản phẩm nhựa đối với việc phát
triển kinh tế, trên cơ sở nắm bắt kịp xu hướng phát triển ngành công nghiệp nhựa
trên thế giới và trước những đòi hỏi của nhiều lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng trong
nước nên trong vòng 15 năm qua ngành nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ
nhanh đóng góp phần đáng kể cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân nước
ta.
Ngành nhựa ngày càng thể hiện vai trò quan trọng phát triển kinh tế nước ta
trong thời kỳ đổi mới thể hiện ở những mặt như sau:
- Sản phẩm nhựa ra đời với ưu thế vượt trội đã thay thế nhiều sản phẩm
truyền thống khác như: bao dệt PP thay thay thế bao đay, ống nước nhựa
thay thế ống kim loại, két nhựa thay thế két gỗ, chai nhựa thay thế chai thủy
tinh, ly chén nhựa thay ly chén sứ và thủy tinh, nệm mút nhựa thay thế nệm
cao su và nệm cỏ.
- Hàng nhựa gia dùng sản xuất trong nước đã thay thế hoàn toàn hàng ngoại
nhập.
13
- Các sản phẩm nhựa tham gia tích cực vào xuất gián tiếp, từng bước xuất
khẩu trực tiếp, đồng thời tham gia tích cực vào chương trình nội địa hóa
như phụ tùng nhựa cho ô tô, xe máy, thiết bị máy móc điện lạnh, điện tử …
- Ngành nhựa đã có sức thu hút nhất định đầu tư trong nước và nước ngoài.
Trong 15 năm qua vốn đầu tư cho ngành nhựa là khoảng 3 tỷ USD, trong
đó đầu tư nước ngoài chiếm hơn 75%.
- Các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu và lao động cũng tăng
nhanh trong thời kỳ từ năm 1990 đến năm 2004.
Năm Tổng sản lượng (tấn)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
1975 50.000 -
1980 10.000 - 80
1989 50.000 500
1990 60.000 20
1991 75.000 25
1992 100.000 33
1993 120.000 20
1994 197.000 64
1995 280.000 42
1996 420.000 50
1997 500.000 20
1998 600.000 20
1999 750.000 25
2000 937.000 25
2001 1.050.000 12
2002 1.260.000 12
2003 1.450.000 15
2004 1.600.000 11
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam
14
900
200900
400900
600900
800900
1000900
1200900
1400900
1600900
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Tổ
ng
sả
n
lư
ợn
g
(t
ấn
)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Đồ thị 1: Biễu diễn tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam
Đặc điểm của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam là phát triển trong bối
cảnh nước ta chưa có công nghiệp hóa dầu, nơi tạo nguồn nguyên liệu vững chắc
cho ngành nhựa. Hiện nay ngành nhựa mới đáp ứng 10% nhu cầu bằng nguồn
nguyên liệu trong nước.
So với nhiều nuớc trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan thì ngành nhựa
nước ta có đặc điểm là sản phẩm nhựa gia dụng chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng trên
40%). Mặc dù trong những năm gần đây sản phẩm nhựa đã được sử dụng trong
các ngành xây dựng, nông nghiệp, sản xuất máy móc thiết bị, vận tải …tuy nhiên
còn ở tỷ lệ thấp. Đây là mặt yếu của ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành
nhựa Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng vì chưa phát huy được lợi thế của mình,
thâm nhập một cách tích cực vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế nhằm thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển mạnh mẽ hơn.
Mặt khác, sự phân phối sản xuất của ngành nhựa theo vùng lãnh thổ như
hiện nay chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến chi phí tiêu dùng của nhân dân. Hiện
nay, khoảng 80% năng lực sản xuất nhựa tập trung tại phía Nam (chủ yếu là Thành
phố Hồ Chí Minh). Khoảng 15% ở phía miền Bắc (chủ yếu tập trung tại Hà Nội và
Thành phố Hải Phòng) và khu vực miền Trung chiếm khoảng 5% (chủ yếu tại
Thành phố Đà Nẵng).
Ngoài ra, bình quân đầu người về sản phẩm nhựa của Việt Nam so với các
nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp, cụ thể năm 2004, chỉ tiêu tiêu thụ
chất dẻo tính trên đầu người như sau: Việt Nam: 20 Kg/người; Thái Lan 28,3
Kg/người; Malaysia: 45,1 Kg/người; Hàn Quốc: 81,1 Kg/người; Nhật Bản: 89
Kg/người; Singapore: 122 Kg/người; Mỹ: 180,1 Kg/người.
15
20 28.3
45.1
81.1 89
122
180.1
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
C
hỉ
ti
êu
ti
êu
th
ụ
(k
g/
ng
ư
ời
)
V
iệ
t N
am
Th
ái
L
an
M
al
ay
si
a
H
àn
Q
uố
c
N
hậ
t B
ản
Si
ng
ap
or
e
M
ỹ
Nước
Đồ thị 2: Chỉ tiêu tiêu thu chất dẻo tính trên đầu người giữa các nước
16
Chương 2:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. THỊ TRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh đã có từ trước năm 1975, là thị
trường nhựa lớn nhất cả nước. Tổng sản lượng sản phẩm nhựa trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận chiếm tỷ trọng 80% tổng sản lượng cả nước. Vì
thế, nó quyết định sự phát triển hay tụt hậu của cả ngành nhựa Việt Nam. Tốc độ
phát triển của ngành nhựa rất lớn từ năm 1990 đến 2004 đạt khoảng 25% trong khi
tốc dộ tăng trưởng kinh tế của cả nước là 7-8% và tốc độ tăng trưởng công nghiệp
khoảng 14%. Thị trường trong nước cũng như thế giới đang mở ra nhiều cơ hội
phát triển cho ngành nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Tuy
nhiên, ngành nhựa hiện nay cũng đang đứng trước nhiều khó khăn do giá dầu tăng
làm tăng giá nguyên liệu, sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khi Việt Nam gia nhập
AFTA cũng như việc gia nhập WTO trong tương lai gần, nguồn nhân lực hạn chế,
nguồn vốn đầu tư hạn hẹp,…
2.1.1. Thực trạng về khả năng cung cấp của các doanh nghiệp
2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa
a/ Nguyên vật liệu nhập khẩu:
Khoảng 90% nguyên liệu cho ngành nhựa hiện nay phải nhập khẩu. Nguồn
nhập khẩu rất phong phú đa dạng từ nhiều nước Châu Âu, Châu Á. Các loại
nguyên liệu nhập khẩu hiện nay trong nhành nhựa bao gồm trên 40 loại nguyên
liệu nhựa trong các nhóm PP, LDPE, LLDPE, HDPE, PS, ABS, PA, PVC, PVA,
PVAc, PET, … được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Arab Saudi, Mỹ, Đức,
Pháp, … Hiện nay, do ngành nhựa Việt Nam đang phát triển nhanh nên số lượng
nguyên liệu nhập khẩu hàng năm rất lớn, từ ._.1,23 triệu tấn đến 1,65 triệu tấn mỗi
năm, với tổng giá trị lên đến trên 1 tỷ USD vào năm 2004, mức tăng trưởng bình
quân hàng năm đạt 30%. Giá trị nhập khẩu của nguyên liệu nhựa trong những năm
qua như sau:
17
Năm Giá trị nhập khẩu (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
1993 100 -
1994 125 25
1995 242 93
1996 334 38
1997 384 15
1998 460 20
1999 482 5
2000 531 10
2001 531 -
2002 614 16
2003 785 28
2004 1.181 50
Bảng 2: Giá trị nguyên liệu nhựa nhập khẩu 1993-2004
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
1200
1300
1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005
Năm
G
iá
tr
ị n
hậ
p
kh
ẩu
(t
ri
ệu
U
SD
)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Đồ thị 3: Giá trị nhập khẩu nguyên liệu nhựa 1993-2004
Như vậy, nhu cầu về nguyên liệu nhựa ngày một tăng. Tuy nhiên giá cả và
số lượng nhập khẩu không ổn định do sự bất ổn của giá dầu thế giới (hầu hết
nguyên liệu cho ngành nhựa là sản phẩm của ngành công nghiệp hóa dầu). Vì 90%
nguyên liệu cho ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là do nhập khẩu do
đó ngành công nghiệp gia công chế biến sản phẩm nhựa bị ảnh hưởng rất lớn. Rất
18
nhiều doanh nghiệp nhỏ do khả năng cạnh tranh yếu nên gặp rất nhiều khó khăn
trong sản xuất.
b/ Nguồn nguyên vật liệu trong nước
Nuớc ta có nguồn dầu khí đang được khai thác với sản lượng rất lớn. Do
đó, có thể nói tiềm năng sản xuất các loại nguyên vật liệu cho ngành nhựa là một
cơ hội cần phải được khai thác.
Sản xuất trong nước bắt đầu từ 1989, chỉ sản xuất 3 loại nguyên liệu chính
đó là nhựa PVC, hỗn hợp PVC và chất hóa dẻo DOP. Đến năm 2004, chỉ mới có
một số liên doanh sản xuất tại Việt Nam bằng nguyên liệu chính được nhập khẩu
từ nước ngoài.
- Elf Atochem sản xuất PVC compound 12.000 tấn/năm (100% vốn đầu tư
Elf Atochem).
- Liên Doanh Việt Thái Plaschem sản xuất PVC compound 6.000 tấn/năm
(liên doanh giữa Vinplast và Thai plastic).
- Liên Doanh Mitsui – Vina sản xuất nhựa PVC 80.000 tấn/năm.
- Liên Doanh LG – Vina sản xuất DOP 30.000 tấn/năm (liên doanh giữa LG
Chemical và Ferchenco).
- Liên Doanh Oxy – Vina sản xuất nhựa PVC công suất 100.000 tấn/năm
(liên doanh giữa Petronas, Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ, Petro Vietnam).
