Lời nói đầu
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình một hệ thống cơ sở vật chất tương ứng với ngành nghề kinh doanh mà mình đã lựa chọn. Điều này đòi hỏi các danh nghiệp phải có một số tiền ứng trước để mua sắm. Lượng tiền ứng trước đó gọi là vốn kinh doanh trong đó chiếm chủ yếu là vốn cố định.
Nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn có hi
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Thủ Đô 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả ? Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm ra các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng.
Công ty THủ ĐÔ 1 là một công ty xây dựng nên nó có quy mô và lượng vốn cố định tương tối lớn. Hiện nay tài sản cố định của công ty đã và đang được đổi mới. Do vậy việc quản lý sử dụng chặt chẽ và có hiệu quả vốn cố định của công ty là một trong những yêu cầu lớn nhằm tăng năng suất lao động thu được lợi nhuận cao đảm bảo trang trải cho mọi chi phí và có lãi.
Xuất phát từ mong muốn là một nhà kinh tế trong tương lai em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty THủ ĐÔ 1 ” cho chuyên đề thực tập của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm những phần chính sau:
Phần I: Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng sử dụng vốn cố định của công ty tư vấn đầu tư và xây dựng .
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Thủ Đô 1.
Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để nội dung nghiên cứu nay hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ts phạm thị liên, giám đốc công ty nguyễn việt tiến, trưởng phòng kế toán hoàng thanh mai cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã tạo mọi điều kiên cho em hoàn thành chuyên đề này.
Phần I
Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp
I- Tầm quan trọng của vốn cố định đối với Doanh nghiệp.
1. Khái niệm, đặc điểm và nguồn hình thành vốn cố định trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm vốn cố định.
Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì "Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay vốn cố định là toàn bộ giá trị bỏ ra đề đầu tư vào tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh”.
Trong nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ để mua sắm, xây dựng tài sản cố định, một trong những yếu tố của quá trình kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một số tiền ứng trước. Vốn tiền tệ được ứng trước để mua sắm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được gọi là vốn cố định. Do vậy, đặc điểm vận động của tài sản cố định sẽ quyết định sự vận động tuần hoàn của vốn cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu. Chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốt thời gian sử dụng, cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ. Tài sản cố định cũng là một loại hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị. Nó là sản phẩm của lao động và được mua bán, trao đổi trên thị trường sản xuất.
là biểu hiện số tiền ứng trước về những tài sản cố định mà chúng có đặc điểm dần từng phần trong chu kỳ sản xuất và kết thúc một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.
1.2. Phân loại tài sản cố định:
Tài sản: tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính sẽ thu được lợi ích kinh thế trong tương lai cho doanh nghiệp.
Việc quản lý vốn cố định là công việc phức tạp và khó khăn, nhất là ở các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn cố định lớn, có phương tiện kỹ thuật tiên tiến.
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất đinh nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.Thông thường có nhưng cách phân loại chủ yếu sau:
1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện gồm:
1.2.1.1 Tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị....
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03)các tài sản được nghi nhận là TSCĐ phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là một tài sản cố định:
1- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
2- chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
3-Có đủ tiêu chuẩn theo giá trị hiện hành
4-nguyên giá TS phải xác đinh một cách đáng tin cậy
Các loại tài sản cố định hữu hình:
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
2. Máy móc, thiết bị.
3. Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý lý, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường..
5. Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và hoặc cho sản phẩm
6. Các loại tài sản cố định khác
Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá:
Xác định giá trị ghi sổ kế toán của TSCĐ thông qua thước đo tiền tệ ,trong mọi trường hợp TSCĐ phải đánh theo nguyên giá vào giá trị còn lại .Vì vậy kế toán cần phản ánh đầy đủ cả 3 loại giá tri đó là:
- nguyên giá
- giá trị hao mòn
- giá trị còn lại
Cách xác định nguyên giá của TSCĐ :
TSCĐ mua sắm: NG = giá mua theo hoá đơn - các khoản giảm trừ (nếu có) + chi phí trước khi sử dụng
TSCĐ được hình thành qua xây dựng cơ bản: NG = giá công trình đươc quyết toán + chi phí khác (nếu có)
TSCĐ được cấp: NG = giá đánh giá lại + chi phí tiếp nhận (nếu có)
TSCĐ được biếu tặng hoặc tài trợ: NG = giá thị trường tương đương tại thời điểm biếu tặng tài trợ + chi phí tiếp nhận (nếu có)
TSCĐ liên doanh liên kết: NG = là giá do hội đồng liên doanh đánh giá tại thời điểm liên kết
