LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tiêu thụ bánh kẹo trong nước đã và đang mở rộng tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đó là có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước làm cho tính cạnh tranh càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Mặt khác sự quản lý của các ngành và các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ dẫn tới các sản phẩm bánh kẹo kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái… làm ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bánh mềm Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển lâu dài cần tạo lập cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường cụ thể là phải đưa ra được các giải pháp nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh cho từng sản phẩm. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có được nguồn lực vững mạnh và khai thác có hiệu quả nguồn lực đó. Đây cũng chính là thách thức rất lớn đối với công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu và nhất là đối với sản phẩm bánh mềm, một sản phẩm cao cấp và có tiềm năng của công ty. Tuy vậy thực tế thì bánh mềm Hải Châu đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thoả mãn người tiêu dùng và lại đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm tương tự của Kinh Đô, Thái Lan, Orion… Chính vì vậy vấn đề lớn đang đặt ra với công ty là phải phát triển thị trường bánh mềm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm từ đó từng bước thoả mãn người tiêu dùng.
Trong thời gian thực tập tại công ty trên cơ sở những tài liệu tham khảo được về bánh mềm cùng với xuất phát từ vấn đề thực tiễn đặt ra em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bánh mềm Hải Châu” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Phần 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh bánh mềm Hải Châu
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Tên giao dịch quốc tế: HAI CHAU CONFECTIONERY JOINT – STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: HACHA CO. JSC.
Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Điện thoại: (04) 8621664 Fax: 04 8621520
Webside: http:// www.pkhvt.fpt.vn
Email: Haichau@fpt.com
Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển - HN
Mã số thuế: 01.001141184-1
Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2
Trong đó:
- Nhà xưởng: 23000m2
- Văn phòng: 3000m2
- Kho bãi : 5000m2
- Phục vụ công cộng: 2400m2
Công ty Bánh Kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công ty Mía đường I- Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1. Thời kỳ đầu thành lập: (1965 - 1975)
Ngày 2 - 9 - 1965, được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc), Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập Nhà máy Mì Hải Châu. Nhà máy có trụ sở và mặt bằng sản xuất đặt tại đường Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội với tổng diện tích là 50.000m2. Trong đó khu văn phòng là 3000m2, nhà xưởng là 25.000m2 phục vụ công cộng là 24.000m2, kho bãi là 5000m2.
- Phân xưởng mì sợi: Gồm 6 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5-3 tấn/ca, gồm mì trắng, mì vàng và mì ống.
- Phân xưởng kẹo: Gồm 2 dây chuyền sản xuất với công suất 1,5 tấn/ca sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm (hương cam, hương chanh, cà fê).
- Phân xưởng bánh: Gồm 1 dây chuyền sản xuất với công suất 2,5 tấn/ ca. Sản phẩm chính là: Bánh quy và lương khô.
1.2.2. Thời kỳ 1976- 1985:
Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy Sữa Mẫu Sơn thành lập phân xưởng sấy phun, sản xuất 2 mặt hang là sữa đậu nành( 2,2 - 2,5 tấn/ ngày) và bột canh( 3,5 - 4 tấn/ngày).
Năm 1978 thành lập mới phân xưởng mì ăn liền với công suất mỗi dây chuyền 2,5tấn/ca (gồm 4 dây chuyền)
Năm 1982, công ty đầu tư 12 lò sản xuất Bánh kem xốp, công suất 240kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên ở miền bắc.
Số cán bộ công nhân viên là 1250 người/năm.
1.2.3. Thời kỳ 1986- 1991:
Từ 1989- 1990: Tận dụng mặt bằng của phân xưởng sấy phun, nhà máy đã lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia nhỏ 2000 lít trong ngày.
Từ 1990- 1991: Công ty đầu tư thêm một dây chuyền bánh quy (biscuit) mới của Đài Loan với công suất gần 2,2 tấn/ca với trị giá 4 tỷ đồng.
Số cán bộ công nhân viên bình quân là 950 người/năm.
1.2.4. Thời kỳ 1992- 2002:
Năm 1993: Mua thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLBĐ, công suất 1 tấn/ca. Dây chuyền có thể phủ Sôcôla cho các sản phẩm bánh.