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Công ty 2000 2001 2002 2003 2004
Mitsui Vina 80 80 80 80 80
Phú Mỹ - - 25 100 100
LG Vina 30 30 30 50 50
Việt Thái 10 10 10 20 20
ELF Atochem 5 5 5 10 10
Tổng cộng 125 125 150 260 270
Bảng 3: Sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước từ 2000 – 2004
19
1020
50 80
100
Mitsui Vina
Phú Mỹ
LG Vina
Việt Thái
ELF Atochem
Đồ thị 4: Sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước năm 2004
Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói
chung, chưa có nhà máy chế biến dầu khí, cơ sở để cho ngành công nghiệp hóa
dầu ra đời. Do ngành công nghiệp hóa dầu chưa phát triển nên việc đầu tư sản xuất
nguyên liệu để chủ động về nguồn đầu vào của ngành là rất khó, bởi suất đầu tư
cho một nhà máy sản xuất nguyên liệu rất lớn nếu không chủ động được nguồn
cung cấp nguyên liệu đầu vào thì không có cơ sở đảm bảo cho sự thành công của
một nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa. Chỉ khi nào khu công nghiệp lọc dầu
Dung Quốc với nhà máy lọc dầu số 1 đi vào hoạt động và nhà máy lọc dầu số 2 ở
Thanh Hóa được khởi công xây dựng và đi vào sản xuất thì triển vọng phát triển
nguồn nguyên liệu nhựa cho công nghiệp nhựa mới có khả năng thành hiện thực.
Mặt khác, do hoạt động trong cơ chế thị trường, giá cả cũng là vấn đề để các nhà
máy gia công nhựa hiện nay mong muốn mua nguyên liệu được sản xuất trong
nước hay không, nhất là khi nước ta gia nhập AFTA vào năm 2006, khi mà thuế
nhập khẩu chỉ còn 0-5% thì các nhà máy sản xuất nguyên liệu PE, PP, PS ở khu
vực ASEAN đã có kinh nghiệm sản xuất, đã khấu hao xong thiết bị thì chắc chắn
giá sẽ rất cạnh tranh với nguyên liệu sản xuất trong nước.
2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp
Sau năm 1975, sản lượng ngành nhựa nước ta đạt 50.000 tấn/năm, đến năm
2004 sản lượng nhựa cả nước đã tăng lên 32 lần đạt 1.600.000 tấn/năm trong đó
các doanh nghiệp nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 75% sản lượng.
Năm Tổng sản lượng
(tấn)
Chỉ số chất dẻo/
người (kg)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
2000 937.000 11,57 -
2001 1.050.000 13,00 12,4
2002 1.260.000 15,60 20,0
2003 1.450.000 18,70 19,8
2004 1.600.000 20,10 7,4
20
Bảng 4: Tình hình tăng trưởng của ngành nhựa từ năm 2000-2004
11.57
13
15.6
18.7
20.1
10
12
14
16
18
20
22
C
hỉ
số
c
hấ
t d
ẻo
/n
gư
ời
1 2 3 4 5
Năm
Chỉ số chất dẻo/người
Chỉ số chất
dẻo/người
2000 2001 2002 2003 2004
Đồ thị 5: Chỉ số chất dẻo /đầu người từ năm 2000 – 2004
Qua số liệu thống kê cho thấy chỉ số chất dẻo/đầu người đã tăng nhanh
trong những năm qua từ 0,91 kg/người năm 1990 đến 11,57 kg/người năm 2000 và
đạt mức 20,1 kg/người năm 2004 tức tăng gấp 22 lần. Tốc độ tăng trưởng chỉ số
chất dẻo/người tiếp tục đạt mức khoảng 10%/năm. Một phần nguyên nhân của sự
tăng trưởng này là do các doanh nghiệp ngành nhựa đã có kế hoạch đầu tư sản
xuất đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tế, thể hiện ở khía cạnh các doanh
nghiệp nghiên cứu thị trường, định hướng chuyên môn hóa sản phẩm, không sản
xuất đại trà nhiều ngành hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năm 2004 thấp do sự
biến động giá cả của dầu mỏ làm giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp
nhựa tăng cao làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Thậm chí một số doanh
nghiệp kém khả năng cạnh tranh phải thu hẹp quy mô sản xuất.
Về năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ nhìn chung tỷ lệ thuận với số
lượng doanh nghiệp phân bổ theo vùng lãnh thổ. Thí dụ, đối với ngành bao bì, tập
trung 90,3 % số lượng doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 80,7% về
sản lượng và chỉ có 9,7% số lượng doanh nghiệp tại khu vực khác ngoài Thành
phố Hồ Chí Minh chiếm 19,3% về sản lượng.
Năng lực sản xuất theo loại hình doanh nghiệp: mặc dù số lượng doanh
nghiệp Nhà nước ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số doanh nghiệp nhựa nhưng
về năng lực sản xuất thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Cụ thể là
doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa chỉ chiếm 5,4% về số
lượng doanh nghiệp trên tổng số 442 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
21
của lĩnh vực sản xuất này nhưng về năng lực sản xuất lại chiếm 13,4%. Trong khi
doanh nghiệp tư nhân chiếm 86,2% về số lượng nhưng chỉ chiếm 69,6% về năng
lực sản xuất; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7,9% về số doanh nghiệp
nhưng chỉ chiếm 17% về năng lực sản xuất.
Trong đó
DN Tư nhân Vốn đầu tư nước ngoài
DNNN Loại
sản
phẩm
Số
lượng
doanh
nghiệp Số
DN
% NLSX Số
DN
% NLSX Số
DN
% NLSX
1. Bao
bì mềm
đơn và
đa lớp
213 188 73,9 156,200 15 20,3 43,000 10 5,8 12,000
2. Bao
dệt PP
148 131 71,2 89,000 10 18,4 23,000 7 10,4 13,000
3. Bao
bì rỗng
65 51 78,8 93,000 7 9,3 11,000 7 11,9 14,000
4. Két
nhựa
16 11 31,3 26,000 3 14,4 12,000 2 54,3 31,000
5. Tổng
cộng
442 381 69,6 364,200 35 17,0 89,000 24 13,4 70,000
Bảng 5: Số doanh nghiệp và năng lực sản xuất theo thành phần kinh tế của nhóm
bao bì nhựa năm 2004
Đối với nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật do độ phức tạp của công nghệ và
vốn đầu tư lớn nên năng lực sản xuất chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế Nhà
nước chiếm 76,5%; doanh nghiệp tư nhân 21% còn khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 2,5% đối với loại màng mỏng PVC.
2.1.2. Thực trạng về nhu cầu của thị trường
Thị trường của ngành nhựa Việt Nam bao gồm thị trường trong nước và thị
trường nước ngoài. Gần 90% sản phẩm nhựa tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Thị trường ngành nhựa hiện nay được chia ra thành hai phân khúc thị trường
như sau:
- Phân khúc thứ nhất: các mặt hàng có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả
phù hợp, dịch vụ tốt. Theo ý kiến của các chuyên gia, tỷ trọng của phân
khúc thị trường này đạt 30-40% tổng sản lượng toàn ngành.
- Phân khúc thứ hai: các mặt hàng cấp thấp với giá thấp, dịch vụ tốt. Tỷ trọng
của phân khúc thị trường này chiếm 60-70%.
22
Sự phát triển của ngành nhựa Việt Nam được chia ra hai giai đoạn như sau:
- Trong giai đoạn từ 1990-2000, ngành nhựa chỉ đáp ứng thị trường trong
nước với tổng sản lượng nhựa cả nước tăng từ 60.000 tấn/năm lên đến
937.000 tấn/năm và doanh thu đạt 10.520,5 tỷ đồng.
- Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, ngành nhựa tiếp tục đáp ứng thị
trường trong nước và thâm nhập, phát triển thị trường xuất khẩu, đến cuối
năm 2004, sản lượng ngành đã đạt 1.600.000 ngàn tấn và doanh thu ngành
đã tăng lên 30.000 tỷ đồng, đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trên 245
triệu USD trong đó 75% sản lượng và doanh thu là do các doanh nghiệp
nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp.
2.1.2.1 Thị trường nội địa
a/ Bao bì nhựa:
Bao bì nhựa phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu và một phần tham gia
xuất khẩu. Giai đoạn 1990-1995, ngành bao bì nhựa mới bắt đầu hồi sinh nên cung
không đủ đáp ứng cầu. Giai đoạn 1995-2004, các nhà đầu tư đã đầu tư ồ ạt vào
ngành bao bì nhựa làm cho năng lục sản xuất của tất cả các nhà máy bao bì nhựa
hiện nay cung đã vượt cầu trên thị trường nội địa.
b/ Vật liệu xây dựng bằng nhựa:
Nhóm sản phẩm ống và phụ tùng ống có một thị trường tương đối đa dạng,
thị trường xây dựng dân dụng chiếm khoảng 70% sản lượng là đối tượng tiêu thụ
chính hiện nay và trong những năm tới do nhu cầu đô thị hóa và nhu cầu về nhà ở
đang còn liên tục tăng.
Nhóm sản phẩm tấm trần và thanh định hình khung cửa đã chiếm lĩnh hoàn
toàn thị trường nội địa chỉ sau vài năm phát triển và đã phát triển rất nóng trong
giai đoạn 3 năm gần đây song cũng chỉ giới hạn phạm vi trong thị trường nội địa là
chủ yếu. Tuy nhiên, nhóm mặt hàng này vẫn có một thị trường tiềm năng to lớn
trong những năm sắp tới. Đặc biệt nhu cầu về các loại sản phẩm có thể có sự bùng
nổ nếu chương trình nhà nhựa cho người có thu nhập thấp được triển khai đúng dự
kiến và có hiệu quả.
Các sản phẩm kênh mương bằng nhựa cho nhu cầu cải tạo và xây dựng các
hệ thống thủy lợi, màng địa chất cho nhu cầu thi công hạ tầng các đường giao
thông, các loại sản phẩm nội thất vệ sinh cao cấp cho nhu cầu trang bị trong những
căn hộ gia đình, chung cư còn chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường nội địa.