1.2.1.2 Tài sản cố định vô hình.
Khái niệm: TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng trong sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc chi cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn nghi nhận TSCĐ :
phải thoả mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình
phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
Nếu khoản chi phí này không đồng thời thoả mãn cả 2 tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán thẳng hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Các loại tài sản cố định vô hình :
quyền sử sử dụng đất
. Chi phí thành lập doanh nghiệp
3. Chi phí nghiên cứu phát triển.
4.Chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ
5. Chi phí về lợi thế kinh doanh.
6. Phần mềm máy vi tính
7. chi phí về giấy phép và giấy nhượng quyền
8. TSCĐ vô hình khác
1.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư:
+ TSCĐ vô hình
+ TSCĐ hữu hình
+ TSCĐ tài chính
+ TSCĐ thuê tài chính :là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê dài hạn để sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Phân loại theo nguồn hình thành :
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn được cấp
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn đi vay
+ TSCĐ nhận liên doanh liên kết
Theo tính chất sử dụng:
+ TSCĐ tự có và coi như tự có : được hình thành từ nguồn vốn được bổ xung và đi vay
+ TSCĐ đi thuê
Theo công dụng của tài sản:
+ TSCĐ được dùng cho sản xuất kinh doanh
+ Tài sản tài chính sự nghiệp
+ TSCĐ phúc lợi
2-/ Tầm quan trọng của vốn cố định đối với doanh nghiệp.
Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp. Còn về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.
Trước hết tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của danh nghiệp, phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.
Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại những khó khăn sau cho doanh nghiệp:
Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản.
Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của doanh nghiệp và điều này buộc doanh nghiệp khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.
Thứ ba, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:
Đối với vốn vay ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng là bao nhiêu.
Đối công ty cổ phần thì độ lớn của công ty phụ thuộc vào giá tài sản cố định mà công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có và hàm lượng công nghệ có trong tài sản cố định của công ty.
3. Khấu hao TSCĐ :
3.1. Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ :Trong quá trình sử dụng do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới hai hình thức:
3.1.1 .Hao mòn hữu hình TSCĐ:
Hao mòn hữu hình của TSCĐ là hao mòn về vật chất về giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình sử dụng.Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thẻ nhận thấy được từ sự thay đổi trạngthái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết của TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất…về giá trị sử dụng là sự giảm sút chất kượng kỹ năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụngvà cuối cùng không sử dụng được nữa. Muốn khôi phục giá trị sử dụng của chúng phải sửa chữa ,thay thế. Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch giá trị hao mòn vào giá trị sản xuất, hao mòn hữ u hình chỉ thể hiện về mặt giá trị.
3. 1.2. Hao mòn vô hình: là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ, biểu hiện sự giảm sút đó là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Có các loại hao mòn sau đây:
Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ cũ nhưng giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên trị trường các TSCĐ cũ bị mất một phần giá trị của mình.
Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy mua với giá như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Như vậydo có những TSCĐ tốt hơn TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. Đó chính là phần giá trị TSCĐ cũ mà không dịch chuyển được vào giá trị sản phẩm khi có TSCĐ mới xuất hiện
Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá trị hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ dùng dể chế tạo sản phẩm đó cũng bị lac hậu, mất tác dụng
3.2 Khấu hao TSCĐ
Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải chuyển dần giá trị hao mòn đóvào sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ .Vây khấu hao TSCĐ là việc chuyển dần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sản xuất theo các phương pháp thích hợp.
Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ, bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ số tiền khấu hao được tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khâú hao TSCĐ là một nguồn tài chính vô cùng quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trong các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc việc khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thanh sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô tình mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định. Biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể tính đúng, đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.3. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là một bộ phận quan trọng của kế hoạch tài chính. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định phản ánh các chỉ tiêu giá trị về tài sản cố định như: Tổng giá trị tài sản cố định có đầu kỳ, tình hình tăng giảm được doanh nghiệp vẫn tiếp tục tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn theo tỷ lệ nguyên giá và hạch toán vào giá thành nhưng không hạch toán giảm vốn cố định.
Tài sản chưa khấu hao mà đã hư hỏng, doanh nghiệp cần nộp vào Ngân sách số tiền chưa khấu hao hết và phân bổ vào khoản lỗ cho đến khi nộp đủ. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định bao gồm:
Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn như đất đai.
