Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên địa bàn Thủ đô của Công ty Siêu thị Hà Nội

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên địa bàn Thủ đô của Công ty Siêu thị Hà Nội: MỤC LỤC 2.1.3.1. Môi trường chung. 26 2.1.3.2. Phân tích môi trường ngành. 33 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHUỖI HỆ THỐNG BÁN LẺ HAPRO MART CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI. 36 2.2.1. Đánh giá những điểm mạnh và nguyên nhân. 36 2.2.2 Đánh giá những điểm yếu và nguyên nhân. 38 CHƯƠNG 3 41 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHUỖI HỆ THỐNG BÁN LẺ HAPRO MART CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI. 41 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI T... Ebook Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên địa bàn Thủ đô của Công ty Siêu thị Hà Nội

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên địa bàn Thủ đô của Công ty Siêu thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RONG THỜI GIAN TỚI. 41 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI. 42 3.2.1. Xây dựng các chính sách mặt hàng và nguồn hàng. 43 3.2.2. Xây dựng các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng. 44 3.2.3.Công tác tổ chức cán bộ. 45 3.2.4. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 46 3.2.5. Vấn đề phát triển thương hiệu. 48 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC. 49 3.3.1. Xây dựng chiến lược và định hướng phát triển thị trường nội địa và hệ thống phân phối bán lẻ. 49 3.3.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại. 51 3.3.3. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tài chính. 51 3.3.4. Chính sách hỗ trợ về nguồn nhân lực. 52 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 LỜI NÓI ĐẦU Thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời của siêu thị - một phương thức bán hàng văn minh, hiện đại. Đó là một sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá trên thế giới. Tại Việt Nam, kinh doanh siêu thị đã xuất hiện và phát triển từ hơn mười năm nay và đã dần làm thay đổi diện mạo ngành kinh doanh bán lẻ trong nước theo hướng tiến bộ và góp phần giúp xã hội văn minh, hiện đại hơn khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh. Cơ hội kèm theo những thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các nhà phân phối bán lẻ trong nước nói riêng sẽ ngày một nhiều thêm. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ khi Việt Nam thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, xây dựng và phát triển theo mô hình chuỗi siêu thị là một trong những phương cách mà Công ty Siêu thị Hà Nội hướng tới để nhằm đạt được sự thành công. Chuỗi Hapro Mart với nhiệm vụ là nòng cốt tạo diện mạo mới cho thương mại Thủ đô đang dần từng bước khẳng định mình trên thị trường và đến nay là một trong những nhà phân phối hàng đầu Việt Nam. Ngày 1/1/2009, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO. Khi đó, sự cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ sẽ rất lớn và khốc liệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nói chung và Công ty Siêu thị Hà Nội riêng. Các nhà phân phối, bán lẻ trong nước sẽ phải ý thức được điều đó để xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh cụ thể có tính khả thi cao sao cho có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty Siêu thị Hà Nội đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và có những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển. Trong một thời gian hoạt động, mô hình chuỗi siêu thị của Công ty cũng đã có những thành tựu nhất định và còn cả những hạn chế vì đây là một hướng đi mới cả về lý luận và thực tiễn nên Công ty vẫn còn có những lúng túng. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên địa bàn Thủ đô của Công ty Siêu thị Hà Nôi.” Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Siêu thị Hà Nội. Chương 2: Thực trạng cạnh tranh của chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Siêu thị Hà Nội được thành lập trên cơ sở tiền thân là Cửa hàng Bách hoá số 5 Nam Bộ. Cửa hàng Bách hoá số 5 Nam Bộ được thành lập vào tháng 7/1956 theo Quyết định số 1229/ QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và là một cơ sở kinh doanh trực thuộc sự quản lý của Sở Thương mại Hà Nội. Lúc mới thành lập, Cửa hàng Bách hoá số 5 Nam Bộ hoạt động hoàn toàn theo phương thức kinh doanh của nền kinh tế chỉ huy. Tất cả các chỉ tiêu kinh doanh cũng như phương thức kế hoạch hoạt động đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thương mại Hà Nội, kết quả hoạt động bán hàng được hạch toán theo định mức báo sổ. Chính vì vậy mà mặc dù được đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả của Thủ đô lúc bấy giờ nhưng Cửa hàng vẫn chưa thực sự phát huy được hết sức mạnh và tiềm năng vốn có của mình. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngày 2/3/1993 theo quyết định số 853/ QĐUB thành phố Hà Nội Cửa hàng Bách hóa số 5 Nam Bộ được tách ra thành Công ty Bách hoá số 5Nam Bộ. Bắt đầu từ lúc này Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ hoạt động kinh doanh độc lập, hạch toán theo phương thức hoạt động độc lập, tự chủ trong các hoạt động kinh doanh. Công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng mà công ty đăng ký và không chịu sự chi phối của Sở Thương mại Hà Nội mà hoàn toàn độc lập trong mọi hoạt động như: Bán buôn, bán lẻ, kinh doanh tổng hợp các loại hàng hoá, dịch vụ và nhận làm đại lý ký gửi, uỷ thác các loại hàng hoá trong và ngoài nước. Theo chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp của Nhà nước, của Chính phủ và của Thành phố, theo quyết định số 3670/QĐ – UBND ngày 1/6/2005 của UBND Thành phố Hà Nội và quyết định số 224/ TCT – TCCB ngày 30/6/2006 của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ chính thức đổi tên thành Công ty Siêu thị Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Tên giao dịch của Công ty: Hapro Mart. Trụ sở: Số 5 Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội. Điện thoại: (04) 8452314 Hoạt động kinh doanh chính: Phân phối hàng hóa thông qua kênh siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích. Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ. Cung cấp dịch vụ hậu cần bán lẻ(kho - vận) và dịch vụ hạ tầng thương mại. Với tư cách là một pháp nhân kinh tế, Công ty Siêu thị Hà Nội có giấy phép kinh doanh số 1050 UBND, có vốn điều lệ lúc thành lập là 830.000.000 đồng trong đó vốn cố định là 530.000.000 đồng, vốn lưu động là 300.000.000 đồng, con dấu riêng, có trụ sở tại số 5, đường Lê Duẩn, quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty hoạt động và hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hoạt động cua mình trước pháp luật khi tham gia các quan hệ kinh tế - xã hội. Với vị trí địa bàn thuận lợi nằm trên trục đường giao thông lớn của Thủ đô nên công ty đã thu hút được đông đảo nhân dân và khách du lịch nước ngoài tới mua sắm. Và ngày 11/11/2006 Tổng Công ty Thương mại Hà Nội chính thức công bố nhận diện thương hiệu Hapro Mart. Và hàng loạt các Siêu thị, Cửa hàng tiện ích với màu xanh đặc trưng của thương hiệu Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội được khai trương để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô và khách du lịch nước ngoài. Cùng với Slogan: “Tiện ích cho mọi nhà”, thương hiệu Hapro Mart đã thể hiện được hết những tiêu chí mong muốn phục vụ của mình tới khách hàng đó là: chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, phục vụ tận tình, tiện ích tối đa. Và Công ty Siêu thị Hà Nội đang phấn đấu để có thể thực hiện đúng như những gì mà Công ty đã cam kết với người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của nhân dân Thủ đô, Công ty Siêu thị Hà Nội còn tiến hành mở rộng chuỗi Hapro Mart ra 1 số tỉnh phía Bắc như: Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Kạn, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Dương để có thể phục vụ được nhu cầu đông đảo của nhân dân. 1.