23
c/ Về nhựa gia dụng:
Trong 15 năm (1990 – 2004) sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất trong nước
đã hầu như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nội địa. Qua cuộc điều tra nghiên cứu
người tiêu dùng tại TP.HCM năm 1999 cho thấy 100% các hộ gia đình đều sử
dụng các sản phẩm nhựa trong đó sử dụng hàng nhựa Việt Nam chiếm 96,7%.
Do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của sản phẩm nhựa gia dụng, nhiều mặt
hàng nhựa gia dụng có hiện tượng bão hòa trên thị trường nên các nhà sản xuất
đang hướng đến thị trường xuất khẩu hoặc chuyển sang nghiên cứu sản xuất các
sản phẩm nhựa phục vụ các ngành công nghiệp khác như điện, điện tử gia dụng
(vỏ TV, cassette, vỏ máy giặt,…), phụ tùng nhựa cho công nghiệp lắp ráp xe gắn
máy, ô tô,… (trong phân loại sản phẩm nhựa được xếp vào nhóm các sản phẩm
nhựa phục vụ các ngành công nghiệp khác).
d/ Về nhựa kỹ thuật:
Hiện nay, sản phẩm màng mỏng PVC đáp ứng thị trường trong nước. Tuy
nhiên, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã còn nghèo nàn, khổ sản phẩm nhỏ.
Các loại màng có yêu cầu công nghệ cao như màng cực trong, màng siêu mỏng,
màng khổ rộng cho nông nghiệp, sản xuất muối ăn, nuôi trồng thủy hải sản chưa
đáp ứng được nhu cầu trong nước phải nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Singapore,
Hàn Quốc, … với thuế suất nhập khẩu 20%.
Đối với sản phẩm giả da thì thị trường tiêu thụ giả da PU là các ngành sản
xuất quần áo, cặp túi, làm mũ giày dép, tấm trải sàn… sản phẩm giả da trong nước
gặp phải cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu có nguồn gốc nước ngoài. Hiện
tại các nhà sản xuất chỉ khai thác công suất thiết bị từ 20 – 25% để sản xuất cầm
chừng. Hàng năm vẫn phải nhập khẩu khoảng 2.000 tấn giả da/năm từ Đài Loan,
Hàn Quốc, …
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam so với các ngành
công nghiệp khác như dầu khí, dệt may, da giày, điện tử tin học trong những năm
qua rất không đáng kể. Tuy 5 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu của ngành đã
có sự khởi sắc, giá trị xuất khẩu năm 2004 tăng gấp 3 lần so với năm 2001, từ 134
triệu USD năm 2001 lên 245 triệu USD năm 2004. Trong 5 tháng đầu năm 2005
giá trị xuất khẩu các sản phẩm nhựa đã tăng 58,3% đạt 133 triệu USD. Sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu là bao bì mềm đơn lớp và đa lớp, bao dệt PP các dụng cụ ăn
uống bằng nhựa, áo mưa, túi xách. Trong 3 năm (2001-2004) mỗi năm Tổng Công
ty Nhựa Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 ngàn áo mưa sang Tây Âu.
24
- Về bao bì: Hàng năm giá trị xuất khẩu của bao bì nhựa ước tính khoảng
550 – 600 tỷ đồng/năm. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là bao bì mềm đơn lớp và đa
lớp, bao dệt PP.
- Vật liệu xây dựng bằng nhựa: Thị trường xuất khẩu hiện nay là
Campuchia sản lượng xuất khẩu khá lớn nhưng chủ yếu là theo đường tiểu ngạch.
- Nhựa gia dụng: Giá trị xuất khẩu nhựa gia dụng khoảng 180 triệu USD
năm 2004.
- Nhựa kỹ thuật: Xuất khẩu gián tiếp đến các nước Pháp, Hungary, Đài
Loan, Singapore, Nga.
Hiện nay, ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác
nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, thực hiện các chương trình xúc tiến
thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào một số thị trường trọng điểm ở EU, Mỹ,
Nhật, các nước ASEAN, các nuớc Đông Âu và các nước Châu Mỹ La Tinh.
Theo chiến lược phát triển ngành của Hiệp hội nhựa Thành phố Hồ Chí
Minh, đến năm 2010, ngành nhựa sẽ tăng sản lượng 2.887.500 tấn năm và doanh
thu sẽ đạt 5,25 tỷ USD/năm và kim nghạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD/năm.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU SẢN PHẨM
Căn cứ vào lĩnh vực sử dụng các sản phẩm nhựa, tính chất và đặc điểm của
sản phẩm có thể tạm chia các sản phẩm nhựa làm 4 nhóm chính sau đây:
- Nhóm sản phẩm bao bì nhựa bao gồm bao bì mềm, bao bì rỗng, cứng, …
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa.
- Nhóm sản phẩm nhựa gia dụng phục vụ cá nhân và gia đình.
- Nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao bao gồm các chi tiết, phụ tùng bằng nhựa
khác phục vụ các ngành công nghiệp như điện, điện lạnh, điện tử, xe hơi, xe máy
và các ngành kinh tế khác.
2.2.1. Cơ cấu sản phẩm của 4 nhóm chủ yếu
Đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng các nhóm vật liệu
nhựa, bao bì nhựa và nhựa kỹ thuật nên ngày càng đáp ứng nhu cầu của các ngành
kinh tế quốc dân.
25
Năm 1992 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004 Nhóm
hàng SL
(tấn) %
SL
(tấn) %
SL
(tấn) % SL (tấn) %
Bao bì
nhựa 27.500 25 95.000 34 360.000 38 523.200 33
Vật liệu
XD 8.800 8 25.000 9 170.000 18 432.000 27
SP gia
dụng 69.300 63 140.000 50 300.000 32 464.000 29
Nhựa kỹ
thuật
cao
4.400 4 20.000 7 100.000 10 180.800 11
Tổng số 110.000 100 280.000 100 950.000 100 1.600.000 100
Bảng 6: Sản lượng nhựa theo từng nhóm sản phẩm qua các năm 1992 - 2004
33%
29%
27%
11%
Bao bì nhựa
Vật liệu XD
SP gia dụng
Nhựa kỹ thuật cao
Đồ thị 6: Cơ cấu của sản phẩm năm 2004
- Nhóm sản phẩm nhựa gia dụng bao gồm đồ gia dụng bằng nhựa dùng
trong gia đình như: bàn, ghế, tủ, kệ, xô chậu, rổ rá, đĩa chén nhựa, giầy dép nhựa,
đồ chơi trẻ em bằng nhựa, khăn bàn, áo mưa v.v…
Nếu như đầu những năm 1990 sản phẩm nhựa gia dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong 4 nhóm ngành hàng (63% năm 1992) thì những năm tiếp theo đã có xu
hướng giảm dần (50% năm 1995, 32% năm 2000 và 29% năm 2004). Điều này
cho thấy sản phẩm nhựa gia dụng đã phát triển đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và
cũng nói lên rằng các sản phẩm nhựa phục vụ các ngành công nghiệp (bao bì
nhựa, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật) đã rất phát triển trong thời gian 10 năm
qua.
26
- Nhóm sản phẩm bao bì nhựa bao gồm các loại bao bì đơn lớp và đa lớp,
bao dệt PP, bao bì rỗng, két bia đã tăng dần tỷ trọng trong sản phẩm nhựa các loại
từ 2,5% năm 1992 lên 34% năm 1995, 38% trong năm 2000 và 33% năm 2004.
- Nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng bao gồm ống và phụ tùng: tấm
lợp, vách ngăn, tấm trần, thanh định hình và các loại cốt pha, mương máng nhựa,
phụ tùng nhựa nội thất, nhà vệ sinh, gạch nhựa, màng địa chất phát triển mạnh
trong những năm gần đây. Nếu như giai đoạn 1992 – 1995 tỷ trọng của nhóm sản
phẩm này trong tổng sản phẩm ngành nhựa chỉ tăng 1% từ 8% trong năm 1992 lên
9% trong năm 1995 thì tỷ trọng này đã tăng gấp 2 lần trong tổng sản lượng ngành
nhựa đạt 18% vào năm 2000. Năm 2004 tổng sản lượng đã đạt 27%.
- Nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao bao gồm các linh kiện, phụ tùng cho
công nghiệp điện, điện tử, điện lạnh và công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy. Trong
những năm qua nhóm sản phẩm này phát triển chưa đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ
trong toàn bộ sản phẩm ngành nhựa.
2.2.2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm trong từng nhóm
Cơ cấu sản phẩm trong từng nhóm cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành xây dựng, chế biến thực phẩm và
công nghiệp hàng tiêu dùng. Cụ thể là:
- Cơ cấu sản phẩm trong nhóm bao bì nhựa năm 2004 như sau: bao bì đơn
lớp và đa lớp chiếm tỷ trọng 40,4% trong nhóm sản phẩm, bao dệt PP 24%, bao bì
rỗng 22,5%, két nhựa 13,1% trong tổng sản lượng 523.200 tấn.
STT Chủng loại Sản lượng
(tấn)
Tỷ lệ Ghi chú
1 Ống và phụ tùng 177.120 41
2 Tấm lợp, tấm trần 151.200 35
3 Thanh định hình (profile) 64.800 15
4 Khác 38.880 9
Tổng cộng 432.000 100
27
Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa năm 2004
41%
35%
15%
9%
Ống và phụ tùng
Tấm lợp, tấm trần
Thanh định hình
(profile)
Khác
Đồ thị 7: Đồ thị cơ cấu sản phẩm VLXD
- Cơ cấu sản phẩm trong nhóm nhựa vật liệu xây dựng: bao gồm ống và
phụ tùng là những sản phẩm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong công
nghiệp xây dựng chiếm 41% tỷ trọng của nhóm này. Thứ đến là nhóm sản phẩm
tấm lợp, tấm trần, vách ngăn chiếm tỷ trọng 35%, thanh định hình 15% còn lại là
các sản phẩm phụ tùng nhựa nội thất, nhà vệ sinh, gạch nhựa chiếm tỷ trọng còn
lại khoảng 9% trong tổng sản lượng của chuyên ngành này là 432 ngàn tấn sản
phẩm năm 2004.