Năm 1996: Công ty liên doanh với Bỉ thành lập công ty liên doanh sản xuất Sôcôla (70% xuất khẩu). Công ty cũng đã mua và lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLBĐ: Kẹo cứng (2400 kg/ca), kẹo mềm (3000 kg/ca).
Năm 1998: Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh Hải Châu, công suất thiết kế 4 tấn/ca.
Năm 2001: Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp, công suất thiết kế 1,6 tấn/ca
Cuối năm 2001: Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất Sôcôla năng suất 200 kg/giờ
Cuối năm 2002: Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp, công suất thiết kế 2,2 tấn/ca (375 kg/g)
Số cán bộ công nhân viên là 1010 người/năm
Từ ngày 03 tháng 2 năm 2005, công ty bánh kẹo Hải Châu đã chính thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 3635/QĐ - BNN - TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc chuyển công ty bánh kẹo Hải Châu sang công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.Giá trị vốn thực hiện là 142.279.368.762 đồng, giá trị thực tế vốn NN là 32.255.359.774 đồng và vốn điều lệ CTCP là 30 tỷ
Lao động của công ty tại thời điểm cổ phần hoá có 1.069 người, trong đó chuyển sang làm việc ở công ty cổ phần là 852 người, số còn lại 217 người được giải quyết theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu chính thức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty: (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/9/1994) là:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo
- Sản xuất và kinh doanh bột gia vị các loại
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn.
- Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì của ngành công nghiệp thực phẩm.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh
Các sản phẩm chủ yếu của công ty gồm có:
- Bánh: Bánh Hương Thảo, Bánh Vani, Marie, Hương cam, Quy bơ, Kem xốp các loại, Kem xốp phủ sôcôla các loại, Lương khô các loại.
- Kẹo: Kẹo cốm, kẹo Sôcôla sữa, kẹo Candy, kẹo xốp, kẹo thảo hương, kẹo cứng, kẹo sôcôla...
- Bột canh: bột canh iốt, bột canh cao cấp, bột canh iốt ngũ vị
2. Định hướng phát triển CTCP Bánh kẹo Hải Châu trong những năm tới
- Trở thành một trong những công ty hàng đầu về sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam với mục tiêu đó là chất lượng và sự thỏa mãn khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao giá trị thương hiệu Hải Châu nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, gia tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước và đảm bảo chi trả cổ tức cho các cổ đông.
- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh phù hợp với sự tồn tại và phát triển lâu dài của Công ty, gia tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả vốn góp của các cổ đông. Đẩy manh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống Lào, Campuchia…và xâm nhập các thị trường mới như Cộng hòa Sec và các nước Đông Âu.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến - chức năng. Gồm có:
Hội đồng quản trị: Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp...
Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
Giám đốc kế hoạch vật tư: phụ trách công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, kế hoạch sản xuất tác nghiệp, quản lý và chịu trách nhiệm về việc cung cấp các loại vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng...
Giám đốc kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu về sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến về mẫu mã bao bì, giúp giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất và phụ trách khối sản xuất, cố vấn khắc phục những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị.
Giám đốc kinh doanh: phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của công ty giúp việc cho giám đốc các mặt sau:
Thứ nhất, phụ trách về kế hoạch mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, theo dõi thực hiện các công việc xây dựng và sửa chữa cơ bản, qua đó năm bắt được nhu cầu của thị trường, thông báo cho giám đốc từ đó có quyết định điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và huy động, điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu đó.
Thứ hai, phụ trách công tác hành chính quản lý và bảo vệ của phòng hành chính đời sống và ban bảo vệ.
Sơ dồ 1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Giám đốc kinh doanh
Giám đốc kỹ thuật
Phòng HCQT
Cửa hàng giới thiệu SP
VP đại diện TP Hồ Chí Minh
Phòng KHVT
Phòng tổ chức
Phòng tài chính kế toán
Ban XDCB
Phòng kỹ thuật
VP đại diện Đà Nẵng
Ban bảo vệ - tự vệ
PX bánh I
PX bánh II
PX bột canh
PX kẹo
PX bánh mềm
PX bánh III
PX phục vụ
Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến- chức năng. Đây cũng là hệ thống quản trị thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống này vừa đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, vừa đảm bảo mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng.
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất
3.2.1.Các phân xưởng sản xuất
- Phân xưởng bánh I: Gồm một dây chuyền của Trung Quốc để sản xuất bánh quy và bánh lương khô các loại.