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI Mặc dù vẫn chịu sự quản lý của Tổng Công ty Thương mại nhưng Công ty Siêu thị Hà Nội được giao quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý Nhà nước để tiến tới hoà nhập với nhịp độ phát triển của nền kinh tế đất nước và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Công ty đã tiến hành kiện toàn công tác tổ chức, sắp xếp lao động bộ máy lãnh đạo một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tính đến tháng 12/2007 tổng số cán bộ công nhân viên là 535 người trong đó: - Đại học: 137 - Cao đẳng: 61 - Trung cấp: 165 - Phổ thông: 160 Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, luôn luôn tìm tòi những cái mới, cái tiên tiến để có thể bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại. Có nhiều người theo học các lớp học tại chức, không những nâng cao được trình độ chuyên môn mà còn có thể bắt kịp với sự thay đổi của Công ty và môi trường kinh doanh đầy khốc liệt như hiện nay. Ngoài ra, Công ty cũng luôn chú trọng tới việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực như: cử cán bộ công nhân viên tham gia các khoá học ngắn hạn hoặc cử những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong công tác hướng dẫn đào tạo những người mới. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Siêu thị Hà Nội BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HAPRO MART KHỐI QUẢN LÝ KHỐI NGHIỆP VỤ - TRIỂN KHAI PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BAN THANH TRA BẢO VỆ PHÒNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI, ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG BÁN BUÔN TRUNG TÂM PHÂN PHỐI HÀNG HÓA HAPRO MART PHÒNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT NGHIỆP VỤ PHÒNG MAR-KETING PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG ĐỐI NGOẠI - NHẬP KHẨU PHÒNG THU MUA PHÒNG ĐIỀU PHỐI HÀNG HÓA PHÒNG QUẢN LÝ NHƯỢNG QUYỀN BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CHUỖI SIÊU THỊ, CỬA HÀNG TIỆN ÍCH HAPRO MART GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC PHẠM TUYẾT MAI P. GIÁM ĐỐC VŨ THỊ THANH P. GIÁM ĐỐC DOÃN THỊ THÀNH BQLDA HAPRO MART P. QUẢN LÝ & NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI P. BÁN BUÔN TT. PHÂN PHỐI HÀNG HÓA HAPRO MART P. QUẢN LÝ, GIÁM SÁT NGHIỆP VỤ HỆ THỐNG ST P. THU MUA P. ĐIỀU PHỐI HÀNG HÓA P. CÔNG NGHỆ T.TIN BAN THANH TRA - BẢO VỆ P. PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI, ĐT & QL HẠ TẦNG TM P. KH & PT P. ĐỐI NGOẠI - NHẬP KHẨU ST TIÊN SƠN P. MARKETING P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc. Giám đốc là Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trực tiếp tổ chức quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty và trực tiếp quản lý các phòng: Đối ngoại - nhập khẩu, Tổ chức hành chính, Kế toán tài chính, Marketing. Ngoài ra còn có 3 phó Giám đốc trợ giúp cho Giám đốc, đó là: Bà Doãn Thị Thành, Bà Vũ Thị Thanh và Bà Phạm Tuyết Mai. - Bà Doãn Thị Thành quản lý các phòng: Bán buôn, Trung tâm phân phối hàng hoá Hapro Mart, phòng Quản lý, giám sát nghiệp vụ và hệ thống Siêu thị. - Bà Vũ Thị Thanh quản lý các phòng: Ban thanh tra bảo vệ, phòng Phát triển mạng lưới, đầu tư và quản lý hạ tầng thương mại và phòng Kế hoạch và đầu tư. - Bà Phạm Tuyết Mai quản lý các phòng: phòng Thu mua, phòng Điều phối hàng hoá và phòng Công nghệ thông tin. - Phòng Quản lý và nhượng quyền thương mại thì thuộc sự quản lý của Ban quản lý dự án Hapro Mart Các khối phòng ban được chia làm 3 khối: khối quản lý, khối nghiệp vụ - triển khai và Ban quản lý dự án - Khối quản lý gồm có các phòng: phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán tài chính, ban thanh tra bảo vệ, phòng Quản lý, giám sát nghiệp vụ, phòng Marketing, phòng Kế hoạch và phát triển, phòng Công nghệ thông tin - Khối nghiệp vụ - triển khai gồm các phòng: phòng Quản lý nhượng quyền, phòng Thu mua, phòng Điều phối hàng hoá, phòng Đối ngoại - Nhập khẩu, phòng Bán buôn, phòng Phát triển mạng lưới đầu tư và quản lý hại tầng thương mại và Trung tâm phân phối hàng hoá Hapro Mart. Đơn vị bán hàng của Công ty là hệ thống các Siêu thị và Cửa hàng tiện ích đã được khai trương trong suốt một năm qua để có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. - Một số Siêu thị trên địa bàn thành phố là: Siêu thị số 5 Lê Duẩn, Siêu thị D2 Giảng Võ, Siêu thị Hoàng Hoa Thám, Siêu thị Thanh Xuân và hệ thống các Cửa hàng tiện ích nằm rải rác trong các khu dân cư. - Ngoài ra Công ty cũng đã triển khai được một số Siêu thị ở các tỉnh phía Bắc như ở: Bắc Kạn, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình. 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI. 1.3.1. Chức năng. Là một doanh nghiệp thương mại nên Công ty Siêu thị Hà Nội có đầy đủ chức năng của một doanh nghiệp thương mại như các công ty thương mại khác: - Là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong đó có cả người tiêu dùng trung gian và người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là thoả mãn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân về các loại hàng hoá, dịch vụ mà Công ty được phép kinh doanh. - Hình thành, dự trữ, bảo vệ và quản lý chất lượng hàng hoá. Công ty phải tiến hành dự trữ nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định trong kinh doanh, đồng thời cung cấp hàng hoá đúng chất lượng, số lượng và kịp thời. - Cũng giống như các doanh nghiệp thương mại khác, Công ty Siêu thị Hà Nội cũng tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, tức là chuyển hóa mặt hàng từ sản xuất thành mặt hàng thương mại đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. 1.3.2. Nhiệm vụ. - Là một doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong thương mại nên công ty có nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định chỉ tiêu về chất lượng hàng hoá, góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. - Là một doanh nghiệp thương mại công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận đồng thời tạo công ăn việc làm đảm bảo thu nhập cho người lao động nhằm góp phần ổn định xã hội. - Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty Siêu thị Hà Nội có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển số vốn được giao, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, các quy định về tài chính, kế toán ngân hàng do Nhà nước ban hành. 1.3.3. Đặc điểm. Là một doanh nghiệp thương mại với chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng hoá thông qua trao đổi mua bán, Công ty Siêu thị Hà Nội đã thực hiện chức năng này thông qua hai hình thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ. Trước đây Công ty có phần ưu tiên phát triển hoạt động bán buôn hơn nhưng trong những năm gần đây, do tình hình thị trường có nhiều biến động cũng như những nguyên nhân phát sinh trong nội tại Công ty, Ban Giám đốc quyết định giảm hẳn các hoạt động bán buôn mà tập trung cho hoạt động bán lẻ. Để thực hiện việc bán lẻ Công ty đã áp dụng hai phương thức bán hàng là bán hàng tại quầy và tự phục vụ trong Siêu thị. Phương thức bán hàng tự phục vụ là một phương thức bán hàng mới mẻ, hiện đại. Mục đích của phương thức bán hàng này là rút ngắn khoảng cách giữa hàng hoá với khách hàng , đồng thời nâng cao năng suất bán hàng, rút ngắn thời gian mua hàng của khách. Nhận thấy được những ưu điểm của phương thức bán hàng này Công ty đã tiến hành xây dựng một hệ thống các Siêu thị, các Cửa hàng tiện ích với thương hiệu Hapro Mart để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Hàng hoá trong các Siêu thị, Cửa hàng tiện ích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thông thường của người tiêu dùng, trong đó hàng thực phẩm chiếm 80% - 85%, còn hàng phi thực phẩm chiếm 15 – 20%( thường là các mặt hàng thuộc sản phẩm công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng như giầy dép, đồ gia dụng…) Ngoài phương thức bán hàng tự phục vụ, Công ty còn áp dụng phương thức tự bán hàng tại quầy. Đây là những gian hàng nhỏ nằm ngoài Siêu thị, mỗi quầy hàng chuyên bán một nhóm hàng nhất định như: quầy bán đồng hồ, đồ điện gia dụng, kính mắt, đồ chơi,…Các mặt hàng tại quầy thường là hàng phi thực phẩm, đây là những mặt hàng có kỹ thuật công nghệ cao, trị giá lớn. 1.4. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI HỆ THỐNG BÁN LẺ HAPRO MART. Ngày 11/1/2007, với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam trong đó ngành thương mại đứng trước thời cơ và thách thức lớn. Khi đó cơ hội cho việc phát triển sẽ là rất lớn, thị trường sẽ được mở rộng về phạm vi và qui mô, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát triển. Bên cạnh những thuận lợi thì thách thức cũng là không nhỏ. Các doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp thương mại như Tổng Công ty Thương mại sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài mà nhìn một cách khách quan họ mạnh hơn ta rất nhiều(vốn, con người, công nghệ,...). Tổng Công ty Thương mại – tên giao dịch Hapro là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, chủ đầu tư chính của chuỗi cửa hàng Hapro Mart. Với thương hiệu Hapro Mart Tổng Công ty Thương mại Hà Nội muốn nhanh chóng khẳng định thương hiệu phân phối nội địa, trước khi Việt Nam chính thức mở rộng cánh cửa bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. 1.4.1. Nhiệm vụ phát triển hạ tầng thương mại của Tổng công ty thương mại Hà nội. Nhiệm vụ chính trị: là nòng cốt tạo diện mạo mới cho thương mại thủ đô, đi đầu trong việc thực hiện văn minh thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm và là công cụ đắc lực, tin cậy của nhà nước thực hiện định hướng thị trường và góp phần bình ổn giá cả tại Hà nội và khu vực phía bắc khi cần thiết Nhiệm vụ kinh doanh: nâng dần tỷ trọng lưu chuyển hàng hoá của Tổng công ty trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá của Hà nội. Đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận cao, đảm bảo uy tín về thương hiệu của Tổng công ty. 1.4.2. Mục tiêu của chuỗi hệ thống Hapro Mart. Trở thành nhà phân phối – bán lẻ hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối hàng hóa qua kênh phân phối hiện đại Chiếm 20% thị phần Miền bắc của thị trường bán lẻ qua kênh tiêu dùng hiện đại vào năm 2010 Đưa thương hiệu Hapro trở thành thương hiệu uy tín, được nhiều người tiêu dùng biết đến Trở thành nhà phân phối - bán lẻ chiến lược cho các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài 1.4.3. Hoạt động kinh doanh chính. Phân phối hàng hóa thông qua kênh siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ. Cung cấp dịch vụ hậu cần bán lẻ (kho - vận) và dịch vụ hạ tầng thương mại 1.4.4. Tình hình thực hiện. Vào ngày 11/11/2006, hệ thống bán lẻ Hapro Mart chính thức ra mắt bằng việc khai trương 2 siêu thị và gần 10 cửa hàng tiện ích tại Thủ đô Hà Nội. Hàng hóa trong các cửa hàng tiện ích chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân, với chất lượng bảo đảm, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Đến 31/12/2007 Hapro Mart đã có 13 siêu thị và 18 cửa hàng tiện ích tại khu vực phía Bắc, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số thành phố, tỉnh có mức sống tương đối khá như Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh. Trong năm 2008 dự kiến mở thêm 15 siêu thị, 200 cửa hàng tiện ích và 5 trung tâm thương mại. Công ty Siêu thị Hà Nội được Tổng Công ty Thương mại Hà Nội phân công quản lý và phát triển một số Siêu thị và Cửa hàng tiện ích như: Siêu thị D2 Giảng Võ tại Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội, Siêu thị C12 Thanh Xuân tại C12 Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội, Siêu thị Số 5 Lê Duẩn tại số 5 Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội, Siêu thị Hoàng Hoa Thám tại tầng 3 Chợ Bưởi – Ba Đình – Hà Nội, Cửa hàng Tiện ích Nam Trung Yên tại B3A Nam Trung Yên - Cầu Giấy – Hà Nội, Cửa hàng Tiện ích Vĩnh Phúc tại G3 Vĩnh Phúc - Cầu Giấy – Hà Nội, Cửa hàng Tiện ích Việt Hưng tại K3 Khu Đô thị mới Việt Hưng – Gia Lâm – Hà Nội. Và thêm một số Siêu thị tại các tỉnh phía Bắc như: Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Kạn. Ngoài ra còn có 2 siêu thị góp vốn với Tổng Công ty: Việt Tiên Sơn tại Hải Dương và 1 siêu thị tại Thanh Hoá. Trong năm 2007, mặc dù có rất nhiều khó khăn và trong thời gian ngắn , Công ty đã khai trương được 08 Siêu thị, trong đó có 02 Siêu thị có góp vốn của Tổng Công ty, 03 Cửa hàng nhượng quyền thương mại và 01 Cửa hàng tiện ích, nâng tổng số Siêu thị và Cửa hàng thuộc chuỗi Hapro Mart đến cuối năm 2007 gồm 17 điểm/31 điểm kinh doanh mang thương hiệu Hapro Mart. Đây là một sự cố gắng vượt bậc của tập thể CBCNV Công ty Siêu thị Hà Nội, góp phần nâng cao và khẳng định thương hiệu Hapro Mart trên thị trường Việt Nam.  1.5. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH CHUỖI SIÊU THỊ. 1.5.1. Khái niệm siêu thị. Siêu thị là một loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ. Siêu thị là một loại cửa hàng riêng nằm trong hệ thống mạng lưới bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các hàng hoá thuộc nhu cầu hàng ngày. Ở Việt Nam, Siêu thị chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 khi Công ty Vũng Tàu Sinhanco khai trương Siêu thị Minimart. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về siêu thị. Ở mỗi quốc gia khác nhau người ta lại có khái niệm khác nhau về siêu thị. Chẳng hạn: Tại Pháp, “ Siêu thị là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400 m2 đến 2500 m2 chủ yếu là bán hàng thực phẩm và vật dụng gia đình ( Theo Marc Benoun, “ Marketing: Savoir et savoir – faire”, 1991). Tại Hoa Kỳ, “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hoá bán ra lớn, đảm bảo thoả mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa” ( Theo Philips Kotker “ Marketing căn bản”). Hoặc đơn giản hơn là: “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, thức uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác” ( Theo Melvin Morgenstein và Harriet Strongin “ Modern Retailing – Management Principales and Practices). Tại Anh, “Siêu thị là cửa hàng bách hoá bán tạp phẩm, bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hoá khác, thường đặt tại thành phố, dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông.” Mỗi nước với đặc trưng riêng về kinh tế, văn hoá – xã hội nên tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về siêu thị. Nhưng dù với định nghĩa nào, khái niệm siêu thị vẫn nội hàm 3 đặc trưng: là dạng cửa hàng bán lẻ, áp dụng phương thức tự phục vụ, bày bán những hàng hoá tiêu dùng phổ biến. Tại Việt Nam, “ siêu thị” là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài – “supermarket” ( tiếng Anh) hay “supermarché” ( tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu” và “market” là “chợ”.. Để thống nhất về khái niệm, trong Quy chế “ siêu thị, trung tâm thương mại” của Bộ Thương mại định nghĩa: “ siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức tự phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng”. 