- Cơ cấu sản phẩm nhựa gia dụng: trong nhóm này tỷ trọng hàng gia dụng
trong nhóm có xu hướng giảm dần qua các năm từ 75% năm 1990, 67% năm 2000
xuống còn 58% năm 2004, trong khi nhóm sản phẩm giầy dép tăng nhẹ từ 15%
năm 1999 lên 18% năm 2000 và đạt 22% năm 2004, còn lại là sản phẩm tiêu dùng
khác như màng đi mưa, túi sách, đệm mút nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 20% năm
2004 của nhóm sản phẩm chuyên ngành này.
STT Chủng loại 1990 1995 2000 2004
1 Đồ gia dụng 75 72 67 58
2 Giày dép nhựa 15 16 18 22
3 Tiêu dùng khác 10 12 15 20
Tổng cộng 100 100 100 100
28
Bảng 8: Cơ cấu sản phẩm nhựa gia dụng qua các năm 1990 - 2004
58%22%
20%
Đồ gia dụng
Giày dép nhựa
Tiêu dùng khác
Đồ thị 8: Cơ cấu sản phẩm nhựa gia dụng năm 2004
- Cơ cấu sản phẩm trong nhóm nhựa kỹ thuật cao: nhìn chung chưa rõ nét
do sản lượng của nhóm này còn chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu do
đòi hỏi kỹ thuật công nghệ sản xuất cao nhưng số lượng lại nhỏ, chủng loại đa
dạng nên hầu như chưa được quan tâm đầu tư. Các sản phẩm chính của ngành này
là màng mỏng PVC, giả da PVC, vải tráng nhựa PVC và giả da PU. Giả da PU
dùng may quần áo, túi xách, giày dép, … Năm 2004 sản lượng giả da PU khoảng
300 tấn. Năng lực sản xuất giả da PU trong nước còn rất khiêm tốn so với nhu cầu
của thị trường.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Máy móc, thiết bị công nghệ là yếu tố đầu vào cơ bản cho hoạt động của
doanh nghiệp. Suy cho cùng thì việc lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ của
doanh nghiệp và tính cạnh tranh của các thị trường đầu ra của doanh nghiệp đòi
hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn thiết bị công nghệ cho phù hợp.
Trước năm 1990, ngành nhựa ít được đổi mới về thiết bị máy móc, công
nghệ. Khu vực miền Nam mà chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh có các loại máy
cán tráng, máy ép đùn, máy ép phun do Nhật Bản, Đài Loan chế tạo. Khu vực
miền Bắc, máy móc thiết bị do Liên Xô và Cộng Hòa Dân chủ Đức chế tạo, chủ
yếu là các loại máy ép phun, ép đùn, so với thế giới lạc hậu khoảng chừng 30 – 40
năm.
Sau năm 1990, các loại máy móc thiết bị của các nhóm hàng chủ yếu cũng
tương đương với tỷ lệ máy móc thiết bị của các nước trong khu vực như hệ thống
thiết bị dệt bao PP, thiết bị thổi chai PET, máy làm túi HPPE. Theo số liệu thống
kê của Sở Khoa Học và Công nghệ TP.HCM về số máy móc thiết bị sản xuất nhựa
nhập qua cảng TP.HCM cho thấy trên 98% thiết bị nhập khẩu trong giai đoạn
1995 – 2004 của thành phố là thiết bị mới (công ty Bao bì Nhựa Tân Tiến, công ty
Liksin, công ty Nhựa Long Thành, …). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực
29
ASEAN thì tỷ lệ đầu tư thiết bị hiện đại tiên tiến do các nước G7 chế tạo của
ngành vẫn còn ở tỷ lệ khiêm tốn.
Cơ cấu
hàng nhập
khẩu
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2004
Tổng giá trị
nhập khẩu 40.442 56.139 19.809 25.274 75.823 43.498 125.000
Giá trị hàng
mới 39.870 55.425 19.633 25.036 75.217 43.280 123.762
Giá trị hàng
đã sử dụng 572 714 175 238 606 217 1.238
Tỷ lệ hàng
mới 98,57 98,72 99,11 99,06 99,20 99.50 99.01
Bảng 9: Giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu thời kỳ 1995 – 2004
Thời kỳ 1985 – 1995 là thời kỳ có đầu tư máy móc thiết bị song là trào lưu
mua thiết bị đã qua sử dụng hoặc thiết bị mới nhưng trình độ chỉ ở mức trung bình
của khu vực, chủ yếu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhựa xây dựng như Công
ty Nhựa Bình Minh, Nhựa Thiếu Niên Tiền phong, tỷ trọng đổi mới thiết bị hiện
đại chỉ chiếm 30%.
Tỷ trọng thiết bị hiện đại được chế tạo từ các nước G7 trên tổng số thiết bị
toàn ngành chưa vượt qua con số 10%.
Giá trị nhập khẩu thiết bị ngành nhựa của cả nước giai đoạn 1995 – 2000
đạt 320 triệu USD (TP.HCM chiếm 80%). Như vậy, đến nay cả nước có khoảng
hơn 12.000 thiết bị sản xuất nhựa trong đó 55% là các máy ép phun sử dụng để ép
sản xuất nhựa gia dụng và các chi tiết phụ tùng phục vụ các ngành công nghiệp
khác.
Sự đầu tư thiết bị máy móc, khuôn mẫu của ngành nhựa đã tạo bước phát
triển mạnh về quy mô, chủng loại, năng suất, chất lượng, đưa ngành sản xuất sản
phẩm nhựa có tốc độ tăng trưởng cao từ 25% - 30% giai đoạn 1996-2000 và 15-
20% giai đoạn 2001-2004.
Thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành giả da so với các nhóm ngành
khác có phức tạp hơn, công nghệ dài hơn, vốn đầu tư lớn hơn. Chủ yếu là do các
30
doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, trừ Công ty TNHH Phú Vinh (Hải Phòng) đầu tư
thiết bị và công nghệ của Đài Loan, công suất 13 triệu mét vải giả da PVC và 100
tấn màng mỏng PVC mỗi năm đi vào sản xuất năm 2000. Công ty Nhựa Rạng
Đông có một dây chuyền cán màng của Đài Loan, công suất 6 ngàn tấn màng
mỏng PVC mỗi năm, lắp ráp và đi vào hoạt động năm 2000. Công ty Nhựa Hưng
Yên một dây chuyền ép đùn và cán công suất 3 ngàn tấn màng mỏng PVC/năm,
lắp ráp và đưa vào sử dụng năm 2000.
Ngoài các thiết bị đầu tư mới nêu trên đạt trình độ công nghệ trung bình của
khu vực, các thiết bị còn lại của các doanh nghiệp hiện có đều đã cũ và lạc hậu
trên 20 năm. Năng lực sản xuất của các thiết bị đầu tư mới trong giai đoạn 1997 –
2004, chiếm 50% năng lực sản xuất của nhóm mặt hàng này.
* Thực trạng thiết bị cơ khí khuôn mẫu:
Hiện nay hoàn toàn ngành nhựa có khoảng trên 12.000 thiết bị máy móc
được chia theo chủng loại sau:
- Thiết bị ép phun 55% 6.600 chiếc
- Thiết bị thổi 20% 2.400 chiếc
- Thiết bị ép đùn 10% 1.200 chiếc
- Thiết bị khác 15% 1.800 chiếc
- Về thiết bị chủ yếu là nhập khẩu, thiết bị chế tạo trong nước chỉ là thiết bị
đơn giản, năng suất thấp.
- Về phụ tùng thì phần lớn cũng phải nhập khẩu. Các loại phụ tùng chế tạo
trong nước không đảm bảo được độ chính xác và chất lượng kém.
- Về khuôn mẫu thì hàng năm ngành nhựa sử dụng khoảng 28 ngàn bộ
khuôn mẫu các loại, nhưng số lượng khuôn mẫu phải nhập ngoại chiếm tới 30 –
40% tổng số khuôn của toàn ngành. Khuôn mẫu cho ngành nhựa phần lớn là phức
tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Hiện nay cả nước có khoảng 125 doanh nghiệp cơ
khí khuôn phục vụ cho ngành nhựa. Trong đó 90% tập trung ở miền Nam trong đó
chủ yếu TP.HCM; 8% ở khu vực phía Bắc (khoảng 10 doanh nghiệp) và 2% ở khu
vực miền Trung.
Hình thức doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Doanh nghiệp nhà nước 8 5
2. Tư nhân 145 88
3. Có vốn nước ngoài 12 7
Tổng cộng 165 100
31
Bảng 10: Số lượng các doanh nghiệp cơ khí khuôn mẫu phân theo hình thức sở
hữu (năm 2004)
Về quy mô: Đa số các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước có quy mô
nhỏ dưới 20-30 lao động.
Về hình thức sở hữu: Sở hữu tư nhân, chiếm 88% (145 doanh nghiệp)
doanh nghiệp Nhà nước 5% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
7%.
Cơ khí chế tạo khuôn mẫu ở từng nhóm sản phẩm cũng có trình độ năng
lực đáp ứng khác nhau.
- Đối với nhóm sản phẩm bao bì mềm đơn lớp, đa lớp: Hiện nay tại thành
phố Hồ Chí Minh chỉ có 3 doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất khuôn in hoàn
chỉnh theo công nghệ tiên tiến của thế giới và đạt chất lượng tương đương các
khuôn mẫu nhập ngoại nhưng giá thành chỉ bằng 70 – 80% giá nhập ngoại (Công
ty Bao bì Nhựa Tân Tiến, Công ty Vinapackink và Công ty Liksin). Tuy nhiên, cả
ba công ty này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của chính mình. Năng lực sản xuất
khuôn in của Công ty Nhựa Tân Tiến là 16 ngàn khuôn/năm; Công ty Liksin là 8
ngàn khuôn/năm.