- Phân xưởng bánh II: Gồm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp và một dây chuyền sản xuất sôcôla.
- Phân xưởng bánh III: Gồm một dây chuyền sản xuất bánh quy của Đài Loan, dùng để sản xuất các loại bánh như: bánh quy hộp, bánh Hương cam, bánh Marie, Petti.
- Phân xưởng bánh mềm: Gồm một dây chuyền sản xuất của Hà Lan chuyên sản xuất bánh mềm cao cấp.
- Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại bột canh thường, bột canh iốt do dây chuyền sản xuất của Việt Nam thực hiện.
3.2.2.Bộ phận phục vụ sản xuất
Có chức năng sửa chữa, bảo dưỡng máy, phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm.
Mỗi tổ trong phân xưởng sản xuất thường chia ra làm 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đều có ca trưởng chịu trách nhiệm chung về các việc diễn ra trong ca.
Ngoài các tổ sản xuất, trong các phân xưởng còn có các biện pháp quản lý phân xưởng gồm:
- Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng
- Phó giám đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị.
- Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
- Nhân viên thông kê ghi chép số liệu cho việc tổng hợp các số liệu trên phòng Tài vụ.
3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Phòng kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì. Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lí lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng KHVT chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất.
Phòng tổ chức: Phụ trách về công ty nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ quản lý.
Phòng kế toán tài chính: quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu- chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư.
Phòng kế hoạch vật tư: xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị.
Phòng hành chính đời sống: quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khoẻ, quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu.
Ban bảo vệ: tổ chức công tác bảo về công ty, tham mưu cho giám đốc về: công tác nội bộ, tài sản, tuần tra công tác ra vào công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ban xây dựng cơ bản: thực hiện công tác thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận máy móc thiết bị mới hoặc để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị cũ, kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sửa chữa nhỏ.
Các phân xưởng: quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó quản đốc, các nhân viên nghiệp vụ giúp quản đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp.
4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của công ty được chia làm 6 nhóm chính: bánh quy, bánh kem xốp, bánh mềm, lương khô, kẹo các loại, bột canh.
Bánh quy gồm: bánh Hải Châu, Hương Thảo, Hướng Dương, Bánh quy sữa, bánh quy hoa quả, Quy Marie.
Bánh kem xốp đang được người tiêu dùng ưa chuộng, gồm có kem xốp Canxi, kem xốp vừng, kem xốp trắng, kem xốp hoa quả, kem xốp sôcôla.
Lương khô gồm 6 loại: Lương khô ca cao, lương khô đậu xanh, lương khô dinh dưỡng, lương khô tổng hợp, lương khô 702 và lương khô 307.
Kẹo (kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo sôcôla) với nhiều hương vị đặc sắc (cam, táo, dâu, nho, ổi). Công ty sản xuất 2 loại bột canh là bột canh thường và bột canh iốt có các hương vị khác nhau như: tôm, gà.
Đặc điểm nổi bật đó là các sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu dành cho đối tượng có thu nhập thấp và trung bình.
Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 2003 – 2005
Đơn vị: Tấn
TT
Sản Phẩm
2003
2004
2005
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Bánh Quy
4198
4492
107
5150
5645
109.6
5331
5020
94.2
2
Kem Xốp
1600
1626
101.6
1626
1500
92.3
1596
1447
90.7
3
Bánh Mềm
300
134
44.7
500
161
32.2
350
92
26.3
4
Kẹo
2500
2764
109.8
2150
2334
108.6
2065
2230
108.
5
Lương Khô
1497
1497
100
1500
1885
125.7
1695
1797
106
6
Bột Canh
10200
10183
99.8
10200
9131
89.5
1062
1005
94.6
7
Tổng
20290
20676
101.9
21126
20656
97.8
12099
11591
95.8
Nguồn: Phòng KHVT
Nhìn chung công ty đã hoàn thành kế hoạch tuy nhiên ở các sản phẩm có sự khác nhau. Trong đó thì bánh mềm chưa hoàn thành kế hoạch qua các năm vì đây là sản phẩm mới.Trong cơ cấu sản lượng thì bột canh chiếm tỉ lệ lớn nhất vì đây là sản phẩm thế mạnh và truyền thống đóng góp lớn vào doanh thu của công ty.