1.5.2. Đặc trưng của siêu thị. Siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ. Siêu thị ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Những người đến mua sắm tại siêu thị chủ yếu là với mục đích tiêu dùng cá nhân. Mỗi lần đến siêu thị, họ thường mua cho gia đình và bản thân nhiều mặt hàng khác nhau nhưng với số lượng ít. Do vậy, siêu thị chính là cầu nối, trung gian cung cấp sản phẩm, hàng hoá của nhà sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng ( Nhà sản xuất Siêu thị Người tiêu dùng). Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ trong bán hàng. Khi nói đến siêu thị không thể không nói đến “ tự phục vụ”, một phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra. Tự phục vụ: là phương thức khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đi thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán hàng vắng bóng trong quá trình mua hàng. Với truyền thống, văn hoá lâu đời truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, chợ là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Người Việt Nam thường có thói quen đi chợ hàng ngày. Khi mua sắm tại chợ họ lựa chọn hàng hoá theo sở thích và nhu cầu trong đó có sự tham gia của người bán hàng sau đó mặc cả giá để mua được món hàng mà mình cần. Nhưng mua sắm tại siêu thị thì lại hoàn toàn khác. Với quy mô lớn và áp dụng phương thức tự phục vụ nên siêu thị tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng khi đi mua sắm. Đây là một ưu thế cạnh tranh của siêu thị so với chợ truyền thống. Đối với người mua, phương thức tự phục vụ đã thể hiện tính cách mạng và tính vượt trội của mình so với phương thức bán hàng truyền thống. Tự phục vụ giúp người mua cảm thấy hoàn toàn thoải mái, tự tin, tiện nghi khi được tự do lựa chon, ngắm nghía, so sánh, sờ mó hàng hoá mà không cảm thấy cản trở từ phía người bán. Và khi áp dụng phương thức tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm thời gian. Đây là một nét văn minh trong tiêu dùng hiện đại đang dần phổ biến trong xã hội. Hàng hoá bày bán trong siêu thị chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng phổ biến. Với cuộc sống hối hả bận rộn trong thời buổi công nghiệp hoá, con người ngày càng có ít thời gian cho việc mua sắm, đặc biệt là những hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như rau xanh, lương thực, thực phẩm,.... nên người tiêu dùng mong muốn mua nhiều thứ một lúc mà không phải đi nhiều nơi. Do vậy siêu thị là sự lựa chọn tối ưu vì hàng hoá trong các siêu thị thường có khả năng thoả mãn phần lớn nhu cầu của khách hàng trong một lần đi mua hàng. Và hàng hoá bày bán trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến từ lương thực, thực phẩm, chất tẩy rửa, quần áo, hoá mỹ phẩm, hàng gia dụng, .... Đặc điểm của các hàng hoá này là hàng tiêu chuẩn hoá, chất lượng trung bình, giá cả phải chăng và được niêm yết rõ ràng, bao bì đóng gói đẹp, tiện lợi cho tiêu dùng, có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, thời hạn sử dụng. Đối với các siêu thị nhỏ, hàng hoá bày bán chủ yếu là hàng hoá phục vụ chủ yếu nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Còn đối với các siêu thị có quy mô lớn, thì ngoài phục vụ những nhu cầu đó, trong siêu thị còn bày bán thêm nhiều loại hàng hoá khác đáp ứng nhiều hơn nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Và với số lượng hàng hoá lớn như vậy, các siêu thị phải bố trí, sắp xếp hàng hoá sao cho người tiêu dùng có thể tiếp cận hàng hoá một cách dễ dàng nhất để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. 1.5.3. Vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại. Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Người tiêu dùng thường có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá nhưng lại với số lượng ít, trong khi đó người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận và bù đắp chi phí kinh doanh thì phải sản xuất một hoặc một số hàng hoá với khối lượng lớn. Đó là mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các nhà phân phối bán lẻ trong đó có các siêu thị sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn này bằng cách mua hàng hoá của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán lại cho người tiêu dùng tại một địa điểm. Bằng cách đó, các siêu thị đã giải quyết sự khác biệt và không trùng khớp về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Về mặt không gian, có rất nhiều nhà sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau và người tiêu dùng cũng vậy, sự trùng khớp là rất ít. Còn về mặt thời gian, sản xuất và tiêu thụ không thể diễn ra cùng một lúc, sản xuất phải diễn ra trước và phải tiến hàng dự trữ để khi cần sẽ đáp ứng được nhu cầu, hơn nữa có một số hàng hoá sản xuất thời vụ ( như bánh trung thu, mứt tết,...), một số sản xuất quanh năm (như hoá mỹ phẩm, bánh kẹo,...) và ngược lại. Siêu thị sẽ tạo nên sự ăn khớp về mặt không gian và thời gian giúp sản xuất có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu thông qua hoạt động dự trữ. Các siêu thị hoạt động trong mạng lưới lưu thông phân phối bán lẻ, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm. Có thể nói hệ thống phân phối nói chung và siêu thị nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Siêu thị cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà họ cần, đúng thời gian, tại một địa điểm. Và do là bán hàng trực tiếp cho khách hàng là gười hiểu rõ nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp thông tin phản hồi đối với nhà sản xuất, tác động tới sản xuất để nhà sản xuất có kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của khách hàng. Siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Là người bán hàng trực tiếp thay cho nhà sản xuất nên siêu thị hiểu rất rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nhu cầu của khách hàng đã thay đổi họ không thể bán các sản phẩm cũ không còn nhu cầu. Lúc này, siêu thị sẽ có tác động trở lại nhà sản xuất để có được những sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. Siêu thị giúp giảm thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối liên kết dọc vững chắc. Quá trình phân phối sản phẩm của nhà sản xuất thường diễn ra theo 2 cách: Cách thứ nhất là nhà sản xuất không cần đến các nhà phân phối, đại lý trung gian mà trực tiếp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Với cách này, họ có thể xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại chính doanh nghiệp mình hoặc thông qua các hội chợ, triển lãm. Cách này có ưu điểm là sẽ tốn ít chi phí cho lưu thông sản phẩm nhưng với vai trò là một doanh nghiệp sản xuất họ chỉ có thể giới thiệu sản phẩm với qui mô hẹp,lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm của họ cũng sẽ ít và nó chỉ thích hợp cho những hàng hoá có giá trị lớn như hàng điẹn máy, hàng gia dụng,... còn với những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày giá trị ít cần số lượng mua lớn để bù đắp chi phí thì cách này không được khả thi. Cách thứ hai là các nhà sản xuất thông qua các nhà phân phối, đại lý bán hàng để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Đối với trường hợp này, càng hạn chế được người trung gian để đưa sản phẩm tới khách hàng càng ít thì lợi nhuận của họ càng cao. Do vậy, siêu thị là sự lựa chọn tốt nhất, kênh phân phối chỉ bao gồm: Nhà sản xuất Siêu thị Người tiêu dùng. Siêu thị là nơi tập trung nhiều người đến mua hàng, sẽ là nơi lý tưởng để giới thiệu hàng hoá của nhà sản xuất. Siêu thị với quy mô và phương thức kinh doanh của mình sẽ là nơi đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng một cách nhanh và tốn ít chi phí nhất. Và nó đặc biệt phù hợp._. với các hàng hoá thông thường. 