- Đối với ngành vật liệu xây dựng bằng nhựa: Chất lượng khuôn mẫu trong
nước sản xuất chỉ bằng 70% chất lượng khuôn mẫu của nước ngoài, song bù lại
giá chỉ bằng 50%. Trước năm 1995, hầu như chỉ có cơ sở chế tạo khuôn mẫu thủ
công, tuy giá rẻ nhưng chất lượng khuôn mẫu thấp, tuổi thọ kém. Trong những
năm gần đây đã có nhiều xí nghiệp cơ khí đầu tư cho khâu thiết kế, chế tạo khuôn
mẫu cho ngành nhựa, nhưng hầu hết các xí nghiệp này đều tập trung chế tạo khuôn
mẫu ép phun (injection mould). Khuôn mẫu ép đùn hầu như phải nhập ngoại, nhất
là khuôn mẫu dạng Profile.
- Đối với nhóm hàng nhựa gia dụng: Thời kỳ 1990 – 1995, khuôn mẫu chế
tạo trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của ngành. Thiết bị chế tạo
khuôn mẫu cho ngành nhựa gia dụng chủ yếu là thiết bị tận dụng, sẵn có của Đài
Loan, Hồng Kông, Nhật Bản nên khả năng gia công chính xác thấp, thời gian gia
công dài. Thời kỳ 1995 – 2004: Khuôn mẫu phục vụ ngành này phát triển mạnh do
việc đầu tư thiết bị thế hệ mới được các cơ sở cơ khí quan tâm như các máy móc
công cụ CNC, máy tiện, máy phay, máy bào, máy cắt gọt thế hệ mới. Cùng với
việc nhanh chóng tiếp thu công nghệ cơ khí hiện đại nên khuôn mẫu cho sản xuất
nhóm hàng này đã đáp ứng được 60% nhu cầu khuôn mẫu của các doanh nghiệp
sản xuất nhựa gia dụng, giá một bộ khuôn chế tạo trong nước chỉ bằng 40 – 50%
giá một bộ khuôn cùng loại chế tạo ở nước ngoài.
32
- Đối với nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao: Do đặc điểm của nhóm ngành
này là thiết bị máy móc sử dụng trong nhóm thường có kích thước lớn, yêu cầu độ
chính xác cao, do vậy các chi tiết phụ tùng dùng cho sửa chữa đòi hỏi độ chính xác
cao. Do vậy phần lớn các trục cán, trục in, trục ép vẫn đều phải nhập khẩu làm cho
giá thành sản phẩm cao, hiệu quả sản xuất thấp.
Các doanh nghiệp cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư với quy mô
lớn thiết bị máy công cụ tương đối hiện đại, có đội ngũ công nhân lành nghề, có
khả năng thiết kế, chế tạo khuôn mẫu có độ chính xác cao nên chế tạo được các
loại khuôn két bia, két nước ngọt, két thủy hải sản, khuôn bàn, khuôn ghế, thùng
rác với giá cạnh tranh và thời gian giao hàng sớm nên đã được các doanh nghiệp
nhựa trong nước tín nhiệm đặt hàng. Những công ty đó là Gulliver, Vinashiroki,
Công ty Nhựa Phú Vinh, Công ty Nhựa Sài Gòn, Công ty Nhựa Mô Tiến. Tuy
nhiên các loại khuôn đòi hỏi độ chính xác cao, độ phức tạp lớn như khuôn chữ T,
khuôn Profile phức tạp, khuôn chai PET, khuôn nắp. Thời gian chế tạo của các xí
nghiệp cơ khí trong nước thường kéo dài nên thường phải nhập khẩu.
2.4. THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH
Vốn đầu tư trong giai đoạn từ 1990-2000 của toàn ngành đạt khoảng 1 tỷ
USD trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư khoảng 700
triệu USD; các doanh nghiệp trong nước đạt khoảng 300 triệu USD. Doanh nghiệp
Nhà nước chiếm 20%. Trong giai đoạn từ năm 2001-2004 vốn đầu tư ngành nhựa
thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng hơn 1 tỷ USD.
Theo Bộ Công Nghiệp ngành nhựa sẽ phải cần trên 51.000 tỷ đồng (3,2 tỷ
USD) vốn để đảm bảo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến
năm 2010. Trong đó, nhu cầu cho các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa là 30.349
tỷ đồng (khoảng 1,92 tỷ USD), các nhà máy sản xuất nguyên liệu, phụ gia 16.337
tỷ đồng (1,04 tỷ USD) và các nhà sản xuất thiết bị khuôn mẫu cần 4.448 tỷ đồng
(khoảng 281 triệu USD).
Cũng theo Bộ Công Nghiệp, ngành nhựa sẽ tập trung thực hiện ba chương
trình đầu tư trọng điểm là sản xuất nguyên liệu, sản xuất các sản phẩm kỹ thuật
cao và sản xuất nhựa xuất khẩu, phát triển công nghiệp xử lý phế liệu ngành nhựa.
Chương trình sản xuất nguyên liệu sẽ tập trung đầu tư 10 dự án với vốn đầu tư
khoảng 721 triệu USD, gồm hai nhà máy sản xuất BOPP, hai nhà máy sản xuất
PP, hai nhà máy sản xuất PSI, nhà máy sản xuất PE, … với mục tiêu đến năm
2010 sẽ đáp ứng 50% nhu cầu nguyên liệu trong nước.
- Về bao bì nhựa vốn đầu tư vào sản xuất bao PP trong giai đoạn 2000-
2004 đạt khoảng 350 triệu USD, chiếm 35% tỷ trọng vốn đầu tư của phân ngành
này tương ứng bao bì đơn lớp, đa lớp 122,5 triệu USD, chiếm 36% là bao bì nhựa
33
rỗng đạt 126 triệu USD, bao bì PP chiếm 25% đạt 87,5 triệu USD, két nhựa 14
triệu USD, chiếm 4%.
Sản xuất Vốn đầu tư (triệu
USD)
1. Bao bì đơn lớp, đa lớp 122,5
2. Bao dệt PP 126
3. Bao bì rỗng 87,5
4. Két nhựa 14
Tổng cộ._.Những doanh nghiệp có vốn nhiều có thể nhập thiết bị công nghệ cao để
sản xuất mặt hàng cao cấp, đồng thời lại chuyển giao các thiết bị, công nghệ hiện
tại cho một số cơ sở nhỏ để củng cố, cải tiến nâng cao thành công nghệ nội tạo ra
thị trường chuyển giao công nghệ sôi động liên tục trong toàn ngành.
- Các doanh nghiệp đặc biệt chú ý công nghệ xử lý bảo vệ môi trường. Bởi
vì vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn cần có sự phối hợp nhiều ngành và
tiến hành đồng bộ trên từng khu cụm công nghiệp nhựa cụ thể thông qua các chính
sách lớn của Nhà nước. Nhà Nước cần quy hoạch các đơn vị sản xuất nhựa tập
trung vào một khu vực nhằm hạn chế độc hại do sản xuất nhựa gây ra có thể ảnh
59
hưởng đến sức khỏe của mọi người, hoặc là đề ra các biện pháp buộc nhà sản xuất
phải đóng thuế rác dựa trên sản lượng sản xuất ra, phải tự bỏ chi phí để thu hồi
nhựa phế thải tái chế lại, cao hơn nữa là đưa phế liệu vào dây chuyền hóa dầu để
tái tạo các sản phẩm hóa dầu mới.
- Các doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc ứng dụng những thành tựu
của thế giới về các loại vật liệu nhựa mới có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa
sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường như các loại bao bì trên cơ sở
tinh bột hoặc màng từ polyninylalcol đã và đang được nghiên cứu và bước đầu
đưa vào sử dụng như túi áo đựng sản phẩm áo sơ mi may sẵn xuất qua thị trường
Nhật Bản được làm từ màng polyvinylalcol, …
- Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh nên liên kết, hợp
tác để đầu tư thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tăng chất
lượng nghiên cứu, ứng dụng và giảm chi phí tránh việc nghiên cứu bị trùng lập.
Nên thành lập các dịch vụ kỹ thuật nghiên cứu – phát triển theo hình thức liên
doanh trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ
trong việc đổi mới và nâng cấp công nghệ.
3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh
Căn cứ trên suất đầu tư bình quân cho một tấn sản phẩm nhựa với công
nghệ hiện đại và với chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Việt Nam vào năm 2010
là 40 kg/người (theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến
2010” của Bộ Công Nghiệp) và 2015 là 80 kg/người thì đòi hỏi phải có kế hoạch
đầu tư rất lớn nhằm đạt được các mục tiêu dự báo.
Hướng chính của việc đầu tư nhằm:
- Tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Theo danh mục các ngành
hàng ưu tiên xuất khẩu của ngành, thực hiện việc liên doanh giữa các doanh
nghiệp lớn trong nước và các công ty nước ngoài, hoặc các công ty cổ phần với sự
tham gia cổ phần không hạn chế của các công ty nước ngoài nhằm thu hút đầu tư
trực tiếp và gián tiếp, tri thức khoa học và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh nhằm
khai thác thị trường xuất khẩu trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại, quy mô vốn
lớn, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong thị trường.
- Đổi mới một cách cơ bản cơ cấu sản phẩm hiện có đi theo hướng mở rộng
cơ cấu sản phẩm phục vụ công nghiệp, xây dựng nông nghiệp và sản phẩm kỹ
thuật cao vì đây là những ngành hàng sản xuất đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ sản
xuất phức tạp.