Bảng 2: Kết quả tiêu thụ các sản phẩm
Đơn vị: Tấn
TT
Sản Phẩm
2001
2002
2003
2004
2005
1
Bánh Quy
5306
5600
5989
7530
3110
2
Kem Xốp
1206
1370
1626
1500
1342
3
Kẹo
2409
1500
2288
1853
668
4
Bột Canh
8272
8500
10183
9131
7998
5
Bánh Mềm
134
161
92
6
Sô cô la
456
481
510
7
Tổng
17193
16970
20676
20656
13720
Nguồn: Phòng KHVT
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2003, 2004 tăng so với năm 2001 và 2002, bởi vì các sản phẩmđó đều bị cạnh tranh gay gắt ví dụ như kẹo, bánh mềm, tuy nhiên sản phẩm bánh quy, kem xốp hay bột canh lại được tiêu thụ mạnh, do giá bán rẻ và đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Năm 2005 do biến động của thị trường nguyên vật liệu và dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ các sản phẩm.
4.2. Đặc điểm về thị trường và kênh phân phối
4.2.1. Về thị trường
Phân chia thị trường theo khu vực địa lý gồm có:
- Khu vực miền Bắc: Các tỉnh miền Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Khu vực miền Trung: Quảng Trị, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, Huế.
- Khu vực Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và các tỉnh miền Tây.
- Xuất khẩu: chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là sang Lào.
Miền Bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm của công ty. Do đó có sự khác biệt giữa các vùng miền và tập tính tiêu dùng của khách hàng nên có sự chênh lệch rất lớn về sản lượng tiêu thụ các sản phẩm.
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường
Đơn vị: Tấn
Thị trường
Bánh
Kẹo
Bột Canh
Miền Bắc
1.46141
1.62274
9.808065
Miền trung
47.2579
15.6834
9.780
Miền Nam
2.93013
2.56334
8.4433
Xuất Khẩu
5.93075
8.3696
1395
Nguồn: Phòng KHVT
4.2.2. Về kênh phân phối
Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty
CTCP Bánh kẹo Hải Châu
Đại lý bán buôn
Đại lý bán lẻ
Môi giới
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Người tiêu dùng cuối cùng
Bán lẻ
Công ty vẫn sử dụng cả hai loại kênh phân phối: trực tiếp và gián tiếp nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng kênh phân phối gián tiếp, đó là thông qua các đại lý.
4.3. Đặc điểm về công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật
Sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn. Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại. Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt và sản xuất là sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất rất ngắn, hầu như không có sản phẩm dở dang, sản lượng ổn định. Sau khi sản lượng của phân xưởng sản xuất hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng của sản phẩm.
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, qua các năm công ty đã chú ý đầu tư đổi mơí dây chuyền công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện qua bảng sau
Bảng 4: Một số dây chuyền công nghệ đang được áp dụng tại công ty
TT
Tên dây truyền công nghệ
Số lượng
Công Xuất
Nước sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Số tiền ( tỉ đồng)
Ghi chú
1
Kẹo mềm
01
3.2 tấn/ca
Đài loan
1991
4
Tự động bao gói thủ công
2
Bánh hương thảo
01
9 tấn/ca
Trung quốc
1965
Bán cơ khí nướng bằng lò
3
Kem xốp
01
1 tấn/ca
CHLBĐ
1993
9
Tự động bao gói thủ công
4
Bột canh
01
20 tấn/ca
VN
1978
Thủ công
5
Phủ Sôcola
01
2-4 tấn/ca
CHLBĐ
1994
3.2
Tự động
6
Kẹo cứng
02
CHLBĐ
1997
30
Tự động bao gói thủ công
7
Bánh mềm
01
8 tấn/ca
Hà Lan
2003
49
Tự động