1.5.4. Chuỗi siêu thị. Chuỗi siêu thị chỉ một tập hợp các siêu thị của một hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau được đặt ở các địa bàn khác nhau áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất. Trong chuỗi siêu thị, các mặt hàng bày bán, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hoá, biểu hiện bên ngoài là tương tự nhau. Nội dung của mô hình chuỗi siêu thị. Gồm: Xác định quan điểm kinh doanh. Lựa chọn xây dựng hình ảnh và thương hiệu của chuỗi siêu thị. Hoạch định các chiến lược marketing hỗn hợp bán lẻ. Xây dựng và phát triển mạng điện toán tập trung và thống nhất. Tổ chức bộ máy hoạt động của chuỗi siêu thị. Xác định quan điểm kinh doanh. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHUỖI HỆ THỐNG BÁN LẺ HAPRO MART CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI. 2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHUỖI HỆ THỐNG BÁN LẺ HAPRO MART CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI. 2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Siêu thị Hà Nội. 2.1.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Siêu thị Hà Nội. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 – 2007. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 65.880 66.000 152.000 Nộp ngân sách địa phương 741 562 176 Thu nhập bình quân 1,244 1,4 1,682 Lợi nhuận 5.600 8.400 13.652 ( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy Tổng doanh thu hàng năm của Công ty tăng lên rõ rệt. Năm 2005, tổng doanh thu là 65,66 tỷ đồng, năm 2006 là 66 tỷ đồng tăng 0,34 tỷ đồng với tỷ lệ là 0,518%. Qua 2 năm đó thì vẫn chưa thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của Công ty. Vượt lên hẳn những năm trước kể từ khi tách ra và chuyển thành Công ty Siêu thị Hà Nội là năm 2007. Sau một năm khai trương chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart và được Tổng Công ty giao nhiệm vụ quản lý và phát triển một số Siêu thị và Cửa hàng tiện ích Tổng doanh thu của Công ty đã tăng lên rõ rệt. So với năm 2006 Tổng doanh thu tăng 130,3% tương ứng với 86 tỷ đồng. Sự tăng lên rõ rệt đó một mặt cho thấy công việc kinh doanh của Công ty đang rất phát triển nhưng đồng thời qua con số đấy cũng có thể thấy được sự phát triển của hệ thống Hapro Mart sau một năm triển khai. Và Công ty Siêu thị Hà Nội nói riêng cũng như Tổng Công ty Thương mại nói chung có thể cùng nhau và cùng các thành viên khác trong “ gia đình Hapro Mart” đưa Hapro Mart thành hệ thống bán lẻ mạnh nhất Việt Nam có sức cạnh tranh với các Tập đoàn bán lẻ mạnh đang có mặt tại Việt Nam. Sở dĩ có được những thành tựu đáng kể như thế là do: trước tiên là do sự chỉ đạo đúng đắn sáng suốt của Ban Giám đốc Công ty Siêu thị Hà Nội. Ban Giám đốc đã có những cái nhìn chiến lược cho từng năm hoạt động của Công ty để mỗi dịp lễ tết như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung thu không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa. Ngoài ra phải kể đến sự nỗ lực của mỗi thành viên trong Công ty. Tất cả nhân viên trong Công ty luôn tận tuỵ đối với Công ty, năng động, sáng tạo và không ngại làm thêm giờ vào các buổi tối, các ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật để hoàn thành công việc. Sự nhiệt tình trong công việc của mỗi người lao động, mỗi cá nhân đó đã giúp cho Công ty đạt được những kết quả tốt như hôm nay. Tuy nhiên trong bảng lại cho thấy một thắc mắc nhỏ là tại sao từ năm 2006 đến năm 2007 nộp ngân sách địa phương lại giảm đi một cách rõ rệt như vậy. Điều đó được lý giải là vì từ trước khi chuỗi Hapro Mart được mở thì sau khi đi trừ đi các khoản chi phí thì Công ty sẽ có đóng góp với địa phương nhưng từ khi thành lập chuỗi Hapro Mart thì các khoản doanh thu sẽ được đưa vào quỹ đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho việc khai trương thêm các trung tâm thương mại, các siêu thị và các cửa hàng tiện ích nhằm mở rộng về qui mô của chuỗi bán lẻ Hapro Mart nên khoản nộp ngân sách địa phương giảm đi đáng kể như vậy. Bên cạnh việc thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, Công ty Siêu thị Hà Nội còn rất chú trọng tới việc chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên, giúp cán bộ công nhân viên trong Công ty ổn định công việc và cuộc sống để họ có thể toàn tâm toàn ý nỗ lực cho sự phát triển của Công ty. Điều này thể hiện qua việc Công ty đã cố gắng phấn đấu tăng thu nhập bình quân cho người lao động qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người là 1.244.000 đồng/ người / tháng, năm 2006 là 1.400.000 đồng/ người/ tháng. Tuy nhiên việc phát triển hệ thống Hapro Mart cũng đã làm ảnh hưởng tới việc đóng góp ngân sách của Công ty. Trước đây khi chưa có dự án mở và phát triển hệ thống bán lẻ, với tổng doanh thu đạt được Công ty có thể đóng góp cho ngân sách nhưng bây giờ với những con số đạt được Công ty còn phải chú trọng cho việc phát triển và mở rộng hệ thống do vậy mà số tiền nộp cho ngân sách Nhà nước cũng ít đi, điều này được thể hiện rất rõ qua bảng trên. Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Siêu thị Hà Nội có thể thấy được Công ty là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, xứng đáng trở thành một tấm gương cho các thành viên khác trong “ gia đình Hapro Mart”. 2.1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chuỗi Hapro Mart. 2.1.1.2.1. Tổng doanh thu của các đơn vị trong năm 2007. Bảng 2: Bảng tổng kết doanh số của các đơn vị trong năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng STT CÁC ĐƠN VỊ KẾ HOẠCH NĂM 2007 DOANH THU THỰC HIỆN Thực hiện/ Kế hoạch 1. Siêu thị Thanh Xuân 41.000 35.878 87,5% Doanh thu đầu kệ 780 Doanh thu hoa hồng 2.220 Doanh thu bán lẻ 32.878 2. Siêu thị D2 Giảng Võ 35.000 29.169 83,3% Doanh thu đầu kệ 749 Doanh thu hoa hồng 1.895 Doanh thu bán lẻ 26.525 3. Siêu thị 5 Nam Bộ 16.000 16.679 104,2% Doanh thu đầu kệ 726 Doanh thu hoa hồng 585 Doanh thu bán lẻ 15.368 4. Siêu thị Hoàng Hoa Thám 15.450 8.310 53,8% Doanh thu đầu kệ 189 Doanh thu hoa hồng 434 Doanh thu bán lẻ 7.687 5. Cửa hàng Nam Trung Yên 1.870 1.150 61,5% Doanh thu bán lẻ 1.150 6. Cửa hàng Vĩnh Phúc 3.500 3.314 94,7% Doanh thu bán lẻ 3.314 Tổng số 112.820 94.500 83,8% (Nguồn: Phòng Kế hoạch phát triển) Nhận xét: Qua bảng tổng kết doanh thu năm 2007 của các siêu thị, cửa hàng tiện ích nhận thấy một điều là hầu như các đơn vị đều không hoàn thành kế hoạch được giao duy chỉ có Siêu thị 5 Nam Bộ là hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 104,2%. Đây là một sự nỗ lực đáng khen thưởng của tập thể cán bộ, nhân viên Siêu thị 5 Nam Bộ. Với tiền thân là Cửa hàng Bách hoá số 5 Nam Bộ cũ và trong khu vực không có một siêu thị của các đối thủ cạnh tranh nên Siêu thị luôn có một lượng khách hàng trung thành khá lớn. Hơn nữa Siêu thị lại được đặt ngay tại văn phòng của Công ty nên khi có những khó khăn Giám đốc Siêu thị có thể xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty, đây là một ưu thế của Siêu thị so với các siêu thị khác. Các đơn vị còn lại đều không hoàn thành kế hoạch trong đó Siêu thị Hoàng Hoa Thám là đơn vị hoạt động kém hiệu quả nhất so với các đơn vị khác. Thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt có 53,8%, nguyên nhân có thể là do Siêu thị Hoàng Hoa Thám là đơn vị đi vào hoạt động trong chuỗi Hapro Mart chậm hơn so với các siêu thị, cửa hàng tiện ích khác(7/2/2007, Siêu thị Hoàng Hoa Thám chính thức đi vào hoạt động). Và cũng có thể người dân tại khu vực này chưa quen với việc mua sắm tại Siêu thị