Tài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch, nếu tăng vào một ngày nào đó của tháng thì tháng sau mới tính khấu hao.
Tài sản cố định giảm trong năm kế hoạch, nếu giảm bớt từ ngày nào đó trong tháng thì tháng sau không phải tính khấu hao.
Công thức
Giá trị bình quân tài sản cố định tăng (giảm) trong năm kế hoạch
=
Giá trị bình quân TSCĐ tăng (giảm) trong năm
x
Số tháng sẽ sử dụng (không sử dụng) TSCĐ
12
Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch được xác định theo công thức:
Tổng giá trị TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ
=
Tổng giá trị TSCĐ có đầu kỳ
+
Tổng giá trị bình quân TSCĐ tăng trong kỳ
-
Tổng giá trị bình quân TSCĐ giảm trong kỳ
Trên cơ sở cách tính các chỉ tiêu, hàng năm vào đầu kỳ, doanh nghiệp lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, biến động giá... Làm cơ sở cho việc xác định mức khấu hao đúng. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định được xem là một biện pháp quan trọng để quản lý sử dụng vốn cố định nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
II- Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp
1- Các nhân tố khách quan
1.1. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Tác động của thị trường
Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến hiệu quả sử dụng vốn cố định là phải phục vụ những gì mà thị trường cần căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của tài sản cố định. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng...
Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản cố định.
1.3. Các nhân tố khác
Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định) của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi.
2- Các nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng các tài sản cố định và qua đố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường người ta thường xem xét những yếu tố sau:
2.1. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính gồm:
Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao.
Cơ cấu tài sản được đầu tư ra sao, mức độ hiện đại hoá nói chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu.
Nguồn tài trợ cho những tài sản cố định đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không.
2.2.Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất... Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh nghiệp chỉ có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về vấn đề chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng được lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài.
2.3. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ doanh nghiệp.
Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau.
Với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc, số bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, đặc điểm của công ty hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp sẽ có tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình (bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái...) để tính toán hiệu quả sử dụng vốn cố định và kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại rong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.
2.4. Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp
Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của công nhân cao. Song trình độ của lao động phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc, tâm sinh lý...
III - Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp.
1-Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Như đã nói: Tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kỳ kinh doanh.
Có những chỉ tiêu biểu đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vốn cố định) như sau:
Chỉ tiêu 1: Sức sản xuất của tài sản cố định.
Công thức tính:
Hiệu xuất sử dụng TSCĐ =
Tổng doanh thu năm
Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu 2: Suất hao phí của tài sản cố định.
Công thức tính:
Hàm lượng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm
Tổng doanh thu năm
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thì cần bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.
Chỉ tiêu 3: Sức sinh lợi của tài sản cố định
Công thức tính:
Tỷ xuất lợi nhuận TSCĐ =
Lợi nhuận trong năm
Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định..
Công thức tính:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Tổng doanh thu hoặc lợi nhuận năm
Vốn cố định bình quân trong năm
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận Doanh nghiệp phải bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng vốn cố định.
Phần II
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty thủ đô i
I. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty THủ ĐÔ 1 được thành lập theo QĐ số 3023/GĐ-TLDN do UBND thành phố Hà Nội ký ngay8/4/97 giấy đăng ký kinh doanh 051576 do sở kế hoặch và đầu tư Hà Nội ngay 16/4/97
Tổng số vốn điều lệ: 3,9 tỷ trong đó có:
-vốn lưu động: 2,8 tỷ
-vốn cố định: 2,1 tỷ
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu cúa công ty:
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Công trình giao thông,xây dựng thuỷ lợi,dân dụng công nghiệp
Dịch vụ đầu tư thương mại
đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
Công ty là công ty độc lập về tài chính nên đã luôn chủ động được mọi hoạt động kinh doanh của mình nhưng công ty cũng có một số khó khăn do là một công ty mới thành lập nên cũng có nhiều hạn chế trong việc huy động vốn,thị trường kinh doanh còn nhỏ chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có của công ty
Do đó từ năm 1997 đến nay, công ty luôn đi đầu trong công tác khoa học công nghệ góp phần đóng góp đáng kể cho quá trình đổi mới của ngành xây dựng, làm ra công trình xây dựng, các công trình xây dựng này chủ yếu ở miền bắc nước. Tuy nhiên nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và xu thế hoà nhập với khu vực và quốc tế là một thách thức luôn ở phía trước mà công ty cần có sự chuẩn bị chu đáo và đón tiếp kịp thời.