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Mặc dù cho những năm qua, Công ty đã chú trọng vào việc đổi mới trang thiết bị công nghệ với chi phái đầu tư tương đối lớn: năm 1993 đã đầu tư 9 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, hiệu quả mang lại là tye lệ bánh phế phẩm giảm hẳn từ 12,8% xuống còn3,8%.Năm 1994 Công ty cũng đầu tư 3,2 tỷ đồng để mua bộ phận phủ Sôcôla để tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, nhằm làm tăng sản lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên, nhìn chung thì trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ.Bên cạnh những dây chuyền sản xuất mới còn có những dây chuyền sản xuất sản phẩm chuyền thống qua cũ lạc hầu như dầy chuyền sản xuất bánh Hương thảo, điều đó dễ dẫn đến mất cân đối trong sản xuất.Mặt khác các thiết bị phù trợ cũng không được đầu tư tương xứng do đó khi gặp sự cố thì sản xuất bị gián đoạn có thể gây thiệt hại lớn cho công ty
4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Do đặc điểm của sản phẩm công ty là rất đa dạng nên thành phần cấu tạo của sản phẩm gồm nhiều nguyên liệu khác nhau:
Các nguyên liệu chính: Bột mỳ, đường, sữa, muối, nha...chủ yếu mua từ trong nước nhằm chủ động về nguồn, chánh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời để giảm giá nguyên liệu để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất
Các nguyên liệu khác như: Chất thơm, phụ gia thực phẩm trứng, hương liệu, cathein, dầu thực vật, shortening, axit... được nhập từ nước ngoài đây là khó khăn của công ty khi mà giá nguyên liệu cao và sự biến động liên tục của thị trường nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu được nhập chủ yếu từ các nhàcung ứng trong nước để góp phần hạ thấp chi phí đầu vào như: đường kính, sữa đặc, trứng...Do trực thuộc Tổng công ty mía đường I-Bộ NNVPTNT nên Công ty có ưu thế hơn về dường là nguyên liệu chính để sản xuất kẹo.
Bảng 5: Nguyên vật liệu sử dụnh sản xuất các loại kẹo
TT
NVL
Kẹo cứng
Kẹo mềm
Bánh Kem xốp
Bánh Quy
Bột Canh
Bánh mềm
1
Đường
x
x
x
x
x
x
2
Bột mỳ
x
x
3
Glucô
x
x
x
x
4
Shortening
x
x
x
x
5
Sữa
x
x
x
x
x
6
Bột gạo
x
x
x
x
7
Bột ngô
x
x
x
x
8
Ca cao
x
x
x
x
9
Cà phê
x
x
x
x
10
Bơ
x
x
x
x
11
Tinh dầu
x
x
x
x
x
12
Axitchanh
x
x
13
Lecithin
x
14
Galatin
x
15
Axitlactic
x
16
Muối
x
x
17
Hương liệu
x
x
x
x
x
x
18
Phẩm mầu
x
x
x
x
x
x
19
Túi
x
x
x
x
x
x
20
Hộp
x
x
x
x
x
x
Nguồn: Phòng Kỹ Thuật
Bảng 6: Tình hình thực hiện định mức tháng của phân xưởng kẹo
TT
Nguyên liệu
Định mức tiêu dùng
Thực tế tiêu dùng
Thực tế so với định mức ( % )
1
Đường loại I
135910
134265
98.78
2
Bánh kẹp kem
152
166
109.21
3
Axit chanh
190
210
110.53
4
Bỏng ngô
92
83
90.22
5
Bột bỏng
1981
1521
76.78
6
Bột ca cao
151
136
90.07
7
Bột lan
41
39
95.12
8
Bột cà phê
131
132
100.76
9
Bột vani
6
5
83.33
10
Bơ nhạt
395
340
86.08
11
Cơm dừa
4108
3957
9632
12
Dầu bơ
4520
4050
89.60
13
Giấy bột gạo
2354
1986
84.37
14
Gluco 1
40850
39978
97.87
15
Cluco 2
130214
122413
94.01
16
Sữa béo
690
645
93.48
17
Sữa gầy
3892
3912
100.51
18
Váng sữa
9106
8951
98.30
19
Shortening
5922
4561
77.02
20
Tinh dầu các loại
682
721
105.72
21
Tổng
341387
328062
96.1
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Qua bảng 6, số liệu cho thấy giữa định mức tiêu dùng và thực tế tiêu dùng của hầu hếtcác nguyên vật liệu có sự chênh lệch. Điều này cho thấy công tac điịnh mức còn chưa chính xác, điều này ảnh hưởng tới chi phái sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công ty cẩn phải điều chỉnh lại cho cân đối.