do Siêu thị được đặt tại Tầng 3 Chợ Bưởi. Và với thói quen của người Việt Nam nếu chợ và siêu thị đặt liền kề nhau như vậy thì chợ sẽ là sự lựa chọn ưa tiên hơn đối với họ, đây quả thực là một bất lợi lớn cho hoạt động của Hapro Mart Hoàng Hoa Thám. Các đơn vị khác do tình hình đặc thù của mình nên chưa thể hoàn thành được chỉ tiêu đề ra nhưng kết quả cũng khá tốt: Siêu thị Thanh Xuân là 87,5%, Siêu thị D2 Giảng Võ là 83,3%, Cửa hàng tiện ích Nam Trung Yên là 61,5%, Cửa hàng tiện ích Vĩnh Phúc là 94,7%. Trong năm 2008, Ban Giám đốc Công ty Siêu thị sẽ xem xét kỹ tình hình của từng đơn vị và có sự chỉ đạo kịp thời để năm nào các đơn vị cũng sẽ hoàn thành tốt và vượt kế hoạch như Siêu thị 5 Nam Bộ, góp phần mở rộng cả về qui mô và danh tiếng của chuỗi Hapro Mart. 2.1.1.2.2. Kết quả tiêu thụ theo nhóm hàng của các đơn vị trong chuỗi Hapro Mart. Bảng 3: Bảng tổng kết doanh số theo nhóm hàng trong năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng STT CÁC ĐƠN VỊ Thực phẩm khô Thực phẩm tươi Tạp phẩm, gia dụng Hoá mỹ phẩm, tẩy rửa May mặc Hàng hoá khác 1. ST. Thanh Xuân 6.897,61 3.926,41 10.608,11 4.267,19 1.956,34 939,13 2. ST. D2 Giảng Võ 10.734,45 2.168,07 7.113,09 3.018,23 9.873,17 468,11 3. ST. 5 Nam Bộ 3.336,27 1.031,61 3.206,13 1.679,15 573,15 4.316,8 4. ST. Hoàng Hoa Thám 1.435,11 478,01 2.001,01 1.093,68 1.325,66 309,08 5. CHTI. Nam Trung Yên 479,48 77,69 687,66 876,03 93,1 18,9 6. CHTI. Vĩnh Phúc 586,02 141,19 722,16 365,58 86,1 32,52 Tổng cộng 23.468,94 7.822,98 24.338,16 11.299,86 13.907,52 6.084,54 Chiếm tỷ trọng 27% 9% 28% 13% 16% 7% (Nguồn: Phòng Kế hoạch phát triển) Chú thích: - ST: Siêu thị - CHTI: Cửa hàng tiện ích Nhận xét: Qua bảng tổng kết doanh số theo nhóm hàng của các đơn vị trong năm 2007, nhận thấy nhóm hàng Tạp phẩm, gia dụng chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất là 28%, tiếp đến là nhóm hàng Thực phẩm khô (27%), nhóm hàng May mặc (16%), nhóm hàng Hoá mỹ phẩm, tẩy rửa (13%), nhóm hàng Thực phẩm tươi (9%), cuối cùng là nhóm Hàng hoá khác (7%). Nguyên nhân là do thói quen của người Việt Nam. Khác với các nước Châu Âu hay các nước Châu Á phát triển, người Việt Nam không có thói quen đi siêu thị mua thực phẩm dự trữ trong một tuần hay trong một thời gian ngắn như các nước phương Tây hay một số nước Châu Á khác mà đối với họ đi siêu thị chỉ để mua những hàng tạp phẩm, hàng gia dụng và tần suất đi của họ cũng ít hơn. Và chợ vẫn là sự lựa chọn số một, người Việt Nam thường có thói quen đi chợ mua thực phẩm hàng ngày để đảm bảo sự tươi ngon. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay thói quen đó đã có chút thay đổi, do cuộc sống công việc hối hả bận rộn đã làm cho thói quen của người tiêu dùng trẻ có nhiều thay đổi. Họ đi siêu thị nhiều hơn, và đối với nhiều người đây được coi là sự lựa chọn ưu tiên hơn chợ do sự văn minh, hiện đại trong mua sắm và mua hàng hóa nhất là thực phẩm ở đây họ có cảm giác yên tâm hơn đặc biệt là sau 2 đại dịch cúm gia cầm và dịch tả thì vấn đề xuất xứ hàng hoá, vệ sinh an toàn được người tiêu dùng hết sức chú ý. Tổng kết doanh thu theo nhòm hàng thì 2 siêu thị Thanh Xuân và D2 Giảng Võ là 2 đơn vị có số lượng hàng hoá tiêu thụ mạnh nhất. Thanh Xuân đứng đầu về 3 nhóm hàng: nhóm hàng Thực phẩm tươi, nhóm hàng Tạp phẩm và hàng gia dụng và nhóm hàng Hoá mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Siêu thị D2 Giảng Võ đứng đầu ở 2 nhóm hàng: nhóm hàng Thực phẩm khô và nhóm hàng May mặc. 2.1.2. Chương trình khuyến mại, quảng cáo, khuyếch trương. Giá cả và phương thức phục vụ là 2 công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực siêu thị nói riêng và bán lẻ nói chung thường sử dụng để thu hút khách hàng. Với một chất lượng hàng hoá không có gì là lợi thế hơn các siêu thị khác chỉ có sự phục vụ tận tình của các nhân viên bán hàng mới là điều thu hút khách hàng đến với chuỗi Hapro Mart, Công ty Siêu thị Hà Nội luôn quan tâm chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng coi đây chính là hoạt động xây dựng thương hiệu qua quá trình bán hàng bởi nhân viên bán hàng là đội ngũ trong Công ty thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và là người truyền đạt những mong muốn phục vụ khách hàng của Ban Giám đốc Công ty. Toàn bộ đội ngũ bán hàng của chuỗi đều phải thực hiện nghiêm túc việc mặc đồng phục, đeo biển hiệu để thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc và mỗi khi khách hàng có những thắc mắc có thể nhanh chóng tìm đến họ để nghe những lời khuyên, giải thích hữu ích phục vụ cho quá trình mua sắm. Công ty Siêu thị Hà Nội luôn xác định “ khách hàng là người bạn ân cần” do vậy ở mỗi ngành hàng nhân viên bán hàng được bố trí đứng tại mỗi khu vực quầy, kệ để tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng trong quá trình mua sắm. Tất cả các nhân viên bán hàng trong chuỗi luôn có thái độ nhiệt tình, ân cần trong quá trình phục vụ khách hàng. Là một doanh nghiệp thương mại lại hoạt động trong lĩnh vực siêu thị, với tính chất đặc thù nên thời gian và cường độ làm việc khá nhiều, nhưng Công ty luôn bảo đảm được giờ giấc sao cho các nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích làm việc có hiệu quả nhất. Giờ làm việc của các nhân viên bán hàng được chia làm 2 ca: Sáng từ 7h30’ đến 14h30’. Chiều từ 14h00’ đến 21h30’ ( khoảng thời gian từ 14h00’ đến 14h30’ là thời gian giao ca). Nhân viên bán hàng phải bảo đảm đủ 26 ngày công mỗi tháng. Đối với việc nghỉ các ngày Lễ, Tết, chủ nhật phải nghỉ lần lượt và theo sự phân công của Tổ trưởng phụ trách bộ phận mình. Trong mỗi cuộc họp giao ban thường kỳ vấn đề phục vụ khách hàng luôn được Ban Giám đốc Công ty quan tâm. Giám đốc các siêu thị, cửa hàng tiện ích phải có những báo cáo kịp thời về tình hình làm việc, thái độ phục vụ của các nhân viên bán hàng để Ban Giám đốc nắm rõ và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời vì họ chính là bộ mặt của toàn Công ty. Ý thức được tầm quan trọng đó, Công ty Siêu thị Hà Nội thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả kinh doanh của các siêu thị. Với những kết quả đạt được như vậy, lượng khách hàng của chuỗi Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội đã tăng lên một cách đáng kể. Không những thế, lượng khách hàng thường xuyên cũng tăng lên, đó là một thành tích đáng biểu dương của đỗi ngũ nhân viên bán hàng tại các siêu thị. Trong quá trình kinh doanh, Công ty Siêu thị Hà Nội thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mãi nhân dịp Lễ, Tết và các ngày lễ lớn trong năm để khuyến khích việc tăng sức mua của khách hàng. Ví dụ như: ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4 và ngày Quốc tế 1/5, ngày lễ tình yêu 14/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3,.... Ban Giám đốc Công ty thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mại kéo dài với nhiều hình thức như: Giảm giá 2% trên hoá đơn khi khách hàng mua hàng có giá trị trên 250.000 đồng. Giảm giá 3% trên hoá đơn khi khách hàng mua hàng có giá trị trên 500.000 đồng. Với mỗi 100.000 đồng tiền mua hàng trên hoá đơn, khách hàng sẽ được một phiếu bốc thăm trúng thưởng. Có những khu vực dành riêng cho các mặt hàng có giá bán là 10.000 đồng, 20.000 đồng ( hàng giảm giá), hàng mua một tặng một, hàng bó khuyến mại. Thông qua việc áp dụng những chương trình như vậy, không những doanh thu của các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong chuỗi tăng lên một cách đáng kể mà lượng khách hàng gắn bó với chuỗi cũng tăng lên. Đặc biệt trong dịp Tết Mậu Tý vừa qua, lượt khách hàng đến với chuỗi tăng lên đáng kể 100% so với thời điểm trước đó. Các siêu thị như