Ngoài ra hiện nay công ty cũng có kế hoạch triển khai xây dựng nhà máy sản xuất đồ nội thất và sản phẩm của công ty sẽ được đưa ra thị trường nước ngoài đây là một dự án rất lớn của công ty và làm cho phạm vi hoạt động của công ty được mở rộng, sẽ tăng thêm được việc làm cho công nhân và làm tăng thêm ngoại tệ cho quốc gia,dự án này được nhà nươc khuyến khích góp phần làm nền công nghiệp của nước ta ngày càng phát triên để có thể theo kịp với các quốc gia trên thế giới.
Trụ sở đặt tại p504 số 15-17 Ngọc khánh- Ba Đình - Hà Nội.
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty
SƠ Đồ tổ chức hành chính của công ty thủ đô I.
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc tài chính
Phòng Hành chính
Phòng quản lý dự án
Phòng kỹ thuật thiết bị
Phòng kế toán
Khối các công trình
Các đội thi công
đội xe,máy –sửa chữa
Cơ cấu của Công ty chủ yếu gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 4 phòng chức năng nghiệp vụ.
Bộ máy quản lý của Công ty Thủ đô 1 bao gồm: Giám đốc chịu trách nhiêm điều hành hoạt động chung của công ty. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc phụ trách điều hành. Ngoài ra còn có trưởng phòng kế toán phụ trách chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính thống kê.
Để đẩy mạnh công tác kết hợp hài hoà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa ban giám đốc và các phòng ban. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng tức là cấp dưới chỉ chịu sự lãnh đạo của cấp trên trực tiếp lãnh đạo mình. Bộ phận chức năng có nhiệm vụ giúp giam đốc thực hiện các công việc được uỷ quyền.
Có thể khái quát chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các cấp phòng ban trong công ty như sau:
- Giám đốc công ty: Giữ vai trò chủ đạo của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết địnhcác phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty ,giải quyết các mối quan hệ giữa cơ quan điều hành và đơn vị thi công cũng như quan hệ giữa kỹ sư giám sát ,chủ đầu tư và cơ quan thiết kế.
- phó giám đốc kỹ thuật: kỹ sư chuyên nghành có nhiều kinh nghiêm trong thi công chịu trách nhiệm trực tiếp vớigiám đốc điều hành về tiến độ, chất lượng thi công các hạng mục công trình, trực tiếp chỉ đạo thi công, giải quyết phồi hợp thi công các hang mục một cách nhịp nhàng, chỉ đạo trực tiếp các cán bộ kỹ thuật.
- phó giám đốc tài chính: chịu trách nhiêm về toàn bộ tình hình tài chính của công ty.
- đội thi công: chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ nhiệm công trình chủ nhiệm kỹ thuật và các cơ quan chức năng để đảm bảo các hạng mục thi công đúng hồ sơ thiết kế.
Các phòng ban chức năng chuyên môn nghiệp vụ của công ty bao gồm:
. Phòng hành chính tổng hợp: Gồm 5 người làm công tác tổ chức quản lý tổng hợp, công tác văn phòng, giao dịch…
. Phòng tài chính kế toán: gồm 4 người có trách nhiệm quản lý tài chính và các nguồn vốn theo đúng chế độ của nhà nước đảm bảo cung ứng cho các hoạt động tư vấn thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị phục vụ các công trình theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Thanh quyết toán các công tác phí trong cơ quan và quan hệ giao dịchvới ngân hàng, kho bạc qua tài khoản của công ty đã đăng ký. Tổng hợp báo cáo thu chi tài chính hàng tháng, hàng quí và từng công trình. Cuối tháng , quí , năm tính kết quả kinh doanh xem lãi lỗ và tham mưu điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
. Phòng quản lý kinh doanh: gồm 7 người, nhiệm vụ chính là tham mưu cho giám đốc trong toàn bộ các công việc của phạm vi quản lý và kinhdoanh.
-Phòng hành chính: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức quản lý hành chính, quản lý lao động sử dụng cán bộ phù hợp để cán bộ phát huy hết năng lực; Tổ chức tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ nhân viên theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. ..