4.5. Tình hình tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực
4.5.1. Tổ chức bộ máy và bố trí lao động
Bảng 7: Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo công ty
Lãnh đạo công ty
Chức vụ
Văn bằng chuyên môn
Phùng Thanh Bình
Chủ tịch HĐQT
Cử nhân kinh tế
Nguyễn Trọng Đảng
Phó Chủ tịch HĐQT
Cử nhân kinh tế
Nguyễn Đình Khiêm
Tổng Giám Đốc - ủy viên HĐQT
Cử nhân kinh tế
Phạm Thị Mai Hương
Kế Toán Trưởng
Cử nhân kế toán
Nguyễ Thị Hồng Hải
Ủy viên HĐQT
Cử nhân kinh tế
Hồ thị Thanh Thủy
Phó Tổng Giám Đốc
Kỹ sư công nghệ
CTHĐQT: Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và cac hoạt động khác của công ty.
Kế toán trưởng : Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưa cho giám đốc các công tác kế toán, cung cấp các báo cáo tài chính...
Bảng 8: Cơ cấu lao động tại các phòng ban
TT
Tên phòng
Số lượng
Trưởng,phóphòng
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
1
Phòng tổ chức
04
01
04
2
Phòng kỹ thuật
14
02
14
3
Kế toán tài vụ
09
02
09
4
Phòng KHVT
42
05
26
5
Phòng hành chính
38
03
08
01
04
6
Chi nhánh Hà Nội
31
02
25
03
7
Chi nhánh Đà Nẵng
06
03
06
8
Chi nhánh TPHCM
07
01
05
01
01
9
Tổng
150
19
97
02
08
Nguồn: Phòng Tổ Chức
Tổng số cán bộ công nhân viên và hợp đồng thời vụ: 802
- Có đóng bảo hiểm xã hội: 660
- Chưa đóng bảo hiểm xã hội: 142
Trong đó:
- Nam : 192 - Nữ :468
- Trên ĐH: không - ĐH: 123
- Cao đẳng : 22 - Trung cấp : 48
- Công nhân kỹ thuật qua trường đào tạo : 47 và tự đào tạo là 378
Do đặc điểm công ty là sản xuất nên các công nhân đều được làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh tốt nhất (đeo khẩu trang, mặc quàn áo trắng), thực hiện làm việc theo nội quy của công ty.
4.5.2. Tiền lương và các chế độ phúc lợi
Về tiền lương do đặc điểm sản xuất, công ty sử dụng cả 2 hình thức trả lương là lương thời gian (áp dụng chho cán bộ, nhân viên các phòng ban, phân xưởng) và lương sản phẩm (chủ yếu là lương sản phẩm tập thể còn lương sản phẩm cá nhân chỉ áp dụng đối với công nhân gói kẹo )
Thu nhập bình quân toàn công ty (triệu đồng/tháng/người)
2001
2002
2003
2004
2005
0.952
1.03
1.2
1.1
1.3
Các chế độ phúc lợi: đối với mỗi nhân viên công ty đều thực hiện chế độ đóng góp bảo hiểm theo quy định. Hàng năm công ty đều tổ chức cac hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho công nhân và nhân viên đồng thời trang bị đày đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CNV. Mặt khác, công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên.
4.6. Đặc điểm tài chính
- Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn của công ty đã tăng lên rất nhanh trong thời gian vừa qua.
- Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là 30 tỷ đồng.
- Theo Quyết định số 3656/ QĐ/BNN-TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ vốn Điều lệ của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu như sau:
* Tỷ lệ cổ phần Nhà nước: 174.000 cổ phần
* Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 116.050 cổ phần
* Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp: 9.950 cổ phần.
Bảng 9: Tình hình tài chính của công ty 2001-2004
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
1. Theo nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
26701.4
27782.7
22477.4
27047.9
Nợ phải trả
55867.9
104535.2
135342.9
139014.7
Nguồn vốn kinh doanh
26701.4
27805.7
25678.4
23244.9
Tổng nguồn vốn
82569.3
132317.9
157820.3
166062.6
2. Theo cơ cấu
Tài sản cố định
37911.5
83107.2
108297.2
115897.1
Tài sản lưu động
44657.8
49210.7
49523.1
50165.5
Tổng tài sản
82569.3
132317.9
157820.3
166062.6
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Quy mô vốn tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng không đều và giảm dần. Trong cơ cấu vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm từ 1/6- 1/4 tổng nguồn vốn, trong khi vốn vay chiếm tới 2/3 tổng nguồn vốn phản ánh tình hình nợ nần của công ty cao, công ty gặp khó khăn khi tăng nguồn lực tài chính. Trong năm 2002 TSCĐ tăng nhiều tới 219% so với năm 2001 và các năm sau đó do công ty đã đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị cho sản xuất và có kế hoạch kinh doanh lâu dài.
5. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty
Bảng 10. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong 5 năm gần đây
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị tổng sản lượng (Triệu)
136.393
151.931
178.893
161.531
163.837
Số kế hoạch (%)
105,00
107,00
103,00
99,00
95,4
Số năm trước (%)
113,00
111,00
118,00
90,00
101,42
Doanh thu (Triệu)
148.710
178.855
182.499
187.736
190.276
So kế hoạch (%)
109,00
115,00
105,00
96,00
98,00
So năm trước (%)
117,00
120.30
102,00
102,90
101,25
Nộp NSNN (Triệu)
16.552
18.286
19.745
16.383
15.278
So kế hoạch (%)
110,00
117,00
100,00
102,00
99,0
So năm trước (%)
106,00
110,50
108,00
83,00
93,55
Lợi nhuận thực hiện (Triệu)
499,4
400,4
121
97,4
100,2
So kế hoạch (%)
91,00
87,00
45,00
70,00
104,3
So với năm trước (%)
80,50
80,20
30,20
80,50
102,87
Nguồn: phòng kinh doanh
Giá trị tổng sản lượng: tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2004 lại giảm so với 2003 là do những biến động về thị trường, cạnh tranh và nguồn NVL chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch cúm gia cầm.
Doanh thu của công ty tăng lên qua các năm, nguyên nhân là do công ty có một hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp, với những chính sách hỗ trợ đại lý và khuyến mại lớn.
Từ năm 2001- 2004 công ty liên tục đầu tư phát triển sản xuất, tăng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh, do phát sinh chi phí lãi vay, khấu hao, quảng bá tiếp thị sản phẩm mới, sản phẩm cha đạt công suất thiết kế khiến cho chi phí cao, doanh thu thấp, hiệu quả thấp.
Tổng giá trị đầu tư 2001- 2004: 80018 triệu đồng
Lãi vay và khấu hao sản phẩm mới: 16641 triệu đồng
Lãi vay bình quân 1 năm: 4198 triệu đồng
Sản xuất mới, bổ sung sửa chữa, đầu tư thay thế: 1776 triệu đồng
Hơn nữa, vốn vay của công ty đầu tư vào TSCĐ có thời gian thu hồi vốn lây nên độ rủi ro là rất cao.
6. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động SXKD của công ty
6.1. Thuận lợi và nguyên nhân
Là một DN thuộc TCT mía đường I trực thuộc BNN&PTNT nên công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, biến đổi nguồn NVL đầu vào tương đối ổn định.
Công ty đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, coi trọng sản phẩm truyền thống để đáp ứng nhu cầu trong nước. Khi mức sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo mới có chất lượng cao ngày càng tăng nhanh. Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để có sản phẩm mới như dây chuyền sản xuất bánh mềm công nghệ Hà Lan, dây chuyền sản xuất kẹo Sôcôla của CHLB Đức.
Để có thể cạnh tranh về giá bán, công ty đã chủ động áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh như tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào, tăng năng suất lao động khâu gói kẹo và tiết kiệm chi phí quản lý ... Đây là một điểm mạnh rất cơ bản về khai thác các yếu tố nội lực của công ty trong những năm qua. Vì thế giá bán các sản phẩm của Hải Châu thường thấp hơn so với các công ty khác và phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình và thấp và phần lớn ở nông thôn.
Công ty có một mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp, với các đại lý hoạt động hiệu quả. Điều đó góp phần ổn định và mở rộng thị trường, cũng như tăng doanh thu.
Một thuận lợi nữa là công ty có một bộ phận quản lý được tổ chức rõ ràng và làm việc có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản qua các trường đại học. Công ty luôn chú ý quan tâm đến người lao động như về tiền lương và các chế độ phúc lợi, đảm bảo cho người lao động an tâm làm việc với năng suất lao động cao.
Công ty luôn tổ chức cuộc thi phát huy sáng kiến: đổi mới sản phẩm, giảm giá thành, tiết kiệm nguồn lực... ngay tại các phòng ban và phân xưởng. Hoạt động này đã góp phần rất lớn vào thành c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32542.doc