Siêu thị Thanh Xuân, D2 Giảng Võ, 5 Lê Duẩn,... phục vụ khách hàng đến những ngày cuối cùng của năm, thời gian đến 19h – 20h đêm Giao thừa. Với mục tiêu phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên khắp các địa bàn trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tý, hệ thống siêu thị Hapro Mart của công ty Siêu thị Hà Nội đã cung ứng lượng hàng hóa ngập tràn, phong phú về chủng loại với chất lượng đảm bảo các nguồn hàng nhập khẩu và trong nước có uy tín trên thị trường. Các mặt hàng chính được khách hàng lựa chọn trong dịp Tết là hàng thực phẩm như: bánh mứt kẹo, bánh trưng, giò và các loại thịt nguội, dầu ăn, trứng gà tươi, rau an toàn, các loại đồ uống.... Tính riêng mặt hàng bánh mứt kẹo và đồ uống có ngày doanh thu đạt được lên đến 1,5 tỉ đồng , cung ứng hơn 10 tấn bánh mứt kẹo phục vụ khách đến mua sắm tại siêu thị. Ngành hàng thời trang với mẫu mã phong phú, phù hợp thị hiếu khách hàng, cũng tiêu thụ rất mạnh với doanh số đạt gần 5 tỉ đồng trong 2 tháng giáp Tết. Đồng thời, hệ thống chuỗi của Công ty rất chú trọng dành những vị trí trang trọng, thuận tiện cho việc quảng cáo các mặt hàng được kinh doanh tại chuỗi nhằm mục đích khuếch trương ưu thế của chuỗi, thu hút khách hàng và tăng nguồn thu cho Công ty. Tất cả các siêu thị, cửa hàng tiện ích đều có những nơi dành riêng cho khu vực khuyến mại. Ở đây có những kệ hàng dành riêng cho mặt hàng khuyến mại như: Trà Lipton, Trà Nestea, Vinamilk, khu hàng 10.000 đồng,... Đây chính là nơi hấp dẫn các nhà cung cấp đầu tư tiền để bày bán những loại mặt hàng mới hoặc chậm luân chuyển. Việc cho thuê đầu kệ này phát huy được điểm mạnh như: siêu thị tận dụng được nhân viên bán hàng của các nhà cung cấp cử đến, họ có sự hiểu biết sâu về sản phẩm nên giới thiệu cho khách hàng một cách cặn kẽ. Tuy nhiên, nhân viên siêu thị thường ỷ lại cho nhân viên tiếp thị của nhà cung cấp, không chú trọng đến việc trưng bày cũng như tìm hiểu các kiến thức về sản phẩm mà nhân viên tiếp thị đang quản lý dẫn tới phục vụ khách hàng kém. Với việc cho thuê đầu kệ và quảng cáo như vậy, hàng tháng các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong chuỗi Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội đã thu được một khoản tiền không nhỏ. Cụ thể, doanh thu đầu kệ của các siêu thị được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4: Doanh thu đầu kệ của các đơn vị trong năm 2007. Đơn vị tính: triệu đồng STT CÁC ĐƠN VỊ DOANH THU ĐẦU KỆ Siêu thị Thanh Xuân 780 Siêu thị D2 Giảng Võ 749 Siêu thị 5 Nam Bộ 726 Siêu thị Hoàng Hoa Thám 189 Tổng cộng 2444 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch phát triển) 2.1.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của chuỗi hệ thống bán lẻ Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội. 2.1.3.1. Môi trường chung. 2.1.3.1.1. Yếu tố kinh tế. Thuận lợi: 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Lúc này thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng rộng lớn, nó không chỉ giới hạn trong nước, trong khu vực mà là ở phạm vi toàn cầu, thị trường quốc tế sẽ biết đến sự có mặt nhiều hơn của hàng hoá Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường mới đầy tiềm năng, bạn hàng đối tác cũng sẽ tăng lên. Do vậy mà hiệu quả kinh tế cũng sẽ không ngừng tăng. Khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch quốc tế. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2007 lượng khách quốc tế tới Việt Nam là 4,23 triệu lượt tăng 18% so với năm 2006. Lượng khách du lịch tăng khiến cho cầu về hàng hoá, sản phẩm tăng khiến các doanh nghiệp phải mở rộng qui mô và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ thì mới có thể thoả mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tại Việt Nam luôn tăng trưởng trong vòng 8 năm qua. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ đã tăng từ 220 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên đến 480 nghìn tỷ đồng năm 2006 và 726 nghìn tỷ đồng năm 2007. Khó khăn: Trong thời gian gần đây, lạm phát tăng một cách “chóng mặt”, Chính phủ đang tìm mọi cách đẩy lùi lạm phát nhưng tình hình vẫn chưa có gì biến chuyển, lạm phát vẫn gia tăng làm cho giá cả các loại hàng hoá tăng nhanh nhất là giá lương thực, thực phẩm gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng. Các lộ trình gia nhập WTO đang dần được thực hiện như cam kết, khi đó dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngày càng nhiều gây nhiều áp lực cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Buôn lậu, đặc biệt từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn cứ gia tăng mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp mạnh, làm cho các doanh nghiệp nhập hàng từ nguồn chính thống phải cạnh tranh về giá cả về những loại hàng hoá này. Theo số liệu của Bộ Công thương, hàng hoá đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua các cửa hàng bán lẻ độc lập ( khoảng 44%). Hàng bán qua hệ thống kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi .... chỉ mới chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. 2.1.3.1.2. Yếu tố chính trị. Thuận lợi: Mặc dù bên ngoài đang có nhiều biến động chính trị bất thường như vấn đề Irac, những cuộc khủng bố lớn trên thế giới,... nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là có môi trường chính trị ổn định, không có xung đột tôn giáo, sắc tộc trong nước. Nhận định này rất có lợi cho sự phát triển của Việt Nam. Trong thời gian vừa qua Việt Nam đã chứng tở với bạn bè trên thế giới thấy Việt Nam là điểm đến, địa điểm du lịch an toàn. Đặc biệt là trong đợt dịch cúm gia cầm vừa qua, Việt Nam đã khống chế được dịch không để dịch lan rộng, do vậy mà niềm tin của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế ngày càng được tăng lên. Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa dạng hoá các mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, từ đó thị trường hàng hoá ngày càng phong phú, khách hàng ngày càng đa dạng. Khó khăn: Trong thời gian qua, chiến tranh và các cuộc khủng bố liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới gây ra những biến động về giá cả ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng Bất đồng chính trị giữa các nước, đặc biệt là bất đồng giữa Mỹ và các nước theo con đường chủ nghĩa xã hội ngày càng gia tăng, gây nên tình trạng bất ổn định, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế thế giới. 2.1.3.1.3. Yếu tố pháp luật. Thuận lợi: Pháp luật Việt Nam hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, xu hướng ngày càng đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ không ngừng tăng lên do vậy mà hệ thống pháp luật ngày càng phải hoàn chỉnh, tạo độ thông thoáng cho các doanh nhân nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Hệ thống thuế của Việt Nam đang được cố gắng hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo sự công bằng trong nền kinh tế. Những vụ buôn lậu, trốn thuế,... đang được Việt Nam tăng cường nỗ lực giải quyết. Điều này tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp. Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến những vụ tranh chấp thương mại quốc tế và đang cố gắng hoàn thiện hơn cơ quan hoà giải kinh tế, điều này giúp các doanh nghiệp tự tin hơn khi kinh doanh. Khó khăn: Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều chỗ thiếu xót. Việt Nam vẫn còn độc quyền một số ngành như bưu chính viễn thông, truyền hình, hàng không, điện, nước. Điều này góp phần tăng chi phí đầu vào, tăng chi phí dịch vụ của các doanh nghiệp. Hệ thống thuế tuy cũng đang được chỉnh sửa cho hoàn thiện nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Các mặt hàng ngoại nhập giá còn rất cao vì sự bảo hộ trong nước chưa thật sự có sự công bằng đối với các mặt hàng nhập khẩu, điều này phải thay đổi khi Việt Nam gia nhập WTO. Tệ quan liêu vẫn đang còn tồn tại, thủ tục hành chính tuy đã cố gắng cải thiện nhưng vẫn còn phiền hà, rắc rối gây khó khăn cho các doanh nghiệp. 