60
- Đầu tư thêm các doanh nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc hướng tới
một sản phẩm mới hoàn toàn nhằm thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời nhanh
chóng tiếp nhận kỹ thuật sản xuất và công nghệ sản xuất tiên tiến để sánh vai kịp
các nước trong khu vực nhất là quá trình gia nhập của nước ta AFTA đang đến
gần.
- Các doanh nghiệp cần đầu tư vào các nhà máy hoặc máy móc thiết bị
nhằm mở rộng viêc sử dụng các chủng loại nguyên liệu khác nhau. Hiện nay
chúng ta chỉ tập trung vào sử dụng các loại nguyên liệu chính là PVC, PE, PS, PP.
Trong khi đó nguyên liệu nhựa này trên thế giới đã có vài chục loại.
Theo thống kê tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành nhựa trong 10 năm qua
khoảng 2 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,3
tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước đầu tư khoảng 0,7 tỷ USD. Riêng Tổng
Công ty Nhựa Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 có tổng vốn đầu tư khoảng 134 tỷ
đồng, trong đó hầu hết là vốn vay chiếm 62,2%, còn lại là vốn tự bổ sung, không
sử dụng vốn ngân sách. Thời gian qua vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa thiết bị sản
xuất, đầu tư mới các khu công nghiệp, trong đó tỷ trọng đầu tư cho thiết bị 57%,
cho nhà xưởng khoảng 35,5%.
Trong quy hoạch phát triển ngành tới 2015 nhu cầu vốn đầu tư cho các dự
án phát triển của các chuyên ngành là rất lớn. Nhu cầu vốn đầu tư tới 2010 với
tổng vốn đầu tư: 3.854 triệu USD.
Giai đoạn
Vốn đầu tư
hiện có
(tỷ USD)
Vốn đầu tư
tăng thêm
(tỷ USD)
Tổng vốn
đầu tư cho
ngành
(tỷ USD)
Chỉ số chất dẻo
bình quân
đầu người
(kg/đầu người)
2001 - 2005 2,21 0,488 2,698 23
2005 – 2010 2,69 2,810 5,509 46
2010 - 2015 5,51 7,200 10 80
Bảng 18: Dự kiến tổng vốn đầu tư cho từng giai đoạn
Để huy động được lượng vốn rất lớn như trên nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư
đòi hỏi phải phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như sau:
- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhanh và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn trong và ngoài nước. Ưu tiên khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài và cả nhà đầu tư trong nước đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên liệu
61
trong nước. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm thuế trong
những năm đầu của dự án một cách hợp lý nhằm thu hút đầu tư 100% vốn nước
ngoài và vốn liên doanh vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa. Đây là
những bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa Việt Nam
phát triển.
- Nhà nước phải có chính sách ưu đãi về vốn cho các dự án mang tính chiến
lược. Đối với các dự án sản xuất nguyên liệu, nhà nước cho vay vốn đầu tư dài hạn
tới 15 năm với lãi suất ưu đãi như đối với ngành cơ khí và được hưởng ân hạn 3 –
5 năm.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo
cán bộ kỹ thuật cho ngành thông qua các chương trình hỗ trợ hợp tác với nước
ngoài.
Về nguồn vốn đầu tư theo chúng tôi đề nghị một số biện pháp nhằm huy
động một số nguồn như sau:
- Vốn trong nước: Dự kiến huy động trong nước 60-65%. Từ các nguồn
vốn ưu đãi đầu tư (từ ngân sách Nhà nước), vốn đóng góp của các cổ đông, vốn tự
có của doanh nghiệp, các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và
một phần vốn lưu động tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cùng
hợp tác phát triển ngành.
- Vốn đầu tư nước ngoài: Dự kiến thu hút 35-40%, phần vốn này chủ yếu
đầu tư máy móc thiết bị. Cần tập trung cho các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có
chất lượng cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Nguồn vốn ODA: Ưu tiên dành nguồn vốn này cho các dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng để sản xuất nguyên liệu trong nước, các dự án về đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong ngành.
- Các nguồn vốn khác: Huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển
ngành nhựa như vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các đối tác đầu tư, vốn của các
nhà đầu tư trong nước, vốn của các Việt kiều.
Ngoài ra, thu hút thêm vốn đầu tư trong nước thông qua việc đẩy mạnh cải
cách doanh nghiệp Nhà nước bằng các hình thức như cổ phần hóa, cho thuê, bán,
62
khoán để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các thành phần kinh tế.
Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước nhất là đối với một số
doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng lớn của ngành.
Giai đoạn 2005 - 2010 Giai đoạn 2010 – 2015
Nguồn vốn Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1.000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1.000 USD)
1. Vốn cổ phần 15 421.500 15 1.080.000
2. Vốn tự có
của doanh
nghiệp
10 281.000 20 1.440.000
3. Tín dụng trả
chậm
5 140.500 5 360.000
4. Cho thuê tài
chính
25 702.500 10 720.000
5. Tín dụng
ngân hàng
10 281.000 20 1.440.000
6. Tín dụng ưu
đãi nước ngoài
5 140.500 10 720.000
7. Nguồn vốn
đầu tư trực tiếp
nước ngoài
25 702.500 15 1.080.000
8. Quỹ đầu tư
mạo hiểm
5 140.500 5 360.000
Bảng 19: Dự kiến tỷ trọng và giá trị các nguồn vốn đến 2015
3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu
Hiện nay ngành nhựa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ
nguyên liệu phục vụ cho ngành, còn lại phải nhập khẩu của nước ngoài. Với nguồn
nguyên liệu phải nhập khẩu chiếm tới 90% thì ngành nhựa thực sự là phát triển rất
bấp bênh, không có tính bền vững, rủi ro lớn. Để thực sự trở thành một ngành kinh
tế mạnh trong nền kinh tế, ngành nhựa cần phát triển nguồn nguyên liệu cho mình.
Đây không chỉ đơn thuần cần sự nỗ lực của ngành mà cần có sự phối hợp của
63
nhiều ngành có liên quan đặc biệt là ngành dầu khí và hóa chất. Công nghiệp hóa
dầu Việt Nam đầy triển vọng trên cơ sở công nghiệp dầu khí không ngừng gia
tăng. Chính vì vậy, chiến lược sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam là có cơ sở.
Song khả năng tài chính thực thi thì hạn chế. Đây là một thách thức đối với ngành
nhựa vì không đủ vốn đầu tư xây dựng nhà máy và một loạt các vấn đề khác như
thuế, môi trường, …
Tuy nhiên, tất cả các thách thức này có thể tạo cơ hội phát triển nhanh hơn
khi có sự hỗ trợ từ Chính phủ và liên kết sản xuất liên ngành các Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam và Tổng Công ty Nhựa Việt
Nam. Ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa TP Hồ Chí Minh nói riêng
cần phải xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước. Mặt khác,
phải liên kết với các công ty nước ngoài nhằm tận dụng trình độ khoa học công
nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.
* Cần xây dựng một số xí nghiệp sản xuất nguyên liệu:
Hiện nay, hàng năm ngành nhựa Việt Nam nhập khẩu hàng chục loại nhựa
khác nhau, nhưng chủ yếu là nhựa PVC, nhựa PP, PE, PS, nhựa Melamin, nhựa
Phenol, nhựa Acrylic, nhựa ABS, EVA, …Hóa chất như dầu DOP, TDI, MDI,
PPG, PEG, các loại dung môi hữu cơ, keo dán, mực in, chất mầu, …Các loại bán
thành phẩm như màng BOPP, OPP, …Các loại phụ gia như chất độn và các hóa
chất chuyên dùng khác. Về số lượng hàng năm gia tăng rất nhanh. Để đáp ứng
được yêu cầu trên thì phải xây dựng hàng chục nhà máy, điều này không thể thực
hiện ngay. Vì vậy, trong 10 năm từ nay đến 2015, chúng ta cần phải xây dựng các
nhà máy sản xuất một số nguyên liệu cho ngành mà tập trung chủ yếu vào 4 loại
nguyên liệu là: PVC, PE, PP và PS. Và cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong
nước. Cụ thể tới năm 2005 phải đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước tức là
700.000 tấn và tới 2015 đáp ứng được 70% nhu cầu tức 5.880.000 tấn
Để có những sản phẩm cho ngành nhựa, ngành hóa dầu phải đi từ hai loại
nguyên liệu chính là naphta và khí (metal, etan, LPG, …). Do đó, để sớm đáp ứng
được những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế quốc dân trong đó có ngành nhựa thì
ngành hóa dầu nên thực hiện song song hai phương hướng phát triển trong thời
gian tới:
- Trên cơ sở khai thác khí của ngành công nghiệp hóa dầu cần phải xây
dựng các nhà máy tách khí e tan để từ đó xây dựng các nhà máy sản xuất etylen,
propylene, … là những loại nguyên liệu trong việc sản xuất các nguyên liệu như
PE, PP, PVC, ...
- Mặt khác, trên cơ sở nhu cầu bức thiết của ngành nhựa, chúng ta không
nên chờ đến khi có sản phẩm hóa dầu của Việt Nam mà nên có kế hoạch đón đầu
64
bằng cách nhập nguyên liệu trung gian để sản xuất một số nguyên liệu thiết yếu
như nhựa PVC, PE, PS, hóa dẻo DOP.
* Cần liên kết với các công ty nước ngoài:
- Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam có thể
đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong
tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
- Phải lôi kéo cho được sự đầu tư của các tập đoàn dầu khí đa quốc gia và
xuyên quốc gia ngành nhựa lớn trên thế giới như: Exxon Mobil, Shell, BP-Amoco,
Formosa, Dow-UCC, Petronas, …
Hiện tại, các nước trong khu vực đã thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
sản xuất nguyên liệu nhựa như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, …
trên cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh cho đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Tuy
nhiên, theo thống kê của Liên đoàn nhựa các nước ASEAN, sản xuất nguyên liệu
nhựa cho nhu cầu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay, cung chỉ đáp
ứng được 80% cho cầu. Đây chính là cơ hội cho việc đầu tư sản xuất nguyên liệu
nhựa tại Việt Nam không chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu nội địa mà cả cho xuất
khẩu.