. Phòng vật tư thiết bị: gồm 5 người, làm nhiệm vụ tham mưu, nghiên cứu biến động thị trường vật tư mua sắm và sửa chữa các dụng cụ thiết bị phục vụ có hiệu quả.
. Phòng dự án: gồm người, thực hiện các dự án nghiên cứu tiền khả thi, các dự án đầu tư gọi vốn.
. Phòng kỹ thuật,thiét bị: gồm 10 người, làm chức năng KCS, tham mưu quản lý, tổ chức các vấn đề kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ các công trình, phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật, tổ chức phong trào làm sáng kiến, sáng chế, nghiên cứu sự biến động của vật tư mua sắm và sửa chữa các thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Đặc điểm về lao động của công ty
Có thể nói rằng lao động thuộc ngành tư vấn thiết kế xây dựng có vai trò góp phần tạo ra các công trình xây dựng và tư vấn bởi vì có sự tham gia của các tư vấn thiết kế mới đảm bảo cho các công trình tốt về chất lượng, đúng về tiêu chuẩn qui định có thẩm mỹ cao.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề đội ngũ nhân lực công ty đã không ngừng khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập trau dồi nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Đối với các cán bộ quản lý, công ty tạo điều kiện cho đi học thêm bằng đại học thứ hai hoặc cao học. Công ty còn liên hệ với các trường đại học lớn trong nước tổ chức nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức về kỹ thuật cho cán bộ nhân viên của mình.
Do công việc chính, sản phẩm chính của đơn vị là xây dựng nên đòi hỏi lực lượng lao động phải bao gồm chủ yếu là cán bộ có trình. Nhờ có hệ thống đào tạo tuyển chọn từ trước nên hiện nay công ty có một đội ngũ lao động tương đôí đồng đều về chất, năng động sáng tạo, có khả năng hoàn thành công việc được giao.
Cụ thể, hiện nay công ty có tổng số lao động là 118 người. Trong đó lực lượng trong danh sách cán bộ quản lý công ty là 28 người, lực lượng lực lượng lao động trực tiếp 90 người.
Danh sách cán bộ công nhân viên của
công ty TNHH Thủ đô 1
STT
Họ Tên
Trình độ
Chức vụ
Thâm niêm
Chức trách
1
NguyễnTiếnViệt
KTS
Giám đốc
<5 năm
Phụtrách chung
2
Hoàng Văn Chiến
KSGT
p.giám đốc
<20 năm
Phụ trách KT
3
Lưu Công Lân
KSXD
đội truởng
<15 năm
Phụ trách KTTC
4
Hoàng Thanh Mai
CửnhânKT
Trưởng PKT
<5 năm
Phu trách TC
5
Phạm Tuấn Anh
KSXD
Cán bộ KT
<5 năm
Phu tráchKTTT
6
DươngXuân Dũng
KSTL
Cán bộ KT
<10 năm
Phu trách KTTT
7
Vũ Xuân Đồng
KSCĐ
Cán bộ KT
<5 năm
Giám sát thi công
8
NguyễnVănHùng
TCXD
Cán bộ KT
<10 năm
Phu trách an toàn
9
Nguyễn VănDũng
KSTTmáy
Cán bộ PT-thiết bị
<5 năm
Phu trách thiết bị
3. Đặc điểm về tài chính của công ty:
Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản xuất của mình.
Nguồn lực tài chính trong công ty ảnh hưởng tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tài sản cố định. Công ty đã không ngừng tăng trưởng công tác tài chính theo đúng chế độ qui địnhcủa nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình kinh doanh hiện nay. Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ở công ty luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra
. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm
Số thứ tự
Tên tài sản
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
1
Tổng ts có
5378642000
6161324000
7057796000
2
Tổng ts nợ
3725062000
4283821000
4926394000
3
Giá trị ròng
5378642000
6161324000
7057796000
4
Nvkd
964912000
1105323000
1266147000
5
Tổngdoanh thu
2497414000
28683000
3277080000
6
Nvkd
2174514000
2490942000
2853374000
7
Tổng dthu
12795478000
12930236000
14811585000
4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty thủ đô 1
Trong công ty việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy một bộ máy kế toán hợp lý là điều cần thiết theo đó những người làm công tác kế toán có thể định hình được khối lượng công việc cũng như chất lượng cần phài đạt được về hệ thống thông tin kế toán.
Trên góc độ tổ chức các lao động kế toán bộ máy kế toán của công ty bao gồm 4 người là một tập hợp đồ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34388.doc