2.1.3.1.4. Yếu tố công nghệ Thuận lợi: Công nghệ mới có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thị trường máy móc, thiết bị, công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển, có nhiều nguồn cung cấp hơn, giá cả cạnh tranh hơn khiến cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn đối tác, để có thể lựa chọn được giải pháp công nghệ tối ưu nhất với giá cả hợp lý. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới quan hệ với khách hàng, với các nhà cung cấp và các bên hữu quan. Việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý, sản xuất và kinh doanh giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và năng suất hơn. Các doanh nghiệp trong nước được bảo vệ quyền lợi hơn trong việc mua sắm các trang thiết bị, máy móc, công nghệ vì đã được Chính phủ ban hành những quy định chặt chẽ về việc đấu thầu, chào giá, cạnh tranh và thẩm định. Khó khăn: Công nghệ ngày càng phát triển làm cho vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn lại, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới. Đặc biệt đối với nhà phân phối trung gian phải hết sức nhạy bén với tình hình thị trường, phải luôn cập nhật để có được những hàng hoá mới nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Công nghệ kỹ thuật trên thế giới liên tục thay đổi theo xu hướng ngày càng tạo ra sự thuận lợi, năng suất theo nhu cầu của thị trường buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư để theo kịp xu hướng đó mà chi phí cho những khoản này là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đủ khả năng nhập những công nghệ cũ, đã lạc hậu rất nhiều, điều này khiến cho năng lực sản xuất trong nước bị hạn chế, khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập thấp. Đặc biệt với các nhà phân phối trung gian phải đứng trước sự lựa chọn giữa sản phẩm trong nước và hàng ngoại nhập. Tuy thương mại điện tử đã phát triển mạnh trên thế giới nhưng đối với Việt Nam nó vấn còn khá mới mẻ. Ngoài những trở ngại về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, pháp luật,... còn có những trở ngại về phía người tiêu dùng như thói quen tiêu tiền mặt, mua sắm trực tiếp. Công nghệ thông tin phát triển khiến cho khách hàng luôn hiểu rất rõ nhu cầu của họ cũng như hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ. Điều này đã khiến cho việc xuất hiện một xu hướng ngược lại với xu hướng đã có trước đó. Đó là, trước đây khách hàng phải tự làm hài lòng với nhu cầu của mình, thì nay các nhà cung cấp phải chủ động tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thoả mãn. Trước đây, khách hàng tìm đến nhà cung cấp thì giờ đây nhà cung cấp phải chủ động tìm đến với khách hàng của mình. 2.1.3.1.5. Yếu tố văn hoá – xã hội Thuận lợi: Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney đã đánh giá chỉ số phát triển bán lẻ chung ( Gobal Retail Development Index – GRDI) của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Mặt khác, theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS, Việt Nam hiện nay là một trongbayr thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới. Càng ngày đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2006, thu nhập bình quân đầu người là 715 USD, năm 2007 là 835 USD, trong 5 năm thu nhập bình quân đầu người tăng 70,7%. Với dân số trên 85 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Mặt khác, theo dự đoán của hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS, nhóm tiêu dùng chính (có độ tuổi từ 15-64) sẽ chiếm khoảng 68.8% tổng số dân. Do vậy, thị trường tiêu dùng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, dân số thành thị có xu hướng tăng lên, đây lại là nhóm mua hàng chính thông qua các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,... đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đông đảo người dân đến làm ăn hay học tập. Việt Nam có đội ngũ lao động trẻ, dồi dào, cần cù, thông minh, sáng tạo với trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng được chú trọng nâng cao, thị trường lao động rẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí đầu vào. Tuy Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, với 54 dân tộc và nhiều tôn giáo tín ngưỡng nhưng không có xung đột về tôn giáo sắc tộc, vì Việt Nam thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tình hình kinh tế nói chung và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài yên tâm khi kinh doanh tại Việt Nam. Việt Nam đang từng bước hội nhập với nề kinh tế thế giới nên học hỏi được nhiều tinh hoa, văn hoá dân tộc của nhiều nước trên thế giới, trong quá trình đó đã tạo ra một nguồn lực kích cầu rất lớn. Khó khăn: Người Việt Nam vẫn còn duy trì mạnh mẽ thói quen mua sắm tại các chợ còn số người có thói quen mua sắm tại các siêu thị lại chiếm một phần nhỏ. Để thay đổi được thói quen này là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức siêu thị. Người Việt Nam có thói quen tiêu dùng tiền mặt, các phương thức khác như thẻ tín dụng, mua hàng qua mạng chưa phát triển. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn có thói quen sính hàng ngoại khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian qua hàng loạt các đại dịch lớn như: SARS, dịch cúm gia cầm H5N1 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nói chung và tác động trực tiếp tới các ngành du lịch, hàng không và hàng loạt các ngành khác làm cho sức tiêu thụ hàng hoá giảm. Người Việt Nam có thói quen sống tiết kiệm, để dành nên sức mua hàng ở dạng tiềm năng là rất lớn. 2.1.3.1.6. Yếu tố toàn cầu hoá và hội nhập. Thuận lợi: Quá trình toàn cầu hoá là cơ hội cho các doanh nghiệp chọn đối tác kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Điều này giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức siêu thị có thể phục vụ, làm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Quá trình toàn cầu hoá cũng làm thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân. Người tiêu dùng có xu hướng: Lựa chọn những sản phẩm có chất lượng, được đảm bảo bới thương hiệu. Mua sắm hàng hoá ở cùng một nơi, thay vì đi khắp các dãy phố để mua các loại mặt hàng khác nhau. Cùng gia đình mua sắm tại các trung tâm thương mại và siêu thị lớn, ví dụ: vừa kết hợp vui chơi giải trí cho con cái và mua sắm cho vợ chồng. Cơ sở hạ tầng trong nước được cải thiện mạnh mẽ là nhờ vào việc ngày càng có nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc du nhập kiến thức hay được tăng cường các nguồn lực như con người, nguồn tài chính,... Và đặc biệt giờ đây ranh giới địa lý không còn là trở ngại ngăn cản các quyết định chiến lược và hành động chiến lược của doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đã tạo ra được một lực mạnh mẽ trong việc kích cầu. Sự có mặt ở Việt Nam của một số tập đoàn phân phối lớn như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malayxia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Liên doanh Hàn Quốc)...với mô hình phân phối hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến đã góp phần thúc đẩy siêu thị, trung tâm thương mại ở Việt Nam phát triển theo xu hướng hội nhập. Ngoài ra, còn có một hình thức kinh doanh mới rất phát triển trên thế giới và đã xuất hiện ở VN, đó là hình._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20533.doc
Tài liệu liên quan