3.2.6. Phát huy khả năng quản lý và nguồn nhân lực
* Về khả năng quản lý:
Mặc dù là ngành công nghiệp mới, non trẻ nhưng trong hơn 15 năm đổi
mới vừa qua, ngành nhựa đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sản phẩm của ngành đã đáp ứng được nhu cầu
sử dụng trong nước về nhựa gia dụng, vật liệu xây dựng bằng nhựa và các loại bao
bì bằng nhựa và phần nào nhựa kỹ thuật cao, nhựa phục vụ cho các ngành kinh tế
kỹ thuật khác. Quản lý Nhà nước đối với ngành đã được Chính phủ giao cho Bộ
Công nghiệp theo nghị định 74/CP ngày 1 tháng 11 năm 1996 (quyết định số
1189/QĐ-TCCB). Tổng Công ty Nhựa Việt Nam vừa có chức năng sản xuất kinh
doanh như một DNNN vừa tham mưu cho Bộ về các cơ chế, chính sách phát triển
ngành nhựa, vừa là đầu mối xây dựng chiến lược phát triển ngành. Từ khi thành
lập đến nay, Tổng Công ty đã không ngừng phát triển. Hiện tại vốn nhà nước của
Tổng Công ty đã đạt 326 tỷ đồng trên tổng số 1.676,7 tỷ đồng. Hàng năm nộp
65
ngân sách nhà nước trên 200 tỷ đồng. Mặc dù theo quyết định 58/2002/QĐ-TTG
của Thủ tướng Chính phủ thì Tổng Công ty không thuộc các ngành và lĩnh vực
nhà nước quản lý. Song đứng ở góc độ ngành kinh tế kỹ thuật do DNNN làm chủ
đạo nên chuyển Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Như vậy, qua phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại
TP Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy rằng cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm
nâng cao khả năng quản lý của các doanh nghiệp:
- Thứ nhất, tận dụng được sức mạnh tổng hợp giữa vai trò của Hiệp hội
nhựa Thành phố, Hiệp hội nhựa Việt Nam và các doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh
hơn nữa vai trò của Hiệp hội nhựa thành những đối trọng trong việc vận động xây
dựng chính sách của ngành. Hiệp hội Nhựa gồm đại diện các doanh nghiệp có hiểu
biết toàn diện về năng lực, trình độ, hiện trạng sản xuất kinh doanh cũng như
những thách thức đối với ngành mình. Do đó nên chăng Tổng Công ty nhựa Việt
Nam và Hiệp hội sẽ đưa ra các nghiên cứu khả thi và đề xuất các chính sách hỗ
trợ, phát triển để Chính phủ đánh giá, thẩm định và phê chuẩn. Như vậy mối quan
hệ giữa Hiệp hội ngành nghề và Chính phủ giống như quan hệ giữa người đi vay
và ngân hàng.Để nhận được khoản vay dài hạn mà ở đây là chính sách có lợi cho
ngành mình. Hiệp hội nhựa phải chứng minh được thông qua nghiên cứu khả thi
tiềm năng phát triển của ngành để thuyết phục Chính phủ. Bản thân trong các
nghiên cứu, kiến nghị bảo hộ của các Hiệp hội đưa ra phải chỉ rõ yêu cầu Nhà
nước bảo hộ trong bao lâu và kết quả dự kiến đạt được khi hết giai đoạn bảo hộ ra
sao, lộ trình và chiến lược phát triển trong môi trường cạnh tranh sau khi chấm dứt
bảo hộ như thế nào v.v…
- Thứ hai, cần tổ chức lại hệ thống thống kê báo cáo tách phần thống kê
ngành nhựa thành một chuyên mục riêng, không nên để mục thống kê cao su, chất
dẻo như hiện nay làm cho việc điều tra số liệu, đánh giá hoạt động của ngành nhựa
thiếu chính xác dẫn đến việc lập kế hoạch chiến lược phát triển ngành kém tính
khả thi.
- Thứ ba, nên thành lập trung tâm đào tạo, tư vấn kỹ thuật và thông tin tiếp
thị chuyên ngành. Trung tâm này có thể trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam
hoặc hoạt động độc lập như một thành viên trong Hiệp hội Nhựa Việt Nam.
- Thứ tư, cần thành lập trung tâm nghiên cứu, kiểm định chất lượng sản
phẩm của ngành nhựa với trang thiết bị đầy đủ mang tính phòng thí nghiệm quốc
gia đảm bảo kiểm định được chất lượng hàng nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập khu vực và thế giới của ngành.
- Thứ năm, xây dựng các chương trình đào tạo về quản lý nhằm đào tạo cán
bộ quản lý kế cận.
66
Về phía Chính phủ, Bộ, Ngành cần thiết lập và duy trì quan hệ tương tác
với doanh nghiệp và Hiệp hội ngành nghề một cách chặt chẽ và chủ động hơn. Vai
trò của các Bộ, Ngành trong tương lai nên tập trung vào việc tạo lập môi trường
thể chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước; phối hợp với các cơ
quan nghiên cứu và căn cứ trên nghiên cứu khả thi của bản thân ngành nhựa để
nhận diện những lĩnh vực phát triển trọng tâm của ngành trong từng giai đoạn cụ
thể.
* Về nguồn nhân lực:
Đặc điểm của ngành nhựa là sử dụng ít lao động nhưng lại đòi hỏi lao động
phải có sức khỏe và có trình độ tay nghề vì hầu hết dây chuyền thiết bị sử dụng
trong sản xuất là các dây chuyền mang tính chuyên môn tự động hóa cao.
Như vậy, để nâng cao nguồn nhân lực cho ngành nhựa Việt Nam tại TP Hồ
Chí Minh đòi hỏi phải thực hiện một số giải pháp đồng bộ như sau:
- Để đáp ứng nguồn lao động cho sự phát triển của ngành cần phối hợp với
các đơn vị có chức năng đào tạo để hình thành các kế hoạch đào tạo cụ thể, đáp
ứng nhu cầu của ngành nhựa, chủ yếu trong đào tạo dài hạn, nhằm đáp ứng một
trình độ nhất định: Công nhân lành nghề, cao đẳng, đại học, chủ yếu bằng nguồn
đào tạo trong nước.
- Mặt khác, tổng Công ty nhựa cần phối hợp với các doanh nghiệp trong
ngành lập quỹ học bổng tài trợ cho các học sinh trung học học nghề, sinh viên ở
các trường Đại học làm các đề án nghiên cứu phục vụ cho ngành.
- Các doanh nghiệp có thể liên kết với các trường đại học mở các khóa đào
tạo ngắn hạn, bồi dưỡng lý thuyết nâng cao tay nghề, hoặc có thể gởi kỹ sư,
chuyên gia đi đào tạo ở nước ngoài. Cần có kế hoạch đào tạo cả 3 trình độ công
nhân, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành (cao đẳng, đại học) với 3 loại hình triển khai
đồng thời như sau:
+ Hệ tập trung tại trường (5 năm): tuyển chọn học sinh từ các kỳ thi quốc
gia, nhằm đào tạo những kỹ sư có trình độ khoa học cơ bản, trình độ chuyên môn
về lý thuyết và thực hành giỏi, có tiềm năng tự đào tạo và bồi dưỡng để trở thành
lực lượng cán bộ KHKT nòng cốt của ngành.
+ Hệ tại chức (5 năm): tuyển chọn từ cán bộ kỹ thuật trung học, công nhân
viên chức đã tốt nghiệp phổ thông trung học và đã qua kinh nghiệm thực tế sản
xuất để đào tạo thành những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giỏi thực hành, có năng lực
quản lý tốt, có trình độ khoa học nhất định.
67
+ Hệ cao đẳng (3,5 năm): tuyển chọn học sinh đã tốt nghiệp phổ thông để
đào tạo thành những kỹ thuật viên có trình độ.
Bên cạnh hệ đào tạo chính quy cần hình thành Trung tâm bồi dưỡng, đào
tạo nghề trực thuộc các Hiệp hội Nhựa. Các trung tâm hoạt động với sự tài trợ của
các doanh nghiệp và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị có khả năng (trường,
viện, tổng công ty, …) đồng thời các trung tâm cũng tổ chức các khóa đào tạo lại
nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ đương chức theo yêu cầu của ngành, yêu cầu
của các doanh nghiệp, chương trình luôn cập nhật kiến thức và phổ biến thông tin
mới nhất trong và ngoài nước cho các học viên.
- Về nghiên cứu: Thành lập trung tâm nghiên cứu đầu ngành. Tuyển chọn
các kỹ sư tốt nghiệp ra trường loại khá, giỏi, các kỹ sư đang công tác tại cơ sở sản
xuất có năng lực nghiên cứu đa dạng về các cơ sở nghiên cứu của ngành. Có hệ số
tiền lương cao hơn giữa các kỹ sư làm công tác nghiên cứu và công việc khác. Tổ
chức đào tạo lại, đào tạo bổ sung và nâng cao cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu
triển khai bằng các hình thức: thực tập sinh, đào tạo chuyên đề, đào tạo thạc sỹ.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT
NAM
3.3.1. Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế
- Nhà nước cần phải điều chỉnh vốn đầu tư nước ngoài vào một số ngành
hợp lý mang tính kích thích phát triển sản xuất trong nước như nên đầu tư vào
những ngành mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng đầu tư.
- Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, thiết bị mới cho
ngành nhựa nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nhựa Việt Nam.
- Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
nhựa bằng cách hỗ trợ cho các trường Đại học, Cao đẳng kinh phí, điều kiện để
đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên ngành nhựa, tăng lượng tuyển sinh vào Đại học
cho các ngành này. Lập thêm ngành gia công, chế biến nhựa trong các trường
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
3.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ
68
- Nên thành lập các quỹ đầu tư phát triển hỗ trợ cho các doanh nghiệp được
vay vốn. Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi cho công tác thay đổi công
nghệ, thiết bị máy móc và nghiên cứu sản phẩm mới ở các doanh nghiệp nhựa Việt
Nam.
- Nhà nước nên xây dựng các nhà máy chế tạo thiết bị cho ngành nhựa quy
mô lớn có khả năng chế tạo các thiết bị trong nước, ứng dụng công nghệ mới để
thực hiện kiểm soát chất lượng quá trình và tăng năng suất lao động nhằm thực
hiện chưong trình nâng cấp, hiện đại hóa ngành nhựa.
- Nhà nước nên có chính sách tăng thời gian khấu hao cơ bản lên nhằm
khuyến khích đầu tư dài hạn phát triển của các doanh nghiệp nhựa đồng thời cũng
nhằm làm giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh. Kiến nghị
tăng khấu hao cơ bản lên là 12-15 năm.
- Nhà nước tăng cường quản lý sự phát triển công nghệ trên cơ sở khuyến
khích nâng cao hàm lượng công nghệ hiện có. Có bộ phận hướng dẫn doanh
nghiệp chọn lựa công nghệ mới.
- Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn để nghiên cứu và phát
triển.
- Tạo một mạng truyền thông tin nhanh chóng giữa nhà nước với doanh
nghiệp để các chính sách của nhà nước đến tay doanh nghiệp dễ dàng và kịp thời.
- Có chế độ khen thưởng những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, cho phá sản
những doanh nghiệp kém hiệu quả.
* Đối với sản xuất cơ khí khuôn mẫu:
- Các dự án đầu tư cho sản xuất khuôn mẫu ngành nhựa cũng cần được ưu
tiên đầu tư như đối với sản xuất nguyên liệu vì đây cũng là cơ sở hạ tầng cho
ngành nhựa. Thu hút vốn liên doanh vào lĩnh vực này.
- Sản xuất cơ khí khuôn cho ngành nhựa cần được hưởng vay vốn ưu đãi
như đối với ngành cơ khí; vay tín dụng ưu đãi với lãi suất 3% thời gian 12 năm, ân
hạn 5 năm (theo quyết định số QĐ 67/2000 Bộ Công nghiệp).
* Đối với các dự án sản xuất các sản phẩm khác:
69
- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm tiêu dùng và phục vụ các ngành công
nghiệp khác có thể sử dụng các hình thức huy động vốn như vốn cổ phần, vốn vay
hoặc hỗ trợ từ các đối tác (vốn góp bằng hiện vật, máy móc thiết bị,…).
- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu được phép sử dụng vốn từ
Quỹ hỗ trợ phát triển và được hưởng ưu đãi đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước vay ưu đãi đầu
tư và vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Điều chỉnh thời hạn vay vốn đầu tư 7-10 năm đối với các doanh nghiệp
trong ngành để có điều kiện hoàn trả vốn vay.
3.3.3. Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước
- Hướng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành chủ lực bằng các
chính sách khuyến khích sản xuất như giảm thuế, giá thuê đất tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực, các ngành chủ lực như sản xuất
nguyên liệu nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.
- Đánh thuế cao vào những mặt hàng nhập khẩu mà trong nước có thể sản
xuất được.
- Có chính sách kiên quyết chống những loại mặt hàng nhựa nhập lậu vào
nước ta cả về nguyên liệu nhựa.
3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm
- Khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu, động viên doanh nghiệp
đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và có chế độ bảo vệ quyền này cho doanh
nghiệp yên tâm hoạt động và được hoạt động một cách an toàn.
- Thực hiện biện pháp chống hàng nhái, hàng giả một cách triệt để nhằm
bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất.
3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng
mới
Những ngành hàng sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao xuất hiện ở nước ta
mới vài năm gần đây, giá thành của sản phẩm còn cao, nhà nước nên có chế độ
70
khuyến khích ưu đãi về thuế để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh về giá để người
tiêu dùng mua được sản phẩm dễ dàng.
- Cần có chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước tại các vùng cần
chuyển dịch cơ cấu phát triển ngành. Cần phải có cơ chế chính sách tạo môi
trường thuận lợi cho hình thành khu công nghiệp tập trung ngành nhựa.
- Cần gấp rút ban hành danh mục các khu vực ưu tiên đầu tư. Ban hành
danh mục những chủng loại sản phẩm khuyến khích đầu tư và những chủng loại
sản phẩm không khuyến khích đầu tư cũng như cấm đầu tư.
- Đối với các dự án lớn, cần quy định một tỷ lệ tối thiểu xuất khẩu là 20-
30% để có điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài và tạo ngoại tệ cho đất nước.
- Nhà nước cho phép Hiệp hội nhựa Việt Nam thành lập một tổ chức tư vấn
đầu tư, được quyền có ý kiến và tham gia vào việc xem xét các dự án có liên quan
trực tiếp đến ngành nhựa.
Những mặt hàng khuyến khích đầu tư nước ngoài:
- Sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa.
- Hàng nhựa kỹ thuật cao và vật liệu mới từ nhựa (vật liệu composite).
- Đầu tư xây dựng các nhà máy thu mua nhựa, xử lý nhựa phế thải. Đây là lĩnh
vực tương đối nhạy cảm đòi hỏi Nhà Nước cần phải có chính sách nhất quán giúp
các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình đầu tư. Theo chúng tôi, Nhà Nước cần
cho phép ngay việc xây dựng các nhà máy tái chế phế liệu nhựa do hiện nay có rất
nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chưa được phép nên đã
chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do giá dầu,
giá nguyên liêu nhựa liên tục tăng.
71
KẾT LUẬN
Ngành nhựa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung
trong giai đoạn sắp tới (2005-2015) đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng
không ít mối đe dọa và điểm yếu cần phải vượt qua. Quá trình cạnh tranh khốc liệt
không chỉ giữa các doanh nghiệp nhựa Việt Nam với nhau mà còn phải cạnh tranh
với các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài cũng như hàng nhập
khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp nhựa Việt Nam phải không ngừng nâng năng lực
cạnh tranh của mình.
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về mặt lý luận và phân tích thực trạng
của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua,
luận văn đã đề ra một số giải pháp cần phải thực hiện nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác
giả luận văn đề xuất một số kiến nghị về chính sách nhà nước nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để thực hiện những giải pháp kiến nghị.
Ngành nhựa Việt Nam cũng rất mong được sự quan tâm của Chính phủ và
các ngành kinh tế hữu quan trong việc phát triển của ngành. Với những mục tiêu
chung của nền kinh tế Việt Nam phát triển tới năm 2015, các sản phẩm nhựa sẽ có
vai trò đóng góp xứng đáng với vị trí của mình, góp phần đưa Việt Nam trở thành
một trong những nước phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Những vấn đề nghiên cứu còn rất mới mẻ, phức tạp, trình độ hạn chế của
tác giả nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý Thầy, Cô, các chuyên gia và
các bạn đọc quan tâm.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Trọng Bình (1994), Hàng nhựa Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường
nội địa nhưng cần có chiến lược phát triển, Tạp chí Thông tin kinh tế kỹ
thuật vật tư.
2. Bộ Công Nghiệp (2004), Quy họach tổng thể phát chiến ngành nhựa Việt
Nam đến năn 2010.
3. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (2000),
Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, NXB Chính trị quốc gia.
4. Nguyễn Quốc Chính (1994), Chất lượng sản phẩm – nhân tố chính quyết
định sự phát triển của nhựa Bình Minh, Tạp chí công nghiệp nhẹ.
5. David D. Smith, Danny R. Rubin, Bobby G. Bizzell (2000), Chiến lược và
chính sách kinh doanh, NXB TP Hồ Chí Minh.
6. PGS-TS Nguyễn Thị Liên Diệp (1998), Chiến lược và Chính sách kinh
doanh, NXB Thống kê.
7. Lê Quang Doãn (1993), Vài nét về việc cung cấp nguyên liệu cho ngành
nhựa, Tạp chí công nghiệp nhẹ.
8. Don Taylor, Jeanne Smalling Archer (2004), Để cạnh tranh với những
người khổng lồ, NXB Thống kê.
9. Fred R. David (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
10. Hiệp hội nhựa TP Hồ Chí Minh (2004), Quá trình phát triển – Bài học
kinh nghiệm 1998 – 2002.
11. Hiệp hội nhựa Việt Nam (2000), Chiến lược phát triển ngành nhựa Việt
Nam đến năm 2010.
12. Hiệp hội nhựa Việt Nam (2003, 2004), Chất dẻo Việt Nam.
13. TS Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Kinh tế xã hội Việt Nam 2002, Kế hoạch
2003 – Tăng trưởng và hội nhập, NXB Thống kê.
73
14. TS Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh
tranh, NXB Thống kê.
15. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ
thuật.
16. Michael Hammer và James Champy (2002), Tái lập công ty, NXB TP Hồ
Chí Minh.
17. Sở Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh (2004), Chương trình mục tiêu phát
triển ngành nhựa – cao su TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005.
18. Từ Quang Thạch (1993), Đầu tư phát triển qui mô lớn sản phẩm bao PP
phục vụ công nghiệp ximăng và xuất khẩu gạo, Tạp chí công nghiệp nhẹ.
19. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh
tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP Hồ
Chí Minh.
20. GS-TS Nguyễn Văn Thường (2005), GS-TS Nguyễn Kế Tuấn (2005), Kinh
tế Việt Nam năm 2004 –Những vấn đề nổi bật, NXB Lý luận chính trị.
21. GS-TS Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt
Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia.
22. Tổng Cục Thống Kê (2003), Niên giám thống kê.
23. Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế TW (2004), Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải.
74
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1511.pdf